Chưa dừng lại ở đó, hôn nhân kết hợp với tài sản như việc sính lễ được chuẩn bị trong lễ ăn hỏi của hai bên - đây là một vấn đề muôn thuở trong hàng ngàn cuộc mâu thuẫn, đặc biệt khi qua
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
1.1 Một số khái niệm liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi
1.1.4 Khái niệm giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi việc kết hôn
1.3.1 Khái quát về văn hóa cưới hỏi liên quan đến sính lễ tại Việt Nam 16 1.3.2 Khái quát về văn hóa cưới hỏi liên quan đến sính lễ tại một số quốc gia khác 25
CHƯƠNG 2 HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN LÀ SÍNH LỄ KHI VIỆC KẾT HÔN KHÔNG
2.1.1 Mối tương quan giữa bản chất của hợp đồng tặng cho với hành vi trao
Trang 22.3 Vai trò của yếu tố lỗi khi giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ trong trường
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Quan hệ hôn nhân là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay, không những thực tiễn mà cả trong khoa học pháp lý cũng phải nghiên cứu để giúp hôn nhân thể hiện đúng với bản chất của nó Chưa dừng lại ở đó, hôn nhân kết hợp với tài sản như việc sính lễ được chuẩn bị trong lễ ăn hỏi của hai bên - đây là một vấn đề muôn thuở trong hàng ngàn cuộc mâu thuẫn, đặc biệt khi quan hệ này không thành lại phát sinh ra hệ quả pháp
lý ra sao, cách giải quyết và thực tiễn xét xử trong thực tế là như thế nào thì vẫn là một câu hỏi lớn cần được giải quyết
Lễ ăn hỏi hay còn được biết đến là lễ đính hôn được nhắc đến trong đề tài – đây là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ nhà trai và nhà gái Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai
sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới và việc mang sính lễ cũng được coi là một nét đẹp trong truyền thống của người Việt Nam ta Đồng thời, việc trao sính lễ cũng thể hiện thành ý của bên nhà trai với họ nhà gái Có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới Việc áp dụng vấn đề tặng cho sính lễ còn dựa vào tập quán hay quy định của pháp luật Bởi lẽ, trên thực tế trong xét xử thì đây được xem
là một loại hợp đồng và việc hợp đồng này được xem là hợp đồng tặng cho có điều kiện hay không, và điều này này được ngầm hiểu hay là do Luật quy định?
Hiện nay, có không ít trường hợp hủy bỏ hôn ước mặc dù đã làm lễ ăn hỏi như: Nhà gái đã nhận sính lễ của bên nhà trai nhưng sau đó hủy hôn, không muốn cưới hoặc chính phía nhà trai dù đã trao sính lễ nhưng vì lý do nào đó không còn muốn tổ chức đám cưới Kéo theo thực trạng đó là tình trạng tranh chấp về đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn Dù nguyên nhân không tiến hành tổ chức đám cưới xuất phát từ bên nhà trai hay nhà gái thì trong một số ít trường hợp, bên nhà trai muốn đòi lại sính lễ đã trao trước đó Do chưa
có được sự thống nhất về vấn đề này, nhưng thực tiễn xét xử khá thuyết phục khi áp dụng tập quán vào để giải quyết có tài sản phải hoàn trả và có tài sản không hoàn trả Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tập quán và quy định của pháp luật cần được triển khai một cách chi tiết và cụ thể để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Trang 4Vì vậy, nhóm đã quyết định lựa chọn “Giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không thành” làm đề tài để nghiên cứu Nhằm đưa ra được những
hướng giải quyết mới, hợp lý, có thể đảm bảo tính công bằng, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, nhưng vẫn phát huy được vẻ đẹp của bản sắc dân tộc Một Điều luật mà
dự liệu được những tình huống cụ thể có thể giúp mọi người có cái nhìn thống nhất hơn trong việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề là rất cần thiết cho hệ thống pháp luật nước ta hiện nay
2 Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường
2.1 Trong trường
Tài sản trong hôn nhân là một vấn đề mà đã có nhiều tác giả nghiên cứu, không chỉ riêng ngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng tham gia nghiên cứu Và thực tế không ít các vụ việc liên quan đến tài sản trong hôn nhân xảy ra tranh chấp mâu thuẫn giữa các bên Vậy còn tài sản là sinh lễ được hình thành trong lễ đám hỏi sẽ được giải quyết như thế nào khi việc kết hôn không diễn ra Một số nghiên cứu và cũng là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả trong việc đánh giá thực tiễn, chỉ ra bất cập vướng mắc cũng như đề ra giải pháp hoàn thiện mà tác giả có thể tiếp cận như sau:
- TS Lê Vĩnh Châu, Lê Vĩnh Châu, chủ đề 7, "Sách Tình huống (Bình luận bản án), Luật Hôn nhân và Gia đình", NXB Hồng Đức (Trường Đại học Luật TP.HCM (2018),
Sách tình huống (bình luận bản án) Luật Hôn nhân và gia đình, Lê Vĩnh Châu (chủ biên), Nxb Hồng Đức) Sách chuyên khảo có đề tài liên quan đến luận văn tác giả đã nghiên
cứu cụ thể là chủ đề 7: “ Hoàn trả tài sản tặng cho khi đính hôn” Trong chủ đề có tóm
tắt và bình luận vụ án thực tế bản án số 42/20, 10/DS-ST ngày 15/06/2010 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An, chủ đề đã nêu bật được bản chất quan hệ tặng cho tài sản là sính lễ đính hôn và bình luận hướng xử lý của Tòa khi có tranh chấp, giải quyết tranh chấp theo quy định về hợp đồng tặng cho có điều kiện
- Ái Nhân, “Tranh chấp từ việc hủy hôn (2008), Nhà trai yêu cầu bồi thường” Vụ
tranh chấp đề cập đến việc: Nhà trai bị nhà gái hủy hôn khi ngày cưới gần kề, nhà trai khởi kiện yêu cầu nhà gái phải bồi thường khoản chi phí nhà trai chuẩn bị cho hôn lễ…
Trang 5- Đỗ Văn Đại, Lê Thị Diễm Phương, “Sính lễ trong pháp luật Việt Nam” Tạp chí
Khoa học pháp lý Việt Nam Bản án được bình luận cho thấy trao nhận sính lễ trong giai đoạn chuẩn bị kết hôn là quan hệ tặng cho tài sản có điều kiện và có những tài sản sính
lễ phải hoàn trả lại cho nhà trai trong trường hợp hôn nhân không diễn ra
- Lê Thị Diễm Phương (2020) “Khái niệm về loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện” Tạp chí Tòa án
2.2 Ngoài trường
- Lê Thị Giang (2019), “Hợp đồng tặng cho theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, luận án Tiến sĩ Luật học” Trường Đại học Luật Hà Nội; Hà Nội
- Dương Anh Sơn (2008), “Về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho có điều kiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10.”
Bởi vì đây là một đề tài mới nên ít được khai thác để nghiên cứu nhưng đã đánh dấu
được những chuyển biến trong sự nhìn nhận của các tác giả và nhà làm luật
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu đề tài với mục đích góp thêm một cách nhìn mới hơn khi giải quyết các Bản án có liên quan đến tranh chấp “sính lễ” trong đời sống hiện nay, đồng thời cũng mong muốn sẽ có một Điều Luật, một chế định riêng quy định cụ thể cho các trường hợp tranh chấp về sính lễ trong hôn nhân, cụ thể là trường hợp “sính lễ” đã được trao đi nhưng hôn lễ không thành thì phần “sính lễ” ấy sẽ giải quyết như thế nào Bên
cạnh đó thì chúng em cũng muốn hướng đến những mục đích khác như:
1 Đánh đồng việc tranh chấp “sính lễ” trong hôn nhân như việc tranh chấp một hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì có hợp lí hay không?
2 So sánh và phân định xem giữa việc tặng cho sính lễ trong hôn nhân có giống như tặng cho tài sản có điều kiện trong dân sự hay không?
3 Gợi mở hướng giải quyết cho các trường hợp tranh chấp “sính lễ” trong đời sống hiện nay, xem xét việc áp dụng để thực thi trong tương lai
Trang 64 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tranh chấp tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không thành Nội dung nghiên cứu: Đặt vấn đề trong quy định của Việt Nam về việc xử lý tài sản
là sính lễ khi hôn lễ bị hủy bỏ Đồng thời xem xét vấn đề trong sự tương quan với pháp luật và hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp tài sản là sính lễ trong trường hợp hôn lễ bị hủy bỏ của một số quốc gia khác trên thế giới
5 Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp hầu hết các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích, bình luận, so sánh, v.v… Cụ thể như sau:
Chương 1: Tập trung phương pháp phân tích, bình luận
Chương 2: Tập trung phương pháp so sánh, phân tích
Chương 3: Tập trung phương pháp số liệu, phân tích, bình luận, phương pháp tổng hợp, và phương pháp chuyên gia
Phạm vi nghiên cứu: Đặt vấn đề trong quy định của Việt Nam về việc xử lý tài sản
là sính lễ khi hôn lễ bị hủy bỏ Đồng thời xem xét vấn đề trong sự tương quan với pháp luật và hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp tài sản là sính lễ trong trường hợp hôn lễ bị hủy bỏ của một số quốc gia khác trên thế giới
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 02 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không thành
Chương 2: Hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không thành
7 Tóm tắt nội dung đề tài
Trang 7Đăng ký kết hôn chính là minh chứng đánh dấu cột mốc chính thức trở thành vợ chồng về mặt pháp lý giữa một nam và một nữ Đối với văn hóa Việt Nam nói riêng và một số nước trên thế giới nói chung, họ có thể tổ chức “lễ ăn hỏi” hay gọi là “lễ đính hôn” với ý nghĩa thông báo, ra mắt họ hàng hai bên về việc “về chung một nhà” trước khi tiến hành đăng ký kết hôn Theo đó, trong ngày này cô dâu sẽ được nhà trai trao tiền, vàng, kim cương… gọi là sính lễ, trước sự chứng kiến của nhiều người Nhưng không may sau đó, vì một vài lý do mà hôn lễ không được tiến hành nữa Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là “Nữ trang mà nhà trai đã trao cho cô dâu trước đó sẽ thuộc về ai?”
Có ý kiến “Khi đã trao cho cô dâu thì số tài sản đó là tài sản riêng của cô dâu” Một
số khác không nghĩ vậy, họ cho rằng “Tài sản đó phải được hoàn trả cho nhà trai, vì hôn
lễ đã không được tiến hành theo dự định” Có thể thấy mọi người nhìn nhận vấn đề này theo nhiều chiều hướng khác nhau, từ đó tạo nên một cuộc tranh cãi trong dư luận Và thực tế, ngày càng nhiều những Bản án được Tòa án tuyên liên quan đến việc tranh chấp tài sản là sính lễ trong trường hợp hôn lễ bị hủy bỏ Nhưng Pháp luật Việt Nam lại chưa
có quy định cụ thể nào về vấn đề này Tòa án mới chỉ giải quyết dựa trên những Điều luật quy định tương tự về hợp đồng, đồng thời áp dụng những phong tục, tập quán ở nước ta từ xưa đến nay Điều này đã gây ra sự thiếu nhất quán trong xét xử Một Điều luật mà dự liệu được những tình huống cụ thể có thể giúp mọi người có cái nhìn thống nhất hơn trong việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề là rất cần thiết cho hệ thống pháp luật nước ta hiện nay
Trong khi đó, ở một số nước như Anh, Pháp, Úc, Mỹ… đã có những quy định cho vấn đề này từ khá sớm Nhóm hy vọng bằng việc nêu lên cách nhìn với vai trò là sinh viên Luật đối với vụ việc trên sẽ mở ra một hướng giải quyết mới, hợp lý, có thể đảm bảo tính công bằng, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, nhưng vẫn phát huy được vẻ đẹp của bản sắc dân tộc
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN LÀ SÍNH LỄ KHI VIỆC KẾT HÔN KHÔNG
THÀNH
1.1 Một số khái niệm liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ
khi việc kết hôn không thành
1.1.1 Khái niệm tài sản là sính lễ
"Sính lễ" thường liên quan đến các nghi thức, lễ nghi, và phong tục truyền thống trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả các hoạt động kết hôn Tùy theo văn hóa và quốc gia khác nhau, "sính lễ" có thể ám chỉ các thói quen, phong tục, và các hành động được thực hiện trong các sự kiện quan trọng như kết hôn, tang lễ, lễ hội, và các dịp lễ khác
Sính lễ là một từ Hán Việt, trong đó “Sính” có nghĩa là kết thông gia, kết thân;
“Lễ” có nghĩa là hình thức trang trọng cầu ban phúc, dâng lễ vật, quà biếu, chỉ những quy tắc chung trong cộng đồng xã hội Vậy sính lễ được hiểu là lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin kết thông gia Các lễ vật mà nhà trai phải mang đến nhà gái trước ngày cưới Sính lễ gồm có tiền bạc, đồ trang sức, quần áo, lợn, gạo, rượu Số lượng tiền và đồ vật kể trên có thể tăng giảm tùy theo hoàn cảnh gia đình nhà trai Thường cha
mẹ cô dâu thách cưới cao, bên nhà trai thường qua bà mối để xin giảm bớt Từ xa xưa ông bà ta đã có quan niệm cưới xin luôn là một trong 3 việc lớn nhất của cuộc đời con người (sự nghiệp, xây nhà và cưới vợ) Có thể thấy qua việc “Luật Hồng Đức” thời Hậu
Lê (thế kỉ 15) quy định Sính lễ là bắt buộc phải có khi muốn hỏi cưới, thể hiện qua Điều
314 Bộ Luật Hồng Đức: “Không đủ sính lễ mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì
bị phạt” đồng thời Bộ luật này cũng quy định đồ Sính lễ cho từng hạng người cụ thể:
Vương hầu và quan nhất phẩm; Thường dân nhà giàu; Thường dân bình thường Giá trị sính lễ luôn được đặt ra trước tiên, trong việc kết hôn Có trường hợp sính lễ quá cao nhà trai không lo được do vậy mà hôn nhân tan vỡ Nay tục thách cưới này đã giảm và đơn giản hơn nhiều
Khái niệm "tài sản là sính lễ" không phải là một ngôn ngữ hay khái niệm thông thường Có vẻ như có sự nhầm lẫn hoặc hiểu lầm trong việc sử dụng cụm từ này Tài
Trang 9sản thường được định nghĩa là tất cả các tài sản, tài nguyên, và quyền lợi có giá trị mà một người hoặc một tổ chức sở hữu
Như đã phân tích ở phần trước, phong tục xưa nay ở Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với sính lễ bao gồm nhiều vật phẩm với những giá trị khác nhau Tuy nhiên, có thể thấy
nữ trang, tiền bạc là những tài sản có giá trị lớn, do đó đây mới chính là đối tượng của tranh chấp mà nhóm nghiên cứu đề cập
Theo Nghị quyết 01/NQ-HĐTP, “Đồ trang sức mà vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng, nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung Khi chia tài sản chung, những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung thì chia cho người đang sử dụng” Tuy nhiên, đến nay thì văn bản này
đã hết hiệu lực, nhưng vẫn có ý nghĩa tham khảo
Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết, cũng như các quy định hiện hành của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ta có thể kết luận rằng:
Sính lễ sẽ là tài sản riêng của cô dâu, nếu như trong ngày cưới, cha mẹ hai bên tuyên bố cho cô dâu nữ trang, tiền, tài sản có giá trị khác hoặc không nói là cho cả hai
vợ chồng thì số sính lễ đó cũng có thể được ngầm hiểu là tài sản riêng của cô dâu (Điều
43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)1
Sính lễ cưới là tài sản chung của vợ chồng mặc dù được mang trên người cô dâu nhưng nếu có tuyên bố rõ ràng từ người trao là cho cả hai vợ chồng thì đây được coi là tài sản chung theo Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình 20142
Dựa trên nghi thức truyền thống được duy trì đến ngày hôm nay thì việc trao sính
lễ được thực hiện trong ngày ăn hỏi và diễn ra trước bàn thờ tổ tiên cùng với sự chứng
1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
2 Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 “1 Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng
2 Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.”
Trang 10kiến của bà con hai họ Ngoài ra, hiện nay ngày càng nhiều gia đình lựa chọn hình thức ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt, thiêng liêng này, nên những lời tuyên bố lúc trao sính lễ chắc chắn sẽ được ghi lại bằng những thước phim và có người làm chứng, đây
có thể xem là căn cứ để xác định và giải quyết tranh chấp Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia3
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung Do không thể biết được
số tài sản của mình trong số tài sản chung nên vợ và chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung đó
Ngoài ra, việc sở hữu chung sẽ chấm dứt nếu có sự phân chia tài sản và tài sản này sẽ trở thành tài sản riêng của từng người Yếu tố có thể phân chia trong sở hữu chung hợp nhất có thể hiểu khi có thỏa thuận hoặc bản án của Tòa án thì khối tài sản chung này vẫn có phân chia
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định rằng Tài sản
chung của vợ chồng gồm: “Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;”
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Ngoài ra, trong trường hợp không có căn
cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng
Ở mỗi quốc giá khác nhau thì sẽ có những phong tục và quy định riêng biệt về thủ tục kết hôn nhưng vẫn dựa trên tinh thần mong muốn một cuộc hôn nhân viên mãn
và hạnh phúc cho cô dâu và chú rể Song, trong thực tiễn đời sống vẫn có không ít những
3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 “1 Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.”
Trang 11bất hòa, xung đột xảy ra do việc tranh chấp tài sản là sính lễ Do đó, việc giải quyết những tranh chấp ấy theo pháp luật Việt Nam mang tính chất tương đối, thái độ hòa nhã nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả đôi bên
1.1.2 Kết hôn không thành
Thuật ngữ "kết hôn không thành" được sử dụng để nói về một cuộc hôn nhân không được pháp luật Việt Nam thừa nhận trên thực tế do vi phạm những quy định của pháp luật hôn nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn không thành, bao gồm:
Do hủy hôn: Đây là trường hợp khi quá trình chuẩn bị cho hôn nhân đã bắt đầu nhưng đã bị hủy bỏ trước ngày diễn ra lễ cưới Việc hủy hôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan nhưng chung quy lại thì khi xảy ra việc hủy hôn nghĩa là mục đích hôn nhân đã không đạt được và đây cũng được xem là trường hợp kết hôn không thành
Nguyên nhân chủ quan: Có những tình huống mà dù có kế hoạch kết hôn nhưng
vì các vấn đề như sức khỏe, tài chính, tâm lý, một hoặc cả hai người quyết định không thể tiến xa hơn đến hôn nhân
Nguyên nhân khách quan: Một số trường hợp có thể là do sự kiện bất ngờ xảy ra như cái chết đột ngột của một người thân quan trọng, gây ảnh hưởng đến quyết định kết hôn
Chính vì vậy trong một mối quan hệ yêu đương đôi lứa, để quyết định đi đến hôn nhân đó là cả một hành trình dài Do đó, không phải cuộc yêu nào cũng may mắn và suôn sẻ đi đến đích cuối hôn nhân.Xuất phát từ nhiều nguyên nhân có cả khách quan và nguyên nhân chủ quan dù vậy bất kể là nguyên nhân nào thì chúng ta cũng hiểu rằng mục đích hôn nhân không được thực hiện nghĩa là việc kết hôn đã không thành
Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời người, việc kết hôn không thành là chuyện không ai mong muốn nhưng trong cuộc sống đôi lúc có những tình huống nằm ngoài dự liệu của chúng ta Do đó, để tránh những tình huống xấu khi việc kết hôn không thành chúng ta hãy suy xét thật kĩ trước khi đưa ra quyết định để không ai phải hối hận về sau
Trang 121.1.3 Khái niệm giải quyết tranh chấp
Giải quyết có nghĩa là tìm cách giải đáp hoặc giải quyết một vấn đề, xung đột hoặc tình huống khó khăn một cách hiệu quả và hợp lý Quá trình giải quyết liên quan đến việc tìm ra các giải pháp, thỏa thuận hoặc hành động để đạt được mục tiêu mong muốn hoặc giải quyết các tình huống không mong muốn Trong nhiều tình huống, giải quyết có thể đòi hỏi khả năng thảo luận, đàm phán, tìm kiếm thông tin, lắng nghe và hiểu rõ các mặt khác nhau của vấn đề Tóm lại, giải quyết liên quan đến việc tìm cách
xử lý và giải đáp các tình huống, vấn đề hoặc mâu thuẫn để đạt được sự thỏa thuận, hài hòa với mục tiêu đề ra
Tranh chấp thì được xem là tình trạng xung đột hoặc mâu thuẫn giữa các bên do
sự khác biệt về quan điểm, mong muốn, lợi ích hoặc giá trị Tranh chấp có thể xuất phát
từ nhiều lĩnh vực và tình huống khác nhau, bao gồm tình bạn, gia đình, hôn nhân, kinh doanh, chính trị, và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống Tranh chấp có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và gây ra những tác động tiêu cực, bao gồm căng thẳng tinh thần, giảm hiệu suất làm việc, tổn thương tinh thần và thậm chí có thể dẫn đến xung đột vũ trang trong một số trường hợp nghiêm trọng
Về mặt pháp luật giải quyết tranh chấp là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lý các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Cách giải quyết tranh chấp thường đòi hỏi sự thông cảm, tôn trọng và tìm kiếm
sự hòa giải giữa các bên có mâu thuẫn Quá trình giải quyết tranh chấp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ thương lượng và trung gian cho đến can thiệp pháp lý hoặc sự hỗ trợ từ bên ngoài như các tổ chức hòa giải Mục tiêu cuối cùng của giải quyết tranh chấp thường là tìm ra giải pháp hợp tác mà các bên có thể chấp nhận và giúp giải quyết xung đột một cách bình thường và bền vững
Vì vậy giải quyết tranh chấp thường được hiểu là quá trình giải đáp hoặc giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, hay khác biệt giữa các bên hoặc các nhóm có quan điểm, mong muốn, hoặc lợi ích khác nhau Quá trình giải quyết tranh chấp nhằm tạo điều kiện cho sự hòa bình, hợp tác, và thỏa thuận giữa các bên, tránh tình trạng căng thẳng, xung đột và thiệt hại
Trang 131.1.4 Khái niệm giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không
thành
Từ những phân tích trên, nhóm rút ra khái niệm về “Giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không thành” là quá trình xác định và phân chia tài sản, tài nguyên, và quyền lợi tài chính giữa hai bên khi một cuộc hôn nhân không diễn ra hoặc không thành công Khi một cuộc hôn nhân không thành, việc phải quyết định về việc phân chia tài sản có thể trở thành một phần phức tạp và nhạy cảm của quá trình giải quyết
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi không có sự thỏa thuận trước đó về việc phân chia tài sản, việc giải quyết tranh chấp tài sản có thể đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật và các nguyên tắc về quyền lợi tài chính Quá trình giải quyết tranh chấp tài sản có thể là một phần quan trọng của việc giải quyết một tình huống kết hôn không thành, giúp đảm bảo rằng việc phân chia tài sản được thực hiện một cách công bằng và hợp lý
1.2 Đặc điểm và ý nghĩa của giải quyết tranh chấp về tài sản
1.2.1 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp về tài sản là sính lễ so với giải quyết
tranh chấp về các vấn đề tài sản khác
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” Tài sản có thể là bất động sản hoặc động sản, có thể là tài sản
hiện có hoặc hình thành trong tương lai Đặc điểm chung của việc giải quyết tranh chấp
về tài sản là giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh có liên quan đến những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản được xem là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành Hầu hết các tranh chấp về vấn đề tài sản này phát sinh khi giữa các bên xuất hiện một giao dịch dân sự
Khác với các tranh chấp khác về tài sản như tài sản thừa kế, tài sản bảo đảm, tài sản được sử dụng để mua bán,…thì các tranh chấp xoay quanh tài sản là sính lễ hiện nay chưa có quy định cụ thể để giải quyết Đồng thời hướng xử lý đối với tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản là sính lễ hiện nay của các Tòa án trên thực tế chưa có sự thống nhất Các tranh chấp khác liên quan đến tài sản như tài sản thừa kế, tài sản bảo đảm, tài sản tặng cho, tài sản mua bán,… đã có những quy định hướng dẫn về hướng xử lý các
Trang 14loại tranh chấp này thông qua các Nghị định, Thông tư, các văn bản luật chuyên ngành,
án lệ,… Nhưng đối với tranh chấp tài sản là sính lễ thì các Tòa án chỉ có thể áp dụng quy định của tập quán, quy định của tương tự pháp luật, hoặc áp dụng các nguyên tắc
cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015 và lẽ công bằng mà không có bất cứ một văn bản hướng dẫn cụ thể nào Chính việc này đã tạo nên những hướng xử lý không thống nhất và những bất cập trong hướng xử lý của các Tòa án
1.2.2 Ý nghĩa của việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản
Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản nói chung và tài sản là sính
lễ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả cá nhân, gia đình và cộng đồng, cũng như trong lĩnh vực kinh tế và xã hội Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp tài sản:
1 Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan: Giải quyết tranh chấp tài sản đảm bảo rằng các quyền và lợi ích của các bên liên quan được tôn trọng và bảo
vệ Điều này có thể áp dụng cho quyền sở hữu tài sản, quyền lợi kinh doanh hoặc quyền thừa kế
2 Giữ gìn sự hòa hợp gia đình và xã hội: Tranh chấp tài sản có thể gây ra xung đột và mất mát trong các mối quan hệ gia đình và xã hội Giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hợp tác có thể giúp duy trì sự hòa hợp và thăng bằng trong các mối quan hệ này
3 Khôi phục hòa bình và ổn định: Tranh chấp tài sản có thể dẫn đến căng thẳng
và xung đột, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong cộng đồng Giải quyết tranh chấp có thể giúp đặt lại sự ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững
4 Bảo vệ tài sản và giá trị kinh tế: Tranh chấp tài sản có thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản và gây ra mất mát tài chính Việc giải quyết tranh chấp đảm bảo rằng tài sản được bảo vệ và được quản lý một cách hiệu quả
5 Tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư ổn định: Tranh chấp tài sản có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đầu tư trong một khu vực Việc giải quyết
Trang 15tranh chấp giúp tạo ra một môi trường ổn định và tin cậy cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư
6 Thúc đẩy phát triển bền vững: Giải quyết tranh chấp tài sản theo cách công bằng và bền vững có thể thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường
Tóm lại, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản không chỉ ảnh hưởng đến các bên tham gia mà còn có tác động rất lớn đến xã hội và kinh tế Quá trình giải quyết này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và bền vững trong các mối quan hệ và môi trường xã hội Bên cạnh đó khi giải quyết các dạng tranh chấp trên mang một ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự Và khi giải quyết các dạng tranh chấp trên cũng ngày càng củng cố cho hệ thống luật pháp nước ta trong thời đại đổi mới
1.3 Khái quát về văn hóa cưới hỏi liên quan đến sính lễ tại Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới
1.3.1 Khái quát về văn hóa cưới hỏi liên quan đến sính lễ tại Việt Nam
Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú trong thời kỳ lịch sử từ hàng nghìn năm trước đây Những thay đổi theo lịch sử từng thời kỳ, sự pha trộn của những nền văn hóa cổ xưa giống với những nét đặc trưng của cộng đồng Việt, sự trộn lẫn của văn hóa Trung Hoa và một phần của Phương Tây đã tạo nên một nền tảng hóa văn bản tiếng Việt mang bản sắc riêng và ấn tượng giữa 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Bởi nền văn hóa đa dạng và phong phú của từng vùng miền đã ảnh hưởng trực tiếp tới các lễ nghi truyền thống của người Việt Nam Tiểu biểu là những phong tục sính lễ cưới hỏi ở cả ba miền có những sự khác nhau, tuy nhiên cũng có nhiều sính lễ phổ biến ở cả
3 miền Tùy theo điều kiện kinh tế mỗi nhà và văn hóa của mỗi miền, sính lễ cưới sẽ được lựa chọn như sau:
- Phong tục sính lễ cưới miền Bắc gồm 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả Tuy nhiên,
số lượng lễ vật đựng trong mỗi mâm quả lại phải là số chẵn (trong chẵn ngoài lẻ) với ý nghĩa vợ chồng đồng lòng có nhau
Trang 16- Trái với miền Bắc, số lượng mâm được chọn thường là số chẵn như 4 – 6 – 8 –
10 mâm quả 6 và 8 mâm quả được người miền Nam lựa chọn nhiều cho lễ cưới, bởi đây là 2 con số đẹp, chủ về tài lộc, tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi, hanh thông
- Phong tục sính lễ cưới miền Trung mâm thường không đặt nặng quá nhiều về hình thức Số lượng mâm quả cưới cũng không cần quá cầu kỳ mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế để chuẩn bị sao cho hợp lý nhất Tuy nhiên, có 4 lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị đó là: trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng Với mỗi lễ vật lại tượng trưng cho một ý nghĩa tốt đẹp khác nhau
Tuy có sự khác biệt là vậy, nhưng thông thường những mâm quả sính lễ cưới đầy
- Mâm gà hoặc heo quay
- Tiền đen (còn gọi là tiền nạp tài)
- Vàng cưới
Tùy điều kiện mà nhà trai còn có thể chuẩn bị trang sức, trang phục cho cô dâu,…4
Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi nhà trai chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như yêu cầu của nhà gái Đây là nét văn hóa, phong tục tập quán được ông bà ta
4 Đội Cleanipedia, “8 món sính lễ cưới quan trọng nhà trai cần chuẩn bị trong ngày cưới”
[https://www.cleanipedia.com/vn/gia-dinh/sinh-le-cuoi-7-mon-sinh-le-nha-trai-can-chuan-bi.html] (truy cập lần cuối ngày 23/10/2022)
Trang 17truyền lại từ xưa đến giờ, nhưng nhà trai cũng không cần quá áp lực khi chuẩn bị những thứ này vì tình cảm của vợ chồng mới là thứ duy trì quan hệ hôn nhân
Trong thời phong kiến con người phần lớn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Bắc, khi nhà trai đến xin cưới ở lễ dạm ngõ, nếu nhà gái đồng ý hôn sự thì sẽ trả lời đồng thuận và kèm theo việc “thách cưới” Thách cưới nghĩa là nhà gái sẽ yêu cầu nhà trai chuẩn bị các món sính lễ, bao gồm: tiền mặt, trầu cau, trà rượu, bánh trái, heo gà, trang phục và trang sức cho cô dâu Để có thể “rước nàng về dinh” thì phẩm vật cưới về số lượng mỗi khi mỗi khác và thường là khá nặng và gắn liền với “lục lễ”:
- Lễ nạp thái có ý nghĩa là thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái Với ý nghĩa của chim nhạn là sự biểu trưng cho thuận theo thời tiết
âm dương, bởi vì chim nhạn khi lạnh sẽ bay về phương nam, khi trời ấm lại trở về phương Bắc nhằm hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa trung trinh không đổi thay, thuận theo ý người chồng Chính vì vậy, ở nghi thức cưới đầu tiên này nhà trai sẽ mang sính
lễ đến nhà gái thưa chuyện Điều đặc biệt ở đây lễ vật sẽ là đôi chim nhạn sống
- Lễ vấn danh - đây là nghi lễ với hình thức là nhà trai sai người làm mối đến hỏi tuổi, ngày sinh tháng đẻ (sanh thần bát tự) của người con gái Đồng thời, khi nhà trai đến thì nhà gái sẽ đưa ra tờ giấy đã ghi rõ thông tin của cô gái, đôi lúc cả giờ sinh nếu như bên nhà trai yêu cầu Nếu mà ngày sinh của người nam và người nữ hợp nhau thì mới có thể thành hôn, khi sang nhà gái nhà trai mang theo: chè rượu trầu cau
- Người ta tổ chức lễ nạp cát để nhà trai thông báo là đã xem bói được quẻ tốt, cặp đôi hợp mệnh, hợp tuổi để đánh tiếng xin nhà gái tiến đến lễ ăn hỏi, nếu tuổi xung khắc thì thôi Yếu tố tiên quyết là phải chọn ngày lành, tháng tốt cho lễ nạp cát Bên nhà trai sẽ hỏi ý kiến chi tiết nhà gái mong muốn bày trí và có lễ vật như thế nào Sính lễ của
lễ nạp cát trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa thường là một buồng cau to lên đến 3-400 quả, vài chai rượu nếp trắng cùng mâm xôi gấc lớn Gia đình nhà trai có điều kiện tài chính hơn thì có thể thêm vào một cái thủ lợn hoặc con lợn sữa quay, trà bánh,… cho phong phú lễ vật, tạo ấn tượng tốt hơn với nhà gái
- Lễ nạp trưng - bản chất của lễ tục này là “thách cưới” nhà trai, nghĩa là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp những sính lễ gì Nhà trai tuỳ vào khả năng của mình hoặc đồng
Trang 18ý hoặc thuyết phục nhà gái giảm bớt sính lễ Nhà gái thường đòi hỏi những vật phẩm có giá trị như: trang sức, gấm lụa, tiền bạc Điều này có thể khiến nàng dâu bị mẹ chồng làm khó về sau Ngày nay nét đặc trưng này vẫn được một bộ phận gia đình áp dụng
- Thỉnh kỳ là lễ mà nhà trai thông báo về việc định ngày, giờ cho lễ cưới
- Thân Nghinh (lễ rước dâu hay lễ cưới ngày nay) Vào đúng ngày giờ đã thông báo, Chú rể và họ nhà trai mang theo cơi trầu đến đón cô dâu về nhà, làm lễ hợp cẩn, bách niên hảo hợp.5
*Sính lễ theo thời gian tại Việt Nam
Theo phong tục cổ, những lễ vật này mang ý nghĩa là sự xác nhận đồng thuận hôn nhân giữa hai họ nhà trai và nhà gái Bên cạnh đó, sính lễ cũng mang ý nghĩa là lễ vật “mua dâu” bởi sau khi lấy chồng, người phụ nữ sẽ chuyển đến sống chung với chồng
và toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhà chồng, không còn thời gian quan tâm đến nhà
mẹ đẻ như trước Mặt khác, những sính lễ này cũng được đặt lên bàn thờ tổ tiên như lời cảm ơn đến nhà gái đã sinh ra và chăm sóc con dâu cho nhà trai, cũng như chứng giám cho ngày trọng đại của đôi trẻ
Tuy nhiên càng về gần đây, một bộ phận con người lại chịu sự chi phối bởi lối sống và tư tưởng phương Tây, những nghi thức cưới hỏi ngày càng được đơn giản hoá hơn, lược bỏ những phong tục cổ hủ, nghiêm ngặt, nhưng vẫn giữ lại những nét đặc trưng cơ bản, tốt đẹp của văn hoá cưới hỏi ngày xưa Có thể thấy qua những cổng cưới trong đời sống hàng ngày, đã bao giờ chúng ta để ý khi dự tiệc ở nhà gái thường ở cổng
sẽ treo phông, bảng “Vu Quy” (đính hôn), còn tiệc ở nhà trai lại đề chữ “Thành Hôn” Những phân tích về ý nghĩa của chúng sau đây sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi trên
Đầu tiên là Lễ dạm ngõ với những món quà đơn giản như trầu cau,trà, bánh, rượu, trái cây… Trầu cau là lễ vật không thể thiếu bởi vì ông cha ta có quan niệm rằng miếng trầu là đầu câu chuyện, không có trầu là không theo lễ, đồng thời có thể thấy câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt
5 Cộng đồng đánh giá, “Các nghi lễ trong lễ cưới truyền thống người Việt xưa”
[https://congdongdanhgia.com/cac-nghi-le-trong-le-cuoi-truyen-thong.html], (Truy cập cuối ngày 12/3/2022)
Trang 19Ý nghĩa của những món quà này trước hết đơn giản là phép tắc xã giao nên có khi đến chào hỏi, thứ hai là để bày tỏ việc đặt vấn đề xin cưới Đồng thời xin phép định ngày tổ chức lễ hỏi, trong việc này ngày nay nhà gái có quyền đồng ý hoặc không đồng ý hoặc chọn một ngày khác, miễn sao hai bên có thể thống nhất
Lễ ăn hỏi - Họ hàng nhà trai mang theo mâm quả sính lễ đến trình với nhà gái
Đi đầu là người chủ hôn hay còn gọi là ông mai xin phép nhà gái cho nhập gia, chú rể tay cầm đôi đèn và hoa cô dâu đi liền phía sau, kế tiếp là mâm quả sính lễ theo sau có thể bao gồm: trầu cau, trà rượu, bánh trái, heo quay, Những sính lễ kể trên được trao cho nhà gái trước khi họ nhà trai được nhà gái cho phép bước vào làm lễ tại tại bàn thờ
tổ tiên Những sính lễ sau khi trao sẽ được bày biện trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể
sẽ thắp hương trên bàn thờ và bái lạy, kính rượu cha mẹ hai bên để tỏ lòng hiếu thảo, trước công ơn sinh thành, dưỡng dục Tại đây, tồn tại một nét đặc trưng kéo dài từ thời ông bà đến nay vẫn còn được thực hiện đó là “Nghi lễ lên đèn” - được xem là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa
cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời, trước sự chứng giám của tổ tiên Và cũng ở tại trước bàn thờ tổ tiên, trước sự chứng kiến của cả hai họ, chú rể hoặc mẹ chồng sẽ đeo
nữ trang cho cô dâu cũng như trình số tiền nạp tài cho nhà gái… Sau khi những nghi lễ hoàn tất nhà trai sẽ được mời lại dùng tiệc rồi mới ra về, lúc này cô dâu vẫn còn được ở lại nhà gái
Lễ cưới (Lễ xin dâu) trình tự, nghi thức tiến hành tương tự như lễ hỏi, nhưng ở
lễ xin dâu đối với sính lễ là nữ trang nhà trai có thể cho thêm so với số lượng đã trình, nhưng vẫn đảm bảo mâm quả, lễ vật: trầu cau, trà bánh, đầy đủ, trang trọng Nhà gái lại quả (thường là 1/2) lễ vật cho nhà trai rồi đưa cô dâu lên xe hoa về nhà chồng Đến đây là kết thúc nghi lễ rước dâu
Nhiều gia đình ngày nay đã gộp lễ hỏi và lễ cưới lại để tổ chức trong một ngày vừa tiết kiệm về mặt thời gian, thuận tiện về không gian, giảm một khoản chi phí đáng
kể, mà hôn lễ cũng được chuẩn bị tươm tất và chu toàn hơn
*Sự đa dạng của sính lễ ở Việt Nam
Trang 20Dưới đây là những loại bánh đặc trưng của từng vùng miền trong mâm quả sính
lễ của 3 vùng miền
Bánh phu thê (bánh xu xê)
“Phu thê” trong tiếng Hán có nghĩa là “vợ chồng”, tượng trưng cho ước vọng về
sự thủy chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu Loại bánh này dường như phổ biến cả 3 miền Bắc Trung và Nam Miền Bắc bánh có hình tròn, được nhuộm màu đỏ, vàng bằng phẩm màu tự nhiên và được gói trong giấy bóng kính Là hình ảnh của bầu trời và tượng trưng cho cực dương
Ở miền Trung và Nam thì bánh phu thê là sự hài hòa của đất trời, âm dương đồng thuận, bánh khác nhau về màu sắc và kiểu dáng Bánh màu trắng được gói trong hộp vuông làm từ lá dứa Phần nhân được đặt trọn trong phần bột đã dàn mỏng thể hiện sự
ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê Triết lý ngũ hành thể hiện qua năm màu có trong bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bành Điều này thể hiện sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng
Bánh pía
Bánh pía rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam Trong lễ cưới, người miền Nam thường sử dụng bánh pía làm sính lễ và được nhà trai mang qua nhà gái trong đám hỏi Cũng như các lễ vật khác, bánh pía được đặt riêng ra 1 tráp khoảng 20 đến 30 cái Ngày nay, người ta làm ra nhiều loại bánh pía có nhân khác nhau như đậu xanh, dừa, mè đen, khoai môn, …
Trang 21Do phong tục tập quán bên cạnh yếu tố địa lý và khí hậu, bánh cốm chỉ phổ biến
ở các tỉnh miền Bắc Vì vậy bánh cốm thường được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam không phổ biến loại bánh này
Bánh kem
Bánh kem được xuất thân từ phương Tây Tại đây, mỗi khi có dịp sinh nhật, đám cưới hay tiệc tùng, người phương Tây thường đặt bánh kem để ăn mừng Thông qua việc giao thương các nước phương Tây với Châu Á, bánh kem du nhập vào Việt Nam
Hiện nay, bánh kem là bánh không thể thiếu trong mỗi đám cưới trong nghi thức cắt bánh Mỗi 1 bánh kem là một tác phẩm nghệ thuật với những trang trí hoa văn đầy điêu luyện của các nghệ nhân làm bánh
Tráp Trầu Cau
Phong tục sính lễ cưới luôn có trầu cau được bắt nguồn từ Sự Tích Trầu Cau Sự Tích Trầu Cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nó đã ra đời từ thời vua Hùng, có nghĩa là hơn 2000 năm trước công nguyên
Sự tích này cũng đã được ghi lại trong sử thi “Lĩnh Nam Chích Quái” Sự tích này là một dạng văn học truyền miệng, được truyền từ đời này sang đời khác cho đến hiện tại và nó cũng có rất nhiều dị bản khác nhau
Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam từ Bắc ra Nam, sính
lễ cưới lúc nào cũng có tráp trầu cau Trầu Cau đại diện cho lòng chung thủy và tình yêu sắc son trong tình cảm vợ chồng được lưu truyền từ xa xưa đến nay Chính vì lý do này, trầu cau luôn là lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới hỏi
Ngoài ra, người xưa còn có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Vì thế trầu cau còn như là một cầu nối, khởi đầu cho cuộc nói chuyện của 2 nhà trai và nhà gái trong việc bàn bạc tính toán lễ cưới cho đôi trai gái Ngoài tráp trầu cau, khi đem sính lễ qua nhà gái, nhà trai còn chuẩn bị thêm 1 khay trầu têm đi kèm với bao lì xì và trà rượu
Tráp mâm quả trái cây
Tùy thuộc vào phong tục tập quán mỗi vùng miền mà các loại trái cây cũng có
sự thay đổi phù hợp nhằm làm tăng tính chất trang trọng, xứng đáng là một mâm sính
Trang 22lễ Để buổi lễ diễn ra một cách suôn sẻ và được lòng cả hai họ, nhà trai thường chuẩn bị tráp quả ăn hỏi với các loại quả như: Xoài Cát, Na (Mãng Cầu), Thanh Long, Nho Mỹ, Táo Đỏ để thay thế cho các loại quả thường dùng trong thờ cúng hàng ngày
Mâm quả trái cây thường được kết rất công phu và tỉ mỉ Kiểu xếp gọn vào quả
để đậy nắp theo kiểu miền Nam Kiểu xếp tháp cao hoặc kết Rồng Phụng theo kiểu miền Trung và miền Bắc Trái cây được xem là quà tặng từ thiên nhiên, vì vậy tráp trái cây mang ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sẽ ngọt ngào và tươi mới suốt cuộc đời
Tráp Trà rượu
Ông bà xưa có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu” Vì vậy trong những cuộc hội vui, họp mặt gia đình, bạn bè của người Việt đều không thể thiếu trà và rượu Mâm quả có trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ trong quá trình cử hành nghi thức, mang ý nghĩa tâm linh như là lời con cháu kính hiếu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên cùng chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc
Heo quay
Mâm quả heo quay thuộc tính Mặn, phổ biến nhất trong mâm quả cưới Thông thường mâm quả cưới sẽ được chọn lựa theo cách thức đầy đủ nhất sẽ bao gồm Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt Tùy vào mỗi gia đình sẽ lựa chọn heo quay loại lớn hay nhỏ (heo sữa) Heo quay sẽ được 2 người khiêng và nó mang ý nghĩa chúc cô dâu và chú rể sớm có tin vui, tài lộc vẹn toàn
Tráp mâm quả xôi gấc
Xôi gấc là loại xôi có màu đỏ Sở dĩ gọi là xôi gấc bởi vì màu đỏ của nó được tạo
ra từ trái gấc trong quá trình làm xôi Đây có thể nói là món ăn quan trọng trong mâm
cỗ truyền thống của người Việt, đặc biệt là trong những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi Người ta thường xếp 1 khay mâm quả gồm 6 cái xôi gấc thành 1 vòng tròn Ở giữa vòng tròn trang trí thêm hoa tươi hoa ruy băng Đi kèm mâm xôi gấc thường có thêm một con
gà với ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc
Tráp mâm quả xôi gà luộc
Trang 23Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người
Bao lì xì tiền nạp tài (tiền đen)
Tiền đen hay còn được gọi là lễ đen, lễ nạp tài, lễ nát, phong bì tiền, là khoản tiền nhà trai cần chuẩn bị cùng với các món lễ vật mang đến nhà gái Tiền đen là món sính lễ cưới tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái dành cho nhà trai Tiền đen còn mang ý nghĩa to lớn, là món quà thay cho lời cảm ơn của nhà trai gửi đến công sức sinh thành, chăm sóc và nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái, đồng thời cũng là tấm lòng mong muốn đón cô dâu về nhà trai
Tiền đen thường dao động trong khoảng từ 5 - 15 triệu đồng, mang ý nghĩa như nguồn vốn nhỏ giúp cả hai xây dựng tổ ấm sau này Con số cụ thể sẽ dựa vào sự thống nhất của hai bên gia đình và phong tục của từng vùng miền Chẳng hạn, ở miền Bắc, tiền nạp tài thường là số lẻ, có thể là 3, 5 hoặc 7 triệu đồng Trong khi đó, tiền nạp tài ở miền Nam lại là các con số chẵn, thường là 4, 6 đến 8 triệu đồng
Ngoài việc dựa vào phong tục vùng miền để quyết định tiền dẫn cưới, hai bên gia đình có thể thống nhất số tiền này dựa trên điều kiện tài chính thực tế của nhà trai Khi
đó, số tiền nạp tài có thể tăng lên nhiều lần (vài chục đến vài trăm triệu đồng) nếu nhà trai có kinh tế khá giả
Sính lễ vàng
Vàng cũng là một trong những món không thể thiếu trong sính lễ Sính lễ vàng
có giá trị cao, được xem là của hồi môn mà gia đình nhà trai tặng cho cặp vợ chồng son
nên mang ý nghĩa là lời chúc hạnh phúc, sung túc và viên mãn cho đôi vợ chồng Một
bộ vàng cưới trọn vẹn mà nhà trai cần chuẩn bị cho cô dâu bao gồm 3 món là 1 chiếc kiềng hoặc dây chuyền, 1 chiếc lắc tay và 1 đôi bông tai Bên cạnh đó còn có một cặp nhẫn cưới
Đèn Long Phụng
Trang 24Trong lễ cưới của người miền Nam không thể thiếu cặp đèn Long Phụng Đèn này được nhà trai chuẩn bị sẵn để sử dụng trong lễ rước đèn trong nghi lễ cưới Lễ rước đèn là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người Nam Bộ
Sính lễ cưới chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự chân thành và biết
ơn của nhà trai dành cho nhà gái Trên thực tế, số lượng sính lễ cưới có thể linh hoạt thay đổi dựa vào thoả thuận và tài chính của nhà trai bởi chung quy lại, đây chỉ là một hình thức Điều quan trọng nhất là tình cảm mà đôi vợ chồng dành cho nhau
1.3.2 Khái quát về văn hóa cưới hỏi liên quan đến sính lễ tại một số quốc gia khác
* Lễ cưới hỏi theo truyền thống Trung Quốc6
Sính lễ là một phần trong lễ kết hôn, bao gồm tiền mặt và những món quà khác như vàng, đồ trang sức để trao cho nhà gái Các cô dâu cần phải đeo vàng khi kết hôn, thậm chí đeo tất cả vàng có được lên cơ thể
Hành động này thể hiện thiện chí giữa hai bên gia đình, nhưng nay dần thay đổi khi đặt nặng vấn đề tài chính Giá trị cô dâu được nâng lên cao hơn như cách cân bằng bất bình đẳng giới ngày một được quan tâm, bù đắp cho gia đình có con gái phải lấy chồng có địa vị thấp kém hơn Chúng cũng ngầm ám chỉ giá trị của cô dâu trong cuộc hôn nhân
Từ năm 2018 đến năm 2020, hai nhà xã hội học Jia Yujing và Wang Sining đã nghiên cứu về tập tục hôn nhân tại vùng nông thôn phía tây bắc Trung Quốc Sau nghiên cứu, chuyên gia nhận thấy việc đưa giá thách cưới phụ thuộc vào đạo đức và kinh tế của gia đình chú rể Theo đó, nếu gia đình chồng tương lai có điều kiện kinh tế thấp hơn vợ buộc phải trả sính lễ cao Còn nếu họ giàu có và địa vị cao, giá thách cưới càng ít Một người mai mối có kinh nghiệm giải thích việc thách cưới ngày nay mang ẩn ý "ngay khi người đàn ông không còn yêu vợ, anh ta cũng phải biết quý trọng số tiền đã bỏ ra và đối
xử tốt với cô ấy" Còn nếu hạ thấp giá thách cưới, cô dâu rất dễ bị đối xử tệ bạc, bố mẹ chồng coi khinh
6 Phương Minh (2023), “Vì sao giá cô dâu ở Trung Quốc cao?”, quoc-cao-4577066.html] (truy cập lần cuối ngày 13/4/2023)
Trang 25[https://vnexpress.net/vi-sao-gia-co-dau-o-trung-Nhà xã hội học Viviana Zelizer cho rằng tiền trong trường hợp này không đơn thuần là phương tiện trao đổi mà còn mang giá trị về đạo đức, xã hội và tôn giáo Nói cách khác, định giá cô dâu như hành động mang tính nghi thức, biểu tượng, cụ thể hóa địa vị và phẩm giá của mỗi người Bởi vậy, giá trị của sính lễ sẽ quyết định địa vị xã hội của một người, thái độ và tình cảm của hai bên thông gia
Trong khi bên Mỹ thì ngược lại, nhà gái phải trả tiền đám cưới Lý luận của họ
là vì bắt đầu từ ngày đám cưới trở đi, chú rể có nhiệm vụ lo cho cô dâu Bố mẹ cô dâu không phải nuôi con gái mình nữa, chú rể sẽ nuôi cho đến ngày răng long đầu bạc, do
đó nhà gái phải "cảm ơn" nhà trai mà lo tiền đám cưới
* Lễ cưới hỏi của người dân Campuchia theo phong tục cổ truyền 7
Phong tục cưới hỏi cổ truyền của Campuchia có 3 lễ:
Lễ Sđây Đol Đông (Lễ nói)
Khi chàng trai đã thích một cô gái, muốn kết hôn với cô gái đó thì trước hết, đàng trai sẽ nhờ Phlâu Chău Ma Ha đi làm mối Ông bà Mai (Phlâu Chău Ma Ha) thường là người đủ vợ chồng và không được chắp nối
Khi được đàng gái chấp thuận rồi thì tiến hành lễ Sđây Đol Đông Lúc này họ nhà trai lối 4 người mang lễ vật sang nhà gái Lễ vật gồm một mâm trầu cau, 5 bánh thuốc hút, 1 bầu rượu, 2 chén bằng sành, 1 vòng bạc, 1 xâu chuỗi hổ
Lễ Lơng Maha (Lễ hỏi)
Với nghi lễ này, hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết hai đàng đã chính thức là xui gia Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm: 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền Trong lễ này, hai bên định ngày cưới và định lễ cưới không do bên nào gánh chịu, trai cũng được, gái cũng được, có khi hai bên "hùn" nhau Mặc dầu lễ hỏi có định ngày, nhưng hầu hết đều cử hành chung với lễ cưới Trước ngày cưới, chú rể phải qua nhà vợ làm lụng cực nhọc, có khi 2,3 năm mới được cưới Có người chỉ vì một chút lỗi lầm mà có khi bị mất vợ
7 Phương Nghi (2022), “Lễ cưới truyền thống của người Khmer”, giao/cac-van-de/le-cuoi-truyen-thong-cua-nguoi-khmer] (Lần truy cập cuối cùng ngày 15/2/2023)
Trang 26[https://www.qdnd.vn/xa-hoi/dan-toc-ton-Lễ Thngay Bôs Coltê ([https://www.qdnd.vn/xa-hoi/dan-toc-ton-Lễ cưới)
Diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (thầy cúng) Những nghi
lễ chính: tiễn đưa chàng rể về nhà gái; dâng cơm cho sư; cắt tóc; lạy ông bà; rắc bông cau; nhập phòng, nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền
* Lễ cưới hỏi của người dân Lào 8
Tục cưới xin của người Lào thường theo trình tự như dạm hỏi, lễ cưới, lại nhà Khi con cái trưởng thành, ông bà cha mẹ thường nghĩ đến việc dựng vợ gả chồng Cha
mẹ nhắm một người nào đó mình ưng ý rồi hỏi ý kiến con cháu Hoặc trai gái tự tìm hiểu, thương yêu nhau rồi chủ động báo cho cha mẹ Sau khi thỏa thuận trong gia đình, cha mẹ nhờ trưởng họ, các già làng có uy tín chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật sang nhà gái dạm hỏi gọi là “can xù-khỏ” Mâm lễ trong buổi ngỏ ý này rất đơn giản, chỉ cần trầu cau, thuốc lá Người Lào vùng Đông Bắc Thái Lan trong lễ dạm hỏi này thường có thêm một cái âu bạc đựng 3 bat (đơn vị tiền tệ Thái Lan) gọi là tiền thăm dò gia đình nhà gái Nếu ưng thuận thì nhà gái nhận tiền Nếu không ưng thuận thì nhà gái không phải trả lời, mà chỉ cần xếp tiền bỏ lại trong âu bạc của nhà trai
Khi họ nhà trai ngỏ ý xin làm thông gia, nếu họ nhà gái nhận lời thì hẹn một ngày nhất định, mời họ nhà trai đến để thách cưới và chọn ngày giờ tổ chức lễ cưới Theo tập quán, dù nhận lời hay không nhà gái cũng đón tiếp họ nhà trai một cách niềm nở, trân trọng Đúng ngày giờ đã hẹn, họ nhà trai mang lễ vật sang nhà gái Lễ vật có trầu cau, thuốc lá, các loại bánh… một số địa phương ở Nam Lào trong mâm lễ còn có cả thóc giống, vừng, hạt bông Các lễ vật do họ nhà trai mang đến, nhà gái sử dụng một phần để biếu bà con họ hàng nội ngoại và một phần gửi lại biếu cho nhà trai Trong buổi gặp gỡ này, họ hàng nhà gái thường đến đông đủ Sau nội dung ngỏ ý xin cưới của vị đại diện
họ nhà trai, phía nhà gái thách cưới gọi là “Khạ-đong” Thông thường nhà gái thách tiền, vàng, bạc, trâu, gạo, rượu
Việc thách cưới nhiều hay ít tùy theo tục lệ mỗi địa phương, mỗi gia đình và tùy theo địa vị xã hội cha mẹ nhà gái Đối với đông đảo nông dân lao động việc thách cưới
8 Nguyễn Thị Thanh Nga (2013), “Giới thiệu về tục lệ cưới xin của người Lào”
[http://www.qtttc.edu.vn/m/article/detail/gioi-thieu-ve-tuc-le-cuoi-xin-cua-nguoi-lao] (Truy cập lần cuối
15/82023)
Trang 27dường như là một tập quán, có tính chất tượng trưng để đề cao con gái của mình Chính
vì hàm ý đó mà trong lễ rước rể, đón rể có tục cả hai họ đều có những hành động ngăn cản buổi lễ như thách thức giăng chỉ cản đường, ra câu đố… nhằm đề cao chú rể cũng như cô dâu Gặp trường hợp nhà gái thách cưới cao, nhà trai trình bày xin giảm bớt theo tập quán bản mường và đặc biệt chú ý đề cao cô dâu tương lai là người có nhan sắc, nết
na Nhưng theo tục lệ từ xưa dù ít hay nhiều cũng phải có khoản tiền thách cưới và họ nhà trai phải trao cho họ nhà gái ngay khi mở đầu lễ cưới trước sự chứng kiến của hai
họ Nếu là gái góa, nạ dòng thì tiền thách cưới thường thấp hơn các cô gái chưa chồng Con trai góa vợ hay bỏ vợ, họ nhà gái thường thách cưới cao hơn các chàng trai chưa
vợ
Thỏa thuận thách cưới xong, hai họ cùng bàn ngày cưới Đó là một ngày lành tháng tốt do thầy số hoặc các già bản giàu kinh nghiệm chọn Những ngày xấu, ngày dữ, cấm kỵ không được tổ chức đám cưới với quan niệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ Người Lào thường tổ chức đám cưới vào khoảng thời gian
từ 15 tháng 10 đến 15 tháng 3 âm lịch Lào tức từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch Sau
lễ dạm hỏi, thách cưới và hẹn ngày cưới, đôi trai gái có thể đi lại thăm hỏi, giúp đỡ gia đình hai họ một cách tự nhiên
Trước ngày cưới, nhà trai cũng như nhà gái đều lo chuẩn bị chu đáo ngày cưới Theo tục lệ trước đây ở nông thôn Lào sau ngày cưới chàng trai thường đến ở rể một thời gian, có trường hợp chàng trai ở rể khá lâu tùy thuộc mỗi gia đình, mỗi địa phương Nhà gái thường chuẩn bị nệm, gối, chăn … và cả áo quần, khăn quàng để cô dâu biếu trưởng họ, cha mẹ chồng gọi là “khương xẳm-ma” Nếu nhà gái thấy phải làm nhà mới thì phải báo trước cho nhà trai chuẩn bị tre, gỗ, và mọi thứ cần thiết khác đem sang nhà gái dựng Bà con, họ hàng, xóm giềng của hai họ đều tham gia dựng nhà mới cho cô dâu chú rể Theo tục lệ của người Lào việc dựng nhà phải xong trong một ngày Do đó, cả hai họ cần có sự chuẩn bị chu đáo Việc tiếp đãi, tổ chức ăn uống cho bà con xóm giềng đến tham gia dựng nhà do nhà gái đảm nhận
Theo tập quán cổ ở Lào, xưa nay đám cưới là dịp vui chơi, ăn uống của hai họ và cộng đồng bản mường Gia đình khá giả thường mổ trâu, bò, nhà nghèo cũng mổ lợn,
gà, nấu rượu ngon để thết đãi bà con họ hàng đến dự Đối với gái trai đây cũng là dịp
Trang 28gặp gỡ múa hát, tỏ tình, tỏ ý Đám cưới ở Lào thường có một số nghi lễ như mời sư tụng kinh, làm lễ cầu may “xù-khoẳn”, rước rể, làm lễ cầu may chung cho cô dâu chú rể Đại diện hai họ dặn dò khuyên bảo dâu, rể, cô dâu chú rể tặng lễ vật cho trưởng họ, cha mẹ chú rể
Đúng ngày cưới, anh em, bà con thân thiết dù ở xa gần cũng đến dự đám cưới khá đông đủ Ai cũng có tặng phẩm mừng cô dâu chú rể để thể hiện tình cảm của mình Tặng phẩm cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào khả năng mỗi người, chẳng hạn ở nông thôn trước đây, đi mừng lễ cưới thường có tiền, vải vóc, váy áo, bát đĩa, xoong nồi, gạo thóc,
gà vịt, rượu… Đến dự lễ cưới, mọi người đều mặc những bộ váy áo dân tộc đẹp nhất, luôn tỏ thái độ hồ hởi, vui mừng
Đến giờ đã định, họ nhà trai bắt đầu rước rể sang nhà gái Dẫn đầu là vị trưởng
họ, tay bưng âu bạc đựng tiền thách cưới Đi sau là bốn cô gái chưa có chồng, mỗi cô gánh một cái tráp đựng trầu cau, thuốc lá và một vò rượu được bọc vải hoặc giấy màu Tiếp theo là mâm lễ (pha-khoẳn) rồi đến chú rể, các chàng trai phù rể, gia đình, họ hàng, bạn bè Trên mâm lễ thường có hoa quả, gạo nếp, trầu cau, bánh trái, đặc biệt không thể thiếu một quả chứng gà luộc Nhiều địa phương trên mâm lễ còn có những cây hình tháp được kết bằng hoa lá gọi là “tổn mạc-bèng” Có vùng còn chuẩn bị một trâu nước hoặc
vỏ một con ốc biển lớn ngâm các cánh hoa thơm để vẩy cho cô dâu chú rể để cầu may
Từ nhà chú rể sang nhà cô dâu, đám rước luôn sôi động bởi tiếng hò reo, hát ca của các chàng trai, cô gái Đến gần nhà gái đám rước rể thường bị những sợi chỉ trắng giăng ngang buộc phải dừng lại Những người làm việc này tự xưng là họ nhà gái và đòi phải có lễ vật mới được đi qua, chú rể mới lấy được cô dâu Có địa phương họ nhà gái
ra câu đố, họ nhà trai trả lời được mới cho đi qua Đám rước phải dừng lại, họ nhà trai vui vẻ, ôn tồn xin đi và trao các lễ vật đã chuẩn bị trước mới được vào cổng
Đám rước rể đến chân cầu thang nhà gái thì đã có đại diện đón tiếp Đó là một phụ nữ đứng tuổi, đông con, gia đình sống hòa thuận, nói năng hoạt bát khéo léo thay mặt họ nhà gái xuống đón chú rể và mời họ nhà trai lên nhà Lúc này đến lượt họ nhà trai đề cao chú rể Bạn bè, chú rể dọa giữ chú rể lại, không cho lên nhà cô dâu, họ nói chú rể là một chàng trai khỏe mạnh, dũng cảm, lao động giỏi… Đại diện họ nhà gái lễ
Trang 29phép, chắp hai tay trước ngực xin trưởng họ, cha mẹ, họ hàng, bè bạn nhà trai cho chú
Ngồi bên mâm lễ, chú rể khoác tay cô dâu gọi là “xù-khoẳn cặp cài” tượng trưng
sự gắn bó thủy chung giữa cô dâu và chú rể Trưởng họ nhà trai, nhà gái lần lượt chúc
cô dâu chú rể thương yêu gắn bó với nhau cho đến lúc tóc bạc răng long, rồi vẩy nước
“hỏi sẳng” và buộc chỉ cổ tay Giữa lúc các cụ già, cha mẹ, họ hàng lần lượt buộc chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể thì một cụ già lấy quả trứng luộc trên mâm bóc vỏ rồi dùng một sợi tóc cắt làm đôi xem lòng đỏ có đầy đặn không Người Lào cho rằng sự tròn khuyết của lòng đỏ quả trứng có quan hệ nhất định đến hạnh phúc trăm năm của đôi vợ chồng trẻ
Ở nhiều địa phương còn tục chọn người dẫn cô dâu chú rể vào phòng ngủ Đảm nhận việc này là người phụ nữ được chọn làm đại diện họ nhà gái ra đón chú rể ở chân cầu thang Người phụ nữ này dùng một sợi chỉ gấp làm đôi, mỗi người cầm một đầu rồi dẫn vào phòng ngủ, cô dâu đi trước, chú rể theo sau Việc trải chiếu nệm do cô dâu chú
rể cũng được chú ý Khi đám rước rể lên nhà thì một người phụ nữ phúc hậu hoặc một cặp vợ chồng đông con cái, sống hòa thuận vào buồng ngủ trải chiếu, nệm cho cô dâu chú rể Người Lào tin rằng cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc của người trải nệm, chiếu
có ảnh hưởng đến đôi vợ chồng trẻ sau này
Trang 30Tiếp theo chú rể mang nến, hương đến lễ trưởng họ nhà gái Cô dâu cũng mang
lễ vật dâng cho trưởng họ, cha mẹ chú rể Lễ vật tùy thuộc tập quán mỗi địa phương, mỗi gia đình Ở nông thôn Lào trước đây cô dâu thường mừng trưởng họ, cha chồng mỗi người một bộ quần áo, một khăn tắm và mẹ chồng một bộ váy áo Việc làm này biểu hiện lòng kính trọng và biết ơn của cô dâu đối với công sinh dưỡng của cha mẹ chồng
Kết thúc lễ cưới, trưởng họ nhà trai ngỏ lời cảm ơn sự đón tiếp thân tình, nồng nhiệt của nhà gái và xin gửi gắm chú rể ở lại làm con cháu nhà gái Đại diện nhà gái vui
vẻ nhận lời và dặn dò cô dâu cách ứng xử, trách nhiệm đối với cha mẹ, anh em nhà chồng Đám cưới chấm dứt, chú rể cùng họ hàng trở về nhà mình Vào một giờ đã hẹn trước, thông thường khoảng sáu, bảy giờ tối, họ hàng nhà trai, đông nhất là bè bạn, chính thức tiễn chú rể sang nhà cô dâu Nhà gái thường chuẩn bị cơm rượu để đón mừng chàng
rể cùng họ hàng, bạn bè nhà trai Sau khoảng 3 năm, do vợ chồng xin phép hoặc cha mẹ gợi ý cho đôi vợ chồng ra ở riêng Khi ra ở riêng vợ chồng được mang theo một số lúa gạo, nông cụ, trâu bò và một số đồ dùng khác do cha mẹ vợ chia cho
Ngày nay việc cưới xin ở Lào thường được tổ chức đơn giản và thuận tiện hơn, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi gia đình Các nghi lễ câu nệ gây lãng phí tiền của, thời gian ngày nay đã được bỏ bớt Tuổi kết hôn có khuynh hướng chậm hơn trước, nhất là nam giới Các nét độc đáo của dân tộc, địa phương gắn chặt với lao động sản xuất, nghề nghiệp, tín ngưỡng vẫn được kế thừa và phát huy trong lễ cưới Đặc biệt là tính hợp quần, tình đoàn kết của cộng đồng bản mường
* Phong tục cưới hỏi của người dân Brazil 9
Ở Brazil có thổ dân Equateur sống theo chế độ mẫu hệ, vì thế phụ nữ có quyền lựa chọn người đàn ông phù hợp cho mình và tự đi hỏi cưới, đem lễ vật đến nhà trai Lễ vật cần chuẩn bị bao gồm: một chiếc sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng
9 Uyên San (2016), “Những phong tục kỳ lạ trên thế giới về kết hôn”, ky-la-tren-the-gioi-ve-ket-hon-post226577.html] (Truy cập lần cuối 15/2/2023)
Trang 31[https://baophapluat.vn/nhung-phong-tuc-Chàng trai sẽ được quyền “thách cưới” hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc Nếu không đáp ứng đủ lễ vật, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ phải ở giá suốt đời
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Sinh lễ ở các nước phương Đông có thể khác nhau tùy theo quốc gia và văn hóa Tuy nhiên, một số nét chung của các nền văn hóa phương đông bao gồm sự tôn trọng về gia đình, truyền thống, tôn giáo và tôn vinh tổ tiên.Các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đều có truyền thống về việc tôn vinh tổ tiên và tổ chức các buổi lễ để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ Tùy theo quốc gia, những buổi lễ này có thể được tổ chức vào những ngày lễ cố định trong năm hoặc vào ngày đặc biệt trong gia đình Các sinh hoạt và phong tục truyền thống trong gia đình cũng rất quan trọng và được tôn trọng
Ngoài ra, nhiều nước phương Đông còn có các nghi thức tôn giáo, chẳng hạn như Phật giáo, Đạo giáo và Hồi giáo Các nghi lễ tôn giáo này thường bao gồm các hoạt động cầu nguyện, tụng kinh và các buổi lễ khác để tôn vinh các thần linh và vị thánh
Tuy nhiên, mặc dù các nước phương Đông có nhiều điểm chung trong sinh lễ, nhưng cũng có nhiều sự khác biệt trong cách tổ chức và thực hiện các nghi thức và lễ
kỷ niệm Ví dụ, Trung Quốc có một truyền thống lễ hội rất đa dạng, trong đó có lễ Tết Nguyên Đán và các lễ hội khác, trong khi đó, Nhật Bản lại có một nền văn hóa lễ hội đặc biệt phong phú và đa dạng với nhiều hoạt động và nghi lễ truyền thống
Trong phương Tây, chuẩn bị "sính lễ rước dâu" trước đám cưới không phổ biến như trong một số nước phương Đông Thay vào đó, phong tục phổ biến hơn trong các đám cưới phương Tây là lễ thề hôn, tiệc tân hôn và lễ trao nhẫn cưới
Bên cạnh đó ở các quốc gia phương Tây họ gọi các món quà được tặng trong lễ cưới là Quà cưới Thuật ngữ “Quà cưới” tại các nước phương Tây có từ rất xưa, bắt nguồn từ kỳ cổ đại, khi những người dân La Mã thường tặng các món quà như đất đai, tiền bạc và đồ trang sức cho cô dâu như một phần của thỏa thuận hôn nhân Những món quà này không chỉ giúp tạo nền tảng cho cuộc hôn nhân mới, mà còn thể hiện lòng chân thành và sự đánh giá cao của gia đình chồng đối với cô dâu Và theo thời gian, thói quen tặng quà cưới này được duy trì tồn tại và phát triển cho đến thời điểm hiện tại
Tuy nhiên quà cưới thường mang tính chất tùy thuộc vào văn hóa, truyền thống,
và thị hiếu địa phương của các nước phương Tây Và họ không có phong tục cụ thể "sính
Trang 33lễ rước dâu" trước đám cưới như trong một số nước phương Đông Thay vào đó, các phong tục phổ biến hơn như lễ thề hôn, tiệc tân hôn và lễ trao nhẫn cưới được chuẩn bị trước đám cưới chính Các món quà này không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất giúp cải thiện đời sống hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ mà còn có giá trị về mặt tinh thần thể hiện sự chân thành và tình cảm giữa hai bên gia đình thông gia với nhau nói chung và
sự đánh giá của nhà chồng đối với cô dâu nói riêng
Tóm lại, qua những phân tích trên có thể thấy mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng biệt và khác nhau về thủ tục kết hôn nhưng chung quy lại vẫn có điểm chung là mong muốn mang lại sự hạnh phúc viên mãn cho cô dâu và chú rể Nhưng hôn nhân không thành vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến tài sản thì việc giải quyết nó không phải là vấn đề dễ vì pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về phạm trù này
Do đó, việc giải quyết tài sản là sính lễ khi việc kết hôn không thành mang tính chất tương đối nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên là chủ yếu