1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận tư pháp quốc tế chương 8 hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
Tác giả Trương Ngọc Minh Thư, Nguyễn Lê Bảo Khanh, Nguyễn Duy Ngọc Trâm, Nguyễn Phạm Trâm Anh, Trần Ngọc Châu, Phạm Tống Khánh Linh, Hoàng Minh Cường
Người hướng dẫn Th.S Phùng Hồng Thanh
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 66,85 KB

Nội dung

Khi người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài chỉ cần tuân theo pháp luật Việt Nam hôn………..4 14.. Khái niệm: Theo khoản 2

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP CHẤT LƯỢNG CAO 46 F

BÀI THẢO LUẬN

TƯ PHÁP QUỐC TẾ CHƯƠNG 8 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Bộ môn : Tư pháp quốc tế

Giảng viên : Th.S Phùng Hồng Thanh

Thành viên

Thành phố Hồ Chí Minh – ngày 16 tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I CÂU HỎI TỰ LUẬN

1 Phân tích khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài……… 1

2 Ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình….1

6 Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo

Nam………2

9 Trình bày những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với vụ việc

ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam……… 3

II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO

1 Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài khi và chỉ khi có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài……… 4

6 Nguồn luật để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân gia đình bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế… 4

8 Khi người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài chỉ cần tuân theo pháp luật Việt Nam

hôn……… 4

14 Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài……… 5

Trang 3

20 Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam……… 5

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

I CÂU HỎI TỰ LUẬN

1 Phân tích khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Khái niệm: Theo khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ thì quan hệ hôn nhân và gia đình

có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

Khoản 2 điều 663 khác biẹt ntn

Điều 6 luật HNGD luật chuyên ngành thay vì luật ds

Thứ nhất, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài: Công dân Việt Nam là

người có quốc tịch Việt Nam Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch Đây là khi một công dân Việt Nam kết hôn với một người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm cả công dân nước ngoài và người không quốc tịch

Thứ hai, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam: Là công dân

nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam Đây

là khi một công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam, và họ kết hôn với nhau

Thứ ba, giữa người Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài:

Trường hợp này xảy ra khi ít nhất một trong hai bên trong một quan hệ hôn nhân là công dân Việt Nam, nhưng một trong số họ đã định cư ở nước ngoài

Trang 7

Thứ tư, giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt

quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Pháp tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp và theo pháp luật của Pháp Sau khi kết hôn họ về Việt Nam sinh sống Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân và gia đình được xem xét là có yếu tố nước ngoài nếu các sự kiện như kết hôn, ly hôn hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó xảy

ra tại nước ngoài và theo quy định của pháp luật nước ngoài

2 Ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình.

Thứ nhất, việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình giúp

chúng ta phân định một cách rõ ràng phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật tương ứng đối với một quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể nào đó Một mối quan hệ hôn nhân

và gia đình một khi được xác định là có yếu tố nước ngoài sẽ thoát ly khỏi sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thực chất trong hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình của quốc gia và đòi hỏi một cách thức điều chỉnh đặc thù với các nguyên tắc riêng biệt của TPQT

Thứ hai, việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình giúp xác định pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình

Thứ ba, việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng

đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thẩm quyền tài phán của các quốc gia liên

Trang 8

quan trong một quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền và nguyên tắc lãnh thổ quốc gia, mỗi quốc gia sẽ có quyền tài phán đối với quan hệ phát sinh giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của mình mà không có sự liên hệ hay tương tác với bất kỳ quốc gia nào khác Không những thế, đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, việc xác định thẩm quyền còn được đặt ra ngay cả giữa các cơ quan tư pháp của cùng một quốc gia dựa trên nguyên tắc phân định theo lãnh thổ hay vụ việc

Ngoài ra, việc xác định có hay không có yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình còn có ý nghĩa trong việc giúp các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia định hình khả năng và cách thức thực hiện các hoạt động uỷ thác tư pháp quốc tế trong các vụ việc cụ thể Bên cạnh đó, yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân gia đình cũng là một dấu hiệu quan trọng được xem xét trong quá trình giải quyết các yêu cầu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền của nước người có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình

6 Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 có quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài do cơ quan:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định

Trang 9

cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài

(2) Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn

Cơ quan đại diện đăng ký kết hôn

9 Trình bày những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với vụ việc ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

CSPL: khoản 1, 2 Điều 127 Luật HN&GĐ 2014

- Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

- Việc ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam

- Việc ly hôn khi có bên là công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam mà không có nơi thường trú

Đ469 blttds

điểm b KHOẢN 1 470 điểm a khảon 2

Trang 10

II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO

1 Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài khi và chỉ khi có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nhận định: SAI

CSPL: khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014

Giải thích: Quan hệ hôn nhân gia đình được xem là có yếu tố nước ngoài không chỉ khi có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mà quan hệ hôn nhân gia đình vẫn có thể được xem là có yếu tố nước ngoài khi tất

cả các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

6 Nguồn luật để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân gia đình bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế.

Nhận định: SAI

CSPL: Điều 122 Luật HN&GĐ 2014

Giải thích: Theo đó, quy định về áp dụng pháp luật đối với quan hệ HN&GĐ có yếu

tố nước ngoài bao gồm 02 nguồn luật là điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam Theo đó nguồn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về

Trang 11

quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài cũng bao gồm 02 nguồn này và không bao gồm tập quán quốc tế

8 Khi người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài chỉ cần tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Nhận định: SAI

CSPL: khoản 1 Điều 126 Luật HN&GĐ 2014

Giải thích: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn Do đó, không thể chỉ tuân theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài còn phải tuân theo pháp luật về điều kiện kết hôn của nước mà họ mang quốc tịch

14 Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhận định: SAI

CSPL: Điều 37 Luật hộ tịch 2014

Giải thích: Căn cứ vào Điều 37 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt

Trang 12

Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam Đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam Thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn” Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có thẩm

quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mà cơ quan Ủy ban nhân dân cấp huyện mới

có thẩm quyền

20 Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

Nhận định: SAI

CSPL: khoản 1 Điều 127 Luật HN&GĐ 2014 Điểm d khoản 1

Giải thích: Tòa án Việt Nam không chỉ có thẩm quyền đối với vụ việc ly hôn có yếu

tố nước ngoài nếu nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam, mà căn cứ theo khoản

1 Điều 127 Luật HN&GĐ 2014 thì Toà án Việt Nam còn có thẩm quyền đối với vụ việc

ly hôn giữa người nước ngoài và người nước ngoài với nhau mà các bên đều thường trú tại Việt Nam

Trang 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Bộ luật Dân sự 2015

2 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

3 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga

4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

II GIÁO TRÌNH

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Hồng

Đức – Hội Luật gia Việt Nam

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w