Phương pháp nghiên cứuLuân văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó có: - Phương pháp thu thập thông tin: được sử dụng để thu thập, phân tích và k
Trang 1MỤC LỤC MỞĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2 Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng
nghề 11
1.3 Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng
nghề 15 1.4 Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo
2.1 Chủ trương và chính sách bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Hưng Yên
36
2.2 Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở làng nghề huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên thời gian qua 40 Kết luận chương 2 62 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN 63
3.1 Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề ở huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên 633.2 Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực
tiễn làng nghề huyện Văn Lâm trong thời gian
tới 64 Kết luận chương
3 74 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 2Tổng lượng ô xi sinh hóa
Bộ tài nguyên môi trườngBảo vệ môi trường
Tổng lượng ô xi hóa học trong nướcChính phủ
Chương trình
Đề ánTổng sản phẩm quốc nội Hướng dẫn
Hội đồng nhân dân
Kế hoạchMôi trườngMặt trận Tổ quốcNghị định
Nghị quyết Nhà xuất bản Quyết định Quốc hộiQuản ly môi trường Tiêu chuẩn Việt NamTài nguyên và môi trườngTổng chất rắn lơ lửng trong nước Thông tư
Tiểu thủ công nghiệp Tỉnh ủy
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các chủ thể quản lý nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện chínhsách BVMT 22Bảng 2.1 Các làng nghề ở huyện Văn Lâm 41Bảng 2.2 Tải lượng ô nhiễm một số thông số trong nước thải một số hộ sảnxuất làng nghề đậu phụ Xuân Lôi 46Bảng 2.3 Tải lượng trung bình của hoạt động sản xuất tại làng nghề đậu phụXuân Lôi 48Bảng 2.4 Tải lượng ô nhiễm một số thông số trong nước thải một số hộ sảnxuất làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 49Bảng 2.5 Tải lượng ô nhiễm trên một đơn vị sản phẩm của một số thông sốtrong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 50Bảng 2.6 Tải lượng trung bình của hoạt động sản xuất tại làng nghề tái chếnhựa Minh Khai 51Bảng 2.7 Tải lượng ô nhiễm một số thông số trong nước thải một số hộ sảnxuất làng nghề đúc đồng Lộng Thượng 52Bảng 2.8.Tải lượng ô nhiễm trên một đơn vị sản phẩm của một số thông sốtrong nước thải một số hộ sản xuất làng nghề đúc đồng Lộng Thượng 53Bảng 2.9.Tải lượng trung bình của hoạt động sản xuất tại làng nghề đúc đồngLộng Thượng 54
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế các địa phương nói riêng Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy
mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước
mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện những chính sách BVMT, trong đó có liên quan tới BVMT làng nghề
Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng Trong số các nguyên nhân của thực trạng này có nguyên nhân liên quan tới thực hiện chính sách BVMT ở các làng nghề
Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là huyện cách trung tâm tỉnh Hưng Yên 50 km, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương phía tây giáp Hà Nội, có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và đường 5 chạy qua Sau
15 năm tái lập, huyện đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị trấn đến các xã nông thôn; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề Đồng thời các lĩnh vực y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày càng củng cố và phát triển Với sự phát triển đó đã từng bước nâng cao thu nhập của người dân
Trang 51
Trang 6Tuy nhiên, việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá mà các doanh nghiệp, các
tổ hợp sản xuất, chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính là cáctác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm phát sinh các vấn
đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề, như ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn,quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt và sản xuất, …
Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động xấu đến sức khỏe con người, nhândân làng nghề đang có nguy cơ mắc các bệnh mà do ô nhiễm môi trường gâylên như làng nghề tái chế nhựa Minh Khai; làng nghề đúc đồng Lộng Thượng;làng nghề tái chế chì Đông Mai… là những làng nghề đang phát triển mạnh ởhuyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Trước yêu cầu phát triển bền vững với phương châm “không đánh đổi
môi trường lấy kinh tế”, tác giả chọn đề tài “Thực hiệnChính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” cho
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Làng nghề là một nội dung nghiên cứu đang ngày càng được quan tâm
và được nhắc đến trong nhiều đề tài nghiên cứu Trong đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề phát triển làng nghề và BVMT làng nghề có thể kể đến các nghiên cứu như:
- Đặng Kim Chi, 2004, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước
- Lê Kim Nguyệt, 2015, Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do cáchoạt động của làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội
- Nguyễn Ngọc Anh, 2014, Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề Đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
2
Trang 7- Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và môi trường, năm 2005, NXB Khoa học và kỹ thuật.
