TÊN ĐỀ TÀI: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh NHIỆM V
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU
HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI CỤC THUẾ TRÊN ĐỊA
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Huy
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 04 năm 2021
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 GS TS Nguyễn Văn Công - Chủ tịch Hội đồng
2 TS Huỳnh Tấn Dũng - Phản biện 1
3 TS Lê Vũ Ngọc Thanh - Phản biện 2
4 TS Đặng Văn Cường - Ủy viên
5 TS Trần Ngọc Hùng - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thùy Trang MSHV: 17112101
Ngày, tháng, năm sinh: 03/09/1979 Nơi sinh: Bình Dương
Chuyên ngành: Kế toán Mã chuyên ngành: 8340301
I TÊN ĐỀ TÀI:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công
tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 23/09/2020
III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/03/2021
IV NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Quang Huy
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành với sự hỗ trợ của thầy cô, gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp
Tôi trân trọng cám ơn Quý Thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học Khóa
CHKT7B, đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên môn cùng
phương pháp học tập trong suốt quá trình tôi học cao học tại Trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, Quý anh chị công tác tại các Chi cục thuế trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thu thập ý kiến chuyên gia
và hỗ trợ công tác khảo sát
Cuối cùng, tôi đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành và trân trọng nhất đến PGS.TS
Phạm Quang Huy, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, hướng
dẫn tận tâm về mặt lý thuyết cũng như phương pháp triển khai nghiên cứu trong
thực tế và hoàn chỉnh đầy đủ nội dung theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn này
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế của cả nước, tại các Chi cục thuế trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã luôn chú trọng đến công tác kiểm soát nội bộ
thuế TNCN Mục đích trọng tâm của nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá
mức độ ảnh hưởng các nhân tố là thành phần của hệ thống KSNB đến công tác thu
thuế TNCN tại các Chi cục thuế ở TPHCM Qua đó, đề xuất các hàm ý chính sách
góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong công tác thu thuế thu
nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm
soát; thông tin và truyền thông; giám sát Tất cả 5 nhân tố này đều có quan hệ đồng
biến với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân
tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các hàm ý chính sách góp phần nâng
cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại
các Chi cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Từ khóa: Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ, thuế thu nhập cá nhân, tính
hữu hiệu
Trang 7ABSTRACT
Along with the reform process of the tax system, the branch tax departments in Ho
Chi Minh City have always focused on internal control of personal income tax The
main purpose of this study is to identify and evaluate the impact of factors that are
the components of the internal control system on the personal income tax collection
at the branch tax departments in Ho Chi Minh City Thereby, proposing policy
implications to contribute to improving the effectiveness of the internal control
system at the personal income tax collection at the branch tax departments in Ho
Chi Minh City The research results show that there are 5 factors affecting the
effectiveness of the internal control system at the personal income tax collection at
the branch tax departments in Ho Chi Minh City, including: Control environment;
risk assessment; control activities; information and communication; monitoring All
five factors are positively related to the effectiveness of the internal control system
at the personal income tax collection at the branch tax departments in Ho Chi Minh
City
Based on the research results, this topic proposes policy implications to improve the
effectiveness of the internal control system at the personal income tax collection at
the branch tax departments in Ho Chi Minh City
Keywords: Internal control system, internal control, personal income tax, efficiency
Trang 8LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi
cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài nghiên cứu do tôi thực
hiện với sự hướng dẫn của Thầy Phạm Quang Huy
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để
Trang 9MỤC LỤC
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
6.1 Ý nghĩa khoa học 4
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
7 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các nghiên cứu trong nước 6
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 11
1.3 Xác định khoảng trống trong nghiên cứu 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công 20
2.1.1 Kiểm soát nội bộ 20
2.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ 21
2.1.3 Kiểm soát nội bộ khu vực công 24
2.1.4 Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ 25
2.2 Các thành phần của HTKSNB 26
Trang 102.2.1 Môi trường kiểm soát 26
2.2.2 Đánh giá rủi ro 27
2.2.3 Hoạt động kiểm soát 28
2.2.4 Thông tin và truyền thông 29
2.2.5 Giám sát 29
2.3.1 Khái niệm thuế TNCN 29
2.3.2 Vai trò của thuế TNCN 30
2.3.3 Đặc điểm thuế TNCN 30
2.3.4 Kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế TNCN 31
2.4 Lý thuyết nền 32
2.4.1 Lý thuyết thông tin hữu ích 32
2.4.2 Lý thuyết lập quy 33
2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 34
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 34
2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37
CHƯƠNG 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Quy trình nghiên cứu 38
3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 39
3.2.1 Nguồn thứ cấp 39
3.2.2 Nguồn sơ cấp 39
3.3 Phương pháp nghiên cứu 41
3.3.1 Nghiên cứu định tính 41
3.3.2 Nghiên cứu định lượng 42
3.3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 42
3.4 Ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội 42
3.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính bội 42
3.4.2 Ứng dụng của mô hình hồi quy bội 43
3.5 Thiết kế mô hình nghiên cứu 43
3.5.1 Mô hình tổng thể 43
Trang 113.5.2 Xây dựng thang đo 44
3.6 Phương thức trình bày các kết quả nghiên cứu 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 47
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 48
4.1 Kết quả nghiên cứu 48
4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 48
4.1.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua Cronbach’s Alpha 48
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá 51
4.1.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập 51
4.1.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 53
4.1.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 54
4.1.3.4 Kết quả hồi quy của mô hình 54
4.1.3.5 Kiểm tra đa cộng tuyến và phương sai thay đổi 55
4.1.3.6 Mô hình hồi quy 56
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu 57
4.2.1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố đánh giá rủi ro 57
4.2.2 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố hoạt động kiểm soát 58
4.2.3 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thông tin và truyền thông 59
4.2.4 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố môi trường kiểm soát 59
4.2.5 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giám sát 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 61
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Hàm ý chính sách 64
5.2.1 Về môi trường kiểm soát 64
5.2.2 Về đánh giá rủi ro 67
5.2.3 Về hoạt động kiểm soát 69
5.2.4 Về thông tin truyền thông 71
5.2.5 Giám sát 73
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 75
Trang 12KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 76
KẾT LUẬN CHUNG 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN 100
Trang 13
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) 7
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Vương Thu Thanh (2016) 9
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà Khương (2018) 10
Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước (2019) 11
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Yuniati và Ladewi (2017) 114
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Chen và cộng sự (2018) 116
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu theo đề xuất của tác giả 35
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất 38
Hình 4.1 Kiểm tra phương sai thay đổi 56
Trang 14DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB 16
Bảng 1.2 Tổng hợp các kết quả các mô hình nghiên cứu 18
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu 41
Bảng 3.2 Thang đo các biến trong mô hình 44
Bảng 4.1 Phân tích Cronbach's Alpha của nhân tố môi trường kiểm soát 48
Bảng 4.2 Phân tích Cronbach's Alpha của nhân tố đánh giá rủi ro 49
Bảng 4.3 Phân tích Cronbach's Alpha của nhân tố hoạt động kiểm soát 50
Bảng 4.4 Phân tích Cronbach's Alpha của nhân tố thông tin truyền thông 50
Bảng 4.5 Phân tích Cronbach's Alpha của nhân tố giám sát 51
Bảng 4.6 Phân tích Cronbach's Alpha của nhân tố tính hữu hiệu của HTKSNB 51
Bảng 4.7 Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập 52
Bảng 4.8 Xoay ma trận các nhân tố của các biến độc lập 53
Bảng 4.9 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 54
Bảng 4.10 Xoay ma trận các nhân tố của biến phụ thuộc 54
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy của mô hình 55
Bảng 4.12 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 55
Bảng 4.13 Kết quả mô hình 57
Trang 15
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
INTOSAI (International Organisation of Supreme Audit Institutions) Tổ
chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao
KSNB Kiểm soát nội bộ
TNCN Thu nhập cá nhân
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân có thu nhập cao phải trích một phần
thu nhập sau khi đã tính các khoản giảm trừ nhằm góp phần vào sự phát triển của
đất nước Đây là loại thuế được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng
nộp thuế; do vậy, chính sách thuế TNCN đã từng bước hoàn thiện và phù hợp với
thông lệ quốc tế, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập với ý nghĩa người có
thu nhập từ mức trên trung bình trở lên sẽ nộp thuế TNCN và thu nhập cao phải nộp
thuế nhiều hơn Việc thực hiện chính sách thuế TNCN đã có những đóng góp quan
trọng trong việc cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng bền vững hơn, tạo
điều kiện cho Nhà nước có thể động viên được hợp lý thu nhập của một bộ phận
người nộp thuế để bổ sung nhu cầu nguồn lực cho các nhiệm vụ chi ngân sách về
phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội Tuy vậy, HTKSNB trong công tác thu
thuế TNCN còn một số mặt hạn chế nhất định; mặt khác, tính tuân thủ, tự nguyện
chưa cao của người nộp thuế đã làm ảnh hưởng tới kết quả thu ngân sách nhà nước
Để đảm bảo phát huy vai trò quan trọng của thuế TNCN, Nhà nước đã luôn quan
tâm hoàn thiện, đổi mới, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế TNCN,
đặc biệt là kiện toàn lại HTKSNB thuế TNCN
Cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế của cả nước, tại các Chi cục thuế trên địa
bàn Thành phố Hồ chí Minh cũng đã luôn chú trọng đến công tác kiểm soát nội bộ
thuế TNCN theo Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế quyết định số 881/QĐ-TCT
ngày 15/5/2015 của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế Nhằm đảm bảo thu thuế
đúng quy định, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thuế, góp phần tăng nguồn thu
thuế TNCN hàng năm Tuy nhiên, theo Cục thuế TP.HCM (2020), công tác KSNB
thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh còn chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế chưa đủ mạnh, tình trạng nợ đọng thuế TNCN còn xảy ra, nhiều cá nhân không
kê khai, nộp thuế TNCN đúng quy định, thanh tra, kiểm tra và KSNB còn nhiều bất
cập Nhiều cá nhân không kê khai, nộp thuế TNCN đúng quy định, các Chi cục
Trang 17thuế trên địa bàn TP.HCM đã rà soát, truy thu thuế nhiều tỷ đồng Trong năm 2019,
tình trạng các cá nhân có thu nhập cao nhưng không tự giác kê khai thuế TNCN, các
Chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM đã kiểm tra 103 tổ chức, cá nhân, truy thu và
phạt hàng tỷ đồng thuế TNCN do không kê khai nộp thuế TNCN Đối với kê khai,
nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên
mạng, trong năm 2019 chỉ có 56 tổ chức, cá nhân tự giác kê khai bổ sung thuế
TNCN Chính vì thế, các Chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM có những định hướng
trong thời gian tới tập trung thanh tra, kiểm tra, rà soát các tổ chức, cá nhân nói trên;
đồng thời, tăng cường KSNB trong công tác thu thuế TNCN nhằm tránh thất thu
thuế TNCN
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo thu thuế TNCN đúng, đủ và kịp thời Một số
nghiên cứu trước đây về HTKSNB thuế và kiểm soát thuế TNCN như của tác giả
Nguyễn Việt Tường (2013), Nguyễn Toàn Thắng (2014), Nguyễn Khắc Tiến
(2014), Phan Thị Như Lý (2014) nhưng các đề tài này chỉ dùng lý luận và thống kê
mô tả để phân tích, chưa sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích đánh giá Vì
vậy, xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
trong công tác thu thuế thu nhập cá nhân tại các Chi cục thuế trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm ra các nhân tố nào tác động đến công tác KSNB
thuế TNCN của ngành thuế nói chung và tại các Chi cục thuế trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác
thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng được mục tiêu chung đề tài hướng đến hai mục tiêu cụ thể sau đây:
- Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác
thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM;
Trang 18- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB
trong công tác thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM;
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác thu
thuế TNCN tại các Chi cục thuế tại TPHCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác
thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế tại TPHCM như thế nào?
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả định tính và định lượng,
cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính: bằng việc thực hiện các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, lấy ý
kiến chuyên gia, thống kê mô tả để tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm
soát nội bộ và tổng quan các nghiên cứu trước, xác định sơ bộ các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB đến công tác thu thuế TNCN tại các Chi cục
thuế tại TPHCM hiện nay
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB đến công tác thu thuế TNCN tại các Chi
cục thuế tại TPHCM Sau đó tiến hành khảo sát các cán bộ công chức và nhân viên
tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM, xác định số lượng mẫu và tiến hành các
bước phân tích sau :
- Làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành các bước phân tích ;
- Để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, thang đo được kiểm
định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha;
Trang 19- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm tìm ra các nhóm nhân tố tác động đến
tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác thu thuế TNCN từ đó điều chỉnh mô
hình nghiên cứu cho phù hợp;
- Cuối cùng phân tích hồi qui tuyến tính bội để kiểm định sự tác động của từng nhân
tố đến hiệu quả của HTKSNB trong công tác thu thuế TNCN
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên
địa bàn TPHCM
- Đối tượng khảo sát: phỏng vấn cán bộ, công chức, nhân viên đang làm việc tại các
Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM
+ Thời gian khảo sát: từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2020
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa khoa học
Hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong công tác thu thuế TNCN là vấn đề thời sự mà các nhà nghiên cứu
đang quan tâm Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thực trạng của HTKSNB
trong công tác thu thuế TNCN; xác định được năm nhân tố tác động đến tính hữu
hiệu của HTKSNB trong thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM,
làm cơ sở như một tài liệu tham khảo cho phát triển các nghiên cứu tiếp theo
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo các cấp tại các Chi cục thuế trên địa bàn
TP.HCM, các công chức thuế làm công tác KSNB trong thu thuế TNCN quan tâm
hơn đến các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác thu thuế TNCN
để vận hành có hiệu quả HTKSNB trong công tác thu thuế TNCN nhằm góp phần
Trang 20chống thất thu thuế TNCN Việc xác định được năm nhân tố tác động đến tính hữu
hiệu của HTKSNB trong thu thuế TNCN tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM
và những gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp lãnh đạo các
cấp tại các Chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM điều chỉnh các nhân tố này một cách
phù hợp, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu quản lý đã đề ra
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 21CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến về HTKSNB trong lĩnh vực thuế thu nhập
đã được công bố thông qua các tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học Trong đó,
bao gồm:
Theo tác giả Nguyễn Việt Tường (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
trong công tác chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Tân Bình” Luận văn đã
giới thiệu và hệ thống hóa lý luận về KSNB trong khu vực công, đồng thời đánh giá
thực trạng KSNB trong công tác chống thất thu thuế, tác giả nêu ra những bất cập
trong công tác quản lý và đưa ra nhưng giải pháp thực tế, thực tiễn để hoàn thiện
KSNB trong công tác chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Tân Bình Hạn chế
của bài viết tác giả chưa đánh giá được thất thu thuế do yếu tố khách quan (rủi ro từ
bên ngoài) và yếu tố tâm lý người nộp thuế Từ đó tác giả xem nhẹ việc thanh tra
kiểm tra và quản lý đối tượng nộp thuế
Tác giả Phan Thị Như Lý (2014), trong nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến kiểm soát thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã tìm ra
được các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNCN đó là các nhân tố về chính
sách, cơ chế và quy trình quản lý như: Hệ thống chính sách, pháp luật thuế; tổ chức
bộ máy quản lý về thuế; Quy trình quản lý thu nộp thuế; sự phát triển của hệ thống
ngân hàng và ứng dụng tin học và mạng trong thanh toán; sự phối hợp giữa các ban
ngành chức năng trong công tác thu thuế; tình hình kinh tế và mức sống người dân;
trình độ dân trí và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dân; công tác tuyên truyền
chính sách thuế thu nhập cá nhân
Tác giả Nguyễn Khắc Tiến (2014) với nghiên cứu “Kiểm soát rủi ro trong công tác
thu thuế TNCN tại chi cục thuế Thành phố Biên Hòa, thực trạng và giải pháp”
Luận văn đã đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế Thành
phố Biên Hòa và làm rõ nét về tầm quan trọng của việc quản lý thu thuế TNCN trên
địa bàn Thành phố Biên Hòa thông qua việc đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm
Trang 22soát rủi ro để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường
hiệu quả hệ thống kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế Biên Hòa
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) nghiên cứu đề tài “Các yếu tố của hệ
thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại Chi cục thuế quận 9”
Đề tài trình bày các khái niệm về KSNB và các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội
bộ qua đó làm tiền đề để đánh giá HTKSNB Các yếu tố của HTKSNB làm cơ sở
xây dựng các giả thuyết về sự tương quan giữa các yếu tố của HTKSNB tới hoạt
động thu thuế Dựa trên trên nền tảng của Báo cáo INTOSAI gồm có năm nhân tố là
môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông
và giám sát Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết: tính hiệu quả của HTKSNB
trong hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9 năm nhân tố tác động: Môi trường
kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám
sát Cụ thể là trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt
động thu thuế tại Chi cục Thuế Quận 9 là Thông tin và truyền thông (β = 0.724),
tiếp đến là nhân tố Giám sát (β = 0.298), hoạt động kiểm soát (β = 0.251), Môi
trường kiểm soát (β = 0.202), và cuối cùng là đánh giá rủi ro(β = 0.191)
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015)
Đề tài được tác giả thực hiện thông qua khảo sát công chức thuế tại Chi cục thuế
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua các bảng câu hỏi dựa trên thang đo
MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
GIÁM SÁT
Thu thuế
+ + + + +
Trang 23Likert 5 mức độ tập trung vào các yếu tố của HTKSNB ảnh hưởng tới hoạt độngthu
thuế Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, mỗi biến
độc lập đều tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc, cụ thể các biến môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động giám sát, hoạt động kiểm soát, thông tin và
truyền thông tác động đến hoạt động thu thuế Do vậy, mô hình của Nguyễn Thị
Thanh Huyền (2015) đã xác định biến phụ thuộc là hoạt động thu thuế và các biến
độc lập là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động giám sát, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông (Hình 1.1)
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vương Thu Thanh (2016) về ”Kiểm soát rủi ro
trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bình Dương” Tác
giả đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro thông qua hệ
thống quản trị rủi ro bao gồm khái niệm về các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát
rủi ro gồm tám yếu tố Nghiên cứu định lượng được sử dụng trên cơ sở phát phiếu
điều tra khảo sát để thu thập thông tin, đồng thời thông qua phần mềm thống kê
SPSS, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm phân tích, đánh giá kết quả thống
kê và đối chiếu với kết quả, nhận định, đánh giá của phương pháp định tính nhằm
đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế
Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu: Y = β0 +
β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + α Trong đó, Biến phụ
thuộc: Y: Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế; biến độc lập: X1: Môi trường quản
lý, X2: Thiết lập mục tiêu, X3: Nhận dạng sự tiềm tàng, X4: Đánh giá rủi ro, X5:
Phản ứng với rủi ro, X6: Hoạt động kiểm soát, X7: Thông tin và truyền thông, X8:
Giám sát Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả tám nhân tố môi trường quản lý, thiết
lập mục tiêu, nhận dạng tiềm tàng (xác định sự kiện), đánh giá rủi ro, phản ứng rủi
ro (ứng phó rủi ro), hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát đều có
ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục
Thuế Bình Dương Tức là khi môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, xác định sự
kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và
giám sát càng cao thì Kiểm soát tủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình
Dương càng cao Trong 8 nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro hoạt động thu
Trang 24thuế thì nhân tố hoạt động kiểm soát ảnh hưởng mạnh nhất đến kiểm soát rủi ro hoạt
động thu thuế với Beta = 0.339; nhân tố ứng phó rủi ro ảnh hưởng mạnh thứ hai với
hệ số Beta = 0.195; nhân tố thông tin truyền thông ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số
Beta = 0.19; nhân tố tiếp theo giám sát ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.189;
nhân tố đánh giá rủi ro ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0.159, nhân tố xác định
sự kiện ảnh hưởng thứ 6 với hệ số Beta = 0.028, nhân tố thiết lập mục tiêu ảnh
hưởng thứ 7 với hệ số Beta = 0.015 và nhân tố môi trường quản lý ảnh hưởng thứ 8
với hệ số Beta = 0.014 Do vậy, các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu lý thuyết
chính thức đều được chấp nhận (Hình 1.2)
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Vương Thu Thanh (2016)
Nguyễn Thị Hà Khương (2018) với đề tài “Phân tích ảnh hưởng của hệ thống kiểm
soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế - trường hợp chi cục thuế quận Bình
Thạnh” Mục đích của nghiên cứu đánh giá các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng
đến công tác thu thuế và nghiên cứu này thực hiện việc xác định và đo lường tác
động của các thành phần HTKSNB trong công tác chống thất thu thuế - trường hợp
Chi cục Thuế quận Bình Thạnh
MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ỨNG PHÓ RỦI RO
Kiểm soát rủi
ro hoạt động thu thuế
+
+ + +
+
+ +
+
Trang 25Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà Khương (2018)
Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần của cấu trúc của HTKSNB gồm môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
thông, giám sát có tác động đến công tác chống thất thu tại Chi cục Thuế quận Bình
Thạnh Trong đó, những tồn tại cần khắc phục thuộc về môi trường kiểm soát và
đánh giá rủi ro Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng thảo luận từ khảo sát 33
chuyên gia là Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng của
các đội thuế thuộc Chi cục Thuế quận Bình Thạnh nhằm xác định các yếu tố của
HTKSNB có ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế Nghiên cứu định lượng
được thực hiện để đo lường tác động của từng nhân tố đối với HTKSNB trong công
tác chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Bình Thạnh Do vậy, mô hình của
Nguyễn Thị Hà Khương (2018) đã xác định biến phụ thuộc là chống thất thu thuế
và các biến độc lập là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm
soát, thông tin và truyền thông, giám sát (Hình 1.3)
Tác giả Nguyễn Văn Phước (2019) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11” Đề tài này được nghiên
cứu nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại Chi cục thuế quận 11
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về
HTKSNB bao gồm KSNB trong các đơn vị khu vực công theo định nghĩa của
MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
GIÁM SÁT
Chống thất thu thuế +
+ + + +
Trang 26INTOSAI, đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế
Quận 11 Áp dụng phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phân tích kết
quả nghiên cứu để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB đến hiệu
quả công tác quản lý thuế (Hình 1.4)
Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước (2019)
Trên cơ sở kết quả khảo sát các thông tin về cơ quan thuế và tham khảo ý kiến các
lãnh đạo và các công chức trong Chi cục thuế để đánh giá tác động của các nhân tố
của HTKSNB đến hiệu quả công tác quản lý thuế Kết quả nghiên cứu cho thấy các
yếu tố của HTKSNB là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm
soát, thông tin và truyền thông, giám sát có tác động đến hiệu quả công tác quản lý
thuế Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB để tăng cường hiệu
quả quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Mwachiro (2013), ”Effects Of Internal Controls On Revenue
Collection: A Case Of Kenya Revenue Authority”, mục tiêu của nghiên cứu này là
xem xét chặt chẽ các biện pháp kiểm soát nội bộ đang hoạt động tại cơ quan thuế
Kenya với quan điểm để xác định xem các kiểm soát nội bộ đó có tạo ra bất kỳ kết
quả có ý nghĩa nào trong tăng thuế thu được Nghiên cứu được thực hiện bằng cách
MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
GIÁM SÁT
Hiệu quả quản lý thuế +
+ + + +
Trang 27trên 38 người được hỏi ở thu thập dữ liệu chính cho nghiên cứu Dữ liệu thu thập
được sau đó được phân tích và phát hiện đã tiết lộ rằng năm thành phần của môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, kiểm soát các hoạt động, thông tin và truyền
thông và giám sát phải có sẵn cho nội bộ điều khiển để hoạt động Nghiên cứu chỉ
ra rằng kiểm soát nội bộ yếu kém đã dẫn đến hành vi gian lận, thất thu, tham ô thuế
thu được
Nghiên cứu của Alm và cộng sự (2014) về “Estimating tax agency efficiency” nhằm
đánh giá tính hữu hiệu của các cơ quan thu thuế để giúp tác giả nhận định tốt hơn về
vấn đề này của các bộ phận thu thuế Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí tiền
lương và chi phí của bộ phận quản lý công nghệ thông tin có tác động đến tính hữu
hiệu của hoạt động thu thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; và thuế
giá trị gia tăng Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở quy mô cấp quốc gia nhưng
qua kết quả nghiên cứu đã giúp tác giả hiểu hơn cũng như có cơ sở để đánh giá hiệu
quả về mặt hoạt động của các đơn vị thu thuế
Nghiên cứu của Niway và Jerene (2015) về “Determinants of Voluntary Tax
Compliance Behavior in Self Assessment”, mục tiêu là kiểm tra các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế ở năm thành phố của
Quốc gia miền Nam và Dân tộc khu vực Etiopia Hai tác giả đã sử dụng phương
pháp khảo sát cắt ngang và phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả của
nghiên cứu cho thấy các kiến thức về thuế, việc khai thuế và quản lý thuế, nhận
thức về chi tiêu của chính phủ, kiểm toán và các nhà hoạch định chính sách là các
yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế ở
SAS
Nghiên cứu của Ibrahim (2017), về “Internal Control and Public Sector Revenue
Generation in Nigeria: an Empirical Analysis”, kết quả đã cho thấy rằng, các thành
phần của môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và
truyền thông có tác động tích cực đến việc tạo nguồn thu khu vực công tăng lên
Người lãnh đạo nên thành lập bộ phận KSNB trong các tổ chức Nên thiết kế các
biện pháp KSNB để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy của báo cáo tài
Trang 28chính cũng như tuân thủ các quy định và pháp luật Điều này sẽ cải thiện việc tạo
doanh thu, sẽ đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của Nigeria
Đề tài nghiên cứu của Yuniati và Ladewi (2017) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của
KSNB đến hiệu quả thu thuế thu nhập “The Influence of Internal Control on The
Effectiveness of Income Tax Revenue” Đề tài đề cao thuế là một yếu tố quan trọng
trong sự phát triển của một Nhà nước Thành công trong việc tài trợ cho sự phát
triển của một trong số chúng được hỗ trợ bởi số vốn thu được thông qua Thuế thu
nhập, điều này phụ thuộc vào hiệu quả của việc thu do Tổng cục Thuế và Cục Thuế
thông qua Do đó, để hợp lý hóa việc thực hiện thu thuế thu nhập, cần áp dụng biện
pháp KSNB đối với Thuế thu nhập
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Yuniati và Ladewi (2017)
Đề tài ứng dụng tám thành phần trong khuôn khổ KSNB là môi trường nội bộ, thiết
lập mục tiêu, xác định các sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó với rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát Những người trả lời câu hỏi khảo sát
của nghiên cứu này lên đến 54 nhân viên thuế tại Văn phòng thuế Pratama Bandung
Tegallega đã thử nghiệm bằng kiểm tra hồi quy tuyến tính đơn giản Kết quả của
MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ỨNG PHÓ RỦI RO
Hiệu quả thu thuế thu nhập
+ + + +
+
+ +
+
Trang 29phương trình hồi quy, giá trị không đổi là 5.293 có nghĩa là kiểm soát nội bộ (X)
được giả định là không đổi Hiệu quả của thuế thu nhập không đổi ở mức 5.293 Hệ
số hồi quy biến đổi Kiểm soát nội bộ (X) bằng 0.384 có nghĩa là kiểm soát nội bộ
(X) tăng 1%, do đó hiệu quả của thu nhập từ thuế thu nhập (Y) sẽ tăng bằng 0.384
Dựa trên dữ liệu đã được thu thập và kiểm tra cho thấy KSNB hiệu quả hơn bao
gồm môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng
phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát áp dụng tại
cơ quan Thuế có thể tăng hiệu quả của thuế thu nhập Do vậy, mô hình của Yuniati
và Ladewi (2017) đã xác định biến phụ thuộc là hiệu quả thu thuế thu nhập và các
biến độc lập là môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi
ro, ứng phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát (Hình
1.5)
Nghiên cứu của Muhunyo và Jagongo (2018) với nghiên cứu “ Effect of internal
control systems on financial performance of public institutions of higher learing in
Nairobi city country, Kenya”, mục tiêu chính của nghiên cứu là đo lường mức độ
ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hiệu quả của các hoạt động tài
chính trong các tổ chức giáo dục đại học công lập ở Thành phố Nairobi Tác giả lấy
96 mẫu là các nhân viên khác nhau trong các khoa khác nhau của Trường công tại
Thành phố Nairobi, Kenya Nghiên cứu nhận ra rằng môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông là các nhân tố của hệ
thống kiểm soát nội bộ có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các tổ chức
giáo dục đại học ở Nairobi City County, Kenya
Chen và cộng sự (2018) đã nghiên cứu đề tài về vai trò KSNB trong việc tránh thuế:
Bằng chứng từ Chỉ số KSNB ở Trung Quốc Các tác giả nghiên cứu vai trò của
KSNB trong việc tránh thuế bằng cách đánh giá hiệu quả trong quản lý rủi ro thuế
Đề tài sử dụng chỉ số KSNB ở Trung Quốc không chỉ đối với báo cáo tài chính mà
còn cả hoạt động và tuân thủ Nghiên cứu này đã thực hiện hồi quy bội để tính toàn
bộ phân bổ tránh thuế Hai đặc điểm chính này cho thấy tìm ra mối quan hệ phi
tuyến giữa KSNB và tránh thuế, cái trước có tác động kiểm soát đối với cái sau Cụ
thể, cho thấy chất lượng KSNB giúp tăng cường tránh thuế đối với người nộp thuế
được bảo vệ nhưng hạn chế việc tránh thuế đối với các người nộp thuế được bảo vệ
Trang 30quá mức Mô hình phi tuyến tính này tiếp tục duy trì khi phân tách kiểm soát nội bộ
thành năm thành phần Trong năm thành phần của KSNB, thấy rằng môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám
sát có tác động điều tiết đến việc tránh thuế Hơn nữa, vai trò điều tiết của KSNB
trong việc tránh thuế làm giảm bớt sự biến động về thuế, hỗ trợ khuyến nghị việc sử
dụng kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro thuế Như vậy, Chen và cộng sự (2018)
đã áp dụng mô hình với biến phụ thuộc là việc tránh thuế và các biến độc lập là môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
thông, giám sát (Hình 2.6)
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Chen và cộng sự (2018) Trên cơ sở các kết quả của các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, tám
yếu tố được tổng hợp bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, xác lập mục tiêu, xác định sự kiện và
ứng phó rủi ro Đây là các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong
lĩnh vực thuế, bao gồm thuế TNCN (Bảng 1.1)
MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
GIÁM SÁT
Tránh thuế +
+ + +
+
Trang 31Bảng 1.1 Tổng hợp các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB
và cộng sự (2018), Nguyễn Văn Phước (2019)
2 Đánh giá rủi
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Nguyễn Vương Thu Thanh (2016), Yuniati và Ladewi (2017), Nguyễn Thị Hà Khương (2018), Chen
và cộng sự (2018), Nguyễn Văn Phước (2019)
3 Hoạt động
kiểm soát +
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Nguyễn Vương Thu Thanh (2016), Yuniati và Ladewi (2017), Nguyễn Thị Hà Khương (2018), Chen
và cộng sự (2018), Nguyễn Văn Phước (2019)
4 Thông tin và
truyền thông +
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Nguyễn Vương Thu Thanh (2016), Yuniati và Ladewi (2017), Nguyễn Thị Hà Khương (2018), Chen
và cộng sự (2018), Nguyễn Văn Phước (2019)
5 Giám sát +
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Nguyễn Vương Thu Thanh (2016), Yuniati và Ladewi (2017), Nguyễn Thị Hà Khương (2018), Chen
và cộng sự (2018), Nguyễn Văn Phước (2019)
Trang 321.3 Xác định khoảng trống trong nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu trong nước và ngoài
nước về KSNB, tác giả đã thấy được tầm quan trọng của HTKSNB tất cả các lĩnh
vực trong khu vực công mà trong đó ngành thuế là một trong các ngành đã mang lại
nguồn thu lớn nhất cho ngân sách Nhà nước
Hiện nay, trên thế giới chỉ chú trọng đến việc tuân thủ thuế cũng như hiệu quả trong
công tác quản lý thuế mà chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp đến HTKSNB trong
công tác thu thuế nói chung, thuế TNCN nói riêng Tại Việt Nam trong thời gian
qua đã có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ, các kết quả của những nghiên cứu
trước đây cũng rất đa dạng vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đa dạng ngành, vị trí
địa lý, phương pháp nghiên cứu,… Nhưng qua khảo sát các nghiên cứu trong nước,
tác giả thấy có rất ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của
HTKSNB trong công tác thu thuế TNCN
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế, kiểm soát rủi ro, KSNB,
hiệu quả thu thuế khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào 5 yếu tố bao gồm: Môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, giám sát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông
Các kết quả từ các mô hình nghiên cứu đều xác định có năm yếu tố tác động tích
cực đến công tác thu thuế, kiểm soát rủi ro, KSNB, hiệu quả thu thuế Tuy vậy, các
nghiên cứu này đều chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB trong thu thuế TNCN; đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu nào xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong thu thuế TNCN của
các Chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM (Bảng 1.2) Do vậy, việc xác định và đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong công tác thu thuế
TNCN tại các Chi cục thuế ở TPHCM; đồng thời, cho thấy đề tài nghiên cứu này
không trùng lắp với các nghiên cứu trước đây và là vấn đề mới và cần thiết để thực
hiện nghiên cứu này
Trang 33Bảng 1.2 Tổng hợp các kết quả các mô hình nghiên cứu
Stt Các nghiên cứu về mô hình Kết quả nghiên cứu
1
Các yếu tố của HTKSNB tác
động tích cực đến hoạt động
thu thuế tại Chi cục thuế quận
9 (Nguyễn Thị Thanh Huyền,
2015)
Kết quả cho thấy năm yếu tố của HTKSNB
là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động giám sát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông tác động tích cực đến hoạt động thu thuế tại Chi cục thuế quận 9
2
Kiểm soát rủi ro trong công
tác thu thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bình
Dương (Nguyễn Vương Thu
Thanh, 2016)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả tám nhân tố môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng tiềm tàng (xác định sự kiện), đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro (ứng phó rủi ro), hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát đều tác động tích cực đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương
4
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ trong công tác quản lý
Thuế tại Chi cục Thuế Quận
11 (Nguyễn Văn Phước, 2019)
Kết quả có năm yếu tố là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động giám sát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông tác động tích cực đến công tác quản
lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11
5
The Influence of Internal
Control on The Effectiveness
of Income Tax Revenue (Ảnh
hưởng của Kiểm soát nội bộ
Kết quả có tám yếu tố là môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, hoạt động giám sát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
Trang 34đến Hiệu quả của thu Thuế
Thu nhập) (Yuniati và Ladewi,
2017)
thông tác động tích cực hiệu quả thu thuế thu nhập
6
The Moderating Role of
Internal Control in Tax
Avoidance: Evidence from a
COSO-Based Internal Control
Index in China (Vai trò kiểm
soát nội bộ trong việc tránh
thuế: Bằng chứng từ Chỉ số
kiểm soát nội bộ dựa trên
COSO ở Trung Quốc) (Chen
và cộng sự, 2018)
Kết quả có năm yếu tố là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động giám sát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông tác động tích cực đến tránh thuế
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày tóm tắt các công trình nghiên cứu đã công bố
trong và ngoài nước liên quan đến HTKSNB trong các lĩnh vực Luận văn đã tổng
hợp các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB, xác định khoảng trống
trong nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các kết quả các mô hình nghiên cứu và cho
thấy các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của HTKSNB trong thu thuế TNCN; đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu nào
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong thu thuế
TNCN của các Chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM
Trang 35CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công
2.1.1 Kiểm soát nội bộ
Khái niệm KSNB được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1929 trong công bố của
Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System - FED) Theo đó, KSNB là
một công cụ được sử dụng để bảo vệ tiền và các tài sản khác, công cụ này giúp thúc
đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và là một cơ sở được các kiểm toán viên sử dụng
để phục vụ cho việc lấy mẫu thực hiện các thử nghiệm chi tiết trong kiểm toán
Năm 1936, Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of
Certified Public Accountants - AICPA) đã định nghĩa KSNB là các biện pháp và
cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và
các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong việc ghi chép của sổ sách
(Trần Thị Giang Tân, 2012)
Theo INTOSAI (International Organization of Supreme Audit Institutions), KSNB
được định nghĩa: “Là một quá trình không thể tách rời được thực hiện bởi nhà quản
lý và các nhân viên trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro
và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức” (INTOSAI,
2004)
Tại Việt Nam, theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315, KSNB là quy trình do
Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và
duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong
việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt
động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan (Bộ Tài chính, 2012)
Theo Luật Kế toán 2015 xác định KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong
nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với
quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro
và đạt được yêu cầu đề ra (Quốc Hội, 2015)
Như vậy, KSNB hướng vào kiểm soát với những chính sách, thủ tục, nguyên tắc,
Trang 36quy định có tính hệ thống được thừa nhận rộng rãi, phổ biến và bao quát KSNB
quan tâm đến mục tiêu kiểm soát với những quan điểm khác nhau trong từng điều
kiện và giai đoạn cụ thể Mặc dù khái niệm KSNB được tiếp cận theo nhiều góc độ
khác nhau nhưng nó được nhấn mạnh vào 4 nội dung cơ bản:
- KSNB là một quá trình KSNB không phải là từng hoạt động riêng rẽ mà là một
chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết
hợp với nhau thành một thể thống nhất Quá trình này là phương tiện giúp đơn vị
đạt được mục tiêu của mình
- KSNB chịu sự chi phối của con người KSNB được thiết kế và vận hành bởi con
người Vì vậy, muốn HTKSNB thực sự hữu hiệu và hiệu quả, tạo thành sức mạnh
tổng hợp thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu được trách nhiệm, quyền hạn
của mình và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức
- KSNB được thiết lập để đối phó với rủi ro Hoạt động của tổ chức luôn phải đối
mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn KSNB có thể giúp tổ chức nhận diện, chủ động phòng
ngừa và đối phó với những rủi ro này, qua đó tối đa hóa khả năng đạt được mục
tiêu
- KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý Trong tổ chức luôn có những rủi ro tiềm
tàng và trong bản thân HTKSNB cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng Đó là sự
phức tạp trong hoạt động của đơn vị, sự thông đồng của các cá nhân hay lạm quyền
của nhà quản lý… Do đó, KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong
việc đạt được mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối
Các mục tiêu của KSNB, hoạt động của một tổ chức luôn hướng về các mục tiêu đã
đề ra Các mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ
chức Ở khu vực công, mục tiêu của một tổ chức thường liên quan đến các dịch vụ
công cộng và lợi ích cộng đồng
2.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ
Đến nay, có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về HTKSNB và cách thức đánh
giá một HTKSNB hữu hiệu Trong đó, bao gồm:
Trang 37Thuật ngữ HTKSNB theo công bố của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ vào năm 1929
là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác, đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả
hoạt động, và đây là cơ sở để phục vụ cho hoạt động của kiểm toán viên (Trần Thị
Giang Tân, 2012)
Năm 1949, Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Hoa Kỳ đã khái niệm HTKSNB là
cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện
trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số
liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính
sách của người quản lý (Trần Thị Giang Tân, 2012)
Fisher (1995) đã nêu khái niệm HTKSNB là một tiến trình được thiết kế cụ thể
nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và bị chi phối bởi các nhà quản lý cấp cao,
cấp trung gian và nhân viên, là những người có trách nhiệm để phát triển môi
trường văn hóa của HTKSNB để duy trì tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động, tuân
thủ các quy định, tối thiểu hóa việc sử dụng sai hoặc lãng phí các nguồn lực, đảm
bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy, phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài
chính, giúp cho các bên liên quan đưa ra quyết định tốt nhất
Trong nghiên cứu của Alvin và James (2000) cho thấy HTKSNB bao gồm các
chính sách, quy trình, thủ tục được thiết kế nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin,
bảo vệ tài sản, tính hiệu quả trong hoạt động HTKSNB bao gồm cả KSNB và con
người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm
soát mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài
Ủy ban tiêu chuẩn kế toán Australia (The Australian Accounting Standards Board -
AASB) đã đưa ra khái niệm HTKSNB là khả năng của một thực thể trong việc chi
phối tiến trình ra quyết định, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong mối quan hệ với các
chính sách tài chính và vận hành của một thực thể khác, qua đó tạo khả năng cho
chủ thể đó vận hành theo các mục tiêu của chủ thể kiểm soát (AASB, 2002)
Lakis (2008) đã khái niệm HTKSNB là một hệ thống thiết lập bởi nhà quản lý nhằm
đảm bảo hiệu quả hoạt động, thành lập các cơ chế đảm bảo an toàn, sử dụng tài sản
hợp lý, xác định chính xác và đầy đủ của dữ liệu kế toán
Trang 38Shim (2011) xác định HTKSNB là một kế hoạch để đạt được các mục tiêu Đây là
