1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty cổ phần tập đoàn kido

85 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bởi việc sử dụng đòn bẩy cũng như con dao hai lưỡi, do bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại là sự xuất hiện của các rủi ro tiềm ẩn như rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, hai loại rủi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi cảm ơn đến trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập và tiếp xúc môi trường làm việc của ngành Tài chính, được sự truyền đạt tận tình của quý thầy cô, em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và làm quen với nhiều phương thức học Chính nhờ nền tảng tri thức này, em đã dễ dàng lĩnh hội những kiến thức mới trong quá trình thực tập để làm hành trang cho em tiếp cận và làm chủ công việc trong tương lai

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và quý báu của cô giáo, các anh chị và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo ThS Nguyễn Hồng Nga là người trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp này Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô, em đã nhận ra được những hạn chế của mình trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp để kịp thời sửa chữa và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do giới hạn về kiến thức, sự hiểu biết, khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024 Sinh viên

Đỗ Ngọc Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Đỗ Ngọc Linh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1

Khái quát về đòn bẩy trong doanh nghiệp 1

Khái niệm về đòn bẩy 1

Các loại đòn bẩy trong doanh nghiệp 1

Đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp 2

Khái niệm và ý nghĩa đòn bẩy tài chính 2

Các phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính 4

Đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp 5

Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan 5

Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 16

Giới thiệu chung về công ty 16

Khái quát về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 20

Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO trong giai đoạn 2020-2022 32

Phân tích tình hình Nợ phải trả của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020-2022 32

Phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty 37

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 38

Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan 39

Trang 6

Phân tích độ bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 42

Mối quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính 45

Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 46

Đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 50

Kết quả đạt được 51

Hạn chế còn tồn tại 51

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 53

Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 53

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 54

Quản trị rủi ro 54

Duy trì cấu trúc vốn hợp lý 54

Nâng cao khả năng thanh toán 55

Tận dụng nguồn nợ vay có chi phí thấp 56

Một số giải pháp khác 56

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập

đoàn KIDO giai đoạn 2020-2022 21

Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020-2022 27

Bảng 2.3 Tình hình nợ phải trả của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020 – 2022 32

Bảng 2.4 Các khoản nợ vay của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO trong giai đoạn 2022 37

2020-Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO trong giai đoạn 2020-2022 38

Bảng 2.6 Chỉ tiêu độ bẩy tài chính 39

Bảng 2.7 Các phương án tài trợ EPS giai đoạn 2020-2022 40

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty 46

Bảng 2.9 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty 48

Bảng 2.10 Tác động của ROA lên ROE tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 49

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2022 28

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2022 30

Biểu đồ 2.3 Xu hướng thay đổi của DLF và EPS giai đoạn 2020 – 2022 44

Đồ thị 1.1 Xác định điểm bàng quan 7

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO 19

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực dựa trên một điểm tựa nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật cần dịch chuyển Nguyên lý đòn bẩy không chỉ giúp con người trong hoạt động thường ngày mà đặc biệt hơn cả, nó còn được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế như là một công cụ nhằm khuếch đại khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đặc biệt trong kinh doanh thuật ngữ “đòn bẩy” lại được dùng để chỉ việc sử dụng chi phí cố định và nợ làm gia tăng khả năng sinh lợi của công ty Có thể nói, việc sử dụng đòn bẩy xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất hay thương mại, dịch vụ Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy có đạt được hiệu quả hay không lại là vấn đề rất khó để giải quyết đối với mỗi doanh nghiệp Bởi việc sử dụng đòn bẩy cũng như con dao hai lưỡi, do bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại là sự xuất hiện của các rủi ro tiềm ẩn như rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, hai loại rủi ro này luôn ứng với hai loại đòn bẩy trong doanh nghiệp đó là đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính Đòn bẩy có thể khuếch đại sự gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nếu công ty sử dụng nó một cách hợp lý và hiệu quả Song, nếu doanh nghiệp vận dụng đòn bẩy không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả nặng nề như thua lỗ, thậm chí là phá sản doanh nghiệp Vì vậy, việc nắm rõ nguyên lý ứng dụng đòn bẩy và phân tích chính xác những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp công ty đưa ra được quyết định đúng đắn về mức độ sử dụng đòn bẩy, điều chỉnh các yếu tố nhằm đạt được tỷ suất sinh lời yêu cầu cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp, từ đó giúp việc kinh doanh đạt hiệu quả như mong đợi và doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO là một doanh nghiệp lớn với nhiều nhà máy sản xuất cùng với những sản phẩm thực phẩm thiết yếu được nhiều người dân yêu thích lựa chọn sử dụng Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, khiến cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với khả năng ứng biến cũng như nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mà tình hình tài chính của công ty vẫn đạt được những con số tích cực, vươn

tầm và khẳng định vị thế đi đầu Với đề tài nghiên cứu “Phân tích thực trạng sử dụng

đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO” sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu

sắc hơn về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty và đưa ra một số giải pháp tác động tốt tới hướng phát triển của công ty

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính cho Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đòn bẩy tài chính tại Công ty Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO - Thời gian: Giai đoạn 2020 – 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tỷ số: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, tỷ số tài chính được phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của công ty và thường là nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về quản lý tài sản và nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

Phương pháp so sánh: Nội dung so sánh là so sánh giữa số thực hiện năm nay và năm trước Để áp dụng phương pháp này cần đảm bảo các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất (nội dung, tính chất, không gian, thời gian,…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh; giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân

Phương pháp phân tích, lý luận, tổng hợp: Tính toán và so sánh số liệu qua các năm; tổng hợp lại số liệu sau khi đã phân tích; đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

5 Bố cục của khóa luận tốt nghiệp:

Bố cục của bài khóa luận gồm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Khái quát về đòn bẩy trong doanh nghiệp

Khái niệm về đòn bẩy

Đòn bẩy là một khái niệm trong lĩnh vực vật lý và kinh tế, đề cập đến việc sử dụng lực hoặc tài nguyên để đạt được hiệu suất cao hơn hoặc tăng cường sức mạnh

Trong vật lý, đòn bẩy là một cơ chế cho phép áp dụng một lực nhỏ hơn vào một vật thể nhằm tạo ra một lực lớn hơn ở một điểm xa hơn Trước đây, khái niệm đòn bẩy thường chỉ được biết đến trong lĩnh vực vật lý nhưng hiện tại khái niệm đòn bẩy đã dần được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế

Trong tài chính kinh tế, thuật ngữ “đòn bẩy” chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty (T.S Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp) Đòn bẩy trong doanh nghiệp là việc sử dụng một mức rất nhỏ về sản lượng hoặc doanh thu để đạt được mức tăng lớn về lợi nhuận Doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy để tăng khả năng sinh lợi của công ty bằng cách sử dụng các chi phí cố định Nếu công ty đã hoạt động tốt, đòn bẩy có thể tăng cường các yếu tố tích cực và đạt được hiệu quả rất cao, tuy nhiên, nếu hoạt động của công ty không tốt, đòn bẩy cũng có thể khuếch đại những yếu tố tiêu cực lên gấp bội lần Áp dụng đòn bẩy trong kinh doanh thường mang lại hiệu quả cao và giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác hơn Mà mang lại hiệu quả cao cũng như khả năng gia tăng lợi nhuận cao lại luôn là mong muốn của các nhà quản lý doanh nghiệp, vì vậy đòn bẩy luôn là một công cụ mà các nhà quản lý tin dùng

Các loại đòn bẩy trong doanh nghiệp

Có 3 loại đòn bẩy như sau: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp:

Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage): Liên quan đến kết quả của các cách

kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Nói rõ ràng hơn thì, tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòn bẩy hoạt động bao nhiêu

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage): Xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ

cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của công ty khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này Một công ty chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ

Trang 12

2

Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage): Độ lớn của đòn bẩy hoạt động sẽ rất lớn ở

những công ty có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi Nhưng đòn bẩy hoạt động chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy hoạt động Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của công ty Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Khái niệm và ý nghĩa đòn bẩy tài chính

Khái niệm

Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty (T.S Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp)

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư

Các công ty mà tỷ trọng tài sản hữu hình chiếm một phần lớn trong tổng tài sản thường thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn so với những công ty mà tỷ trọng này thấp hơn Sự tập trung vào tài sản hữu hình mang lại cho các doanh nghiệp lợi thế trong việc tận dụng đòn bẩy tài chính, đặc biệt khi cần huy động vốn từ các nguồn tài trợ bên ngoài

Sự sở hữu của công ty đối với nhiều tài sản hữu hình, như nhà máy, đất đai, và thiết bị, cung cấp cơ sở để đưa ra làm tài sản thế chấp khi cần vay vốn Điều này giúp tạo ra sự tin tưởng từ phía các tổ chức cho vay, vì họ thường coi tài sản hữu hình là đảm bảo có giá trị khi cần thu hồi nợ

Ngược lại, các doanh nghiệp có doanh thu dưới mức trung bình hoặc không có tài sản hữu hình có thể tiếp cận vấn đề đòn bẩy tài chính một cách thận trọng hơn Họ thường trở nên nhạy cảm hơn đối với biến động trong chu kỳ kinh doanh, do thiếu đi sự ổn định mà tài sản hữu hình có thể mang lại Điều này có thể dẫn đến việc họ hạn chế việc sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính và đưa ra quyết định vay vốn cẩn thận hơn để tránh rủi ro tài chính không mong muốn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

3

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một công cụ mạnh mẽ mà các nhà quản trị tài chính sử dụng để đánh giá và kiểm soát tác động của việc sử dụng nợ vay đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của cổ đông thường Khi triển khai đòn bẩy tài chính trong mô hình kinh doanh, một trong những chỉ số quan trọng là Độ biến động EPS (DFL), nó mô tả mức độ tác động của biến động EBIT đối với biến động của EPS

Cụ thể, khi sử dụng định phí tài chính trong doanh nghiệp thì nếu EBIT thay đổi 1% sẽ khuếch đại sự biến động của EPS lên DFL 1% và cũng cho thấy độ rủi ro đến với doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ bằng nợ vay Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường

Đòn bẩy tài chính có hai ưu điểm chính:

Thu nhập nâng cao: Đòn bẩy tài chính giúp công ty có thể tận dụng một lượng lớn

về tài sản, từ nhà máy đến đất đai, tăng cường khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh

Ưu đãi về thuế: Trong nhiều khu vực pháp lý về thuế, chi phí lãi vay thường được

khấu trừ thuế, giảm chi phí ròng cho người vay, nghìn đồng thời giúp tối ưu hóa lợi ích về thuế

Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính không chỉ mang lại lợi ích mà còn rủi ro Mức độ liên quan đến chi phí lãi vay có thể áp đảo người vay nếu không đạt được đủ lợi nhuận để bù đắp Điều này có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ và đặt ra nguy cơ phá sản nếu không quản lý tốt

Đòn bẩy tài chính là một cách tiếp cận đặc biệt với rủi ro trong kinh doanh theo chu kỳ, hoặc trong đó có những rào cản thấp để thâm nhập vào thị trường, kể từ khi doanh số bán hàng và lợi nhuận có xu hướng dao động đáng kể từ năm này sang năm khác, làm tăng nguy cơ phá sản theo thời gian Ngược lại, đòn bẩy tài chính có thể là một thay thế chấp nhận được khi công ty nằm trong một ngành công nghiệp có mức độ ổn định doanh thu, dữ trữ tiền mặt lớn và rào cản cao, trước đó có điều kiện hoạt động ổn định để hỗ trợ một số lượng lớn các đòn bẩy với ít nhược điểm

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, lợi nhuận có thể tăng lên đáng kể, nhưng cũng mang theo nguy cơ phá sản nếu không quản lý cẩn thận trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi Điều này đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp để đạt được sự cân bằng giữa tối ưu hóa lợi nhuận và giảm rủi ro tài chính

Trang 14

4

Các phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính

Để sử dụng đòn bẩy với mục đích gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp thường thông qua 3 phương thức huy động nợ sau:

- Nợ vay ngân hàng

Nguồn nợ vay từ ngân hàng được xem là nguồn vốn phổ biến và ổn định cho đa dạng loại hình doanh nghiệp Khi doanh nghiệp quyết định vay vốn từ ngân hàng, họ thường được hưởng lợi từ sự bảo vệ của các điều khoản pháp lý rõ ràng Đồng thời, sự đa dạng của các gói vay vốn mà ngân hàng cung cấp giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn khoản vay phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình So với việc vay nợ từ các tổ chức tín dụng đen với mức lãi suất cao và rủi ro, việc ưu tiên lựa chọn vay vốn tại ngân hàng trở thành một sự chọn lựa thông minh

Tuy nhiên, quá trình vay vốn ngân hàng cũng đối diện với một số hạn chế Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện tín dụng của ngân hàng, đồng thời phải chấp nhận sự kiểm soát của ngân hàng đối với việc sử dụng khoản vay để đảm bảo nó được sử dụng đúng mục đích

Ngoài ra, mức lãi suất của các gói vay cũng phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi gói Ví dụ, việc thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay có thể giúp giảm thiểu mức lãi suất so với việc vay tín chấp không có tài sản đảm bảo Do đó, quyết định vay nợ tại ngân hàng đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự hiểu biết sâu rộng về các điều kiện và lợi ích của từng gói vay, nhằm giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa các điều kiện vay vốn

Việc sử dụng phương thức vay nợ thông qua tín dụng thương mại thường không mất chi phí sử dụng vốn do đa phần bên bán sẽ cho bên mua hưởng chiết khấu trong một khoảng thời gian nhất định, có một vài trường hợp khi bên mua trả tiền sớm sẽ được hưởng lãi chiết khấu do người bán cung cấp

- Phát hành trái phiếu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

5

Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu

Trong giai đoạn đầu, việc ghi nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành trái phiếu thường được thể hiện trên giấy, và do đó, trái phiếu thường được coi là một loại giấy nợ Ngày nay, mặc dù thuật ngữ "trái phiếu" vẫn được sử dụng, nhưng nó không chỉ giới hạn trong hình thức giấy mà còn được thể hiện dưới dạng bút toán trong các ghi chép kế toán Tổ chức phát hành trái phiếu, hay còn gọi là người cung ứng trái phiếu, có nghĩa vụ thanh toán số tiền là mệnh giá của trái phiếu cùng với một khoản lãi khi đến hạn

Lãi suất của trái phiếu có thể được tính theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá hoặc theo một số tiền cố định Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức của Nhà nước Quá trình phát hành trái phiếu giúp tổ chức có nguồn vốn cần thiết và đồng thời cung cấp cơ hội đầu tư cho những người muốn nắm giữ trái phiếu để kiếm lãi suất

Đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Để đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp, nhà quản trị thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợTổng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay bên ngoài Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại, nếu chỉ tiêu D/A càng nhỏ tức là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tốt

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợVốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ bên ngoài, nếu hệ số D/E càng nhỏ có nghĩa doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính tốt, tài sản chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan

Phân tích điểm bàng quan

Doanh nghiệp khi quyết định về phương án tài trợ vốn, thường đối mặt với sự lựa chọn giữa nhiều phương án, bao gồm cả nợ vay và vốn cổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi) Mặc dù các phương án này có thể mang lại EBIT tương tự nhau, nhưng sự khác biệt trong EPS tạo ra sự quan trọng trong quyết định chiến lược tài trợ

Trang 16

6

Vì vậy, người ta cần tìm ra một điểm bàng quan có lợi nhuận trước thuế và lãi vay giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mức thu nhập trên một cổ phần thường là như nhau giữa các phương án tài trợ khác nhau Tóm lại, điểm bàng quan là mức EBIT mà tại đó các phương án tài trợ đều mang lại thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) như nhau

Việc tìm kiếm và phân tích điểm bàng quan giúp cho nhà quản trị có thể so sánh và lựa chọn được phương án tài trợ hữu ích nhất cho doanh nghiệp Trong trường hợp, doanh nghiệp phán đoán mức EBIT kỳ vọng đạt được cao hơn so với EBIT bàng quan, lựa chọn phương án tài trợ bằng nợ vay là hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận Sử dụng nợ vay có thể gia tăng EPS đáng kể, đặc biệt khi chi phí lãi vay thấp và doanh nghiệp có khả năng sinh lời từ việc đầu tư Đối với mức EBIT kỳ vọng đạt được thấp hơn so với EBIT bàng quan, nên hạn chế sử dụng nợ vay Thay vào đó, sử dụng phương án tài trợ từ cổ phần thường có thể là lựa chọn sáng tạo, giúp tăng EPS mà không tăng cường nợ và rủi ro tài chính Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp muốn duy trì sự ổn định trong điều kiện kinh doanh không chắc chắn

Các phương pháp xác định điểm bàng quan

Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng thu nhập chocác cổ đông Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng

Một phương pháp phân tích gọi là phân tích EBIT – EPS có thể dùng để giúp doanh nghiệp xác định khi nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ vốn cổ phần có lợi hơn Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có lợi Doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ vay khi EBIT của doanh nghiệp tạo ra cao hơn EBIT tại điểm bàng quan

EBIT tại điểm bàng quan là điểm mà tại đó dù sử dụng bất kỳ phương pháp tài trợ nào, có nợ vay hay không, thì giá trị EPS ở các phương án là như nhau Điểm bàng quan của EBIT được tính thông qua việc so sánh EPS giữa các phương án

EPS1 = EPS2 =EBIT0∗ (1 − T) − PDSCP1 =

(EBIT0− I) ∗ (1 − T) − PDSCP2

Trong đó:

EPS1 : EPS của phương án không dùng nợ

SCP1 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần

EPS2 : EPS của phương án tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và vay nợ

SCP2 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài chính

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

7 EBIT0 : EBIT tại điểm bàng quan T : Thuế thu nhập doanh nghiệp PD : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Do hai phương án có phương thức tài trợ khác nhau dẫn đến khi EBIT thay đổi thì EPS của các phương án thay đổi khác nhau

Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn, sự tương quan giữa EBIT dự kiến sau các dự án đầu tư và EPS là yếu tố quyết định Nếu EBIT dự kiến cao hơn mức EBIT bằng quan, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể tạo ra một hiệu quả lợi nhuận đáng kể, dẫn đến việc gia tăng EPS đáng kể so với trường hợp không sử dụng vốn vay

Trang 18

8

Tuy nhiên, nếu EBIT giảm và dưới mức EBIT bằng quan, doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều có thể đối mặt với sự suy giảm mạnh của EPS so với doanh nghiệp không sử dụng vốn vay Điều này là do chi phí lãi vay không thay đổi, và khi lợi nhuận giảm, ảnh hưởng của chi phí này trở nên nổi bật hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến EPS Mức độ sử dụng đòn bẩy càng cao, lợi nhuận đem lại càng lớn, nhưng nghìn đồng thời điều này cũng đi kèm với mức độ rủi ro tài chính cao Do đó, quyết định đầu tư của doanh nghiệp cần dựa trên việc cân nhắc kỹ lưỡng về điểm bằng quan của EBIT, tức là mức EBIT mà lợi nhuận sau chi phí lãi vay có thể bằng không Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý về cấu trúc vốn và lựa chọn phương án tài trợ tối ưu để đạt được cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro tài chính

Độ bẩy tài chính (DFL)

Khái niệm và công thức tính độ bẩy tài chính

“Độ bẩy tài chính (Degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%” (Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều)

Độ bẩy tài chính (DFL) ở mức EBIT = Phần trăm thay đổi của EPSPhần trăm thay đổi của EBITDFLEBIT =%∆EBIT

∆EBIT =

Thay công thức tính EPS vào khai triển, ta có công thức rút gọn: DFLEBIT = EBIT

EBIT − I − [1 − tPD ]

Trong trường hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp sử dụng phương án tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay tức là trong nguồn vốn của doanh nghiệp không tồn tại cổ phiếu ưu đãi, khi đó PD = 0 thì độ bẩy tài chính sẽ được tính bằng công thức:

DFLEBIT = EBITEBIT − I

Độ bẩy tài chính của phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn hay nhỏ hơn độ bẩy tài chính của phương án dùng nợ phụ thuộc vào vấn đề tiết kiệm thuế do việc sử dụng nợ so với chi phí trả cổ tức:

Khi DFLCP ưu đãi > DFLNợ có nghĩa là chi phí phải trả cổ tức (PD) lớn hơn phần chênh lệch chi phí giữa lãi vay và khoản tiết kiệm thuế do sử dụng nợ I(1-t)

DFLEBIT = EBIT

EBIT − I − [1 − tPD ]

<DFLEBIT = EBITEBIT − I

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

9

Việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) cho cổ đông đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi và sử dụng nợ vay Từ đó làm phát sinh các khoản chi phí tài chính cố định như lãi vay hay cổ tức phải trả cho các cổ đông Độ lớn của đòn bẩy tài chính phụ thuộc vào chi phí tài chính cố định mà doanh nghiệp phải gánh chịu, nếu doanh nghiệp quyết định sử dụng nhiều đòn bẩy thông qua việc vay mượn, chi phí tài chính cố định sẽ tăng lên, khi đó độ bẩy tài chính (DFL) của doanh nghiệp sẽ ở mức cao Điều này có nghĩa là mỗi biến động nhỏ trong doanh thu sẽ có tác động lớn đến EPS

Sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khá rủi ro bởi chi phí lãi vay doanh nghiệp phải trả là cố định, trong khi đó nếu như việc kinh doanh không đem lại hiệu quả, doanh thu đạt được thấp hơn kỳ vọng sẽ dễ dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán hay thậm chí doanh nghiệp còn bị thua lỗ, phá sản Do đó, doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ lưỡng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, nhằm đảm bảo rằng nó mang lại hiệu quả tối ưu và giảm thiểu rủi ro tối đa Quá trình này đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về cân bằng giữa tăng cường thu nhập và quản lý rủi ro tài chính

Quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của EPS và xác suất mất khả năng chi trả khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như nợ và cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình Điều này tạo ra một bức tranh phức tạp về khả năng của doanh nghiệp để đối mặt với các cam kết và nghĩa vụ tài chính khi chúng đến hạn Khi một doanh nghiệp mất khả năng chi trả là khi doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng như thanh toán lãi vay, gốc vay, thanh toán các khoản phải trả cũng như việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến thời gian đáo hạn

Việc đo lường rủi ro tài chính là một việc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, bởi đó là cơ sở quan trọng để ra các quyết định liên quan đến cấu trúc vốn cũng như các quyết định quản trị tài chính khác Sử dụng công thức sau để đo lường:

δEPS =δEBIT(1 − T)NSTrong đó:

: Độ lệch chuẩn của EPS

NS : Số cổ phần thường đang lưu thông

Như vậy, độ lệch chuẩn của EPS có phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EBIT Qua đó, có thể thấy được rủi ro tài chính có mối liên hệ mật thiết với rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Khi độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì độ lệch chuẩn của EPS càng lớn, tức là mức độ biến động của EPS tương ứng với sự biến động của EBIT càng lớn

Trang 20

10

và ngược lại Theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, khi độ lệch chuẩn của EPS càng lớn, EPS cũng càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao

Bên cạnh chỉ tiêu độ lệch chuẩn của EPS, ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên CV để đo lường mức độ biến thiên của EPS theo công thức:

CVEPS= δEPSEPSTrong đó:

: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường kỳ vọng của các cổ đông

Chỉ tiêu này có thể được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro giữa các phương án có EPS kỳ vọng khác nhau Việc doanh nghiệp có hệ số biến thiên của EPS cao hay thấp lại phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EPS Khi đó, độ lệch chuẩn của EPS càng cao thì hệ số biến thiên của EPS cũng càng cao và ngược lại

Quyết định gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí tài chính cố định Những chi phí này yêu cầu mức EBIT mà doanh nghiệp đạt được phải cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động Đối với việc gia tăng sử dụng nợ, chi phí tài chính cố định cũng gia tăng, và điều này kéo theo việc tăng xác suất mất khả năng chi trả, làm tăng rủi ro tài chính

Khi đòn bẩy tài chính cao, tức là mức độ thay đổi của EPS được khuếch đại nhiều lần so với sự thay đổi của EBIT, rủi ro tài chính cũng tăng lên Mặc dù đòn bẩy tài chính có thể mang lại lợi ích về tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường, nhưng đồng thời cũng mang lại rủi ro lớn hơn cho cổ đông

Tuy nhiên, mặc dù có rủi ro, nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi Lý do là đòn bẩy tài chính có khả năng tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc đưa cổ đông đối mặt với mức rủi ro cao hơn Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và quản lý rủi ro chặt chẽ từ phía doanh nghiệp để đảm bảo rằng lợi ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn lớn hơn so với rủi ro tài chính mà nó mang lại

Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TSNHTổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty Khả năng thanh toán này cho biết: Tại một thời điểm nhất

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

Khả năng thanh toán tức thời =Tiền và các khoản tương đương tiềnTổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời là hệ số phản ánh mức độ cao nhất khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi bị chủ nợ yêu cầu thanh toán ngay lập tức Khả năng thanh toán này cho biết: Tại một thời điểm nhất định, với 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có

bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả

Khả năng thanh toán lãi vay = EBITLãi vay

Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm Khi chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi vay Hai là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra rất nhỏ không đủ để trả lãi vay Chỉ tiêu này được so sánh giữa các năm, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì có thể kết hợp với các chỉ tiêu khác để kết luận việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

ROE = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu sinh lời trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE): đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp Nếu ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được ROE Tăng mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể so

Trang 22

12

sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành Nếu một doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản

Chỉ tiêu sinh lời trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty Chỉ tiêu ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Tỷ số ROA càng cao thì quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả Tỷ số ROA cao hay thấp bị tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu…) và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Nếu ROA giữ nguyên, ROE tăng lên, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng hiệu quả những khoản nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn

ROS = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu ROS thể hiện một đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo thành bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Bên cạnh đó, ROS còn thể hiện hiệu quả trong quản lý kiểm soát chi phí doanh nghiệp Chỉ số ROS càng lớn có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng khi đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt trong đánh giá việc quản lý chi phí (bán hàng hay quản lý doanh nghiệp) mang lại doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu nhất Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng hoạt động tốt và khả năng sinh lời càng cao Mặt khác, khi ROS tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả chi phí

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

13

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Các nhân tố chủ quan

Trình độ và tâm lý của lãnh đạo: Khi doanh nghiệp quyết định sử dụng đòn bẩy

tài chính, điều này không chỉ mang lại cơ hội mở rộng và tăng cường sinh lợi, mà còn đồng nghĩa với việc phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn Trong bối cảnh này, trình độ của nhà lãnh đạo trở thành một yếu tố quyết định về thành công hay thất bại của chiến lược tài chính Tâm lý của nhà quản trị tài chính cũng đóng vai trò quan trọng Sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của họ có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính Những nhà quản lý “phóng khoáng” có thể mạo hiểm hơn, sử dụng nhiều nợ để tăng độ bẩy, mang lại cơ hội lớn nhưng đi kèm với rủi ro cao Ngược lại, những người “bảo thủ” thích an toàn và ổn định, giảm sử dụng nợ để giảm rủi ro Trình độ của nhà lãnh đạo không chỉ liên quan đến kiến thức chuyên môn về tài chính mà còn đòi hỏi khả năng suy luận, sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thị trường và tình hình kinh tế toàn cầu Tâm lý của nhà quản lý tài chính không chỉ ảnh hưởng đến quyết định về mức độ sử dụng đòn bẩy, mà còn định hình chiến lược tài chính tổng thể của doanh nghiệp Việc hiểu rõ và quản lý tâm lý này là quan trọng để đảm bảo rằng đòn bẩy tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp: Đối với mỗi doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài

chính, quan trọng nhất là việc doanh nghiệp tìm được nguồn để có thể huy động nợ hay vốn cổ phần ưu đãi Nếu một doanh nghiệp có uy tín tốt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua nợ vay hoặc cổ phần ưu đãi Chủ nợ và cổ đông sẽ có niềm tin vào khả năng thanh toán và sinh lời của doanh nghiệp, từ đó giảm áp lực về chi phí tài chính Một doanh nghiệp uy tín cũng có thể đạt được điều kiện vay vốn ưu đãi hơn, như lãi suất thấp và điều kiện trả nợ linh hoạt hơn Ngược lại, nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ mạnh, quá trình huy động vốn sẽ gặp khó khăn Có thể phải trả các chi phí lớn cho việc huy động vốn, và các điều kiện vay có thể không được ưu đãi Do đó, quản lý uy tín là một phần quan trọng của chiến lược tài chính tổng thể Doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì uy tín tích cực để có lợi thế khi sử dụng đòn bẩy tài chính Điều này bao gồm việc duy trì một quá trình quản lý tài chính hiệu quả, đảm bảo thanh khoản và đáp ứng các cam kết tài chính đúng hẹn để tạo niềm tin từ phía các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Mỗi giai đoạn phát triển sẽ đặt ra những

yêu cầu và mục tiêu khác nhau, từ đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược sử dụng đòn bẩy để hỗ trợ kế hoạch phát triển của mình Trong giai đoạn mở rộng hoặc đổi mới, doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư vào các dự án lớn, nâng cao quy mô sản xuất, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hoặc thậm chí thâm nhập vào các thị trường

Trang 24

14

mới Việc này giúp tăng cường khả năng sinh lời và đạt được lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã đạt được quy mô mong muốn và hướng tới sự ổn định, họ có thể điều chỉnh lại chiến lược sử dụng đòn bẩy Trong tình huống này, việc giảm đòn bẩy có thể là một chiến lược hợp lý để giảm rủi ro tài chính và duy trì ổn định trong tương lai Do đó, doanh nghiệp cần linh hoạt và nhạy bén để điều chỉnh chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho phù hợp với mục tiêu và tình hình phát triển của mình, từ đó tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hành động

Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Khi

doanh nghiệp đạt được tình hình kinh doanh tích cực, thị trường tiêu thụ sản phẩm tăng cao, và doanh thu ngày càng lớn, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trở nên có hiệu quả cao Trong tình huống này, việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có thể giúp tăng cường nguồn vốn và hỗ trợ cho việc mở rộng sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, và đáp ứng nhu cầu thị trường Các chi phí cố định liên quan đến đòn bẩy tài chính có thể được hấp thụ bởi sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Ngược lại, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, thị trường không phát triển, và doanh thu giảm sút, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động có thể trở nên rủi ro Chi phí cố định từ đòn bẩy vẫn phải được chi trả, nhưng doanh thu không đạt được mức độ để bù đắp cho chi phí này, làm giảm hiệu quả sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp cần phải liên tục theo dõi và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như kết quả hoạt động kinh doanh, và điều chỉnh chiến lược đòn bẩy một cách linh hoạt dựa trên biến động của thị trường và nhu cầu khách hàng

Các nhân tố khách quan

Thị trường tài chính: Trong một thị trường tài chính phát triển, có sẵn nhiều

nguồn vốn và cơ hội huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính Trong ngữ cảnh này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các gói vay vốn, phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi với chi phí hợp lý, từ đó tối ưu hóa nguồn vốn và tăng cường khả năng sinh lời Ngược lại, trong một thị trường tài chính chưa phát triển, cơ hội huy động vốn có thể hạn chế và chi phí tài chính có thể cao Điều này tạo nên một thách thức đối với doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài chính để mở rộng quy mô kinh doanh Những rủi ro và khả năng chi phí tăng cao có thể khiến cho các nhà quản lý tài chính cảm thấy lo lắng và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược sử dụng đòn bẩy

Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến mức độ sử dụng

nợ của doanh nghiệp Khi chi phí nợ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng nợ như là nguồn vốn, do chi phí trả lãi thấp giúp tối ưu hóa lợi nhuận Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể tăng cường việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tài trợ cho

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

15

các hoạt động kinh doanh và đầu tư mà không tăng quá nhiều chi phí tài chính cố định Ngược lại, khi chi phí nợ cao, doanh nghiệp có thể phải giảm mức độ sử dụng nợ để hạn chế chi phí tài chính, từ đó làm giảm mức độ đòn bẩy tài chính Việc này có thể làm giảm lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đòn bẩy và tăng rủi ro tài chính Vì vậy, chi phí lãi vay đóng vai trò quyết định trong việc cân nhắc giữa việc tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro tài chính khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính

Chính sách, luật pháp Nhà nước: Chính sách và luật pháp Nhà nước đóng vai

trò quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Chẳng hạn, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tác động đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp về việc sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính Trong trường hợp chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế cao, doanh nghiệp có thể tìm kiếm cách tối ưu hóa thuế bằng cách sử dụng nợ nhiều hơn, vì chi phí lãi vay được trừ đi từ thu nhập chịu thuế Điều này thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường đòn bẩy tài chính để giảm thiểu mức thuế phải trả Chính sách và luật pháp Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đặt ra các hạn chế và điều kiện để giữ cho việc này diễn ra trong ranh giới an toàn và bền vững

Thực trạng của nền kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh

nghiệp, trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, doanh nghiệp thường gặp nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển kinh doanh Tình trạng lên cao của nền kinh tế thường đi kèm với sự tăng trưởng của thị trường và tiêu thụ, từ đó tăng cường doanh thu và lợi nhuận Trong bối cảnh này, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể đem lại lợi ích lớn, giúp doanh nghiệp tối đa hóa sinh lợi từ nguồn vốn vay Ngược lại, khi nền kinh tế đang trải qua thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp có thể đối mặt với những thách thức lớn Thị trường có thể giảm sút, tiêu thụ giảm đi, và doanh thu giảm Trong tình huống này, sử dụng đòn bẩy tài chính có thể trở nên rủi ro hơn, đặt doanh nghiệp vào tình trạng nợ ngày càng khó khăn khi thu nhập giảm sút

Trang 26

16

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO

Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Giới thiệu chung về công ty

Tổng quan

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO Tên tiếng anh: KIDO GROUP CORPORATION

Tên viết tắt: KIDO GROUP

Địa chỉ trụ sở chính: Số 138 -142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đại diện pháp luật: Ông Trần Kim Thành – Chủ tịch Hội nghìn đồng quản trị Mã số thuế: 0302705302

Điện thoại: 028-38270468 Fax: 028-38270469

Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

Vốn điều lệ: 2.898.063.160.000 nghìn đồng Website: https://www.kdc.vn/

Mã cổ phiếu: KDC Sàn giao dịch: HOSE

Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập vào năm 1993, KIDO có tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh phân phối các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như dầu ăn, kem, bánh kẹo, thực phẩm ăn vặt và nước giải khát KIDO chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2002 với vốn điều lệ 150 tỷ nghìn đồng

Với bề dày lịch sử 30 năm hoạt động, KIDO có các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1993 – 1998: Xây dựng nền tảng

Năm 1993: Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập, sở hữu nhà xưởng sản xuất và kinh doanh bánh snack (100m2) tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ nghìn đồng

Năm 1994 – 1998: Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới với diện tích 6 hecta; Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies, dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

17

công nghiệp và đưa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác Nghìn đồng thời tung sản phẩm bánh snack, bánh cookies, bánh tươi, bánh trung thu, chocolate

Giai đoạn 1999 – 2003: Phát huy sở trường

Năm 1999 – 2001: Khai trương hệ thống bakery đầu tiên Tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ nghìn đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000 m2 Sản phẩm Công ty được xuất khẩu sang Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Nhật, Thái, Singapore,

Năm 2002: Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành lập, vốn điều lệ là 150 tỷ nghìn đồng

Năm 2003: Mua lại nhà máy kem Wall’s từ Tập đoàn Unilever và thành lập Công ty TNHH MTV KIDO, phát triển 2 nhãn hiệu Merino và Celano Nhập dây chuyền sản xuất chocolate (1 triệu USD) và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ nghìn đồng

Giai đoạn 2004 – 2008: Tăng cường thêm lực

Năm 2004: Thành lập Công ty Kinh Đô Bình Dương Công ty Kinh Đô Miền Bắc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán (Mã cổ phiếu: NKD)

Năm 2005: Công ty CP Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán (Mã cổ phiếu: KDC) Tung sản phẩm bánh bông lan Solite

Năm 2006 – 2008: Công ty đón nhận Huân chương lao động hạng III, được bình chọn thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia

Giai đoạn 2009 – 2014: Khẳng định vị thế

Năm 2009 – 2012: Kinh Đô được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia lần 2 Sáp nhập Công ty Kinh Đô Miền Bắc vào Công ty Cổ phần Kinh Đô Tiếp tục sáp nhập Vinabico vào KDC

Năm 2013 – 2014: Đón nhận Huân chương lao động hạng II Được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia lần 4 liên tiếp Thương hiệu số 01 trong ngành hàng bánh kẹo và thuộc Top 10 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam

Giai đoạn 2015 – 2018: Mở rộng thương hiệu

Năm 2015: Ký kết hợp nghìn đồng nguyên tắc chuyển giao mảng kinh doanh bánh kẹo cho Mondelez và chính thức thâm nhập vào lĩnh vực thực phẩm thiết yếu Tháng 10/2015 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập Đoàn KIDO

Năm 2016 – 2018: Kết hợp hai doanh nghiệp lớn trong ngành dầu ăn Tường An và Vocarimex vào tập đoàn KIDO mua lại 51% cổ phần Golden Hope Nhà Bè và đổi tên thành KIDO Nhà Bè Top 10 công ty thực phẩm uy tín Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO dẫn đầu thị trường kem lạnh; Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An đứng thứ 2 và KIDO Nhà Bè đứng thứ 3 về thị phần dầu ăn

Giai đoạn 2019 – 2022: Tăng trưởng từ nội lực

Trang 28

18

Năm 2019 – 2020: Tập trung vào phân khúc cao cấp với dòng sản phẩm “Tường An Premium - dòng sản phẩm thượng hạng” với biểu tượng voi vàng Đánh dấu sự trở lại của KIDO trên thị trường snacking Sáp nhập Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO vào KDC Đạt top 10 công ty thực phẩm uy tín, top 50 thương hiệu dẫn đầu Năm 2021 – 2022: Tiếp tục sứ mệnh trở thành Tập đoàn thực phẩm số 1 tại Việt Nam Tung ra những sản phẩm bánh tươi thương hiệu KIDO’s Bakery theo phong cách “Thưởng Thức Thời Thượng” Trở lại ngành hàng bánh trung thu với thương hiệu KIDO's Bakery với mong muốn tái kích hoạt ý nghĩa và nét truyền thống vốn có của trung thu, nhanh chóng đứng thứ 3 toàn thị trường về mặt quy mô Tiếp tục dẫn đầu thị trường kem lạnh; Tiếp tục đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn với thương hiệu Tường An Được vinh danh Thương hiệu quốc gia 16 năm liên tiếp Là doanh nghiệp lần thứ 3 đạt giải thương hiệu vàng Tp Hồ Chí Minh năm 2022

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban trong Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Tổ chức kinh doanh:

Công ty mẹ: Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Các công ty con: Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An; Công ty Cổ phần Thực phẩm đông lạnh KIDO; Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam; Công ty TNHH KIDO Long An; Công ty TNHH KIDO Nhà Bè

 Cơ cấu tổ chức:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

19

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO)

Trên Hội đồng Quản trị là Hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị giao nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát đồng hành với Hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc trong vai trò kiểm soát mọi hoạt động của công ty Nhằm tạo sự cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng đường lối chiến lược đã hoạch định, Ban Tổng Giám đốc lập Ủy ban Quản lý Điều hành (EMC) đưa đề bài, yêu cầu với 3 TEAMs và điều tiết toàn bộ hoạt động Sau đó, hàng loạt vấn đề ở hàng ngang là trung tâm để các Team, bộ phận phòng ban thực hiện triển khai việc; kết hợp với năng lực của từng TEAM được chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa theo hàng dọc

TEAM kinh doanh: Là đội ngũ đề ra phương hướng hoạt động trong bán hàng, phân phối, tiếp thị, phát triển sản phẩm và tìm hiểu người tiêu dùng Team 1 thường xuyên tương tác, kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng, nghiên cứu môi trường cạnh tranh và xu hướng của thị trường Từ đó, các bộ phận của Team 1 có thể thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Vai trò của Team 1 là cung cấp và phản hồi thông tin cho toàn bộ Công ty và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận

Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban tổng giám đốc

Ủy ban điều hành (EMC)

TEAM kinh doanh

TEAM quản trị chuỗi cung

ứng (SCM) TEAM hỗ trợBan kiểm soát

Hoạch định chiến lược

Trang 30

20

chức năng của Công ty hướng đến mục tiêu cung cấp đúng sản phẩm, vào đúng thời điểm, ở đúng nơi và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Nhiệm vụ của các Team hỗ trợ (Team 2 và Team 3) được đặt xung quanh Team 1 để hỗ trợ, đưa ra các ý kiến nhằm phản hồi hoặc dự báo nhu cầu của khách hàng, những xu hướng của thị trường và luôn lấy người tiêu dùng là trung tâm

TEAM quản trị chuỗi cung ứng (SCM): Chuyên trách về các hoạt động sản xuất thành phẩm, kiểm soát chất lượng, hậu cần và kho vận Team SCM chính là thế mạnh cốt lõi của Tập đoàn Team SCM có trách nhiệm quản lý việc sản xuất hàng hóa, hiệu quả về sản xuất và phân phối sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất Sự phối hợp chặt chẽ của Team 2 với Team 1 giúp đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm, đúng khối lượng đến đúng đối tượng khách hàng với mức giá cạnh tranh nhất Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách khách hàng và tăng cường phát triển lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn

TEAM hỗ trợ: Là Team có các chức năng đặc trưng nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Công ty bao gồm nhân sự, hành chính, kế toán tài chính và kế toán quản trị Bản chất các dịch vụ của Team 3 cung cấp liên quan đến cơ sở hạ tầng, do vậy các dịch vụ như IT, Quản trị Quy trình Kinh doanh, Truyền thông, Quan hệ Nhà đầu tư, Quản trị mua hàng và Tài chính được tập trung quản lý bởi Tập đoàn Điều này cho phép mỗi công ty có thể tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận và giá trị khác mà không bị chi phối bởi các vấn đề liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn

3 TEAMs được kết nối với nhau thông qua ứng dụng công nghệ số một cách chặt chẽ nhằm kịp thời ứng phó với sự biến động của thị trường cả về hàng dọc lẫn hàng ngang Vai trò của 3 TEAMs vô cùng quan trọng trong vận hành Khi thị trường biến động mạnh, vai trò của 3 TEAMs được đưa vào chu kỳ kinh doanh với công suất được thiết kế từ bên trong ở mức độ tăng/giảm khác nhau tùy từng thời điểm nhằm đáp ứng nhu cầu theo sự biến động Công nghệ số sẽ giải quyết được sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh nghiệp, kết nối 3 Teams sẽ chặt chẽ hơn khi công nghệ số được Tập đoàn ứng dụng và ngày càng tối ưu

Khái quát về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020-2022

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

Chênh lệch giữa 2021 và 2022

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ 8.465.765.184 10.675.274.453 12.787.155.346 2.209.509.268 26,10 2.111.880.893 19,78

Các khoản giảm trừ

doanh thu (142.149.4767) (178.409.982) (251.971.861) (36.260.505) 25,51 (73.561.879) 41,23 Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ

8.323.615.708 10.496.864.471 12.535.183.485 2.173.248.763 26,11 2.038.319.014 19,42

Giá vốn hàng bán và

dịch vụ cung cấp (6.558.627.299) (8.455.849.542) (10.261.577.093) (1.897.222.243) 28,93 (1.805.727.550) 21,35

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.764.988.408 2.051.014.9289 2.273.606.329 286.026.520 16,21 222.591.4634 10,85

Doanh thu hoạt động

tài chính 80.969.903 159.919.429 249.972.853 78.949.526 97,50 90.053.425 56,31

Trang 32

22

Chi phí tài chính (143.874.132) (193.571.934) (273.960.693) (49.697.801) 34,54 (80.388.760) 41,53 Chi phí bán hàng (1.044.233.676) (1.196.590.674) (1.446.024.852) (152.356.997) 14,59 (249.434.178) 20,85 Chi phí quản lý doanh

nghiệp (421.933.248) (242.722.787) (409.162.881) 179.210.462 (42,47) (166.440.095) 68,57

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 407.903.709 688.519.688 498.509.684 280.615.979 68,79 (190.010.004) (27,60)

Lợi nhuận khác 8.173.645 (690.230) 12.088.710 (8.863.875) (108,44) 12.778.940 (1851,40) Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 416.077.353 687.829.457 510.598.393 271.752.104 65,31 (177.231.064) (25,77)

Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

23

Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các số liệu chung về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận, … qua đó ta có thể khái quát chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm 2020 – 2022 Cụ thể như sau:

Doanh thu về bán hàng và dịch vụ:

Doanh thu về bán hàng và dịch vụ đến từ ba mảng chính, bao gồm sản xuất, thương mại và hoạt động kinh doanh khác mà Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO hiện đang cung cấp Nhìn chung, doanh thu về bán hàng và dịch vụ của công ty trong 3 năm 2020 – 2022 có có xu hướng tăng Trong năm 2021 doanh thu đạt được là 10.675.274.453 nghìn đồng tăng 2.209.509.268 nghìn nghìn đồng so với doanh thu năm 2020 là 8.465.765.184 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương đương 26,10% Trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên các sản phẩm dầu ăn, gia vị vẫn là một phần thiết yếu đối với đời sống hàng ngày Từ đó Công ty vẫn duy trì tập trung đẩy mạnh phát triển ngành kinh doanh cốt lõi là sản xuất dầu ăn, gia vị, bánh kẹo, KIDO vẫn duy trì được sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tốt, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất, vận chuyển vì lý do dịch bệnh Covid-19 Năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 12.787.155.346 nghìn đồng, tăng 2.111.880.893 nghìn đồng tương đương 19,78% so với năm 2021 Dù công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các yếu tố kinh tế thế giới và tác động từ những chính sách, song đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được nhiều kết quả khả quan Năm 2022 là năm công ty tiếp tục ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, đưa ra thị trường sản phẩm mới chất lượng hơn Cụ thể, năm 2022, KIDO quay trở lại đường đua ngành hàng bánh trung thu một cách mạnh mẽ, ra mắt nhiều loại bánh trung thu mới với mẫu mã đẹp mắt, hương vị ngọt ngào mới mẻ, gia tăng niềm tin với người tiêu dùng

Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty bao gồm chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại Năm 2021, các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO là 178.409.982 nghìn nghìn đồng, tăng 36.260.505 nghìn đồng, tương đương 25,51% so với năm 2020 Nguyên nhân chính ở đây do công ty kích cầu mua hàng cũng như hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ Covid-19 nhiều biến động bằng nhiều đợt giảm giá sản phẩm Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty năm 2022 và năm 2021 lần lượt là 251.971.861 nghìn đồng và 178.409.982 nghìn đồng Có thể nhận thấy các khoản giảm trừ doanh thu so với tổng doanh thu chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ, lần lượt là 1,67% và 1,97% Nguyên nhân do Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực thực phẩm, các hợp đồng thực hiện nghiêm túc, hỗ trợ khách hàng tận tình Ngoài ra, các sản phẩm khác được công ty cung cấp luôn đạt đúng yêu cầu của khách hàng, không có sản phẩm

Trang 34

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản thu chủ yếu từ chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm cho nhà cung cấp, lãi tiền gửi tại ngân hàng, … Năm 2020 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là 80.969.903 nghìn đồng Nhưng đến năm 2021, doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 159.919.429 nghìn đồng, tăng mạnh 78.949.526 nghìn đồng so với năm 2020, tương ứng 97,50% (xấp xỉ gấp đôi) Đến năm 2022, mức doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục tăng trưởng Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2022 là 249.972.853 nghìn đồng, tăng 90.053.425 nghìn đồng, tương ứng tăng 56,31% so với năm 2021 Cụ thể nguyên nhân đến từ các khoản lãi tiền gửi, lãi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái, lãi từ thanh lý đầu tư của công ty thu lại trong năm 2021 - 2022 lớn Xét thấy, doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không quá lớn so với tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp

Chi phí tài chính

Chi phí tài chính là các chi phí thanh toán, các khoản chiết khấu thanh toán công ty cho khách hàng hưởng, chi phí lãi vay Với Công ty Cổ Tập đoàn KIDO thì chi phí tài chính chủ yếu là từ chi phí lãi vay Chi phí tài chính năm 2021 của công ty là 14.877.910 nghìn đồng giảm mạnh 61,22% so với năm 2020 là 38.360.230 nghìn đồng Chi phí tài chính của công ty tăng mạnh từ 14.877.910 nghìn đồng tại năm 2021 lên 21.096.152 nghìn đồng tại năm 2022 tương ứng 41,80% trong đó chủ yếu là lãi tiền vay tăng lên 18.406.160 nghìn đồng tương ứng 61,88% so với năm 2021 Nguyên nhân do trong năm 2022, công

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

25

ty gia tăng vay nợ ngắn hạn dẫn tới chi phí lãi vay tăng khá cao, đồng thời các hoạt động kinh doanh, mua bán của công ty diễn ra nhiều hơn nên việc thanh toán qua ngân hàng cũng tăng dẫn đến các chi phí phát sinh cho việc thanh toán tăng

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, trả lương nhân viên … Chi phí bán hàng trong năm 2021 của doanh nghiệp là 1.196.590.674 nghìn đồng, tăng 152.356.997 nghìn đồng so với năm 2020 có chi phí bán hàng là 1.044.233.676 nghìn đồng, mức tăng tương đương với 14,59% Nguyên nhân chi phí bán hàng tăng là do năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 đã thuyên giảm nhưng người dân vẫn đẩy mạnh việc mua hàng online nên chi phí trả lương cho nhân viên, vận chuyển đã tăng lên Từ đó khiến chi phí bán hàng tăng Bên cạnh đó còn có các chi phí khác phát sinh như chi phí mua ngoài, chi phí khử khuẩn hàng hóa trước và sau khi đưa vào thị trường tiêu thụ, … cũng khiến cho chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng Qua đến năm 2022, chi phí bán hàng của doanh nghiệp là 1.446.024.851 nghìn đồng, tăng 249.434.178 nghìn đồng, tương ứng tăng 20,85% Nguyên nhân chính do tiền lương chi trả cho nhân viên, chi phí mua ngoài, chi phí quảng cáo và khuyến mãi đã tăng đáng kể

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp được hiểu là chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức, vận hành các hoạt động của doanh nghiệp Năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp là 242.722.787 nghìn đồng, giảm 179.210.462 nghìn đồng so với năm 2020, mức giảm tương ứng 42,47% Nguyên nhân là năm 2021 đại dịch bùng nổ, toàn nước cách ly, công ty đã tối ưu hóa nguồn lực, cải thiện quy trình làm việc và hệ thống quản lý, giúp công ty cung cấp được đủ nhu cầu về thực phẩm thiết yếu cho người dân Năm 2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 409.162.881 nghìn đồng, tăng 166.440.095 nghìn đồng tương ứng 68,57% so với năm 2021 do năm 2022 đại dịch được đẩy lùi, công nhân viên trở lại công tác, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên.

