CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ BIỂN VÀ NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
Tranh chấp quốc tế về biển
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp quốc tế về biển a Khái niệm tranh chấp quốc tế về biển
Trong đời sống xã hội, giữa các cá nhân, tổ chức sẽ khó có thể tránh khỏi những xung đột, tranh chấp với những chủ thể khác Theo cách hiểu thông thường, tranh chấp là những bất đồng, quan điểm trái ngược nhau, mâu thuẫn giữa các bên liên quan đến một hay nhiều vấn đề nào đó trong cuộc sống Đó có thể là những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, tư tưởng, tôn giáo, hay trên các lĩnh vực như dân sự, lao động, sở hữu trí tuệ,
Trong sự kiện nhượng bộ Mavrommatis Palestine, Tòa án Công lý Thường trực Quốc tế (PCIJ) định nghĩa tranh chấp là "sự bất đồng về vấn đề pháp lý hoặc sự thật, là xung đột giữa các quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai bên" Tranh chấp không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn xảy ra trên phạm vi quốc tế, ví dụ như tranh chấp giữa các quốc gia Do đó, phạm vi của tranh chấp rất rộng, bao gồm cả tranh chấp quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế.
Nguồn gốc dẫn đến các xung đột, tranh chấp quốc tế thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau 2 :
(i) Do việc giải thích và thực hiện pháp luật quốc tế hoặc các nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà các chủ thể đã cam kết phù hợp với pháp luật quốc tế Ví dụ như tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc về “đường chín đoạn” mà Trung Quốc yêu sách tại Biển Đông là tranh chấp trong việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế;
(ii) Do cách giải thích hoặc bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối của các chủ thể luật quốc tế về một sự kiện pháp lý nào đó diễn ra trong thực tiễn;
(iii) Xuất phát từ việc quốc gia thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình nhưng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác của luật quốc tế hoặc ảnh hưởng đến các quan hệ quốc tế được luật quốc
1 The Mavrommatis Palestine Concessions (Greece v Great Britain), 30/8/1924, tr 11 Nguyên văn tiếng Anh: “A dispute is a disagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or of interests between two persons”
2 Ngô Hữu Phước (2010), Sách chuyên khảo Luật Quốc tế, NXB chính trị quốc gia, tr 500-501 tế xác lập và bảo vệ như quyền con người, môi trường, y tế, hòa bình và an ninh quốc tế, quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia,
Có thể đi đến kết luận về tranh chấp quốc tế như sau: Tranh chấp quốc tế là những xung đột, mâu thuẫn, quan điểm trái chiều giữa những chủ thể của luật quốc tế về quyền và lợi ích của các bên hay về một vấn đề, sự kiện pháp lý, chính trị, nào đó
Biển và đại dương - một nguồn lực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng vô cùng vững mạnh, đem lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia Chính vì thế mà từ xưa đến nay, những cuộc tranh chấp, xác định chủ quyền biển giữa các nước diễn ra vô cùng nhiều Đây là một trong những mầm mống có thể gây ra chiến tranh, đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế cho các nước trong khu vực hoặc thậm chí là trên toàn thế giới Theo đó, tranh chấp quốc tế về biển được hiểu là những tranh chấp quốc tế giữa những chủ thể của luật quốc tế về việc xác lập và phân định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với các vùng biển theo quy định của luật biển quốc tế 3 b Đặc điểm tranh chấp quốc tế về biển
Từ khái niệm nêu trên, có thể rút ra được 03 đặc điểm của tranh chấp quốc tế về biển như sau:
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển là chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu là các quốc gia - chủ thể đầu tiên và cơ bản nhất của luật quốc tế Kế đến là các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ về biển do các quốc gia thỏa thuận thành lập và các chủ thể đặc biệt khác Ngoài ra, tranh chấp quốc tế còn xảy ra giữa những chủ thể khác như các công ty biển Chúng có đóng góp không nhỏ trong việc hình thành các quy chuẩn của luật biển quốc tế 4 ;
Thứ hai, đối tượng trong tranh chấp quốc tế về biển chủ yếu là việc xác định chủ quyền, xác lập quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán trên biển;
Thứ ba, khách thể của tranh chấp quốc tế là quyền và lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể luật quốc tế mong muốn đạt được Nhưng khác với các tranh chấp khác, tranh chấp quốc tế thường mang tầm vĩ mô, ảnh hưởng sâu rộng đến các chủ thể chẳng hạn như tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
Cụ thể, khách thể trong tranh chấp quốc tế về biển là chủ quyền lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia đối với vùng biển của mình Thông qua đó, quốc gia có thể sử dụng, khai thác, thu lợi về cho nước mình Ngoài ra, quốc gia có thể đưa
3 Ngô Hữu Phước (2010), Sách chuyên khảo Luật Quốc tế, NXB chính trị quốc gia, tr 567
4 Nguyễn Hồng Thao (1997), Giáo trình chuyên khảo về Luật biển quốc tế, tr.11 ra những chính sách phát triển phù hợp cho vùng biển của họ, cũng như hợp tác với những quốc gia khác
1.1.2 Phân loại tranh chấp quốc tế về biển a Các loại tranh chấp quốc tế về biển
Tranh chấp trên biển, cũng như những tranh chấp quốc tế khác, đều bắt nguồn từ xung đột về lợi ích giữa các quốc gia Chính vì vậy, loại tranh chấp này rất đa dạng bởi sự phong phú về khách thể của tranh chấp Hiện nay, để phân loại những tranh chấp về biển, các nhà nghiên cứu đã dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến một số căn cứ phổ biến sau đây:
ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN ĐÁNH BẮT CÁ TẠI VÙNG BIỂN CHƯA PHÂN ĐỊNH TRÊN BIỂN ĐÔNG
Tình hình tranh chấp về quyền đánh bắt cá ở vùng biển chưa phân định trên Biển Đông hiện nay
2.1.1 Tình hình phân định biển trên Biển Đông hiện nay
