CHUONG 1 COSO LY LUAN VE TAI SAN VA HIEU QUA SU DUNG TAI SAN TRONG DOANH NGHIEP
1.1 Tổng quan về tài sản của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
Theo chuẩn mực chung trong “Chuân mực Kế toán Việt Nam” được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính đã đưa ra định nghĩa về tài sản như sau: “Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm sốt và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.”
Theo chuẩn mực Kế toán Quốc tế: “Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm
soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế trong tương lai có thê dự kiến trước một cách hợp lý.”
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 163 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu ) và các quyền tài sản (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng )
Từ những định nghĩa trên về tài sản ta có thể hiểu: “Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vơ hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích
kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp đó.”
Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản có nghĩa là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chỉ ra Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp như: Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho các khác hàng; Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác; Để thanh toán các khoản nợ phải trả; Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tải sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể khơng kiểm sốt được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các
điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó cịn giữ được bí mật và doanh
Trang 2Vậy tài sản ở đây phải hiểu là các yếu tố kinh tế cả hữu hình lẫn vơ hình mà doanh
nghiệp năm giữ, quản lý, sử dụng đề mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai Do đó có thể khăng định, tài sản đóng vai trị lớn trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng, góp phần đáng kế đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp 1.1.2 Phân loại tài sản trong doanh nghiệp
1.1.2.1 Căn cứ theo hình thái biểu hiện
Tài sản hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể có thể nhìn thấy, chạm vào như tiên, hàng hóa, nhà cửa từ đó có thể xác định được gia tri cua chung
Tài sản vơ hình: Là những tài sản khơng có hình thái vat chat cu thé, thông thường các loại tài sản vơ hình được tạo bởi các ý tưởng, nghiên cứu hay trong quá trình sản xuất kinh doanh như thương hiệu, các quyền sử dụng, phần mềm vi tính
1.1.2.2 Căn cứ theo thời gian Tài sản ngắn hạn
Khái niệm: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyên sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyền, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm
Đặc điểm: Tài sản ngắn hạn được phân bồ đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ôn định tránh lãng phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuắt, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản 2o đó, tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
Vé tinh thanh khoản: Tài sản ngắn hạn dap ứng kịp thời được khả năng thanh toán khi doanh nghiệp cần
Về tư cách tham gia: Tài sản ngắn hạn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là đối tượng lao động hoặc tư kiệu lao động
Vẻ thời gian sử dụng: Tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng ngắn thời hết một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc dưới một năm
Vẻ tính chuyển đổi: Tài sản ngắn hạn dễ dàng chuyền hóa từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ mà không phải chịu chi phí lớn Tuy nhiên, điều này gây khó khăn cho bộ phận quản lý, chông thất thoát
Các loại tài sản ngắn hạn: Căn cứ vào hình thái biểu hiện và khả năng thanh tốn
thì tài sản ngắn hạn bao gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền được biểu hiện bằng tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng và tiên đang chuyên Các khoản tương đương tiên là các khoản đâu tư ngăn 2
Trang 3| THANG LONG
mvesiry han khéng qua ba tháng, có khả năng chuyền đổi dễ dàng thành tiền và khơng có nhiều
rủi ro trong khi chuyên đổi thành tiền
Tài sản ngắn hạn tài chính: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khốn có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, .) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cỗ phiếu, trái phiếu) dé kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác khơng q một năm
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng
phải thu nội bộ ngăn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm
Hàng tôn kho: Bao gồm vật tư, hàng hóa, sản phẩm, sản phẩm dở dang
Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm chỉ phí trả trước ngăn hạn, thuế GTGT được khẩu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Khái niệm: tai san dai hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyền, thu hồi vốn trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc hơn một năm tài chính,
Đặc điểm: tài sản dài hạn trong doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
Về tính thanh khoản: Tài sản dài hạn thường là những tài sản có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn và doanh nghiệp chỉ thanh lý tài sản khi đã sử dụng hết khấu hao, hay đã
lỗi thời (đối với các máy móc, thiết bị, nhà xưởng ) hoặc đợi đến thời điểm trên một năm để thanh khoản với các tài sản tài chính dài hạn (chứng khoán, trái phiếu, ) vì vậy
nên tính thanh khoản của các tài sản dài hạn sẽ khó đáp ứng được khả năng thanh toán
khi doanh nghiệp cần
Về tư cách tham gia: Tài sản dài hạn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động gồm công cụ lao động và phương tiện lao động
Về thời gian sử dụng: Tài sản dài hạn có thời gian sử dụng dài thường là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc trên một năm
Vé tính chuyền đổi: Tài sản dài hạn khó chuyển đổi từ dạng vật chất sang tiền tệ và sẽ phải chịu chỉ phí lớn hơn tài sản ngắn hạn
Các dạng tài sản dài hạn
Tài sản cô định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các
hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là:chắc
chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sư dụng tài sản đó; nguyên giá tài sản
Trang 4phải được xác định một cách đáng tin cậy; có thời gian sử dụng từ một năm trở lên; có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên;
Bat động sản đầu tư: Là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc
một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi tài sản theo hợp đồng thuê tài chính năm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường Một bất
động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản thì phải thì phải thảo mãn đồng thời 2 điều kiện
sau: chắc chăn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy:
Các khoản đầu tư tài chính dài rạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng vật, mua cô phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư
khác vượt quá thời hạn trên một năm Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là các khoản
vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp Cụ thẻ, tài sản tài chính dài hạn bao gôm: Các chứng khốn dài hạn, cơ phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiêu công ty
Tài sản dài hạn khác: Bao gồm Chỉ phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác
1.1.2.3 Phân loại theo tính luân chuyển của tài sản
Tài sản lưu động: Là những đối tượng lao động tham gia toàn bộ và luân chuyền giá trị một lần vào giá trị sản phẩm Tài sản lưu động trong doanh nghiệp thường được chia làm hai loại là tài sản lưu động sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu) và tài sản lưu động lưu thông (các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền ) Tài sản lưu động có đặc điểm là trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động luôn vân động, thay thế và chuyền hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục
Tài sản cỗ định: Là những tư liệu sản xuất, là một trong những loại tài sản có giá trị lớn được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời Nó tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vao viéc tao ra san phẩm sản xuất và thường thì các loại tài sản này có chu kỳ sử dụng trong dài hạn Theo
hình thái biểu hiện, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai loại: tài
sản cơ định hữu hình và tài sản cô định vô hình
4
Trang 5Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố
định vơ hình Thơng thường tài sản cố định vô hình báo gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, phần mềm máy tính,
1.1.3 Vai trò của tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1 Vai trò của tài sản ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong các hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể
không có tài sản ngắn hạn Dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì tài sản ngắn hạn đóng vai trị khơng thể thiếu đối với các doanh nghiệp
Tài sản ngăn hạn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn Trong sản xuất, tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình cơng nghệ, công đoạn sản xuất trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng
Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, khi duy trì ở một mực độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khẩu thanh tốn Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chị phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.3.2 Vai trò của tài sản dài hạn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nên kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu Điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải điều tra, năm bắt nhu cầu thị trường từ đó lựa chọn quy trình cơng nghệ sản xuất, máy móc phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Do đó việc đổi mới tài sản cố định trong doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu Bởi vì nhờ có đổi mới các máy móc thiết bị, các quy trình cơng nghệ của doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phâm của doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường
Như vậy, tài sản dài hạn là bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai tro quyết định tới sự sống của doanh nghiệp Tài sản dài hạn thể hiện một cách chính
Trang 6xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Tài sản dài hạn được đổi mới, cải tiễn và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đây sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường
1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dung tai san
Khi tiền hành hoạt động san xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng muốn Cơng
ty mình hoạt động hiệu quả Và một trong những cách thức giúp Công ty hoạt động có hiệu quả là sử dụng hiệu quả tài sản trong doanh nghiệp Do vậy trước tiên cần tìm hiểu hiệu quả là gì
Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chỉ phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định dưới quan điềm đánh giá của chủ thể nghiên cứu
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay đều phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
Hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định trong quá trình sản xuất - kinh doanh Là kết quả tông hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các bộ phận Trong đó hiệu quả sử dụng tài sản gắn liền với lợi ích doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp ln tìm mọi cách dé nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: Tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiỆp song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu Đề đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp đều phải lỗ lực khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình
Hiệu quả sử dụng tài sản là một trong những căn cứ đánh giá năng lực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực về nhân lực, tài lực, vật lực và vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao trong quản trị kinh doanh tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu và tổng chỉ phí thấp nhất có thể Khi hiệu quả sử dụng tài sản cao có nghĩa là doanh nghiệp đã làm cho đồng vốn đầu tư có hiệu quả đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tạo cho mình uy tín tốt để huy động vốn Hiệu quả sử dụng tài sản cao giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn kinh doanh, phát triển được nguôn vốn và tăng sức
6
Trang 7mạnh về tài chính Hơn nữa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản còn giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm cho nền kinh tế phát triển tốt hơn bởi những sự thúc đây, nỗ lực vượt lên trước những khó khăn thách thức của doanh nghiệp chính là sự khăng định vị trí trên thị trường Điều này cũng giúp cho phát triển xã hôi, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và kích cầu kinh tế
Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất — kinh doanh tiến hành bình thường với lợi nhuận lớn nhất có thể đạt được của doanh nghiệp
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Đối với nên kinh tế
Đề tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày một biến động thì bắt cứ doanh nghiệp nào cũng đều chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình Việc cạnh tranh giữ các doanh nghiệp là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế vì nó góp phần thúc day sy tăng trưởng kinh tế Cơ chế thị trường tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp yếu kém không đủ năng lực cạnh tranh đẻ tồn tại dẫn tới đào thải trong khi đó lại níu chân và thúc đây sự phát triển của các doanh nghiệp có tình hình hoạt động kinh doanh tốt Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt đồng nghĩa với việc nền kinh tế cũng theo đó vận hành trơi chảy Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, mở rộng quy mơ góp phan giải quyết vấn đề việc làm, lưu thông tiền tệ Nhờ đó giảm bớt một phần gánh nặng cũng như vấn đề phúc lợi xã hội của nhà nước và giúp tăng thu ngân sách, kích cầu kinh tế Vậy nên nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản không những giúp doanh nghiệp đi lên mà còn tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế
1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến quyền lợi đến mục đích cao nhất của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng có nghĩa làm tăng doanh thu cũng đồng thời nâng cao lợi nhuận Doanh
thu tăng lên kết hợp với chỉ phí sản xuất giảm do đó tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu
và các chỉ phí quản lý khác đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên Như vậy nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một việc làm thiết yếu của bất cứ một doanh nghiệp nào
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp: “Muốn có tài sản thì doanh nghiệp cần có vốn” Khi hiệu quả sử dụng tài sản cao
Trang 8doanh nghiệp một uy tín tốt để huy động vốn Bên cạnh đó khi hiệu quả sử dụng tài sản cao thì nhu câu vốn sẽ giảm đi, do đó sẽ cần ít vốn hơn để đáp ứng hơn đề đáp ứng nhu
cầu kinh doanh nhất định, từ đó sẽ làm giảm chỉ phí cho sử dụng nguồn vốn, tăng lợi thế
cạnh tranh về chỉ phí Việc tiết kiệm về vốn kinh doanh là rất ý nghĩa trong điệu kiện thiêu vốn hiện nay Tài sản được sử dụng hiệu quả (đặc biệt là tài sản có định) sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo toàn và phát huy vốn tốt nhất do tận dụng được cơng suất máy móc, sắp xếp dây chuyên sản xuất hợp lý hơn, vấn đề khấu hao tài sản có định, trích lập quỹ khấu hao được tiền hành đúng đắn, chính xác
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một điều tất yếu trong co ché thi trường cạnh tranh gay gắt, có ý nghĩa quan trọng không những giúp cho doanh nghiệp tăng được lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển nguồn vốn, tăng sức
mạnh tài chính, giúp doanh nghiệp đôi mới, đây nhanh tốc độ hoạt động phát huy tối đa
năng lực sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (số vòng quay tổng tài sản)
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng đề đây mạnh tăng doanh thu, từ đó là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tổng tài sản có thể xác định bằng công thức sau:
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình trong kỳ
Hiệu quả sử dụng tông tài sản =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đưa vào hoạt động kính doanh thi thu duoc bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao va chứng tỏ tài sản vận động nhanh góp phần tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản vận động chậm có thể do hàng tồn kho hay sản phẩm dở đang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tài sản cụ thể trong từng doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời trên tong tai sin (ROA)
Phan ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp va cũng là thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty Tỷ suất này được xác định bằng công thức:
i sử ik ` : Lợi nhuận sau thuế
Hệ sô sinh lời tông tài sản (ROA) =
Tổng tài sản trong kỳ
Trang 9Chi tiéu nay cho biết với 100 đồng tài sản của doanh nghiệp đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Một doanh nghiệp dau tu tai sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ tốt hơn so với doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được thấp
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây nhà xưởng mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng
thị phần tiêu thụ
Suất hao phí của tổng tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Suất hao phí của tổng tài sản so _ Tổng tài sản trong ky với doanh thu thuần Doanh thu thuần
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp
Suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được xác định:
Suất hao phí của tơng tài sản so _ Tổng tài sản trong ky với lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận cho biết, trong kỳ phân tích để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và càng hấp dẫn các nhà đầu tư vào doanh nghiệp và ngược lại
1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Các chỉ tiêu đánh giá chung về TSNH
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần TSNH trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu
đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSNH trong kỳ, chỉ tiêu
Trang 10này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận
Tỷ suất sinh lợi tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế TSNH trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngăn hạn Nó cho biét mỗi đơn
Tỷ suất sinh lời TSNH =
vi tai san ngan han co trong ky dem lai bao nhiéu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSNH càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Thời gian một vòng quay của TSNH
TSNH trong kỳ x 360 (ngày) Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH trên mối quan hệ so sánh giữa doanh
Thời gian quay vòng của TSNH =
thu thuần và số TSNH bỏ ra trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong một năm TSNH của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng TSNH mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Số vòng quay càng cao chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngăn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn = ;
