1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƯỜNG HOA QUẢNG LA, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH (1)

89 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Du Lịch Tại Thiên Đường Hoa Quảng La, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Vũ Hồng Ngọc, Lê Thị Lương
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Thanh Tuyền
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Xã Hội
Thể loại báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 17,72 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử vấn đề (7)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (8)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (9)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 6. Bố cục của đề tài (10)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH (11)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch (11)
      • 1.1.1. Khái niệm du lịch (11)
      • 1.1.2. Phân loại du lịch (12)
    • 1.2. Các điều kiện cơ bản để hình thành du lịch tham quan (20)
      • 1.2.1. Tài nguyên du lịch (20)
      • 1.2.2. Thị trường khách du lịch (25)
      • 1.2.3. Cơ chế chính sách (27)
    • 1.3. Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam (32)
      • 1.3.1. Thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam (32)
      • 1.3.2. Một số hoạt động du lịch mới tại Việt Nam (33)
      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch tại Việt Nam (38)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƯỜNG HOA QUẢNG LA (41)
    • 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long (41)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (41)
      • 2.1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội (45)
    • 2.2. Giới thiệu chung về xã Quảng La (49)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã................................44 2.2.2. Các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch tại xã Quảng La.46 (49)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La (52)
      • 2.3.1. Giới thiệu về Thiên đường hoa Quảng La (52)
      • 2.3.2. Giới thiệu hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa (55)
      • 2.3.3. Giới thiệu quy hoạch của Thiên đường hoa Quảng La (57)
      • 2.3.4. Các sản phẩm và dịch vụ (58)
      • 2.3.5. Lực lượng lao động (67)
      • 2.3.6. Lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch (67)
    • 2.4. Đánh giá về hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La. 63 1. Ưu điểm của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La (68)
      • 2.4.2. Hạn chế còn tồn tại của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La (69)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƯỜNG HOA QUẢNG LA (71)
    • 3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý (71)
    • 3.2. Liên kết các điểm du lịch trong khu vực tạo thành các tuyến du lịch tham quan (72)
    • 3.3. Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch (73)
    • 3.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực (74)
    • 3.5. Xây dựng các sản phẩm du lịch “Mùa nào thức nấy” tận dụng tất cả thời gian trong năm cho hoạt động du lịch (75)
    • 3.6. Xây dựng các cơ sở lưu trú (75)
  • KẾT LUẬN (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
  • PHỤ LỤC (85)

Nội dung

nghiên cứu khoa học hoạt động du lịch tại thiên đường hoa quảng la, du lịch hạ long, du lịch hạ long, hoạt động du lịch quảng ninh, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thiên nhiên

Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về hoạt động du lịch ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong báo cáo của Tổng cục du lịch Việt Nam, trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia, là định hướng phát triển du lịch lâu dài, bền vững của mỗi địa phương

Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh:

Nằm tại trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, là nơi tọa lạc của Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long từ lâu đã được biết đến là một thành phố giàu tài nguyên du lịch với sự phong phú, đa dạng cả về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa, lịch sử Đây là vùng đất phát triển du lịch mạnh và năng động tại Việt Nam, trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long có thể đề cập tới như: “Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu”, tác giả Nguyễn Thu Thảo vào năm

2012 đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch và đưa ra các định hướng phát triển du lịch Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu Năm 2018, bài nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngọc với chủ đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch hoạt động tại khu vực Vịnh Hạ Long” Đề tài đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn và các công ty du lịch hoạt động tại Vịnh Hạ Long Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long qua các công ty du lịch hoạt động tại khu vực Vịnh Hạ Long và cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long Năm 2019 với bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hương với đề tài: “Phát triển hình ảnh điểm đến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hạ Long”.

Từ trước đến nay, các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung tại các địa điểm xung quanh Vịnh Hạ Long, chưa có ghi nhận về bài nghiên cứu nào liên quan đến hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La Những bài nghiên cứu đi trước sẽ là tiền đề, cơ sở lý luận để nhóm tác giả lấy đó làm tư liệu để hoàn thành bài nghiên cứu của nhóm.

Phương pháp nghiên cứu

Để có được kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Phương pháp này dùng để thu thập các thông tin lý luận về du lịch, du lịch tham quan cũng như các thông tin về du lịch tại xã Quảng La nói chung và Thiên đường hoa Quảng La nói chung Từ đó nhóm tác giả đã xây dựng tổng quan về nghiên cứu vấn đề; lý luận về du lịch tham quan và tổng quan về tiềm năng và thực trạng du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La.

Ngoài ra, thông qua các sách báo, tài liệu, mạng internet, các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, hạ tầng, kinh tế, văn hóa – xã hội tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế Để có thể đánh giá, kiểm tra tài nguyên du lịch, điều kiện tự nhiên, con người, cơ sở vật chất và hiện trạng phát triển du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La, nhóm tác giả đã tiến hành 1 đợt khảo sát vào tháng 2 năm 2022. Thông qua hoạt động khảo sát, nhóm tác giả đã đánh giá được hiện trạng về tài nguyên du lịch và khả năng phát triển du lịch, rút ra một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu Qua đó đưa ra các đề xuất về giải pháp cho phát triển du lịch tham quan tại Thiên đường hoa Quảng La.

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu thông qua khảo sát thực tế và các nguồn thông tin đã thu thập được nhằm định lượng chính xác và đầy đủ nhằm phục vụ cho mục đích điều tra, nghiên cứu từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và các điều kiện hình thành du lịch

Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng LaChương 3 Giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Thiên đường hoaQuảng La

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH

Cơ sở lý luận về du lịch

Du lịch là một hoạt động có từ lâu đời, ban đầu nó manh nha từ việc con người di chuyển khai phá ra các vùng đất mới, sau đó là các hoạt động đi lại gắn liền với hoạt động buôn bán của các thương nhân và hoạt động truyền đạo của các nhà truyền đạo từ nơi này đến nơi khác Khi đó, tuy khái niệm du lịch chưa ra đời nhưng các chuyến đi với mục đích du lịch đã xuất hiện Du lịch lúc này đa phần thuộc về tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc và tầng lớp giàu có Họ thực hiện các chuyến đi du ngoạn để ngắm cảnh, các chuyến đi ngoại giao giữa các nước và sẽ lưu trú tại đó trong một khoảng thời gian ngắn.

Thuật ngữ “du lịch” đã xuất hiện rất sớm và bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành thành “tornus” và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành các từ khác nhau Chẳng hạn như: tourisme (Tiếng Pháp), tourism (Tiếng Anh), Mypuzy (Tiếng Nga)…

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều các định nghĩa về du lịch, có thể nói tới như:

Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi và phát triển các khái niệm, định nghĩa về du lịch Đầu tiên, du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.[35]

Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 –5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ”.[35]

Năm1985, theo I.I Pirogionic đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.[35]

Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization: WTO) định nghĩa: “Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong thời gian là 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển” [35]

Tại Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 3 Luật du lịch 2017, định nghĩa du lịch được đưa ra: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.[16]

Như vậy, qua các định nghĩa về du lịch đã nêu trên, ta có thể thấy rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch nhưng nhìn chung thì du lịch là việc xoay quanh các chuyến đi của con người, đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm mới khác về không gian địa lý cũng như các yếu tố tự nhiên – xã hội và cư trú tại đó trong một thời gian ngắn và mang mục đích thư giãn, giải trí chứ không mang mục đích kinh tế

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch Mỗi một loại hình du lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình, cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác nhau.Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch.

Việc phân loại các loại hình du lịch căn cứ vào những tiêu thức cơ bản sau:

1.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ

Cùng với sự phát triển kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa các nước, nhu cầu đi du lịch của khách không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phát triển vượt ra ngoài biên giới của quốc gia Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ, có thể chia ra làm ba loại hình du lịch sau:

Du lịch nội địa là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình Ví dụ: người Việt Nam đi du lịch trong các điểm du lịch ở trong nước như: Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Mũi Né, Tam Đảo, Sa

Pa, Đà Lạt Kinh tế của đất nước phát triển, thu nhập của nhân dân tăng lên,tuần làm việc 5 ngày và các ngày nghỉ lễ tết tăng nên hoạt động du lịch nội địa phát triển mạnh mẽ Các trung tâm du lịch lớn của đất nước và các khu du lịch đều quá tải trong những ngày nghỉ Phát triển du lịch nội địa có ý nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội Về chính trị, đây là một phương tiện giáo dục truyền thống tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào với truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc đối với mọi công dân trong nước Về kinh tế, du lịch nội địa thực hiện việc tài phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tái phân chia nguồn thu nhập giữa các vùng và địa phương trong nước Khách có thu nhập cao tại các thành phố lớn và khu công nghiệp sẽ chi tiêu tại các vùng, các tỉnh phát triển du lịch Về mặt xã hội, du lịch nội địa sẽ tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch và tạo ra sự giao lưu giữa người dân trong nước Về văn hoá, du lịch nội địa sẽ góp phần vào việc bảo tồn, duy tu và khôi phục các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các loại hình nghệ thuật và làng nghề truyền thống Đây là tiền đề cho việc phát triển du lịch quốc tế chủ động.

Theo định nghĩa về khách du lịch, khách tham quan đến các điểm du lịch cũng rất lớn trong những ngày lễ, hội như: Hội Chùa Hương, Hội Đền Hùng, Hội Bà Chúa Kho, Hội Yên Tử Hoặc số lượng khách đến tham quan và viếng Lăng Hồ Chủ Tịch, viện bảo tàng, đến các khu vui chơi giải trí như : Suối Tiên, Đầm Sen (Thành phố Hồ Chí Minh), công viên nước Hồ Tây Người nước ngoài làm việc tại các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của nước ngoài ở Việt Nam, ngày nghỉ cuối tuần họ thường đi du lịch, chơi golf đều được tính là khách du lịch nội địa nếu họ nghỉ qua đêm tại nơi đến du lịch, còn lại là khách tham quan.[29]ư

Du lịch quốc tế chủ động hay còn gọi là xuất khẩu dịch vụ Đó là việc đón khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch ở nước ta Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta tham quan và du lịch ngày càng tăng Năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 18 triệu lượt.

Phát triển du lịch quốc tế chủ động với rất nhiều mục tiêu như: tăng thu ngoại tệ, thực hiện “ xuất khẩu tại chỗ”, xuất khẩu vô hình với hiệu quả kinh tế cao, tạo ra việc làm cho xã hội, quảng bá hình ảnh Việt Nam với nhân dân trên thế giới

Các điều kiện cơ bản để hình thành du lịch tham quan

Tài nguyên du lịch được định nghĩa là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được ngành du lịch khai thác mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.

Theo Khoản 4 Điều 1 Luật du lịch năm 2017 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.[15]

Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.”

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương Số lượng, chất lượng của tài nguyên du lịch và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch Bởi vậy, sức hấp dẫn của một địa phương sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.

Tùy thuộc vào số lượng tài nguyên, chất lượng và sự kết hợp của chúng trên cùng một khu vực sẽ có ý nghĩa khác nhau và đặc biệt đối với sự phát triển của du lịch Điều này cũng có nghĩa là sức khỏe của một địa điểm như một điểm thu hút khách du lịch phụ thuộc phần lớn vào các tài nguyên du lịch sẵn có ở đó.

Tài nguyên du lịch được phân thành hai loại chính là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người Nó được hình thành từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài Trong hoạt động du lịch, địa hình là cơ sở quan trọng để hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác Các dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển các hoạt động du lịch nổi bật như: địa hình đồng bằng, miền núi, địa hình vùng đồi, địa hình Karst, địa hình ven bờ biển Việt Nam có bờ biển dài3.260 km với hàng chục bãi tắm nổi tiếng, Miền Bắc có Tra Cổ, Hạ Long, ĐồSơn, Cửa Lò, ; Miền Trung có Lăng Cô, Đà Nẵng, Văn Phong, Nha Trang,Mũi Né, ;Miền Nam có Vũng Tầu, Long Hải, Phú Quốc, Hà Tiên, Đặc biệt vùng biển Hạ Long là kì quan thiên nhiên Thế Giới, một kì quan của tạo hóa và hàng ngàn đảo đá quần tụ, mỗi hàng đảo một dáng vẻ, hòn thì giống con rồng, hòn thì giống con cóc, ngón tay, cặp gà chọi Trong lòng các đảo đá là các hang động kì thú Tháng 7 năm 2005 vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới Biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes bình trọn là một trong những bãi tắm đẹp nhất hành tinh.[10]

Tài nguyên khí hậu được xác định nhằm mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không khí, bức xạ mặt trời Khi khai thác tài nguyên khí hậu, ta cần đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người Thông thường, những khu vực có khí hậu ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người sẽ được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn làm nơi nghỉ ngơi Là quốc gia trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ miền núi mang dáng dấp ôn đới như Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt Các điểm nghỉ mát này thưởng ở độ cao trên 1000 mét so với mặt nước biển Thành phố Đà Lạt là nơi nghỉ mát lí tưởng với rừng thông, thác nước và một số loại hoa.

Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt Trong đó, nước mặt bao gồm đại dương, biển, suối, thác nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng rất thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Nguồn nước khoáng ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng Quang Hanh (Ninh Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Vĩnh Thuận), suối khoáng Dục Mỹ ( Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình) Những nguồn nước khoảng này đã trở thành nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe được nhiều khách du lịch ưa chuộng.

Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật có khả năng sử dụng nhằm mục đích phát triển du lịch Trong hoạt động du lịch, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặt biệt do tính đa dạng sinh học, tạo ra nhiều phong cảnh đẹp, sinh động Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như Vườn Quốc Gia Cúc Phương (Ninh Bình), Vườn Quốc Gia Cát Bà (Hải Phòng), Vườn Quốc Gia Côn Sơn ở Bà Rịa - Vũng Tàu Trong đó vùng tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp), nơi có sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch Tài nguyên du lịch văn hóa có thể chia hành hai dạng chính đó là tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể.[10]

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể thực chất là các di sản văn hóa (bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia, các công trình đương đại…) hấp dẫn khách du lịch có thể bảo tồn khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của Việt Nam phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang các giá trị đặc sắc văn hóa, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Bên cạnh những đặc điểm chung, các di tích lịch sử văn hóa có sự thay đổi theo không gian và thời gian Từ năm 1962 – 1997, Nhà nước đã xếp hạng được 2.147 di tích gồm: 1.120 di tích lịch sử,

939 di tích kiến trúc nghệ thuật, 25 di tích khảo cổ, 63 thắng cảnh Chủ yếu gồm các di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích khảo cổ Trong đó di tích kiến trúc nghệ thuật chùa, đình, nhà thờ, nhà cổ, lăng tẩm, cung điện chiếm số lượng lớn, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật văn hóa có giá trị, là những điểm tham quan nghiên cứu hấp dẫn du khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngược lại với tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn khách du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể có thể bảo tồn, khai thác nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, văn hóa các tộc người, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian… Tài nguyên nhăn văn phi vật thể của Việt Nam cũng không kém phần phong phú đa dạng, với gần 400 các lễ hội lớn gắn liền với sự tôn vinh, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công với nước, các danh nhân Hiện nay nước ta còn lưu giữ tổ chức nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn du khách như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Kiếp Bạc, lễ hội Quan Âm Ngoài ra ở Việt Nam còn có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đã được phát triển lâu đời và có giá trị về nhiều mặt như quan họ Bắc Ninh có lịch sử khoảng gần 1000 năm, được phát triển mạnh khoảng

300 năm trở lại đây, hay nghệ thuật hát chèo, loại hình múa rối nước, nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên gần đây đã thu hút một số lượng lớn du khách quốc tế.[10]

Nhìn chung, với sự ưu ái từ thiên nhiên cũng như truyền thống văn hóa xã hội được xây dựng và đúc kết trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì hiện nay, Việt Nam là một quốc giàu về tài nguyên du lịch và đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc định hướng, phát triển các loại hình du lịch phù hợp ứng với nguồn tài nguyên du lịch vốn có trong đó cũng là định hướng để phát triển du lịch tham quan. Ý nghĩa của tài nguyên đối với du lịch

Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của du lịch.

Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam

1.3.1 Thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam

“Một năm kinh tế buồn” của ngành du lịch đã khép lại với nhiều cơn địa chấn từ những đợt dịch COVID-19 liên tục bùng phát Mặc dù nền kinh tế xanh Việt Nam năm 2021 chưa thể khởi sắc qua các con số tổng kết năm, nhưng các chuyên gia vẫn kỳ vọng vào tương lai 2022 sẽ bứt phá cùng sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ.

Con số của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2021, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 99% so với năm 2019 Cụ thể, tính chung năm

2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so năm trước và giảm 99,1% so năm 2019 Trong số đó, lượng khách chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

Song, riêng tháng 12 lại là “điểm sáng” của cả năm nhờ việc thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021, các chuyến bay thương mại quốc tế bắt đầu được khôi phục, khách quốc tế đến tháng 12 ước đạt 17,2 nghìn lượt người, tăng 14,2% so tháng trước và tăng 5,4% so cùng kỳ năm trước Nhờ đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý IV/2021 đạt 42,7 nghìn lượt người, tăng 62,7% so quý III/2021 và giảm 12,4% so cùng kỳ năm 2020.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2021 ước đạt 398 nghìn tỷ đồng, giảm 19,3% so năm 2020 Con số doanh thu này giảm mạnh ở các trung tâm du lịch lớn của cả nước như: Quảng Ninh giảm 10,3%; Hà Nội giảm 14%; Hải Phòng giảm 17,8%; Đà Nẵng giảm 20%; Bình Dương giảm 23,5%; Nghệ An giảm 30,7%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 46,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 52,2%.

Dịch vụ lữ hành năm 2021 ước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, giảm 59,9% so cùng kỳ năm ngoái Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành năm

2021 giảm mạnh so năm trước: Quảng Ninh giảm 32,9%; Đà Nẵng giảm 40,6%; Hà Nội giảm 45,6%; Quảng Bình 45,9%; Cần Thơ giảm 52,1%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 60,2%; Thanh Hóa giảm 67,8%; Hải Phòng giảm 70,3%; Thừa Thiên-Huế giảm 71,3%.

Các chuyên gia nhận định, bước sang năm 2022 nền kinh tế xã hội Việt Nam sẽ đối diện nhiều nguy cơ, thách thức (chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu…) cũng như cơ hội đan xen.

1.3.2 Một số hoạt động du lịch mới tại Việt Nam

Hiện nay, ngành du lịch là một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của Việt Nam Cả ba miền đất nước đều có nhiều khu du lịch, địa điểm đẹp thu hút hàng triệu khách trong nước và quốc tế Để phát triển mạnh mẽ và bền vững, nhiều địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình du lịch tham quan gắn liền với tiềm năng du du lịch của tỉnh Tại Việt Nam hiện có một số mô hình du lịch được du khách rất quan tâm như:

Mô hình du lịch tham quan truyền thống: tham quan cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp

Nước ta gồm cảnh sắc phong phú, đa dạng chủng loại tự đồi núi, rừng kim cương, biển lớn bạc trên dải đất hình chữ S 64 tỉnh thành của nước ta là

64 điểm đến lựa chọn đặc trưng Khắp khu vực đều sở hữu đều chình họa đẹp tuyệt vời nhằm khác nước ngoài phần đông khu vực ghẹ thăm tò mò, chiêm ngưỡng và ngắm nhìn

Vịnh Hạ Long: trường đoản cú hào cùng với 1600 quần đảo với hòn đảo bé dại siêu hạng nổi lên từ bỏ phương diện nước ngọc lục bảo để tạo ra thành một tác phẩm nghệ thuật mềm dịu vĩ đại, không có gì quá bất ngờ Lúc Vịnh Hạ Long thường được coi là một kỳ quan vạn vật thiên nhiên của thế giới.

Phong Nha – Kẻ Bàng: sân vườn giang sơn Phong Nha – Kẻ Bàng được nghe biết là một trong giữa những điểm đến lôi cuốn nhất ở Việt Nam. Với chiều lâu năm 7.729m, Phong Nha là 1 trong những Một trong những hang động nước lâu năm độc nhất quả đât mà chúng ta cũng có thể chèo thuyền khám phá

Sapa: du lịch cho Sapa vào một trong những ngày đẹp nhất ttách, ngắm nhìn và thưởng thức quang đãng chình họa bao bọc sinh hoạt miền Bắc xa xăm của toàn quốc thiệt siêu hạng Đây chính là vị trí mày mò trekking hoàn hảo và tuyệt vời nhất, chinh phục ngọn gàng núi Fansiphăng lớn lao.

Ninh Bình: chỗ l phát minh nhằm tò mò vẻ đẹp của Tam Cốc – Bích Động Đi thuyền dọc qua những đường hầm đá vôi thạch nhũ cực kì rất đẹp. [20]

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch

Là đất nước gắn liền với nông nghiệp, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp Cụ thể, trải khắp ba miền đất nước còn hàng ngàn làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống Đây là nền tảng vững chắc để cho mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch trở thành xu hướng trong những năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, các chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh đã rất thành công khi đã xây dựng và thay đổi diện mạo của nhiều thôn, xã Các cơ sở hạ tầng điện đường được đầu tư lớn tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch đến với những điểm du lịch đặc sắc của địa phương.