- Đặng Kim Chi và cộng sự (2010), Tài liệu hướng dẫn áp dựng các giải pháp cải thiện môi trường cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ, NXB Khoa học và Kỹ thuật
- Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên), 2015, Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phục vụ xây dựng nông thôn mới, NXB Khoa học xã hội
Tuy vậy, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể tới thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên dưới giác độ nghiên cứu thực hiện chính sách công
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách BVMT làngnghề và trên cơ sở đó phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách này tại
3
Trang 8huyện Văn Lâm, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Văn Lâm;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề từ thực tế của huyện Văn Lâm, tỉnh Hương Yên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ở cấp huyện (cụ thể
là huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên)
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công kết hợp tiếp cận từ trên xuống (dựa trên cơ sở các chính sách ban hành đề thực hiện) với tiếp cận từ dưới lên (quá trình tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở theo chu trình thực hiện chính sách với sự tham gia của các chủ thể thực hiện chính sách)
4
Trang 95.2 Phương pháp nghiên cứu
Luân văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó có:
- Phương pháp thu thập thông tin: được sử dụng để thu thập, phân tích
và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước,
Bộ, ngành ở trung ương và tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách và thực hiện chính sách BVMT nói chung và BVMT làng nghề nói riêng
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để tập hợp hành các chuỗi số liệu phản ánh thực trạng phục vụ cho việc phân tích và đánh giá kết quả thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và đánh giá chính sách: được sử dụng để phân tích và đánh giá việc thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tham vấn và kiểm nghiệm các phân tích, đánh giá cũng như các đề xuất về thực hiện chính sách BVMT làng nghề ở địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp quan sát thực địa: được sử dụng nhằm kiểm nghiệm thực tế môi trường làng nghề ở địa bàn nghiên cứu như là một chứng cứ về kết quả thực hiện chính sách ở địa bàn nghiên cứu
Trang 105
Trang 116 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lí luận
- Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và biết vận dụng các kiến thức về đánh giá chính sách công để đánh giá thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng
- Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý luận về đánh giá chính sách công trong quá trình triển khai thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề làm cơ sở và định hướng cho việc giải quyết chúng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Các phân tích, đánh giá về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các làng nghề huyện Văn Lâm giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại và qua đó gợi ý, kiến nghị những giải pháp thúc đẩy cũng như khắc phục tồn tại
- Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp những luận cứ từ thực tiễn làng nghề
ở huyện Văn Lâm liên quan tới các giải pháp quản lý môi trường, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề cho mục tiêu phát triển bền vững
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được cơ cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường từ thực tiễn làng nghề huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Trang 126
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm môi trường
Là khái niệm rộng và đa dạng, do vậy tùy thuộc vào cách tiếp cận phạm
vi xem xét, nghiên cứu để xây dựng khái niệm môi trường
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường Tuy nhiên các tác giả đã nêu lên các định nghĩa, các khái niệm môi trường không hoàn toàn đồng nhất mà được thể hiện dưới góc độ phạm vi khác nhau, nhưng đều hướng tới việc nhận rõ môi trường trong thế giới xung quanh ta là gì, bao gồm những yếu tố nào hợp thành
Môi trường được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hoá bao quanh có ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng Xét
về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó hoặc toàn bộ hành tinh của chúng ta Môi trườg là tổ hợp các thành phần của thế giới vật chất làm cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của thế giới sinh vật và con người
Theo Từ điển tiếng Việt, môi trường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [11, tr 168]
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [21,tr.16] Đây
cũng là định nghĩa được dùng trong luận văn
* Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường (BVMT) là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
7
Trang 14phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải hiện môitrường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
Nguyên tắc về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau:
- BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
- BVMT gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảmquyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phóvới biến đổi khí hậu để đảm bảo quyền mọi người được sống trong môitrường trong lành
BVMT phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải
BVMT quốc gia gắn liền với BVMT khu vực và toàn cầu; BVMTđảm bảo không phương hại chủ quyền an ninh quốc gia
- BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Hoạt động BVMT phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố suy thoái môi trường
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho BVMT
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môitrường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quyđịnh của pháp luật
Trang 158
Trang 16* Làng nghề
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng cóhàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường
làng nghề của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì làng nghề là một
hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
Các cơ sở trong làng nghề được phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành ba nhóm:
Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư
Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một số công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới những công đoạn này trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ônhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư; nếuđang hoạt động thì phải xử lý theo quy định
* Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
9
Trang 17Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một loại chính sách công nhằm bảo vệ môi trường làng nghề, là một bộ phận của chính sách bảo vệ môitrường, tập trung vào các vấn đề môi trường ở làng nghề và có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác của chính sách môi trường (môi trường nông thôn, tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học…)
Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải thì “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [11,tr.37].
Như vậy, chính sách BVMT làng nghề là một tập hợp các quyết định quản lý của Nhà nước về BVMT làng nghề nhằm lựa chọn các mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề môi trường làng nghề theo mục tiêu tổng thể đã xác định”
* Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách Nó (việc thực hiện chính sách) được tiến hành ngay sau khi chính sách
được ban hành và được hiểu là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thực thi các nội dung được quy định trong chính sách một cách hiệu quả.
Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng xãhội
Người nhạc trưởng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môitrường làng nghề là hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Cáchình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề rất đadạng, phong phú, bao gồm các hình thức mang tính hành chính của quản lýnhà nước cho đến tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường cũng như các phong trào mang tính chất định kỳ và khôngđịnh kỳ
Trang 1810
Trang 191.2 Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
1.2.1 Yêu cầu thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một nội dung cóvai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ các hoạt động đảm bảo cho phát triểnbền vững và thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là hoạt động đưachính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề vào cuộc sống, biếnnhững quy định, biện pháp về bảo vệ môi trường làng nghề thành những hành
vi ứng xử thực tế, hợp pháp của các chủ thể thực hiện trong thực tiễn, đặc biệt
là trong quá trình xây dựng nông thôn mới Nếu không có tổ chức tốt việcthực hiện chính sách thì ý chí của nhà nước sẽ không đi vào đời sống thựctiễn, chính sách sẽ không phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điềuchỉnh các quan hệ xã hội
Làng nghề đa số gắn với địa bàn nông thôn Trong xã hội hiện đại, xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường là 1 trong các tiêu chí của nông thôn mới Ở nước ta trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vấn đề môi trường thuộc tiêu chí 17; trong đó, có nói đến 5 nội dung, đó là:
Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; Các cơ
sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
1.2.2 Các yếu tố đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
1.2.2.1 Yếu tố chủ quan
a Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý môi trường
11
Trang 20Hệ thống văn bản chính sách bảo vệ môi trường làng nghề hoàn thiện, thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả Bởi vì,
hệ thống văn bản chính sách bảo vệ môi trường, tạo cơ sở về chủ trương, pháp
lý, biện pháp cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
b Ý thức, nhận thức và hành vi ứng xử trong xã hội đối với BVMT Mọi hành vi ứng xử của con người trong xã hội, trong đó có hành viứng xử với môi trường, đều do nhận thức, ý thức của con người quy định.Nhận thức đúng, ý thức tốt và đầy đủ về BVMT sẽ làm cho các hành động,hành vi của từng con người và của toàn xã hội đối với môi trường xung quanhtrở nên thân thiện và qua đó bảo vệ tốt môi trường Ở nhiều nước rất coi trọngxây dựng và giữ gìn văn hóa, đạo đức, lối sống thân thiện với môi trường như
là nền tảng, cơ sở quan trọng về tinh thần cho BVMT
c Bộ máy tổ chức quản lý và thực hiện bảo vệ môi trường
Ở nước ta đó là hệ thống chính trị, gồm: hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác Trong hoạt động BVMT các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư và cộng đồng doanh nghiệp rất được coi trọng vì cả 2 lý do: (i) họ là những chủ thể xả thải chính; và (ii) họ cũng là những chủ thể thực hiện các quy định chính sách và pháp luật về BVMT, qua
đó đóng góp trực tiếp và hiệu quả nhất cho BVMT
d Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ BVMT
Con người luôn được coi là một nhân tố quan trọng, quyết định đối với quá trình phát triển Trong tổ chức thực hiện chính sách BVMT thì năng lực
và trình độ của đội ngũ cán bộtrong bộ máy quản lý nhà nước về BVMT có vai trò quan trọng, quyết định, từ việc tham mưu xây dựng, ban hành pháp luật, chính sách, cụ thể hóa pháp luật, chính sách, tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về BVMT cho đến tổ chức triển khai, thực thi pháp luật, chính sách trong thực tế cũng như theo dõi, giám sát, đánh giá việc
12
Trang 21thi hành pháp luật, chính sách Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ BVMT tốt sẽ dẫn đến kết quả BVMT tốt và ngược lại.
đ Sự phối hợp của các bên liên quan tới BVMT làng nghề
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức ngoài nhà nước, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng là một nhân tố chủ quan quan trọng trong thực hiện chính sách BVMT đối với làng nghề Thực tế triển khai thực hiện chính sách nói chung và chính sách BVMT đối với làng nghề nói riêng cho thấy sự phối hợp hoạt động này càng chặt chẽ thì hiệu quả thực hiện chính sách càng cao
1.2.2.2 Yếu tố khách quan
a Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Các làng nghề ở nước ta có tốc độ phát triển cao, phân bố theo hướngkhông tập trung mà nằm rải rác ở các làng, nằm trong khu dân cư, nhỏ lẻ,manh mún, có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu; có nhiều làng nghề cótính chất sản xuất gây ô nhiễm môi trường rất cao (làng nghề tái chế nhựa,kim loại, chế biến thực phẩm gây ô nhiễm nhiều hơn các làng nghề thủ côngtruyền thống như mây tre đan…), các làng nghề thường có mật độ dân cưđông đúc, vì vậy thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng sản xuất thường xen kẽvới khu dân cư; tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nôngthôn là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất; Việc đầu tư cho công tácbảo vệ môi trường còn hạn chế, có nhiều bất cập, khó khăn trong quá trìnhthực hiện các qui định bảo vệ môi trường và việc xử lý vi phạm về môitrường Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị, hoá chất đã làmcho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các làng nghề tái chế phếliệu và chế biến thực phẩm thì việc thực hiện chính sách BVMT là hết sứckhó khăn
b Nguồn lực cho tổ chức thực hiện chính sách
13
Trang 22Nguồn lực tài chính cho công tác BVMT làng nghề vẫn chủ yếu là ngân sách nhà nước Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng mức đầu tư như hiện nay (không dưới 1% dành cho công tác BVMT nói chung/tổng chi ngân sách) vẫn được đánh giá là quá thấp so với yêu cầu bảo vệ môi trường trong tình hình mới Mặt khác, đầu tư vào lĩnh vực BVMT (trong đó có môi trường làng nghề) đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi đó thời gian hoàn vốn dài, các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp.
c Cơ sở hạ tầng làng nghề, nông thôn
Cơ sở hạ tầng làng nghề còn rất thấp, chủ yếu xây dựng tự phát, thiếu mặt bằng, thiếu quy hoạch đồng bộ; Dây truyền sản xuất lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc BVMT từ khâu đầu vào Hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải đầu ra không được đầu tư, nâng cấp, việc tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật xử lý môi trường còn nhiều hạn chế
d Trình độ công nghệ sản xuất
Nhiều lao động tại làng nghề chưa có trình độ, có đến 55% lao động tại các làng nghề chưa qua đào tạo, khoảng 36% không có chuyên môn kỹ thuật Đối với các hộ kiêm (vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề), có tới 79% lao động không có chuyên môn kỹ thuật
Trình độ công nghệ sản xuất của làng nghề ở nông thôn rất thấp, chỉkhoảng 20% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 86% có sử dụng điện, 37% côngviệc được cơ khí hoá còn lại tới trên 60% làm bằng tay Hầu hết các hộ, cơ sởngành nghề nông thôn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thốnghoặc có cải tiến một phần Trừ một số cơ sở mới xây dựng có công nghệ tiêntiến, đa số còn lại nhất là ở khu vực hộ gia đình, trình độ công nghệ lạc hậu,trình độ cơ khí còn rất thấp, thiết bị phần lớn là đơn giản không đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường (nguồn:congtintuctonghop com/s/phan-bo-lang-nghe-viet-nam).
14
Trang 231.3 Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
1.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là bước đầu tiên trong khâu tổ chức thực hiện chính sách Đây là bước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiết lập rất nhiều nội dung với tính cách là kế hoạch, là cơ sở để kiểm tra mức độ thực hiện trong bất kỳ thời điểm nào Xem xét việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề với tính chất là chính sách vĩ mô, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:
Một là, kế hoạch tổ chức điều hành: Hàng năm căn cứ vào các văn bản
quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường, và các Bộ, Ngành có liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành và hướng dẫn việc thực hiện chính sách BVMT, trong đó có MT làng nghề
Hai là, kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Trên cơ sở kế hoạch chỉ
đạo, dự kiến khối lượng công việc sẽ xây dựng kế hoạch cung cấp các nguồn lực gồm tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ… và các loại chi phí khác
Ba là, kế hoạch thời gian triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính
sách: Mỗi bước phải xây dựng kế hoạch cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách, thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu chính sách phải rõ ràng, cụ thể Từ việc tuyên truyền chính sách đến tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm đều được xây dựng cụ thể trong các bước thực hiện chính sách Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách từ là kiểm tra về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, do đó phải được chuẩn bị kỹ, chủ động và có kế hoạch cụ thể
Bốn là,dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành, về trách nhiệm,
nhiệm vụ, quyền hành của cá nhân, tổ chức tham gia, tổ chức điều hành chínhsách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật,
15
Trang 24Năm là, kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thực thi chính sách do lãnh
đạo có thẩm quyền các cấp thông qua
Trong mỗi kế hoạch đều có mục tiêu, thời hạn và nguồn lực thực hiện từng nội dung Kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và xác định tiến độ, các nguồn lực, công cụ, các nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao trên thực tiễn
1.3.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một chính sách quan trọng trong chính sách BVMT, hướng đến đối tượng là những làng nghề, những cơ
sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề, là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ tại làng nghề.Với đối tượng chính sách như vậy, khâu tuyên truyền, phổ biến chính sách đến rộng rãi các tầng lớp nhân dân sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực, góp phần đảm bảo thực hiện tốt chính sách
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo vệ môi trường làng nghề nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia
hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách
để họ tự giác thực hiện
Hai là, giúp cho cán bộ, viên chức có trách nhiệm tổ chức thực thi
chính sách; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và người dân thức đầy đủ tính chất quy mô, tầm quan trọng của chính sách để họ chủ động, tích cực tự tìm kiếm các giải pháp phù hợp thực hiện
Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BVMT làng nghề có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm phù hợp với từng nhóm đối tượng tuyên truyền, với quy mô dân số, đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và các đặc điểm văn hóa của vùng, địa phương Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay thì việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính
16
Trang 25sách có rất nhiều mặt thuận lợi như có nhiều hình thức phong phú để thựchiện tuyên truyền, tốc độ tuyên truyền nhanh chóng nhờ các phương tiện kỹthuật số, sự lan tỏa trong dư luận của các nhóm đối tượng dân cư.
Tuy nhiên, sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng gây ra những trở ngại nhất định trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách Việc có quá nhiều lượng thông tin được cập nhật liên tục hàng ngày hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm hạn chế các hình thức tuyên truyền mang tính truyền thống; những nội dung chính sách cần được tuyên truyền, phổ biến có thể không được chú ý bởi một lượng thông tin nhiễu rất lớn; việc lợi dụng công nghệ thông tin để chống phá, công kích chính sách của các đối tượng thù nghịch, phản động,
1.3.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp Sự phối hợp này vừa mang tính tất yếu khách quan vừa mang tính chất, chức năng, xuất phát từ mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cũng là cơ quan đóng vai trò tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ cho các bộ ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách BVMT nói chung và chính sách BVMT làng nghề nói riêng Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường với chức năng quản lý trực tiếp vấn đề môi trường có trách nhiệm tham mưu các nội dung cơ bản của chính sách cho Chính phủ và trực tiếp xây dựng các đề án BVMT qua các giai đoạn phát triển Tuy nhiên, việc hoạch định dự thảo đề án chính sách cần có sự phồi hợp với các bộ,ngành khác và tất cả Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc, phải xuất phát từ thực trạng ô nhiễm MT của các làng nghề tại mỗi địa phương để hoạch định mục tiêu chính sách, lựa chọn các giải pháp và công cụ chính sách phù hợp
17
Trang 26Các bộ, ngành, địa phương đều có mối liên kết với nhau trong tổng thể chính sách Việc BVMT của địa phương này ở những mức độ nhất định sẽ tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến việc BVMT của địa phương khác Chẳng hạn, nếu tại Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh, thành phố này làm tốt công tác BVMT, đặc biệt là MT làng nghề thì cơ hội quảng bá và cũng đồng thời chia sẻ với tất các Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh, thành phố khác; ngược lại, việc BVMT ko tốt của địa phương này có thể gây nên những tác động xấu trong việc BVMT của địa phương khác.
1.3.4 Duy trì thực hiện chính sách
Duy trì chính sách BVMT làng nghề là hoạt động bảo đảm cho chính sách tồn tại và phát huy được tác dụng trong thực tế của đời sống xã hội Việc duy trì chính sách phải thỏa mãn các yêu cầu về tiến độ thực hiện các mục tiêu, các tiêu chuẩn, định mức về sử dụng các giải pháp, công cụ; đồng thời cũng cần có sự điều chỉnh một cách linh hoạt trong phạm vi có thể được mà không làm thay đổi căn bản chính sách như mục tiêu hoặc làm thay đổi tính chất, phạm vi của chính sách
Để thực hiện tốt việc duy trì chính sách BVMT làng nghề cần phải đảm bảo một số nội dung:
Cụ thể hóa nội dung triển khai bằng các văn bản mang tính pháp lý - quy định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình trạng lẫn lộn quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện
Tổ chức phối hợp thống nhất, hiệu quả, đồng bộ (giữa cơ quan chủ trì triển khai thực hiện chính sách với các cơ quan khác, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, đối tượng thụ hưởng chính sách)
Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và các phương tiện
kỹ thuật hỗ trợ
Đảm bảo kế hoạch hóa về thời gian và quy trình thủ tục thực hiện
Trang 2718
Trang 28Đảm bảo thông suốt về thông tin trong quá trình thực hiện, triển khai, duy trì chính sách.
Đảm bảo sự thống nhất giữa việc kiên trì mục tiêu chính sách với việc sáng tạo trong khi sử dụng các biện pháp, hình thức, chương trình hành động
cụ thể thích hợp với điều kiện cụ thể
Đấu tranh chống bệnh quan liêu, phô trương hình thức trong quá trình triển khai thực hiện chính sách Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại và phát huy hết tác dụng trong môi trường thực tế Nếu gặp phải khó khăn
do môi trường biến động, các cơ quan nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý tác động tạo môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách
1.3.5 Điều chỉnh chính sách
Điều chỉnh chính sách BVMT làng nghề là việc thay đổi một số nội dung của chính sách mà không làm thay đổi mục tiêu chính sách đã lựa chọn ban đầu và với những mức độ phù hợp không làm thay đổi tính chất, phạm vi của chính sách
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ luôn luôn vận động, biến đổi
và phát triển không ngừng với tính chất ngày càng phức tạp và tốc độ thay đổi ngày càng nhanh chóng, cùng với đó là vấn đề xả thải, ô nhiễm Do đó, hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động này cũng cần có sự vận động, thích ứng liên tục mới có thể đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra Mục tích của việc điều chỉnh chính sách BVMT làng nghề là nhằm làm cho chính sách phùhợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoạt động và phát triển của làng nghề
Xem xét thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách thực hiện theonguyên tắc cơ quan, đơn vị, tổ chức nào ban hành chính sách thì cơ quan, đơn
vị, tổ chức đó có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách
Về mặt nội dung, có thể điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện và các nội dung khác, nhưng không được làm thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu coi như chính sách thất bại
Trang 2919
Trang 301.3.6 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách
Việc tổ chức thực hiện chính sách BVMT làng nghề diễn ra trong mộtkhoảng thời gian nhất định, có tính chất thường xuyên, liên tục trong một quátrình Trong quá trình ấy, các nhà chính sách quan tâm đến việc trả lời các câuhỏi đặt ra là: nó có đượ đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện haykhông, có đạt được các mục tiêu, sử dụng tốt các giải pháp và công cụ đã lựachọn hay không, có tuân thủ đúng quy trình, các quy định về mặt pháp lý haykhông; có thu hút được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ và hưởng ứng thamgia của đối tượng chính sách hay không; có thực sự tạo ra những tác độnglành mạnh, tích cực đối với đời sống xã hội hay không Đồng thời, cũngquan tâm đến những mức độ cao thấp, ít nhiều khác nhau trong việc đảm bảoduy trì, thực hiện các nội dung đó
Thông qua hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chủ thể chính sách có thể phát hiện ra những tác động tiêu cực, các sai phạm từ các bên tham gia chính sách để kịp thời xử lý, giải quyết, phòng ngừa sự việc đó lặp lại; đồng thời phát hiện những tác động tích cực, những điển hình trong việc thực hiện chính sách để có cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích, nhân rộng
Mục đích cuối cùng của hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách BVMT làng nghề nói riêng, chính sách BVMT nói chung, giúp kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách để đảm bảo chính sách bám sát thực tiễn, giải quyết được vấn đề chính sách một cách triệt để
Qua hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chủ thể chính sách BVMT làng nghề có các biện pháp để chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách
1.3.7 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là bước cuối cùng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BVMT làng nghề, phân biệt với khâu cuối của quá trình chính sách là đánh giá, tổng kết toàn bộ chính sách Đây là quá trình
20
Trang 31xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các chủ thể và các đối tượng thực thi chính sách BVMT làng nghề.
Đối tượng được xem xét đánh giá, tổng kết về công tác chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thực hiện chính sách BVMT làng nghề là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến các cơ sở, các cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện chính sách
Đồng thời, cũng tiến hành xem xét, đánh giá việc thực thi của các đốitượng tham gia thực thi chính sách, trong đó bao gồm cả đối tượng được thụhưởng lợi ích trực tiếp và đối tượng hưởng lợi ích gián tiếp
Để có thể xem xét đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách BVMT làng nghề nói riêng, chính sách BVMT nói chung, chủ thể đánh giá phải thiết lập một hệ thống các tiêu chí cụ thể Thước đo đánh giá kết quả thực hiện chính sách thường bao gồm một số tiêu chí định tính như: Tinh thần hưởng ứng các mục tiêu chính sách; ý thức chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian Để có thể đánh giá một cách chính xác về mức độ của kết quả thực hiện chính sách, chủ thể cũng cần sử dụng các thang, bảng, các điểm số hoặc các tiêu chí định lượng để lượng hóa kết quả đó
1.4 Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
1.4.1 Chủ thể ban hành chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước thông qua các cơ quan
quyền lực như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành thực hiện chức năngquản lý nhà nước Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một trongnhững chính sách công của Nhà nước Do đó, chủ thể ban hành chính sách này
là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Tài chính Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Ủy ban
Trang 3221
Trang 33nhân dân các địa phương cũng ban hành các văn bản phục vụ cho hoạtđộng quản lý môi trường của đơn vị mình Bảng 1.1 tổng hợp các chủ thểquản lý nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện chính sách BVMT cùng cácchức năng và nhiệm vụ.
