1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp Luật Về Ưu Đãi Thuế Nhằm Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp Sáng Tạo – Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Bài Học Cho Việt Nam.pdf

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định pháp luật về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Như Hạnh, Nguyễn Ngọc Minh Phúc, Nguyễn Hồng Minh Anh, Lê Trâm Anh
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 864,11 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết (5)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (6)
    • 2.1. Tình hình nghiên cứu trong trường (6)
    • 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài trường (6)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (7)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (7)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (7)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài (8)
    • 4.1. Phạm vi nghiên cứu đề tài (8)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài (8)
  • 5. Kết cấu của đề tài (8)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO (9)
    • 1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (9)
      • 1.1. Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (9)
        • 1.1.1. Doanh nghiệp khởi nghiệp (9)
        • 1.1.2. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (10)
        • 1.1.3. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (12)
      • 1.2. Đặc điểm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (15)
      • 1.3. Vai trò doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (0)
    • 2. Quy định pháp luật về chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (19)
      • 2.1. Các quy định hỗ trợ chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (19)
        • 2.1.1. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (20)
        • 2.1.2. Điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ (22)
      • 2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ ưu đãi thuế (27)
        • 2.2.1. Các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thu nhập doanh nghiệp (27)
        • 2.2.2. Các quy định về Thuế Xuất khẩu - Thuế Nhập khẩu (32)
      • 2.3. Đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (32)
    • 3. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (36)
      • 3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay (36)
      • 3.2. Những bất cập trong việc phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt (38)
  • CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO VIỆT NAM (42)
    • 1. Quy định của pháp luật nước ngoài về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (43)
      • 1.1. Pháp luật Tây Ban Nha (43)
      • 1.2. Pháp luật Hàn Quốc (49)
      • 1.3. Pháp luật Singapore (52)
      • 1.4. Một số hệ thống pháp luật khác (55)
    • 2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam về chế độ ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (58)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................................. 59 (63)

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách, văn bản pháp luật sẵn có của Nhà nước nhằm hỗ trợ “doanh nghiệp khởi nghiệp” nói chung như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Luật hỗ trợ doanh

Tính cấp thiết

Mặc dù thị trường khởi nghiệp tại nước ta hình thành muộn hơn so với các nước trên thế giới tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã có hệ sinh thái khởi nghiệp khá hoàn thiện Có thể thấy các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bằng chứng là theo một thống kê của Bộ khoa học và Công nghệ vào năm 2017 cho thấy, cả nước hiện có có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 1 Sự phát triển của loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế và xã hội nước ta Đặc biệt, bên cạnh những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 mang tới thì đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp nhanh nhạy, linh động ứng biến với thị trường bắt đầu kế hoạch khởi nghiệp bằng khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới để phát huy khả năng nhân rộng quy mô kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Từ đó tạo ra sự đột phá trong tốc độ phát triển so với những doanh nghiệp khởi nghiệp truyền thống khác

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách, văn bản pháp luật sẵn có của Nhà nước nhằm hỗ trợ “doanh nghiệp khởi nghiệp” nói chung như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; Kế hoạch 4857/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2020-2025… thì “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” nói riêng vẫn luôn có nguy cơ phải đối mặt với những thử thách, khó khăn như: khả năng kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước; chưa có kế hoạch, hướng dẫn phát triển trong những thị trường tiềm năng có sẵn như các tập đoàn đa quốc gia, những tập đoàn đến từ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam; chính sách ưu đãi về thuế đối với loại hình khởi nghiệp này chưa được điều chỉnh cụ thể rõ ràng… do mô hình này còn khá mới mẻ đối với nước ta Hơn hết, việc chưa có sự điều chỉnh chi tiết cụ thể về chế độ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã vô tình tạo ra một rào cản vô hình gây trở ngại cho các nhà đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án, mục tiêu khởi nghiệp của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến những hạn chế trong việc tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mở rộng quy mô kinh doanh và hội nhập với thị trường quốc tế

1 Hoàng Thị Kim Khánh, Tống Văn Tuyên, Đặng Ngọc Thư, “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-doanh- nghiep-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-70661.htm, truy cập ngày 01/4/2023

Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hỗ trợ cũng như áp dụng những cách thức khởi nghiệp sáng tạo từ các quốc gia phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Quy định pháp luật về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị áp dụng vào pháp luật Việt Nam.

Tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu trong trường

Ở góc độ khoá luận cử nhân, có bài viết “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” được viết bởi tác giả Nguyễn Thị Diễm Thu (năm 2010) Ở góc độ luận văn thạc sĩ, có bài viết “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Tú Nguyệt (năm 2012)

Nhìn chung các tác giả đều đề cập đến những vấn đề liên quan đến chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Tình hình nghiên cứu ngoài trường

Ở góc độ các bài báo, tạp chí khoa học, có bài viết “Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: Những vấn đề đặt ra” được viết bởi tác giả PGS.TS Lê Xuân Trường trong Tạp chí Tài chính số 678 tr 13-16 (2018); bài viết “Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được viết bởi tác giả Trần Hùng trong Kinh tế và dự báo, Bộ kế hoạch và đầu tư số 13 tr 31-33 (2018); bài viết “Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp” được viết bởi tác giả Nguyễn Văn Thịnh trong Tạp chí Tài chính số 678 tr 4-12 (2018); bài viết “Áp dụng chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” được viết bởi nhóm tác giả Phạm Đức Anh và Bùi Thị Mến (năm 2022); bài viết “Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua chính sách thuế” của nhóm tác giả Lương Thu Thuỷ và Nguyễn Đào Tùng (năm 2020) Ở góc độ đề tài nghiên cứu khoa học, có đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam” được viết bởi tác giả Võ Phan Như Quỳnh (năm 2019)

Những bài viết nêu trên, đã phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và đánh giá thực trạng áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam Qua đó, các tác giả cũng đưa ra được những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Tuy nhiên, phạm vi của bài viết chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa cũng như các giải pháp đưa ra cũng chỉ mang tính chất chung cho toàn bộ đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chưa đưa ra được định hướng cụ thể cho đối tượng riêng là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu được chia thành hai chương với nội dung như sau:

Chương 1: Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và quy định về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chương 2: Kinh nghiệm nước ngoài và một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cho Việt Nam.

KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

1.1 Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

“Doanh nghiệp khởi nghiệp” là khái niệm chưa được định nghĩa trong các văn bản pháp luật của Việt Nam Do đó, tuỳ vào từng cách tiếp cận mà khái niệm này được định nghĩa khác nhau Theo nghĩa Hán-Việt, “khởi” là khởi đầu, bắt đầu và “nghiệp” là sự nghiệp, công việc 2 Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp là một doanh nghiệp bắt đầu phát triển một sự nghiệp, công việc cụ thể là một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ mới để đưa vào thị trường và tạo ra lợi nhuận

Các nhà kinh tế cũng có những cách tiếp cận khác nhau và đưa ra định nghĩa về khái niệm này theo quan điểm của mình Cụ thể:

Theo Neil Blumenthal, đồng Giám đốc điều hành của Warby Parker được trích dẫn trên tạp chí Forbes: “A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công ty mà hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo)

Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” thì: A startup is “a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm dịch: Startup “là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn”).” 3

Tại Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp trong những năm gần đây là cụm từ thường xuyên được nhắc đến Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa để nhận diện loại doanh nghiệp này Trên cơ sở giải thích thuật ngữ và những cách tiếp cận của các nhà kinh tế học, trong đề tài này, nhóm tác giả nhận định doanh nghiệp khởi nghiệp là một doanh nghiệp mới được thành lập với mục tiêu tập trung phát triển quy mô sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế hoặc cải tiến những sản phẩm, dịch vụ đang có trên thị trường mà chưa chắc chắn được kết quả mà chúng mang lại

2 Phan Vũ, “Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, [https://htpldn.moj.gov.vn/] (truy cập 01/04/2023)

3 Võ Phan Như Quỳnh (2019), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tr 6-

1.1.2 Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện đang là đối tượng được nhiều kỳ vọng và sự quan tâm trong chính sách phát triển doanh nghiệp của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng cũng đã khẳng định: “Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới” 4 Chính vì vậy, kể từ khi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xuất hiện, thuật ngữ này đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau Ở nước ngoài, doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đều được hiểu dưới thuật ngữ phổ biến là “startup” Họ sử dụng từ “startup” để chỉ chung các doanh nghiệp bắt đầu một hoạt động, quá trình kinh doanh sản xuất mà không cần phân biệt rõ doanh nghiệp khởi nghiệp đó có yếu tố sáng tạo hay không Tại Ấn Độ, theo “Notification Startup India Definition - Định nghĩa thông báo về Startup ở Ấn Độ” thì một thực thể sẽ được xem là “Startup” sẽ phải đảm bảo ba điều kiện về thời gian thành lập/ đăng ký và loại hình doanh nghiệp; giới hạn doanh thu trong một năm tài chính; doanh nghiệp mà hướng đến sự đổi mới, phát triển và hoặc nâng cấp sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ hoặc là mô hình kinh doanh mở rộng có tiềm năng tạo ra tài sản và cơ hội việc làm cao

Tại Việt Nam, “startup” cũng là thuật ngữ được cộng đồng sử dụng phổ biến để định nghĩa khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Theo lời của Phó Thủ tướng

Vũ Đức Đam đã định nghĩa tại Ngày hội khởi nghiệp Khoa học & Công nghệ Việt Nam

- Techfest 2016 thì Startup chính là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Đó là một cộng đồng đặc biệt, vì theo ông, “tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và vì qua mạng nên không có tính biên giới” 5

Tiếp cận dưới một cách hiểu khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT - ông Trương Gia Bình cho rằng: “Nói đến startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm” và không tính đến các doanh nghiệp mở quán cà phê hay quán phở 6

4 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021

5 Trần Văn Thiện, Trần Nguyễn Nhã Chi, Trần Quốc Long, “Khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội của tuổi trẻ Việt Nam”, [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khoi-nghiep-sang-tao-la-co-hoi-cua-tuoi-tre-viet-nam-77368.htm] (truy cập ngày 11/3/2023)

6 Theo Trí Thức Trẻ, “Ông Trương Gia Bình: Đừng nhầm lẫn, bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là khởi nghiệp!”, [https://web.archive.org/web/20161104141825/http://ictnews.vn/khoi-nghiep/ong-truong-gia-binh- dung-nham-lan-ban-ca-phe-ban-pho-thi-khong-the-goi-la-khoi-nghiep-145336.ict] (truy cập ngày 11/3/2023)

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lần đầu tiên được tiếp cận dưới dạng là doanh nghiệp nhỏ và vừa Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3 Luật

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh” Tuy nhiên, theo định nghĩa tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thì đã bãi bỏ quy mô của doanh nghiệp, cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị định này quy định cụ thể doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là “Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”

Có thể nhận thấy, tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP khái niệm “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” đã được xây dựng theo hướng mở rộng hơn Cụ thể, không còn hạn chế trong phạm vi quy mô vừa và nhỏ như trước Theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngoài việc đáp ứng các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng các tiêu chí về số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng nguồn vốn, tổng doanh thu của năm trước để được xem là nhỏ và vừa Chỉ khi đáp ứng các tiêu chí này, doanh nghiệp mới được xem là nhỏ và vừa, và từ đó mới được coi là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Như vậy, đối với các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí đó thì liệu có được xem là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không?

Song, một bước tiến tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP thể hiện qua việc quy định không hạn chế về quy mô doanh nghiệp Điều này có nghĩa rằng, ngay cả khi không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp vẫn có thể được xem xét là khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Nghị định này Theo quan điểm của nhóm tác giả đồng tình với khái niệm được quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP, bởi lẽ bất kì các doanh nghiệp nào cũng đều chứa đựng những tiềm năng và khả năng tạo ra giá trị tích cực cho xã hội và phát triển đất nước Do đó, việc giới hạn theo quy mô vừa và nhỏ như trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giới hạn phạm vi hoạt động và không công bằng đối với những doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu mặc dù mang lại kết quả có giá trị Thiết nghĩ việc mở rộng quy định về khái niệm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là cần thiết, để tạo điều kiện công bằng, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Điều này cũng sẽ tạo niềm tin và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quan tâm đến việc thiết lập dự án

Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp mới thành lập tiến hành khởi nghiệp từ việc ứng dụng các giải pháp, kỹ thuật, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, sáng tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và tạo ra những bước đột phá trên thị trường Một trong những điểm cơ bản để nhận biết doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nằm ở việc chủ thể này hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới Thêm vào đó, yếu tố đặc biệt nhất để phân biệt doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp khác là việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai các giải pháp kinh doanh đem lại khả năng “tăng trưởng nhanh” về quy mô, khách hàng cũng như lợi nhuận

1.1.3 Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Quy định pháp luật về chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Dựa trên những thông tin đã phân tích về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhóm tác giả nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết lập các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là những chính sách ưu đãi liên quan đến thuế Việc phân tích cả về chính sách hỗ trợ tổng thể cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và cụ thể về chính sách ưu đãi thuế có thể giúp làm sáng tỏ các vấn đề hạn chế mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang gặp phải Từ đó, nhóm tác giả có thể nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải hoàn thiện các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của họ và đối mặt với những thách thức hiện tại

2.1 Các quy định hỗ trợ chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều hình thức hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nếu đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định Qua đó, lần đầu tiên Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã đưa ra khái niệm “doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo” cũng như đưa ra các điều kiện và nội dung hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; tinh thần Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ngày 11 tháng 3 năm 2018; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 26 tháng 8 năm 2021

19 Song Hoàng, “Việt Nam đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD cho các doanh nghiệp khởi nghiệp”, VNEconomy,

[https://vneconomy.vn/viet-nam-da-dau-tu-hon-1-5-ty-usd-cho-cac-doanh-nghiep-khoi-nghiep.htm] (truy cập ngày 14/3/2023)

2.1.1 Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ chung, tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại từng địa phương và từng thời kỳ Hiện tại khung pháp lý áp dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” được quy định tại Mục 1 Chương II Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, các chính sách này bao gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thuế và kế toán, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý, và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Bên cạnh những chính sách chung, theo khoản 2 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Điều 21 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn nhận được những nội dung hỗ trợ riêng theo các chế độ sau:

Thứ nhất, hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới Các nội dung hỗ trợ nêu trên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới với các hoạt động cụ thể sau:

Một là, hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ: Đây là hoạt động giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ mới Thay vì phải tự mình nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ đã có sẵn để phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình một cách hiệu quả hơn

Hai là, hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có nguồn lực hạn chế và chưa có kinh nghiệm sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật phức tạp Việc được hỗ trợ trong việc sử dụng thiết bị sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thiết bị, đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc tìm hiểu và khắc phục sự cố Đồng thời tăng năng suất sản xuất và năng lực cạnh tranh khi sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường

Ba là, hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung: Các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung thường được trang bị đầy đủ các tiện ích và thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có môi trường làm việc chuyên nghiệp và thuận tiện, đồng thời doanh nghiệp có thể chia sẻ các khoản chi phí khác như chi phí vận hành, bảo trì, tiện ích với các doanh nghiệp khác Đây cũng là nơi giao lưu kết nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp giúp họ trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển

Bốn là, hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới: Quá trình thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới là một quá trình quan trọng giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh của mình, đánh giá được các ưu điểm, nhược điểm để có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh đúng hướng Đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư thông qua việc đánh giá được tiềm năng thị trường của sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới của mình

Thứ hai, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng

Về hoạt động hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm: Nhằm mục đích nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để giúp cho doanh nghiệp này kịp thời nắm bắt xu hướng mới, đưa ra sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu cũng như tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh đó trên thị trường

Về hoạt động hỗ trợ hỗ thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Cung cấp thông tin về thị trường và các cơ hội đầu tư: doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường khó tiếp cận được thông tin về thị trường và cơ hội đầu tư Việc hỗ trợ cung cấp thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thị trường và định hướng đầu tư phù hợp Đồng thời đây cũng là cơ hội giới thiệu và kết nối với các nhà đầu tư có uy tín và kinh nghiệm từ đó tìm ra chiến lược đầu tư hợp lý và đúng đắn

Về hoạt động hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ: Hoạt động hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ - một tài sản quan trọng của một doanh nghiệp, đó là những quyền đối với các sản phẩm, dịch vụ, phát minh, công nghệ và thương hiệu của doanh nghiệp Những hoạt động hỗ trợ như sau sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tránh được việc bị đánh cắp ý tưởng hoặc sản phẩm, dịch vụ của mình Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ còn giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và tránh bị đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt thị phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp vì những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường được định giá cao hơn nếu có bảo vệ về sở hữu trí tuệ

Thứ ba, hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Hoạt động hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giúp cho các doanh nghiệp này tăng cường khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến thị trường, nguồn lực, chính sách hỗ trợ và các cơ hội mới… Đối với vấn đề xúc tiến thương mại, việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo sẽ giúp tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả Kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo cũng là một phần không thể thiếu thông qua các sự kiện, chương trình đào tạo, hội thảo, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tạo ra các liên kết hợp tác, tăng cường khả năng phát triển của mình

Thứ tư, hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ Hoạt động hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giúp tạo ra giá trị kinh tế từ các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững Việc giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tận dụng tài sản trí tuệ để bảo vệ và nâng cao giá trị thương hiệu cũng là một trong những ý nghĩa to lớn của hoạt động hỗ trợ này

Cuối cùng, trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng

2.1.2 Điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ

Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

3.1 Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay

Ngày nay, cụm từ “Startup” không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, chính vì thế để có thể quản lý cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề mà từ các cơ quan truyền thông đến các nhà hoạch định chính sách đều quan tâm hàng đầu Giai đoạn 2017 - 2020 được xem là thời điểm chín muồi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp đó trong lĩnh vực thuế Đồng thời, theo như công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 03/2023, cả nước có tổng 19.684 doanh nghiệp thành lập mới tăng 44.91% so với tháng 02/2023 (8.841 doanh nghiệp) 34 Qua đó, số lao động đăng ký gần 119.642 lao động tăng 42.68% về số lao động so với tháng 02/2023 Có thể thấy, việc các doanh nghiệp thành lập mới đã giải quyết được phần nào vấn đề lao động cho người dân Một dấu hiệu tích cực cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm một cách đáng kể