Khi tìm hiểu mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch tham quan, du khách đến Việt Nam sẽ có nhiều sự lựa chọn đa dạng

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƯỜNG HOA QUẢNG LA

Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long

Hạ Long là thành phố nằm ở trung tâm của Tỉnh Quảng Ninh Sau khi được sáp nhập với huyện Hoành Bồ và vị trí địa lý Hạ Long đã thay đổi

- Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả,

- Phía Tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên,

- Phía bắc giáp với tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ,

- Phía Nam giáp với huyện Cát Hải, TP Hải Phòng và Vịnh Hạ Long. [3]

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.

Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km.

Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2,5 đến 4,5kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình [3]

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,7oC, dao động không lớn, từ 16,7oC đến 28,6oC Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,9oC, nóng nhất đến 38oC Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,7oC rét nhất là 5oC.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15- 20% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84% Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có

2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s

Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10 Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11 [3]

2.1.1.4 Sông ngòi và chế độ thủy văn

Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà

Tu, Hà Phong Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.

Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18oC đến 30.80oC, độ mặn nước biển trung bình là 21,6% (vào tháng7) cao nhất là 32,4% (vào tháng 2 và

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản) Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).

Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2021, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 % Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha,rừng ngập mặn 371,14ha).

Giới thiệu chung về xã Quảng La

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

Quảng La là xã ở phía Tây Bắc của thành phố Hạ Long, có diện tích tự nhiên 3.189,13 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 2.465,73ha, địa bàn có trục đường quốc lộ 279 chạy qua trung tâm xã, dân cư sinh sống tập trung ở 6 thôn, theo các vùng đất nông nghiệp và các trục đường giao thông Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp Xã có 847 hộ, với 3.093 nhân khẩu, có 5 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 63% dân số, còn lại là dân tộc Dao, Sán Dìu, Hoa, Tày.

2.2.1.1 Thuận lợi và khó khăn

Với vị trí là trung tâm của cụm 4 xã, trong những năm qua, xã Quảng

La luôn nhận được sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như: Đường- điện-trường-trạm-chợ, bưu điện, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & PTNT trên địa bàn Đây là lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà cho các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp của địa phương phát triển, cũng như đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Cuộc vận động

“Quảng Ninh chung tay xây dựng Nông thôn mới”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Đảng bộ, Chính quyền xã tập trung chỉ đạo và phát huy hiệu quả tốt.

Những năm gần đây, kinh tế của xã đã có bước phát triển do thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và cải thiện hơn Chủ trương xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân, được nhân dân đồng thuận Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của chính quyền xã; chấp hành tốt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quốc phòng, an ninh được giữ vững là tiền đề vững chắc cho kinh tế - xã hội phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi, còn gặp không ít những khó khăn, thách thức: cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ; sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính mùa vụ, giá cả không ổn định; trình độ dân trí không đồng đều, dân cư trên địa bàn ít, kinh tế gặp nhiều khó khăn; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp

2.2.2 Các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch tại xã Quảng La 2.2.2.1 Giao thông

Xã nằm ở một vị trí cách xa trung tâm của thành phố, địa hình chủ yếu là đồi núi nên mạng lưới giao thông khá hạn chế Trên địa bàn xã chỉ có tuyến đường Quốc lộ 279 chạy ngang qua Quốc lộ 279 là tuyến đường huyết mạch liên tỉnh nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau Đoạn cuối quốc lộ 279, từ chỗ giao với quốc lộ 6 đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang là một phần của đường xuyên Á [36]

Ngoài ra, hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được xây dựng Đến nay, toàn xã đã hoàn thành được 33 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 10km trị giá trên 20 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vấn đề đi lại.

2.2.2.2 Hệ thống điện – viễn thông

Tính đến năm 2020, mạng lưới điện Quốc gia đã được phủ sóng toàn xã Quảng La, 100% các hộ dân trên địa bàn xã có điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Khu vực trung tâm xã, tính từ địa bàn thôn 1 đến thôn 6 đã có đèn đường vào buổi tối.

Hệ thống viễn thông và internet cũng đã được phủ sóng đến toàn xã, hiện tại đang có 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viến thông cũng như internet là: Viettel, FPT, Vinaphone Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, văn hóa, xã hội của người dân.

2.2.2.3 Hệ thống kênh mương và nước sinh hoạt

Hệ thống kênh mương đang được nâng cấp, sửa chữa, hệ thống kênh mương nội đồng đang được xây dựng để phục vụ cho sản xuất của bà con.

97% các hộ dân được sử dụng nước sạch được cung cấp từ Nhà máy nước sạch Đồng Ho.

2.2.2.4 Các cơ sở dịch vụ

- 1 trạm xăng: Cửa hàng xăng dầu 103 Quảng La; Địa chỉ thôn 2, xã Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- 1 ngân hàng: Ngân hàng Agribank Phòng giao dịch Quảng La; Địa chỉ: thôn 5, xã Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Chợ Quảng La; Địa Chỉ: thôn 5, xã Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Các cửa hàng tạp hóa vừa và nhỏ dọc theo tuyến đường 279 trên địa bàn xã.

- Các nhà hàng: Nhà hàng Cây cọ, nhà hàng Quảng La.

Chưa có cơ sở lưu trú đạt chuẩn, trên địa bàn toàn xã có 5 nhà nghỉ,phục vụ tối đa nhu cầu ngủ nghỉ của từ 30-70 du khách.

Thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La

2.3.1 Giới thiệu về Thiên đường hoa Quảng La

Nhắc đến các địa điểm du lịch của Quảng Ninh, cùng với việc khám phá di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, quần thể di tích Yên Tử, núi Bài Thơ… Giờ đây, du khách còn có thể khám phá Thiên đường hoa Quảng La – Một vẻ đẹp tựa thiên đàng với thiên nhiên hoang dã hiếm có.

Vườn hoa Quảng La tọa lạc ở thôn 6, xã Quảng La, huyện vùng cao Hoành Bồ (nay là phường Hoành Bồ), Quảng Ninh Bắt đầu mở cửa đón nhận du khách từ năm 2016, đây là dự án được triển khai và đầu tư bởi hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa là một trong những tiểu Dự án nằm trong Chương trình “Tinh Quảng Ninh - Mỗi xã phường một sản phẩm” tại xã Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Dự án được xây dựng trên ý tưởng:

“Bản hòa ca thiên nhiên và cuộc sống”, với mục tiêu phát triển trồng cây dược liệu, cây ăn quả, cây hoa, cây màu kết hợp du lịch tham quan sinh thái, giáo dục thực nghiệm trên cơ sở phát huy lợi thế về cảnh quan, văn hóa các dân tộc bản địa tại cụm 04 xã phía Tây của huyện Hoành Bồ

