1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO
Tác giả Trương Thị Hoài An
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tuyết
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 3,75 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về tài sản của doanh nghiệp (12)
    • 1.1.1. Khái niệm về tài sản trong doanh nghiệp (12)
    • 1.1.2. Đặc điểm tài sản trong doanh nghiệp (12)
    • 1.1.3. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp (13)
    • 1.1.4. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp (15)
  • 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (17)
    • 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (17)
    • 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp . 7 1.2.3. Tài liệu, thông tin sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của (18)
    • 1.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của (20)
  • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (27)
    • 1.3.1. Những nhân tố chủ quan (27)
    • 1.3.2. Những yếu tố khách quan (30)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG (11)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (34)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (34)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (36)
      • 2.1.3. Khát quát ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (37)
      • 2.1.4. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn (38)
    • 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (45)
      • 2.2.1. Phân tích biến động chung và cơ cấu của tổng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020-2022 (45)
      • 2.2.3. Phân tích biến động và cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn 2020-2022 (50)
      • 2.2.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (53)
    • 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn (68)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (68)
      • 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại (68)
      • 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế (69)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO (11)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (72)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (73)
      • 3.2.1. Tăng cường quản lý đối với khoản phải thu (73)
      • 3.2.2. Tăng cường công tác kiểm soát nguyên vật liệu và hàng tồn kho (75)
      • 3.2.3. Tăng cường kiểm soát chi phí, tăng doanh thu (75)
      • 3.2.4. Xây dựng kế hoạch quản lý tiền và các khoản tương đương tiền (77)
      • 3.2.5. Nhóm giải pháp chung (77)

Nội dung

Với mục tiêu đạt được doanh thu và lợi nhuận đạt được cao nhất, hiệu quả sử dụng tài sản đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu với các nhà quản trị doanh nghiệp.. Đặc điể

Tổng quan về tài sản của doanh nghiệp

Khái niệm về tài sản trong doanh nghiệp

Khái niệm về tài sản là một khái niệm quen thuộc, rộng lớn và đa chiều, không chỉ là những giá trị vật chất mà còn bao gồm những yếu tố vô hình đóng góp vào sức khỏe và thành công của doanh nghiệp

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam:“Tài sản là thuật ngữ kế toán kinh doanh chỉ tất cả những gì có giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân, một đơn vị hoặc của nhà nước, có thể dùng để trả nợ, sản xuất ra hàng hóa hay tạo ra lợi nhuận bằng cách nào đó Một tài sản có ba đặc tính không thể thiếu, lợi nhuận kinh tế có thể xảy ra trong tương lai, một thực thể hợp pháp kiểm soát, thu được kết quả ngay từ hợp đồng kinh doanh hoặc giao dịch đầu tiên”

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế:“Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát là kết quả của những hoạt động trong quá khứ mà từ đó một số lợi ích kinh tế trong tương lai có thể dự kiến trước một cách hợp lý”

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 ban hành kèm theo quyết định số 149 ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính:“Tài sản là một nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp”

Theo điều 105, chương VII, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015 của Quốc hội:“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu rằng, tài sản của doanh nghiệp là sự tổng hợp giữa tiền bạc, tài sản vật chất, giấy tờ có giá trị và những quyền lợi tài sản mà doanh nghiệp sở hữu Đây là những nguồn lực mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Ngược lại, tài sản của doanh nghiệp không chỉ là những yếu tố vật chất mà còn bao gồm mọi nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát, giữ trong tay và kỳ vọng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai Điều quan trọng là tài sản của doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời hai yếu tố chính đó là: thuộc sở hữu của doanh nghiệp và được sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm một loạt các nguồn giá trị được sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập Đặc điểm của tài sản doanh nghiệp

Thư viện ĐH Thăng Long

2 có những khía cạnh đặc trưng phản ánh tính chất và quan hệ với hoạt động kinh doanh Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của tài sản doanh nghiệp:

Tính thanh khoản: Tài sản doanh nghiệp có tính thanh khoản cao và thấp Tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn có tính thanh khoản cao, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản nợ và chi phí ngắn hạn Trong khi đó, tài sản cố định như máy móc và bất động sản thường có tính thanh khoản thấp hơn

Mục đích sử dụng: Tài sản doanh nghiệp được sử dụng để hỗ trợ quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, và thực hiện các hoạt động kinh doanh Điều này bao gồm tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng và tài sản lưu động như hàng tồn kho và các khoản phải thu từ khách hàng

Tính ngắn hạn và dài hạn: Tài sản doanh nghiệp được phân loại thành tài sản ngắn hạn và dài hạn dựa trên thời hạn sử dụng Tài sản ngắn hạn bao gồm hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản đầu tư ngắn hạn Tài sản dài hạn thường là những tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài như bất động sản và máy móc

Tính rủi ro và an toàn: Một số tài sản doanh nghiệp có tính rủi ro cao, chẳng hạn như cổ phiếu đầu tư hay các khoản đầu tư ngắn hạn có thể biến động giá trị Ngược lại, tiền mặt và các khoản đầu tư an toàn như trái phiếu có tính ổn định hơn

Tài sản doanh nghiệp có thể được mua bằng vốn tự nhiên của doanh nghiệp hoặc thông qua vay nợ từ nguồn bên ngoài Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp phản ánh mức độ sử dụng vốn tự nhiên và nợ để mua sắm tài sản

Giá trị của tài sản doanh nghiệp có thể được đánh giá bằng giá trị thị trường hoặc giá trị sử dụng Sự tăng giảm giá trị của tài sản cũng phản ánh tình trạng kinh tế và thị trường nơi doanh nghiệp hoạt động.

Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản có thể được phân chia thành nhiều nhóm theo từng tiêu thức khác nhau: Theo hình thái biểu hiện, tài sản bao gồm: Tài sản hữu hình (TSHH), tài sản vô hình (TSVH)

Theo nguồn hình thành, tài sản bao gồm: Tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu (VCSH) và tài sản được tài trợ bởi vốn nợ, tài sản thuê

Theo tính chất tuần hoàn luân chuyển, tài sản được chia thành: Tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ)

Theo thời gian sử dụng, tài sản bao gồm: Tài sản ngắn hạn (TSNH), tài sản dài hạn (TSDH)

Tùy theo yêu cầu quản lý khác nhau của từng doanh nghiệp mà tài sản có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu bài khóa luận, tài

3 sản sẽ được phân loại theo phương pháp nghiên cứu bằng bảng cân đối kế toán Qua tiêu chí này tài sản của doanh nghiệp được chia thành tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH) Việc phân loại như trên thấy rõ được biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn là nhóm tài sản doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trong thời kỳ ngắn hạn (trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp) Đây là các nguồn giá trị có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt hoặc được tiêu thụ trong chu kỳ ngắn hạn của doanh nghiệp TSNH đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày và đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn như chi trả cho các chi phí phát sinh

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:

Tiền và các khoản tương đương tiền : Tiền ở đây được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời gian thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn : Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có kỳ hạn thu hồi dưới một năm hoặc tròn một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu) hoặc chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) mua giá thấp bán giá cao để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính không quá một năm

Hàng tồn kho : Bao gồm toàn bộ hàng hóa vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong những nhà xưởng như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu hỗ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, công cụ dụng cụ…

Tài sản ngắn hạn khác : Bao gồm các loại khoản tạm ứng chưa thanh toán, chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí chờ kết chuyển, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ…

Tài sản dài hạn là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm, thời gian sử dụng thường phụ thuộc và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp TSDH rất quan trọng đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất vì đây là những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn hơn TSNH, TSDH là những tư liệu lao động chủ yếu và có

Thư viện ĐH Thăng Long

4 đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, không có sự thay đổi về hình thái vật chất từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị loại khỏi quá trình sản xuất Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm:

Các khoản phải thu dài hạn : Các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác có thời gian thu hồi thanh toán trên một năm

Bất động sản đầu tư : Là những bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thu tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho các mục quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

Tài sản cố định : Là những tài sản có giá trị lớn (từ 30 triệu đồng trở lên), thời gian sử dụng dài (có thời gian sử dụng tối thiểu là 1 năm)

Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn luôn song hành và có ý nghĩa quan trọng trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Vai trò của tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu khi khởi động một doanh nghiệp hay nói cách khác, TSNH là điều kiện tiên quyết quan trọng cho quá trình sản xuất và kinh doanh Vì tài sản ngắn hạn là những nguồn lực được sử dụng hàng ngày và là nguồn tài chính để thanh toán các chi phí phát sinh khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

TSNH nằm rải rác trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh để quá trình hoạt động sản xuất được diễn ra thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất ổn định, tránh tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản, như:

TSNH giúp doanh nghiệp duy trì chu kỳ hoạt động hàng ngày Hàng tồn kho đảm bảo sẵn có sản phẩm để bán, trong khi các khoản phải thu giúp doanh nghiệp thu được tiền từ khách hàng một cách nhanh chóng

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn như các khoản nợ, lương thưởng và các chi phí khác Sự linh hoạt trong thanh toán những nghĩa vụ này giúp duy trì mối quan hệ tích cực với đối tác kinh doanh và nhân viên Đảm bảo sự minh bạch trong tình hình tài chính của doanh nghiệp TSNH giúp quản lý và nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết về khả năng thanh toán và nguồn lực ngắn hạn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản ngắn hạn như các khoản phải thu để đạt được nguồn vốn ngắn hạn, ví dụ như thông qua việc tạo ra và bán các hợp đồng giấy nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro tài chính Điều này bao gồm việc duy trì một mức hàng tồn kho hợp lý để tránh quá mức chi phí lưu kho và đảm bảo có đủ tiền mặt để đối mặt với các khả năng xuất hiện ngoại lệ

Tài sản ngắn hạn, như tiền mặt, có thể giúp doanh nghiệp có lợi thế trong quá trình đàm phán với đối tác và nhà cung cấp, đặc biệt là khi có cơ hội mua hàng với điều kiện thanh toán nhanh chóng và TSNH có thể được sử dụng để đầu tư vào các cơ hội ngắn hạn hoặc hỗ trợ quá trình phát triển bằng cách cung cấp nguồn lực ngắn hạn Đặc biệt, TSNH tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị, máy móc Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp Chính vì thế, tài sản ngắn hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu có khối lượng tài sản ngắn hạn đủ sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh doanh cũng như quyết định được quy mô phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay

1.1.4.2 Vai trò của tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng phát triển, ổn định và bền vững của tổ chức Dưới đây là những vai trò chính của tài sản dài hạn trong doanh nghiệp:

Tài sản dài hạn, như máy móc, thiết bị, và cơ sở hạ tầng, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng sản xuất và cung ứng, từ đó hỗ trợ quá trình phát triển và mở rộng Bất động sản và các tài sản dài hạn khác tạo ra nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp giữ vững và ổn định trong thời gian dài Chúng là cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh liên tục

Các tài sản dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại có thể giúp duy trì và nâng

Thư viện ĐH Thăng Long

6 cao chất lượng Máy móc và thiết bị hiện đại giúp tăng cường hiệu suất sản xuất và giảm chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận và cạnh tranh của doanh nghiệp

TSDH thể hiện được quy mô của doanh nghiệp tạo ra sự minh bạch trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá và định giá giá trị của doanh nghiệp một cách chặt chẽ từ đó cân nhắc cơ hội hợp tác Bên cạnh đó, còn mang yếu tố quyết định có thể là vật thế chấp cho ngân hàng hay không, trên cơ sở trị giá của tài sản tài chính, ngân hàng mới quyết định cho vay với số lượng là bao nhiêu.

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, do vậy việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả tức là kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất- kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất

Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt nên vấn đề hiệu quả càng được quan tâm nhiều hơn Hiệu quả là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, có thể hiểu hiệu quả là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu với tổng chi phí thấp nhất Tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu chính là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu Để làm được điều này, doanh nghiệp phải khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình.Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản là phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cao nhất với mức tài sản hợp lý (tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí) Để đo lường hiệu quả của một doanh nghiệp, có thể dùng các chỉ tiêu tài chính kết hợp với các chỉ tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng rộng rãi và bao quát tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, song có thể chia các chỉ tiêu phi tài chính thành ba nhóm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: Nhóm chỉ tiêu phi tài chính về mặt kinh tế được thể hiện bằng việc đạt được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp (ví dụ như mở rộng mạng lưới, mở rộng quy mô sản xuất …), mục

