1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định

117 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá Trị Tiên Lượng Của Thang Điểm Suy Yếu Frail Ở Bệnh Nhân Cao Tuổi Tại Khoa Lão Học Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả Trần Tiến Trung
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Văn Tí
Trường học Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lão Khoa
Thể loại Luận Văn Bác Sĩ Nội Trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Định nghĩa người cao tuổi (15)
    • 1.2. Sự già hóa dân số (15)
    • 1.3. Đại cương về suy yếu (16)
    • 1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá suy yếu (25)
    • 1.5. Các nghiên cứu liên quan (35)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (39)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ (54)
    • 3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu (54)
    • 3.2. Mục tiêu 1: Tỷ lệ suy yếu theo thang FRAIL (62)
    • 3.3. Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến suy yếu theo thang điểm FRAIL (65)
    • 3.4. Mục tiêu 3: Mối liên quan giữa suy yếu theo thang FRAIL với kết cục bất lợi nội viện và thời gian nằm viện (72)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (76)
    • 4.3. Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến suy yếu theo thang điểm FRAIL (85)
    • 4.4. Mục tiêu 3: Mối liên quan giữa suy yếu theo thang FRAIL với kết cục bất lợi nội viện và thời gian nằm viện (91)
    • 4.5. Hạn chế của nghiên cứu (94)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................... 84 (95)

Nội dung

Việc đánh giá tính giá trị của thang điểm FRAIL giúpcho các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ không thuộc chuyên khoa Lão có một công cụđơn giản để tầm soát suy yếu cho các bệnh nhân cao tu

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả NCT (≥ 60 tuổi) điều trị nội trú tại khoa Lão.

Tất cả NCT điều trị nội trú tại khoa Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ ngày 19/09/2022 đến ngày 31/05/2023 (8 tháng).

 NCT nhập viện tại khoa Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian nghiên cứu.

 Đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Có khả năng giao tiếp, nghe và hiểu tiếng Việt

 Bệnh nhân nằm viện < 48 giờ.

 Bệnh nhân chuyển bệnh viện khác.

 Bệnh nhân có tình trạng bệnh đang ổn định xin xuất viện.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, theo dõi dọc.

Theo mục tiêu 1: Cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức: xác định/ƣớc lƣợng một tỷ lệ. n P: tỷ lệ ƣớc tính bệnh nhân cao tuổi có suy yếu ở nội trú là 35,4% (theo tác giả Nguyễn Trung Anh) nên P = 0,354 92 d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn, thường lấy = 0,05 (5%)

Z 1-α/2 : tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn, thường giá trị p đƣợc xem nhƣ có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05, do đó sử dụng 2-side test Z với α 0,05 thì Z 1-α/2 = Z 0,975 = 1,96

Từ công thức trên ta được cỡ mẫu n = 352 người.

Dự trù sai số là 5%, nên số mẫu cần lấy là 370 bệnh nhân.

Theo mục tiêu 3: Cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức: so sánh hai tỷ lệ. n = [ √ ̅ ̅ √

1-β: Sức mạnh nghiên cứu, thường chọn 1-β = 0,8 Z 1-β = Z 0,8 = 0,842

P1, P2: Tỷ lệ tử vong nội viện của nhóm suy yếu và không suy yếu, lần lƣợt là 0,067 và 0,010 (theo tác giả Edward Chong) 94 ̅ = 0,0385: Tỷ lệ tử vong nội viện chung của 2 nhóm.

Từ công thức trên ta được cỡ mẫu n = 128 người cho mỗi nhóm, cho cả hai nhóm là 256 người.

Vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 370 bệnh nhân.

Chọn mẫu liên tục, NCT nhập viện tại Khoa Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian nghiên cứu sẽ đƣợc giải thích và mời tham gia nghiên cứu.

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo phiếu thu thập số liệu (phụ lục

2) Người thực hiện phỏng vấn: Bác sĩ nội trú Trần Tiến Trung.

Bệnh nhân nhập vào khoa Lão đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ đƣợc đánh giá suy yếu trong vòng 48 giờ, sau đó bệnh nhân đƣợc theo dõi các kết cục gồm tử vong/hấp hối xin về, chuyển khoa Hồi sức và thời gian nằm viện Các số liệu thu thập bao gồm:

 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, dân tộc, trình độ học vấn, trình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, nguồn thu nhập chính, số lƣợng bệnh, số lƣợng thuốc.

 Hoạt động chức năng hằng ngày (Activities of Daily Living – ADL) theo Katz (6 hoạt động) ở thời điểm 2 tuần trước nhập viện: tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân, tiêu tiểu tự chủ, ăn uống, di chuyển.

 Hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày IADL theo Lawton (8 hoạt động) ở thời điểm 2 tuần trước nhập viện: sử dụng điện thoại, đi mua sắm, chuẩn bị thức ăn, giặt ủi đồ, làm việc nhà, sử dụng phương tiện di chuyển, quản lý thuốc cá nhân, quản lý tài chính.

 Đánh giá suy yếu theo thang FRAIL.

 Tình trạng xuất viện, thời gian nằm viện, tử vong/hấp hối xin về.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu.

2.2.6 Định nghĩa các iến số nghiên cứu

 Tuổi: Biến định lƣợng liên tục đƣợc tính từ năm sinh của bệnh nhân cho đến ngày bệnh nhân tham gia nghiên cứu, theo công thức: Tuổi = (2022 hoặc 2023) – năm sinh.

Sau đó đƣợc mã hóa thành biến thứ tự, đƣợc phân chia thành 3 nhóm 1 :

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến suy yếu theo thang FRAIL

Mục tiêu 3: Xác định mối liên quan giữa thang FRAIL với tử vong, chuyển Khoa Hồi sức và thời gian nằm viện

Sàng lọc NCT điều trị nội trú tại khoa Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu Đánh giá suy yếu theo thang điểm FRAIL trong vòng 48 giờ

Mục tiêu 1: Tỷ lệ suy yếu theo thang FRAIL

Ghi nhận thời gian nằm viện, tử vong nội viện, chuyểnKhoa Hồi sức

 Giới: Biến nhị giá gồm 2 giá trị là nam hoặc nữ.

 Dân tộc: Biến nhị giá gồm 2 giá trị là Kinh hoặc khác.

 Cân nặng: Biến định lƣợng liên tục Đƣợc xác định bằng cân đo (đơn vị là kg).

 Chiều cao: Biến định lượng liên tục Được xác định bằng thước đo (đơn vị là cm) Đo tƣ thế đứng thẳng, từ gót chân đến đỉnh đầu.

 BMI: Chỉ số khối cơ thể theo Tổ Chức Y Tế Thế giới, là biến định lƣợng liên tục (kg/m 2 ) Đƣợc xác định bằng công thức:

Sau đó đƣợc mã hóa thành biến thứ tự, đƣợc phân chia thành 4 nhóm 99 :

 Trình độ học vấn: Biến thứ tự, là mức độ học vấn cao nhất người tham gia có đƣợc Bao gồm các giá trị: không, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), đại học/sau đại học.