Nợ ngăn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngăn hạn bằng tài sản ngăn hạn hay nói cách khác là một đồng ng ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Khi hệ số này ở mức nhỏ hơn 1, thể hiện khả tài sản ngắn hạn không thẻ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nên dẫn đến rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản cao Ngược lại, nếu hệ số này ở mức lớn hon 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tương đối tốt, đủ khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn Song nếu hệ số này quá cao, tức là lượng TSCĐ tôn trữ quá lớn và bộ phận tài sản này không vận động, không sinh lời sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hệ số này lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Chăng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, TSLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đối cao Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này cần phải dựa vào hệ số trung bình của
10
Trang 11| THANG LONG
»xivrssi17 doanh nghiệp cùng ngành Vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta cần xét thêm một số chỉ tiêu khác
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh được dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà khơng tính đến yếu tố hàng tồn kho
TSNH trong kỳ — Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh =
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích của doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chỉ trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho Do đó, có thể thấy chỉ tiêu thanh toán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này thấp hơn so năm trước có nghĩa là những thay đổi về chính sách tín
dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu đi, và ngược lại Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng cần tùy theo sự cần thiết của ngành, các ngành nghề khác nhau thì yêu cầu đối với tỷ số thanh toán nhanh cũng khác nhau Ví dụ, các ngành dịch vụ thì nhu cầu về tiền mặt cao, các khoản cần thu lại tương đối ít, do đó cho phép duy trì tỷ số này thấp hơn 1 Ngồi ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp không thể tập trung
thanh toán vào cùng một thời kỳ, nên chỉ tiêu này nhỏ hơn I khơng có nghĩa là khơng an
tồn mà chỉ cần lượng tài sản lưu động lớn hơn các khoản nợ cần trả ngay trong kỳ gần
nhất là có thể chứng tỏ rằng tính an toàn được đảm bảo
Khả năng thanh toán túc thời
Khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu thể hiện việc sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền dé thanh toán ngay cho các khoản nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Khả năng thanh toán tức thời = =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp có bao nhiêu đơn vị tiền tệ tài trợ cho nó Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thanh
toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này thấp thì khả năng thanh toán nợ của
doanh nghiệp là chưa tốt Tuy nhiên, khó có thể nói cao hay thấp ở mức độ nào là tốt và
không tốt Vì chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ mà nó phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp và của người phân tích
Các chỉ tiêu phản ánh về hàng tồn kho Vòng quay hàng tổn kho
Trang 12Chỉ tiêu vịng quay hàng tơn kho thê hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp hiệu quả như thế nào Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyền trong kỳ
Giá vôn hàng bán
Vong quay hàng tổn kho” ~ TT hang tn kho
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp và ngược lại Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì chứng tỏ lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh
tranh giành mắt thị phan Vì vậy hệ số này đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp
ứng được nhu cầu khách hàng Tuy nh:ên, không phải lúc nào mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu, điều đó cịn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh
Thời gian quay vòng hàng tơn kho
360 (ngày) Vịng quay hàng tồn kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho =
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyền kho vì hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng TSNH ở khâu dự trữ Tuy nhiên, lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí lưu kho, chi phí quan lý và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không hợp nhu cầu tiêu dùng cũng như thị trường kém đi Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ bình quân chung của ngành cũng như mức tồn kho hợp lý đảm bảo cung cấp được bình thường
Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu Vong quay khoan phai thu
Doanh thu thuan Phai thu khach hang Vong quay khoan phai thu =
Chỉ tiêu này phản anh tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó Chỉ số này càng lớn chứng tỏ
tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao tức là khách hàng trả nợ doanh nghiệp càng
nhanh và nêu thâp thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vôn kém do vôn bị chiêm dụng nhiêu, L2
Trang 13| THANG LONG UNIVERSITY
nhưng nếu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu Quan sát chỉ số này sẽ biết chính sách bán hàng trả chậm hay tình hình thu hồi công nợ của doanh nghiệp Hệ số thu nợ cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách của doanh nghiệp cũng như
đặc thù của mỗi ngành
Thời gian thu tiền trung bình
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày doanh nghiệp có thể thu hồi các khoản phải thu của mình
360 (ngày) Thời gian thu tiền trung bình =
e Vịng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp không được thu hồi đúng hạn thì khơng những gây tồn
đọng nợ cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nên năng lực kinh doanh Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp không
bị đọng vốn trong khâu thanh tốn, khơng gặp phải những khoản nợ khó địi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao và ngược lại tỷ số này cao thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hang dé tim ra nguyên nhân tồn đọng nợ Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa kết luận được chắc chắn mà còn phải xem xét các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường và chính sách tín dụng
Chỉ tiêu phản ánh suất hao phí của TSNH
Suất hao phí của TS.NH so với doanh thu thuận
Suất hao phí của TSNH sovới _ Tổng TSNH trong kỳ
doanh thu thuần Doanh thu thuần
Suất hao phí của TSNH so với doanh thu cho biết để có một đồng doanh thu thuần
trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSNH Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả
sử dụng TSNH càng cao, doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả, không cần đầu tư quá nhiều tài sản ngăn hạn nhưng lại tạo ra rất nhiều doanh thu
Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế
Tổng TSNH trong kỳ Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận = : :
Lợi nhuận sau thuê
Trang 14Suat hao phí của TSNH cho biết để có một đồng lợi nhuận sau thuế cần bao nhiêu đồng TSNH bình quân Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng
cao và còn là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu TSNH khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn
1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu đánh giá chung về TSDH
Hiệu suất sử dung tai san dai han
Doanh thu thuan TSDH trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị
Hiệu suất sử dụng TSDH =
doanh thu Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản dài hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao, từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn
Lợi nhuận sau thuế TSDH trong ky
Chi tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH Nó cho biết mỗi đơn vị gia tri
Ty suat sinh loi TSDH =
TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao
Chỉ tiêu phản ánh suất hao phí
Suat hao phí cia TSDH so véi doanh thu thuan
Suất hao phí của TSDH so với _ Téng TSDH trong ky doanh thu thuan _ Doanh thu thuần
Suất hao phí của TSDH so với doanh thu cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng TSDH, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp và để xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mức doanh
thu như mong đợi
Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của TSDH so với _ Tong TSDH trong ky
lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, đó là căn cứ đề đầu tư TSDH cho phù hợp Chỉ tiêu này còn là căn cứ
14
Trang 15| TH UNIV JANG LONG
fly dé xac định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mức lợi nhuận như mong muốn
Suất hao phí của tài sản cỗ định
Nguyên giá TSCĐ sử dụng trong năm
Suất hao vane P phí của TSCĐ = 2
Tong doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu trong kỳ thì cần
bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ, đó là căn cứ để đầu tư TSCĐ cho phù hợp nhằm đạt được
doanh thu như mong muốn
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Dé có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trước hết ta phải xác định rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Đây là việc nhận thức một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhất định trong việc phân tích kinh doanh Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng chính xác sức ảnh hưởng của từng nhân tố đến với doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động từ nhiều phía, cả mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong doanh nghiệp Do vậy đề đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần phân tích đánh giá và biết kết hợp hài hịa giữa các yếu tơ này để đưa ra các chiến lược và kế hoạch phù hợp trong từng giai đoạn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp mình Các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp được chia làm hai loại: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan 1.3.1 Các nhân tổ chủ quan
Các nhân tố mang tính chất chủ quan là các nhân tố xuất phát từ nội bộ bên trong của doanh nghiệp, có thể kể đến các yếu tố sau:
1.3.1.1 BG máy quản lý doanh nghiệp
Đây là bộ phận quản lý cấp cao, nắm quyền ra quyết định của doanh nghiệp trong tay Với cơ cầu tổ chức bộ máy quản trị hợp lý không những giúp cho điều hành hoạt
động kinh doanh tốt góp phần nâng cao lợi nhuận mà còn giảm tối thiểu các chỉ phí quản
lý Nhân tố này giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định kịp thời, chính xác va dung dan, phù hợp với tình hình doanh nghiệp và tình hình thị trường hiện nay Ngược lại, nếu khả năng quản lý, ra quyết định kém thì doanh nghiệp có thê dẫn thua lỗ, phá sản do tài sản không được sử dụng một cách hiệu quả
1.3.1.2 YẾu tố con người
Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt đông nào Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả
Trang 16hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và của các nhân viên
Trước hết, vẻ trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ
chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tô chức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình của DN và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiều lợi ích cho DN Nhưng nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu
quả dẫn đến DN có thẻ thua lỗ, thậm trí phá sản Bởi vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng
vai trị hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong DN Cho nên yêu câu đối với bộ phận này là rất cao
Về trình độ của công nhân: Bộ phận công nhân là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của DN Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong cơng việc, có ý thưc giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng một cách hiệu quả đồng thời tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại, trình độ tay nghề công nhân thấp sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ máy móc, giảm chất lượng sản phẩm Điều này có thê làm giảm doanh thu và lợi nhuận của DN dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm
1.3.1.3 Tổ chức sản xuất — kinh doanh
Một quy trình sản xuất kinh doanh hợp lý sẽ khăc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phân tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chỉ phí bất hợp lý, hạ giá thành, nâng cáo hiệu quả sử dụng tài sản, hiéu qua hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện của DN trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao hơn
Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng đóng vi trị quan trọng trong công việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.1.4 Đặc điểm sản xuất — kinh doanh
Đặc điểm sản xuất kinh doanh có tác động quan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay và hệ số sinh lời của tài sản Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài
l6
Trang 17| THANG LONG
9SIY1KSI77 sẵn ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lời của tài sản cũng khác nhau Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hóa khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau
1.3.1.5 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn
Vốn là điều kiện không thẻ thiếu được để một DN được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất — kinh doanh Vốn là nguồn hình thành nên tài sản, vì vậy khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mở rộng quy mô sản xuât — kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cầu vốn hợp lý thì chi phi vốn sẽ giảm, góp phần làm giảm chỉ phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó hệ số sinh lời tổng tài sản sẽ tăng
1.3.2 Cúc nhân tô khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân té ton tại ngoài doanh ngiệp nhưng có tác động khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị tài sản bao gồm:
1.3.2.1 Môi trường chính trị - pháp luật
Đảng và Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đích tránh Sự gian lận, đảm bảo cơng bằng và an tồn xã hội; có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp đề nó đi vào hoạt động theo khuôn khổ Một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế là các chính sách tài chính, tiền tệ Sự thắt chặt hay nới lỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Việc ban hành hệ thống luật pháp chặt chẽ sẽ tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định
1.3.2.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có vai trị lớn, tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự phát triển của doanh nghiệp luôn phụ thuộc với trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ồn định hay suy thoái Sự tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến
Trang 18nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tài khóa của Nhà
nước có tác động lớn tới quá trình ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Nền kinh tế quốc dân ồn định thì các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định Khi nền kinh tế quốc dân suy thoái sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp
Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá các loại vật tư hàng hóa Với một lượng tiền không đôi nhưng không mua được khối lượng tài sản tương đương như trước khi có lạm phát, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một
khói lượng tiền tệ nhiều hơn để đầu tư vào tài sản đó
Tóm lại, môi tường kinh tế tạo ra cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn Doanh nghiệp phải luôn quan sát, đánh giá và dự báo những bước tiến mới của nền kinh tế nhằm nắm bắt các cơ hội, hạn chế tiêu cực từ nên kinh tế chung
1.3.2.3 Khoa học — kỹ thuật — công nghệ
Khoa học, kỹ thuật, công nghệ là một yếu tố không kém phần quan trọng, nó đóng quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Với trình độ khoa học cơng nghệ như hiện nay ở nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyền giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp đề tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chỉ phí trong đó yếu tố cơng nghệ đóng vai trị rất quan trọng Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ chuyền giao, làm chủ công nghệ ngoại nhập mà cịn có thể sáng tạo ra những công nghệ mới
Đồng thời, sự phát triển công nghệ hiện nay gắn liền với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin Một doanh nghiệp không áp dụng được công nghệ thông tin vào bộ máy quản lý sẽ là một thiệt thòi rất lớn Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường
Tuy nhiên, tiền bộ khoa học — công nghệ cũng có thê làm cho tài sản của Công ty bị
hao mịn vơ hình nhanh hơn Vì thế, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa học — công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn dự án đầu tư có thể đạt
được hiệu quả cao nhất
18
Trang 191.3.2.4 Tai nguyén môi trường
Tai nguyên môi trường cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản Nếu như nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị rẻ, chỉ phí sản xuất giảm dẫn đến giá thành sản phẩm giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn Tuy nhiên tài nguyên mơi trường cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng của tài sản nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung khi thiên tai Xảy ra
1.3.2.5 Thị trường
Nhắc tới hoạt động kinh doanh của Công ty thì phải nhắc tới thị trường Khi thị
trường đầu vào biến động sẽ khiến cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng lên, doanh
nghiệp muốn đảm bảo lợi nhuận thì phải tăng giá Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới
sức tiêu thụ sản phẩm Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu vốn Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thi trường vốn Thị trường tiền tệ là thị trường tài chính trong đó các cơng cụ ngắn hạn được mua bán, còn thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn trung và dài hạn Thị trường tài chính có vai trị quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2.6 Đối thủ cạnh tranh
Để tồn tại được thì các doanh nghiệp ln có sự cạnh tranh lẫn nhau Cùng là các doanh nghiệp kinh doanh một dòng sản phẩm nhưng doanh nghiệp nào đưa ra được sản phẩm có chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn thì sẽ thu hút được lượng người mua nhiều hơn Doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp để tạo ra sức cạnh tranh về giá cả Tuy nhiên, việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn Do vậy, yếu tố đối thủ cạnh tranh có thể thúc day su phat
triển của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức khó khăn cho
doanh nghiệp cần vượt qua
Trang 20CHUONG 2 THUC TRANG HIEU QUA SU DUNG TAI SAN TAI CONG TY
TNHH THIET BI NANG HLC VIET NAM
2.1 Giới thiệu chung về công ty THNN thiết bị nặng HLC Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cong ty
— Tên công ty: Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam — Tên viết tat: HLC HEAVY EQUIPMENT CO., LTD
— Ngay thanh lap: 26/04/2012
— Địa chỉ: Số 2, Tổ 6, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Hà Nội
— Diện thoại: 04-62618511 — Fax: 04-62618575
— Mã số thuế: 0105872583
— Lĩnh vực kinh doanh: cho thuê, cung cap, sửa chữa: cầu bánh xích, cầu bánh lốp, cau tháp, xe tải câu và thiết bị xây dựng
— Giám đốc: Nguyễn Tiến Hùng
Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam tuy mới thành lập và hoạt động từ năm 2012 nhưng hiện tại hoạt động của công ty đã đi vào ốn định và phát triển khá tốt Doanh thu của Cơng ty đều có sự tăng trưởng qua các năm Mặt khác, ban lãnh đạo công ty là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực Giám đốc công ty từng làm việc 7 năm tại công ty LEXIM nên đã kế thừa tỉnh hoa, và phát huy khá hiệu quả kinh nghiệm tích lũy kinh doanh được vận dụng vào công ty HLC hiện tại
Xét tổng thể thị trường máy xây dựng, khả năng cạnh tranh của Công ty ở mức trung bình Tuy nhiên, xét về phân khúc thị trường cho thuê xe cầu xích (100T trở lên), cầu tháp công ty hồn tồn có khả năng cạnh tranh khá tốt với các công ty trong cùng lĩnh vực Trong thời gian tới, Công ty dự kiến sẽ đây mạnh cung cấp dịch vụ cho thuê thông qua việc mở rộng mạng lưới các đối tác lớn trong và ngồi nước Tiêu chí hoạt động của Công
ty là “Thiết bị chất lượng cao, quản lý chuyên nghiệp và giá cả linh hoạt” Một số dự án
tiêu biểu công ty đã và đang tiếp tục triển khai gồm: Nhà máy nhiệt điện (Mông Dương - Quảng Ninh; Nghi Sơn - Thanh Hóa); các dự án chung cư cao cấp, tòa nhà văn phòng; Dự án cầu (Nhật Tân-Hà Nội, Thanh Trì - Hà Nội); đường cao tốc (Hà Nội-Hải Phịng, Nội Bài-Lào Cai) Cơng ty là đại diện của tập đoàn Sarens — Bi tại khu vực Miền Bắc Sarens là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê và cung cấp các giải pháp về cần câu Công ty áp dụng công nghệ tiên tiền vào quản lý thiết bị (như lắp đặt hệ thống GPS)
đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục, an tồn khơng ảnh hưởng tới tiến độ của dự án
20
Trang 21| HVC 27.2 Co cdu té chức kinh doanh a Ak , ,
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tô chức cúa Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam
Giám đốc Ỳ 5 ỶỲ Ỳ Phòng kinh Phịng tài chính Phịng kỹ Phòng hành
doanh — kế toán thuật chính
(Nguồn: Phòng hành chính) Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của Công ty, quản lý tổng thể các hoạt động của Công ty, đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp, quản lý, giám sát, phối hợp, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn đình trệ Giám đốc cũng đảm nhận
nhiệm vụ về định hướng phát triển, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, đưa ra các quyết
định về vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp và các chính sách đãi ngộ với người lao động
Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc, là cầu nối cho giám đốc trong quan hệ với các bộ phận phòng ban, chịu trách nhiệm quản lý điều hành các phòng ban theo các quyền và nghĩa vụ được giám đốc phân công Phó giám đốc cũng là người chỉu trách nhiệm chung về các vấn đề đối nội, đối ngoại Hoạch định, tổ chức và lập kế hoạch trong việc kinh doanh và tham mưu cố vấn trực tiếp cho giám đốc trong các cơng việc của doanh nghiệp
Phịng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm; theo dõi,
thúc đầy tiến độ thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty dưới sự chỉ đạo của Giám
đốc; thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty
Phịng tài chính — kế toán: chịu sự quản lý của phó giám đốc và thực hiện các chức năng quản lý và điều hành các hoạt động tài chính kế tốn của cơng ty; tham mưu cho
Trang 22Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược tài chính: lập các báo cáo về tài chính;
lập các kế hoạch về tài chính; kiểm tra, quản lý kế hoạch thu chỉ tài chính; kiểm tra sử
dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn; thực hiện kiểm kê tài sản theo định kỳ; quản lý vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và việc đầu tư của công ty có hiệu quả
Phịng kỹ thuật: có trách nhiệm trong cơng tác quản lý, đảm bảo sự hoạt động ôn định của máy móc, thiết bị Chỉ đạo và giám sát công tác sửa chữa, duy trì, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ Quản lý công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng toàn bộ máy móc thiết bị xây dựng trong suốt quá trình thực hiện dự án Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng kinh tế
Phịng hành chính: Phịng hành chính thực hiện các nhiệm vụ điều hành và quản lý các hoạt động nhân sự của công ty; lập kế hoạch về chiến lược phát triển nguồn lực, kế hoạch đào tạo, bồ dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên công ty; thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về nhân SỰ, tiền lương và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động, thi đua khen thưởng; xây dựng nội quy lao động tổ chức thực hiện và giám sát việc tuân thủ nội quy: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ; quản lý việc sử dụng các công cụ, thiết bị văn phòng;
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất — kinh doanh của công ty TNHH thiết bị nang HLC Viét Nam giai doan 2012 — 2014
Tong doanh thu
Giai đoạn 2012, Công ty còn non trẻ và phải chịu sức ép rất lớn từ các công ty có thương hiệu lâu đời trong ngành nên Công ty chủ trương hoạt động với mục tiêu duy trì sự tơn tại của mình, đề cao tính an tồn, khơng tham gia các thương vụ có rủi ro cao Đến năm 2013, doanh thu có mức tăng mạnh, đạt 29.060.010.637 đồng tăng 22.936.816.955
đồng tương ứng 374,59% so với năm 2012 Năm 2013 cơng ty đã có nhiều đơn đặt hàng
thuê máy cơng trình từ những doanh nghiệp, nhà thầu lớn nhờ máy móc, thiết bị có chất lượng tốt, đa dạng chủng loại Năm 2014, doanh thu chỉ đạt 28.681.584.655 đồng, giảm 378.425.982 đồng so với năm 2013, tương đương giảm 1,3% Do cuối năm 2014, Công ty có phát sinh cho th máy các cơng trình lớn như: Nhiệt Điện Mông Dương, Nhiệt Điện Nam Định, Nhiệt Điện Nghi Sơn, Nhiệt Điện Ving Ang, nha máy thép Formosa Hà Tĩnh, và đặc biệt là Khu kinh tế Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa .trong thời gian dài hạn, khách hàng mới thanh toán trước một phần, các phần cịn lại thanh tốn vào cuối mỗi tháng Nhu cầu thị trường đối với mảng th máy cơng trình hiện đang khá cao với một số khu kinh tế đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ đảm bảo cho doanh thu của công ty trong thời gian tới
22
Trang 24Cac khoan giam trir doanh thu
Nam 2012 có khoản giảm trừ doanh thu là 6.000.000 đồng do công ty chiết khấu
thương mại cho khách hàng và do sai sót trong khâu vận chuyển gây hư hại cho máy móc và khách hàng trả lại, để giữ vững uy tín Cơng ty đã tiến hành giảm giá thuê máy móc Năm 2013 và 2014 không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, do trong năm Công ty
khơng có hàng bị trả lại và việc giảm giá cho thuê không diễn ra Điều này cho thấy các
sản phẩm mà Công ty cung cấp luôn đảm bảo đúng yêu cầu và Công ty luôn kiểm tra kỹ trước và sau khi xuất kho
Giá vốn hàng bán
Đây là khoản chi phi lớn nhất và có tác động mạnh đến lợi nhuận của Công ty Giá vốn hàng bán năm 2013 của Công ty là 23.020.287.781 đồng, tăng 18.024.877.938 đồng
so với năm 2012, tương ứng tăng 360,83% Đây là mức tăng rất mạnh do năm 2013 Công ty cần nhập một số lượng lớn máy móc, thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm cho thuê nhằm thu hút thêm khách hàng đồng thời lạm phát khá cao đã đây chí phí nguyên vật liệu, các yếu tô đầu vào của Công ty tăng cao Giá vốn năm 2014 của Công ty là 23.064.595.259
dong, tang nhẹ so với năm 2013 là 44.307.478 đồng, tương ứng 0,19%, một số cơng trình,
dự án cho thuê cần thêm một số máy móc, thiết bị mới nên Công ty đã đầu tư thêm để phục vụ cho dự án cũng như làm mới danh mục cho thuê của mình
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp của Công ty trong năm tăng giảm tương ứng với xu hướng tăng giảm
của doanh thu thuân và giá vốn hàng bán Năm 2013, lợi nhuận gộp đạt 6.036.722.856 đồng, tăng 4.914.939.017 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 438,14% Do mức tăng
của doanh thu thuần cao nên mức chênh lệch về doanh thu thuần và giá vôn hàng bán của Công ty vẫn lớn hơn so với năm 2012 Năm 2014, lợi nhuận gộp chỉ đạt 5.616.989.396 đồng, giảm 419.733.460 đồng so với năm 2013, tương ứng giảm 6,95% Đây là mức giảm nhẹ so với năm 2013 Do doanh thu thuần năm 2014 giảm đồng thời giá vốn hàng bán năm 2014 tăng so với năm 2013
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền 8ửI ngân hàng, chiết khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp Trong năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính đạt 4.841.240 đồng, tăng 1.108.573 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 29,70% Do công ty đã tận dụng các khoản tiền dư tạm thời để đầu tư vào các hoạt động tài chính đem lại nguồn thu nhập mới cho Công ty Năm 2014, do Công ty không tận dụng khoản doanh thu tài chính có được do thanh toán sớm cho nhà cung cấp, vì thế
24
Trang 25| THANG LONG UNIVERSITY Công ty mat đi một khoản doanh thu từ việc được hưởng chiết khấu thanh toán sớm nảy
kèm theo hiệu quả tài chính mang lại không cao nên nguồn thu tài chính giảm sút Doanh thu tài chính năm 2014 giảm 1.250.783 đồng, tương ứng giảm 25,84% so với năm 2013
chỉ đạt 3.590.457 đồng
Chi phí tài chính
Chỉ phí tài chính năm 2013 đạt 79.412.468 đồng là từ chỉ phí lãi vay, do sự tăng lên của các khoản nợ trong năm, đồng thời lãi suất cho vay tăng là nguyên nhân làm cho chỉ phí lãi vay tăng Trong năm 2014, chỉ phí lãi vay tăng 293.570.477 đồng so với năm 2013
tương ứng tăng 369,68%, do các khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá gia tăng, lỗ từ đầu tư chứng khoán, chiết khấu thanh toán cho khách hàng , nhưng Công ty không phát sinh chỉ phí lãi vay, giảm 100% so với năm 2013 Có thể thấy, Cơng ty đã kiểm soát chặt chẽ được
các khoản vay, nợ phải trả giúp giảm bớt chỉ phí tài chính cho Công ty Chi phi quan lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh là tổng hợp những khoản chỉ phí phục vụ trực tiếp cho việc điều hành toàn bộ hoạt động chung của Công ty như: tiền lương ban giám đốc; lương nhân viên; khấu hao nhà, văn phòng, tài sản Năm 2013, chi phí quản lý kinh doanh tăng 1.078.646.524 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 628,20% là do tình hình lạm phát cao, các chỉ phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác tăng giá Để phục vụ việc mở rộng sản phẩm kinh doanh của công ty trong thời gian này, các cuộc họp mặt, hội nghĩ, hội thảo với các nhà sản xuất, các nhà cung cấp được tổ chức dẫn đến phát sinh thêm các khoản chỉ phí hồn tồn khơng có tại năm 2012 Năm 2014, chỉ phí quản lý kinh doanh giảm nhẹ còn 1.241.931.491 đồng so với năm 2013, Công ty đã nỗ lực để tối thiểu hóa chỉ phí nhằm nâng cao lợi nhuận Ngoài ra, Công ty cũng đã có sự cơ cấu lại phòng ban, thay đổi phương pháp quản lý có hiệu quả
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ hai hoạt động kinh doanh và tài chính của
Cơng ty sau khi trừ đi chỉ phí tài chính và chi phi kinh doanh Năm 2013, lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh đạt 4.714.801.539 đồng, tăng 3.760.988.598 đồng so với nă
2012, tương ứng tăng 394,31% điều này cho thấy Công ty đã có sự cố gắng rất lớn làm lợi nhuận tăng vượt bậc cụ thể là việc nỗ lự:: hoàn thành hợp đồng đã ký kết với những doanh
nghiệp có tiềm năng Năm 2014, do chỉ phí tài chính và chí phí quản lý kinh doanh nhiều
hơn mức doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận gộp nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm còn 4.005.665.417 đồng so với năm 2013, tương ứng giảm 15,04% nhưng vẫn có thể thấy được hiệu quả từ việc mở rộng sản phẩm kinh doanh
Trang 26Thu nhập khác
Ding dé phan ánh các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của Công ty Năm 2012, thu nhập khác Công ty là 1.600.000 đồng, toàn bộ phát sinh từ việc nhượng bán, thanh lý các tài sản đã khẩu hao hết như máy tính, máy photo, được sử dụng trong Công ty Năm 2014 Công ty thu được các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại
là 1.000.000 đồng
Chí phí khác
Phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của Công ty Năm 2012, do Công ty nhượng bán, thanh lý tài sản nên mất 587.500 đồng chi phí vận chuyển và chi phí thanh lý Giai đoạn 2013 — 2014, Cơng ty khơng có khoản chi phí nào phải bỏ ra
Lợi nhuận sau thuế
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2012 — 2014
Don vị tính: Đơng 5000000000 4500000000 4000000000 3500000000 3000000000 2500000000 2000000000 1500000000 1000000000 954825441.0 500000000 0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
4681129372.0
4006665417.0
(Nguôn: Số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012 - 2014)
Lợi nhuận sau thuề thê hiện kết quả cuối cùng của Công ty sau kỳ hoạt động
Dựa vào biêu đồ 2.1, ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty trong hai năm 2012 và 2013
có sự thay đôi vượt bậc lợi nhuận tăng 3.726.303.931 đồng, từ 954.825.441 đồng năm
2012 lên 4.681.129.372 đồng năm 2013 tương ứng tăng 390,26% Có thể thấy tình hình
26
Trang 27| THANG LONG UNIVERSITY
kinh doanh của Công ty đang đi lên và gặp nhiều thuận lợi mặc dù các khoản chỉ phí gia tăng nhưng doanh thu thuần của Công ty tăng mạnh mẽ, mức thu đủ bù chỉ nên lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng lên Tuy nhiên, năm 2014 có sự sụt giảm nhẹ chỉ đạt
4.006.665.417 đồng, giảm 674.463.955 đồng so với năm 2013, tương ứng giảm 14,41%
Chi phí quản lý kinh doanh giảm, doanh thu hoạt động tài chính giảm cùng với sự gia tăng của chỉ phí tài chính kèm theo sự giảm sút của doanh thu thuần làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty không ồn định Công ty cần đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn dé nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tới
2.2 Thực trạng tình hình tài sản tại Công ty TNHH thiết bị nặng HLUC Việt Nam trong giai đoạn 2012 — 2014
2.2.1 Tình hình tài sản của Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2012 — 2014 ‹
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
amas Giá trị sen | Tỷ Giá trị sa | Tỷ Giá trị Hiên Tỷ
trọng trọng trọng TSNH 734.599.261 | 54,36% | 5.078.147.772 | 54,74% | 16.113.561.219 | 61,01% TSDH 616.757.047 | 45,64% | 4.198.540.370 | 45,26% | 10.296.072.088 | 38,99% Tổng tài 1.351.356.308 | 100% | 9.276.688.142 | 100% | 26.409.633.307 100% sản (Nguôn: Bảng CĐKT năm 2012 — 2014) Bang 2.2 co cau tài sản giai đoạn 2012 — 2014 cho thấy quy mô tài sản tăng dần qua
các năm Năm 2012, tổng tài sản là 1.351.356.308 đồng, năm 2013 là 9.276.688.142
đồng, sang năm 2014 tăng lên 26.409.633.307 đồng Nguyên nhân tăng lên của tài sản trong 3 năm qua là vì sự biến động của TSNH và TSDH trong giai đoạn này Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang thúc đây đầu tư để mở rộng kinh doanh
Qua biểu đồ 2.2 cơ cấu tài sản trong giai đoạn 2012 — 2014, ta thấy được sự chênh
lệch của tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn tương đối đồng đều giữa các năm, và tài sản
ngắn hạn luôn chiếm phần lớn hơn tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Năm 2012, tài sản ngắn hạn là 54,36% trên tổng tài sản; năm 2013 chiếm 54,74% và năm 2014 là 61,01% trên tổng tài sản, tăng 6,27% so với năm 2013 Năm 2013, tài sản ngắn hạn chiếm 54,74% trên tổng tài sản, tăng nhẹ so với năm 2012, do các khoản phải
Trang 28thu ngắn hạn và tài sản dài hạn khác tăng mạnh (1052,69% và 2578,22%) Trong năm 2014, lượng tiền và các khoản tươag đương tiền tăng từ 270.532.605 đồng lên 2.125.935.625 đồng kèm theo sự gia tăng mạnh của hàng tồn kho từ 204.202.644 đồng lên 2.593.565.142 đồng so với năm 2013, có sự suy giảm của tài sản ngăn hạn khác tuy nhiên không quá cao đã khiến chỉ tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng lên so với năm 2013
Tài sản dài hạn
Nam 2012, tài sản dài hạn chiếm 45,64%, năm 2013 chiếm 45,26%, giảm 0,38% vì
tài sản ngắn hạn khác năm 2013 giảm 58,64% nên khiến cho tài sản dài hạn năm 2013 giảm so với năm trước Năm 2014, tài sản dài hạn chiếm 38,99%, giảm 6,27% so với năm trước Nguyên nhân là do nguyên giá tài sản tăng (165,92%) nhưng không tăng mạnh bang gia tri hao mon cua tai sản có định (455,03%) nên dẫn đến tài sản dài hạn giảm so với năm 2013
2.2.2 Tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam
trong giai doạn 2012 — 2014
Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thời gian thu hồi vốn ngăn, trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong giai đoạn 2012 — 2014 của Công ty không phát sinh Cơ câu tài sản ngắn hạn cua Cong ty TNHH thiét bi nang HLC Viét Nam dugc thé hién 6 bang 2.4 nhu sau:
Trang 30Qua bảng 2.3 ta thấy quy mô tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH thiết bị nặng
HLC Việt Nam có sự biến động qua các năm:
Trong giai đoạn 2012 — 2014, các khoản mục đếu có sự gia tăng trong đó phải kế đến sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và các khoản khoản tương đương tiền và hàng tồn kho Những khoản mục này đã tác động và làm tăng quy mô của tài sản
ngắn hạn lên 5.078.147.772 đồng so với năm 2013 và tăng 217,31% đạt 16.113.561.219
đồng vào năm 2014 Biểu đồ 2.3 về cơ cấu tài sản của Công ty TNHH thiết bi nang HLC Việt Nam giai đoạn 2012 — 2014 sé cho ta thấy rõ những biến động này
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2013 - 2014
Năm 2012 Nam 2013 2.11% 4.02% §.33% 0.54% Nam 2014 0.51%
(Nguồn: Số liệu tính từ bảng CĐKT giai đoạn 2012 — 2014)
30
Trang 31Tiền và các khoản tương đương tiền
Chỉ tiêu này tổng hợp toàn bộ số tiền mặt hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền Qua 3 năm, danh mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty đã liên tục tăng mặc dù các mức tăng khác nhau Năm 2013 là 270.532.605 đồng tăng 19.197.178 đồng, tương ứng tăng 7,64% so với năm 2012 Năm 2014 lượng tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục tăng 685,83%, tăng mạnh so với năm 2013 Lượng tiền mặt tăng do nguyên liệu đầu vào tăng nên nhu cầu thanh toán cho các nhà cung cấp cũng tăng theo Đặc điểm của Công ty là hoạt động đầu tư, kinh doanh nên việc dự tữ tiền mặt, tiền gửi là rất phù hợp Việc dự trữ tiền mặt cũng góp phần cho Công ty chủ động trong việc dự
phòng các khoản rủi ro có thể xảy ra bất ngờ như: trả lương cho nhân viên, giao dịch với
đối tác, các trường hợp cháy nỗ hoặc mất cắp thiết bị Tuy nhiên tỷ trọng của hạng mục này lại giảm dần qua các năm cho thấy lượng tiền mặt của Công ty bị giảm sút và thay vào đó Cơng ty đem đầu tư vào các hoạt động tài chính khác nhằm đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho mình Khoản dự trữ từ tiền và các khoản tương đương tiền có thể mang lại lợi ích cho Công ty như tận dụng được khoản tiền nhàn rỗi kiếm lời từ hoạt động đầu tư tài chính nhưng nếu Công ty không quản lý tết hay đầu tư đúng chỗ, khả năng thanh tốn của Cơng ty sẽ không được đảm bảo và ảnh hưởng xấu đến uy tín của Cơng ty
Các khoản phải thu ngắn hạn
Bảng 2.4 Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2012 — 2014 ; Don vi tinh: Dong
Nam 2012 Nam 2013 Nam 2014
Ty 5
Chỉ tiêu Giá trị trọng P Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
Phai thu khach
hang 388.368.030 | 99,56 | 4.200.162.026 | 93,41| 6.537.844.213 | 57,79
Trả trước cho người bán
Các khoản phải thu khác
Tổng các khoản
phải thu ngắn hạn
(Ngn: So liệu tính tốn từ bảng CĐKT giai đoạn 2012 — 2014) 31
Trang 32Phai thu khach hang
Trong 3 năm thì các khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2013, khoản phải thu khách hàng là 4.200.162.026 đồng tăng 3.811.793.996 đồng, tương ứng tăng 981,49% so với năm 2012 Đây là do chính sách nới lỏng tín dụng của Công ty nên làm tăng khoản vốn chiếm dụng này Nhưng đến năm 2014, khoản phải thu khách hàng của Công ty là 6.537.844.213 đồng, tăng 2.337.682.187 đồng tương ứng tăng 55,66% so với năm 2013 Điều này chứng tỏ chính sách nới lỏng tín dụng của Công ty không hiệu quả, đây là dấu hiệu chứng tỏ năng lực quản lý vốn của Công ty chưa tốt, chưa vận dụng phương thức thanh toán hợp lý khiến cho Công ty sử dụng vốn không hiệu quả và bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, tỷ trọng của phải thu khách hàng đã giảm dần qua các năm, Công ty đã nhận thấy được sự không hiệu quả trong việc nới lỏng tín dụng và đang khắc phục
Trả trước cho người bản
Bắt đầu từ năm 2013, Công ty bắt đầu trả trước cho người bán là 182.546.266 đồng (chiếm 4,06%) và năm 2014 tiếp tục tăng lên 3.948.612.500 (chiếm 34,06%) đồng do
trong năm Công ty kinh doanh tốt, các mặt hàng cho thuê đa dạng, giá thành phù hợp mà để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh nên Công ty đã ứng trước tiền cho nhà cung cấp dé luôn đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường
Các khoản phải thu khác
Các khoản phải thu khác có xu hướng tăng mạnh qua các năm Năm 2013, khoản
phải thu khác là 113.575.591 đồng tăng 111.875.591 đồng tương ứng tăng 6580,92% so với năm 2012 Và tiếp tục tăng vào năm 2014, tăng 627,46% lên 826.218.157 đồng Các
khoản phải thu khác trong Công ty bao gồm: cho mượn vật tư không lấy lãi; chi đầu tư
xây dựng cơ bản nhưng không được cấp thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi tại thời điểm
báo cáo có thời hạn thanh toán hoặc thu hồi dưới 1 nam Nhu vậy trong ngắn hạn cong ty cần có các biện pháp thu hồi các khoản nợ nhằm cải thiện dòng tiền cũng như khả năng thanh khoản trong hoạt động kinh doanh
Qua biếu đô 2.3 cho ta biết các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tong tai san ngắn hạn và có biến động tăng giảm qua các năm Năm 2012 các khoản phải thu là 53,10%, năm 2013 là 88,54% và năm 2014 là 70,21% Nguyên nhân kiến các khoản phải thu ngắn hạn tăng giảm thất thường là do khoản phải thu ngăn hạn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2012 lên tới 99,56 %) và có nhiễu biến động Trong giai đoạn này nên kinh tế khó khăn và Cơng ty mới gia nhập vào thị trường nên đã nới lỏng chính sách cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, khách hàng lại trả nợ chưa đúng hạn
32
Trang 33| THANG LONG UNIVERSITY
khiến các khoản nợ dẫn làm các khoản phải thu khách hàng tăng lên Năm 2014, Công ty dân kiểm soát được các khỏn nợ khách hàng tỷ trọng của khoản mục này giảm xuống còn 57,79% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao Các khoản mục khác có sự gia tăng nhưng chiếm tỷ trọng không cao
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của Công ty bao gồm thành phẩm được nhập từ nhà cung cấp và công cụ, dụng cụ Đặc thù sản phẩm mà Công ty cung cấp là máy móc, thiết bị xây dựng kích
cỡ lớn, đặc điểm dự án kéo dài dẫn đến số dư hàng tồn kho lớn Hàng tồn kho của Công ty năm 2012 là 89.195.804 đồng và tiếp tục gia tăng trong năm 2013 lên tới 204.202.644
đồng tương ứng tăng 128,94% so với năm 2012, năm 2014 tang 1170,09% lên
2.593.565.142 đồng Trong những năm qua Công ty nhập lô hàng nhiều máy móc, thiết bị
có giá trị lớn nhưng chưa thể bàn giao cho khách hàng vì các lý do khách quan tại kho bãi
và đơn vị thi công của chủ đầu tư khiến cho giá trị lượng hàng tồn kho tăng lên Lượng
hàng tồn kho tăng mạnh có thể cung cấp hàng liên tục cho khách hàng nhưng có thé gay
ảnh hưởng tiêu cực đến Công ty khi làm tăng chỉ phí quản lý kho Tuy nhiên, hàng tồn
kho chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác là hạng mục tổng hợp phản ánh tổng các khoản thuế GTGT được khấu trừ, tài sản ngắn hạn khác (số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, tài sản thiếu tại thời điểm báo cáo chờ xử lý ) Hạng mục này tăng giảm thất thường qua các năm, cụ thể: tăng 257%,22% trong giai đoạn 2012 — 2013 từ 4.000.000 đồng lên 107.128.640 đồng ; sau đó giảm 24,03% cịn 81.385.582 đồng năm 2014 Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (khoảng 1 đến 2%) trong tổng tải sản ngắn hạn nên ít ảnh hướng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung
2.2.3 Tình hình tài sản dài hạn của Công (y TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam trong giai đoạn 2012 — 2014
Tài sản dài hạn chiếm vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, nó thể hiện quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó ngồi việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì Cơng ty còn tập trung vào hoạt động đầu tư tài sản dài hạn.Quy mô tài sản dài hạn gia tăng qua các năm Năm 2012, tài sản sản dài hạn là 616.757.047 đồng, năm 2013 lên 4.198.540.370 đồng tăng 580,74% so với năm 2012 vì có sự tăng lên 634,50% của tài sản cô định
Trang 34Sang năm 2014 tổng tài sản dài hạn tiếp tục tăng mạnh lên 10.296.072.088 đồng tương ứng tăng 145,23% so với năm 2013 nguyên nhân là do sự gia tăng của tài sản dài hạn khác và tài sản cô định
Bang 2.5 Co cau TSDH của Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam
Đơn vị tính: Đơng Chênh lệch (%)
ï đê Nam 2013 Nam 2014
=e p7 “ mạ 2013/2012 | 2014/2013 Tài sản cố định | 568.924.818 4.178.757207| 100949384341 63450 141.58 Nguyên gỗ TH hanh 568.924.818 4.530.635.727| 12047965001 696.35 165,92 ee ae ae - | (351.878.520) | (1.953.026.660) -| — 455,03 lũy kê Tài sản dài hạn 47832220 19.783163| 2011337471 (5864)| 916,69 khác Tổ tài 2 lait "| ai han 616.757.047 | 4.198.540.370 | 10.296.072.088| 58074| 14523 (Nguôn: Bảng CĐKT năm 2012 — 2014) Tài sản cố định
Năm 2012, giá trị tài sản cố định là 568.924.818 đồng sang năm 2013 là
4.178.757.207 đồng tăng 634,50% so với năm 2012 do nguyên giá tài sản cố định tăng từ
568.924.818 đồng lên 4.530.635.727 đồng tương ứng tăng 696,35% có sự gia tăng này là do Công ty bắt đầu đầu tư thêm máy móc, thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm cho thuê Giá
trị hao mòn lũy kế chưa có vào năm 2012 vì đó là năm Công ty mới thành lập, năm 2013 mới bắt đầu có và xu hướng tăng Sang năm 2014, Công ty tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh nên đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải và thiết bị, dụng cụ quản lý Tài sản cố định tiếp tục tăng lên 10.094.938.341 đồng
trong đó nguyên giá cũng tăng lên 165,92% so với năm 2013, giá trị hao mòn lũy kế năm 2014 tăng tới 455,03%, Cơng ty cần kiểm sốt được giá trị hao mòn tài sản để dam bao hiệu quả hoạt động lâu dài của Cơng ty Có thê nói tăng tài sản có định đồng thời tăng khấu hao lũy kế là thuận lợi của Công ty, tài sản cố định tăng làm tăng quy mô đầu tư của Cơng ty, cịn khâu hao lũy kế tăng làm cho thời gian thu hồi vốn nhanh chóng, tăng lượng vốn lưu động hoạt động sử dụng được tối đa công suất tài sản
34
Trang 35Tai san dai han khac
Tài sản dài hạn khác của Công ty là các khoản chi phi tra trước dài hạn có biến động khơng đều qua các năm Năm 2013 giảm 58,64% so với năm 2012 và tăng mạnh lên 916,69% vào năm 2014, nguyên nhân một phần là do lạm phát, lãi suất thay đổi dẫn đến các khoản lãi phải trả mà Công ty mua hàng trả chậm Năm 2014, Công ty phải thuê thêm nhà kho vì lượng hàng tồn kho tăng cao, điều này làm tăng thêm chỉ phí cho Cơng ty 2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tài sản tại Công ty TNHH thiết bị nặng
HLC Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2014
2.3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty TNHH thiết bị nặng HLC Việt Nam trong giai đoạn 2012 — 2014
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tống tài sản năm 2012 — 2014
Năm Năm Nam Chénh léch
Chi tiéu
2012 2013 2014 2013 — 2012 | 2014-2013
Hiệ ee ât sử d tô 4,53 - 3,13 1,09 (14) (2.04)
tài sản (Lân)
Tỷ At h lò : t ^
EE 0,71 0,50 0,15 (0,21) (0,35)
tong tai san — ROA (%)
Suất hao phí của tổng tài
sản so với doanh thu 0,22 0.32 0,92 0,1 0.6
thuần (Lần)
Suât hao phí của tông tài
sản so với lợi nhuận sau 1,42 1,98 6,59 0,56 4,61
thuế (Lần)
(Nguôn: Số liệu tính tốn từ BCTC các năm 2012 — 2014) Hiệu suất sử dụng tống tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản được tính bằng thương của doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thì một đồng tài sản doanh nghiệp đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 1,4 lần so với năm 2012 còn 3,13 lần do doanh thu thuần tăng 375,05% so với năm 2012 nhưng mức tăng này thấp hơn mức tăng của tổng tài sản là 386,47% Sang năm 2014, hiệu suất sử dụng tài sản tiếp tục giảm chỉ đạt 1,09 lần giảm 2,04 lần so với năm 2013 nguyên nhân là doanh thu thuần năm 2014 giảm 1,30% so với năm 2013 trong khi tổng tài sản lại tăng thêm 184,69% Chỉ tiêu này cao mới chứng tỏ mới chứng tỏ các tài sản vận động nhanh góp phần làm tăng doanh thu và là điều kiện dé
Trang 36tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong 3 năm qua hiệu suất sử dụng tống tài sản liên tục giả, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty chưa được cao
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu được tính dựa trên thương của lợi nhuận sau thuế trên tong tai san, ty suat sinh lời trên tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế Chỉ số càng cao, chứng tỏ khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp càng tốt Tỷ suất sinh lời trong 3 năm qua đang có xu hướng giảm, năm 2012 là 0,71% sang năm 2013 giảm 0,21% còn 0,5% so với năm 2012 do lợi nhuận sau thuế có mức tăng thấp hơn mức tăng của tổng tài sản (lợi nhuận sau thuế tăng 390,26% nhỏ hơn mức tăng của tổng tài sản 196,21%): năm 2014 ROA giảm mạnh còn 0,15% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2014 giảm 14,41% so với năm 2013 trong khi tổng tài sản là tiếp tục tăng lên 184,69% Chỉ tiêu này giảm dần qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không tốt sẽ làm hạn chế khả năng đầu tư của Công ty Đề so sánh ROA của Công ty với ROA trung bình của ngành thương mại thì đây là con số chưa khả quan Năm 2012, ROA trung bình ngành thương mại là 3%; năm 2012 giảm xuống còn 2%: năm 2014 tang lén dat 4% (ngudn: tang trưởng tài chính nhóm ngành năm 2012 — 2014, trang web: www.cophieu68.vn) Trong tinh hinh thị trường xây dựng, bất động sản không ồn định gây ảnh hưởng không tốt khiến cho tài sản của Công ty chưa thực sự được hiệu quả
Suất hao phí của tơng tài sản so với doanh thu thuần
Chỉ tiêu này được tính dựa trên thương số của tông tài sản trên doanh thu thuần Suất hao phí của tông tài sản so với doanh thu thuần cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuân thì cần bao nhiêu đồng giá trị tông tài sản Chỉ tiêu này đang gia tăng qua các năm,
đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho Công ty
Cụ thể, chỉ tiêu này năm 2012 đạt 0,22 lần sang năm 2013 tăng lên 0,32 lần, năm 2014 tăng 0,6 lần lên 0,92 lần Do sự tăng lên của tổng tài sản và sự giảm sút của doanh thu thuần Ta thấy suất hao phí của tài sản trên doanh thu thuần của năm 2012 là nhỏ nhất, điều đó cho thấy năm 2012 Công ty sử dụng tài sản hiệu quả nhất, Công ty đã tiết được tài sản một cách tốt nhất Năm 2014 có suất hao phí cao nhất vì Cơng ty đã sử dụng tài sản một cách lăng phí, chứng tỏ chính sách quản lý tài sản của Công ty chưa có hiệu quả