Từ lâu, giữa các nước trong khu vực Biển Đông đã tiến hành phân định các vùng biển chồng lấn và đã đạt được những kết quả tốt đẹp Điển hình có thể kể đến những hiệp định như Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Indonesia và Malaysia năm 1969; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Indonesia và Việt Nam năm 2003; Hiệp định về ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam - Thái Lan năm 1997; Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (ký kết ngày 07 tháng 7 năm 1982); Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000); Các văn kiện được ký kết dù là phân định vùng chồng lấn một cách dứt điểm hay chỉ là dàn xếp tạm thời thì vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để các quốc gia thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trên biển, đồng thời giúp hạn chế xung đột, căng thẳng trong quá trình áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, nhất là loại tranh chấp có tính chất phức tạp, nhạy cảm như vấn đề về phân định biển
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc phân định các vùng biển chồng lấn cũng diễn ra thành công Khi các quốc gia vận dụng các quy định của UNCLOS 1982 để xác định vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình, và đưa ra yêu sách đối với vùng biển chồng lấn, dù những yêu sách trên có phù hợp với quy định của luật quốc tế, nhưng khoảng cách giữa các bờ biển của các nước này là không đủ để mỗi nước xác lập chiều rộng tối đa cho các vùng biển của mình mà không chồng lấn lên vùng biển của những quốc gia khác Thực tế, nếu không kể đến những tranh chấp được cố tình tạo ra từ những hành vi trái với UNCLOS 1982 nhằm thỏa mãn tham vọng, trên Biển Đông có khoảng 15 tranh chấp liên quan đến hoạch định ranh giới biển, thềm lục địa 19 Tất cả những tranh chấp này bắt nguồn chủ yếu từ yêu sách khác nhau không thể dung hòa giữa các nước, cũng như là hành vi cố tình vi phạm thỏa thuận của hiệp định, nhất là các hiệp định mang tính dàn xếp tạm thời
19 NT, Trong Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp gì, Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau,
[https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/cama uofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/tulieuvanban/gsdgsdgsdg], truy cập ngày 21/7/2023
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tình hình phân định biển trên Biển Đông vẫn còn rất phức tạp, nhiều khó khăn và luôn được đón nhận sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế vì có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia, đến nền hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới
2.1.2 Tình hình tranh chấp về quyền đánh bắt cá trên Biển Đông hiện nay
Tranh chấp về quyền đánh bắt cá trên Biển Đông không phải là vấn đề mới, nhưng chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt Nguyên nhân là do Biển Đông còn tồn tại nhiều vùng biển tranh chấp với các cơ chế quản lý được đặt ra khác nhau, các ngư dân ở các nước không nắm được cơ chế quản lý trên hoặc cố tình vi phạm vì nguồn hải sản, tài nguyên dồi dào Trong khoảng mười năm trở lại đây, tình trạng căng thẳng ấy vẫn còn dù cho các quốc gia đã cố gắng để khắc phục, hạn chế và ngăn chặn
Một trong những sự kiện dẫn đến tranh chấp đánh bắt cá trên Biển Đông tính từ
10 năm trở lại đây là việc Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá tại những vùng thuộc chủ quyền của các nước, điển hình như vùng nước tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đây được xem là lệnh cấm thường niên của Trung Quốc đơn phương áp dụng lên những khu vực trên Biển Đông mà quốc gia này cho rằng họ có chủ quyền Kể từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần tự ý đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá với ngư dân các nước 20 , yêu cầu họ phải có giấy phép của chính phủ Trung Quốc và thường xuyên huy động lực lượng xua đuổi, cản trở ngư dân khai thác cá Dù cho những quốc gia trong khu vực và thế giới lên tiếng phản đối, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt Gần đây nhất là vào ngày 01 tháng 05 năm 2022, Trung Quốc tiếp tục ban hành lệnh cấm có thời hạn đối với toàn bộ nghề đánh bắt hải sản, trừ nghề câu, trên các vùng biển 21 Ngay lập tức các nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối lệnh cấm này Công văn của Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định đây là lệnh cấm phi giá trị, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam Bộ Ngoại giao của Việt Nam và Philippines cũng lên tiếng công khai phản đối lệnh cấm trên
Tranh chấp đánh bắt cá giữa Trung Quốc và các nước ven Biển Đông là một vấn đề phổ biến, đặc biệt tại những vùng biển chung Điển hình như vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough Mặc dù đã có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế công nhận bãi cạn Scarborough là ngư trường truyền thống của Philippines, song tranh chấp vẫn tiếp diễn.
20 Văn Khoa, Trung Quốc lại ngang ngược áp lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, [https://thanhnien.vn/trung- quoc-lai-ngang-nguoc-cam-danh-bat-ca-o-bien-dong-dieu-hai-canh-giam-sat-185952062.htm], truy cập ngày 04/2/2023
21 Mạnh Cường, Trung Quốc áp lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông: ‘Chuyện cũ rích’, [https://thanhnien.vn/trung- quoc-ap-lenh-cam-danh-bat-tren-bien-dong-chuyen-cu-rich-1851461927.htm], truy cập ngày 04/2/2023 nhiều quốc gia bao gồm Philippines, Trung Quốc (kể cả Đài Loan) và Việt Nam 22 ; nhưng Trung Quốc vẫn cản trở các nước thực hiện quyền khai thác cá của mình Tranh chấp về quyền đánh cá tại bãi cạn này có thể nói là rất nghiêm trọng, bởi hành vi đơn phương trên biển của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của các nước có truyền thống khai thác hải sản ở đây, nhiều ngư dân đã chấp nhận mất đi ngư trường quen thuộc của mình bởi các hành động hung hăng của Trung Quốc Thậm chí, các tàu thuyền của Trung Quốc không ngại va chạm với tàu thuyền ngư dân nước khác nếu họ phát hiện tàu thuyền tới để đánh bắt cá Trên thực tế, 05 năm sau ngày có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, ngư dân các nước giáp Biển Đông Nam Á vẫn không thể quay trở lại Scarborough để tự do khai thác cá như trước, vì họ luôn e dè sự hiện diện của các tàu Trung Quốc 23
Tóm lại, hoạt động đánh bắt cá cũng như là khai thác hải sản đóng một vai trò rất lớn đối với đời sống của ngư dân và nền kinh tế của các quốc gia giáp Biển Đông Tuy nhiên, những tranh chấp mang tính quốc tế trong nghề cá còn đang tiếp diễn, thậm chí là diễn ra phức tạp hơn, điều này đã gây tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa các nước, đặt người dân luôn trong tình trạng căng thẳng mỗi khi ra khơi Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp đánh bắt cá tại những vùng nước chưa được phân định rõ ràng là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp đối với các quốc gia.