 Tình trạng hôn nhân: Biến danh định gồm 2 giá trị là: góa/độc thân/ly hôn, còn đủ vợ/chồng.

 Tình trạng gia đình: Biến danh định gồm 3 giá trị là: sống chung với gia đình(cha/mẹ/vợ/chồng/con/cháu), sống một mình, sống cùng người khác (sống với người quen hoặc họ hàng xa hoặc nhà dưỡng lão).

 Bệnh mạn tính: Biến định tính nhị giá hai giá trị có hoặc không đối với từng bệnh lý hay nhóm bệnh lý bệnh nhân đã đƣợc chẩn đoán Bệnh mạn tính đƣợc định nghĩa là các bệnh lý kéo dài từ 1 năm trở lên và cần đƣợc chăm sóc y tế liên tục hoặc hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc cả hai 100 Bệnh nhân đƣợc xem nhƣ là có tiền căn bệnh lý khi đang điều trị (toa thuốc) hoặc đã đƣợc chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc đƣợc chẩn đoán ở bệnh viện tuyến huyện trở lên.

+ Bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB), nhồi máu cơ tim cũ, suy tim, tai biến mạch máu não cũ, bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn lipid máu, rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất, rối loạn nhịp chậm), bệnh van tim (hở hoặc hẹp các van tim), suy van tĩnh mạch chi dưới, huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

+ Bệnh lý hô hấp: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen.

+ Bệnh lý tiêu hóa: viêm dạ dày, bệnh trào ngƣợc dạ dày thực quản, viêm gan siêu vi mạn, xơ gan.

+ Bệnh lý thận niệu: bệnh thận mạn, phì đại tiền liệt tuyến.

+ Bệnh lý nội tiết: đái tháo đường, cường giáp hoặc suy giáp, suy thượng thận mạn hoặc hội chứng cushing do thuốc.

+ Bệnh lý tâm - thần kinh: sa sút trí tuệ, parkinson, động kinh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm.

+ Bệnh lý cơ xương khớp: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gout, xẹp đốt sống.

+ Bệnh lý huyết học: thiếu máu, bệnh lý huyết học nguyên phát hoặc không rõ nguyên nhân nhƣ bạch cầu cấp/ mạn, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.+ Bệnh lý ung thƣ.

 Đa bệnh: Biến nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không Gọi là đa bệnh khi có ≥ 2 bệnh mạn tính đã đƣợc ghi nhận ở trên 101

 Số lƣợng thuốc: Biến liên tục, dựa vào số lƣợng thuốc đƣợc bác sĩ điều trị kê toa dựa vào toa thuốc gần nhất hoặc hỏi bệnh nhân.

 Đa thuốc: Biến nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không Gọi là đa thuốc khi bệnh nhân sử dụng đồng thời 5 loại thuốc trở lên 102

2.2.6.2 Hoạt động chức năng ADL

Bảng 2.1 Hoạt động chức năng ADL theo Katz

Các hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày Độc lập (1 điểm) Phụ thuộc (0 điểm)

Hoàn toàn tự tắm rửa hoặc chỉ cần giúp đỡ một phần nhỏ trên thân thể: đầu, vùng sinh dục hoặc chi yếu.

Cần giúp tắm nhiều hơn một phần cơ thể, giúp vào hoặc ra bồn tắm hoặc vòi sen Cần giúp tắm hoàn toàn.

Lấy quần áo từ tủ hoặc ngăn kéo mặc quần áo và áo khoác, tự cài nút Có thể xỏ giày.

Cần giúp mặc quần áo hoặc giúp hoàn toàn.

Tự đi đến nhà vệ sinh, đi vào và ra, mặc quần áo và tự vệ sinh vùng sinh dục.

Cần di chuyển tới nhà vệ sinh, rửa sạch hoặc dùng bô hoặc dùng ghế lổ.

Tự di chuyển vào và ra khỏi giường hoặc ghế Có thể chấp nhận dụng cụ hỗ trợ cơ học.

Cần giúp di chuyển từ giường ra ghế hoặc cần giúp di chuyển hoàn toàn.

Hoàn toàn kiểm soát việc đi tiêu hoặc tiểu.

Tiêu tiểu không tự chủ một phần hoặc hoàn toàn. Ăn uống Tự lấy thức ăn Có thể người khác chuẩn bị bữa ăn.

Cần giúp một phần hoặc hoàn toàn việc ăn uống hoặc cần nuôi ăn tĩnh mạch.

Giảm ADL khi tổng điểm < 6 Hoạt động ADL được đánh giá ở thời điểm 2 tuần trước nhập viện.

2.2.6.3 Hoạt động chức năng IADL

Bảng 2.2 Hoạt động chức năng IADL theo Lawton

Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Điểm

Tự bản thân mở điện thoại, tìm và quay số

Quay một vài số điện thoại đã biết

Trả lời điện thoại nhƣng không quay số đƣợc

Không biết sử dụng điện thoại

Tự mua sắm tất cả

Tự mua sắm những món đồ nhỏ

Cần có người đi cùng bất kì lần mua sắm nào

Hoàn toàn không thể mua sắm

Tự lên kế hoạch, chuẩn bị, phục vụ bữa ăn đầy đủ

Chuẩn bị bữa ăn đầy đủ nếu đƣợc cung cấp nguyên liệu

Hâm nóng và dọn bữa ăn đƣợc chuẩn bị sẵn, hay chuẩn bị thức ăn nhƣng chế độ ăn không đầy đủ

Cần người khác chuẩn bị và phục vụ bữa ăn

Duy trì làm việc nhà một mình hoặc thỉnh thoảng cần giúp đỡ (giúp làm việc nặng)

Làm việc nhẹ nhƣ rửa chén, gấp mền…

Làm việc nhẹ nhƣng không thể làm sạch đƣợc

Cần sự giúp đỡ các công việc hàng ngày

Không tham gia bất cứ việc nhà nào

Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Điểm Giặt đồ:

Tự giặt đồ cá nhân hoàn toàn

Giặt đồ kích thước nhỏ (vớ)

Người khác giặt đồ hoàn toàn

Tự đi lại bằng phương tiện công cộng hoặc tự lái xe.

Chỉ đi lại bằng taxi, không dùng phương tiện công cộng khác Đi phương tiện công cộng khi có người khác đi kèm Đi lại giới hạn nhờ taxi hay phương tiện cá nhân với sự giúp đỡ của người khác

Quản lý thuốc cá nhân :

Tự uống thuốc đúng liều, đúng thời điểm

Uống thuốc khi đã đƣợc chia liều sẵn

Không có khả năng tự dùng thuốc

Tự quản lý tài chính (ví, hóa đơn, trả tiền phí…) tích góp và giữ thu nhập cá nhân.

Quản lý mua sắm hàng ngày nhƣng cần hỗ trợ của ngân hàng, mua sắm lớn.

Không có khả năng quản lý tiền

Giảm IALD khi tổng điểm < 8 Hoạt động IADL được đánh giá ở thời điểm 2 tuần trước nhập viện.