Bảng 1.1 Các chủ thể quản lý nhà nước ban hành và tổ chức thực
hiện chính sách BVMT Chủ
tài nguyên nước;
tài nguyên khoáng
dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụQuốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định củaChính phủ và Quyết định của Thủ tướngChính phủ theo chương trình, kế hoạch xâydựng pháp luật về BVMT
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch , chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực vềBVMT - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên và môi trường
Bộ Kế Quản lý nhà nước - Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để
22
Trang 34thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành vàcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngphân bổ nguồn kinh phí xây dựng cơ bản,kinh phí sự nghiệp mội trường và các nguồnkinh phí khác để đầu tư cho công tác bảo vệmôi trường, tập trung ưu tiên đầu tư vànghiên cứu đầu tư các dự án trọng điểm
- Cân đối ngân sách hàng năm cho hoạtđộng của Đề án, Chương trình quy hoạchxây dựng thực hiện chính sách BVMT
trung ương và vận
dụng xây dựng
phù hợp với địa
- Tổ chức tốt hệ thống thông tin về kếtquả thực hiện Luật BVMT và môi trườnglàng nghề ở từng địa phương
- Định kỳ đánh giá và tổng kết hàng năm tìnhhình thực hiện nhiệm vụ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
1.4.2 Các chủ cơ sở sản xuất ở làng nghề và các cơ sở dịch vụ môi trườ
ng - Các chủ cơ sở sản xuất ở làng nghề phải ký cam kết bảo vệ
môitrường và trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng và đầy đủnội dung các quy định về bảo vệ môi và cam kết bảo vệ môi trường, không viphạm Luật và các chính sách bảo vệ môi trường Việc thực hiện của doanhnghiệp sẽ có sự kiểm tra, thanh tra định kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 3523
Trang 36quyền Nếu phát hiện hành vi vi phạm,doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chínhhoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm; Nghiêm túc nộp các loại thuế và cácloại quỹ môi trường do nhà nước và địa phương quy định.
- Các cơ sở dịch vụ môi trường phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các nội dung trong hợp đồng đã được ký kết với địa phương
1.4.3 Các bên liên quan khác trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia hoạt động BVMT, thực hiện nghiêm túc pháp luật về BVMT và MT làng nghề
- Tư vấn, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật vềBVMT theo quy định của pháp luật Cơ quan quản lý nhà nước các cấp cótrách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để MTTQ tham gia BVMT
* Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Gương mẫu chấp hành nghiêm pháp luật về BVMT; tích cực tổ chức
và tham gia các hoạt động BVMT
- Tuyên truyền vận động tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện nghiêm túc pháp luật về BVMT và MT làng nghề
- Nâng cao chức năng và hiệu quả giám sát việc thực hiện chính sách
và phản biện chính sách
Trang 3724
Trang 38Chính phủ
Bộ,
ngang Bộ TN&MT
Trang 39PhòngTN&MTcấp Huyện
Công chứcĐịa chính -Môi trườngcấp xã
UBND Huyện
Mặt trận Tổ quốc & các Tổ chức chính trị
xã hội
BQLLàngnghề
Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống quán lý nhà nước, các bên liên quan và sự phối kết hợp trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề
25
Trang 401.5 Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề của Việt Nam
1.5.1 Quan điểm, mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường làng
nghề * Quan điểm:
- Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo
vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững
- Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiênnhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp vớiđặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh
tế xanh
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọingười dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệmcủa các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợpphát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với cácnước trong khu vực và trên thế giới
- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng cácchế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trườngnhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định củapháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện
26