HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM của luạt giá cao muốn giá tốt thì ib
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN VÀ CHÍNH TRỊ
HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Long Nhật
Ngành đào tạo: Luật
NGƯ ỜI HƯỚNG DẪN: Th.S TRẦN NGUYỄN THỊ TÂM ĐAN
HÀ NỘI – Năm 2023
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Đăng Long Nhật
Mã sinh viên: 1911171101 Lớp: DH9LA1
Ngành: Luật
Tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Hình thức của giao dịch dân
sự theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Nguyễn Thị Tâm Đan
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào Nếu phát hiện có bất kỳ hình thức gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội, tác giả đã được truyền đạt những kiến thức pháp luậtnền tảng cũng như chuyên sâu trong các lĩnh vực chuyên ngành Với nhữngkiến thức quý báu đó, khi được viết khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Hình thức của giao dịch dân sự theo quy định của pháp
luật Việt Nam”
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, trước tiên, tác giả xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến cô Trần Nguyễn Thị Tâm Đan đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡtác giả hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa lý luận chính trị đã nhiệttình chỉ dạy cho tác giả trong suốt bốn năm học để tác giả có những kiến thứcpháp luật nền tảng không chỉ giúp tác giả trong việc hoàn thành khóa luận tốtnghiệp mà còn là hành trang kiến thức giúp tác giả trong con đường sự nghiệpsau này
Tác giả không quên những sự động viên, khích lệ tinh thần từ gia đình vàbạn bè, những người thân yêu nhất Tác giả dành lời cảm ơn cuối cùng nàyđến họ - những người luôn bên cạnh và động viên tác giả phấn đấu hoànthành tốt khóa luận tốt nghiệp
Tác giả đã nỗ lực hết mình để có thể hoàn thành khóa luận một cách tốtnhất nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sựgóp ý quý báu từ thầy cô và mọi người để tác giả có thêm cơ hội được hoànthiện kiến thức và mở rộng đề tài
Xin chân thành cảm ơn !
Trang 5MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của khóa luận 6
8 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ 8
1.1 Khái niệm hình thức của giao dịch dân sự 8
1.1.1 Khái niệm giao dịch dân sự 8
1.1.2 Khái niệm hình thức của giao dịch dân sự 10
1.2 Đặc điểm hình thức của giao dịch dân sự 12
1.2.1 Hình thức của giao dịch dân sự là cơ sở xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự 12
1.2.2 Hình thức của giao dịch dân sự luôn gắn liền với nội dung của giao dịch dân sự 14
1.2.3 Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện đa dạng 14
1.3 Phân loại hình thức của giao dịch dân sự 15
1.3.1 Hình thức bằng văn bản 16
1.3.2 Hình thức bằng hành vi 17
1.3.3 Hình thức bằng lời nói 19
Trang 61.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức 20
1.4.1 Khái niệm giao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức 21
1.4.2 Đặc trưng của giao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức 22
1.5 Vai trò của hình thức trong giao dịch dân sự 24
1.6 Giá trị của công chứng, chứng thực đối với hiệu lực của giao dịch dân sự 25
1.7 Nội dung pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự 28
1.7.1 Một số quy định về hình thức GDDS trong Bộ luật dân sự năm 2015 .28
1.7.2 Một số quy định về hình thức GDDS trong các luật chuyên ngành 30
Kết luận chương 1 34
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 35
2.1 Quy định về giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức theo pháp luật của một số quốc gia trên Thế giới 35
2.2 Thực trạng một số quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về hình thức của giao dịch dân sự 40
2.2.1 Quy định hình thức của giao dịch dân sự theo pháp luật Dân sự 40
2.2.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 41
2.2.3 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 44
2.3 Thực trạng một số quy định về hình thức của giao dịch dân sự trong pháp luật chuyên ngành 49
2.4 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về hình thức của giao dịch dân sự 52
2.4.1 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 55
2.4.2 Hành vi pháp lý vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức .59 2.5 Đánh giá chung 62
2.5.1 Ưu điểm 62
2.5.2 Một số hạn chế còn tồn tại 64
Trang 7Kết luận chương 2 66
CHƯƠNG 3 : HƯỚNG HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ 67
3.1 Định hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự 67
3.1.1 Ở góc độ các đường lối của Đảng 67
3.1.2 Ở góc độ các chính sách của Nhà nước 68
3.1.3 Ở góc độ các hành động của Chính phủ 69
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự 70
3.3 Giải pháp đảm bảo thi hành quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự 73
3.3.1 Giải pháp pháp lý 73
3.3.2 Giải pháp kinh tế - xã hội 74
3.3.3 Giải pháp hành chính điều hành bảo đảm để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự thực hiện các hành vi hợp pháp 74
3.3.4 Giải pháp khác như sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước điều chỉnh cùng một đối tượng 74
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọngtrong lĩnh vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền vàlợi ích hợp pháp của các chủ thể, đây cũng là một trong những nội dung quantrọng được quy định trong Bộ luật dân sự Theo quy định của Bộ luật dân sự
2015 GDDS bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương và để đảmbảo các giao dịch dân sự mà các chủ thể tham gia GDDS thực hiện không viphạm quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì việcnắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành là vô cùng quan trọng
Trên cơ sở quyền tự do xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, các bên cóquyền chủ động lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp, tuy nhiên cũng cónhững trường hợp mà các bên không có quyền chủ động lựa chọn hình thứcgiao dịch mà buộc phải thực hiện giao dịch dân sự theo một hình thức nhấtđịnh được pháp luật dự liệu sẵn hay còn gọi là hình thức bắt buộc của GDDS.Đối với những giao dịch đó, hình thức sẽ trở thành điều kiện có hiệu lực củagiao dịch dân sự và nếu không thỏa mãn yêu cầu về hình thức thì giao dịchdân sự đó có khả năng bị vô hiệu là rất cao
Như vậy, các bên tham gia GDDS buộc phải tuân thủ điều kiện để giaodịch dân sự mà họ xác lập có hiệu lực pháp lý Tuy nhiên không phải lúc nàocác chủ thể cũng có điều kiện để có thể hoàn thiện hình thức GDDS một cách
dễ dàng và cũng không phải chủ thể nào cũng có thể nhận thức đúng về tầmquan trọng khi tuân thủ về mặt hình thức của GDDS và hậu quả pháp lý củagiao dịch dân sự khi bị vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức của giaodịch dân sự Đây là một vấn đề quan trọng song quy định của pháp luật dân sự
Trang 10hiện hành tại Việt nam vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, khó khăn,vướng mắc cần khắc phục để các chủ thể khi tham gia xác lập GDDS sẽ đượcđảm bảo đúng quyền lợi, mục đích khi tham gia vào GDDS.
Chính vì các lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Hình Thức Của Giao
Dịch Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Giao dịch dân sự là những giao dịch thường thấy trong đời sống hàngngày Tuy nhiên để GDDS được xem là hợp pháp thì phải đáp ứng đủ cácđiều kiện luật định, vậy những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực đượcquy định như thế nào cũng được nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm vànghiên cứu Qua tìm hiểu thì có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trongngành luật dân sự, một số luận án, luận văn các bài viết trên báo, tạp chí nghiên cứu đến nội dung giao dịch dân sự cụ thể là hình thức của giao dịchdân sự như:
- Phạm Quý Đạt (2015), Hình thức hợp đồng – Kinh nghiệm pháp luật
các nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 03-2015.
Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu hình thức của hợp đồng trên
cơ sở tham khảo các quy định pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức từ
đó liên hệ với Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 để đưa ra các kiến nghị hoànthiện pháp luật
- Tường Duy Lượng (2018), Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Điều
129 Bộ luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định
về hình thức, Nghiên cứu lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, 2018, Số 9(361), tr 42 - 46; 56 Ở bài viết này chỉ ra cho người đọc những tranh chấp
Trang 11phát sinh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có những lựa chọn kháckhi giải thích Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều này thể hiện tư duyđổi mới, có thể bao quát hơn và không sợ rối loạn khi đã có chốt chặn “đãthực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch”, bài viết tập trung phân tíchnhững điểm mới trong nội dung Điều 129 Bộ luật Dân sự, từ đó xác định mức
độ thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch, xác định thiệt hại trong trường hợpcông nhận hợp đồng và đưa ra những kiến nghị về áp dụng Điều luật nàytrong thực tiễn
- Phùng Trung Tập (2018), Những nội dung cơ bản về giao dịch dân sựtheo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Kiểm sát, Viện kiểm sát nhândân tối cao, 2018, Số 13, tr 3-9; 30 Bài viết này tác giả phân tích làm rõnhững khái niệm, bảo chất, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giaodịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, đại diệntrong giao dịch và cách tính thời hiệu
- Phùng Bích Ngọc (2021), Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại học luật Hà Nội.Luận án này đề cập và phân tích các vấn đề lý luận cho việc hoàn thiện cácquy định pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện Bên cạnh đó từ việcnghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về giao dịch dân sự có điều kiệntác giả của luận án đã chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý, những điểmphù hợp và chưa phù hợp trong các quy định của pháp luật về giao dịch dân
sự có điều kiện để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định củapháp luật Việt Nam
- Nguyễn Hữu Thọ (2022), Giao dịch dân sự vi phạm quy định bắt buộc
về hình thức theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học luật
Hà Nội Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
Trang 12giao dịch dân sự vi phạm quy định bắt buộc về hình thức theo pháp luật ViệtNam Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch dân sự
vi phạm quy định bắt buộc về hình thức và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam; từ
đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này
Có thể thấy những công trình luận án, luận văn bài viết trên báo, tạp chíviết về vấn đề nghiên cứu của tác giả, về ưu điểm thì đã đều thành công trongviệc phân tích cũng như làm rõ được các vấn đề mình nghiên cứu song về hạnchế tác giả nhận thấy những công trình đó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê vàchưa đưa ra được những phướng hướng hoàn thiện pháp luật rõ ràng cụ thể từnhững chính sách của Nhà nước, đường lối của Đảng về hình thức của giaodịch dân sự Đề tài khóa luận “Hình thức của giao dịch dân sự theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam.” Từ việc làm rõ lý luận của các nội dung về hìnhthức của giao dịch dân sự, phân tích và đánh giá những ưu điểm cũng nhưnhững hạn chế trong quy định pháp luật về hình thức của giao dịch dân sựtrong hệ thống pháp luật Việt Nam, bên cạnh đó khóa luận còn phân tích vàđánh giá các quy định liên quan tới vấn đề nghiên cứu của một số quốc giatrên thế giới như Pháp, Hoa Kì và Thái Lan để cung cấp cho người đọc mộtcái nhìn tổng quan về hình thức của giao dịch dân sự Tới phần thực tiễn tácgiả phân tích và đánh giá để chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn tớinhững hạn chế đó trong hệ thống pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự
Đề xuất phương hướng hoàn thiện và giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thiệncho pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật có điều chỉnh về hình thức củagiao dịch dân sự nói riêng Đây được coi là hướng nghiên cứu mới so với cáccông trình khoa học nghiên cứu về hình thức của giao dịch dân sự trước đó
Trang 133 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về hình thức của giao dịch dân sự theo quy định củapháp luật dân sự hiện hành
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về hình thức của giaodịch dân sự
- Đề xuất một số giải pháp và hướng hoàn thiện một số quy định củapháp luật về hình thức của giao dịch dân sự
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật hiện hành của Việt Nam và ở một số quốc gia trênthế giới như Pháp, Hoa Kỳ và Thái lan Đối với pháp luật Việt Nam đối tượngnghiên cứu là những quy định về hình thức giao dịch dân sự, bao gồm các quyđịnh về khái niệm, hình thức, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, cáctrường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự, hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự
vô hiệu và quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vôhiệu Đối với pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới đối tượng nghiên cứu
là những quy định về hình thức là điều kiện bắt buộc của giao dịch dân sự
Trang 146 Phương pháp nghiên cứu
Xuyên suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụngnhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích: là phương pháp phân chia các thông tin thuthập được thành các bộ phận riêng biệt từ những tài liệu có sẵn Từ đó, pháthiện ra những bất cập hay các vướng mắc của các quy định pháp luật về hìnhthức của giao dịch dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết, thống nhất các vấn đềlại với nhau để có thể nhận thức được tổng thể vấn đề Từ những vấn đề nhỏ
đã được phân tích trong khóa luận, tác giả đã tổng hợp lại, đưa ra các đánh giákhách quan cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan của các quy định
về giao dịch dân sự
- Phương pháp so sánh luật học: Đây là phương pháp cực kỳ quan trọng
để có thể soạn thảo kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật, từ việcnghiên cứu pháp luật về giao dịch dân sự trong các các bộ luật dân sự củaViệt Nam từ đó có thể đối chiếu và tìm ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2
- Phương pháp phân tích tình huống, bình luận bản án: Phương pháp nàyđược tác giả sử dụng trong việc phân tích, đánh giá những bản án, nhữngquyết định của tòa án và phân tích các tình huống xảy ra trong thực tiễn để cóthêm căn cứ đánh giá một cách khách quan các quy định về hình thức củaGDDS trong thực tiễn áp dụng Nhờ đó mà làm rõ được các bất cập trong cácquy định để đưa ra hướng giải quyết Phương pháp này được tác giả chủ yếu
sử dụng ở chương 2
Trang 157 Đóng góp của khóa luận
- Luận văn đã làm sáng tỏ về mặt cơ sở lý luận và áp dụng pháp luật vềgiao dịch dân sự trên thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về giao dịch dân sự, đưa rađược những ưu điểm, những bất cập trong pháp luật dân sự và các luật chuyênngành có quy định về hình thức của giao dịch dân sự
- Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao dịch dân sự vànhững giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế về hình thức của giaodịch dân sự tại Việt nam
- Bên cạnh đó khi nghiên cứu thành công đề tài này, luận văn sẽ là mộtnguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xem xét và sửa đổi các vấn đề còntồn tại trong pháp luật Việt Nam về hình thức của giao dịch dân sự
8 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về hình thức của giao dịch dân sự
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự vàthực tiễn áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hình thức củagiao dịch dân sự
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO
DỊCH DÂN SỰ1.1 Khái niệm hình thức của giao dịch dân sự
1.1.1 Khái niệm giao dịch dân sự
Theo Từ điển luật học1 có đề cập tới khái niệm giao dịch dân sự như sau:
“Giao dịch dân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả trở thành hiện thực” hay “Giao dịch là một sự kiện pháp lý bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương làm phát sinh hậu quả pháp lý” Như vậy qua khái niệm giao dịch
dân sự được đề cập tới trong Từ điển luật học ở trên, ta có thể hiểu đơn giảngiao dịch dân sự là những giao dịch được pháp luật cho phép, tạo điều kiệncho kết quả mà các bên hay một bên hướng tới khi giao kết GDDS, và tùy vàotừng muc đích của GDDS mà làm phát sinh hậu quả pháp lý là khác nhau.Hành vi pháp lý đơn phương hay hành vi pháp lý đa phương thì đều là giaodịch dân sự nếu làm phát sinh hậu quả pháp lý, trong đó hành vi pháp lý đơnphương được hiểu là hành vi đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phátsinh hậu quả pháp lý như thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mìnhhoặc của bên kia Còn hành vi pháp lý đa phương là sự thỏa thuận của haihoặc nhiều bên tham gia vào GDDS với mục đích làm phát sinh hậu quả pháplý
Và theo quan điểm của chuyên gia pháp lý Phùng Trung Tập2 về giaodịch dân sự thì “Giao dịch dân sự phát sinh từ căn cứ thỏa thuận của các bênchủ thể và còn được hình thành từ hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh
1 Theo Từ điển luật học của NXB Tư pháp năm 2006.
2 Phó giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 17quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể hay làm thay đổi quyền, nghĩa vụhoặc làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.”3 Có thểthấy trong quan điểm của mình, Phùng Trung Tập đã chỉ ra nguồn gốc củagiao dịch dân sự được phát sinh trên cơ sở nào và từ việc các bên tham giagiao kết giao dịch dân sự thì hậu quả pháp lý của nó sẽ như thế nào, cụ thể khicác bên giao kết GDDS thì sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của cácchủ thể hay làm thay đổi quyền, nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự của các bên chủ thể Thỏa thuận của các bên chủ thể trong giao dịchdân sự được hiểu là hợp đồng, còn hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chícủa một chủ thể do vậy cần tách bạch hành vi pháp lý đơn phương với hợpđồng Việc xác định một hợp đồng hay một hành vi pháp lý đơn phương cóphải là một GDDS hay không, chúng ta còn dựa vào hậu quả pháp lý khi cácbên giao kết GDDS đó là có làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự giữa các bên hay không, ví dụ nếu một hành vi pháp lý đơnphương được tiến hành mà không có làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự ởchủ thể được xác định thì hành vi đơn phương này sẽ không được xác định làgiao dịch dân sự
Theo tinh thần của BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân sự cũnggiống với khái niệm giao dịch dân sự được đề cập ở trong Từ điển luật học,BLDS năm 2015 cho rằng Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lýđơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự4.Hợp đồng là giao dịch dân sự đa phương hai hoặc nhiều bên thỏa thuận giaokết GDDS và hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự đơn phương thểhiện ý chí và nguyện vọng của một bên trong GDDS Dù là hợp đồng hayhành vi pháp lý đơn phương thì sẽ đều được coi là một GDDS khi đáp ứng đủ
3 Phùng Trung Tập, “Những nội dung cơ bản về giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015”, Cổng thông tin viện kiểm sát nhân dân tối cao,số 13/2018, Tr 3.
4 Điều 116 BLDS năm 2015.
Trang 18các điều kiện có hiệu lực mà pháp luật dân sự quy định và hậu quả pháp lý làlàm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thểkhi tham gia thực hiện hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương đó.
Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu GDDS là căn cứ phổ biến vàthông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền vànghĩa vụ dân sự GDDS là phương tiện pháp lí quan trọng nhất trong giao lưudân sự, cũng như trong việc có thể dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụnhằm đáp ứng như cầu ngày càng tăng của tất cả các chủ thể trong xã hộithông quan việc giao kết, xác lập các GDDS
1.1.2 Khái niệm hình thức của giao dịch dân sự
Theo Từ điển mở Soha thì Hình thức được hiểu là danh từ với nghĩa
“Toàn thể những gì nói chung làm thành bề ngoài của sự vật, chứa đựng hoặcbiểu hiện nội dung” hay hình thức có thể hiểu là tính từ như sau: “chỉ có trêndanh nghĩa, không có cái thực bên trong” Qua các khái niệm được đề cậptrong từ điển mở Soha về hình thức ta có thể nhận thấy bất kỳ sự vật nào cũngphải có đồng thời cả hình thức và nội dung, không có sự vật nào mà chỉ cóhình thức mà không có nội dung hay chỉ có nội dung mà không có hình thức,chính vì vậy mà nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vậtmới tồn tại Hình thức có thể biểu hiện nội dung5, chính vì vậy theo quá trìnhvận động của sự vật, hiện tượng khi nội dung biến đổi thì hình thức cũng phảibiến đổi theo để phù hợp với nội dung mới khi biến đổi – biểu hiện cho nộidung mới Còn giao dịch dân sự theo Thuật ngữ pháp lý – Từ điển Luật học:
“Trong Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự là một hành vi pháp lí nhằm làm phátsinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (xt Quyền dân sự;Nghĩa vụ dân sự) Giao dịch dân sự gồm có: 1 Hành vi pháp lí đơn phương
5 Theo Từ điển mở Soha, link: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/H%C3%ACnh_th%E1%BB%A9c, truy cập ngày 12 tháng 05 năm 2023.
Trang 19như: nhận con ngoài giá thú, nhận con nuôi, lập di chúc, khước từ thừa kế, vv.
2 Các thoản thuận theo hợp đồng, tức là có sự thống nhất ý chí giữa cácbên.”6 Từ những khái niệm trên ta có thể hình dung khái niệm hình thứcGDDS là Toàn thể những gì nói chung làm thành bề ngoài của một GDDSnhằm thể hiện nội dung của giao dịch dân sự, ý chí của các bên tham gia giaokết GDDS
Và theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thọ đưa ra khái niệm về hình thức của giaodịch dân sự như sau: “Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện
và ghi nhận ý chí của các chủ thể tham gia thiết lập các giao dịch dân sự vớinhau, trong các giao dịch đơn phương hình thức của giao dịch là phương tiệnthể hiện ý chí của một bên chủ thể còn trong các giao dịch đa phương thì hìnhthức chính là phương tiện phản ánh ghi nhận sự thỏa thuận, cam kết của cácbên”7, dựa theo quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thọ thì hình thức củagiao dịch dân sự được xuất hiện dưới góc độ là một phương tiện để thể hiện
và ghi nhận ý chí của các chủ thể tham gia giao kết các giao dịch dân sự vớinhau bao gồm thể hiện ý chí trong giao dịch đơn phương và trong giao dịch
đa phương, cũng phù hợp theo ý chí của BLDS năm 2015 quy định về GDDSthì giao dịch dân sự được định nghĩa bao gồm là hợp đồng hoặc hành vi pháp
lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự8, GDDS là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhấtđịnh, cho nên GDDS là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giaodịch, với những mục đích và động cơ nhất định Tất cả các giao dịch dân sựđều có điểm chung tạo thành bản chất của giao dịch, đó là ý chí của chủ thểtham gia giao dịch Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân
6 Theo từ điển Luật học trang 175.
7 Nguyễn Hữu Thọ, Giao dịch dân sự vi phạm quy định bắt buộc về hình thức theo pháp luật Việt Nam, luận
văn Thạc sĩ luật học, 2022, Đại học Luật Hà Nội.
8 Theo điều 116 BLDS 2015.
Trang 20biệt GDDS thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lí đơn phương đồngnhất với các quan điểm về khái niệm GDDS trên đã đề cập
Việc hiểu và đưa ra khái niệm về hình thức của giao dịch dân sự nhưthạc sĩ Nguyễn Hữu Thọ là phù hợp, tác giả cũng đồng tình với khái niệmhình thức của giao dịch dân sự do Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thọ đưa ra
1.2 Đặc điểm hình thức của giao dịch dân sự
1.2.1 Hình thức của giao dịch dân sự là cơ sở xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự
Thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự là cơ sở pháp lý để xác địnhthời điểm phát sinh quyển và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự.Theo quy định của BLDS năm 2015, thời điểm giao kết giao dịch dân sự theoquy định của pháp luật là thời điểm giao dịch dân sự hợp pháp có hiệu lựcpháp luật Đối chiếu với các quy định của BLDS thì thời điểm giao kết củagiao dịch dân sự chủ yếu dựa vào hình thức giao dịch, cụ thể: Giao dịch dân
sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết;Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết củagiao dịch trong một thời hạn thi thời điểm giao kết của giao dịch dân sự làthời điểm cuối cùng của thời hạn đó; Thời điểm giao kết của giao dịch dân sựbằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của giao dịch dânsự; Thời điểm giao kết của giao dịch dân sự có hình thức bằng văn bản là thờiđiểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác đượcthể hiện trên văn bản Trường hợp giao dịch dân sự được xác định bằng lờinói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm ký kết giao dịch dân sựđược xác định là vào thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của giaodịch dân sự
Trang 21Với các loại giao dịch dân sự mà pháp luật bắt buộc phải được thiết lậpbằng những hình thức nhất định thì thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sựdựa trên sự hoàn thiện của hình thức giao dịch Ví dụ: đối với hợp đồng tặngcho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản khôngphải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểmchuyển giao tài sản (khoản 2, Điều 459 BLDS năm 2015); Hợp đồng thế chấpquyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; Hợpđồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giaochỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phépchuyển giao công nghệ Ngoài ra, nếu các bên thỏa thuận giao dịch dân sựphải được lập theo hình thức văn bản công chứng thì hợp đồng có hiệu lực khi
đã được công chứng viên ký tên và có đóng dấu của tổ chức hành nghề côngchứng Như vậy, trong trường hợp này nếu giao dịch dân sự chưa hoàn chỉnh
về mặt hình thức thì sẽ coi là chưa được giao kết và chưa có hiệu lực phápluật
Trong giao dịch dân sự, vấn đề xác định hiệu lực của hành vi pháp lýđơn phương có sự khác biệt so với hợp đồng Nếu việc xác định thời điểm cóhiệu lực của hợp đồng thưởng dựa vào việc hoàn tất về thủ tục đối với hìnhthức được pháp luật quy định thì thời điểm có hiệu lực của hành vi pháp lýđơn phương thường được xác lập khi có các điều kiện cụ thể Vi dụ: Sau khingười lập di chúc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật tại Điều 630,
631 BLDS năm 2015 thì di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mởthừa kế (khoản 1, Điều 643) Thời điểm mở thừa kế ở đây là thời điểm người
để lại di sản chết Như vậy, chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới cóhiệu lực pháp luật
Trang 22Như vậy, trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc về hình thức đốivới giao dịch dân sự thì hình thức mới được coi là cơ sở để xác định thời điểm
có hiệu lực của giao dịch dân sự9
1.2.2 Hình thức của giao dịch dân sự luôn gắn liền với nội dung của giao dịch dân sự
Điểm đặc trưng của một GDDS đó là chủ thẻ có thể tự do bày tỏ ý chícũng như nguyện vọng của bản thân mình, đối với trường hợp GDDS là hợpđồng thì giữa các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đó phải có sự thỏathuận, đi đến thống nhất ý chí về nội dung của hợp đồng, tuy nhiên ý chí tựnguyện mà các bên thống nhất phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hìnhthức nhất định để chủ thể bên kia cũng như là bên thứ ba biết được nhữngnguyện vọng và nội dung giao kết của GDDS là hợp đồng Đó cũng chính là
cơ sở để có thể xác lập thành công một GDDS, chỉ khi các chủ thể biết vàhiểu ý chí, nguyện vọng của nhau thì khi đó mới tiến tới thống nhất để xác lậpgiao dịch
Trong trường hợp chủ thể có ý chí, mong muốn về nội dung của mìnhtrong việc giao kết các GDDS nhưng lại không thể hiện ý chí của mình ra bênngoài bằng một hình thức nhất định thì ý chí đó, dù đáp ứng được các điềukiện của luật định, hay ý chí đó là tự nguyện, là ý chí thiết thực không bị phápluật ngăn cấm thì khả năng xác lập cũng như được pháp luật bảo vệ sẽ khôngxảy ra Hình thức của GDDS là phương tiện để ghi nhận nội dung, thể hiệnnội dung mà các chủ thể các xác định, thống nhất ý chí với nhau
Như vậy, Hình thức của GDDS luôn gắn liền với nội dung của giao dịchdân sự hay nói cách khác hình thức GDDS là sự biểu hiện ra bên ngoài củanội dung GDDS đó
9 Trần Thị Hồng Vân, “Giao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức và thực tiễn tại tỉnh Sơn La”, 2018.
Trang 231.2.3 Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện đa dạng
Xã hội hiện đại cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúpcho hình thức giao dịch dân sự được thể hiện ở nhiều loại hình như Văn bản,lời nói, hành vi và hình thức giao dịch điện tử chính từ việc hình thức củaGDDS được thể hiện đa dạng đã thúc đẩy quá trình thực hiện giao kết cácgiao dịch dân sự, giao lưu dân sự giữa các chủ thể trên nguyên tắc “việc dân
sự cốt ở đôi bên” các bên hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn hình thức giaodịch phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức của giaodịch mà mình giao kết Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầuquản lý của Nhà nước mà pháp luật dân sự có những yêu cầu khác nhau vềhình thức của giao dịch Đối với các giao dịch đáp ứng cho nhu cầu vật chất
và tinh thần hàng ngày của cuộc sống và thông thường giá trị tài sản khônglớn thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chícủa các bên là giao dịch đó có hiệu lực
Tuy nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chícủa hai bên mà chỉ cần một bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi
cụ thể ví dụ như viết di chúc Song có những loại giao dịch pháp luật bắt buộchai bên phải thể hiện bằng văn bản và còn có trường hợp phải có công chứng,chứng thực của cơ quan có thẩm quyền
Như vậy có thể nói mặc dù hình thức của giao dịch dân sự tồn tại khá đadạng nhưng đều thể hiện ý chí của các bên trong giao dịch, ghi nhận sự tồn tại
và nội dung của giao dịch dân sự
1.3 Phân loại hình thức của giao dịch dân sự
Trong các giao dịch dân sự đơn phương hình thức của giao dịch làphương tiện thể hiện ý chí của một bên chủ thể Còn ở các giao dịch dân sự đa
Trang 24phương thì hình thức chính là phương tiện phản ánh, ghi nhận sự thỏa thuậncủa các bên tham gia vào giao dịch dân sự, và tùy vào từng mục đích và kếtquả mà các bên hướng tới mà giao dịch dân sự đó sẽ được thể hiện bằng cáchình thức cụ thể Giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng các hình thứcnhư lời nói, bằng hành động, bằng cử chỉ, văn bản10.