Là biến thứ tự gồm 3 giá trị: Suy yếu, Tiền suy yếu, Không suy yếu.

 Suy yếu nếu ≥ 3 tiêu chí: mệt mỏi, sức bền, đi lại, bệnh tật và sụt cân.

 Tiền suy yếu: 1-2 tiêu chí trên.

 Không suy yếu: 0 tiêu chí nào 8

Các tiêu chí của thang điểm FRAIL 8 :

Là biến định tính mã hóa thành biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không Để cho bệnh nhân tự đánh giá thông qua câu hỏi có 5 mức độ:

Trong vòng 4 tuần qua, thời gian ông/bà cảm thấy mệt nhƣ thế nào?

1 = Câu trả lời thuộc số ―1‖ hoặc ―2‖, 0 = Trả lời một trong các câu còn lại

KẾT QUẢ

Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm nhân trắc học của dân số nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nhóm tuổi

Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 76,6 ± 8,9, tuổi thấp nhất là 60 và cao nhất 98.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi từ 60 đến 69 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (24,5%), nhóm tuổi từ 70 đến 79 tuổi và nhóm tuổi ≥ 80 tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau (lần lƣợt là 36,8% và 38,7%).

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ giới (64%) gần gấp đôi nam giới (36%).

3.1.1.3 Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ chỉ số khối cơ thể

Thiếu cân (gầy) Bình thường Thừa cân Béo phì

Chiều cao trung bình của dân số nghiên cứu là 155,9 ± 7,4 cm, cân nặng trung bình là 51,9 ± 10,4 kg, còn chỉ số BMI trung bình là 21,3 ± 3,7 kg/m 2

Các đối tượng nghiên cứu có BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm gần một nửa dân số nghiên cứu (48,7%).

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ dân tộc

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết đối tƣợng nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh Một số ít đối tƣợng nghiên cứu thuộc các dân tộc khác, chủ yếu là dân tộc Hoa.

3.1.2 Đặc điểm dân số về hoàn cảnh xã hội

Biểu đồ 3.5 Đặc điểm tình trạng học vấn

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn đối tƣợng nghiên cứu có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu đã tốt nghiệp đại học/sau đại học khá thấp, chỉ chiếm 6%.

Biểu đồ 3.6 Đặc điểm tình trạng hôn nhân

Chƣa tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp THPT Đại học/Sau đại học

Góa/Ly hôn/Độc thân Còn đủ vợ/chồng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tƣợng nghiên cứu có tình trạng goá/ly hôn/độc thân chiếm tỷ lệ khá cao, hơn một nửa dân số nghiên cứu, trong đó, chủ yếu là những bệnh nhân cao tuổi đã goá vợ/chồng.

Biểu đồ 3.7 Đặc điểm hoàn cảnh sống

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết đối tƣợng nghiên cứu hiện đang sống cùng gia đình Chỉ một số ít đối tƣợng nghiên cứu sống một mình hoặc sống cùng người khác (không phải người thân hoặc sống trong trung tâm bảo trợ xã hội).

Sống cùng gia đình Sống một mình Sống cùng người khác

Biểu đồ 3.8 Đặc điểm nguồn thu nhập chính

Hầu hết các đối tƣợng nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi có nguồn thu nhập chính là từ con cái nuôi Các nguồn thu nhập khác nhƣ tiền tiết kiệm, lương hưu hay trợ cấp xã hội, tự kiếm tiền chiếm tỷ lệ khá thấp.

Con cái nuôi Tiền tiết kiệm

Lương hưu/Trợ cấp xã hội Đang tự kiếm tiền

3.1.3 Đặc điểm dân số về tiền căn ệnh lý và hoạt động chức năng

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ đa ệnh và đa thuốc

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận số lƣợng bệnh trung bình của dân số nghiên cứu là 3,8 ± 2,2, và số lƣợng thuốc trung bình là 4,5 ± 2,8 Tỷ lệ đa thuốc và đa bệnh khá cao, hơn một nửa bệnh nhân cao tuổi có tình trạng đa thuốc và hầu hết bệnh nhân có tình trạng đa bệnh.

(45,3%) Đa thuốc Không đa thuốc

(19,1%) Đa bệnh Không đa bệnh

Ung thƣ Thiếu máu Loãng xương Bệnh dạ dày thực quản

Bệnh thận mạn Thoái hoá khớp Đái tháo đường Rối loạn lipid máu

Bệnh tim mạchTăng huyết áp

Trong các bệnh lý mạn tính, tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất, lên đến 79% các đối tƣợng nghiên cứu Xếp thứ hai là các bệnh tim mạch (bao gồm các bệnh: BTTMCB, nhồi máu cơ tim cũ, suy tim, tai biến mạch máu não cũ, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch ngoại biên), gặp ở một nửa dân số nghiên cứu Rối loạn lipid máu, đái tháo đường, thoái hóa khớp và bệnh thận mạn cũng tương đối thường gặp ở các bệnh nhân cao tuổi.

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng ADL và IADL

Gần 2/3 dân số nghiên cứu có giảm các chức năng sinh hoạt IADL Khoảng 1/3 dân số nghiên cứu giảm các chức năng cơ bản ADL.

Giảm ADL Không giảm ADL

Giảm IADL Không giảm IADL

Mục tiêu 1: Tỷ lệ suy yếu theo thang FRAIL

3.2.1 Tỷ lệ suy yếu theo thang điểm FRAIL

Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ suy yếu theo thang điểm FRAIL

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi suy yếu và tiền suy yếu theo tiêu chuẩn FRAIL lần lƣợt là 41,4% và 33,7% Trong ba nhóm bệnh nhân, nhóm bệnh nhân suy yếu chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là nhóm bệnh nhân không suy yếu.

Không suy yếu Tiền suy yếu Suy yếu

3.2.2 Tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL

Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL

Trong các thành phần của thang điểm FRAIL, đi lại và sức bền là hai thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lƣợt là 66,9% và 62,4%, kế đến là hai thành phần mệt mỏi và sụt cân chiếm tỷ lệ gần bằng nhau lần lƣợt là 28,8% và 25,3%, bệnh tật chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,6%).

Mệt mỏi Sức bền Đi lại Bệnh tật Sụt cân

Bảng 3.1 Tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL theo từng phân nhóm

Sụt cân 123 (25,3) 30 (18,3) 93 (46,3) < 0,001 a a: Kiểm định chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%). Đi lại và sức bền là hai thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ dân số nghiên cứu Xét riêng từng nhóm suy yếu và tiền suy yếu, đây cũng là hai thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong từng nhóm Trong đó, hầu hết các bệnh nhân cao tuổi thuộc nhóm suy yếu đều có sự bất thường thành phần sức bền và toàn bộ bệnh nhân suy yếu thành phần đi lại.

Bảng 3.2 Tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL theo giới tính

Sụt cân 123 (25,3) 36 (20,6) 87 (28,0) 0,072 a a: Kiểm định chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%).