Các biện pháp giải quyết tranh chấp về biển theo quy định của UNCLOS
Tranh chấp biển là một trong những loại tranh chấp có nguy cơ cao làm bùng phát chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới
Sự ra đời của Luật Biển quốc tế đã đánh đấu một bước ngoặt lịch sử của nhân loại trong quá trình giải quyết tranh chấp, xung đột liên quan đến các vấn đề về biển Luật biển quốc tế với tính chất là một ngành của luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm của luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (chủ yếu là các quốc gia) trong lĩnh vực khai thác và sử dụng biển Luật biển quốc tế hiện hành được xây dựng trên nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện hành Bên cạnh đó, các nguyên tắc và quy phạm của luật biển quốc tế cũng được xây dựng dựa trên sự phân chia lợi ích quốc gia trên biển, các quốc gia đấu tranh với nhau vì quyền lợi của chính mình không phụ thuộc vào trình độ phát triển, xu hướng chính trị, Chính vì thế nên các nguyên tắc và các quy phạm của luật biển quốc tế hiện
22 Vấn đề quyền đánh cá trong vụ kiện trọng tài Biển Đông (tiếp theo), [https://khoaluat.duytan.edu.vn/goc-hoc- tap/van-de-quyen-danh-ca-trong-vu-kien-trong-tai-bien-dong-tiep-theo/], truy cập ngày 04/2/2023
23 Tàu Trung Quốc đe dọa sinh kế của ngư dân các nước trên Biển Đông, [https://vov.gov.vn/tau-trung-quoc-de- doa-sinh-ke-cua-ngu-dan-cac-nuoc-tren-bien-dong-dtnew-284632], truy cập ngày 04/2/2023 hành đã đáp ứng được nhu cầu hợp tác bình đẳng và chính đáng của các quốc gia trong việc khai thác và sử dụng biển
Khi Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 16/11/1994, bên cạnh các nội dung cơ bản, Công ước có những quy định khá toàn diện về các vấn đề liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, chế độ pháp lý trên các không gian biển và đại dương Công ước này cũng đã xây dựng khá hoàn chỉnh cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển bằng các phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp rất đa dạng, bao gồm các phương thức tự nguyện (trao đổi quan điểm, thương lượng, hòa giải) và giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế (ITLOS, ICJ, Trọng tài đặc biệt ) Công ước Luật Biển năm
1982 vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng hỗ trợ các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở biển, vừa là công cụ hữu hiệu để các quốc gia giải quyết các tranh chấp phát sinh từ biển 24 Chính vì lẽ đó nên Công ước về Luật Biển năm 1982 được ví như Bộ luật của cộng đồng thế giới trong việc khai thác và sử dụng biển 25 Vấn đề giải quyết tranh chấp về biển được quy định tại phần XV, từ Điều 279 đến Điều 299 của Công ước và các bản phụ lục có liên quan đến giải thích và thực hiện các điều khoản của Công ước, bao gồm các vấn đề cơ bản như: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục hòa giải (Phụ lục V); tổ chức, thẩm quyền, và thủ tục tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển (Phụ lục VI); thẩm quyền, thủ tục và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, (Phụ lục VII); về việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án trọng tài đặc biệt (Phụ lục VIII),
2.2.1 Tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS 1982 Đầu tiên, phải khẳng định rằng không phải tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên của UNCLOS đều có thể được giải quyết bằng cơ chế giải quyết của Công ước Theo quy định tại Điều 279 UNCLOS 1982, cơ chế giải quyết tranh chấp quy định tại phần XV chỉ được áp dụng đối với “mọi tranh chấp xảy ra về việc giải thích hay áp dụng Công ước ” Như vậy, các điều khoản của Công ước về giải quyết tranh chấp chỉ có thể được áp dụng cho những cuộc tranh chấp có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Đối với những cuộc tranh chấp nảy sinh từ những tình huống rộng hơn nhưng có ảnh hưởng đến những vấn đề về biển thì sẽ không thể áp dụng
24 Nguyễn Bá Diến (2009), Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 19-26
Theo Nguyễn Trung Tín (2012), giải pháp hòa bình cho các tranh chấp quốc tế trên Biển Đông là dựa vào các điều khoản của Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc Ví dụ điển hình là vụ tranh chấp Đông Timor giữa Bồ Đào Nha và Australia Vụ kiện dựa trên Hiệp ước Biển Timor, phân chia các nguồn tài nguyên biển giữa Indonesia và Australia Tuy nhiên, bản chất của tranh chấp lại nằm ở việc chuyển giao quyền lực sau thời kỳ thực dân và việc sử dụng vũ lực để phủ nhận quyền tự quyết của người dân Đông Timor.
Một tranh chấp "liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của Công ước" có thể được hiểu đơn giản là trong quá trình tranh chấp, các bên có đề cập hoặc trích dẫn tên của Công ước hoặc các quy định cụ thể của Công ước Tuy nhiên, yêu cầu này không quá cứng nhắc như trong vụ Nicaragua kiện Mỹ Theo Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), một tranh chấp có thể được coi là "liên quan đến Công ước" ngay cả khi các bên không trích dẫn cụ thể tên của Công ước, miễn là họ đưa ra các lập luận dựa trên các nguyên tắc hoặc quy định của Công ước.
“không nhất thiết rằng bởi vì một Quốc gia không dẫn chiếu rõ ràng trong đàm phán với một Quốc gia khác về một điều ước quốc tế cụ thể mà Quốc gia đó cho rằng đã bị vi phạm bởi hành vi của Quốc gia khác đó, thì nước này không được viện dẫn điều khoản giải quyết tranh chấp bắt buộc của điều ước đó” 27 Yêu cầu tối thiểu để một tranh chấp được xem là liên quan đến giải thích và áp dụng một điều ước là “các trao đổi phải dẫn chiếu đến nội dung - chủ đề của điều ước đó với mức độ rõ ràng đủ để cho phép Quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhận thức rằng có hoặc có vẻ như có một tranh chấp liên quan đến nội dung - chủ đề đó” 28 Đương nhiên, việc viện dẫn cụ thể đến một điều ước quốc tế sẽ loại trừ mọi nghi ngờ từ phía bên tranh chấp khác Do đó, để tránh các tranh cãi không cần thiết, các quốc gia nên viện dẫn cụ thể tên của UNCLOS 1982 trong các trao đổi của mình, hoặc ít nhất sử dụng các từ có liên quan đến nội dung - chủ đề của Công ước, ví dụ như các từ ngữ liên quan đến các chế định của Công ước, các vấn đề được Công ước điều chỉnh, hoặc ít nhất có đề cập đến luật biển quốc tế
2.2.2 Các biện pháp giải quyết tranh chấp biển bằng chính trị, ngoại giao
Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản, nền tảng của pháp luật quốc tế hiện đại Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Hiến chương LHQ và được cụ thể hóa trong Công ước Luật Biển năm 1982 Theo đó, Công ước nhấn mạnh các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước bằng các phương pháp trước hết là trên cơ sở Hiến chương LHQ Như vậy, rất rõ ràng rằng tôn chỉ lập pháp của Công ước Luật biển năm 1982 là giải quyết hòa bình những tranh chấp lợi ích biển giữa các
26 Nguyễn Bá Diến (2009), Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 19-26
27 Phán quyết về thẩm quyền của Tòa ICJ năm 1984 về vụ liên quan đến Hoạt động quân sự và bán quân sự của
Mỹ chống lại Nicaragua (Nicaragua v Mỹ), [https://www.icj-cij.org/case/70], đoạn 83
