1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Kiến Thức Về Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành Và Phân Tích Công Ty, Chọn 3 Loại Chứng Khoán Cần Đầu Tư
Tác giả Nguyễn Thanh Nhi, Nguyễn Anh Nga, Trần Mai Trang, Trần Thị Hồng Giang, Hồ Đoàn Tố Quyên, Lê Thị Hà An
Người hướng dẫn Đinh Bảo Ngọc
Trường học Đại Học Kinh Tế, Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Đầu Tư Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 8,59 MB

Cấu trúc

  • 1. Phân tích vĩ mô (7)
    • 1.1. Phân tích tình hình kinh tế chính trị thế giới (7)
    • 1.2. Phân tích môi trường chính trị - xã hội trong nước (10)
    • 1.3. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô trong nước (0)
  • 2. Phân tích các ngành đầu tư (12)
    • 2.1. Ngành sữa (12)
    • 2.2. Ngành thép (15)
    • 2.3. Ngành công nghệ viễn thông (18)
  • 3. Phân tích công ty (21)
    • 3.1. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (21)
    • 3.2. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (26)
    • 3.3. Công ty cổ phần FPT (34)
  • 4. Lý do chọn những cổ phiếu này (42)
    • 4.1. Cổ phiếu VNM (42)
    • 4.2. Cổ phiếu HPG (44)
    • 4.3. Cố phiếu FPT (46)
  • II. Xác định danh mục rủi ro tối ưu (52)
    • 1. Lấy số liệu về giá chứng khoán từ đầu tháng 11/2021 đến cuối tháng 11/2023 và tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán (52)
    • 2. Tính tỷ suất lợi tức trung bình cộng và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức từng loại chứng khoán từ dữ liệu quá khứ (52)
    • 3. Ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức của ba loại chứng khoán này (53)
    • 4. Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan giữa các chứng khoán (53)
      • 4.1. Hiệp phương sai giữa các chứng khoán (53)
      • 4.2. Hệ số tương quan (54)
    • 5. Vẽ đường phương sai bé nhất và chỉ rõ đường biên hiệu quả (54)
    • 6. Sử dụng mô hình chỉ số đơn, ước lượng và đánh giá rủi ro hệ thống của từng loại chứng khoán (55)
  • III. Chiến lược đầu tư (mua, bán) của nhóm. Giải thích lý do tại sao nhóm chọn chiến lược đầu tư ban đầu như vậy? (56)
    • 1. Danh mục đầu tư ban đầu (56)

Nội dung

Tính đến ngày 21/3/2023, giá bột sữa đã giảm dần29,8% so với cùng kỳ và giảm thấp hơn 32,1% so với mức đỉnh vào cùng kỳnăm trước, và được dự báo sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm 2023 do sản

Phân tích vĩ mô

Phân tích tình hình kinh tế chính trị thế giới

Rõ ràng, COVID-19 đã tái định hình nền kinh tế, thay đổi tư duy và vận hành kinh tế so với trước đây Vào năm 2023, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục chịu tác động từ nhiều cuộc khủng hoảng lớn, sau một năm đầy biến động Cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục gây gián đoạn thị trường năng lượng và thực phẩm, trong khi việc tăng lãi suất làm gia tăng nguy cơ kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch vốn còn mong manh Tuy nhiên, động thái Trung Quốc mở cửa trở lại sau ba năm thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đã mang đến hy vọng mới cho quá trình phục hồi toàn cầu.

 Lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao

Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2023 nhưng vẫn duy trì ở mức cao, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo ở mức 6,5% so với mức 8,8% của năm 2022 Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cấp cao Alexander Tziamalis của Đại học Sheffield Hallam cảnh báo rằng lạm phát có khả năng vẫn sẽ cao hơn mục tiêu 2% của hầu hết các ngân hàng trung ương phương Tây.

 Tăng trưởng chậm và nguy cơ suy thoái

Vào năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ chậm lại và lãi suất sẽ tăng lên. IMF ước tính rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2,7% vào năm 2023, giảm từ mức 3,2% vào năm 2022 Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn, ở mức 2,2% trong năm 2023, so với mức 3,1% vào năm 2022 Nhiều nhà kinh tế bi quan hơn và tin rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra vào năm 2023, chỉ ba năm sau cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra.

 Cơ hội hồi phục khi Trung Quốc tái mở cửa

Sau gần 3 năm phong tỏa, xét nghiệm hàng loạt và đóng cửa biên giới, Trung Quốc đầu tháng này đã bắt đầu dỡ bỏ chính sách “không Covid” nghiêm ngặt Động thái tái mở cửa của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tạo động lực mới cho quá trình phục hồi toàn cầu.Quá trình phục hồi nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tạo động lực cho các nhà xuất khẩu lớn - như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore.

 Làn sóng phá sản tăng

Bất chấp nền kinh tế bị tàn phá do Covid-19, các vụ phá sản trên thực tế đã giảm ở nhiều quốc gia vào năm 2020 và 2021 nhờ các thỏa thuận bên ngoài với các chủ nợ và gói kích thích lớn của các chính phủ.

- Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, 16.140 doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản vào năm

2021 và 22.391 doanh nghiệp đã có động thái tương tự vào năm 2020 Năm

2019, con số này ở mức 22.910 Xu hướng này dự kiến sẽ đảo ngược vào năm

2023 trong bối cảnh giá năng lượng và lãi suất tăng cao.

- Công ty bảo hiểm Allianz Trade ước tính tỷ lệ phá sản trên toàn cầu sẽ tăng hơn 10% vào năm 2022 và 19% vào năm 2023, vượt mức trước đại dịch.

 Toàn cầu hóa “chết dần”

Sau thời kỳ bùng nổ dưới thời Tổng thống Donald Trump, cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung tiếp tục trở nên gay gắt dưới thời Tổng thống Joe Biden Vào tháng 8, Biden đã ký Đạo luật Khoa học và Chip, cấm xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất tiên tiến sang Trung Quốc, nhằm kiềm chế ngành bán dẫn của nước này và thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực sản xuất chip của Hoa Kỳ.

 Xu hướng phát triển bền vững

Ngoài ra sự tăng trưởng không ngừng của công nghệ đã dấy lên một vấn đề mới đáng quan ngại nhất trong thời điểm hiện nay: Vấn đề môi trường Từ bài toán môi trường chúng ta có nhiều hướng đi mới trong tương lai như xu thế phát triển bền vững, kiểm toán môi trường , ESG… b Tình hình chính trị

Tình hình thế giới thời gian gần đây tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường Hòa bình, hợp tác, liên kết để phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gia tăng với hình thái đa dạng Tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước, sản xuất và lưu thông toàn cầu thay đổi, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng Xung đột Nga - Ukraine diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động lâu dài, sâu rộng đến mọi mặt của đời sống thế giới.

- Xu hướng vận động để hình thành trật tự thế giới mới tiếp tục diễn ra nhanh hơn và biến đổi rất phức tạp Trong trung hạn (tầm nhìn đến năm 2025, 2030), có thể chưa hình thành một trật tự thế giới mới (một cực, hai cực hay đa cực)

- Với trạng thái vận động hiện tại của các nước lớn, việc thiết lập trật tự thế giới

“một cực” (do Mỹ dẫn dắt) có nhiều khó khăn do cạnh tranh quyết liệt của các nước khác (nhất là Trung Quốc) và do chính sự phát triển thiếu ổn định bên trong và tính hiệu quả của chiến lược quốc tế của Mỹ Mỹ chiếm ưu thế tương đối, nhưng khó tạo lập được khoảng cách vượt trội, toàn diện so với phần còn lại của thế giới để có thể thiết lập trật tự “một cực”.

- Việc thiết lập trật tự thế giới “hai cực” hay “lưỡng cực” (Mỹ, Trung Quốc cùng chia sẻ quyền lực, dẫn dắt và chi phối thế giới) tưởng như là phương án khả thi nhất khi Trung Quốc đã bứt phá rõ ràng so với các nước còn lại (khoảng cách tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc với Nhật Bản (nước đứng thứ 3) là gần 18.000 tỷ USD và 5.000 tỷ USD) và áp sát hơn với Mỹ (23.000 tỷ USD vào năm 2021) Chưa có con số thống kê GDP của các nước năm 2022, nhưng chắc chắn với tốc độ tăng trưởng năm 2022, Trung Quốc sẽ áp sát Mỹ hơn nữa. Trung Quốc cũng đang chủ động cùng với Nga thiết lập “luật chơi”, “sân chơi” mới, trước hết là các thiết chế về kinh tế do mình dẫn dắt, tiến tới vị trí trung tâm hơn của vũ đài thế giới Tuy nhiên, phương án “hai cực” không dễ xảy ra, bởi

Mỹ và Trung Quốc khó có phương án thống nhất, cùng chia sẻ quyền lực; Mỹ và các nước đồng minh sẽ gia tăng kiềm chế chiến lược tổng thể, tìm nhiều phương cách hạn chế sự phát triển của Trung Quốc; bản thân các thiết chế và phương án xây dựng “luật chơi”, “sân chơi” mới của Trung Quốc đã và đang được một số nước tiếp nhận thận trọng Bên cạnh đó, trình độ phát triển hiện tại có thể vươn lên mạnh mẽ, nhưng trong trung hạn, Trung Quốc chưa thể đạt trình độ ngang bằng với Mỹ.

Phân tích môi trường chính trị - xã hội trong nước

- Khi dịch COVID-19 có xu hướng ổn định, tình hình thế giới liên tục xuất hiện những yếu tố mới, có tính chất nhanh, mạnh, khó lường, tác động lớn, toàn diện đến các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có độ mở kinh tế lớn, phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

- Tình hình thế giới nhìn chung diễn biến theo chiều hướng phức tạp, kém lạc quan hơn; khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, tiềm ẩn rủi ro chuyển từ các vấn đề về kinh tế sang xã hội, an ninh chính trị của một số quốc gia và khu vực.

