1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rủi Ro Pháp Lý Khi Tham Gia Hợp Đồng Thông Minh Khuyến Nghị Cho Các Bên Tham Gia Và Đề Xuất Hướng Xây Dựng Hành Lang Pháp Lý Cho Việt Nam.pdf

117 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh: khuyến nghị cho các bên tham gia và đề xuất hướng xây dựng hành lang pháp lý cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trần Minh Trang, Lê Quang Vinh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (SMART CONTRACTS) VÀ CÁC RỦI RO PHÁP LÝ KHI THAM GIA HỢP ĐỒNG THÔNG (16)
    • 1.1. Công nghệ blockchain – nền tảng thích hợp nhất để vận hành hợp đồng thông (16)
      • 1.1.1. Khái niệm blockchain (16)
      • 1.1.2. Blockchain là nền tảng thích hợp để vận hành hợp đồng thông minh (17)
    • 1.2. Khái niệm và cách hoạt động của hợp đồng thông minh (19)
      • 1.2.1. Khái niệm (19)
      • 1.2.2. Cách hoạt động và các bước tạo lập hợp đồng thông minh (22)
    • 1.3. Đặc điểm và bản chất của hợp đồng thông minh (25)
      • 1.3.1. Đặc điểm (25)
      • 1.3.2. So sánh hợp đồng thông minh, hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử . 20 1.3.3. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng thông minh so với hợp đồng truyền thống (27)
    • 1.4. Rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh (30)
      • 1.4.1. Khái niệm “rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh” (30)
      • 1.4.2. Các rủi ro pháp lý khi tham gia vào hợp đồng thông minh ở Việt Nam (33)
    • 1.5. Một số học thuyết phổ biến được áp dụng cho hợp đồng thông minh với mục đích hoàn thiện khung pháp lý (37)
      • 1.5.1. Học thuyết về sự nhầm lẫn (The Doctrine of Mistake) (37)
      • 1.5.2. Học thuyết về tình huống bất khả kháng và lý do chính đáng (Force Majeure (41)
      • 1.5.3. Học thuyết “Mã là Luật” - một đặc tính của hợp đồng thông minh (43)
    • 2.1. Hợp đồng thông minh theo pháp luật Hoa Kỳ (49)
      • 2.1.1. Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh và chữ ký điện tử (49)
      • 2.1.2. Hình thức của hợp đồng thông minh (53)
      • 2.1.3. Giải thích hợp đồng thông minh (54)
      • 2.1.4. Thủ tục giao kết hợp đồng thông minh (55)
    • 2.2. Hợp đồng thông minh theo pháp luật Vương quốc Anh (55)
      • 2.2.1. Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh (56)
      • 2.2.2. Hình thức của hợp đồng thông minh (58)
      • 2.2.3. Giải thích hợp đồng thông minh (59)
      • 2.2.4. Vấn đề định danh trong hợp đồng thông minh (59)
      • 2.2.5. Chữ ký trong hợp đồng thông minh (61)
    • 2.3. Hợp đồng thông minh theo pháp luật Singapore (63)
      • 2.3.1. Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh (64)
      • 2.3.2. Giải thích hợp đồng thông minh (66)
      • 2.3.3. Chữ ký số trong hợp đồng thông minh (67)
      • 2.3.4. Hợp đồng thông minh thực hiện không đúng với ý chí các bên (68)
      • 2.3.5. Khả năng chấp nhận chứng cứ dưới dạng điện tử/thuật toán (69)
    • 2.4. Hợp đồng thông minh theo pháp luật Trung Quốc (71)
      • 2.4.1. Giá trị pháp lý và luật điều chỉnh của hợp đồng thông minh theo pháp luật (72)
      • 2.4.2. Chữ ký điện tử trong hợp đồng thông minh (73)
      • 2.4.3. Giải thích hợp đồng thông minh (75)
      • 2.4.4. Khả năng chấp nhận chứng cứ dưới dạng điện tử/thuật toán (76)
    • 3.1. Thực tiễn các quy định pháp luật về hợp đồng thông minh tại Việt Nam (79)
      • 3.1.1. Về giá trị pháp lý và tính hợp pháp của hợp đồng thông minh (79)
      • 3.1.2. Chữ ký số, chữ ký điện tử đối với hợp đồng thông minh (81)
    • 3.2. Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng thông minh (83)
      • 3.2.1. Bất cập trong các quy định nhằm hạn chế tính ẩn danh của hợp đồng thông (83)
      • 3.2.2. Chưa có quy định làm rõ hình thức của hợp đồng thông minh (84)
      • 3.2.3. Thiếu cơ chế giải thích hợp đồng thông minh (85)
      • 3.2.4. Thiếu các chế tài có thể áp dụng khi hợp đồng thông minh không thể thay đổi, không thể hủy ngang (86)
    • 3.3. Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho hợp đồng thông minh tại Việt Nam (86)
      • 3.3.1. Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh cần phải được làm rõ (87)
      • 3.3.2. Làm rõ các quy định về chữ ký số và vấn đề định danh chủ thể (89)
      • 3.3.3. Bổ sung các cơ chế giải thích hợp đồng thông minh (91)
      • 3.3.4. Hợp đồng thông minh không thực hiện đúng ý chí các bên (94)
      • 3.3.5. Vấn đề không thể hủy và không thể sửa đổi của hợp đồng thông minh (98)
      • 3.3.6. Vấn đề liên quan đến hình thức của hợp đồng thông minh (100)
  • KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 97 (104)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (SMART CONTRACTS) VÀ CÁC RỦI RO PHÁP LÝ KHI THAM GIA HỢP ĐỒNG THÔNG

Công nghệ blockchain – nền tảng thích hợp nhất để vận hành hợp đồng thông

Công nghệ blockchain, hay theo một số tài liệu còn gọi là công nghệ chuỗi khối, đã được manh nha từ rất lâu trước khi có đồng Bitcoin Ý tưởng về một công nghệ tương tự như blockchain lần đầu tiên được phác thảo vào năm 1991 bởi Stuart Haber và W Scott Stornetta 10 với kỳ vọng tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu không thể bị làm giả Tuy nhiên, mãi đến năm 2008, khi Satoshi Nakamoto cho ra mắt bài báo “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System” thì công nghệ blockchain được chúng ta biết đến rộng rãi ngày nay mới chính thức xuất hiện Kể từ đó đến nay, blockchain không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và trở thành một trong những công nghệ đột phá với nhiều ứng dụng quan trọng

Ban đầu, Satoshi Nakamoto mô tả blockchain là một hệ thống có thể gán nhãn thời gian lên các giao dịch bằng cách băm chúng thành một chuỗi nối liên tục các “bằng chứng công việc” (proof-of-work), tạo nên một bản ghi mà không thể thay đổi nếu như không tạo lại “bằng chứng công việc” 11 Hiện nay, nền tảng blockchain đã phát triển đa dạng hơn, gồm nhiều thế hệ hơn với blockchain 1.0, blockchain 2.0 và hiện nay là blockchain 3.0 với những ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Dù vậy, những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của công nghệ này vẫn không bị thay đổi

Trong một bài viết với tựa đề “Blockchain 2.0, smart contracts and challenges”, tác giả Martin von Haller Groenbaek đã đưa ra khái niệm về Blockchain như sau: “Blockchain là một cơ sở dữ liệu của tất cả các giao dịch trên một mạng lưới đồng đẳng (mạng ngang hàng) Đây được coi là sự đổi mới kỹ thuật chính của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, có khả năng làm gián đoạn nhiều quy trình kinh doanh” 12 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra một định nghĩa chung nhất về blockchain: “Blockchain là công

10 Stuart Haber và W Scott Stornetta (1991), “How to Time - Stamp a Digital Document”, Journal of Cryptography, 3(02), tr 99 – 111

11 Satoshi Nakamoto (2008), “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”, [https://bitcoin.org/bitcoin.pdf] (truy cập ngày 02/02/2023)

12 Martin von Haller Groenbaek (2016), “Blockchain 2.0, smart contracts and challenges”, [https://www.twobirds.com/-/media/pdfs/in-focus/fintech/blockchain2_0_martinvonhallergroenbaek_08_06_16.pdf] (truy cập ngày 29/04/2023) nghệ sổ cái phân tán Nó là sổ cái chung của các giao dịch giữa các bên trong mạng mà không phải chịu sự kiểm soát của một cơ quan trung ương duy nhất” 13

Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra một khái niệm chi tiết hơn, trong đó blockchain cũng được định nghĩa là một cuốn sổ cái kỹ thuật số phân tán của các giao dịch đã được ký bằng mã hóa và được nhóm lại thành các khối Mỗi khối được liên kết bằng mã hóa với các khối trước đó sau khi được xác thực và được quyết định bởi giao thức đồng thuận Càng thêm vào nhiều khối mới thì càng khó sửa đổi các khối cũ, làm cho chúng không thể bị giả mạo Các khối mới được sao chép trong mọi bản sao của sổ cái trong mạng và các xung đột đều được tự động giải quyết bằng cách sử dụng quy tắc đã được thiết lập sẵn 14

Về mặt ngôn ngữ, “block” có thể dịch ra tiếng Việt là “khối”, và “chain” thì có nghĩa là “chuỗi” Chính vì vậy tại Việt Nam, nhiều tài liệu gọi công nghệ blockchain là công nghệ chuỗi khối Trong đó, cơ sở dữ liệu của blockchain lưu trữ thông tin trong các khối thông tin (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian 15 , từ đó hình thành một chuỗi (chain) Cơ chế hoạt động của blockchain thông qua giao thức đồng thuận, tức là khi mỗi khối được xác nhận là đúng và đáng tin cậy, thì khối đó sẽ được liên kết vào chuỗi và được gửi tới các bản sao (copy) của sổ cái được phân tán và lưu trữ bởi mỗi thành viên tham gia mạng lưới 16 Nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin 17

1.1.2 Blockchain là nền tảng thích hợp để vận hành hợp đồng thông minh

Các ý tưởng về hợp đồng thông minh (smart contracts) đã có trước cả blockchain, dù cho blockchain là nền tảng vận hành chủ yếu của hợp đồng thông minh hiện nay Hợp đồng thông minh đã được xuất hiện từ năm 1997 qua các bài viết của Nick Szabo với ví dụ về chiếc máy bán hàng tự động 18 Thực chất, trước đó, nhiều ý tưởng tiền thân của hợp đồng

13 OECD, "The OECD Blockchain Primer", [https://www.oecd.org/finance/OECD-Blockchain-Primer.pdf] (truy cập ngày 29/04/2023)

14 Dylan J Yaga, Peter M Mell, Nik Roby & Karen Scarfone (2018), “Blockchain Technology Overview”, NIST

Interagency/Internal Report (NISTIR), National Institute of Standards and Technology, tr 1

15 Cao Minh Kiểm (2019), “Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng vào lĩnh vực thông tin – thư viện”, Tạp chí

Thông tin và Tư liệu, (02), tr 04

16 Nguyễn Trung Kiên, “Cơ chế hoạt động của công nghệ chuỗi khối Blockchain”, Trang thông tin điện tử Cục Chuyển đổi số quốc gia, [https://aita.gov.vn/co-che-hoat-dong-cua-cong-nghe-chuoi-khoi-blockchain] (truy cập ngày

17 Hoàng Sỹ Trương (2022), “Blockchain trong giáo dục: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam”,

Tạp chí Giáo dục, (22), tr 58

18 Nick Szabo, “Formalizing and Securing Relationships on Public Networks”, First Monday,

[https://firstmonday.org/ojs/index.php/fm/article/download/548/469] (truy cập ngày 02/02/2023) thông minh đã được ghi nhận 19 Tuy nhiên vào thời điểm bấy giờ, vì thiếu nền tảng công nghệ cần thiết nên việc triển khai rộng rãi các loại hình hợp đồng thông minh là không khả thi

Trước khi có blockchain, hợp đồng thông minh chỉ là chương trình máy tính tạo thuận lợi cho việc đàm phán, xác minh và thực thi hợp đồng trên một máy chủ tập trung 20 Sau khi có blockchain, hợp đồng thông minh mới thật sự được phát triển và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn Nguyên nhân là trước đây, người ta không có cách nào theo dõi và đảm bảo giao dịch được thực hiện một cách chính xác trên máy tính Do đó, vào thời điểm này, sự lo ngại của người dùng về các vấn đề kỹ thuật cũng như các rủi ro trong việc xác minh danh tính và khả năng đảm bảo thực hiện hợp đồng của của hợp đồng thông minh khiến cho nó không thực sự được sử dụng phổ biến 21 Sau này, công nghệ liên kết chuỗi khối thông tin trên hệ thống dữ liệu phi tập trung đã hoàn toàn giải quyết được những khuyết điểm của hợp đồng thông minh

Công nghệ blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái phi tập trung Nó lưu trữ và ghi lại mọi thông tin giao dịch bằng cách sử dụng các nút khác nhau và thuật toán đồng thuận để xác minh giao dịch Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối cùng các thông tin về dữ liệu giao dịch và được liên kết tới khối trước đó 22 Bằng cách này, sau khi hợp đồng thông minh được viết bằng mã code và đưa vào blockchain, không ai có thể ghi đè lên các giao dịch đã thỏa thuận Từ đó ta không thể nào giả mạo hoặc lừa dối trong việc thực hiện hợp đồng Đồng thời, blockchain cũng hoạt động như một bên thứ ba độc lập và “đáng tin cậy”, khi mà việc thực hiện hợp đồng hoàn toàn dựa trên chuỗi lập trình mà không thiên vị cho bất kỳ ai Nói cách khác, không bên nào phải tin tưởng và mạo hiểm quyền lợi của mình Hợp đồng giữa các bên sẽ được diễn ra theo đúng những gì họ đã thỏa thuận Có thể thấy, blockchain là nền tảng thích hợp nhất cho hợp đồng thông minh Bằng công nghệ chuỗi khối, người ta có thể theo dõi và xác minh các giao dịch một cách hiệu quả Việc vận hành hợp đồng thông minh trên một hệ thống phi tập trung cũng giúp hợp đồng thông minh trở nên đáng tin cậy hơn khi nó không bị phụ thuộc bởi các bên thứ ba nào khác ngoài các bên tham gia giao kết hợp đồng

19 Max Raskin (2017), “The Law and Legality of Smart Contracts”, Georgetown Law Technology Review, 1(2), tr

21 Morgan N Temte (2019), “Blockchain Challenges Traditional Contract Law: Just How Smart Are Smart Contracts”,

22 Don Tapscott and Alex Tapscott, "Blockchain Revolution: How the Technology Behind Bitcoin Is Changing Money, Business and the World", [http://blockchain-revolution.com/] (truy cập ngày 21/03/2023)

Một số quan điểm cho rằng hợp đồng thông minh phải gắn liền với blockchain 23 Tuy nhiên trên thực tế, vẫn tồn tại các hợp đồng thông minh hoạt động không dựa trên công nghệ blockchain Các hợp đồng này không hoạt động dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT) 24 Chẳng hạn, S&P Global Platts đã triển khai thành công các hợp đồng thông minh trên sổ cái tập trung thay vì DLT để giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí Như vậy, có thể thấy, blockchain không phải là nền tảng duy nhất để vận hành hợp đồng thông minh, tuy nhiên với những ưu điểm mà nó mang lại, thì đây vẫn là nền tảng phù hợp nhất và được sử dụng phổ biến để vận hành hợp đồng thông minh.

