1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

233 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 59,84 MB

Nội dung

Chương 1: NHONG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BOI THUONG THIET HAIDO NGƯỜI CÓ THẤM QUYỀN CUA CO QUAN TIẾNHÀNH TỔ TỤNG GÂY RA Khái niệm thiệt hại và bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ

Trang 1

LÊ MAI ANH

BOI THƯỜNG THIET HAI DO NGƯỜI CO THẤM QUYỀN

CUA CO QUAN TIEN HANH TỐ TUNG GAY RA

Chuyên ngành : Luật dan sự

Mã số : 5.05.07

_THUVIENTRUONG ĐẠI HỌC LUATHA NỘI PHÒNG@V_ 62 _

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dân khoa học: 1 TS Dinh Ngọc Hiện

2 TS Dinh Văn Thanh

HA NOI - 2002

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Lê Mai Anh

Trang 3

Chương 1: NHONG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BOI THUONG THIET HAI

DO NGƯỜI CÓ THẤM QUYỀN CUA CO QUAN TIẾNHÀNH TỔ TỤNG GÂY RA

Khái niệm thiệt hại và bồi thường thiệt hại do người có thẩm

quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại

do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Chương 2: THUC TRANG PHÁP LUAT VA THỰC TIEN GIẢI QUYẾT

BOI THƯỜNG THIET HAI DO NGƯỜI CÓ THẤM QUYỀNCUA CƠ QUAN TIẾN HANH TO TUNG GÂY RA Ở VIET

NAM HIEN NAY

Thực trang pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hai do

người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại do người có thẩm

quyền tiến hành tố tụng gây ra hiện nay

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC

GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO TRÁCH NHIỆM CUA CAC

CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG ĐỐI VỚI VIỆC KHẮCPHỤC TỔN THẤT CỦA CÔNG DÂN TRONG CÁC VỤOAN, SAI DO NGƯỜI CÓ THAM QUYỀN TIÊN HANH TÔ

TUNG GAY RA

Những định hướng mang tính nguyên tắc của việc hoàn thiện

pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với các vụ việc oan, sai

do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra

Trang 4

VỚI Các vu Việc oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự

Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc giải quyết bồi

thường thiệt hại đối với các vụ việc oan, sai trong hoạt động tố

tụng hình sự

KẾT LUẬN

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

184

198 200 201

207

Trang 5

: Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân

: Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Công cuộc đổi mới đất nước mà vấn đề then chốt là xây dựng Nhà

nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiệm vụ củng cố, hoàn

thiện nền dan chủ xa hội chủ nghĩa (XHCN) Để xây dựng Nhà nước pháp

quyền, cần cải cách nền hành chính quốc gia, song trùng với những cải cách tư

pháp để hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp thực sự

sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, vì công lý, công bằng xã hội,theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là:

Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp

thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm

phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ

chức, bảo vệ trật tự, ky cương, dam bảo và tôn trọng quyền dân chủ,

quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân [23]

Đi đôi với những định hướng chiến lược này, việc cải cách tư pháp còn

hướng tới giải quyết những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, cụ thể: Kịp thời giải

quyết có hiệu quả của các vụ khiếu kiện yêu cầu bồi thường do bị oan, sai

trong hoạt động tố tụng, kết hợp với việc xây dựng cơ chế, chính sách đểmang lại bước phát triển thực sự đổi mới của hệ thống tư pháp từ Trung ương

tới địa phương.

Nhưng so với những định hướng trên, hiện nay tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống cơ quan tư pháp vẫn chưa có những bước đột phá để đáp ứng với

yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó điều tra, truy tố, xét xử vẫn

còn để gây ra oan, sai cho công dân Đối với nhiều địa phương, khi có oan, sai

xảy ra nhưng cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) lại chưa kip thời giải quyết việc bồi thường cho người bị thiệt hại, từ đó gây bất bình trong dư luận nhân

Trang 7

vậy, việc khác phục thiệt hai do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây

ra đang là vấn đề có tính thời sự trong khoa học pháp lý nói riêng và trong

định hướng cải cách tư pháp nói chung.

Hiện nay, ngoài quy định của Hiến pháp và Bộ luật dân sự (BLDS)

1995, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để từng bước cụ thể

hóa việc giải quyết loại trách nhiệm nhà nước (TNNN) bồi thường thiệt hại

(BTTH) do hoạt động của cơ quan và người có thẩm quyền của cơ quan THTT

gây ra Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều sự bất cập cả trong việc lập pháp, lập

quy lẫn cơ chế bao đảm thực hiện loại TNNN này Với những lý do nêu trên,

việc nghiên cứu dé tài "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ

quan tiến hành tố tụng gáy ra", về phương diện lý luận và phương diện thựctiến sẽ góp phần giải quyết tốt hơn vấn đề có tính thời sự cấp thiết nay

2 Tình hình nghiên cứu

Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra(người có thẩm quyền THTT) là một trong số nội dung quan trọng trong pháp

luật dân sự các nước và của Việt Nam.