Không có sự khác biệt về thành phần của thang điểm FRAIL giữa hai giới

Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến suy yếu theo thang điểm FRAIL

3.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học, hoàn cảnh xã hội và suy yếu

Bảng 3.3 Tỷ lệ suy yếu theo các đặc điểm nhân trắc học và hoàn cảnh xã hội Đặc điểm Suy yếu p

Chƣa tốt nghiệp tiểu học 66 (51,2) 63 (48,8)

0,008 a Đã tốt nghiệp tiểu học 135 (37,8) 222 (62,2)

Góa/Độc thân/Ly hôn 143 (51,5) 140 (48,5)

< 0,001 a Khác 10 (15,4) 55 (84,6) a: Phép kiểm chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân suy yếu là 79,7 ± 9,0, của nhóm không/tiền suy yếu là 74,4 ± 8,2 Độ tuổi trung bình của hai nhóm suy yếu và nhóm không/tiền suy yếu khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Bệnh nhân tuổi càng cao thì tỷ lệ suy yếu càng cao, từ 25,2% ở nhóm

60 - 69 tuổi tăng dần lên đến 56,9% ở nhóm ≥ 80 tuổi Sự khác biệt tỷ lệ suy yếu ở ba nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Tỷ lệ suy yếu ở cả hai giới là tương đương nhau (44,1% ở giới nữ và 44,1% ở giới nam), không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,108).

Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI thấp (64,8%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có BMI thấp (có BMI bình thường hoặc thừa cân, béo phì), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân chƣa tốt nghiệp tiểu học cao hơn so với nhóm đã tốt nghiệp tiểu học, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,008).

Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân goá/độc thân/ly hôn cao hơn so với nhóm bệnh nhân còn đủ vợ/chồng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân đƣợc con cái nuôi cao hơn so với nhóm bệnh nhân có nguồn thu nhập riêng (bao gồm nguồn thu nhập từ lương hưu, trợ cấp xã hội, tiền tiết kiệm hoặc đang tự kiếm tiền), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê(p < 0,001).

3.3.2 Mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng và su ếu

Bảng 3.4 Tỷ lệ suy yếu theo các hoạt động chức năng Đặc điểm Suy yếu p

< 0,001 a Không 2 (1,1) 181 (98,9) a: Phép kiểm chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng ADL cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có giảm chức năng ADL, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng IADL cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có giảm chức năng IADL, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

3.3.3 Mối liên quan giữa tiền căn ệnh lý và suy yếu

Bảng 3.5 Tỷ lệ suy yếu theo tình trạng đa thuốc, đa ệnh Đặc điểm Suy yếu p

Có Không Đa thuốc Có 124 (46,6) 142 (53,4)

< 0,001 a Không 16 (17,2) 77 (82,8) a: Phép kiểm chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân đa thuốc cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có đa thuốc, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,01).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân đa bệnh cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có đa bệnh, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Bảng 3.6 Tỷ lệ suy yếu theo các bệnh lý mạn tính thường gặp

Tăng hu ết áp Có 174 (45,3) 201 (54,7)

0,430 a Không 122 (40,0) 183 (60,0) Đái tháo đường Có 71 (43,8) 91 (56,2)

Bệnh trào ngƣợc dạ dày thực quản

0,012 a Không 179 (39,8) 271 (60,2) a: Phép kiểm chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Phân tích đơn biến cho thấy một số bệnh lý mạn tính có liên quan đến tình trạng suy yếu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, loãng xương, thiếu máu, ung thư.

3.3.4 Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với suy yếu qua phân tích hồi qu logistic đa iến

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học và hoàn cảnh xã hội với suy yếu qua phân tích hồi qu logistic đa iến

Biến số OR Khoảng tin cậy 95% p

Phân độ BMI (so với không BMI thấp)

Học vấn (so với đã tốt nghiệp tiểu học)

Chƣa tốt nghiệp tiểu học 0,68 0,34 – 1,34 0,268

Hôn nhân (so với còn đủ vợ/chồng)

Nguồn thu nhập (so với có nguồn thu nhập khác)

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tiền căn ệnh lý và hoạt động chức năng với suy yếu qua phân tích hồi qui logistic đa biến

Biến số OR Khoảng tin cậy 95% p Đa thuốc 1,17 0,59 – 2,33 0,657 Đa ệnh 0,52 0,15 – 1,81 0,308

Phân tích hồi quy đa biến chúng tôi ghi nhận các biến độc lập liên quan đến suy yếu với OR > 1 (p < 0,05) bao gồm:

 Suy giảm hoạt động chức năng ADL, IADL.

 Tiền căn bệnh thận mạn, loãng xương, bệnh lý ung thư.

Mục tiêu 3: Mối liên quan giữa suy yếu theo thang FRAIL với kết cục bất lợi nội viện và thời gian nằm viện

Bảng 3.9 Tỷ lệ bệnh nhân tử vong/hấp hối xin về

Tử vong/hấp hối xin về 17 (8,5) 6 (2,1) 23 (4,7)

Không tử vong/hấp hối xin về

184 (91,5) 279 (97,9) 463 (95,3) a: Kiểm định chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong hoặc hấp hối xin về trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,7% Ở nhóm suy yếu tỷ lệ này là 8,5%, cao hơn so với nhóm không/tiền suy yếu có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa suy yếu với tử vong nội viện

Tử vong/hấp hối xin về

Hồi qu logistic đơn iến Hồi quy logistic đa iến

Không/Tiền suy yếu 6 (2,1) 1 (giá trị tham chiếu)

Suy yếu 17 (8,5) 4,30 (1,66 – 11,10) 4,05 (1,52 – 10,76) a: hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Nguy cơ tử vong nội viện của bệnh nhân cao tuổi suy yếu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không/tiền suy yếu, với OR 4,30 (95% CI 1,66 – 11,10; p = 0,001). mối liên quan với nguy cơ tử vong/hấp hối xin về (OR 4,05; 95% CI 1,52 – 10,76; p

3.4.2 Tình trạng chuyển khoa Hồi sức

Bảng 3.11 Tỷ lệ bệnh nhân chuyển khoa Hồi sức

190 (95,5) 282 (98,9) 472 (97,1) a: Kiểm định chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 2,9% số bệnh nhân đƣợc chuyển sang điều trị tại khoa Hồi sức Trong đó, tỷ lệ chuyển khoa Hồi sức ở nhóm bệnh nhân suy yếu cao hơn so với nhóm không/tiền suy yếu (5,5% so với 1,1%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,004).

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa suy yếu với tình trạng chuyển khoa Hồi sức

Hồi qu logistic đơn iến Hồi qu logistic đa iến

O chƣa hiệu chỉnh (95% CI) p OR hiệu chỉnh a

Không/Tiền suy yếu 3 (1,1) 1 (giá trị tham chiếu)

Suy yếu 11 (5,5) 5,44 (1,50 – 19,77) 4,61 (1,22 – 17,37) a: hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Nguy cơ chuyển khoa Hồi sức của bệnh nhân cao tuổi suy yếu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không/tiền suy yếu, với OR 5,44 (95% CI 1,50 – 19,77; p 0,004) Sau khi hiệu chỉnh theo tuổi và giới, tình trạng suy yếu theo thang FRAIL vẫn có mối liên quan với nguy cơ chuyển khoa Hồi sức (OR 4,61; 95% CI 1,22 – 17,37; p = 0,024).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm viện không có phân phối chuẩn Thời gian nằm viện trung vị của bệnh nhân là 7 ngày (bách phân vị (BPV) 25% với 75% lần lƣợt là 4 ngày và 8 ngày) Thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 50 ngày.

Biểu đồ 3.14 Thời gian nằm viện trung vị (bách phân vị 25% - 75%) của hai nhóm bệnh nhân suy yếu và không/tiền suy yếu

Sử dụng kiểm định Mann-Whitney U cho thấy thời gian nằm viện trung vị của nhóm bệnh nhân suy yếu theo thang điểm FRAIL là 7 ngày cao hơn so với nhóm bệnh nhân không/tiền suy yếu (6 ngày), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Bảng 3.13 Tỷ lệ bệnh nhân nằm viện ≥ 14 ngà

Nằm viện < 14 ngày 179 (89,1) 276 (96,8) 241 (93,6) a: Kiểm định chi bình phương

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận 6,4% bệnh nhân có thời gian nằm viện kéo dài (đƣợc định nghĩa là thời gian nằm viện từ 14 ngày trở lên) Tỷ lệ nằm viện kéo dài ≥ 14 ngày ở nhóm bệnh nhân suy yếu cao hơn so với nhóm không/tiền suy yếu (10,9% so với 3,2%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa suy yếu với thời gian nằm viện kéo dài

Hồi qu logistic đơn iến Hồi qu logistic đa iến

O chƣa hiệu chỉnh (95% CI) p OR hiệu chỉnh a

Suy yếu 22 (10,9) 3,77 (1,70 – 8,37) 3,57 (1,57 – 8,14) a: hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính

Biến số định tính được trình bày dưới dạng n (%)

Nguy cơ nằm viện kéo dài ≥ 14 ngày của bệnh nhân cao tuổi suy yếu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không/tiền suy yếu, với OR = 3,77 (95% CI: 1,70 – 8,37; p = 0,001) Sau khi hiệu chỉnh theo tuổi và giới, tình trạng suy yếu theo thang FRAIL vẫn có mối liên quan với nguy cơ nằm viện kéo dài (OR 3,57; 95% CI 1,57 – 8,14; p = 0,002).

BÀN LUẬN

Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến suy yếu theo thang điểm FRAIL

4.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học và suy yếu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân suy yếu là 79,7 ± 9,0, của nhóm không/tiền suy yếu là 74,4 ± 8,2 Độ tuổi trung bình của hai nhóm suy yếu và nhóm không/tiền suy yếu khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Bệnh nhân tuổi càng cao thì tỷ lệ suy yếu càng cao, từ 25,2% ở nhóm

60 - 69 tuổi tăng dần lên đến 56,9% ở nhóm ≥ 80 tuổi Sự khác biệt tỷ lệ suy yếu ở ba nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Tuy nhiên khi đƣa vào mô hình hồi quy logistic đa biến, nghiên cứu của chúng tôi không phát hiện mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và suy yếu theo thang điểm FRAIL Trong các nghiên cứu khác, nhƣ nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh, nghiên cứu của tác giả Jeffrey S.E Jiang, nghiên cứu của tác giả Jing Lv đều ghi nhận tuổi có liên quan độc lập với tình trạng suy yếu khi phân tích hồi quy logistic đa biến (p 0,05) 14,26,110 Có những nghiên cứu khác lại cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với suy yếu nhƣ trong nghiên cứu của tác giả Jing Lv, trình độ học vấn thấp có khả năng suy yếu cao hơn so với trình độ học vấn cao (OR = 2,35; p < 0,05) 97 Một nghiên cứu khác theo dõi thời gian kéo dài 13 năm của tác giả Hoogendijk và cộng sự tại Hà Lan năm 2014 đã xác định những người có trình độ học vấn thấp khả năng suy yếu cao hơn so với những người có trình độ học vấn cao (OR = 2,94; 95% CI: 1,84 – 4,71; p < 0,05) 25

Lý do cho sự liên quan này có thể là vì những người có trình độ học vấn cao hơn thường có điều kiện sống tốt hơn, ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và chú ý đến việc phòng chống dịch bệnh hơn

Về tình trạng hôn nhân, qua phân tích đơn biến, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa suy yếu với tình trạng hôn nhân Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân goá/độc thân/ly hôn cao hơn so với nhóm bệnh nhân còn đủ vợ/chồng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Nhƣng kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến lại không cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với suy yếu (p > 0,05) Điều này tương đồng với kết quả của tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh và tác giả Jing Lv phân tích đơn biến cho thấy có liên quan giữa tình trạng hôn nhân với suy yếu (p < 0,001), nhƣng khi phân tích hồi quy logistic đa biến không thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê 14,97

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân đƣợc con cái nuôi cao hơn so với nhóm bệnh nhân có nguồn thu nhập riêng (bao gồm nguồn thu nhập từ lương hưu, trợ cấp xã hội, tiền tiết kiệm hoặc đang tự kiếm tiền), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến lại không cho thấy mối liên quan giữa nguồn thu nhập với suy yếu (p > 0,05) Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh và tác giả Jing Lv cho thấy yếu tố nguồn thu nhập có mối liên quan độc lập với tình trạng suy yếu khi phân tích đơn biến (p < 0,001) nhƣng khi phân tích hồi quy logistic đa biến lại không có mối liên quan độc lập với tình trạng suy yếu (p > 0,05) 14,97

Nhìn chung, mối liên quan giữa các yếu tố xã hội đối với suy yếu có sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu, có thể đƣợc giải thích do sự khác biệt về văn hóa và hoàn cảnh kinh tế xã hội giữa các quốc gia, khu vực địa lý Do đó, cần thêm những nghiên cứu hơn để chứng minh mối liên quan giữa các yếu tố xã hội đối với tình trạng suy yếu ở NCT

4.3.3 Mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng và suy yếu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng ADL và ở nhóm bệnh nhân có suy giảm hoạt động chức năng IADL đều cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có giảm các chức năng này, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Sự suy giảm các hoạt động chức năng ADL và IADL qua phân tích đơn biến và đa biến đều cho thấy có mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê với tình trạng suy yếu (p < 0,001) Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thình và tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh Cả hai nghiên cứu này cũng cho thấy có mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê giữa suy yếu với sự phụ thuộc ADL và IADL (p < 0,05) 14,26 Những nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy suy giảm hoạt động chức năng làm tăng khả năng suy yếu có ý nghĩa thống kê so với những người không có suy giảm hoạt động chức năng (p < 0,05) 115-118 Điều này cho thấy rằng rằng những NCT bị suy giảm mối liên quan với suy yếu cao hơn Mối liên quan giữa tình trạng suy giảm hoạt động chức năng và suy yếu có thể đƣợc nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau Các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận tình trạng suy giảm hoạt động chức năng nhƣ là một đặc điểm, hoặc là một kết cục bất lợi của suy yếu, hoặc là một yếu tố dự báo tình trạng suy yếu 119 Có nhiều công cụ đánh giá suy yếu xem sự suy giảm hoạt động chức năng nhƣ là một đặc điểm của suy yếu, sử dụng hoạt động chức năng nhƣ một tiêu chí để đánh giá suy yếu, ví dụ nhƣ chỉ số suy yếu FI 85 Tình trạng mệt mỏi, dinh dƣỡng kém, yếu cơ, giảm khả năng vận động, nhiều bệnh tật ở NCT suy yếu làm cho NCT gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày của mình, dẫn đến việc phụ thuộc vào người khác, giảm chất lượng cuộc sống Việc cải thiện các hoạt động chức năng ở NCT sẽ giúp NCT độc lập hơn trong cuộc sống hằng ngày, tăng cường sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT

4.3.4 Mối liên quan giữa tiền căn ệnh lý và suy yếu

Về tình trạng đa bệnh và đa thuốc, qua phân tích đơn biến, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đa bệnh và đa thuốc với suy yếu Tỷ lệ suy yếu ở nhóm bệnh nhân đa thuốc và đa bệnh cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có đa thuốc, không đa bệnh, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nhƣng kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến lại cho thấy tình trạng đa thuốc không có liên quan có ý nghĩa thống kê với suy yếu (p > 0,05) Tương tự, tình trạng đa bệnh cũng không có mối liên quan với suy yếu qua phân tích hồi quy đa biến (p > 0,05) Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh cũng không cho thấy mối liên quan giữa đa bệnh và đa thuốc với suy yếu qua phân tích hồi quy logistic đa biến (p > 0,05) 14 Một số nghiên cứu khác nhƣ nghiên cứu của tác giả Runzer-Colmenares và cộng sự tại Peru năm 2014, và tác giả Jung và cộng sự tại Hàn Quốc năm 2016 cũng ghi nhận không có mối liên quan giữa tình trạng suy yếu với NCT sử dụng đa thuốc 118,120 Một nghiên cứu khác của tác giả Jing Lv lại cho kết quả có mối liên quan giữa đa bệnh và đa thuốc có ý nghĩa thống kê với suy yếu (OR lần lƣợt là 1,308 và 1,156; p < 0,05) 97 Nhƣ vậy, mối liên quan giữa đa thuốc và đa bệnh vẫn chƣa đƣợc chứng minh qua kết quả phân tích của các nghiên cứu trên Lý do có thể là do NCT đa số đều có tình trạng đa bệnh, đa thuốc, nên cả hai nhóm bệnh nhân suy yếu và không suy yếu đều có tỷ lệ đa bệnh, đa thuốc cao, dẫn đến sự khác biệt tỷ lệ đa thuốc và đa bệnh giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê Đa bệnh và đa thuốc là tình trạng thường gặp ở NCT Sự tích luỹ đa bệnh lý theo thời gian làm suy giảm dự trữ và chức năng của nhiều hệ thống sinh lý cũng là một trong những thành phần của suy yếu Do đó, việc phòng ngừa, kiểm soát bệnh tật là rất quan trọng đối với sức khoẻ NCT

Về bệnh mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi, qua phân tích hồi quy logistic đa biến ghi nhận bệnh thận mạn, loãng xương và bệnh lý ung thư có mối liên quan đến tình trạng suy yếu (p < 0,05) Mối liên quan giữa bệnh mạn tính với suy yếu có sự khác nhau giữa các nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Ngọc Ánh cho kết quả chỉ có thoái hóa khớp liên quan đến tình trạng suy yếu qua phân tích hồi quy logistic đa biến (p < 0,05) 14 Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền năm 2015 cho kết quả nhóm bệnh tim mạch có liên quan đến tình trạng suy yếu theo kiểu hình suy yếu Fried qua phân tích hồi quy logistic đa biến (p < 0,05) 121 Nghiên cứu của tác giả Janhavi Ajit Vaingankar cho kết quả các bệnh lý sa sút trí tuệ, đái tháo đường, ung thư, bệnh lý hô hấp có liên quan đến tình trạng suy yếu qua phân tích hồi quy logistic đa biến (p < 0,05) 122 Nghiên cứu của tác giả Mello và cộng sự tại Brazil phân tích tổng quan hệ thống của các nghiên cứu từ

2001 − 2013 ghi nhận, đa số các bệnh mạn tính đều có liên quan đến tình trạng suy yếu 113 Sự khác biệt giữa các nghiên cứu có thể do sự khác biệt về mô hình bệnh tật giữa các dân số nghiên cứu khác nhau Nhƣng nhìn chung, sự tích luỹ của các bệnh lý mạn tính ở NCT theo thời gian suy giảm dự trữ và chức năng của nhiều hệ thống sinh lý cũng là một trong những thành tố quan trọng của suy yếu Việc phát hiện, quản lý và điều trị tốt các bệnh mạn tính ở NCT là cần thiết nhằm làm giảm tình trạng suy yếu, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho NCT

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận loãng xương có mối liên quan với tình trạng suy yếu với OR = 3,41 (95% CI: 1,25 – 9,27; p = 0,016) Loãng xương là một rối loạn chuyển hoá của hệ thống xương với đặc điểm là khối lượng xương thấp và sự suy giảm vi kiến trúc của các mô xương 123 Loãng xương và suy yếu đều là tình trạng phổ biến ở NCT, là hậu quả của quá trình lão hoá Mối liên quan giữa loãng xương và suy yếu cũng được ghi nhận ở các nghiên cứu khác 124,125 Do đó việc đánh giá suy yếu ở những bệnh nhân loãng xương để có thể phát hiện và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi là rất cần thiết

Nhƣ vậy, qua phân tích kết quả nghiên cứu và so sánh với kết quả của những nghiên cứu khác, chúng tôi ghi nhận một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy yếu theo thang FRAIL bao gồm: giới nữ, chỉ số BMI thấp, suy giảm hoạt động chức năng, bệnh thận mạn, ung thư, loãng xương Các bác sĩ cần lưu ý đến vấn đề suy yếu và những yếu tố liên quan này trên bệnh nhân cao tuổi để có kế hoạch chăm sóc và điều trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân.

Mục tiêu 3: Mối liên quan giữa suy yếu theo thang FRAIL với kết cục bất lợi nội viện và thời gian nằm viện

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong hoặc hấp hối xin về trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,7% Ở nhóm suy yếu tỷ lệ này là 8,5% Tỷ lệ tử vong nội viện ở nhóm bệnh nhân suy yếu cao hơn so với nhóm không/tiền suy yếu (8,5% so với 2,1%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,001) Nguy cơ tử vong nội viện của bệnh nhân cao tuổi suy yếu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không/tiền suy yếu, với OR 4,30 (p = 0,001; 95% CI 1,66 – 11,10) Sau khi hiệu chỉnh theo tuổi và giới, tình trạng suy yếu theo thang FRAIL vẫn có mối liên quan với nguy cơ tử vong/hấp hối xin về (OR 4,05; 95% CI 1,52 – 10,76; p = 0,005) Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới Trong nghiên cứu của tác giả Edward Chong, thang điểm FRAIL có giá trị dự đoán tử vong do mọi nguyên nhân (OR 3,91; 95%

CI 1,50 – 10,21; p = 0,005) 94 Nghiên cứu của tác giả Jing Lv phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan đáng kể giữa tình trạng suy yếu theo thang điểm FRAIL và kết cục bất lợi (bao gồm té ngã, tổn thương tì đè, huyết khối tĩnh mạch sâu, hít sặc, đặt nội khí quản, ngƣng tim, bỏ viện) (OR: 1,496; 95% CI 1,211 – 1,849; p < 0,01) 97 Quá trình suy yếu xảy ra đƣợc đặc trƣng bởi sự suy giảm hoạt động chức năng của nhiều hệ thống sinh lý, đi kèm với việc gia tăng khả năng dễ bị tổn thương đối với các tác nhân gây stress Tình trạng suy yếu khiến NCT có nhiều nguy cơ xảy ra các kết cục bất lợi, làm tăng nguy cơ tử vong Qua phân tích kết quả nghiên cứu và so sánh kết quả với những nghiên cứu khác, ta thấy đƣợc thang điểm FRAIL có giá trị tiên lƣợng biến cố tử vong nội viện ở những bệnh nhân cao tuổi Đây là một công cụ đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện, có tính giá trị, phù hợp cho các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ không thuộc chuyên khoa Lão Việc sử dụng thang điểm FRAIL để đánh giá suy yếu nên đƣợc thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng để đánh giá suy yếu cho các bệnh nhân cao tuổi và dự báo đƣợc nguy cơ xảy ra các kết cục bất lợi cho bệnh nhân, từ đó có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp

4.4.2 Tình trạng chuyển khoa Hồi sức

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 2,9% số bệnh nhân đƣợc chuyển sang điều trị tại khoa Hồi sức Trong đó, tỷ lệ chuyển khoa Hồi sức ở nhóm bệnh nhân suy yếu là 5,5% Tỷ lệ chuyển khoa Hồi sức ở nhóm bệnh nhân suy yếu cao hơn so với nhóm không/tiền suy yếu (5,5% so với 1,1%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,004) Nguy cơ chuyển khoa Hồi sức của bệnh nhân cao tuổi suy yếu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không/tiền suy yếu, với OR 5,44 (p = 0,004; KTC 95% 1,50 – 19,77) Sau khi hiệu chỉnh theo tuổi và giới, tình trạng suy yếu theo thang FRAIL vẫn có mối liên quan với nguy cơ chuyển khoa Hồi sức (OR 4,61; 95% CI 1,22 – 17,37; p

= 0,024) Những bệnh nhân chuyển khoa Hồi sức trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi hầu nhƣ đều có tình trạng suy hô hấp nặng cần hỗ trợ thông khí cơ học xâm lấn, có những bệnh nhân đƣợc chuyển khoa Hồi Sức sau tình trạng ngƣng tim ngƣng thở bất lợi ở NCT Việc đánh giá suy yếu bằng thang điểm FRAIL cũng tiên lƣợng đƣợc nguy cơ phải chuyển khoa Hồi Sức ở bệnh nhân cao tuổi, nên đƣợc thực hiện để đánh giá suy yếu cho bệnh nhân cao tuổi một cách thường quy

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm viện không có phân phối chuẩn Thời gian nằm viện trung vị của bệnh nhân là 7 ngày (BPV 25% - 75%: 4 –

8) Trong đó, thời gian nằm viện trung vị của nhóm bệnh nhân suy yếu theo thang điểm FRAIL là 7 ngày (BPV 25% - 75%: 5 – 10) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không suy yếu (thời gian nằm viện trung vị 6 ngày, BPV 25% - 75%: 4 – 8), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Edward Chong cho thấy thời gian nằm viện trung vị ở nhóm suy yếu là 10 ngày (BPV 25% - 75%: 6 – 17,5) so với thời gian nằm viện trung vị ở nhóm không suy yếu là 8 ngày (BPV 25% - 75%: 5 – 14) 94 Tương tự, trong nghiên cứu của Seung Jun Han, suy yếu theo thang điểm FRAIL có liên quan đến thời gian nằm viện dài hơn trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến hiệu chỉnh chỉnh theo độ tuổi và giới tính (B = 0,34; p < 0,001) 98 Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nguy cơ nằm viện kéo dài của bệnh nhân cao tuổi suy yếu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không suy yếu, sau khi hiệu chỉnh theo tuổi và giới, (OR 3,57; 95% CI 1,57 – 8,14; p 0,002)

Suy yếu là tình trạng gia tăng tính dễ tổn thương do suy giảm dự trữ và chức năng của nhiều hệ thống sinh lý liên quan đến lão hóa, làm cho NCT giảm khả năng đối phó với các tác nhân gây stress, khả năng hồi phục sau đợt bệnh cấp tính chậm hơn so với những bệnh nhân không suy yếu, dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài hơn Thời gian nằm viện kéo dài có thể dẫn đến sự gia tăng các biến chứng nội viện trên NCT nhƣ nhiễm khuẩn bệnh viện, sảng, tử vong nội viện,… làm tăng các chi phí liên quan đến chăm sóc y tế và tăng gánh nặng cho hệ thống y tế 126 Do đó, cần có những đánh giá, can thiệp, xử trí kịp thời và tích cực trên những bệnh nhân cao tuổi nhằm làm giảm thời gian nằm viện kéo dài không cần thiết

Nhƣ vậy, qua phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận thang điểm FRAIL có giá trị tiên đoán các kết cục bất lợi nội viện nhƣ tử vong nội viện, nhập khoa Hồi Sức, nằm viện kéo dài Do đó, thang điểm này có thể áp dụng trên lâm sàng dành cho các bác sĩ không thuộc chuyên khoa Lão để đánh giá suy yếu một cách nhanh chóng và đơn giản cho các bệnh nhân cao tuổi, từ đó xác định đƣợc những bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra các kết cục bất lợi nhằm có những đánh giá, can thiệp và điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế

Thứ nhất, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trên bệnh nhân cao tuổi đƣợc điều trị tại Khoa Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Do đó, không khái quát hết toàn bộ dân số NCT trong khu vực và cả nước

Thứ hai, nghiên cứu chƣa so sánh tính giá trị của thang điểm FRAIL so với tiêu chuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi Fried

Thứ ba, nghiên cứu chƣa khảo sát thói quen vận động, hoạt động thể lực, cũng nhƣ lý do nhập viện của bệnh nhân.

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Clegg A, Young J, Iliffe S, Rikkert MO, Rockwood K. Frailty in elderly people. Lancet. 2013;381(9868):752-62. doi:10.1016/S0140- 6736(12)62167-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lancet
3. Hoogendijk EO, Afilalo J, Ensrud KE, Kowal P, Onder G, Fried LP. Frailty: implications for clinical practice and public health. The Lancet.2019;394(10206):1365-1375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Lancet
4. Nguyễn Trung Anh, Đặng Thị Xuân, Thái Sơn, Vũ Thị Thanh Huyền. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ƣơng. Tạp Chí Nghiên cứu Y học.2021;140(4):163-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Nghiên cứu Y học
5. Fried LP, Tangen CM, Walston J, et al. Frailty in older adults: evidence for a phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2001;56(3):M146-56.doi:10.1093/gerona/56.3.m146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Gerontol A Biol Sci Med Sci
6. Martin FC, O’Halloran AM. Tools for assessing frailty in older people: general concepts. Frailty and Cardiovascular Diseases: Research into an Elderly Population. 2020:9-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Frailty and Cardiovascular Diseases: Research into an Elderly Population
7. Dent E, Kowal P, Hoogendijk EO. Frailty measurement in research and clinical practice: a review. European journal of internal medicine. 2016;31:3- 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European journal of internal medicine
8. Morley JE, Malmstrom T, Miller D. A simple frailty questionnaire (FRAIL) predicts outcomes in middle aged African Americans. The journal of nutrition, health &amp; aging. 2012;16(7):601-608 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The journal of nutrition, health & aging
9. Susanto M, Hubbard RE, Gardiner PA. Validity and Responsiveness of the FRAIL Scale in Middle-Aged Women. J Am Med Dir Assoc.2018;19(1):65-69. doi:10.1016/j.jamda.2017.08.003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Med Dir Assoc
10. Aprahamian I, Cezar NOC, Izbicki R, et al. Screening for Frailty With the FRAIL Scale: A Comparison With the Phenotype Criteria. J Am Med Dir Assoc. 2017;18(7):592-596. doi:10.1016/j.jamda.2017.01.009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Med Dir Assoc
11. Diaz de Leon Gonzalez E, Gutierrez Hermosillo H, Martinez Beltran JA, et al. Validation of the FRAIL scale in Mexican elderly: results from the Mexican Health and Aging Study. Aging Clin Exp Res. 2016;28(5):901-8.doi:10.1007/s40520-015-0497-y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aging Clin Exp Res
14. Đỗ Thị Ngọc Ánh. Giá trị của thang điểm FRAIL trong chẩn đoán suy yếu tại phòng khám lão khoa Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh; 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị của thang điểm FRAIL trong chẩn đoán suy yếu tại phòng khám lão khoa Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
15. Kowal P, Dowd J. Definition of an older person. Proposed working definition of an older person in Africa for the MDS Project. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Definition of an older person. Proposed working definition of an older person in Africa for the MDS Project
17. Kamiya Y, Lai NMS, Schmid K. World Population Ageing 2020 Highlights. United Nations. 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: United Nations
19. Xue QL. The frailty syndrome: definition and natural history. Clin Geriatr Med. 2011;27(1):1-15. doi:10.1016/j.cger.2010.08.009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Geriatr Med
20. Sezgin D, Liew A, O'Donovan MR, O'Caoimh R. Pre-frailty as a multi- dimensional construct: A systematic review of definitions in the scientific literature. Geriatric Nursing. 2020;41(2):139-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geriatric Nursing
24. Bandeen-Roche K, Seplaki CL, Huang J, et al. Frailty in Older Adults: A Nationally Representative Profile in the United States. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2015;70(11):1427-34. doi:10.1093/gerona/glv133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Gerontol A Biol Sci Med Sci
25. Hoogendijk EO, van Hout HP, Heymans MW, et al. Explaining the association between educational level and frailty in older adults: results from a 13-year longitudinal study in the Netherlands. Ann Epidemiol.2014;24(7):538-44 e2. doi:10.1016/j.annepidem.2014.05.002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Epidemiol
26. Nguyễn Văn Thình, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Trí. Tỷ lệ suy yếu và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng tại Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh.2018;22(1):286 - 289 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh
27. Ferrucci L, Cavazzini C, Corsi A, et al. Biomarkers of frailty in older persons. J Endocrinol Invest. 2002;25(10 Suppl):10-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Endocrinol Invest
1. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA). Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. 2021:1-43 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ chế  ệnh sinh của su   ếu - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Sơ đồ 1.1. Cơ chế ệnh sinh của su ếu (Trang 18)
Bảng 1.2  Thang điểm FRAIL (1) Mệt mỏi: Trong vòng 4 tuần qua, thời gian ông/bà cảm thấy mệt nhƣ thế - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 1.2 Thang điểm FRAIL (1) Mệt mỏi: Trong vòng 4 tuần qua, thời gian ông/bà cảm thấy mệt nhƣ thế (Trang 31)
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 2.2. Hoạt động chức năng IADL theo Lawton - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 2.2. Hoạt động chức năng IADL theo Lawton (Trang 47)
Bảng 3.1. Tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL theo từng phân nhóm - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.1. Tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL theo từng phân nhóm (Trang 64)
Bảng 3.3. Tỷ lệ suy yếu theo các đặc điểm nhân trắc học và hoàn cảnh xã - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.3. Tỷ lệ suy yếu theo các đặc điểm nhân trắc học và hoàn cảnh xã (Trang 65)
Bảng 3.4. Tỷ lệ suy yếu theo các hoạt động chức năng - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.4. Tỷ lệ suy yếu theo các hoạt động chức năng (Trang 67)
Bảng 3.6. Tỷ lệ suy yếu theo các bệnh lý mạn tính thường gặp - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.6. Tỷ lệ suy yếu theo các bệnh lý mạn tính thường gặp (Trang 69)
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học và hoàn cảnh xã hội với - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học và hoàn cảnh xã hội với (Trang 70)
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tiền căn  ệnh lý và hoạt động chức năng với suy - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tiền căn ệnh lý và hoạt động chức năng với suy (Trang 71)
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong/hấp hối xin về - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong/hấp hối xin về (Trang 72)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa suy yếu với tử vong nội viện - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa suy yếu với tử vong nội viện (Trang 72)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa suy yếu với tình trạng chuyển khoa Hồi - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa suy yếu với tình trạng chuyển khoa Hồi (Trang 73)
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển khoa Hồi sức - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển khoa Hồi sức (Trang 73)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa suy yếu với thời gian nằm viện kéo dài - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa suy yếu với thời gian nằm viện kéo dài (Trang 75)
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân nằm viện ≥ 14 ngà - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân nằm viện ≥ 14 ngà (Trang 75)
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ suy yếu và tiền suy yếu theo thang điểm FRAIL - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ suy yếu và tiền suy yếu theo thang điểm FRAIL (Trang 81)
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL giữa - giá trị tiên lượng của thang điểm suy yếu frail ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão học bệnh viện nhân dân gia định
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ các thành phần trong thang điểm FRAIL giữa (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN