1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023

93 15 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính Tổng Công ty May 10 năm 2023
Tác giả Nhóm N
Người hướng dẫn Tô Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,45 MB

Cấu trúc

  • I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (11)
  • II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (17)
  • I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY 10 (0)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (29)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức (29)
    • 1.3. Tình hình hoạt động trong giai đoạn 2022-2023 (31)
  • II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN (32)
    • 2.1. Phân tích cấu trúc tài chính (32)
    • 2.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh (38)
  • III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ, TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG (33)
    • 3.1. Phân tích công nợ của doanh nghiệp (40)
    • 3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (48)
  • IV. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (49)
    • 4.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (49)
    • 4.2. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (57)
  • V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (64)
    • 5.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh (64)
    • 5.2. Phân tích đòn bẩy tài chính (73)
  • VI. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO CÁC TIÊU CHÍ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH (75)
    • 6.1. Bảng phân tích rủi ro tài chính thông qua một số tiêu chí cơ bản (0)
    • 6.2. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính (79)
      • 6.2.2. Dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán (83)
  • VII. ĐÁNH GIÁ (88)
    • 7.1. Kết quả đạt được (88)
    • 7.2. Hạn chế và nguyên nhân (88)
  • I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 10 TRONG CÁC NĂM TỚ (90)

Nội dung

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và hiệu quả của Tổng Công ty May 10 trong năm tài chính vừa qua.. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổn

TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái niệm, vai trò của báo cáo tài chính

❖ Khái niệm Báo cáo tài chính

“Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, hay nói cách khác BCTC là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp….”

❖ Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ trong mỗi thời kỳ cụ thể của doanh nghiệp Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự báo tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khác với hệ thống báo cáo kế toán quản trị, là những báo cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, Báo cáo tài chính là báo cáo cung cấp thông tin cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Có thể khái quát vai trò của Báo cáo tài chính như sau:

- Báo cáo tài chính cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, nhận biết và đánh giá quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp, phát hiện các yếu tố tiềm tàng để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và giải pháp có hiệu quả

Báo cáo tài chính đóng vai trò là công cụ thiết yếu trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tài chính và đầu tư Dựa trên những thông tin được cung cấp trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực và đưa ra các biện pháp phù hợp để khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, triển vọng lợi nhuận, khả năng thanh toán và nhu cầu vốn của doanh nghiệp Những thông tin này giúp các bên liên quan bên ngoài như nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng và nhà cung cấp hiểu rõ về doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt về đầu tư, liên doanh, cho vay hoặc thu hồi vốn.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp các cơ quan quản lý nhà nước theo dõi và giám sát hiệu suất kinh doanh, mức độ tuân thủ luật pháp, chính sách và quy định Dựa trên thông tin này, các cơ quan chức năng có thể đưa ra các quyết định quản lý phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững và đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.

Tóm lại, Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá, phân tích nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh tế - tài chính, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để đưa ra các quyết định trong việc hợp tác, đầu của các đối tượng bên ngoài, như: các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, các nhà cung cấp; là thông tin để cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo chính : (1) Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính); (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và (4) Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

1.2.1 Bảng cân đối kế toán

❖ Khái niệm của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

Bảng cân đối kế toán phản ánh hệ thống các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp theo từng loại, từng mục và chỉ tiêu cụ thể Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần là phần tài sản và phần nguồn vốn

Phần tài sản phản ánh tình trạng và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, gồm các chỉ tiêu kinh tế thể hiện quyền kiểm soát nguồn lực (hữu hình/vô hình) của doanh nghiệp theo góc nhìn pháp lý Theo góc nhìn kinh tế, các chỉ tiêu này thể hiện tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn bao gồm hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình trạng và cơ cấu nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Về góc độ pháp lý, số liệu phần nguồn vốn phản ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước các chủ sở hữu, chủ nợ đối với các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động cho hoạt động kinh doanh Về góc độ kinh tế, số liệu phần nguồn vốn phản ánh tổng quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp Như vậy, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, các đối tượng sử dụng có thể biết được tình trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cho biết năng lực kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào

❖ Nội dung Bảng cân đối kế toán

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

❖ Khái niệm của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tiền và tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu TSNH

Tài sản ngắn hạn khác

Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định Bất động sản đầu tư Tài sản dở dang dài hạn Tài sản dài hạn khác

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính, kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp Hay nói cách khác, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một Báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán

❖ Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày cụ thể như sau:

• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

• Các khoản giảm trừ doanh thu

• Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

• Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

• Doanh thu hoạt động tài chính

• Chi phí quản lý doanh nghiệp

• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận gộp về BH&CCDV

Lợi nhuận gộp về BH&CCDV

Doanh thu hoạt động tài chính

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

• Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

• Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

• Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

• Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

• Lãi cơ bản trên cổ phiếu

• Lãi suy giảm trên cổ phiếu

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

❖ Khái niệm của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Theo VAS 24, “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền quá trình hoạt động”

❖ Nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích BCTC

❖ Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các Báo cáo tài chính giúp cho các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Các nhà quản lý doanh nghiệp;

- Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

- Đối tượng cho doanh nghiệp vay tiền như: Ngân hàng, các tổ chức tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác

- Các cơ quan quản lý nhà nước;

- Người lao động trong doanh nghiệp;

❖ Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến Báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình

• Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình sử dụng tài sản, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, rủi ro tài chính, dự đoán các chỉ tiêu tài chính trong tương lai, trên cơ sở đó sẽ giúp các nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận, phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của doanh nghiệp

• Đối với các nhà đầu tư: Các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư thường quan tâm đến là sức sinh lời của vốn kinh doanh, sức sinh lời của vốn cổ phần, giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ, Như vậy, phân tích báo cáo tài chính giúp các nhà đầu tư đánh giá giá trị doanh nghiệp, ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, rủi ro trong kinh doanh, nghiên cứu các thông tin kinh tế - tài chính để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất

Đối với các nhà cung cấp tín dụng, báo cáo tài chính cung cấp thông tin đánh giá khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Điều này là do các nhà cung cấp tín dụng có mối quan tâm trực tiếp đến việc doanh nghiệp có khả năng thanh toán cả gốc và lãi của khoản vay hay không Do đó, phân tích báo cáo tài chính cho phép các nhà cung cấp tín dụng đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến khoản vay và đưa ra quyết định cho vay hay không, đồng thời xác định mức lãi suất phù hợp.

• Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động, có nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp Vì vậy, ngoài phần thu nhập từ tiền lương được trả, họ còn có tiền lãi được chia

Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến trong sử dụng lao động Do vậy, số liệu phân tích báo cáo tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm làm việc theo công việc được phân công

• Đối với các cơ quan quản lý chức năng nhà nước: Doanh nghiệp là một đối tượng quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước nên phân tích báo cáo tài chính cung cấp thông tin giúp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, kiểm tra việc chấp hành luật pháp nhằm giúp các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn

Các bên liên quan khác như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh đều quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà cung cấp muốn biết khả năng thanh toán và phương thức thanh toán để quyết định bán hàng và điều khoản thanh toán phù hợp Khách hàng muốn biết năng lực sản xuất, uy tín và chính sách đãi ngộ khách hàng để ra quyết định mua hàng sáng suốt.

2.2 Phương pháp phân tích BCTC

Về phương pháp luận nghiên cứu, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp dựa trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì mọi sự đều ở trong trạng thái vận động, phát triển không ngừng và trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau Do vậy, khi nghiên cứu, phân tích các hiện tượng và quá trình của hoạt động kinh tế - tài chính cần phải nghiên cứu phân tích chúng trong trạng thái động và luôn luôn phát triển, trong mối liên hệ với các chỉ tiêu, các hiện tượng khác và trong những điều kiện lịch sử nhất định Những nhận xét, kết luận từ phân tích cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố tác động phù hợp với những điều kiện thực tế khách quan

2.2.2 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn

● Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu

- Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thông nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường

- Thống nhất về nội dung phản ánh: Nhìn chung, nội dung kinh tế của các chỉ tiêu mang tính ổn định và được quy định thống nhất Tuy nhiên, nội dung kinh tế của các chỉ tiêu có thể thay đổi theo các hướng khác nhau: có thể bị thu hẹp hoặc mở rộng do phân chia các đơn vị, thay đổi chính sách quản lý; thay đổi theo chiều hướng “quốc tế hóa” các chỉ tiêu để tiện cho việc so sánh Trong những trường hợp này cần phải tính toán lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định để đảm bảo tính so sánh được

- Thống nhất về phương pháp tính toán: Các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản lượng, doanh thu, thu nhập, giá thành, có thể được tính toán theo các phương pháp khác nhau, vì thế khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số của chỉ tiêu theo một phương pháp thống nhất

- Thống nhất về đơn vị đo lường, thời gian thu thập số liệu: Các chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các đơn vị tính khác nhau, vì thế để có thể so sánh cần quy đổi về cùng một đơn vị tính Ngoài ra, khi so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện khác như: cùng phương hướng và điều kiện kinh doanh

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY 10

Lịch sử hình thành và phát triển

Sau hơn 70 năm từ khi thành lập, công ty cổ phần May 10 đã đi qua những giai đoạn phát triển đầy biến động và thăng trầm, phản ánh sự biến chuyển của lịch sử đất nước, từng bước trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng may mặc.

Giai đoạn đầu tiên của May 10 bắt đầu từ năm 1946 đến năm 1956, khi tiền thân của công ty là các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp Vào năm 1952, các xưởng may này được hợp nhất thành Xưởng may

10, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của công ty.

Giai đoạn tiếp theo từ 1956 đến 2004 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của May 10 Sau khi được chuyển về Hà Nội vào năm 1956, công ty tiếp tục sản xuất quân trang, sau đó chuyển sang sản xuất hàng dân dụng theo kế hoạch của Nhà nước từ năm 1961 Sau chiến tranh thống nhất đất nước vào năm 1976, May 10 tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu Đến năm 1992, công ty chuyển đổi thành Công ty May 10, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của mình.

Giai đoạn cuối cùng từ năm 2004 đến nay chứng kiến sự đổi mới và hội nhập của May 10 vào nền kinh tế thị trường Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, và năm 2010 trở thành Tổng công ty May 10 - CTCP (Garco 10), tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Trải qua hơn 70 năm hoạt động, May 10 đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như là thương hiệu công sở hàng đầu tại Việt Nam, là đối tác cung cấp trang phục cho các tập đoàn, tổng công ty lớn, cũng như được xếp hạng trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) Đồng thời, hệ thống hơn 60 cửa hàng và gần 200 đại lý trên toàn quốc cũng là một minh chứng cho sự phát triển bền vững của May 10 trên thị trường.

Cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sự chuyên môn hòa Bộ máy quản lý khá tình giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhâm đạt hiệu quả cao.

- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao đề quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao.

- Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xi nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty Phó tổng giám đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đám phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài

Văn phòng công ty giữ vai trò kép gồm giải quyết nghiệp vụ quản lý sản xuất và thực hiện nhiệm vụ phục vụ hành chính xã hội, đây là một đơn vị trực thuộc tổng hợp, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của doanh nghiệp.

- Phòng kinh doanh, có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty.

- Phòng kì thuật quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty, nhâm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt được mục tiêu về lợi ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty.

Phòng chất lượng (Q4) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường Nhiệm vụ của phòng này là kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện quy trình công nghệ, đồng thời ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi lưu hành trên thị trường.

- Phòng kế hoạch quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp đồng kinh doanh

- Phòng kho vận kiểm tra, tiếp nhận và viết phiếu xuất kho cho các sản phẩm được bán ra ngoài thị trường

- Ban đầu tư và phát triển chức năng của bạn là nghiên cứu và phát triển thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quảng cáo nhâm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

- Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: là nơi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và đưa họ đi tu nghiệp ở nước ngoài

Các xưởng may thành viên: đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty Các xưởng may này thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cất may, là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm vào kho Công ty cổ phần may 10 hiện nay có tất cả 11 xi nghiệp thành viên (5xí nghiệp Hà Nội và 6 xi nghiệp địa phương), 2 công ty con và 3 phân xưởng phụ trợ Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là:

+ Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi

+ Xi nghiệp veston 1, veston 2 chuyên sản xuất comple

+ Các xí nghiệp địa phương khác chủ yếu sản xuất áo sơ mi và quần âu

Hai công ty con của May 10 đặt tại Thanh Hoà và Quảng Bình Việc hach toán kinh doanh của hai công ty này được tiến hành một cách độc lập với công ty mẹ

Công ty có ba phân xưởng phụ trợ là: phân xưởng thêu, in, giặt, phân xưởng cơ điện và phân xưởng bao bì.

Tình hình hoạt động trong giai đoạn 2022-2023

Trải qua giai đoạn 2022-2023, công ty MAY 10 đã ghi nhận một số biến động trong hoạt động kinh doanh của mình Doanh thu của công ty trong năm 2022 đạt mức 4.669 tỷ đồng, nhưng đã giảm xuống 4.248 tỷ đồng vào năm 2023, một sự suy giảm đáng kể khoảng 9% so với năm trước đó Lợi nhuận trước thuế cũng phản ánh một tình hình tương tự, từ

151 tỷ đồng xuống còn 123 tỷ đồng, tức là giảm 18,5%.

Nguyên nhân chính của sự suy giảm này có thể được liệt kê là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khi nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, và

32 chuỗi cung ứng bị gián đoạn Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng là một yếu tố đáng kể. Để đối phó với những thách thức này, công ty MAY 10 đã đề xuất một số giải pháp cụ thể Đầu tiên là tập trung vào thị trường nội địa bằng cách mở rộng hệ thống phân phối và phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam Thứ hai là tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất Cuối cùng, công ty đề xuất mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách tìm kiếm thị trường mới và phát triển các sản phẩm cao cấp.

Dự báo cho năm 2024, công ty MAY 10 dự kiến doanh thu sẽ đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế dự kiến là 135 tỷ đồng Mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng May 10 vẫn duy trì vị thế là một doanh nghiệp dệt may lớn và uy tín tại Việt

Nam Để tiếp tục duy trì và phát triển, công ty cần có những giải pháp hiệu quả để vượt qua thời kỳ khó khăn này và giữ vững vị thế của mình trên thị trường.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN

Phân tích cấu trúc tài chính

2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản.

Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

I Tiền và tương đương tiền

II Đầu tư tài chính ngắn hạn

III Phải thu ngắn hạn

V Tài sản ngắn hạn khác

II Tài sản cố định

III Bất động sản đầu tư

IV Tài sản dở dang dài hạn

V Đầu tư tài chính dài hạn

V Tài sản dài hạn khác

→ Nhận xét: Dựa vào kết quả tính toán tại bảng 2.1 có nhận xét, đánh giá như sau:

Tổng tài sản của Công ty MAY10 cuối năm 2022 so với cuối năm 2023 giảm

7.398.861.274 VNĐ, tương ứng với 0,32% Điều đó cho thấy quy mô tài sản của công ty giảm đi Việc giảm quy mô tài sản chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng 53.707.632.970

VNĐ với tỷ lệ tăng là 3,11% Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh

34 với 131.475.654.299 VNĐ với tỷ lệ giảm 46,54%, điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 88.193.637.581 VNĐ với tỷ lệ tăng 19,56% cho thấy các khoản bị chiếm dụng của công ty có sự gia tăng, hàng tồn kho giảm 79.209.394.498 VNĐ với tỷ lệ giảm 9,66%; tài sản ngắn hạn khác giảm ít nhất với số tiền 23.963.955.814 VNĐ, tỷ lệ giảm 32,52%; riêng đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh 200.163.000.000 VNĐ, tỷ lệ tăng 196,24%.

Giá trị tài sản dài hạn cuối năm 2022 giảm đi so với cuối năm 2023 là 61.106.494.244 VNĐ với tỷ lệ giảm là 10,79% Trong đó, nguyên nhân là do giảm tài sản cố định 51.780.340.046 VNĐ với tỷ lệ giảm là 10,31% Tài sản dở dang dài hạn có mức tăng với 787.217.950 VNĐ, tỷ lệ tăng 135,43% cho thấy công ty đầu tư vào tài sản nhiều hơn nhưng chưa hoàn thành; các khoản phải thu dài hạn giảm 172.599.352 VNĐ với tỷ lệ tăng là 2,09%, điều này cho thấy các khoản chiếm dụng dài hạn giảm đi Đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh nhất với số tiền 903.230.255 VNĐ, tỷ lệ tăng 25,11% Tài sản dài hạn khác giảm 10.844.003.051 VNĐ với tỷ lệ giảm 20,89% Tuy nhiên, để biết được nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục cần căn cứ vào các tài liệu liên quan để đưa ra nhận xét chính xác.

Xét về cơ cấu tài sản cho thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn Cụ thể, tài sản ngắn hạn năm 2022 và 2023 lần lượt là 75,32% và 77,91%, còn tài sản dài hạn lần lượt là 24,68% và 22,09% Điều này cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn để đầu tư chủ yếu cho tài sản ngắn hạn.

Xem xét chi tiết cơ cấu tài sản ngắn hạn, ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trộng chủ yếu (cuối năm 2022 chiếm tỷ trọng 35,71% và cuối năm 2023 chiếm 32,37%) Nếu hàng tồn kho của công ty là thành phẩm, hàng hóa dự trữ để bán ra thì tỷ trọng như vậy là hợp lý Tuy nhiên, cần phải kiểm tra và xem xét kỹ tình trạng hàng tồn kho của công ty (hàng hóa, sản phẩm đang bán chạy trên thị trường hay là hàng tồn kho do kém phẩm chất) Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng tồn kho lớn sẽ phát sinh tăng các khoản chi phí như lưu kho bãi, bảo quản và các chi phí khác, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Vì thế, để có đánh giá chính xác cần phải kết hợp các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho Các khoản phải thu ngắn hạn phải thu cuối năm 2022 chiếm tỷ trọng 19,64% trong tổng tài sản, cuối năm 2023 đạt 23,56% Qua đó có thể thấy công ty ít bị chiếm dụng vốn ngắn hạn và quản lí tốt các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản tiền và tương đương tiền cuối năm 2022 chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể 12,31% trong tổng tài sản và giảm xuống 6,6% vào cuối năm 2023 Cần đối chiếu với tình hình và khả năng thanh toán, xem xét qua nhiều thời điểm để đưa ra kết luận về tính hợp lý của dự trữ tiền mặt.

Tổng giá trị tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn, với 21,88% tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2022 và giảm xuống còn 19,69% vào cuối năm.

2023 Như vậy, tài sản cố định thời điểm cuối năm giảm đi về giá trị cũng như tỷ trọng, cho thấy năng lực sản xuất của công ty đang giảm sút và công ty đang đầu tư vào tài sản cố định nhưng chưa hoàn thành. Để đánh giá cơ cấu tài sản này là hợp lý hay chưa cần đặc điểm sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và chính sách đầu tư, đồng thời so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn.

Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Nguồ n kinh phí và quỹ khác

→ Nhận xét: Dựa vào kết quả tính toán tại bảng 2.2 có nhận xét, đánh giá như sau:

Qua so sánh số liệu tài chính năm 2023 với 2022, tổng nguồn vốn của MAY10 ghi nhận sự giảm nhẹ 0,32% Tuy nhiên, nợ phải trả lại giảm đến 2,86%, tương đương 51,65 tỷ đồng Ngược lại, vốn chủ sở hữu tăng mạnh 9,05% (44,25 tỷ đồng), thể hiện sự gia tăng đáng kể trong quy mô huy động vốn Đáng chú ý, nguồn vốn huy động này chủ yếu đến từ bên ngoài doanh nghiệp.

Xét về cơ cấu nguồn vốn cho thấy, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn sở hữu Cụ thể, nợ phải trả cuối năm 2022 và cuối năm 2023 lần lượt là 78,70% và 76,70%, còn vốn chủ sở hữu lần lượt là 21,30% và 23,30% Như vậy, nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả, do đó mức độ tự chủ tài chính của công ty là không tốt mặc dù đã có sự giảm nhẹ ở thời điểm cuối năm.

Phân tích chi tiết các khoản nợ phải trả cho thấy, nợ phải trả chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn, cụ thể cuối năm 2022, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 70,14% trong tổng nguồn vốn và cuối năm 2023 là 69,89% Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số nguồn vốn cả thời điểm cuối năm 2022 và năm 2023 Tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn cho thấy công ty huy động vốn từ bên ngoài chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn.

2.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Bảng 2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023

1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 1.728.722.783.279 1.782.430.416.249 53.707.632.970 3,11

2 Tài sản dài hạn VNĐ 566.515.736.207 505.409.241.963 (61.106.494.244) (10,79)

3 Nợ phải trả VNĐ 1.806.424.564.795 1.754.773.367.263 (51.651.197.532) (2,86) 3.1 Nợ ngắn hạn VNĐ 1.609.853.350.104 1.598.932.073.802 (10.921.276.302) (0,68)

4 Vốn chủ sở hữu VNĐ 488.813.954.691 533.066.290.949 44.252.336.258 9,05

7 Hệ số tự tài trợ Lần 0,21 0,23 0,02 9,41

8 Hệ số tài trợ thường xuyên

9 Hệ số tài sản trên nợ phải trả

10 Hệ số nợ phải trả trên tài sản

11 Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu

Số liệu bảng 2.3 cho thấy hệ số tự chủ tài chính của công ty MAY10 ở thời điểm năm 2022 là 0,21 lần hay 21%, thời điểm năm 2023 là 0,23 lần hay 23%; hệ số nợ phải trả trên tài sản tương ứng là 0,79 lần (79%) và 0,77 lần (77%); các chỉ tiêu hệ số tài sản trên nợ phải trả, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu đều cho thấy công ty huy động nhiều vốn chủ hơn nợ phải trả để đầu tư cho tài sản hay nói cách khác, tài sản của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, điều đó giúp cho công ty có khả năng tự chủ tài chính khá cao.

Hệ số tài trợ thường xuyên ở thời điểm năm 2022 là 1,21 lần cho thấy 1 đồng giá trị tài sản dài hạn được tài trợ bởi 1,21 đồng nguồn vốn thường xuyên, đến thời điểm năm

2023 tăng lên 1,36 đồng Điều đó cho thấy công ty MAY10 dư thừa nguồn vốn dài hạn tài

38 trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp công ty tránh được rủi ro thanh toán, an ninh tài chính được đảm bảo.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ, TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG

Phân tích công nợ của doanh nghiệp

3.1.1 Phân tích công nợ phải thu

Bảng 3.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải thu Đơn vị tính:VNĐ

I Các khoản phải thu ngắn hạn

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

5 Phải thu về cho vay ngắn hạn

6 Phải thu ngắn hạn khác 38.118.395.972 8,3 26.758.550.108 4,9 (11.359.845.86

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

II Các khoản phải thu dài hạn

1 Phải thu dài hạn của khách hàng

2 Trả trước cho người bán dài hạn

3 Vốn kinh doanh ở đơn vị

4 Phải thu nội bộ dài hạn

5 Phải thu về cho vay dài hạn

6 Phải thu dài hạn khác

7 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

→ Nhận xét: Qua số liệu của bảng 3.1 có thể đưa ra những nhận xét sau:

Cơ cấu các khoản phải thu của công ty cho thấy tỷ trọng áp đảo của các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 98,2% vào năm 2022 và 98,5% vào năm 2023 Ngược lại, các khoản phải thu dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,8% và 1,5%) Điều này chỉ ra rằng công ty đang tập trung giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách hạn chế thời gian bị chiếm dụng của tiền, đảm bảo tính an toàn và thanh khoản cho dòng tiền của mình.

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách hàng (88,9% cuối năm 2022 và 92,7% vào cuối năm 2023) Trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng 0,98% cuối năm 2022 và 0,9% vào cuối năm 2023; phải thu ngắn hạn khác chiếm 8,3% cuối năm 2022 và 4,9% cuối năm 2023.

Bảng 3.2 Phân tích tình hình thu hồi công nợ phải thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023

1 Doanh thu bán chịu (Doanh thu thuần

2 Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

3 Thời gian kỳ hạch toán Ngày 360 360 - -

4 Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn

5 Thời gian thu tiền bình quân Ngày 165,72 162,90 (2,81) (1,70)

→ Nhận xét: Qua số liệu của bảng 3.2 có thể đưa ra những nhận xét sau:

Tốc độ thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn năm 2023 tăng so với năm 2022 Cụ thể, năm

Tỷ số quay vòng các khoản phải thu năm 2022 là 2,17 vòng, tăng lên 2,21 vòng vào năm 2023, tương ứng thời gian thu tiền là 165,72 ngày/vòng năm 2022 giảm xuống 162,90 ngày/vòng năm 2023 Điều này cho thấy thời gian thu hồi vốn của công ty đang được rút ngắn, tình hình thu hồi vốn có tiến triển tốt hơn so với năm trước.

3.1.2 Phân tích công nợ phải trả.

Bảng 3.3 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải trả Đơn vị tính: VNĐ

I Nợ phải trả ngắn hạn

1 Phải trả người bán ngắn hạn

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn

3 Thuế và các khoản phải nộp

4 Phải trả người lao động

5 Chi phí phải trả ngắn hạn

6 Phải trả nội bộ ngắn hạn

7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

9 Phải trả ngắn hạn khác

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi

14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

II Nợ phải trả dài hạn 196.571.214.691 10,88 155.841.293.461 8,88 (40.729.921.230) (20,72) (2,00)

1 Phải trả người bán dài hạn

3 Chi phí phải trả dài hạn

4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

5 Phải trả nội bộ dài hạn

6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

7 Phải trả dài hạn khác 12.121.011.000 0,67 12.315.104.850 0,70 194.093.850 1,6 0,03

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

12 Dự phòng phải trả dài hạn

13 Quỹ phát triển khoa học công nghệ

→ Nhận xét: Qua kết quả tính toán được tại bảng 3.3, có nhận xét, đánh giá như sau:

Xét về mặt cơ cấu, nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu tổng công nợ phải trả (89,12% và 91,12% ở thời điểm cuối năm 2022 và cuối năm 2023) Nợ phải trả dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ (10,88% và 8,88%), cho thấy công ty chủ yếu chiếm dụng vốn trong ngắn hạn, công ty chịu áp lực vì cần phải thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn.

Nợ phải trả ngắn hạn của công ty chủ yếu là nợ phải trả người bán ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 33,4% và 32,49% ở thời điểm cuối năm 2022 và cuối năm 2023 Khoản này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả ngắn hạn, gắn liền với việc mua chịu hàng, vì thế công ty cần phải theo dõi chặt chẽ khoản phải trả này để có kế hoạch trả nợ đúng hạn cho người bán Công ty cũng nhận tiền ứng trước từ người mua hàng và khoản này chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,68% và 0,77% ở thời điểm cuối năm 2022 và 2023, giảm 0,91% Phải trả người lao động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 20,29% cuối năm 2022 và có sự giảm nhẹ xuống 19,91% ở thời điểm cuối năm 2023.

Khoản nợ phải trả vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng 29,82% cuối năm 2022 và tăng lên 32,31 vào cuối năm 2023 Điều này là do công ty tăng cười vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để bổ sung cho tài sản ngắn hạn Khoản này chiếm tỷ trọng khá lớn, nên công ty cũng cần phải theo dõi sát sao để có biện pháp trả nợ kịp thời.

Các khoản phải trả khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nợ phải trả Mặc dù vậy, đối với từng khoản nợ cũng cần phải theo dõi chi tiết để thực hiện đúng thời hạn thanh toán.

Xét về giá trị, tổng công nợ phải trả cuối năm 2023 đã giảm xuống 51.651.197.532 VNĐ so với cuối năm 2022 với tỷ lệ giảm là 2,86% Các khoản nợ phải trả giảm là do các khoản nợ ngắn hạn giảm 10.921.276.302 VNĐ với tỷ lệ giảm là 0,68% Cùng lúc đó, nợ phải trả dài hạn cũng giảm 40.729.921.230 VNĐ với tỷ lệ giảm là 20,72%.

Mặc dù các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng mạnh 14.057.057.732 VNĐ với tỷ lệ 293,53% và người mua trả tiền trước giảm 16.951.836.670 VNĐ với tỷ lệ giảm 55,8% nhưng tổng nợ phải trả ngắn hạn vẫn giảm xuống Đó là do việc giảm hầu hết của các khoản mục chủ yếu: Phải trả người bán ngắn hạn giảm 33.252.825.077 VNĐ với tỷ lệ giảm 5,51%, Người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 16.951.836.670 VNĐ với tỷ lệ giảm 55,8%, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 4.969.085.586 VNĐ với tỷ lệ giảm 34%, Phải trả người lao động giảm 17.154.984.201 VNĐ với tỷ lệ giảm 4,68% Các khoản khác có tăng nhẹ cuối năm 2023 so với cuối năm 2022.

Cùng lúc đó, nợ phải trả dài hạn cũng giảm 40.729.921.230 VNĐ với tỷ lệ giảm 20,72% Nợ phải trả dài hạn giảm là do công ty đã thanh toán một phần vay Người mua trả tiền trước dài hạn (9.041.320.130 VNĐ), vay và nợ thuê tài chính dài hạn (30.591.702.497VNĐ), Quỹ phát triển khoa học công nghệ (1.290.992.453VNĐ) Khoản mục phải trả dài hạn khác có tăng nhẹ so với cuối năm 2022 nhưng không đáng kể.

Có thể nói, cơ cấu công nợ phải trả của công ty hợp lý và tương đối ổn định, chi tiết các khoản nợ có sự tăng, giảm khác nhau nhưng nhìn chung công nợ phải trả của công ty có mức biến động giảm khá tốt.

Bảng 3.4 Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ phải trả

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023

So sánh Chênh lệch Tỷ lệ

1 Tổng số tiền mua chịu (Giá vốn hàng bán)

2 Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân VNĐ 1.504.928.535.074 1.604.392.711.953 99.464.176.879

3 Thời gian kỳ thanh toán Ngày 360 360 - -

4 Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn

5 Thời gian thanh toán bình quân

→ Nhận xét: Dựa vào kết quả tính toán tại bảng 3.4, có thể nhận xét, đánh giá như sau:

Tỷ lệ quay vòng các khoản phải trả ngắn hạn tăng nhẹ trong năm 2023, đạt 0,622 vòng, tương đương tăng 0,005 vòng so với năm trước; thời gian thanh toán trung bình giảm 4,74 ngày, từ 583,97 ngày/vòng xuống còn 579,23 ngày/vòng Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy thời gian thanh toán chậm lại, tỷ lệ quay vòng chậm hơn so với năm 2022.

3.1.3 Phân tích mối quan hệ công nợ phải thu, công nợ phải trả.

Bảng 3.5: Bảng phân tích mối quan hệ công nợ phải thu, công nợ phải trả

So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1 Tổng nợ phải thu VNĐ 460.694.197.954 547.145.230.783 86.451.032.829 18,77

2 Tổng nợ phải trả VNĐ 1.803.736.545.869 1.754.773.367.263 (48.963.178.606) (2,71)

3 Tỷ lệ tổng nợ phải thu so với tổng nợ phải trả

→ Nhận xét: Qua số liệu tính toán tại bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả cuối năm 2022 là 25,54%, có nghĩa là cứ 100 đồng nợ phải trả thì chỉ có 25,54 đồng nợ phải thu, trong khi đó, ở cuối năm 2023 là 31,18 đồng nợ phải thu Mặc dù tỷ lệ này có tăng nhưng không đáng kể Điều này cho thấy mức độ đi chiếm dụng vốn của công ty với các cá nhân đơn vị khác rất cao so với mức vốn bị chiếm dụng.

