1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Lạng Sơn
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Nhất Linh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 19,15 MB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương TmậiI.... Tại Việt Nam hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, nhu cầu v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DAN

VIEN NGAN HANG - TAI CHÍNH

Dé tai:

THUC TRANG VA GIAI PHAP MO RONG CHO VAY DOI VOI

DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ TẠI NGAN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Ho và tên sinh viên — : Nguyễn Thị Thùy Dung

MSV : 11160985

Lép : Tai chính doanh nghiệp 58A

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Nhất Linh

HÀ NỘI, 12/2019

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề “Thực trạng và giải pháp

mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam — chi nhánh Lạng Sơn” em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đếnThS Nguyễn Nhất Linh đã hướng dẫn tận tinh dé em có thé hoan thành chuyên đề

thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn toàn thé các thầy, cô giáo tại viện Ngân hàng —Tài chính trường đại học Kinh tế Quốc dân đã chỉ dạy những kiến thức quan trọngkhông chỉ giúp em nâng cao hiểu biết về đa dạng các van dé mà còn là hành trang

giúp em tự tin hơn trong công việc sau này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ nhân viên tại ngân

hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chi nhánh Lang Sơn Đặc biệt là các anh chị làm việc tại phòng khách hàng của chi nhánh vì sự giúp đỡ tận tình, tạo mọi

điều kiện tốt nhất dé em có thé hoc hỏi và tìm hiểu sâu hơn về ngành ngân hàng nói

chung là hoạt động của chi nhánh nói riêng.

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô tại trường đại học Kinh tế Quốc

dân, các anh chị cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam —

chi nhánh Lạng Sơn thật nhiều sức khỏe và đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trong công

việc và cuộc sông.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Thực trạng và giải pháp

mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam — chi nhánh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng em.

Các kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được đều hoàn toàn trung thực

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2019

Sinh viên

Trang 4

CHUONG I: CO SO LY LUAN VE HOAT DONG CHO VAY CUA NGAN

HANG THUONG MAI DOI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ 41.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ -2- 22 25s s52 4

1.1.1 Khái nệm doanh nghiệp vừa va nỏ - c3 + 1S iseirsreeresee 4

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ -2- 2-2 2 2+ e£Ee£E+Ex+EzEzrezed 5

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỎ - 5 + + 1x ven 8

1.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại ngân hàng thương TmậiI - + c 13 192311391113 11 11 11 81 1g ng rưy 22

€0 Chung NNớớ ê®'"'.ồ®” 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐÓI VỚI DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆTNAM - CHI NHÁNH LANG SƠN - SG L LH HH HH H0 1 ru 282.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi

mhanh Lang Som 080800080 28

2.1.1 Lich sử hình thành và phát triỀn 2 2¿©2++©+++£x++Ex++Exvzxxerxesrxrrrxees 282.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh .- ccc++ccvvvtrerrrtrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrk 30

2.1.3 Tình hình tài chính giai đoạn 2016-20 18 - - St seseessessssesske 31

Trang 5

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam — chi nhánh Lang Sơn trong giai đoạn 2016-2018 34

2.2.1 Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 34 2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chi nhánh Lang SƠn - <2 E113 1391 11 1119 11 1 1 ng re 36

2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng TMCP Ngoại

Thuong Việt Nam — chỉ nhánh Lang Sơn 5 555555 s++ecsexsesersee 46

2.3.1 Những thành tựu đã dat ẨưỢC - - c1 3S 12 11x giết 46

2.3.2 Một số hạn chế còn tỒn tại ¿55c 5tr 472.3.3 Nguyên nhân của những han ché .ccccccsssesssesssesssessesssecssecsscseessecssecstesseessecs 49Kết luận chương II - - 2 2 s+SE£2E£2EE£EE£EEEEEEEEE2E12717171121111 11111111.54CHUONG 3 GIẢI PHAP MO RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VANHỎ TAI NGAN HANG TMCP NGOẠI THUONG -2- 5 ©cscs256VIỆT NAM - CHI NHANH LANG SƠN 2- 52 222EEcEEeEErrrerkerkrrex 563.1 Định hướng phát triển, mớ rộng cho vay DNVVN của ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam — chỉ nhánh Lạng Sơn 5 25c sex 56

3.1.1 Định hướng phát triển cho vay DNVVN của ngân hàng TMCP Ngoại Thương

'Việt NAM . - 1111191111111 KĐT 56

3.1.2 Định hướng phát triển cho vay DNVVN của ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Viét Nam 001viì0i)i ii) 806i 1 57

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chỉ nhánh Lạng Sơn - 58

3.2.1 Day mạnh marketing ngân hang .c.ccccecccscssssssssessessessessessessessssecsessesseesesseaee 58

3.2.2 Da dang hóa các sản pham cho vay và điều kiện cho vay đối với DNVVN .603.2.3 Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn và nợ xấu -¿- 2 cszx=s+623.2.4 Nâng cao chất lượng thâm định tin dụng đối với DNVVN - 633.2.5 Kiểm soát nội bộ -c2+c2ttt th nh HH re 633.3 Một số kiến nghị - ¿St E11 12121 1111111111 111111111111 cre 643.3.1 Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan -22 s2 +zzszsz653.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước . - 2 ¿+ k+EE+EE£EESEEEEEEerEerkerkerkrree 673.3.3 Đối voi ngân hang TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 5: 52 52 68Kết luận chương III 2-2 S+S£2S££EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrei 70KẾT LUẬN - 5c SE 121121211 111111211211 2111111111111 01111111 1 g1 1 grgey 71DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 22 ©2222+222EE2++2EEEEEerrtrrkxee 72

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

NHTM: Ngân hàng thương mại.

NHNN: Ngân hang Nhà Nước.

TMCP: Thương mại cổ phần

DN: Doanh nghiệp.

Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

In em + YN YP Vietcombank Lạng Sơn: Ngân hàng thương mại cô phan Ngoại Thuong Việt

Nam - chi nhánh Lang Sơn.

8 KH: Khách hang.

9 CV: Cho vay.

10 TSDB: Tai sản đảm bảo.

11 DSCV: Doanh số cho vay

12.SXKD: Sản xuất kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ - - 5+ 55s <+<>+s+sses+ 5

Bang 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Lang Sơn - 32

Bảng 2.2: Dư nợ tín dung của Vietcombank Lang Sơn 5 55s <++s++sss+ 33 Bảng 2.3: Tình hình lợi nhuận của Vietcombank Lạng Sơn - «+ + 34

Bảng 2.4 Thay đổi số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam — chi nhánh Lang Sơn - - 5 «+++ 36

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay đối với DNVVN tại Vietcombank Lạng Sơn 38Bang 2.6 Cơ cau dư nợ cho vay DNVVN phân chia theo loại tiền tại Vietcombank

Lạng SƠN SH HT và 40

Bảng 2.7 Cơ cau dư nợ cho vay đối với DNVVN phan chia theo tài sản đảm bảo tại

Vietcombank Lang Som - 41

Bang 2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN phân chia theo thời hạn tại

Vietcombank Lang nu .Ả 42

Bang 2.9 Nợ xấu trong cho vay đối với DNVVN tại Vietcombank Lang Son 43

Bảng 2.10 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN tại Vietcombank Lang Sơn 45

Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Lang Sơn 37Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng DNVVN trên tổng dư nợ tại

Vietcombank Lang SƠI - 5 c5 1199019930 19 119v vn ngư 39

Biéu đồ 2.3 Biến động lãi suất cho vay bình quân tại các NHTM giai đoạn

"00.00920611 53

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong quá trình day mạnh công nghiệp hóa — hiện đại hóa, pháttriển toàn diện kinh tế xã hội Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốcdân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta ngày càng phát triển, đóng góp mộtphần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế nước nhà

Thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã trở thành một nhân tố năngđộng, giúp tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, thúc day phattriển kinh tế và góp phan xóa đói giảm nghèo Doanh nghiệp vừa va nhỏ có những

ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác chưa có được, đó là khả năngthích nghi cao, dé thay đổi theo sự thay đổi của thị trường và nền kinh tế, quy mô

nhỏ dễ quản lý Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay

đang có quy mô quá nhỏ về vốn, trong đó nguồn vốn chủ yếu của các doanh nghiệpnày là vốn tự có, vốn vay bạn bẻ người thân, các doanh nghiệp chưa chú trọng đếnnguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại Do vốn còn mỏng gây khó khăn chocác doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong thời buổicạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu doanh nghiệp không đủ mạnh và chưa có khảnăng cạnh tranh cao sẽ bị đào thải khỏi thị trường Theo số liệu của Tổng cục Thống

kê, trong 6 tháng đầu năm 2019 có gần 67.000 doanh nghiệp được thành lập mới, đaphần các doanh nghiệp mới được thành lập được nhận định là doanh nghiệp nhỏ,cùng với đó đã có gần 43.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải

thé, trong do SỐ lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 60% Tại Việt Nam hiện

nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, nhu cầu về vốn cao do vậy nếu cóthể thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn và có kế hoạch cho vay chặt

chẽ sẽ mở rộng được quy mô hoạt động của ngân hàng, từ đó làm tăng doanh thu.

Mặc dù việc ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cho

là khá rủi ro nhưng ngành ngân hàng thế giới vẫn luôn nhận định “Cung cấp tíndụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những phương thức cốt yếu để các

tổ chức tài chính đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế bền vững” Tại Việt Namhiện nay, phần lớn các ngân hàng thương mại đã xác định bộ phận các doanh nghiệp

Trang 9

vừa và nhỏ là nhóm khách hàng mục tiêu cân quan tâm đên nhiêu hơn Trên địa bản

tỉnh Lạng Sơn đang có khoảng gần 3000 doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp

vừa và nhỏ, trong đó chỉ 950 doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với các ngân

hàng Vì vậy việc nghiên cứu đê tìm ra giải pháp mở rộng cho vay đôi với doanh

nghiệp vừa và nhỏ là van đề được ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi

nhánh Lạng Sơn quan tâm trong thời gian qua Theo quan điểm trên và dựa vào

thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay, em đã

chọn đê tài nghiên cứu:

“Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chi nhánh Lạng Sơn”.

2.

4.

Mục tiêu nghiên cứu.

Hệ thống hóa những van dé lý luận về tín dụng ngân hang và hoạt động mởrộng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên cơ sở là những vấn đề lý luận chung, đánh giá thực trạng mở rộng cho

vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank chi nhánh Lạng Sơn.

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động mở rộng

cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo cơ sở cho việc thực hiện tại chi nhánh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về hoạt động cho vaycủa ngân hàng thươngmại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Vietcombank Lạng Sơn.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Vietcombank Lạng Sơn trong giao đoạn 2016-2018.

Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, bài viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học sau dé phân tích lý luận thực tiễn:

Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế: phân tích hoạt động cho vay, tìnhhình hiệu quả của hoạt động cho vay và một số hoạt động khác dé đánh giá

về thực trang mở rộng cho vay DNVVN tại Vietcombank Lang Sơn

Phương pháp tổng hợp thống kê: Tổng hợp các số liệu của chỉ nhánh ngânhàng về tình hình cho vay DNVVN, thống kê lại qua bảng biểu và từ đó làm

Trang 10

rõ được tình hình cho vay DNVVN tại chi nhánh.

- _ Mô hình hóa bằng biéu đồ: Từ các số liệu đã được tông hợp, mô hình hóa số

liệu bằng biểu đồ dé thấy rõ hơn về sự tăng trưởng hay suy giảm của các chỉtiêu đề cập đến trong nghiên cứu tình hình cho vay DNVVN tai chỉ nhánh

5 Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên

dé được trình bày trong ba chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương IT: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân

hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chỉ nhánh Lạng Son.

Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đổi với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân

hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chỉ nhánh Lạng Sơn.

Trang 11

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT DONG CHO VAY CUA NGAN

HÀNG THƯƠNG MAI DOI VỚI DOANH NGHIỆP VUA VÀ NHỎ.

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc quy định thé nào là DN lớn, thé nào là DNVVN là tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế xã hội cụ thé của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời ky, từnggiai đoạn phát triển kinh tế Trên cơ sở đó mỗi nước lại chọn cho mình những tiêuchí khác nhau để phân chia doanh nghiệp thành DN lớn và DNVVN sao cho phùhợp với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từnggiai đoạn phát triển

Tại Việt Nam, theo công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998,DNVVN là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanhdưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thờiđiểm ban hành công văn) Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung

về các DNVVN ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách Trên thực tế

tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩaDNVVN như sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập,

đó đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷđồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” Các DN siêunhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, DN có từ 10 đến 49 nhân công được

coi là DN nhỏ.

Tiếp theo, căn cứ theo điều 3 nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển

DNVVN, khái nệm DNVVN được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa

là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành

ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguôồn vốn (tổng nguồn vốn tươngđương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao

động bình quân năm (tông nguôn vôn là tiêu chí ưu tiên)”.

Mới đây nhất, theo điều 6 nghị định 39/2018/NĐ-CP về trợ giúp phát triểnDVVVN, tiêu chí xác định DNVVN được cụ thể trong bảng sau:

Trang 12

Bang 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Tổng Số lao Tổng Số lao Tổng Số laonguồn động nguồn động nguồn động

Khu vực vốn vốn vốn

Nông, lâm nghiệp | 3 tỷ đồng | 10 người | Từ trên 3 | Từ trên Từ trên Từ trên

và thủy sản trở xuống trở tỷđồng | 10 người | 20ty 100

xuống | đến 20 tỷ | đến 100 | đồng đến | người đến

đồng người 100 tỷ 200

đồng ngườiCông nghiệp và 3 tỷ đồng | 10 người | Từ trên 3 | Từ trên Từ trên Từ trênxây dựng trở xuống trở tỷđồng | 10người | 20ty 100

xuống | đến 20tỷ | đến 200 | đồng đến | người đến

đồng người 100 tỷ 200

đồng ngườiThương mại và 3 tỷ đồng | 10 người | Từ trên 3 | Từ trên Từ trên Từ trêndịch vụ trở xuống trở tỷ đồng | 10 người 50 tỷ 50 người

xuống | đến 50tÿ | đến50 | đồng đến | đến 100

đồng người 100 tỷ người

đồng(Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP)Nói một cách tổng quát, tại Việt Nam, DNVVN được quy định là cơ sở sảnxuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện

hành, có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc có số lao động bình quân năm

không quá 200 người.

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các DNVVN cũng có những đặc trưng cơ ban được thé hiện qua hai mặt ưu

điêm và nhược điêm, cụ thê như sau:

1.1.2.1. Ưu điểm

e Tổ chức sản xuất, tô chức quan lý linh hoạt, gọn nhẹ

Các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp

Trang 13

qua đó góp phan tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.

e Các DNVVN năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường

Do có bộ máy tô chức quản lý gọn nhẹ, hoạt động chủ yếu nhỏ, lẻ, có tính địaphương nên hầu hết DNVVN đều năng động hơn, nhạy bén hơn đối với những thayđổi của thị trường Khi nhu cầu của thị trường thay đổi hay khi gặp khó khăn, nội

bộ doanh nghiệp dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất thực hiện điều chỉnh, doanhnghiệp vừa và nhỏ dễ dàng thực hiện thay đổi máy móc thiết bị, chuyển hướng sảnxuất kinh doanh các mặt hàng dé đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu mới của thitrường, vượt qua khó khăn và đạt hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn Trênthực tế, bắt đầu từ những năm 1990, nhiều công ty lớn trong một số lĩnh vực nhưvận tải, giáo dục, dịch vụ du lịch trên toản cầu có xu hướng điều chỉnh và phânchia thành các công ty nhỏ để tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh Doanhnghiệp vừa và nhỏ sau khi thành lập xong thường nhanh chóng đi vào sản xuất kinhdoanh do việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động diễn ra trong thờigian ngắn, đồng thời không mất nhiều thời gian thành lập bộ máy quản lý nên hiệusuất hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn so với các doanh

nghiệp lớn.

e_ Vốn đầu tư ban đầu ít

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập dễ dàng vì không đòi hỏi nhiều vốn, số

lượng lao động không nhiều, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng thấp Da số các doanhnghiệp vừa và nhỏ không cần diện tích sản xuất tập trung lớn, do đó có thể đặt trụ

sở doanh nghiệp tại nhiều nơi, nhiều địa phương dé thuận tiện cho sản xuất va cung

ứng hàng hoá dịch vụ ra thị trường một cách nhanh nhóng, giảm chi phí vận

chuyền Khả năng này giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy được lợi thế về giảmđầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, tận dụng được các nguồn lực phân tán, đồng thờicũng tạo ra tính linh hoạt cao trong t6 chức sản xuất Vốn đầu tư ban đầu ít nhưnghiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào DNVVN

1.1.2.2 Nhược điểm

e Nguồn vốn còn hạn chế

Chính từ đặc điểm cần ít vốn dé hoạt động nên doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạnchế về khả năng cạnh tranh Do tiềm lực tài chính thấp nên doanh nghiệp vừa và

Trang 14

nhỏ thiếu nguồn lực dé thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn, các dự án đầu tư lớn

và trong thời gian dài Cũng do nguồn vốn hạn chế nên doanh nghiệp vừa và nhỏthường gặp khó khăn trong việc đầu tư cho nghiên cứu thiết kế cải tiến công nghệ,mua sắm và trang bị những công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn vốn lớn, hạn chế trong

việc đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình, từ đó ảnh hưởng

đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường

e Trinh độ chuyên môn, quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập trên cơ sở góp vốn của nhiềuthành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghệp và người chủ sở hữu thường đồngthời là người quản lý, giám đốc hay quản đốc Da số các chủ doanh nghiệp vừa vànhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường,về

quản trị kinh doanh, họ quản lý bang kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu Do vậy

mức độ chuyên môn trong quản lý thường không cao, đôi khi việc tách bạch giữa

các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia

trực tiếp vào quá trình sản xuất Và hệ quả rõ ràng là môi trường làm việc ở cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phát huy tốt tính tự chủ, sáng tạo của nhân viên.Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn xa lạ với việc xây dựng chiến lược pháttriển kinh doanh lâu đài và bền vững với những mục+ tiêu, sứ mệnh được xác định

rõ ràng, cụ thê trong từng giai đoạn, từng điều kiện và hoàn cảnh

e Doanh nghiệp vừa và nhỏ không có lợi thế về quy mô

Mỗi DNVVN chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị phần của toàn thị trường, hoặcđóng vai trò là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, do đó vị thế cạnhtranh thấp và trong nhiều trường hợp thường bị động và phụ thuộc vào chiến lượckinh doanh và định hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn DNVVN nhỏ nhìnchung thường bị hạn chế hơn so với các doanh nghiệp lớn trong việc thiết lập và mởrộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương và trong các mốiquan hệ với các cơ quan chính quyền, với các tô chức tài chính như ngân hàng vàcác quỹ, với các đơn vị báo chí Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô thị trườngcủa các DNVVN thường bó hẹp trong phạm vi địa phương và do hạn chế về khả

năng tài chính dành cho các hoạt động quảng bá của doanh nghiệp.

Trang 15

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tếcủa nhiều quốc gia hay các vùng miền, ké cả ở các quốc gia phát triển và dang pháttriển Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong mọi lĩnh vực của nên kinh tếquốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ đáp ứng đượcnhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng Tại Việt Nam, tầm

quan trọng của DNVVN ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở

rộng thê hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều ngành

nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thê thiếu của nền kinh tế quốc dân.

Cụ thé, DNVVN có những vai trò chủ yếu như sau:

e Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp

phần giảm thất nghiệp

Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghé, lĩnh vực của nềnkinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thé đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đốitượng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinhdoanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được cả lao động ở các vùngsâu, vùng xa, vùng kinh tế chưa phát triển Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công dé cắtgiảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có théthích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phảicắt giảm nhân công, hoặc có thé nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nềnkinh tế đi vào chu kỳ phục hồi

e©_ Doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong việc ôn định và thúc

day tăng trưởng kinh tế

Ở hầu hết các nền kinh tẾ, các DNNVV là những nha thầu phụ cho các doanhnghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế

có được sự ồn định Vì vậy, DNNVV được xem như thanh giảm sốc cho nên kinh tếtrước những biến động lớn Với lợi thế về vốn dau tư ít và nguồn lao động déi dào,trong những năm qua, DNNVV phát triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngàycàng lớn trong tổng số doanh nghiệp DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặthàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa

chọn, đáp ứng được mọi nhu câu của người tiêu dùng, từ đó thúc đây sức tiêu thụ

Trang 16

của nền kinh tế Vì thé mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng sản lượng củanền kinh tế là rất lớn.

e Doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương,

góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế

Trong mỗi quốc gia luôn tồn tại những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kémphát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển.Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thànhphó, thị xã, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tìnhtrạng phát triển mất cân đối giữa các vùng miễn, không tận dụng hết nguồn tàinguyên quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Trong khi đó, vớiquy mô vốn dau tư nhỏ, bộ máy tô chức gọn nhẹ, dễ hoạt động, các DNVVN có thêtham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất dai, tài

nguyên và lao động cua từng vùng, đặc biệt là các ngành nông — lâm — hải sản va

ngành công nghiệp chế biến DNVVN cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhấtvào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ,dệt Vì vậy, có thể nói DNVVN đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộccông nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn góp phan thu hẹp khoảng cách phát triểngiữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đây các ngành thương mại dịch vụ, tiểuthương phát triển góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế

e Doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đây nền kinh tế năng động

Một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào cácdoanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ trì trệ do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lýcéng kénh với các quyết định kinh doanh chậm chap Ngược lại, với một tỉ lệ thíchhợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trởnên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắtkịp xu hướng của nền kinh tế thế giới

1.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

thương mại.

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

thương mại.

e _ Hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mai.

Theo mục 2 - điều 3 - Quyết định 1627/2001/QD-NHNN về Quy chế cho vay

Trang 17

của tô chức tín dụng với khách hàng: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo

đó tô chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích

và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàngthương mai Dé ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải

an toàn và hiệu quả.Muốn vậy, hoạt động cho vay phải được thực hiện theo nhữngnguyên tắc nhất định Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vayđúng mục đích đã thoả thuận Điều này giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.Thứ hai, khách hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đãthoả thuận trong hợp đồng Thứ ba, ngân hàng xem xét cho vay đối với những dự án

khả thi, có hiệu qua và có khả năng hoàn trả nợ Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi

nhuận từ việc cho vay.

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng,phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tat cả các lĩnh vực ngành nghề Dé đáp ứng nhucầu vay vốn ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày

càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ Mục tiêu quan

lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảmbảo an toàn Có thé hiểu ngắn gọn: “Hoạt động cho vay là việc ngân hàng đưa tiềncho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảngthời gian xác định” Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, kháchhàng dùng số vốn này đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảm bảo trả nợ gốc

và lãi cho ngân hàng.

e Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai.

Trên cơ sở là khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, hoạtđộng cho vay DNVVN tại ngân hàng thương mại có thể hiểu là hoạt động ngânhàng thương mại cấp cho DNVVN một khoản vốn nhất định để DNVVN thực hiệncác kế hoạch kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian nhất định, DNVVNphải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi của khoản vaycho ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán

1.2.2 Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại.

Cũng như các đối tượng cho vay khác, DNVVN cũng có đầy đủ các hình thức

10

Trang 18

cho vay, cụ thể như sau:

1.2.2.1 Phân loại theo thời gian.

Tùy vào tính chất của nguồn vốn huy động được với thời hạn dài hạn hay ngắn

hạn, lãi suất cao hay thấp cũng quyết định việc ngân hàng lựa chọn kỳ hạn tín dụng

nào Hiện nay, ngân hàng cấp 3 loại kỳ hạn cho vay như sau:

e Cho vay ngăn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sử

dụng dé bù dap sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp va các nhucau chi tiêu ngắn han của cá nhân

e_ Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm,

được sử dụng dé đầu tư mua sắm tài sản cô định, cải tiến hoặc đối mới thiết

bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy

mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

e Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối

đa có thé lên 20-30 năm, thậm chí 40 năm, được cấp dé đáp ứng các nhu cầudài hạn của DN như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy

mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

1.2.2.2 Phan loại theo hình thức đảm bảo tín dụng cho khoản vay.

e_ Cho vay không đảm bảo: là loại hình cho vay không có tài san thé chấp, cam

cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín

của bản thân khách hàng Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho cho các

khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành

mạnh, có được sự tin tưởng của ngân hàng, đảm bảo được cho khoản vay

bang uy tín của mình

e Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua

các hợp đồng thé chap, cầm có hoặc bảo lãnh Tài sản đảm bảo nợ vay có thé

là tài sản đã có chủ quyền hợp pháp hình thành trước khi có giao dịch tíndụng hoặc có thể hình thành từ vốn vay

1.2.2.3 Phân loại theo phương thức cho vay.

e Cho vay từng lần: ngân hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần khi

DNVVN có nhu cầu vay vốn không thường xuyên Mỗi lần có nhu cầu vayvốn, DNVVN lập hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng

11

Trang 19

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp

dụng đối với DNVVN có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sảnxuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vaytừng lần Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vayvốn của DNVVN, tài sản bảo đảm tiền vay, ngân hàng và DNVVN xác định

và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặctheo chu kỳ sản xuất kinh doanh

Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho DNVVN vay vốn dé thực hiện các

dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tưphục vụ đời sống

Cho vay trả góp: ngân hàng và DNVVN xác định và thoả thuận số lãi vốnvay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong

thời hạn cho vay.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng

chấp nhận cho DNVVN được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tíndụng dé thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại may rúttiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng Việc cho vay

thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của

ban hành.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là hình thức cho vay mà ngân hàng thoảthuận băng văn bản chấp thuận cho DNVVN chỉ vượt số tiền có trên tài

12

Trang 20

khoản thanh toán của DNVVN phù hợp với các quy định của Chính phủ và

NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán.

e Cac phương thức cho vay khác: Là những hình thức cho vay mà pháp luật

không cắm, phù hợp với quy định, điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ

chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay Tuỳ theo nhu cầu của từngDNVVN và thực tế phát sinh, ngân hàng sẽ xem xét cho vay theo cácphương thức khác, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng cũng như

doanh nghiệp trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật.

1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

thương mại.

1.2.3.1 Đối với ngân hàng thương mại

Trước tiên, hoạt động chủ yếu của NHTM là đi vay dé cho vay lại nên nhiệm vụcân bằng nguồn vốn huy động được và nguồn vốn cho vay mà van tạo ra được lợinhuận trở thành mục tiêu chiến lược của các ngân hàng Trong đó, cho vay đối với

DNVVN là một trong những kênh hoạt động mang lại hiệu quả lớn trong quá trình

kinh doanh của NHTM Khi mức vốn huy động được đạt mức cao mà không thécho vay được gây nên tình trạng dư thừa, ứ đọng vốn, lợi nhuận thu về không đủ dé

bu đắp cho chi phí lãi mà ngân hàng đi vay Ngược lại, khi nhu cầu vốn của các đốitượng khách hàng tăng cao, ngân hàng lại không thể huy động được nguồn tiềnnhàn rỗi trong dân cư để giải ngân kịp thời Điều này dẫn đến sự khan hiếm về vốn,gây ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng, đây làmột tốn thất nặng nề cho ngành kinh doanh hoạt động dựa trên cơ sở lòng tin của

khách hàng.

Trong chiến lược phát triển của NHTM, hoạt động cho vay giữ vai trò chủ chốt,

là nguồn tạo lợi nhuận chính cho ngân hàng Cùng với đó, hoạt động cho vayDNNVV mang lại hiệu qua cao sẽ đưa đến cho ngân hàng rất nhiều lợi thé Cụ thé

là lợi nhuận mà ngân hàng có được từ hoạt động cho vay đủ để chỉ trả chỉ phí chocác hoạt động khác như huy động vốn, trả lãi tiền vay, trả lương công nhân viên, mởrộng quy mô vốn và một số hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Bên cạnh

đó, khi một ngân hàng đạt được hiệu quả và có bước phát triển tốt sẽ tạo được sự tin

13

Trang 21

tưởng cũng như uy tín trong tâm trikhach hàng, từ đó sẽ dé dàng mở rộng thị phancũng như quy mô hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi

dé phát triển nhanh chóng trong tương lai

1.2.3.2 Đối với nền kinh tế quốc dân

Hoạt động cho vay DNNVV của NHTM tạo ra nguồn lợi nhuận khá lớn, đónggóp không nhỏ vào GDP cả nước Trong thời gian tiếp theo, đối trong DNNVV vẫn

là khách hàng mục tiêu mà các NHTM hướng tới Việc cho vay đối với các doanhnghiệp này sẽ giúp đầu ra của ngân hàng được khơi thông Khi các doanh nghiệp cóvốn sẽ giúp sản xuất có điều kiện phát triển, qua đó giải quyết được các khó khănhiện tại DNNVV chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, nếu cácdoanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả sẽ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho

số lượng lớn người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,xóa đói giảm nghèo Từ kết qua đó, nền kinh tế đất nước trở nên ôn định hơn, đờisông người dân được nâng lên rõ rệt

1.2.3.3 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn vốn vay ngân hang là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ cho sự ra đời và phát triểncủa DNNVV Các doanh nghiệp này hình thành dựa trên số vốn điều lệ rất hạn chế,chỉ đủ dé chi trả một số khoản mục đầu tư ban đầu Da số phần vốn dành để trangtrải các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất là từ nguồn vay của các tổ chức tindụng Trong khi đó, nguồn vốn vay từ các ngân hang lại khá dồi dao và có lãi suấtthấp hơn lãi suất thị trường Điều này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễdàng tiếp cận hơn với dòng vốn an toàn, ôn định và tiết kiệm chi phí này Bên cạnh

đó, hoạt động cho vay của NHTM cũng là một phương tiện giúp cho DNNVV tiếpcận được nguồn vốn nước ngoài, trên cơ sở ngân hàng thu hút vốn đầu tư, khoản tiếtkiệm của các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài rồi lại dùng chính nguồn tiền đó đểtài trợ cho hoạt động cho vay nội địa Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay đối với cácDNNVV để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài và liên tục Vốn tín dụngcủa ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trangthiết bị, cải tiến phương thức sản xuất nhằm tới mục tiêu tạo ra nguồn lợi nhuận và

hiệu quả kinh doanh.

14

Trang 22

1.3 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương

vay DNVVN, NHTM phải thực hiện kết hợp nhiều hoạt động khác nhau, được vạch

ra cụ thé bằng chính sách tín dụng và phương hướng cụ thé cho mỗi thời kì Cácbiện pháp đó nhằm kích thích nhu cầu của đối tượng khách hàng là DNVVN đối vớitín dụng ngân hàng, đồng thời tăng cường khả năng cung ứng vốn của ngân hàngđối với các doanh nghiệpđó Mở rộng cho vay DNVVN phải dựa trên tiêu chí sốlượng và chất lượng Đó là định hướng mở rộng cho vay DNVVN bền vững, hiệuquả và an toàn nhất Chính vì vậy, mở rộng cho vay được xét theo cả khía cạnh mởrộng theo chiều rộng và mở rộng theo chiều sâu Trong đó, mở rộng theo chiều rộng

là làm tăng lên về số lượng, quy mô, còn mở rộng về chiều sâu là nâng cao về mặtchất lượng

DNVVN ngày càng gia tăng về số lượng trong sự phát triển của nền kinh tế.Hiện nay vẫn chưa có con số chính thức về số lượng DNVVN tại Việt Nam, tuynhiên các nghiên cứu cho thay DNVVN chiếm khoảng 97% tông số DN tại ViệtNam Số DN mới thành lập mỗi năm đều tăng trong suốt 10 năm qua Theo thôngtin mới nhất từ Bộ Tài chính, cả nước hiện có trên 500.000 DNVVN

Hiện nay, các DNVVN đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh doanhnội địa, và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và côngnghệ của nước ngoài Gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trườngkinh doanh an toàn nhất ở châu Á — đây là cơ hội rất lớn cho các DNVVN của Việt

Nam trong hoạt động hop tác với nước ngoài Thực tiễn đang đòi hỏi các DNVVN

của Việt Nam phải có những bước tiến mới để có thể hội nhập và phát triển cùngvới các DNVVN trong khu vực và thế giới

Xuất phát từ chính xu hướng của hệ thống ngân hàng hiện nay Nhìn nhận lạitình hình của nền kinh tế trong thời gian vừa qua có thê thấy răng, trong điều kiệnlạm phát cao, các cơn “bão giá”, “bão lãi suất” diễn ra đã làm cho tình hình thị

15

Trang 23

trường tài chính, tiền tệ trong nước bat ôn, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến cáchoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Cơ cấu lại danh mụctín dụng theo hướng dam bao sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn dé hạn chếrủi ro kỳ hạn vốn, đa dạng hoá danh mục tín dụng dé phan tan rui ro, uu tién vốn tíndụng cho các ngành, lĩnh vực ít nhạy cảm, có khả năng chống đỡ biến động giá cả.

Chính vì vậy, mở rộng cho vay DNVVN trở thành một trong những xu hướng cua

toàn ngành ngân hàng để tạo điều kiện cho các NHTM phân tán rủi ro và nâng caochất lượng khoản vay, hạn chế tối đa các rủi ro mang tính hiệu ứng lớn do các

khoản cho vay lớn tác động.

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

ngần hàng thương mai.

Dé có thé đánh giá được mức độ mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa vanhỏ tại ngân hàng thương mại một cách đầy đủ và chính xác nhất, không chỉ dựavào những con số chung chung như doanh số cho vay của ngân hang, dư nợ tíndụng của khách hàng hay số lượng khách hàng tại ngân hàng mà cần đặt vấn đề

mở rộng cho vay đối với DNVVN tại NHTM vào điều kiện cụ thé, đánh giá mức độ

- Chi tiêu ty trọng khách hang DNVVN:

Ty trọng khách hàng

DNVVN trong téng = = SO Khach Ring DNVYN niin (6) *100%số khách hàng hàng Tổng số khách hàng năm (t)

Chỉ tiêu này cho biết tại ngân hàng, trong 1 năm cứ 100 khách hàng thì có baonhiêu khách hàng là DNVVN, con số càng lớn càng cho thấy ngân hàng hiện đang

16

Trang 24

có lượng khách hàng là DNVVN lớn trong tông số khách hàng đang vay vốn tại

b Chỉ tiêu mở rộng quy mô tín dụng với khách hàng DNVVN.

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ngân hàng đã xây dựng được mốiquan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là DNVVN Tuy nhiên, cùng với xu hướngphát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinhdoanh của các DNVVN ngày càng tăng lên, do vậy ngân hàng cần tiếp tục mở rộngquy mô tín dụng với khách hàng DNVVN dé đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

và tăng doanh thu cho ngân hàng Mở rộng quy mô tín dụng là việc ngân hàng cung

cấp vốn cho các DNVVN với khối lượng tín dụng lớn hơn trước đó

- _ Đánh giá tăng tưởng du nợ cho vay đối với khách hàng DNVVN:

+ Chỉ tiêu ty lệ tăng dư nợ cho vay DNVVN:

Chỉ tiêu này cho biết mức tăng trưởng tương đối dư nợ cho vay DNVVN tại

ngân hang của năm sau so với năm trước Chỉ tiêu nay có giá tri càng cao thì mức

Trang 25

Chỉ tiêu này cho biết trong năm được tính, cứ 100 đồng dư nợ cho vay của ngânhàng thì có bao nhiêu đồng là cho vay DNVVN Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì

tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trên tong dư nợ của ngân hàng càng lớn

c Chỉ tiêu về mở rộng cho vay phân chia theo loại tiền

Khi vay vốn tại ngân hàng, khách hàng có thé lựa chọn vay tiền bằng đồng nội

tệ hoặc đồng ngoại tệ Đặc biệt đối với khách hàng doanh nghiệp thường xuyên cónhững giao dịch với các đối tác quốc tế sẽ có nhu cầu đa dang hon trong việc vayvốn bằng đồng ngoại tệ Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về vốn vay bằngđồng nội tệ hay ngoại tệ là một mục tiêu mà ngân hàng hướng đến nhằm mở rộng

quy mô hoạt động của mình.

- Tỷ trọng cho vay DNVVN băng đồng nội tệ (VND):

Ty trọng cho vay DNVVN = Dư nợ cho vay DNVVN bằng VND „ 100%

bằng VND — Tổng dư nợ cho vay DNVVN °

Chỉ tiêu nay cho biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng là chovay bằng VND Chỉ tiêu này càng lớn thé hiện ngân hang đang cho vay bằng đồngnội tệ nhiều hơn

- Ty trọng cho vay DNVVN bằng đồng ngoại tệ:

Tỷ trọng cho vay Dư no cho vay DNVVN bằng đồng ngoại tệ

DNVVN bang = Tổng dư ng cho vay DNVVN

dong ngoai té

*100%

Tương tự, chỉ tiêu ty trong cho vay DNVVN bang đồng ngoại tệ cho biết cứ 100đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng là cho vay băng ngoại tệ Chỉ tiêu có giátrị càng lớn thể hiện ngân hàng đang ngày càng cho vay bằng ngoại tệ nhiều hơn

d Chỉ tiêu về mở rộng điều kiện cho vay

Mở rộng điều kiện cho vay là việc ngân hàng nới lỏng các điều kiện cho vay đối vớikhách hàng có nhu cầu vay vốn Khách hàng sẽ được duyệt cho vay dễ dàng hơnvới cơ chế, chính sách cho vay mới như không đặt quá nặng vấn đề về tài sản đảmbảo, khách hàng sẽ không phải thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay Tuy nhiên

điêu này gây ra rủi ro cho ngân hàng và chỉ áp dụng được với khách hàng có độ tín

18

Trang 26

nhiệm cao Mở rộng về điều kiện cho vay sẽ thu hút được nhiều khách hàng vayvốn, tăng dư nợ cho vay, mở rộng được quy mô tín dụng.

- Chi tiêu ty trọng cho vay không có tài sản đảm bảo:

Ty trọng cho vay Dư nợ cho vay không có TSĐB „

ne =———— *100%

không có TSĐB Tổng dư nog cho vay

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng là du nợcho vay không có tài sản đảm bảo Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng ngân hàngđang cho vay không có tài sản đảm bảo nhiều hơn

- Chi tiêu ty trọng cho vay có tài sản đảm bao:

Dư nog cho vay có TSĐB

vay có TSĐB

Ngược lại với chỉ tiêu trên, chỉ tiêu tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo cho biết

cứ 100 đồng dư nợ cho vay có bao nhiêu đồng là dư nợ cho vay có TSĐB Nếu chỉ

tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hang đang cho vay với các khoản vay có TSDB

nhiều hơn

e Chi tiêu về mở rộng kỳ hạn cho vay

Mở rộng kỳ hạn cho vay là việc ngân hang đa dạng hóa các loại kỳ hạn cho vay,

linh động hơn trong việc xác định kỳ hạn cho vay dé đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi vay vốn, tạo điều kiện chokhách hàng có thé lựa chọn được hình thức cho vay hợp ly, phù hợp với nhu cầu

của mình.

- Chi tiêu tỷ trong cho vay ngắn hạn:

Dư nợ cho vay ngan hạn

Tỷ trọng cho: TT 100%

vay ngắn hạn Tong dung

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng là du nợcho vay ngắn hạn Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ trong tông dư nợ, tỷ trọng dư nợ chovay ngắn hạn chiếm phần ngày càng lớn

- Chi tiêu tỷ trọng cho vay trung, dài hạn:

Tỷ trọng cho vay _ Dung cho vay trưng dai hạn v1 yoy,

trung, dai han Tổng dung

Tương tự như chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay có

19

Trang 27

bao nhiêu đồng là dư nợ cho vay trung, dài hạn Chỉ tiêu có giá trị càng lớn chứng

tỏ ngân hàng đang có lượng dư nợ cho vay trung, đài hạn lớn.

f Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay DNVVN

Trong quá trình mở rộng cho vay của ngân hàng, việc tăng quy mô cho vay

DNVVN sẽ đồng thời làm tăng lên rủi ro trong cho vay cho ngân hàng Đây là vấn

đề mang tính quy luật và không nằm ngoài quy luật đó, hoạt động cho vay của ngân

hàng tiềm ân nhiều rủi ro Chính vì vậy, bên cạnh mở rộng cho vay DNVVN theochiều rộng, ngân hàng cũng cần xem xét việc mở rộng cho vay DNVVN theo chiềusâu để làm nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng cho vay một cách bền vững, antoàn và hiệu quả nhất Trong bài viết này, việc mở rộng cho vay theo chiều sâu sẽ

đề cập đến vấn đề hạn chế tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng được cung cấp chođối tượng là DNVVN

- Chi tiêu tỷ trong nợ xấu trên tong dư nợ đối với khách hàng DNVVN

Ty trọng nợ xấu KH _ _ Nợ xấu KH DNVVN năm (£) — „ 100%

DNVVN trên tổng dư — Tổng đư nợ CV DNVVN năm (t) °

nợ CV DNVVN

Chỉ tiêu này cho biết, trong năm được tinh, cứ 100 đồng dư nợ cho vay DNVVNthì có bao nhiêu đồng nợ xấu đến từ cho vay khách hàng DNVVN Chỉ tiêu nàycàng lớn cho thấy tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ đối với khách hàng DNVVN

đang cao, rủi ro lớn cho ngân hàng.

- Chi tiêu tỷ lệ tăng nợ xấu trong cho vay DNVVN:

- Chi tiêu ty trọng nợ xấu trong cho vay DNVVN trên tổng nợ xấu:

Tỷ trọng nợ xấu KH _ Nợ xấu DNVVN năm (t) „ 100%

DNVVN trên tổng nợ Tổng Trợ xấu năm (t)

xấu năm (t)

Chỉ tiêu này cho biết, trong năm được tính, cứ 100 đồng nợ xấu có bao nhiêu

20

Trang 28

đồng là nợ xấu từ cho vay DNVVN Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trong tổng nợxâu của ngân hàng, nợ xau từ cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng càng cao.

Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN:

Ty lệ lợi nhuận

từCVDNVVN _ Loi nhuận từ CV DNVVN nam (t) *100%

so với tổng lơi Tổng lợi nhuận năm (t)

nhuận

Chỉ tiêu này cho biết tại năm được tính, cứ 100 đồng lợi nhuận ngân hàng thu về

có bao nhiêu đồng là lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay DNVVN Chỉ tiêu

này càng cao chứng tỏ lợi nhuận từ cho vay DNVVN càng lớn.

1.3.2.2 Chỉ tiêu định tính.

e Sự đa dạng của các phương thức vay vốn: Mở rộng phương thức cho vay có

nghĩa là đa dạng hoá các phương thức cho vay Các DNVVN trong quá trình

sản xuất kinh doanh phát sinh những nhu cầu vốn khác nhau về quy mô cũngnhư hình thức sử dụng Do sự đa dạng về ngành nghề, quy mô của DNVVNkhi vay vốn tại ngân hàng nên với mỗi nhu cầu khác nhau của DNVVN đòihỏi cần có sự đa dang trong các hình thức cho vay dé có thể đáp ứng đượcnhu cầu của tất cả các doanh nghiệp đó Ví dụ như với các doanh nghiệptrong lĩnh vực xuất nhập khẩu, họ cần sự bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảothanh toán bằng ngoại tệ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâydựng có nhu cau vay theo dự án đầu tư hoặc sự bảo lãnh của ngân hang détham gia dự thầu các công trình phục vụ hoạt động kinh doanh Trong khi đó,các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại cần những khoản vay khôngthường xuyên để phục vụ hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ củamình như cho vay từng lần Chính vì vậy, các ngân hàng cần đa dạng hoácác hình thức vay vốn dé mở rộng cho vay DNVVN một cách toàn diện

Đối tượng các khách hàng DNVVN vay vốn: Số lượng DNVVN tại ViệtNam rất lớn và rất đa dạng trong mọi lĩnh vực kinh doanh như nông lâm,

thuỷ hải sản, công nghiệp dịch vụ, xây dựng, thương mại Tại mỗi ngành

kinh doanh khác nhau bản thân các doanh nghiệp lại có những nhu cầu vayvốn khác nhau, chính sự đa dạng của các doanh nghiệp ở các ngành nghềkinh doanh đã góp một phần làm cho tín dụng ngân hàng được mở rộng

21

Trang 29

Chất lượng của các DNVVN vay vốn tại ngân hàng: Mở rộng cho vay củangân hàng được đánh giá là tích cực và hiệu quả nếu chất lượng của những

DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hang có sự cải thiện qua thời gian.

Chất lượng của DNVVN được đánh giá qua nhiều góc độ như chất lượng sảnphẩm, trình độ quản lý, uy tín và lòng tin đối với khách hàng Bên cạnh đó,việc đánh giá nhìn nhận qua chất lượng của công tác quản trị điều hành trongdoanh nghiệp, của việc tuân thủ các quy định về môi trường, tiêu chuẩn laođộng, các van đề trách nhiệm xã hội, về các hoạt động nghiên cứu, phát triển,sáng tạo và trình độ tiếp thu, chuyên giao công nghệ mới cũng là điều kiệncần thiết Tinh thần tích cực tham gia xây dựng chính sách, xây dựng mộtmôi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng, không có tham những cũng thểhiện được chất lượng của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh té nay

Năng lực quan lý của ngân hang: Nang lực quan lý của ngân hàng được cai

thiện là một minh chứng cho việc mở rộng cho vay được diễn ra an toàn và

hiệu quả Các NHTM với đặc thù là các tô chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi

ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản lý, đặc biệt là quản trị nội

bộ lại càng có ý nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triển nhưViệt Nam, khi ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đốivới doanh nghiệp Một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gâytốn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất địnhmang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại Rõ ràng, khả năngchống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực DNVVN sẽ

càng lớn Vì vậy, năng lực quản lý của ngân hàng nói chung va quản tri rủi ro

nói riêng, cần thực hiện tốt dựa trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấpnhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép; nguyên tắc quản lý độc lậpcác rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khảnăng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian

và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại.

1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng

a. Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN

22

Trang 30

Chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng,chính sách lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn nợ, chính sách về

TSDB, chính sách khách hang uu tiên Trước mỗi kỳ kinh doanh, các NHTM

thường đưa ra phương hướng đối với mọi hoạt động, trong đó có hoạt động tíndụng, xác định rõ chỉ tiêu đối với từng đối tượng khách hàng, như khách hàng

doanh nghiệp, khách hàng cá nhân Nếu ngân hàng xác định mở rộng cho vay với

đối trong DNVVN thì các chính sách thuộc chính sách tin dụng đối với DNVVNcũng linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của đối tượng khách hàngnày Ngược lại, nếu chính sách tín dụng xác định một nhóm khách hàng mục tiêukhác, thì sẽ không theo đuổi mở rộng cho vay đối với DNVVN, doanh số và dư nợcho vay đối với DNVVN từ đó cũng khả năng lớn sẽ giảm đi Vậy nhân tố tiênquyết và quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay đối với DNVVN là

phương hướng cho vay của NHTM.

b Quy trình và thủ tục cho vay DNVVN.

Quy trình tín dụng là toàn bộ quá trình từ lúc khách hàng lập hồ sơ vay vốn đếnlúc hoàn thành công tác thu hồi và xử lí nợ Tâm lí của khách hàng là ưa thíchnhững ngân hàng có quy trình, thủ tục vay vốn đơn giản và linh hoạt, vừa đâynhanh quá trình hợp tác vừa kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng Vì vậy quytrình tín dụng nhanh gọn, thủ tục đơn giản là một trong những yếu tố thu hút cáckhách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho

cả ngân hàng lẫn khách hàng, thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay của

NHTM Tuy nhiên, quy trình tín dụng lỏng lẻo và không tuân thủ các nguyên tắcphòng ngừa rủi ro sẽ gây mat an toàn cho hoạt động tín dụng đồng thời cũng là kẽ

hở để các doanh nghiệp lách luật và các cán bộ suy thoái đạo đức nghề nghiệp lợidụng dé làm trái với quy định, anh hưởng lớn tới chất lượng tin dụng của ngânhàng Trái lại, các thủ tục phức tạp không cần thiết sẽ làm giảm tính chuyên nghiệpcủa ngân hàng và làm cho sự ưa thích của khách hàng đối với các dịch vụ của ngânhàng ngày càng giảm, hạn chế việc mở rộng cho vay Vì vậy xây dựng quy trình vàthủ tục tín dụng cần gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro

tín dụng.

23

Trang 31

c Chính sách marketing của ngân hàng.

Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phâm dịch vụ của các ngân hàngtrên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketingmặc dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể trở thànhmột vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thé vượt qua các đối thủ dé giành lấy

ưu thế trên thị trường Ngân hàng thực hiện chính sách marketing càng tốt sẽ càngthu hút được nhiều khách hàng sử dụng dich vụ hơn, nâng cao vi thế cạnh tranh của

mình so với các ngân hàng khác.

d Năng lực cán bộ tín dụng.

Các doanh nghiệp khi vay vốn trước hết phải lập hồ sơ gửi đến ngân hàng, baogồm các giấy tờ thể hiện năng lực của doanh nghiệp, các giấy tờ liên quan đếnTSĐB, lập dự án đầu tư và một số giấy tờ khác Khi đó cán bộ tín dụng sẽ kiểm tratính hợp lệ hợp pháp của các loại giấy tờ, xem xét khả năng tài chính của doanh

nghiệp và tính khả thi của dự án Việc này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ

về kế toán, kiêm toán, nắm chắc các quy định của pháp luật và quy chế cho vay củangân hàng Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải có khả năng xử lý tổng hợp thông tin

về các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệpnhư nhu cầu của thị trường, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cung ứngnguyên vật liệu cho dự án Nếu cán bộ ngân hàng có hiểu biết rộng về các lĩnh vựckinh tế xã hội và đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn thì mới đưa ra được đánh giáchính xác nhất đối với năng lực tài chính của doanh nghiệp, đưa ra hạn mức tíndụng đáp ứng được nhu cầu về vốn vay của doanh nghiệp và phù hợp với khuônkhổ cho vay của ngân hàng Điều này không chỉ hữu ích đối với doanh nghiệp màcòn giúp ngân hàng tăng thêm mối quan hệ với đội ngũ khách hàng tiềm năng làDNVVN, hạn chế rủi ro đối với khoản vay Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng không

có đầy đủ kiến thức, năng lực và không nắm chắc quy định cho vay của ngân hàng

sẽ dẫn đến việc không xác định đúng năng lực của doanh nghiệp và tính khả thi của

dự án đầu tư, khiến cho doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn kip thời.Còn nếu đánh giá tính khả thi của dự án cao hơn thực tế sẽ tăng thêm nhiều rủi ro

trong hoạt động cho vay của NHTM.

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

a Các nhân tô từ môi trường kinh doanh

e Trình độ phát triên kinh tê xã hội của dat nước: Cùng với xu hướng mở cửa

24

Trang 32

và hội nhập hiện nay, lực lượng sản xuất ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Từ lúc bước vào cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởisắc Đặc biệt là việc giảm dân tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước, thay vào đó

là sự tăng lên của các doanh nghiệp tư nhân, công ty cô phần, doanh nghiệpnước ngoài Hiện nay, các DNVVN ngày càng tăng lên về số lượng và chất

lượng, là bộ phận khách hàng tiềm năng đối với các NHTM Vì vậy NHTM

ngày càng chú trọng mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với

DNVVN.

e Trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng ở địa phương nơi ngân hàng hoạt động:

Ở từng địa phương, ngân hàng sẽ tiến hành khảo sát và phân loại khách hàng,xác định đối tượng tiềm năng mà ngân hàng hướng đến Vì vậy, một trongnhững nhân tố ảnh hưởng tới quy mô và hiệu quả cho vay DNVVN của ngânhàng là đặc trưng ngành nghề và trình độ phát triển của địa phương mà ngân

hàng hoạt động.

e Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên dia bàn: Với sự gia tang của các

dịch vụ tài chính ngân hàng hiện nay, các NHTM không ngừng đây mạnhcạnh tranh nhằm gia tăng thị phần hoạt động, đi trước đón đầu trong việc tìmkiếm khách hàng Hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhận ra DNVVN là lựclượng khách hàng rất tiềm năng, do đó mức độ cạnh tranh trong hoạt độngnày càng gay gắt

b Các chính sách quản lý và quy định của ngân hàng Nhà nước.

Các NHTM đóng vai trò là đầu mối quan trọng của nền kinh tế, là động lực củatiết kiệm và đầu tư, thúc đây nhịp độ các hoạt động sản xuất và thương mại trongnước và quốc tế Vì thế Nhà nước cần phải tác động tới hệ thống NHTM nhằm đảmbảo an toàn cho nền kinh tế thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mô về kinh tế xãhội và NHNN là cầu nối để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó Trong giai đoạncần kích thích hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, NHNN có thê giảm lãi suấtchiết khấu hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó mặt bằng lãi suất giảm và cácNHTM có thê mở rộng hoạt động cho vay, giúp DNVVN dễ dàng tiếp cận với tín

dụng của NHTM.

c Các yếu tố thuộc về DNVVN

e_ Tính minh bạch về tài chính và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Với việc

25

Trang 33

sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận với nguồn vốn của NHTM Ngượclại, neu DN không chứng minh được tính minh bạch về tài chính cũng nhưđáp ứng được các yêu cầu về hệ thống số sách kế toán, thì NH sẽ nghi ngờ

khả năng trả nợ của DN Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ quản lí DN cũng

rất quan trọng, cho biết DN đó có đang được dẫn dắt bởi một bộ máy quản lí

có năng lực và có tam nhìn hay không Đây là yếu tố thẩm định dựa trên lòngtin nhưng có vai trò rất quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM

e Khả năng xây dựng dự án đầu tư của doanh nghiệp: Trong quá trình thâm

định tài chính doanh nghiệp, việc ngân hàng quan tâm hàng đầu là xem xéttính khả thi của dự án đầu tư doanh nghiệp đưa ra Dự án đầu tư thể hiện kếhoạch doanh nghiệp dự định sử dụng vốn vay của ngân hang, là căn cứ désau này ngân hàng xem xét việc doanh nghiệp thực hiện vốn vay đúng mụcđích hay không, đặc biệt đó là cơ sở quan trọng hàng đầu trong việc ngânhàng quyết định cho doanh nghiệp vay trung - dài hạn

e_ Hiểu biết của doanh nghiệp về thủ tục và cơ chế cho vay của NHTM: Trước

khi lập hồ sơ vay vốn, DN phải tìm hiểu về các thủ tục mà NH quy định Từ

đó DN mới lập được bộ hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn NH yêu cầu Tuy nhiên,

một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn NH của cácDNVVN Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết của

DN về chính sách tín dụng của NHTM Đồng thời, DN hay có tâm lý sợ thủtục vay vốn của NH rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của NH khókhăn Phần lớn các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn của NH không đúngquy định ma NH yêu cau, dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí, tác phonglàm việc thiếu chuyên nghiệp khiến NH nghi ngờ trình độ của DN và hạn chế

cho vay.

Tóm lại, hoạt động cho vay DNVVN của NHTM chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân

tố khác nhau Dé nâng cao hiệu quả hoạt động này không chỉ cần sự nỗ lực từ bảnthân ngân hàng, mà còn cần sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ quan chức năng khác và từchính các DNVVN có nhu cầu vay vốn

26

Trang 34

Kết luận chương I

Chương I đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về

DNVVN và hoạt động cho vay DNVVN tại ngân hàng thương mại Ngoài ra còn

những chỉ tiêu để đánh giá việc mở rộng cho vay DNVVN về cả chiều rộng vàchiều sâu Thêm vào đó, chương I đã làm rõ thêm về những nhân tố có thé anhhưởng đến hoạt động cho vay và việc mở rộng cho vay DNVVN tại ngân hàng.Những thông tin tại chương này sẽ làm cơ sở, nền tang dé phân tích sâu hơn về thực

trạng cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam — chi nhánh

Lạng Sơn

27

Trang 35

CHƯƠNG II: THUC TRẠNG MỞ RONG CHO VAY DOI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LẠNG SƠN.

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chỉ

nhánh Lạng Sơn.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vietcombank Lạng Sơn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ

16/4/2014 Sau hơn 5 năm chính thức đi vào hoạt động, ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam — Chi nhánh Lạng Sơn đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức,

ồn định hoạt động và trở thành một địa chỉ ngân hang uy tín đối với người dân cũng

như các doanh nghiệp địa phương.

Với một điểm giao dịch ban dau tại khu đô thị Phú Lộc 4 — TP Lạng Sơn, tháng9/2016 Vietcombank Lang Sơn đã mở thêm phòng giao dịch tại số 8 Nguyễn Du —

TP Lạng Sơn và đang xúc tiến thủ tục mở thêm phòng giao dịch tại huyện HữuLũng trong năm 2019 Với 25 cán bộ ngày đầu thành lập, đến nay VietcombankLạng Sơn đã có trên 50 cán bộ được đào tạo bài bản, nhiệt huyết và chuyên nghiệp.Sau hơn 5 năm hoạt động, tính đến ngày 30/09/2019 tổng số tiền huy động vốn từcác tô chức kinh tế - dân cư tại Vietcombank Lạng Sơn đã đạt trên 1.100 tỷ đồng:tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt trên 2.500 tỷ đồng; Lợi nhuận tínhđến ngày 30/09/2019 khoảng 50 tỷ đồng; cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụngân hàng với chất lượng cao Đặc biệt, phát huy thế mạnh của một ngân hàngthương mại có vốn nhà nước, Vietcombank Lạng Sơn đã góp phần tích cực vào việcthực thi chính sách tài chính — tiền tệ tại dia phương thông qua việc kéo giảm mặtbăng lãi suất cho vay, minh bạch trong huy động vốn, văn minh trong cạnh tranh,mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính dé khách hàng và người dân dé dàng tiếp cận

sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Thời gian qua, trước những biến động bat lợi của kinh tế trong nước và thé giới,

môi trường hoạt động ngày càng cạnh tranh với sự nhập cuộc của nhiều ngân hàngvào thị trường Lạng Sơn, Vietcombank Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp để phát

triên hoạt động và giữ chân khách hàng Hàng năm, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của

28

Trang 36

Ban lãnh đạo Vietcombank, Vietcombank Lạng Sơn đều xác định mục tiêu vàphương châm hoạt động, coi đó là kim chỉ nam và là thước đo cho kết quả hoạtđộng Nếu như năm 2018 phương châm hoạt động của Vietcombank Lạng Sơn làtăng tốc, phát triển dé có thị trường thì sang năm 2019, Vietcombank Lang Sơn hoạtđộng với phương châm chuyên đổi, phát triển và bền vững Khi miếng bánh thịtrường phải san sẻ cho nhiều ngân hàng và trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục diễnbiến bat lợi thì Vietcombank Lạng Son coi yếu tố khác biệt sẽ là chìa khóa mở ra

thành công trong hoạt động kinh doanh.

Trong hoạt động kinh doanh, Vietcombank Lạng Sơn không những chỉ đáp ứng

nhu cầu cho các khách hàng ở thành phố Lạng Sơn mà còn mở rộng hoạt động đếncác huyện xa trung tâm như Bắc Sơn, Hữu Lũng, Tràng Định , vừa tập trung đầu

tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực của tỉnh như nông thé sản, thươngmại dịch vụ, xuất nhập khẩu, vừa quan tâm phát triển dịch vụ phi tín dụng như thẻ,

các dịch vụ ngân hàng hiện đại (Internet banking, sms banking, phone banking ),

mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán thẻ và hệ thống ATM

Là hội viên tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn, Vietcombank

Lạng Sơn luôn tích cực tham gia, đồng hành cùng doanh nghiệp cả khi thuận lợi lẫn

lúc khó khăn Thông qua thỏa thuận hợp tác với Sở Kế hoạch và đầu tư, Vietcombank Lạng Sơn tham gia hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp doanh

nghiệp tiếp cận với dịch vụ ngân hàng và vốn tín dụng ngân hàng ngay khi đăng kýthành lập doanh nghiệp Với hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hỗ trợ ra quyếtđịnh cho vay, Vietcombank Lạng Sơn đã cho vay nhiều doanh nghiệp có tình hìnhtài chính lành mạnh, phương án kinh doanh khả thi mà không cần đến tài sản dambảo ở ngân hàng Đồng thời, Vietcombank Lạng Sơn có nhiều chương trình ưu đãicho khách hang vay vốn như cho vay trung dai hạn lãi suất có định đến 5 năm, ưu

đãi cho doanh nghiệp SMEs nhờ vậy, quy mô tín dụng của Vietcombank Lang

Sơn đến nay đã đứng đầu trên địa bàn với chất lượng tín dụng được đảm bảo, an

toàn và hiệu quả.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietcombank Lạng Sơn luôn xác định nhiệm

vụ chính trị của một NHTM có vốn nhà nước là tích cực tham gia các hoạt động ansinh xã hội Hàng năm, thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trụ sở chính,

29

Trang 37

Vietcombank Lạng Sơn đã tham gia vào phong trào xây dựng nông thôn mới (hỗ trợ

1 tỷ đồng làm nhà văn hóa xã Trùng Quán — huyện Văn Lãng), chương trình 30acủa Chính phủ hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (hỗ trợ trên 2 tỷ đồng xóa nhàtranh tre dột nát), chăm lo cho sự nghiệp giáo dục (hỗ trợ 5 tỷ đồng xây lớp học tạicác huyện Đình Lập, Bắc Sơn, Văn Lãng) Tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh còn

tham gia đóng góp xây dựng nhiều nhà tình thương, chăm lo các hộ nghèo, các hoạt

động thông qua các tô chức xã hội như Hội chữ thập đỏ, Hội nạn nhân chất độc dacam, Hội cựu thanh niên xung phong để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mỗi

người dan.

Tuy thời gian hoạt động không dài, nhất là khi so sánh với các “ông lớn” ngânhàng khác có thời gian hoạt động không dưới 10 năm và đã có được nền tảng kháchhàng, thị trường nhưng bằng nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm

phong phú, hoàn hảo, và đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động,

Vietcombank Lạng Sơn đã nhanh chóng trở thành địa chỉ giao dịch quen thuộc của

nhiều khách hàng và người dân địa phương Với khát vọng tuổi trẻ và đam mê cốnghiến, Vietcombank Lạng Sơn đã và đang phấn đấu hoạt động kinh doanh, là ngườibạn đồng hành tin cậy của khách hàng và tham gia phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Lạng Sơn.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chỉ nhánh

Cơ cấu tô chức của Vietcombank Lạng Sơn bao gồm:

Trang 38

Giám đốc

P Dịch vụ P Hành chính P Kế toán

P Khách hàng khách hàng nhân sự ngân quỹ

Mô hình tổ chức của Vietcombank Lạng Sơn là mô hình được áp dụng theo môhình quản lý trực tuyến Ban giám đốc của ngân hàng quản lý các hoạt động kinhdoanh của đơn vị thông qua việc quản lý tất cả các phòng ban Theo mô hình này thìngười quản lý cao nhất của ngân hàng là giám đốc Giám đốc là người tổ chức, sửdụng hợp lý các nguồn lực, giao quyên hạn trách nhiệm cụ thé cho từng cán bộ côngnhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tối ưu, linh hoạt và có độ tin cậy cao.Cácphòng ban có mỗi quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt các côngviệc được giao và cùng nhau phát triển Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chungtrong phạm vi quản lý của mình Các phòng ban trực tiếp kinh doanh, đồng thờithực hiện các chức năng quản lý điều hành, tham mưu với ban giam đốc về các hoạtđộng kinh của ngân hàng, cập nhật mọi số liệu tin tức giúp cho việc kiểm soát hoạtđộng của chi nhánh sao cho tốt nhất

2.1.3 Tình hình tài chính giai đoạn 2016-2018.

2.1.3.1 Tình hình hoạt động huy động vốn

Ngân hàng Vietcombank — chi nhánh Lạng Sơn luôn xác định công tác huy

động vốn là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng cao vi thế của mìnhcũng như năng lực cạnh tranh của chi nhánh tại địa phương Ban giám đốc của chỉnhánh luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo tập trung đây mạnh công tác huy động vốndưới nhiều hình thức và đa dạng về giải pháp

Là một chi nhánh với lịch sử hình thành không lâu, cạnh tranh với những đơn vị

khác đã có thời gian hoạt động tại địa phương từ hơn 10 năm vì vậy cán bộ nhân

viên của Vietcombank chi nhánh Lang Sơn luôn phải nỗ lực rất nhiều Trước tình

31

Trang 39

hình cạnh tranh gay gắt tại địa phương, chỉ nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp thu hútvốn như thay đổi lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau cũngnhư có cách chương trình khuyến mãi và các sản phẩm dich vụ hap dẫn Do vậy,quy mô tiền gửi tai chi nhánh được huy động từ các tầng lớp dân cu và các tổ chứcđược tăng đều qua các năm.

Tình hình huy động vốn qua các năm tai chi nhánh:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vẫn của Vietcombank Lạng Sơn

huy động

(Nguôn: Vietcombank Lang Sơn)Trong 3 năm trở lại đây, tổng nguồn vốn chi nhánh huy động được đã có sựtăng lên rõ rệt Vào năm 2016 tong nguồn vốn huy động được của chi nhánh là 545

tỷ đồng, con số này đã được tăng lên gần như gấp đôi vào năm 2017 với mức tăng

là 65,14% cho thấy trong thời gian này chỉ nhánh đã thực hiện tốt công tác huyđộng vốn và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn về chi nhánh dé phục vụ cho hoạt độngkinh doanh Vào năm 2018, tổng số tiền huy động được của chi nhánh cũng đượctăng lên tuy nhiên mức tăng chỉ là 140 tỷ đồng tương ứng với 15,56% Nhìn chung,tình hình huy động vốn của chi nhánh thực hiện tương đối tốt và có xu hướng tăngqua các năm Tuy vậy, cần tiếp tục đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn để tiếp tụcthu hút nguồn vốn, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của chi nhánh

2.1.3.2 Tình hình hoạt động sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động không thể tách rời nhau.Hoạtđộng sử dụng vốn mà đặc biệt là công tác tín dụng đã tạo động lực cho việc huyđộng vốn.Hơn thế nữa, hoạt động sử dụng vốn chính là hoạt động mang lại phần lớn

32

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình cạnh tranh gay gắt tại địa phương, chỉ nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp thu hút vốn như thay đổi lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau cũng như có cách chương trình khuyến mãi và các sản phẩm dich vụ hap dẫn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn
Hình c ạnh tranh gay gắt tại địa phương, chỉ nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp thu hút vốn như thay đổi lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau cũng như có cách chương trình khuyến mãi và các sản phẩm dich vụ hap dẫn (Trang 39)
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay đối với DNVVN tại Vietcombank Lạng Sơn. - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay đối với DNVVN tại Vietcombank Lạng Sơn (Trang 45)
Bảng 2.6. Cơ cấu dự nợ cho vay DNVVN phan chia theo loại tiền tại - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn
Bảng 2.6. Cơ cấu dự nợ cho vay DNVVN phan chia theo loại tiền tại (Trang 47)
Bảng 2.7. Cơ cau dự nợ cho vay đối với DNVVN phan chia theo tài sản đảm bảo - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn
Bảng 2.7. Cơ cau dự nợ cho vay đối với DNVVN phan chia theo tài sản đảm bảo (Trang 48)
Bảng 2.8. Cơ cấu dự nợ cho vay đối với DNVVN phân chia theo thời hạn tại - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn
Bảng 2.8. Cơ cấu dự nợ cho vay đối với DNVVN phân chia theo thời hạn tại (Trang 49)
Bảng 2.9. Nợ xấu trong cho vay đối với DNVVN tại Vietcombank Lạng Sơn. - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Lạng Sơn
Bảng 2.9. Nợ xấu trong cho vay đối với DNVVN tại Vietcombank Lạng Sơn (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN