1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sỹ chế định ủy ban thường vụ quốc hội việt nam lý luận và thực tiễn

197 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Định Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam: Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Đặng Phương Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Trí Hảo
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 13,5 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứuMục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế định UBTVQH - một chế định đặc biệt trong tổ chức Quốc hội và tổ chức quyền lực nhà nước ở n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT • • _ •

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS võ TRÍ HẢO

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong luận án đảm hảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bổ trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Phương Hải

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8

1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về chế định ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam 8

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng chế định ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam 12

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về quan điềm và giải pháp đổi mới chế định ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam 16

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu 18

1.2.1 Đánh giá tổng quát 18

1.2.2 Những vấn đề đã làm sáng tỏ và được Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển 18

1.2.3 Những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu 20

1.2.4 Những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu trong Luận án 22

1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 23

1.4 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án 25

1.4.1 Giả thuyết khoa học 25

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

Trang 4

CHƯƠNG 2: cơ SỎ LÝ LUẬN VÈ CHẾ ĐỊNH ỦY BAN THƯỜNG

vụ QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM 28

2.1 Co’ sở hình thành và phát triển của chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam 28

2.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam 32

2.2.1 Khái niệm chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội 32

2.2.2 Đặc điểm chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội 33

2.2.3 Nội dung chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội 36

2.3 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong các bản Hiến pháp Việt Nam 56

2.3.1 Chế định Ban thường vụ Nghị viện trong Hiến pháp năm 1946 56

2.3.2 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp năm 1959 62

2.3.3 Chế định Hội đồng Nhà nước trong Hiển pháp năm 1980 66

2.3.4 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 71

2.3.5 Chế định Uý ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 74

2.4 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở Liên Xô, Trung Quốc và một số tham chiếu vói Việt Nam 75

2.4.1 Địa vị pháp lý 76

2.4.2 Cơ cấu tố chức 81

2.4.3 Nhiệm vụ, quyền hạn 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 93

CHƯƠNG 3: THỤC TRẠNG CHÉ ĐỊNH ỦY BAN THƯỜNG vụ • • • • QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 95

3.1 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 95

3.1.1 Việc tồ chức chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội 95

3.1.2 về hoạt động lập pháp 97

3.1.3 về hoạt động giám sát 102

Trang 5

3.1.4 Việc xem xét, quyêt định tô chức bộ máy, nhân sự và các vân đê

quan trọng khác 108

3.1.5 Việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội 113

3.1.6 Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh 115

3.1.7 Một số nhiệm vụ khác 120

3.2 Thực trạng tố chức, phương thức hoạt động, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 123

3.2.1 Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và chế độ làm việc 123

3.2.2 Các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 125

3.2.3 Sự lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức hữu quan 127

3.3 Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 128

3.3.1 Nguyên nhân 128

3.3.2 Bài học kinh nghiệm 130

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 133

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIÊM, GIẢI PHÁP ĐÔI MỚI CHẾ ĐỊNH ỦY BAN THƯỜNG vụ QUỐC HỘI 135

4.1 Quan điểm đổi mới chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội 135

4.1.1 Đổi mới nhận thức về chế định ủy ban thường vụ Quốc hội 135

4.1.2 Đổi mới chế định ủy ban thường vụ Quốc hội cần thực hiện từng bước, có lộ trình và điều kiện bảo đảm 136

4.1.3 Đổi mới cần gắn với việc xây dựng môi trường dân chủ và pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của ủy ban thường vụ Quốc hội 140

4.2 Các giải pháp đổi mới chế định ủy ban thường vụ Quốc hội 141

4.2.1 Thu hẹp và tiến tới loại bỏ một số thẩm quyền của ủy ban thường vụ Quốc hội 141

4.2.2 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, chế độ làm việc và các mảng hoạt động chính của ùy ban thường vụ Quốc hội 143

Trang 6

4.2.3 Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc cùa ủy ban thường vụ

Quốc hội 1464.2.4 Đối mới các cơ quan giúp việc cùa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 149KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 153

KÉT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 • • PHỤ LỤC 1 PL

Trang 7

ĐCTXVTC Đoàn Chú tịch Xô-viết tối cao

KTTT Kinh tế thị trường

TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao

UBTƯMTTQ ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

UBTVQH ủy ban Thường vụ Quốc hội

VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính câp thiêt của đê tài

Ờ Việt Nam, Quốc hội là cơ quan có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước (BMNN) và trong thực thi quyền lực Nhân dân Theo Hiến pháp năm 2013, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [38, Điều 69]; “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” [38, Điều 6]

Quốc hội thực thi quyền lực một cách đầy đủ và thực chất nhất thông qua các phiên họp toàn thể Tuy vậy, Quốc hội chỉ họp thường lệ mỗi năm hai

kỳ, trong khi hiện phần lớn ĐBQH là kiêm nhiệm Chính vì thế, trong cơ cấu

tố chức Quốc hội có một thiết chế đặc biệt, có thể thay mặt Quốc hội thực hiện nhiều nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Quốc hội giữa hai kỳ họp, đó là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) - cơ quan thường trực của Quốc hội Nhũng quyền hạn của UBTVQH bao gồm quyền quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tồng động viên hoặc động viên cục bộ; xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đề thuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội Ngoài ra, UBTVQH cũng có những nhiệm vụ, quyền hạn khác với tư cách là một cơ quan độc lập trong các lĩnh vực xây dựng luật, pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát Hiến pháp, luật và pháp lệnh, tố chức trưng cầu ý dân

Trong bối cảnh đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên, việc đồi mới các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là UBTVQH cũng được đặt ra về mặt lý luận, việc xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên đòi hỏi phải

1

Trang 9

xem xét thu hẹp hoặc hạn chế thẩm quyền của UBTVQH theo hướng Uỷ ban này chỉ là một cơ quan thường trực của Quốc hội Hơn thế, do yêu cầu bảo đảm quyền lực nhân dân, cần hoàn thiện pháp luật để bảo đảm rằng Quốc hội

- cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân - phải thực thi quyền lực chủ yếu và thực chất thông qua các phiên họp toàn thể, thay vì thông qua UBTVQH - cơ quan có tính đại diện hẹp trong tố chức Quốc hội Ngoài ra, sự phân công, phối hợp giữa UBTVQH với Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (38, Khoản 3, Điều 4)

Bối cảnh trên dẫn đến nhu cầu đối mới cả về lý luận cũng như thực tế

tổ chức và hoạt động của UBTVQH Mặc dù chế định UBTVQH trong thời gian qua đã có những thay đồi nhất định theo hướng đáp ứng nhu cầu đã nêu, song vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp đồi mới

Trong thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu về đổi mới tố chức, hoạt động của Quốc hội, song còn ít nghiên cứu trực tiếp về đổi mới tổ chức, hoạt động của UBTVQH Trong khi đó, những nghiên cứu về UBTVQH đã công bố hàu hết chưa bám sát các yêu cầu về đẩy mạnh công cuộc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiếm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đối mới tố chức và hoạt động cùa UBTVQH trong thời gian tới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chế định ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam: Lý luận và thực tiễn” để thực hiện luận <-7 • •• • • • • •

án tiến sĩ luật học chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

2

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • • CT

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về chế định UBTVQH - một chế định đặc biệt trong tổ chức Quốc hội và tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta; phân tích, đánh giá thực trạng của chế định UBTVQH nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của chế định này; từ

đó đề xuất các phương hướng và giải pháp đổi mới chế định UBTVQH ở Việt Nam trong thời gian tới

Đe đạt được mục đích trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết và hướng nghiên cứu của luận án

Thứ hai, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về chế định UBTVQH ở Việt Nam

Thứ ba, phân tích những quy định về UBTVQH ương pháp luật Việt Nam

từ trước tới nay, đặc biệt là trong Hiến pháp hiện hành, chỉ ra những điểm hợp

lý, chưa họp lý và nguyên nhân

Th ứ tư, phân tích, đánh giá khái quát thực trạng tổ chức, hoạt động

UBTVQH trong thời gian gần đây chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân

Thứ năm, trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ cụ thề nêu trên, luận án nêu ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp đổi mới chế định UBTVQH

ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận, pháp lý và

3

Trang 11

thực tiễn liên quan đến tỏ chức và hoạt động của UBTVQH Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

về nội dung:

Chế định UBTVQH ở Việt Nam là một chế định rộng, có nhiều nội dung khác nhau Trong Luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu chế định UBTVQH trên các phương diện:Vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBTVQH ở Việt Nam

về không gian:

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chế định UBTVQH ở Việt Nam Chế định UBTVQH của một số nước XHCN hiện nay và tước đây như Trung Quốc, Liên Xô (cũ) cũng được đề cập nhưng chỉ mang tính khái quát, nhằm mục đích tham chiếu với chế định UBTVQH Việt Nam

về thời gian:

Luận án nghiên cứu chế định UBTVQH kế từ khi được quy định trong Hiến pháp Việt Nam (1959), song tập trung đánh giá chế định UBTVQH từ sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chúng của chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tổ chức quyền lực nhà nước Bên cạnh đó, luận án còn vận dung một số lý thuyết của luật hiến pháp, luật hành chính để phân tích làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra (các lý thuyết này được đề cập

cụ thể ở cuối Chương 1)

Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra:

4

Trang 12

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, sắp xếp dữ liệu, tài liệu có liên quan đến chế định UBTVQH, qua đó đánh giá thực trạng tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, cũng như giúp đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của UBTVQH ở Việt Nam Với tính chất đó, phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các Chương 1,3 của luận án.

- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để đánh giá các công trinh nghiên cứu và các dữ liệu khác có liên quan đến đề tài luận án, từ đó rút ra những tri thức, thông tin hữu ích cho việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu của luận án Phương pháp này được sử dụng tất cả các chương của luận án, đặc biệt là các Chương 1, 2, 3

- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu so sánh các quy định về UBTVQH qua các bản Hiến pháp của Việt Nam, và giữa quy định về UBTVQH trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước XHCN; qua đó rút ra được nhũng nhận thức chung và giá trị tham khảo có thể áp dụng đối với Việt Nam Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các Chương 1,2 của luận án

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng

thông qua hội thảo, tọa đàm khoa học và phiếu hỏi phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của những chuyên gia làm khoa học và thực tiễn liên quan đến chế định UBTVQH ở Việt Nam số lượng các chuyên gia được hởi là 24 người, bao gồm: các nhà khoa học trong các đơn vị đào tạo, nghiên cứu (như Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội; Viện Nghiên cứu Lập pháp; Trường Đại học Kiểm sát) và các chuyên gia, người làm thực tiễn làm việc trong các cơ quan nhà nước, tố chức chính trị - xã hội (như Văn phòng Quốc hội, một số Uỷ ban Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số nguyên là ĐBQH) Tổng hợp các câu hỏi và kết quả phỏng vấn sâu được đính kèm trong Phụ lục 1 của Luận án này

5

Trang 13

9 1

- Phương pháp tông hợp: Phương pháp này được sử dụng đê liên kêt, thống nhất các dừ liệu và tri thức về chế định UBTVQH Việt Nam mà có được từ hoạt động thống kê, phân tích, so sánh, tham vấn chuyên gia, trên cơ

sở đó hình thành các luận điểm và đề xuất của tác giả trong luận án Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các chương, song quan trọng nhất là ở Chương 4 của luận án

5 Đóng góp mói về khoa học ciía Luận án

Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định UBTVQH ở Việt Nam, vì vậy đã có những đóng góp mới về khoa học thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Khẳng định, làm rõ tính chất đặc biệt của chế định UBTVQH trong tổ chức Quốc hội, và rộng hơn là tổ chức quyền lực nhà nước, ở Việt Nam;

- Chứng minh sự cần thiết phải đổi mới chế định UBTVQH để phù hợp với định hướng xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN cũng như những nguyên tắc quan trọng đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013 về quyền làm chủ của Nhân dân và về phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Đe xuất, luận giải các quan điểm, giải pháp đột phá cũng như ngắn hạn để đổi mới tổ chức và hoạt động của UBTVQH ở Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- về mặt lý luận

Luận án đã củng cố cơ sớ lý luận khoa học về chế định UBTVQH ở Việt Nam Ket quả nghiên cứu của luận án góp phần định hình tư duy, cách tiếp cận hệ thống và toàn diện để đổi mới chế định UBTVQH đáp ứng các yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

6

Trang 14

- về mặt thực tiễn

Luận án là tài liệu tham khảo cho Quốc hội và các cơ quan có liên quan khác của Đảng, Nhà nước trong việc đổi mới chế định UBTVQH nói riêng, đối mới tố chức và hoạt động của Quốc hội nói chung ở Việt Nam trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận án

Ngoài Lời nói đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tồng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Chương 2\ Cơ sở lý luận về chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở

Trang 15

CHƯƠNG 1 TÒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu

LIÊN QUAN ĐẾN ĐÊ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về chế định ủy ban thường

vụ Quốc hội ở Việt Nam

Có thể khẳng định rằng, từ Hiến pháp 1959 khi chế định UBTVQH chính thức được xác lập cho đến nay, chế định này hầu như chưa được nghiên cứu một cách độc lập và hệ thống trong khoa học tố chức nhà nước và khoa học pháp lý ở Việt Nam Có khá nhiều công trình khoa học có đề cập đến chế định UBTVQH, nhưng chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu

về Quốc hội và tổ chức quyền lực nhà nước Trong số đó, đáng lưu ý có các công trình sau:

Trần Ngọc Đường, “Xây dựng mô hình tô chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" [12]: Đe tài nghiên cứu nội dung rộng, bao gồm cơ sở

lý luận của việc đồi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong NNPQ XHCN Việt Nam; đánh giá thực trạng và đưa

ra các yêu cầu cũng như xây dụng mô hình Quốc hội, Chính phủ đến năm

2010 và các năm tiếp theo Trong Phần I, Chương 2 (lý luận), Đe tài dành một phần nghiên cứu vị trí và chỉ ra thuộc tính đại diện của Quốc hội, vai trò đại diện Quốc hội trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và tổ chức quyền lực nhà nước trong NNPQ XHCN Việt Nam; vị trí, chức năng, vai trò của UBTVQH trong điều kiện khuôn khổ cùa một Quốc hội không chuyên nghiệp, không thường xuyên ở Việt Nam

Ngô Đức Mạnh, “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trỏ, nhiệm vụ,

8

Trang 16

quyên hạn của Quôc hội trong bộ máy nhà nước và hệ thông chính trị Việt

Nam (qua bốn bản Hiến pháp)" [29]: Đề tài khảo sát cụ thể, logic về quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam qua bốn bản Hiến pháp Trong phần lý luận, đề tài có một sổ phân tích khái quát về vai trò, chức năng,

vị trí của UBTVQH, trên cơ sở đó tập trung phân tích làm rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và ƯBTVQH

Cuốn “A/ổ hình tô chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của tác giả Đào Trí úc [52], tập trung vào nghiên cửu tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam, trong đó khẳng định Quốc hội có một vai trò, vị trí quan trọng trong BMNN Tuy không phân tích sâu về UBTVQH, công trình nêu ra nhận định là để Quốc hội hoạt động hiệu quả trong NNPQ XHCN, cần phải đảm bảo tính chất đại diện của Quốc hội theo hình thức thường xuyên, chuyên nghiệp Đây là việc làm cấp thiết và quan trọng, là điều kiện để thực thi quyền lực Nhân dân qua hình thức dân chủ gián tiếp Cách tiếp cận này gợi mở những đổi mới về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBTVQH

Cuốn "Chức năng đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền"

của VPQH [69] đã tập hợp 11 bài viết của các tác giả trong và ngoài nước tham gia hội thảo cùng tên năm 2007 Một số bài viết gián tiếp thảo luận về quan điểm về sự ũy quyền của nhân dân cho UBTVQH theo Hiến pháp để bảo đảm cho Quốc hội thực hiện đầy đủ các quyền hạn và trách nhiệm của mình Đây là một trong nhiều góc nhìn về tính đại diện Quốc hội ở Việt Nam và về

mô hình UBTVQH của Việt Nam trong điều kiện Quốc hội hoạt động không chuyên nghiệp, không thường xuyên

Cuốn "Tô chức và hoạt động của Nghị viện một sổ nước trên thế giói"

của Nguyễn Sĩ Dũng [75] tập trung nghiên cứu chuyên sâu về Nghị viện các

9

Trang 17

nước trên thế giới, tập trung vào chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, quy trình thủ tục hoạt động và bộ máy giúp việc Nghị viện Liên quan đến chủ đề nghiên cứu cùa Luận án, cuốn sách này cho thấy mô hình cơ quan thường trực của Nghị viện không tồn tại trong các hệ thống Nghị viện hoạt động chuyên nghiệp, thường xuyên.