Khái niệm và cách hoạt động của hợp đồng thông minh

Theo định nghĩa ban đầu của Nick Szabo, hợp đồng thông minh là những điều khoản hợp đồng mà có thể nhúng bằng phần cứng và phần mềm máy tính theo các cách khiến cho việc vi phạm hợp đồng trở nên tốn kém hơn 25 Định nghĩa này của Nick Szabo được đánh giá là chưa phân biệt được hợp đồng thông minh với các hợp đồng tự động thông thường, đó là hợp đồng thông minh phải được hoạt động trong một mạng lưới mà có thể nhận diện và tự động hóa việc thực hiện thỏa thuận 26

Hiện nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và đầy đủ về hợp đồng thông minh Theo một số học giả, thì hợp đồng thông minh là hợp đồng được viết bằng mã code, trong đó nếu các điều kiện được thỏa mãn thì hợp đồng sẽ tự đồng được thực thi mà không cần đến sự tin tưởng giữa các bên 27 Một số khác định nghĩa rằng “Hợp đồng thông minh là các thỏa thuận trong đó việc thực hiện hợp đồng được tự động hóa, thường là bằng máy tính Những hợp đồng như vậy được thiết kế để đảm bảo thực hiện mà không cần nhờ

23 Thực tế, một số tài liệu khác gọi hợp đồng thông minh hiện nay là “Blockchain-Based Smart Contracts”, tức là hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, để phân biệt với các hợp đồng tự động khác - Xem thêm: Morgan N Temte (2019), tlđd [21]; Alan Cohn (2017), “Smart after All: Blockchain, Smart Contracts, Parametric

Insurance, and Smart Energy Grids”, Georgetown Law Technology Review, 1(2)

24 Cần phân biệt blockchain và DLT DLT là một cơ sở dữ liệu phi tập trung được quản lý bởi nhiều người tham gia khác nhau Blockchain là một loại DLT - Xem thêm: World Bank (2017), "Distributed Ledger Technology (DLT) and Blockchain", [https://openknowledge.worldbank.org/server/api/core/bitstreams/5166f335-35db-57d7-9c7e- 110f7d018f79/content] (truy cập ngày 21/03/2023)

26 Tanash Utamchandani Tulsidas (2018), Smart Contracts From a Legal Perspective, Final Degree Work, Universidad de Alicante, tr 14

27 Yijun Zou et al, “Focus on Blockchain: A Comprehensive Survey on Academic and Application”, IEEE Access, [https://ieeexplore.ieee.org/document/9220919] (truy cập ngày 02/02/2023) đến tòa án bằng cách loại bỏ yếu tố tự do hành động của con người khỏi việc thực hiện hợp đồng” 28

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Christopher Clack cùng một số tác giả khác đã định nghĩa hợp đồng thông minh là “một thỏa thuận mang tính tự động hóa và có hiệu lực thi hành Việc tự động hóa được thực hiện bởi máy tính dù một số phần vẫn có thể cần đến việc nhập dữ liệu và kiểm soát của con người Hiệu lực thi hành của nó có thể được đảm bảo bởi chủ thể có thẩm quyền hoặc sự phán quyết của hệ thống chống giả mạo của máy tính” 29

Theo định nghĩa của Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, hợp đồng thông minh (smart contract) là một thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, các thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng (ở trường hợp này là các hệ thống máy tính) nhờ sự hỗ trợ của công nghệ blockchain 30 Thực tế, các hợp đồng thông minh có thể tồn tại và hoạt động mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ blockchain Trên thế giới, quan điểm của nhiều quốc gia cũng cho rằng không nên gắn đặc điểm “được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain” với khái niệm hợp đồng thông minh Chẳng hạn, ở Anh Quốc, khái niệm hợp đồng thông minh được nêu rõ là không cần gắn với yếu tố “được hỗ trợ bởi công nghệ DLT” 31 Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận rằng blockchain đang là công nghệ phù hợp nhất để hiện thực hóa các hợp đồng thông minh cũng như những ưu điểm mà công nghệ này mang lại cho các chủ thể khi quản lý và thực hiện giao kết hợp đồng thông minh

Hiện nay, có hai quan điểm khác nhau liên quan đến bản chất của hợp đồng thông minh: (1) Hợp đồng thông minh là hợp đồng, và nó hoàn toàn có thể thay thế cho hợp đồng truyền thống và (2) Hợp đồng thông minh “không phải là một hợp đồng pháp lí” 32 , chỉ là

28 Lưu Hương Ly, “Smart contracts prompt the need to improve the legal system”, Vietnam Law and Legal Forum

Magazine, [https://vietnamlawmagazine.vn/smart-contracts-prompt-the-need-to-improve-the-legal-system- 48238.html] (truy cập ngày 03/02/2023)

29 Sai Agnikhotram and Antonios Kouroutakis (2019), “Doctrinal Challenges for the Legality of Smart Contracts: Lex Cryptographia or a New, Smart Way to Contract”, Journal of High Technology Law, 19(2), tr 309

30 Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2022), “Ứng dụng hợp đồng thông minh (Smart contract) trong đầu tư tài chính”, [https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-doi-song/ung-dung-hop-dong-thong-minh-smart-contract- trong-dau-tu-tai-chinh-5359.html] (truy cập ngày 03/02/2023)

31 Law Commission Reforming The Law (2021), "Smart legal contracts – Advice to Government", [https://s3-eu-west- 2.amazonaws.com/lawcom-prod-storage-11jsxou24uy7q/uploads/2021/11/Smart-legal-contracts-accessible.pdf] (truy cập ngày 08/03/2023)

32 Kristian Lauslahti, Juri Mattila, Timo Sepp (2017), "Smart Contracts – How will Blockchain Technology Affect Contractual Practices?", (68), tr 11

“chương trình máy tính giúp đảm bảo việc thực hiện hợp đồng” 33 hoặc là “một cơ chế tự lực” (self-help) tự thực hiện một thoả thuận mà không cần toà án hỗ trợ 34 Về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi hai yếu tố pháp lý là sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên 35 Trong đó, sự ràng buộc pháp lý giữa các bên tức là thỏa thuận này phải tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới với các bên ngoài các quyền và nghĩa vụ luật định, hoặc làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ấy Theo cách hiểu này, hoàn toàn có thể xem hợp đồng thông minh là hợp đồng Thực tế, hợp đồng thông minh có phần đảm bảo hơn hợp đồng truyền thống khi mà nó hạn chế được các rủi ro về giả tạo, gian dối trong thực hiện hợp đồng

Có thể thấy, hợp đồng thông minh không phải là một khái niệm mới Một hình thức của các hợp đồng thông minh là các chương trình quản lý quyền kỹ thuật số trước đây 36 Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các hợp đồng thông minh đều chỉ được dùng để đảm bảo thực hiện tự động một số các điều khoản hợp đồng với điều kiện rằng các điều khoản đó đủ chính xác để được mã hóa 37 Khi đặt hợp đồng thông minh trong mối quan hệ với hợp đồng pháp lý truyền thống, chúng có thể hòa vào nhau, nhưng cũng có thể độc lập với nhau Ở một số nước như Anh Quốc hay Singapore, người ta phân biệt hai khái niệm “hợp đồng thông minh” (smart contract) và “hợp đồng pháp lý thông minh” (smart legal contract) Trong đó,

“hợp đồng thông minh” được hiểu theo nghĩa rộng là một công cụ thực hiện hợp đồng, trong khi đó, “hợp đồng pháp lý thông minh” lại được công nhận giá trị pháp lý và được công nhận là một loại hợp đồng hợp pháp Như vậy, có thể thấy, việc đánh giá tình trạng pháp lý của loại hợp đồng đặc biệt này tùy thuộc vào quan điểm pháp lý của nhà lập pháp ở mỗi quốc gia 38

Các bất đồng quan điểm liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng thông minh ở nước ta hiện nay chủ yếu phát sinh từ các định nghĩa không có tính đồng nhất của hợp đồng thông minh Những quy định của nước ta về giao dịch điện tử đã đưa ra một khái niệm gần giống với hợp đồng thông minh, đó là khái niệm về giao dịch điện tử tự động Tuy nhiên hiện

33 Michael Jaensch, "Smart contract – Challenges for modern Contract Law", Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện pháp luật tư trong bối cảnh kỷ nguyên số: Kinh nghiệm từ Đức và Việt nam”, do Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 14 - 15/3/2019, tr 25

Đặc điểm và bản chất của hợp đồng thông minh

Thứ nhất, hợp đồng thông minh là một giao dịch mang bản chất điện tử Các điều khoản của hợp đồng thông minh được thể hiện dưới dạng mã code thay vì ngôn ngữ tự nhiên Hợp đồng thông minh chạy trên nền tảng blockchain, và mọi dữ liệu của nó được lưu trên mạng kỹ thuật số Có thể thấy, hợp đồng thông minh cũng mang các đặc điểm của hợp đồng điện tử

Thứ hai, hợp đồng thông minh mang tính tự động Đây là một trong những đặc điểm quan trọng và tiêu biểu nhất của hợp đồng thông minh Cần lưu ý rằng, sự “thông minh” này cũng có giới hạn: hợp đồng thông minh chỉ tự động trong giai đoạn thực hiện giao dịch mà không phải trên toàn bộ “đời sống” của giao dịch đó Để thực sự hoàn tất một giao dịch thì phải trải qua nhiều giai đoạn: từ khi chuẩn bị giao dịch, giao kết, thực thi, cho đến khi chấm dứt Khả năng tự thực hiện được coi là điểm vượt trội nhất tạo nên sự “thông minh” của hợp đồng thông minh Không cần người lập trình phải chấp nhận, không cần thông báo cho người tham gia và không cần bên trung gian nào can thiệp hỗ trợ, khi các điều kiện của một hợp đồng thông minh được thoả mãn thì hợp đồng thông minh đó sẽ tự động kích hoạt

43 Oracles là nguồn cấp dữ liệu và đưa nó vào blockchain để các hợp đồng thông minh sử dụng Có hai loại Oracle là oracle phần mềm/phần cứng (software/hardware) và oracle đầu vào/đầu ra (inbound/outbound) Oracle phần mềm thường trích xuất thông tin từ các nguồn web, trong khi oracle phần cứng được sử dụng để thu thập dữ liệu từ thế giới thực thông qua các cảm biến Oracle đầu vào được sử dụng để chèn thông tin vào chuỗi khối, trong khi oracle đầu ra được sử dụng để phản ánh cho thế giới thực trạng thái của chuỗi khối Xem thêm: Larry A DiMatteo, Michel Cannarsa và Cristina Poncibò (2019), “Technology of Smart Contracts”, The Cambridge Handbook of Smart Contracts, Blockchain Technology and Digital Platforms, Cambridge Law Hanbooks, NXB Cambridge University Press, tr 294

44 Hamda Al-breiki et al (2020), “Trustworthy Blockchain Oracles: Review, Comparison, and Open Research Challenges”, IEEE Access, [https://ieeexplore.ieee.org/document/9086815] (truy cập ngày 04/02/2023) thực hiện chính xác một giao dịch ngay lập tức, đúng theo hướng dẫn tại các câu lệnh được soạn sẵn trong chuỗi khối

Thứ ba, hợp đồng thông minh mang tính bất biến Sau khi được tạo ra, không một bên nào có thể sửa đổi hợp đồng thông minh theo bất kỳ hình thức nào Việc này giúp tạo nên một nền tảng hoạt động lý tưởng cho các hợp đồng bởi lẽ tất cả các hợp đồng đều được gắn nhãn và lưu trữ một cách khoa học nên các bản tóm tắt quy trình sẽ có độ chính xác cao và các bên liên quan cũng sẽ trung thực hơn trong giao dịch 45 Tuy nhiên nó cũng có thể gây khó khăn cho các chủ thể khi họ có nhu cầu thay đổi các điều khoản trong hợp đồng Nhìn chung, yếu tố quyết định trong việc giao kết hợp đồng là yếu tố thỏa thuận, và vì tính năng này mà một số nghiên cứu cho rằng hợp đồng thông minh đã phần nào hạn chế sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao kết 46

Thứ tư, hợp đồng thông minh mang tính độc lập cao Có quan điểm cho rằng có ba yếu tố tạo nên sự khác biệt của hợp đồng thông minh là tính tự trị, tự chủ và phi tập trung 47 Hợp đồng thông minh được lập trình bởi các mã code có độ bảo mật cao và tồn tại không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào Một khi hợp đồng đã được ký kết, các quy định đã được lập trình trên hệ thống sẽ được tự động thực hiện mà không cần sự phê duyệt của bất kỳ ai