Suất hao phí của tơng tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế tính bằng thương của tổng tài sản trong kỳ trên lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản
36
Trang 37Năm 2013, suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế là 1,98 lần tăng 0,56 so với năm 2012 do mức tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng của tong tài sản Sang năm 2014, suất hao phí tiếp tục tăng mạnh lên 6,59 lần do tổng tài sản tăng còn lợi nhuận sau thuế thì giảm Qua những biến động của suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế trong 3 năm ta thấy Cơng ty cần có những biện pháp để giảm chỉ tiêu này giúp cho việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn
2.3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH thiết bị nang HLC Việt Nam trong giai doan 2012 — 2014
2.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá chung về TSNH
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá chung về khả năng sử dụng TSNH năm 2012 - 2014 Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014
2013 — 2012 | 2014-2013
games =
Eee ng sa 8,33 5,72 1,78 (2,61) (3,94)
san ngăn hạn (Lan) at dab —— oo oo 1,30 0,92 0,25 (0,38) (0,67) TSNH (%) re ee tate es NONE: 43,23 62,91 202,25 19,68 139,34 TSNH (Ngay)
(Nguon: Sé liéu tinh todn tte BCTC cae nam 2012 — 2014) Hiéu suat sir dung tai san ngan han
Chỉ tiêu này tính dựa trên thương số của doanh thu thuần trên tài san ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngăn hạn cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần,
Hiệu suất sử dụng TSNH năm 2012 là 8,33 lần, năm 2013 giảm 2,16 lần sự giảm đi do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 375,05% thấp hơn so với tốc độ tăng của tài sản
ngắn hạn (591,28%) Sang năm 2014, chỉ số đạt được là 1,78 lần giảm mạnh 3,94 lần so với năm 2013 là do doanh thu thuần năm 2014 giảm 1,3% trong khi tài sản ngắn hạn lại
gia tăng 217,31% Hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty giai đoạn 2012 — 2014 giảm qua các năm, đạt mức thấp nhất vào năm 2014 và cao nhất vào năm 2012 TSNH của Công ty vận động liên tục nhưng chưa hiệu quả các khoản phải thu còn quá cao
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được tính dựa vào thương số của lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn
hạn Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn cho biết cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Trang 38Năm 2013 tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn đạt 0,92% giảm 0,38% so với năm 2012 do lợi nhuận sau thuế có mức tăng thấp hơn so với tài sản ngắn hạn là 201,02% Sang năm 2014 chỉ số này giảm 0,25% do lợi nhuận sau thuế giảm 14,41% còn tài sản ngắn hạn tăng 217.,31% Chỉ tiêu này cho thấy TSNH của Công ty đã giảm khả năng sinh lời, Công ty nên có những biện pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng TSNH mang lại hiệu quả trong kinh doanh
Thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được tính là thương số của tài sản ngắn hạn và doanh thu thuần nhân với số ngày trong năm Chỉ tiêu này cho biết trong một năm TSNH của doanh nghiệp luân chuyền được bao nhiêu vòng hay một đồng TSNH mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
Trong năm 2013, thời gian quay vòng là 62,91 ngày tăng so với năm 2013 là 19,68 ngày và năm 2014 tăng mạnh lên 202,25 ngày Thời gian quay vòng tăng là do tài sản ngắn hạn tăng qua các năm còn doanh thu thuần lại giảm dân, điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng trong việc tính tốn thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn làm ứ đọng vốn làm việc tái đầu tư không được thực hiện sớm làm giảm doanh thu và chi phí
2.3.2.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán năm 2012 — 2014
Don vi tinh: Lan
a 7 Chénh léch
Chi tiéu Nam 2012 | Nam 2013 | Nam 2014
2013 — 2012 | 2014-2013 Kha nang thanh toan
` 2523 1,84 2,24 (0,39) 0.4
ngăn hạn
mee ap ay 1,96 Li 1,88 0,19 0,1
nhanh » > >
( Ọ ) , l
Kha nang thanh toan
mm 0.76 0,10 0.30 (0,66) 0,2
ture thoi
(Nguôn: Số liệu tính tốn từ BCTC các năm 2012 ~ 2014)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi tài sản ngắn hạn và nợ phải trả, thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn bằng cách chuyền tài sản ngắn hạn thành tiền, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nợ ngăn hạn được đảm bảo băng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Năm 2013, hệ số thanh toán ngắn hạn đạt 1,84 lần giảm 0,39 lần so với năm 2012 đến năm 2014 chỉ số tăng lên 0,4 lần lên 2,24 lần so với năm 2013 Hệ số này ở Công ty
Thang Long University Library
Trang 39có biến động qua các năm nhưng đều Ién hon 1, diéu nay cho ta thay kha năng thanh tốn chung của Cơng ty là đảm bảo và sự tăng lên của tài sản ngắn hạn đã được tài trợ thêm bằng huy động nợ ngắn hạn trong kỳ Trong năm 2013, tài sản ngắn hạn có mức tăng là 591,28% tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng của nợ ngắn hạn (737.60%) dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty giảm xuống Đến năm 2014, nợ ngắn hạn lại có mức
tăng thấp hơn tài sản ngắn hạn (nợ ngắn hạn tăng 161,56%; tài sản ngắn han 217,31%),
nên khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng lên Năm nay là năm Công ty bắt đầu quá trình mở rộng đầu tư, kinh doanh trên quy mơ lớn, chính vì vậy nhu cầu vay vốn của Công ty cũng tăng mạnh Chỉ tiêu này của công ty qua các năm đều lớn hơn 1 và đang có xu hướng tăng Bên cạnh đó, khả năng thanh tốn ngắn hạn của công ty đều lớn hơn trung bình ngành thương mại Năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn trung bình ngành
thương mại là 0,25 lần; năm 2013 tăng lên 0,29 lần và năm 2014 đạt mức 0,3 lần /nguỏn:
tăng trưởng tài chính nhóm ngành năm 2012 — 2014, trang web: www.cophieu68.vn) Điều này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là đảm bảo, công ty không gặp áp lực về thanh toán trong ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện hành Tỷ số này cho biết với một đồng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh tốn mà khơng cần thanh lý hàng tồn kho
Dựa vào bảng số liệu bảng 2.8 ta thấy nam 2012, 1 déng no ngắn hạn được tài trợ bởi 1,96 đồng tài sản ngắn hạn không tính hàng tồn kho Đến năm 2013, chỉ số này giảm 0,19 đồng so với năm 2012 còn 1,77 đồng Sang năm 2014, tỷ số này tăng 0,11 đồng lên
1,88 đồng so với năm 2013 Trong giai đoanh 2012 — 2014, khả năng thanh toán nhanh của Công ty tăng giảm thất thường Giai đoạn 2012 — 2013, khi Công ty tăng mạnh việc đầu tư, kinh doanh trên quy mô lớn, thì hàng tồn kho cũng không tăng với quy mô tương tự (tăng 128,94%), trong khi tài sản ngắn hạn tăng tới 591,28% và nợ ngắn hạn tăng 737,60% Do tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn, lại kết hợp với việc hàng tồn kho tăng không tương xứng nên khả năng thanh toán nhanh giảm so với năm 2013 Giai đoạn 2013 — 2014, mức tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn nợ ngắn hạn kèm theo đó là mức tăng khá lớn của hàng tổn kho (1 170,09%) làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty tăng lên Chỉ số này lớn hơn 1, tuy đang có xu hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy doanh nghiệp dần mắt đi khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không sử dụng tới HTK Chỉ tiêu này của trung bình ngành năm 2012 là
Trang 400,73 lan; nam 2013 giảm xuống con 0,71 lan; nim 2014 tang lén dat 0,8 lan (nguon: tang trưởng tài chỉnh nhóm ngành năm 2012 — 2014, trang web: www.cophieu68.vn) , nhu vay so với các doanh nghiệp cùng ngành thì Cơng ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản trong ngăn hạn nếu không sử dụng tới HTK
Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngăn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản có thể huy động ngay lập tức để thanh toán Trong cả 3 chỉ tiêu thanh toán, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời là chỉ số đánh giá chính xác nhất khả năng thanh tốn của doanh nghiệp
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, năm 2012 với mỗi đồng nợ ngắn hạn Cơng ty có 0,76 đồng có thể dùng đề thanh toán ngay lập tức Đến năm 2013, con số nay con 0,1 lần, giảm 0,66 đồng so với năm trước Tuy nhiên sang năm 2014, chỉ số này tăng lên 0.3 đồng Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán tức thời năm 2013 giảm là do mức tăng của tiền và các khoản tương đương tiền (7,64%) thấp hơn 729,96% so với mức tăng của nợ ngắn hạn (737,60%) Năm 2014, tiền và các khoản tương đương tiền có sự gia tăng mạnh lên 685,83% so với năm 2013 trong khi nợ ngắn hạn có mức tăng thấp hơn 161,56% Không giống như hai chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh, ty sé khả năng thanh toán tức thời đều đạt giá trị nhé hon | trong giai đoạn 2012 — 2014 đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán có nhiều vấn đề So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, khả năng thanh toán tức thời của nhóm ngành thương mại năm 2012 — 2014 lần lượt là 1,2 lần; 1,21 lan; 1,31 lan; diéu nay cho thay khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là thấp, doanh nghiệp sẽ gặp van dé về thanh khoản trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, nếu trị số này ở mức cảnh báo cao, Công ty không đủ khả năng thanh tốn tức thời thì các nhà quản trị cần áp dụng các biện pháp tài chính khân cấp đề tránh cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
2.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản lý hàng tôn kho
Bang 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho năm 2012 — 2014
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 2013 - 2012 | 2014-2013 a
Vòng quay hàng tôn
8,89 112,73 56,00 103,84 56,7
kho (Vong) 96,79)
Thời gian quay vịng
§ 40.48 3,19 6,43 37,29 ,
hang ton kho (Ngay) ( a
(Nguôn: Sơ liệu tính tốn từ BCTC các năm 2012 — 2014 ) 40