Luận án Phó Tiến sĩ Luật học: “£)oz mới tô chức và hoạt động của các

cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay" của Chu Văn Thành [45] tập trung

nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đại diện (trung ương

và địa phương) ở nước ta trong giai đoạn 1946 - 1992 Luận án khắng định dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu và quan trọng đề thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam Luận án xác định việc đồi mới cơ quan đại diện (Quốc hội) hiện nay là bước quá độ nhằm chuyển Quốc hội sang hoạt động thường xuyên Điều đó được thể hiện qua việc đổi mới UBTVQH và các cơ quan khác của Quốc hội theo hướng hoạt động thường xuyên và kéo dài thời gian làm việc mỗi kỳ họp của Quốc hội

Nhóm bài viết về Quốc hội và UBTVQH ở Việt Nam đăng trên các tạp

chí như: "Quốc hội Việt Nam - những vấn đề chuyên sang Nghị viện" của

Nguyễn Cảnh Hợp [22, tr 15-17]; "Bàn về tính đại diện nhãn dân của Quốc hội" của Nguyễn Quang Minh [32, tr 69-78]; "Đê mãi mãi xứng đáng là cơ

quan đại biêu cao nhất của nhân dân" của Nguyễn Văn An [1]; "Các mô hình Quốc hội" của Nguyễn Đăng Dung [4, tr 25-34]; ‘‘Phát huy vai trò đại diện nhãn dân của đại biêu Quốc hội trong hoạt động lập pháp" cùa Trần Ngọc

Đường [13, tr 7-9]; "Tiêu chí và yếu tố bảo đảm hiệu quả tính đại diện của Quốc hội" của Vũ Văn Nhiêm [33, tr 22-31]; "Dãn chủ đại diện và vấn đề bầu cừ’' của Trần Nho Thìn [47, tr 23-25]; ‘‘Một vài kiến nghị về pháp lệnh

của ủy ban thường vụ Quốc hội hiện nay" của Đoàn Thị Bạch Liên [24, tr

38-41] Những công trình này cũng đề cập một cách khái quát đến vị trí, vai

10

Trang 18

trò, chức năng, hoạt động của UBTVQH trong bối cảnh đồi mới Quốc hội, xây dựng NNPQ nhằm hướng đến việc bảo đảm Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và nâng cao tính chuyên nghiệp của Quốc hội.

Đặc biệt, đã có một số nghiên cứu riêng về chế định UBTVQH hoặc một số khía cạnh, vấn đề về chế định UBTVQH ở Việt Nam, tiêu biểu trong số đó có thể kể như sau:

Mai Thị Mai, “Những vẩn đề đặt ra đổi với hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp" [28, tr 20-25]: Đây

là một trong những bài báo hiếm hoi phân tích trực tiếp những vấn đề lý luận

và thực tiễn đặt ra đối với hoạt động của UBTVQH trong bối cảnh xây dựng Quốc hội chuyên nghiệp Theo bài viết, việc tồn tại UBTVQH ở Việt Nam từ xưa đen nay là do Quốc hội không hoạt động thường xuyên, nên phải thành lập một cơ quan mang tính chất thường trực cho Quốc hội về nguồn gốc, sự tồn tại của thiết chế này là sự học tập khía cạnh lý luận của mô hình Liên bang Cộng hoà XHCN Xô-viết, trong đó UBTVQH được trao nhiều quyền hạn, hoạt động với tư cách vừa là cơ quan giúp việc của Quốc hội, vừa là một

cơ quan độc lập

Trần Ngọc Đường, "Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật,

pháp lệnh ở Việt Nam" [15, tr 3-7]: bài viết cho rằng trong cơ chế phân công quyền lực nhà nước ở nước ta, theo Hiến pháp năm 2013, vẫn tiếp tục quy định chỉ UBTVQH có thẩm quyền giải thích chính thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh là không hợp lý, bởi theo kinh nghiệm của các nước dân chủ, pháp quyền thì Toà án tối cao là cơ quan chính thức giải thích Hiến pháp, luật Đồng thời, việc giãi thích Hiến pháp gắn liền với việc bảo vệ Hiến pháp, vì thế cần phải giao việc giâi thích Hiến pháp cho một cơ quan bảo hiến chuyên trách

Báo cáo nghiên cứu "Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp ủy ban thường vụ Quốc hội" [72]: Báo cáo đã phân tích làm rõ một

số vấn đề lý luận về hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội, bao gồm:

11

Trang 19

về quyền chất vấn của ĐBQH; vai trò của UBTVQH đối với hoạt động chất

vấn của ĐBQH; mục đích, ý nghĩa của hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH Báo cáo cho rằng nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH cho thấy về cơ bán, việc UBTVQH tổ chức hoạt động này là phù hợp với những nguyên lý cơ bản và điều kiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội nuớc ta, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH

Tóm lại, có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH trên một số khía cạnh cụ thể, nhưng còn sơ sài và thiếu tính hệ thống Tuy nhiên, các nghiên cứu này vần là những tư liệu tham khào có giá trị cho luận án

thường vụ Quốc hội ở Việt Nam

Cũng như các nghiên cứu về lý luận, các nghiên cứu về thực trạng chế định UBTVQH chủ yếu lồng ghép trong những nghiên cứu chung về thực trạng Quốc hội Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Bài viết của Lê Minh Thông (2001), “Những bước đôi mới Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam và vấn đề tăng cường tô chức, hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay" [48, tr 32-40] đã nhấn mạnh, sự hội nhập quốc

tế và các vấn đề toàn cầu hoá đòi hỏi Quốc hội phải thường xuyên xử lý hàng loạt vấn đề của đất nước trong quá trình hợp tác quốc tế, cũng như các vấn đề họp tác của Quốc hội với Nghị viện các nước và tổ chức quốc tế, mà vốn là các thiết chế quyền lực hoạt động thường xuyên Tính chất thường xuyên của Quốc hội, nếu được thực hiện tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu phải cơ cấu lại quan

hệ giữa Quốc hội, UBTVQH và các Uỷ ban của Quốc hội Bời lẽ, một khi Quốc hội chuyển sang chế độ hoạt động thường xuyên thì tính chất thường

12

Trang 20

trực của UBTVQH cần phải được nghiên cứu lại theo hướng giảm dần sự uỷ quyền của Quốc hội cho UBTVQH trong một số lĩnh vực hoạt động.

Sách chuyên khảo do Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2007), “Quốc

hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền ” [7] cũng nhấn mạnh: do tính chất

và tầm quan trọng của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cần từng bước chuyển đổi từ một Quốc hội hoạt động không thường xuyên sang một Quốc hội hoạt động thường xuyên để đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Trương

Thị Hồng Hà [18] đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chức năng giám sát của Quốc hội Luận án nhấn mạnh: việc Quốc hội chuyển sang hoạt động thường xuyên là thật sự cần thiết trước nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bối cảnh các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phong phú, phức tạp và biến đồi mau chóng Hoạt động thường xuyên để bảo đảm Quốc hội, các ĐBQH có đầy đủ thời gian, vật chất cho việc nghiên cứu, xử lý các công việc gắn liền với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và hoạt động đại biểu Hơn nữa, sự hội nhập quốc tế và các vấn đề toàn cầu hoá cũng đòi hỏi Quốc hội phải thường xuyên xử lý các quan hệ hợp tác với Nghị viện các nước và tổ chức quốc tế mà vốn là các thiết chế quyền lực hoạt động thường xuyên

Luận án tiến sĩ “Đảm bảo tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" cùa

Hoàng Minh Hiếu [20] đã khẳng định: tính chất thường xuyên của Quốc hội, nếu được thực hiện tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu phải cơ cấu lại quan hệ giữa Quốc hội, UBTVQH và các Uỷ ban của Quốc hội Bởi lẽ, một khi Quốc hội chuyến sang chế độ hoạt động thường xuyên, thì tính chất thường trực cùa

13

Trang 21

UBTVQH cân phải được nghiên cứu lại theo hướng giảm dân sự uỷ quyên của Quốc hội cho UBTVQH trong một số lĩnh vực hoạt động.

Bài viết của Bùi Ngọc Thanh (2014), “Chế định về Quốc hội trong Hiến

pháp Việt Nam năm 2013" [43, tr 3-9] nhận định, theo Hiến pháp 2013, UBTVQH không còn nhiệm vụ “Công bố và chù trì việc bầu cử ĐBQH”, vì nhiệm vụ này đã được chuyển cho Hội đồng bầu cử quốc gia (một thiết chế hiến định độc lập mới) Tuy nhiên, UBTVQH được giao một nhiệm vụ, quyền hạn hoàn toàn mới đó là: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (việc này trước đây thuộc nhiệm vụ, quyền hạn cùa Chính phủ) Ngoài ra, một nhiệm vụ, quyền hạn có thể nói là “mới nay, cũ xưa” của UBTVQH, đó là:

“Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam” (kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980)

Trong công trình đề tài cấp Nhà nước KX.04/16-20 (2020): “Vấn đề

phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt

ra và giải pháp" do PGS.TS Bùi Nguyên Khánh làm Chủ nhiệm đã chỉ ra những kết quả, hạn chế trong hoạt động của UBTVQH trong thời gian qua, từ

đó đánh giá rằng, chế định về Quốc hội nói chung và UBTVQH nói riêng trong Hiến pháp năm 2013 phản ánh mô hình tổ chức tổng thể cùa hệ thống chính trị Việt Nam mà đã được xác định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng Chế định này kế thừa quy định của các bản Hiến pháp trước và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài So với trước đây, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bao gồm UBTVQH

14

Trang 22

trong Hiến pháp 2013 được quy định đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến đầu những năm 3 0 cùa thế kỷ 21.

Bên cạnh những nghiên cứu trên, còn có một số nghiên cứu trực tiếp về thực trạng chế định UBTVQH, trong số đó có thể kể đến:

Mai Thị Mai, “Những vấn đề đặt ra đổi với hoạt động của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp'" [28, tr 20-25]: bài viết đã phân tích thực tiễn thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH có được do được Quốc hội “uỷ quyền”, các nhiệm vụ, quyền hạn của riêng của UBTVQH được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác Bài viết khẳng định, soi chiếu vào thực tế ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thì UBTVQH thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn này với tính cách là cơ quan thường trực của Quốc hội và cơ quan độc lập Bài viết khẳng định sự ra đời của UBTVQH là phù hợp và cần thiết trong điều kiện trước đây, nhưng lí do ra đời và tồn tại về mặt lịch sử của UBTVQH đến thời điểm này không còn nữa

Trần Ngọc Đường, “Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở Việt Nam" [15, tr 3-7]: bài viết khẳng định, việc giải thích chính thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh có vai trò quan trọng và nhu cầu ngày càng tăng nhung chưa được coi trọng đúng mức trên thực tế Việc chỉ trao quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cho UBTVQH là không hợp lý, cho thấy nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này

Luận văn thạc sĩ “Vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội” của Phạm Thái Yên [78]:

dù được thực hiện từ khá lâu (năm 2009, trước khi ban hành Hiến pháp năm 2013), Luận văn này đã khái quát được những vấn đề lý luận về vai trò của UBTVQH trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội qua các khía cạnh: quá

15

Trang 23

trình hình thành, phát triển của UBTVQH; vai trò của UBTVQH trong các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội

Bài viết của Ngô Đức Mạnh, “£>é xuất, kiến nghị hoàn thiện quy trình, thủ

tục chất vấn tại kỳ họp Quốc hội của Uỷ ban thường vụ Quốc hội” [30, tr 8-11]

đã chỉ ra những vấn đề chưa được làm rõ, chưa được quy định, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng hoạt động chất vấn của UBTVQH, qua đó nêu ra một số giải pháp nhàm đổi mới thủ tục chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cũa UBTVQH

Bài viết của Hoàng Văn Tú, “K/ệc cho ý kiến của Uỷ ban thường vụ

Quốc hội về dự án Luật, dự tháo Nghị quyết của Quốc hội: Thực trạng và kiến nghị” [50, tr 19-25] đã phân tích cơ sở pháp lý về thẩm quyền của UBTVQH trong việc xem xét, cho ý kiến về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội Bên cạnh đó, bài viết còn đánh giá thực trạng, chỉ ra một số kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong việc UBTVQH xét xét, cho ý kiến về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và đề xuất một số giải pháp khắc phục

Báo cáo nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội” [72] phân tích thực trạng hoạt động

chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, từ đó rút ra kết luận là cơ sở pháp lý của hoạt động này vẫn cần được hoàn thiện Báo cáo cũng đánh giá những kết quà đạt được trong hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là đáng ghi nhận, cần được tiếp tục phát huy, song cũng nêu ra một số bất cập, hạn chế và phân tích nguyên nhân

Trên cơ sở khảo sát lý luận, phân tích thực trạng chế định UBTVQH ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu đã nêu ở những phần trên cũng đã đề xuất một số quan điểm, giải pháp đổi mới chế định này, trong đó đáng lưu ý là

16

Trang 24

các cuốn sách chuyên khảo do Nguyễn Sĩ Dũng (Chủ biên) (2014), "Tô chức

và hoạt động của Nghị viện một sổ nước trên thế giới" [75]; sách chuyên

khảo do Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn chủ biên (2013), "Một sổ vấn đề lỷ luận và thực tiễn về việc xảy dựng và ban hành Hiến pháp" [17]; Hoàng

Minh Hiếu (2014), "Đảm báo tỉnh đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" [20]; bài

viết của Lê Minh Thông (2015), "Đôi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp của Quốc hội" [80]; Đe tài cấp Nhà nước KX.04/16-20 (2020): "Vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt

ra và giải pháp” do PGS.TS Bùi Nguyên Khánh làm Chủ nhiệm; bài viết của Mai Thị Mai (2018), "Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp”' Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, Văn phòng Quốc hội (2009), "Quốc hội và các thể chế trong Nhà

nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa " [40]; Phan Trung Lỷ (2010), "Quốc hội Việt Nam: Tô chức, hoạt động và đôi mới" [26]; Đặng Văn Chiến (Chủ biên)

(2013), “Quy trình, thù tục hoạt động của Quốc hội" [74]; Viện Nghiên cứu

lập pháp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2016), "Quốc hội Nước Cộng hoà Xã

hội chủ nghĩa Việt Nam: Ke thừa, đôi mới và phát triển" [76]; Đinh Xuân

Thảo chủ biên (2011), "Tiếp tục đôi mới hoạt động của Quốc hội từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội khoả xrr [77]

; Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội (2010), "Bàn về

Lập hiến” [41]; Văn phòng Quốc hội (2016), "Quốc hội Việt Nam 70 năm

hình thành và phát triển " [70]

Qua kháo sát, các công trình trên đều khẳng định, việc đổi mới chế định UBTVQH cần gắn với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội và ở Việt Nam Đổi mới chế định UBTVQH cần thực hiện từng bước, đồng thời với việc đổi mới chế định về các uỷ ban khác của Quốc hội nhằm

17

Trang 25

bảo đảm tính đồng bộ Trong quá trình đổi mới đó, trước mắt vẫn cần củng cố

bộ máy cùa các cơ quan của UBTVQH và tăng cường phối hợp công tác giữa UBTVQH với Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, UBTƯMTTQ Việt Nam để bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quà hoạt động của UBTVQH

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá tong quát

Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án tương đối phong phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau trong khoa học tố chức nhà nước, chính trị học và luật học Tuy nhiên, các nghiên cứu trực tiếp về UBTVQH còn ít, có tính tản mạn và thiếu hệ thống

Kết quả các công trình nghiên cứu được tổng quan đã cung cấp một lượng tri thức quan trọng về chế định Quốc hội nói chung và UBTVQH ớ

1.2.2 Những vấn đề đã làm sáng tỏ và được Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết mà nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu,

kế thừa và tiếp tục phát triển sâu sắc hơn, cụ thể là:

Thứ nhất, về mặt lý luận

Các công trình đều thống nhất quan điểm cho rằng vị trí, vai trò, chức

18

Trang 26

năng và các nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH được xác định là để đáp ứng các điều kiện đặc thù ở Việt Nam Lý giải về quan điểm này, nhiều công trình khẳng định sự cần thiết, hợp lý của UBTVQH trong điều kiện Quốc hội chưa hoạt động chuyên nghiệp, thường xuyên ở Việt Nam Tuy vậy, hầu hết các công trình cũng chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của UBTVQH theo hướng giảm bớt, hoặc hạn chế thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn hiến định, ví dụ như quyền ban hành pháp lệnh, để đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới.

Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới chế định Quốc hội, UBTVQH dưới lăng kính của NNPQ, qua đó khẳng định là để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, cỏ sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì việc đổi mới đổi mới chế định UBTVQH là rất cần thiết và họp lý

Một số nghiên cứu còn chứng minh sự cần thiết và hợp lý đó từ góc độ quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế mà đòi hởi Quốc hội phải chuyển từ hoạt động không thường xuyên sang thường xuyên, điều mà tất yếu

sẽ kéo theo yêu cầu đổi mới chế định UBTVQH theo hướng giảm dần sự uỷ quyền của Quốc hội cho UBTVQH trong một số lĩnh vực hoạt động

Thứ hai, về mật thực tiền

Phần lớn các nghiên cứu đều khẳng định trong thời gian qua UBTVQH

đã hoàn thành vai trò cơ quan thường trực của Quốc hội và gần đây đã có nhiều đối mới phương thức hoạt động, góp phần quan trọng vào những thành quả hoạt động chung của Quốc hội

Mặc dù vậy, các nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong tố chức

và hoạt động của UBTVQH, trong đó bao gồm sự mâu thuẫn với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, cũng như những đòi hởi của xã hội và của quá trinh hội nhập quốc tế của đất nước

19

Trang 27

Thứ ba, về các quan điểm, giải pháp

Phần lớn các nghiên cứu hướng sự quan tâm đến việc hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của UBTVQH Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cửu nêu ra một số quan điểm, giải pháp đổi mới chế định UBTVQH theo hướng chuyển cơ quan này thành một thiết chế có vai trò tương tự như văn phòng của Quốc hội, giảm bớt và tiến tới xoá bò những thấm quyền lớn của UBTVQH với tư cách là cơ quan đại diện thay mặt Quốc hội giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai kỳ họp như hiện nay

1.2.3 Những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những vấn đề đã được đề cập và làm rõ, qua tổng quan tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến đề tài còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo

Thứ nhất, về phương diện lý luận

Nhiều vấn đề chưa rõ, chưa được nhận thức và giải quyết thấu đáo về mặt lý luận, bao gồm:

(i) Cơ sở lý luận và thực tiễn dần đến sự ra đời và phát triển của chế định UBTVQH ở Việt Nam

Vấn đề này chưa được các công trình nghiên cứu trước đây làm rõ, đặc biệt là về lịch sử chế định UBTVQH trong mô hình chính thể XHCN và sự du nhập, phát triển chế định này ở Việt Nam Sự tồn tại, phát triển của chế định UBTVQH ở Việt Nam từ trước đến nay rất ít được nghiên cứu Mặc dù một

số công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa đánh giá đầy

đủ, đặc biệt là từ thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức Quốc hội ở Việt Nam

(ii) Các đặc điểm của chế định UBTVQH trong mô hình tổ chức Quốc hội cùa Nhà nước Việt Nam

20

Trang 28

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các công trình nghiên cứu truớc đây chưa luận giải rõ ràng những đặc điếm của chế định UBTVQH trong mô hình tổ chức Quốc hội của Nhà nước Việt Nam Những đặc điểm của chế định UBTVQH ở Việt Nam cũng chưa được làm rõ trong các nghiên cứu so sánh với chế định cơ quan thường trực của Quốc hội trong các nước có mô hình tương tự như Việt Nam Các đặc điểm của chế định UBTVQH ở Việt Nam dù có được nêu ra trong một sổ nghiên cứu với một số nhận định, đánh giá nhưng thiếu sự luận giải đầy đủ, hệ thống và khoa học, đặc biệt, những phân tích phê phán các đặc điểm của chế định này còn rất ít.

(iii) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQHViệc phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBTVQH trong trong tổ chức Quốc hội và các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương trong những nghiên cứu hiện có cũng chưa đày đủ và rõ ràng Phần lớn các nghiên cứu hiện có theo hướng khẳng định, đề cao, có rất ít nghiên cún phân tích có tính phê phán về vị trí, vai trò của UBTVQH trong bối cảnh đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Một số nghiên cứu có chỉ ra những điểm bất hợp lý về vị trí, vai trò và hoạt động của UBTVQH, song nhũng luận điểm phê phán chưa được luận giải đầy đủ và khoa học, dựa trên nhũng luận cứ, luận chứng về lý luận và thực tiễn

(iv) Cơ cấu tố chức, phương thức hoạt động và bộ máy giúp việc của UBTVQH

Trong tương quan nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng và thẩm quyền của UBTVQH, các nghiên cứu về tổ chức của UBTVQH còn rất khiêm tốn Nhìn chung, lý luận về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và bộ máy giúp việc của UBTVQH cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ

Thứ hai, về phương diện thực tiền

Các nghiên cửu hiện có chủ yếu mới dừng lại ở việc đánh giá thực

21

Trang 29

trạng quy định pháp luật vê UBTVQH, chứ chưa đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động của UBTVQH Vì vậy, các nghiên cứu hiện có chủ yếu mới nêu ra những bất cập trong các quy định pháp luật về UBTVQH, mà thiếu đánh giá dựa trên bằng chứng thực tiễn Đặc biệt, rất ít các nghiên cứu tập trung phân tích có tính phê phán những mâu thuẫn về tính đại diện theo cách tiếp cận về dân chù, về phân công quyền lực trong tổ chức và hoạt động cùa UBTVQH.

Thứ ba, về quan điểm, giải pháp đôi mới

Do những hạn chế trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung đề cập đến các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của UBTVQH, thiếu các đề xuất có tính đột phá về đổi mới chế định UBTVQH ở Việt Nam Mặc dù một

số nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, nhưng mới chỉ ở cấp độ gợi mở, chưa có những phân tích chuyên sâu về cơ sở lý luận, thực tiễn, những khó khăn, thách thức và các điều kiện bào đảm để thực thi các quan điểm, giãi pháp được nêu ra

1.2.4 Những vẩn đề được tiếp tục nghiên cứu trong Luận án

Xuất phát từ đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, Luận án xác định sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của chế định UBTVQH ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là những nội dung sau: cơ sở hình thành của chế định UBTVQH trong chính thể XHCN; lịch sử hình thành, phát sinh, phát triển của chế định UBTVQH ở Việt Nam; đặc điểm của chế định UBTVQH ở Việt Nam so với chế định UBTVQH ở Trung Quốc và chế định ĐCTXVTC Liên Xô trước đây

Thứ hai, thực trạng chế định UBTVQH ở Việt Nam hiện nay, đặc

biệt trên các phương diện: vị trí, vai trò, cơ cấu tồ chức, hoạt động của UBTVQH theo cách tiếp cận phê phán để nhận diện rõ những hạn chế, bất cập của chế định này

22

Trang 30

Thứ ba, các quan điểm, giải pháp đổi mới chế định UBTVQH theo hai hướng: những đổi mới trước mắt (đổi mới nhỏ) và những đổi mới lâu dài (đổi mới lớn) cùng với những phân tích về những khó khăn, thách thức và điều kiện bảo đảm để thực hiện các quan điểm, giải pháp đó.

1.3 Cơ sỗ’ lý thuyết nghiên cứu

Ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin, một số lý thuyết của luật hiến pháp và luật hành chính cũng được sừ dụng đế làm cơ sở giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của

Luận án, cụ thể đó là: Lý thuyết về chủ nghĩa hiến pháp (constitutionalism);

Lí thuyết về chủ quyền nhân dân (people’s sovereignty)', Lý thuyết về pháp

quyền (hay nhà nước pháp quyền - Rule of Law) Những lý thuyết này khẳng

định Nhà nước là một thiết chế quyền lực công, do người dân lập ra, được người dân uỷ thác một số quyền lực để thay mặt người dân quản lý xã hội, vì thế Nhà nước là “của dân, do dân, vì dân” Tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước chù yếu thông qua cơ quan đại diện là Nghị viện (Quốc hội), vì thế tổ chức và hoạt động của Nghị viên (Quốc hội) phải thế hiện đúng tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân

Bên cạnh đó, một số lý thuyết sau đây cũng được tham chiếu để củng

cố nhiều luận điểm quan trọng của Luận án:

Lý thuyết về phân công lao động quyền lực

Mô hình tổ chức quyền lực nhà nước được áp dụng ở đại đa số các nước hiện nay là phân công lao động quyền lực, theo đó quyền lực nhà nước được phân định thành các nhánh khác nhau dựa trên bản chất và chức năng đế các nhánh có thế thực hiện tốt công việc của mình và kiếm soát hoạt động của các nhánh khác, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, bảo đảm trật tự và sự phát triển của xã hội Trong Luận án, lý thuyết này được sử dụng để làm cơ sở phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của UBTVQH trong mối quan hệ với Quốc hội và trong tổng thể cấu trúc của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay

23

Trang 31

Lý thuyết về vai trò và thấm quyền của Nghị viện trong thực hiện chức năng đại diện (dân chủ đại diện)

Nghị viện từ trước tới nay được xem là cơ quan đại diện dân cử, do cử tri trực tiếp bầu ra, đồng thời là biểu tượng của nhánh lập pháp, có chức năng chính là làm luật Ỏ nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước XHCN trước đây và hiện nay, nghị viện được xem là cơ quan đại diện cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vì thế có thẩm quyền rất lớn trong bộ máy nhà nước, thề hiện ở ngoài chức năng làm luật còn có chức năng quyết định những vấn

đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhà nước khác Vai trò, thẩm quyền của Nghị viện đang biến đổi theo thời gian Nghiên cứu về vai trò Nghị viện trong thế kỷ 21, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) đã nhận thấy xu hướng quan tâm của công chúng là động lực chính thúc đẩy Nghị viện trên thế giới thực hiện đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động [88] Nghị viện các nước trên thế giới đã và đang đứng trước yêu cầu đồi mới trong đó bao gồm việc bảo đảm tính dân chủ và tính đại diện trong tố chức và hoạt động của mình Điều tra năm 2008 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) cho thấy 85% ý kiến người được hỏi đồng ý rằng ý chí của nhân dân là nền tảng cho tính hợp pháp cùa nhà nước và 84% cho rằng lãnh đạo Chính phủ cần do dân bầu trực tiếp [83] Trong Luận án, lý thuyết

về dân chủ đại diện cũng được sừ dụng để làm cơ sở phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của UBTVQH trong mối quan hệ với Quốc hội và trong tổng thể cấu trúc của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến tính đại diện và tính dân chù trong hoạt động của Quốc hội

Lý thuyết về quản trị nhà nước

Dưới góc độ phát triển, WB định nghĩa: quản trị [quốc gia] là cách thức thực thi quyền lực trong việc quản lý nguồn lực kinh tế và xã hội của một quốc gia vì sự phát triển [85], Cách tiếp cận quản trị cho rằng, việc xây dựng

24

Trang 32

các mô hình thể chế phải dựa vào những bối cảnh đặc thù chứ không theo phương thức định sẵn và tránh việc áp đặt những mô hình bên ngoài Theo Kaufmann và cộng sự (2010) [84], quản trị bao gồm ba khía cạnh: (i) Quá trình chính phủ được lựa chọn, giám sát và thay thế; (ii) năng lực xây dựng và thực thi những chính sách tốt của chính phủ; (iii) sự tôn trọng của người dân đối với các thể chế và tình trạng của các thể chế đang chi phối quan hệ kinh tế

- xã hội giữa họ Trong đó, trụ cột thứ hai của quản trị quốc gia có tác động rất lớn đối với kết quả của cải cách thể chế Thực tế cho thấy, chính phủ nhiều nước châu Phi thậm chí đã áp dụng chiến thuật “Babangida Boogie” (một bước tiến, hai bước lùi) đế đối phó với sức ép cải cách trong nước và từ cộng đồng tài trợ quốc tế

1.4 Giả thuyết khoa học và câu hồi nghiên cứu ciía Luận án

1.4.1 Giả thuyết khoa học

Luận án được thực hiện dựa trên giả thuyết khoa học như sau:

Sự ra đòi của chế định UBTVQH ở Việt Nam có tính lịch sử, bắt nguồn từ mô

hình tồ chức cơ quan đại diện trong chính thể XHCN, để đáp ứng các yêu cầu thực

tiễn đặt ra của đất nước, khi mà Quốc hội chưa phải là một thiết chế chuyên nghiệp,

hoạt động thường xuyên Tuy vậy, trong bối cảnh đôi mới tổ chức, hoạt động cùa

Quốc hội nói riêng và của bộ máy nhà nước nói chung, chế định UBTVQH cũng cần

phải được đôi mới theo hướng ngày càng phải giảm dần sự uỷ quyền của Quốc hội, đặc biệt là quyền của ƯBTVQH được thay mặt Quốc hội giữa hai kỳ họp, tiến tới

UBTVQH chi thực hiện quyền tô chức, phổi hợp hoạt động của Quốc hội.

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở giả thiết trên, Luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu tổng quát

đó là: Chế định UBTVQH cần phải được đổi mới như thế nào để phù hợp và đáp ứng yêu cầu đôi mới tô chức, hoạt động của Quốc hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay?

25

Trang 33

Luận án đồng thời đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần giải quyết như sau:

- Chế định UBTVQH ở Việt Nam được hình thành và phát triển như thế nào? Dựa trên triết lý, CO' sở chính trị và thực tiễn nào?

- Chế định UBTVQH ở Việt Nam có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay hay không? Bối cảnh hiện nay của Việt Nam tác động đến chế định UBTVQH như thế nào?

- Cần điều chỉnh chế định UBTVQH ở Việt Nam như thế nào đê phù họp với tình hình mới của đất nước?

26

Trang 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thể thấy đã có một

số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu này được thực hiện dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như tồ chức nhà nước, chính trị học, luật học vì thế đã cung cấp nền tảng nhận thức cơ bản về chế định UBTVQH theo pháp luật Việt Nam Một số nghiên cứ đã bước đầu chì

ra được những tồn tại, hạn chế của chế định UBTVQH ở Việt Nam và nêu một số đề xuất đổi mới để khắc phục

Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu chuyên sâu về đối mới chế định UBTVQH ở Việt Nam vẫn còn ít Một số nghiên cứu trực tiếp về đề tài thì còn ở mức độ khái quát, mới đưa ra các nhận định, đánh giá nhìn chung, còn thiếu những luận giải thuyết phục dựa trên lý luận khoa học và thực tiễn Có thể khẳng định rằng nghiên cứu về UBTVQH theo pháp luật Việt Nam hiện đang còn nhiều khoảng trống và có nhiều vấn đề đang có những quan điểm khác nhau

Trên cơ sờ kế thừa những nghiên cứu đã công bố về đề tài, luận án sẽ cũng cố, bổ sung dữ liệu và phân tích để xây dựng một khung lý luận hoàn chỉnh về đổi mới chế định UBTVQH ở Việt Nam; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện cấu trúc và nội dung phân tích để cung cấp một bức tranh toàn diện và

rõ ràng về thực trạng chế định UBTVQH ở Việt Nam; đồng thời đề xuất một

hệ thống quan điểm, giải pháp toàn diện, dựa trên những cơ sở lý luận, thực tiễn xác đáng, về đổi mới chế định UBTVQH nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt

ra với Việt Nam trong tình hình mới

27

Trang 35

là mô hình thích hợp cho các nhà nước xã hội chủ nghĩa Sau đó, V.I Lênin

đã làm rõ hơn quan điểm của c Mác khi cho rằng Công xã Paris đã thay chế

độ đại nghị tư sản vì các uỷ viên công xã phải tự chịu trách nhiệm trực tiếp trước cử tri của mình về những hoạt động, công tác do mình tiến hành, về việc thực hiện những nhiệm vụ của mình Trong Công xã Paris, cơ quan đại diện vẫn còn, nhưng chế độ đại nghị, với tính cách là một hệ thống đặc biệt, một sự phân chia giữa công tác lập pháp và công tác hành pháp thì không còn nữa

Tiếp thu tư tưởng của Mác - Lênin, ở Liên Xô cũ và các nước XHCN trước đây, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, trong một thời gian dài ghi nhận

vị trí quyền lực cao nhất của Quốc hội trong BMNN Ví dụ, Hiến pháp Trung Quốc tại Điều 57 quy định “Đại hội nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước” Ở Việt Nam, nguyên tắc tập quyền được thể hiện rõ từ Hiến pháp năm 1980, theo đó Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Cũng dựa trên nguyên tắc tập

28

Trang 36

quyên, nhiêu quyên lục nhà nước tập trung vào Quôc hội Sau khi liệt kê các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Hiến pháp năm 1980 còn quy định:

“Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết” (Điều 83 Hiến pháp năm 1980) Hội đồng Nhà nước không chì

là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, mà còn là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Nguyên tắc tập quyền cũng có nghĩa là các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và quyền lực của các cơ quan đó phái sinh từ Quốc hội, quyền lực của Quốc hội Quốc hội thành lập ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương, giao cho các cơ quan đó các nhiệm vụ, quyền hạn, đồng thời thực hiện quyền giám sát tối cao việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn đó Như vậy, Quốc hội không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng lập pháp, mà còn thực hiện các quyền lực khác cũng như giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện các nhiệm

vụ, quyền hạn mà mình giao cho

Cách thức tổ chức quyền lực theo nguyên tắc tập quyền như vậy dẫn đến chế độ hoạt động kiêm nhiệm, không thường xuyên của ĐBQH Các ĐBQH thường là các đại biểu kiêm nhiệm Ngoài tư cách đại biểu, đa số các đại biểu còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác ở trung ương và địa phương Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, chế độ kiêm nhiệm, không thường xuyên của ĐBQH cũng nhằm đàm bảo cho các ĐBQH có thể kết hợp được các hoạt động của Quốc hội với thực tế công tác, quản lý, hạn chế biểu hiện xa rời thực tế trong hoạt động lập pháp, quyết định các chính sách quan trọng của đất nước và hoạt động giám sát

Thực tế là trong mô hình Quốc hội ở các nước XHCN, Quốc hội không hoạt động thường xuyên mà chỉ tố chức họp định kỳ thường là 2 lần một năm Cách thức vận hành như vậy làm cho Quốc hội không trở thành các Quốc hội chuyên nghiệp như các nghị viện ở các nước tư bản - nơi việc tổ chức nhà nước dựa trên nền tảng của nguyên tắc phân quyền

29

Trang 37

Do Quốc hội không chuyên nghiệp và các đại biếu kiêm nhiệm nên xuất hiện yêu cầu cần phải có một thiết chế thường trực để thay mặt cho Quốc hội giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp và trong các điều kiện, bối cảnh mà Quốc hội chưa thể giải quyết trong các phiên toàn thể Ờ Việt Nam, đây cũng là cách tiếp cận chính trong việc xác lập vị trí, vai trò, chức năng

và thẩm quyền của UBTVQH mà được thành lập một cách chính thức từ Hiến pháp năm 1959 cho đến hiện nay

Các nghiên cứu về tồ chức và hoạt động của Quốc hội ớ Việt Nam đều khắng định rằng, do đặc điểm hoạt động không thường xuyên của Quốc hội, đại biểu không chuyên trách, nên đặt ra cần phải có một cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị, triệu tập, chủ trì các hoạt động của Quốc hội và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà lẽ ra phải thuộc về Quốc hội [46a, tr 53-54] Theo kết quả khảo sát khi thực hiện Luận án này, 91,7 % chuyên gia được hỏi đều cho rằng mô hình Quốc hội không họp thường xuyên, ĐBQH không chuyên trách là nguyên nhân cơ bản cho sự hình thành và duy trì chế định UBTVQH ở Việt Nam (Phục lục 1)

Cũng theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước là thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội Trong tổ chức Quốc hội, việc ghi nhận rất nhiều quyền lực cho UBTVQH cũng thể hiện rõ tư duy tập quyền đó về mặt chính trị, Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Đáng Đoàn Quốc hội và các cơ quan lãnh đạo Quốc hội, đặc biệt là UBTVQH Trên thực tế, tất cả Uỷ viên UBTVQH đều là Uỷ viên Trung ương, trong đó có 02 Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Đoàn Quốc hội bao gồm tất cả các thành viên UBTVQH và các Uỷ viên trung ương tại các

cơ quan của Quốc hội mà không là Uỷ viên UBTVQH (Phục lục 1)

Kết quả khảo sát của Luận án này cho thấy, 41,7 % chuyên gia đồng ý với nhận định cho rằng xu hướng tập trung quyền lực, trong đó bao gồm sự

30

Trang 38

lãnh đạo của Đàng đôi với Quôc hội là nguyên nhân cơ bản cho sự hình thành và duy trì chế định UBTVQH ở Việt Nam Như vậy, có thể khẳng định rằng, một cơ sở chính trị khác cho sự hình thành và duy trì chế định UBTVQH ở Việt Nam là hệ thống chính trị một đảng cầm quyền.

Trước Hiến pháp năm 1959, Việt Nam chưa có UBTVQH Tuy nhiên, trong Hiến pháp 1946, do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã dẫn đến sự ra đời của Ban thường trực Nghị viện và sau đó là Ban thường vụ Nghị viện nhân dân trong Hiến pháp năm 1946 với nhiều đặc tính cùa UBTVỌH sau này Điều đó

là bởi trong giai đoạn 1946-1954, trong hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội (Nghị viện) Khoá I không thể họp, vì thế cần phải có Ban thường trực để thay mặt Nghị viện giải quyết các vấn đề thuộc quyền hạn của Nghị viện Theo Nguyên Chủ tịch Quốc hội (Nghị viện) khoá I, cụ Ngô Tử Hạ thì, “Đứng trước tình thế

nghiêm trọng, Nghị viện nhân dãn không thể kẻo dài phiên họp và phải tạm bế mạc ngay ngày hôm nay, vậy chủng tôi đề nghị lập một Ban thường trực để thay mặt Nghị viện nhãn dãn và một ban Dự thảo Hiến pháp" [21, tr 457]

Trên thực tế, Ban thường trực Quốc hội (Nghị viện) khoá I đã được thành lập

và đảm trách thực hiện nhiều nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn này [28, tr 20-25], dù chính thể nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 được thiết lập dựa trên nền tảng của chế độ đại nghị, chưa bị ảnh hưởng bởi lý thuyết tố chức quyền lực XHCN Tuy vậy, trong bối cảnh chiến tranh, đây là thiết chế đặc biệt được thiết lập cho phù hợp tình hình thực tiễn, về vấn đề này, trong khảo sát của Luận án, 100% chuyên gia được hỏi cho rằng chế định Ban thường vụ Nghị viện nhân dân tở ra phù họp với hoạt động của một Quốc hội (Nghị viện) trong chiến tranh (Phụ lục 1)

Từ năm 1959, UBTVQH được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp Việt nam, phù hợp với mô hình Quốc hội và tố chức quyền lực nhà nước trong chính thể XHCN Chế định này tiếp tục được kế thừa (có một vài điểm thay đổi như chuyển thành Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980)

31

Trang 39

cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013 Dù hiện nay Quốc hội đang được đồi mới theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, BMNN được tố chức dựa trên nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì UBTVQH vẫn tiếp tục được duy trì như là một trong những đặc điểm cơ bản của tổ chức Quốc hội và BMNN XHCN Việt Nam.

Ờ các nước khác theo mô hình chính thể XHCN như Liên Xô (trước đây) và Trung Quốc, Cu Ba, Lào hiện nay, do áp dụng nguyên lý tồ chức quyền lực như ở Việt Nam nên cũng thành lập một cơ quan thường trực Quốc hội, tương tự như UBTVQH Việt Nam Chính vì vậy, trong khảo sát của Luận

án này, 100 % chuyên gia được hỏi đều khẳng định chế định UBTVQH là một đặc thù của các nước XHCN, ra đời ở Liên Xô và ảnh hưởng đến các nước XHCH sau này, trong đó có Việt Nam (Phụ lục 1)

2.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam

2.2.1 Khái niệm chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội

2.2.1.1 Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Uỷ ban là một thiết chế phổ biến trong tổ chức cơ quan lập pháp - cơ quan đại diện cho người dân ở các nước Tuy vậy, thiết chế UBTVQH là một thiết chế đặc thù ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam

về tên gọi, UBTVQH lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp năm

1959 của Việt Nam, đánh dấu mốc cho sự ảnh hưởng nhất định của mô hình chính thể XHCN Trước đó, như đã đề cập ớ phần trên, một Uỷ ban với một

số đặc tính tương tự đã được thành lập trong Quốc hội khoá I (Ban thường trực Nghị viện Nhân dân) Tuy vậy, với tính chất là cơ quan thường trực (không phải là thường vụ, như tên gọi), thì Ban thường trực Nghị viện chủ yếu thực hiện chức năng tổ chức các hoạt động cho Nghị viện Trong khi đó,

32

Trang 40

với tư cách chính thức là UBTVQH, dù được quy định là cơ quan thường trực của Quốc hội, UBTVQH còn thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn khác thay mặt Quốc hội giữa hai kỳ họp, với tư cách là một cơ quan độc lập.

Tóm lại, UBTVQH là một thiết chế đặc biệt nằm trong Quốc hội Việt Nam, được quy định từ Hiến pháp năm 1959 cho đến Hiến pháp hiện hành

2013 Thiết chế này bắt nguồn và phản ánh đặc thù tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình Xô-viết, nhằm phù hợp với nguyên tắc tập quyền và hoạt động không thường xuyên của cơ quan đại diện (Quốc hội) của các nhà nước theo

mô hình Xô-viết

2.2.1.2 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Chế định, hay chế định pháp luật, là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật cỏ đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật Như vậy, chế định UBTVQH là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ

xã hội về UBTVQH trong ngành luật hiến pháp

Chế định UBTVQH là một nội dung của chế định Quốc hội - chế định

cơ bản về nhánh quyền lập pháp Vì vậy, chế định UBTVQH có mối quan hệ mật thiết với chế định Quốc hội Đồng thời, chế định này cũng có mối quan

hệ mật thiết hữu cơ với các chế định khác của luật hiến pháp, như các chế định về các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, chế định bảo hiến, chế định bầu cừ

Chế định UBTVQH là một chế định của ngành luật hiến pháp Việt Nam, vì thế chỉ bao gồm các nguồn luật thành văn, trước hết là Hiến pháp, tiếp theo là các luật, đạo luật về UBTVQH và mối quan hệ giữa UBTVQH với Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác

Chế định UBTVQH Việt Nam là một chế định đặc biệt trong Chính

33

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn An (2006), Đê mãi mãi xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhản dân, Diễn văn tại Lễ kỷ niệm 60 năm Quốc hội Việt Nam, Hà Nội, ngày 05/01/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đê mãi mãi xứng đáng là cơ quan đại biểu caonhất của nhản dân
Tác giả: Nguyễn Văn An
Năm: 2006
2. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết sổ 3 7-NQ/TW ngày 24/12/2018 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết sổ 3 7-NQ/TW ngày 24/12/2018 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2018
3. Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử của Việt Nam (2012), Báo cảo nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vẩn tại phiên họp ủy ban thường vụ Quốc hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cảo nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vẩn tại phiên họp ủy ban thường vụ Quốc hội
Tác giả: Dự án tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử của Việt Nam
Năm: 2012
4. Nguyễn Đăng Dung (2001), “Các mô hình Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (01), tr. 25-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình Quốc hội”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Năm: 2001
5. Nguyễn Đăng Dung (2004, a), Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức của các nhà nước đương đại
Nhà XB: Nxb Thế giới
6. Nguyễn Đăng Dung (2004, b), Tính nhãn bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính nhãn bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước
Nhà XB: Nxb Tư pháp
7. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
8. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Hoàng Anh - Võ Trí Hảo (2014), Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Hoàng Anh - Võ Trí Hảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
9. Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản, Đặng Minh Tuấn (Đồng chủ biên) (2016), Bình luận Khoa học Hiến pháp Nước CHXHCNVN năm 2013, Nxb chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Khoa học Hiến pháp Nước CHXHCNVN năm 2013
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản, Đặng Minh Tuấn (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2016
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứx, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứx
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Bùi Xuân Đức (2007), Đôi mới, hoàn thiện BMNN trong giai đoạn hiện nay. Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi mới, hoàn thiện BMNN trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
12. Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm) (2004), Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chỉnh phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dãn, do dân và vì dân, Đề tài khoahọc cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chỉnh phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dãn, do dân và vì dân
Tác giả: Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm)
Năm: 2004
13. Trần Ngọc Đường (2009), “Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biếu Quốc hội trong hoạt động lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,(5), tr.7-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biếu Quốc hội trong hoạt động lập pháp”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Năm: 2009
14. Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phổi hợp và kiêm soát quyền lực trong xảy dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phân công, phổi hợp và kiêm soát quyền lực trong xảy dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
15. Trần Ngọc Đường (2016), “Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh ở Việt Nam”, Tạp chỉ Nghiên cứu Lập pháp.14(318), tr. 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh ở Việt Nam”, "Tạp chỉ Nghiên cứu Lập pháp
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Năm: 2016
16. Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008), Mô hình và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chỉnh phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nxb chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chỉnh phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2008
17. Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xảy dựng và ban hành Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xảy dựng và ban hành Hiến pháp
Tác giả: Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2013
86. Encyclopaedia of Contemporaty Russian, Routledge (2007), ISBN 0415320941, (tiếngNga);(tiếng Anh), [access to: 05/05/2021],http://www.hist.msu.ru/ER/Etext/cnstl936.htmhttp://www.departments.bucknell.edu/russian/const/1936toc.html Link
87. How China is ruled: National People's Congress, , đăng ngày 08/10/2012, [access to: 5/9/2019].http://www.bbc.com/news/world-asia-pacific-13908155 Link
89. cjiOBapb B noMoujb H3ốnpaTejiio K BbiõopaM B BepxoBHblii OBeT cccprocyaapcTBeHHoe counajibHO-OKOHOMHHecKoe rrwrcjibCTBO M0CKBa —1937, http://izbral.ru/article/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w