- Về tình hình trong nước, một thời gian khá dài đã duy trì tăng trưởng cao, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn về năng lượng, lương thực được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ giảm mạnh

I.3 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô trong nước

GDP ( số liệu lấy từ GOV)

 Năm 2019, GDP đạt kết quả ấn tượng 7,02%

 Năm 2020, vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, GDP đạt 2,91%

 Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán mức tăng trưởng GPD là 2,58%,

 Năm 2022, GDP ước tính tăng 8,02% do nền kinh tế được phục hồi trở lại

Về tổng quan, CPI Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022 được kiểm soát thành công, đạt thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%

 2019 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước. Tính chung quý IV/2019, CPI tăng 2,01% so với quý trước và tăng 3,66% so với quý IV/2018.

 2020 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019 Trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường, đặc biệt là những tác động của dịch COVID-19.

 2021 Tính chung cả năm 2021,CPI tăng 1,84% so với năm trước thấp nhất kể từ năm 2016.

 2022, chỉ số giá tiêu dùng bình quân CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Lạm phát ( số liệu GOV)

 Năm 2019 Lạm phát cơ bản năm 2019: 2,01% Dù vậy, bằng nỗ lực của mình Việt Nam đã có một năm thành công trong kiểm soát lạm phát thành công.

 Năm 2020 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2020 có tăng nhẹ 2.31% so với bình quân năm 2019.

 Năm 2021 Lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu.

 Năm 2022 Tăng lên đến mức 4,32% Nguyên nhân chính: giá nguyên liệu và năng lượng, chi phí sản xuất tăng, kích thích tài khóa và tăng trưởng tín dụng.

Thu nhập ( số liệu GOV)

 2019 Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 6.02 triệu đồng, cao hơn 1,8 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn.

 2020 Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 5,6 triệu đồng, cao hơn 1,6 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn.

Theo thống kê năm 2021, tổng thu nhập bình quân của người lao động giảm nhẹ 32 nghìn đồng so với năm trước, đạt mức 5,7 triệu đồng/tháng Trong đó, mức thu nhập của lao động nam cao hơn lao động nữ đáng kể, với 6,6 triệu đồng so với 4,7 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,40 lần.

 2022 Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 8,4 triệu đồng, cao hơn 1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn.

Điều này cho thấy rằng, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn có sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng ổn định Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải được giải quyết, như tình trạng thất nghiệp và thu nhập th.p trong một số ngành nghề.

Do đó, chính sách kinh tế cần được cải thiện để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển toàn

Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang tồn tại rất nhiều ngành cạnh tranh, liên kết, ảnh hưởng tới nhau; nhóm xác định ngành sữa là ngành đã, đang và tiếp tục có nhiều tiềm năng trong tương lai tại Việt Nam vì:

 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Hình 1 Doanh thu ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021

- Toàn ngành đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2010 - 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 16.2% Cho đến năm 2015, tổng doanh thu toàn ngành đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,7%, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010 (đạt 42.000 tỷ đồng), là mức cao nhất trong lịch sử ngành.

- Giai đoạn 2016 - 2021 chứng kiến sự chững lại của ngành sữa Việt Nam sau giai đoạn tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này chỉ đạt 4,6%.

Trong giai đoạn 2020 - 2021, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thị trường sữa Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định Theo số liệu thống kê, kết thúc năm 2021, ngành sữa đạt tổng doanh thu 119.300 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2020.

Dự kiến doanh thu ngành sữa trong nước dự kiến sẽ lên đến 136.000 tỷ đồng đến năm 2025

+ Trong vòng 4 năm, doanh thu ngành sữa Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 4,4 tỷUSD (2017) lên 8,4 tỷ USD (2021).

Phân tích các ngành đầu tư

Ngành sữa

Trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang tồn tại rất nhiều ngành cạnh tranh, liên kết, ảnh hưởng tới nhau; nhóm xác định ngành sữa là ngành đã, đang và tiếp tục có nhiều tiềm năng trong tương lai tại Việt Nam vì:

 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Hình 1 Doanh thu ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021

- Toàn ngành đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2010 - 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 16.2% Cho đến năm 2015, tổng doanh thu toàn ngành đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,7%, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010 (đạt 42.000 tỷ đồng), là mức cao nhất trong lịch sử ngành.

- Giai đoạn 2016 - 2021 chứng kiến sự chững lại của ngành sữa Việt Nam sau giai đoạn tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này chỉ đạt 4,6%.

Dịch Covid-19 trong hai năm 2020 - 2021 đã tác động đáng kể đến thị trường Việt Nam, nhưng doanh thu thị trường sữa vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định Theo số liệu thống kê, năm 2021, ngành sữa Việt Nam đạt tổng doanh thu 119.300 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2020.

Dự kiến doanh thu ngành sữa trong nước dự kiến sẽ lên đến 136.000 tỷ đồng đến năm 2025

+ Trong vòng 4 năm, doanh thu ngành sữa Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 4,4 tỷUSD (2017) lên 8,4 tỷ USD (2021)

+ Theo báo cáo tổng hợp, kim ngạch nhập khẩu của thị trường sữa và sản phẩm từ sữa trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 406,39 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái

Dựa trên các yếu tố như dân số Việt Nam vẫn đang tăng, thu nhập người dân có xu hướng chung là tăng, mức tiêu thụ sữa bình quân của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, ), tổng giám đốc Vinamilk khẳng định tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 rằng thị trường sữa Việt Nam chưa bão hòa Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong năm 2023 dù bối cảnh vĩ mô không thuận lợi (sức ép giá nguyên liệu đầu vào, hậu covid 19, ), sức mua giảm

Giá bột sữa - nguyên liệu sản xuất sữa đã giảm 29,8% so với cùng kỳ và dự kiến sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm 2023 do sản lượng sữa bột tăng, nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa toàn cầu suy yếu trong ngắn hạn Song song đó, quy mô thị trường sữa được dự báo sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028.

+ Các doanh nghiệp nước ngoài: Hiệp định CPTPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản sẽ cắt giảm còn 0% khiến các dòng sản phẩm này tăng khả năng cạnh tranh về giá.

+ Riêng với sữa nhập khẩu từ New Zealnad, thuế nhập khẩu đã được giảm về 0% kể từ năm 2018, trên cơ sở thỏa thuận của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA).

Ngày càng quan trọng, sản phẩm phải đa dạng thành phần Nhu cầu người tiêu dùng không dừng ở mức tăng cao, mà còn đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp liên tục nghiên cứu và cải tiến để đáp ứng mong muốn ngày càng phức tạp của khách hàng.

Xu hướng tiêu dùng xanh đang khuyến khích lựa chọn các nguồn dinh dưỡng sạch từ thiên nhiên, bao gồm cả sữa hạt Loại sữa này được đánh giá cao về hàm lượng protein, chất xơ, chất béo không bão hòa và chất chống oxy hóa Đặc biệt, sữa hạt không chứa lactose và cholesterol, phù hợp với nhiều người tiêu dùng Ngoài ra, việc sử dụng sữa hạt còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc Báo cáo của Nghiên cứu và Tư vấn Công nghiệp Việt Nam năm 2020 chỉ ra rằng 66% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm từ thiên nhiên.

- Đối thủ cạnh tranh: Thị trường liên tục chào đón các đối thủ mới tiềm năng. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều cạnh tranh cho ra mắt những dòng sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

+ Vinamilk dù đang đứng đầu phân khúc sữa bột nhưng lại gặp không ít những khó khăn với các đối thủ như NutiFood, Dutch Lady và TH True Milk, khi các doanh nghiệp này liên tục tung ra những sản phẩm mới Cụ thể, NutiFood và VitaDairy dù theo sau Vinamilk ở phân khúc này nhưng nhờ sản phẩm đặc thù kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10-15% so với đối thủ, 2 doanh nghiệp này đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên phân khúc này.

Trong bối cảnh nhu cầu người tiêu dùng gia tăng, doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần Kênh phân phối đóng vai trò then chốt trong cuộc đua này, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn thông qua mạng lưới rộng khắp.

- Ngành sữa Việt Nam được hưởng lợi từ các chính sách nhà nước như việc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ tín dụng, đào tạo, tư vấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi bò sữa,

+ Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa.

+ Quyết định số 197/QĐ-TTg ngày 22/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa và chê sbieens sữa giai đoạn

2022-2025: mục tiêu chương trình này là đến năm 2025, sản lượng sữa tươi đạt 1,5 triệu tấn, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

- Rủi ro về nguyên liệu: Ngành sữa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là sữa bột nguyên liệu Biến động giá nguyên liệu trên thị trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sữa và lợi nhuận của các doanh nghiệp Giá sữa nguyên liệu trên thế giới lại đang tăng 60% khiến các doanh nghiệp trong nước lap đao, tìm cách cân đối chi phí.

Ngành thép

 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

- Trong giai đoạn 2017-2022, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của ngành thép Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao, đạt mức trung bình lần lượt là 13,2% và 27,1% Điều này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, công nghiệp, tăng cao

- Tuy nhiên, trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của ngành thép Việt Nam có xu hướng giảm Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), doanh thu ngành thép Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 7,2 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, thép xây dựng giảm 24,4%, thép cuộn cán nóng giảm 14,7%, thép ống giảm 12,7% Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thép trong 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2022.

 Xác định mức lợi nhuận

- Tại Việt Nam, mức lợi nhuận của ngành thép cũng dao động trong khoảng 10- 20% Trong giai đoạn 2017-2022, mức lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thép Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao, đạt mức trung bình 27,1% Tuy nhiên, trong năm 2023, mức lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thép Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 30-35%,

- Mức lợi nhuận của các doanh nghiệp thép lớn: Khoảng 25-30% Mức lợi nhuận của các doanh nghiệp thép nhỏ và vừa: Khoảng 15-20%.

- Mức lợi nhuận của ngành thép tại Việt Nam năm 2023 dự kiến sẽ giảm so với năm 2022 Tuy nhiên, đây vẫn là mức lợi nhuận khá khả quan trong bối cảnh thị trường thép đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

- Các yếu tố bên ngoài:

+ Nhu cầu tiêu thụ thép: Khi nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao, các doanh nghiệp thép có thể bán được nhiều sản phẩm hơn, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận và ngược lại

+ Giá nguyên liệu đầu vào: Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp thép sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí, điều này có thể làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thép so với các sản phẩm khác. + Chính sách của Chính phủ: Các doanh nghiệp có lợi thế về chính sách của Chính phủ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp không có lợi thế này.

- Các yếu tố bên trong:

Doanh nghiệp sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại sẽ nắm lợi thế cạnh tranh vượt trội so với những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu Vị trí địa lý thuận lợi, gần kề thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố mang lại lợi thế cho doanh nghiệp so với những đối thủ có vị trí xa xôi.

+ Khả năng quản trị: Khả năng quản trị của doanh nghiệp, bao gồm quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất,… sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Ngành thép Việt Nam cần tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu

Theo MXV, giai đoạn xây dựng của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần rất nhiều thép, trong khi đó, sản xuất và xuất khẩu thép xây dựng là thế mạnh chính của Việt Nam Đây có thể sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động thương mại quốc tế của ngành thép trong nước trong việc tìm kiếm thêm các đối tác tiềm năng

Hình 2 Cơ cấu xuất khẩu thép của Việt Nam theo quốc gia

Diễn biến các vụ phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép của Việt Nam.

- Trong năm 2022, Việt Nam tiến hành rà soát cuối các vụ việc như AD02, AD01, AD04 và ngày 4/11/2022 đã ban hành quyết định rà soát cuối kỳ vụ việc SG04

- Năm 2022 có 3 vụ kiện liên quan đến thép xuất khẩu của Việt Nam: Trong đó 2 vụ Hoa Kỳ kiện chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với ống thép và thép dây không gỉ; 1 vụ Mexico kiện chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

Các vụ việc phòng vệ thương mại được Việt Nam khởi xướng điều tra liên quan đến các sản phẩm thép nhập khẩu vào nước ta bao gồm 9 vụ việc.

 Mức rủi ro và phân tích rủi ro

- Nguyên liệu đầu vào tăng cao

Số liệu của VSA cho thấy đầu tháng 3, giá than mỡ luyện cốc, thép phế liệu, than điện cực graphite đều tăng cao so với tháng 2, điều này khiến các doanh nghiệp thép phải có động thái tăng giá sản phẩm để bù lỗ.

- Thị trường bất động sản đóng băng:

Trong năm 2023, các dự án bất động sản lớn đều triển khai rất hạn chế, qua đó ngành thép cũng trực tiếp bị ảnh hưởng sản lượng.

- Thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu:

Chính sách thuế quan thay đổi trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn diễn ra giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới.

Ngành công nghệ viễn thông

 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Hình 3 Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin-điện tử, viễn thông (tỷ USD)

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/ năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành (10%); công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng 15%/năm; công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tăng trưởng 20,24%/năm; công nghiệp nội dung số tăng trưởng 7,47%/năm Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt hơn 93 triệu USD Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông; đứng thứ hai về sản xuất điện thoại và linh kiện; thứ 10 thế giới về sản xuất điện tử và linh kiện, vượt qua nhiều cường quốc như Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Brazil, Singapore

- Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu toàn ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông Việt Nam đạt gần 65 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm

2020 (tháng 6/2020 doanh thu công nghiệp ICT chỉ tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019) Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng,điện tử đạt khoảng 57,6 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệpICT Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt 50,5 tỷ USD, chiếm khoảng 31,6% giá trị xuất khẩu của cả nước với giá trị xuất siêu ước đạt gần 7,7 tỷ USD, dự báo gấp 5 lần giá trị xuất siêu cả nước Và 6 tháng cuối năm 2021,

Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu doanh thu ngành công nghiệp ICT đạt khoảng 140 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 14% so với năm 2020.

- Trong năm 2022, thị trường ngành viễn thông có xu hướng tăng trưởng chậm. Điều này đã tạo nên áp lực cho các doanh nghiệp trong việc chuyển hướng kinh doanh sang dịch vụ số trong năm 2023 Theo Báo cáo tổng kết ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022 doanh thu lĩnh vực viễn thông ước đạt 138.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1,6% so với năm 2021.

- Bộ thông tin và truyền thông cho biết doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 74.473 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 53% kế hoạch năm 2023; nộp ngân sách ước đạt 19.338 tỷ đồng, giảm 18,56% so với cùng kỳ năm

2022 và đạt 39,47% kế hoạch năm 2023.

- Ngành công nghệ viễn thông là một ngành có tính cạnh tranh cao, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau Các yếu tố cạnh tranh chính của ngành này bao gồm:

+ Cơ sở hạ tầng: Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong việc cung cấp dịch vụ với chất lượng cao và giá cả hợp lý. + Mạng lưới: Mạng lưới rộng khắp sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó mở rộng thị phần và tăng doanh thu. + Sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng.

+ Giá cả: Doanh nghiệp cần có chính sách giá cả cạnh tranh, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng.

+ Khả năng tài chính: Khả năng tài chính mạnh mẽ sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới và phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

- Ngoài ra, các yếu tố khác như thương hiệu, chất lượng dịch vụ khách hàng, chiến lược marketing cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.

Chính sách viễn thông là hệ thống các chính sách, quy định của Chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành công nghệ viễn thông, bao gồm các quy định về cấp phép, đầu tư, giá cước, cạnh tranh, an ninh mạng, và nhiều lĩnh vực khác Những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, quản lý và phát triển ngành viễn thông, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

- Chính sách cạnh tranh: Chính sách cạnh tranh là các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong ngành công nghệ viễn thông Chính sách cạnh tranh bao gồm các quy định về hạn chế độc quyền, ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Chính sách cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông theo các cách sau:

+ Giảm bớt sức ép cạnh tranh.

+ Tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mới

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội là các chính sách do Chính phủ ban hành để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác động đến ngành công nghệ viễn thông thông qua các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân.

+ Tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông

+ Tăng chi phí đầu tư

+ Tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mới

 Mức rủi ro & Phân tích rủi ro

Dựa trên phân tích rủi ro của ngành công nghệ viễn thông trong quá khứ, có thể dự đoán một số rủi ro tiềm ẩn của ngành trong tương lai, bao gồm:

- Rủi ro kinh tế: Trong tương lai, các biến động kinh tế toàn cầu như suy thoái kinh tế, lạm phát, vẫn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân Để giảm thiểu rủi ro kinh tế, các doanh nghiệp viễn thông cần có chiến lược kinh doanh linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế. Các doanh nghiệp viễn thông cũng cần tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, để thu hút và giữ chân khách hàng trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

- Rủi ro cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong ngành công nghệ viễn thông ngày càng gay gắt, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ lớn từ nước ngoài Các doanh nghiệp viễn thông cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để tồn tại và phát triển Để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh, các doanh nghiệp viễn thông cần tập trung vào các yếu tố sau:

+ Chất lượng sản phẩm và dịch vụ

- Rủi ro công nghệ: Khi các công nghệ mới xuất hiện, các doanh nghiệp viễn thông cần nhanh chóng thích ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu không, các doanh nghiệp viễn thông có thể bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh Để giảm thiểu rủi ro công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông cần có chiến lược đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Các doanh nghiệp viễn thông cũng cần có chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn để tiếp cận các công nghệ mới.

Phân tích công ty

Công ty cổ phần sữa Việt Nam

3.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

- Website: https://www.vinamilk.com.vn/vi

- Năm 1976, tiền thân là công ty Sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm, với 6 đơn vị là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy sữa Café Biên Hoà, Nhà máy sữa bột Bích Chi và Lubico.Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác Tháng 11/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).Vào ngày 19/1/2006,

21 công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán với mã chứng khoán là VNM

- Bên cạnh đó công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau: Sữa tươi, sữa chua, sữa bột cho trẻ em và người lớn, sữa đặc, kem và phô mai, sữa đậu nành- nước giải khát, bột ăn dặm Vinamilk…

Hình 4 Biểu đồ lợi nhuận 3 năm cùng kỳ gần nhất

- Tình hình kinh doanh Quý I/2023: Trong quý I/ 2023, doanh thu của Vinamilk gần như không chênh lệch bao nhiêu so với quý I/ 2022 khi chỉ tăng 0.3% và đạt mức doanh thu 13.918 tỷ đồng Về phần chi phí, do chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn chưa giảm nhiều nên giá vốn hàng bán trong quý này tiếp tục tăng 3,2%, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến cho lãi gộp giảm 4% so với cùng kỳ Điểm sáng là doanh thu hoạt động tài chính tăng 31% ( 420 tỷ đồng),lỗ từ công ty liên doanh liên kết giảm xuống 14 tỷ đồng ( so với cùng kỳ

35 tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế quý I/2023 giảm khá mạnh (-16/5%) so với cùng thời điểm năm 2022 Bên cạnh đó thì biên lợi nhuận ròng trong quý này cũng co hẹp về còn 13.7% so với 16.5% của quý I/2022.