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023

1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 1.726.025.459.357 1.782.430.416.249 56.404.956.892 3,27

1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền VNĐ 282.499.385.851 151.023.731.552 (131.475.654.299) (47)

1.2 Đầu tư tài chính ngắn hạn VNĐ 102.000.000.000 302.163.000.000 200.163.000.000 196,24

1.3 Các khoản phải thu ngắn hạn VNĐ 452.425.363.302 539.048.995.483 86.623.632.181 19,15

1.4 Hàng tồn kho VNĐ 815.483.225.493 740.472.448.542 (75.010.776.951) (9,20) 1.5 Tài sản ngắn hạn khác VNĐ 73.617.484.711 49.722.240.672 (23.895.244.039) (32,46)

2 Tài sản dài hạn VNĐ 566.515.736.207 505.409.241.963 (61.106.494.244) (10,79)

Trong đó, tài sản cố định VNĐ 502.165.099.851 405.384.759.805 (96.780.340.046) (19,27)

5 Hệ số KNTT tổng quát Lần 1,27 1,30 0,03 2,58

6 Hệ số KNTT nợ ngắn hạn Lần 1,07 1,11 0,04 3,79

7 Hệ số KNTT nhanh Lần 0,57 0,65 0,09 15,01

8 Hệ số KNTT tức thời Lần 0,18 0,09 (0,08) (46,27)

9 Hệ số KNTT nợ dài hạn Lần 2,88 3,24 1,13 39,12

→ Nhận xét: Qua số liệu tính toán tại bảng 3.6 cho thấy:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty cuối năm 2022 là 1,27 lần và tăng lên 1,30 lần ở cuối năm 2023 Hệ số này đều lớn hơn 1 ở cả hai thời điểm chứng tỏ Công ty hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn phải trả, khả năng thanh toán tổng quát ở cuối năm 2023 tăng nhẹ so với cuối năm 2022.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cuối năm 2022 và cuối năm

Năm 2023, tỷ lệ thanh toán nợ nhanh lần lượt là 1,07 và 1,11, cho thấy công ty duy trì khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn hiện tại Điều này thể hiện sự tăng nhẹ so với năm trước, chứng tỏ công ty đang quản lý hiệu quả các nguồn tài chính của mình.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cuối năm 2022 và cuối năm 2023 lần lượt là 0,57 và 0,65 Điều này cho thấy, khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn ở mức thấp và tăng vào thời điểm cuối năm 2023.

Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Công ty ở cả hai thời điểm cuối năm 2022 và 2023 lần lượt là 2,88 và 3,24 Điều này cho thấy, các khoản nợ dài hạn của Công ty luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4.1.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4.1.1: Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh

1 Lợi nhuận/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh

1.1 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ

3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

→ Nhận xét: Qua kết quả tính toán tại bảng 4.1.1 cho thấy, lợi nhuận của công ty được hình thành gần như toàn bộ từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong đó chỉ có hoạt động tài chính mang lại lợi nhuận, còn hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục thua lỗ

Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2023 so với năm 2022 giảm 28,065,016,553 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 48.09% Phân tích chi tiết kết quả kinh doanh theo các nguồn hình thành cho thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 30,099,760,411 VNĐ với tỷ lệ giảm 51.94%, trong đó lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 38,907,332,203 VNĐ, tỷ lệ giảm 72.28% Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có xu hướng tăng, số lãi của hoạt động tài chính năm 2023 tăng lên so với năm 2022 là 8,807,571,792 VNĐ; lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2022 so với 2023 tăng mạnh 2,034,843,858 VNĐ, tương ứng tỷ lệ 488.70% Để đánh giá chính xác về lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác cần làm rõ các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động này.

Cơ cấu và sự biên động của lợi nhuận trên cho thấy công ty đang chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình.

4.1.2 Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4.1.2 Bảng phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ

CHỈ TIÊU Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch Tỷ lệ

1, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,084,023,427,172 1,104,219,208,656 20,195,781,484 1.86

2, Các khoàn giảm trừ doanh thu 227,310,940 420,583,556 193,272,616 85.03

3, Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

5, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6, Doanh thu hoạt động tài chinh 57,391,502,584 37,571,261,631 (19,820,240,953) (34.54)

9, Chi phi quản lý doanh nghiệp 56,457,990,068 42,134,250,054 (14,323,740,014) (25.37)

10, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 57,945,531,273 27,845,770,862 (30,099,760,411) (51.94)

14, Tông lợi nhuận kế toán trước thuế 58,362,009,736 30,296,993,183 (28,065,016,553) (48.09)

17, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 48,653,995,394 26,000,501,090 (22,653,494,304) (46.56)

Giá vốn hàng bán tăng cao (tăng 69,408,810,014 VNĐ) so với doanh thu thuần dẫn đến lợi nhuận gộp giảm mạnh (giảm 31,66%) Nguyên nhân có thể do quản lý chi phí liên quan đến sản xuất, mua nguyên vật liệu kém hiệu quả hoặc giá bán hàng hóa giảm.

Doanh thu hoạt động tài chính cả hai năm đều thấp hơn chi phí chính Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính năm 2023 giảm đáng kể so với năm

2022 Để giải thích nguyên nhân và đánh giá chính xác cần căn cứ vào các số liệu chi tiết trong thuyết minh Báo cáo tài chính và các sổ sách chi tiết.

Chi phí bán hàng tăng 8.36%, tương ứng 3,825,771,071 VNĐ Chi phí bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng của Công ty tăng, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên điều này được đánh giá là không hợp lý, ảnh hưởng không tốt đến việc tăng lợi nhuận.

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 25.37%, tương ứng 14,323,740,014 VNĐ Chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Con số này cho thấy ảnh hưởng tích cực đến việc tăng lợi nhuận, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp, chính sách phù hợp trong việc quản lý doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng có xu hướng giảm mạnh từ 2022 sang 2023 - 51.94 %, tương ứng 30,099,760,411 VNĐ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là do chỉ tiêu: Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Lợi nhuận khác tăng vọt khiến lợi nhuận chung tăng đáng kể so với năm trước, với mức tăng đạt 488,70% tương đương với 2.034.843.858 VNĐ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, sự gia tăng lợi nhuận khác có thể không phải là dấu hiệu tích cực cho doanh nghiệp, vì nó có thể bao gồm doanh thu từ tiền đền bù bảo hiểm, tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng hoặc doanh thu từ xử lý tài sản thừa thiếu.

Thu nhập khác năm 2023 tăng mạnh so với 2022, chi phí khác giảm nhiều góp phần làm tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

→ Đánh giá chung: Qua bảng số liệu có thể đánh giá khái quát là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ, tuy nhiên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty có xu hướng giảm mạnh Điều này được đánh giá là chưa tốt nguyên nhân đã được nêu ở trên công ty cần đặc biệt lưu ý đến quản lý và giám sát tốt hơn về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng để từ đó tăng hơn nữa lợi nhuận.

4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận

Bảng 4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận Đơn vị tính: VNĐ

TIÊU Năm 2022 Năm 2023 So sánh Ảnh hưởng

1, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2, Các khoản giảm trừ doanh thu

4, Doanh thu hoạt động tài chinh

7, Chi phí quản lý doanh nghiệp

10, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

→ Nhận xét:Qua kết quả tính toán tại bảng 4.1.3 cho thấy, lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 28,065,016,553 triệu VNĐ, chịu ảnh hưởng của các nhân tố như sau:

• Các nhân tố ảnh hưởng tăng lợi nhuận kế toán trước thuế:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20,195,781,484 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 20,195,781,484 VNĐ;

- Chi phí tài chính giảm 28,628,712,745 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 28,628,712,745 VNĐ;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 14,323,740,014 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 14,323,740,014 VNĐ;

- Thu nhập khác tăng 1,017,291,285 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1,017,291,285 VNĐ;

- Chi phí khác giảm 899,326,421 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 899,326,421 VNĐ.

• Các nhân tố ảnh hưởng giảm lợi nhuận kế toán trước thuế:

- Các khoản giảm trừ tăng 193,272,616 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 193,272,616 VNĐ;

- Giá vốn hàng bán tăng 69,408,810,014 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 69,408,810,014 VNĐ;

- Doanh thu hoạt đông tài chinh giảm 19,820,240,953 VNĐ làm lợi nhuận kế toán truớc thuế giảm 19,820,240,953 VNĐ;

- Chi phí bán hàng tăng 3,825,771,071 VNĐ làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 3,825,771,071 VNĐ.

4.1.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị các khoản giảm trừ doanh thu, quản trị chi phí và hiệu quả hoạt động

Bảng 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận Đơn vị tính: (%)

(1) (2) (3) (4) a/ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị các khoản giảm trừ doanh thu

Hệ số các khoản giảm trừ doanh thu trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ số phản ánh tình hình quản trị chi phí Chỉ số này cho biết tỷ lệ phần trăm các khoản giảm trừ doanh thu trên doanh thu thuần, giúp đánh giá hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp Khi hệ số này giảm, có nghĩa là doanh nghiệp đang quản lý chi phí tốt hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn Ngược lại, nếu hệ số này tăng, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược quản trị chi phí để cải thiện hiệu quả kinh doanh.

(1) Hệ số GVHB/Doanh thu thuần BH&CCDV 85.60 90.34 4.74

(2) Hệ số CPTC/Doanh thu HĐTC 92.83 65.60 (27.23)

(3) Hệ số CPBH/Doanh thu thuần BH&CCDV 4.22 4.49 0.27

(4) Hệ số CPQLDN/Doanh thu thuần HĐKD 4.95 3.69 (1.26) c/ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

(1) Hệ số lợi nhuận gộp BH&CCDV/Doanh thu thuần

(2) Hệ sổ lợi nhuận thuần HĐKD/Doanh thu thuần

(3) Hệ số tổng lợi nhuân kế toán trưởc thuế/Tổng luân chuyển thuần 5.11 2.65 (2.46)

(4) Hê sổ tổng lợi nhuận sau thuế/Tổng luân chuyển thuần 4.26 2.27 (1.98)

Đánh giá tình hình quản trị các khoản giảm trừ doanh thu cho thấy hệ số hàng bán bị trả lại trên doanh thu BH&CCDV tăng 0,02% giữa hai năm, phản ánh công ty chưa hạn chế được hàng bán bị trả lại Tình hình quản trị chi phí cũng có diễn biến tương tự khi các hệ số GVHB trên doanh thu thuần BH&CCDV, hệ số CPBH trên doanh thu BH&CCDV đều tăng lên.

2 năm, chứng tỏ Công ty quản lý chưa tốt chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng dẫn đến hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao Tuy nhiên, hệ số CPTC trên DTTC và hệ số CPQLDN trên DTTC có xu hướng giảm Điều này chứng tỏ công ty đã tìm được giải pháp phù hợp cho vấn đề này trong doanh nghiệp. Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho thấy, các chỉ tiêu đều giảm qua 2 năm Điều đó cho thấy sức sinh lời và hiệu quả hoạt động của Công ty đã có sự giảm sút.