28 Phán quyết về thẩm quyền của Tòa ICJ năm 2011 về vụ liên quan đến Áp dụng Công ước quốc tế về Loại trừ tất cả hình thức phân biệt chủng tộc (Georgia v Nga), [https://www.icj-cij.org/case/140], đoạn 30 nước, các khu vực, nhằm mục đích bảo vệ hoà bình và ổn định của khu vực Theo Hiến chương LHQ, các tranh chấp quốc tế bao gồm: Các tranh chấp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, các tranh chấp mang tính chất pháp lý là các tranh chấp về giải thích các điều ước, các vấn đề bất kỳ của luật quốc tế, các sự kiện vi phạm các cam kết quốc tế, bồi thường thiệt hại Các tranh chấp đó, theo Điều 33 Hiến chương LHQ, cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình Cụ thể, các tranh chấp loại thứ nhất cần được giải quyết bằng các biện pháp mang tính ngoại giao như đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải hoặc các biện pháp mang tính tài phán như trọng tài, tòa án Bên cạnh đó, các bên có thể sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên Các tranh chấp loại thứ hai, về nguyên tắc, cần được đưa ra tòa án quốc tế giải quyết trên cơ sở quy chế Tòa án Quốc tế Theo UNCLOS 1982, khi có một tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp cần tiến hành trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác 29 Như vậy, UNCLOS 1982 đã đặc biệt chú trọng và khuyến khích các bên tranh chấp áp dụng biện pháp đàm phán và cũng yêu cầu các bên tranh chấp kiên trì trao đổi quan điểm mỗi khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp mà không giải quyết được, hoặc khi đã có một giải pháp và các hoàn cảnh đòi hỏi các cuộc tham khảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp đó Tuy nhiên, UNCLOS 1982 không quy định cụ thể thời gian mà các bên trao đổi là bao lâu và cách thức các bên tranh luận, trao đổi quan điểm là như thế nào Do vậy, có thể lập luận rằng, khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải có nghĩa vụ tích cực trao đổi quan điểm, thương lượng, nhưng nếu tranh chấp vẫn không được giải quyết, thì các bên mới tìm đến biện pháp và thủ tục giải quyết tranh chấp khác 30
Tuy nhiên, các quốc gia có thể thỏa thuận giải quyết bằng các biện pháp hòa bình khác Như vậy, Công ước nhấn mạnh tính tự chủ của các bên trong giải quyết tranh chấp, các bên có thể tán thành bất cứ một cách thức giải quyết tranh chấp nào mà họ lựa chọn Không một quy định nào của Công ước ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ Thông qua quy định trên chúng ta có thể ngầm hiểu thoả thuận giữa các bên liên quan có tính quyền uy cao hơn quy định của Công ước hay nói cách khác các bên trong tranh chấp có thể bỏ qua cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước nhưng điều kiện tiên quyết là các bên phải có thỏa thuận Thỏa thuận như thế phải là một thỏa thuận ràng buộc pháp lý (một điều ước quốc
30 Ngô Hữu Phước (2020), Luật Biển, NXB chính trị quốc gia Sự thật, TP.HCM, tr 295 tế), đây chính là không gian rộng mở mà Công ước dành cho các nước để thỏa thuận hữu nghị và có cách giải quyết sáng tạo hợp lý với nhau
Bên cạnh đó, UNCLOS 1982 cũng ưu tiên các bên áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất tương tự trong khuôn khổ ngoài UNCLOS 1982 Cụ thể, Điều
Các phương pháp giải quyết tranh chấp về phân định biển
Để phân định các vùng biển chồng lấn do tiếp liền hoặc đối diện nhau, các quốc gia có thể lựa chọn hình thức đàm phán hoặc hoặc lựa chọn một bên thứ ba như Toà án quốc tế hoặc Trọng tài quốc tế giải quyết
Về cơ sở pháp lý để phân định biển, UNCLOS 1982 đã dành 03 điều để quy định về phương pháp phân định biển đó là: Điều 15 về phân định lãnh hải, Điều 74 về phân định vùng đặc quyền kinh tế và Điều 83 về phân định thềm lục địa Dựa trên cách quy định của UNCLOS 1982, có thể phân loại phương pháp phân định biển thành hai nhóm: (i) nhóm áp dụng đối với phân định biên giới quốc gia trên biển và (ii) nhóm áp dụng đối với phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa các quốc gia
2.3.1 Phân định biên giới quốc gia trên biển
Phân định biên giới quốc gia trên biển là phân định ranh giới nội thủy và lãnh hải giữa các quốc gia đối diện hoặc liền kề nhau
UNCLOS 1982 không có quy định dành cho phân định nội thuỷ Tuy nhiên, Điều
15 của UNCLOS 1982 về phân định lãnh hải cũng có thể áp dụng cho việc phân định nội thuỷ, xuất phát từ bản chất của nội thuỷ và lãnh hải đều là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia Điều 15 của UNCLOS 1982 khuyến khích các bên thoả thuận để phân định Nếu các bên không thoả thuận được thì phương pháp đường trung tuyến sẽ được áp dụng Đường trung tuyến là đường mà tất cả các điểm nằm trên đường đó đều cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quốc gia Tuy nhiên, phương pháp trên sẽ không được áp dụng trong trường hợp có những danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt mà các quốc gia sẽ phải thoả thuận về một giải pháp phân định khác trên cơ sở tính đến các yếu tố trên Danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt trong vùng biển cần phân định có thể là vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử đã được một trong các bên liên quan xác lập hoặc có các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một trong các bên; hình dạng bất thường của bờ biển; sự hiện diện của tuyến đường và luồng hàng hải
Cùng một trường hợp nhưng kết quả phân định biển có thể khác nhau, điều này tùy thuộc vào việc các quốc gia lựa chọn đàm phán hay thỏa thuận yêu cầu cơ quan tài
45 Phán quyết năm 1953 của Tòa án Công lý quốc tế (ICI) trong vụ The Minquiers and Ecrehos Case, tr 58 phán quốc tế phân định Bởi lẽ, không phải khi nào và trong trường hợp nào các quốc gia và cơ quan tài phán cũng có chung quan điểm trong việc xem xét các yếu tố liên quan trong quá trình phân định Trên thực tế, trong quá trình đàm phán để phân định, các quốc gia có thể thỏa thuận để xác định yếu tố địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh hoặc bất kỳ yếu tố nào mà các quốc gia coi là quan trọng và mang lại quyền lợi tốt nhất cho mình Trong khi đó, không phải yếu tố nào cũng được các cơ quan tài phán mong muốn cho là hợp lý và phù hợp để xem xét đến khi tiến hành phân định Thông thường, các cơ quan tài phán sẽ chú trọng đến yếu tố địa lý, diện mạo, đặc điểm địa hình của bờ biển và khu vực biển cần phân định cũng như tỷ lệ chiều dài đường bờ biển và diện tích phân chia cho từng bên trong khu vực phân định, sự hiện diện của các đảo và quần đảo trong khu vực phân định 46
2.3.2 Phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa các quốc gia
Phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa các quốc gia là phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn Cũng như phân định biên giới quốc gia trên biển, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chỉ được đặt ra khi các quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau UNCLOS 1982 quy định về vấn đề này tại Điều 74 và Điều 83 Về cơ bản, phương pháp phân định hai vùng biển này là giống nhau
Theo quy định tại Điều 74 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, việc thiết lập ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia ven biển kề nhau được thực hiện bằng con đường đàm phán để đi đến một thỏa thuận công bằng.
Thứ hai, nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý, các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV;
Thứ ba, các quốc gia hữu quan có thể áp dụng các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn chờ ký kết thoả thuận để phân định Các dàn xếp này sẽ không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng;
Thứ tư, khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được giải quyết theo đúng điều ước đó
UNCLOS 1982 đề cao sự thoả thuận và chỉ khi các bên không đi tới được thoả thuận thì mới sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình khác
46 Ngô Hữu Phước (2020), Luật Biển, NXB chính trị quốc gia Sự thật, TP.HCM, tr 240-241
Khác với phân định biên giới quốc gia trên biển, UNCLOS 1982 không đưa ra phương pháp cụ thể để phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa các quốc gia, mà chỉ ghi nhận các quốc gia dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để có giải pháp công bằng Bằng việc quy định như vậy, UNCLOS 1982 đã tạo khả năng áp dụng rộng rãi tất cả các nguồn của luật pháp quốc tế liên quan đến vấn đề phân định, bao gồm cả tập quán quốc tế, các án lệ quốc tế và thực tiễn phân định giữa các quốc gia để đạt được thỏa thuận
Các yếu tố liên quan có thể được xem xét để phân định bao gồm:
- Các đặc điểm địa lý, địa mạo, địa chất;
- Sự hiện diện của mỏ tài nguyên;
- Tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển và diện tích thềm lục địa;
- Sự hiện diện của đảo;
- Điểm mút biên giới đất liền;
- Sự hiện diện của các đường đặc nhượng hay đường cấp phép thăm dò, khai thác dầu khí hay các tài nguyên khác;
- Yếu tố quốc gia bất lợi về mặt địa lý;
- Lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh;
- Các quyền lợi chính đáng khác Án lệ quốc tế cho thấy các cơ quan tài phán ưu tiên xem xét các đặc trưng về địa lý, bao gồm:
- Sự hiện diện của đảo;
- Tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển và diện tích thềm lục địa
Các bên liên quan đến việc phân định có thể thỏa thuận về một dàn xếp tạm thời bao gồm các thỏa thuận như hợp tác cùng thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường Dàn xếp tạm thời không được ảnh hưởng đến kết quả phân định Việc bên này hoặc bên kia nhân nhượng về một khía cạnh nào đó để đạt được dàn xếp tạm thời không có nghĩa là từ bỏ lập trường của mình và công nhận lập trường của bên kia Một dàn xếp tạm thời không có nghĩa chấm dứt đàm phán phân định.
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN ĐÁNH BẮT CÁ TẠI VÙNG BIỂN CHƯA PHÂN ĐỊNH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền đánh bắt cá của các nước trên thế giới và Việt Nam
3.1.1 Ở các vùng ngoài Biển Đông a Thỏa thuận Vùng Trắng giữa Liên Xô và Thụy Điển tại Biển Baltic
Trên thế giới trước đây cũng đã từng xảy ra các tranh chấp về đánh bắt cá tại các vùng biển chồng lấn, chưa có sự phân định rõ ràng Điển hình là tranh chấp giữa hai quốc gia Liên Xô và Thụy Biển liên quan đến vấn đề khai thác, đánh bắt cá tại vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn tại vùng biển Baltic Để tránh việc một trong các bên có nguy cơ sử dụng các biện pháp vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát vùng biển trên, hai bên đã thống nhất tìm kiếm một biện pháp tạm thời trong quá trình chờ đợi để phân định ranh giới biển Đây là một trong những biểu hiện tích cực cho thấy hai bên đã tìm được tiếng nói chung, vận dụng có hiệu quả nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế tránh gây căng thẳng, xung đột leo thang Mặc dù trong quá trình đàm phán, thương lượng gặp nhiều bất đồng, quan điểm trái chiều khi Thụy Điển đã từ chối các đề nghị của Liên Xô về việc thiết lập một vùng đánh cá chung giữa hai nước, tuy nhiên, cuối cùng hai bên cũng đã đạt được thỏa thuận khi cùng nhau ký kết Nghị định thư bổ sung Thỏa thuận nghề cá vào ngày 22/12/1977
Trong Nghị định thư, hai bên thỏa thuận không áp dụng bất kỳ biện pháp nào gây ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới biển trong tương lai Theo đó, hai nước đồng ý thiết lập Vùng Trắng rộng 13.000 km2 tại khu vực bị tranh chấp 52 Điều này đồng nghĩa với việc vùng biển chồng lấn mà hai bên đang tranh chấp không được xem là vùng đánh cá của riêng Thụy Điển hay Liên Xô, mà vẫn giữ nguyên quy chế của vùng biển quốc tế, tức là các quốc gia thứ ba có quyền được tự do khai thác và đánh bắt cá tại khu vực này Bên cạnh đó, hoạt động đánh bắt cá tại khu vực này chịu sự điều chỉnh của Uỷ ban Nghề cá quốc tế tại Biển Baltic (International Baltic Sea Fisheries Commission) được thiết lập từ năm 1973 bởi các quốc gia khu vực Biển Baltic là Đan Mạch, Phần Lan, Tây Đức, Đông Đức, Thụy Điển, Ba Lan và Liên Xô
Tuy nhiên, việc thỏa thuận không rõ ràng và chặt chẽ đã để lại nhiều lỗ hổng pháp lý Cụ thể là giữa Liên Xô và Thụy Điển đã không có thỏa thuận về cơ chế phối hợp để quản lý, giám sát việc đánh bắt cá và chính điều này đã dẫn đến những hệ lụy khôn
52 Alex G Oude Elferink (1993), The Influence of Provisional Arrangements on Negotiations on the Delimitation of Maritime Boundaries, BRU Boundary and Security Bulletin, tr 1 lường khi khu vực này hoàn toàn mở cho tàu cá của các quốc gia thứ ba tự do khai thác và đánh bắt cá với sản lượng lớn (25.000 tấn cá tuyết và 450 tấn cá hồi một năm) Do vậy, vào thập niên 80, nguồn tài nguyên tại khu vực này, đặc biệt là tài nguyên cá đã sụt giảm đáng kể 53 Mật độ khai thác và đánh bắt ở mức báo động đã khiến Liên Xô vô cùng quan ngại về cơ hội cũng như tiềm năng phát triển lâu dài tại khu vực này Điều này đã đặt ra thách thức lớn khiến Liên Xô phải chủ động trong việc tìm kiếm các giải pháp để có thể ký kết các hiệp định song phương về đánh bắt cá tại vùng này với các quốc gia thứ ba Mặc dù Thụy Điển là một bên trong thỏa thuận và cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cạn kiệt nguồn tài nguyên do hoạt động đánh bắt quá mức tại khu vực này, nhưng khi Liên Xô cố gắng đơn phương ngăn chặn việc đánh bắt cá của các quốc gia thứ ba thì Thụy Điển lại không ủng hộ mà thể hiện quan điểm hoàn toàn trái ngược khi đứng về phía các quốc gia thứ ba, nhằm tạo thế đối đầu với Liên Xô và buộc nước này phải đưa ra một thỏa thuận giải quyết triệt để vấn đề tại vùng biển đang tranh chấp
Vào năm 1985, Thụy Điển và Liên Xô tái đàm phán việc phân định biển và sau đó chính thức ký kết hiệp định phân định vào năm 1988 Theo đó, 75% vùng chồng lấn thuộc về Thụy Điển và 25% còn lại thuộc về Liên Xô 54 Với việc chấp nhận trao cho phía Thụy Điển xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền đối với 75% vùng chồng lấn đã phần nào cho thấy được Liên Xô đã thể hiện sự nhượng bộ và quyết tâm giải quyết tranh chấp một cách triệt để, tránh để tranh chấp kéo dài có nguy cơ gây căng thẳng, leo thang, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và lợi ích của cả đôi bên Ngoài ra, hai quốc gia này cũng trao đổi hạn ngạch đánh bắt cá cho nhau, theo đó Thụy Điển được phép đánh bắt 6.000 tấn cá tuyết và 80 tấn cá hồi tại khu vực thuộc Liên Xô và Liên Xô nhận hạn mức đánh bắt 18.000 tấn cá minh thái và 240 tấn cá hồi tại vùng biển phía Thụy Điển 55 Các quốc gia thứ ba thuộc Cộng đồng Châu Âu tham gia đánh bắt tại khu vực này cũng được phân bổ hạn ngạch chung cao hơn so với sản lượng truyền thống của họ, cụ thể là thêm 6.000 tấn cá tuyết và 170 tấn cá hồi trong khu vực Vùng Trắng trước đây 56
Như vậy, dưới góc độ thực tiễn pháp lý về thỏa thuận Vùng Trắng giữa Liên Xô và Thụy Điển tại biển Baltic đã phần nào cho chúng ta thấy được sự hiệu quả của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế khi áp dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp về đánh bắt cá Khi mà trong mọi giai đoạn từ quá trình từ đàm phán, thương lượng
53 Renate Platzửder, Philomốne A Verlaan (1996), The Baltic Sea: New Developments in National Policies and International Cooperation, Martinus Nijhoff Publishers, tr 260
54 Renate Platzửder, Philomốne A Verlaan (1996), The Baltic Sea: New Developments in National Policies and International Cooperation, Martinus Nijhoff Publishers, tr 259
55 Renate Platzửder, Philomốne A Verlaan (1996), The Baltic Sea: New Developments in National Policies and International Cooperation, Martinus Nijhoff Publishers, tr 260
56 Renate Platzửder, Philomốne A Verlaan (1996), The Baltic Sea: New Developments in National Policies and International Cooperation, Martinus Nijhoff Publishers, tr 262 cho tới khi hai bên tiến tới ký kết các thỏa thuận chung thì cả hai quốc gia đều thống nhất áp dụng các nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế Điều này không những đảm bảo cho tranh chấp được giải quyết một cách thỏa đáng mà còn góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích của cả đôi bên, tạo tiền đề thúc đẩy tinh thần đoàn kết, mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia trong thời điểm hiện tại và cả tương lai sau này Nghiên cứu mô hình hợp tác về đánh bắt cá tại vùng đặc quyền kinh tế đang tranh chấp từ thực tiễn như việc thiết lập thỏa thuận Vùng Trắng giữa Liên Xô và Thụy Điển tại vùng Biển Baltic là rất cần thiết, là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Biển Đông đang có tranh chấp biển nói chung và tranh chấp về đánh bắt cá nói riêng nghiên cứu để áp dụng b Thỏa thuận Vùng Xám Nhạt giữa Canada và Hoa Kỳ tại Vịnh Maine
Ngoài tranh chấp tranh giữa Liên Xô và Thụy Biển liên quan đến vấn đề khai thác, đánh bắt cá tại vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn tại vùng biển Baltic, một tranh chấp điển hình khác là tranh chấp đánh bắt cá giữa Canada và Hoa Kỳ tại Vịnh Maine Trong trường hợp này, hai quốc gia đã thoả thuận thiết lập Vùng Xám Nhạt
Vấn đề mở rộng ranh giới trên biển ra hướng vùng biển quốc tế không trở thành tâm điểm của những bất đồng lớn giữa Hoa Kỳ và Canada cho đến tận những năm cuối thập kỷ.
Theo khoản 2 Điều 75 của UNCLOS 1982, vùng đặc quyền kinh tế không phải thuộc về quốc gia ven biển ngay lập tức mà phải được tuyên bố đơn phương, phù hợp với UNCLOS Năm 1977, Hoa Kỳ và Canada đều đưa ra tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế, dẫn đến sự chồng lấn giữa hai vùng này.