 Tuy kết quả doanh thu của Quý I/2023 chưa khả quan nhưng doanh thu bán hàng vẫn ở mức ổn định và có phần tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước

Hình 5 Tóm tắt kết quả kinh doanh Quý I/2023

- Tình hình kinh doanh Quý II/2023: Vinamilk công bố báo cáo tài chính Quý

II/2023 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.194 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ và tăng 8,95% so với Quý I/2023 Lợi nhuận sau thuế Quý II/2023 đạt 2.229 tỷ đồng ( tăng 5,6%) so với cùng kỳ, tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu nhờ biên LNG được cải thiện đáng kể và các chi phí được quản lý hiệu quả và tăng 16,5% so với Quý I/2023 Ngoài ra, Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp nhất Quý II/2023 là 3.630 tỷ đồng, tương đương 23,9% trên doanh thu thuần, xấp xỉ bằng với cùng kỳ 2022 Doanh thu có sự tăng trưởng, cho thấy Vinamilk hiệu quả đầu tư trong các hoạt động bán hàng và các hoạt động khác.

- Tình hình kinh doanh quý III/2023: Vinamilk công bố BCTC quý III/2023 với doanh thu thuần 15.636 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn với mức 6,7% còn 9.082 tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp của công ty tăng 3,2% lên 6.555 tỷ đồng Doanh thu hoạt động tài chính của Vinamilk đạt 484 tỷ đồng, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ lãi tiền gửi tăng Chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng giảm trong khi chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ

Điểm sáng trong bức tranh tài chính của Vinamilk, lợi nhuận sau thuế đạt 2.533 tỷ đồng, tăng 8,5% so với quý III năm ngoái Mức tăng trưởng này kéo dài sang quý thứ hai liên tiếp, mang về khoản lợi nhuận lớn nhất trong hai năm trở lại đây cho Vinamilk.

- Bên cạnh đó, các hoạt động marketing của Vinamilk đã mang lại kết quả kinh doanh khá tốt cho nhiều nhãn hàng Ví dụ như doanh thu 9 tháng của sữa ông Thọ và sữa bột người lớn Sure Prevent ghi nhận tăng trưởng lũy kế gần hai chữ số, doanh số quý III của sữa Super Nut 9 loại hạt và sữa tươi Green Farm tăng lần lượt gần gấp 3 lần và 2 lần so với cùng kỳ 2022.

3.1.3 Phân tích các chỉ số kinh doanh

- Nhóm chỉ số định giá:

+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của công ty có xu hướng giảm vào quý I/2023 so với quý cùng kỳ nhưng nhưng những quý 2/2023 và quý 3/2023 so với quý cùng kỳ lại có xu hướng tăng, lợi nhuận sẽ được tạo ra nhiều hơn, lợi ích dành cho doanh nghiệp và các cổ đông nhiều hơn.

Phản ánh hiệu quả hoạt động công ty tốt, có khả năng thu hút được nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường sữa.

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của công ty liên tục tăng, phản ánh hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và mang lại lợi nhuận cao cho cổ đông, thu hút đầu tư với mức giá cao Dù chỉ số P/E trong Quý I/2023 đạt mức khá cao (19,18%), tuy nhiên trong Quý II và Quý III đã giảm nhẹ, cho thấy tiềm năng tăng giá của cổ phiếu VNM, hấp dẫn các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để đầu tư kiếm lời.

- Về hệ số khả năng thanh toán

+ Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty trong năm 2023 đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có năng lực tài chính tốt, không gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ.

Tỷ số thanh toán nhanh ở mức trên 1 trong các quý cho thấy doanh nghiệp có tình hình thanh toán khả quan, có đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn Điều này thể hiện doanh nghiệp đang nằm trong vùng an toàn về khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn tài chính và khả năng duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

- Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

+ Vòng quay tài sản ngắn hạn và tổng tài sản tăng vào các quý năm 2022 và năm

2023 cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang dần tốt lên.

+ Vòng quay vốn chủ sở hữu: tăng cho biết được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty càng cao.

+ Số vòng quay hàng tồn kho tăng, chi phí bảo quản giảm, giảm hao hụt và tồn đọng hàng tồn kho, tăng doanh thu hàng bán ra tạo được nhiều lợi nhuận hơn.

3.1.4 Phân tích rủi ro tài chính

Nhóm chỉ số đòn bẩy tài sản

Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu

Nợ dài hạn/ Tổng tài sản

Khả năng thanh toán lãi vay

- Tỷ lệ nợ/tổng tài sản ở mức 14%, tăng 4% so với cuối năm 2022 (10%), tuy nhiên vẫn thấp so với 3 năm trước đó do công ty chủ động giảm bớt nợ vay trong bối cảnh lãi suất cho vay đang cao như hiện tại.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

- Hòa Phát là Tập đoàn chuyên sản xuất công nghiệp,đứng hàng đầu Việt Nam trong nhiều năm qua Tiền thân, Hòa Phát là một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8 năm 1992, sau đó lần lượt lấn sân sang các lĩnh vực khác như : nội thất,thép xây dựng,ống thép,bất động sản,điện lạnh và nông nghiệp Sau nhiều năm tham gia thị trường chứng khoán, Tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG vào ngày 15/11/2007.

Tập đoàn Hòa Phát hiện đang hoạt động chính trong 5 lĩnh vực: Gang thép, Sản phẩm thép, Bất động sản, Điện máy gia dụng và Nông nghiệp Trong đó, sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi đóng góp đến 90% doanh thu và lợi nhuận cho Tập đoàn Hòa Phát giữ vị thế là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với công suất sản xuất thép thô lên tới 8,5 triệu tấn/năm.

- Sau hơn 30 năm thành lập,Hòa Phát đã có nhiều thành tựu đáng kể như : + Nắm giữ thị phần số 1 Việt Nam về lĩnh vực sản xuất thép xây dựng,ống thép + Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

+ Top 50 doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất

+ Top 30 doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam

+ Top 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán

+ Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tình hình kinh doanh Quý I năm 2023 : Trong Quý I năm 2023, Hòa Phát đạt được doanh thu hợp nhất là 26.865 tỷ đồng, giảm 17.539 tỷ đồng - tương đương giảm 39% so với cùng kỳ năm trước là 44.405 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất Hòa Phát đạt được là 383 tỷ đồng,giảm 7,823 tỷ đồng - tương đương giảm 95% so với Quý I năm 2022 là 8.206 tỷ đồng Lĩnh vực sản xuất cốt lõi thép của Tập đoàn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp 92% doanh thu và 94% lợi nhuận sau thuế ,tiếp đến là 6% doanh thu từ lĩnh vực nông nghiệp và 2% doanh thu từ lĩnh vực bất động sản Quý I năm 2023,lợi nhuận sau thuế nông nghiệp đóng góp tỷ trọng âm 28% vào hợp nhất của Hòa Phát và được lợi nhuận của ngành bất động sản bù lại bởi 34%.

- Tình hình kinh doanh Quý II năm 2023 : Trong Quý II năm 2023, Hòa Phát đạt được doanh thu hợp nhất là 29.799 tỷ đồng, giảm 7.914 tỷ đồng - tương đương giảm 21% so với cùng kỳ năm trước là 37.713 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất Hòa Phát đạt được là 1.448 tỷ đồng,giảm 2.725 tỷ đồng - tương đương giảm 64% so với Quý II năm 2022 là 4.023 tỷ đồng tuy nhiên đã tăng gấp 3,78 lần so với Quý I năm nay Nhóm sản xuất Thép của Tập đoàn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp lần lượt là 94% và 93% cho doanh thu lợi nhuận sau thuế ,tiếp đến là 5% doanh thu và 4% lợi nhuận sau thuế từ lĩnh vực nông nghiệp và 1% doanh thu và 3% lợi nhuận sau thuế từ lĩnh vực bất động sản.

- Tình hình kinh doanh Quý III năm 2023 : Trong Quý III năm 2023, Hòa Phát đạt được doanh thu hợp nhất là 28.766 tỷ đồng, giảm 5.674 tỷ đồng - tương đương giảm 16% so với cùng kỳ năm trước là 34.440 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất Hòa Phát đạt được là 2.000 tỷ đồng,tăng 3.786 tỷ đồng - tương đương tăng 40% so với Quý II năm 2022 là 553 tỷ đồng Nhóm sản xuất Thép của Tập đoàn vẫn là nhóm dẫn đầu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp lần lượt là 95% và 90% cho doanh thu lợi nhuận sau thuế.Kỳ này, lĩnh vực nông nghiệp đã tăng với 5% doanh thu và 8% lợi nhuận sau thuế,có đóng góp đáng kể cho Hòa Phát.

3.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính

 Bảng các chỉ số tài chính Quý I năm 2023:

Hình 6 Các chỉ số tài chính Quý I/2023

Doanh thu quý 1/2023 của Hòa Phát đạt 26.865 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu giảm mạnh là do nhu cầu tiêu thụ thép trong nước và quốc tế giảm sút.

- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát trong quý 1 năm 2023 đạt

383 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm 2022 Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát giảm mạnh trong quý 1 năm 2023, chủ yếu do doanh thu giảm sút và giá thép giảm.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Hòa Phát trong quý 1 năm 2023 đạt 1.4%, giảm 4,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Hòa Phát trong quý 1 năm 2023 đạt 6,4%, giảm 18,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm hiệu quả rõ rệt trong quý đầu năm 2023 Hai chỉ số quan trọng là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đều cho thấy sự đi xuống đáng kể.

- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E): Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Hòa Phát trong quý 1 năm 2023 đạt 0,57, không đổi so với cùng kỳ năm 2022

- Mức độ đòn bẩy tài chính được kiểm soát tốt: Mức độ đòn bẩy tài chính của Hòa Phát được kiểm soát tốt, thể hiện qua tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không đổi.

 Bảng các chỉ số tài chính Quý II năm 2023:

Hình 7 Các chỉ số tài chính Quý II/2023

- Doanh thu: Doanh thu của Hòa Phát trong quý 2 năm 2023 đạt 29.799 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022 So với quý I ,doanh thu của Hòa Phát tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 2 năm 2023, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ thép trong nước và quốc tế hồi phục.

- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát trong quý 2 năm 2023 đạt 1.448 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022 Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát tăng trưởng ấn tượng trong quý 2 năm 2023, chủ yếu do doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ và giá thép tăng cao.

Công ty cổ phần FPT

3.3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

- Tập đoàn FPT, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin tại Việt Nam, liên tục đổi mới, sáng tạo với mục tiêu mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và sản phẩm chất lượng, hiệu quả.

- Hiện nay, tập đoàn có hơn 29.000 cán bộ nhân viên, trong đó có hơn 17.000 kỹ sư công nghệ thông tin, lập trình, chuyên gia công nghệ,

Trải qua 32 năm xây dựng, FPT hiện diện tại 63 tỉnh thành trong nước và hơn 46 chi nhánh, văn phòng tại nhiều quốc gia trên thế giới Sau ba quý đầu năm 2023, doanh thu của FPT đã đạt hơn 37.900 tỷ đồng, góp phần khẳng định vị thế vững mạnh của Tập đoàn trên thị trường công nghệ thông tin và viễn thông trong nước và quốc tế.

- Tình hình kinh doanh Quý I/2023: Doanh thu thuần của của FPT đạt 11.681 tỷ, vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khá tích cực với mức tăng 20% so với cùng kỳ

2022 Lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.810 tỷ, tăng 17.6%, so với quý I năm trước.

+ Về cơ cấu doanh thu, công nghệ thông tin và viễn thông vẫn đóng vai trò then chốt nhất, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu phần mềm mang đến triển vọng khá tốt khi đạt doanh thu 5.437 tỷ, tăng 32.2% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp 46.55% tỷ trọng doanh thu, doanh thu từ mảng kinh doanh viễn thông cũng có mức tăng trưởng khá (+11%) so với năm trước Bên cạnh đó doanh thu từ các mảng như đầu tư và giáo dục cũng đã tăng trưởng trong quý I/2023 + Về mặt tài sản, quy mô tài sản hợp nhất của FPT tại cuối quý I/2023 không có nhiều thay đổi (50.741 tỷ), giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm.Tuy nhiên, vẫn có sự biến động mạnh ở các khoản mục tiền mặt đã giảm mạnh 48.9%, trong khi đó tài sản dở dang dài hạn tăng 16.8%.

 Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của FPT trong quý I/2023 vẫn đang trong mức tăng trưởng ổn định

Hình 9 Tình hình kinh doanh từ năm 2022 đến Quý I/2023

- Tình hình kinh doanh Quý II/2023: Doanh thu bán hàng hợp nhất trong quý

II/2023 của FPT tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định khi đạt 12.484 tỷ đồng, tăng gần 23.7% so với cùng kỳ Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của FPT đạt 24.166 tỷ, tăng trưởng xấp xỉ 22% Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính trong Quý II và luỹ kế 6 tăng khá tốt, góp phần tích cực vào kết quả lợi nhuận.

+ Về chi phí và giá vốn hàng bán Quý II giữ ổn định, tang tương đương với mức tăng của doanh thu nên biên lợi nhuận gộp vẫn ở mức cao, quanh 37-38%. Lợi nhuận sau thuế của quý II đạt 1.856 tỷ, tăng 18.8% so với cùng kỳ Luỹ kế

6 tháng đầu năm của FPT ghi nhận mức tăng trưởng mục tiêu lợi nhuận ổn định trên 18% và hoàn thành gần 48% mục tiêu lợi nhuận 2023.

+ Quy mô tài sản hợp nhất của FPT tại cuối quý II/2023 tăng khá mạnh

(+17.2%) so với thời điểm đầu năm, đạt 6.557 tỷ.

+ Về nguồn vốn: Cuối quý II/2023, tổng các khoản nợ phải trả ở mức 31.962 tỷ, tăng mạnh (+21.6%) so với thời điểm đầu năm Điều đáng chú ý nhất là các khoản vay ngân hàng ngắn hạn (+77%) và cũng chính là nguyên nhân khiến cho tổng nợ phải trả tăng

Hình 10 Kết quả kinh doanh của FPT Quý 2/2022 và Quý 2/2023

- Tình hình kinh doanh Quý III/2023: Doanh thu trong quý III ghi nhận 13.762 tỷ, đây là mức lợi nhuận quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của FPT Lợi nhuận sau thuế đạt 2.075 tỷ, lần lượt tăng 23% và 20% so với cùng kỳ Biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì mức ổn định và có xu hướng mở rộng khá nhẹ so với các quý trước (40%).

+ Cuối tháng 9 năm 2023, kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng 22.4% với

37.927 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 5.741 tỷ, tăng 18.2% so với cùng kỳ.

+ Về tổng tài sản của FPT trong quý II đạt 62.113 tỷ, tăng nhẹ so với quý trước.

Cơ cấu tài sản không có sự thay đổi nhiều, tiền mặt, khoản phải thu và tài sản cố định vẫn là 3 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Hình 11 Kết quả kinh doanh của FPT từ Quý IV/2019 đến Quý III/2023

3.3.3 Phân tích các chỉ số kinh doanh ĐVT Qúy

Nhóm chỉ số định giá

Nhóm chỉ số khả năng thanh toán ngân hàng

Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán hiện hành

Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tài sản ngắn hạn

Vòng quay vốn chủ sở hữu

Số vòng quay hàng tồn kho

- Nhóm chỉ số định giá

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của công ty có xu hướng tăng trong quý I, II và III năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, cho thấy công ty hoạt động tương đối hiệu quả Điều này dẫn đến lợi nhuận gia tăng, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cổ đông Kết quả kinh doanh tích cực này cũng cho thấy công ty quản lý tài chính tốt, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo triển vọng tài chính vững mạnh.

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của công ty trong các quý năm 2023 dao động trong khoảng từ 5,42% đến 6,10%, cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh Các chỉ số ROE này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, một ROE hấp dẫn cũng có thể thu hút đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường.

+ Tỷ số giá thu nhập (P/E) quý I,II,II năm 2023 có xu hướng giảm hơn so với các quý cùng kỳ năm trước Tuy nhiên tỷ số này vẫn ở mức cao so với mặt bằng giá thị trường 2023.Vì vậy dựa trên triển vọng phát triển của doanh nghiệp về sức tăng trưởng của ngành công nghệ viễn thông và khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán về mặt dài hạn, thì cổ phiếu FPT đang và sẽ mang lại những cơ hội mới cho nhà đầu tư.

- Về hệ số khả năng thanh toán :

+ Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng duy trì ở mức ổn định trung bình 1.2 > 1, không biến động nhiều, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ cao , công ty có năng lực tài chính tốt.

+ Tỷ số thanh toán nhanh của FPT trong các quý đều dao động ở mức >1

 Tuy nhiên không nên chủ quan để tránh sự ứ đọng vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.Vì vậy công ty đủ khả năng thanh toán nhanh để chi trả mà không cần thanh lý hàng tồn kho.

- Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

+ Vòng quay tài sản ngắn hạn và tổng tài sản tăng vào các quý năm 2022 và năm 2023 cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang dần tốt lên.

+ Vòng quay vốn chủ sở hữu: tăng cho biết được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty càng cao.

+ Số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 3.51 (Quý I/2023) lên 3.82(Quý II/2023) lên 4.37 (Quý III/2023) phản ánh khả năng quản lý kho tốt, chi phí bảo quản giảm, giảm hao hụt và tồn đọng hàng tồn kho, tăng doanh thu hàng bán ra tạo được nhiều lợi nhuận hơn.

3.3.4 Phân tích rủi ro tài chính

 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu:

Nhóm chỉ số đòn bẩy tài

Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu

- Các tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh qua các quý:

+ Tỷ số này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ dài hạn. + Giảm mạnh trong quý I và quý II năm 2023, giảm nhẹ trong quý III năm

Lý do chọn những cổ phiếu này

Cổ phiếu VNM

Vinamilk là doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp sữa hàng đầu thế giới Tính đến năm 2023, Vinamilk chiếm 70% thị phần sữa tươi và 50% thị phần sữa nước tại Việt Nam.

Với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30% và giá trị vốn hóa thị trường 6,57 tỷ USD, Vinamilk là đại diện duy nhất của ngành sữa được xướng tên trong Bảng xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm nay Doanh nghiệp này đã trụ hạng bền vững 12 năm liền Điều này thể hiện năng lực vững chắc của doanh nghiệp trước những biến động của nền kinh tế.

Là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt vào Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu.

- Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao

+ Nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.

- Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam:

+ Ưu tiên khai thác thị trường nội địa.

+ Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn.

+ Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp.

+ Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa.

- Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á

+ Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ

+ Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác + Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới

Hình 12 Giá trị thương hiệu của Vinamilk từ 2020-2022

Trong lĩnh vực “Thực phẩm và đồ uống”, năm nay Vinamilk tiếp tục lập kỉ lục mới khi gia tăng 18% giá trị thương hiệu, đạt 2,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thương hiệu tiềm năng nhất trong ngành sữa toàn cầu Đặc biệt, năm 2021 chứng kiến hàng loạt thách thức của đại dịch tác động lên mọi doanh nghiệp nhưng Vinamilk vẫn đủ sức vượt qua các biến động, ngoài ra còn gia tăng về giá trị và sức mạnh nhờ vào chiến lược đúng đắn và bền vững.

- Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và đây là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời

- Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam tăng lên 3.000 USD/năm vào năm 2022; cộng hưởng với việc người tiêu dùng có xu hướng quan tâm về sức khỏe hơn trước nên nhu cầu về các sản phẩm dinh dưỡng cũng tăng theo đáng kể, đặc biệt là sữa Theo Research and Markets, dự báo nhu cầu tiêu thụ của người Việt Nam trong năm

2023 đạt khoảng 28 lít/người/năm, tăng 8% so với năm 2022.

Ngành sữa là một trong số ít những ngành ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid 19 Kể từ khi dịch bùng phát, người tiêu dùng có xu hướng tăng cường mua sắm và dự trữ các sản phẩm sữa, nhu yếu phẩm phòng chống dịch, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch Theo Công ty CP Chứng khoán SSI, nhu cầu về các sản phẩm sữa chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% đối với hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

+ Theo thông tin từ chương trình webinar có tên “Hậu Covid-19 - Sẵn sàng cho cuộc sống mới” do Nielsen Việt Nam tổ chức, Covid-19 tạo ra 1 làn sóng mạnh mẽ làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân Nhà tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền hơn cho các ngành hàng thiết yếu về dinh dưỡng, sức khỏe Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhu cầu tiêu thụ sữa củaViệt Nam sẽ đạt 2,5 triệu tấn vào năm 2030.

Cổ phiếu HPG

Tính đến thời điểm hiện tại, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực chính,bao gồm: Gang thép - Sản phẩm thép - Nông nghiệp - Bất động sản - Điện máy gia dụng và lĩnh vực sản xuất thép là cốt lõi,chiếm tỷ trọng tới 90% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn.

Hoà Phát hiện đang giữ thị phần số 1 Việt Nam về sản xuất thép xây dựng,ống thép, được bình chọn và đánh giá đứng TOP 5 về tôn mạ Đồng thời, tập đoàn cũng là TOP 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, TOP 50 doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất và TOP 30 doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam, TOP 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán, TOP 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, Hòa Phát đã đặt mục tiêu rõ ràng là chạy đua đầu tư sớm nhất, không ngừng cho ra các sản phẩm mới nhất, tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành,để từ đó có thể tạo được lợi thế về mặt chi phí,chi phí thấp hơn so với những tổ hợp sản xuất thép,doanh nghiệp thép hoạt động về sau Đồng thời, bộ phận sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm ,tận dụng các quy trình sẵn có để phần nào cắt giảm được chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận Tập đoàn Hòa Phát xây dựng chiến lược phát triển theo chiều dọc, có nghĩa là tăng cường tối đa năng lực của hệ thống phân phối, mở rộng quy mô bao phủ, gia tăng thị phần của thương hiệu ở cả thị trường trong nước và toàn cầu.

Hòa Phát tập trung phát triển theo chiều dọc, xây dựng chiến lược dài hạn dựa trên việc tạo giá trị từ quy mô và quy trình sản xuất thép khép kín Để thực hiện điều này, Tập đoàn mở rộng các mảng kinh doanh chính như sản xuất thép, xây dựng và hàng gia dụng Nhờ đó, Hòa Phát giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh Điển hình là dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và dự án khu liên hợp thép khác đang được đầu tư nghiên cứu Khi dự án Dung Quất 2 hoàn thành, sản lượng thép của Hòa Phát dự kiến sẽ tăng đáng kể.

14 triệu tấn - góp phần giúp Tập đoàn lọt TOP 30 doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất thế giới từ năm 2025.

Hơn thế nữa, các ngành hàng truyền thống của Hòa Phát vẫn chạy đua trong công cuộc gia tăng giá trị, lập nên nền móng và sức bật vững chắc cho các ngành hàng non trẻ như: bất động sản,điện máy gia dụng, Chiến lược vạch rõ,tỷ lệ nợ vay của kì Hòa Phát cần phải duy trì ở mức an toàn Tất cả các hoạch định nhằm hướng tới tầm nhìn của Tập đoàn là trở thành Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với chất lượng tiên phong dẫn đầu, đặc biệt vẫn là Thép - lĩnh lĩnh vực cốt lõi.

HPG là doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam, với quy mô sản xuất và thị phần lớn. HPG cũng có lợi thế về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, và thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, HPG cũng đang thực hiện các kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, như xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất 2, nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất 3, Các dự án này sẽ giúp HPG tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước được kỳ vọng sẽ dần phục hồi trong nửa sau năm 2023 nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản được ban hành nhằm gỡ nút thắt về vốn và pháp lý Tuy nhiên, nhóm phân tích đánh giá mức độ phục hồi sẽ chậm do các chính sách cần thời gian để thẩm thấu.

Cùng với thời điểm đi lên của giá, cổ phiếu HPG cũng ghi nhận lực kéo mạnh từ các giao dịch của dòng tiền lớn (nhiều phiên đóng góp hơn 90% tổng lượng thanh khoản). Một trong số này là các động thái gia tăng tỷ lệ sở hữu của dòng tiền khối ngoại.

Cố phiếu FPT

FPT là thương hiệu công nghệ giá trị nhất Việt Nam.Giá trị thương hiệu FPT đạt 594,5 triệu USD, tăng 52% nhờ nhiều nghiên cứu, sáng tạo, trở thành thương hiệu công nghệ giá trị nhất Việt Nam, theo Brand Finance.

FPT giữ vững vị thế Top 2 Thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam về giá trị thương hiệu theo danh sách Top 100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2023 do Brand Finance bình chọn Danh sách này dựa trên phương pháp định giá thương hiệu được công nhận rộng rãi, đánh giá 3 yếu tố chính: Đầu tư tiếp thị, vốn cổ đông và hiệu suất kinh doanh.

Brand Finance công bố ngày 15/8.

Tổ chức này thống kê ngành công nghệ có mức tăng trưởng vượt bậc (thêm 105%, chiếm 2% tổng giá trị) Từ đó, công nghệ đã và đang nổi lên như một ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số Vị trí dẫn đầu về giá trị thương hiệu trong ngành của FPT đến từ nỗ lực đổi mới, sáng tạo, tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ Việc thiết lập đối tác chiến lược với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cũng giúp tập đoàn tạo ra môi trường hợp tác và phát triển bền vững. Đi đầu trong công nghệ cao, tập đoàn tiên phong lĩnh vực sản xuất chip tại Việt Nam; sở hữu bằng sáng chế AI tại Nhật Bản, Mỹ FPT vào top 8 nhà cung cấp dịch vụ IoT hàng đầu thế giới; đối tác chiến lược của Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới - Mila Hệ sinh thái Made by FPT có hơn 200 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ứng dụng những công nghệ hàng đầu như AI, Big Data, Cloud, IoT.

2023, năm thứ 35 trong quá trình phát triển, Tập đoàn FPT đặt ra mục tiêu cao hơn: Kiến tạo Hạnh phúc cùng với Chiến lược DC5-135 cho giai đoạn 2023 – 2025 DC5 là viết tắt của Digital Conglomerate 5.0 là tổ hợp số nhằm kiến tạo hạnh phúc cho mỗi con người, thành công cho mỗi tổ chức và cao hơn nữa là hưng thịnh cho quốc gia.

Các chương trình, dự án trọng điểm trong giai đoạn 2023 - 2025

Tập đoàn giai đoạn ba năm tới được tổ chức triển khai cân bằng trên cả ba khía cạnh: a Kinh doanh

Song song việc phát triển DC5, FPT liên tục đổi mới sáng tạo và mở rộng kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

 Tại thị trường nước ngoài

FPT sẽ phát triển thêm các chi nhánh tại khu vực Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Trung Đông và Đông Âu với mục tiêu mở rộng năng lực phục vụ 24/7 cho khách hàng toàn cầu và mở ra các tập khách hàng mới.

Nối tiếp thành công trong triển khai các dịch vụ chuyển đổi số, FPT đầu tư mạnh mẽ các giải pháp chuyển đổi số tập trung các lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe, Tài chính –

Bảo hiểm và sản xuất ô tô Song song đó, Tập đoàn tiếp tục phát triển các giải pháp Cloud và sản xuất thông minh cho khách hàng toàn cầu.

 Tại thị trường trong nước

Với nhóm khách hàng Doanh nghiệp và Tổ chức, FPT tập trung phát triển, cải tiến các giải pháp ứng dụng Công nghệ và dữ liệu hỗ trợ quản trị bán hàng, chăm sóc khách hàng như: eKYC, Chatbot/VoiceBot, CDP và Loyalty; cũng như các giải pháp quản trị nội bộ hiệu quả như: iHRP, eSign/eContract và akaBot, kết hợp các hệ thống lõi (ERP, Sản xuất…), các giải pháp Chuyển đổi số phù hợp, Hạ tầng FPT Cloud và các gói giải pháp xử lý dữ liệu, AI thông minh FPT xây dựng các gói giải pháp tích hợp toàn diện, hiệu quả cao và chi phí phù hợp với các doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế suy thoái toàn cầu.

Với khách hàng Cá nhân, FPT liên tục cải tiến và bổ sung các dịch vụ mới với định hướng mang lại trải nghiệm tốt nhất trong mỗi điểm chạm Giai đoạn 2023 - 2025 hứa hẹn nhiều đổi mới mạnh mẽ trong dịch vụ đại chúng do FPT cung cấp Khách hàng FPT sẽ được hưởng những lợi ích đa dạng từ hệ thống tích điểm Loyalty, các hệ thống

AI Recommendation và khả năng kết nối tích hợp mở rộng với các đối tác bên thứ 3 trong toàn hệ sinh thái sản phẩm FPT. b Quản trị

FPT tiếp tục triển khai các nhóm chương trình: Đào tạo, Nâng cao Quản trị và Chuyển đổi số nội bộ, tiếp nối từ giai đoạn 2021 – 2023.

 Nhóm chương trình đào tạo

Tập đoàn FPT liên tục đầu tư và đa dạng hóa hoạt động đào tạo để đáp ứng nhu cầu thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xã hội FPT kết hợp nhiều hình thức đào tạo trực tiếp, trực tuyến và kết hợp, đồng thời áp dụng phương pháp học kiến tạo xã hội để đạt hiệu quả cao nhất Trong năm 2022, toàn tập đoàn đã hoàn thành 3,4 triệu giờ học, tương đương 81 giờ học bình quân đầu người.

- Năm 2023, bên cạnh duy trì tỷ lệ tham gia và số giờ học trung bình cao, FPT tập trung đẩy mạnh các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ, đặc biệt với các chuỗi seminar với chuỗi hội thảo công nghệ như TechTalk, AI được triển khai hàng tháng.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân sự cấp tốc, FPT đã triển khai nâng cấp và làm mới các chương trình đào tạo Cán bộ quản lý cấp trung Các chương trình này được thiết kế để trang bị cho học viên nền tảng kiến thức quản lý cốt lõi, cập nhật và tiên tiến nhất, giúp họ có thể đảm đương hiệu quả các vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.

 Nhóm chương trình quản trị

Chương trình đào tạo phát triển năng lực và hiệu suất quản trị bao gồm nhiều chương trình chuyên sâu như: Nâng cao năng lực và hiệu quả ngành, dọc quản trị, Chương trình khoán, Luân chuyển, Quản trị theo OKR (triển khai từ năm 2021) Ngoài ra, còn có Chương trình Quản lý nhân tài và Sức khỏe tổng thể của nhân viên "Total Employee Well-being" nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và sức khỏe thể chất, tinh thần của đội ngũ.

- Về nâng cao năng lực và hiệu quả ngành dọc quản trị, Tập đoàn tiếp tục cải tiến kênh thông tin, kết nối hoạt động thống nhất và phối hợp đồng bộ, nâng cao chất lượng và hiệu suất trong hoạt động của 11 ngành dọc, làm nền tảng cho tăng trưởng kinh doanh nhanh và bền vững.

- Về quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKRs), từng cá nhân, từng phòng ban, từng công ty thành viên cho tới Tập đoàn tiếp tục đặt ra những mục tiêu thách thức đi kèm với những hành động cụ thể và đánh giá kết quả theo tháng, theo quý nhằm thúc đẩy hành động và thích ứng linh hoạt trong vận hành tổ chức và triển khai công việc.

Xác định danh mục rủi ro tối ưu

Lấy số liệu về giá chứng khoán từ đầu tháng 11/2021 đến cuối tháng 11/2023 và tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán

- Lấy giá đóng cửa từ nguồn:

- Ta có công thức: tỷ suất lợi tức ngày t = (giá đóng cửa ngày t - giá đóng cửa ngày (t-1))/ giá đóng cửa ngày (t-1)

- Dữ liệu bao gồm khoảng thời gian từ 11/2021 - 11/2023, phần tính toán nằm trong file Excel.

Tính tỷ suất lợi tức trung bình cộng và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức từng loại chứng khoán từ dữ liệu quá khứ

- Tỷ suất lợi tức trung bình cộng: Trong file Excel nhóm dùng lệnh = AVERAGE (tỷ suất lợi tức hàng ngày)

Tỷ suất lợi tức trung bình cộng

Bảng 7 Tỷ suất lợi tức trung bình cộng

Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức đại diện cho mức độ biến động của tỷ suất lợi tức so với giá trị trung bình Độ lệch chuẩn càng cao thì rủi ro của loại chứng khoán đó càng lớn Nhóm đã sử dụng Excel để tính độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức cho từng loại chứng khoán bằng hàm =STDEV (tỷ suất lợi tức của từng loại chứng khoán).

Bảng 8 Độ lệch chuẩn của tỷ suất của từng loại chứng khoán

Ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức của ba loại chứng khoán này

- Xác định giá trị tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của 5 cổ phiếu đã chọn theo hàm Excel:

+ E(Ri): = AVERAGE (tỷ suất lợi tức hàng ngày của từng chứng khoán tương ứng)

+ σ^2: = VARP (tỷ suất lợi tức hàng ngày của từng chứng khoán tương ứng)

Bảng 9 Tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của 3 cổ phiếu

Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan giữa các chứng khoán

4.1 Hiệp phương sai giữa các chứng khoán:

- Hàm excel: = COVAR ( tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán A; tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán B)

- Ví dụ: Nhóm tính hiệp phương sai giữa chứng khoán VNM và HPG

= COVAR (tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán VNM; tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán HPG)

- Hàm excel: = CORREL (tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán A; tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán B)

- Ví dụ: Nhóm tính hiệp phương sai giữa chứng khoán VNM và FPT

= CORREL (tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán VNM; tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán FPT)

Bảng 11 Hệ số tương quan

Vẽ đường phương sai bé nhất và chỉ rõ đường biên hiệu quả

 Bước 1: Lập ma trận tỷ trọng đầu tư của 3 cố phiếu đã chọn sao cho tổng tỷ trọng của 3 cổ phiếu là 100%

 Bước 2: Tính tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư P: E(Rp), STDEV(P)

 Bước 3: Tạo sẵn các giá trị lợi tức kỳ vọng trước để sau đó tính độ lệch chuẩn thấp nhất tại mức lợi tức kỳ vọng đó

 Bước 4: Xác định độ lệch chuẩn bé nhất bằng công cụ SOLVER

Chạy SOLVER với các điều kiện:

- Set objective: Chọn độ lệch chuẩn của P; To: Min

- By changing variable cells: Chọn chuỗi tỷ trọng Wi

+ Tổng tỷ trọng bằng 1 (Tổng Wi = 1)

 Bước 5: Chạy SOLVER, từ đó có chuỗi kết quả E(Rp) và σ.

 Bước 6: Cuối cùng ta xác định đường biên hiệu quả trên đường biên phương sai bé nhất bằng cách nhận diện danh mục có phương sai bé nhất trong tổng thể.

Theo đó, ta cũng sử dụng công cụ SOLVER như phần trên nhưng bỏ đi điều kiện E(Rp) = Counter

Nhóm thu được kết quả như sau: danh mục có phương sai bé nhất trong tổng thể là danh mục E(Rp)=0.69%

 Bước 7: Vẽ đường biên hiệu quả của danh mục P bằng công cụ Chart của excel.

Ta được biểu đồ như sau:

Hình 14 Đường biên hiệu quả của danh mục P

Sử dụng mô hình chỉ số đơn, ước lượng và đánh giá rủi ro hệ thống của từng loại chứng khoán

Với Re và Tỷ suất sinh lời của chứng khoán, và Rm là tỷ suấ lợi tức trên chỉ số thị trường Ở đây nhóm chọn Tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản bình quân

Sử dụng hàm COVAR (Tính hiệp phương sai) và hàm VARA (Tính phương sai) ta thu được kết quả

Chiến lược đầu tư (mua, bán) của nhóm Giải thích lý do tại sao nhóm chọn chiến lược đầu tư ban đầu như vậy?

Danh mục đầu tư ban đầu

- Đầu tư vào 3 cổ phiếu: VNM, FPT, HPG.

2 Lý do lịch sử giao dịch mua/bán ở các tuần.

Tuần đầu tiên từ 6/11-11/11, nhà đầu tư ban đầu mua vào ba loại cổ phiếu là VNM, FPT và HPG với số lượng lần lượt là 50, 100 và 50 cổ phiếu Trước diễn biến thị trường trong tuần đầu, cổ phiếu HPG là mã được mua vào nhiều nhất Lý do vì HPG được đánh giá là cổ phiếu có tiềm năng khi doanh nghiệp có sự phát triển đáng kể trong quý 3/2023 và còn dư địa tăng trưởng trong tương lai Ngoài ra, cổ phiếu HPG có độ ổn định cao, với biên độ biến động chỉ trong khoảng 24,10-27,80 trong một tháng.

- Tuần 2 (14/11-19/11): Giá cổ phiếu HPG tăng từ 24,650 lên 25,800 vào ngày 14/11/2023 và nhận định cổ phiếu HPG trong tương lai gần sẽ có khởi sắc nên nhóm đã thực hiện khớp lệnh mua với giá 25.5.

Trong tuần 3 (22/11-24/11), nhóm đã nhận cổ tức trả lại từ các cổ phiếu VNM, FPT, HPG Đối với cổ phiếu HPG, nhóm đã khớp lệnh bán 30 cổ phiếu với giá 27 và 20 cổ phiếu với giá 27,5 do nhận thấy giá cổ phiếu có xu hướng tăng đáng kể Tương tự, đối với cổ phiếu FPT, nhóm đã khớp lệnh bán 30 cổ phiếu với giá 91,2 và 70 cổ phiếu với giá 91,1.

- Kết thúc quá trình giao dịch chứng khoán: 24/11/2023

- Sau 3 tuần đầu tư với số tiền đầu tư là 20 triệu đồng, nhóm đã thu về 342.680 đồng, tăng % là một tỷ suất lợi tức trong thị trường biến động vừa qua.

- Nhóm đạt được mức sinh lợi cao như vậy nhờ:

+ Nhóm lựa chọn các ngành đang có xu hướng phát triển trong tương lai và đang được hưởng lợi nhiều, có kết quả kinh doanh tốt ở quá khứ lẫn hiện tại và tương lai.

+ Khả năng phân tích và đánh giá doanh nghiệp: Để lựa chọn được những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, nhóm có khả năng phân tích và đánh giá doanh nghiệp tốt Nhóm xem xét các yếu tố như tình hình tài chính, triển vọng kinh doanh, định giá, của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.+ Khả năng quản lý danh mục đầu tư hiệu quả: Không chỉ cần lựa chọn được những cổ phiếu tốt, nhóm còn cần có khả năng quản lý danh mục đầu tư hiệu quả Nhóm cần phân bổ tài sản hợp lý, đa dạng hóa danh mục đầu tư và điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến thị trường.

+ Khả năng kiên nhẫn và chấp nhận rủi ro: Nhóm có khả năng kiên nhẫn và chấp nhận rủi ro, chấp nhận những biến động ngắn hạn của thị trường.

Nguồn tài liệu tham khảo

\/ (2023, June 16) YouTube Retrieved December 5, 2023, from https://themintmagazine.com/who-will-save-theworld/? gclid=Cj0KCQiAgK2qBhCHARIsAGACuzkvD4vb05d1IjhB3l7M9CCsROqSpsk1 LLwyvY_pLiRhquO_j66etBYaAgrHEALw_wcB

\/ (2023, June 16) YouTube Retrieved December 5, 2023, from https://www.vinamilk.com.vn/vi/tin-tuc-su-kien/2565/hon-mot-thap-nien-vinamilk- giu-vung-ngoi-vi-trong-cac-bang-xep-hang-doanh-nghiep-niem-yet-hang-dau

\/ (2023, June 16) YouTube Retrieved December 5, 2023, from https://www.vinamilk.com.vn/vi/chien-luoc-phat-trien

Cập nhật báo cáo tài chính FPT quý 3/2023 - Tăng trưởng vững chắc (2023, October

24) TakeProfit Retrieved December 5, 2023, from https://takeprofit.vn/bao-cao- tai-chinh-fpt-quy-3-2023/1698143227729

Chiến lược phát triển 2023 - 2025 của FPT (n.d.) Báo cáo thường niên FPT 2022.

Retrieved December 5, 2023, from https://bctn2022.fpt.com.vn/vi/chien-luoc/chien- luoc-phat-trien

Chỉ trong 4 năm, doanh thu một ngành của Việt Nam tăng từ 4,4 tỷ USD lên 8,4 tỷ USD (2023, April 21) Nhịp sống kinh tế Retrieved December 5, 2023, from http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/chi-trong-4-nam-doanh-thu-mot-nganh-cua-viet- nam-tang-tu-44-ty-usd-len-84-ty-usd-20230421141201025.htm

Cổ phiếu HPG năm 2023 - Hướng đi nào cho ngành thép? (2023, February 28) TOPI.

Retrieved December 5, 2023, from https://topi.vn/co-phieu-hpg.html

Covid-19 làm thay đổi tư duy mua sắm của người tiêu dùng (2020, November 5) Thời báo Tài chính Việt Nam Retrieved December 5, 2023, from https://thoibaotaichinhvietnam.vn/covid-19-lam-thay-doi-tu-duy-mua-sam-cua- nguoi-tieu-dung-17343.html

FPT: CTCP FPT - FPT Corp - Tài chính (n.d.) VietstockFinance Retrieved December

5, 2023, from https://finance.vietstock.vn/FPT/tai-chinh.htm?tab=CSTC

FPT là thương hiệu công nghệ giá trị nhất Việt Nam (2023, August 15) VnExpress.

Retrieved December 5, 2023, from https://vnexpress.net/fpt-la-thuong-hieu-cong- nghe-gia-tri-nhat-viet-nam-4642054.html

Giới thiệu - Tập đoàn Hòa Phát (n.d.) Hòa Phát Retrieved December 5, 2023, from https://www.hoaphat.com.vn/gioi-thieu

Giới thiệu - Tập đoàn Hòa Phát (n.d.) Hòa Phát Retrieved December 5, 2023, from https://www.hoaphat.com.vn/gioi-thieu#about-general

Global political and business leaders on the economic impact of COVID-19 (2020,

May 20) The World Economic Forum Retrieved December 5, 2023, from https://www.weforum.org/agenda/2020/05/millions-facing-starvation-global- political-and-business-leaders-on-the-economic-impact-of-covid-19/

Lịch sử phát triển ngành sữa Việt Nam (n.d.) DairyVietnam Retrieved December 5,

2023, from https://www.dairyvietnam.com/vn/Lich-su-phat-trien-nganh-sua/Lich- su-phat-trien-nganh-sua-Viet-Nam-339.html

Ngành sữa ít bị tác động bởi Covid-19 (2021, January 9) Báo Công Thương Retrieved

December 5, 2023, from https://congthuong.vn/nganh-sua-it-bi-tac-dong-boi-covid- 19-150706.html

Ngành sữa thích ứng, biến “nguy” thành “cơ” (2021, November 9) Báo Nhân Dân.

Retrieved December 5, 2023, from https://nhandan.vn/nganh-sua-thich-ung-bien- nguy-thanh-co-post673177.html

Ngành sữa VN - Muốn hái quả ngọt, cần trồng cây tốt (2013, November 27) Dân trí.

Retrieved December 5, 2023, from https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nganh-sua-vn- muon-hai-qua-ngot-can-trong-cay-tot-1386004475.htm

QUÝ I - 2023 (2023, April 3) Hòa Phát Retrieved December 5, 2023, from https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/04/quarter-summary-q1-2023-vn- 1.pdf

QUÝ II - 2023 (n.d.) Hòa Phát Retrieved December 5, 2023, from https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/07/quarter-summary-q2-2023.pdf

QUÝ III - 2023 (n.d.) Hòa Phát Retrieved December 5, 2023, from https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/10/quarter-summary-q3-2023- vie.pdf

Sữa hạt sẽ trở thành xu thế toàn cầu vì lợi ích sức khỏe (2023, May 17) Công an.

Retrieved December 5, 2023, from https://congan.com.vn/thi-truong/sua-hat-se-tro- thanh-xu-the-toan-cau-vi-loi-ich-suc-khoe_147150.html

Sữa và các sản phẩm sữa (n.d.) investvietnam.gov.vn Retrieved December 5, 2023, from https://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/15/sua-va-cac-san-pham- sua.html

Tin bộ trưởng (n.d.) Bộ Tài chính Retrieved December 5, 2023, from https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/ttbt/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh? dDocName=MOFUCM261704

Tình hình kinh doanh quý I/2023 của Vinamilk, Masan, Thế giới Di động và nhiều doanh nghiệp khác | bởi Lam Phương (2023, May 11) Brands Vietnam Retrieved

December 5, 2023, from https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/331957- Tinh-hinh-kinh-doanh-quy-I-2023-cua-Vinamilk-Masan-The-gioi-Di-dong-va- nhieu-doanh-nghiep-khac

The official website of the Party Committee of Block cumulates relevant information and news related to the Party Committee It serves as a platform for disseminating official announcements, documents, and updates on the activities and operations of the Party Committee.

Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong thế bị động (2022, September

Despite global economic uncertainties, Vietnam's economy has remained stable, adopting a proactive approach to navigate challenges This stability demonstrates Vietnam's resilience and ability to adapt to changing circumstances, positioning it as a reliable destination for investment and economic growth.

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Doanh thu ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 1. Doanh thu ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 (Trang 12)
Hình 2.  Cơ cấu xuất khẩu thép của Việt Nam theo quốc gia - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 2. Cơ cấu xuất khẩu thép của Việt Nam theo quốc gia (Trang 17)
Hình 3. Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin-điện tử, viễn thông (tỷ USD) - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 3. Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin-điện tử, viễn thông (tỷ USD) (Trang 18)
Hình 4. Biểu đồ lợi nhuận 3 năm cùng kỳ gần nhất - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 4. Biểu đồ lợi nhuận 3 năm cùng kỳ gần nhất (Trang 22)
Hình 5. Tóm tắt kết quả kinh doanh Quý I/2023 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 5. Tóm tắt kết quả kinh doanh Quý I/2023 (Trang 23)
Hình 6. Các chỉ số tài chính Quý I/2023 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 6. Các chỉ số tài chính Quý I/2023 (Trang 28)
Hình 9. Tình hình kinh doanh từ năm 2022 đến Quý I/2023 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 9. Tình hình kinh doanh từ năm 2022 đến Quý I/2023 (Trang 35)
Hình 10. Kết quả kinh doanh của FPT Quý 2/2022 và Quý 2/2023 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 10. Kết quả kinh doanh của FPT Quý 2/2022 và Quý 2/2023 (Trang 36)
Hình 11. Kết quả kinh doanh của FPT từ Quý IV/2019 đến Quý III/2023 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 11. Kết quả kinh doanh của FPT từ Quý IV/2019 đến Quý III/2023 (Trang 37)
Hình 12. Giá trị thương hiệu của Vinamilk từ 2020-2022 - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 12. Giá trị thương hiệu của Vinamilk từ 2020-2022 (Trang 43)
Bảng 7. Tỷ suất lợi tức trung bình cộng - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Bảng 7. Tỷ suất lợi tức trung bình cộng (Trang 52)
Bảng 9. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của 3 cổ phiếu - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Bảng 9. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của 3 cổ phiếu (Trang 53)
Hình 14. Đường biên hiệu quả của danh mục P - tiểu luận sử dụng kiến thức về phân tích vĩ mô phân tích ngành và phân tích công ty chọn3 loại chứng khoán cần đầu tư trình bày rõ lý do bạn chọn 3 loại chứng khoánnày
Hình 14. Đường biên hiệu quả của danh mục P (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w