4.1.5 Phân tích tốc độ phát triển của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4.1.5: Phân tích tốc độ phát triển của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tốc độ phát triển liên hoàn 100 104.45

Tốc độ phát triển liên hoàn định gốc 100 104.45

Tốc độ phát triển liên hoàn 100 48.06

Tốc độ phát triển định gốc 100 48.06

• Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu:

• Tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận:

→ Nhận xét:Qua đánh giá tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc ta thấy doanh thu có xu hướng tăng nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm Tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhanh hơn lợi nhuận, đây là xu hướng chưa tốt, điều đó cho thấy doanh nghiệp chưa quản trị chi phí tốt Doanh nghiệp cần đi sâu phân tích các yếu tố chi phí để có những biện pháp quản lý thích hợp; để tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn nữa.

Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4.2.1 Phân tích khả năng tạo tiền.

Dựa vào Báo cáo tài chính của Tổng Công ty May 10 – Công ty Cổ phần, có thể phân tích khả năng tạo tiền của Công ty như sau:

Bảng 4.2.1 Phân tích khả năng tạo tiền của Công ty May 10

→Nhận xét: Số liệu bảng 4.2.1 cho thấy, luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể trong năm 2022 là 72,61% và trong năm 2023 là 70,75% so với năm 2022 giảm 1.047.448 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,10% Tuy có sự giảm nhẹ so với năm trước nhưng đây vẫn là luồng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất Điều này cho thấy, tiền được tạo ra chủ yếu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu tiền từ khách hàng, Đây là dấu hiệu an toàn vì khả năng tạo tiền của Công ty cao và là nguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán, giảm các khoản phải thu, tránh rủi ro

Luồng tiền thu vào từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, cụ thể trong năm 2022 là 25,56% và năm 2023 là 20,78%, so với năm 2022 giảm 583.671 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 34,99% Nguyên nhân do trong năm 2023 Công ty đã huy động thêm vốn đầu tư từ các chủ sở hữu, tuy nhiên, các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn lại có sự tụt giảm

Tỷ trọng luồng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư tuy không lớn nhưng có mức tăng trưởng đột biến, đạt 8,46% trong năm 2023, cao hơn đáng kể so với mức 1,84% năm 2022 Sự gia tăng này tương ứng với khoản chênh lệch lên tới 321.491 triệu đồng, cho thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực đầu tư trong năm tới.

59 so với năm trước, tương ứng với tỷ lệ 267,87% Điều này là do Công ty đã thu hồi được các khoản cho vay cũng như khoản đầu tư về chứng khoán.

Tổng luồng tiền thu vào của Công ty năm 2023 giảm 1.309.628 triệu đồng so với năm 2022, tỷ lệ giảm 20,07% cho thấy quy mô luồng tiền giảm.

4.2.2 Phân tích tình hình sử dụng tiền.

Bảng 4.2.2: Bảng phân tích tình hình sử dụng tiền của Công ty May 10

→ Nhận xét: Qua số liệu tính toán được tại bảng 4.2.2, tổng tiền chi ra của Công ty năm 2023 giảm 917.682 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 14,63%, cho thấy quy mô sử dụng tiền của Công ty giảm

Luồng tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dòng tiền, với 71,09% vào năm 2022 và giảm xuống 64,81% vào năm 2023 Khoản chi chủ yếu là chi phí sản xuất, trả cho nhà cung cấp, chi trả lương nhân viên, tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi cho người lao động.

60 thưởng, điều này cho thấy tiền tạo ra chủ yếu được sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, có thể nói, tình hình kinh doanh cũng như thanh toán của Công ty thuận lợi.

Luồng tiền chi ra từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, cụ thể năm 2022 là 22,43% và năm 2023 là 20,89%, giảm 288.253 triệu đồng Số liệu chi tiết cho thấy, Công ty đã chi tiền trả các khoản nợ gốc đã vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu, điều này đồng nghĩa với việc Công ty đang thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán với chủ nợ và các cổ đông.

Luồng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng không cao nhưng tăng đáng kể trong năm 2023 (năm 2022 là 6,48% và năm 2023 là 14,30%) và tăng 359.676 triệu đồng với tỷ lệ 88,55% Số liệu chi tiết cho thấy, luồng tiền chủ yếu được chi ra để cho vay và mua các công cụ nợ nhằm mục đích đầu tư, cũng như chi ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ Điều đó cho thấy Công ty đang ở giai đoạn phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đồng thời phải xem xét mối liên hệ với tình hình thanh toán và hiệu quả kinh doanh của bên đi vay cũng như của các bên phát hành công cụ nợ.

4.2.3 Phân tích mối liên hệ giữa khả năng tạo tiền và tình hình sử dụng tiền

Bảng 4.2.3 Bảng phân tích mối liên hệ giữa khả năng tạo tiền và tình hình sử dụng tiền

→ Nhận xét: Qua số liệu tính toán được từ bảng phân tích, ta có thể đưa ra một số đánh giá, nhận xét như sau:

Tỷ lệ giữa luồng tiền thu vào với luồng tiền chi ra năm 2022 là 104,05%, năm 2023 đã giảm xuống còn 97,42% cho thấy luồng tiền thu vào nhỏ hơn luồng tiền chi ra dẫn đến sự giảm sút luồng tiền của doanh nghiệp.

Trong tổng luồng tiền thu vào, Công ty ưu tiên chi trả vào hoạt động kinh doanh với mức chi chiếm hơn 60% trong cả hai năm Hoạt động tài chính xếp thứ hai về mức độ chi, với tỷ lệ hơn 20%.

61 nhất là hoạt động đầu tư với tỷ lệ là 6,22% trong năm 2022 và đã tăng lên 14,68% ở năm

2023 Điều này được đánh giá là hợp lý vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong Công ty.

4.2.4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ.

Bảng 4.2.4 Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty May 10

Tổng lưu chuyển thuần dương 253.871 triệu đồng trong năm 2022 cho thấy tình hình tài chính khỏe mạnh của doanh nghiệp Dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh thể hiện sự tăng trưởng và phát triển, trong khi dòng tiền âm từ hoạt động đầu tư cho thấy các khoản đầu tư dài hạn có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý đến lượng tiền kinh doanh hạn chế, đòi hỏi phải vay vốn hoặc mua tài sản để mở rộng sản xuất Các hoạt động đầu tư này được đánh giá hiệu quả nếu mang lại dòng tiền dương lớn hơn trong tương lai.

Năm 2023, tình hình lưu chuyển tiền của Công ty có dấu hiệu bất ổn về luồng tiền khi tổng mức lưu chuyển thuần trong năm là -138.074 triệu đồng Trong đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là +220.757 triệu đồng, vì vậy doanh nghiệp đáp ứng đủ cho các nhu cầu mua tài sản, trả các khoản nợ, các khoản cổ tức cho các chủ sở hữu, các nhà đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và tài chính là âm cho thấy có thể doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cho thấy sự phát triển Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô này có hiệu quả chỉ khi hoạt động kinh doanh tạo ra đủ tiền để chi trả cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

4.2.5 Phân tích mối liên hệ giữa luồng tiền với tình hình tài chính. a Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với khả năng thanh toán

Bảng 4.2.5a: Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với khả năng thanh toán của Công ty May 10

Trong năm 2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương cho nên Công ty đảm bảo khả năng thanh toán của lưu chuyển tiền thuần, thể hiện các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của lưu chuyển tiền thuần đều mang dấu dương (+) Tuy nhiên, các chỉ tiêu này còn ở mức thấp, ngoại trừ 2 chỉ tiêu hệ số chi trả lãi vay của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD và hệ số khả năng chi trả cổ tức của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Ngoài ra, chỉ tiêu hệ số khả năng chi trả cho HĐĐT và HĐTC của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD lại mang dấu âm (-), điều này chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động vì lưu chuyển thuần từ HĐĐT và HĐTC bị "âm"

Tăng trưởng kinh tế chậm lại đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và chi trả của doanh nghiệp năm 2023 Tuy nhiên, các chỉ tiêu này vẫn duy trì ở mức ổn định Hệ số khả năng chi trả cho đầu tư và hoạt động của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, mặc dù vẫn âm, đã có sự cải thiện trong năm nay, phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa dòng tiền thuần và năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 4.2.5b Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với năng lực hoạt động của Công ty May 10

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Phân tích hiệu quả kinh doanh

5.1.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty May 10 ta phải lập các bảng phân tích như sau:

Bảng 5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty May 10

1 Tổng tài sản bình quân VNĐ 2.111.318.161.525 2.291.539.088.849 180.220.927.325 8,54

2 Chi phí lãi vay VNĐ 8.012.647.823 8.159.554.167 146.906.344 1,83

3 Doanh thu thuần BH&CCDV VNĐ 1.083.796.116.232 1.103.798.625.100 20.002.508.868 1,85

4 Lợi nhuận kế toán trước thuế VNĐ 58.362.009.736 30.296.993.183 (28.065.016.553) (48,09)

5 Lợi nhuận sau thuế TNDN VNĐ 48.653.955.394 26.000.501.090 (22.653.454.304) (46,56)

6 Hệ số doanh thu thuần BH&CCDV/toàn bộ tài sản Lần 0,513 0,482 (0,032) -

7 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế

TNDN/toàn bộ tài sản Lần 0,023 0,011 (0,012) -

8 Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/toàn bộ tài sản Lần 0,031 0,017 (0,015) -

9 Hệ số toàn bộ tài sản/lợi nhuận sau thuế

→ Nhận xét: Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy được rằng, hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty May 10 vào năm 2023 đã giảm đi so với năm 2022 Cụ thể:

+ Sức sản xuất của toàn bộ tài sản giảm đi vì năm 2022 một đồng tài sản Công ty May 10 đầu tư thì thu được 0,513 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2023 thu được 0,482 đồng, giảm 0,032 đồng

+ Bên cạnh đó, sức sinh lời của toàn bộ tài sản của Công ty đã giảm đi đáng kể Một đồng tài sản công ty đầu tư tạo ra lợi nhuận trước thuế năm 2023 giảm so với năm 2022 là 0,012 đồng và một đồng tài sản tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng giảm 0,015 đồng

+ Số hao phí toàn bộ tài sản để thu được một đồng lợi nhuận sau thuế tăng lên 44,74 đồng Như vậy, suất hao phí của toàn bộ tài sản tăng lên rất nhiều (tăng gấp đôi năm 2022)

 Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty không tốt Công ty sử dụng tài sản vào việc kinh doanh chưa hợp lí

Qua phân tích có thể đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty May 10 năm 2023 giảm so với năm 2022 Sử dụng mô hình Dupont, phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu Sức sinh lời của tổng tài sản (ROA).Từ dữ liệu ở Báo cáo tài chính của Công ty May 10, ta có thể tính toán các chỉ tiêu như sau:

- Sức sản xuất của toàn bộ tài sản năm 2022

Tổng tài sản bq năm 2022 = 1.083.796.116.232

- Sức sinh lời của doanh thu năm 2022

= ROS 2022 = Lợi nhuận trước thuế năm 2022

- Sức sinh lời toàn bộ tài sản năm 2022

= ROA 2022 = Lợi nhuận trước thuế năm 2022

Tổng tài sản bq năm 2022 = 58.362.009.736

- Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2023

- Sức sinh lời của doanh thu năm 2023

= ROS 2023 = Lợi nhuận trước thuế năm 2023

- Sức sinh lời của toàn bộ tài sản năm 2023

- Mức độ tăng, giảm chung của ROA năm 2023 so với năm 2022

- Mức độ tăng, giảm của từng nhân tố đến ROA

+ ∆𝑅𝑂𝐴 do ảnh hưởng của nhân tố sức sản xuất của toàn bộ tài sản:

+ ∆𝑅𝑂𝐴 do ảnh hưởng của nhân tố LNTT/DTT:

Qua số liệu trên ta thấy, sức sinh lời của toàn bộ tài sản của Công ty May 10 năm 2023giảm đi so với năm 2022 là 0,014 lần là do ảnh hưởng của hai nhân tố:

+ Do ảnh hưởng của nhân tố sức sản xuất của toàn bộ tài sản hay số vòng quay của toàn bộ tài sản năm 2023 so với năm 2022 giảm làm cho ROA giảm 0,002 lần

+ Do ảnh hưởng của nhân tố sức sinh lời của doanh thu thuần giảm làm cho ROA giảm 0,013 lần

Để nâng cao lợi nhuận từ doanh thu thuần, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tăng doanh thu và giảm chi phí Việc phân tích từng khoản mục chi phí cấu thành tổng chi phí kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả sử dụng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân biệt được chi phí tiết kiệm hay lãng phí.

Bảng 5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty May 10

Nhận xét:Qua số liệu tính toán tại bảng cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của

Công ty May 10 năm 2023 thấp hơn so với năm 2022 Cụ thể:

- Sức sản xuất hay số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2023 so với năm 2022 giảm 0,042 vòng, thời gian một vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng lên 36 ngày cho thấy tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn giảm đi

Năng suất sinh lời tài sản ngắn hạn đã giảm trong năm 2022 Cụ thể, trong năm 2022, mỗi đồng giá trị tài sản ngắn hạn trung bình chỉ tạo ra 0,036 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Con số này thấp hơn so với năm 2021 khi mỗi đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận sau thuế.

2023 chỉ là 0,017 đồng, giảm 0,019 đồng

- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn tăng 34,32 đồng điều đó đã làm cho công ty lãng phí 110.244.159.484 vnđ vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn

1 Tài sản ngắn hạn bình quân VNĐ 1.615.516.515.546 1.755.576.599.764 140.060.084.219 8,67

2 Doanh thu thuần BH&CCDV VNĐ 1.083.796.116.232 1.103.798.625.100 20.002.508.868 1,85

3 Lợi nhuận kế toán trước thuế VNĐ 58.362.009.736 30.296.993.183 (28.065.016.553) (48,09)

4 Lợi nhuận sau thuế TNDN VNĐ 48.653.955.394 26.000.501.090 (22.653.454.304) (46,56)

5 Hệ số DTT BH&CCDV/Tài sản ngắn hạn bình quân (số vòng quay của tài sản ngắn hạn)

6 Hệ số tài sản ngắn hạn/DTT BH&CCDV

(Thời gian của một vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn)

7 Mức tiết kiệm(lãng phí) vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn VNĐ 110.244.159.484 -

8 Hệ số lợi nhuận kế toán trước(sau)thuế/Tài sản ngắn hạn Lần 0,036 0,017 (0,019) -

9 Hệ số tài sản ngắn hạn/Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu Đơn vị 2022 2023 So sánh

Bảng 5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty May 10

→ Nhận xét: Qua số liệu tính toán tại bảng cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty May 10 năm 2023 giảm so với năm 2022 Cụ thể:

- Sức sản xuất của tài sản dài hạn giảm đi vì năm 2022 một đồng đầu tư cho tài sản dài hạn tạo ra 2,186 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2023 tạo ra 2,059 đồng, giảm 0,126 đồng

- Sức sinh lời của tài sản dài hạn cũng giảm đi vì năm 2022 một đồng đầu tư cho tài sản dài hạn thu được 0,118 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, năm 2023 thu được 0,057 đồng, giảm 0,061 đồng

- Suất hao phí của tài sản dài hạn tăng lên vì để thu được một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2022 công ty hao phí 8,495 đồng tài sản dài hạn và năm 2023 công ty hao phí 17,69 đồng, tăng 9,195 đồng

5.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

1 Tài sản dài hạn bình quân VNĐ 495.801.645.979 535.962.489.085 40.160.843.106 8,10

2 Tài sản cố định bình quân VNĐ 401.763.852.490 476.274.929.828 74.511.077.339 18,55

3 Doanh thu thuần BH&CCDV VNĐ 1.083.796.116.232 1.103.798.625.100 20.002.508.868 1,85

4 Lợi nhuận kế toán trước thuế VNĐ 58.362.009.736 30.296.993.183 (28.065.016.553) (48,09)

5 Lợi nhuận sau thuế TNDN VNĐ 48.653.955.394 26.000.501.090 (22.653.454.304) (46,56)

6 Hệ số DTT BH&CCDV/Tài sản dài hạn Lần 2,186 2,059 (0,126) -

7 Hệ số lợi nhuận kế toán trước(sau) thuế/Tài sản dài hạn Lần 0,118 0,057 (0,061) -

8 Hệ số tài sản dài hạn/Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu Đơn vị 2022 2023 So sánh

69 Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty May 10 ta phải lập các bảng phân tích như sau:

Bảng 5.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty May 10

Phân tích đòn bẩy tài chính

5.2.1 Phân tích các chỉ tiêu

Bảng 5.7: Bảng phân tích đòn bẩy tài chính của Công ty May 10

1 Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay VNĐ 58,362,009,736 30,296,993,183 (28,065,016,553) (48.09)

2 Lợi nhuận sau thuế TNDN VNĐ 48,653,955,394 26,000,501,090 (22,653,454,304) (46.56)

3 Tài sản bình quân VNĐ 2,111,318,161,525 2,291,539,088,849 180,220,927,324 8.54

4 Vốn chủ sở hữu bình quân VNĐ 451,488,901,164 510,940,122,820 59,451,221,656 13.17

5 Hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Lần 0.11 0.05 (0.06) -

6 Hệ số tài sản/vốn chủ sở hữu Lần 4.68 4.48 (0.19) -

7 Độ lớn đòn bẩy tài chính 1,13

+ Tỷ lệ thay đổi về hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

=Chênh lệch giữa hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu kỳ gốc

=Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay kỳ gốc

=Tỷ lệ thay đổi về hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

→ Nhận xét: Qua số liệu tính toán tại bảng 5.7, ta có thể thấy rằng:

- Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay của công ty giảm 48.09% trong năm 2023 so với năm 2022 Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 46.56% Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đã giảm sút trong năm 2023

- Vốn chủ sở hữu của công ty tăng 13.17% trong năm 2023 so với năm 2022 Điều này cho thấy công ty đã huy động được thêm vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh

- Hệ số này giảm từ 0.11 xuống 0.05 trong năm 2023 Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty đã giảm sút

- Hệ số này giảm từ 4.68 xuống 4.48 trong năm 2023 Điều này cho thấy tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn của công ty đã tăng lên

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty là 1,13, phản ánh việc công ty sử dụng nợ để tài trợ một phần hoạt động kinh doanh Mặc dù sử dụng nợ nhưng mức độ đòn bẩy đang ở mức an toàn, cho thấy công ty vẫn cân bằng được rủi ro và lợi nhuận.

→ Bảng phân tích đòn bẩy tài chính của công ty May 10 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm trong năm 2023 Điều này là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm và công ty đang sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh

Công ty cần theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện

5.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng VCSH

Bảng 5.8: Bảng phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng

VCSH của Công ty May 10

4 Vốn chủ sở hữu bình quân VNĐ 451,488,901,164 510,940,122,820 59,451,221,656 0.13

3 Tài sản bình quân VNĐ 2,111,318,161,525 2,291,539,088,849 180,220,927,324 0.09

2 Lợi nhuận sau thuế TNDN VNĐ 48,653,955,394 26,000,501,090 (22,653,454,304) (0.47)

4 Hệ số lợi nhuận sau thuế TNDN/ tài sản VNĐ 0.02 0.01 (0.01)

5 Hệ số tài sản/vốn chủ sở hữu Lần 4.68 4.48 (0.19)

6 Hệ số lợi nhuận sau thuế TNDN/ vốn chủ sở hữu Lần 0.11 0.05 (0.06)

Các chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh

→ Nhận xét: Dựa vào số liệu tính toán từ bảng 5.8, ta có thể nhận thấy rằng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào hai yếu tố chính: sức sinh lời của tài sản và đòn bẩy tài chính Số liệu của công ty cho thấy cả hai yếu tố này đều giảm, cụ thể là:

- Đòn bẩy tài chính giảm 0,19 lần

- Sức sinh lời của tài sản giảm 0,01

→ Kết quả của việc này là sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi 0,06 lần Điều này chỉ ra rằng công ty May 10 đã không sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả.

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO CÁC TIÊU CHÍ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

6.2.1 Dự báo cáo chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

80 a Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bảng 6.2.1.Số liệu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2019 -2023 (Quý 4)

Năm Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Phương trình hồi quy đơn thể hiện mối quan hệ giữa tiêu thức thời gian và doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

𝑦 𝑡 = 𝑎 + 𝑏 ⋅ 𝑡 Để xác định a và b, giải hệ phương trình sau:

Bảng 6.2.2 Dữ liệu xác định hàm xu thế

- Thay số vào hệ phương trình, xác định: a = 712,148,840,434 và b= 82,090,556,991

Dự báo doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2024:

Dự báo doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2025:

→ Như vậy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo năm 2024 là 1,204,692,182,380

(đồng) và năm 2025 là 1,286,782,739,371 (đồng)

Tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước:

Dự báo doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2024 là 1.204.692.182.380 đồng, tăng 1,091 lần so với năm 2023 (1.103.798.625.100 đồng).

Các chỉ tiêu nhóm 1 trong bảng được nhân tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước là 1.091 (lần)

Các chỉ tiêu nhóm 2 được giữ nguyên giá trị của năm liền kề trước đó

Quan sát số liệu của công ty MAY10 qua năm 5 tạ bảng trên có thể sắp xếp các chỉ tiêu vào các nhóm như sau: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng thuộc nhóm 1; doanh thu hoạt động tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập khác,chi phí khác thuộc nhóm 2, các chỉ tiêu còn lai thuộc nhóm 3

Bảng 6.2.3 Bảng dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

Chỉ tiêu Nhóm Năm trước Giá trị dự báo So sánh

Tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước (Lần)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 420,583,556 459,027,318 38,443,762

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 2 37,571,261,631 37,571,261,631 -

- Trong đó: Chi phi lãi vay 2 8,159,554,167 8,159,554,167 -

9 Chi phi quản lý doanh nghiệp 2 42,134,250,054 42,134,250,054 -

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3 30,296,993,183 35,512,248,132 5,215,254,949

17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 3 26,000,501,090 30,476,167,740 4,475,666,650

6.2.2 Dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

Bảng 6.2.4 Bảng dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2024 của công ty

Chỉ tiêu Nhóm Tại ngày 31/12/2023 Giá trị dự báo So sánh

1.Doanh thu thuần BH&CCDV 1,103,798,625,100 1,204,692,182,380

2.Tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước 1.091

I Tiền và các khoản tương đương tiền 1 151,023,731,552 164,828,171,205.66 13,804,439,653.66

2 Các khoản tương đương tiền 1 50,274,920,906 54,870,338,491.08 4,595,417,585.08

II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 2 302,163,000,000 302,163,000,000 -

2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 2 - - -

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2 302,163,000,000 302,163,000,000 -

III Các khoản phải thu ngắn hạn 1 539,048,995,483 588,321,181,066.28 49,272,185,583

1.Phải thu ngắn hạn của khách hàng 1 507,169,825,086 553,528,070,724.66 46,358,245,639 2.Trả trước cho người bán ngắn hạn 1 5,120,620,289 5,588,674,501.69 468,054,213

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 1 - - -

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 1 - - -

5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 1 - - -

6 Phải thu ngắn hạn khác 1 26,758,550,108 29,204,435,839.93 2,445,885,731.93

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1 - - -

8 Tài sản thiếu chờ xử lý 1 - - -

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1 - 7,203,155,721 - 7,861,565,677.13 - 658,409,956.13

V Tài sản ngắn hạn khác 1 49,722,240,672 54,267,140,097.72 4,544,899,425.72

1.Chi phí trả trước ngắn hạn 1 5,492,698,223 5,994,762,503.73 502,064,280.73

2 Thuế GTGT được khấu trừ 1 41,734,443,387 45,549,212,094.50 3,814,768,707.50

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 1 2,495,099,062 2,723,165,499.49 228,066,437.49

4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 1 - - -

5 Tài sản ngắn hạn khác 1 - - -

B TÀI SẢN DÀI HẠN 505,409,241,963 546,577,005,292.39 41,167,763,329.39 I.Các khoản phải thu dài hạn 2 8,096,235,300 8,096,235,300 -

1.Phải thu dài hạn của kháchhàng 2 - - -

2.Trả trước cho người bán dài hạn 2 - - -

3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 2 - - -

4 Phải thu nội bộ dài hạn 2 - - -

5 Phải thu về cho vay dài hạn 2 - - -

6 Phải thu dài hạn khác 2 8,096,235,300 8,096,235,300 -

7 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 2 - - -

II Tài sản cố định 2 450,384,759,805 491,552,523,134.39 41,167,763,329.39

1 Tài sản cố định hữu hình 448,167,855,294 333,166,308,085.42 - 115,001,547,208.58 Nguyên giá 2 1,706,311,121,526 1,706,311,121,526 -Giá trị hao mòn lũy kế 1 - 1,258,143,266,228 - 1,373,144,813,440.58 - 115,001,547,212.58

4 Tài sản dài hạn khác 2 - - -

1 Phải trả người bán ngắn hạn 1 570,144,621,918 622,259,127,010.95 52,114,505,092.95

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1 13,429,820,405 14,657,383,407.42 1,227,563,002.42

3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1 9,645,618,092 10,527,283,188.64 881,665,096.64

4 Phải trả người lao động 1 349,364,423,334 381,298,345,569.18 31,933,922,235.18

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 1 101,571,690 110,855,927.99 9,284,237.99

6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 1 - - -

7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 1 - - -

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 1 15,277,776 16,674,252.80 1,396,476.80

9 Phải trả ngắn hạn khác 1 19,925,689,435 21,747,012,312.78 1,821,322,877.78

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1 566,937,830,343 618,759,216,200.16 51,821,385,857.16

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 1 - - -

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1 69,367,220,809 75,707,784,664.49 6,340,563,855.49

14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 1 - - -

1 Phải trả người bán dài hạn 2 - - -

2 Người mua trả tiền trước dài hạn 2 9,284,980,506 9,284,980,506 -

2.Tài sản cố định thuê tài chính - - -

Giá trị hao mòn lũy kế 1 - - -

3 Tài sản cố định vô hình 2,216,904,508 962,373,279.51 - 1,254,531,228.49 Nguyên giá 2 15,941,763,483 15,941,763,483 - Giá trị hao mòn lũy kế 1 - 13,724,858,975 - 14,979,390,203.49 - 1,254,531,228.49

III Bất đồng sản đầu tư - - -

Giá trị hao mòn lũy kế 1 - - -

IV Tài sản dở dang dài hạn 2 1,368,470,076 1,368,470,076 -

1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 2 - - -

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2 1,368,470,076 1,368,470,076 -

V Đầu tư tài chính dài hạn 2 4,500,552,116 4,500,552,116 -

1 Đầu tư vào công ty con 2 4,500,552,116 4,500,552,116 -

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 2 - - -

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 2 - - -

4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 2 - - -

5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2 - - -

VI Tài sản dài hạn khác 2 41,059,224,666 41,059,224,666 -

1 Chí phí trả trước dài hạn 2 41,059,224,666 41,059,224,666 -

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 2 - - -

3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 2 - - -

Số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới:

= Tổng nguồn vốn dự báo - Tổng tài sản dự báo

→ Tổng tài sản của năm 2024 được dự báo 2,464,312,396,520.42 đồng và tổng nguồn vốn năm 2024 là 2,482,716,598,845.43 (đồng) nên số vốn thừa ứng với mức doanh thu thuần mới là 18,404,202,325.01 (đồng)

6.2.3 Xác định các chỉ tiêu dự báo luồng tiền lưu chuyển thuần

3 Chi phí phải trả dài hạn 2 - - -

4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 2 - - -

5 Phải trả nội bộ dài hạn 2 - - -

6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 2 - - -

7 Phải trả dài hạn khác 2 12,315,104,850 12,315,104,850 -

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 2 129,021,179,560 129,021,179,560 -

11 Thuế thu nhập hoàn lại phải trả 2 - - -

12 Dự phòng phải trả dài hạn 2 - - -

13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 2 5,220,028,545 5,220,028,545 -

1 Vốn góp của chủ sở hữu 2 317,510,000,000 317,510,000,000 -

Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 2 - - -

2 Thăng dư vốn cổ phần 2 5,382,400,000 5,382,400,000 -

3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 2 - - -

4 Vốn khác của chủ sở hữu 2 - - -

6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 2 - - -

7.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2 - - -

8 Quỹ đầu tư phát triển 2 105,097,319,147 105,097,319,147 -

9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 2 - - -

10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 2 - - -

11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1 105,079,011,802 114,683,839,218.06 9,604,827,416.06 LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 2,119,514,744 - -2119514744

LNST chưa phân phối kỳ này 102,959,497,058 - - 102,959,497,058

12 Nguồn vốn đầu tư XDCB 1 - - -

13 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 1 - - -

II Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -

2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2 - - -

Bảng 6.2.5 Xác định các chỉ tiêu dự báo luồng tiền lưu chuyển thuần của công ty

So sánh giữa dự báo và cuối năm trước Ảnh hưởng tăng đến tiền và tương đương tiền Ảnh hưởng giảm đến tiền và tương đương tiền

4.Đầu tư tài chính ngắn hạn - - -

7.Tài sản ngắn hạn khác 4,544,899,725.72 4,544,899,725.72

Tiền và tương đương tiền 194,876,940,633.40 162,668,298,954.48

→ Nhận xét: Lưu chuyển thuần dự báo:

Trong trường hợp này, lượng lưu chuyển tiền thuần dương nên công ty không cần phải huy động thêm các nguồn tiền từ bên ngoài

ĐÁNH GIÁ

Kết quả đạt được

Kết quả đạt được của Công ty May 10 trong năm 2023 là một cái nhìn rõ ràng về sự ổn định và sự thích ứng trong môi trường kinh doanh đầy thách thức Mặc dù năm 2023 là một năm khó khăn đối với ngành dệt may nói chung và Công ty May 10 nói riêng, nhưng vẫn có những điểm sáng trong kết quả kinh doanh

Mặc dù doanh thu năm 2023 của May 10 giảm 9,08% so với cùng kỳ năm trước, công ty vẫn đạt 4.248 tỷ đồng, vượt 1,15% so với mục tiêu đề ra Kết quả này cho thấy May 10 vẫn giữ vững thế mạnh kinh doanh cốt lõi, bất chấp những khó khăn của thị trường.

- Lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên 123 tỷ đồng, vượt kế hoạch 11,8%, mặc dù giảm 18,14% so với năm trước Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, thu nhập bình quân của nhân viên giảm nhẹ, chỉ còn 9.250.000 đồng/người/tháng, dù vẫn duy trì ổn định so với kế hoạch

- Doanh thu xuất khẩu đã tăng 11%, cho thấy sức mạnh của công ty trên thị trường quốc tế Nâng cao năng suất lao động cũng là một điểm tích cực, giúp tăng hiệu suất sản xuất Kiểm soát chi phí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động của công ty

→ Tóm lại, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, Công ty May 10 vẫn duy trì được sự ổn định và có những bước tiến tích cực trong kinh doanh Năm 2024 đang đứng trước nhiều thách thức, nhưng với mục tiêu rõ ràng và các biện pháp cải thiện, May 10 có thể tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực trong tương lai.

Hạn chế và nguyên nhân

• Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là do: Đầu tiên đó là việc giá vốn hàng bán tăng cao bởi vì giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển tăng, tỷ lệ hao phí sản xuất cao Cần phân tích cụ thể giá vốn hàng bán tăng cao ở khâu nào (mua nguyên vật liệu, sản xuất, ) để có biện pháp khắc phục phù hợp Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận mua hàng, sản xuất để tìm ra giải pháp tối ưu hóa chi phí.

Một nguyên nhân nữa đó là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng chậm Đó là do nhu cầu thị trường giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá bán

Doanh nghiệp đang gặp khó khăn với tốc độ tăng giá vốn hàng bán cao hơn so với doanh thu Chiến lược tiếp thị và quảng bá chưa mang lại hiệu quả, không thu hút được đủ khách hàng Điều này dẫn đến tình trạng tồn kho cao, gồm 89 sản phẩm không tiêu thụ được.

Ngoài ra, đó còn là do lợi nhuận gộp giảm Do giá vốn hàng bán tăng cao và doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng chậm, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm.

7.2.2 Hiệu quả hoạt động giảm.

Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp đã trải qua một giai đoạn giảm sút đáng kể Lợi nhuận trên doanh thu giảm mặc dù doanh thu có tăng, tạo ra tình trạng không cân đối giữa hai chỉ số này Sự giảm của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng là một dấu hiệu đáng chú ý, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả, dẫn đến sự suy giảm của khả năng sinh lời từ vốn đã đầu tư Mức ROA (Return on Assets) cũng giảm, biểu thị sự giảm của khả năng sinh lời từ tổng tài sản và hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp Tất cả những biểu hiện này đều xuất phát từ sự suy giảm mạnh mẽ của lợi nhuận, tạo ra một tình trạng tổng thể của hiệu quả hoạt động đang giảm dần.

7.2.3 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận đang thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, đặc biệt là trong một thời kỳ cụ thể Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do doanh nghiệp chưa thực hiện quản trị chi phí hiệu quả Chi phí đã tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu, dẫn đến một tình trạng mà lợi nhuận không thể tăng nhanh bằng tốc độ mà doanh thu đang tăng.

7.2.4 Tỷ lệ nợ phải trả cao.

Tỷ lệ nợ phải trả đang ở mức cao, đây là một tình hình đầy nguy cơ cho hoạt động của công ty Tình trạng này có thể gây áp lực đáng kể lên việc thanh toán cho công ty, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vốn lưu động và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyên nhân chính của vấn đề này là doanh nghiệp đã vay mượn một lượng lớn vốn để đầu tư mà không có nguồn vốn chủ sở hữu đủ lớn để hỗ trợ Điều này cần được xem xét và điều chỉnh để đảm bảo rằng công ty có đủ nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển hoạt động một cách ổn định

7.2.5 Khả năng thanh toán ngắn hạn chậm lại

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đang gặp phải sự chậm trễ, đây là một tình hình đầy nguy cơ có thể tạo ra những thách thức đáng kể trong quá trình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự uy tín của công ty mà còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực khác đối với hoạt động kinh doanh Nguyên nhân chính của vấn đề này là doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ đang tăng chậm lại, trong khi các khoản phải trả ngắn hạn lại đang tăng lên Điều này yêu cầu sự quản lý và ứng phó kịp thời để đảm bảo rằng công ty có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn một cách đáng tin cậy

PHẦN C MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH CHO CÔNG TY MAY 10

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 10 TRONG CÁC NĂM TỚ

1 Đổi mới công nghệ và tiết kiệm năng lượng: Công ty May 10 đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm năng lượng và đổi mới công nghệ Trong 5 năm gần đây, họ đã thay thế nồi hơi than 3 tấn và hệ thống xử lý khói công nghệ cũ bằng hệ thống mới với công nghệ sử dụng biến tần điều khiển Từ năm 2019-2021, công ty đã cải tạo, thay thế các bóng đèn huỳnh quang tại các kho ở trụ sở tổng công ty bằng đèn led tiết kiệm điện hiệu suất cao.

Với truyền thống lâu đời, Công ty May 10 đã triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng thương hiệu phát triển bền vững Tập trung đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, xanh hóa sản xuất, và nâng cao năng suất, May 10 đã đạt được những thành tựu nổi bật Doanh nghiệp đã vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực trong việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm và thân thiện với môi trường.

3 Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của May 10 đa dạng từ quần áo thời trang, đồng phục, đến sản phẩm may mặc xuất khẩu Họ cam kết về chất lượng sản phẩm tốt, với việc sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và công nghệ may hiện đại May 10 luôn coi chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

4 Thị trường xuất khẩu và nội địa: Doanh thu xuất khẩu quý I của May 10 đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 28,27% so với cùng kỳ, đạt 25,64% kế hoạch năm 2024 Doanh thu nội địa đạt 73,16 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023 May 10 đã triển khai áp dụng một giải pháp tổng thể cho cả hai mảng sản xuất xuất khẩu và hoạt động kinh doanh nội địa.

5 Nghiên cứu và phát triển (R&D): Công ty May 10 có một đội ngũ chuyên gia cao cấp nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ các phác thảo ý tưởng Họ tổ chức team R&D phối hợp với khách hàng để hoàn thiện thiết kế về từng chi tiết sản phẩm cho đến khi khách hàng duyệt mẫu.

6 Mở rộng hệ thống phân phối: May 10 đã khai trương cửa hàng giới thiệu sản phẩm đầu tiên và đến nay đã có hệ thống phân phối với hơn 200 cửa hàng và đại lý trên cả nước

Dựa trên những phân tích trước đó về hạn chế và nguyên nhân của công ty May 10, dưới đây là một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hoạt động tài chính cho công ty:

1 Tăng cường quản lý chi phí.

91 Để tăng cường quản lý chi phí, công ty có thể triển khai một loạt các biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả Điều này bao gồm việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá thành thấp hơn thông qua việc đàm phán giá cả hợp lý và sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm để giảm thiểu hao phí sản xuất Ngoài ra, việc tái sử dụng nguồn tài nguyên khi có thể cũng là một phương án quan trọng Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chi phí văn phòng phẩm cũng là những biện pháp cần được thực hiện. Để kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ, công ty cần lập kế hoạch chi tiêu chi tiết cho từng khoản mục và theo dõi hiệu quả sử dụng ngân sách định kỳ Điều này giúp phát hiện và điều chỉnh kịp thời những khoản chi tiêu không hợp lý Sử dụng các phần mềm quản lý chi phí cũng là một cách hiệu quả để theo dõi và kiểm soát chi tiêu một cách tổ chức và hiệu quả hơn Những biện pháp này sẽ giúp công ty tối ưu hóa chi phí, tăng cường hiệu suất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần tập trung nâng cao năng suất lao động, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường marketing và quảng bá thương hiệu Những biện pháp này sẽ giúp công ty tăng năng suất, tăng doanh số bán hàng và củng cố vị thế trên thị trường.

3 Tối ưu hóa cấu trúc vốn. Để tối ưu hóa cấu trúc vốn, công ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể Đầu tiên là tăng cường huy động vốn chủ sở hữu để củng cố nguồn vốn ổn định và giảm bớt áp lực từ nợ vay Thứ hai là giảm bớt tỷ lệ nợ vay để hạn chế rủi ro tài chính và tăng khả năng thanh toán Cuối cùng, công ty cần sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng để đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Những biện pháp này sẽ giúp công ty tối ưu hóa cấu trúc vốn, tăng cường sức mạnh tài chính và đảm bảo hoạt động ổn định trên thị trường.

4 Quản lý dòng tiền hiệu quả. Để quản lý dòng tiền hiệu quả, công ty cần tập trung vào ba phương diện chính Đầu tiên là việc thu hồi công nợ một cách nhanh chóng để tăng cường nguồn tiền mặt Thứ hai là quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý để tránh tình trạng tồn kho quá cao gây gánh nặng cho nguồn vốn Cuối cùng, cần tăng cường thanh khoản bằng cách tối ưu hóa quy trình thanh toán và quản lý tài sản để dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết Những biện pháp này giúp công ty duy trì và cải thiện dòng tiền, đồng thời tạo ra nền tảng tài chính vững mạnh cho hoạt động kinh doanh.

5 Hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính: Để hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính, công ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể Đầu tiên là xây dựng hệ thống quản lý tài chính bài bản và khoa học, đảm bảo rằng các quy trình và thủ tục được thực hiện một cách hiệu quả và nhất quán Tiếp theo là áp dụng các phần mềm quản lý tài chính tiên tiến để tối ưu hóa quá trình quản lý và phân tích dữ liệu Ngoài ra, cần nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính thông qua đào tạo và hỗ trợ học tập liên tục Cuối cùng, việc tổ chức kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài chính thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề kịp thời, đồng thời cải thiện quy trình và hiệu suất làm việc của hệ thống Những biện pháp này sẽ giúp công ty tăng cường khả năng quản lý tài chính, đảm bảo sự ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Ngày đăng: 03/06/2024, 13:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản (Trang 32)
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn (Trang 35)
Bảng 2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn (Trang 36)
Bảng 2.4. Bảng phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh theo mức - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 2.4. Bảng phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh theo mức (Trang 38)
Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ (Trang 39)
Bảng 3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải thu - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải thu (Trang 40)
Bảng 3.2. Phân tích tình hình thu hồi công nợ phải thu. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 3.2. Phân tích tình hình thu hồi công nợ phải thu (Trang 42)
Bảng 3.3. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải trả. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 3.3. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải trả (Trang 43)
Bảng 3.4. Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ phải trả. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 3.4. Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ phải trả (Trang 47)
Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 3.6 Bảng phân tích khả năng thanh toán (Trang 48)
Bảng 4.1.1: Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.1.1 Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh (Trang 49)
Bảng 4.1.2. Bảng phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.1.2. Bảng phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt (Trang 51)
Bảng 4.1.3.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận (Trang 53)
Bảng 4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận (Trang 55)
Bảng 4.1.5: Phân tích tốc độ phát triển của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.1.5 Phân tích tốc độ phát triển của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động (Trang 56)
Bảng 4.2.2: Bảng phân tích tình hình sử dụng tiền của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.2.2 Bảng phân tích tình hình sử dụng tiền của Công ty May 10 (Trang 59)
Bảng 4.2.3. Bảng phân tích mối liên hệ giữa khả năng tạo tiền và tình hình sử dụng - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.2.3. Bảng phân tích mối liên hệ giữa khả năng tạo tiền và tình hình sử dụng (Trang 60)
Bảng 4.2.4. Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.2.4. Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty May 10 (Trang 61)
Bảng 4.2.5a: Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với khả năng thanh - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.2.5a Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với khả năng thanh (Trang 62)
Bảng 4.2.5b. Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với năng lực hoạt động - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 4.2.5b. Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với năng lực hoạt động (Trang 63)
Bảng 5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty May 10 (Trang 64)
Bảng 5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty May 10 (Trang 68)
Bảng 5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty May 10 (Trang 69)
Bảng 5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty May 10 (Trang 71)
Bảng 5.7: Bảng phân tích đòn bẩy tài chính của Công ty May 10. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 5.7 Bảng phân tích đòn bẩy tài chính của Công ty May 10 (Trang 73)
Bảng 5.8: Bảng phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 5.8 Bảng phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng (Trang 74)
Bảng 6.1. Bảng phân tích rủi ro tài chính thông qua một số tiêu chí cơ bản. - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 6.1. Bảng phân tích rủi ro tài chính thông qua một số tiêu chí cơ bản (Trang 75)
Bảng 6.2.1.Số liệu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 6.2.1. Số liệu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (Trang 80)
Bảng 6.2.3. Bảng dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 6.2.3. Bảng dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (Trang 82)
Bảng 6.2.4. Bảng dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2024 của công ty - đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty may 10 năm 2023
Bảng 6.2.4. Bảng dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2024 của công ty (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w