Hai bên tiếp tục đàm phán và đạt được thoả thuận về hoạt động nghề cá nhưng chưa giải quyết được vấn đề phân định biển Cả hai đều cho rằng cần có một bên thứ ba có thẩm quyền đứng ra hoà giải về vấn đề phân định biển Vào ngày 29/3/1979, Hoa Kỳ và Canada đã ký kết các thoả thuận riêng nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, gồm: Thoả thuận về Nghề cá và Thoả thuận giải quyết vấn đề biên giới 58
Nội dung của Thoả thuận nghề cá bao gồm:
57 Ngô Hữu Phước, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2017), Mô hình hợp tác nghề cá ở các vùng biển chồng lấn, đang tranh chấp của một số quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24(352) - tháng 12/2017,
[http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 8272], truy cập ngày 31/7/2023
58 Agreement Between the Government of the United States and the Government of Canada on East Coast Fishery
Resources, S EXEC Doc V, 96th Cong., 1st Sess (1979);
Treaty Between the Government of the United States and the Government of Canada to Submit to Binding Dispute Settlement the Delimitation of the Maritime Boundary in the ulf of Maine Area, Mar 29, 1979, United States -
(i) Thiết lập khu vực mà thoả thuận này điều chỉnh lớn hơn vùng đặc quyền kinh tế bị chồng lấn;
(ii) Đưa ra những quy định chi tiết về việc chia sẻ các nguồn tài nguyên cụ thể được liệt kê tại Phụ lục A, B và C của Thoả thuận;
(iii) Cho phép nhau vào khai thác tại khu vực và tạo cơ chế hợp tác quản lý tài nguyên biển Đối với hình thức quản lý, hai quốc gia đã thiết lập ba hình thức: (i) quản lý chung đối với các đàn cá di cư, (ii) quản lý chính yếu đối với các đàn cá mà hai bên có lợi ích đặc biệt, và (iii) quản lý độc lập đối với các đàn cá không thuộc khu vực tranh chấp 59 Để việc thực thi thoả thuận diễn ra hiệu quả trên thực tế, hai bên cũng thoả thuận phương thức giải quyết tranh chấp và uỷ ban nghề cá chung 60 Các bên thống nhất hiệu lực của thỏa thuận là vô thời hạn và sẽ được xem xét lại căn cứ theo tình hình của đối tượng đàn cá thuộc phạm vi áp dụng 61
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi Thỏa thuận nghề cá vào tháng 3/1981 Lý do nêu ra là các điều khoản của Thỏa thuận quá bất lợi cho Hoa Kỳ, đồng thời việc bắt buộc ký kết Thỏa thuận nghề cá cùng với Thỏa thuận phân định ranh giới là không hợp lý.
Các giải pháp cụ thể đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về quyền đánh bắt cá ở vùng biển chưa phân định
về quyền đánh bắt cá ở vùng biển chưa phân định
Từ kiến thức lý luận về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, những kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết tranh chấp đánh bắt cá tại vùng biển chồng lấn của một số quốc gia trong khu vực Biển Đông nói riêng và trên thế giới nói chung, nhóm tác giả kiến nghị một số giải pháp giúp Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông tiến hành giải quyết vấn đề quyền đánh bắt cá ở vùng biển chưa phân định với các quốc gia láng giềng như sau:
Một là, tăng cường việc thừa nhận đối với sự ràng buộc pháp lý của UNCLOS
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là một công ước tiến bộ, bao hàm hầu hết các vấn đề liên quan đến biển cả Công ước này thể hiện sự thỏa hiệp toàn cầu, cân nhắc lợi ích của tất cả các quốc gia Các quốc gia tham gia UNCLOS 1982 phải tuân thủ toàn bộ các điều khoản của Công ước, trong đó có giải quyết tranh chấp đánh bắt dựa trên các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế đã được cụ thể hóa trong Công ước Việc công nhận rộng rãi UNCLOS 1982 góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định trong hoạt động khai thác, đánh bắt cá, cũng như an ninh hàng hải.
Hai là, ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương dựa trên nguyên tắc:
Công nhận rằng tài nguyên không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ quốc gia nào mà cần được chia sẻ giữa các quốc gia tại vùng chồng lấn; đồng thời tôn trọng quyền khai thác của quốc gia khác tại vùng chồng lấn không có thỏa thuận về hợp tác khai thác chung; các quốc gia có nghĩa vụ khai thác không gây hại, có các biện pháp bảo tồn, quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên cá tại các khu vực chồng lấn; các quốc gia liên quan có nghĩa vụ hợp tác một cách thiện chí và tránh lạm quyền của mình theo Điều 300 UNCLOS
Ba là, khuyến khích thủ tục thả nhanh thuyền viên và tàu cá bị bắt Việc chấp nhận thủ tục thả nhanh những tàu cá này được xem là động thái tích cực có vai trò nhất định trong việc ngăn chặn các tranh chấp về đánh bắt cá Sự căng thẳng giữa các quốc gia trong thời điểm gần đây được cho là xuất phát từ việc quốc gia đánh chìm và bắt giữ công dân của các quốc gia láng giềng khi họ đang hoạt động tại các khu vực chồng lấn, chưa được phân định hay chưa có thỏa thuận hợp tác cùng khai thác Việc thả nhanh tàu cá góp phần làm giảm bớt căng thẳng tại khu vực, xây dựng lòng tin, loại trừ nguy cơ xung đột giữa các bên tranh chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác hải sản Thủ tục này chỉ có thể được tiến hành trên nguyên tắc có đi có lại 81
Bốn là, các quốc gia cần xây dựng, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật và các quy định liên quan đến vấn đề đánh bắt cá Song song với ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quốc gia cần tổ chức các chương trình nhằm tuyên truyền, phổ biến cụ thể cho người dân, mà nhất là ngư dân, đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết cả về trang thiết bị, kiến thức trong lĩnh vực nghề nghiệp của ngư dân để động viên họ tiếp tục bám biển, tăng cường hoạt động khai thác, đánh bắt Tuy nhiên, việc này phải gắn liền với giới hạn, phạm vi, khối lượng khai thác do cơ quan Nhà nước đặt ra tại các vùng biển, đặc biệt là vùng tranh chấp hay vùng có thỏa thuận khai thác chung Đồng thời, lực lượng hải quân, cảnh sát biển và các bộ ngành phải phối hợp chặt chẽ với ngư dân,
Alberto Szekely's "Tuna in the Eastern Tropical Pacific" highlights the significance of Mexico's Ministry of Foreign Affairs in providing timely assistance to Mexican fishermen in emergencies, especially in cases of collisions with foreign military or fishing vessels.
