VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI -
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2021
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
1 PGS TS NGUYỄN THỊ KIM CHI
2 PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRUNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Tuấn Anh
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu luận án này, bản thân tôi luôn cố gắng hoàn thành, quá trình thực hiện cũng có một số khó khăn khách quan Tuy vậy, tôi luôn được sự giúp đỡ nhiệt tình từ quý Thầy/Cô, người thân trong gia đình cũng như bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận án Đến nay luận án
đã hoàn thành, cho phép tôi xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến quý cô PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi và quý thầy PGS.TS Nguyễn Xuân Trung đã vất
vả hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận án
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô của Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Kinh tế Quốc tế - Học viện Khoa học Xã hội đã giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Xin cảm ơn Trung tâm Thông tin Du lịch Thừa Thiên Huế, các Doanh nghiệp và các Tổ chức đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, trả lời một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề nghiên cứu luận án Đặc biệt chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý vị lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp của Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn động viên giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu luận án
Trân trọng!
Tác giả luận án
Nguyễn Tuấn Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.2 Những nghiên cứu liên quan đến du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 13
1.3 Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến phát triển du lịch 15
1.4 Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 16
1.5 Một số nhận xét và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 17
1.5.1 Một số nhận xét về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17
1.5.2 Đóng góp giải quyết những khoảng trống của luận án 19
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 22
2.1 Vai trò của phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 22
2.2 Nội dung phát triển du lịch 25
2.2.1 Mô hình đánh giá phát triển du lịch 26
2.2.2 Du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 37
2.2.3 Du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 49
2.2.4 Yếu tố tác động đến phát triển du lịch 52
2.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học cho Thừa Thiên Huế 66
2.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch trong nước 66
2.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch một số thành phố nước ngoài 75
2.3.3 Bài học rút ra cho du lịch Thừa Thiên Huế 79
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 82
Trang 63.1 Giới thiệu vị trí địa lý, tài nguyên du lịch và quy hoạch phát triển du lịch
Thừa Thiên Huế 82
3.1.1 Giới thiệu về vị trí địa lý 82
3.1.2 Tài nguyên du lịch 84
3.2 Thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 88
3.2.1 Cơ sở hạ tầng, vật chất phát triển du lịch 88
3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực 91
3.2.3 Xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường du lịch quốc tế 92
3.2.4 Vai trò du lịch trong nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế 93
3.3 Đánh giá quá trình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 94
3.4 Đánh giá tác động của các yếu tố đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 104 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu, thang đo và khảo sát 104
3.4.2 Kết quả thực hiện 105
3.5 Đánh giá điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 122
Chương 4 TRIỂN VỌNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 131
4.1 Triển vọng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 131
4.2 Giải pháp phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 135
KẾT LUẬN 148
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương
ảo/Tăng cường thực tế ảo
Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Event
Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
UNESCO United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng so sánh các giai đoạn phát triển du lịch 31
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 36
Bảng 2.3 Các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế theo mô hình phát triển dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn 62
Bảng 2.4 Các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế 65
Bảng 3.1 Doanh thu các hoạt động du lịch 94
Bảng 3.2 Phân loại khách du lịch tham quan Thừa Thiên Huế 106
Bảng 3.3 Các yếu tố, mục đo, hệ số tải và thống kê mô tả 108
Bảng 3.4 Giá trị hồi quy tuyến tính của các yếu tố 115
Bảng 3.5 Phân tích phương sai (ANOVA) về yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 121
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình chu trình sống trong sự phát triển của các khu nghỉ mát du
lịch của Butler 27
Hình 2.2 Mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec 29
Hình 2.3 Mô hình phát triển du lịch hỗn hợp (kết hợp Butler và Miossec) 31
Hình 2.4 Mô hình đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 32
Hình 2.6 Hiệu ứng hệ số lan toả của chi tiêu du lịch 39
Hình 2.5 Mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn 53
Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý Thừa Thiên Huế 83
Hình 3.2 Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 - 2000 98
Hình 3.3 Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2018 101 Hình 3.4 Mô hình các giai đoạn phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế 102
Hình 3.5 Điểm số bình quân yếu tố Lựa chọn điểm đến 111
Hình 3.6 Điểm số bình quân yếu tố Chi phí 112
Hình 3.7 Điểm số bình quân yếu tố Hấp dẫn 112
Hình 3.8 Điểm số bình quân yếu tố Giao thông 113
Hình 3.9 Điểm số bình quân yếu tố Hỗ trợ 114
Hình 3.10 Kết quả phân tích yếu tố khẳng định (CFA) 117 Hình 3.11 Các yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 119
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lí đắc địa; điều kiện tự nhiên đa dạng; an ninh, chính trị, xã hội ổn định; văn hóa phong phú tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh Có lịch sử hơn 4000 năm với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, Việt Nam có nhiều địa chỉ du lịch lịch sử hấp dẫn, ấn tượng Văn hóa thiên nhiên và văn hóa lịch sử được rải rộng khắp cả nước Với những thuận lợi trên nhiều lĩnh vực đã và đang thúc đẩy nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng ngày càng phát triển Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2007 - 2018 đạt 6,38%, GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD/người Đây là những con số đáng ghi nhận về một nền kinh tế trẻ, năng động như Việt Nam Trong đó, ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 14%/năm (gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế) đã và đang đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước nhà; đồng thời, du lịch đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người lao động, và quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với bạn bè quốc tế [187]
Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc khu vực miền trung Trung bộ Vùng đất này từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn tồn tại gần 150 năm, nơi đây lưu giữ kho tàng lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc, lâu đời của nước ta Văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, ẩm thực độc đáo, đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Thừa Thiên Huế Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thi vị và con người địa phương chân chất, hiền lành Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ 5 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận (Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản tư
Trang 11km về phía nam) với chiều dài 42,5 km được liệt vào danh sách Vịnh biển đẹp nhất thế giới do tổ chức Worldbays Club (Club of the Most Beautiful Bays of the World
- Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới) bình chọn vào tháng 5 năm 2009 Ngoài
ra, có nhiều địa điểm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích, lịch sử cấp quốc gia Như vậy, có thể nói, Thừa Thiên Huế là tỉnh hội đủ nhiều điều kiện về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa để phát triển ngành du lịch Đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch khu vực trung Trung Bộ và cả nước
Phát triển du lịch là nhiệm vụ then chốt, mũi nhọn của chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2013, Ủy ban Nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030 Mục tiêu của bản Quy
hoạch là thúc đẩy du lịch Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, tầm nhìn tổng quát trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế; đảm bảo tính bền vững; đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường Song song với quy hoạch du lịch của tỉnh nhà, trong giai đoạn này (năm 2013 - 2030), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban
hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm
2013 Quy hoạch này nhấn mạnh đến phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa - lịch sử; liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế
là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong quy hoạch tổng thể chung của vùng Bắc Trung Bộ nên đã được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như:
mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây, nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ… Ý thức được tầm quan trọng này, chính quyền, các thành phần kinh tế và người dân toàn tỉnh đã tích cực tham gia đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ và các sản phẩm liên quan đến du lịch góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh nhà
Trong những năm gần đây, Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã có nhiều chính
Trang 12sách nhằm kích cầu ngành du lịch phát triển trên thị trường quốc tế như: hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngành du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng; vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển xuất khẩu tại chỗ sản phẩm du lịch địa phương Việc cam kết của chính phủ về mở cửa thị trường du lịch nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các hiệp định giữa Việt Nam với các cộng đồng kinh tế và các quốc gia riêng lẻ, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã kết hợp với các Bộ, ban, ngành, các công ty lữ hành quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư ở các thị trường tiềm năng như khu vực AEC, EU, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ thông qua các hội chợ du lịch, tuần lễ du lịch
và ngày văn hóa Việt Nam ở hải ngoại… Những hoạt động trên đã giúp ngành
du lịch Thừa Thiên Huế thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh nhà đến với cộng đồng quốc tế
Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch Thừa Thiên Huế những năm qua chưa tương xứng với những nguồn lực, tiềm năng phát triển du lịch sẵn có Đồng thời, đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội và những thách thức khiến cho ngành du lịch nước ta nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần có chính sách, biện pháp kịp thời Vấn đề đặt ra là làm sao phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phù hợp xu hướng của thế giới, tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức trong bối cảnh hiện nay để phát triển mạnh
mẽ mà vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng và tinh hoa di sản thế giới? Những vấn đề này cần được nghiên cứu, đề xuất biện pháp một cách cụ thể, khoa học, hiệu quả để giúp ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển bền vững Vì vậy, đây
chính là lí do tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận án tiến sĩ
Để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, tác giả luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Du lịch Thừa Thiên Huế đang ở giai đoạn nào của chu trình phát triển và yêu cầu thúc đẩy ở giai đoạn này là gì?
Trang 13nay và thời gian tới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
(3) Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển và hội nhập kinh tế liên quan đến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, luận án đề xuất
mô hình phát triển du lịch; điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức; các giải pháp
cơ bản nhằm góp phần phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh này
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nêu trên và có cơ sở chứng minh để trả lời các câu hỏi đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, tổng hợp và làm sáng tỏ những nghiên cứu và lý luận về phát triển
du lịch; du lịch trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa liên quan đến du lịch quốc
tế, trong nước và Thừa Thiên Huế
Thứ hai, nghiên cứu mô hình phát triển du lịch của Miossec và Butler để xây dựng mô hình và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
Thứ ba, nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 để xác định các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế
Thứ tư, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay thông qua sử dụng các mô hình đã nêu
Thứ năm, nghiên cứu các mốc lịch sử giai đoạn phát triển du lịch Thừa Thiên Huế (từ năm 1989 đến nay) để có đánh giá khách quan về sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế hiện nay, đồng thời, qua sự đánh giá này sẽ đóng góp cho luận
án nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu và bổ sung vào các giải pháp phát triển
du lịch