Qua số liệu ghi nhận trên cho thấy, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ngày một tăng cao trong những năm gần đây, trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là nhóm doanh nghiệp mới vẫn đang tồn tại những hạn chế trong quy định hỗ trợ về thuế đối với loại hình doanh nghiệp này trong khi nguồn vốn đầu tư đổ vào là không nhỏ do tiềm năng phát triển to lớn của các sản phẩm, dịch vụ mà nó tạo ra, được thể hiện thông qua số liệu dưới đây:

34 Minh Ngọc, “Số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh”, Báo Điện tử Chính phủ, [https://baochinhphu.vn/so- doanh-nghiep-thanh-lap-moi-tang-manh-102221031102407881.htm] (truy cập ngày 29/3/2023)

- Năm 2021 tổng vốn đầu tư vào khởi nghiệp Việt Nam đạt kỷ lục 1,4 tỷ USD, tăng gần 4 lần so với năm 2020 và cao gấp 6 lần con số kỷ lục năm 2019 (874 triệu USD) Việt Nam cũng xuất hiện thêm 2 kỳ lân công nghệ là Sky Mavis và Momo

- Cuối năm 2021, ghi nhận có hơn 1,5 tỷ USD đã được đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam - nhận thấy được sự quan tâm đặc biệt từ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đặc biệt là các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

- Cả nước có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có hơn

200 không gian làm việc chung, 79 cơ sở ươm tạo, 29 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khoảng 170 trường đại học, cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, 43 trường đại học thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ nhằm hỗ trợ khởi nghiệp lâu dài 35

- Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) thì Việt Nam có 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước; và khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam

Bên cạnh đó, với lý do có thể nhanh chóng hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có động lực phát triển hơn đã tạo điều kiện, động lực cho việc hình thành nên các tổ chức, cơ quan chuyên hỗ trợ có thể kể đến như: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC); Hatch! Ventures; Song, các tổ chức, cơ quan chức năng có chuyên môn cũng đã thiết kế ra nhiều Quỹ hỗ trợ; Đề án hỗ trợ; Chương trình hỗ trợ; cũng được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với mục tiêu chính là tư vấn, hỗ trợ và đặc biệt là thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nổi bật nhất có thể nhắc đến Quyết định số 844/QĐ-TTg được ban hành ngày 18 tháng 5 năm

2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” với mục đích tuyển chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đây là văn bản chính sách đầu tiên, được xem là bao quát nhất và tạo nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay Một số chương trình hỗ trợ khác có thể nhắc đến như: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo vay vốn đầu tư cơ bản; Chương trình Thanh niên Khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021, nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hay Chương trình TECHFEST - sự kiện thường niên của Chính phủ dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quy tụ được các đối tác trong hệ sinh thái này

35 Song Hoàng, tlđd (19), (truy cập ngày 30/3/2023)

3.2 Những bất cập trong việc phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay

Từ các thực trạng trên cho thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng như những nỗ lực của Chính phủ nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự sáng tạo, bức phá trong khởi nghiệp Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam gặp nhiều rào cản, bất cập từ lúc thành lập cho đến quá trình phát triển:

Thứ nhất, bất cập về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Theo như nhóm tác giả đã đề cập đến về thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tuy nhiên các chính sách hỗ trợ này của Nhà nước vẫn còn hạn chế, chưa tập trung sâu vào từng ngành nghề, lĩnh vực dẫn đến Việt Nam khó có thể thu hút được các nhà đầu tư thiên thần hay quỹ đầu tư mạo hiểm 36 Theo Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 9/2016, “Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp” - Hoàng Thị Tư: “Quy mô hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn hẹp, hiện chỉ mới tập trung vào hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, chính sách tư vấn về quản trị kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất Hoạt động trợ giúp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đến nay vẫn chưa phát huy được tác dụng, còn chồng chéo và phân tán Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thấp do các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp kém hiệu quả.” 37

Thứ hai, bất cập trong thủ tục hỗ trợ khởi nghiệp Đối với 1 doanh nghiệp khởi nghiệp thì các chính sách hỗ trợ, các quỹ đầu tư và kể cả các thủ tục hành chính cũng đều là những bước đầu để doanh nghiệp có thể thuận lợi khởi nghiệp, vì thế việc gặp những khó khăn trong bước này có thể dẫn đến khả năng phần lớn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không có khả năng đi tiếp và thất bại

Ví dụ như doanh nghiệp và nhà đầu tư cho biết thường mất khoảng 06 tháng đến

1 năm để hoàn thành các quy định và thủ tục cho một thương vụ đầu tư Quy trình để giải ngân nguồn vốn từ thời điểm các bên ra quyết định đầu tư tới khi ký quyết định đầu tư hay các quy trình rút vốn, chuyển nhượng vốn vẫn còn rườm rà phức tạp và không phù hợp với tính chất đầu tư rủi ro, mạo hiểm của khởi nghiệp sáng tạo 38

36 Hương Giang, “Những rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam”, Doanh Nhân Trẻ,

[https://doanhnhantrevietnam.vn/nhung-rao-can-doi-voi-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-tai-viet-nam- d3866.html] (truy cập ngày 30/3/2023)

37 Hoàng Thị Tư, “Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng

09/2016 (640), [https://epaper.tapchitaichinh.vn/tctc_1_9_2016/files/assets/basic-html/page9.html] (truy cập ngày

Thứ ba, bất cập trong đổi mới công nghệ

Việc đổi mới công nghệ là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đạt được sự cạnh tranh trên thị trường Điều này có thể thấy rõ ở các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, những chương trình, chính sách này thường đánh vào sự sáng tạo, đổi mới về công nghệ Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đổi mới công nghệ vẫn chưa được đầu tư đầy đủ và chưa được đưa vào ứng dụng một cách hiệu quả Việc phát triển công nghệ đòi hỏi nhiều nguồn lực, từ vốn đầu tư đến nhân lực và cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc thu hút đủ nguồn vốn cần thiết cho các dự án phát triển công nghệ của mình cũng như các cơ chế, chính sách chưa tạo được động lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngoài ra, mặc dù ở Việt Nam có những tổ chức khoa học công nghệ nhưng hiệu quả của các tổ chức này đem lại vẫn chưa cao Không những thế, các hợp tác quốc tế hiện tại vẫn thiếu trọng tâm, chưa tập trung cao về việc tiếp thu, học hỏi để làm chủ công nghệ tiến tiến 39 dẫn đến khi các doanh nghiệp khởi nghiệp muốn đổi mới sáng tạo về các lĩnh vực công nghệ sẽ gặp những bất cập như đã phân tích

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO VIỆT NAM

Quy định của pháp luật nước ngoài về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chính vì lẽ đó, để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển và xây dựng được hành lang pháp lý mạnh mẽ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cũng như giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong hệ thống pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trên cơ sở tham khảo pháp luật, chính sách, chương trình hỗ trợ của các nước trên thế giới, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ đối tượng này

1 Quy định của pháp luật nước ngoài về ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

1.1 Pháp luật Tây Ban Nha

Trong thời đại phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay trên toàn cầu, hoạt động khởi nghiệp ứng dụng các phương án, công cụ công nghệ mang tính sáng tạo là một việc làm tất yếu để doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí, thương hiệu của mình trên thị trường, tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc gia Chính vì thế, mô hình kinh doanh dựa trên sự đổi mới

42 Ánh Tuyết, “Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp phạm vi hưởng ưu đãi thuế”, VNEconomy, [https://vneconomy.vn/bo- tai-chinh-de-xuat-thu-hep-pham-vi-huong-uu-dai-thue.htm] (truy cập ngày 11/8/2023) sáng tạo càng ngày càng được tiếp cận nhiều hơn, phát triển mạnh mẽ hơn Qua đó, sự hỗ trợ các doanh nghiệp này không chỉ giúp kinh tế của quốc gia có thể phát triển mà còn có thể thu hút nhiều nhân tài và nhà đầu tư bằng cách tạo ra các hệ sinh thái thuận lợi cho việc thành lập nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Mới đây, Tây Ban Nha, để có thể củng cố nền tảng phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ và thúc đẩy sự tiến bộ của loại hình doanh nghiệp này Vì lẽ đó, Dự thảo: Luật Thúc đẩy hệ sinh thái các công ty mới nổi (Law for the promotion of the ecosystem of emerging companies – Ley de fomento del ecosistema de las empresas emergentes) đã được thông qua vào tháng 12 năm 2022 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng

01 năm 2023 tại Tây Ban Nha

Theo các nhà làm luật, họ cho rằng để củng cố và thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tạo nền tảng giúp những doanh nghiệp này trở thành một trong những yếu tố giúp phục hồi và hiện đại hoá nền kinh tế Tây Ban Nha, thông qua văn bản quy phạm pháp luật nói trên, các nhà làm luật đã đưa ra những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có thể kể đến như: Hỗ trợ tinh thần kinh doanh (El apoyo al emprendimiento); Chú ý đến các tài năng nữ (Atención especial al talento femenino); Phát triển các công cụ tài chính để thúc đẩy đầu tư ban đầu (Desarrollo de instrumentos financieros para impulsar la inversión inicial); Tăng trưởng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đột phá (Crecimiento en startups en tecnologías disruptivas); thành lập Văn phòng Doanh nhân quốc gia (ONE) trung tâm cung cấp dịch vụ một cửa cho các công ty khởi nghiệp và công ty mới nổi (la

Oficina Nacional de Emprendimiento (ONE) como ventanilla única de servicios para emprendedores digitales y empresas emergentes),

Nhắc đến các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì tại Việt Nam cũng đã đưa ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian đầu hoạt động có thể kể đến như: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thuế và kế toán, (hỗ trợ về mặt tài chính); hỗ trợ về thông tin, tư vấn và pháp lý, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ thị trường, (hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật) Đối chiếu với pháp luật tại Tây Ban Nha, Việt Nam bên cạnh việc tập trung phát triển hoạt động về hỗ trợ thuế cụ thể, rõ ràng và ưu đãi hơn thì cần tiếp thu và vận dụng các quy định của pháp luật Tây Ban Nha như tập trung, dành sự quan tâm nhiều hơn đến các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoặc có thể xây dựng một bộ phận chuyên môn hoá các công việc, dịch vụ liên quan đến việc thành lập, hoạt động và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam một cách có chọn lọc để phù hợp với bối cảnh và nền kinh tế của đất nước

Theo Đạo luật Thúc đẩy hệ sinh thái các công ty mới nổi - “Ley de fomento del ecosistema de las empresas emergentes”, các nhà làm luật cho rằng các doanh nghiệp mới nổi sẽ có các đặc điểm riêng biệt, dẫn đến việc khung pháp lý hiện tại áp dụng cho doanh nghiệp thông thường không phù hợp Vì lý do này, cần xây dựng những quy định độc lập để phù hợp với loại hình doanh nghiệp đầy tiềm năng này, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và quốc gia nói chung Với mục tiêu thành lập và tăng trưởng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hiệu quả và năng suất trong suốt chu kỳ thành lập doanh nghiệp, Tây Ban Nha đã thành lập các tổ chức chuyên môn với mục đích hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, cũng như bổ sung tại Đạo luật này những kế hoạch, chương trình đầu tư cụ thể trong Kế hoạch phục hồi, Chuyển đổi và khả năng phục hồi của Tây Ban Nha (Plan de Recuperación, Transformación y Resiliencia de Espaủa) Trong đú, nổi bật nhất cú thể nhắc đến Quỹ cụng nghệ tiếp theo (Fondo Next Tech) được quản lý bởi Viện Tín dụng với nhiệm vụ huy động vốn công và quỹ cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đột phá và quỹ hỗ trợ nữ doanh nhân do công ty Sáng tạo Quốc gia (ENISA) quản lý (entre los que cabe destacar el recientemente creado Fondo Next Tech, gestionado por el Instituto de Crédito Oficial para la movilización de capital público y privado para el crecimiento de empresas emergentes en tecnologías disruptivas, y el fondo de apoyo al emprendimiento femenino gestionado por la Empresa Nacional de Innovación (ENISA))

Hầu hết những đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đều được các quốc gia đưa ra một cách tương đồng Đầu tiên, về rủi ro, tương tự như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên toàn thế giới, các doanh nghiệp này thường sẽ vướng phải những rủi ro do sự đổi mới sáng tạo của chính mình hay là sự không chắc chắn về sự thành công của mô hình kinh doanh, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được Tiếp theo, là sự khó khăn trong việc tìm kiếm và kêu gọi nguồn vốn đầu tư để doanh nghiệp có thể

“trụ vững”, phát triển trong những năm đầu cũng như thử nghiệm các ý tưởng “đổi mới sáng tạo” trước khi chính thức đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình vào thị trường, Mặt khác, tính khó khăn còn có thể nhắc đến trong việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh, hay trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như lòng tin của khách hàng dành cho một doanh nghiệp non trẻ với những sản phẩm độc đáo, mới lạ

Khi đối chiếu với pháp luật Tây Ban Nha, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở đây được tiếp cận dưới góc độ là “công ty mới nổi” Tương tự như các quốc gia khác và quan điểm mà nhóm tác giả đã phân tích, mục tiêu chung được quy định tại Đạo luật này liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhóm tác giả được thể hiện như: Thúc đẩy việc thành lập, tăng trưởng và tái định cư các công ty mới nổi, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng quốc tế hoá, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, được quy định tại điểm a, b, c Điều 2 Chương I, cụ thể mục tiêu chung của luật này là:

“a) Thúc đẩy việc thành lập, tăng trưởng và tái định cư các công ty mới nổi ở Tây Ban Nha, đặc biệt là các công ty kinh doanh siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đồng thời thiết lập các điều kiện thuận lợi cho khả năng quốc tế hóa của họ b) Thu hút nhân tài và vốn quốc tế để phát triển hệ sinh thái Tây Ban Nha của các công ty mới nổi c) Khuyến khích đầu tư công và tư nhân vào các công ty mới nổi.”

Bên cạnh đó, các nhà làm luật Tây Ban Nha cũng đưa ra một số điều kiện để một doanh nghiệp có thể được công nhận/được xem là “công ty mới nổi” bao gồm: Các doanh nghiệp vừa phải hình thành một cách hợp pháp theo Luật 14/2011, ngày 1 tháng

6, về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (la Ley 14/2011, de 1 de junio, de la Ciencia, la

Tecnología y la Innovación) vừa thỏa mãn tất cả những điều kiện được quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Đạo luật Thúc đẩy hệ sinh thái các công ty mới nổi như thời gian thành lập, mô hình kinh doanh, cụ thể như sau:

“a) Mới được thành lập hoặc không phải là mới thành lập khi chưa quá năm năm kể từ ngày đăng ký trong Cơ quan đăng ký thương mại hoặc Cơ quan đăng ký hợp tác xã có thẩm quyền về chứng thư thành lập công khai nói chung hoặc bảy năm trong trường hợp các công ty công nghệ sinh học, năng lượng, công nghiệp và các lĩnh vực chiến lược khác hoặc đã phát triển công nghệ của riêng họ, được thiết kế hoàn toàn ở Tây Ban Nha, sẽ được xác định thông qua trình tự được đề cập trong điều 4.1 b) Không phát sinh từ hoạt động sáp nhập, chia tách, chuyển đổi của các công ty không được coi là công ty mới nổi Các thuật ngữ tập trung hoặc phân biệt được coi là bao gồm trong các hoạt động trước đó c) Chưa chia hoặc đã chia cổ tức, lợi tức đối với hợp tác xã d) Không niêm yết trên thị trường có điều tiết e) Có văn phòng đăng ký, văn phòng đăng ký hoặc cơ sở thường trú tại Tây Ban Nha f) Có 60% lực lượng lao động có hợp đồng làm việc tại Tây Ban Nha Trong các hợp tác xã, với mục đích duy nhất là tỷ lệ phần trăm nói trên, các thành viên làm việc và đối tác làm việc, có mối quan hệ mang tính chất công ty, sẽ được tính trong lực lượng lao động g) Xây dựng dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có mô hình kinh doanh có khả năng nhân rộng quy định tại Điều 4.”

Theo đó, để được xem “Công ty mới nổi” - Emergentes, theo pháp luật Tây Ban Nha cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, mới được thành lập hoặc đã thành lập không quá năm (05) năm kể từ ngày đăng ký trong Cơ quan đăng ký thương mại hoặc Cơ quan đăng ký hợp tác xã có thẩm quyền về chứng thư thành lập công khai nói chung hoặc bảy (07) năm đối với doanh nghiệp công nghệ sinh học, năng lượng, công nghiệp hoặc các lĩnh vực khác tuỳ thuộc vào tình trạng công nghệ của riêng mình, được thiết kế hoàn toàn tại Tây Ban Nha

Một số kinh nghiệm cho Việt Nam về chế độ ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, Việt Nam vẫn chưa thiết lập chính sách ưu đãi thuế áp dụng riêng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mà thông qua các quy định chung để áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi thuế vẫn chưa có sự thống nhất, đồng thời cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, điều đó gây nên một số khó khăn, bất cập nhất định khi áp dụng vào thực tiễn Do đó, cần xây dựng cơ sở pháp lý riêng, cụ thể để hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Ngoài ra, có thể dùng phương thức sửa đổi, bổ sung những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế, phải nhất quán, tránh chồng chéo và đáp ứng được nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp

Sau khi phân tích pháp luật của một số nước trên thế giới về chế độ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhóm tác giả thấy được rằng ở mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau để đặt ra điều kiện, nội dung hay mức giới hạn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi thuế Nhìn chung, từ những nghiên cứu, so sánh trên, nhóm tác giả đã nhận ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam cần xem xét, sửa đổi và bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt Nam để nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã tiếp cận khái niệm này dưới góc độ là doanh nghiệp nhỏ và vừa mà cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 3 “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh” Đến Nghị định số 94/2020/NĐ-CP về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cũng đã định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại khoản 2 Điều 3 “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”

Từ những quy định trên, chúng ta thấy rằng định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở các văn bản luật, nghị định có sự khác nhau nhất định, chưa có sự thống nhất chung Nếu Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gói gọn trong phạm vi doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP đã bỏ qua yếu tố “nhỏ và vừa” Trong thực tế, bên cạnh những doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo vẫn tồn tại những doanh nghiệp không thuộc phạm vi là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng cũng bắt đầu phát triển một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ mới để đưa vào thị trường và tạo ra lợi nhuận, đáp ứng được các đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việc định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phần nào gây ra những hạn chế trong việc hỗ trợ đối với những doanh nghiệp có tiềm năng, đồng thời gây ra những khó khăn trong quá trình xác định đối tượng nhận ưu đãi Mặc dù Nghị định số 94/2020/NĐ-CP đã loại bỏ yếu tố “nhỏ và vừa” trong định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhưng xét thấy cần bổ sung thêm một số điểm để doanh nghiệp khởi nghiệp được định nghĩa một cách chặt chẽ hơn Nhóm tác giả thông qua việc nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới, điển hình như Tây Ban Nha sẽ xác định thời gian thành lập của một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là không quá năm (05) năm kể từ ngày đăng ký Tương tự pháp luật Ấn Độ cũng quy định thời gian đăng ký/ thành lập của một doanh nghiệp khởi nghiệp là không quá 10 năm và kèm theo điều kiện về doanh thu trong một năm tài chính không được vượt quá một tỷ Rupee Ấn Độ Từ đó, nhóm tác giả nhận thấy quy định về định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngoài ba điều kiện (i) Doanh nghiệp đó phải được thành lập hợp pháp, theo quy định của pháp luật; (ii) Hoạt động của doanh nghiệp phải thực hiện dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; (iii) Sản phẩm của doanh nghiệp phải có tính đột phá và khả năng tăng trưởng thì cần thiết bổ sung thêm quy định về thời gian thành lập và giới hạn tổng doanh thu trong một năm tài chính để còn được xem là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Thứ hai, về điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam được hỗ trợ

Như đã phân tích ở chương I, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về điều kiện được hưởng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mà chỉ quy định điều kiện chung được nêu trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, chỉ cần đáp ứng các điều kiện chung thì sẽ được nhận hỗ trợ Mặc dù quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dễ dàng tiếp cận được các biện pháp hỗ trợ song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi không thể sàng lọc một cách hiệu quả được các đối tượng nhận hỗ trợ, có thể gây ra lãng phí nguồn lực khi tất cả các doanh nghiệp, dù có thật sự cần hay không, đều được nhận hỗ trợ khi thoả mãn các điều kiện Do đó, để khắc phục điều này, có thể xem xét việc thiết lập các tiêu chí cụ thể hơn để đánh giá tình hình kinh doanh và khả năng phát triển của từng doanh nghiệp kết hợp với quy định điều kiện chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Liên quan đến vấn đề này, sau khi xem xét quy định của một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Singapore, cho thấy các quốc gia đều theo hướng quy định từng điều kiện cụ thể khác nhau đối với từng chương trình hỗ trợ Các điều kiện chung được quy định có thể bao gồm điều kiện về khoảng thời gian thành lập hoặc đăng ký doanh nghiệp, giới hạn doanh thu trong năm tài chính hoặc các điều kiện liên quan đến tính đổi mới, sáng tạo của sản phẩm, Song song với đó, tuỳ theo từng chương trình hỗ trợ mà các quốc gia cũng đặt ra những điều kiện riêng khác nhau, chẳng hạn như điều kiện về vốn, loại hình, quy mô doanh nghiệp hoặc các điều kiện ưu tiên khác… Thông qua cách quy định điều kiện chung đến điều kiện cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc sàng lọc ra đối tượng nhận hỗ trợ và có chính sách ưu đãi đặc thù hơn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Từ đó, hỗ trợ được tối đa, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng và đóng góp lớn hơn đối với nền kinh tế và xã hội được hưởng ưu đãi Vì lẽ đó, tương tự như Ấn Độ, Singapore và nhiều quốc gia khác, Việt Nam có thể xem xét áp dụng cách tiếp cận này, điều chỉnh và bổ sung quy định để cụ thể hơn về các điều kiện nhận ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tùy theo tình hình thực tế của thị trường Việt Nam

Thứ ba, về thời hạn được hưởng ưu đãi thuế

Trong thời gian đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường sẽ gặp khó khăn về tài chính, nguồn vốn hoặc thậm chí không đạt được doanh thu và lợi nhuận mong muốn Do đó, nhóm tác giả cho rằng Nhà nước có thể xem xét miễn thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong khoảng thời gian đầu hoạt động, thời gian miễn thuế tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau khoảng thời gian được miễn thuế thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ có thể được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu - thuế nhập khẩu thấp hơn mức thuế suất thông thường Đồng thời, Nhà nước cần thiết đặt ra thời hạn chấm dứt chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Trường hợp khi doanh nghiệp đã không còn đáp ứng điều kiện để được xem là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (chẳng hạn như doanh nghiệp thành lập qua khoảng thời hạn được hưởng ưu đãi hoặc doanh thu vượt trên mức doanh thu do luật quy định) thì sẽ doanh nghiệp đó sẽ đương nhiên chấm dứt quyền được hưởng ưu đãi thuế Song song với điều này thì trong quy định về thời hạn được hưởng ưu đãi thuế cần phải tương ứng với khoảng thời hạn được ấn định để được xem là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Thứ tư, về mức thuế suất ưu đãi được áp dụng

Hiện nay, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông áp dụng chung cho các doanh nghiệp là 20%, không phân biệt quy mô doanh nghiệp mà được áp dụng dựa trên ngành nghề và lĩnh vực được ưu đãi đầu tư Do đó, có thể xuất hiện doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không nằm trong phạm vi được hưởng ưu đãi về thuế suất nếu không hoạt động trong những ngành nghề hoặc lĩnh vực do luật quy định Để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp sáng tạo, Việt Nam cần xây dựng các mức miễn thuế dựa trên mức doanh thu hoặc quy mô, vốn ban đầu Đồng thời, nghiên cứu phân bổ các mức thuế suất sao cho phù hợp với tính chất, đặc trưng và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Các mức miễn hoặc giảm thuế suất lớn hơn có thể áp dụng trong giai đoạn khởi nghiệp và giảm dần khi doanh nghiệp trưởng thành Như vậy sẽ đảm bảo việc ưu đãi đúng đối tượng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể có nguồn lực để phát triển kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thành lập

Thứ năm, về chế độ ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư

Khoản 3 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã đặt ra quy định cho phép nhà đầu tư được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhưng hiện nay mức ưu đãi, cách thức hoặc quy trình, thủ tục được hưởng ưu đãi, như thế nào thì vẫn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan Có thể thấy, việc quy định biện pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là chưa được rõ ràng, thống nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào doanh nghiệp Trong khi đó, đây có thể được xem là biện pháp hữu hiệu khuyến khích nguồn lực trong xã hội đầu tư vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giải quyết được những vấn đề khó khăn tài chính trong giai đoạn đầu Tại Úc, nhằm khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ Úc đã ban hành chính sách ưu đãi thuế Như đã phân tích, chúng ta thấy chính sách ưu đãi thuế của Úc đã thiết lập các quy định rõ ràng và hữu ích không chỉ để khuyến khích, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mà còn xây dựng được sự tin tưởng cho nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào doanh nghiệp Do đó, việc ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư cần phải được quan tâm và hướng dẫn một cách rõ ràng hơn

Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, chính sách hỗ trợ và khung pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và phát triển

Nhờ những chính sách này, việc đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đã tăng đột phá, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân Tuy nhiên, việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn đối mặt với nhiều thách thức Đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài trợ, quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư, và đảm bảo sự bền vững của môi trường khởi nghiệp là những vấn đề cần phải được xem xét cẩn thận Ngoài ra, cần thiết phải duy trì sự tương tác chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ, ngân hàng, và doanh nghiệp để đảm bảo rằng các biện pháp hỗ trợ thực sự góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và giải quyết vấn đề pháp lý, nhóm tác giả đã nghiên cứu pháp luật các nước Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Singapore và một số hệ thống pháp luật của quốc gia khác Từ đó rút ra kinh nghiệm để xây dựng một hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn Mục tiêu là cải thiện chính sách ưu đãi thuế và giải quyết khó khăn trong luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, dựa trên sự tham khảo và tùy chỉnh cho tình hình cụ thể tại Việt Nam.

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Võ Phan Như Quỳnh (2019), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tr. 6-7.IV. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam", tr. 6-7
Tác giả: Võ Phan Như Quỳnh
Năm: 2019
24. “Australia Corporate - Tax credits and incentives”, pwc World Tax Summaries, [https://taxsummaries.pwc.com/australia/corporate/tax-credits-and-incentives] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australia Corporate - Tax credits and incentives
25. “DPIIT Startup Recognition & Tax Exemption”, [https://www.startupindia.gov.in/content/sih/en/startupgov/startup_recognition_page.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: DPIIT Startup Recognition & Tax Exemption
26. “Tax Benefits for New Startups in Singapore”, Tim Cole, [https://timcole.com.sg/tax-benefits-for-new-startups-in-singapore/] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tax Benefits for New Startups in Singapore
27. Ánh Tuyết, “Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp phạm vi hưởng ưu đãi thuế”, VNEconomy, [https://vneconomy.vn/bo-tai-chinh-de-xuat-thu-hep-pham-vi-huong-uu-dai-thue.htm] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp phạm vi hưởng ưu đãi thuế
28. Báo Chính phủ, “Bức tranh toàn cảnh về đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam”, Báo Trà Vinh, [https://www.baotravinh.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/buc-tranh-toan-canh-ve-doi-moi-sang-tao-mo-tai-viet-nam-25123.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh toàn cảnh về đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam
29. Cẩm Tú (Tổng hợp), “Giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, kinh nghiệm của Đức”, Ban Kinh tế Trung ương, [https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-dot-pha-cho-khoi-nghiep-sang-tao-tai-viet-nam-kinh.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, kinh nghiệm của Đức
30. Đỗ Văn Tính, “Lý thuyết về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, [https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/5828/ly-thuyet-ve-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
31. Doanh nhân Sài Gòn online, “Startup Vietnam Foundation: “Bà đỡ” của các startup”,, [https://doanhnhansaigon.vn/startup-vietnam-foundation-ba-do-cua-cac-startup-222526.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Startup Vietnam Foundation: “Bà đỡ” của các startup
33. Hoàng Thị Tư, “Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 09/2016 (640), [https://epaper.tapchitaichinh.vn/tctc_1_9_2016/files/assets/basic-html/page9.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp
34. Hương Giang, “Những rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam”, Doanh Nhân Trẻ, [https://doanhnhantrevietnam.vn/nhung-rao-can-doi-voi-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-tai-viet-nam-d3866.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
35. Huyền Trang Lê, “39 quỹ đầu tư cam kết rót 1,5 tỷ USD cho thị trường khởi nghiệp Việt Nam”, [https://nic.gov.vn/tin-tuc/39-quy-dau-tu-cam-ket-rot-15-ty-usd-cho-thi-truong-khoi-nghiep-viet-nam/] Sách, tạp chí
Tiêu đề: 39 quỹ đầu tư cam kết rót 1,5 tỷ USD cho thị trường khởi nghiệp Việt Nam
36. John (2023), “A Guide to the Korean Startup Ecosystem”, Seoul, [https://www.seoulz.com/a-guide-to-the-korean-startup-ecosystem/] Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Guide to the Korean Startup Ecosystem
Tác giả: John
Năm: 2023
37. Lê Hữu Trí (2023), “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phap-luat-ve-uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam-103411.htm] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tác giả: Lê Hữu Trí
Năm: 2023
38. Minh Hằng, “Grab - 'Chú kỳ lân khởi nghiệp' của Đông Nam Á”, Tin tức Thông tấn xã Việt Nam, [https://baotintuc.vn/o-to-xe-may/grab-chu-ky-lan-khoi-nghiep-cua-dong-nam-a-20190916065019690.htm] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grab - 'Chú kỳ lân khởi nghiệp' của Đông Nam Á
39. Minh Hiếu, “Khát vọng ươm mầm khởi nghiệp của ông chủ trẻ”, EMagazine by tinnhanhchungkhoan.vn,[http://interactive.tinnhanhchungkhoan.vn/2017/magazine/khat-vong-uom-mam-khoi-nghiep-cua-ong-chu-tre-hatch-ventures/index.html] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khát vọng ươm mầm khởi nghiệp của ông chủ trẻ
40. Minh Ngọc, “Số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh”, Báo Điện tử Chính phủ, [https://baochinhphu.vn/so-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-tang-manh-102221031102407881.htm] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh
41. Nguyễn Lê Hằng, “Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, [https://vista.gov.vn/vn-uploads/startup/2021_08/startup-31.2021.pdf] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
43. Phan Vũ, “Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, [https://htpldn.moj.gov.vn/] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
44. Singapore Startup Tax Exemption Schemes You Need to Know”, Sleek, [https://sleek.com/sg/resources/startup-tax-exemption-singapore/] Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w