Thiên đường hoa cỏ này trải dài 25 ha Đến đây, du khách có thể chìm đắm trong bạt ngàn các loại hoa đẹp, quý từ khắp nơi trên thế giới Từ hoa hướng dương, hoa cải trắng, cải vàng, hoa ngũ sắc, túy điệp, tam giác mạch… Tất cả sẽ khiến bạn mê mệt, ngẩn ngơ như bước vào một mê cung thực sự. Để đến với Thiên đường hoa Quảng La, chúng ta có thể đi trên quốc lộ

279 xuất phát từ phường Hoành Bồ (hay còn gọi là Thị trấn Trới trước kia) đi theo hướng Bắc Giang bạn đã có thể đến vườn Hoa Quảng La Ngay từ khi đặt chân đến đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một không gian tràn ngập sắc hoa đủ màu, đủ loại Hiện nay, xe máy hoặc ô tô cá nhân là 2 phương tiện được lựa chọn nhiều nhất để du lịch Quảng Ninh tự túc và đến vườn hoa Quảng La Chúng vừa giúp du khách chủ động thời gian Đồng thời cũng cho chúng ta các trải nghiệm tham quan, khám phá cảnh đẹp trên cung đường di chuyển đến vườn hoa này. Điều khiến cho Thiên đường hoa Quảng La hấp dẫn và thu hút du khách chính là nhờ vẻ đẹp tựa như tranh của nơi đây Đặt chân tới vườn hoa Quảng La, giữa khung cảnh thơ mộng và trữ tình, xa xa là những ngôi nhà nhỏ len lỏi khiến du khách không thể quên một Quảng La xinh đẹp.Với hàng chục loại hoa đủ màu sắc, hình dáng được tuyển chọn từ khắp nơi Sự khéo léo trong cách trồng hoa tạo nên một không gian ngập tràn sắc màu và hương thơm ngào ngạt Những luống hoa trồng thẳng hàng, giúp du khác dễ dàng di chuyển và lưu giữ những tấm hình lung linh Với hơn 30 loài hoa đặc trưng, mang giá trị thẩm mỹ cao Từ hoa hướng dương, cải trắng, cải vàng đến hoa túy điệp, ngũ sắc… tạo nên một không gian ngập tràn sắc màu và hương hoa thơm ngát, tạo cho du khách một cảm giác thật bình yên sau những ngày tháng làm việc mệt mỏi Khi đến với Thiên đường hoa Quảng La, du khách không chỉ được ngắm nhìn những cánh đồng hoa bát ngát mà còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị ở nơi đây Bên cạnh chụp ảnh với hoa thì khi về thiên đường hoa Quảng La du khách còn được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hữu tình Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa núi non, biển cả, sông nước tạo nên một bức tranh yên bình về vùng quê Quảng Ninh Chỉ cần hít hà cái không khí trong lành thôi cũng cảm thấy sảng khoái và dễ chịu đến nhường nào Ngoài ra thì du khách cũng có thể khám phá những khu vườn trái cây sai trĩu quả như vườn xoài, táo, ổi vô cũng đã mắt Hay cạnh đó là những vườn ngô, vườn mía sạch xanh mướt của người dân Dĩ nhiên các bạn có thể mua chúng về làm quà nếu đến đúng vụ khu thu hoạch.

Một số lưu ý khi đến tham quan tại Thiên đường hoa Quảng La

1 Mua vé vào cổng theo giá niêm yết tại phòng vé Không đưa tiền trực tiếp cho nhân viên soát vé cổng

2 Khách tham quan theo đoàn vui lòng cử người đại diện mua vé cổng để tiện kiểm soát

3.Vui lòng đậu đỗ phương tiện đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của khu du lịch Ban quản lý không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự mất mát nào do đậu xe ngoài nơi quy định.

4 Phải tuyệt đối tuân thủ theo các biển cảnh báo nguy hiểm tại khu du lịch.Khu du lịch không chịu trách nhiệm về bất cứ rủi do nào nếu quý khách không tuân thủ theo các biển báo hoặc cảnh báo của khu du lịch.

5 Giao tiếp ứng xử và ăn mặc văn minh, lịch sự khi tham gia hoạt động tại khu du lịch.

6 Giữ vệ sinh chung không dẫm lên hoa, không hái hoa, không bẻ cành.

7 Quý khách vui lòng không mang đồ ăn thức uống vào khu du lịch.

8 Không mang các chất gây cháy, nổ, chất cấm vào khu du lịch

9 Quý khách tự bảo quản hành lý, tài sản cá nhân.

10 Quý khách quay phim, chụp hình cưới, cắm trại qua đêm hoặc liên hệ công tác vui lòng liên hệ phòng vé để được hướng dẫn.

11 Không sử dụng âm thanh quá lớn gây ồn ào quá 22 giờ.

12 Thú cưng được phép mang vào tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh và không gây ảnh hưởng đến người khác Quý khách phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thú cưng của quý khách gây ra.

13 Không xô xát, đánh nhau, giữ gìn an ninh trật tự chung 14 Thời gian phục vụ: Từ 6 giờ 00 đến 19 giờ 00 phút.

Nếu Quý khách cố tình vi phạm các quy định trên thì Ban quản lý có quyền mời Quý khách ra khỏi khu du lịch hoặc sẽ báo đến các cơ quan có trách nhiệm xử lý.

Nếu xảy ra các tổn thất về vật chất, sẽ phải bồi thường theo giá trị của tài sản tại thời điểm xảy ra.

Trước khi thăm quan Thiên đường hoa Quảng La, du khách nên lưu ý các nội quy ở đây để tránh gây ra các trường hợp không đáng có cũng như có những phút giâu thư giãn, vui vẻ bên gia đình, người thân và bạn bè.

