1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh

94 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Mai Linh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Bảo Oanh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,27 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY TRONG DOANH NGHIỆP (12)
    • 1.1. Tổng quan về đòn bẩy trong doanh nghiệp (12)
      • 1.1.1. Khái niệm về đòn bẩy (12)
      • 1.1.2. Các loại đòn bẩy (13)
    • 1.2. Đòn bẩy tài chính (13)
      • 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa đòn bẩy tài chính (13)
      • 1.2.2. Các phương thức tài trợ vốn (17)
      • 1.2.3. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp (20)
      • 1.2.4. Mối quan hệ giữa EBIT, EPS và điểm bàng quan (21)
      • 1.2.5. Độ bẩy tài chính (DFL) (23)
    • 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp (26)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính trong (30)
      • 1.4.1. Nhân tố chủ quan (30)
      • 1.4.2. Nhân tố khách quan (32)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH . 22 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh . 22 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh (33)
    • 2.1.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (41)
    • 2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (53)
      • 2.2.1. Tình hình tài trợ vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí (53)
      • 2.2.2. Phân tích mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (59)
      • 2.2.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan (61)
      • 2.2.4. Phân tích Độ bẩy tài chính (63)
      • 2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (66)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (71)
      • 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại (72)
      • 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế (74)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH (78)
    • 3.1. Định hướng phát triển của trong Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (78)
    • 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (79)
      • 3.2.1. Tìm kiếm và sử dụng các nguồn nợ vay có chi phí vay nợ thấp (79)
      • 3.2.2. Công tác quản lý rủi ro (80)
      • 3.2.3. Tăng cường hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên (81)
      • 3.2.4. Nâng cao khả năng thanh toán (82)
      • 3.2.5. Nâng cao năng lực lãnh đạo (82)

Nội dung

Vì vậy, việc nắm rõ nguyên lý ứng dụng đòn bẩy tài chính và phân tích chính xác những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp công ty đưa ra được quyết đ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY TRONG DOANH NGHIỆP

Tổng quan về đòn bẩy trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về đòn bẩy

Với khái niệm về đòn bẩy thuần túy trong vật lý cơ học, chúng ta đã biết đến đòn bẩy là một công cụ để khuyếch đại lực từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa Archimedes đã từng nói:

“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả Trái Đất” Từ đó, ta có thể thấy được sức mạnh của đòn bẩy, trong kinh tế người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Trước đây, người ta chỉ biết khái niệm đòn bẩy đơn giản trong lĩnh vực vật lý, thì ngày nay khái niệm đòn bẩy đã dần được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong tài chính kinh tế người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty (Trang 195, T.S Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp) Đòn bẩy trong kinh tế doanh nghiệp được giải thích bằng một sự gia tăng rất nhỏ về sản lượng (hoặc doanh thu) để có thể đạt được một sự gia tăng rất lớn về lợi nhuận Nói cách khác, đòn bẩy xuất hiện khi doanh nghiệp sử dụng tài sản hay vốn có chi phí hoạt động hay chi phí tài chính cố định nhằm tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi Nếu hoạt động của công ty tốt đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần Ngược lại, nếu hoạt động của công ty xấu thì đòn bẩy sẽ khuếch đại cái xấu lên bội lần, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản

Tóm lại, đòn bẩy trong doanh nghiệp là một công cụ đáng tin dùng giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác hơn giúp doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao làm gia tăng lợi nhuận Đòn bẩy là liều thuốc kích thích và nhà quản lý doanh nghiệp thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ Việc hiểu được cách sử dụng đòn bẩy của một doanh nghiệp sẽ giúp dự báo dòng tiền và lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu hợp lý cho việc xác định giá trị dòng tiền hiện tại Một doanh nghiệp hiểu rõ và sử dụng thành công đòn bẩy sẽ giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp đó Ngược lại, nếu doanh nghiệp không ý thức được rủi ro tiềm ẩn và không có phương án xử lý khủng hoảng mà đòn bẩy mang lại thì doanh nghiệp sẽ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của những đòn bẩy trên sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chính xác và đưa ra các biện pháp phù hợp

Thư viện ĐH Thăng Long

1.1.2 Các loại đòn bẩy Để quản lý tài chính, các doanh nghiệp thường áp dụng ba loại đòn bẩy chính gồm đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp Cụ thể: Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage): liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Nói rõ ràng hơn thì, tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp sử dụng đã quyết định đòn cân nợ hoạt động bao nhiêu Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage): xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay Các doanh nghiệp chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ Khoản nợ vay của doanh nghiệp sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage): Độ lớn của đòn bẩy hoạt động sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi Nhưng đòn bẩy hoạt động chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy hoạt động Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.

Đòn bẩy tài chính

1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa đòn bẩy tài chính

1.2.1.1 Khái niệm Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (Trang 203, T.S Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp) Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho tài sản của mình bằng nợ vay Các doanh nghiệp chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ Khoản vay của doanh nghiệp sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tính chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ

Không giống đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính thường được các nhà quản lý ưu tiên sử dụng Chi phí hoạt động khá giống nhau trong các doanh nghiệp cùng ngành, do đó, đối thủ cạnh tranh chỉ có thể quyết định khác biệt dựa trên cấu trúc vốn.

Những doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao tức là họ sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn so với những công ty có tỷ trọng này thấp hơn Vì việc sở hữu nhiều tài sản hữu hình có thể khiến bên cho vay tự tin hơn trong việc nới lỏng tín dụng Nên các doanh nghiệp sở hữu các nhà máy, đất đai, thiết bị hay các tài sản hữu hình khác có khả năng được dùng để vay thế chấp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn và các doanh nghiệp có doanh thu dưới mức trung bình hay không có tài sản như vậy sẽ thận trọng hơn bởi sự nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của họ

1.2.1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi hiệu quả sử dụng tài sản cao Nhưng ngược lại, nó cũng sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị sụt giảm nhiều hơn khi suất sinh lời trên tài sản giảm Mặt khác cũng cần thấy rằng khi doanh nghiệp huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu Và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thậm chí không còn tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Đòn bẩy tài chính có thể áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau và mang đến các lợi ích khác nhau như:

Tăng khả năng sinh lời: Doanh nghiệp phải tăng khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải chi phí tài chính cố định (lãi vay và nợ gốc) Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận các khoản đầu tư và hoạt động kinh doanh Khi doanh thu đã đạt đến điểm hòa vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng với mỗi phần thu nhập từ hoạt động tăng thêm Bằng cách tận dụng vốn và nguồn lực một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng cường lợi nhuận và thu nhập toàn diện

Tăng khả năng đầu tư mở rộng : Đòn bẩy tài chính là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể đầu tư vào các dự án mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị, tăng sản lượng hoặc mở rộng thị trường mà không cần sử dụng toàn bộ vốn tự có Bên cạnh đó, với các cơ hội đầu tư có tiềm năng sinh lợi cao nhưng yêu cầu một lượng vốn lớn, việc sử dụng vốn vay cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia vào những dự án lớn hơn và có tiềm năng sinh lợi cao hơn Điều này giúp họ tận dụng cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao mà không phải đặt toàn bộ vốn tự

Thư viện ĐH Thăng Long

4 có vào dự án, và thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh của họ thông qua việc sử dụng vốn từ các nguồn tài chính bên ngoài

Tối ưu hóa cấu trúc vốn: Đòn bẩy tài chính cũng cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa cấu trúc vốn của mình, sử dụng một tỷ lệ lý tưởng giữa vốn tự có và vốn vay Bằng cách quản lý vốn vay một cách hiệu quả và lựa chọn các loại tài trợ phù hợp, doanh nghiệp có thể giảm chi phí vốn và tăng cường thu nhập

Giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi về thuế: Trong nhiều khu vực pháp lý về thuế, chi phí lãi vay được khấu trừ thuế, nó làm giảm chi phí ròng cho người vay Đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ, đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn nếu doanh nghiêp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp Khi mức độ đòn bẩy tài chính cao, một biến đổi nhỏ trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng có thể gây ra sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Điều này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với biến động của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay Thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự biến đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu theo biến động của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan khi lựa chọn cơ cấu tài chính

Cũng như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính cũng có tính 2 mặt Trong ngắn hạn, đòn bẩy tài chính có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ cho các cổ đông nhưng cũng có nguy cơ phá sản nếu sự lưu chuyển tiền tệ giảm xuống dưới mong đợi Đòn bẩy tài chính có thể là một lựa chọn thay thế hợp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có doanh thu ổn định, dự trữ tiền mặt lớn và rào cản cao Trong các ngành này, đòn bẩy tài chính có thể được sử dụng để tối ưu hóa cơ hội đầu tư và tăng cường hoạt động kinh doanh mà không gặp phải nhiều nhược điểm Việc này có thể đạt được nhờ vào mức độ ổn định của doanh thu, dự trữ tiền mặt lớn và rào cản cao trong ngành, cùng với sự hỗ trợ từ các điều kiện hoạt động ổn định trong quá khứ Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này cũng cần được thực hiện một cách cân nhắc và có kế hoạch để đảm bảo rằng các quyết định đầu tư là hợp lý và mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp

Ngược lại, đòn bẩy tài chính cũng là một cách tiếp cận đặc biệt với rủi ro trong kinh doanh theo chu kỳ, được áp dụng đặc biệt trong các ngành công nghiệp có đặc điểm nhất định Trong những ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ, lợi nhuận dao động đáng kể từ năm này sang năm khác, đòn bẩy tài chính có thể khiến doanh nghiệp tăng nguy cơ phá sản theo thời gian.

5 doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực thanh toán lớn hơn do phải chi trả lãi suất và khoản gốc nợ lớn hơn Điều này làm tăng rủi ro tài chính khi phải đối mặt với biến động của thị trường hoặc khả năng thanh toán không đủ Đồng thời, việc đầu tư vào các dự án hoặc hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao hơn cũng là một nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ nếu những dự án này không mang lại lợi nhuận như dự kiến Sự biến động của thị trường hoặc điều kiện kinh doanh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tạo ra nguy cơ phá sản khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Việc sử dụng nợ vay tạo ra sức ép cho doanh nghiệp khi luôn phải đảm bảo lợi nhuận cao hơn lãi suất và đủ thanh toán nợ gốc, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và lợi nhuận đạt được không đủ chi trả cho lãi suất thì các cổ đông của doanh nghiệp sẽ phải bù đắp vào chỗ sụt giảm đó

Lợi thế khi sử dụng nợ vay:

− Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu

− Doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn theo từng thời kỳ

− Chi phí lãi vay tạo ra lá chắn thuế giúp hạ thấp chi phí thực tế của lãi vay

− Không lo sợ hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thường

Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu (ROE) =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

BEP: Tỷ suất sinh lời của tài sản

I: Lãi tiền vay phải trả r: Lãi suất vay vốn t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thư viện ĐH Thăng Long

𝐸(𝐵𝐸𝑃 − 𝑟)] ∗ (1 − 𝑡) Qua công thức ta thấy (1-t) là một hằng số, do vậy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP), lãi suất vay vốn (r) và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) Có 3 trường hợp:

Trường hợp 1: BEP > r thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay càng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Đòn bẩy tài chính khuếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tuy nhiên trường hợp này ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp

Trường hợp 2: BEP < r thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị giảm sút nhanh chóng so với không sử dụng nợ vay Đòn bẩy tài chính khuếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Trường hợp này rủi ro tài chính càng lớn đối với doanh nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính chưa hiệu quả Khi chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi vay Hai là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra rất nhỏ không đủ để trả lãi vay Chỉ tiêu này được so sánh giữa các năm, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì có thể kết hợp với các chỉ tiêu khác để kết luận việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không

(2) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn là cao hay thấp Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh

Thư viện ĐH Thăng Long

16 Trong lý thuyết, trị số này ≥1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính khá ổn định Ngược lại, nếu trị số này < 1, điều này cho thấy rằng doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Trong thực tế, mức trị số nằm trong khoảng từ 2 đến 3 được xem là lý tưởng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời mang lại sự yên tâm cho các chủ nợ

(3) Hệ số khả năng thanh toán nợ tức thời

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Ở đây, khái niệm "tiền" bao gồm tiền mặt, tiền gửi và các khoản tiền đang được chuyển đổi Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn như chứng khoán và các khoản đầu tư khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong vòng 3 tháng mà không gặp phải rủi ro lớn Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi hàng tồn kho không thể tiêu thụ và có nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn trong việc thu hồi

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản có tính thanh khoản cao Chỉ số này cao có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn

Mặc dù vậy, rất ít doanh nghiệp có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để thanh toán toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn Do đó, chỉ số thanh toán tức thời thường nhỏ hơn hoặc bằng 1 Tuy nhiên, điều này không quá đáng kể, vì thay vì giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để đảm bảo trả nợ, doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để tạo ra doanh thu cao hơn.

(4) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn Ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho Nếu hệ số này ≥ 1, tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Ngược lại nếu tỷ số này < 1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như chưa tối ưu hóa việc sử dụng đòn bẩy tài chính

(5) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

EAT: Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE): đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp Nếu ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được ROE Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành Nếu một doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

(6) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là thước đo khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản trong một doanh nghiệp ROA cho các nhà đầu tư biết về lợi nhuận được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) ROA càng cao, quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả Mức độ hiệu quả của ROA phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu) cũng như đặc thù ngành nghề kinh doanh.

Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Nếu ROA giữ nguyên, ROE tăng lên, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng hiệu quả những khoản nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn

(7) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu ROS thể hiện một đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo thành bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) Bên cạnh đó, ROS còn thể hiện hiệu quả trong quản lý kiểm

Thư viện ĐH Thăng Long

18 soát chi phí doanh nghiệp Chỉ số ROS càng lớn có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng khi đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt trong đánh giá việc quản lý chi phí (bán hàng hay quản lý doanh nghiệp) mang lại doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu nhất Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng hoạt động tốt và khả năng sinh lời càng cao Mặt khác, khi ROS tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả chi phí, trong đó có chi phí lãi vay

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính trong

− Đòn bẩy tài chính: Phản ánh tương quan mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn trung bình sẵn có trong giai đoạn của doanh nghiệp

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:

− Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động

− Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, cần khai thác tối đa công suất các tài sản đã đầu tư nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản

− Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

(9) Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS)

Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của cổ phiếu Nó đo lường khả năng tạo ra thu nhập của mỗi cổ phần, phản ánh số tiền nhà đầu tư nhận được từ mỗi cổ phiếu EPS càng cao, doanh nghiệp càng sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả Bằng cách so sánh EPS với năm trước đó, ta có thể đánh giá sự hiệu quả của đòn bẩy tài chính Nếu EPS tăng, có nghĩa là doanh nghiệp đã cải thiện khả năng quản lý tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Cấu trúc vốn và chi phí vốn: Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại Modigliani và Miller

(M&M) được công bố năm 1958, lý giải về quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp, chi phí sử

Thư viện ĐH Thăng Long

20 dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp Qua đó cho thấy ảnh hưởng của cấu trúc vốn về tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về vốn vay có nghĩa nguồn vốn chủ yếu được tài trợ bằng nợ Bằng việc sử dụng quá nhiều nợ trong cấu trúc vốn có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn và làm tăng rủi ro vỡ nợ cho doanh nghiệp Do đó, nếu cơ cấu vốn không được xây dựng hợp lý có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy Khi đó, hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ gây ra sức ép về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp Doanh nghiệp vay nợ nhiều thì các khoản lãi vay đến kì hạn sẽ tăng lên, làm tăng chi phí, có thể làm giảm lợi nhuận và nguy cơ mất quyền kiểm soát tài chính nếu mất khả năng thanh toán lãi vay Trong trường hợp xấu xảy ra, nếu doanh nghiệp có cấu trúc vốn chủ yếu là vốn vay hay sự gia tăng quá mức trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, có thể khiến nguồn lợi nhuận từ việc sử dụng đòn bẩy không đủ để bù đắp khoản chi phí sử dụng vốn phải bỏ ra, dẫn đến sự mất cân đối tài chính Nếu các nhà quản trị không có những chiến lược, phương án kịp thời để can thiệp cân đối cấu trúc vốn cân bằng và hợp lý thì doanh nghiệp có thể bước đến bờ vực bị phá sản

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính: Việc sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính là một biện pháp giúp gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đó là bài toán khó đặt ra đối với các nhà quản trị làm sao để có thể kiểm soát tốt tỷ lệ giữa vốn vay (nợ) và vốn chủ sở hữu Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất

Uy tín của doanh nghiệp: Đối với mỗi doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài chính, quan trọng nhất là việc doanh nghiệp tìm được nguồn để có thể huy động nợ hay vốn cổ phần ưu đãi Nếu doanh nghiệp có uy tín tốt thì việc vay nợ sẽ rất thuận lợi và ít tốn kém Ngược lại, nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ để xây dựng lòng tin cho chủ nợ và các cổ đông thì việc doanh nghiệp muốn sử dụng nợ vay sẽ rất khó khăn và tốn nhiều chi phí chi trả cổ tức cho các cổ đông khi phát hành cổ phiếu Điều này tác động rất lớn đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính Mức độ rủi ro của từng lĩnh vực cũng ảnh hưởng đến mức độ sử dụng đòn bẩy này Do đó, lựa chọn đòn bẩy tài chính phù hợp cho doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố cụ thể liên quan đến bản chất hoạt động của họ.

Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi Điều này tạo điều kiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính từ đó nó có tác động tốt đến hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính

Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó mà làm cho mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuyếch đại lớn hơn

Chính sách, luật pháp Nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì doanh nghiệp đa phần bị chi phối bởi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thuế là lớn Khi nó khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn

Thực trạng kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, nếu nền kinh tế đang trong tình trạng hưng thịnh thì các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh doanh tốt từ đó làm tăng hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính, ngược lại nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái thì các doanh nghiệp lại bị trì trệ trong hoạt động của mình và điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính Điều kiện vay vốn và lãi suất vay vốn: Nếu lãi suất tăng thì doanh nghiệp sẽ không muốn dùng vốn vay vì chi phí sử dụng vốn vay tăng Lãi suất vay vốn có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp Lãi suất thấp có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sử dụng đòn bẩy Đồng thời, lãi suất vay vốn thấp khiến chi phí vốn đầu vào của doanh nghiệp giảm, từ đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng hoạt động sử dụng đòn bẩy trong doanh nghiệp Lãi suất là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính Gánh nặng chi phí lãi vay luôn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi lợi nhuận bị bào mòn bởi chi phí vay nợ Nhờ có sự can thiệp của Nhà nước đã giúp cho doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng hơn với chi phí bỏ ra thấp hơn Từ đó giúp giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp

Thư viện ĐH Thăng Long

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 22 2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh 22 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.2.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2020-

Với kinh nghiệm gần 60 năm trong ngành xây dựng, công ty chủ động lập kế hoạch nguồn vốn và sản xuất để duy trì hoạt động ổn định, giảm rủi ro Qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí, doanh thu, chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán Dựa vào báo cáo này, công ty có thể theo dõi xu hướng phát triển qua các kỳ khác nhau.

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong giai đoạn

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 729.928.164.762 649.443.479.803 912.007.628.831 (80.484.684.959) (11,03) 262.564.149.028 40,43

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 729.928.164.762 649.443.479.803 912.007.628.831 (80.484.684.959) (11,03) 262.564.149.028 40,43

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 59.637.092.979 36.080.054.751 78.578.646.949 (23.557.038.228) (39,50) 42.498.592.198 117,79

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu hoạt động tài chính 6.855.958.568 12.931.237.127 9.316.667.882 6.075.278.559 88,61 (3.614.569.245) (27,95) Chi phí tài chính 2.200.474.896 1.187.174.122 5.427.460.202 (1.013.304.994) (46,05) 4.240.286.080 357,17 Trong đó: Chi phí lãi vay 2.200.464.453 1.187.159.459 5.427.460.202 (1.013.304.994) (46,05) 4.240.300.743 357,18

Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết (678.198.945) (452.760.087) (2.443.840.300) 225.438.858 (33,24) (1.991.080.213) 439,76

Chi phí bán hàng 994.334.301 495.864.324 524.801.451 (498.469.977) (50,13) 28.937.127 5,84 Chi phí quản lý doanh nghiệp 55.082.827.838 37.551.821.560 49.109.669.327 (17.531.006.278) (31,83) 11.557.847.767 30,78

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.537.205.567 9.323.681.785 30.389.543.551 1.786.476.218 23,70 21.065.861.766 225,94

Thu nhập khác 31.905.311.972 33.911.666.566 63.561.260.417 2.006.354.594 6,29 29.649.593.851 87,43 Chi phí khác 236.944.595 2.122.717.113 376.745.721 1.885.772.518 795,87 (1.745.971.392) (82,25)

Lợi nhuận khác 31.668.367.377 31.788.949.453 63.184.514.696 120.582.076 0,38 31.395.565.243 98,76 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39.205.572.944 41.112.631.238 93.574.058.247 1.907.058.294 4,86 52.461.427.009 127,60

Chi phí thuế TNDN hiện hành 6.787.385.224 8.672.339.835 10.196.631.266 1.884.954.611 27,77 1.524.291.431 17,58 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.440.117.510 70.330.562 357.895.458 (1.369.786.948) (95,12) 287.564.896 408,88

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 30.978.070.209 32.369.960.841 83.019.531.523 1.391.890.632 4,49 50.649.570.682 156,47

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ 30.942.781.365 32.833.521.350 82.934.533.301 1.890.739.985 6,11 50.101.011.951 152,59 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát 35.288.844 (463.560.509) 84.998.222 (498.849.353) (1413,62) 548.558.731 118,34

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.868 4.104 8.603 236 6,10 4.499 109,62

Thư viện ĐH Thăng Long

32 Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các số liệu chung về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận, … qua đó ta có thể khái quát chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm 2020 – 2022 Cụ thể như sau:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trong giai đoạn 2020 – 2022, công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, điều này cho thấy mức độ uy tín và trách nhiệm của công ty Các hợp đồng, dự án được thực hiện một cách nghiêm túc, hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình, sản phẩm đối với khách hàng Hỗ trợ khách hàng tận tâm để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty Do trong giai đoạn 2020 – 2022, không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần chính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu về bán hàng và dịch vụ đến từ bốn mảng chính, bao gồm doanh thu bán hàng hóa, kinh doanh bất động sản, xây dựng và dịch vụ mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đang cung cấp Nhìn chung, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong 3 năm 2020-2022 có nhiều sự biến động Trong năm 2021, doanh thu là 649.443.479.803 đồng giảm 80.484.684.959 đồng giảm 11,03% so với doanh thu năm 2020 Trong năm 2021, công ty gặp nhiều khó khăn về kinh doanh bất động sản cụ thể doanh thu trong lĩnh vực này của công ty giảm 94,72% so với năm 2020 Nguyên nhân chính do tác hại của đại dịch, đặc biệt là đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, nghề tại Việt Nam Với lĩnh vực bất động sản, hầu hết các dự án đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai do cơ quan chính quyền các địa phương phải tập trung chống dịch Từ đó, làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt lại càng không có cơ hội cải thiện Hoạt động mua – bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng do không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận, làm thủ tục… Đặc biệt trong năm 2021 công ty tiến hành 2 dự án BĐS gồm Dự án xây dựng cụm công nghiệp Phạm Ngũ Lão- Nghĩa Dân và Dự án Khu dân cư TTT tại Khoái Châu, Hưng Yên dự kiến sớm nhất quý 4/2021 mới có sản phẩm bán nên việc kinh doanh BĐS năm 2021 thấp Sang năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 262.564.149.028 đồng tương đương 40,43% so với năm

Mặc dù năm 2021 chứng kiến nhiều thách thức do đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu, nhưng ngành bất động sản và cộng đồng doanh nghiệp đã dần vượt qua khó khăn Năm 2022, nhờ những tín hiệu tích cực và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Sự sửa đổi các luật và bộ luật cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi này.

Trong năm 2022, thị trường bất động sản có 33 nghị định, thông tư được ban hành, thay thế, sửa đổi và bổ sung, nhằm thúc đẩy đầu tư, giải quyết các dự án và công trình còn dang dở Các chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh thu từ xây lắp và kinh doanh bất động sản tăng đáng kể.

Giá vốn hàng bán là tổng các khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra mua các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu để sản xuất, xây dựng, lắp đặt Giá vốn hàng bán của Công ty

Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong 3 năm 2020-2022 biến động khá mạnh, cụ thể, trong năm 2021, giá vốn hàng bán là 613.363.415.052 đồng, giảm 56.927.656.731 đồng, tương ứng với giảm 8,49% so với năm 2020 Tại năm 2022, giá vốn hàng bán của công ty tăng trở lại, ở mức 833.428.981.882 đồng, tương đương tăng 35,88% Doanh thu ảnh hưởng nhiều đến giá vốn hàng bán, doanh thu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng và ngược lại Năm 2021, do các khó khăn của việc kinh doanh Bất động sản, giá các nguyên vật liệu leo thang và diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên hiệu quả vận hành, thi công các công trình không cao dẫn đến doanh thu giảm và giá vốn hàng bán cũng giảm theo Sang đến năm 2022, thị trường có nhiều dấu hiệu tốt, dịch bệnh được đẩy lùi, do đó công ty thi công được nhiều công trình, thị trường bất động sản tăng cao nên công ty đầu tư nhiều hơn vào kinh doanh BĐS khiến chi phí hàng hóa đầu vào cũng gia tăng Có thể thấy, tốc độ tăng của giá vốn là 35,88% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu là 40,43 % cho thấy việc kiểm soát chi phí giá vốn của Công ty là khá tốt làm cho khoản mục này thấp hơn doanh thu tuy nhiên vẫn chiếm giữ tỷ trọng lớn so với doanh thu, chiếm khoảng 91,4%, từ đó làm giảm lợi nhuận

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty bao gồm các khoản doanh thu lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại Năm 2020 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chỉ là 6.855.958.568 đồng Nhưng đến năm 2021, doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 12.931.237.127 đồng, tăng mạnh 6.075.278.559 đồng so với năm 2020, tương ứng 88,61% (gần 2 lần) Do những năm trước, công ty không thực hiện các hoạt động cho vay nhưng sang đến năm 2021, công ty mở rộng, ký thêm nhiều hợp động cho vay nên trong năm 2021, doanh thu tăng mạnh do thu được nhiều từ các khoản lãi cho vay khách hàng Đến năm 2022, mức doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2022 là 9.316.667.882 đồng, giảm 3.614.569.245 đồng, tương ứng giảm 27,95% so với năm

2021 Cụ thể nguyên nhân đến từ việc công ty giảm các khoản cho vay khách hàng, các khoản cho vay trước thu hồi về nên lãi cho vay của công ty thu lại trong năm 2022 bé

Thư viện ĐH Thăng Long

34 hơn so với 2021 Xét thấy, doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không quá lớn so với tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp

Chi phí tài chính là các chi phí thanh toán, các khoản chiết khấu thanh toán công ty cho khách hàng hưởng, chi phí lãi vay Với Công ty Cổ phần Xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh thì chi phí tài chính chủ yếu là từ chi phí lãi vay Chi phí tài chính năm 2021 của công ty là 1.187.159.459 đồng giảm 46,04% so với năm 2020 là 2.200.464.453 đồng Chi phí tài chính của công ty tăng mạnh từ 1.187.159.459 đồng tại năm 2021 lên 5.427.460.202 đồng tại năm 2022 tương ứng 357,17% trong đó chủ yếu là lãi tiền vay tăng lên 5.427.460.202 đồng tương ứng 357,18% so với năm 2022 Nguyên nhân do trong năm 2022, Công ty Cổ phần Xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC), trong cả vai trò nhà thầu độc lập và thành viên liên danh, góp mặt tại 3 gói thầu khác với tổng giá trúng thầu 385,6 tỷ đồng Trong đó, Gói thầu XL và TB: Thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị, thuộc Dự án Cải tạo đơn nguyên 1 nhà B2, hành lang cầu nối nhà A2 và nhà B2 Trường Đại học Y Hà Nội có quy mô lớn nhất HCMCC liên danh cùng Công ty CP Tổng công ty An Hà HANAGASHI - Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh năng lượng trúng thầu với giá hơn 160,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 0,6% nên công ty gia tăng vay nợ dài hạn các ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam với lãi suất cho năm đầu tiên 7,5%/năm và áp dụng lãi suất thả nổi từ năm thứ hai trở đi để phục vụ mục đích thi công Khoản vay với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với mục đích dùng để thanh toán các chi phí đầu tư của dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Phạm Ngũ Lão- Nghĩa Dân dẫn tới chi phí lãi vay tăng khá cao Bên cạnh đó, công tác thanh quyết toán các công trình được chú trọng hơn khi được Ban Lãnh đạo thu hồi công nợ và các phòng ban chức năng Công ty phối hợp chặt chẽ để việc nghiệm thu, thanh quyết toán kịp thời và đạt kết quả tốt

Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm lương nhân viên bán hàng, khấu hao TSCĐ, chi phí hoa hồng mô giới, Chi phí bán hàng trong năm 2021 của doanh nghiệp là 495.864.324 đồng, giảm 498.469.977 đồng so với năm 2020 có chi phí bán hàng là 994.334.301 đồng, mức giảm tương đương với 50,13% Nguyên nhân chi phí bán hàng giảm do hiệu quả kinh doanh năm 2021 không cao, các hạng mục bị hoãn nên công ty cắt giảm nhiều nhân sự từ đó khiến chi phi trả cho nhân viên bán hàng giảm Bên cạnh đó, vì nguyên nhân dịch bệnh, công ty không bán được nhà ở và các chi phí khác cũng phát sinh như chi phí xét nghiệm Covid cho nhân viên bán hàng khiến cho chi phí bán

35 hàng của doanh nghiệp giảm Qua đến năm 2022, chi phí bán hàng của doanh nghiệp là 524.801.451 đồng, tăng 28.937.127 đồng, tương ứng tăng 5,84% so với năm 2021 Nguyên nhân chính do công ty mở rộng quy mô, tuyển thêm nhân sự làm tăng khoản chi phí cho nhân viên bán hàng và bán hàng khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên làm việc ở các phòng ban trong doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng phẩm, vật liệu, công cụ dùng cho công tác quản lý phục vụ và sửa chữa dùng chung cho toàn doanh nghiệp Năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp là 37.551.821.560 đồng giảm 55.082.827.838 đồng so với năm 2020, mức giảm tương ứng 31,83% Năm 2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 49.109.669.327 đồng, tăng 11.557.847.767 đồng tương ứng 30,78% so với năm 2021 do năm 2022 công ty mở rộng thi công nhiều công trình, trúng nhiều gói thầu lớn Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, chi phí quản lý kinh doanh thường tăng lên Điều này bao gồm việc tuyển dụng nhân viên mới, mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và quản lý và đào tạo nhân viên Quy mô hoạt động lớn hơn đòi hỏi sự quản lý phức tạp hơn và tiêu tốn nhiều nguồn lực Ngoài ra, công ty còn tăng thêm chi phí nhân viên cụ thể là tăng mức lương, khi mức lương tăng các khoản chi phí liên quan đến nhân viên như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đào tạo và phúc lợi cũng tăng theo

Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.2.1 Tình hình tài trợ vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảng 2.3 Tình hình nợ phải trả của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch 2021-2020 Chênh lệch 2021-2022

Trong ngắn hạn, tổng phải trả cho người bán là 842.599.099.895 đồng, người mua trả trước 796.846.908.210 đồng, thuế và các khoản nộp nhà nước là 5.732.490.200 đồng, phải trả người lao động là 75.633.352.532 đồng, chi phí phải trả là 24.594.854.336 đồng, phải trả ngắn hạn khác là 94.598.178.371 đồng, vay và nợ thuê tài chính là 265.832.877.014 đồng, quỹ khen thưởng, phúc lợi là 91.855.696.199 đồng.

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 2.097.955.830 2.137.987.505 1.826.227.172 40.031.675 1,91 (311.760.333) 14,58 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 113.789.565.800 113.789.565.800

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 226.746.982 390.733.454 226.746.982 163.986.472 72,32

Dự phòng phải trả dài hạn 41.117.156.554 29.415.824.879 14.656.831.654 (11.701.331.675) (28,46) (14.758.993.225) 50,17

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán)

43 Nhìn từ bảng trên ta thấy rõ sự biến động các khoản nợ của Công ty trong giai đoạn 2020-2022 Tổng nguồn nợ phải trả năm 2021 là 705.664.171.939 đồng giảm 97.190.685.287 đồng, tương đương 11,12% so với năm 2020 Năm 2022, nguồn nợ phải trả tăng trở lại 808.238.368.787 đồng, tương đương 14,54% so với năm 2021 Nguồn nợ phải trả của Công ty được hình thành từ 2 nguồn chính là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Cụ thể:

Nợ ngắn hạn: Năm 2021, nợ ngắn hạn của công ty là 673.883.612.573 đồng, giảm

Doanh thu năm 2022 đạt 857.561.322.269 đồng, tăng 11,29% so với năm 2021 là 759.639.744.842 đồng, chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh của khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn Nợ ngắn hạn năm 2022 là 677.575.010.707 đồng, tăng nhẹ so với năm 2021 khoảng 3.691.398.134 đồng (tương đương 0,55%), nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, cùng sự biến động của các khoản mục khác.

Phải trả người bán ngắn hạn: Năm 2020, phải trả người bán ngắn hạn của công ty là 264.317.870.169 đồng, đã tăng 17.577.538.893 đồng tương đương 6,65% vào năm

2021 là 281.895.409.062 đồng Sang năm 2022, khoản này tiếp tục tăng nhẹ lên 296.385.808.064 đồng, tương đương với 5,14% Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, cùng với sự phát triển của những dự án bất động sản, những công trình xây dựng, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tăng cao cũng kéo theo giá sắt thép xây dựng tăng “phi mã” Tính đến tháng 5/2022, giá thép đã tăng khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng/tấn tùy từng loại, cao hơn khoảng từ 25% - 45% so với cùng kỳ năm 2020 Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid cũng là một trọng những nguyên nhân khách quan làm cho nhiều dự án bị trì hoàn, kéo dài tiến độ công trình so với dự kiến bán đầu dẫn đến tăng chi phí vận hành và bảo trì, từ đó làm tăng số tiền phải trả cho người bán

Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Nhìn chung khoản mục này trong gigi đoạn

2020 – 2022 có xu hướng giảm mạnh theo từng năm Năm 2020, người mua trả tiền trước ngắn hạn là 393.650.155.588 đồng, giảm 139.746.969.643 đồng tương đương 35,50% vào năm 2021 là 253.903.185.945 đồng Khoản mục này tiếp tục giảm mạnh 104.609.619.268 đồng tương đương 41,20% vào năm 2022 năm149.293.566.677 đồng

Lý do là công ty đã hoàn thành một số dự án dở dang như Kho bạc Bắc Từ Liêm, Trụ sở ban Đảng TPHCM, và một số phần của dự án như: Phần móng Sân bay Phú Bài làm khoản mục trả trước ngắn hạn giảm do không cần tiếp tục mua thêm các vật liệu và dịch vụ từ nhà cung cấp nữa

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Năm 2021, thuế và các khoản phải nộp nhà nước của công ty là 1.978.033.050 đồng, giảm 75.606.481 đồng tương đương với 3,68% so với năm 2020 là 2.053.639.531 đồng Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do năm 2021 các công trình hoàn thành chưa kịp bàn giao lại cho chủ đầu tư, chính sách thuế được chỉnh sửa để hỗ trợ phục hồi nền kinh kế sau đại dịch dẫn đến khoản mục này

Thư viện ĐH Thăng Long

Năm 2021, doanh thu giảm 44 tỷ đồng Năm 2022, khoản mục này tăng 2.708.841.609 đồng, tương ứng tăng 730.808.559 đồng (36,95%) Nguyên nhân chính là do công ty đã bàn giao lại các dự án đã hoàn thành cho chủ đầu tư, dẫn đến doanh thu công ty tăng và các khoản thuế cũng tăng theo.

Trong giai đoạn 2020-2022, "phải trả người lao động" có xu hướng giảm mạnh Năm 2020, khoản mục này đạt 35.462.617.152 đồng, giảm còn 24.069.986.385 đồng vào năm 2021 và tiếp tục giảm xuống còn 16.100.748.995 đồng vào năm 2022 Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến các dự án bị hoãn và đình trệ, dẫn đến việc công ty phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí.

Phải trả ngắn hạn khác: Năm 2021, phải trả ngắn hạn khác của công ty là

28.057.770.265 đồng, tăng nhẹ 116.884.701 đồng tương đương 0,41% Đối diện với đại dịch Covid-19 năm 2021, phải trả người bán ngắn hạn của công ty giảm do mội vại dự án bị trì hoãn cũng như nhờ chính sách hỗ trỡ của chính phủ hoãn nộp thuế GTGT đối với các công ty xây dựng để đối phó với những tác động không lường trước của đại dịch, bao gồm cả việc duy trì hoạt động xây dựng, thanh toán nhà cung cấp, khiến chi phí phải trả ngắn hạn giảm đi Ngược lại vào năm 2022, khoản mục này đã tăng mạnh 13.773.054.881 đồng tương đương 205,76% so với năm 2021 Với sự đầu tư vào hạ tầng sản xuất và vận hành năm 2021, sang năm 2022, công ty liên tục trúng được nhiều gói thầu lớn khiến công ty cần nhiều vốn để đầu tư, xây dựng làm cho các khoản phải trả cho người bán tăng cao đã làm khoản mục này tăng mạnh

Trong giai đoạn 2020 – 2022, vay ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng cao Cụ thể, năm 2020, vay ngắn hạn của công ty chỉ là 890.000.000 đồng, tăng 47.586.050.983 nghìn đồng tương đương 5346,75 vào năm 2021 là 48.476.050.983 đồng, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh 80.388.775.033đồng tương đương 165,83% vào 2022 đạt giá trị 128.864.826.016 đồng Lý do cho sự gia tăng này là do công ty mở rộng đầu tư thêm nhiều dự án, khiến nợ vay tăng lên

Nợ dài hạn: Năm 2021, nợ dài hạn của công ty là 31.780.559.366 đồng, giảm

11.434.553.018 đồng tương đương 26,46% so với năm 2020 là 43.215.112.384 đồng Năm 2022, nợ dài hạn của công ty đã tăng mạnh lên 130.663.358.080 đồng tương 311,14%, đạt giá trị 98.882.798.714 đồng, Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này đến từ khoản mục vay dài hạn

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn: Khoản mục doanh thu chưa thực hiện dài hạn được hiểu là khoản thu nhập được dự kiến từ các dự án đang xây dựng dở dang, doanh thu cho thuê Văn phòng được thực hiện trong kỳ kế toán, nhưng chưa được ghi nhận hoặc hoàn thành vào thời điểm báo cáo Năm 2020, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn của công ty là 2.097.955.830 đồng, tăng nhẹ 40.031.675 đồng tương đươmh 1,91%

Doanh thu năm 2021 đạt 2.137.987.505 đồng, trong khi năm 2022 giảm xuống còn 1.826.227.172 đồng, tương ứng mức giảm 311.760.333 đồng (78,08%) Nguyên nhân chính là do khách hàng trả mặt bằng ở địa chỉ 147 Đốc Ngữ, dẫn đến việc công ty không thuê thêm văn phòng tại đây.

Vay dài hạn: Trong năm 2020, 2021 công ty không có các khoản nợ vay dài hạn

Nhưng sang đến năm 2022, khoản mục này là 113.789.565.800 đồng được công ty vay vốn từ các Ngân hàng với mục đích dùng để thanh toán các chi phí đầu tư của các dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Phạm Ngũ Lão-Nghĩa Dân với thời hạn vay 84 tháng, lãi suất vay theo từng giấy nhận nợ cụ thể

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Định hướng phát triển của trong Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính, công ty nhận thấy những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh, cũng như cả những cơ hội và thách thức trong tương lai Trong những năm sắp tới, công ty đề ra những định hướng và mục tiêu để đáp ứng nhu cầu thay đổi của nền kinh tế cũng như nhu cầu của khách hàng

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng

Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời công ty cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tự khẳng định được vị thế của mình trên thương trường Hoạt động với mục tiêu không ngừng phát triển, đem lại niềm tin với chất lượng dịch vụ tốt nhất tới khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững

Mục tiêu của công ty trước mắt đó là nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng của các công trình, dịch vụ mà công ty cung cấp, đáp ứng được mong muốn nhà thầu Tiếp tục đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Công ty tiếp tục tập trung vào việc cải thiện quy trình thi công, nâng cao công nghệ và chất lượng công trình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng Việc này không chỉ giúp củng cố và mở rộng thị phần của công ty mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trong lĩnh vực xây dựng;

Công ty chú trọng việc áp dụng công nghệ hiện đại để phục vụ nhu cầu xu hướng thay đổi của thị trường Không ngừng tiếp thu ý kiến từ khách hàng và nhu cầu của khách để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ

Tập trung đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ cho nhân viên, tận dụng tối đa ưu thế về nguồn nhân lực trẻ và năng động, khuyến khích sự nhiệt huyết, tích cực học hỏi không ngừng Xây dựng đội ngũ lãnh đạo bản lĩnh, chuyên nghiệp Đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh, hiện thực hóa cải thiện các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền;

Tập trung khắc phục triệt để về các chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty;

Cải thiện về khả năng thanh toán cũng như các hiệu suất sinh lời

Thư viện ĐH Thăng Long

Đảm bảo hoạt động phát triển bền vững và có trách nhiệm là yếu tố then chốt, không chỉ bảo vệ giá trị cổ đông mà còn thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường Bằng cách này, doanh nghiệp vừa xây dựng hình ảnh tích cực vừa đảm bảo sự phát triển lâu dài, góp phần nâng cao uy tín cũng như tạo dựng niềm tin với các bên liên quan.

Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh phấn đấu xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp, tạo thương hiệu bền vững trong tương lai định hướng phát triển bền vững và trở thành top 1 lớn nhất thuộc lĩnh vực thi công, xây dựng trên toàn quốc.

Một số giải pháp cải thiện tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Dựa vào thực trạng và định hướng của công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian kết hợp với lý thuyết về đòn bẩy, tôi đưa ra một số giải pháp để có thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty

3.2.1 Tìm kiếm và sử dụng các nguồn nợ vay có chi phí vay nợ thấp

Chi phí lãi vay luôn là sức ép đối với các công ty tài trợ vốn bằng phương án nợ vay, vì vậy họ luôn muốn tiết kiệm chi phí lãi vay, giảm sức ép thanh toán nợ và lãi vay cho công ty Công ty có thể tiến hành nhiều cách thức huy động khác nhau ở các nguồn khác nhau để vay nợ Vì vậy công ty có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình một nguồn nợ vay có chi phí phù hợp với công ty Ngoài việc vay vốn của các tổ chức tín dụng thì công ty cũng có thể phát hành trái phiếu bên trong công ty cho các công nhân có vốn nhàn rỗi mua hoặc phát hành ra bên ngoài thị trường Đôi khi nhiều người trong cán bộ công nhân viên có vốn đi gửi tiết kiệm, công ty có thể vay chính họ với mức lãi suất cao hơn ngân hàng và thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng Điều này có lợi cho cả công ty và công nhân viên hoạt động tại công ty Tùy từng điều kiện cụ thể mà côngty có thểlựa chọn chomình các phươngthức vay vốn khác nhau để cóđượcphương pháp huy động vốn tốt nhất

Bên cạnh đó thì việc thúc đẩy thi công, tăng doanh thu cho công ty cũng là biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng cho đòn bẩy tài chính Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc xây dựng các công trình nhằm đạt được doanh thu cao trong tương lai sẽ giúp giảm bớt rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính Đồng thời nếu mức sản lượng hay doanh thu vượt qua điểm hòa vốn càng lớn thì thông qua đòn bẩy tài chính sẽ làm cho lợi nhuận của công ty cũng như lợi ích mà các cổ đông nhận được càng cao Công ty có thể thúc đẩy việc tìm kiếm khách hàng thông qua việc nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đưa ra các chính sách marketing hợp lý,…

3.2.2 Công tác quản lý rủi ro

Trên góc độ lý thuyết, việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ mang lại nhiều lợi ích từ "lá chắn thuế", giúp giảm chi phí vốn của công ty Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm với việc tăng rủi ro tài chính do tỷ lệ nợ tăng lên Điều này đặt ra một thách thức cho việc Công ty xây dựng được cấu trúc vốn tối ưu, phù hợp với chính sách và năng lực quản lý của công ty Để xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu, công ty cần phát triển chính sách quản trị rủi ro và nâng cao trình độ quản lý rủi ro tài chính Điều này giúp đảm bảo rằng việc tăng nợ để thay đổi cấu trúc vốn mới là an toàn và giảm thiểu nguy cơ đối mặt với rủi ro tài chính Để đạt được điều đó, trước hết Công ty phải nhận thức được quản trị rủi ro là xác định được mức rủi ro mà Công ty mong muốn, biết được mức độ rủi ro mà Công ty hiện đang đối mặt và sử dụng các công cụ tài chính như thế nào để điều chỉnh mức độ rủi ro thực tế thành mức rủi ro mục tiêu của Công ty Công ty nên tập trung quản trị rủi ro bằng các công cụ kiểm soát và quản trị tính thanh khoản, khả năng thanh toán và giữ tỷ lệ tăng trưởng ổn định

Rủi ro lãi suất: Để giảm rủi ro lãi suất này, Công ty có thể sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh Giả dụ, khi Công ty dự định vay các khoản vay với lãi suất cố định, có thể mua hợp đồng hoán đổi sang lãi suất thả nổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất thị trường giảm, còn khi Công ty dự định vay với lãi suất thả nổi, có thể mua hợp đồng hoán đổi sang lãi suất cố định để phòng ngừa rủi ro lãi suất thị trường tăng

Rủi ro thanh khoản: Để phòng ngừa tình trạng mất khả năng thanh toán do nợ/vốn chủ sở hữu quá cao, Công ty cần thường xuyên phân tích tình hình tài chính để nhận diện rủi ro mất khả năng thanh toán, lập kế hoạch dòng tiền chi tiết ngắn hạn, tăng khả năng tạo tiền mặt đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Bên cạnh đó, việc công ty đang khai thác đòn bẩy tài chính ở mức khá cao nên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác có thể xảy ra từ các yếu tố bên trong và bên ngoài như: Biến động giá cả của nguyên vật liệu đầu vào theo tình hình thị trường; Cơ cấu chi phí; Tốc độ tăng trưởng doanh thu, … Nếu như một trong các yếu tố trên có sự biến động cũng sẽ khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng nặng nề, khiến cho khả năng thanh toán các khoản lãi vay của công ty giảm đi Vì vậy để quản trị rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: Nhằm ngăn chặn các rủi ro do biến động giá cả của nguyên vật liệu đầu vào theo tình hình thị trường, công ty nên phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn, … để có thể hạn chế tối đa các khoản chi phí có thể sẽ phát sinh trong quá trình giao dịch

Thư viện ĐH Thăng Long

Để gia tăng lợi nhuận và tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thuận lợi, doanh nghiệp cần tối ưu cấu trúc chi phí Việc dự toán chi phí chi tiết cho từng đơn vị sản phẩm là giải pháp thiết thực giúp hạn chế chi phí dư thừa, giảm thất thoát và tăng doanh thu cho doanh nghiệp Bằng cách lập kế hoạch chi tiêu chặt chẽ, doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả dòng tiền, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và mở rộng cơ hội tiếp cận vốn vay.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn vay của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao như Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu đó là: tích cực tìm kiếm nhiều công trình mới, nâng cao chất lượng thi công và đảm bảo tiến độ bàn giao công trình, nghiên cứu thêm các chính sách mời gọi chủ thầu đến với công ty tăng lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong nước và có thể là đối với các doanh nghiệp cạnh tranh nước ngoài

3.2.3 Tăng cường hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên

Công ty nên chú trọng việc xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ, công - nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, biết kết hợp hài hòa giữa yêu cầu đào tạo trường lớp và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh doanh của doanh nghiệp Công ty có thể kết hợp 3 hình thức dưới đây để đào tạo nhân viên của mình:

Đào tạo trong khi làm việc là phương pháp học tập thông qua thực hành công việc thực tế Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những công việc mang tính thực hành cao, giúp nhân viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng trực tiếp từ môi trường làm việc, đồng thời áp dụng kiến thức đó vào công việc hàng ngày.

- Họp định kỳ trong nội bộ: Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt theo định kỳ tuần, tháng, quý Hình thức này được áp dụng cho việc đào tạo một kỹ năng cho nhiều đối tượng;

- Mentorship: Đây là hình thức hay được sử dụng cho cấp quản lý, người đi trước hướng dẫn những người mới trực tiếp Đối với ban lãnh đạo và các cấp quản lý thì doanh nghiệp có thể đăng kí cho họ tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh bằng hình thức Blended learning Đây là một phương pháp học tập kết hợp giữa học trên lớp truyền thống và học trực tuyến E-Learning Tức là tích hợp nền tảng công nghệ số E- Learning và tương tác mặt đối mặt trực tiếp (đào tạo truyền thống) Lợi thế của mô hình Blended learning là giúp người học có thể tự chủ động về không gian học, thời gian học, nội dung học dựa trên năng lực học của mỗi người điều này đáp ứng được mong muốn có được tính chủ động, linh hoạt trong lịch học Ngoài ra, mô hình Blended Learning

71 còn tạo ra môi trường tương tác cho người học, giúp người học tích cực và chủ động hơn trong học tập thông qua việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau giúp tăng kỹ năng mềm cho người học Bên cạnh việc tổ chức đào tạo nội bộ, công ty cũng nên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ chuyên môn theo tháng hay quý để khuyến khích nhân viên phát triển các kỹ năng cứng của mình

3.2.4 Nâng cao khả năng thanh toán

Nợ phải trả và đặc biệt là nợ vay chiếm một phần không nhỏ trong cấu trúc vốn của , do đó công ty cần phải đảm bảo khả năng thanh toán luôn ổn định để chi trả những khoản nợ cho công ty Vì vậy công ty cần có một chiến lược để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, cải thiện quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền, cùng với tăng cường khả nưng thanh toán lãi vay tốt hơn Để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, do đặc thù ngành xây dựng, một dự án hay công trình cần rất nhiều thời gian và công đoạn từ lúc đấu thầu đến lúc bàn giao, nhiệm thu và chờ giải ngân đối với những công trình thuộc nhà nước khiến cho các khoản mục dở dang tồn đọng nhiều làm tăng chi phí hàng tồn kho Do đó để tránh hàng tồn kho tăng cao, công ty cần cố thi công hoàn thành công trình đủ tiêu chuẩn, bàn giao các dự án đúng tiến độ để giảm thiếu sự lãng phí trong quản lý hàng tồn kho

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Lưu Thị Hương, TS. Ngô Thị Quyên, Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp
2. Th.S. Đỗ Trường Sơn, Bài giảng Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phân tích Tài chính doanh nghiệp
3. Th.S. Thân Thế Sơn Tùng, Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
4. Dương Bích Phương (2013), Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK, Khóa luận tốt nghiệp – Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK
Tác giả: Dương Bích Phương
Năm: 2013
5. T.S Phan Đức Dũng (2013), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T.S Phan Đức Dũng (2013)", Phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: T.S Phan Đức Dũng
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2013
6. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2011)," Tài chính doanh nghiệp căn bản
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2011
8. Ngành xây dựng bền bỉ vượt khó để phục hồi | Tạp chí Kinh tế và Dự báo (kinhtevadubao.vn) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w