phương tiện và cách thức để bảo vệ tài sản, kiểm tra tính đúng đắn trong thực hiện
nhiệm vụ, đảm bảo sự thận trọng và hiệu quả hoạt động, giúp phòng tránh và khắc
phục kịp thời những sai sót
Tại Việt Nam, quy định về KSNB, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã khái niệm HTKSNB là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định
nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp
luật và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các nguồn lực được quản lý và sử
dụng đúng pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, phát
hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục
vụ kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý; đảm bảo thực hiện được các mục tiêu
đã đề ra (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011a)
Quy định về HTKSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài cũng xác định HTKSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy
trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị được xây dựng và được tổ chức
thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được
yêu cầu đề ra (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011b)
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về HTKSNB khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn
nhận khác nhau Tuy nhiên, quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi HTKSNB là
toàn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc
do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của
đơn vị đạt kết quả HTKSNB nhằm vào tuân thủ luật pháp và quy định; đảm bảo
mục tiêu của hoạt động và đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính Đồng thời, qua
HTKSNB cho thấy việc thực hiện KSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính
sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất
cả mọi cấp độ trong tổ chức Các nhà quản trị chịu trách nhiệm cho việc thiết lập
một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho HTKSNB hiệu quả, giám sát tính hiệu quả
của HTKSNB một cách liên tục Qua đó, HTKSNB đóng vai trò quan trọng trong
việc giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và
báo cáo tài chính, đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt
Trang 39động của tổ chức, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn
lực và đạt được mục tiêu đặt ra
2.1.3 Kiểm soát nội bộ khu vực công
Theo INTOSAI (2004), mục tiêu của tài liệu INTOSAI GOV 9100 nhằm thiết lập
và duy trì KSNB hữu hiệu trong khu vực công và định nghĩa KSNB là một quá trình
xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình
này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt
được nhiệm vụ của tổ chức với những mục tiêu cần đạt được là: Thực hiện các hoạt
động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế và hiệu quả; thực hiện đúng
trách nhiệm; tuân thủ theo luật pháp và quy định hiện hành; bảo vệ các nguồn lực
chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất Khía cạnh giá trị đạo đức trong
hoạt động được nhấn mạnh với kỳ vọng phục vụ lợi ích công với sự công bằng và
quản lý nguồn lực công một cách đúng đắn Các yếu tố cụ thể của HTKSNB bao
gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
thông, giám sát
Theo khuôn khổ hướng dẫn của INTOSAI (2013), KSNB được định nghĩa là
“KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban Giám Đốc, nhà quản lý và các nhân
viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được
các mục tiêu như sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của BCTC và sự
tuân thủ các luật lệ và quy định” nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin để
đạt được các mục tiêu tổng quát: Thực hiện đúng trách nhiệm; tuân thủ theo luật
pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định; bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát,
sử dụng sai mục đích và tổn thất; thực hiện kiểm soát những hành vi sai phạm trong
thực thi công vụ, chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy, giảm thiểu những sai
phạm nghiêm trọng và gây thất thoát tài sản
INTOSAI (2013) bổ sung kiểm soát theo hướng quản trị rủi ro và các biện pháp để
giảm thiểu gian lận đối với tính đặc thù hoạt động của các tổ chức cũng như bối
cảnh áp dụng công nghệ thông tin, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng
cường hoạt động kiểm soát
Do vậy, mục tiêu của INTOSAI nhằm thiết lập và duy trì KSNB một cách hữu hiệu
Trang 40trong khu vực công việc vận dụng HTKSNB theo INTOSAI sẽ đảm bảo được đặc
thù hoạt động của các tổ chức, cũng như tăng cường sự hữu hiệu của công tác kiểm
soát nội bộ trong từng bối cảnh cụ thể Trong đó, yêu cầu thực hiện các hoạt động
một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế và hiệu quả; thực hiệnđúng trách
nhiệm; tuân thủ theo luật pháp và quy định hiện hành; bảo vệ các nguồn lực chống
thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất
2.1.4 Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
Theo INTOSAI (2013), KSNB là một quá trình thiết kế để phát hiện các rủi ro và
cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức Thực hiện đúng
trách nhiệm, tuân thủ kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế và hiệu quả; bảo vệ các
nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất KNSB hữu hiệu nhằm
đảm bảo cho tổ chức đạt được các mục tiêu cơ bản như mục tiêu báo cáo, mục tiêu
tuân thủ và mục tiêu hoạt động Trong đó:
- Đối với mục tiêu báo cáo, KSNB hữu hiệu giúp tăng độ tin cậy của thông tin, hoàn
thiện và cập nhật của thông tin, đảm bảo các báo cáo cần thiết được lập kịp thời và
đáng tin cậy phục vụ việc ra quyết định, đảm bảo thông tin cho nhà quản lý, đảm
bảo chất lượng và tính nhất quán; đồng thời đảm bảo báo cáo được trình bày một
cách hợp lý
- Đối với mục tiêu tuân thủ, KSNB đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức đều tuân thủ
các luật và quy định, các chính sách và quy trình KSNB nếu được triển khai và duy
trì tính hữu hiệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành tông các các
mục tiêu của tổ chức
- Đối với mục tiêu hoạt động, KSNB hữu hiệu giúp tổ chức sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động, đảm bảo sự phối hợp
các nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu và hiệu quả
Theo Moeller (2005), KSNB cần đạt được độ tin cậy của thông tin tài chính và
thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế; bảo vệ tài
sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động; đảm bảo tính
chính trực và giá trị đạo đức của tổ chức