1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo kế hoạch phát triển kỹ năng tương tác

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Phát Triển Kỹ Năng Tương Tác
Tác giả Hồ Thị Hưng Thịnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Phương pháp đánh giá kỹ năng:+ Để đánh giá mức độ thành công trong việc tránh sự phòng thủ và chống đối trongtruyền thông giữa các cá nhân và khả năng ứng dụng các nguyên tắc trong truyề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

… … 

BÁO CÁO

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC

Lớp học phần : HRM3002_2

Lớp sinh hoạt : 47K30

Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Hưng Thịnh

Trang 2

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024

2

Trang 3

PHỤ LỤC PHẦN I: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN, TƯ VẤN,

TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ 2

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng: 2

2 Kế hoạch hành động: 2

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng: 3

PHẦN II: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUYỀN LỰC VÀ ẢNH HƯỞNG 4

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng: 4

2 Kế hoạch hành động: 4

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng 4

PHẦN III: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC 6

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng: 6

2 Kế hoạch hành động: 6

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng: 7

PHẦN IV: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT 8 1 Mục tiêu phát triển kỹ năng: 8

2 Kế hoạch hành động: 8

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng: 9

PHẦN V: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TẠO DỰNG VÀ LÀM VIỆC NHÓM 10

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng: 10

2 Kế hoạch hành động: 10

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng 10

Trang 4

PHẦN I: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN, TƯ VẤN,

TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ

Trong môi trường đầy biến động và cạnh tranh ngày nay, vai trò của huấn luyện, tư vấn và truyền thông hỗ trợ trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với sự phát triển bền vững của cá nhân, tổ chức và cộng đồng Huấn luyện không chỉ là cách cung cấp kiến thức và kỹ năng mà còn là phương tiện để khám phá và phát triển tiềm năng ẩn trong mỗi người Trong khi đó, tư vấn giúp cá nhân và tổ chức thúc đẩy sự phát triển và đạt được thành công một cách hiệu quả nhất Còn truyền thông hỗ trợ không chỉ đóng vai trò là công cụ truyền đạt thông tin mà còn là một phương tiện mạnh mẽ để xây dựng ý thức và tạo ra ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng

Với sự kết hợp của huấn luyện, tư vấn và truyền thông hỗ trợ không chỉ giúp nâng cao năng suất và hiệu suất làm việc mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững trong

xã hội ngày nay

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng:

- Giúp tổ chức lại và giải quyết những vấn đề liên quan đến tình trạng tinh thần, tình cảm hay các vấn đề cá nhân

- Các mối quan hệ cá nhân trở nên tích cực, có giá trị thực tiễn trong các tổ chức

- Nâng cao khả năng phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp hợp lý, và có khả năng thuyết phục

và tạo động lực cho người khác

2 Kế hoạch hành động:

- Thông qua việc học về kỹ năng truyền thông, tôi đã nắm được cách tạo môi trường truyền thông không gặp khó khăn và xung đột Tám nguyên tắc truyền thông hỗ trợ là những hướng dẫn thực tế giúp vượt qua những trở ngại trong truyền thông Để áp dụng hiệu quả các nguyên tắc này, tôi cần thực hiện trong mọi tình huống giao tiếp, ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, nhằm tránh tình huống phòng thủ và xung đột truyền thông giữa cá nhân

- Mong muốn nâng cao kỹ năng truyền thông, tôi thấy quan trọng phải liên tục áp dụng Tám nguyên tắc truyền thông trong mọi giao tiếp Bằng cách tương tác với bạn bè, người thân, và giáo viên, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc truyền đạt thông điệp một cách chính xác và xây dựng mối quan hệ thông qua sự trao đổi hỗ trợ và làm mạnh mẽ hơn Vì vậy, việc áp dụng Tám nguyên tắc truyền thông không chỉ là một nhiệm vụ mà là một thói quen hàng ngày, không kể đâu và khi nào

2

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

- Muốn cải thiện khả năng thảo luận và đàm phán cá nhân, tôi chọn thực hiện các cuộc trao đổi định kỳ với gia đình vào mỗi tuần Những cuộc trao đổi này không chỉ tạo ra sự gắn kết, chia sẻ thông tin mở cửa và dự đoán kế hoạch gia đình, mà còn đặt mục tiêu rõ ràng cho việc thương lượng vai trò và mong đợi của mỗi bên Quan trọng là, cuộc thảo luận xoay quanh việc hỗ trợ và xây dựng, không phải cạnh tranh hoặc xung đột, và đề cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau Trong gia đình, các cam kết này tập trung vào những hoạt động hàng ngày như việc quản lý nhà cửa, kỳ nghỉ, và mối quan hệ giữa các thành viên

Ở đâu: Ở mọi nơi.

Với ai: Với bạn bè, người thân, mọi người thường gặp hằng ngày.

Khi nào: Trong những tình huống giao tiếp, tạo những sự kiện định kỳ.

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng:

+ Để đánh giá mức độ thành công trong việc tránh sự phòng thủ và chống đối trong truyền thông giữa các cá nhân và khả năng ứng dụng các nguyên tắc trong truyền thông

hỗ trợ được cải thiện, tôi có một số phương pháp đánh giá như sau Sự thành công được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa hai bên truyền thông cũng được hỗ trợ, thậm chí được tăng cường, thông qua sự trao đổi Từ đó, dẫn đến các quan hệ cá nhân tích cực Chúng ta cũng có thể đánh giá mức độ thành công thông qua việc bản thân đạt được năng suất cao hơn, giải quyết vấn đề nhanh hơn, có đầu ra chất lượng cao hơn, và các mâu thuẫn và các hoạt động chống đối thù địch cũng ít hơn so với những nhóm và tổ chức có

ít mối quan hệ tích cực Hơn nữa, việc khả năng ứng dụng các nguyên tắc trong truyền thông hỗ trợ được cải thiện thành công cũng có thể được nhận biết khi có ít những lời phàn nàn và hiểu sai của mọi người xung quanh đối với mình

+ Để đánh giá mức độ cải thiện khả năng sử dụng phỏng vấn quản lý cá nhân, tôi cần phải xem xét là hiệu quả các cuộc nói chuyện có tăng hay không và trách nhiệm cá nhân được cải thiện đến mức độ nào Ngoài ra, khả năng sử dụng phỏng vấn quản lý cá nhân tăng sẽ khiến tôi có nhiều thời gian rỗi hơn nhờ các công việc nhà được phân chia rõ ràng, giảm được sự gián đoạn trong công việc và giảm được những cuộc cãi vã, hiểu lầm không đáng có Khi những phản hồi tiêu cực hay sự điều chỉnh được nói ra thì giúp làm tăng cường mối quan hệ cá nhân cùng với việc giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả

Trang 6

PHẦN II: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUYỀN LỰC VÀ ẢNH

HƯỞNG

Quyền lực và ảnh hưởng là công cụ quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi và phát triển trong tổ chức và xã hội Sự hiểu biết về cách thức hoạt động của quyền lực và ảnh hưởng giúp cá nhân và tổ chức hiểu rõ hơn về cách thức để tạo ra sự thay đổi và ảnh hưởng tích cực trong môi trường làm việc và xã hội

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng:

- Gia tăng quyền lực cá nhân

- Gia tăng tính trung tâm và tính quan trọng của vị trí

- Gia tăng tính thể hiện về kết quả công việc của bản thân

2 Kế hoạch hành động:

- Để gia tăng quyền hành vị trí và cá nhân của bản thân, tôi cần phải nỗ lực học tập các kiến thức trong các tiết học và không ngừng tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trên trường cùng với bạn bè Bên cạnh đó, tôi ngoài việc phải duy trì thái độ chân thành, yêu mến và giúp đỡ bạn bè thì phải học cách thích ứng vào tôn trọng văn hóa tổ chức ở mọi lúc mọi nơi

- Để gia tăng tính trung tâm và tính quan trọng của vị trí, tôi cần phải giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh ở mọi nơi, mọi lúc Kết giao và trò chuyện với những người bạn mới giúp mở rộng mạng lưới giao tiếp của bản thân có thể làm gia tăng tính trung tâm và tính quan trọng của vị trí của tôi Ngoài ra, tôi cũng có thể xung phong đảm nhận những nhiệm vụ then chốt, quan trọng trong quá trình học nhóm với bạn bè ở các môn học trên trường

- Để gia tăng tính thể hiện về kết quả công việc của bản thân, tôi có thể giơ tay phát biểu bài trong quá trình học tập ở trên trường, hoặc trao đổi với giảng viên về những vấn đề thắc mắc trong quá trình học tập thông qua việc gửi mail hoặc gặp mặt trực tiếp cuối giờ học Các hành động trên sẽ giúp tôi tăng cường số lần tiếp xúc với giảng viên Ngoài ra, tôi có thể cùng với các bạn trong nhóm thực hiện các bài báo cáo thuyết trình bằng miệng trên lớp và giải đáp các câu hỏi của giảng viên về bài thuyết trình

Ở đâu: Lớp học, buổi học nhóm và các cuộc trao đổi với giảng viên.

Với ai: Bạn bè, giảng viên

Khi nào: Trong các buổi học, buổi thảo luận nhóm và trong các cuộc gặp gỡ với giảng

viên

4

Trang 7

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng

Để đánh giá liệu tôi đã đạt được ba mục tiêu đã đề ra hay không, tôi sẽ thực hiện một số phương pháp đánh giá khác nhau Trước hết, tôi sẽ tự đánh giá bằng cách xem xét mức độ tương tác và tham gia trong các hoạt động nhóm Nếu tôi thường xuyên đứng ra giải quyết các vấn đề hoặc can thiệp để hỗ trợ các bạn trong lớp hoặc trong nhóm, đó có thể được coi là một dấu hiệu tích cực

Tiếp theo, tôi sẽ kiểm tra khả năng phân công công việc trong nhóm Nếu tôi có khả năng

tổ chức và phân chia công việc một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo mỗi thành viên đều có nhiệm vụ phù hợp và được hỗ trợ, điều đó cho thấy tôi đã tiến triển trong việc thúc đẩy sự hợp tác trong nhóm

Cuối cùng, để đánh giá mức độ tương tác với giảng viên, tôi sẽ xem xét mức độ tương tác

và giao tiếp của mình trong quá trình học tập Nếu tôi duy trì một mức độ giao tiếp tích cực

và thường xuyên tương tác với giảng viên để thảo luận về các vấn đề học tập hoặc để nhận được sự hướng dẫn, đó có thể được coi là một dấu hiệu của sự tiến bộ trong việc xây dựng mối quan hệ với giảng viên

Từ các đánh giá này, tôi sẽ có cái nhìn tổng quan về việc có đạt được ba mục tiêu đã đề

ra hay không và có thể điều chỉnh hành động của mình để tiếp tục phát triển và cải thiện

Trang 8

PHẦN III: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC

Tạo động lực trong cuộc sống là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta điều hướng và duy trì mục tiêu của mình Nó là nguồn động viên không ngừng, giúp chúng ta vượt qua những thách thức và khó khăn trong hành trình của mình Động lực không chỉ đơn thuần là một lý

do để làm việc, mà còn là nguồn năng lượng tạo ra sự sáng tạo và khích lệ chúng ta khám phá tiềm năng bản thân Khi chúng ta có động lực, chúng ta cảm thấy tự tin hơn, sẵn lòng đối mặt với những thử thách mới và không ngừng nỗ lực để phấn đấu vươn tới những mục tiêu lớn lao hơn Điều này không chỉ mang lại sự thành công về mặt cá nhân mà còn giúp chúng

ta trở thành những người đóng góp tích cực và có ý nghĩa trong xã hội Với tạo động lực, cuộc sống trở nên đầy ý nghĩa và hấp dẫn hơn, đồng thời giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng:

- Loại bỏ rào cản đối với sự thực hiện công việc trong nhóm

- Phát triển khả năng cá nhân

- Tạo dựng một môi trường làm việc thúc đẩy

2 Kế hoạch hành động:

+ Thông qua việc học tập về kỹ năng truyền thông, tôi đã được học về loại bỏ rào cản đối với sự thực hiện công việc trong nhóm Trong trường hợp khi tôi làm việc nhóm với các bạn trong tiết học ở trên mà sự thực hiện công việc trong nhóm không hiệu quả thì đầu tiên tôi và các thành viên trong nhóm cần xác định cụ thể những rào cản đang gây khó khăn trong quá trình làm việc, bao gồm cả yếu tố cá nhân, môi trường và tổ chức Tiếp theo, tăng cường giao tiếp hiệu quả bằng cách thiết lập các kênh trao đổi thông tin rõ ràng và thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm Điều này giúp mọi người hiểu rõ mục tiêu và trách nhiệm của mình

+ Tôi muốn phát triển khả năng cá nhân Thông qua việc học tập với bạn bè và thầy cô ở trường học,… tôi biết rằng chúng ta cần phải phát triển khả năng cá nhân để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc và hoàn hảo Bên cạnh đó, tôi cần phải không ngừng học tập và trau dồi các kỹ năng ở mọi lúc mọi nơi để trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày

+ Tôi muốn tạo dựng một môi trường làm việc thúc đẩy Để làm được điều đó thì trong quá trình học tập và làm việc ở trường, ở nhà,… thì tôi cần phải đặt ra các mục tiêu cần đạt được và trao phần thưởng gì khi bản thân hoàn thành các mục tiêu công việc đó Điều

đó sẽ tạo nên động lực thúc đẩy tôi khi làm việc

6

Trang 9

Ở đâu: Trong môi trường học tập, giao tiếp với bạn bè và thầy cô ở trường.

Với ai: Bạn bè, thầy cô và bản thân.

Khi nào: Trong các buổi làm việc nhóm, khi gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện

công việc

3 Phương pháp đánh giá kỹ năng:

Để tự đánh giá mức độ trau dồi được kỹ năng tạo động lực của bản thân, tôi có thể áp dụng một số tiêu chí để đánh giá và tự đánh giá sự tiến bộ của mình Đầu tiên, một trong những tiêu chí quan trọng là khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả và có hiệu suất Tôi sẽ tự đặt câu hỏi liệu bản thân đã đạt được mục tiêu đã đề ra và hoàn thành công việc một cách hiệu quả, hay là vẫn còn cần cải thiện và nâng cao khả năng tự chủ và tổ chức công việc của mình

Thứ hai, để đánh giá mức độ tạo động lực của bản thân, tôi sẽ xem xét cảm giác và tâm trạng của mình khi làm việc và học tập Nếu tôi cảm thấy vui vẻ, hứng khởi và nhiệt huyết khi thực hiện các nhiệm vụ, điều này có thể cho thấy mức độ tạo động lực của bản thân đã được cải thiện Ngược lại, nếu tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và không có động lực, có thể cần phải tìm kiếm cách để kích thích và tạo động lực cho bản thân Cuối cùng, tôi sẽ đánh giá xem liệu bản thân có gặp phải khó khăn hay trở ngại trong quá trình hoàn thành công việc hay không Nếu tôi thường xuyên gặp phải những trở ngại và cảm thấy khó khăn trong việc tiến triển, điều này có thể là dấu hiệu của việc cần cải thiện kỹ năng

tự động lực và vượt qua thách thức

Trang 10

PHẦN IV: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT

Quản trị xung đột là quá trình quan trọng trong môi trường tổ chức, nơi mà sự khác biệt

về quan điểm, ý kiến và mục tiêu có thể dẫn đến những mâu thuẫn và căng thẳng Để duy trì

sự hòa thuận và hiệu quả làm việc, việc quản trị xung đột đóng vai trò quan trọng Bằng cách tìm ra nguyên nhân gốc rễ của xung đột, tôn trọng các quan điểm và quyền lợi của mọi bên, cùng với việc sử dụng các phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng và hiệu quả, tổ chức có thể xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ sự phát triển cá nhân và tổ chức Quản trị xung đột không chỉ giúp bảo vệ mối quan hệ và tăng cường hiệu suất làm việc, mà còn tạo ra cơ hội cho sự sáng tạo và tăng cường sự hài lòng và cam kết từ các bên liên quan Đồng thời, việc quản trị xung đột một cách khéo léo cũng giúp ngăn chặn

sự leo thang của xung đột và đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho tổ chức

1 Mục tiêu phát triển kỹ năng:

- Dự đoán tâm điểm và nguồn gốc của xung đột

- Lựa chọn chiến lược quản trị xung đột thích hợp

- Giải quyết những cuộc đụng độ giữa các cá nhân bằng phương pháp hợp tác

2 Kế hoạch hành động:

+ Trong quá trình học tập và làm việc với bạn bè, người thân và mọi người ở trường học,

ở nhà hay ở những nơi khác, sẽ có lúc xảy ra những xung đột Khi đó, tôi cần phải ngồi lại cùng với người xảy ra xung đột phân tích lại xung đột, tìm ra vấn đề cốt lõi của xung đột và đánh giá mức độ nghiêm trọng của xung đột Từ đó, tôi sẽ rèn luyện được cách dự đoán tâm điểm và nguồn gốc của xung đột

+ Tôi muốn xác định và lựa chọn chiến lược quản trị xung đột thích hợp cho bản thân Thông qua việc học tập về năm phương pháp giải quyết xung đột, tôi sẽ tìm được phương pháp giải quyết xung đột phù hợp của mình Qua đó, trong lúc xảy ra xung đột với người khác ở bất kể nơi nào, tôi cũng sẽ biết cách để giải quyết xung đột một cách hợp lý nhất + Để rèn luyện được cách giải quyết những cuộc đụng độ giữa các cá nhân bằng phương pháp hợp tác, tôi cần điều chỉnh thái độ hướng đến giải pháp cộng tác, đồng ý chi sẽ thái

độ hoặc giá trị trong khi tranh luận với bạn cùng nhóm về một vấn đề học tập nào đó ở trên lớp Đó là lợi ích của việc kết hợp quá trình giải quyết vấn đề trong cuộc thảo luận của chúng ta đối với phương pháp cộng tác Quá trình giải quyết vấn đề đưa ra một sơ đồ cấu trúc mà sơ đồ này cung cấp một tiến trình hợp lý được cân nhắc thận trọng theo một trật tự để giải quyết xung đột giữa những người bất đồng, điều này tạo ra một sự cam kết làm việc cùng nhau Trong những tình huống đó, nó sẽ giúp tạo ra một khung cảnh chung

8

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w