1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông

169 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 622,41 KB

Nội dung

Xuất phát từ nhận thức thực tế trên, là một sinh viên chuyên ngành Tài chính, vớimục tiêu tìm hiểu được phần nào tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng tài sản, gópphần đưa ra một số kiến n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT LỢI ĐÔNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN GIA LỢI

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Giáo Viên Hướng Dẫn : Th.s Thân Thế Sơn Tùng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Gia Lợi

HÀ NỘI – 2016

Thang Long University Library

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã gặp không

ít khó khăn, những vấn đề mới trong thực tế phát sinh Những kiến thức ở trường đãcho em hiểu được tổng quan, lý thuyết, nhưng thực tế lại đòi hỏi phải biết vận dụnglinh hoạt những điều đó vào từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể Vì vậy, em xin chânthành cảm ơn đến Th.s Thân Thế Sơn Tùng, người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ, lắngnghe và góp ý cho em rất nhiều điều không chỉ trong suốt thời gian hoàn thành khóaluận, mà còn ở các môn học khác

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh tế Quản lýtrường Đại học Thăng Long, những người đã hết lòng chỉ bảo, truyền đạt, giúp emđược trang bị những kiến thức từ nền tảng, cơ bản tới chuyên ngành, cộng thêm đượctiếp xúc với một môi trường học tập và nghiên cứu rất tốt

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Công ty TNHHThương mại và Sản xuất Lợi Đông đã cung cấp số liệu, và tạo mọi điều kiện thuận lợi

để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Do giới hạn kiến thức của bản thân cũng như lần đầu thực hiện nghiên cứu khoahọc còn nhiều hạn chế và thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ dẫncủa các thầy cô để khóa luận của em có thể hoàn chỉnh hơn, và rút kinh nghiệm trongnhững lần nghiên cứu sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Gia Lợi

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗtrợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngườikhác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và đượctrích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Gia Lợi

Thang Long University Library

Trang 5

MỤC LỤC ƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái quát về tài sản của doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm về tài sản của doanh nghiệp 1

1.1.2 Phân loại tài sản trong doanh nghiệp 2

1.1.2.1 Căn cứ nguồn hình thành 2

1.1.2.2 Căn cứ theo hình thái biểu hiện 2

1.1.2.3 Căn cứ hình thức sở hữu 3

1.1.2.4 Căn cứ thời gian 3

1.1.3 Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp 7

1.1.3.1 Vai trò ở mặt pháp lý 7

1.1.3.2 Vai trò ở mặt kinh tế 7

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp 8

1.2.2 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 9

1.2.2.1 Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.2.2.2 Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 9

1.2.2.3 Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản 9

1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 10

1.3.1 Xem xét quy mô và cơ cấu tổng tài sản 10

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản 10

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 12

1.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 19

1.3.5 Hạn chế của phương pháp sử dụng chỉ tiêu phản ánh 21

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản 22

1.4.1 Các nhân tố chủ quan 22

1.4.1.1 Bộ máy quản trị doanh nghiệp 22

1.4.1.2 Đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp 23

1.4.1.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp 24

CH

Trang 6

1.4.1.4 Tình hình tài chính 25

1.4.2 Các nhân tố khách quan 26

1.4.2.1 Bên trong ngành 26

1.4.2.2 Bên ngoài ngành 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT LỢI ĐÔNG 32

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông.32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và

Sản xuất Lợi Đông 32

2.1.1.1 Giới thiệu thông tin chung về công ty 32

2.1.1.2 Một số số liệu cơ bản về vốn 32

2.1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 33 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 34

2.1.4 Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 36

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian 2013-2015 38

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 44

2.2.1 Thực trạng tài sản tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 44

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 50

2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Thương

mại và Sản xuất Lợi Đông 52

2.2.3.1 Quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 52

2.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 57

2.2.4 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 71

2.2.4.1 Quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 71

Thang Long University Library

Trang 7

2.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH

Thương mại và Sản xuất Lợi Đông

74

3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Thương mại và Sản

xuất Lợi Đông 76

2.3.1 Những kết quả đạt được 76

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 78

2.3.2.1 Một số hạn chế 78

2.3.2.2 Nguyên nhân 80

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT LỢI ĐÔNG 84

3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi

Đông 84

3.1.1 Đánh giá môi trường kinh doanh 84

3.1.2 Định hướng phát triển Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông

85 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Thương

mại và Sản xuất Lợi Đông 86

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 87

3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu ngắn hạn và rút ngắn thời gian thu nợ trung bình 87

3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho 91

3.2.1.3 Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền

.96 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông 97

3.2.3 Một số giải pháp nâng cao khác 98

2.

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

Thang Long University Library

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian 2013-2015 38

Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông giai đoạn 2013-2014-2015 46

Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2013-2015 47

Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2013-2015 49

Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản giai đoạn 2013-2015 50

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu hoạt động của hiệu quả sử dụng TSNH của công ty

trong đoạn giai 2013-2015 58

Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty trong giai đoạn 2013-2015 60

Bảng 2.8 Nhóm chỉ tiêu về khoản phải thu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông giai đoạn 2013-2015 66

Bảng 2.9 Nhóm chỉ tiêu về hàng tồn kho của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông giai đoạn 2013-2015 68

Bảng 2.10 Quy mô, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông giai đoạn 2013-2015 72

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn 2013-2015 74

Bảng 3.1 Phân loại nhóm khách nợ của công ty 89

Bảng 3.2 Bảng phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ với các khách hàng trong 1 thời kỳ 90

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các nhân tố giả định năm 2016 93

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình động 95

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM & SX Lợi Đông 33

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông giai đoạn 2013-2014-2015 46

Biểu đồ 2.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giai đoạn 2013-2015 (%) 51

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2013-2015 (%) .53 Biểu đồ 2.4 Quy mô khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2013-2015 54

Trang 10

Biểu đồ 2.5 Quy mô hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn 2013-2015 55

Biểu đồ 2.6 Quy mô Tài sản ngắn hạn khác của công ty trong giai đoạn 2013-2015 56

Biểu đồ 2.7 Khả năng thanh toán hiện hành giai đoạn 2013-2015 61

Biểu đồ 2.8 Khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2013-2015 63

Biểu đồ 2.9 Khả năng thanh toán tức thời giai đoạn 2013-2015 65

Biểu đồ 2.10 Thời gian thu nợ trung bình giai đoạn 2013-2015 67

Biểu đồ 2.11 Thời gian lưu kho trung bình giai đoạn 2013-2015 70

Biểu đồ 2.12 Các yếu tố cấu thành nên tài sản cố định 73

Thang Long University Library

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Thế giới ngày nay luôn luôn chuyển động không ngừng, dẫn tới các nền kinh tế

dù lớn hay nhỏ cũng đều bị tác động theo Hiện nay, xu hướng hội nhập để phát triển,nhiều hiệp định thương mại tự do, song phương hoặc đa phương được các quốc gia

ký kết hoặc gấp rút đàm phán để mong muốn mình cũng là một phần của thị trườngchung đó Nền kinh tế chính là bộ phận sẽ gặp nhiều ảnh hưởng nhất, có thể là sẽ thuđược nhiều lợi ích khi đất nước mở cửa với bên ngoài, song đi kèm với đó là hàngloạt những khó khăn, cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ hàng đầu Các doanh nghiệpcủa đất nước chính là chìa khóa duy nhất để quyết định phần thắng hay thua của nềnkinh tế Một doanh nghiệp biết cách sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có, nhữnglợi thế đang được duy trì của mình, cộng với cơ hội mà hội nhập mang lại, việc khéoléo xử lý khó khăn, biết cách tổ chức, quản lý hoạt động Tất cả những điều đó luôn làmục tiêu chiến lược hàng đầu của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào Nếu thực hiện tốt,lợi nhuận của công ty sẽ gia tăng rất lớn đi kèm với những lợi ích tiềm năng mà chúngmang lại; còn nếu thật bại, chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ tự loại mình ra khỏi cuộccạnh tranh vô cùng khốc liệt này Một trong những vấn đề được chú trọng hàng đầu làviệc quản lý tài sản của doanh nghiệp thật hiệu quả Đây chính là nền tảng của doanhnghiệp, là tiền đề để nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho người lao động, cũng

là một cách bền vững để tạo công ăn việc làm trong xã hội

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông cũng đang có nhiều biệnpháp để cải thiện năng lực quản lý tài sản của mình Công ty với ngành nghề chính là

tư vấn, thiết kế, lắp đặt các sản phẩm đồ gỗ nội thất trong nước và đang có nhữngbước đầu vươn ra ngoài quốc tế Chính vì có nhiều mục tiêu lớn, nhiều kế hoạch tiềmnăng để phát triển như vậy nên công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản của mình

Xuất phát từ nhận thức thực tế trên, là một sinh viên chuyên ngành Tài chính, vớimục tiêu tìm hiểu được phần nào tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng tài sản, gópphần đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao thêm vấn đề này, em đã

nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Trách

nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Lợi Đông” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài khóa luận được thực hiện nhằm đạt được 3 mục tiêu chính:

− Trình bày những kiến thức chung về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

1.

Trang 12

− Phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH Thương mại vàSản xuất Lợi Đông.

− Nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHHThương mại và Sản xuất Lợi Đông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH Thươngmại và Sản xuất Lợi Đông

4 Phương pháp nghiên cứu

− Phương pháp so sánh, sử dụng tỷ lệ và đồ thị để đưa ra các đánh giá, phân tích và kếtluận dựa trên những số liệu được công ty cung cấp Trong bài nghiên cứu này, tác giả

sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính với chính chỉ tiêu trung bình trong các năm của doanhnghiệp đó Ngoài ra, để có thể tìm hiểu sâu hơn tình trạng của doanh nghiệp, tác giảcũng so sánh tình trạng của doanh nghiệp Lợi Đông với một doanh nghiệp khác tươngđương trong cùng ngành hoạt động

− Sử dụng mô hình động (System Dynamic) để chỉ ra các nguyên nhân cũng như mức

độ tác động của chúng tới hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, dẫn tới lợi nhuận củacông ty cũng bị ảnh hưởng tương ứng Từ đó có thể đưa ra những biện pháp giảiquyết vấn đề hợp lý nhất Mô hình động (System Modelling Dynamic) là một phươngpháp được nhiều nước trên thế giới sử dụng để theo dõi và phân tích những sự vật,hiện tượng phức tạp, luôn biến động (đa phần không ở trạng thái tĩnh) bằng việc sửdụng các mô hình toán học, các chiều tác động của các yếu tố thành phần lên lẫn nhau,

từ đó cho ta thấy được bức tranh tổng thể của vấn đề mình đang xem xét Mô hình này

có những thành phần chính là các vòng lặp có sự phản hồi lẫn nhau (feedback – causalloop diagram), stock and flow, độ trễ (time delays) Việc giải thích chi tiết mô hìnhcũng như đưa nó vào áp dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty LợiĐông sẽ được tác giả đưa ra ở trong chương 3 và phần Phụ lục cuối bài

Mỗi phương pháp được sử dụng đều có ưu điểm riêng, song cũng không tránhđược những nhược điểm nhất định Do đó, việc sử dụng kết hợp nhiều phương phápmột cách hợp lý sẽ giúp hạn chế sự thiếu chính xác của từng phương pháp, mà còn

Thang Long University Library

Trang 13

độ tin cậy trong việc phân tích vấn đề hơn Trong các phần sau tác giả sẽ nghiên đưa ra khắc phục cụ thể.

Kết cấu khóa luận

Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luậnđược kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lý thuyết chung về tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Chương 2: Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Thương mại và

Sản xuất Lợi Đông

Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lợi Đông

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, một vài vấn đề mới chỉdừng ở mức tổng quan, em rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô để khóaluận hoàn thiện hơn, cũng như giúp em có thể hiểu sâu được các vấn đề chưa chắcchắn, phục vụ cho các bài nghiên cứu sau này

tăng

cứu và

5.

Trang 14

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về tài sản của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài sản của doanh nghiệp

Tài sản là một phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào Nó cũng đượcxem như một thước đo để cho thấy mức độ lớn mạnh của doanh nghiệp trong nhiềutrường hợp Có tài sản, doanh nghiệp mới có thể hoạt động, thực hiện sản xuất kinhdoanh và từ đó mới thu được lợi nhuận để làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài

Trong phần mục này, tác giả sẽ chỉ nghiên cứu định nghĩa tài sản dưới góc độ làmột doanh nghiệp, bởi vì nếu thay bằng góc độ khác như tài sản cá nhân hay tài sảncông cộng thì sẽ cho ra một khái niệm khác Để xét về định nghĩa tài sản, ta có rấtnhiều những khái niệm khác nhau

Theo Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Hay trong Bộ luật Dân sự 2005, điều 163 cũng quy định tương tự: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Qua định nghĩa của hai văn bản

pháp luật trên, ta có thể thấy rằng vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về tài sản màthay vào đó là liệt kê những đối tượng được xem là tài sản So với định nghĩa về tài

sản được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 ở điều 172 có nói: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” Sự khác nhau ở đây chính là thay vì nói “vật có thực” thì được sửa lại thành “vật”, điều đó đã giúp

mở rộng định nghĩa tài sản ra Những vật được coi là tài sản không chỉ phải bắt buộc

có thật ở hiện tại, mà có thể chúng đang trong quá trình hình thành hoặc chưa hình

thành nhưng chắc chắn sẽ có ở tương lai Ngoài ra cụm từ “giấy tờ trị giá được bằng tiền” cũng được thay thế bằng “giấy tờ có giá” Theo khoản 8, điều 6, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có định nghĩa: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” Qua thực tế,

cũng như các học phần đã được học, giấy tờ có giá bao gồm rất nhiều loại như: cácloại chứng khoán, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, công trái, séc vàcác công cụ chuyển nhượng khác

Trước đó, tại quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính, ý thứ 18 phần a cũng đã nêu ra: “Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”.

Trang 15

Thang Long Unive1rsity Library

Trang 16

Qua đó, ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát nhất về tài sản như sau: “Tài

ủa doanh nghiệp là tất cả những nguồn lực hữu hình hoặc vô hình, có thật trong tại, đang trong quá trình hình thành hoặc sẽ được hình thành trong tương lai sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm tiền (nội tệ và ngoại tệ), giấy tờ có giá và các quyền về tài sản của doanh nghiệp”.

Ngoài ra, đa số mọi người đang hiểu sai nhiều vấn đề cũng nằm trong tài sản Ví

dụ như nguồn nhân lực, nguồn lao động là tài sản công ty? Điều này là không chínhxác bởi nguồn nhân lực chỉ là một trong những yếu tố được xem xét để định giá doanhnghiệp, chứ không phải một thành phần trong tài sản doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Căn cứ nguồn hình thành

Dựa theo nguồn hình thành, tài sản được chia làm 2 loại là tài sản lưu động vàtài sản cố định:

Tài sản lưu động: là những đối tượng lao động, tham gia toàn bộ và luân chuyển giá

trị một lần vào giá trị sản phẩm Tài sản lưu động trong doanh nghiệp thường đượcchia làm 2 loại là:

+ Tài sản lưu động sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản

xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những

tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định Thuộc về tài sản lưuđộng sản xuất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thaythế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ…

+ Tài sản lưu động lưu thông gồm: sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ, vốn bằng

tiền, vốn thanh toán…

Tài sản cố định: là những tư liệu sản xuất, là một trong những tài sản có giá trị lớn

được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằmsinh lời Nó tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm sảnxuất và có thời gian sử dụng lâu dài Tài sản cố định được chia thành động sản và bấtđộng sản

+ Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền

với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sảnkhác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định

+ Động sản là những tài sản không phải bất động sản.

1.1.2.2 Căn cứ theo hình thái biểu hiện

Xét theo hình thái biểu hiện, tài sản được phân làm 2 loại là tài sản hữu hình vàtài sản vô hình:

2

sản

c

hiện

Trang 17

Tài sản hữu hình: là những tài sản tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể, có thể dễ

dàng nhìn thấy và nhận biết được, được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh Được định giá thông qua nguyên giá và giá trị hao mòn

Tài sản vô hình: là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua những đặc điểm kinh

tế của chúng Những tài sản này không có hình thái vật chất nhưng có thể tạo ra đượcnhững lợi ích mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp sở hữu nó, như: bản quyền,thương hiệu, bằng sáng chế … Do vậy, những tài sản này sẽ có giá trị gắn với yếu tốtâm lý, phụ thuộc vào vị thế, thời gian của doanh nghiệp đó trên thị trường

1.1.2.3 Căn cứ hình thức sở hữu

Dựa vào cách phân loại theo hình thức sở hữu thì tài sản có thể được chia làm tàisản tự có , tài sản thuê ngoài:

Tài sản tự có: là tài sản được mua sắm, xây dựng bằng chính nguồn vốn ngân sách,

vốn vay hay các nguồn vốn khác của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể đến từ hình thứcdoanh nghiệp được biếu tặng …Tài sản tự có sẽ thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp

Tài sản thuê ngoài: là tài sản được doanh nghiệp thuê của một cá nhân hay một đơn

vị, tổ chức doanh nghiệp khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tàisản Có hai hình thức phổ biến là thuê hoạt động và thuê tài chính

+ Tài sản thuê tài chính: là hình thức thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển

giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê Bên đi thuê sẽphải trích khấu hao tài sản này

+ Tài sản thuê hoạt động: là thuê tài sản không phải thuê tài chính Bên cho thuê sẽ

phải trích khấu hao tài sản này

1.1.2.4 Căn cứ thời gian

Đây là hình thức phân chia phổ biến và thông dụng nhất, căn cứ vào thời gian, tàisản sẽ được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn:

Định nghĩa:

− Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý củadoanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanhhoặc trong một năm Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình tháitiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu

Trang 18

Thang Long Unive3rsity Library

Trang 19

Đặc điểm của tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên đáp ứng được khả năng thanh toánnghiệp Có thể dễ dàng sử dụng hoặc bán đi trong một khoảng thời gianngắn, thường thì sẽ quay được một vòng khi kết thúc kỳ kinh doanh hoặc trong mộtnăm

− Tài sản ngắn hạn là một bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động và luân chuyểnkhông ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh Bắt đầu từ hìnhthái tiền tệ sau đó chuyển sang nguyên vật liệu, công cụ, đến thành phẩm, hàng hóa rồisau đó lại trở về tiền

− Tài sản ngắn hạn luôn ẩn chứa tính bị động gây rất nhiều khó khăn trong việc đolường chính xác, quản lý đầy đủ và hiệu quả Nguyên nhân chính gây ra chính lànhững sự biến đổi về điều kiện bên trong và bên ngoài của kinh doanh sản xuất đối vớidoanh nghiệp

Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn:

Tài sản ngắn hạn sản xuất gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên,

nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ … đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản xuất(giá trị sản phẩm dở dang)

Tài sản ngắn hạn lưu thông bao gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành

phẩm, hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán), tài sản trong quá trình lưu thông(vốn bằng tiền, các khoản phải thu)

Tài sản ngắn hạn tài chính là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục đích kiếm

lời (đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán …)

Phân loại theo mức độ khả năng thanh toán: theo cách phân loại này, ta dựa vào

khả năng huy động cho việc thanh toán để chia các loại tài sản ngắn hạn thành các loạisau:

Tiền là tài sản của đơn vị tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị Thuộc về tiền của đơn

vị bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng (hoặc Kho bạc), tiền đang chuyển, kể cả tiềnViệt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích

kiếm lời có thời hạn thu hồi trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh Thuộcđầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm các khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn đầu

tư, cho vay ngắn hạn…

Các khoản phải thu là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể hay cá

nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi Thuộc các khoản phảithu ngắn hạn bao gồm khoản nộp thừa cho ngân sách, các khoản phải thu nội bộ…

4

của doanh

Trang 20

Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đong, đo,

đếm được Hàng tồn kho có thể do đơn vị tự sản xuất hay mua ngoài Thuộc về hàngtồn kho bao gồm: vật liệu, dụng cụ, hàng mua đi đường, thành phẩm, hàng hóa, sảnphẩm dở dang…

Tài sản ngắn hạn khác là những tài sản ngắn hạn còn lại ngoài những thứ đã nêu ở trên

như các khoản tạm ứng cho công nhân viên chức, các khoản chi phí trả trước, cáckhoản tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn…

Trong quá trình kinh doanh, tài sản ngắn hạn luôn có sự vận hành thay thế vàchuyển hóa nhau nên việc phân loại tài tài sản ngắn hạn như trên sẽ tùy thuộc quyếtđịnh doanh nghiệp Họ sẽ chọn cách phân loại nào phù hợp nhất, có thể dễ dàng quản

lý, nâng cao hiệu quả sử dụng

Tài sản dài hạn:

Định nghĩa:

− Tài sản dài hạn trong doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu, quản

lý và sử dụng của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồitrên một năm hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh, có giá trị lớn

Đặc điểm của tài sản dài hạn:

Tính thanh khoản: tài sản dài hạn là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu

dài Các doanh nghiệp thường sẽ thanh lý, đem bán tài sản cố định khi đã trích hếtkhấu hao, hoặc tài sản đã cũ hỏng, lỗi thời (dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, phươngtiện vận tải…) song cũng không thể nhanh chóng để tìm được người mua tài sản này

Vì vậy, tài sản dài hạn có tính thanh khoản kém, khả năng chuyển đổi thành tiền nhanhchóng là thấp, sẽ khó đáp ứng được nhu cầu thanh toán, tài chính của doanh nghiệpkhi có vấn đề phát sinh Ngoài ra khi tiến hành chuyển đổi, sẽ chịu nhiều chi phí hơnkhi chuyển đổi tài sản ngắn hạn

Về tư cách tham gia: cùng với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng tham gia vào quá

trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là các tư liệu lao động, công

cụ lao động, phương tiện lao động

Về thời gian sử dụng: tài sản dài hạn có thời gian sử dụng lâu dài trên một năm hoặc

qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

Phân loại tài sản dài hạn:

Tài sản cố định: là những tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm, được tham gia vào

nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sảnphẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao Điều này làm giá trị của tài sản cốđịnh giảm dần hàng năm Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên

Trang 21

Thang Long Unive5rsity Library

Trang 22

m đều được gọi là tài sản cố định, bởi có những tài sản có tuổi thọ trên 1 năm

g vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là tài sản cố định mà xếp vào tài sảnộng

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, một tài sản cố định sẽ có những đặc điểm nêu trên, đồng thời kèm theo phải có giá trị trên 30 triệu đồng

+ Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm

giữ để sử dụng cho hoạt động, sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tàisản cố định hữu hình Một số tài sản dài hạn hữu hình tiêu biểu như dây chuyền máymóc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…

+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định

được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấpdịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cốđịnh vô hình Một số tài sản dài hạn vô hình tiêu biểu như quyền sử dụng đất, quyềnphát hành, bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu, phần mềm, giấy phép…

Đầu tư dài hạn:

+ Đầu tư vào công ty con: là các khoản đầu tư vốn trực tiếp (tiền hoặc tài sản khác)

vào công ty con hoạt động theo loại hình Công ty Nhà nước, Công ty tráchnhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác

+ Vốn góp liên doanh: là các khoản đầu tư mà doanh nghiệp dùng để góp vốn với

nhiều bên khác để thực hiện một hoạt động kinh tế nào đó Hoạt động này đượcđồng kiểm soát bởi các bên cùng tham gia góp vốn

+ Đầu tư vào công ty liên kết: là các khoản đầu tư của doanh nghiệp với bên kia là

một tổ chức được liên kết bởi nhiều chủ thể, doanh nghiệp khác Khoản đầu tưđược xác định là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ20% đến 50% vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư mà không có thỏa thuận khác.+ Đầu tư dài hạn khác: là các khoản đầu tư dài hạn ngoài các khoản đầu tư vào

công ty con, vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết Một số loại hìnhđầu tư dài hạn khác như: đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu hoặc đầu tư vào cácđơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu và thời hạn thu hồi hoặcthanh toán trên 1 năm

Các tài sản dài hạn khác: bao gồm các khoản đầu tư hoặc tài sản sau:

+ Xây dựng cơ bản dở dang

+ Chi phí trả trước dài hạn

6

1 nă

nhưn

lưu đ

Trang 23

+ Tài sản thuế thu nhập hoàn lại

+ Ký quỹ, ký cược dài hạn.

Kết luận:

Như vậy, để có thể phân loại tài sản trong doanh nghiệp, chúng ta có thể chia làm 4 cách chính, đó là: căn cứ theo nguồn hình thành; căn cứ theo hình thái biểu hiện; căn cứ theo hình thức sở hữu; căn cứ theo thời gian Mỗi cách phân loại đều có những ưu điểm của nó, song trong phạm vi bài nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp này,

để thống nhất các quan điểm và phân tích, tác giả sẽ sử dụng cách phân loại theo thời gian, tức là chia tài sản thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

1.1.3 Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản là yếu tố quan trọng, quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, cũng như các chính sách, đường lối phát triển trong tương lai, vị thếcủa doanh nghiệp trên thương trường

1.1.3.2 Vai trò ở mặt kinh tế

Xét về mặt kinh tế, tài sản chính là biểu hiện sức mạnh, khả năng ảnh hưởng củadoanh nghiệp cả trong hiện tại lẫn tương lai Sẽ không thể có một doanh nghiệp nàonếu như chủ sở hữu không có một lượng tài sản nào cả, vì mục tiêu của tài sản chính

là khả năng sinh lời và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Và hơn hết lúc nào, đểtồn tại trong một thị trường luôn biến động, cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệpphải nhanh chóng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các dây chuyền mới, thông minh, tiếtkiệm, phù hợp; ngoài ra còn tăng cường mở rộng quy mô sản xuất… Nhằm giảm giáthành, giảm được sự tiêu tốn sức lao động, đạt năng suất cao hơn, ổn định hơn, đápứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao của thị trường

Trang 24

Thang Long Unive7rsity Library

Trang 25

Qua đó, từ việc nhận thức được vai trò sử dụng tài sản, doanh nghiệp mới có thể

ra những biện pháp để cải thiện, sử dụng tiết kiệm, đầu tư có hiệu quả và gópphần cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

Hiệu quả được dùng với ý nghĩa để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện cácmục tiêu với chi phí phải bỏ ra để đạt được mục tiêu đó trong một điều kiện nhất định,

và cũng bị phụ thuộc vào quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu Có thể với chủthể này thì như vậy là hiệu quả nhưng với chủ thể khác thì lại không

Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ chế thị trường ngày nay rất quan tâm tớihiệu quả kinh doanh sản xuất vì đó là cơ sở để doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển.Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh, tức là đang nói tới những lợi ích về mặt kinh tế

và xã hội mà doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đạt được với một điều kiện nhấtđịnh Do đó, hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt

động kinh doanh Hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại là việc cung ứng hànghóa ngày càng tốt hơn nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho

xã hội, góp phần vào việc cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường, mở rộng giaolưu kinh tế giữa các vùng hoặc các nước, giải quyết việc làm cho người lao động,thúc đẩy phát triển sản xuất Hiệu quả xã hội trong kinh doanh thương mại còn baogồm việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, đảm bảo cung ứng hàng hóakịp thời và đầy đủ, nhất là cho các vùng núi, hải đảo, vùng sâu cùng xa còn gặp nhiềukhó khăn

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn

lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định trong quá trình sản xuất kinhdoanh, đó là thu được kết quả tốt nhất với một mức chi phí thấp nhất Mỗi doanhnghiệp đều tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận,tối đa hóa doanh thu, … Tất cả các mục tiêu đó đều được bao trùm bởi một mục đíchlớn duy nhất, là tối đa hóa tài sản cho chủ sở hữu Để đạt được mục tiêu này, tất cả cácdoanh nghiệp đều phải nỗ lực khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả tài sản của mình

Từ những định nghĩa trên, ta có thể đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản:

“Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình

độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất”.

8

đưa

nâng

Trang 26

1.2.2 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

1.2.2.1 Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa hóagiá trị tài sản cho chủ sở hữu Để đảm mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phảiđưa ra và giải quyết các quyết định tài chính Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản làmột nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính và cũng là nội dung có ảnhhưởng lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu Xuất phát từ vai trò

đó, đã khiến cho yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một yêu cầu khách quan,gắn liền với bản chất của doanh nghiệp

1.2.2.2 Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Tài sản là yếu tố trực tiếp đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Trong khâu dự trữ và sản xuất, tài sản ngắn hạn đảm bảo cho sản xuấtcủa doanh nghiệp diễn ra liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất.Trong khi đó, tài sản dài hạn đảm bảo năng suất, số lượng sản phẩm, chất lượng vàmặt bằng dự trữ, sản xuất… Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thànhphẩm đáp ứng được nhu cầu liên tục của khách hàng Có thể nói, tốc độ luân chuyền,hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cùng với quy mô, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạnđều mang vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp Tổng hợp hai yếu tố trên,việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một yêu cầu tất yếu

1.2.2.3 Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp hoạt động không hiệuquả, gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ rủi ro gặp phải ở mức cao Một trong số đó đến từ việc

sử dụng nguồn vốn không hiệu quả Điều này dẫn đến việc sử dụng tài sản không hiệuquả, làm tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn kém, lãng phí tiền của đầu tư, ảnhhưởng lớn đến lợi nhuận, khả năng kiểm soát tình huống của doanh nghiệp Đặc biệtvới một nền kinh tế ở Việt Nam, tuy đã có nhiều biện pháp cải thiện rõ rệt, song vẫncòn có khoảng cách về năng lực quản lý hiệu quả giữa các doanh nghiệp với nhau Cácdoanh nghiệp tại các thành phố lớn hoặc các khu công nghiệp thường có khả năngquản lý hiệu quả sử dụng tài sản ở các khu vực ven, vùng khó khăn, lạc hậu Do đó,yêu cầu phải nâng cao đồng bộ và toàn diện năng lực quản lý tài chính, trong đó cóchú trọng vào nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng, để khôngchỉ những đảm bảo những lợi ích trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp, mà còn giúpnền kinh tế phát triển tốt hơn

Trang 27

Thang Long Unive9rsity Library

Trang 28

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Xem xét quy mô và cơ cấu tổng tài sản

Với một lượng vốn được đầu tư, doanh nghiệp sẽ sử dụng vào nhiều mục đích

để có thể đa dạng hóa nguồn lợi cũng như có thể giúp phân tán được các rủi ro Việc

sử dụng hợp lý số vốn này sẽ được biểu hiện thông qua việc nhà quản lý quyết địnhphân bổ bao nhiêu phần vốn vào các khoản mục tài sản công ty mình Khi đầu tư,phân bổ hợp lý tức là cũng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản lên Do đó trước khi

có những phân tích sâu, chi tiết nhiều hướng về mức độ hiệu quả sử dụng tài sản, tácgiả sẽ tính toán và có những cái nhìn tổng quát ban đầu về tỷ trọng, quy mô từng bộphận tài sản Qua việc xem xét cơ cấu tài sản, doanh nghiệp cũng sẽ biết được tỷ lệ,lượng vốn của mình được phân bổ cho từng loại tài sản như thế nào, phân bổ như vậy

đã hiệu quả hay chưa Lấy kết quả đó làm tiền đề, kết hợp với tình hình, hoàn cảnhhiện tại mà doanh nghiệp sẽ có số liệu để phân tích, đưa ra những tồn tại chưa đạtđược, biết rõ nên đầu tư trọng tâm vào đâu hay sẽ dàn trải…, qua đó sẽ có những thayđổi kịp thời, lên được kế hoạch tương lai và từng bước phát triển

Xem xét cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và sosánh tình hình biến động của từng bộ phận tài sản trong tổng số tài sản của kỳ phântích với kỳ được chọn làm gốc

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản Giá trị của từng bộ phận tài

sản Tổng số tài sản

100

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếmtrong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc sẽ cho phép nhà quản trị đánh giáđược khái quát tình hình phân bổ vốn Nhưng lại không cho biết các nhân tố tác độngđến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Vì vậy, để biết được chính xác tìnhhình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, nhà quản trị còn cần kết hợp với việc phântích ngang, tức là so sánh biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng loại tài sảntrên tổng số tài sản (cả về số tuyệt đối và tương đối)

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TAU):

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân trong

kỳ Net revenue Total ssets Utilization T U Total assets

10

1.3.

1.3.1

Trang 29

Trong đó: tổng tài sản bình quân trong kỳ thường được tính bằng tổng giá trị củatổng tài sản ở đầu kỳ và cuối kỳ, tất cả chia 2 Doanh thu thuần là phần doanh thu cònlại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản làm giảm trừ doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tài sản bình quân trong kỳ sẽ tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lượng tài sản quay vòngcàng nhanh, thúc đẩy việc tăng doanh thu Thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động tốt

và đang sử dụng tài sản hiệu quả Chỉ tiêu đạt hiệu quả khi đạt lớn hơn 1, trong một sốngành nhất định thì chỉ tiêu này có thể đạt cao hơn các ngành khác, do đó nhà quản trịcũng nên so sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp mình với trung bìnhtoàn ngành để biết mình cần làm gì Ngược lại, khi chỉ tiêu dưới 1, doanh nghiệp đóđang có vấn đề trong khâu lưu thông tài sản, lượng hàng tồn dự trữ trong kho chưathể tiêu thụ được quá nhiều, hoặc cũng có thể tới từ việc chưa khai thác được hếtcông suất máy móc, dây chuyền… Vừa không thể mang lại doanh thu như trong kếhoạch dự kiến, mà còn phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc bảo quản, cất trữ hàng hóa

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ợi nhuận r ng

Tổng tài sản bình quân trong

kỳ Net income

100

Return on ssets RO

Total assets

mà lại mang về khoản lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp Như vậy dù doanh nghiệp

có đang kinh doanh trên lĩnh vực nào thì việc luôn tìm cách để tối giản hóa tài sản hợp

lý mà lại có thể mang về lợi nhuận ròng cao hơn nhiều sẽ luôn thường trực

Trang 30

Thang Long Unive1r1 sity Library

Trang 31

Suất hao phí của tổng tài sản trên doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân trong kỳ hao phí của tổng tài sản trên doanh thu thuần Doanh thu thuần

Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêunày nói lên để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản bìnhquân trong kỳ Thông thường tỷ số này sẽ được so sánh với 1 và càng nhỏ càng tốt.Khi tỷ số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ lượng đầu ra là doanh thu thuần lớn hơn nhiềulượng đầu vào là đầu tư cho tài sản

Suất hao phí của tổng tài sản trên lợi nhuận ròng

Tổng tài sản bình quân trong kỳ Suất hao phí của tổng tài sản trên lợi nhuận r ng ợi nhuận r ng

Chỉ tiêu này sẽ cho biết để tạo ra được 1 đồng lợi nhuận ròng cuối kỳ thì doanhnghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệuquả sử dụng tài sản để mang về lợi nhuận ròng của doanh nghiệp càng cao Do đó, để

có thể giảm suất hao phí của tổng tài sản trên lợi nhuận ròng, doanh nghiệp cần cónhững giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, tính năng sản phẩm và dịch vụcủa mình, gây dựng được một thị trường tiêu thụ tốt…nhưng cũng không được sửdụng quá nhiều tài sản, mà nên có những phương pháp cải tiến để vừa nâng cao năngsuất tài sản và còn tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu tiêu hao

Nhận xét chung:

Qua việc xem xét các nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng tổng tài sản, tathấy các nhóm chỉ tiêu này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh trong kỳ cũngnhư dựa trên tổng tài sản trung bình Hơn nữa, các chỉ tiêu cũng chưa đưa ra được lý

do làm các phần như doanh thu thuần hay lợi nhuận ròng tăng giảm so với kỳ gốc màmới chỉ dừng lại ở mức nêu ra con số Ngoài ra, để có một cái nhìn toàn diện hơn vềhiệu quả sử dụng tài sản, đưa ra được những nhận định, phân tích chính xác về doanhnghiệp đó, các chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnhvực kinh doanh sản xuất mà họ chọn, nên đưa ra so sánh với chỉ tiêu trung bình ngànhtương tự và của các đối thủ cạnh tranh chính khác

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn

Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được thực hiệnbằng cách tính toán và so sánh tình hình biến động của từng bộ phận trong tài sản ngắnhạn trên tổng số tài sản ngắn hạn của kỳ phân tích với kỳ gốc

12

Suấ

Trang 32

Tỷ trọng của từng bộ phận TSNH Giá trị của từng bộ phận

TSNH Tổng số TSNH

100

Việc

tính

tỷ

trọng

của

từng

bộ

phận

tài

Trang 33

sản ngắn hạn trong tổng số tài sản

ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ giúp

nhà quản trị đánh giá được khái quát

tình hình phân bổ vốn dành cho từng

bộ phận tài sản ngắn hạn, để xem việc

phân bổ đó có phù hợp với tình hình

kinh tế hiện tại hay không, có phù hợp

với lĩnh vực kinh doanh và phục vụ

cho các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh

đề ra hay không Kết hợp với việc so

sánh sự biến động giữa kỳ phân tích

với kỳ gốc thì nhà quản trị sẽ đánh giá

được các nhân tố ảnh hưởng và mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến

sự biến động về cơ cấu tài sản ngắn

hạn Qua đó sẽ rút ra những chính sách

thay đổi hợp lý cho từng bộ phận tài

sản ngắn hạn để tối đa hóa lợi ích,

tránh lãng phí tài sản của doanh

rrent ssets

Tổng TSNH trung bình trong

kỳ Net income

Cu rr en

t as set s

Tỷ suấtsinh lời trêntổng tài sản ngắn

bình.Chỉ tiêunày phản ánh cứ

bỏ ra 1 đồng tàisản ngắn hạnbình quân trong

kỳ thì sẽ thu vềđược bao nhiêuđồng lợi nhuậnròng Chỉ tiêunày càng caocàng tốt, chứng

tỏ hoạt độngkinh doanh củadoanh nghiệp làđang phát triểntốt Để biếtchính xác khoảnmục tài sản ngắnhạn nào có tỷsuất sinh lời tốtnhất, nhà quảntrị cũng cần tínhtoán tỷ suất sinhlời trên từng bộphận tài sảnngắn hạn Qua

nghiệp sẽ biếtđược khoản

mục

nào

đang

sinh

lời

nhiều

cho

mình

để

Trang 34

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn trên lợi nhuận ròng

Tổng TSNH bình quân trong kỳ Suất hao phí của

TSNH trên lợi nhuận r ng

ợi nhuận r ng

Chỉ tiêu này sẽ cho biết để tạo rađƣợc 1 đồng lợi nhuận ròng cuối kỳ

thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng

tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử

dụng tài sản ngắn hạn để mang về lợi

nhuận ròng của doanh nghiệp càng

cao Cũng giống nhƣ chỉ tiêu ở trên,

để chi tiết hơn thì doanh nghiệp có thể

phân tích tỷ lệ cho từng khoản mục

trong tài sản ngắn hạn để biết đƣợc

mức độ sinh lời của phần tài sản ngắn

hạn đó nhƣ thế nào Để qua đó có

những quyết định phù hợp nhằm mục

tiêu nâng cao sử dụng tối đa tài sản mà

doanh nghiệp với một lƣợng chi phí

tiết kiệm nhất

Thang Long

Unive1r3

sity Library

Trang 35

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xem xét chi tiết hơn thông qua 2 chỉ tiêu nghịch

là Tỷ suất sinh lời của tổng TSNH trung bình tới Doanh thu thuần và Suất

phí của TSNH trung bình trên Doanh thu thuần để nắm được việc khi bỏ ra 1

đồng tài sản ngắn hạn trung bình thì sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần, vàngược lại Để tạo được 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần tới bao nhiêuđồng tài sản ngắn hạn trung bình trong kỳ

Tỷ suất sinh lời của TSNH trung bình tới DTT

Suất hao phí của TSNH trung bình trên DTT

Doanh thu thuần Tổng TSNH trung bình trong

kỳ Tổng TSNH trung bình trong kỳ

Doanh thu thuần

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn:

hả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn

hạn Tổng nợ ngắn hạn

Current ratio Total current assets

Total current liabilities

Khả năng thanh toán ngắn hạn hay còn có tên gọi khác là khả năng thanh toánhiện hành Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêuđồng tài sản ngắn hạn bình quân Đây là hệ số dùng để đo lường khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Nếu tỷ lệ này quá thấp, điều đó sẽ làm doanh nghiệp đứng trước sức éptrả nợ nhanh chóng rất lớn, có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính khinguồn vốn để hoạt động sản xuất bị thiếu nên phải đi vay Cũng có thể tới từ việclượng tài sản ngắn hạn đã được bán nhưng doanh nghiệp chưa thể thu tiền ngay,khiến cho các khoản nợ đã vay vẫn chưa được chi trả Khi đó, doanh nghiệp nên cónhững tính toán tài chính cũng như sản xuất phù hợp để đảm bảo trả nợ đúng hạn vàđảm bảo sản xuất Ngược lại, khi tỷ lệ ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc công tykhông gặp vấn đề khó khăn tài chính, không bị sức ép trả nợ Nếu duy trì ở mức độhợp lý thì sẽ rất tốt nhưng nếu tỷ lệ này lên quá cao, doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề Khi

đó lượng tài sản ngắn hạn chưa thể mang ra lưu thông, luân chuyển là quá lớn, việcđầu tư vào tài sản ngắn hạn là quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc ứ đọng hàng hóa, mấtthị phần vào các đối thủ và phát sinh thêm nhiều chi phí liên quan

Khả năng thanh toán nhanh:

hả năng thanh toán nhanh Tổng tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

đảo nhau

hao

Trang 36

Quick ratio Total current assets Inventory

Total current liabilities

14

Trang 37

Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên cơ sở những tài sản ngắn hạn

có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là những tàisản có tính thanh khoản cao Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tất cả các tài sảnngắn hạn trừ hàng tồn kho Do đó, tỷ lệ này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảmbảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho Cả 2 chỉ sốkhả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán ngắn hạn đều được so sánh với 1.Nếu khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì được đánh giá là an toàn vì doanhnghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phụ thuộc vào hàng tồnkho Tỷ lệ này lớn có thể do tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn

là thấp, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu củathị trường, dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Khi tỷ số này ở mức thấp nhỏhơn 1 tức là công ty đang bị tồn quá nhiều hàng tồn kho, việc tìm đầu ra cũng như kếhoạch sản xuất không đạt mục tiêu… Lúc đó doanh nghiệp cần có những thay đổinhanh chóng, kịp thời để khắc phục những tồn tại, cố gắng đạt được như chỉ tiêu đầunăm

Khả năng thanh toán bằng tức thời:

hả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương

tiền Tổng nợ ngắn hạn Cash ratio Cash Cash equivalents Invested funds

Total current liabilities

Trong đó các khoản tương đương tiền chính là các khoản đầu tư ngắn hạn dưới

3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không cónhiều rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền Do đó, những tài sản ngắn hạn này đượccoi có khả năng thanh khoản cao giống như tiền mặt

Khả năng thanh toán tức thời còn có tên gọi khác là khả năng thanh toán bằngtiền Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồngtiền mặt (hoặc các tài sản khác tương đương tiền) Chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1 thì điều

đó có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng chi trả các khoản nợngắn hạn của mình khi đến hạn một cách nhanh chóng Nhưng nếu chỉ tiêu này ở mứcquá cao thì điều đó cũng không tốt, do nguyên tắc trong kinh doanh là không được đểtiền nhàn rỗi mà nên cố gắng sử dụng đầu tư, quay vòng liên tục để tạo ra được lợinhuận nhiều hơn, trừ một số trường hợp khác Khi doanh nghiệp nắm giữ quá nhiềutiền, ngoài việc số tiền đó không thể sinh lời được, thì còn có thể gặp rủi ro về tỷ giákhi diễn ra các hoạt động liên quan đến thị trường tài chính quốc tế, làm hiệu quả sửdụng vốn thấp

Trang 38

Thang Long Unive1r5 sity Library

Trang 39

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản:

Trong nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản, tác giả sẽ đưa ra các tỷ

ư hệ số thu nợ, hệ số lưu kho, hệ số trả nợ và đi cặp với đó là 3 tỷ số thời gian thu

nợ trung bình, thời gian lưu kho trung bình và thời gian trả nợ trung bình Tùy từngdoanh nghiệp cũng như nhà phân tích mà sẽ có lựa chọn tính toán, so sánh phù hợpchứ không nhất thiết phải đưa ra cả hai

Hệ số thu nợ và Thời gian thu nợ trung bình:

Doanh thu thuần

Hệ số thu nợ Phải thu khách hàng

365 Thời gian thu nợ trung bình Hệ số thu nợ Receivable turnover Net revenue

ccount receivable

365 verage collection period Receivable turnover

Trong đó: phải thu khách hàng là số tiền mà doanh nghiệp cho khách hàng trảchậm sau khi người mua đã nhận hàng

Hệ số thu nợ hay còn gọi là số vòng quay của khoản phải thu, và được tính bằngdoanh thu thuần trên phải thu khách hàng Tỷ số này cho biết trong kỳ phân tích,khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thuhồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ sang tiền mặt

là cao Qua đó doanh nghiệp sẽ thu hồi được các khoản nợ của mình đúng hạn, đảmbảo tăng lượng vốn, quay vòng sản xuất, có nguồn lực để tiếp tục phát triển Ngoài rachỉ tiêu ở mức cao cũng chứng tỏ khả năng quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp rấttốt, những khách hàng cũng giữ chữ tín trong việc thanh toán nợ đúng hạn, đây là cơ

sở để công ty phân loại được các nhóm khách hàng tùy thuộc từng đơn hàng và ưu đãikhác nhau

Thời gian thu nợ trung bình hay còn gọi là chu kỳ thu tiền hay kỳ thu tiền bìnhquân Do 1 chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp thường là 1 năm nên tùy theo từngdoanh nghiệp mà họ sẽ lấy là 365 hoặc 360 ngày Tỷ số này cho biết thời gian thu nợtrung bình 1 lần là bao nhiêu ngày, hoặc là 1 vòng quay của khoản phải thu diễn ratrong bao nhiêu ngày Các doanh nghiệp đều muốn số ngày mà mình có thể nhận đượckhoản bán chịu từ người mua càng sớm càng tốt, do vậy thời gian thu nợ trung bìnhcàng thấp càng tốt Khi số vòng quay khoản phải thu ngày càng nhiều, đồng nghĩa vớithời gian thu được nợ sẽ nhanh hơn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúptránh được các rủi ro Nhưng trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp hoạt độngở

số nh

Trang 40

16

Ngày đăng: 30/11/2016, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Lưu Thị Hương (2010) – Giáo trình: “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
2. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm & TS. Bạch Đức Hiền (2008) – Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài chính doanh nghiệp”
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
3. Dương Hữu Hạnh (2011) – “TÀI CHÁNH CÔNG TY – Các nguyên tắc căn bản & các áp dụng”, Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TÀI CHÁNH CÔNG TY – Các nguyên tắc căn bản & các áp dụng”
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
4. Viện Ngôn ngữ học (2002) – “Từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển tiếng Việt”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
17057.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&client=firefox-b-ab− http://www.adb.org/vi/countries/viet-nam/economy#tabs-0-1 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM & SX Lợi Đông -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM & SX Lợi Đông (Trang 67)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian 2013- -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian 2013- (Trang 75)
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2013-2015 -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2013-2015 (Trang 89)
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu hoạt động của hiệu quả sử dụng  TSNH của công ty trong giai đoạn 2013-2015 -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu hoạt động của hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong giai đoạn 2013-2015 (Trang 106)
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh  toán của Công ty trong giai đoạn 2013-2015 -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty trong giai đoạn 2013-2015 (Trang 109)
Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu về khoản phải thu của -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu về khoản phải thu của (Trang 119)
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài  hạn của công ty trong giai đoạn 2013-2015 -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn 2013-2015 (Trang 130)
Bảng 3.1. Phân loại nhóm khách nợ của công ty -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 3.1. Phân loại nhóm khách nợ của công ty (Trang 150)
Bảng 3.2. Bảng phân loại các khoản phải thu khách  hàng theo tuổi nợ với các khách hàng trong 1 thời  kỳ -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 3.2. Bảng phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ với các khách hàng trong 1 thời kỳ (Trang 151)
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các nhân tố giả định năm 2016 -  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại và sản xuất lợi đông
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các nhân tố giả định năm 2016 (Trang 155)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w