7 tiêu lợi nhuận, mục tiêu về doanh thu và mục tiêu về chi phí sản xuất; nhóm chỉ tiêu phi tài chính về mặt cạnh tranh được thể hiện thông qua vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường như gia tăng thị phần của doanh nghiệp, giành được vị thế tốt hơn đối thủ cạnh tranh và mở rộng được thị trường, nhóm chỉ tiêu phi tài chính về khách hàng như nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía khách hàng về sản phẩm, khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tài chính được đo lường thông qua công thức chung:

Hiệu quả = Kết quả đạt được

Hao phí nguồn nhân lực cần thiết gắn với kết quả đó Chỉ số này càng lớn càng thể hiện được hiệu quả càng cao, hao phí nguồn lực ít và kết quả đạt được cao

Trong phạm vi khoá luận, tác giả sử dụng khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là mức độ thành tựu trong hoạt động sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian với những tiêu chuẩn về hiệu quả chi phí, về độ tin cậy và trách nhiệm của nhà quản lý Mặc dù, có 2 nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, song trong khoá luận tác giả chỉ tập trung vào nhóm chỉ tiêu tài chính với công thức như sau:

Hiệu quả sử dụng tài sản = Kết quả đạt được

Giá trị tài sản Kết quả đạt được bao gồm doanh thu, lợi nhuận trong doanh nghiệp

Giá trị tài sản bao gồm tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, giá trị TSNH, giá trị TSDH và giá trị từng loại tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 7 1.2.3 Tài liệu, thông tin sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu và tối thiểu hóa chi phí Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản Sử dụng tài sản là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản nói chung là tạo ra nhiều sản phẩm tăng thêm lợi nhuận nhưng không tăng vốn hoặc đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng tài sản

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý tài sản và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nâng

Thư viện ĐH Thăng Long

8 cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản Vì vậy, công tác phân tích hiệu quả sử dụng tài sản có ý nghĩa rất quan trọng

Mặt khác, để tiến hành hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố lao động, công nghệ, vốn và đặc biệt là tài sản – đây là yếu tố quyết định bước khởi đầu để kinh doanh, là cơ sở để phân chia các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

Do đó quản lý và sử dụng tài sản là nội dung quan trọng không thể tách rời trong quản trị tài chính Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý và sử dụng tài sản là đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển

Vì những lý do cơ bản trên có thể thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là điều tất yếu phải làm cho mỗi doanh nghiệp nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được những chi phí không cần thiết trong hoạt động

1.2.3 Tài liệu, thông tin sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp Xuất phát từ mục đích này, phân tích khái quát về tài sản được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau: Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của doanh nghiệp hiện tại và phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của doanh nghiệp hiện tại và nhận định được năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp, người phân tích cũng cần đi vào xem xét sự biến động của quy mô khoản mục tài sản trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, xem xét các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường có giá trị kinh tế hay không

Thứ hai, xem xét các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán có thực hay không và việc thu hồi có diễn ra thuận lợi hay không

Thứ ba, xem xét các hạng mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có tính hữu dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có giá trị thực tế trên thị trường hay không

Thứ tư, xem xét tài sản ngắn hạn khác có khả năng thu hồi hay không, có ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai hay không

Thứ năm, xem xét tài sản cố định của doanh nghiệp hiện có nguyên giá bao nhiêu, hệ số hao mòn của nó như thế nào, giá trị hữu dụng và giá trị kinh tế của nó trên thị trường

9 Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị của tài sản qua các thời kỳ, cung cấp cho người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản của doanh nghiệp.

Phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất

Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tích thích hợp

Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng Thông qua việc đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội như tôn trọng luật pháp, quyền lợi cho cán bộ, nhân viên, bảo vệ tài nguyên, môi trường…

1.2.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Số vòng quay tổng tài sản)

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng Để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Số vòng quay của tài sản có thể xác định bằng công thức sau:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =Doanh thu thuần

Tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay gọi tắt là số vòng quay tổng tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết, mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp sẽ nhận được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu chỉ tiêu này cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho và các sản phẩm dở dang tăng, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm đi Tuy nhiên chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp

Hệ số sinh lời của tổng tài sản

Thư viện ĐH Thăng Long

10 Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhằm tăng trưởng mạnh Do vậy, chỉ tiêu này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh được tính như sau:

Hệ số sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế(EAT)

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng thị phần tiêu thụ

1.2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Đối với mỗi doanh nghiệp thì quá trình sản xuất liên tục từ khâu mua nguyên vật liệu dự trữ quá trình xuất, sau đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Muốn cho quá trình được diễn ra trơn tru thì doanh nghiệp cần một lượng vốn nhất định để đầu tư vào từng giai đoạn của quá trình sản xuất

Một khi công nghệ sản xuất của các công ty cạnh tranh là như nhau thì việc quản lý tài sản thường là các công cụ có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại Quản lý tài sản ngắn hạn lại càng đặc biệt quan trọng hơn nữa Do vậy để quản lý chặt chẽ tài sản ngắn hạn sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, ta thường sử dụng các chi tiêu sau:

(1) Các chỉ tiêu chung về hiệu quả sử dụng TSNH

Hiệu suất sử dụng TSNH (Số vòng quay của TSNH)

Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạnHiệu suất sử dụng TSNH hay còn gọi là số vòng quay của TSNH cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này có số vòng càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt Hoặc có thể hiểu là 1 đồng tài sản ngắn hạn đầu tư trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, nếu chỉ tiêu này càng cao sẽ là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng TSNH vào sản xuất, kinh doanh của công ty càng lớn và ngược lại nếu chi tiêu càng thấp chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động chậm dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm sút Nếu hiệu suất này giảm thì doanh nghiệp sử dụng TSNH kém hiệu quả làm giảm doanh thu thuần và ngược lại

Hệ số sinh lời của TSNH

Hệ số sinh lời của TSNH(ROCA) =Lợi nhuận sau thuế (EAT)

Tài sản ngắn hạn x 100 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

(1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần dựa vào các nguồn tài trợ khác như các khoản vay và nợ Việc vay và nợ này được thực hiện với nhiều hình thức và với nhiều đối tượng khác nhau Tuy nhiên, bất kỳ đối tượng nào xem xét đến vấn đề đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay nợ hay không, họ đều quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ Các hệ số thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp tron một thời kỳ, đồng thời khi xem xét các tỷ số thanh toán cũng giúp cho người phân tích nắm bắt được quá khứ và chiều hướng thanh toán của doanh nghiệp Để đánh giá khả năng thanh toán, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán ngắn hạn =Tài sản ngắn hạn

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ nên doanh nghiệp phải sử dụng một bộ phận tài sản thực của mình chuyển đổi sang tiền để thanh toán các khoản nợ

Hệ số ≥ 1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt, chứng tỏ tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tuy nhiên, khi hệ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho…) hay đơn giản là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chưa được quản lý hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi không đưa vào kinh doanh hoặc có quá

Thư viện ĐH Thăng Long

12 nhiều các khoản nợ phải thu, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Hệ số

Ngày đăng: 21/08/2024, 14:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu công ty - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu công ty (Trang 36)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 2020 – 2022 - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 2020 – 2022 (Trang 39)
Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn năm - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO giai đoạn năm (Trang 46)
Bảng 2.3. Cơ cấu và biến động tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.3. Cơ cấu và biến động tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Trang 47)
Bảng 2.4. Cơ cấu và biến động tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.4. Cơ cấu và biến động tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn (Trang 51)
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Tập đoàn giai đoạn 2020 - 2022 - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Tập đoàn giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 54)
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chung của Công ty Cổ phần Tập - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chung của Công ty Cổ phần Tập (Trang 56)
Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công (Trang 58)
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Tổng công ty - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Tổng công ty (Trang 64)
Bảng 2.10: Chỉ tiêu mô hình Dupont của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai - nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần tập đoàn kido
Bảng 2.10 Chỉ tiêu mô hình Dupont của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO giai (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w