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính bằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng hoá Năm 2020 là 1.764.988.408 nghìn đồng và năm 2021 là 2.051.014.929 nghìn đồng, với mức chênh lệch tăng 286.026.520 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,21% Năm 2022, lợi nhuận gộp của công ty là 2.273.606.392 nghìn đồng, tăng 222.591.464 nghìn đồng tương ứng tăng 10,85% so với năm 2021 Hoạt động bán hàng của Công ty năm 2022 có nhiều kết quả

Trang 36

26

tốt, doanh thu thuần tăng, công tác quản lý chi phí hiệu quả nên lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng tăng với mức tăng cao hơn so với mức tăng của doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là kết quả của quá trình kinh doanh trong năm của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ Trong năm 2021, lợi nhuận sau thuế của công ty là 653.290.574 nghìn đồng tăng 323.052.867 nghìn đồng so với năm 2020 đạt 330.237.707 nghìn đồng, mức tăng này tương ứng với 97,82% Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2022 thấp hơn 278.635.059 nghìn đồng so với năm 2021, tương đương 42,65% đạt giá trị 374.655.514 nghìn đồng Mức giảm này cho thấy chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý của công ty chưa có hiệu quả và chưa đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty

Nhận xét: Có thể nói, giai đoạn 2020 – 2022 là giai đoạn khó khăn chung của tất

cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên mọi lĩnh vực do gặp phải đại dịch Covid – 19 Dịch bệnh khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đều gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dữ liệu phân tích trên, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO hiện đang kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế dương và có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 Bên cạnh đó, các khoản mục chi phí vẫn có xu hướng tăng Để có thể gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí trong thời gian tới công ty nên kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản mục chi phí, đảm bảo các khoản chi phải hợp lý, sử dụng vào mục đích tăng doanh thu, lợi nhuận tránh lãng phí không đem lại hiệu quả Trong tương lai, KIDO nên tiếp tục phát huy để khẳng định vị thế hàng đầu, tiếp tục phát triển, bền bỉ và mãnh liệt hơn cùng những giá trị đích thực trường tồn theo năm tháng

Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập Đoàn KIDO giai đoan 2020-2022

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

2020-Chênh lệch giữa 2022

2021-Tuyệt đói Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) TÀI SẢN

A Tài sản ngắn hạn 5.447.496.873 7.013.592.235 6.980.387.823 1.566.095.3612 28,75 (33.204.412) (0,47) B Tài sản dài hạn 6.871.658.283 7.059.113.323 7.024.404.857 187.455.040 2,73 (34.708.467) (0,49)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 12.349.155.156 14.072.705.558 14.004.792.679 1.723.550.406 13,96 (67.912.879) (0,48) NGUỒN VỐN

C Nợ phải trả 4.649.767.703 7.178.062.905 6.952.065.052 2.528.295.201 54,37 (225.997.853) (3,15) D Vốn chủ sở hữu 7.699.387.453 6.894.642.653 7.052.727.627 (804.744.800) (10,45) 158.084.974 2,29

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 12.349.155.156 14.072.705.558 14.004.792.679 1.723.550.402 13,96 (67.912.879) (0,48)

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Trang 38

28

Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy có thể coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm Do đó, dựa vào bảng cân đối kế toán, có thể khái quát chung tài sản – nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO có xu hướng tăng quy mô, đến năm 2022 đạt giá trị 14.004.792.679 nghìn đồng

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2022

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán)

Qua biểu đồ, có thể thấy cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 tương đối cân bằng, tỉ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có sự chênh lệch khá nhỏ trong tổng tài sản Cụ thể, năm 2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản là 44,11%, nhỏ hơn 11,78% so với tài sản dài hạn là 55,89% Năm 2021 và 2022, tài sản ngắn hạn có sự gia tăng lên 49,84% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm 50,16%, mức chênh lệch giữa hai loại tài sản là 0,31% Tài sản ngắn hạn năm 2020 của doanh nghiệp là 5.447.496.873 nghìn đồng, tăng lên 1.566.095.362 nghìn đồng tại năm 2021 với mức tăng tương ứng với 28,75% Sang đến năm 2022, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm nhẹ ở mức 6.980.387.823 nghìn đồng, giảm 0,47% so với năm 2021 Trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn, tiếp đến là khoản mục hàng tồn kho và khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền

Khoản mục hàng tồn kho năm 2020 là 1.211.415.710 nghìn đồng, tăng mạnh 105,93% trong năm 2021 Năm 2022 hàng tồn kho của công ty là 2.212.305.861 nghìn đồng, giảm 282.350.463 nghìn đồng tương ứng giảm 11,32% so với năm 2021 Nhận thấy nguồn cung

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

29

hàng của công ty vẫn đảm bảo cung cấp trong năm cùng với tình hình khôi phục kinh tế sau dịch bệnh, các hoạt động kinh doanh phát triển hơn nên công ty đã tăng lượng hàng tồn kho các sản phẩm bán ra, các thiết bị và nguyên vật liệu khác Tuy nhiên tỷ lệ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn dẫn đến chi phí lưu kho của công ty lớn.Công ty sẽ cần phải có những biện pháp để hàng tồn kho trong công ty được quay vòng nhanh hơn tránh dẫn đến những thiệt hại về vật chất và chi phí lưu kho

Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn năm 2021 là 2.552.304.855 nghìn đồng, tăng 224.263.652 nghìn đồng tương ứng 9,63% so với năm 2020 là 2.328.041.203 nghìn đồng do các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2021 tăng nhẹ Năm 2022 khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là 2.948.739.787 nghìn đồng, tăng 396.434.931 nghìn đồng tương ứng tăng 15,53% so với năm 2021 Khoản phải thu năm 2022 tăng nghìn đồng nghĩa rằng công ty bán được nhiều hàng hơn dẫn đến các khoản phải thu khách hàng tăng

Ngoài ra, cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn bao gồm một số khoản mục khác như là tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp trong 3 năm 2020-2022, chủ yếu có biến động ở năm 2021 Cụ thể, khoản tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 là 7.013.592.235 nghìn đồng, tăng 1.566.095.362 nghìn đồng, tương đương 28,75% so với năm 2020 và giảm nhẹ 33.204.412 nghìn đồng tương đương 0,47% tại năm 2022 Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khoản mục này là do trong năm 2020 công ty gia tăng lượng lớn tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng tăng từ 6.871.658.283 nghìn đồng năm 2020 lên mức 7.059.113.323 nghìn đồng năm 2021, tương ứng tăng 2,73% Sang đến năm 2022, tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm nhẹ xuống mức 7.024.404.856 nghìn đồng, tương ứng 0,49% Cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng luôn ở mức hơn 50% trong cơ cấu tài sản, do doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nghề sản xuất thực phẩm nên việc sử dụng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh là vô cùng cần thiết Vì vậy nên doanh nghiệp đã đầu tư phần lớn vào tài sản cố định để nâng cao sản lượng sản xuất và nâng cao chất lượng thành phẩm Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm một số trang thiết bị, máy móc như: nhà máy, phương tiện vận tải, truyền dẫn, dây chuyền sản xuất, Năm 2020, giá trị khoản mục tài sản cố định của công ty là 2.676.569.906 nghìn đồng, giảm nhẹ xuống mức 2.540.831.125 nghìn đồng tại năm 2021 tương ứng giảm 5,07%, và tăng nhẹ lên 2.627.954.490 nghìn đồng vào năm 2022, tương đương tăng 3,43% so với năm 2021 Ngoài tài sản cố định, doanh nghiệp còn phát

Trang 40

Nhìn chung, tình hình tài sản của doanh nghiệp đang có dấu hiệu tăng và ổn định qua từng năm xét trong giai đoạn 2020 – 2022 Cụ thể, năm 2020, tổng tài sản của doanh nghiệp là 12.349.155.156 nghìn đồng, tăng lên 14.072.705.558 nghìn đồng vào năm 2021 với mức tăng tương ứng 13,96% Sang đến năm 2022, tình hình tài sản của doanh nghiệp giảm nhẹ còn 14.004.792.679 nghìn đồng, mức giảm 0,48% so với năm 2021 Đây là thành quả từ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của công ty trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ở thời điểm tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2020 - 2022

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán)

Dựa vào biểu đồ, có thể nhận xét rằng cơ cấu hình thành nên nguồn vốn trong Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO phân bổ tương đối đồng đều, chiếm tỷ trọng lớn hơn là từ vốn

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w