1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên Tắc Giải Quyết Các Tranh Chấp Quốc Tế Bằng Biện Pháp Hoà Bình Và Thực Tiễn Áp Dụng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông.pdf

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Giải Quyết Các Tranh Chấp Quốc Tế Bằng Biện Pháp Hoà Bình Và Thực Tiễn Áp Dụng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,04 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH (10)
    • 1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế (10)
      • 1.1 Khái niệm tranh chấp quốc tế (10)
      • 1.2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế (12)
      • 1.3 Phân loại tranh chấp quốc tế (15)
    • 2. Lịch sử hình thành nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế (17)
    • 3. Nội dung của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp (20)
      • 3.1 Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế (21)
      • 3.2 Quy định chung đối với các quốc gia trong giải quyết các tranh chấp quốc tế (33)
      • 3.3 Nghĩa vụ và quyền của các quốc gia là các bên trong một vụ tranh chấp quốc tế (37)
    • 4. Ý nghĩa của nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình (42)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH ĐỐI VỚI TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG -THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ (46)
      • 1. Nhận diện các tranh chấp quốc tế tại Biển Đông (46)
      • 2. Các tranh chấp quốc tế tại biển Đông (48)
        • 2.1 Các tranh chấp quốc tế trên biển Đông đã được giải quyết thành công bằng biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp (48)
        • 2.2 Các tranh chấp quốc tế trên biển Đông đang được giải quyết bằng phương pháp hoà bình (62)
      • 3. Thách thức và khuyến nghị trong việc áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình đối với tranh chấp biển Đông (72)
        • 3.2. Khuyến nghị trong việc áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình đối với tranh chấp biển Đông (75)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH

Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế

1.1 Khái niệm tranh chấp quốc tế

Hiện nay nhu cầu hội nhập quốc tế , nhu cầu tham gia hợp tác quốc tế của các quốc gia ngày càng gia tăng, tất cả đều hướng đến mục tiêu mở rộng phát triển đất nước Cũng xuất phát từ các quan hệ quốc tế đó dần dần xuất hiện những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) một tổ chức trọng tài khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần đầu tiên đạt kỷ lục 1.080 vụ tranh chấp mới trong năm 2020 Cũng trong năm 2020, Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC ghi nhận tổng cộng 946 vụ tranh chấp mới - cao nhất kể từ năm 2016 Tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông chỉ tiếp nhận thêm 483 vụ việc mới trong năm 2020 1 Hầu hết, các tranh chấp đều xuất phát từ những mâu thuẫn, xung đột về ý chí trong việc không đạt được thỏa thuận chung với nhau, chẳng hạn: việc phân định vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia có đường bờ biển đối diện hoặc chồng lấn nhau khi xác định khoảng rộng theo Công ước về Luật biển 1982 hoặc xác định biên giới trên bộ như Tranh chấp về giành chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia tiếp liền nhau Tranh chấp cũng có thể nảy sinh từ việc các quốc gia hiểu và giải thích áp dụng luật (hay văn bản pháp lý quốc tế khác) không cùng chung ý chí mà các chủ thể đã cam kết thực hiện (Ví dụ: Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc về “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc yêu sách tại Biển Đông - tranh chấp về giải thích và áp dụng sai UNCLOS theo Điều 279, Điều 283, Điều 284 lên Tòa Trọng tài Thường trực The Haye-PCA)

Nhưng hiện nay trong các văn bản pháp lý quốc tế vẫn chưa có định nghĩa cụ thể tranh chấp quốc tế là gì? Mặc dù, trong các văn bản như: Hiến chương Liên hiệp quốc 1945, Tuyên bố

1970, Tuyên bố Manila về Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1982 (Tuyên bố Manila),

… đã quy định về các cách giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng vẫn chưa đưa ra một định nghĩa

Tranh chấp quốc tế là những bất đồng giữa các quốc gia hoặc chủ thể quốc tế khác, có thể liên quan đến lãnh thổ, chủ quyền, tài nguyên thiên nhiên hoặc quyền lợi khác Những tranh chấp này có thể dẫn đến xung đột vũ trang hoặc được giải quyết thông qua ngoại giao, đàm phán hoặc trọng tài quốc tế.

Theo Pháp viện thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (Tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc) cho rằng “Tranh chấp” là sự bất đồng quan điểm giữa các bên về một quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (trong trường hợp này là giữa các quốc gia) khi một bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên kia nhưng bên đó không chấp nhận toàn bộ hoặc chỉ chấp nhận một phần 2

Theo Từ điển Luật học, “Tranh chấp quốc tế là sự tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều bên quốc gia có chủ quyền Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong tất cả lĩnh vực hoạt động quốc tế của các quốc gia, nhưng nổi cộm nhất, chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên mặt đất liền, trên hải đảo, trên biển, trên không…” 3

Trong Vụ Mavrommatis Palestine Concessions, Tòa PCIJ lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về tranh chấp và định nghĩa này cho đến vẫn được sử dụng: “Một tranh chấp là một sự bất đồng về một vấn đề pháp lý hay thực tế, một sự xung đột về quan điểm pháp lý hay lợi ích giữa hai bên” 4

Từ các quan niệm khác nhau về khái niệm “tranh chấp”, có thể rút ra Tranh chấp quốc tế

(international disputes) chính là hoàn cảnh xảy ra thực tế, theo đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm pháp lý, quyền, lợi ích hợp pháp mâu thuẫn với nhau dẫn đến giữa các bên có những yêu cầu và đòi hỏi đối lập nhau (toàn bộ hoặc một phần), không thể giải quyết trong một khoảng thời gian Hay cũng có thể hiểu rằng, tranh chấp là những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia (hoặc các chủ thể khác của Luật quốc tế ) về các vấn đề trong lĩnh vực quốc tế là tranh chấp quốc tế)

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế , NXB Công an Nhân dân Hà Nội, 2018, Tr 393-394

3 Theo Từ điển Luật học NXB.Từ điển bách khoa Hà Nội 1999.Tr533

4 Vụ Mavrommatis Palestine Concessions (Tranh chấp giữa Hy Lạp và Anh), Phán quyết của Tòa PCIJ, ngày 30/8/1924, tr 11

Nguyên văn tiếng Anh: “A dispute is a disagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or of interests between two persons” Trong bản tiếng Pháp, định nghĩa trên còn thêm từ “mâu thuẫn” (une contradiction), nguyên văn tiếng Pháp:

“Une différence est un désaccord sur un point de droit ou de fait, une contradiction, une opposition de thèses juridiques ou d’intérêts entre deux personnes”

Tranh chấp quốc tế không nhất thiết chỉ là hai bên mà có thể là sự tham gia nhiều bên (có thể xuất hiện trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của các quốc gia có liên quan) Và tranh chấp chỉ chấm dứt khi các bên cùng nhau đạt được tới thỏa thuận chung hoặc các xung đột và mâu thuẫn chấm dứt

1.2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế

Theo định nghĩa về “Tranh chấp quốc tế ” để cấu thành một tranh chấp quốc tế cần có các yếu tố như: có hai hay nhiều các quốc gia; có mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ quốc tế ; quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên đối lập, không có tiếng nói chung Nhưng không mặc nhiên các mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ quốc tế đều được coi là tranh chấp quốc tế và được sự điều chỉnh của Luật Quốc tế Để các mâu thuẫn, xung đột được coi là tranh chấp quốc tế phải dựa trên một số đặc điểm như:

Chủ thể của tranh chấp : Chủ thể của tranh chấp quốc tế chính là chủ thể của luật quốc tế như quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác (Tòa thánh Vaticăng, vùng lãnh thổ…) Theo đó, Quốc gia không phải là chủ thể duy nhất của chủ thể luật quốc tế nhưng là chủ thể chủ yếu, vì hầu hết các quan hệ hợp tác quốc tế đều là giữa các quốc gia Vậy nên trong thực tiễn gần như các tranh chấp quốc tế xảy ra là giữa các quốc gia Vậy những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể không phải là chủ thể của Luật Quốc tế (Ví dụ như: cá nhân, pháp nhân, tranh chấp giữa một bên là chủ thể Luật Quốc tế với bên kia không phải là chủ thể Luật Quốc tế ) sẽ không được coi là tranh chấp quốc tế 5 Đối tượng của tranh chấp quốc tế : Là những đối tượng không thể có được trong mối quan hệ tranh chấp dân sự, kinh tế, tư pháp quốc tế … Đối tượng ở đây là lãnh thổ của các quốc gia, biên giới, chủ quyền quốc gia, vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia

5 Chú ý: Khi giữa cá nhân hoặc pháp nhân có xảy ra tranh chấp có yếu tố nước ngoài ( là tranh chấp tư), việc các quốc gia đứng ra bảo hộ cho công dân (cá nhân hoặc pháp nhân) nước mình thì tranh chấp sẽ trở thành tranh chấp công, trở thành tranh chấp giữa các quốc gia và trở thành tranh chấp quốc tế

Khách thể của tranh chấp quốc tế : Là quyền và lợi ích hợp pháp về tinh thần hoặc vật chất của các chủ thể của Luật quốc tế mong muốn đạt được Tranh chấp quốc tế thường là các tranh chấp lớn mang tầm vĩ mô, ảnh hưởng lớn đối với các chủ thể khác (chẳng hạn: tranh chấp về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì khách thể ở đây chính là những cái mà quốc gia hướng đến như những lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng lãnh thổ…)

Tranh chấp quốc tế được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế và các văn kiện không ràng buộc như Tuyên bố quốc tế, nghị quyết của Tổ chức quốc tế Tuy nhiên, luật quốc gia không được áp dụng trực tiếp để giải quyết tranh chấp quốc tế, trừ trường hợp trọng tài quốc tế có sự thỏa thuận của các bên Để phân biệt tranh chấp quốc tế với tình thế tranh chấp, cần lưu ý sự khác biệt giữa hai khái niệm này nhằm tránh nhầm lẫn.

35 7 Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 đã đề cập đến “Tình thế tranh chấp” nhưng không giải thích

“Tình thế tranh chấp” là gì

Theo quan điểm trước đây của Pháp viện thường trực thì “Tình thế” là trình trạng căng thẳng phát sinh khi có sự va chạm về quyền lợi các bên, không gắn liền với các yêu sách rõ ràng giữa các quốc gia với nhau 8

Lịch sử hình thành nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Trong giai đoạn thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đã cho rằng “chế độ cộng sản nguyên thủy là thời kỳ chưa có nhà nước Khi mới thoát thai khỏi động vật, con người tụ tập thành từng bầy gọi là bầy người nguyên thủy” Ở giai đoạn này, con người sống hoà thuận với nhau, con người sống chung dựa trên “các mối quan hệ xã hội bình đẳng và quyền sở hữu chung” và khi đó con người chưa phát sinh những mâu thuẫn, xung đột với nhau về lợi ích Không có giai cấp, không có người bóc lột và người bị bóc lột, không có chiến tranh Dần

15 Đọc thêm tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/5181-gia?i-quye%C2%B4t-tranh-cha%C2%B4p-so%C2%B4-ds442 dần, chịu nhiều yếu tố xã hội, con người dần hội tụ với nhau tạo thành một nhóm người rồi trở thành một quốc gia Khi đó, sự phát triển nhanh của công cụ lao động đã làm năng suất lao động càng được nâng cao, con người đã tích đủ cho tiêu dùng và đã xuất hiện dư thừa Chính sự dư thừa đã dần dần tạo nên những cuộc xích mích, mâu thuẫn Xã hội vận động phát triển, các quốc gia muốn phát triển thì cần những sự hợp tác của các quốc gia ngoài khác và dần dần hình thành các mối quan hệ của giữa các quốc gia nhưng cùng theo đó sự xung đột giữa các lợi ích quốc gia được hình thành - đó là điều tất yếu xảy ra

Vậy trước khi Hiến chương Liên hiệp quốc có hiệu lực (ngày 24-10-1945), các quốc gia sẽ giải quyết những tranh chấp, xung đột như thế nào? Và việc giải quyết có phải tuân theo những điều kiện hoặc tiêu chí gì? Việc giải quyết có nhất thiết phải không nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích của mình không bị xâm phạm?

Theo Công ước La-Hay 1899 và 1907 đã đề cập tới vấn đề rằng Các bên cần kiềm chế không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp và thỏa thuận cố gắng bảo đảm việc giải quyết hòa bình những bất đồng quốc tế của họ 16 Những lúc bấy giờ, Công ước La Hay chỉ đề cập việc “kiềm chế” không dùng vũ lực, vậy các quốc gia khi xảy ra các xung đột, tranh chấp nhưng không thể kiềm chế được sẽ được quyền sử dụng vũ lực để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn Những nước lớn, những nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự (như: Đức Quốc xã, Liên Xô, ) có khả năng chiến thắng bằng vũ lực trong một vụ tranh chấp thì họ sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết Còn các nước nhỏ, yếu thế phải chịu sự chèn ép từ các nước lớn để đảm bảo quốc gia mình không “bị sử dụng bạo lực” Ngoài những biện pháp đàm phán, thương lượng, được sử dụng phổ biến (đối với các nước có khả năng thua trong việc sử dụng vũ lực) thì các biện pháp dùng vũ lực, chiến tranh vẫn được dùng (các nước lớn có khả năng thắng trong việc sử dụng vũ lực) để giải quyết tranh chấp

Nhưng những năm 1914-1917 đã xảy ra cuộc tranh chấp, mâu thuẫn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều các quốc gia “Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất” Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh cũng bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc (các nước

16 Điều 1 Công ước La Hay 1899 lớn lúc bấy giờ) về thuộc địa Nhìn nhận được tính nghiêm trọng, các quốc gia đã ký kết Hiệp ước Kellogg-Briand Theo Hiệp ước Kellogg-Briand (hay Hiệp ước Paris, chính thức là Hiệp ước chung về từ bỏ chiến tranh với tư cách là một công cụ của chính sách quốc gia) là một thỏa thuận quốc tế năm 1928 có hiệu lực vào ngày 24 tháng 7 năm 1929 Trong đó các quốc gia ký kết hứa sẽ không sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột về bất cứ điều gì bản chất hoặc bất cứ nguồn gốc nào có thể, mà phát sinh giữa các quốc gia này 17

Tuy đã ký kết Hiệp ước “không sử dụng chiến tranh” nhưng những năm 1939-1945 đã xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần 2, nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc xảy ra Những cuộc chiến tranh đã gây ra nhiều hệ luỵ tổn thất, thiệt hại về mặt chất và về tinh thần và mang đến sự nghiêm trọng và tình hình căng thẳng trong quan hệ quốc tế 18

Từ hai cuộc chiến tranh “đẫm máu”, nhân dân trên toàn thế giới cùng chung một khát vọng hướng về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển sau các cuộc chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ I và II Theo đó các quốc gia đã trao cho Liên hiệp quốc

- Tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) có vai trò là trung tâm điều hòa và nỗ lực quốc tế

17 Điều 1 Hiệp ước Kellogg-Briand quy định: “ các bên ký kết, nhân danh dân tộc mà mình đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế và từ bỏ việc dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau…”

- Phiên bản cuối cùng của hiệp ước có hai điều khoản được thoả thuận:

+ Tất cả các quốc gia ký kết đều đồng ý cấm chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia của họ

+ Tất cả các quốc gia ký kết đã đồng ý giải quyết các tranh chấp của họ chỉ bằng các phương tiện hòa bình

18 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, cầu cống, nhà máy bị hủy Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ…

( https://luathoangphi.vn/hau-qua-cua-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat/.)

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30% Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến (chiếm khoảng 74% dân số thế giới lúc đó), khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp

10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại…

(https://luathoangphi.vn/hau-qua-chien-tranh-the-gioi-thu-2/.) để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế , thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền và phẩm giá con người 19

Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 (Gọi tắt là Hiến chương 1945) đã ghi nhận tại khoản

3 Điều 2 và Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc (Gọi tắt là Tuyên bố 1970) đã ghi nhận “Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ” Và nguyên tắc này đã trở thành một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Khi Hiến chương Liên hợp quốc ra đời và có hiệu lực, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đã trở thành một quy định pháp luật quốc tế mang tính ràng buộc với các chủ thể Luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia), bất kể có là thành viên của Liên hợp quốc hay không phải là thành viên của Liên hiệp quốc Nguyên tắc được ghi nhận trong Khoản 3 Điều 2 Hiến chương 1945 và Tuyên bố 1970 Ngoài ra, các điều ước quốc tế của các tổ chức khu vực quan trọng cũng ghi nhận nguyên tắc này như: Hiến chương ASEAN (ghi nhận ở Điều 1 Các mục tiêu của ASEAN), Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ 20 ,

Nội dung của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp

Liên hiệp quốc và Khoa học Luật quốc tế đã xác định Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình Vậy các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế được hiểu như thế nào Hiện nay, trong các văn bản pháp lý quốc tế chưa đưa ra được định nghĩa “biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế ” là gì mà chỉ liệt kê các biện pháp giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 33 Hiến chương

1945 Theo khoa học Luật quốc tế , biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là việc sử

Liên hiệp quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chiến tranh thế giới mới và hỗ trợ giải quyết xung đột quốc tế Tổ chức đã triển khai 71 Phái bộ gìn giữ hòa bình để can thiệp vào các cuộc xung đột, thiết lập lại hòa bình và hỗ trợ tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên Những hoạt động thiết thực này đã góp phần củng cố hòa bình và an ninh trên khắp thế giới.

20 Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) là tổ chức liên chính phủ khu vực Mỹ Latinh có trụ sở đặt ở Washington, DC, Hoa

Kỳ, gồm 34 thành viên là các quốc gia độc lập ở châu Mỹ Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp Tổng thư ký là ông Jose Miguel Insulza, quốc tịch Chile (từ 26 tháng Năm 2005) Đây là tổ chức quốc tế lâu đời nhất của các quốc gia trong cùng một khu vực

Mục đích của OAS là củng cố hoà bình và an ninh, ngăn ngừa những mối bất đồng và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình, hành động chung trong trường hợp bị xâm lược, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và pháp lý của các nước châu Mỹ dụng các biện pháp và thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các quan hệ của chủ thể Luật quốc tế và việc sử dụng là dựa trên sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên mà không có bất kì ràng buộc nào

Theo Điều 33 Hiến chương 1945: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế , trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình” Theo đó, Biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp gồm các biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác

3.1 Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Theo Tuyên bố 1970 và Hiến chương 1945 quy định rõ về các biện pháp giải quyết các tranh chấp Và đặc biệt các bên có liên quan phải tìm cách giải quyết các vấn đề về tranh chấp bằng phương pháp hòa bình và trong mọi trường hợp không được sử dụng vũ lực Các biện pháp đã được liệt kê rõ ở Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc gồm: đàm phán, trung gian, hòa giải, điều tra, sử dụng các dàn xếp khu vực, các biện pháp tòa án, trọng tài và các biện pháp hòa bình khác Theo đó, có thể phân loại những biện pháp này thành hai nhóm:

Nhóm 1: Các biện pháp chính trị-ngoại giao gồm các biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, môi giới, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực

Các biện pháp chính trị-ngoại giao đã xuất hiện từ lâu và mang vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp Kết quả của các cuộc đàm phán thường là các điều ước quốc tế mà các bên tranh chấp cùng ký kết hoặc các nghị quyết, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế … Đặc điểm chung của các biện pháp này thực chất là diễn đàn và hội nghị quốc tế , các chủ thể tự do tổ chức tùy theo đặc trưng của tổ chức, vụ việc của mình để giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng cách hoà bình nhất trên cơ sở bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan Các biện pháp đều mang tính linh hoạt và mềm dẻo, vì sử dụng các mối quan hệ ngoại giao, những sự tác động từ nhiều chiều giữa các bên có liên quan để giải quyết, không áp dụng theo đúng quy tắc trong Luật pháp quốc tế để ra một phán quyết cuối cùng như ở Toà án, Trọng tài Kết quả các biện pháp chính trị-ngoại giao luôn trên cơ sở các bên tự nguyện, thoả thuận được với nhau, không bị ràng buộc bởi một bên là phía Tòa án hoặc Trọng tài Và trên thực tiễn, việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp chính trị-ngoại giao thường mang lại hiệu quả cao, mang lại những cam kết chính trị, các điều ước quốc tế được ký kết, đặc biệt là các tuyên bố chung mà các quốc gia đã thoả thuận được

❖ Thứ nhất về biện pháp đàm phán là biện pháp đặc biệt quan trọng và đặc biệt hiệu quả trong giải quyết tranh chấp

Theo Từ điển luật học Việt Nam: “Đàm phán quốc tế là một trong những loại hình cơ bản của giao tiếp giữa các đại diện của các quốc gia khác nhau nhằm trao đổi ý kiến, quyết định các vấn đề mà các bên cùng quan tâm, xử lý các vấn đề bất đồng, phát triển sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, soạn thảo và ký kết các điều ước quốc tế …”

Qua đó “Đàm phán” là những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ song phương hoặc đa phương giữa các bên liên quan xảy ra tranh chấp để cùng thỏa thuận, bàn bạc, thương lượng với nhau, đưa ra những quan điểm cá nhân để giải quyết vấn đề đang mâu thuẫn, bất cập trong khuôn khổ của pháp luật quốc tế 21

Đàm phán là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa các bên liên quan trong cùng một tranh chấp để tìm ra hướng giải quyết dựa trên sự thống nhất ý chí Vì vậy, chủ thể đàm phán chỉ có thể là các bên tham gia tranh chấp, không có sự tham gia của bên thứ ba Bản chất của đàm phán dựa trên thỏa thuận, đòi hỏi các bên phải có thiện chí và tận tâm (Pacta sunt servanda), mong muốn giải quyết vấn đề một cách khách quan.

21 Cần phân biệt “đàm phán để giải quyết tranh chấp quốc tế ” và “đàm phán để ký kết điều ước quốc tế ” Sự khác biệt ở đây là về mục đích, tính chất, giá trị pháp lý

(Đàm phán ký kết điều ước mang mục đích nhằm xây dựng một văn bản pháp luật quốc tế (còn gọi là Điều ước quốc tế ), nguồn thành văn của Luật quốc tế Và đây được coi là giai đoạn đầu tiên để ký kết một Điều ước quốc tế ) có sức ép từ bất kỳ bên nào, không có áp lực từ bất kỳ phía nào

Trong một số trường hợp, biện pháp này là nghĩa vụ bắt buộc 22 của các bên tranh chấp được quy định trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương; hoặc trong các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có thể trực tiếp yêu cầu các bên tham gia đàm phán và các bên phải đạt được một sự thỏa thuận nào đó (Ví dụ: Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc, Toà án Công lý quốc tế đã đưa ra phán quyết: Các bên phải tiến hành một cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận và họ phải có nghĩa vụ xử sự sao cho cuộc đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp mà một trong các bên khăng khăng giữ lập trường của mình không có bất kì một sự điều chỉnh nào 23 )

Về thẩm quyền đàm phán do chính luật pháp của các bên quyết định (loại tranh chấp nào, vụ việc nào thì quốc gia sẽ ấn định thẩm quyền đàm phán cho cơ quan, cá nhân tiến hành nhân danh quốc gia tham gia đàm phán) Đàm phán quốc tế được tiến hành thông qua đại diện của các quốc gia ở các cấp khác nhau, có thể là cấp nguyên thủ quốc gia hoặc đứng đầu chính phủ ( Hội nghị thượng đỉnh-Summit Meeting ) 24 , các bộ hoặc đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Đàm phán quốc tế cần được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế , đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không dùng vũ lực đe dọa, giải quyết hòa bình các tranh chấp…

Ý nghĩa của nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

“Tranh chấp quốc tế (international disputes) ” đây là sự hình thành tất yếu trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới Các quốc gia nói chung hoặc các chủ thể khác của Luật quốc tế nói riêng khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều không thể tránh khỏi các tranh chấp phát sinh khi các lợi ích của các bên xung đột, đây chính là “cây kim” nhức nhối không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi các quan hệ quốc tế Vì thế việc giải quyết các xung đột không thể giải quyết hoàn toàn, triệt để mà có thể giải quyết thông qua những biện pháp ngăn chặn, tối ưu nhất những tranh chấp phát sinh Nên giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình mang lại nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất, Giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp, đặc biệt bảo vệ được bên chủ thể có vị thế yếu hơn trong mối quan hệ so sánh với bên kia của vụ tranh chấp, quyền và lợi ích của các bên hữu quan được bảo đảm tuân theo pháp luật quốc tế , công lý được thực thi và được tôn trọng Qua đó bảo đảm sự ổn định trật tự pháp lý quốc tế và trật tự quan hệ hợp tác quốc tế

Ví dụ: Vụ Military and Paramilitary Activities in and against Nicaragua (Nicaragua v United States of America) 46 diễn ra vào giữa những năm 1980 Nicaragua đã khởi kiện Mỹ vì Mỹ đã có những chính sách can thiệp thường xuyên bất hợp pháp vào các khu vực Trung Mỹ, đặc biệt

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã đưa ra phán quyết lịch sử trong vụ kiện Nicaragua kiện Hoa Kỳ, phán quyết rằng Hoa Kỳ can thiệp bất hợp pháp vào lãnh thổ Nicaragua và phải ngừng mọi hoạt động chống lại quốc gia này Phán quyết mang tính bước ngoặt này không chỉ củng cố luật quốc tế mà còn định hình lại mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, nhấn mạnh rằng không quốc gia nào có quyền sử dụng vũ lực hay can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

46 Tạm dịch: Vụ Các hoạt động quân sự và bán quân sự diễn ra tại Nicaragua và chống lại Nicaragua, gọi tắt là vụ Nicaragua tế

Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi và tuân thủ luật quốc tế Tranh chấp quốc tế xuất phát từ các xung đột và thông thường các bên có vị thể mạnh sẽ dùng các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế để chèn ép đối với bên yếu thế Việc áp dụng các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp làm xoa dịu hiệu quả mối quan hệ căng thẳng giữa các bên, nhanh chóng giải quyết tranh chấp một cách tối ưu Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp đảm bảo cho các bên liên quan có hành vi xử sự phù hợp theo pháp luật quốc tế , hạn chế khả năng có những hành vi không theo chuẩn mực mà Luật quốc tế đã đề ra, đặc biệt là hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế

Tranh chấp đảo Pedra Branca giữa Singapore và Malaysia bùng nổ năm 1979 khi Malaysia đưa ra yêu sách và đe dọa dùng vũ lực Sau nhiều nỗ lực đàm phán, hai bên nhất trí đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) Phán quyết của tòa là cả hai bên cùng thắng, thể hiện sự thiện chí tôn trọng luật pháp quốc tế Dù vẫn có những biến cố phát sinh sau phán quyết, Singapore và Malaysia tiếp tục hợp tác và thể hiện sự tận tâm tuân thủ luật quốc tế, góp phần thúc đẩy tôn trọng và thực thi luật pháp quốc tế trong cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế sẽ góp phần nâng cấp chất lượng các qui phạm hiện hành của luật quốc tế và xây dựng nên các qui phạm mới của Luật quốc tế theo hướng dân chủ và tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của nhân loại

Luận văn "Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo Pedra Branca và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" của Đào Thị Thu Hường, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, phân tích vụ tranh chấp chủ quyền đảo Pedra Branca để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ Luận văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, cụ thể là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới và nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp.

Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Ví dụ: Trong vụ Anglo-Norwegian Fisheries Case (Vụ ngư trường Na Uy) là tranh chấp giữa Anh và Na Uy Tòa án công lý quốc tế đã xem xét và giải quyết vụ kiện này Phán quyết ngày 18/12/1951 của Tòa án Công lý quốc tế đã tuyên bố: “Người ta không thể khăng khăng biểu thị đường ngấn nước thủy triều thấp nhất như một nguyên tắc bắt buộc chạy theo bờ biển tại tất cả các chỗ uốn gập của nó Người ta cũng thể biểu thị như các ngoại lệ của quy tắc này, các vi phạm nhiều đến nỗi chúng gợi lên các mấp mô của một bờ biển gồ ghề; quy tắc sẽ mất đi trước các ngoại lệ Toàn bộ một đường bờ biển như vậy đòi hỏi áp dụng một phương pháp khác: đó là đường cơ sở cách đường hình thể của bờ biển một khoảng hợp lý” 48 Tòa công nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng là không trái với luật pháp quốc tế Sau phán quyết này, nhiều quốc gia đã sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng của Nauy để xác định vùng biển của mình Từ thực tiễn quốc tế đó, sau này phương pháp đường cơ sở thẳng đã được ghi nhận trong luật biển quốc tế (Điều 7 UNCLOS 1982), trở thành qui phạm mới dân chủ và tiến bộ, đảm bảo sự bình đẳng trong luật quốc tế của ngành luật biển – một trong các ngành luật truyền thống của luật quốc tế