Năm là, xây dựng định chế có cấu trúc hoàn chỉnh nhằm quản lý hoạt động khai thác, bảo tồn tài nguyên cá nói riêng và tài nguyên sinh vật biển nói chung Một khu vực nên bao gồm hai loại định chế ở phạm vi quốc gia và phạm vi khu vực với chức năng, nhiệm vụ khác nhau Định chế khu vực sẽ chịu trách nhiệm liên kết, phối hợp với các quốc gia thành viên hình thành nên chính sách chung về đánh bắt cá ở phạm vi khu vực, tiến hành tạo nên các tiêu chuẩn riêng, đưa ra các khuyến nghị về bảo tồn tài nguyên cá đặc biệt là tại khu vực chồng lấn giữa các quốc gia Mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm thành lập một cơ quan chuyên trách với chức năng là cầu nối giữa định chế khu vực và chính phủ của quốc gia đó Bên cạnh đó, cơ quan này nên được trao chức năng phối hợp hoạt động với các cơ quan liên quan trong vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế khu vực và toàn cầu
Sáu là, khai thác chung ra đời như một giải pháp hữu hiệu để dàn xếp tạm thời các tranh chấp trong quá trình phân định ranh giới trên biển cũng như tạo ra cơ hội cho các quốc gia cùng nhau thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời Trong dài hạn, nhằm tránh nguy cơ xảy ra xung đột cũng như thực hiện tốt công tác quản lý đối với hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản, an ninh trên biển, các quốc gia hữu quan cần đi đến một sự phân định cuối cùng cho vùng biển chồng lấn
Bảy là, có thể nghiên cứu, tham khảo thực tiễn giải quyết tranh chấp đánh bắt cá của các quốc gia trên thế giới điển hình như thỏa thuận về Vùng Trắng giữa Liên Xô và Thụy Điển năm 1976; Liên Xô - Phần Lan - Thụy Điển năm 1981 hay thỏa thuận về Vùng Xám giữa Liên Xô và Na Uy năm 1978; Pháp và Canada năm 1989; Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1999; từ đó tiến tới quá trình đàm phán, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đánh bắt cá góp phần làm giảm căng thẳng, xây dựng lòng tin, loại trừ nguy cơ xung đột giữa các bên tranh chấp nhằm bảo vệ môi trường an ninh trên biển một cách tốt nhất Đồng thời đáp ứng nhu cầu về tài nguyên phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm được quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa các quốc gia
Tám là, ký kết các điều ước quốc tế về phân định vùng chồng lấn Các quốc gia cần tích cực, chủ động hợp tác để có thể thúc đẩy quá trình đàm phán, thương lượng và phân định dứt điểm vùng chồng lấn Với việc phân định ranh giới rõ ràng, công bằng trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế, các quốc gia có thể xác lập và thực thi các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán riêng biệt của quốc gia mình trên vùng biển này Đây là một giải pháp tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề phát sinh tại vùng chồng lấn và hầu như các quốc gia đều muốn hướng tới để chung tay xây dựng một vùng biển hòa bình, ổn định, phát triển; tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác các nguồn lợi từ biển cũng như thuận tiện hơn cho công tác bảo tồn, quản lý nguồn tài nguyên
Phụ thuộc vào giải pháp do một cơ quan quốc tế đưa ra là hướng tiếp cận hợp lý nếu các bên không tìm được tiếng nói chung trong quá trình đàm phán về vùng biển chồng lấn Phán quyết của các cơ quan như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hoặc Tòa trọng tài thường trực (PCA) đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết tranh chấp và là căn cứ thuyết phục để các bên chấp hành Ngoài ra, phán quyết này còn đóng vai trò như kim chỉ nam hướng dẫn các quốc gia có liên quan hành xử theo một trật tự dựa trên luật pháp, tránh tình trạng "sức mạnh tạo ra công lý", qua đó ngăn chặn tham vọng bành trướng của một số quốc gia.
Trong Chương 3, nhóm nghiên cứu đã trình bày những phương thức giải quyết tranh chấp về quyền đánh bắt cá tại vùng biển chưa phân định ở các vùng trong Biển Đông và các vùng khác trên thế giới Thực tiễn này kết hợp với cơ sở lý luận về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nền tảng vững chắc để nhóm tác giả có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể để giải quyết loại tranh chấp này Các kiến nghị này không chỉ áp dụng riêng đối với Việt Nam, mà còn có thể là nguồn tham khảo hữu ích đối với những quốc gia khác trên toàn cầu Ở phần 3.2, nhóm tác giả đề cập đến những cách thức giải quyết sau: (i) tăng cường việc công nhận UNCLOS 1982; (ii) ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương dựa trên nguyên tắc: Công nhận rằng tài nguyên không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ quốc gia nào mà cần được chia sẻ giữa các quốc gia tại vùng chồng lấn; (iii) khuyến khích thủ tục thả nhanh thuyền viên và tàu cá bị bắt; (iv) xây dựng, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật và các quy định liên quan đến vấn đề đánh bắt cá; (v) xây dựng định chế có cấu trúc hoàn chỉnh nhằm tăng quản lý hoạt động khai thác, bảo tồn tài nguyên cá nói riêng và tài nguyên sinh vật biển nói chung; (vi) tạo hành lang pháp lý quốc tế vững chắc để bảo vệ ngư dân đánh bắt và khai thác tài nguyên hải sản trong vùng biển chồng lấn; (vii) đàm phán, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đánh bắt cá (dựa thực tiễn giải quyết tranh chấp đánh bắt cá của các quốc gia trên thế giới); (viii) ký kết các điều ước quốc tế về phân định vùng chồng lấn; (ix) dựa vào phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Theo đó, phạm vi của các biện pháp (i), (iii), (iv), (v), (vi) và (ix) có thiên hướng xoay quanh công việc nội bộ của quốc gia, trong khi những biện pháp (ii), (vii) và (viii) đòi hỏi quốc gia phải có sự kết hợp với những quốc gia khác
Nhìn chung, Việt Nam cần thận trọng trong việc vận dụng linh hoạt các phương án trên đối những chủ thể khác nhau đang có tranh chấp về quyền đánh bắt cá tại vùng biển chưa phân định Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam (tác động mạnh mẽ nhất đến ngành đánh bắt thủy, hải sản), cũng như mối quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam đối với các quốc gia
1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế kết hợp với các phương pháp phân tích, lịch sử, nhóm tác giả đã tìm hiểu về nguồn gốc hình thành từ đó đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến tranh chấp về biển cũng như nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Các vấn đề lý luận, pháp lý liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế vào giải quyết tranh chấp về quyền đánh bắt cá trên Biển Đông được nhóm tác giả tập trung phân tích trên cơ sở các khái niệm đã được làm rõ Nghiên cứu lý luận tổng quát đã giúp xác định rõ phạm vi và đối tượng của nghiên cứu này, đó chính là quyền đánh bắt cá tại những vùng biển chưa được phân định trên Biển Đông.