2.3.2 Giới thiệu hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa

Nhằm khai thác thế mạnh về dược liệu của Hoành Bồ (cũ, nay là phường Hoành Bồ) và xã Quảng La, cuối năm 2015, hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa đã đầu tư Dự án Sơ chế biến dược liệu, cất chiết tinh dầu trên diện tích 25ha với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng.Trong đó, huyện Hoành Bồ hỗ trợ tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng và góp 30% kinh phí đầu tư xây dựng nhà xưởng… Trên cơ sở đó, hợp tác xã đã triển khai nghiên cứu, trồng thử nghiệm và từng bước nhân rộng 36 loại dược liệu như kim tiền thảo, ngưu tất, địa hồng… Trong quá trình triển khai, hợp tác xã đã phối hợp với các viện nghiên cứu để chuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc và chế biến Để nâng cao giá trị của sản phẩm, hợp tác xã đã đầu tư xây dựng xưởng sơ chế biến dược liệu với dây chuyền chưng cất chiết xuất tinh dầu, máy ép đóng gói sản phẩm… Dược liệu sau khi thu hoạch được chế biến hoàn chỉnh thành sản phẩm ngay tại xưởng Các quy trình sản xuất đều được khép kín, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào giúp cho hợp tác xã kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm Mới đây, đơn vị đã phối hợp với các hộ dân của xã Đồng Sơn, Hoành Bồ trồng 2 ha nghệ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất Trong đó, hợp tác xã hỗ trợ giống, kỹ thuật, phân bón và bao tiêu sản phẩm cho người dân Bên cạnh đó, người lao động thường xuyên được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền về an toàn thực phẩm Nhờ vậy, hợp tác xã là một trong những đơn vị được Sở Y tế lựa chọn thực hiện Dự án Điều tra cây thuốc trên địa bàn tỉnh Trong đó, tỉnh sẽ hỗ trợ giống, kỹ thuật, phân bón… để trồng, thu hái, sơ chế các cây thuốc như: Ngưu tất, thìa canh, hoài sơn… theo tiêu chuẩn GACP (Good Agricultural and Collection Practices - Thực hành tốt trồng trọt và thu hái) Dự án được triển khai từ tháng 6 đến tháng 12-2016 Chị Nguyễn Thị Linh, kỹ sư phụ trách kỹ thuật của hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa, cho biết: Bên cạnh kiểm soát chất lượng nguyên liệu, ngay từ những ngày đầu thành lập, hợp tác xã đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị… đảm bảo các quy trình chế biến khép kín Trong đó, mỗi khâu sản xuất đều được thực hiện đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm hợp tác xã còn ban hành các quy trình vệ sinh dụng cụ, người lao động và thực hiện một cách nghiêm ngặt Ngoài ra, đơn vị còn mời các chuyên gia đầu ngành về dược liệu phối hợp nghiên cứu, sản xuất, chế biến dược liệu nhằm đưa ra sản phẩm chất lượng tốt nhất. Đến nay, nhiều sản phẩm dược liệu sơ chế có tác dụng phòng và chữa bệnh như: Trinh nữ hoàng cung, cà gai leo, nhân trần, bồ công anh, kim tiền thảo, tinh dầu sả, bạc hà, gừng… được người dân tin tưởng lựa chọn Các loại dược liệu thô của hợp tác xã còn được cung cấp cho một số công ty để chế biến sản phẩm như: Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà…

Không ngừng phát triển sản phẩm, tháng 8 - 2016, hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa đã tiến hành nghiên cứu, đầu tư, sản xuất bún dược liệu.Ngoài thành phần bột gạo, sản phẩm bún dược liệu còn có các thành phần như: Hoài sơn, ý dĩ, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, bột gạo… Đặc biệt, sản phẩm không có chất phụ gia, không chất bảo quản, an toàn cho người tiêu dùng.Hiện, sản phẩm đang được hoàn thiện các thủ tục để bày bán trên thị trường.Đây là bước tiến mới của hợp tác xã từng bước tiến tới chế biến các sản phẩm từ dược liệu Theo ông Phạm Thanh Phong, Giám đốc hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa, cho biết: Không chỉ dừng lại ở chế biến thô, ngoài sản phẩm bún dược liệu, hợp tác xã cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mang tính tiện ích có thể sử dụng hàng ngày từ dược liệu như: Thuốc viên, trà, nước đóng chai… Bên cạnh đó, thời gian tới, hợp tác xã sẽ đưa ra các sản phẩm mới như: Tinh bột nghệ, bánh tam giác mạch, rượu tam giác mạch… nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Tận dụng diện tích đất, hợp tác xã còn triển khai Dự án Thiên đường hoa Quảng La Với diện tích 25ha, hợp tác xã đã chia làm nhiều khu riêng biệt: Khu trồng cây ăn quả kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán; cánh đồng hoa đa sắc; xưởng sơ chế biến dược liệu, khu nhà lưới phục vụ việc nhân giống cây; khu mê cung dược liệu; khu trang trại giáo dục theo mô hình trang trại hữu cơ… Tại đây, người dân được chiêm ngưỡng hơn 30 loài hoa rực rỡ sắc màu; tìm hiểu các loài dược liệu quý như: Kim tiền thảo, diệp hạ châu, cà gai leo, bồ công anh, tam thất, địa liền; tham quan, thu hoạch hoa quả tại vườn cây ăn quả tập trung… Với những giá trị cảnh quan, thiên nhiên mang tính giải trí, giáo dục cao, Khu du lịch Thiên đường hoa Quảng La đã được

Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận là một trong 6 điểm du lịch của Hoành Bồ. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp bền vững, thúc đẩy kinh tế địa phương.

2.3.3 Giới thiệu quy hoạch của Thiên đường hoa Quảng La

Khu du lịch Thiên đường hoa Quảng La được quy hoạch thành các khu vực:

Đánh giá về hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La 63 1 Ưu điểm của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La

2.4.1 Ưu điểm của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La

Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La là một hạng mục nhỏ trong dự án phát triển và đầu tư của hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa nhưng nó đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội cho cả doanh nghiệp và xã Quảng La. Đối với hợp tác xã Nông dược xanh, hoạt động du lịch của Thiên đường hoa Quảng La đã giúp cho tên tuổi cũng như các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu của hợp tác xã đến gần với người tiêu dùng Ngoài ra, với lượng khách tham quan lớn đón tiếp qua các năm đã đem lại một nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp, đây cũng chính là nguồn vốn cho việc phát triển cũng như mở rộng quy mô, xây dựng các công trình mới phục vụ cho hoạt động du lịch Đối với xã Quảng La, hoạt động du lịch của Thiên đường hoa Quảng

La đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã, từ một xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ninh từ khi có hoạt động du lịch, đời sống của bà con có nhiều chuyển biến tích cực Đường xá nhộn nhịp hơn, bà con có thêm thu nhập bằng việc bán nông sản cho du khách Thiên đường hoa Quảng La còn giúp cho hơn 40 người lao động có công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định Bảo tồn nguồn gen và các tri thức bản địa về cây thuốc của đồng bào các dân tộcHoành Bồ, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống của bà con.Khách du lịch đến đây cũng giúp cho xã Quảng La có được sự quan tâm và thu hút vốn đầu tư phát triển cho địa phương Đây cũng chính là mô hình kiểu mẫu xây dựng nông thôn mới, hướng người dân địa phương thay đổi tư duy, tập quán sản xuất theo hướng tích cực.

2.4.2 Hạn chế còn tồn tại của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La

Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La chủ yếu là tham quan tự túc của du khách, chưa có một chương trình cụ thể được xây dựng để hướng dẫn khách tham quan được trải nghiệm tốt hơn các tiềm năng của Thiên đường hoa. Điểm du lịch này khá đơn lẻ, xa trung tâm và các điểm du lịch nổi bật của tỉnh như là Vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu, Khu vui chơi giải trí Hạ Long Park… Để đến với điểm du lịch này phải di chuyển một quảng đường xa, khách đi đến chỉ lán lại tham quan trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài tiếng và dài nhất là một ngày Không tạo được mong muốn sẽ quay lại của du khách vì chưa có các sản phẩm và dịch vụ nổi bật.

Nguồn lao động để phục vụ cho du lịch gần như là không có, lao động chủ yếu ở đây phục vụ cho hoạt động sản xuất và chế biến dược liệu cho hợp tác xã Nông dược xanh Du khách đến đây rất khó để có thể tham quan và tìm hiểu hết được những điều hay và thú vị mà Thiên đường hoa mang lại.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được chú trọng, đã có các trang thông tin điện tử trên các nền tảng internet và mạng xã hội nhưng chưa đăng tải những thông tin và cập nhập liên tục về Thiên đường hoa gây khó khăn với du khách trong việc tiếp cận thông tin cũng như quảng bá hình ảnh của Thiên đường hoa Quảng La đến với du khách.

Hoạt động du lịch chủ yếu chỉ diễn ra trong các tháng mùa xuân kéo dài 2- 3 tháng, đây là khoảng thời gian đẹp nhất ở đây khi muôn hoa khoe sắc thắm, còn những tháng khác hầu như không có hoạt động gì nổi bật để thu hút khách du lịch

Với những hạn chế chưa được khắc phục này sẽ là một bước cản trên con đường phát triển Thiên đường hoa Quảng La trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và trong tương lai phát triển thành một điểm du lịch trọng điểm của vùng.

Có thể thấy rằng, Thiên đường hoa Quảng La là một điểm tham quan mới, thu hút được một lượng khách du lịch đến đây tham quan, trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm nông sản cũng như dược liệu ở đây Bên cạnh những thuận lợi mà hoạt động du lịch mang lại cho doanh nghiệp cũng như địa phương thì điểm du lịch này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để hoạt động du lịch phát triển và níu giữ chân du khách Vậy nên ở Chương 3,nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động du lịch tham quan tại điểm du lịch Thiên đường hoa Quảng La.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƯỜNG HOA QUẢNG LA

Giải pháp về tổ chức quản lý

Trong mọi hoạt động của Nhà nước, các Bộ - Ban – Ngành, các tổ chức hay chính tại các điểm tham quan du lịch thì công tác quản lý luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển du lịch Nếu có những chính sách hợp lý, đồng bộ trong việc đưa ra những quy định chung cho khách du lịch, cho các cơ quan quản lý từng bộ phận, và giới hạn phát triển tại điểm du lịch thì sẽ tạo điều kiện tốt cho khu du lịch phát triển, tạo ấn tượng tốt đối với du khách, góp phần bảo vệ, tôn tạo điểm du lịch, thu hút du khách, phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng địa phương Nhìn chung để điểm du lịch phát triển một cách toàn diện thì không thể thiếu sự quản lý đồng bộ giữ các bộ phận Đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của điểm du lịch. Đối với điểm du lịch: Cần có những cơ chế chính sách sử dụng đất đai hợp lý vào mục đích quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Không quy hoạch bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên.Về vật liệu xây dựng, khuyến khích sử dụng những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, tạo nét hài hòa với cảnh quan môi trường, tránh gây ô nhiễmvà phá vỡ cảnh quan.

Về công tác quản lý điểm du lịch quan trọng nhất là phải đồng bộ giữa các cấp, các ngành như du lịch, công an, kinh tế để tạo ra sự thuận lợi cho cả du khách và nhà quản lý trong hoạt động du lịch, nhất là Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh và hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa về cả nội dung quy hoạch và chính sách đề ra Tránh sự chồng chéo trong quản lý gây khó khăn cho du khách khi đến điểm du lịch Đối với từng bộ phận được giao trách nhiệm quản lý tại điểm du lịch, ban quản lý toàn khu phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo các bộ phận làm đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình. Đối với khách du lịch: Phải có những chính sách đồng bộ trong việc thu vé vào điểm du lịch từ vé gửi xe đến vé tham quan Giá vé phải được quy định rõ ràng, niêm yết rõ ngay tại phòng bán vé để khách có thể nắm được, nếu có thay đổi về giá vé cần nhanh chóng cập nhật rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm đối với du khách về giá dịch vụ Có các chương trình ưu đãi giá vé đối với các đoàn khách đặt trước, các nhóm học sinh và sinh viên đến để nghiên cứu Đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch khi đến điểm du lịch. Quản lý tốt các bộ phận tham gia các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: gửi đồ, chụp ảnh, bán đồ lưu niệm tránh tình trạng chèo kéo, chặt chém khách du lịch.

Liên kết các điểm du lịch trong khu vực tạo thành các tuyến du lịch tham quan

Quảng La và Bằng Cả là hai xã gần nhau và nổi bật với hai điểm du lịch chính đó là Thiên đường hoa Quảng La xã Quảng La và Khu bảo tồn người Dao Thanh Y xã Bằng Cả Ủy ban nhân dân của hai xã nên tạo điều kiện để cho ban quản lý của hai điểm du lịch này tạo thành các hợp tác xã du lịch, hợp tác cùng nhau xây dựng hai điểm du lịch này thành một tuyến du lịch “Thăm quan sinh thái và trải nghiệm văn hóa” hấp dẫn du khách

Bên cạnh hai điểm du lịch chính này, thì còn có một số điểm du lịch phụ trợ phục vụ nhu cầu thăm quan, tìm hiểu văn hóa cũng như các hoạt động sản xuất của người dân như: Trang trại hoa lan thôn Đồng Ho xã Sơn Dương, khu trồng cây ăn quả chất lượng cao xã Dân Chủ, thăm quan quy trình sản xuất của các gia đình Nghệ nhân làm rượu Bâu tại xã Bằng Cả, tham gia vào lễ hội Cấp sắc của người Dao Thanh Y xã Bằng Cả…

Có thể xây dựng các tuyến du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh để tăng sức hấp dẫn và thu hút du khách đến Thiên đường hoa Quảng La như:

- Tuyến tham quan thiên nhiên: Vịnh Hạ Long – Núi Bài Thơ – Khu du Lịch Tuần Châu – Thiên đường Hoa Quảng La – Bình Liêu.

- Tuyến tham quan nông nghiệp: Trang trại hoa Đồng Chè – Trang trại hoa Lan thôn Đồng Ho xã Sơn Dương - khu trồng cây ăn quả chất lượng cao xã Dân Chủ - Thiên đường hoa Quảng La - thăm quan quy trình sản xuất của các gia đình Nghệ nhân làm rượu Bâu tại xã Bằng Cả.

Tuyến tham quan tự nhiên kết hợp với văn hóa và tâm linh: Chùa Yên

Tử - Vịnh Hạ Long – Nhà thờ Tiến sĩ Vũ Phi Hổ - Chùa Đá Trắng – Thiên Đường hoa Quảng La - Khu bảo tồn người Dao Thanh Y xã Bằng Cả.

Việc liên kết các điểm du lịch này với nhau tạo nên được một tuyến du lịch hấp dẫn hơn, nhiều điều thú vị khiến cho du khách cảm thấy tò mò và hứng thú được đến đây thăm quan, khám phá hơn, từ đó không những du lịch tham quan tại Thiên đường Hoa Quảng La phát triển mà du lịch tại các điểm du lịch nhỏ lẻ khác trong vùng cũng có cơ hội phát triển và tới gần hơn với du khách Từ đó làm thay đổi bộ ặt của nông thôn đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao kinh tế xã hội cho chính doanh nghiệp và địa phương.

Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ 4.0 và sắp chuyển mình sang thời kỳ 5.0, các hoạt động quảng cáo cũng như truyền thông số đang phát triển một cách mạnh mẽ Nắm bắt thị trường cũng như xu hướng trong thời đại mới, Thiên đường Hoa Quảng La đã thành lập các trang thông tin điện tử trên các nền tảng internet và mạng xã hội song vẫn chưa đem lại hiệu quả quảng bá cho điểm du lịch Ban quản lý cần lập ra một đội ngũ nhân viên giữ vai trò tập trung xây dựng các phương án quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội cũng như trên các webside về các hoạt động đang và sắp diễn ra tại Thiên đường hoa Quảng La để du khách có thêm nhiều nguồn thông tin dễ tiếp cận hơn và nắm được những nét đặc sắc của điểm đến Thiên đường hoa Quảng La để có thể khi đến đây, du khách có thể tham quan và sử dụng tất cả các dịch vụ một cách dễ dàng nhất.

Ngoài quảng bá trên các nền tảng internet và mạng xã hội, Thiên đường hoa Quảng La có thể quảng bá hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông, các phóng sự hay thông qua các băng zôn, biển quảng cáo đặt tại các cung đường lớn, hay đặt các biển chỉ dẫn đến Thiên đường hoa để du khách dễ nhận biết hơn.

Tận dụng các sự kiện, hội họp, tham gia các hội chợ nông sản trong và ngoài tỉnh để quảng bá cũng như thu hút vốn đầu tư tới Thiên đường hoa Quảng La.

Có chính sách ưu đãi giảm giá cho các đoàn học sinh, sinh viên các trường Đại học, đặc biệt là các trường đào tạo du lịch vì chính họ là lực lượng đông đảo góp phần quảng bá hình ảnh của Thiên đường hoa Quảng La Ngoài ra điểm du lịch cần liên kết với các công ty lữ hành, cung cấp thông tin cho họ, có thể mời các hướng dẫn viên của các công ty lữ hành tham gia các lớp học, các buổi hội thảo về khu du lịch để họ có thêm kiến thức truyền đạt với du khách khi họ dẫn khách Các công ty này góp phần rất lớn trong việc đưa hình ảnh của Thiên đường hoa Quảng La đến du khách đặc biệt là khách nước ngoài vì chính họ là những người thường xuyên tiếp xúc với du khách và cung cấp một lượng khách lớn cho khu du lịch.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một điểm du lịch thu hút khách là một điểm du lịch có nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của du khách Vậy nên, trong phát triển du lịch, bên cạnh việc đầu tư, định hướng, quy hoạch dự án thì việc đào tạo nguồn nhân lực là điều hết sức quan trọng.

Do nguồn nhân lực chủ yếu của Thiên đường hoa Quảng La hiện tại đang phục vụ cho quá trình nuôi trồng và sản xuất dược liệu, chưa có nguồn nhân lực tập trung cho hoạt động du lịch Ban quản lý Thiên đường hoa Quảng La cần triển khai các lớp học nghiệp vụ cơ bản về du lịch tới người dân địa phương cũng như người lao động đang làm việc tại Thiên đường hoa Quảng La để họ nắm được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong các khâu như đón tiếp du khách, giới thiệu các sản phẩm nông sản, thảo dược của hợp tác xã cũng như của địa phương, hướng dẫn du khách thực hiện một số công đoạn trong trồng hoa hay thu hoạch một số loại nông sản trồng trong khuôn viên vườn hoa.

Ngoài ra cũng cần có chính sách, kế hoạch đào tạo mới và tuyển dụng đội ngũ cán bộ có năng lực cho công tác quản lý và điều hành hoạt động du lịch dưới hình thức chính quy, trong nước và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La cũng như đội ngũ này có thể phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh.Việc tăng cường hợp tác,trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận cũng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch.

Xây dựng các sản phẩm du lịch “Mùa nào thức nấy” tận dụng tất cả thời gian trong năm cho hoạt động du lịch

Phát triển trên mô hình canh tác dược liệu của hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa, Thiên đường hoa Quảng La chủ yếu thu hút khách du lịch vào mùa xuân trong năm, đây là khoảng thời gian các loài hoa ở đây được trồng và nở đẹp nhất và thu hút khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh cũng như trải nghiệm các dịch vụ tại Thiên đường hoa Quảng La Còn các khoảng thời gian khác trong năm, chủ yếu Thiên Đường hoa Quảng La hoạt động theo hướng trồng và chế biến các cây nông sản và dược liệu. Để có thể khai thác triệt để các thế mạnh cũng như các khoảng thời từ tháng 3 – tháng 11 hàng năm để phát triển du lịch, Thiên đường hoa Quảng

La nên xây dựng các chương trình tham quan gắn với hoạt động trải nghiệm như: tham gia một ngày trồng cây cùng người nông dân; thu hoạch nông sản theo mùa; tổ chức các hoạt động ngoài trời, cắm trại, picnic; tham quan quy trình sản xuất dược liệu và trải nghiệm một số khâu trong trong sản xuất;… Đây cũng là một cách để Thiên đường hoa Quảng La thu hút và đưa hình ảnh của mình đến gần hơn với du khách và không bỏ phí các tiềm năng để phát triển du lịch.

Xây dựng các cơ sở lưu trú

Xung quanh khu vực Thiên đường hoa hiện tại đang chỉ có một vài cơ sở lưu trú tư nhân, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn để có thể đón tiếp du lịch. Thiên đường hoa Quảng La có thể kết hợp với người dân địa phương xây dựng các homestay để đón du khách hoặc tập huấn cho các chủ cơ sở lưu trú xung quanh những tiêu chuẩn về phòng nghỉ cho khách trong du lịch để họ cải tạo trang thiết bị, cơ sở vật chất để có thể đón khách.

Sở Du lịch Quảng Ninh cũng như chính quyền xã Quảng La cần tạo mọi điều kiện về chuyên môn cũng như là các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các cơ sở lưu trú đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Đối với các cơ sở lưu trú đã có trên địa bàn, Sở du lịch, chính quyền địa phương tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch dành cho người quản lý, nhân viên phục vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình kinh doanh lưu trú du lịch, khách sạn tiêu biểu của các tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi đơn vị cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn.

Cùng với thực hiện giải pháp của các ngành chức năng, để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách các cơ sở lưu trú du lịch cần đầu tư trang thiết bị tiện nghi, nâng cấp số lượng, chất lượng dịch vụ, tạo không gian xanh, sạch, đẹp, thoáng mát Ngoài ra, mỗi cơ sở lưu trú cũng cần là điểm đến thân thiện, đảm bảo an toàn, hấp dẫn Số lượng cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong mỗi cơ sở lưu trú cũng phải tương xứng với quy mô, cấp hạng và đảm bảo các yêu cầu về trình độ, kỹ năng, tích cực chủ động tìm tòi và phát huy các món ăn truyền thống, đặc sản của địa phương… Có như vậy, các cơ sở lưu trú du lịch mới có thể nâng cao cả về chất và lượng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển du lịch của địa phương.

Trong chương này, nhóm tác giả có đề xuất một số giải pháp như: Liên kết các điểm du lịch trong khu vực tạo thành các tuyến du lịch tham quan, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và xây dựng các sản phẩm du lịch “Mùa nào thức nấy” tận dụng tất cả thời gian trong năm cho hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch của Thiên đường hoa Quảng La nói chung và các vùng lân cận xã Quảng La nói riêng Tạo cho nơi đây trở thành một điểm du lịch tham quan hấp dẫn và níu chân du khách.

Ngày đăng: 04/05/2023, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w