Thứ năm, hợp đồng thông minh mang tính minh bạch cao Hợp đồng thông minh là một bên thứ ba “đáng tin cậy”, bởi lẽ việc thực hiện hợp đồng hoàn toàn dựa trên chuỗi lập trình mà không thiên vị cho bất kỳ bên nào Nhờ vào công nghệ blockchain, các thông tin và giao dịch trên nền tảng này cũng được đảm bảo minh bạch và hạn chế tối đa sự gian dối trong quá trình thực hiện hợp đồng

Thứ sáu, tính tất yếu của chữ ký điện tử trong hợp đồng thông minh Bản chất điện tử của hợp đồng thông minh yêu cầu sử dụng chữ ký số điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa Ở đây, ta cần phân biệt chữ ký điện tử được sử dụng trong blockchain với chữ ký số theo quy định của pháp luật Việt Nam Chữ ký số theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác Việc biến đổi

45 Vũ Thu Trang và Vũ Anh Thư (2022), “Sự phát triển của hợp đồng thông minh ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, FTU Working Paper Series, (5), tr 44

46 Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Nhật Ánh và Hà Thu Trà Giang, “Những rủi ro pháp lý của hợp đồng thông minh”,

FTU Working Paper Series, [https://fwps.ftu.edu.vn/2022/06/18/nhung-rui-ro-phap-ly-cua-hop-dong-thong-minh-2/]

47 Đoàn Trung Kiên và Phạm Thị Giang Thu, “Xã hội hiện đại và những vấn đề đặt ra cho lĩnh vực pháp luật kinh tế - tài chính”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ về "Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật", do Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 15/12/2020, tr 02 nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa và sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên Như vậy có thể thấy, chữ ký số tại Việt Nam có 3 đặc điểm chính: một là xác nhận danh tính, hai là chống chối bỏ và ba là đảm bảo tính toàn vẹn thông tin Trong khi đó, khi giao kết một hợp đồng thông minh trên blockchain, thì các khóa của blockchain chỉ đảm bảo được hai yếu tố, đó là chống chối bỏ và tính toàn vẹn bởi lẽ, việc xác định danh tính trên blockchain là một trong những điểm yếu của nền tảng này Tuy nhiên, với quy định hiện hành ở nước ta, chữ ký số là độc lập về mặt pháp lý đối với ứng dụng, đối với nền tảng Điều này có nghĩa là chữ ký số gắn với tính chống chối bỏ về mặt pháp lý vào giao dịch, đảm bảo giao dịch sẽ được kiểm chứng, kiểm tra một cách độc lập với hệ thống khởi tạo ở bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ nơi nào 48 Tham khảo pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới, theo luật của Nga, một chữ ký như vậy, do có sự hiện diện của mật mã, được coi là “chữ ký nâng cao không đủ tiêu chuẩn” và việc sử dụng chúng thường được điều chỉnh bởi thỏa thuận của các bên sử dụng Bên cạnh đó, trong Báo cáo về Thi hành Văn bản Điện tử tại nước Anh, Ủy ban Pháp luật đã kết luận rằng: “Chữ ký điện tử có đủ khả năng theo quy định pháp luật được sử dụng để thực hiện một tài liệu (bao gồm cả chứng thư) với điều kiện là (i) người ký tài liệu có ý định xác thực tài liệu đó và (ii) mọi thủ tục liên quan đến việc thực thi tài liệu đó đều được thỏa mãn” Trong chương 3 của báo cáo đã giải thích chi tiết các trường hợp chữ ký điện tử nào sẽ có giá trị pháp lý, mang lại sự rõ ràng và tính đảm bảo khi sử dụng chúng trong thực tế (cụ thể là khi “thực hiện” chữ ký điện tử trên hợp đồng thông minh) Bởi trong tương lai không xa, chữ ký điện tử là một “công cụ” đặc trưng và đắc lực không thể thiếu trong việc đảm bảo nhận diện và đảm bảo cho hợp đồng thông minh được thực hiện

1.3.2 So sánh hợp đồng thông minh, hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử Để làm rõ khái niệm và bản chất của hợp đồng thông minh, ta cần phải phân biệt nó với các loại hợp đồng khác Trong đó, ta phải phân biệt được hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền thống và các loại hợp đồng điện tử khác Qua những đặc điểm của hợp đồng thông minh, có thể thấy hợp đồng thông minh có nhiều điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống và các loại hợp đồng điện tử thông thường

48 P L, “Giao dịch bằng chữ ký số có gì khác hợp đồng thông minh bằng Blockchain?”, Báo điện tử Đài Truyền Hình

Việt Nam, [https://vtv.vn/cong-nghe/giao-dich-bang-chu-ky-so-co-gi-khac-hop-dong-thong-minh-bang-blockchain-

So với hợp đồng truyền thống, thì hợp đồng thông minh cũng là một loại hợp đồng, và về mặt nội dung, nó cũng sẽ có các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận, cũng như phải thỏa các điều kiện theo quy định của pháp luật để hợp đồng có hiệu lực Điểm nổi bật nhất để phân biệt hợp đồng truyền thống và hợp đồng thông minh là cách thức giao kết hợp đồng và hình thức của hợp đồng Đối với hợp đồng truyền thống, các bên sau khi trao đổi và thỏa thuận với nhau, họ sẽ tiến hành giao kết hợp đồng Hợp đồng này sẽ được hình thành qua các công cụ là giấy tờ, vật chất hữu hình với chữ ký bằng tay Ngôn ngữ được sử dụng để giao kết hợp đồng cũng là ngôn ngữ tự nhiên Trong khi đó, khi giao kết một hợp đồng thông minh, hợp đồng sẽ được hình thành dưới dạng kỹ thuật số, nội dung trong hợp đồng cũng được thể hiện dưới dạng mã code Hợp đồng thông minh được lưu trữ trên nền tảng blockchain – một không gian kỹ thuật số chứ không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể nào

Một điểm khác biệt rõ ràng nữa mà ta có thể dễ dàng nhận thấy là tính tự động của hợp đồng thông minh Hợp đồng thông minh được xây dựng trên cơ sở những mã lệnh, thực thi một cách tự động và không thể dừng lại Còn hợp đồng truyền thống được hiểu là một thỏa thuận để làm hay không làm một việc nào đó nhằm đổi lấy một số thứ khác Chính vì vậy yếu tố niềm tin trong hợp đồng truyền thống là vô cùng quan trọng, khi mà mỗi bên phải tin tưởng lẫn nhau rằng họ sẽ thực hiện đúng và chính xác những nghĩa vụ của mình Trong khi đó, nhờ tính năng tự động của mình, sau khi các điều kiện mà người ta đã cài đặt cho hợp đồng thông minh được thỏa mãn, thì nó sẽ được tự động thực hiện mà không có sự lựa chọn nào khác Tức là đối với hợp đồng thông minh, yếu tố niềm tin giữa các bên khi giao kết hợp đồng là không cần thiết

So sánh với hợp đồng điện tử, ta thấy đây cũng là một phương thức thiết lập hợp đồng tương tự như hợp đồng thông minh Hiện nay, ở nước ta, Điều 33 Luật Giao dịch điện tử

2005 đưa ra khái niệm về hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này” Khoản 12, Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 nêu rõ: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” Như vậy, theo các quy định ở Việt Nam, hợp đồng điện tử được xác định dựa vào hình thức thiết lập hợp đồng Với cách hiểu này, hợp đồng thông minh cũng là một loại hợp đồng điện tử

Rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh

1.4.1 Khái niệm “rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh” Để làm rõ nội hàm khái niệm rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh, ta cần làm rõ các khái niệm liên quan bao gồm: rủi ro, rủi ro pháp lý

Theo Irving Pfeffer, rủi ro là “khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” Theo ông, rủi ro gắn với sự hiện diện ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người 50

Mặt khác, Allan Willett lại cho rằng “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” Như vậy, rủi ro theo Allan Willett lại phụ thuộc vào thái độ của con người khi đối diện với một sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi Định nghĩa này cũng đã được nhiều nhà khoa học khác ủng hộ 51

Theo tác giả Hồ Mạnh Tuyến trong bài báo “Rủi ro và các phương pháp nhận dạng rủi ro trong kinh doanh”, thì “rủi ro là những bất trắc, sự cố không mong đợi, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây mất mát thiệt hại về tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và có thể đo lường rủi ro bằng xác suất” 52

Từ điển tiếng Việt định nghĩa “rủi” là “điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến” và rủi ro là cách nói khái quát hơn của từ “rủi” 53

Nhìn chung, tuy có những định nghĩa khác nhau, nhưng có thể nhận ra 2 đặc điểm cơ bản của rủi ro đó là tính không thể xác định trước và tính nằm ngoài sự mong muốn của chủ thể Một nhóm nghiên cứu khác đã đưa ra định nghĩa về rủi ro chi tiết hơn, đó là: “rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong chờ” Định nghĩa này hướng đến việc khẳng định 2 đặc điểm cơ bản của rủi ro: thứ nhất, tính khách quan; thứ hai, rủi ro là sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính, như thế bao hàm cả tổn thất 54

Như vậy, ta có thể hiểu một cách khái quát, rủi ro là những sự kiện không mong muốn và không chắc chắn xảy ra; làm tổn hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội; có thể đo lường, đánh giá và kiểm soát được

Có nhiều loại rủi ro khác nhau Việc phân loại rủi ro cũng có nhiều tiêu chí đa dạng xuất phát từ mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro Chẳng hạn, theo tính chất hậu

50 Preffer Irving (1956), Insurance and Economic Theory, NXB Irwin

51 Allan H Willet (1901), The Economic Theory of Risk and Insurance, University of Pennsy; lvania Charles Oscar Hardy (1923), Risk and Risk-bearing, University of Chicago Press; Frank Joseph Angell (1959), Insurance: Principles and Practices, Ronald Press Company, dẫn theo Bùi Xuân Nhự (2009), Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, tr 16

52 Hồ Mạnh Tuyến (2008), “Rủi ro và các phương pháp nhận dạng rủi ro trong kinh doanh”, [https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVb12/2008/CVb12S82008041.pdf] (truy cập ngày 26/06/2023)

53 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 836

54 Bùi Xuân Nhự (2009), Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, tr 17 quả thì rủi ro có thể bao gồm rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính; trong phạm vi một hợp đồng bảo hiểm, rủi ro thường được chia thành: rủi ro được bảo hiểm, rủi ro không được bảo hiểm và rủi ro loại trừ;… Bên cạnh các cách phân loại trên, rủi ro còn thường xuyên được phân loại dựa trên nguồn gốc của nó Theo cách phân loại này thì các loại rủi ro có thể bao gồm rủi ro về pháp lý, rủi ro về tài chính,…

Rủi ro pháp lý theo quan điểm của một số học giả là rủi ro liên quan đến các quy định của pháp luật Theo tác giả Phạm Trung Hiếu, rủi ro pháp lý là các rủi ro xuất phát từ các quy định của pháp luật 55 Tác giả Nguyễn Anh Tuấn thì cho rằng rủi ro pháp lý là những rủi ro có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh; sự mập mờ, chồng chéo, không thống nhất của các văn bản pháp quy, sự thiếu thông tin trong việc phổ biến pháp luật, quá nhiều những điều chỉnh bất thành văn 56

Vụ Pháp chế của Chính phủ Anh Quốc định nghĩa rủi ro pháp lý là bất kỳ rủi ro về kiện tụng nào xảy ra trong nước, châu Âu hay quốc tế, hoặc bất kỳ rủi ro nào về hình phạt do không tuân thủ các yêu cầu pháp lý Trong đó việc thua kiện có thể dẫn đến tổn hại cho danh tiếng, tài chính hay các mục tiêu kinh tế 57

Các tác giả Richard Moorhead và Steven Vaughan thì cho rằng rủi ro pháp lý nên được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, rủi ro pháp lý là tất cả những rủi ro của doanh nghiệp với hậu quả pháp lý Theo định nghĩa này, rủi ro pháp lý là các hậu quả pháp lý phát sinh từ những hành động có thể quy trách nhiệm cho doanh nghiệp Theo nghĩa hẹp, thì rủi ro pháp lý là rủi ro bắt nguồn từ các hoạt động pháp lý hoặc sự không chắc chắn về mặt pháp lý 58

Nhìn chung, những khái niệm trên đều có những điểm tương đồng mà từ đó, chúng ta có thể rút ra định nghĩa về rủi ro pháp lý như sau: rủi ro pháp lý là những rủi ro bắt nguồn từ yếu tố pháp lý (khung pháp luật chưa hoàn thiện; sơ hở của các điều khoản hợp đồng; những thay đổi trong các chính sách của Nhà nước;…)

Rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng thông minh là những rủi ro liên quan đến lĩnh vực pháp lý khi các chủ thể tham gia vào hợp đồng thông minh Những chủ thể này bao

Một số học thuyết phổ biến được áp dụng cho hợp đồng thông minh với mục đích hoàn thiện khung pháp lý

1.5.1 Học thuyết về sự nhầm lẫn (The Doctrine of Mistake)

Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự 62 Trong đời sống dân sự, giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hợp đồng Tùy vào hướng tiếp cận mà khái niệm “hợp đồng” là khác nhau 63 , tuy nhiên, nhìn chung hợp đồng là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch 64 Vì thế, sự tự do tự nguyện và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định là một trong những nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng dân sự Theo đó, hợp đồng được giao kết phải được hình thành từ sự tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện của các bên thông qua sự bàn bạc và thỏa thuận để thực hiện giao dịch

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào sự tự nguyện ấy cũng được thể hiện khi giao kết hợp đồng, có những trường hợp giao dịch dân sự được xác lập mà không tồn tại sự tự nguyện hoặc không được hình thành từ mục tiêu, ý chí đáng lẽ mà các bên hay một bên mong muốn, dẫn đến giao dịch đã xác lập không phù hợp, trái với ý chí nguyện vọng của các bên, làm cho mục đích khi tham gia hợp đồng không đạt được Do vậy, học thuyết về sự nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng được các nhà lập pháp đặc biệt quan tâm Học thuyết cho phép một hoặc các bên trong hợp đồng có thể vô hiệu hợp đồng khi chứng minh được

62 Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn (2006), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tập 1, tr 139 – 40

63 Trong cuốn từ điển pháp luật Deluxe Black thì hợp đồng được định nghĩa: “Hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể” (Deluxe Black’s Law

Dictionary, West Publishing Co, 1990); Tại Điều 385 BLDS 2015 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”; Tương tự, Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa

Kỳ (Uniform Commercial Code - UCC) nêu: “Hợp đồng là tập hợp các quyền và nghĩa vụ (nghĩa vụ pháp lý tổng thể) nảy sinh từ đó, bao hàm tất cả những điểm ngụ ý của luật pháp.”; Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu phân tích sự khác nhau giữa hợp đồng truyền thống đơn thuần, hợp đồng điện tử và hợp đồng thông minh

64 Tập thể giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Những quy định chung về luật Dân sự,

NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 275 – 361 rằng họ đã ký kết hợp đồng dựa trên sự nhầm lẫn 65 Pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định rằng, hợp đồng được ký kết do bị nhầm lẫn có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn hoặc theo yêu cầu của các bên trong trường hợp các bên đều nhầm lẫn 66 Nhầm lẫn, theo định nghĩa của nhiều từ điển, là “lỗi trong hành động, suy nghĩ, phán đoán hoặc nhận thức” 67 Nhầm lẫn là điều kiện để hợp đồng vô hiệu là một trong nội dung phức tạp trong pháp luật hợp đồng 68 Áp dụng điều này vào hợp đồng thông minh,

“nhầm lẫn” được hiểu có thể được hiểu chẳng hạn như lỗi trong mã hóa của hợp đồng thông minh khiến nó hoạt động ngoài hướng dẫn được lập trình Trong trường hợp này, đây là sự nhầm lẫn mà theo nghĩa là không hề được dự định trước hoặc bao hàm bởi vì các bên tham gia hợp đồng cho rằng hợp đồng thông minh (hoặc đoạn mã) không thể hoạt động theo cách đó

Trong hệ thống pháp luật thông luật, học thuyết trên chỉ được áp dụng khi sự nhầm lẫn là một lỗi cơ bản đối với ý chí, mục tiêu ban đầu của các bên trong hợp đồng hoặc giao dịch 69 Điều 151 của Bộ pháp điển hóa về Hợp đồng xuất bản lần thứ hai (Restatement (Second) of Contracts) định nghĩa “nhầm lẫn” là “một niềm tin không phù hợp với thực tế” 70 Xét về mặt pháp lý “nhầm lẫn” có nhiều hình thái và hệ quả phụ thuộc vào ai là người nhầm lẫn, cách mà sự nhầm lẫn xảy ra và nội dung chính của sự nhầm lẫn 71 Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng học thuyết về sự nhầm lẫn vào hợp đồng thông minh có hai hướng phân tích phổ biến 72 :

Thứ nhất, khi các bên thực sự không hiểu mã hóa hợp đồng thông minh của họ nghĩa là gì hoặc nó sẽ chuyển thành kết quả như thế nào; và

65 Grace M Giesel (2016), "A New Look at Contract Mistake Doctrine and Personal Injury Releases", Journal of Tort

66 Trịnh Tuấn Anh, "Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn – Thực trạng và hướng hoàn thiện", Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/hop-dong-vo-hieu-do-nham-lan-thuc-trang-va-huong-hoan-thien] (truy cập ngày

67 Định nghĩa: “Mistake” trong Collins dictionary of the english language (1986), NXB HarperCollins; Định nghĩa:

“Mistake” trong Macquarie Dictionary (2017, tái bản lần thứ 7)

68 Dương Anh Sơn (2011), “Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1), tr 23-30

69 Casemine, "Norwich Union Fire Ins Soc’y v William H Price, Ltd.", [https://www.casemine.com/judgement/uk/5b4dc2622c94e07cccd241d2] (truy cập ngày 25/07/2023)

70 Restatement (second) of Contracts § 151: “a belief that is not in accord with the facts”

71 Andrew Robertson & Jeannie Paterson (2020), Principles of contract law 6th, NXB Thomson Reuters (Professional) Australia Limited, tr 645

72 Giancaspro, M (2019), "I, Contract": Evaluating the Mistake Doctrine's Application Where Autonomous Smart

Contracts Make "Bad" Decisions", Vanderbilt Journal of Entertainment & Technology Law, (1), tr 1- 44

Thứ hai, khi một bên tham gia vào một hợp đồng thông minh không được báo trước hay mong muốn, do hành vi của bên thứ ba (ví dụ: tin tặc hoặc một người khai thác lỗ hổng trong mã hợp đồng thông minh để mang lại hệ quả ngoài ý muốn)

Tuy nhiên, dù với phương thức tiếp cận nào, thì việc trực tiếp áp dụng học thuyết trên trong trường hợp của hợp đồng thông minh không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ:

Thứ nhất, tính bất biến của hợp đồng thông minh, điều này có nghĩa là nó không được sửa đổi, hủy bỏ sau khi triển khai đưa vào hệ thống chuỗi khối (blockchain) Điều này gây khó khăn cho việc điều chỉnh hay thay đổi nội dung của hợp đồng thông minh khi không có sự đồng ý của tất cả các bên liên quan và các nút mạng (blockchain network nodes) đang thực thi hợp đồng 73

Thứ hai, hợp đồng thông minh mang tính độc lập, nghĩa là nó thực thi theo các quy tắc và điều kiện được xác định trước bất kể các yếu tố hoặc hoàn cảnh bên ngoài có tác động vào trong quá trình thực thi hợp đồng Điều này gây khó khăn cho việc giải thích các sự kiện hoặc tình huống không thể và đã không thể lường trước và có thể gây ảnh hưởng đến hiệu lực hoặc kết quả đầu ra của hợp đồng thông minh 74

Hợp đồng thông minh theo pháp luật Hoa Kỳ

2.1.1 Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh và chữ ký điện tử

Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang Chính vì vậy, khi xem xét các quy định pháp luật của nước này, cần phải chú ý nghiên cứu dưới hai cấp độ: liên bang và tiểu bang Ở cấp độ liên bang, hiện nay tại Hoa Kỳ chưa có quy định nào minh thị về việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh Tuy nhiên, xem xét các quy định hiện hành, có thể thấy rằng hợp đồng thông minh theo pháp luật Hoa Kỳ vẫn là một hợp đồng hợp pháp và có giá trị pháp lý

Theo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, trong đó đưa ra các nghĩa vụ có thể thi hành hoặc được pháp luật công nhận Để một thỏa thuận có hiệu lực thi hành hoặc được pháp luật công nhận thì thỏa thuận này phải đáp ứng được 03 yếu tố sau:

(1) Có lời đề nghị được đưa ra, lời đề nghị này được hiểu là việc một bên sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận ràng buộc với điều kiện là người được đề nghị chấp nhận các điều khoản mà bên đề nghị đã đề xuất

(2) Có sự chấp nhận các điều khoản đó của các bên Khi lời đề nghị được đưa ra, bên được đề nghị sẽ xem xét nội dung và có sự thảo luận với bên đề nghị để đi đến một thỏa thuận với nội dung phù hợp với các bên

(3) Có sự trao đổi giá trị lẫn nhau, được gọi là sự cân nhắc Theo đó, pháp luật đưa ra các biện pháp khắc phục cho việc vi phạm thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý như yêu cầu bồi thường thiệt hại; hoặc trong một số trường hợp, quyết định của Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt theo pháp luật

Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code – UCC) quy định, hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ thỏa thuận của các bên, thỏa thuận này được tìm thấy trong ngôn từ hoặc suy ra từ các trường hợp khác bao gồm quá trình thực hiện, quá trình giao dịch hoặc sử dụng thương mại 95

Nhìn chung, luật liên bang chưa đưa ra khái niệm chính thức về hợp đồng thông minh, hiện tại, nó chỉ mới dùng lại với các định nghĩa liên quan đến hợp đồng nói chung Do vậy, việc nhận diện và hiểu các vấn đề pháp lý về hợp đồng thông minh được dựa nhiều vào quan điểm của các chuyên gia Theo David M.Adlerstein, cố vấn tại công ty luật thành phố New York Wachtell, Lipton Rosen & Katz, hợp đồng thông minh có thể, nhưng không nhất thiết phải là hợp đồng bị ràng buộc về mặt pháp lý Quan điểm này có nghĩa là, hợp đồng thông minh có thể chỉ đại diện cho một thành phần hoặc phương tiện để thực hiện một phần của hợp đồng, chỉ phần này có sự ràng buộc về mặt pháp lý chứ không phải là toàn bộ hợp đồng

Mặc dù không có luật liên bang Hoa Kỳ hướng dẫn xác định rõ trạng thái giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh nhưng Đạo luật giao dịch điện tử thống nhất ban hành năm

1999 (the Uniform Electronic Transaction Act 1999), hay Đạo luật chữ ký điện tử liên bang năm 2000 trong Đạo luật thương mại toàn cầu và quốc gia, gọi tắt là Đạo luật chữ ký điện

95 Điều 1.201 UCC tử (E-sign Act) của Hoa Kỳ có thể đã cung cấp đủ cơ sở pháp lý để các hợp đồng thông minh được công nhận giá trị pháp lý và đảm bảo thi hành theo pháp luật về hợp đồng Cụ thể, Đạo luật chữ ký điện tử quy định 96 :

(1) Chữ ký, hợp đồng hoặc hồ sơ khác liên quan đến giao dịch có thể không bị từ chối hiệu lực pháp lý, hoặc khả năng thực thi chỉ vì nó ở dạng điện tử; và

(2) Một hợp đồng liên quan đến giao dịch đó có thể không bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc hiệu lực thi hành chỉ vì nó có một chữ ký điện tử hoặc hồ sơ điện tử

Theo Đạo luật chữ ký điện tử, thì chữ ký điện tử, hợp đồng và hồ sơ điện tử sẽ có hiệu lực pháp lý giống như chữ ký trên giấy Luật này nêu rõ rằng, chữ ký, hợp đồng hoặc hồ sơ khác liên quan đến giao dịch sẽ không bị từ chối hiệu lực pháp lý, hiệu lực hoặc khả năng thực thi chỉ vì nó ở dạng điện tử; một hợp đồng liên quan đến giao dịch cũng sẽ không bị từ chối hiệu lực pháp lý, hiệu lực và khả năng thực thi chỉ vì chữ ký điện tử hoặc hồ sơ điện tử được sử dụng trong quá trình hình thành hợp đồng Việc thực thi các hợp đồng thông minh trên nền tảng công nghệ chuỗi khối có thể thuộc thẩm quyền của Đạo luật chữ ký điện tử giống như bất kỳ hợp đồng điện tử nào khác Tuy nhiên, vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này ở cấp liên bang và các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đang chờ Liên Bang làm rõ hơn tình trạng pháp lý của hợp đồng thông minh

Mặt khác, theo Đạo luật giao dịch điện tử thống nhất (UETA), các giao dịch có thể được thực hiện bằng phương tiện điện tử UETA công nhận giá trị pháp lý của các bản ghi điện tử bao gồm các bản ghi được tạo bởi chương trình máy tính và chữ ký điện từ (bao gồm cả các chữ ký điện tử sử dụng công nghệ mã hóa công khai) và chúng sẽ có hiệu lực pháp lý tương tự như các loại hợp đồng dưới dạng văn bản UETA cũng công nhận tính hợp lệ của “tác nhân điện tử” (electronic agents), được định nghĩa là một chương trình máy tính hoặc một phương tiện điện tử, hay một phương tiện tự động khác được sử dụng độc lập để bắt đầu một hành động hoặc phản hồi lại toàn bộ hay một phần các bản ghi điện tử mà không cần xem xét hay chịu sự tác động bằng hành động của một cá nhân Đây được cho là sự thừa nhận có từ trước đó về các hợp đồng thông minh 97

96 Đạo luật Thương mại toàn cầu và quốc gia về chữ ký điện tử năm 2000 (E-Sign Act) - Xem thêm tại: PLAW, [https://www.govinfo.gov/content/pkg/PLAW-106publ229/html/PLAW-106publ229.htm] (truy cập ngày 13/02/2023)

Hợp đồng thông minh theo pháp luật Vương quốc Anh

Hiện nay, tại Anh, hợp đồng thông minh đã được công nhận giá trị pháp lý Việc nghiên cứu cũng như hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề xoay quanh hợp đồng thông minh đã được nhà nước đẩy mạnh từ năm 2019 Cụ thể, Thủ tướng Anh đã yêu cầu Ủy ban Pháp luật (Law Commission) 105 đưa việc nghiên cứu hợp đồng thông minh vào một phần của dự án nghiên cứu cải cách pháp luật Bộ Tư pháp cũng yêu cầu cơ quan này thực hiện phân tích chi tiết về các quy định hiện hành khi nó áp dụng cho các hợp đồng pháp lý thông minh

103 Stuart D Levi, Alex B Lipton (2018), An introduction to smart contracts and their potential and inherent limitations - Xem thêm tại: https://corpgov.law.harvard.edu/2018/05/26/an-introduction-to-smart-contracts-and-their- potential-and-inherent-limitations/ (truy cập ngày 08/03/2023)

105 Ủy ban Pháp luật là một cơ quan luật định, được thành lập bởi Đạo luật Ủy ban Pháp luật 1965 (The Law Commissions Act 1965) với mục đích thúc đẩy cải cách luật pháp Đây là một cơ quan tư vấn được tài trợ bởi Bộ Tư pháp Anh Ủy ban Pháp luật ở nước này đã công bố lời khuyên của mình cho Chính phủ đối với các vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng thông minh từ ngày 25 tháng 11 năm 2021 106 Ủy ban Pháp luật chỉ ra rằng vẫn có những rủi ro trong việc sử dụng các hợp đồng pháp lý thông minh tương đồng với các hợp đồng truyền thống Các quy định sẵn có điều chỉnh hợp đồng truyền thống vẫn sẽ được dùng cho các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thông minh Nhưng việc áp dụng khung pháp lý hiện tại đòi hỏi các bên và các cơ quan nhà nước phải linh hoạt trong việc thực hiện các bước giải quyết những rủi ro đó

Các quan điểm đối với khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh của Anh sẽ là một nguồn tham khảo rất quan trọng Bởi lẽ việc nghiên cứu bước đầu về hợp đồng thông minh ở Anh về mặt lý thuyết đã khá hoàn thiện và tất cả những gì nước này cần là thời gian để điều chỉnh và bổ sung để các quy định sẵn có trở nên phù hợp với thực tiễn sử dụng hợp đồng thông minh

2.2.1 Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh

Nước Anh đã đưa ra một khái niệm khá bao quát đối với hợp đồng thông minh Khác với quan điểm của nhiều nước trên thế giới, tại Anh, khái niệm hợp đồng thông minh được tách ra, bao gồm khái niệm “hợp đồng thông minh” (smart contract) để chỉ một công cụ thực hiện hợp đồng và khái niệm “hợp đồng pháp lý thông minh” (smart legal contract) để chỉ một hợp đồng có giá trị pháp lý

Cụ thể, hợp đồng thông minh tại nước này được định nghĩa là “một chương trình máy tính tự động một phần hay toàn bộ mà không có sự can thiệp của con người” 107 Theo cách hiểu trên, hợp đồng thông minh không phải một hợp đồng pháp lý, mà nó chỉ là một

“chương trình máy tính”, một công cụ để thực hiện hợp đồng Để một hợp đồng thông minh trở thành một hợp đồng pháp lý, thì nó phải là một hợp đồng pháp lý thông minh (smart legal contract) Một hợp đồng pháp lý thông minh sẽ được hiểu là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý trong đó một số hoặc tất cả các nghĩa vụ hợp đồng được xác định và được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính 108 Nhóm nghiên cứu cho rằng, với cách chia tách khái niệm như trên, ta có thể tránh được việc nhầm lẫn khái niệm cũng như làm rõ được giá trị pháp lý của hợp đồng pháp lý thông minh Khi một hợp đồng thông minh đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật, thì nó sẽ được công nhận là một hợp đồng và có giá trị pháp lý

106 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd [61], tr 28

107 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd [61], tr 01

108 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd [61], tr 11 Để phân loại các hợp đồng pháp lý thông minh, người ta dựa vào vai trò của mã code trong các giai đoạn hình thành cho đến thực hiện hợp đồng Theo các nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật, hợp đồng pháp lý thông minh có thể được chia thành 3 loại: (1) Hợp đồng ngôn ngữ tự nhiên (natural language contract), (2) hợp đồng hỗn hợp (hybrid contract) và

(3) hợp đồng hoàn toàn bằng mã code Các loại hợp đồng này có tính tự động tăng dần Càng sử dụng nhiều mã code, tính tự động của hợp đồng pháp lý thông minh càng cao và càng xuất hiện nhiều khả năng làm phát sinh những vấn đề pháp lý mới

Hợp đồng pháp lý thông minh cần phải thỏa các yếu tố được quy định trong pháp luật hợp đồng để trở thành một hợp đồng có hiệu lực Các yếu tố này bao gồm sự thỏa thuận (agreement), sự xem xét (consideration), tính chắc chắn và hoàn thiện (certainty and completeness), ý định của các bên trong việc tạo lập một hợp đồng có sự ràng buộc về mặt pháp lý và các điều kiện khác về hình thức Các phân tích của Ủy ban Pháp luật Anh cho thấy những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình xử lý tranh chấp liên quan đến việc xác định các yếu tố kể trên thường là các rủi ro về vấn đề khó chứng minh Một hợp đồng pháp lý thông minh có thỏa các yếu tố này hay không cũng phụ thuộc một phần vào loại hợp đồng thông minh Mức độ tự động của hợp đồng thông minh càng cao, ngôn ngữ tự nhiên trong hợp đồng càng ít thì nó càng gây khó khăn trong việc chứng minh tính hợp lệ cũng như giải thích các quy định trong hợp đồng

Một đặc điểm của hợp đồng pháp lý thông minh theo quan điểm của nước này cần phải được lưu ý, đó là hợp đồng pháp lý thông minh không được xác định dựa trên việc nó có hoạt động trên nền tảng sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) hay không Bởi lẽ, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hợp đồng thông minh không hoạt động dựa trên công nghệ sổ cái phân tán Việc tiếp cận khái niệm hợp đồng pháp lý thông minh cũng không nên bị giới hạn Hiệp hội Pháp luật Anh và xứ Wales cho rằng đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát sẽ mở ra nhiều hướng phát triển hơn cho hợp đồng thông minh trong tương lai 109

Vào tháng 11 năm 2019, tổ chức UKJT (UK Jurisdiction Taskforce) 110 đã công bố tuyên bố pháp lý của mình về tiền điện tử và hợp đồng thông minh Tuyên bố pháp lý của UKJT kết luận rằng, về nguyên tắc, hợp đồng thông minh có khả năng làm phát sinh các nghĩa vụ mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, có hiệu lực thực thi theo các điều khoản của

109 Law Commission Reforming The Law (2021), tlđd [61], tr 17

110 Đây là một cơ quan đầu ngành, có mục tiêu là cung cấp nền tảng hiện đại làm rõ các câu hỏi chính liên quan đến tình trạng pháp lý và các nguyên tắc pháp lý cơ bản áp dụng cho tiền điện tử, công nghệ sổ cái phân tán, hợp đồng thông minh và các công nghệ liên quan theo luật pháp Anh Xem thêm: LawTechUK, [https://lawtechuk.io/ukjt] (truy cập ngày 09/03/2023) chúng 111 Có thể thấy, các hợp đồng pháp lý thông minh của nước này đã được thừa nhận giá trị pháp lý Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng khung pháp luật nào sẽ được dùng để điều chỉnh hợp đồng pháp lý thông minh Ủy ban Pháp luật đã kết luận rằng khung pháp lý hiện tại ở Anh hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho việc sử dụng hợp đồng pháp lý thông minh Các quy định hiện hành sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng pháp lý thông minh tương tự như điều chỉnh các hợp đồng truyền thống khác Cùng với đó, việc phát triển các án lệ để điều chỉnh hợp đồng thông minh ở nước này cũng sẽ là một trong những vấn đề được nhà nước chú trọng

Thực tế, việc ứng dụng hợp đồng thông minh tại Anh mới ở giai đoạn đang được nghiên cứu và phát triển Thậm chí một số ứng dụng của hợp đồng thông minh được đưa ra vẫn chỉ tồn tại trên mặt lý thuyết 112 Vì vậy hiện nay, hầu như rất ít tranh chấp liên quan đến việc giao kết bằng hợp đồng thông minh tại Anh Nói cách khác, các án lệ về hợp đồng thông minh vẫn chưa được phát triển ở thời điểm hiện tại

2.2.2 Hình thức của hợp đồng thông minh

Trong pháp luật về hợp đồng của Anh, một số hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức “văn bản” Hình thức “văn bản” của hợp đồng bao gồm đánh máy, in ấn, in thạch bản, hình ảnh hay các phương thức khác để thể hiện hoặc tái tạo từ ngữ ở dạng có thể nhìn thấy được và có thể hiểu được trong ngữ cảnh tương ứng 113

Hợp đồng thông minh theo pháp luật Singapore

Tại châu Á, Singapore là một trong những nước luôn tiên phong trong lĩnh vực khoa học – công nghệ Kể từ khi xuất hiện chiếc máy tính cá nhân đầu tiên vào những năm 1980, Singapore đã chấp nhận công nghệ như một động cơ quan trọng của nền kinh tế và xã hội 129 Tiếp đến, Singapore không ngừng áp dụng các công nghệ mới để chuyển đổi kỹ thuật số các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ, nổi bật nhất trong số đó là công nghệ chuỗi khối phân tán – Blockchain và công nghệ tiền ảo

Tại Lễ hội Công nghệ Tài chính Singapore lần thứ 6 - Singapore Fintech Festival 2021 (SFF2021), ông Ravi Menon 130 nhấn mạnh: “Singapore phải nâng cao các biện pháp bảo vệ để chống lại các rủi ro bao gồm các dòng chảy bất hợp pháp Nhà nước thành phố quan tâm đến việc phát triển công nghệ tiền điện tử, hiểu về blockchain, hợp đồng thông minh và chuẩn bị cho thế giới Web 3.0” 131 Cuối cùng, chính phủ Singapore đã chính thức khởi động chương trình “Chương trình Phát triển Pháp lý Hợp đồng thông minh” của Smart Nation and Digital Government Office (tạm dịch: Quốc gia thông minh và Văn phòng chính phủ số) để tập trung nghiên cứu và phát triển khung pháp lý cho hợp đồng thông minh 132

Từ khi chính phủ cho phép sử dụng hợp đồng thông minh, Singapore đã áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, y tế, bảo hiểm, v.v… Các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng hợp đồng thông minh để tăng cơ hội tiếp cận thị trường vốn của nhà đầu tư thay vì

127 “Guidance: Our practice on electronic signatures that was current between 1 November 2021 and 27 March 2022”, [https://www.gov.uk/government/publications/electronic-signatures-accepted-by-hm-land-registry-pg82/our- practice-on-electronic-signatures-taken-from-the-version-of-practice-guide-8-that-was-current-between-1-november- 2021-and-27-march-2022] (truy cập ngày 15/06/2023)

129 Huỳnh Dũng, "Hành trình công nghệ đưa Singapore trở thành quốc gia thông minh", [https://danviet.vn/hanh-trinh- cong-nghe-dua-singapore-tro-thanh-quoc-gia-thong-minh-2022012008225877.htm] (truy cập ngày 12/03/2023)

130 Ông là Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS, ngân hàng trung ương Singapore)

131 Ravi Menon (2021), "The future of money, finance and the internet", [https://www.bis.org/review/r220210d.pdf] (truy cập ngày 12/03/2023)

132 Smart Nation and Digital Government Office là văn phòng trực thuộc và dưới quyền quản lý của Thủ tướng chính phủ Văn phòng này có nhiệm vụ lên kế hoạch cho Smart Nation và đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong Chính phủ - Xem thêm: Smart Nation Singapore, "Digital Government Blueprint - A Singapore Government That Is Digital To The Core, And Serves With Heart", [https://www.smartnation.gov.sg/] (truy cập ngày 12/03/2023) sử dụng phương thức giao dịch truyền thống trên sàn chứng khoán như trước đây 133 Các tài sản thực sẽ được số hóa trở thành các token, chúng sẽ được phát hành cho các nhà đầu tư khi họ tham gia đầu tư vào một dự án Blockchain Các token sẽ được lập trình dựa trên hợp đồng thông minh để đảm bảo chúng được chuyển đến đúng người nhận và sẽ bị giữ lại trong trường hợp các bên đang trong thời gian phong tỏa (lock-up period) 134 Ngoài ra, hợp đồng thông minh cũng cho phép việc tự động thanh toán cổ tức, ghi chép sổ sách, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường thứ cấp 135 Do đó, các nhà đầu tư có thể tự xác nhận hay góp cổ phần của mình mà không cần phải thông qua bất kỳ sản giao dịch nào

2.3.1 Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh

Mặc dù tại Singapore việc ứng dụng hợp đồng thông minh được đánh giá là khá phổ biến, nhưng tính đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng thông minh Thay vào đó, sẽ áp dụng các đạo luật hiện hành như: Đạo luật Dân sự Singapore năm 1999 (Civil Law Act Revised Edition 1999) và Luật Giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act – ETA) Singapore 2010

Hiện tại, trong hệ thống văn bản pháp luật của quốc gia không đề cập rõ ràng đến thuật ngữ “hợp đồng thông minh”, do đó việc chính thức công nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng thông minh là vấn đề đăng được bỏ ngỏ Tuy nhiên, với khung pháp lý và lý luận của các quy định hiện hành, đã tạo ra một khung pháp lý để ứng dụng hợp đồng thông minh vào thực tiễn

Về bản chất, hợp đồng thông minh là một hợp đồng Pháp luật về hợp đồng của Singapore chịu ảnh hưởng của hệ thống Thông luật (The Common law system) 136 , theo đó, một hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi và chỉ khi được tạo thông qua (a) việc trao đổi các lời đề nghị và/hoặc hành động được thực hiện với mục đích tạo ra các quan hệ pháp lý;

133 Tiêu biểu phải kể đến: (1) Istox – Một nền tảng áp dụng kết hợp công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh để kết nối với thị trường vốn, đây là một dự án Thử nghiệm khung pháp lý của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (thuộc Ngân hàng trung ương Singapore); và (2) Digix – Tên đầy đủ là Digix Global, một Công ty blockchain đứng sau tài sản kỹ thuật số hỗ trợ bằng vàng đầu tiên trên thế giới

134 Là một thỏa thuận ràng buộc pháp lý (từ 3 đến 24 tháng) giữa các đơn vị bảo lãnh và trong nội bộ công ty về việc ngăn cấm họ ván bất kỳ cổ phiếu nào trong một khoản thời gian xác định

135 Công ty ConsenSys Pte Ltd, "Kelvin Lee, Anouchka Bee Forey, Hanny Kusumawardhani và Riley Kim: Singapore Blockchain Ecosystem", [https://opennodes.com/Singapore-Ecosystem-Report.pdf] (truy cập ngày 12/03/2023)

136 Do có lịch sử thuộc địa, pháp luật về hợp đồng của Singapore được xây dựng phần lớn dựa trên thông luật của Anh và bao gồm các khái niệm thường gắn với hợp đồng, chẳng hạn như đề nghị và chấp nhận, xem xét, thực hiện và vi phạm Mặc dù đã tuyên bố là một quốc gia độc lập, Singapore vẫn tiếp tục tuân theo luật hợp đồng của Anh, chỉ khác nhau ở một vài quan điểm nhỏ - Xem thêm: CorporateServices.com Pte Ltd, "Singapore Contract Law", [https://www.corporateservices.com/singapore/contract-law-of-singapore] (truy cập ngày 12/03/2023)

(b) giao dịch có ghi nhận các “cam kết” (consideration); và (c) trong một số trường hợp, phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức

Thông thường, hợp đồng thông minh không gặp trở ngại với điều kiện (a) hay (b) đã nêu 137 Đối với điều kiện về hình thức, có nhiều quan điểm cho rằng các hợp đồng phải được lập thành văn bản và được ký kết để có hiệu lực pháp lý, nhưng nhìn chung không có yêu cầu nào về hình thức để một hợp đồng có hiệu lực pháp lý và ràng buộc các bên 138 Tại Điều 6 của Đạo luật Dân sự Singapore có nêu các trường hợp yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, như Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng thuê mua… 139 Việc quy định một vài trường hợp phải thỏa yêu cầu về hình thức tại Điều 6 bởi lẽ văn bản hợp đồng vật lý là một chứng cứ quan trọng trong việc chứng minh khi xảy ra tranh chấp Vì trong đó, sẽ ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và sự đồng ý giao kết giữa các bên

Có thể thấy, điểm mâu thuẫn rõ ràng nhất giữa hợp đồng thông minh với điều kiện tại Điều 6 Đạo luật Dân sự Singapore là việc mã code không được xem là ngôn ngữ tự nhiên được dùng trong thành lập văn bản Ngôn ngữ tự nhiên được thể hiện dưới các phương diện như âm thanh, cử chỉ hoặc các ký tự được con người nghĩ ra 140 Còn các mã code được sử dụng trong hợp đồng thông minh là tập hợp một chuỗi chỉ dẫn logic cho phép con người giao tiếp với máy tính Tuy nhiên, căn cứ vào Luật ETA, Điều 7 quy định 141 : “Trong trường hợp pháp luật quy định thông tin phải được viết, dưới dạng văn bản, phải được trình bày bằng văn bản hoặc quy định các hệ quả nhất định, nhưng không thể đáp ứng được thì một bản ghi chép điện tử sẽ có giá trị thay thế và tương đương để đáp ứng quy định của pháp luật đó, miễn bản ghi chép đó có thể truy cập được để có thể sử dụng để tham khảo sau này” (tạm dịch) “Bản ghi chép điện tử” được ETA định nghĩa là “một bản ghi được tạo, truyền đạt, nhận hoặc lưu trữ bằng bất kỳ phương tiện điện tử nào trong hệ thống thông tin

137 Low, Kelvin F.K và Mik, Eliza (2020), "Pause the Blockchain Legal Revolution - International & Comparative Law Quarterly 135-175", [https://ssrn.com/abstract439918] (truy cập ngày 12/03/2023)

138 Andrew Phang gen ed (2012), The Law of Contract in Singapore, Academy Publishing

139 Nguyên văn: “ Contracts which must be evidenced in writing: (1) any executor or administrator upon any special promise to answer damages out of his own estate; (2) any defendant upon any special promise to answer for the debt, default or miscarriage of another person; (3) any person upon any agreement made upon consideration of marriage;

Hợp đồng thông minh theo pháp luật Trung Quốc

Vào năm 2017, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã đưa công nghệ blockchain vào

Kế hoạch 05 năm lần thứ 13 Chính sách này đã biến blockchain và tiền điện tử thành chủ đề được tranh luận chính ở Trung Quốc vào thời điểm bấy giờ Các nhà hoạch định chính sách cũng rất mong muốn thiết lập những khuôn khổ và tiêu chuẩn để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ blockchain trong các ngành kinh doanh chính, đồng thời bảo vệ và đào tạo các nhà đầu tư trong hệ sinh thái tiền điện tử còn non trẻ và không được kiểm soát theo quy định của pháp luật của nước này Tuy nhiên, chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề này vẫn chưa ổn định kể cả khi Chính phủ đang cân nhắc lợi ích và nguy cơ của công nghệ blockchain Cùng năm, các quan chức Trung Quốc đã ca ngợi Sách Trắng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, “nhận ra tiềm năng của công nghệ blockchain” Thế nhưng, chưa đầy ba

158 Sự giả định này dựa trên bản án Telemedia Pacific Group Ltd v Credit Agricole - Xem thêm: SGHC, "Telemedia Pacific Group Ltd v Credit Agricole", [https://www.elitigation.sg/gdviewer/s/2014_SGHC_235] (truy cập ngày 23/04/2023) Theo đó, Tòa án đã thành công trong việc viện dẫn Điều 116.(a).(1) EA, cụ thể: “Trong quá trình xét xử, tòa án có thẩm quyền giả định sự tồn tại của các trường hợp mà tòa án cho rằng có khả năng đã xảy ra dựa trên diễn biến chung của các sự kiện tự nhiên, hành vi của con người và hoạt động kinh doanh công và tư trong mối quan hệ với các sự kiện của vụ án cụ thể Tòa án có thể giả định: (a) Theo quy định của pháp luật, một cá nhân đang sở hữu hàng hóa bị đánh cắp ngay sau khi chúng bị đánh cắp có thể bị coi là kẻ trộm hoặc người nhận hàng hóa mà biết rằng chúng bị đánh cắp, trừ khi cá nhân đó có thể giải trình về việc sở hữu của mình một cách hợp pháp” (Nguyên văn:

The court may presume the existence of any fact which it thinks likely to have happened, regard being had to the common course of natural events, human conduct, and public and private business, in their relation to the facts of the particular case The court may presume: (a) that an individual who is in possession of stolen goods soon after the theft is either the thief or has received the goods knowing them to be stolen, unless the individual can account for his or her possession ( )) Tòa án đã lập luận rằng, “248 Điều 116A có cách diễn đạt không thực sự rõ ràng Tuy nhiên, rõ ràng nó đưa ra một giả định ủng hộ việc tạo lập hoặc truyền tải chính xác các bản ghi chép điện tử Nếu một chương trình được sử dụng đúng cách thường xuyên để sản xuất hoặc truyền tải chính xác một bản ghi chép điện tử, thì tòa án có thể cho rằng bản ghi chép điện tử đó đã được tạo lập hoặc truyền tải chính xác chương trình đó Giả định về việc tạo lập hoặc truyền tải chính xác của bản ghi chép điện tử sẽ bị bác bỏ khi có bằng chứng đủ để phủ định về việc tạo lập hoặc truyền tải chính xác của bản ghi chép điện tử” (Nguyên văn: 248 The wording of section 116A is admittedly rather clumsy But there is no doubt that it sets out a presumption in favour of the production or accurate communication of electronic records If a process, properly used, ordinarily produces or accurately communicates an electronic record, then the court will presume that the electronic record in question was produced or accurately communicated by that process The presumption of the production or accurate communication of the electronic record stands unless sufficient evidence is adduced to raise doubt as to the production or accurate communication of the electronic record) tháng sau, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China - PBC) đã đưa ra thông báo cấm đối với các lần phát hành tiền mã hóa lần đầu (Initial Coin Offerings - ICOs) và đóng cửa các giao dịch tiền điện tử nội địa Sun Guofeng, giám đốc Viện Tài chính tại PBC làm rõ rằng lệnh cấm “không nên ngăn cản các công ty công nghệ tài chính, cơ quan công nghiệp và các công ty công nghệ khác tiếp tục nghiên cứu về công nghệ chuỗi khối” 159 Đồng thời, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc đã cho ra mắt phòng thí nghiệm mở về công nghệ blockchain nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu công nghệ blockchain độc lập với tiền điện tử hoặc sàn giao dịch tiền điện tử Nhìn chung, Chính phủ nước này chưa cho phép sử dụng rộng rãi và tự do tiền điện tử, tuy nhiên việc nghiên cứu và sử dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp vẫn được khuyến khích nghiên cứu và phát triển

Một số ứng dụng nổi bật của hợp đồng thông minh có thể kể đến bao gồm việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào ngành công nghiệp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc, thay thế cho những công cụ quản lý bản quyền số hóa (Digital Rights Management – DRM), hợp đồng thông minh mang lại sự cải tiến tích cực trong việc chống lại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng số, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu phí bản quyền 160 Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Trung Quốc đã công bố dự án số hóa đồng nhân dân tệ từ năm 2014 và tiến hành lưu thông thử nghiệm vào năm 2020 161

2.4.1 Giá trị pháp lý và luật điều chỉnh của hợp đồng thông minh theo pháp luật Trung Quốc

Hiện nay, tại Trung Quốc, việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh vẫn chưa được quy định một cách minh thị Tuy nhiên nếu một hợp đồng thông minh đáp ứng các yêu cầu pháp lý của hợp đồng, tức là phù hợp với các quy định theo pháp luật hợp đồng hiện hành, thì hiệu lực của hợp đồng thông minh sẽ được công nhận và các điều khoản của hợp đồng đó sẽ được hậu kiểm sau cùng bằng biện pháp tư pháp

Luật Hợp đồng của Trung Quốc gồm ba giá trị cốt lõi: (i) Hình thức, (ii) Thực thi, thực hiện, (iii) Phương pháp giải quyết tranh Hợp đồng theo pháp luật của quốc gia này là

159 Xinhua, “China bans issuance of long-term certificates of deposit”, [www.xinhuanet.com/english/2017-08/31/ c_136571679.htm] (truy cập ngày 01/08/2023)

160 Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Phan Vân Anh, “Khung pháp lý cho hợp đồng thông - Một số gợi mở cho Việt Nam từ pháp luật Trung”, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, [https://tapchi.hul.edu.vn/index.php/jl/article/view/269] (truy cập ngày 03/08/2023)

161 Lê Đạt C., Trương Trung T và Nguyễn Triều Đ, “ Tiền tệ kỹ thuật số và hệ thống tiền tệ toàn cầu thế hệ mới”,

Trường Đại học Kinh tế Tp HCM,

[https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?subfolder/72/78/&doc7278891744191245522941235668294888723&bitsidb8a0b5-456f-420f-b5bc-cd5d04bfb5a4&uid=] (truy cập ngày 05/08/2023) một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo ra các nghĩa vụ có thể thi hành hoặc được pháp luật công nhận Để thỏa thuận có hiệu lực thi hành, phải có ba yếu tố: (i) lời đề nghị (bày tỏ thiện chí tham gia vào một thỏa thuận ràng buộc) 162 , (ii) chấp nhận các điều khoản được đề xuất và trao đổi giá trị lẫn nhau, (iii) các điều khoản phải cụ thể và rõ ràng

Tóm lại, hợp đồng thông minh hoàn toàn có thể được điều chỉnh tương tự trên những nội dung pháp luật đã có sẵn Công nghệ cải tiến không đồng nghĩa với việc hệ thống pháp lý phải chạy theo sự cải tiến đó Dựa trên thực tiễn ứng dụng hợp đồng thông minh và các phân tích phía trên, có thể nhận thấy quốc gia này sử dụng khung pháp lý hợp đồng thông thường để điều chỉnh hợp đồng thông minh, bao gồm cả những quy định về biện pháp bảo vệ, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại,

2.4.2 Chữ ký điện tử trong hợp đồng thông minh

Tại Trung Quốc, chữ ký điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng thông minh theo thỏa thuận giữa các bên miễn là đáp ứng được các điều kiện được quy định trong Luật Chữ ký điện tử được ban hành vào năm 2004

Trước khi Luật Chữ ký điện tử được thông qua, lần đầu tiên luật pháp Trung Quốc quy định thông điệp dữ liệu có thể được sử dụng dưới dạng văn bản để ký kết hợp đồng tại Điều 11 của Luật Hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 1/10/1999 Theo đó, Điều 11 Luật Hợp đồng của Trung Quốc quy định rằng “Hình thức văn bản là hình thức mà nội dung trong hợp đồng, thư từ và thông điệp dữ liệu (bao gồm điện tín, telex, fax, trao đổi dữ liệu điện tử và e-mail) có thể được thể hiện một cách hữu hình” Ngoài ra, Điều 469 Bộ luật Dân sự Trung Quốc cũng có quy định các bên có thể giao kết hợp đồng bằng văn bản, bằng miệng hoặc các hình thức khác Hình thức văn bản là hình thức thể hiện một cách hữu hình nội dung trong hợp đồng, thư từ, điện tín, telex, fax Các thông điệp dữ liệu có thể thể hiện một cách hữu hình nội dung chứa trong trao đổi dữ liệu điện tử, e-mail có thể được điều chỉnh và sử dụng bất cứ lúc nào, được coi là dạng văn bản

Về điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp luật, Điều 3 Luật Hợp đồng của Trung Quốc quy định rõ: “địa vị pháp lý của các bên trong hợp đồng là bình đẳng, một bên không được áp đặt ý chí của mình cho bên kia” Điều 16 của Luật Hợp đồng của Trung Quốc cũng quy định rằng: “khi hợp đồng được ký kết dưới dạng thông điệp dữ liệu”, “các hệ thống cụ thể được chỉ định” có thể được sử dụng

162 Điều 14 của Luật Hợp đồng PRC (CCL) định nghĩa một đề nghị là biểu hiện của một bên về ý định tham gia vào một hợp đồng ràng buộc với một bên khác

Vào năm 2004, Trung Quốc ban hành Luật Chữ ký điện tử, chính thức đặt cơ sở pháp lý cho sự phát triển toàn diện của thương mại điện tử ở nước này Đạo luật này sau đó được sửa đổi vào các năm 2015 và 2019 Luật được xây dựng nhằm chuẩn hóa hành vi của chữ ký điện tử, xác nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Theo định nghĩa, “chữ ký điện tử” được đề cập trong Luật có nghĩa là dữ liệu chứa trong hoặc đính kèm thông điệp dữ liệu ở dạng điện tử, được sử dụng để xác định người ký và cho biết người ký chấp thuận nội dung trong đó “Thông điệp dữ liệu” được đề cập trong Luật có nghĩa là thông tin được tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng các phương tiện điện tử, quang học, từ tính hoặc các phương tiện tương tự

Về hiệu lực pháp lý của chữ ký hợp đồng điện tử, ngoài các quy định pháp luật cho quá trình giao kết hợp đồng điện tử, các phương tiện kỹ thuật được áp dụng để giao kết hợp đồng điện tử cũng có các quy định pháp luật rõ ràng và chặt chẽ Điều 14 của Luật Chữ ký điện tử quy định: “chữ ký điện tử đáng tin cậy có hiệu lực pháp lý tương tự như chữ ký viết tay hoặc con dấu” Điều 13 của Luật Chữ ký điện tử quy định: chữ ký điện tử đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây được coi là chữ ký điện tử đáng tin cậy khi dữ liệu tạo chữ ký điện tử được sử dụng cho chữ ký điện tử là dữ liệu dành riêng cho người ký điện tử; dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ do người ký điện tử kiểm soát tại thời điểm ký; có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chữ ký điện tử sau khi ký; mọi thay đổi về nội dung và hình thức của thông điệp dữ liệu sau khi ký đều có thể bị phát hiện 163

Thực tiễn các quy định pháp luật về hợp đồng thông minh tại Việt Nam

3.1.1 Về giá trị pháp lý và tính hợp pháp của hợp đồng thông minh

Giá trị pháp lý và tính hợp pháp của hợp đồng thông minh tại nước ta vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực cũng được quy định chi tiết tại các Điều 117, 407 và 408

Bộ luật này, trong đó có cả các quy định về hình thức của giao dịch được quy định tại Điều

119 Theo đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản Như vậy, hiện nay, giao dịch điện tử là một giao dịch hợp pháp và có giá trị pháp lý trong trường hợp nó thỏa các điều kiện khác của pháp luật Tuy nhiên, chỉ với quy định như trên thì giá trị pháp lý của các hợp đồng thông minh vẫn chưa được đảm bảo khi được sử dụng trên thực tế

Bởi lẽ, tại Việt Nam, khái niệm “hợp đồng thông minh” chưa được chính thức ghi nhận trong các văn bản pháp luật Cụm từ này chỉ xuất hiện trên các bài viết và công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Tuy nhiên, hiện nay, Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Giao dịch điện tử 2023 (thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2023) đều đã đưa ra những khái niệm có phần tương đồng với khái niệm “hợp đồng thông minh”

Thực chất, giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh đã được thừa nhận từ trước khi có Luật Giao dịch điện tử 2023 Từ khi Luật Giao dịch điện tử 2005 được thông qua cho đến trước khi có Luật Giao dịch điện tử 2023, các quy định của nước ta về giao dịch điện tử đã đưa ra một khái niệm gần giống với hợp đồng thông minh, đó là khái niệm về giao dịch điện tử tự động Đây là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn 166 tính pháp lý của hợp đồng điện tử cũng đã được thừa nhận trong Luật Giao dịch điện tử 2005 167 Tuy nhiên, các quy định này lại không dùng để áp dụng cho một hợp đồng điện tử hoạt động trên một hệ thống chuỗi khối mang tính tự động như blockchain Sau đó, với sự xuất hiện của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thì chúng ta đã có các quy định bổ sung về hệ thống

166 Khoản 7 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005

167 Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” thông tin tự động Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này thì hệ thống thông tin tự động là hệ thống thông tin được sử dụng để khởi tạo, gửi, nhận, hoặc phản hồi các thông điệp dữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hoạt động được thực hiện Đồng thời, hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau sẽ không bị phủ nhận giá trị pháp lý 168 Đến nay, với sự xuất hiện của của Luật Giao dịch điện tử 2023, đã được thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh đã được thể hiện cụ thể hơn Luật mới đã có các quy định trực tiếp công nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng thông minh thông qua việc đưa ra các khái niệm chung cho hợp đồng điện tử Theo đó, Luật mới không còn phân biệt hai khái niệm “hợp đồng điện tử” hay “hợp đồng điện tử tự động” Luật Giao dịch điện tử 2023 định nghĩa giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử 169 , hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu 170 Không chỉ như vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam còn đi xa hơn thừa nhận các hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện toàn bộ hoặc một phần qua thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử 171 Với hướng quy định này, hợp đồng thông minh hoàn toàn có thể được xem là một hợp đồng điện tử và thỏa mãn các quy định của pháp luật hiện hành

Về giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh, Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2023 nêu rõ: “Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng” Với quy định này, giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh đã được củng cố và trở nên rõ ràng hơn rất nhiều Điều 35 và 36 Luật này cũng cung cấp các nguyên tắc về việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử Trong đó, giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp

168 Điều 13 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

169 Điều 3.1 Luật Giao dịch điện tử 2023

170 Điều 3.16 Luật Giao dịch điện tử 2023

171 Điều 36.2 Luật Giao dịch điện tử 2023 dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Quy định này hoàn toàn phù hợp với việc giao kết một hợp đồng thông minh, khi cho phép các bên thỏa thuận bằng mã code

Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam đã cung cấp được các cơ sở pháp lý cho việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh Tuy nhiên, để một hợp đồng thông minh có hiệu lực, nó cũng phải thỏa các điều kiện chung về nội dung của hợp đồng theo các quy định khác của pháp luật hợp đồng nói chung

3.1.2 Chữ ký số, chữ ký điện tử đối với hợp đồng thông minh

Trước đây, xem xét các quy định trong Luật Giao dịch điện tử 2005, thì các khái niệm chữ ký số, chữ ký điện tử là một trong những nội dung vẫn còn khá mơ hồ Điều 21 Luật này đã cung cấp khái niệm chung cho chữ ký điện tử như sau: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”

Về các điều kiện để một chữ ký được xem là một chữ ký điện tử hợp lệ, Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định chữ ký điện tử sẽ được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện gồm:

(1) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

(2) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

(3) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

(4) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện Đối với chữ ký số, đây là một khái niệm không được quy định cụ thể trong Luật Giao dịch điện tử 2023 Tuy nhiên với sự xuất hiện của Nghị định 130/2018 thì giá trị pháp lý và tính tất yếu của chữ ký số đã làm rõ Cụ thể, khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP nêu rõ: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên” Như vậy, Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP

Hiện nay, các quy định trên đã được kế thừa, tổng hợp và làm rõ hơn bởi các quy định trong Luật Giao dịch điện tử 2023 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 bổ sung thêm loạt khái niệm mới về “chữ ký điện tử”, “chữ ký số” Cụ thể:

- Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu

- Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2023, chữ ký số được công nhận là chữ ký điện tử nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu

- Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận

- Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký

- Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện

- Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số

- Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần; không làm thay đổi dữ liệu cần ký.

Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng thông minh

3.2.1 Bất cập trong các quy định nhằm hạn chế tính ẩn danh của hợp đồng thông minh

Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh Tuy nhiên, để được xem là một hợp đồng có hiệu lực, thì hợp đồng thông minh vẫn phải thỏa các quy định về hợp đồng nói chung

Tuy nhiên, vì tính ẩn danh của hợp đồng thông minh, việc xác định các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực là rất khó khăn Khi giao kết các hợp đồng ẩn danh, chủ thể thực hiện giao kết không chỉ có nguy cơ bị lừa đảo, mà còn gặp nguy cơ hợp đồng vô hiệu, không thể thực hiện được hoặc gặp khó khăn khi giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp phát sinh

Nhóm nghiên cứu tiếp cận tính ẩn danh trong hợp đồng thông minh theo hướng không thể xác định được chủ thể thực tế tham gia giao kết hợp đồng thông minh Cụ thể, vấn đề đặt ra là khi giao dịch trên mạng chuỗi khối, các bên tương tác với nhau và với nhà phát hành dịch vụ qua một tài khoản điện tử (chẳng hạn như email) Bằng các công nghệ hiện đại, các bên cung cấp dịch vụ xác thực có thể truy vết ra địa chỉ của tài khoản thực hiện giao dịch Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình “số hóa” định danh công dân Các hệ thống dữ liệu về danh tính cá nhân đang được Nhà nước xây dựng và phát triển Song song với đó, các quy định về định danh điện tử và xác thực điện tử được ra đời Điều 8 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử nêu rõ việc xác thực điện tử là hoạt động xác nhận, khẳng định thông tin gắn với chủ thể danh tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin của chủ thể danh tính điện tử đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, cơ sở dữ liệu khác và hệ thống định danh và xác thực điện tử hoặc xác thực tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử để khẳng định giá trị sử dụng của tài khoản định danh điện tử đó Với quy định như vậy, phần nào có thể đảm bảo được yếu tố xác thực của các danh tính điện tử trên môi trường điện tử Tuy nhiên, ai mới là người thực sự sử dụng tài khoản này để giao kết hợp đồng là vấn đề cần xem xét Hướng tiếp cận này cho thấy đây là rủi ro chung của mọi giao dịch thực hiện qua mạng điện tử Nói cách khác, các rủi ro này không phải rủi ro pháp lý đặc thù của hợp đồng thông minh Một trong những đặc điểm cơ bản của hợp đồng thông minh thể hiện ở tính tự động trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, vì vậy các vấn đề phát sinh từ giai đoạn giao kết là rủi ro pháp lý của các giao dịch điện tử nói chung Để giải quyết vấn đề này, trên thực tiễn, người ta sử dụng nhiều cách khác nhau để xác thực giao dịch (như mã OTP, xác thực bằng khuôn mặt, xác thực bằng giọng nói,…) để xác định chủ thể thực hiện giao dịch Trong các quy định của pháp luật chuyên ngành, nhiều quy định của pháp luật đã nêu rõ tính bắt buộc đối với việc xác thực chủ thể khi thực hiện giao dịch điện tử Chẳng hạn, Điều 4 Quyết định 838/QĐ-BHXH đã quy định tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải có chứng thư số có hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do hội Việt Nam cấp Việc sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử quy định tại văn bản này gọi chung là ký điện tử

Tuy nhiên, xem xét các quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023, Điều 22.4 quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan Như vậy, vấn đề đặt ra là các phương thức xác nhận giao dịch hiện tại có thể có giá trị như một chữ ký số không và nếu chỉ sử dụng chữ ký số thì làm cách nào có thể đảm bảo được các điều kiện xác thực của nó

Mặt khác, vấn đề xác minh không chỉ phát sinh đối với chủ thể giao kết hợp đồng, mà còn phát sinh đối với đối tượng của hợp đồng Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản Hiện nay, có một số mô hình kinh doanh sử dụng hợp đồng thông minh trong lĩnh vực bất động sản Mô hình kinh doanh này cho phép các doanh nghiệp chủ quản tạo ra token riêng cho bất động sản để chia nhỏ bất động sản thành nhiều phần, từ đó dễ dàng tiếp cận các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường Việc mua bán sẽ được thực hiện bởi công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh Tuy nhiên, vì chưa có khung pháp lý phù hợp quy định thủ tục xác minh nên việc tham gia đầu tư vào các mô hình này vẫn còn tồn tại rất nhiều rủi ro vì khó kiểm tra được nguồn gốc và tình trạng của bất động sản; và kể cả khi đảm bảo rằng nhà đất có đầy đủ giấy tờ thì vẫn có nguy cơ bất động sản thuộc diện giải tỏa hoặc có tranh chấp trên thực tế 172

3.2.2 Chưa có quy định làm rõ hình thức của hợp đồng thông minh

Một trong những rủi ro pháp lý có thể phát sinh khi tham gia hợp đồng thông minh chính là hình thức của hợp đồng Hiện nay, hợp đồng thông minh được xem là một hợp

172 Khôi Phương, "Mua chung bất động sản 'Blockchain' với vài triệu đồng", Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, [https://plo.vn/mua-chung-bat-dong-san-blockchain-voi-vai-trieu-dong-post683083.html] (truy cập ngày 07/08/2023) đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên vì một số hợp đồng thông minh chỉ được thể hiện hoàn toàn dưới dạng mã code mà không có bất kỳ bản hợp đồng nào khác được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên, nên có thể gây ra nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức của hợp đồng Cụ thể, Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định các thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản khi thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu 173 Tuy nhiên, đối với một số hợp đồng thông minh chỉ được thể hiện dưới dạng mã code, thì câu hỏi đặt ra là liệu có thể “tham chiếu” được các hợp đồng này hay không

Như đã phân tích tại Chương 1, khi soạn thảo một chương trình máy tính, ta thường có hai bước Bước đầu tiên là soạn thảo mã code bằng ngôn ngữ lập trình và các mã này được gọi là các mã nguồn Mã nguồn sẽ bao gồm các từ ngữ và ký hiệu có thể đọc hiểu được bởi một người có kiến thức về lập trình Bước hai, mã nguồn sẽ được chuyển đổi thành các mã máy và tồn tại dưới dạng nhị phân Các mã này sẽ không thể đọc hiểu được bởi bất kì ai Rõ ràng, hiện nay đã có một số cơ chế có thể được sử dụng để giải thích hợp đồng thông minh bao gồm cả việc nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ ba có chuyên môn Tuy nhiên vì mã code không thể được đọc và hiểu một cách trực tiếp như ngôn ngữ tự nhiên, vì vậy việc hợp đồng thông minh chỉ được thể hiện dưới dạng mã code có thỏa các điều kiện của pháp luật Việt Nam hiện hành để được xem là phù hợp về mặt hình thức hay không vẫn còn bị bỏ ngỏ

3.2.3 Thiếu cơ chế giải thích hợp đồng thông minh

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định rõ thế nào là giải thích hợp đồng Xem xét Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, các trường hợp khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng; khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng; khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng Như vậy có hai hướng phổ biến được dùng khi tiếp cận các vấn đề liên quan đến giải thích hợp đồng bao gồm: (1) xem xét nội dung đã được ghi nhận trong hợp đồng và (2) xem xét ý chí thực tế của các bên khi giao kết hợp đồng Với quy định hiện hành của pháp luật hợp đồng Việt Nam, ý chí của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng mang tính ưu tiên hơn so với các điều khoản được quy định

173 Điều 9.1 Luật Giao dịch điện tử 2023 trong hợp đồng Cụ thể, Điều 404.5 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, khi có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng

Như vậy, vướng mắc lớn nhất khi áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng cho hợp đồng thông minh đó là làm sao để xác định được ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng, nhất là đối với các hợp đồng thông minh chỉ được thể hiện hoàn toàn bằng mã code Không chỉ vậy, đối với cách tiếp cận nhắm vào việc xem xét các điều khoản đã được thể hiện trên hợp đồng, việc áp dụng các quy tắc giải thích hợp đồng cho hợp đồng thông minh cũng không phù hợp, khi mà hợp đồng thông minh thường chỉ được thể hiện dưới dạng mã code Việc một hợp đồng được thể hiện dưới dạng mã code, không thể đọc và hiểu được bằng ngôn ngữ tự nhiên có được xem là các điều khoản hợp đồng không rõ ràng theo Điều 404.1 hay không, và làm sao để giải thích hợp đồng thông minh khi không thể đọc được nó bằng ngôn ngữ tự nhiên Rõ ràng, pháp luật cần một cách tiếp cận khác phù hợp hơn với các đặc tính của hợp đồng thông minh khi nó được áp dụng trên thực tế

3.2.4 Thiếu các chế tài có thể áp dụng khi hợp đồng thông minh không thể thay đổi, không thể hủy ngang

Hiện nay, Luật Giao dịch điện tử 2023 chưa có hướng dẫn cụ thể các chế tài đối với hợp đồng thông minh khi đặc tính của hợp đồng này là không thể sửa chữa, không thể hủy ngang sau khi được kích hoạt Có thể thấy, tính bất biến của hợp đồng thông minh sẽ là một rào cản lớn cho việc hợp pháp hóa chính thức loại hợp đồng này Chính vì vậy, các cơ chế hiện tại dùng để điều chỉnh vấn đề về hợp đồng sẽ khó được áp dụng cho hợp đồng thông minh Do đó, để một hợp đồng thông minh được sử dụng trên thực tế, sẽ cần xây dựng các cơ chế phù hợp để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hủy hợp đồng, sửa đổi hợp đồng và các chế tài có thể áp dụng đối với hợp đồng thông minh Những vấn đề này sẽ được xem xét cụ thể hơn ở Chương 3 của công trình nghiên cứu.

Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho hợp đồng thông minh tại Việt Nam

Dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh, sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó Nhóm nghiên cứu đồng tình với hướng tiếp cận trên và tập trung đề xuất hoàn thiện và bổ sung các quy định về việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử có trong pháp luật hiện hành Trong Chương 2 về khung pháp lý hiện tại của

Việt Nam dành cho hợp đồng thông minh, nhìn chung, hợp đồng thông minh – là một dạng hợp đồng điện tử - đã được công nhận giá trị pháp lý tại Việt Nam, tuy nhiên khi so sánh với pháp luật nước ngoài, thì tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cũng như khó khăn khi chưa thể hiện rõ những tiêu chí cơ bản như: (1) Giá trị pháp lý; (2) Chữ ký số, (3) Hợp đồng không thực hiện đúng ý chí các bên; (4) Hủy bỏ, sửa đổi hợp đồng

3.3.1 Giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh cần phải được làm rõ

Trên lý thuyết và lý luận đối với hệ thống pháp luật hiện tại, hợp đồng thông minh đã phần nào được công nhận về mặt pháp lý tại Việt Nam, tuy nhiên với việc không được minh thị một cách rõ ràng trong bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào sẽ luôn mang bên mình những rủi ro tiềm ẩn, tiêu biểu nhất là giải thích pháp luật Hiện nay trong Luật giao dịch điện tử năm 2023 (có hiệu lực vào ngày 01/07/2024) không còn chia tách các vấn đề riêng ra như trước mà thừa nhận và khẳng định chính thức, minh thị giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử - hợp đồng thông minh, đặc biệt là tại khoản 2 Điều 35 mới bổ sung của nội dung này: “Hợp đồng được giao kết hoặc thực hiện không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động giao kết hoặc thực hiện” Các quy định liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng được bổ sung trong luật này Đây là một bước tiến đáng ghi nhận và đảm bảo cho việc thực hiện, đưa hợp đồng thông minh vào hành lang pháp lý cũng như quá trình áp dụng loại hợp đồng này trong tương lai tại Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng và phổ biến hơn

Ngoài ra, để hợp đồng thông minh có hiệu lực pháp luật là phải thỏa lần lượt các yếu tố của một hợp đồng theo pháp luật Việt Nam gồm (1) điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự; (2) điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử; và (3) điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thông minh 174

(1) Hiệu lực của hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm

2015, theo đó yêu cầu phải có đủ các điều kiện gồm: (i) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập 175 ; (ii) Chủ thể tham

174 Nguyễn Hữu Lộc và Huỳnh Thị Kim Thoa (2023), "Hợp đồng thông minh – góc nhìn từ khung chính sách của Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Hợp đồng thông minh - những vấn đề pháp lý liên quan”, do Khoa Luật Quốc Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí tổ chức ngày 1/3/2023 tại Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 17-18

175 Đối với chủ thể là cá nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của các cá nhân đó là khác nhau nên phải lưu ý về năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó Đối với chủ thể là pháp nhân, cần phải tuân thủ các quy định pháp luật đối với pháp nhân để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện 176 ; (iii) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

(2) Hiệu lực của hợp đồng điện tử được quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2023, theo đó phải tuân thủ các nguyên tắc sau: (i) Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; (ii) Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó; (iii) Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2023, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan

(3) Hợp đồng thông minh mang tính tự động, nhưng chỉ tự động chỉ diễn ra khi đã thỏa mãn các điều kiện được đưa vào từ trước Đối với vấn đề này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số đề xuất theo hướng giải nghĩa, áp dụng và bổ sung pháp luật hiện hành, cụ thể:

Thứ nhất, ghi nhận khái niệm mới về hợp đồng thông minh Với những điều kiện mà hợp đồng thông minh cần phải đạt như đã được phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu đồng tình với khái niệm về hợp đồng thông minh được đưa ra bởi Daniel T Stabile và các đồng tác giả 177 và đề xuất sử dụng khái niệm sau: “Hợp đồng thông minh là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia được thể hiện dưới các mã code vận hành trên nền tảng công nghệ chuỗi khối hoặc các nền tảng phi tập trung tương tự và được ghi lại thông qua ngôn ngữ lập trình không có sự can thiệp của con người” Khái niệm này hoàn toàn thể hiện đầy đủ đặc điểm, điều kiện để hợp đồng thông minh có hiệu lực và ràng buộc các bên

Thứ hai, công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh với việc ghi nhận vào Bộ

Luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử Đối với khái niệm trên, hợp đồng thông minh vừa mang trong mình yếu tố của một giao dịch dân sự và một hợp đồng điện tử Do đó, có thể bổ sung mục hợp đồng thông minh tại Chương XVI của Bộ luật Dân sự và một chương riêng tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023

176 Khi tham gia vào hợp đồng, các chủ thể được quyền tự do thể hiện ý chí và bày tỏ ý chí phù hợp với nguyện vọng của mình Nói cách khác, khi tham gia vào các hợp đồng, ý chí của các bên chủ thể phải được thể hiện, bày tỏ ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định (bằng lời nói, bằng hành động, bằng văn bản) để các chủ thể khác có thể biết được, nắm bắt được

177 Daniel T Stabile, Kimberly A Prior và Andrew M Hinkes (2020), Digital Assets and Blockchain Technology: US

Law and Regulation, NXB Edward Elgar Publishing Limited, tr 220

3.3.2 Làm rõ các quy định về chữ ký số và vấn đề định danh chủ thể

Bản chất điện tử của hợp đồng thông minh yêu cầu sử dụng chữ ký số điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa Khi giao kết một hợp đồng thông minh trên blockchain, thì các khóa của blockchain chỉ đảm bảo được hai yếu tố, đó là chống chối bỏ và tính toàn vẹn Sau khi Luật Giao dịch điện tử 2023 cập nhật những nội dung với về hai khái niệm “chữ ký điện tử” và “chữ ký số”, thì hợp đồng thông minh sẽ bắt đầu có hiệu lực khi chữ ký số thỏa mãn các điều kiện tại khoản 3 Điều 22 Đây có thể được coi là một bước tiến lớn, khi mà trước khi Luật Giao dịch điện tử năm 2023 ra đời, việc giải thích và quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hai khái niệm trên, làm cho việc xác định liệu “chữ ký” được sử dụng trong hợp đồng thông minh thuộc loại nào và có hiệu lực hay không rất khó khăn

Về vấn đề định danh chủ thể tham gia vào hợp đồng thông minh, xác định danh tính trên blockchain là một trong những điểm yếu của nền tảng này Điểm mấu chốt của việc định danh là xác định xem các chủ thể đã có đủ điều kiện để giao kết hợp đồng hay không, như đã đề cập ở phần trước, trong pháp luật Việt Nam thì đòi hỏi năng lực pháp luật và năng luật hành vi Tuy nhiên, như đã phân tích ở Chương 1, làm sao để xác thực chủ thể thực sự tham gia giao dịch là một vấn đề vô cùng phức tạp Việc không thể xác thực được chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không chỉ khiến cho hợp đồng có khả năng bị vô hiệu, mà còn gây khó khăn trong việc tiến hành giải quyết tranh chấp khi không xác định được các bên trong hợp đồng cũng như không thể xác thực được ý chí của các bên khi tham gia giao kết

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ phải dựa trên các phương tiện khác để xác thực khi thực hiện giao dịch điện tử, chẳng hạn như gọi điện cho đối tác trước khi thực hiện giao dịch, hoặc sử dụng các hình thức xác thực khác như mã OTP 178 hay các hình thức xác thực sinh trắc học chẳng hạn như xác thực giao dịch bằng vân tay, khuôn mặt, giọng nói Vấn đề được đặt ra để xem xét là làm sao hạn chế các trường hợp giả mạo chữ ký và giả mạo sự chấp nhận khi giao kết hợp đồng thông minh Có thể thấy, việc làm giả chữ ký truyền thống hay chữ ký điện tử đều khả thi trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Đỗ Văn Đại (2020), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2020
25. Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
26. Phạm Trung Hiếu (2017), Rủi ro pháp lý trong tổ chức, quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro pháp lý trong tổ chức, quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Năm: 2017
27. Nguyễn Thế Hà (2012), Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và Pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và Pháp
Tác giả: Nguyễn Thế Hà
Năm: 2012
29. Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Hoàng Thái Hy (2023), “Smart contract theo pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Hợp đồng thông minh - những vấn đề pháp lý liên quan”, Khoa Luật Quốc Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí tổ chức ngày 01/03/2023 tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Smart contract theo pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Hợp đồng thông minh - những vấn đề pháp lý liên quan
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Hoàng Thái Hy
Năm: 2023
30. Đoàn Trung Kiên và Phạm Thị Giang Thu, “Xã hội hiện đại và những vấn đề đặt ra cho lĩnh vực pháp luật kinh tế - tài chính”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ về “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật”, do Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 15/12/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hiện đại và những vấn đề đặt ra cho lĩnh vực pháp luật kinh tế - tài chính”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ về “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật
31. Nguyễn Hữu Lộc và Huỳnh Thị Kim Thoa (2023), “Hợp đồng thông minh – góc nhìn từ khung chính sách của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Hợp đồng thông minh - những vấn đề pháp lý liên quan”, do Khoa Luật Quốc Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng thông minh – góc nhìn từ khung chính sách của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Hợp đồng thông minh - những vấn đề pháp lý liên quan
Tác giả: Nguyễn Hữu Lộc và Huỳnh Thị Kim Thoa
Năm: 2023
32. Hoàng Thế Liên (1996), Bình luận Bộ luật Dân sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Bộ luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thế Liên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
33. Bùi Xuân Nhự (2009), Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bùi Xuân Nhự
Năm: 2009
35. Tô Minh Phương (2020), Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thông minh (smart contract) trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thông minh (smart contract) trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Tô Minh Phương
Năm: 2020
36. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2015), Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Khoa Luật Dân sự Đại học Luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Năm: 2015
37. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
Năm: 2020
14. Minors’ Contracts Act 1987 tại: https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1987/13/data.pdf.1.2.3. Luật Singapore Link
15. Civil Law Act Revised Edition 1999 (Đạo luật Dân sự Singapore năm 1999) tại: https://sso.agc.gov.sg/Act-Rev/CLA1909/Published/20211231?DocDate=19990801 Link
16. Electronic Transactions Act 2010 (Adopted by the General Assembly of the United Nations on 23 November 2005) tại: https://sso.agc.gov.sg/Act/ETA201017.The Evidence Act (Đạo luật Chứng cứ) tại: https://bom.so/EA2019.1.2.4. Luật Trung Quốc Link
18. Contract Law of the People's Republic of China 1999 (Adopted at the Second Session of the Ninth National People's Congress on March 15, 1999) tại:https://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/ELECTRONIC/52923/108022/F1916937257/CHN52923%20Eng.pdf (Luật Hợp đồng Trung Quốc 1999) Link
19. Civil Code of the People’s Republic of China (Adopted at the Third Session of the Thirteenth National People’s Congress on May 28, 2020) tại:http://www.npc.gov.cn/englishnpc/c23934/202012/f627aa3a4651475db936899d69419d1e/files/47c16489e186437eab3244495cb47d66.pdf (Bộ luật Dân sự Trung Quốc) Link
20. E-Commerce Law of the People's Republic of China (Adopted at the Standing Committee of the 13th National People's Congress of the People's Republic ofChina on August 31, 2018) tại:https://ipkey.eu/sites/default/files/documents/resources/PRC_E-Commerce_Law.pdf (Luật Thương mại điện tử Trung Quốc năm 2018) Link
21. Electronic Signatures Laws in China 2004 tại: http://www.npc.gov.cn/zgrdw/englishnpc/Law/2007- Link
23. Electronic Identification, Authentication and trust Services (It was established in EU Regulation 910/2014 of 23 July 2014 on electronic identification and repeals 1999/93/EC from 13 December 1999) tại: https://eur-lex.europa.eu/legal- Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w