Trước khi có sự hình thành của Liên hiệp quốc, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế còn rất nhiều bất cập, chưa có cơ chế chung ràng buộc các chủ thể trong quan hệ quốc tế về đảm bảo hoà bình, an ninh quốc tế Do đó, việc hình thành Tổ chức Liên hiệp quốc là cần thiết trong việc đảm bảo hoà bình, an ninh quốc tế Để đảm bảo việc thực hiện Tôn chỉ Mục đích, Liên hiệp quốc đã đưa ra 07 nguyên tắc chủ đạo: (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia, (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia, (3) Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia,

(4) Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực, (5) Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, (6) Nguyên tắc không can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác, (7) Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong 7 nguyên tắc cơ bản

48 Vai trò của phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế đối với việc hình thành và áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế - https://svhlu.blogspot.com/2016/03/vai-tro-cua-phan-quyet-cua-co-quan-tai.html trong khoa học pháp lý quốc tế, được Liên hiệp quốc đưa ra với cơ chế duy trì “Tôn chỉ Mục đích là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” Nhưng để có thể áp dụng nguyên tắc trong thực tiễn hiện nay cần phải nắm rõ một số vấn đề để đảm bảo việc áp dụng pháp luật quốc tế hiệu quả Chương

I nhóm đưa ra những lý luận chung về Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình, qua đó rút ra những đặc điểm riêng để phân biệt các khái niệm liên quan về tranh chấp quốc tế, tránh việc hiểu sai và áp dụng pháp luật sai Từ những khái niệm đề cập tại chương

Các giải pháp tối ưu cho tranh chấp quốc tế không chỉ nằm ở những quy định Liên Hợp Quốc mà còn phụ thuộc vào thiện chí giải quyết của các chủ thể, đặc biệt là các quốc gia Mặc dù còn nhiều quan điểm về trách nhiệm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, mục đích chung vẫn là duy trì hòa bình và an ninh trên bình diện quốc tế.

Từ những lý luận đã đề cập tại chương I, từ đó liên hệ với loại hình tranh quốc tế tại biển, đặc biệt là trong khu vực biển Đông, sẽ được đề cập tại chương II của đề tài này.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH ĐỐI VỚI TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG -THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Nhận diện các tranh chấp quốc tế tại Biển Đông

Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh, nghĩa là biển ở phía Nam Trung Quốc) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km² Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập Biển Đông là nơi mang lại nguồn lực về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng các quốc gia có vị trí giáp biển Do có nguồn lực mạnh mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia nên nơi đây thường phát sinh các tranh chấp Hiện nay đã có rất nhiều tranh chấp biển xảy ra trong khu vực như: Tranh chấp quần đảo Senkaku (hay Điếu Ngư) giữa Nhật Bản và Trung Quốc; tranh chấp quần đảo Kuril (hay Lãnh thổ Phương Bắc) giữa Nga và Nhật Bản; Tranh chấp liên quan đến yêu sách của Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan về chủ quyền, quyền chủ quyền ở Biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nói riêng… Theo khoa học pháp luật quốc tế nhận định rằng Tranh chấp giữa các quốc gia về lĩnh vực biển, đặc biệt là vùng Biển Đông đã trở thành loại tranh chấp mang tính quốc tế , có nguy cơ làm căng thẳng các mối quan hệ ngoại giao, làm ngòi nổ cho các cuộc chiến tranh gây ảnh hưởng đến hoà bình an ninh thế giới

Hiện nay trong các văn bản pháp lý hoặc quy phạm pháp luật quốc tế không định nghĩa

Tranh chấp quốc tế về biển là hoàn cảnh thực tế khi các chủ thể luật quốc tế có quan điểm trái ngược về quyền, lợi ích trong quá trình phân định, xác lập lãnh thổ, vùng ngoài lãnh thổ hoặc giải thích, áp dụng quy định điều ước quốc tế về biển Điều này dẫn đến các bên có yêu cầu đối lập, không thể giải quyết trong một khoảng thời gian.

Cũng là thuộc dạng là tranh chấp quốc tế nhưng so với tranh chấp quốc tế tranh chấp quốc tế về biển có một số đặc điểm riêng biệt như:

Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển Chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển cũng là chủ thể của luật quốc tế (Quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý riêng…) Nhưng thông thường chủ thể là các Quốc gia, vì Quốc gia là chủ thể có quyền tuyên bố về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển Ví dụ: Về chủ quyền đối với đảo Ligitan và Sipadan giữa Indonesia và Malaysia 49 được giải quyết thông qua thủ tục tài phán tại Tòa án Công lý quốc tế năm 2001 Trong vụ tranh chấp biển này, chủ thể của vụ tranh chấp được xác định là Indonesia và Malaysia - là hai quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp Theo UNCLOS 1982 quy định tại Mục Phục lục IX quy định về “sự tham gia của các tổ chức quốc tế 50 ” Đây là tổ chức quốc tế liên quan đến biển do các quốc gia thỏa thuận thành lập phù hợp với quy định pháp luật quốc tế - là chủ thể hạn chế của luật biển quốc tế Như vậy, đối với loại tranh chấp quốc tế về biển ngoài chủ thể là các chủ thể của luật quốc tế thì cũng có thể xảy ra đối với các chủ thể hạn chế của luật biển quốc tế

Thứ hai, nội dung của tranh chấp quốc tế về biển Tranh chấp quốc tế về biển thường là các tranh chấp liên quan đến chủ quyền của quốc gia (ở nội thuỷ, lãnh hải, vùng nước quần đảo…)

Ví dụ: tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tranh chấp về chủ quyền bãi ngầm Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc…); Tranh chấp về phân định quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa Ví dụ: tranh chấp về Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc…; Tranh chấp liên quan đến các quyền khác của quốc gia ở trên biển quốc tế và vùng đáy đại dương; Tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS 1982; Qua đó có thể thấy nội dung tranh chấp quốc tế về biển sẽ hẹp hơn so với tranh chấp quốc tế Tranh chấp quốc tế có nội dung bao gồm cả các lĩnh vực về kinh tế,

49 Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế - Trần Thăng Long (chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội

50 ĐIỀU 1 Việc sử dụng thuật ngữ "tổ chức quốc tế "

Trong Điều 305 và Phụ lục này, thuật ngữ "các tổ chức quốc tế " được hiểu là một tổ chức liên chính phủ được các quốc gia lập nên, các quốc gia này trao cho tổ chức đó thẩm quyền về các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký kết các hiệp ước về vấn đề này thương mại, quan hệ quốc tế , lĩnh vực về an ninh quốc phòng, môi trường… Nhưng tranh chấp quốc tế về biển chỉ bảo gồm các vấn đề liên quan đến biển

Thứ ba, khách thể của tranh chấp quốc tế về biển Các tranh chấp quốc tế hiện nay đều xuất phát từ các xung đột về quyền, về lợi ích của các bên, nên tranh chấp về biển sẽ liên quan đến việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển Như vậy cũng có thể hiểu khách thể của tranh chấp quốc tế về biển chính là chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia đối với các vùng biển cũng như đối với việc khai thác, sử dụng các vùng biển Ví dụ: Khác với khách thể của tranh chấp quốc tế Khách thể tranh chấp quốc tế là quyền và lợi ích hợp pháp về tinh thần hoặc vật chất của các chủ thể của Luật quốc tế mong muốn đạt được, trong đó bao gồm cả về chủ quyền quốc gia, danh dự, vị thế, lợi ích về kinh tế…

2 Các tranh chấp quốc tế tại biển Đông

2.1 Các tranh chấp quốc tế trên biển Đông đã được giải quyết thành công bằng biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp

● Giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam - Thái Lan

Vịnh Thái Lan (còn gọi là vịnh Xiêm) là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000 km2, giới hạn bởi bờ biển 04 nước là Thái Lan (1.560km), Việt Nam (230km), Ma-lai-xi-a (150 km) và Campuchia (460 km) Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Treng-gra-nu cách nhau chừng 400 km (215 hải lý) Vịnh khá dài (khoảng

450 hải lý), nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385 km (208 hải lý) 51 Vịnh Thái Lan là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt có ngư trường rộng lớn và tiềm năng dầu khí nên Vịnh Thái Lan mang ý nghĩa không chỉ riêng về mặt kinh tế mà còn về mặt an ninh quốc phòng Do đó, Vịnh Thái Lan là đối tượng của các yêu sách mở rộng các quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia, dẫn đến các mâu thuẫn về vấn đề phân chia giữa các quốc gia: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) quy định về quyền

51 TS.Ngô Hữu Phước - Luật Biển (Sách chuyên khảo) - NXB.Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội - 2020 - Tr 246, Tr 247 các quốc gia có thể mở rộng các vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa 52 thì toàn bộ Vịnh là đối tượng của yêu sách mở rộng quyền tài phán của các quốc gia ven biển ra tới 200 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra Việt Nam và Thái Lan là hai nước có bờ biển đối diện, cả hai cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình theo đúng quy định tại UNCLOS 1982 Hai bên đưa ra yêu sách về thềm lục địa đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng hơn 6.000 km2

Phía Việt Nam và Thái Lan đều đơn phương tiến hành phân lô cấp đặc nhượng thăm dò, khai thác dầu khí theo yêu sách của mình, do đó đã phát sinh tình trạng tranh chấp phức tạp

Về chính quyền Việt Nam Cộng hoà (lúc bấy giờ), năm 1971, Bộ kinh tế của chính quyền Sài Gòn đã công bố “Nghị định về phân lô thăm dò và khai thác dầu khí” qua đó cũng xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía Nam Việt Nam theo đường trung tuyến giữa bờ biển và các đảo xa bờ của Việt Nam ( Thổ Chu và Poulo Wai, lúc đó chưa được Việt Nam công nhận thuộc chủ

“ĐIỀU 57 Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế

Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ĐIỀU 76 Định nghĩa thềm lục địa

1 Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn” quyền của Campuchia) với bờ biển của của Malaysia và Thái Lan 53

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w