1.3.1 Hình thức bằng văn bản
Văn bản được hiểu là một loại phương tiện ghi nhân và truyền tải thôngtin bằng ngôn ngữ được trình bày bằng ký hiệu gọi là chữ viết trên một chấtliệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà người ta có thể nhìnbằng mắt, lưu giữ lại và bảo đảm đầy đủ nội dung đã thống nhất
Văn bản pháp luật là một khái niệm không còn gì xa lạ đối với các sinhviên chuyên ngành luật hay những người công tác và làm việc trong lĩnh vựcluật pháp Theo đó Văn bản pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạmpháp luật hoặc là văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, cá nhân cóthẩm quyền11 Và văn bản chủ yếu được các chủ thể sử dụng để thể hiện cácgiao dịch có giá trị tương đối lớn do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quyđịnh bắt buộc GDDS bằng hình thức văn bản có khá nhiều ưu điểm và được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao dịch thương mại hiện nay Hình thứcgiao dịch bằng văn bản có ưu điểm vì khi các bên thỏa thuận sẽ được ghi nhậnhữu hình các nội dung mình đã thỏa thuận, ghi nhận một cách cụ thể rõ ràng
và đầy đủ, hơn thế nữa khi các bên tham gia giao kết GDDS bằng văn bản saukhi thỏa thuận thành công ghi nhận hoàn thiện trong văn bản sẽ xác nhậnbằng chữ ký hoặc điểm tên của mình lên văn bản để cùng lưu giữ làm chứng
cứ khi có xảy ra tranh chấp Trong hoạt động tố tụng, văn bản là một chứng
cứ quan trọng góp phần vào việc giải quyết hiệu quả khi các bên giao kết
10 Theo Điều 119 BLDS 2015.
11 Theo Từ điển Luật học năm 2006.
Trang 25GDDS xảy ra tranh chấp Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thểmột số giao dịch dân sự bắt buộc phải lập thành văn bản như Hợp đồng dịch
vụ khoa học và công nghệ12; Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưuchính13; Việc bảo lưu quyền sử hữu14; Giao dịch mua bán nhà ở, chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại15
Văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký là loại văn bản được Ủyban nhân dân, tổ chức công chứng hay các tổ chức có thẩm quyền khác xácnhận, đăng ký Các cơ quan này chứng thực bản sao từ bản chính, xác nhậnvăn bản chính xác với thực tế phát sinh về thời gian, địa điểm giao kết hợpđồng năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký và dấu hay điểm chỉcủa các bên tham gia GDDS So với các loại hình thức khác thì GDDS đượcxác lập bằng hình thức văn bản sẽ có nhiều ưu điểm hơn vì khi xảy ra tranhchấp Tòa án sẽ dễ dàng căn cứ vào các nội dung thỏa thuận cũng như việc xácnhận công chứng, chứng thực được ghi nhận trong văn bản khi giao kếtGDDS để giải quyết tranh chấp của các bên Hiện này, những giao dịch liênquan đến bất động sản thường có giá trị lớn, dễ phát sinh tranh chấp, ảnhhưởng cả quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch, Nhà nước,người thứ ba ngay tình nên Nhà nước đều quy định hình thức giao dịch bắtbuộc văn bản phải có công chứng chứng thực hay đăng ký Ví dụ Văn bản vềthừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất buộcphải thực hiện công chứng, chứng thực theo pháp luật về dân sự16
1.3.2 Hình thức bằng hành vi
Giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể là giao dịch được thiết lập bằng
12 Điều 33 Luật khoa học công nghệ năm 2013.
13 Điều 8 Luật bưu chính năm 2010.
14 Điều 331 Bộ luật dân sự năm 2015.
15 Điều 123 Luật nhà ở năm 2014.
16 Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013.
Trang 26một hành động thuần túy Giao dịch bằng hành vi cụ thể thường được xác lậpkhi một bên biết rõ nội dung là đề nghị và thể hiện sự đồng ý tất cả các điềukiện mà bên kia đưa ra bằng một hành vi cụ thể Giao dịch có thể xác lậpthông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thờicủa tất cả các bên tại nơi giao kết
Hình thức giao dịch bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá
đa dạng và ngày càng trỏe nên phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nềncông nghiệp tự động phát triển Một số giao dịch bằng hành vi phổ biến có thểthấy như gắp thú bông tự động trong siêu thị, thuê - trả xe đạp trên vỉa hè,mua nước tự động trong các công viên Ngoài ra, GDDS được xác lập bằnghình thức hành vi cụ thể cũng được pháp luật thừa nhận trong các giao dịchngười với người như hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản lànhững động sản không cần đăng ký Đối với các hợp đồng này mặc dù hìnhthức là văn bản nhưng giao nhận tài sản là hình thức chủ yếu của các hợpđồng này và chỉ khi các bên bàn giao tài sản trên thực tế thì hợp đồng mới cóhiệu lực
GDDS được thể hiện bằng một hành vi cụ thể khá phổ biến trong xã hộihiện này vì tính thuận tiện, nhanh chóng và đảm bảo không mất nhiều thờigian của các bên Việc giao kết giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể sẽ giảmthiểu thời gian thỏa thuận cũng như thời gian ghi nhận thỏa thuận trên giấy tờ,mặc dù được sử dụng phổ biến và có nhiều ưu điểm như vậy nhưng khi xảy ratranh chấp hình thức này không được đánh giá cao trong việc đảm bảo pháp
lý so với giao dịch dân sự xác lập bằng hình thức hợp đồng Vì khi xảy ratranh chấp các bên không có cơ sở ghi nhận chính xác thông tin về giao dịchthể hiện bằng hành vi, không xác định được thời gian cụ thể, đối tượng cụ thể
Trang 27được giao kết sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nếu các bênkhởi kiện ra Tòa án.
Trong một số trường hợp các chủ thể chưa có thêm các tiêu chí để có thểphân biệt giữa giao dịch dân sự được thể hiện bằng hành vi với giao dịchđược thể hiện bằng lời nói ngoài việc giao dịch bằng lời nói thì các chủ thể sẽthỏa thuận bằng lời nói với nhau hay trong GDDS giao kết bằng hành vi thìcác bên sẽ thực hiện một số hành vi nhất định mà không cần thỏa thuận bằnglời nói với nhau Ví dụ: Trong cùng một hoàn cảnh và đối tượng giao dịch đều
là mớ rau Buổi sáng anh A tới mua rau của bà B có trao đổi về giá đối vớitừng bó rau sau khi mua vào buổi sáng, buổi chiều anh A lại tới quầy bán raucủa bà B nhưng lần này anh chỉ lấy mớ rau và đưa tiền cho bà do đã biết giá
từ trước Như vậy buổi sáng giữa anh A và bà B đã xác lập giao dịch mua bánrau bằng lời nói, còn buổi chiều thì hình thức xác lập giao dịch lại là hành vi
Và khi xảy ra tranh chấp thì cả hai hình thức xác lập giao dịch dù là lời nóihay hành vi cụ thể thì cũng đều không có bằng chứng nào lưu lại để xác nhậngiao dịch, dẫn tới việc đảm bảo quyền và lợi ích các bên không được bảođảm
1.3.3 Hình thức bằng lời nói
Hình thức bằng lời nói là hình thức giao kết giao dịch bằng ngôn ngữnói Bằng lời hay còn gọi là giao dịch dân sự bằng miệng Khi xác lập giaodịch dân sự, các chủ thể sẽ dùng lời nói trực tiếp hoặc thông qua các phươngtiện công nghệ thông tin như điện thoại để diễn đạt ý kiến của mình, diễnđạt một cách nhanh chóng, kịp thời, phục vụ ngay nhu cầu cần thiết
Đặc điểm của hình thức bằng lời nói là việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếphàng ngày để xác lập giao dịch và hầu như chỉ các bên tham gia giao dịch biết
về sự tồn tại của nó Các trường hợp giao dịch sử dụng hình thức bằng lời nói
Trang 28thường là các giao dịch, hợp tác có độ tin cậy lẫn nhau, bạn bè thân thiết,quan hệ ruột thịt, hàng xóm láng giềng, và giá trị những giao dịch bằng miệngthường không lớn và quan hệ trong giao dịch đó, quyền và nghĩa vụ các bênthường phát sinh và chấm dứt trong thời gian ngắn như là giao dịch mượn tàisản, thậm chí là rất phổ biến đối với các giao dịch quyền và nghĩa vụ các bênchỉ phát sinh và kết thúc tại thời điểm nói Các bên sẽ thỏa thuận miệng vềchất lượng, số lượng, giá cả của hàng hóa và khi bên bản giao hàng thì bênmua nhận hàng trả tiền ngay lúc đó Trong những trường hợp với nhu cầuhàng ngày như thế thì giao dịch bằng miệng là lựa chọn tốt nhất, các hìnhthức như văn bản, ghi âm ghi hình là không cần thiết Nhưng lưu ý, có trườnghợp giao dịch dân sự bằng miệng cũng phải đảm bảo điều kiện do luật đặt ranhư việc lập di chúc miệng Luật dân sự quy định trong trường hợp một người
bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể lập dichúc bằng văn bản thì có quyền lập di chúc miệng Di chúc miệng được coi làđúng quy định về hình thức pháp luật đặt ra nếu người để lại di chúc thể hiện
ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chúng Nhưng sau đó haingười này phải nhớ và ghi lại nội dung của người chết để lại và xác nhận vàobản di chúc bằng ký tên, điểm chỉ, chịu trách nhiệm về tính chính xác của nộidung di chúc Trong vòng năm ngày kể từ ngày người để lại di chúc thể hiện
ý chí cuối cùng trước hai người làm chứng, thì bản di chúc phải được côngchứng hoặc chứng thực Ưu điểm của việc giao dịch dân sự bằng hình thức lờinói là việc giao kết được nhanh gọn, đơn giản và ít tốn kém Bên cạnh ưu điểm
là thể thì việc giao dịch bằng lời nói luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà vềlâu dài dễ xảy ra tranh chấp Giao dịch bằng lời nói không có xác nhận, bằngchứng nào lưu lại các nội dung mà hai bên đã thống nhất và cam kết sẽ thựchiện Nên khi bất đồng quan điểm, xảy ra tranh chấp thì các bên tham gia đềutốn thời gian, tiền bạc, công sức để giải quyết Vì vậy, các bên chỉ nên lựa
Trang 29chọn hình thức miệng đối với các giao dịch có giá trị nhỏ để phục vụ tiêudùng, sinh hoạt hàng ngày hoặc các giao dịch có thời hạn thực hiện ngắn.
1.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức
Khi được pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giaodịch dân sự thì khi đó việc các bên khi tham gia vào GDDS cần tuân theonhững quy định hình thức nhất định và tùy theo từng GDDS cụ thể, hình thức
đó chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, và chỉ khi được pháp luật quyđịnh thì hình thức mới trở thành điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự cóhiệu lực Như vậy có thể hiểu rằng mặc dù pháp luật dân sự tôn trọng quyền
tự do xác lập quyền cũng như nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong GDDS,các bên hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn một trong các hình thức giao dịchphù hợp Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà các bên không có quyềnchủ động lựa chọn hình thức giao dịch mà bắt buộc phải thực hiện giao dịchtheo một hình thức nhất định được pháp luật dự liệu sẵn hay còn gọi là hìnhthức bắt buộc của giao dịch Đối với những giao dịch đó, hình thức trở thànhđiều kiện có hiệu lực của giao dịch, nếu giao dịch đó không thỏa mãn yêu cầu
về mặt hình thức thì giao dịch đó có khả năng sẽ bị vô hiệu và ta gọi đó làGDDS vô hiệu do vi phạm hình thức
1.4.1 Khái niệm giao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức
Vi phạm theo cách hiểu thông thường là không tuân theo hoặc làm tráinhững điều đã được quy định Vi phạm có thể tồn tại ở dạng hành động hoặckhông hành động Hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện cố ý hoặc vô ý,
do những động cơ khác nhau và nhằm những mục đích rất khác nhau Tronggiao lưu dân sự, các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức giao dịch để thểhiện ý chí của các bên, nhưng sự tự do này phải trong phạm vi, khuôn khổ màpháp luật cho phép
Trang 30GDDS vi phạm quy định về hình thức có thể hiểu: Trong trường hợppháp luật quy định hình thức GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự thì các chủ thể bị giới hạn và báo trước để buộc phải lựa chọn hình thứcgiao dịch đúng theo quy định Trong những giao dịch này chủ thể không cóquyền tự lựa chọn hình thức giao dịch trái pháp luật Khi pháp luật đã có quyđịnh điều chỉnh thì có nghĩa chủ thể tham gia giao dịch dân sự bắt buộc thựchiện đúng về hình thức thì giao dịch đó mới phát sinh hiệu lực Nếu khôngtuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ thì giao dịch dân sự đó đã vi phạm quyđịnh về hình thức và không có hiệu lực
Điều 117 BLDS năm 2015 quy định các điều kiện có hiệu lực của giaodịch dân sự, trong đó có quy định hình thức của GDDS là một điều kiện cóhiệu lực của giao dịch trong trường hợp luật có quy định Từ quy định phápluật cho thấy nếu GDDS không tuân thủ về hình thức mà luật quy định thìgiao dịch đó không phát sinh hiệu lực, điều này được xem là giao dịch vôhiệu Ví dụ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về cácgiao dịch về chuyển nhượng nhà đất cần phải công chứng chứng thực Nếutrong trường hợp này các bên không công chúng, chứng thực việc chuyểnnhượng, có thể do tin tưởng, có thể do thỏa thuận nhưng pháp luật dự liệutranh chấp trong mọi trường hợp nên dù tin tưởng mà giao dịch không quacông chứng, chứng thực thì giao dịch này vô hiệu ngay từ khi giao kết, khôngthể thực hiện các bước tiếp theo về chuyển sổ đỏ hay đăng ký chủ sở hữu Việc chú trọng đến xây dựng các luật về các giao dịch nói chung và hình thứcgiao dịch nói riêng để đảm bảo giải quyết các tranh chấp thực tế và quy định
về hình thức văn bản ở Việt Nam là hoàn toàn hợp lý và thích hợp với nền xãhội chủ nghĩa đang phát triển mạnh như hiện nay
Trang 311.4.2 Đặc trưng của giao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức
Vấn đề GDDS vi phạm quy định về hình thức không đặt ra trong tất cảcác GDDS mà chỉ đặt ra trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch và chủ thể tham gia giao dịch khôngtuân thủ quy định về hình thức bắt buộc của GDDS đó Lúc này chủ thểkhông tuân thủ loại hình thức đã được quy định đã vì phạm pháp luật, khôngthỏa mãn điều kiện có hiệu lực của GDDS thì giao dịch đó mặc nhiên khôngphát sinh hiệu lực từ thời điểm xác lập và các bên có thể xảy ra tranh chấp,thiệt hại Quy định về vi phạm hình thức giao dịch được thể hiện tròn BLDS2015: Thứ nhất là giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằngvăn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật Thứ hai là giao dịchdân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc vềcông chứng, chứng thực
Giao dịch bằng hình thức văn bản nhưng văn bản lại không đúng quyđịnh của luật Hiện nay chưa có quy định hướng dẫn vấn đề này Theo quyđịnh về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì ngoài phần hình thức thinội dung của văn bản cũng phải tuân thủ theo quy định Ví dụ như Theo Điều
Giao dịch văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng.chứng thực thì dễ dàng hiểu và bắt gặp trong thực tế Đây là những trường
Trang 32hợp luật quy định giao dịch dân sự bắt buộc phải lập thành văn bản có xácthực của hai bên, có công chúng tại cơ quan công chứng (có thể là đơn vịcông chứng tư nhân có thẩm quyền hoặc công chứng tại ủy ban nhân dân) Ví
dụ khi giao dịch, ký kết hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền
sử dụng đất thì bắt buộc phải lập văn bản và có công chứng, chứng thực17.Thế nên những giao dịch về các sự việc kể trên cho dù đã được thống nhất haibên, đã được ký bằng văn bản rõ ràng nhưng không công chứng hoặc chứngthực theo quy định của luật được coi là vi phạm quy định về hình thức Nhưvậy một giao dịch chỉ bị coi là vi phạm về hình thức khi không lập thành vănbản hoặc đã lập văn bản nhưng không công chứng chứng thực đúng quy định.Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho toàn thể người dân nên mỗi ngườiđều cần biết và tuân thủ Pháp luật không thể xem xét từng trường hợp chủthể giao dịch biết hay không biết về quy định, là vô tình hay cố ý không tuânthủ hình thức nhưng khi pháp luật đã quy định về hình thức bắt buộc của giaodịch mà không tuân thủ thì đều được xem là vi phạm quy định về hình thứcGiao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức mặc nhiên là lỗi của các chủthể tham gia giao dịch và họ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do lỗi củamình
Các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 129BLDS năm 2015 thì các trường hợp vi phạm về hình thức giao dịch dân sựđều bị vô hiệu Khi luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện cóhiệu lực của giao dịch thì chủ thể phải lựa chọn hình thức theo quy định đó đểgiao dịch phát sinh hiệu lực Nếu vi phạm thì giao dịch thiếu đi một điều kiện
có hiệu lực và tất nhiên không được Nhà nước công nhận, không phát sinhhiệu lực pháp lý
17 Điều 167 Luật đất đai năm 2013.
Trang 331.5 Vai trò của hình thức trong giao dịch dân sự
Quy định pháp luật hiện hành không quy định cụ thể áp đặt từng loạigiao dịch phải tuân thủ hình thức nào Giao dịch dân sự chủ yếu do các bên tựthỏa thuận với nhau Những giao dịch mua bán với nhu cầu giãn đơn hàngngày thì có thể lựa chọn việc giao dịch chỉ thông qua lời nói, cử chỉ Nhưngtrên thực tế có những giao dịch giá trị lớn như bất động sản, động sản phảiđăng ký ; các giao dịch đặc biệt như giao dịch bảo đảm, bảo lãnh, di chúc,tặng cho tài sản lớn, những giao dịch này không thể được đảm bảo từ lời nóiđơn phương mà không có chứng cứ lưu giữ, khi xảy ra tranh chấp sẽ không cócăn cứ để xử lý Để hạn chế những tranh chấp, xung đột này diễn ra thườngxuyên, không có căn cứ xử lý thì pháp luật phải quy định về hình thức bắtbuộc đối với một số giao dịch dân sự
Pháp luật can thiệp về hình thức của giao dịch dân sự là để quản lýnhững giao dịch lớn, đặc biệt, tránh ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước nhưgây bất ổn trong môi trường kinh doanh, giao kết, trốn thuế và cũng là lờicảnh báo rủi ro có thể xảy ra cho các bên giao dịch không để tranh chấp xảy
ra và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong thời gian thực hiện nghĩa
vụ và quyền của mình Không những đảm bảo cho những người thực hiệngiao dịch được công bằng, lợi ích Nhà nước được đảm bảo mà trong nhiềutrường hợp việc quy định về hình thức hợp đồng, hình thức giao dịch, buộcphải đăng ký giao dịch chính là bảo đảm lợi ích cho người thứ ba ngay tình.Nếu không kê khai đăng ký giao dịch liên quan đến bất động sản thì những kẻxấu có thể lợi dụng sự không thể quản lý chặt chẽ bất động sản mà thực hiệngiao dịch với người thứ ba, thì người thứ ba sẽ không có căn cứ xác lập quyền
sở hữu lên động sản đã mua được
Như vậy, vai trò của hình thức trong việc giao kết GDDS là rất quan
Trang 34trọng, không chỉ quan trọng đối với các bên tham gia mà còn đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba Pháp luật đã dự liệu được những trườnghợp một trong các bên giao kết GDDS cố tình thực hiện những GDDS khôngtuân thủ về mặt hình thức nhằm mục đích chuộc lợi cho bản thân, chính vìvậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào cácGDDS có giá trị lớn, Nhà nước đã can thiệp và quản lý bằng việc đưa ra cácquy định về mặt hình thức của GDDS là rất hợp lý
1.6 Giá trị của công chứng, chứng thực đối với hiệu lực của giao dịch dân sự
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề côngchứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sựkhác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợppháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việtsang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi
là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổchức tự nguyện yêu cầu công chứng18
Còn về hoạt động chứng thực, pháp luật hiện hành không quy định cụthể khái niệm chứng thực là gì, tuy nhiên thông qua các quy định của phápluật tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bảnsao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch,chúng ta có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xácnhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua
đó đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch,nội dung giao dịch và giao dịch
18 Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2015.
Trang 35Theo quan điểm của các nhà làm luật thì có thể thấy GDDS bằng vănbản mới là đối tượng của công chứng, chứng thực Các GDDS bằng lời nóihay bằng hành vi không thể là đối tượng của công chứng Từ đó có thể nhậnđịnh GDDS có công chứng, chứng thực là một loại của hình thức GDDS bằngvăn bản, đối lập với nó là loại GDDS bằng văn bản nhưng không yêu cầu bắtbuộc công chứng, chứng thực Do được coi là hình thức của GDDS nên phápluật có những quy định cụ thể việc công chứng, chứng thực là điều kiện cóhiệu lực của một GDDS, nếu các bên không tuân thủ các quy định đó thì hiệulực pháp lý của GDDS các bên giao kết sẽ không được đảm bảo (vô hiệu) vàngược lại nếu các bên chủ thể tuân thủ nghiêm túc quy định bắt buộc về thựchiện công chứng, chứng thực thì sẽ đảm bảo được hiệu lực pháp lý về mặthình thức của GDDS (có hiệu lực pháp lý).
Việc căn cứ vào sự vi phạm về hình thức để tuyên bố một GDDS nào đó
vô hiệu cũng chỉ nhằm để các bên có sự thay đổi hình thức thể hiện cho đúngvới quy định của pháp luật và hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp cóthể phát sinh sau này Tuy nhiên đối với những GDDS mà các bên đã thựchiện xong nghĩa vụ của mình nhưng lại không thỏa mãn điều kiện về hìnhthức, việc tuyên vô hiệu giao dịch sẽ dẫn đến rắc rối cho các bên trong hợpđồng, tạo ra một khoảng cách nhất định giữa việc thống nhất ý chí thực hiệngiao dịch trên thực tế và hiệu lực của hợp đồng Vô hình chung tạo điều kiêncho kẻ xấu lợi dụng điều đó để có những hành vi xâm phạm quyền và lợi íchhợp pháp của bên còn lại trong hợp đồng
Thực tế cho thấy không phải người dân nào cũng có thể hiểu biết sâu sắc
về pháp luật Chính vì thế khi tham gia vào GDDS đặc biệt là những GDDS
có giá trị lớn, người dân nhiều khi không đủ kiến thức pháp luật để lập nênmột bản hợp đồng, giao dịch đảm bảo đầy đủ, rõ ràng về mặt nội dung đồng
Trang 36thời phải không trái pháp luật và đạo đức xã hội dẫn tới những hậu quả pháp
lý gây thiệu hại Trong khi đó, công chứng và chứng thực với những thủ tục,quy định chặt chẽ đã tạo ra một cơ chế hữu hiệu đảm bảo tính xác thực, hợppháp của GDDS ngăn ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo
an toàn pháp lý trong giao lưu dân sự Việc tuân thủ pháp luật về công chứng,chứng thực sẽ giúp các chủ thể đảm bảo tính pháp lý khi giao kết, đảm bảođạt mục đích giao kết Hơn thế nữa hồ sơ công chứng, chứng thực sẽ đượcbảo quản chặt chẽ, bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thờihạn ít nhất là hai mươi năm19 Sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp cácGDDS được tiến hành nhanh chóng và đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thểtại Tòa án
Với những chức năng quan trọng của mình, hoạt động công chứng,chứng thực đã đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống xã hội và có ýnghĩa to lớn đối với các GDDS Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ
có một số GDDS phải bắt buộc phải thông qua thủ tục công chứng, chứngthực Đó đều là những giao dịch mà Nhà nước thấy cần phải quản lý, xuấtphát từ tầm quan trọng của đối tượng GDDS Việc quản lý của Nhà nước cónhiều mục đích, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hay bảo vệ quyền và lợi ích củacác chủ thể tham gia giao dịch Đối với những giao dịch còn lại, người dân cóthể tự do lựa chọn việc có hay không công chứng, chứng thực tùy vào nhu cầucủa mình
19 Theo khoản 2 Điều 64 Luật công chứng năm 2014.
Trang 371.7 Nội dung pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự
1.7.1 Một số quy định về hình thức GDDS trong Bộ luật dân sự năm 2015
1.7.1.1 Hình thức của GDDS
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng nhiều hình thức như bằng lời nói,bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Trong xã hội phát triển như hiện nay,pháp luật dân sự có ghi nhận thêm hình thức GDDS thông qua phương tiệnđiện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu trong điều luật cụ thể trong phápluật dân sự thì hình thức giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.(Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản
có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải các chủ thể khi tham gia giaodịch dân sự cần nghiêm túc tuân theo quy định đó) Nếu không tuân thủ đúngquy định về GDDS pháp luật bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản và phải cócông chứng, chứng thực, thực hiện thủ tục đăng ký thì GDDS đó sẽ có thể bịtuyên vô hiệu, trừ một số trường hợp đặc biệt20
Ví dụ trong hợp đồng mua bán xe ô tô pháp luật quy định ngoài việc lậpthành văn bản thì bên bán phải làm thủ tục đăng ký sang tên cho bên mua, nếubên bán và bên mua không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe thì hợp đồngnày sẽ có thể bị tuyên vô hiệu nếu không thuộc một trong những trường hợpđặc biệt mà BLDS năm 2015 quy định
1.7.1.2 Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của GDDS
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định Hình thức của giao dịch dân sự làphương tiện thể hiện nội dung của giao dịch dân sự Thông qua phương tiệnnày bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giaodịch dân sự đã xác lập Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt
20 Điều 129 BLDS năm 2015.
Trang 38quan trọng trong tố tụng dân sự Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã,đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi
vi phạm xảy ra Nhưng không phải lúc nào hình thức của GDDS cũng đượccoi là điều kiện có hiệu lực của GDDS, ví dụ như trong giao dịch mua bán ởchợ, anh N mua của chị L một con gà mái thì ở trong giao dịch mua bán gàmái này, anh N là bên mua sẽ trả tiền mua con gà mái cho chị L – là ngườibán và chị L sẽ đưa con gà mái cho anh N, giao dịch mua bán giữa anh N vàchị L pháp luật không yêu cầu bắt buộc tuân thủ về mặt hình thức, anh N vàchị L có thể tự lựa chọn hình thức giao dịch như hành vi cụ thể một bên lấy gàmột bên nhận tiền hoặc bằng lời nói thỏa thuận về giá thỏa thuận thành cônghai bên thực hiện giao dịch Như vậy, mặc dù có nhiều giao dịch Nhà nướctôn trọng quyền tự do thỏa thuận cũng như giao kết với nhau, nhưng đối vớimột số GDDS thì Nhà nước sẽ can thiệp quản lý thông qua những điều luậtđược quy định rõ ràng vấn đề đảm bảo hình thức của GDDS
1.7.1.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức haynói theo cách hiểu khác nghĩa là một GDDS vi phạm quy định điều kiện cóhiệu lực về hình thức thì vô hiệu Bên cạnh đó thì những GDDS vi phạm quyđịnh điều kiện có hiệu lực về hình thức không bị vô hiệu nếu thuộc một trongcác trường hợp như: GDDS đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bảnnhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đãthực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu củamột bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch
đó Hoặc là trường hợp GDDS đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạmquy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đãthực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu củamột bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch
Trang 39đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng,chứng thực Sau khi loại trừ những trường hợp ngoại lệ vi phạm quy địnhhình thức là điều kiện có hiệu lực của GDDS không bị vô hiệu, ta có thể hiểuđơn giản như sau, bao gồm hai trường hợp được coi là không tuân thủ về hìnhthức, một là hình thức văn bản không đúng với quy định của pháp luật hai làhình thức của GDDS vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực.
Ví dụ anh LN là bên mua ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng mảnhđất rộng 200m2 ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang thuộc quyền sửdụng của anh NL với số tiền là 3 tỷ đồng, hai bên đã thỏa thuận các nội dung
về giá, phương thức thanh toán v.v lập thành văn bản đảm bảo đầy đủ nộidung của một bản hợp đồng nhưng hai bên không thực hiện thủ tục côngchứng chứng thực pháp luật yêu cầu phải thực hiện khi ký hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất Bên mua là anh LN đã thực hiện nghĩa vụ trả tiềncho anh NL số tiền là 2,5 tỷ đồng Trong thời gian đợi làm thủ tục bàn giaonhà anh NL tìm được người mua với giá cao hơn cho nên đã yêu cầu Tòa ántuyên vô hiệu do hợp đồng không được công chứng, chứng thực, anh LNkhông đồng ý và yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng vàbuộc anh NL phải làm thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất cũng như haibên sẽ đi công chứng hợp đồng Vì anh LN đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ củamình cho nên hợp đồng này sẽ không bị tuyên vô hiệu mặc dù đã vi phạm quyđịnh hình thức là điều kiện có hiệu lực của GDDS
1.7.2 Một số quy định về hình thức GDDS trong các luật chuyên ngành
1.7.2.1 Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở trong Luật nhà ở
Trong hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, đối tượng và giá trị xác lập hợpđồng thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợpmua bán đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
Trang 40mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê muanhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là
tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắtbuộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhucầu Có thể hiểu trong một số trường hợp thì pháp luật không quy định bắtbuộc phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng nhưng các chủ thể có ýchí tự nguyện về việc thực hiện công chứng, chứng thực thì pháp luật vẫn tôntrọng quyền của các chủ thể Đối với các giao dịch quy định bắt buộc phảicông chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bênthỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lựccủa hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng
Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quyđịnh trong Luật Nhà ở Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiệnbán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong mộtthời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của Chính phủ
1.7.2.2 Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong luật đất đai
Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hìnhthức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, pháp luật về đất đai và quyđịnh khác của pháp luật có liên quan21 Việc công chứng, chứng thực hợpđồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiệnthông qua:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sửdụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứnghoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản bằng hợp đồng cho
21 Điều 502 BLDS năm 2015.