Tácgiả xin trân trong và cảm ơn những đóng góp quý báu dé đề tài hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịc
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA BAT ĐỘNG SAN VA KINH TE TÀI NGUYÊN
DE TAI: THUC TRANG VA MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO
HIEU QUA KINH DOANH CUA CAC HOP TAC XA DICH VUNONG NGHIỆP TREN DIA BAN HUYỆN GIA LOC, TINH HAI DUONG
Giáo viên hướng dẫn : TS Phùng Chi Cường
Họ và tên : Lê Quang Huy
MSV : 11192374
Lớp : KTNN 61
Hà Nội, 03/2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, các Thầy Cô giáo Khoa Bất Động Sản và Kinh tế tài nguyênTrường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và
nghiên cứu tại trường.
Lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn của Phòng Nông nghiệp huyện Gia Lộc, các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên dia bàn huyện Gia Lộc.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS Phùng Chí Cường,người trực tiếp hướng dẫn và dành thời gian công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù tác giả đã cố gắng và cân trọng trong việc lựa chọn nội dung cũngnhư trình bày luận văn, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tácgiả xin trân trong và cảm ơn những đóng góp quý báu dé đề tài hoàn thiện hơn và
ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 31.1.1.1 Khai nigm vé HIXDVNN 00 3
1.1.1.2 Khai niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh cua Hop tác xã dich vu NONG NGNIED E0 0007n8586eAẺe.- Ả 4
1.1.1.3 Tâm quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp
tc XG dich vu NONG NGNIP 0n 5
1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của HTXDVNN cc eeceesceeteeteeeteeeees 7
1.1.2.1 Dịch vụ thuy HÔNG SH Hết 7 1.1.2.2 Dịch vụ cung ứng phân bón và vật t nông nghiệp, dự tính, dự báo
công tác bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kĩ thuật -. 8
1.1.2.3 Dịch vụ lam đất, bảo vệ đồng ruộng, kiến thiết đồng ruộng và
đánh bắt diệt chuội -cccscccctvvhhHHHHHHHH ie 81.1.2.4 Dịch vụ cung ứng giống mùa VỊ -c©52ceccsccecereerrersees 91.1.3 Chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của HTXDVNN 9
1.2 Cơ sở thực tiễn và bài học cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa
bàn huyện Gia Lộc tỉnh Hải D0Tng o.o- 5< G G55 5S 9 551 5936999884 95 11
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã dịch vụnông nghiệp tại một số địa phương -¿- 2 2 +x2E£+E++EE+£EtzEEzExsrxerkeres 11
Trang 41.2.1.1 Kinh nghiệm của HTXDVNN trên địa bàn huyện Thanh Miện, tinh
;/;.09 2,.0000nnẺ8A ố.ố Il 1.2.1.2 Kinh nghiém cua HTXDVNN trén dia ban huyén Thanh Ha, tinh
;/09 3 00nnn8nẺ8 < 12 1.2.2 Bài học cho HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hai Dương 13
CHUONG 2: THUC TRANG HIEU QUA KINH DOANH CUA CÁC HỢP
TAC XA DICH VU NONG NGHIEP TREN DIA BAN HUYEN GIA LOC,TINH HAI DUONG cssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssosssssssssssssssssssssnsesssssneesesss 15
2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Gia Lộc tinh Hải Dương 152.2 Giới thiệu tổng quan về HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc tinh
Hải D0TNĐ 0 G5 G G5 9 9 9 9 1 00 000 0 000 0004.0004 0004 08094 0ø 16
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HTXDVNN trên địa bàn huyện
€.I.80 vàn 0si.)89)) 1 01100077 18 2.2.2 Trình độ cán bộ quản lý của HTXDVNN - c 7S cscScseereses 20
2.2.3 Các dịch vụ của HTXDVNN huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Duong 21 2.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các HTXDVNN trên địa bàn huyện
Gia Lộc tỉnh Hải Dương hiện may o5 55-5 5 <5 0 0508908 27
2.3.1 Thực trạng hoạt động chung của HTXIDVNN - ccc<c+ 27 2.3.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương hién nay - - 5 5 2221132111381 111111111 errve 28
2.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của các HTXDVNN tại địa
bàn huyện Gia Lộc tỉnh Hải DươnØ d G5 <5 9 93 99995886 55856 5.6 33
2.4.1 Kết quả đạt đưỢC 5: c1 1121121111111 011011211 1 11 11x cay 332.4.2 Hạn chế trong hiệu quả kinh doanh của các HTXDVNN tại địa bàn
huyện Gia Lộc, tỉnh Hai Dương - 5 23213231 EEseirsrirreerkrerrree 34 2.4.3, NQUYEN 0i) 1 3ã1 36
CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CUA CÁC HTXDVNN HUYỆN GIA LỘC TỈNH HAI
Trang 53.1 Nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý
HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 40
3.2 Hoàn thiện chiến lược và kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của các HTXDVNN trên dia bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Duong 423.3 Ap dụng khoa học công nghệ, củng cố phát triển cơ sở hạ tầng nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXDVNN địa
bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hai Dương d << G556 S6 99 995 558589958995 47
3.4 Tăng cường vai trò quản lý và công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải DưƠng co << 5 < 4 9 9” 0.000.000 0000400600460 0906 0896 49
3.4.1 VỀ tăng cường vai trò quản lý - sSx+Ex+E2E2EEEcrkerkerkerkereee 493.4.2 Về công tác kiểm tra, giám sát - +: + +z+E++EEeExeEErrkrerrrrkerreee 493.5 Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp xung
quanh địa bàn và các sản phâm phân bón, thuôc bảo vệ thực vật của các
HITXDVNN cung Ứng œ- <5 < 5< 9 9 9 09.0.0000 0004000091009 804.06 50
3.6 Thu mua lại sản phẩm chưa sử dụng của bà và bảo quản các sản phẩmtồn kho hiệu qua để giảm được chỉ phí đầu vào . . -°-s°-sc-se<< 51KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 5- << 5< 5£ se se seEsEssessesseseesersersersess 52TÀI LIEU THAM KHAO - 2° s<°s<5sSs£Sse£SseESeEseevseEvserssersserssre 56
Trang 6DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Số người trong bộ máy của HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc 19
Bảng 2.2: Trình độ của cán bộ HTXDVNN huyện Gia Lộc năm 2022 20
Bảng 2.3 Số lượng HTXDVNN thực hiện các khâu dich vụ năm 2022 22
Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chất lượng dịch vụ mà HTXDVNNPlc VU NAM 2022 2101107 dd 25
Bang 2.5: Các chi tiêu kết quả và hiệu quả của các HTXDVNN trên địa ban huyệnBảng 2.6 Tổng hợp kết quả kinh doanh các khâu dịch vụ của các HTXDVNN
huyện Gia Lộc năm 2022 - - - - +2 3213311311911 191 1191111111111 1 1H ng ng rệt 30
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do thực hiện đề tài
Hop tác xã là hình thức t6 chức thích hợp dé góp phan phát triển kinh tế - xã
hội, cải thiện đời sống văn hoá, tinh than cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo một
cách bền vững, dần đưa tỉnh thần hợp tác thành văn hoá trong xã hội Thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập
thé mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một trong những biện pháp quan trọng dé
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng
và bảo vệ đất nước Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của cáchop tác xã, ngày 20 tháng 11 năm 2012, tại kì hop thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Hop tác xã số:
23/2012/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày | tháng 7 năm 2013 Thực hiện đường
lỗi đổi mới HTX của Dang, hầu hết các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyềnđổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và đặcđiểm của hộ kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh Xuất phát từđặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đôimới HTX của cấp uy Đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đôi các HTX đã diễn
ra hết sức đa dạng và phong phú Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) làm ăn có hiệu quả, dap ứng nguyện vọng và
lợi ích của xã viên đặc biệt trong quá trình chuyên đổi sang sản xuất, kinh doanh,dịch vụ nông nghiệp hàng hoá Do vậy, việc nghiên cứu về HTXDVNN van là van
đề cấp bách cả về lí luận và thực tiễn
Gia Lộc, là một huyện đồng bằng nằm ở vùng châu thô Sông Hồng có nhiều
điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sảnxuất hàng hoá Từ khi luật HTX số 23/2012/QH13 đi vào cuộc sống, cùng với cả
nước, HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hai Dương đã có những bước
phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần nhu cầu của những người laođộng, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, HTXDVNN ở huyện Gia Lộc còn bộc lộ nhiềuhạn chế và yếu kém Thực tế, việc chuyên đổi của nhiều HTXDVNN còn mangnặng tính hình thức, phát triển chậm chạp, lợi ích đem lại cho các thành viên chưa
nhiều, số người lao động thực sự tham gia còn ít Các HTXDVNN đã được củng
Trang 9cố về mặt tổ chức, nhưng chưa thật sự đôi mới về nội dung hoạt động, khả năng xâydựng và tô chức thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của ban quản trịHTXDVNN còn hạn chế và thiếu tính tham gia lập kế hoạch của các thành viên
nhóm mục tiêu và xã viên.
Có nhiều nguyên nhân để lí giải cho thực trạng đó của HTXDVNN trên địa
bàn Gia Lộc và khắc phục được những khó khăn này sẽ giúp HTXDVNN phát triển
có hiệu quả, gan với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn Với lí do đó, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địabàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” Lam đề tài nghiên cứu dé đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các HTXDVNN, góp phan thúc dayphát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Gia Lộc, Hải Dương
2 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luậnvăn được kết cầu gồm 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động kinh doanh của Hợptác xã dịch vụ nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh hop tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lộc.
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CƠ SỞ THỰC TIEN VE
HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HTXDVNN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm, tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh
doanh HTXDVNN
1.1.1.1 Khái niệm về HTXDVNN
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thànhviên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đăng và dan chu trong quản lý hop
tac xa.”
Nhu vậy, dựa trên khái niệm hop tác xã mà Luật hợp tác xã đã đưa ra thi
Hop tác xã nông nghiệp là một loại hình hợp tác xã Đối với hợp tác xã nông nghiệpthì loại hình này được hiểu là một tổ chức về nông nghiệp với số lượng thành viên
tối thiêu là 07 thành viên cùng tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hợp tác tương
trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sảnphẩm nông nghiệp, đồng thời hợp tác xã tạo ra việc làm cho những người nông dân,nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tập thé các thành viên về tạo ra sản phẩm cũngnhư lợi nhuận đối với các hoạt động nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp cũng nhưcác hợp tác xã khác là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bìnhđăng và dân chủ
Trong loại hình này, việc sản xuất nông nghiệp là việc riêng của các hộ docác xã viên tiễn hành, hợp tác xã chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu của các hộ,
các dịch vụ này gồm:
- Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các hợp tác xã cung
ứng vật tư, giống cây trồng cho hộ xã viên);
- Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (Hợp tác xã làm đất, tưới nước,bảo vệ thực vật, khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thú y, dịch vụ diệt
chuột cho các hộ xã viên);
Trang 11- Dịch vụ các yếu tố đầu ra cho sản xuất nông nghiệp (Hợp tác xã chế biến
tiêu thụ nông sản ).
Vì vậy sự ra đời của HTXDVNN hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách quancủa sản xuất nông nghiệp, trong đó sản xuất của ngành, trình độ sản xuất của hộnông dân chi phối một cách trực tiếp nhất.
1.1.1.2 Khai niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Hop tác xã dịch vụ
nông nghiệp.
i Khái niệm hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là một phạm trù có khả năng
phản ánh được cách mà doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực Đề từ đó đạtđược hiệu quả cao nhất các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định Cụ thể,doanh nghiệp có thể so sánh sự chênh lệch giữa kết quả đầu ra và kết quả đầu vào,giữa chi phí đầu tư và doanh thu nhận được Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mớicần đánh giá chỉ số này bởi mục tiêu mà họ hướng đến chính là tối đa hoá lợi nhuận
Hiệu quả kinh doanh có sự liên quan mật thiết đến quá trình cung cấp dịch
vụ và sản xuất hàng hoá Vì vậy, khi thực hiện phân tích, những lợi ích mà doanhnghiệp sẽ nhận được bao gồm:
- Với các nhà quản trị doanh nghiệp, việc tiếp nhận các thông tin từ phân tíchhiệu quả sẽ giúp họ có thé nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được mức độ hiệu quatrong việc sử dụng các tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp Từ đó, các mặt tích
cực sẽ được phát huy, còn các mặt tiêu cực sẽ được hạn chế để hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trở nên tốt hơn
- Với các nhà đầu tư, việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp họ nắm bắtnhanh chóng hiệu quả sử dụng vốn và mức độ lợi nhuận thu vào Từ đó, có thể đưa
ra quyết định thu hồi vốn hoặc tiếp tục đầu tư một cách chính xác
- Với các cơ quan chức năng Nhà nước, họ có thé biết được hiệu quả của việc
sử dụng vốn ngân sách và đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp thông quakết quả phân tích dé đề xuất các giải pháp thúc đây hoạt động kinh doanh
- Với các cơ quan, tô chức cho vay, họ có thể dựa trên kết quả phân tích hiệu
quả kinh doanh đề dễ dàng đưa ra quyết định cho doanh nghiệp tiếp tục vay nữa haykhông dé dam bảo có thé thu hồi được cả vốn lẫn lãi
ii Khái niệm hoạt động kinh doanh cua Hop tác xã dich vụ nông nghiệp
Trang 12- Hoạt động kinh doanh của HTXDVNN là hoạt động kinh doanh dịch vụ
cho sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
- Hoạt động dịch vụ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp có trình tự theoquy trình sản xuất nông nghiệp Mặt khác kết quả của khâu dịch vụ này có ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí và kết quả của khâu dịch vụ sau như dịch vụ làm đất tốt
sẽ giảm chi phí cho dịch vụ làm cỏ
- Một số hoạt động dịch vụ rất khó xác định số lượng và chất lượng chínhxác, rất khó khăn trong đánh giá kết quả và công băng giữa những người tiếp nhậndịch vụ.
Cụ thể như hoạt động dịch vụ dự thính, dự báo công tác bảo vệ thực vật;Dịch vụ chuyền giao khoa học, kỹ thuật
- Mức độ huy động và cung ứng dịch vụ chịu sự tác động của các yếu tố tựnhiên (mưa thuận gió hòa thì cần ít dịch vụ thủy lợi, năng nóng khô hạn thì nhu cầu
dịch vụ thủy lợi tăng lên).
- Trong nông nghiệp do đặc điểm của ngành một mặt nảy sinh các yêu cầukhách quan đòi hỏi hình thành và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác và HTX.Mặt khác đặt ra các giới hạn cho việc chọn mô hình của kinh tế hợp tác, trong đó
mô hình các HTXDVNN là loại thích hợp và phô biến HTXDVNN gồm các loại
hình sau:
eCác HTX dịch vụ chuyên khâu: là HTX chỉ thực hiện một chức năng dịch
vụ, một khâu cho sản xuất nông nghiệp: HTX dịch vụ thuỷ nông, HTX dịch vụ điện
nông thôn, HTX dịch vụ cung ứng vật tu,
eHTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện các chức năng dịch vụ nhiềukhâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cả đời sống
1.1.1.3 Tâm quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngàymột cao, người nông dân phải chịu nhiều chi phối nhất định của những yếu tố nhưcạnh tranh thị trường, biến động giá cả, chất lượng vật tư phục vụ sản xuất nôngnghiệp, nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm vv
Nếu không có tổ chức đại diện có uy tín bảo vệ quyền lợi chính đáng chongười dân thì việc xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn khó có thể thực hiện
Trang 13hiệu quả và bền vững HTX DVNN đã và đang làm được những điều này, chính vìvậy trở thành tổ chức kinh tế thiết thân với nông dân.
Với vị trí pháp lý của mình, hoạt động kinh doanh HTX DVNN là tổ chứclàm cầu nối giữa chính quyền địa phương và người dân, góp phần giải quyết cácmối quan hệ sản xuất giữa HTX với các cơ quan chức năng, các tô chức kinh tế - xãhội có liên quan đến người lao động
Đồng thời tiếp nhận và chuyền giao các chương trình, các tiến bộ khoa học
kỹ thuật giúp nông dân sản xuất, cải thiện đời sống Thông qua hoạt động kinhdoanh của HTX DVNN, các đường lối, chủ trương phát triển được phổ biến cho
nông dân; đồng thời giúp sản phẩm nông nghiệp tìm được đầu ra, đầu vào ôn định,
các dịch vụ nông nghiệp cũng được ứng dụng một cách linh hoạt hơn Với yêu
cầu tái cơ cau sản xuất nông nghiệp, kinh tế HTX đã có bước phát triển mới về sốlượng, hiệu quả hoạt động được nâng cao, với đủ các loại hình dịch vụ thúc đây sảnxuất kinh doanh ở khu vực nông thôn phát trién
Các HTX DVNN đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cáchnghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất Hoạt động kinh doanh HTX DVNN là hết sức
can thiết bởi nó đáp ứng được yêu cầu chuyền đổi cơ cấu lao động, tao công ăn việclàm, thu nhập ồn định cho người dân địa phương Có thé nói hoạt động kinh doanhHTX DVNN có vai trò rat to lớn, thé hiện trong Luật HTX năm 2012 như sau:
-Thỏa mãn nhu cầu của các hộ nông dân: “Hoạt động kinh doanh củaHTXDVNN làm thỏa mãn nhu cầu của các hộ nông dân được cải thiện điều kiệnsống và phát triển sản xuất thông qua việc cung ứng vật tư cho sản xuất nôngnghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm” (Theo Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, NguyễnVăn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.)
- Tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, chất lượng kinh doanh: Hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và đóng góp giántiếp thông qua nâng cao hiệu quả, chất lượng kinh tế thành viên Theo số liệu thống
kê chính thức hợp tác xã (chưa tính kinh tế thành viên) chiếm 6,08% tổng sản phẩmnội địa GDP trong thời gian từ năm 2011 - 2021, rõ ràng đây là một thực thể kinh tế
có trọng lượng, có tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và chất lượngtăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế
Trang 14- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với vai trò tạo việc làm đã giúp cho người lao động có thu nhập tăng thêm
đáng kể Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2022, thu nhập bình quân 1người/năm của các hợp tác xã trên cả nước là 52.8 triệu đồng/năm 0
- Phát triển đời sống văn hóa, tăng cường tỉnh thần đoàn kết cộng đồng: Hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp góp phan phát triển đời sống văn hóa và tăng cường tinhthần đoàn kết cộng đồng, hiện thực hóa các giá trị dao đức cao đẹp và nguyên tắcdân chủ, bình đăng, cung cấp các dịch vụ xã hội Hợp tác xã góp phần phát triển
không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trên nhiều lĩnh vực khác như môi trường,
giáo dục, y tế, văn hóa, từ đó tác động tích cực trở lại tới kinh tế thành viên nói
riêng, góp phan cải thiện mọi mặt đời sống từng hộ gia đình thành viên nói riêng vàđời sống cộng đồng nói chung
Hợp tác xã thường gắn với một cộng đồng dân cư nhất định, lợi ích do hợp
tác xã đưa lại tạo điều kiện cho cộng đồng ồn định, gắn kết với nhau hơn; việc pháttriển cộng đồng nhất là ở nông thôn góp phan quan trọng trong giải quyết nhiều van
đề xã hội, dé nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong đời
sông, giúp đỡ các gia đình khó khăn, xây dựng và phát triển cộng đồng (PGS-TS
Phạm Vân Đình: Tạp chí hoạt động khoa học số 1/2003 “Hai vấn đề cần quan tâmtrong đổi mới HTX nông nghiêp”; TS Nguyễn Hữu Ngoan: Tạp chí hoạt động khoahọc số 2/2003 “Vai trò của HTX nông nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm”; Vũ TiếnQuân: Tạp chí cộng sản số 10-2007 “Phát triển hợp tác xã ở nước ta trong giai đoạn
mới”).
1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của HTXDVNN.
1.1.2.1 Dịch vụ thủy nông.
Khâu dịch vụ này là khâu dịch vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
quyết định tới năng suất cây trồng hàng năm Ban quản trị các HTXDVNN và lựclượng nông giang ở các đội (tô) hoạt động khá tích cực, có tinh thần trách nhiệm vớinhiệm vụ được giao, luôn đảm bảo đủ nước cho công tác làm đất và gieo cấy kịp
thời hai vụ lúa, trồng cây màu vụ đông và làm tốt công tác phòng chống úng lụt
hàng năm.
Đây là khâu dịch vụ được thực hiện ồn định và co bản cân đối thu chi, tạonguồn thu nhập ôn định cho cán bộ, lao động của các HTX Các HTX thực hiện cắt
Trang 15giảm chi phí như việc bơm nước giờ thấp điểm, kiểm tra đồng ruộng tiết kiệm nước,giảm chi phí gián tiếp dé tăng thu nhập.
1.1.2.2 Dịch vụ cung ứng phán bón và vật tư nông nghiệp, dự tính, dự bảo
công tác bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học ki thuật.
Đây là khâu dịch vụ có rất nhiều tiềm năng mang lại hiệu quả hoạt động cho
các HTX, các HTX đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh thực hiện cung ứng phân
bón và thuốc BVTV cho xã viên và nhân dân với giá cả phù hợp, sản pham có chất
lượng cao, tạo uy tín với xã viên và nhân dân.
Các HTX đã căn cứ vào dự tính dự báo của Tram BVTV và thường xuyên
theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, phát hiện tình hình diễn biến phát sinh gây hại củasâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả, qua nhiều vụsản xuất gan đây, khâu dich vu nay được coi là khâu hoạt động hiệu qua nhất, dolàm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, nhiều vụ sản xuất đã giảm phun trừ lứasâu bệnh gây hại và tiết kiệm hàng tỷ đồng cho nhân dân và làm giảm ô nhiễm môi
trường.
Tuy nhiên thực hiện khâu dịch vụ này vẫn chủ yếu dừng lại ở việc dự tính dự báo sâu bệnh hướng dẫn biện pháp phòng trừ mà các HTX chưa thực hiện việc dịch
vụ phòng trừ tập trung, sử dụng máy móc đề phun trừ sâu bệnh trên diện rộng theo
cơ chế 1 vùng, 1 giống, 1 thời gian cho nên hiệu quả vẫn chưa đạt cao, chưa đáp
ứng được kỳ vọng của nông dân.
Khâu dịch vụ chuyển giao KHKT, đã được HTX phối hợp với các cơ quan
chuyên môn và các tổ chức chính trị- xã hội dé tổ chức các lớp tập huấn chuyểngiao KHKT về kỹ thuật chăm bón cây trồng, vật nuôi, cách sử dụng hiệu quả các
loại thuốc BVTV, chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM để bảo vệ môi
trường Hăng năm xây dựng, khảo nghiệm các mô hình trình diễn giống lúa, cây rau
màu nhiều mô hình đã được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao Đây làkhâu dịch vụ các HTX thực hiện theo phương thức phục vụ nhân dân không tính lãi.
1.1.2.3 Dịch vụ làm đất, bảo vệ đồng ruong, kién thiét dong ruộng và đánh bắt diệt chuột.
Đây là khâu dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các HTX, mặt khácnếu các HTX trực tiếp thực hiện khâu làm đất sẽ là cơ sở để triển khai chủ trương
xây dựng các cánh đồng mẫu lớn theo phương thức 1 vùng, 1 giống, 1 thời gian
Trang 16HTX thu dich vụ này, nguồn thu chủ yếu dé tu bổ mặt đường, lề đường rađồng đã được Đại hội xã viên nhất trí thông qua hàng năm Tuy nhiên việc thựchiện khâu dịch vụ này chưa hiệu quả, việc chỉnh trang đồng ruộng hiện nay chủ yếu
do nông dân tự nguyện đóng góp kinh phí, các thôn trực tiếp đứng ra thực hiện, vaitrò của các HTX rất mờ nhạt
Khâu dịch vụ đánh bat chuột đòi hỏi phải có sự thống nhất cao trong cộng
đồng, chỉ đạo tập trung đánh bắt điệt chuột mới đem lại hiệu quả cao, nhưng thực tế
một vài vụ gần đây, nhiều HTX phó mặc dịch vụ này cho các thôn tự thỏa thuận với
nông dân đề thuê người làm và có thôn không có người đánh bắt, có nơi chỉ tổ chức
đánh bắt bằng thuốc hóa học (mua thuốc về trộn mồi dé rải) hệ quả con chuộtphát sinh gây hại nặng cho sản xuất
1.1.2.4 Dịch vụ cung ứng giống mùa vu.
Giống cây trồng nói chung, giống lúa nói riêng là loại vật tư sản xuất có tínhđặc thù đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, chủng loại đối với từng mùa vụ cụ thể.Nếu HTX làm tốt dịch vụ cung ứng giống thì hộ gia đình xã viên có điều kiện tiết
kiệm được chi phí sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia đình, đồng
thời cũng là khâu dịch vụ tiềm năng mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh của
các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của HTXDVNN
* Kết quả kinh doanh
Số lượng dịch vụ mỗi HTXDVNN đã thực hiện: Chỉ tiêu này thé hiện mỗi mộtHTXDVNN đã thực hiện được bao nhiêu dich vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ
Mức độ đáp ứng nhu cầu của xã viên: thể hiện băng số % giữa mức dịch vụ
thực hiện được của HTX với tổng nhu cầu của xã viên tương ứng theo từng hoạtđộng dịch vụ Chỉ tiêu tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanhdịch vụ tốt, được xem xét ở mặt:
- Chất lượng và giá cả các dịch vụ: chất lượng và giá cả các dịch vụ cho biếthoạt động dịch vụ cua HTX có làm tiết kiệm được chi phí dịch vụ cho các hộ xãviên và chất lượng dịch vụ có đảm bảo hay không Trên thực tế HTX có thể khônggiảm giá dịch vụ nhưng đã nâng cao chat lượng dịch vụ phù hợp với yêu cầu của xã
viên.
- Thời gian cung cấp các dịch vụ: Một trong những đặc điểm của hoạt động
sản xuât nông nghiệp là tính thời vụ cao, đặc biệt là sản xuât trông trọt Do vậy việc
Trang 17dap ứng kip thời các dịch vu đầu vào và đầu ra cho sản xuất của các hộ xã viên có ýnghĩa quan trọng, có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của các sảnphẩm nông sản đồng thời giúp cho các hộ xã viên tiết kiệm được chi phí sản xuất vàtiêu thụ kịp thời năng suất với giá cả đảm bảo, qua đó góp phần nâng cao thu nhậpcủa các hộ xã viên Hoạt động dịch vụ của các HTXDVNN với nguyên tắc trước hết
là vì lợi ích của sản xuất nông nghiệp và các hộ xã viên cần đáp ứng tốt yêu cầu
này, nhất là ở các dịch vụ thiết yêu như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ cung ứng vật tư,dịch vụ bảo vệ thực vật
s* Hiệu quả kinh doanh
- Số lãi được chia tính trên 1000 đồng vốn góp, thu nhập của xã viên: Tính
bang cách lấy số lãi giành dé phân phối theo vốn góp chia cho tổng số vốn góp của
xã viên Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trên 1000 đồng vốn góp trong năm đượcchia bao nhiêu đồng lời
- Tỷ suất loi nhuận/ vốn bình quân: Thể hiện bang số % giữa tổng số lợinhuận với vốn bình quân trong năm của HTXDVNN
- Doanh thu dich vụ: Đây là chỉ tiêu biéu hiện quy mô quan lý của hoạt độngdịch vụ HTXDVNN Quy mô của HTXDVNN đủ lớn sẽ giúp HTXDVNN tiết kiệmđược chi phi và thuận lợi hơn trong hoạt động, từ đó có điều kiện nâng cao hiệu quảcho kinh tế tập thé cũng như lợi ích cho các hộ thành viên
- Lãi, lỗ của các hoạt động dịch vụ: Đây là chỉ tiêu kết quả cuối cùng của
HTXDVNN, phản ánh khả năng tích luỹ và mở rộng dịch vụ của các HTXDVNN.
Mỗi một chỉ tiêu nói trên có tính độc lập tương đối và phản ánh hiệu quảhoạt động của HTXDVNN trên những khía cạnh khác nhau Ngoài ra cũng có thé
sử dụng một số chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của HTXDVNN như: chỉ tiêutăng trưởng thu nhập của kinh tế hộ, chỉ tiêu lãi được chia cho 1000 đồng sử dụng
dịch vụ, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn của HTXDVNN
Tuy nhiên, các chỉ tiêu này đều có những mặt hạn chế và khó khăn nhất địnhtrong việc tính toán hoặc phản ánh hiệu quả hoạt động của HTXDVNN Chang hanchỉ tiêu lãi được chia cho 1000 đồng sử dụng dịch vụ sẽ không tính được ở những
HTXDVNN mà không lấy lãi từ một số dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ như dịch vụ thủylợi, dich vụ làm dat
HTXDVNN không lấy lãi tức là đã gián tiếp phân phối lãi theo mức độ sửdụng dịch vụ cho xã viên Hoặc chỉ tiêu mức tăng trưởng về thu nhập của kinh tế hộ
được tính băng cách so sánh thu nhập bình quân của một xã viên sau với trước khi
10
Trang 18HTXDVNN chuyên đổi Khó khăn khi tính chỉ tiêu này là không thu thập được sốliệu thu nhập bình quân hộ trước khi HTXDVNN chuyên đổi, hoặc nếu có thu thập
được thì cũng khó đảm bảo được độ chính xác, vì thời gian đã khá lâu.
1.2 Cơ sở thực tiễn và bài học cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
1.2.1 Kinh nghiệm hiệu quả kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp tại một số địa phương
Tại sao tác giả lại lựa chọn các địa phương dưới đây dé nghiên cứu va hoctập kinh nghiệm? Vi trước khi có được thành công như ngày hôm nay thì ho đều cóchung một van đề khó khăn là đứng trước nguy cơ giải thé do hoạt động kinh doanhyếu kém dẫn đến thua lỗ Nhưng họ đã mạnh dạn chuyển đổi từ mô hìnhHTXDVNN kiểu cũ, sang mô hình HTXDVNN kiểu mới và áp dụng có hiệu quảluật HTX năm 2012 Trong quá trình chuyên đổi họ đã tư duy, sáng tạo nhiều dịch
vụ mới, đáp ứng nhu cầu của người dân, từ đó đây mạnh hoạt động sản xuất, kinh
doanh ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày một tăng
Bên cạnh đó phần lớn các địa phương này déu là các huyện lân cận của
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương nên các điều kiện liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của HTXDVNN có sự tương đồng vì vậy việc áp dụng các tiến bộ nổibật của các địa phương đó vào huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương phủ hợp hon và tiềmnăng mang lại hiệu quả cao hơn, kinh nghiệm cụ thể của từng địa phương như sau:
1.2.1.1 Kinh nghiệm cua HTXDVNN trên địa bàn huyện Thanh Miện, tinh
Hải Dương
Các HTXDVNN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã chuyên đổi thành
công sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 Cán bộ quản lý HTXDVNN được
tiếp cận với mô hình HTXDVNN hoạt động theo Luật HTX năm 2012, từ đó áp
dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị Hiện 22 HTXDVNN đã
tổ chức đại hội thành viên; HTXDVNN đã phân loại, đánh giá được tỷ lệ cung ứngtừng dịch vụ; huy động được thành viên tham gia góp vốn; củng cô nguồn vốn điều
lệ, vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh
Đạt được kết quả trên là do Dang ủy, Hội đồng nhân dân — UBND xã, cácban ngành đoàn thể, đội ngũ bí thư chi bộ, các cơ sở thôn luôn quan tâm, ủng hộ,giúp đỡ HTXDVNN đó là nguồn cổ vũ, động viên tạo điều kiện pháp lý cho
11
Trang 19HTXDVNN phát huy vai trò của mình trong phục vụ sản xuất nông nghiệp Kết hợpvới đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán, kiểm soát của HTXDVNN được trang bị kiến
thức tin học, cách làm báo cáo tài chính, quản lý các hoạt động dịch vụ đã giúp
công việc được thực hiện nhanh gọn, rõ ràng Từ đó, người kiểm soát viên có đượccái nhìn minh bạch, hệ thống về hoạt động của đơn vị theo tháng, quý, năm; làm cơ
sở dé hoạch định phương hướng kinh doanh mới cho đơn vi
Tuy nhiên, HTXDVNN huyện Thanh Miện vẫn còn tồn tại một số hạn chế
như sau:
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm bap bênh: Phan lớn sản xuất của các hộ nông
dân hiện nay chưa theo định hướng, yêu cầu của thị trường, chất lượng sản phẩm
nông nghiệp chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa đa dạng, hạn hẹp, không ồn định nêntình trạng được mùa, mat giá, sản phẩm khó tiêu thụ vẫn còn xảy ra Mặt khác, giá
cả các dịch vụ đầu vào như vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao dẫn đến hiệu quảsản xuất nông nghiệp có thời điểm đạt rất thấp
- Mô hình liên kết tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác từ sản xuất đến tiêuthụ sản phẩm giữa người nông dân và HTXDVNN tiêu thụ sản phẩm thông qua hợpđồng còn hạn chế và hiệu quả chưa cao
1.2.1.2 Kinh nghiệm của HTXDVNN trên địa bàn huyện Thanh Ha, tinh Hải
Dương
Thành lập từ năm 1997, chuyên đồi từ HTXDVNN hoạt động kiểu cũ Trước
năm 2004, HTXDVNN chỉ thực hiện 3 khâu dịch vụ: điện, thuỷ lợi và bảo vệ thực
vật Đến năm 2005, HTXDVNN chỉ còn lại 2 khâu dịch vụ do dịch vụ điện phảichuyên cho Chi nhánh điện quản lý Tuy nhiên, HTXDVNN đã linh hoạt, mở ranhiều cửa hàng nhằm cung ứng vật tư đầu vào cho xã viên, hộ nông dân và tổ chứctiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn
Hiện nay, HTXDVNN huyện Thanh Hà có 91 xã viên, trong đó 35 xã viên
lao động trực tiếp tại HTXDVNN (cán bộ thường trực HTXDVNN, xã viên tổ bảo
vệ thực vật, xã viên các tổ thuỷ nông, nông giang và tổ vận hành bơm nước của
HTXDVNN) Ngoài ra, hang năm HTXDVNN còn huy động hàng ngàn ngày công
theo thời vụ Tổng số vốn quỹ của HTXDVNN là 684 triệu đồng, trong đó vốn gópđiều lệ của xã viên là 61 triệu đồng; vốn góp xây dựng cơ bản ở 2 khâu dịch vụ 270triệu đồng, còn lại là vốn tích luỹ của HTXDVNN
12
Trang 20Trên địa bàn huyện Thanh Hà, một số HTXDVNN đã được Hội đồng quảntrị thông nhất giải thé tự nguyện và chuyên sang thành lập Tổ hợp tác Dịch vụ nôngnghiệp Có một số nguyên nhân chính của tình hình thực trạng công tác chuyền đổiHợp tác xã sang Tổ hợp tác là:
- Do ảnh hưởng của tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn diễn ra
nhanh dẫn đến diện tích đất trồng trọt đang giảm dan, số lượng lao động nông
nghiệp chuyền dịch sang các ngành nghề công nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày
càng đông đảo.
- Một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyên đổi của các HTX là do
mức hỗ trợ cấp bù thủy lợi phí của Nhà nước đối với HTX dịch vụ nông nghiệp
hiện nay quá thấp, mức hỗ trợ này đối với hai đơn vị trên được tính là 1.150.000đồng/ha và giữ nguyên từ năm 2012 đến nay nên khó khăn dé duy trì hoạt động của
HTX.
- Do ảnh hưởng của đại dich Covid làm suy thoái kinh tế chung và lạm phátdẫn tới giá cả các yếu tô đầu vào tăng cao như tiền công lao động làm các dịch vụ
nạo vét kênh mương và vận hành máy bơm tăng, các chi phí trong hoạt động văn
phòng của HTX như văn phòng phẩm và công cụ, dụng cụ nông nghiệp tăng, dẫn
tới việc khó khăn duy trì hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp.
1.2.2 Bài học cho các HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương
Một là, HTXDVNN cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích kinh doanh
và phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết giúp nông dân làm giàu, làm cho họ hiểu đượcchỉ có HTX mới là tổ chức tự họ giúp họ, chính quyền địa phương không được can
thiệp vào hoạt động, phương hướng sản xuất kinh doanh của HTXDVNN
Hai là, dé quản lý hoạt động kinh doanh HTXDVNN rat cần sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương về các mặt như: tạo khuôn khổ pháp lý; hỗ trợ xây dựng cơ
sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyếnkhích, quảng bá cho các hợp tác xã, giúp đỡ HTXDVNN thực thi kiểm soát bằngcác chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTXDVNN lũng đoạn, trá hình doanhnghiệp tư nhân đưới hình thức HTXDVNN dé hưởng ưu đãi
Ba là, HTXDVNN có nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ đa dạng và phongphú, cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn đòi hỏi các loại hình HTXDVNN nàyngày càng có tính chất chuyên sâu, chuyên môn hoá hơn Các HTXDVNN không
13
Trang 21chỉ quan tâm đến hoạt động phục vụ khâu đầu vào cho sản xuất, chế biến, tiêu thụnông sản; cần chú trọng vào các khâu dịch vụ tiêu dùng và các hoạt động dịch vụkhác phục vụ cho đời sống của người dân cũng được chú ý.
Bốn là, để tăng doanh thu và lợi nhuận trên thị trường đầy cạnh tranh,HTXDVNN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, của mình như thu thập, phântích thông tin thị trường giá cả, tính toán chi phí lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh và kết nối kinh doanh với các
doanh nghiệp, tô chức xã hội, nhà nước, nhà khoa học
Năm là, là giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng dé cóđội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực quản lý điều hành, giúp đỡ nông dânphát triển sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh với nông dân thế giới, dé hợp tác
xã hoạt động có hiệu quả.
14
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUA KINH DOANH
CUA CÁC HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TREN
DIA BAN HUYỆN GIA LỘC, TINH HAI DUONG
2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Gia Lộc tỉnh Hai Dương
Trang 23Qua bản đồ địa giới trên đây có thể thấy Huyện Gia Lộc có 18 đơn vị hànhchính cấp phường xã Trong đó bao gồm | thị tran, 17 xã.
Vi trí, giới hạn của huyện Gia Lộc:
« Phía Bắc giáp với thành phố Hải Dương
« Phía Tây Bắc giáp với huyện Cam Giang với ranh giới tự nhiên là sông Sat
s Phía Tây giáp với huyện Bình Giang với ranh giới tự nhiên là sông Do Day.
s Phía Nam giáp với các huyện Thanh Miện và Ninh Giang.
s Phía Tây giáp với huyện Tứ Kỳ.
2.2 Giới thiệu tống quan về các HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc
tỉnh Hải Dương
Cùng với nghị quyết 13/NQ-TW của hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ươngkhoá IX về “tiếp tục đổi mới, phát trién và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể", LuậtHTX 2003 ra đời đã tạo khung khổ pháp lý và căn cứ thực tiễn dé các ngành, cáccấp có các chủ trương, chính sách cụ thể tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cácHTXDVNN hoạt động Việc chuyên đổi, xây dựng mới các HTXDVNN và cáchình thức kinh tế hợp tác theo mô hình kiểu mới trong nông nghiệp, nông thôn đã
có những chuyên biến bước đầu Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hải Dương cũng đã ban
hành nhiều nghị quyết, kế hoạch quan trọng nhằm hướng dẫn việc đổi mới và phát
triển kinh tế tập thê trên địa bàn nói chung, trong đó có HTXDVNN, và triển khai
thực hiện Luật HTX năm 2012 Sau một thời gian triển khai và thực hiệnHTXDVNN ở huyện Gia Lộc đã có bước phát triển khá cả về số lượng và chatlượng, có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh Về
mô hình HTXDVNN, nông thôn ở Gia Lộc thời gian vừa qua, có thé đánh giá kếtquả hoạt động ở những phương diện sau: Da số các tầng lớp nhân dân đã có nhậnthức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, bản chất của HTXDVNN kiểu mới, việc thực hiện
chủ trương chuyên đổi HTXDVNN và khuyến khích phát triển các loại hìnhHTXDVNN ở nông thôn Gia Lộc đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận Tính đến
tháng 7 năm 2022, có 19 HTXDVNN trên địa bàn huyện (17 HTXDVNN theo quy
mô toàn xã, 2 HTXDVNN theo quy môn thôn).
Có 9/19 HTXDVNN huyện Gia Lộc Dai hội xã viên nhiệm ky 2010-2015 đã
tiến hành đăng ký lại xã viên với 1.134 xã viên được đăng ký, các xã viên góp vốnđiều lệ được 226.800.000 đồng, những cán bộ và lao động trực tiếp của 9HTXDVNN đã góp vốn cô phần với số tiền 1.823.000.000 đồng trong đó số cô
16
Trang 24phần góp mới là 768.000.000 đồng; còn 12/19 HTX không tiến hành đăng ký lại xãviên mà giữ nguyên xã viên như cũ với 7.923 xã viên, vốn cô phần góp của cácthành viên HTXDVNN giữ nguyên như cũ với số tiền là 1.124.000.000 đồng Điềunày cho thấy vẫn còn 12 HTXDVNN đăng ký xã viên theo hình thức cũ làm cho xãviên không ràng buộc với hoạt động của HTXDVNN, trong khi đó họ lại có quyền
biểu quyết ngang nhau với các thành viên khác làm ảnh hưởng đến việc lập kếhoạch sản xuất kinh doanh của các HTXDVNN làm giảm hiệu quả sản xuất kinhdoanh của HTXDVNN; bên cạnh đó thì 9 HTXDVNN tiến hành đăng ký lại xã viên
và tăng số vốn cô phần làm cho nguồn vốn của HTXDVNN tăng lên, vốn điều lệtăng 226.800.000 đồng còn lại 12 HTXDVNN giữ nguyên vốn cô phần như cũ, làm
cho vốn điều lệ không tăng, vốn cổ phần cũng không tăng thậm chí còn giảm domột số thành viên không tham gia vào các khâu của HTXDVNN ho rút lại cổ phần
đã góp.
17
Trang 252.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HTXDVNN trên địa ban
huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
Đại hội xã viên
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của HTX(Nguồn: Điều lệ HTXDVNN xã Nhật Tân, Gia Lộc, Hải Dương)
Chú giải ————*Quan hệ chi đạo
st ®uan hệ kiểm tra, kiểm soát+——Quan hệ giao dịch
Trong sơ đồ tô chức bộ máy của HTX dịch vụ có:
- Xã viên hợp tác xã là những người tự nguyện gia nhập hợp tác xã
- Đại hội xã viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất, thông qua Đại hộixãviên bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
eSố lượng Hội đồng quản trị là 3 người, trong đó: 1 ủy viên là chủ tịch hội
dong quản trị kiêm giám doc, 1 ủy viên kiêm phó giám doc
18
Trang 26eSố lượng Ban kiểm soát từ 1-3 người, song do quy mô hoạt động của các
HTXDVNN hiện nay còn rất nhỏ nên thường mới có 1 kiểm soát viên chuyên trách
eCác cán bộ chuyên môn: 1 kế toán, 1 thủ quỹ va 1 cán bộ làm công tác phụ
trách dịch vụ
Với mô hình quản lý này hiện nay đang phù hợp với yêu cầu củaHTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc- Hải Dương, bởi vì: Hầu hết cácHTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc đều có nguồn vốn hoạt động còn nhỏ, quy
mô hoạt động còn hạn hẹp và các dịch vụ còn đơn thuần
Bang 2.1: Số người trong bộ máy của HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia
Lộc
Số lượng
STT Nội dung
I Hội dong quản trị 3
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc 1Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Phó Giám đốc 1
Thanh vién 1
II Kiểm soat viên 1
III {Can bộ chuyên môn 2
Kể toán 1
Thu quy 1
(Nguôn: Hop tác xã dịch nông nghiệp xã Nhật Tân, Gia Lộc, Hai Dương)
Có hai bộ phận chủ yếu quyết định đến quản lý hoạt động kinh doanh cácdịch vụ ở các HTX DVNN là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; một sốcác HTXDVNN thì kế toán HTXDVNN cũng tham gia vào điều hành các hoạt độngdịch vụ của các HTXDVNN Hội đồng quản trị thường có ba người đó là Chủ tịchHĐQT kiêm giám đốc và Phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Giám đốc và thành viênHĐQT, tuy nhiên hiện tại có nhiều HTXDVNN chỉ có một đồng chí Giám đốc,không có phó Giám đốc; có nhiều lý do để các HTXDVNN cắt giảm nguồn nhânlực trong HĐQT nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là kinh phí để trả lương cho cán
bộ HTXDVNN còn quá ít gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh dịch vucủa HTXDVNN Ban kiểm soát HTXDVNN thường có một đồng chí giữ chức vụ
19
Trang 27trưởng ban kiểm soát và tham gia vào các công tác giám sát hoạt động kinh doanh
dịch vụ của HTXDVNN.
Tổ chức bộ máy của các HTXDVNN huyện Gia Lộc cơ bản được thực hiệnđúng theo Luật HTX số 23/2012/QH13 Các HTXDVNN đã bám sát điều lệ mẫu vàdựa vào các điều kiện cụ thé của mình dé xây dựng điều lệ cho HTXDVNN mìnhphù hợp Các hợp tác xã đã căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện của bộ NN
và PTNT, sở NN và PTNT, nội dung và quy định mà đại hội xã viên đề ra
Kế toán 18 4 22,22 12 66,67 2 11,11
(Nguon: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Gia Lộc, năm 2022)Tác giả đã thé hiện số liệu trên qua biểu đồ dưới đây:
20
Trang 2816
14
10 8
mSơcấp Trungcâp Cao đẳng, đại học
Biểu đồ 2.1: Trình độ cán bộ trong Hội đồng quản trị của HTXDVNN huyện
Dé nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các HTXDVNN cần phải tiếp
tục đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các HTXDVNN, cóchủ trương chính sách hợp lý để khuyến khích đội ngũ cán bộ học tập, nâng caotrình độ chuyên môn Đây là cơ sở dé đưa ra giải pháp đúng đắn nhăm nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXDVNN.
2.2.3 Các dịch vụ của các HTXDVNN huyện Gia Lộc, tỉnh Hai Dương
Trong những năm gần đây các HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lộc tỉnhHải Dương, hoạt động kinh doanh đều có nhiều tiền bộ, chất lượng dịch vụ ngàycàng được chú trọng, giá trị, sản lượng sản xuất hàng hoá đều có xu hướng tăng; thunhập của xã viên phần nào được cải thiện; tài sản cố định, nguồn vốn, quỹ trongHTXDVNN được củng có và tăng dan Tuy tổng lãi các khâu dịch vụ có giảm, song
21
Trang 29với thời điểm nền kinh tế hiện tại đang rất khó khăn, trong khi đó các HTXDVNNvan duy trì và phát triển thêm được các khâu dịch vụ thì đó là một sự cố gang cuaBan quản lý HTXDVNN, sự chi đạo thường xuyên của các cấp uy đảng, chínhquyền địa phương.
Mức độ đáp ứng nhu cầu của xã viên: Khả năng đáp ứng của HTXDVNN
đối với hộ xã viên vẫn còn thấp, về các dịch vụ mà HTXDVNN cung ứng cảm thấy
hợp lý và phù hợp với thị trường Tuy nhiên một số khâu dịch vụ HTXDVNN cung
ứng còn có giá dịch vụ cao hơn so với tư nhân cung cấp (Ví dụ: ở HTXDVNN
Thống Kênh giá dịch vụ làm đất vào khoảng 120.000- 130.000 đồng/sào trong khi
đó, mức giá của tư nhân chỉ vào khoảng 115.000 đồng- 125.000 đồng/sào)
Các loại dịch vụ khác như cung ứng giống, phân bón hầu hết cácHTXDVNN đều cung ứng, phục vụ đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người dân
Hoạt động kinh doanh của các khâu dịch vụ mà mỗi HTXDVNN đảm nhận:Bang 2.3 Số lượng HTXDVNN thực hiện các khâu dich vụ năm 2022
07 Dich vụ kiến thiết đồng ruộng 04
08 Dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp 02
(Nguôn: Phòng nông nghiệp huyện Gia Lộc, năm 2022)
Có 8 khâu dịch vụ được các HTXDVNN huyện Gia Lộc thực hiện trong đó
có: 02 HTXDVNN thực hiện đủ 8 khâu; 04 HTXDVNN thực hiện 7 khâu; 3 HTXDVNN thực hiện 6 khâu; 5 HTXDVNN thực hiện 5 khâu và 2 HTXDVNN chỉ
thực hiện 4 khâu dịch vụ; 05 HTXDVNN thực hiện 3 khâu Số HTXDVNN thựchiện đủ các khâu dịch vụ còn ít, chủ yếu các HTXDVNN mới thực hiện 3 khâu dịch
vụ chủ yếu là Dịch vụ thủy nông; dịch vụ dự thính dự báo sâu bệnh; dịch vụ chuyền
giao khoa học kỹ thuật (KHKT) vì đây là 3 khâu dịch vụ mà người dân khó thực
22
Trang 30hiện được, cần có sự tham gia của HTXDVNN, những khâu dịch vụ khác mang lạilợi nhuận và hiệu quả bên vững cho hoạt động của HTXDVNN vẫn chưa được các
HTXDVNN quan tâm thực hiện.
+ Dịch vụ thủy nông: Có 19/19 HTXDVNN tổ chức khâu dịch vụ này, đây làkhâu dịch vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết định tới năng suất câytrồng hàng năm Ban quản trị các HTXDVNN và lực lượng nông giang ở các đội
(tổ) hoạt động khá tích cực, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, luônđảm bảo đủ nước cho công tác làm đất và gieo cấy kịp thời hai vụ lúa, trồng câymàu vụ đông và làm tốt công tác phòng chống úng lụt hàng năm Đây là dịch vụ
thực hiện khá thuận lợi bởi từ năm 2008 thực hiện Nghị quyết số HĐND ngày 04/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về phê duyệt Đề ánmiễn giảm thủy lợi phí cho nông dân trong tỉnh thì ngoài hỗ trợ thuỷ lợi phí của
98/2008/NQ-Nhà nước, có 10/19 HTXDVNN thu thêm thuỷ lợi phí, mức thu thêm được Đại hội
xã viên HTXDVNN nhất trí Đây là khâu dịch vụ được thực hiện ôn định va cơ bản
cân đối thu chỉ, tạo nguồn thu nhập ôn định cho cán bộ, lao động của các
HTXDVNN Các HTXDVNN thực hiện cắt giảm chi phí như việc bơm nước giờthấp điểm, kiểm tra đồng ruộng tiết kiệm nước, giảm chi phí gián tiếp dé tăng thu
nhập.
+ Dịch vụ dự thính, dự báo công tác bảo vệ thực vật (BVTV): Đây là khâu
dịch vụ bắt buộc, được quy định trong Đề án đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động
của các HTXDVNN trên dia bàn huyện Gia Lộc, bởi khâu dự thính dự báo không
thê thực hiện đơn lẻ từng hộ hoặc nhóm hộ nông dân mà phải thực hiện theo quy
mô lớn Có 19/19 HTXDVNN tổ chức khâu dịch vu nay, các HTXDVNN đã căn cứvào dự thính dự báo của Trạm BVTV và thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồngruộng, phát hiện tình hình diễn biến phát sinh gây hại của sâu bệnh trên cây trồng và
hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả, qua nhiều vụ sản xuất gần đây, khâudịch vụ này được coi là khâu hoạt động hiệu quả nhất, do làm tốt công tác dự tính,
dự báo sâu bệnh, nhiều vụ sản xuất đã giảm phun trừ lứa sâu bệnh gây hại và tiết
kiệm hàng tỷ đồng cho nhân dân và làm giảm ô nhiễm môi trường Tuy nhiên thựchiện khâu dịch vụ này vẫn chủ yếu dừng lại ở việc dự tính dự báo sâu bệnh hướngdẫn biện pháp phòng trừ mà các HTXDVNN chưa thực hiện việc dịch vụ phòng trừtập trung, sử dụng máy móc dé phun trừ sâu bệnh trên diện rộng theo cơ chế 1 vùng,
1 giống, 1 thời gian cho nên hiệu quả vẫn chưa đạt cao, chưa dap ứng được kỳ vọng
của nông dân.
23
Trang 31+ Dịch vụ chuyển giao KHKT: Có 19/19 HTXDVNN thực hiện khâu dịch vụchuyên giao KHKT, đã phối với các cơ quan chuyên môn của Huyện và các tô chứcchính trị- xã hội dé tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về kỹ thuật chămbón cây trồng, vật nuôi, cách sử dụng hiệu quả các loại thuốc BVTV, chương trìnhphòng trừ dịch hai tong hợp IPM dé bảo vệ môi trường, hang năm số lớp tập huấn
tiến bộ kỹ thuật được mở gan 100 lớp với trên 5000 lượt người tham dự xây
dựng, khảo nghiệm các mô hình trình diễn giống lúa, cây rau màu nhiều mô hình
đã được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao Đây là khâu dịch vụ các
HTXDVNN thực hiện theo phương thức phục vụ nhân dân không tính lãi.
+ Dịch vụ đánh bắt diệt chuột: Có 14/19 HTXDVNN trực tiếp chỉ đạo điều
hành khâu dịch vụ này, đây là khâu dịch vụ đòi hỏi phải có sự thống nhất cao trong
cộng đồng, chỉ đạo tập trung đánh bắt diệt chuột mới đem lại hiệu quả cao, nhưng
thực tế một vài vụ gần đây, nhiều HTXDVNN phó mặc dịch vụ này cho các thôn tự
thỏa thuận với nông dân dé thuê người làm và có thôn không có người đánh bắt, cónơi chỉ tổ chức đánh bắt bằng thuốc hóa học (mua thuốc về trộn mỗi dé rải) hệ
quả con chuột phát sinh gây hại nặng cho sản xuất Các HTXDVNN chưa gan số
lao động trực tiếp (các tổ nông giang) thực hiện việc đánh bắt diệt chuột, mà mới
dừng lại ở khâu làm trọng tài giữa các tô diệt chuột với nông dân gây ra sự lãng phínguồn lực, không đảm bảo hiệu quả
+ Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng: Có 18/19 HTXDVNN trực tiếp điều hànhdịch vụ bảo vệ đồng ruộng do lực lượng nông giang đảm nhận, nhằm thường xuyênkiểm tra đồng ruộng để ngăn chặn kịp thời sự phá hại các sản phẩm nông nghiệpcũng như các công trình giao thông thuỷ lợi nội đồng Tuy nhiên khâu dịch vụ nàyvẫn hoạt động hình thức bởi thực tiễn các HTXDVNN không có đủ nhân lực đểthực hiện việc bảo vệ đồng ruộng, mà chủ yếu vẫn gan với lực lượng nông giang, an
ninh thôn
+ Dịch vụ làm dat, điều hành khâu làm dat: Day là khâu dich vụ mang lạihiệu quả kinh tế cao cho các HTXDVNN, mặt khác nếu các HTXDVNN trực tiếpthực hiện khâu làm đất sẽ là cơ sở dé triển khai chủ trương xây dựng các cánh đồng
mẫu lớn theo phương thức 1 vùng, 1 giống, 1 thời gian, tuy nhiên mới 7/19HTXDVNN trực tiếp tổ chức điều hành dịch vụ làm đất đó là HTXDVNN ThốngKênh, Đồng Quang, Lê Lợi, Hồng Hưng, Nhật Tân, Thị tran Gia Lộc, Quang Minh,Đoàn Thương, Toàn Thắng; HTXDVNN ký hợp đồng với các chủ máy, xây dựng
phương án thu tiên của xã viên, thanh toán với các chủ máy và đê lại phí dịch vụ
24
Trang 32quan lý từ 1.000đ — 6.000đ/sào/vụ, chất lượng làm đất được đảm bảo, giá thành
thống nhất trong toàn xã (giá thành làm đất giao động từ 130.000đ/sào/vụ) Chỉ có duy nhất HTXDVNN Thống Kênh là có máy trực tiếpđảm nhận khâu làm đất đem lại lợi ích rất cao trong sản xuất kinh doanh, mang lại
100.000đ-lợi nhuận lớn cho HTXDVNN.
+ Dịch vụ cung ứng giống và vật tư nông nghiệp: Đây là khâu dịch vụ có rất
nhiều tiềm năng mang lại hiệu quả hoạt động cho các HTXDVNN, tuy nhiên chưa
có nhiều HTXDVNN thực hiện, toàn huyện mới có 2/19 HTXDVNN có cửa hàngkinh doanh nên đã thực hiện cung ứng phân bón và thuốc BVTV cho xã viên vanhân dân đó là HTXDVNN Thống Kênh, Đồng Quang và hàng năm dịch vụ nàyđều hạch toán có lãi và cải thiện thu nhập cho cán bộ HTXDVNN Còn lại các
HTXDVNN chi dừng lại ở việc nhận ủy thác của các công ty cung ứng phân bón,
thóc giống phân phối cho xã viên (theo hình thức trả chậm) dé nhận hoa hồng chưa
thực sự theo đúng nghĩa kinh doanh.
Chất lượng dịch vụ HTXDVNN cung cấp cho hộ nông dân tạo niềm tin và
thu hút người nông dân sử dụng dịch vụ.
Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chất lượng dịch vụ mà
HTXDVNN phục vụ năm 2022
Rat tốt (rất| Tốt(hài | Bình thường | Không tốt
hài lòng) | lòng) (chưahài | (không hài Loại dịch vụ (%) (%) lòng) lòng)
(%) (%)
Thủy nông 19,08 32,37 44,51 4,04
BVTV 7.41 29,30 51,85 11,11
Lam dat 8,46 30 33,85 27,69Chuyén giao KHKT 40 30 30 0
Kiến thiết đông ruộng 6,94 36,11 47,22 9,72