Vì vậy, việc nắm rõ nguyên lý ứng dụng đòn bẩy và phân tích chính xác những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp công ty đưa ra được quyết định đúng đ
Tổng quan về đòn bẩy trong doanh nghiệp
Khái niệm về đòn bẩy
Theo cơ học, đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực nhằm biến lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào một vật cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa
Trước đây, khái niệm đòn bẩy thường chỉ được biết đến trong lĩnh vực vật lý nhưng hiện tại khái niệm đòn bẩy đã dần được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong tài chính kinh tế người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty (Trang 195, T.S Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp) Đòn bẩy trong kinh tế doanh nghiệp được giải thích bằng một sự gia tăng rất nhỏ về sản lượng (hoặc doanh thu) có thể đạt được một sự gia tăng rất lớn về lợi nhuận Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi Nếu hoạt động của công ty tốt đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần Ngược lại, nếu hoạt động của công ty xấu thì đòn bẩy sẽ khuếch đại cái xấu lên bội lần Việc áp dụng đòn bẩy thường đem lại hiệu quả cao và giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác hơn Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các nhà quản lý doanh nghiệp, trong đó đòn bẩy là một công cụ được họ tin dùng Đòn bẩy là liều thuốc kích thích và nhà quản lý doanh nghiệp thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ Với trường hợp thành công, lợi nhuận sẽ đem lại rất cao cho họ Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của những đòn bẩy trên sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chính xác và đưa ra các biện pháp phù hợp
Có ba lý do để nghiên cứu về đòn bẩy trong kinh tế:
Thứ nhất, đòn bẩy là một thành phần quan trọng trong việc ước lượng và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp
Thứ hai, nhà phân tích có khả năng phân biệt những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và dự báo tương lai từ những quyết định của nhà quản trị tài chính về việc sử dụng đòn bẩy Biết nguyên nhân của các tín hiệu cũng giúp các nhà phân tích đánh giá chất lượng của các quyết định
Thứ ba, việc định giá giá trị một công ty đòi hỏi phải dự báo về dòng tiền trong tương lai và ước lượng những rủi ro có liên quan tới dòng tiền này
Việc hiểu được cách sử dụng đòn bẩy của một doanh nghiệp sẽ giúp dự báo dòng tiền và lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu hợp lý cho việc xác định giá trị dòng tiền hiện tại
Thư viện ĐH Thăng Long
Các loại đòn bẩy
Có 3 loại đòn bẩy như sau: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp:
- Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage): liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Nói rõ ràng hơn thì, tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòn cân nợ hoạt động bao nhiêu
- Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage): xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của công ty khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này Một công ty chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ
- Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage): Độ lớn của đòn bẩy hoạt động sẽ rất lớn ở những công ty có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi Nhưng đòn bẩy hoạt động chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy hoạt động Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của công ty
Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.
Đòn bẩy hoạt động
Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động
1.2.1.1 Khái niệm đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty
(Trang 195, T.S Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp) Ở đây chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi Có hai khái niệm gắn với đòn bẩy hoạt động đó là chi phí cố định và chi phí biển đổi
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý Đòn bẩy hoạt động sử dụng chi phí cố định làm điểm tựa, một thay đổi trong doanh thu sẽ được khuếch đại thay đổi tương đối lớn trong EBIT
Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi, chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính
Trong kinh doanh, nhà quản trị tài chính đầu tư chi phí cố định với hy vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận Nói cách khác, đòn bẩy hoạt động kinh doanh lớn, khi các yếu tố khác không đổi, có nghĩa là một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong ROE
Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động gồm có: đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, yếu tố công nghệ và các quy định của pháp luật…Cụ thể, đối với các ngành nghề có mức độ đầu tư vào tài sản cố định và chi phí hoạt động cố định khác lớn như các DN sản xuất thì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động là điều khá dễ hiểu Còn các DN thương mại, dịch vụ đầu tư cho các chi phí cố định ở mức thấp sẽ khá khó khăn trong việc tận dụng đòn bẩy hoạt động
Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động:
Tỷ trọng chi phí cố định trên tổng chi phí = Chi phí cố định
Hệ số trên thể hiện trong mỗi một đồng tổng chi phí thì chiếm bao nhiêu đồng là chi phí cố định, bao nhiêu đồng là chi phí biển đổi
Tỷ trọng chi phí cố định trên tổng doanh thu = Chi phí cố định
Hệ số này cho phép doanh nghiệp xác định tỷ lệ các khoản chi phí cố định và biến đổi so với doanh thu bán hàng.
1.2.1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động có thể nói cho nhà đầu tư biết nhiều điều về doanh nghiệp cũng như những rủi ro doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt mặc dù đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty Các công ty có sử dụng đòn bẩy hoạt động cao cũng được xem là có khả năng biến động tài chính lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh Trong những khoảng thời gian phát triển tốt của doanh nghiệp, một đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp tăng lợi nhuận nhanh chóng Nhưng các công ty có chi phí cố định cao sẽ khó cắt giảm chi phí khi muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, tổng doanh thu sẽ tụt dốc rất nhanh Đòn bẩy hoạt động cao khi công ty có tỉ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi cao, điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình (ví dụ ngành hàng không, luyện thép,…) Ngược lại, đòn bẩy hoạt động thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi là thấp (ví dụ ngành dịch vụ như tư vấn, du lịch,…) Đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ doanh thu tăng thêm khi việc bán một sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng nhiều
Thư viện ĐH Thăng Long
4 chi phí sản xuất Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định.Tuy nhiên một cấu trúc chi phí như vậy sẽ đưa đến một EBIT lớn (EBIT dương) nếu doanh số cao và lỗ hoạt động lớn (EBIT âm) nếu doanh số thấp
Kiến thức về mức độ đòn bẩy hoạt động có thể có một tác động sâu sắc đến chính sách giá cả, với một công ty áp dụng nhiều đòn bẩy hoạt động phải cẩn thận không để thiết lập giá của nó quá thấp vì nó có thể không bao giờ tạo ra lợi nhuận đóng góp đủ để bù đắp đầy đủ chi phí cố định.
Phân tích điểm hòa vốn
1.2.2.1 Khái niệm điểm hòa vốn và phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu của doanh nghiệp đủ trang trải mọi phí tổn và doanh nghiệp không lãi, không lỗ (Trang 206, GS.TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình Phân tích kinh doanh) Nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí hay tại điểm hòa vốn EBIT của DN bằng 0 Tại điểm này, tổng doanh thu bằng tổng chi phí Do đó, điểm giao nhau giữa đường tổng doanh thu với đường tổng chi phí là điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và sản lượng tiêu thụ Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số để không bị lỗ Như vậy phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được
Xác định điểm hòa vốn đóng vai trò then chốt trong việc xác định quy mô sản xuất, tiêu thụ và vốn đầu tư Toàn bộ chi phí kinh doanh phải được phân thành định phí và biến phí Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà công ty không lỗ cũng không lãi Chỉ khi sản xuất và bán ra vượt sản lượng hòa vốn, công ty mới có lãi Phân tích điểm hòa vốn phản ánh chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ ra những điểm yếu và thành tích trong kế hoạch sản xuất, tiêu thụ Chỉ khi doanh thu thuần vượt mức hòa vốn, công ty mới hoạt động có lãi.
Ngoài ra, phân tích điểm hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau Đây là cơ sở để doanh nghiệp
Lập kế hoạch lợi nhuận giúp nhà quản lý xác định sản lượng, doanh thu hòa vốn để dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp Điều này hỗ trợ xây dựng chiến lược cạnh tranh tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận dài hạn Trong kinh doanh, chi phí cố định được đầu tư để tạo ra doanh thu từ sản phẩm và dịch vụ Nếu doanh thu đủ để bù đắp chi phí cố định và biến đổi, doanh nghiệp có lãi Ngược lại, doanh thu thấp dẫn đến thua lỗ Tuy nhiên, khi doanh thu vượt mức chi phí, lợi nhuận có thể tăng nhanh đáng kể.
Các bước phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn xem xét mối quan hệ giữa doanh thu, các định phí và biến phí, EBIT tại các mức sản lượng khác nhau của DN Trong kinh doanh, không phải ở mức sản lượng sản xuất và bán ra nào cũng có lãi mà DN chỉ thực sự có lãi khi sản xuất và bán ra vượt sản lượng (hoặc doanh thu) hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn sẽ cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh của DN Đồng thời cũng chỉ ra sự yếu kém hay thành tích của các DN trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ… DN chỉ thực sự hoạt động kinh doanh có lãi khi và chỉ khi tiêu thụ vượt sản lượng hay doanh thu thuần hòa vốn Ngoài ra phân tích điểm hòa vốn còn thể hiện nhiều vấn đề khác nhau như: Dự báo khả năng sinh lợi của một DN khi biết cấu trúc chi phí và các mức doanh thu mong đợi, phân tích tác động trong thay đổi của định phí, biến phí và giá bán tới EBIT, phân tích tác động của các định phí thay thế cho biến phí trong một qui trình sản xuất đến EBIT, phân tích các tác động lợi nhuận của các nỗ lực tái cấu trúc DN nhằm cắt giảm định phí Phân tích điểm hòa vốn thường tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá khái quát điểm hòa vốn: Để đánh giá khái quát điểm hòa vốn, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh sản lượng hòa vốn, doanh thu thuần hòa vốn, thời gian hòa vốn, hệ số công suất hoạt động hòa vốn và doanh thu thuần an toàn với các kỳ trước hoặc với các DN khác hay với số bình quân của ngành Căn cứ vào kết quả so sánh và ý nghĩa của các chỉ tiêu, các nhà quản trị sẽ đánh giá được sơ bộ chất lượng hoạt động kinh doanh
Sản lượng hòa vốn càng thấp, doanh thu thuần hòa vốn càng nhỏ và thời gian hoàn vốn càng ngắn thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả, lợi nhuận thu được trên hao phí bỏ ra càng lớn và ngược lại
Thư viện ĐH Thăng Long
Hệ số công suất hoạt động hòa vốn càng thấp, chất lượng hoạt động kinh doanh càng cao, DN chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa là đã đảm bảo hòa vốn và ngược lại
Tổng doanh thu thuần an toàn = Tổng doanh thu thuần trong kỳ - Tổng doanh thu thuần hòa vốn
Doanh thu thuần an toàn là phần doanh thu thuần vượt qua điểm hòa vốn Phần doanh thu thuần an toàn càng cao, điểm hòa vốn càng gần hơn và hoạt động kinh doanh càng hiệu quả, mức an toàn của hoạt động kinh doanh sẽ cao, độ rủi ro sẽ giảm và ngược lại
Bước 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn:
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, công thức xác định điểm hòa vốn có thể khác nhau và do vậy, nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn có thể khác nhau (DN kinh doanh một hay một số mặt hàng) Tuy nhiên, về tổng thể, điểm hòa vốn thường thay đổi do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Tổng định phí là nhân tố ít biến động so với qui mô kinh doanh Tuy nhiên, trong giới hạn khả năng kinh doanh cho phép, chi phí cố định có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc kinh doanh mà do các nguyên nhân khác, chẳng hạn: do thay đổi tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, thay đổi đơn giá thuê phương tiện kinh doanh, thay đổi đơn giá tiền lương cán bộ, quản lý… Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh, DN có thể tiến hành đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh hay đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Sự thay đổi của tổng định phí sẽ kéo theo sự thay đổi của điểm hòa vốn Ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định: tổng định phí kỳ phân tích, biến phí và giá bán kỳ gốc
Biến phí đơn vị có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, do đơn giá tiền lương, nguyên vật liệu thay đổi….Khi đó điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi theo Nếu biến phí có xu hướng tăng thì DN phải tăng thêm sản lượng tiêu thụ, doanh thu thuần hòa vốn sẽ cao hơn và thời gian hòa vốn sẽ dài hơn Ngược lại, khi biến phí giảm thì sản lượng hòa vốn sẽ giảm, kéo theo doanh số hòa vốn sẽ thấp và thời gian hòa vốn
7 sẽ ngắn Ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định: tổng định phí và biến phí đơn vị kỳ phân tích, giá bán kỳ gốc
Doanh thu thuần đơn vị:
Tùy theo nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh, doanh thu thuần đơn vị mặt hàng có thể thay đổi Điều này sẽ tác động tới điểm hòa vốn, làm cho điểm hòa vốn thay đổi Doanh thu thuần đơn vị càng cao, điểm hòa vốn càng gần hơn và ngược lại doanh thu thuần đơn vị càng thấp điểm hòa vốn càng xa hơn
Bước 3: Xác định sản lượng cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn:
Độ bẩy hoạt động (DOL)
1.2.3.1 Khái niệm độ bẩy hoạt động Độ bẩy hoạt động (DOL – Degree of Operating Leverage) thường được dùng để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận hoạt động (EBIT) của một công ty tại một mức sản lượng hoặc doanh thu Độ bẩy hoạt động (DOL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu) (Trang 199, T.S Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp)
1.2.3.2 Công thức tính độ bẩy hoạt động
Cụ thể độ bẩy hoạt động được xác định theo công thức sau: Độ bẩy hoạt động (DOL) = Phần trăm thay đổi lợi nhuận
Phần trăm thay đổi sản lượng hoặc doanh thu
EBIT :Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng Q hoặc doanh thu S khác nhau, do đó khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn trong việc xác định EBIT của doanh nghiệp Do đó, để tính toán DOL dễ dàng hơn, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp chuyển đổi như sau:
Như đã biết ta có: EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động
Do đơn giá bán P và định phí F là cố định nên ∆EBIT = ∆Q(P – V), như vậy:
Thay vào công thức 1.4, ta được:
DOLQ : Độ bẩy hoạt động tại sản lượng Q
Từ công thức (1.5), có thể viết gọn lại:
Thư viện ĐH Thăng Long
14 Đối với công thức (1.5) và (1.6) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng
Q Hai công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm có tính đơn chiếc Đối với công ty mà sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
DOLs : độ bẩy hoạt động tại mức doanh thu S
F : tổng chi phí cố định
VC : tổng chi phí biến đổi
Từ cả hai công thức trên, ta có thể thấy, độ bẩy hoạt động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí cố định F của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có chi phí hoạt động cố định càng lớn thì độ bẩy hoạt động sẽ càng lớn Nếu độ bẩy hoạt động càng cao thì lợi nhuận rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu, tức là khi sản lượng hoặc doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng lớn hơn 1% và nếu doanh thu hay sản lượng giảm 1% thì lợi nhuận sẽ giảm nhiều hơn 1% Đây chính là công cụ để các doanh nghiệp có thể dự đoán được mức lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
Độ bẩy hoạt động cho biết mức độ thay đổi lợi nhuận hoạt động tương ứng với mỗi mức sản lượng và doanh thu, còn điểm hòa vốn cho biết điểm doanh thu hoặc sản lượng mà tại đó doanh thu hoạt động vừa đủ để bù đắp những chi phí đã bỏ ra Mỗi doanh nghiệp đều có thể xác định được điểm hòa vốn của mình nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sản xuất tại mức sản lượng (doanh thu) hòa vốn mà có thể sản xuất ở mức cao hoặc thấp hơn điểm hòa vốn đó mà ở mỗi mức sản lượng (doanh thu) sẽ có mức độ sử dụng các chi phí khác nhau tương ứng với các độ bẩy hoạt động cũng như mức rủi ro khác nhau
Biểu đồ dưới đây minh họa mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn Khi doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao, điểm hòa vốn của doanh nghiệp sẽ tăng Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải bán nhiều sản phẩm hơn để đạt được điểm hòa vốn Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động cao cũng có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận nếu doanh thu tăng.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Khi phân tích đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận ở các mức đầu ra khác nhau, có mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn Khi đầu ra càng xa điểm hòa vốn, EBIT hoặc lỗ càng lớn, nhưng đòn bẩy hoạt động lại càng nhỏ Mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và EBIT là tuyến tính.
Ta rút ra một vài nhận xét như sau:
– Đòn bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ tiến dần đến điểm hòa vốn;
– Khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì đòn bẩy hoạt động càng tiến dần đến 1
Như vậy, đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT nếu doanh thu tăng vượt qua điểm hòa vốn Tuy nhiên, nó cũng làm giảm EBIT nếu doanh thu không tăng vượt qua điểm hòa vốn.
Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm Các yếu tố của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi (bất ổn) về doanh thu và chi phí
Tuy nhiên, bản chất của độ bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro
Nó chỉ làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro (doanh thu và chi phí) lên lợi
Thư viện ĐH Thăng Long
16 nhuận hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức cao thì kéo theo đó là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng cao Cũng theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận: “Nếu rủi ro phải chịu càng cao thì lợi nhuận đòi hỏi càng cao, nếu doanh nghiệp đang được hưởng mức lợi nhuận cao thì cùng với đó là các rủi ro phải gánh chịu ở mức cao” Việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức cao cũng như đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận này có thể xảy ra 2 trường hợp, đó là nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì lợi nhuận đạt được sẽ lớn và ngược lại, khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề Mức độ ảnh hưởng của độ bẩy hoạt động càng cao khi doanh thu hoặc sản lượng của doanh nghiệp càng thấp Có thể nói độ bẩy hoạt động cũng là một loại rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp, nó sẽ trở thành rủi ro hoạt động khi xuất hiện biến động trong doanh thu và chi phí của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp nên cẩn trọng khi sử dụng đòn bẩy để đem về lợi nhuận cao nhất và hạn chế được tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp Đo lường rủi ro kinh doanh:
Rủi ro kinh doanh thường được đo lường theo độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian được biểu thị bằng công thức dưới đây:
𝛅 𝐄𝐁𝐈𝐓 = √∑(𝐸𝐵𝐼𝑇 − 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝑖 ) 2 ∗ 𝑃 𝑖 Trong đó: δ EBIT : Độ lệch chuẩn của EBIT
𝐸𝐵𝐼𝑇 : Thu nhập trước thuế và lãi vay kì vọng của nhà đầu tư
𝐸𝐵𝐼𝑇 𝑖 : Thu nhập trước thuế và lãi vay tại năm thứ i
𝑃 𝑖 : Xác suất xảy ra sản lượng tại năm thứ i
Độ lệch chuẩn của EBIT là thước đo mức độ biến động của EBIT xung quanh giá trị kỳ vọng Độ lệch chuẩn càng lớn thì biến động EBIT càng lớn, dẫn đến doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao hơn Ngược lại, độ lệch chuẩn nhỏ cho thấy biến động EBIT nhỏ, tương ứng với rủi ro kinh doanh thấp hơn.
Ngoài độ lệch chuẩn của EBIT, để tăng tính chính xác của dự đoán rủi ro, người ta cũng sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên (CV – Coefficient of Variation) để đo lường mức độ biến động của EBIT với các giá trị khác nhau Hệ số biến thiên cho phép loại bỏ sự khác nhau giữa nhiều yếu tố như đơn vị nghiên cứu, quy mô và đặc điểm của các doanh nghiệp khác nhau để thuận tiện cho việc so sánh và xác định rủi ro Đây cũng là ưu điểm của hệ số biến thiên trong việc giúp các doanh nghiệp có thể so sánh mức độ rủi ro giữa các phương án có khác nhau Ta có công thức tính hệ số biến thiên của EBIT:
Ta thấy, hệ số biến thiên càng nhỏ thì rủi ro doanh nghiệp gặp phải càng ít và hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ biến động của EBIT cũng càng lớn, lợi nhuận thu được có thể cao tương ứng với rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải cũng càng nhiều Sự biến động của doanh thu và chi phí sản xuất là hai yếu tố chính của rủi ro kinh doanh, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến khả năng sinh lời cụ thể là lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, điều này được thể hiện qua công thức 1.4 Nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều chi phí cố định thì đòn bẩy hoạt động sẽ càng lớn, có nghĩa là mỗi sự thay đổi nhỏ trong sản lượng hay doanh thu đều có thể mang về khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể là khoản lỗ không hề nhỏ cho doanh nghiệp Điều này cũng đã được thể hiện qua công thức 1.3
Như vậy, sự thay đổi trong EBIT tỷ lệ thuận với đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp Khi đòn bẩy hoạt động càng lớn thì mức thay đổi của EBIT càng lớn và ngược lại, khi đòn bẩy hoạt động càng nhỏ thì mức thay đổi của EBIT càng nhỏ Mặt khác, khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí mà các khoản chi phí cố định này doanh nghiệp sẽ luôn phải gánh chịu và rất khó để điều chỉnh một cách tức thời Vì vậy, điều đó có thể làm tính linh hoạt trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh biến động Đây chính là một trong những rủi ro mà các nhà quản trị tài chính sẽ phải tính đến khi sử dụng đòn bẩy hoạt động
Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ đòn bẩy hoạt động cao cũng không có ý nghĩa gì nếu doanh thu và cơ cấu chi phí là cố định Do đó sẽ sai lầm nếu đồng nghĩa đòn bẩy hoạt động với rủi ro kinh doanh Tuy nhiên đòn bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi doanh thu và do đó khuếch đại rủi ro kinh doanh Từ giác độ này, có thể nói đòn bẩy hoạt động là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro kinh doanh khi xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất.
Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động
Đối với một nhà quản trị tài chính, để hiểu rõ được sự thay đổi của doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của lợi nhuận hoạt động, họ sẽ dùng độ bẩy hoạt động làm công cụ giúp đưa ra câu trả lời chính xác nhất DOL sẽ giúp nhà quản trị tài chính biết được khi doanh thu tiêu thụ thay đổi 1% thì lợi nhuận hoạt động (EBIT) của doanh nghiệp sẽ thay đổi bao nhiêu % Từ đó giúp cho các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, chính sách về doanh thu và chi phí một cách phù hợp nhất đối với doanh nghiệp hiện tại Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình Nhưng nhìn chung, công ty không thích
Thư viện ĐH Thăng Long
18 hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động
Trái lại, một số công ty dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, doanh nghiệp sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận Sử dụng độ bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần.
Đòn bẩy tài chính
Khái niệm và ý nghĩa đòn bẩy tài chính
1.3.1.1 Khái niệm Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty (Trang
Đòn bẩy tài chính là một chiến lược trong đó một công ty sử dụng vốn vay để tăng lợi nhuận Bằng cách vay tiền để chi trả cho một phần lớn tài sản của mình, công ty có thể nhân lợi nhuận của mình, mặc dù cũng có nguy cơ mất mát cao hơn nếu công ty không thể trả được nợ Doanh nghiệp vay nợ để sử dụng cho những khoản đầu tư khác, nếu những khoản đầu tư này có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất của khoản vay thì đòn bẩy tài chính sẽ có hiệu quả.
Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư
Không giống như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính thường được các nhà quản trị lựa chọn sử dụng nhiều hơn Nhưng ngược lại, chi phí hoạt động tương tự nhau giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, nên những đối thủ cạnh tranh chỉ có thể quyết định khác nhau về cấu trúc vốn
Những công ty có tỷ trọng tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao tức là họ sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn so với những công ty có tỷ trọng này thấp hơn Vì việc sở hữu nhiều tài sản hữu hình có thể khiến bên cho vay tự tin hơn trong việc nới lỏng tín dụng Nên các doanh nghiệp sở hữu các nhà máy, đất đai, thiết bị…hay các tài sản hữu hình khác có khả năng được dùng để vay thế chấp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn và các doanh nghiệp có doanh thu dưới mức trung bình hay không có tài sản như vậy sẽ thận trọng hơn bởi sự nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của họ
Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:
Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay bên ngoài Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại, nếu chỉ tiêu D/A càng nhỏ tức là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tốt
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ bên ngoài, nếu hệ số D/E càng nhỏ có nghĩa doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính tốt, tài sản chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
1.3.1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy được tác động của việc sử dụng nợ vay lên thu nhập trên một cổ phần của cổ đông thường Sử dụng định phí tài chính trong doang nghiệp thì nếu EBIT thay đổi x% sẽ khuếch đại sự biến động của EPS lên DFL x% và cũng cho thấy độ rủi ro đến với doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ bằng nợ vay Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường Đòn bẩy tài chính có hai ưu điểm chính:
Thu nhập nâng cao: Đòn bẩy tài chính có thể cho phép một công ty thu được một số lượng lớn về tài sản của mình Ưu đãi về thuế: Trong nhiều khu vực pháp lý về thuế, chi phí lãi vay được khấu trừ thuế, nó làm giảm chi phí ròng cho người vay
Đòn bẩy tài chính vừa mang lại tiềm năng lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm với rủi ro thua lỗ lớn nếu chi phí lãi vượt quá lợi nhuận thu được Do đó, đòn bẩy tài chính phù hợp với các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh chu kỳ, ngành có rào cản gia nhập thị trường thấp, doanh thu và lợi nhuận biến động mạnh theo từng năm, tiềm ẩn rủi ro phá sản Ngược lại, đòn bẩy tài chính là sự lựa chọn chấp nhận được với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ổn định, dự trữ tiền mặt lớn, rào cản gia nhập thị trường cao, đã có nền tảng hoạt động vững chắc để hỗ trợ mức độ đòn bẩy cao mà không gặp nhiều bất lợi.
Trong ngắn hạn, đòn bẩy tài chính có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ cho cổ đông, nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro phá sản nếu dòng tiền mặt giảm đột biến so với kỳ vọng.
Thư viện ĐH Thăng Long
Mối quan hệ giữa EBIT và EPS và điểm bàng quan
1.3.2.1 Khái niệm điểm bàng quan
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án tài trợ vốn khác nhau như tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay hoặc vốn cổ phần (cổ phần thường, cổ phần ưu đãi), tuy các phương án tài trợ có lợi nhuận trước thuế và lãi vay như nhau nhưng thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) lại có sự khác biệt Vì vậy, người ta cần tìm ra một điểm bàng quan có lợi nhuận trước thuế và lãi vay giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mức thu nhập trên một cổ phần thường là như nhau giữa các phương án tài trợ khác nhau Tóm lại, điểm bàng quan là mức EBIT mà tại đó các phương án tài trợ đều mang lại thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) như nhau
Việc tìm kiếm và phân tích điểm bàng quan giúp cho nhà quản trị có thể so sánh và lựa chọn được phương án tài trợ hữu ích nhất cho doanh nghiệp Trong trường hợp, doanh nghiệp phán đoán mức EBIT kỳ vọng đạt được cao hơn so với EBIT bàng quan, doanh nghiệp nên lựa chọn phương án tài trợ bằng nợ vay nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận Đối với mức EBIT kỳ vọng đạt được thấp hơn so với EBIT bàng quan, doanh nghiệp không nên chọn phương án tài trợ từ nợ vay mà thay vào đó doanh nghiệp nên sử dụng phương án tài trợ từ cổ phần thường, bởi điều này sẽ khiến cho thu nhập trên một cổ phần thường của doanh nghiệp tăng lên, tốt hơn so với EPS khi sử dụng nợ vay
1.3.2.2 Các phương pháp xác định điểm bàng quan
Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng thu nhập cho các cổ đông Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng
Một phương pháp phân tích gọi là phân tích EBIT – EPS có thể dùng để giúp doanh nghiệp xác định khi nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ vốn cổ phần có lợi hơn Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có lợi Doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ vay khi EBIT của doanh nghiệp tạo ra cao hơn EBIT tại điểm bàng quan
EBIT tại điểm bàng quan là điểm mà tại đó dù sử dụng bất kỳ phương pháp tài trợ nào, có nợ vay hay không, thì giá trị EPS ở các phương án là như nhau Điểm bàng quan của EBIT được tính thông qua việc so sánh EPS giữa các phương án
EPS1 : EPS của phương án không dùng nợ
Scp1 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần
EPS2 : EPS của phương án tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và vay nợ
Scp2 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài chính
EBIT0 : EBIT tại điểm bàng quan
T : Thuế thu nhập doanh nghiệp
PD : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Do hai phương án có phương thức tài trợ khác nhau dẫn đến khi EBIT thay đổi thì EPS của các phương án thay đổi khác nhau
- Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT tại điểm bàng quan thì doanh nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần Vì EPS1 > EPS2;
- Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng EBIT tại điểm bàng quan thì doanh nghiệp có thể tài trợ bằng bất kỳ phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS;
- Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT tại điểm bàng quan, thì doanh nghiệp nên sử dụng đòn cân nợ Vì EPS2 > EPS1 Đồ thị 1.3 Xác định điểm bàng quan
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 1.3.2.3 Mối quan hệ giữa EBIT và EPS
Việc phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy rõ được sự ảnh hưởng của các phương án tài trợ vốn khác nhau đối với thu nhập
Thư viện ĐH Thăng Long
22 trên mỗi cổ phần thường, điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy Bởi nếu doanh nghiệp đang sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn thì khi EBIT dự kiến sau khi đầu tư của doanh nghiệp cao hơn EBIT bàng quan, việc sử dụng đòn bẩy sẽ gia tăng EPS lên gấp nhiều lần so với việc doanh nghiệp không sử dụng vốn vay ngoài Nhưng ngược lại, nếu EBIT của doanh nghiệp sụt giảm, ở mức thấp hơn so với EBIT bàng quan trong khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều sẽ làm cho EPS sụt giảm mạnh hơn so với trường hợp doanh nghiệp không sử dụng vốn vay
Khi doanh nghiệp có mức độ sử dụng đòn bẩy càng cao thì lợi nhuận đem lại càng lớn, nhưng đồng thời mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu cũng rất cao Do đó, doanh nghiệp rất cần phân tích điểm bàng quan EBIT trước khi đưa ra quyết định đầu tư để có thể lựa chọn được cấu trúc vốn và các phương án tài trợ tối ưu cho doanh nghiệp.
Độ bẩy tài chính (DFL)
1.3.3.1 Khái niệm và công thức tính độ bẩy tài chính
“Độ bẩy tài chính (Degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%” (Nguồn: Trang 208, Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều) Độ bẩy tài chính (DFL) ở mức EBIT = Phần trăm thay đổi của EPS
Phần trăm thay đổi của EBIT
∆𝐄𝐁𝐈𝐓/𝐄𝐁𝐈𝐓 Thay công thức tính EPS vào khai triển, ta có công thức rút gọn:
1−t ] Trong trường hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp sử dụng phương án tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay tức là trong nguồn vốn của doanh nghiệp không tồn tại cổ phiếu ưu đãi, khi đó PD = 0 thì độ bẩy tài chính sẽ được tính bằng công thức:
EBIT−I Độ bẩy tài chính của phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn hay nhỏ hơn độ bẩy tài chính của phương án dùng nợ phụ thuộc vào vấn đề tiết kiệm thuế do việc sử dụng nợ so với chi phí trả cổ tức:
Khi DFLCP ưu đãi > DFLNợ có nghĩa là chi phí phải trả cho cổ tức (PD) lớn hơn phần chênh lệch chi phí giữa lãi vay và khoản tiết kiệm thuế do sử dụng nợ I(1-t)
Khi chi phí trả nợ (DFLN) thấp hơn chi phí chênh lệch giữa lãi vay và tiết kiệm thuế nhờ sử dụng nợ, thì doanh nghiệp đang tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính dương (DFLCP) Điều này có nghĩa là việc sử dụng nợ đem lại chi phí vốn thấp hơn cho doanh nghiệp, giúp tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính phản ánh chi phí tài chính cố định mà doanh nghiệp phải chịu, bao gồm lãi vay và cổ tức phải trả Việc sử dụng đòn bẩy tài chính gia tăng EPS cho cổ đông nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do chi phí tài chính cố định vẫn phải trả ngay cả khi doanh thu thấp hơn kỳ vọng Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro mất khả năng thanh toán và phá sản.
1.3.3.2 Quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính phát sinh từ tính không chắc chắn của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và khả năng mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua các nguồn tài trợ có chi phí cố định như nợ và cổ phiếu ưu đãi Khi một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, họ không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, chẳng hạn như trả lãi, trả gốc, thanh toán các khoản phải trả và trả thuế thu nhập doanh nghiệp đúng hạn.
Việc đo lường rủi ro tài chính là một việc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, bởi đó là cơ sở quan trọng để ra các quyết định liên quan đến cấu trúc vốn cũng như các quyết định quản trị tài chính khác Ta sử dụng công thức sau để đo lường:
(Nguồn: Trang 211, Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều)
Thư viện ĐH Thăng Long
: Độ lệch chuẩn của EPS
NS : Số cổ phần thường đang lưu thông
Như vậy, độ lệch chuẩn của EPS có phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EBIT Qua đó, ta thấy được rủi ro tài chính có mối liên hệ mật thiết với rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Khi độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì độ lệch chuẩn của EPS càng lớn, tức là mức độ biến động của EPS tương ứng với sự biến động của EBIT càng lớn và ngược lại Theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, khi độ lệch chuẩn của EPS càng lớn, EPS cũng càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao
Bên cạnh chỉ tiêu độ lệch chuẩn của EPS, ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên CV để đo lường mức độ biến thiên của EPS theo công thức:
: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường kỳ vọng của các cổ đông
Chỉ tiêu này có thể được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro giữa các phương án có EPS kỳ vọng khác nhau Việc doanh nghiệp có hệ số biến thiên của EPS cao hay thấp lại phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EPS Khi đó, độ lệch chuẩn của EPS càng cao thì hệ số biến thiên của EPS cũng càng cao và ngược lại
Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp Các chi phí này yêu cầu mức EBIT mà doanh nghiệp đạt được phải cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động Khi gia tăng việc sử dụng nợ thì làm cho chi phí tài chính cố định cũng tăng kéo theo việc tăng xác suất mất khả năng chi trả, từ đó làm rủi ro tài chính tăng lên Khi đòn bẩy tài chính cao tức là sự thay đổi của EPS được khuếch đại lên nhiều lần do sự thay đổi của EBIT, từ đó cũng làm tăng rủi ro tài chính
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chấp nhận rủi ro và sử dụng nợ hay cổ phần ưu đãi Bởi đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường những cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn.
Các phương thức sử dụng đòn bẩy tài chính
Để sử dụng đòn bẩy với mục đích gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp thường thông qua 3 phương thức huy động nợ sau:
Nguồn nợ vay ngân hàng là nguồn vốn phổ biến nhất đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp Vì khi doanh nghiệp đi vay vốn tại ngân hàng sẽ được bảo vệ bởi các điều khoản pháp lý rõ ràng, bên cạnh đó ngân hàng có rất nhiều gói vay vốn giúp cho doanh
25 nghiệp dễ dàng lựa chọn khoản vay phù hợp với tình hình tài chính hiện tại Thay vì vay nợ của những tổ chức tín dụng đen với mức lãi suất cao và rủi ro thì các doanh nghiệp sẽ ưu tiên chọn vay vốn tại ngân hàng
Tuy nhiên việc vay vốn ngân hàng cũng có một số hạn chế như doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện tín dụng của ngân hàng, cùng với đó là sự kiểm soát của ngân hàng về khoản vay để đảm bảo khoản vay vốn được sử dụng đúng mục đích Một số gói vay có điều kiện khác nhau thì mức lãi suất cũng sẽ khác nhau Ví dụ như khi doanh nghiệp vay thế chấp có tài sản đảm bảo sẽ được vay với lãi suất thấp hơn khi vay tín chấp không có tài sản đảm bảo Vì vậy khi đi vay nợ tại ngân hàng, doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ và chọn các gói vay vốn phù hợp để giảm thiểu được tối đa chi phí
Tín dụng thương mại là loại tín dụng dưới hình thức các nhà kinh doanh ứng vốn cho nhau hoặc vay lẫn nhau, bằng cách bán chịu hàng hoá hay thông qua lưu thông kỳ phiếu, nhờ đó làm thông suốt và thúc đẩy lưu thông tư bản (Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, trang 414)
Cụ thể, tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được hình thành tự nhiên trong hoạt động mua bán trả chậm hay trả góp Tín dụng thương mại được hiểu là nguồn vốn mà doanh nghiệp đang chiếm dụng của nhà cung cấp hay là khoản tín dụng thương mại mà người bán cung cấp cho doanh nghiệp Sau khi hết thời hạn thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ phải hoàn trả lại vốn gốc cho nhà cung cấp dưới hình thức tiền tệ
Việc sử dụng phương thức vay nợ thông qua tín dụng thương mại thường không mất chi phí sử dụng vốn do đa phần bên bán sẽ cho bên mua hưởng chiết khấu trong một khoảng thời gian nhất định, có một vài trường hợp khi bên mua trả tiền sớm sẽ được hưởng lãi chiết khấu do người bán cung cấp
Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu
Trong thời kì đầu, việc ghi nhận khoản nợ của người cung ứng trái phiếu được thể hiên trên giấy nên trải phiếu có ý nghĩa là phiếu nhận ng Ngày nay, mặc dù vẫn gọi là trái phiếu nhưng ngoài hình thức bằng giấy, trái phiếu còn được thể hiện dưới hình thức ghi chép bằng nghiệp vụ kế toán gọi là bút toán ghi sổ Người cung ứng trái phiếu gọi là tổ chức phát hành trái phiếu, đến hạn thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu khoản tiền là mệnh giá trái phiếu kèm theo một khoản tiền lãi Lãi trái phiếu có thể được tính theo tỉ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu hoặc bằng một số tiền cố định Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc Nhà nước
Thư viện ĐH Thăng Long
Đòn bẩy tổng hợp
Khái niệm và ý nghĩa đòn bẩy tổng hợp
1.4.1.1 Khái niệm đòn bẩy tổng hợp
Trong thực tế, các doanh nghiệp không chỉ sử dụng đơn thuần một đòn bẩy hoạt động hoặc đòn bẩy tài chính, mà thường sử dụng kết hợp cả 2 đòn bẩy trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập cho cổ đông “Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động chúng ta có đòn bẩy tổng hợp (Combined or total leverage) Như vậy đòn bẩy hoạt động là việc Doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định.” (Nguồn: Trang 212, Giáo trình Tài chính
Khi tác động đòn bẩy hoạt động và tài chính được kết hợp, EPS sẽ bị ảnh hưởng thông qua hai bước do sự thay đổi khối lượng tiêu thụ Đầu tiên, sự thay đổi về khối lượng sản phẩm tiêu thụ dẫn đến biến động EBIT (tác động đòn bẩy hoạt động) Tiếp đến, EBIT thay đổi sẽ tác động đến EPS (tác động đòn bẩy tài chính).
1.4.1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp
Nếu một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động cao, một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ dẫn tới một sự biến đổi lớn trong EPS Đòn bẩy tổng hợp tiêu biểu cho độ phóng đại của sự gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong EPS do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy Đòn bẩy hoạt động chỉ tác động đến EBIT, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới đòn bẩy hoạt động Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, không phụ thuộc và kết cấu chi phí Vì vậy đòn bẩy tài chính tác động tới EAT Khi đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT chấm dứt, đòn bẩy tài chính tiếp tục khuếch đại EAT Vì lẽ đó nhà quản trị tài chính sử dụng đòn bẩy tổng hợp
1.4.1.3 Độ bẩy tổng hợp (DTL) Độ bẩy tổng hợp (Degree of total leverage) được dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thay đổi Độ bẩy tổng hợp theo sản lượng hoặc doanh thu được xác định bằng số phần trăm thay đổi của EPS khi sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thay đổi 1%
Về mặt tính toán, độ bẩy tổng hợp (DTL) chính là tích số của độ bẩy hoạt động với độ bẩy tài chính:
DTLQ đơn vị hoặc S đồng = DOL × DFL (1.8)
Thay công thức (1.5), (1.6), (1.7) vào công thức (1.8) chúng ta có được:
DTLQ : Độ bẩy tổng hợp tại mức sản lượng Q
DTLS : Độ bẩy tổng hợp tại mức doanh thu S
Q : Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
PD : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Độ bẩy tổng hợp (DTL) cũng là một thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của DN bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính Độ bẩy tổng hợp cho biết khi doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần thường (EPS) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % Vì vậy, khi xem xét, đánh giá độ bẩy tổng hợp nhà quản trị cần phối hợp đòn bẩy hoạt động (DOL) và đòn bẩy tài chính (DFL) để làm EPS tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp.
Quan hệ giữa đòn bẩy tổng hợp và rủi ro của doanh nghiệp
Đòn bẩy tổng hợp có mức độ tác động khác nhau khi sản lượng và doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp ở mức khác nhau Khi doanh nghiệp sử dụng tổng hợp 2 loại đòn bẩy hoạt động và tài chính thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu cùng lúc 2 loại rủi ro Vì thế doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng để sử dụng hiệu quả đòn bẩy tổng hợp, phân chia rủi ro một cách hợp lý sao cho doanh nghiệp vừa đạt được mục tiêu gia tăng thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) vừa tránh được nguy cơ thua lỗ.
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong doanh nghiệp
Khái niệm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy
Hiệu quả là sự thành công trong việc tạo ra một kết quả như mong muốn Khi một điều được gọi là hiệu quả, tức là nó có một kết quả theo dự định có sẵn
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực của doanh nghiệp trong việc điều hành sản lượng sản xuất, chi phí hoạt động và việc sử dụng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài để tăng lợi nhuận.
Thư viện ĐH Thăng Long
28 dụng nợ và cổ phần ưu đãi để đảm bảo cho việc khuếch đại EBIT cũng như EPS một cách tối ưu nhất trong mọi trường hợp
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được do việc sử dụng đòn bẩy và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy càng cao Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy là mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng quản lý toàn diện trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhà quản trị tài chính phải thường xuyên phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy để nhanh chóng có những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm trong quá trình sử dụng đòn bẩy Việc phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cũng như kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong doanh nghiệp
1.5.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào.Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm Khi chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi vay Hai là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra rất nhỏ không đủ để trả lãi vay Chỉ tiêu này được so sánh giữa các năm, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì có thể kết hợp với các chỉ tiêu khác để kết luận việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
1.5.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Trong đó: EAT: Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE): đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp Nếu ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được ROE Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành Nếu một doanh
29 nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó.Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường – Earning per share (EPS): thu nhập trên mỗi cổ phần thường là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác, nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được từ mỗi cổ phần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không, ta lấy chỉ tiêu này so sánh với chỉ tiêu này của năm trước đó Nếu lớn hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty Chỉ tiêu ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Tỷ số ROA càng cao thì quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả Tỷ số ROA cao hay thấp bị tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu…) và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh
Chỉ số này kết hợp với chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Từ đó, có thể thấy được doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hay không, có nên tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính hay không Chỉ số này cũng giúp doanh nghiệp có thể so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để xem mình có sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hơn hay không.
Nếu ROA giữ nguyên, ROE tăng lên, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng hiệu quả những khoản nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn
ROS = 100% x Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu ROS thể hiện một đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo thành bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) Bên cạnh đó, ROS còn thể hiện hiệu quả trong quản lý kiểm soát chi phí doanh nghiệp Chỉ số ROS càng lớn có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng khi đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt trong đánh giá việc quản lý chi
Thư viện ĐH Thăng Long
30 phí (bán hàng hay quản lý doanh nghiệp) mang lại doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu nhất Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng hoạt động tốt và khả năng sinh lời càng cao Mặt khác, khi ROS tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả chi phí.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong doanh nghiệp
Nhân tố khách quan
Thị trường tài chính : Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi Điều này tạo điều kiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính từ đó nó có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính
Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó mà làm cho mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuyếch đại lớn hơn
Chính sách, luật pháp Nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thếu là lớn Khi nó khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Như phần trước có đề cập đến vấn đề sử dụng đòn bẩy hoạt động, nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động Mặt khác, tuỳ từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải ghánh chịu là khác nhau, nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau Vì thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp
Tình hình tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Khi sản phẩm được tiêu thụ nhiều, doanh thu tăng, kích hoạt hiệu ứng đòn bẩy hoạt động, gia tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Ngược lại, tình trạng sản phẩm ế ẩm dẫn đến vốn ứ đọng, chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm tăng chi phí, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
31 chi phí lãi vay, từ đó mà làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm, và điều này là không tốt với hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Thực trạng của nền kinh tế đóng vai trò to lớn trong việc ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, các doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh khả quan, qua đó gia tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Ngược lại, nếu kinh tế suy thoái, hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả.
Các nhân tố khách quan khác: Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, động đất…
Nhân tố chủ quan
Trình độ của lãnh đạo : Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một số rủi ro tiềm ẩn Nếu nhà lãnh đạo có trình độ không cao, không hiểu thấu đáo và suy xét kĩ lưỡng được tác động hai mặt của đòn bẩy tài chính, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp Ví dụ, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu về thấp hơn nhiều lần chi phí tài chính cố định phải trả của doanh nghiệp nhưng nhà lãnh đạo lại không hiểu rõ và tăng mức độ sử dụng nợ, dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thậm chí là phá sản Vì vậy có thể thấy trình độ của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Tâm lý của nhà quản trị tài chính : Đây là nhân tố thuộc về sự “bảo thủ” hay
“phóng khoáng” của nhà quản lý tài chính Nếu với nhà quản lý tài chính có tâm lý
“phóng khoáng” thích mạo hiểm, rủi ro thì họ có thể sử dụng nhiều nợ khi đó thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao và ngược lại với những nhà quản trị tài chính có tâm lý
“bảo thủ” thì họ lại không thích mạo hiểm, họ thường chọn những phương án an toàn như là sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu thay vì dùng nợ khi đó đòn bẩy sẽ ít được dùng và từ đó hiệu quả sử dụng đòn bẩy sẽ không cao
Uy tín của doanh nghiệp : Đối với mỗi doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài chính, quan trọng nhất là việc doanh nghiệp tìm được nguồn để có thể huy động nợ hay vốn cổ phần ưu đãi Nếu doanh nghiệp có uy tín tốt thì việc vay nợ sẽ rất thuận lợi và ít tốn kém Ngược lại, nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ để xây dựng lòng tin cho chủ nợ và các cổ đông thì việc doanh nghiệp muốn sử dụng nợ vay sẽ rất khó khăn và tốn nhiều chi phí chi trả cổ tức cho các cổ đông khi phát hành cổ phiếu Điều này tác động rất lớn đến mức độ sử dụng và hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Trong mỗi thời kỳ, doanh nghiệp sẽ có những định hướng phát triển khác nhau, do đó mức độ sử dụng đòn bẩy ở từng giai
Thư viện ĐH Thăng Long
32 đoạn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tại thời điểm đó của doanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp đang có dự định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đổi mới, hiện đại hóa các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, … doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến việc sử dụng đòn bẩy để đầu tư nhằm tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy ở mức cao nhưng trong tương lai điều này có thể đem lại rủi ro ảnh hưởng tới tình hình hoạt động, doanh nghiệp có thể sẽ giảm mức độ sử dụng đòn bẩy để tránh làm giảm hiệu quả sử dụng đòn bẩy Do đó, phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty mà mức độ sử dụng đòn bẩy sẽ được thay đổi một cách linh hoạt sao cho phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp
Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoạt động được xem là có hiệu quả khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khả quan, sản phẩm tiêu thụ được số lượng lớn, doanh thu đem về tăng Ngược lại, nếu tình hình kinh doanh không tốt, hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được, chi phí cố định doanh nghiệp vẫn phải thanh toán sẽ khiến cho thu nhập trước thuế và lãi vay bị giảm sút, cho thấy hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp không tốt
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG
Khái quát chung về Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Tên tiếng Anh : Lam Thao Fertilizers and Chemicals joint stock
Địa chỉ trụ sở chính : Khu Phương Lai – Thị Trấn Lâm Thao – Huyện Lâm
Đại diện pháp luật : Ông Phạm Thanh Tùng – Tổng Giám đốc
Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (tiền thân là Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao) được Đảng, Chính Phủ và nhân dân Liên Xô (nay là Liên bang Nga) giúp đỡ và được khởi công xây dựng ngày 08/6/1959 trên diện tích khoảng 73ha thuộc thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Sau 3 năm xây dựng, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao đã cắt băng khánh thành và chính thức đi vào sản xuất ngày 24/6/1962 Công suất ban đầu của nhà máy là 40.000 tấn axit sunfuric/năm và 100.000 tấn supe lân/năm
Một sự kiện đáng nhớ được ghi vào lịch sử Nhà máy, đó là 19/8/1962 nhà máy vinh dự được đón Bác Hồ về thăm Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhà máy thực sự “vừa là hậu phương, vừa là tiền phương” Nhà máy tổ chức đại đội tự vệ phòng không phối hợp với bộ đội đánh trả máy bay Mỹ vừa bảo vệ Nhà máy vừa sản xuất
Từ năm 1973 đến năm 1974: Công ty đã cải tạo, mở rộng nâng công suất của thiết kế sản xuất Axit sunfuric từ 40.000 tấn/năm lên 60.000 tấn/năm; Supe lân từ 100.000 tấn/năm lên 175.000 tấn/năm
Thư viện ĐH Thăng Long
Từ năm 1980 đến năm 1984: Công ty đầu tư xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất Axit sunfuric (số 2) công suất 120.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất Supe lân (số 2) công suất 200.000 tấn/nămTừ năm 1980 đến năm 1984: Công ty đầu tư xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất Axít sunfuric (số 2) công suất 120.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất Supe Lân (số 2) công suất 200.000 tấn/năm
Năm 1985: Công ty nghiên cứu, sản xuất thành công phân bón hỗn hợp NPK Năm 1988: Công ty xây dựng một dây chuyền sản xuất phân bón hỗn hợp NPK công suất 10.000 tấn/năm
Từ năm 1988 đến năm 1994: Đầu tư chiều sâu, phát huy năng lực của các dây chuyền sản xuất đưa công suất lên 500.000 tấn Supe lân/năm
Trong giai đoạn 1999-2004, Công ty Đạm 1 đã đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất Axit sulfuric số 3 công suất 40.000 tấn/năm bằng công nghệ tiếp xúc kép, hấp thụ 2 lần Bên cạnh đó, xí nghiệp Supe 2 cũng được cải tạo, mở rộng để nâng công suất lên 450.000 tấn supe lân/năm Với những nâng cấp này, tổng sản lượng supe lân đạt 750.000 tấn/năm, còn sản lượng Axit sulfuric đạt 250.000 tấn/năm.
Từ năm 1999 đến năm 2000: Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK (XN NPK số 1) công suất 150.000 tấn/năm
Năm 2002: Đầu tư tiếp dây chuyền sản xuất NPK số 2, thiết bị hiện đại có sấy, cấp liệu, đóng bao tự động công suất 150.000 tấn/năm
Năm 2003: Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK công suất 150.000 tấn/năm tại Xí nghiệp Phân bón và Hóa chất Hải Dương (chi nhánh của Công ty tại Cẩm Giàng, Hải Dương) và đầu tư cải tạo chuyển đổi dây chuyền Axit 2 từ công nghệ đốt quặng Pirit sang đốt bằng nguyên liệu lưu huỳnh với công nghệ tiên tiến, hiện đại, chấm dứt hoàn toàn việc thải xỉ pirit ra môi trường
Trong giai đoạn 2004 - 2005, Đạm Phú Mỹ đã tập trung đầu tư vào ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất và phát triển sản phẩm mới Nổi bật là dự án nâng cấp dây chuyền NPK số 3, nâng công suất từ 100.000 tấn/năm lên 150.000 tấn/năm, đồng thời trang bị hệ thống sấy và đóng bao tự động, đưa tổng công suất NPK của công ty đạt 600.000 tấn/năm Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư xây dựng 4 dây chuyền đóng bao Supe lân tự động với công suất 69.000 tấn/năm và một xưởng phát điện từ hơi nhiệt thừa công suất 3 MW.
Năm 2010: Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất Phân lân nung chảy 300.000 tấn/năm Ngày 01/01/2010, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Giấy chứng nhận ĐKDN số 2600108471 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu ngày 29/12/2009 với vốn điều lệ là 432.400.000.000 đồng
Ngày 01/02/2012, cổ phiếu của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).Trong năm 2012, Công ty kỷ niệm 50 năm ngày bước vào sản xuất (24/6/1962 - 24/6/2012)
Nhân dịp này, Đảng, nhà nước tặng thưởng cho Công ty Huân chương lao động hạng nhất lần thứ 2
Ngày 14/11/2012, sản phẩm Supe lân và Lân nung chảy của Công ty vinh dự là hai trong 56 sản phẩm xứng đáng nhất, đại diện cho 300 sản phẩm đạt đỉnh cao về các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trao tặng giải thưởng "Bông lúa vàng" lần thứ nhất Đây là sự khẳng định, ghi nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các sản phẩm góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Năm 2016, để tạo đà phát triển ổn định bền vững và tăng sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm trong hiện tại và các năm tiếp theo, Công ty quyết định đầu tư xây dựng thêm 01 dây chuyền sản xuất NPK hàm lượng cao (NPK số 4), với công suất thiết kế 150.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư dự án hơn 258 tỷ đồng, tổng thời gian thực hiện dự án là 465 ngày Đây là dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao của bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay
Ngày 27/2/2022, Công ty tổ chức nghiê ̣m thu bàn giao đưa vào sử du ̣ng 2 Dự án mớ i ta ̣i Xí nghiê ̣p A xít : “Đầu tư cải ta ̣o , nâng cấp công đoa ̣n nấu chảy lưu huỳnh, công suấ t 100.000 tấ n/năm” và Dự án “Đầu tư cải ta ̣o tháp sấy không khí” Đến tháng 12/2022, Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm mới đó là Phân hữu cơ khoáng và bộ sản phẩm NPK-S hàm lượng cao thế hê ̣ mới; đồng thời, triển khai thử nghiệm thành công Tem thông minh gắn mã QR code trên sản phẩm phân bón Đến tháng 01/2022, Công ty tổ chức ra mắt thị trường sản phẩm phân bón mới Supe lân vi sinh Lâm Thao Đây là sự kết hợp giữa phân bón vô cơ và vi sinh vật có ích, tạo ra sản phẩm Supe lân vi sinh với nhiều ưu điểm vượt trội, đột phá trong dòng sản phẩm mới, phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban trong Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
- Mô hình quản trị: Tập trung có phân cấp quản lý cho các Xí nghiệp trực thuộc
Công ty mẹ: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Các công ty liên kết: Công ty Cổ phần Bao bì và Thương mại Lâm Thao, Công ty Cổ phần Cơ khí Supe Lâm Thao
Thư viện ĐH Thăng Long
- Cơ cấu bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quyết định chiến lược, phát triển kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; giám sát, chỉ đạo Ban giám đốc và người quản lý trong việc điều hành công việc kinh doanh; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
Ban Kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp, cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty, có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá Hội đồng quản trị và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của Công ty Ban kiểm soát của Công ty có 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra
Thực trạng sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong giai đoạn 2020 – 2022
2.2.1 Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong giai đoạn 2020 – 2022
2.2.1.1 Phân tích điểm hòa vốn
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm bánh Trung Thu, bánh tươi, bánh khô và nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến Với đặc thù kinh doanh nhiều loại sản phẩm nên ta không thể xác định điểm hòa vốn qua sản lượng tiêu thụ mà ta phải xác định điểm hòa vốn thông qua doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Dưới đây là bảng số liệu tính toán doanh thu hòa vốn của công ty:
Bảng 2.3 Doanh thu hòa vốn giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị tính: Triệu đồng
1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 136.678 147.810 200.634 11.132 8,14 52.824 35,74
3 Chi phí nhân viên phân xưởng 12.027 13.427 14.118 1.400 11,64 691 5,15
IV Doanh thu tiêu thụ 2.293.594 2.801.047 3.155.706 507.453 22,12 354.659 12,66
V Biến phí/ Doanh thu (VC/S) 0,924 0,922 0,906 (0,0013) (0,14) (0,017) (1,78)
VI Doanh thu hòa vốn 2.123.047 2.273.324 2.462.439 150.277 7,08 189.115 8,32
VII Doanh thu thuần an toàn 170.546 527.723 693.267 357.177 209,43 165.544 31,37
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính)
Thư viện ĐH Thăng Long
52 Để thấy rõ được chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty, trước tiên ta sẽ đi phân tích điểm hòa vốn qua từng bước như sau:
Bước 1: Đánh giá khái quát điểm hòa vốn:
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát điểm hòa vốn
Chênh lệch giữa năm 2020 và 2021
Chênh lệch giữa năm 2021 và 2022
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Hệ số công suất hoạt động hòa vốn (lần)
Tổng doanh thu thuần an toàn
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính)
Hệ số công suất hoạt động:
Năm 2021 hệ số công suất hoạt động đạt 0,2181 lần giảm 0,2935 lần so với năm
2020, điều này có nghĩa là năm 2021 chất lượng hoạt động kinh doanh đã được cải thiện Xét một cách tương đối thì trong năm 2021 doanh nghiệp tiêu thụ lượng hàng hóa nhỏ hơn đã đảm bảo hòa vốn Hệ số công suất hoạt động năm 2021 giảm so với năm 2020 là do tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ là 22,12% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu hòa vốn là 7,08% Doanh thu tiêu thụ năm 2021 tăng do Lâm Thao đã xây dựng hệ thống từ trước, khi tăng doanh thu là tăng lợi nhuận vì chi phí cố định không thay đổi nhiều, hệ thống bán hàng chủ yếu là chi phí biến đổi vì thế cứ có thêm sản phẩm mới, có thêm nhân viên bán hàng, có thêm điểm bán làm thêm doanh thu dẫn đến lợi nhuận tăng; Bên cạnh đó, do việc tối ưu hóa được chi phí sản xuất, khi doanh thu tăng Lâm Thao khai thác công suất của máy móc thiết bị đạt khoảng tỷ lệ 85% so với 53% tại năm 2020 Sản lượng tăng nên chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng, hao hụt nguyên vật liệu giảm dẫn đến doanh thu tăng dù tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra rất phức tạp
Doanh thu tiêu thụ tăng mạnh kéo theo doanh thu hòa vốn cũng tăng Nguyên nhân chính là do định phí tăng từ 162.093 triệu đồng năm 2020 lên 176.546 triệu đồng năm 2021, tăng 8,92% Tuy nhiên, tỷ số VC/S giảm nhẹ 0,22% nhờ biến phí tăng thấp hơn doanh thu với mức tăng 21,95%.
Năm 2022, hệ số công suất hoạt động giảm nhẹ 0,1837 lần so với năm 2021, tương ứng mức giảm 0,0345 lần Sự giảm nhẹ này phản ánh chất lượng kinh doanh chưa được cải thiện đáng kể.
53 của công ty có cải thiện tốt hơn so với năm trước, tuy đây là mức không quá đáng kể
Sự giảm đi của hệ số công suất hoạt động được giải thích bởi doanh thu tiêu thụ tăng nhẹ từ 2.801.047 triệu đồng năm 2021 lên đến 3.155.706 triệu đồng năm 2022 (tăng 12,66%) cùng với doanh thu hòa vốn tăng từ 2.273.324 triệu đồng lên đến 2.462.439 triệu đồng (tăng 8,32%), tức là tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu hòa vốn Mặc dù, năm 2022 tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vô cùng nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ hoạt động kinh doanh, nhưng Lâm Thao với hệ thống quản trị doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, do vậy đã tiết kiệm được chi phí quản lý và tăng lợi nhuận Đồng thời cùng với việc bắt nhịp kịp thời xu thế tiêu dung trong giai đoạn hậu Covid, Lâm Thao đã chuyển dịch kênh phân phối tập trung chủ yếu vào khối cơ quan xí nghiệp, đại lý lớn vừa tăng trưởng doanh thu vừa tiết kiệm được chi phí… Chính vì thế doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng đến 3.155.706 triệu đồng Cũng trong năm, tổng định phí của công ty tăng từ 176.546 triệu đồng lên 231.757 triệu đồng, tăng 31,27% so với năm 2021 do công ty liên tục mở rộng thị phần và năng lực sản xuất Công ty đã cải tạo nhà máy miền Bắc nhằm nâng cao năng lực sản xuất Bên cạnh đó, để tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh về khoảng cách và chi phí vận chuyển
Tổng doanh thu thuần an toàn:
Năm 2021 chỉ tiêu này tăng mạnh từ 170.546 triệu đồng lên đến 527.723 triệu đồng tương ứng tăng 357.177 triệu đồng so với năm 2020 do mức doanh thu tiêu thụ và doanh thu hòa vốn trong năm đều tăng lên Cụ thể doanh thu tiêu thụ tăng 507.453 triệu đồng, doanh thu hòa vốn tăng 150.277 triệu đồng so với năm 2020
Sang đến năm năm 2022, tổng doanh thu thuần an toàn đạt 693.267 triệu đồng cao hơn mức doanh thu thuần an toàn năm 2021 và 2020 lần lượt là 165.544 và 522.721 triệu đồng và là mức cao nhất trong cả 3 năm Điều này cho ta biết năm 2022 hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất, mức an toàn của hoạt động kinh doanh cũng cao nhất trong cả 3 năm và rủi ro là thấp nhất Tổng doanh thu thuần tăng cao như vậy được giải thích bởi tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ là 12,66% lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu hòa vốn là 8,32% So với tốc độ tăng của doanh thu thuần an toàn giai đoạn trước doanh thu thuần an toàn trong giai đoạn này tăng 31,37% là một con số tương đối khá và đây là một tín hiệu cho thấy mức an toàn của hoạt động kinh doanh trong năm đang ngày càng cao, rủi ro giảm xuống, hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng, công ty cần có tiếp tục nâng cao và phát huy để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giữ vững hiệu quả và tiếp tục phát triển ổn định trong giai đoạn tới
Tóm lại, trong giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu thuần hòa vốn, hệ số công suất hoạt động và doanh thu thuần an toàn đều có những sự biến động tốt đi lên và ở mức
Thư viện ĐH Thăng Long
54 khá cao Nguyên nhân là do sự tác động tích cực của doanh thu khi chính sách bán hàng của công ty áp dụng linh hoạt trước và sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19 Ngoài ra còn do chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng bỏ ra đã đáp ứng hợp lý và tương xứng với doanh thu tạo ra hay chính là do khả năng quản lý, cân đối chi phí và doanh thu của công ty đạt hiệu quả cao, gây tác động làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng:
Năm 2020, tổng định phí là 162.093 triệu đồng Sang năm 2021 tổng định phí của công ty tăng 14.453 triệu đồng so với năm 2020 và đạt mức 176.546 triệu đồng Nguyên nhân của sự tăng lên là do chi phí trả trước tăng mạnh từ 3.820 triệu đồng năm
2020 lên 6.586 triệu đồng năm 2021 và chi phí quản lý, doanh nghiệp cũng tăng nhẹ 11.132 triệu đồng lên mức 147.810 triệu tương ứng tăng 8,14% năm 2021
Năm 2022 tổng định phí là 231.757 triệu đồng tăng 31,27% so với năm 2021 Trong năm Công ty đã cải tạo nhà máy nhằm nâng cao năng lực sản vì thế một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất xuống cấp, không còn giá trị sử dụng, công ty bán thanh lý khiến cho mức khấu hao tài sản cố định cũng giảm nhẹ từ 8.723 triệu đồng năm 2021 xuống còn 8.592 triệu đồng năm 2022, tuy nhiên do công ty đầu tư xây dựng nhà máy, đầu tư thiết bị mới công nghệ cao, dẫn đến chi phí QLDN và chi phí nhân viên phân xưởng tăng cao Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tổng định phí vẫn tăng Khi định phí tăng, tổng chi phí tăng kéo theo đó doanh thu hòa vốn tăng theo Doanh thu hòa vốn càng cao, cũng làm cho mức chênh lệch giữa doanh thu hòa vốn và doanh thu tiêu thụ càng thấp, khả năng sinh lời cũng như lợi nhuận công ty đạt được càng cao Với định phí 2022 tăng khiến cho doanh thu hòa vốn cũng tăng 189.115 triệu đồng tức là cùng với một mức doanh thu tiêu thụ của năm 2021 thì lợi nhuận của công ty cũng giảm một mức chính bằng 189.115 triệu đồng
Năm 2021 biến phí đạt 2.583.518 triệu đồng tăng cao so với năm 2020 (tăng 21,95%) Nguyên nhân chính là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng như công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất theo yêu cầu của Bộ Y tế cùng với chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu khiến cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo từ 1.882.472 triệu đồng năm 2020 lên 2.428.376 triệu đồng năm 2021 Biến phí tăng buộc công ty phải tăng sản lượng (doanh thu) tiêu thụ, doanh thu hòa vốn cũng cao hơn năm 2020 là 2.273.324 triệu đồng Tỷ lệ biến phí trên doanh thu năm 2021 giảm nhẹ so với năm 2020 từ 0,924 xuống 0,922 tuy nhiên doanh thu hòa vốn tăng lên khiến làm giảm khả năng sinh lời của công ty (không quá bị ảnh hưởng)
Sang năm 2022, tổng biến phí có xu hướng tăng so với năm 2021 từ mức 2.583.518 triệu đồng lên đến 2.858.702 triệu đồng Biến phí trong năm tăng do công ty
Với khoản đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng và máy móc, doanh nghiệp đã nâng cao năng lực sản xuất Biến phí tăng dẫn đến doanh thu hòa vốn cũng tăng từ 2.273.324 triệu đồng năm 2021 lên 2.426.439 triệu đồng năm 2022 Tuy nhiên, do tốc độ tăng biến phí (10,65%) thấp hơn tốc độ tăng doanh thu (12,66%) nên tỷ lệ biến phí trên doanh thu giảm từ 0,922 xuống 0,906 Mặc dù vậy, sự gia tăng của cả doanh thu và chi phí cố định năm 2022 so với 2021 vẫn khiến doanh thu hòa vốn tăng lên.
Bước 3: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, nhận xét, kết luận:
Sau khi phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn ta nhận thấy rằng: khi tổng định phí, biến phí và doanh thu thuần đơn vị tăng lên thì điểm hòa vốn cũng tăng lên và ngược lại Do biến phí chiếm phần lớn trong tổng chi phí dẫn đến sự thay đổi của biến phí sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của doanh thu hòa vốn và điểm hòa vốn Cụ thể là khi các chi phí tăng lên bắt buộc công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ (doanh thu tiêu thụ) để hòa vốn Từ đó công ty cần có chính sách quản lý chi phí (đặc biệt là chi phí biến đổi) thật hợp lý như giảm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, quản lý chặt chi phí dụng cụ sản xuất và các chi phí trả trước để giảm doanh thu thuần hòa vốn, giảm hệ số công suất hoạt động hòa vốn, tăng doanh thu thuần an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ minh họa doanh thu tiêu thụ và doanh thu hòa vốn như sau:
Biểu đồ 2.3 Doanh thu tiêu thụ và doanh thu hòa vốn giai đoạn 2020 – 2022
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính)
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy được:
Trong giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu tiêu thụ cũng như doanh thu thuần hòa vốn luôn có xu hướng tăng qua các năm và doanh thu tiêu thụ đạt được của công ty luôn vượt mức doanh thu hòa vốn tức là doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Thư viện ĐH Thăng Long
Đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
2.3.1 Ưu điểm về sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Sau khi phân tích chi tiết về tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp, ta đã phần nào có cái nhìn tổng quát hơn, do đó để đánh giá việc sử dụng đòn bẩy trong giai đoạn 2020 – 2022 ta sẽ nhận xét về mặt ưu điểm của việc sử dụng đòn bẩy trong công ty
2.3.1.1 Ưu điểm sử dụng đòn bẩy hoạt động
Trong 3 năm nghiên cứu, sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp luôn ở mức cao hơn rất nhiều so với sản lượng hòa vốn Đồng thời, sản lượng tiêu thụ tương đối ổn định, không chênh lệch nhiều qua từng năm Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có thị trường đầu ra và các đại lý phân phối, bán lẻ hoạt động rất hiệu quả, thậm chí việc kinh doanh còn đem về mức lãi rất lớn vì mức sản lượng tiêu thụ vượt xa so với sản lượng hòa vốn Đây là tín hiệu rất tích cực đối với việc kinh doanh của công ty Mặc dù năm
2020 dịch bệnh Covid – 19 bùng phát làm cả nền kinh tế chao đảo, tuy nhiên công ty vẫn giữ cho mức sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể, đây là sự nỗ lực rất lớn trong tình hình khó khăn do dịch bệnh
Trong giai đoạn 2020 - 2021, doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể vào cả chi phí cố định và biến đổi Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8,14%, trong khi giá vốn hàng bán tăng 29% lên 2.428.376.054.417 đồng Ngược lại, chi phí bán hàng giảm 29,03% Những thay đổi này cho thấy doanh nghiệp tập trung vào việc tăng sản lượng sản phẩm mặc dù có sự gián đoạn do dịch bệnh, dẫn đến sự gia tăng doanh thu thuần 22,12% Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm 9,35%.
75 đổi, cùng với quyết định giảm chi phí bán hàng đã phần nào giúp cho EBIT của công ty gia tăng từ 13.021 triệu đồng lên mức 40.983 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 214,75%
2.3.1.2 Ưu điểm sử dụng đòn bẩy tài chính
Từ việc phân tích điểm bàng quan, có thể thấy EBIT thực tế của doanh nghiệp luôn lớn hơn EBIT bàng quan đã tính toán trong cả 3 năm 2020 – 2022 Khi EBIT thực tế lớn hơn EBIT bàng quan đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng phương án tài trợ vốn bằng nợ vay sẽ đem lại hiệu quả cao nhất Trên thực tế thì doanh nghiệp cũng sử dụng vốn từ nguồn nợ vay là chủ yếu, vì vậy có thể nói rằng doanh nghiệp đang đi đúng hướng, ban lãnh đạo đã lựa chọn phương án tốt nhất cho công ty Độ bẩy tài chính của công ty có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nợ vay rất nhiều và kinh doanh khá mạo hiểm Nhưng rủi ro cao cũng đồng nghĩa với lợi nhuận đạt được cao Nếu công ty tận dụng và phát huy được tối đa sức mạnh của đòn bẩy tài chính thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong EBIT cũng sẽ có thể khiến cho EPS sẽ gia tăng một cách nhanh chóng, lợi ích thu được là vô cùng lớn Ngoài ra, việc sử dụng nợ vay từ bên ngoài cũng giúp doanh nghiệp tận dụng được lá chắn thuế, tiết kiệm được một khoản thuế TNDN do sử dụng nợ vay
Hệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp luôn giữ trung bình ở mức 0,37 lần và hệ số nợ trên VCSH luôn nhỏ hơn 1 Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là rất tốt và mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt không cao Tuy nhiên cũng cần có biện pháp quản trị rủi ro một cách chặt chẽ, phòng trừ tối đa những biến động lớn có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp
2.3.1.3 Ưu điểm sử dụng đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp chung của hai loại đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, do đó sau khi đã phân tích hai loại đòn bẩy trên, ta sẽ đánh giá được một cách tổng quát ưu điểm sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp thông qua đòn bẩy tổng hợp Có thể thấy trong giai đoạn 2020 – 2021, mức độ sử dụng đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp gia tăng rất mạnh, tăng 14,86 lần Độ bẩy tổng hợp gia tăng do độ bẩy tài chính giảm 8,14 lần mặc dù độ bẩy hoạt động tăng 1,94 lần Việc gia tăng sử dụng đòn bẩy sẽ đem lại lợi ích rất lớn nếu doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhưng cùng với đó là mức độ rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt sẽ rất cao Tuy nhiên sang giai đoạn 2021 –
2022, doanh nghiệp đã giảm mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động khiến cho độ bẩy hoạt động 0,75 lần, mặc dù có gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính 0,01 lần nhưng sự giảm đi 0,75 lần của độ bẩy hoạt động vẫn khiến cho độ bẩy tổng hợp giảm 0,98 lần Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng giảm thiểu rủi ro do sử dụng đòn bẩy đặc
Thư viện ĐH Thăng Long
Trong bối cảnh dịch bệnh đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty triển khai chương trình giảm giá 76% được đánh giá là một nỗ lực đáng ghi nhận Biện pháp này nhằm hỗ trợ khách hàng đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh trong thời kỳ khó khăn, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng.
2.3.2 Hạn chế về sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Sau khi phân tích chi tiết về tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp, ta đã phần nào có cái nhìn tổng quát hơn, do đó để đánh giá việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong giai đoạn 2020 – 2022 ta sẽ nhận xét dựa trên những hạn hạn chế của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong công ty, cùng với nguyên nhân của những hạn chế để có thể đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng sử dụng đòn bẩy
2.3.2.1 Hạn chế sử dụng đòn bẩy hoạt động
Nhìn vào giai đoạn 2020 – 2022, có thể thấy mặc dù sản lượng tiêu thụ luôn lớn hơn so với sản lượng hòa vốn nhưng sản lượng hòa vốn lại đang có xu hướng tăng dần lên ở năm 2021 Điều này sẽ là một hạn chế lớn đối với việc kinh doanh khi mức chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng gia tăng mạnh làm cho sản lượng hòa vốn tăng lên Do đó, doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực hơn nữa để gia tăng sản lượng tiêu thụ, và việc đạt được mức sản lượng hòa vốn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây Đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét, đổi mới các chiến lược kinh doanh, bán hàng sao cho nâng cao được số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ ra thị trường
Bên cạnh đó việc sử dụng độ bẩy hoạt động của công ty đạt hiệu quả chưa cao vì khi doanh thu tăng lên thì độ bẩy hoạt động lại đang giảm xuống Điều này cho thấy việc phân bổ chi phí cố định và chi phí biến đổi của công ty đang có vấn đề Chi phí cố định chiếm tỷ trọng nhỏ và việc sử dụng chi phí cố định chưa hiệu quả và chưa linh hoạt qua các năm nên DOL chưa khuếch đại được sự tăng lên của doanh thu
2.3.2.2 Hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính
Độ bẩy tài chính là thước đo rủi ro của doanh nghiệp, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ Khi độ bẩy tài chính tăng, rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu cũng tăng theo Do đó, cần theo dõi sát sao chỉ tiêu độ bẩy tài chính của doanh nghiệp, vì sự biến động của chỉ tiêu này phản ánh rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt Ngoài ra, độ bẩy tài chính còn khuếch đại biến động của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) khi có thay đổi về thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) Với mức độ bẩy tài chính hiện tại, doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Nhìn chung việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, công ty cần đề ra những biện pháp thích hợp về việc sử dụng nợ vay để tăng hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong thời gian tới
2.3.2.3 Hạn chế sử dụng đòn bẩy tổng hợp
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Trong thời buổi hội nhập và phát triển theo hướng toàn cầu hóa thì mọi công ty luôn phải đối mặt với vô vàn thách thức: sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, sự phát triển đa dạng và thay đổi không ngừng, sự đổi mới và nâng cao về công nghệ kỹ thuật… Muốn đứng vững trên thị trường, đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn xa và kỹ năng hoạch định chiến lược, định hướng phát triển cho công ty để có những bước đi đúng đắn trong tương lai
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vạch ra những định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh như sau:
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh, hiện thực hóa cải thiện các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền;
- Hướng tới là một cổ phiếu cơ bản của một doanh nghiệp kinh doanh cơ bản
- Chúng ta phải đánh giá sát diễn biến thị trường và lường trước được những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội mà Lâm Thao có thể nắm bắt giá cả cạnh tranh cũng như sự đổi mới sáng tạo, đầu tư quy mô bài bản… nên chiến lược đầu tư cũng như mọi sản phẩm dịch vụ của Lâm Thao sẽ phải hết sức hợp lý
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoàn hảo nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Tiến hành công tác chăm sóc các khách hàng thân thiết đã sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của công ty
- Đẩy mạnh công tác marketing tìm kiếm thị trường mới cũng như lượng khách hàng tiềm năng để không ngừng nâng cao thị phần
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ cũng như tinh thần trách nhiệm cao
- Tập trung khắc phục triệt để về các chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
- Cải thiện về hiệu suất sử dụng tài sản cũng như các hiệu suất sinh lời
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn cần cải thiện những điểm yếu còn tồn tại, không ngừng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty bằng cách mở các khóa đào tạo về quản lý, mời chuyên gia nước ngoài trực tiếp truyền dạy kiến thức chuyên môn cho công nhân viên ứng dụng vào sản xuất, vận hành máy móc, thiết bị Phân bổ nguồn lực hợp lý để có thể tối ưu hóa công việc trong từng khâu từ khâu sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra trên thị trường
Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, Lâm Thao phấn đấu định hướng phát triển bền vững và trở thành top 1 lớn nhất thuộc lĩnh vực sản xuất phân bón, hóa chất trên toàn quốc
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty
Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
3.2.1 Giải pháp quản trị chi phí
Một công ty muốn hoạt động tốt và có lợi nhuận cao thì ngoài việc đầu tư, phát triển kinh doanh hiệu quả thì còn cần phải biết quản lý chi phí một cách chặt chẽ và hợp lý, giảm thiểu các chi phí không cần thiết với công ty Công ty trong giai đoạn 2020 –
Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) trong giai đoạn 2020-2022 chiếm tỷ trọng lớn, trực tiếp ảnh hưởng tới tổng chi phí cố định của công ty Theo kế hoạch, công ty sẽ giảm 5% chi phí QLDN trong giai đoạn 2022-2024 so với giai đoạn trước Việc này sẽ dẫn đến giảm chi phí cố định, giúp xác định được đòn bẩy hoạt động và doanh thu hòa vốn của năm 2023.
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.1 Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023
Năm Chênh lệch phần trăm(%) 2022-2023
Biến phí 2.858.701.830.644 2.858.701.830.644 0 Độ bẩy hoạt động
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính)
Như vậy, khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5% kéo theo định phí giảm 4,33% (giảm từ 231.887 triệu đồng xuống còn 221.855 triệu đồng) từ đó khiến độ bẩy hoạt động giảm 13,38% so với năm 2022 xuống còn 3,95 lần Độ bẩy hoạt động giảm điều này cho thấy mức độ nhạy cảm của lợi nhuận hoạt động do sự thay đổi trong doanh thu tiêu thụ giảm đi cùng với đó thì rủi ro công ty phải đối mặt cũng giảm xuống Bên cạnh độ bẩy hoạt động giảm đi, việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tác động làm giảm doanh thu hòa vốn Cụ thể khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đi 5% kéo theo doanh thu hòa vốn giảm 4,33% (từ 2.463.826 triệu đồng xuống còn 2.357.238 triệu đồng) Điều này có nghĩa là để bù đắp các chi phí bỏ ra, công ty chỉ cần có mức doanh thu ít hơn năm trước Với mức doanh thu hòa vốn giảm như vậy trong khi giả định là doanh thu tiêu thụ không thay đổi so với năm 2022 thì mức doanh thu thuần an toàn của công ty tăng lên (từ 691.880 triệu đồng năm 2022 lên 798.468 triệu đồng năm 2023) sẽ kéo theo lợi nhuận công ty đạt được cũng sẽ tăng Để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ta có thể giảm một số chi phí như sau:
Chi phí nhân viên quản lý: Xem xét cân nhắc giảm lương của những cán bộ có hiệu suất làm việc kém, thay đổi cơ cấu lương theo định mức công việc và lương theo năng suất, tinh giản biên chế thông qua việc cắt giảm những vị trí không cần thiết, tăng cường đào tạo và phát triển năng lực đội ngũ nhân viên quản lý để nâng cao hiệu quả công việc.
81 doanh thu của công ty Có thể sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong việc quản lý doanh nghiệp: CRM, ERP, HRM,…để giảm thiểu lượng nhân viên
Các doanh nghiệp nên thiết lập chuẩn chi phí cho các trường hợp cụ thể để xây dựng định mức chi phí bán hàng hợp lý Để xác định mức chi phí này, doanh nghiệp cần xác định những khoản chi tiêu cần thiết và những khoản chi nên tiết kiệm Bằng cách lập kế hoạch trước, doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả các khoản chi phí bán hàng, tránh lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực tài chính của mình.
- Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí đồ dùng văn phòng: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các thiết bị đồ dùng văn phòng Hạn chế mua hoặc thanh lý bớt các máy móc ít sử dụng hoặc không thực sự cần thiết,…
Doanh nghiệp cần phân tích và lập kế hoạch cơ cấu chi phí tối ưu phù hợp với từng thời kỳ, dựa trên biến động giá cả thị trường Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để tránh lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích.
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty chiếm phần lớn là nhà máy, vật kiến trúc và máy móc thiết bị Để có thể giảm được chi phí khấu hao về nhà cửa trên thực tế là điều khá khó khăn vì tòa nhà hiện tại công ty đang sử dụng làm trụ sở chính đã được ký hợp đồng thuê dài hạn với mức tiền thuê đã định sẵn và tăng theo chu kỳ Do vậy công ty cần phải tận dụng một cách tối đa giá trị sử dụng của tòa nhà đó, sắp xếp các phòng ban, kho để hàng, xưởng sản xuất sao cho thật hợp lý, tránh làm hư hại tới kiến trúc tòa nhà để giảm chi phí phát sinh sửa chữa lớn Ngoài ra, trong sản xuất, nhân viên kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc để tránh chi phí sửa chữa làm tăng chi phí và ngưng trệ sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc để đạt sản lượng cao với chi phí thấp Đối với những máy móc thiết bị không còn sử dụng được nữa, lỗi thời công ty nên bán thanh lý để thu hồi giá trị còn lại, tái đầu tư vào các thiết bị mới hiện đại