Ở nhiều nước, vấn đề BTTH trong hoạt động tố tụng cũng như thiệt hại

do hoạt động tố tụng gây ra đã được các nhà nghiên cứu lý luận và luật pháp

đề cập đến, trong đó có những công trình đã được công bố, như: "BITH do

xâm phạm quyền tư pháp", (Nxb Tòa án nhân dân, 1999) và "Thực tiễn bồi

thường án sai", (Nxb Tòa án nhân dân, 1999) của hai tác giả Trung quốc Dương

Lap Tân và Truong Bộ Hồng; “Thực hiện trách nhiệm của Nhà nước và các cơ

quan có thẩm quyền tố tụng" của Giáo sư tiến sĩ Mapozova (Viện Nhà nước phápluật Mátxcova) - Liên bang Nga; "Nguyên tắc bảo hộ người bị hại trong quá

trình tố tụng hình sự" của tác gia Crabosky (Australia năm 1989)

Trang 8

chuyên ngành như: "Bàn về trách nhiệm BTTH cua Nhà nước trong hoạt động

tố tụng hình sự" của tác giả Nguyễn Thanh Tịnh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật

số 3 tháng 5 năm 2000, Bộ Tư pháp; "Xác định trách nhiệm dén bù thiệt hạigiữa cơ quan và cá nhân gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự", của Tưởng

Bằng Lượng, Thẩm phán TAND Tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 tháng 2năm 1999 Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu cá nhân và tập thể

với quy mô và cấp độ chuyên sâu, bài bản như đề tài khoa hoc cấp Bộ: "B77TH

do bị bắt, giữ, xét xử oan, sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới" do tiến

sĩ Dương Thanh Mai cht trì, hoặc luận văn thạc sĩ luật học: "BITH do người

có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra" của tác giả Nguyễn Hữu Ước thực

hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Về tổng thể, ở nước ta, cho đến thời điểm này, chưa có một công trìnhkhoa hoc nào về "BITH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra"

được nghiên cứu một cách có hệ thống ở cấp độ luận án tiến sĩ về vấn đề này

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các quy định của pháp luật thực

định và thực tiễn giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và công dân qua

việc thực hiện TNNN BTTH trong các vụ việc oan, sai mà các cơ quan và người

có thẩm quyền THTT gây ra

* Pham vi nghiên cứu: BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan

THTT là đề tai rộng, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp về ca lý luận và thực

tiễn Đề tài nghiên cứu liên quan đến cơ quan THTTT là cơ quan nhà nước được

giao thực thi quyền tư pháp, tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

tội phạm và giải quyết các vụ việc tranh chấp xảy ra trong xã hội Hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ quan THTT là hoạt động liên quan đến nhiều người,

nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ đan xen, có sự tham gia của nhiều cơ quan

Trang 9

khác nhau (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động ), vì vậy, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đề tài giới hạn ở những vấn

đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của

cơ quan THTT gây ra cho người bi oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố,

xét xử mà điển hình là bồi thường oan, sai về hình sự Trên thực tế, dù hoạt

động theo trình tự, thủ tục tố tụng nào thì gây oan, sai cho công dân là khả

năng hoàn toàn có thể xảy ra, do khi thi hành công vụ, người có thẩm quyền

THTT đã có hành vi hoặc quyết định tố tụng trái pháp luật, x4m phạm quyền

tư pháp Việc nghiên cứu sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và

thực tiễn chủ yếu về BTTH do bị oan, sai mà người có thẩm quyền THTT gây

ra với tính chất thực hiện TNNN từ hoạt động của cơ quan THTT Việc giải quyết BTTH giữa cơ quan THTT và người bi oan, sai được đặt trong mối quan

hệ lợi ích giữa Nhà nước và công dân khi thực thi quyền lực tư pháp

* Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Làm rõ được đặc điểm, nội dung, ban chất của TNNN trong việcBTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra khi tiến hành các

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

- Phân tích để thấy được thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyếtBTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra phát sinh từ thực tiễn hoạt động

của các cơ quan THTT hiện nay.

- Căn cứ vào định hướng xây dựng pháp luật, thực trạng pháp luật và

thực tiễn giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra

để dé xuất hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do người có thẩmquyền của cơ quan THTT gây ra va đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của việc giải quyết BTTH đối với các vụ việc có oan, sai do người có thẩmquyền THTT gây ra trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các

cơ quan THTT.

Trang 10

Mác - Lénin, kết hợp với việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Ngoài ra, để làm sáng tỏ từng luận điểm khoa học, luận án còn sử

dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp

phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, thống kê và các phương pháp

nghiên cứu khoa học phù hợp khác.

5 Những điểm mới về mặt khoa học của luận án

Về nguyên tắc, yêu cầu tuân thủ pháp luật không loại trừ bất cứ ai, kể

cả Nhà nước - chủ thể có quyền ban hành pháp luật Nghiên cứu TNNN trong

hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan THTT, vừa

khẳng định quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với mục đích xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, vừa phù hợp với cách tiếp cận của khoa

học pháp lý hiện đại.

Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương

đối toàn diện và có tính hệ thống những vấn đề pháp lý chủ yếu của trách

nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra

Thứ hai, trong luận án đã xây dựng được lý thuyết về trách nhiệm

BTTH do người thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra, bằng việc tiếp cận theo

ba phương diện: Là một chế định đặc thù của luật dân sự mang tính chất của

chế định BTTH ngoài hợp đồng; là loại hình TNNN do thực thi quyền tư pháp

của các cơ quan THTT; là nghĩa vụ của Nhà nước BTTH do người có thẩm

quyền THTT xâm phạm quyền tư pháp, gây oan, sai dẫn đến thiệt hại về vatchất và tỉnh thần cho công dân trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Thứ ba, luận án làm rõ được những vấn đề pháp lý cơ bản của trách

nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra như khái

Trang 11

Thứ tư, luận án đã làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn vấn

đề điều chỉnh pháp lý việc Nhà nước giải quyết BTTH cho công dan bị oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT.

Thứ năm, đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm

BTTH trong hoạt động chức năng của các cơ quan THTT và các biện pháp kha

thi nhằm tăng cường TNNN đối với việc BTTH cho công dân do bi oan, sai,

đảm bảo cho pháp luật được công bằng, xây dựng nền tư pháp XHCN của dân,

do dân, vì dân.

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những kết quả nghiên cứu trong luận án này có thể làm tài liệu có tính

chất tham khảo, vận dụng vào hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật về

trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra Các

quan điểm khoa học trong luận án về giải quyết BTTH do người có thẩm

quyền của cơ quan THTT gây ra có thể dùng tham khảo được trong quá trình

thi hành và áp dụng pháp luật Ngoài ra, luận án cũng có giá trị là tư liệu tốt

phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lý luận về TNNN đối với công dân tại

các cơ sở đào tạo luật, cũng như đào tạo công chức nhà nước Luận án góp

phần làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận của các cơ quan tư pháp trong

việc đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân khi nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tăng cường trách nhiệm cá nhân của người có

thẩm quyền THTT trong khi thi hành công vụ, bảo đảm cho hoạt động tố tụngthể hiện đúng bản chất dân chủ của quyền tư pháp

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 phụ

lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 8 mục.

Trang 12

VỀ BOI THUONG THIET HAI DO NGƯỜI CÓ THẤM QUYỀN

CUA CƠ QUAN TIẾN HANH TO TUNG GAY RA

1.1 KHAI NIEM THIET HAI VA BOI THUONG THIET HAI DO NGUOI

CO THAM QUYEN CUA CO QUAN TIEN HANH TO TUNG GAY RA

1.1.1 Khai niém thiét hai

* Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu vấn đề thiệt hai

Xã hội, như Mác nói là tổng hòa của các mối quan hệ đa dạng, phứctạp giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức, với Nhà nước

Trong những mối quan hệ đó, với tư cách là công dân, con người luôn ý thức

về sự tồn tại và giải phóng chính mình Nhưng cá nhân con người lại không

thể tồn tại ngoài các mối quan hệ xã hội, ngoài sự chế ước của pháp luật vàNhà nước Đặc biệt, con người không thể thực hiện các quyền và tự do của cánhân mà lại không tôn trọng quyền và tự do của người khác Giữa các cá nhân,

khi tồn tại trong môi trường cộng đồng đã hình thành một quan hệ có tính

lôgíc, theo đó quyền của cá nhân này bị chế ước bởi quyền của cá nhân kháccũng như của tổ chức và Nhà nước nhất định

Montesquieu, nhà tư tưởng lỗi lạc của thời kỳ khai sáng đã từng tuyên

bố chân lý "tự do có nghĩa là có thể làm tất cả những gì mà không gây hại chongười khác" Sau này, tư tưởng của Montesquieu đã được cụ thể hóa trong

Điều 4 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Cộng hòa Pháp:

"Tự do bao gồm quyền có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác

Như vậy, việc thực hành các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạntrong việc bảo đảm cho các thành viên của xã hội được hưởng các quyền đó

Các giới hạn này chỉ có thể do luật pháp quy định" [69]

Trang 13

tự nhiên của người khác, là không được vượt qua khỏi những khuôn khổ quy

định và cho phép của pháp luật.

Tính hiện thực trong các quyền của cá nhân là ở chỗ, không ai có thể có

tự do đích thực trong hành động khi quyền tự do ấy lại không phải là kết quả được rút ra từ trong những mối quan hệ xã hội, từ trong sự tương tác, quy định và

làm nên nhau giữa các cá nhân Để có sự hiện thực đối với quyền của mỗi cánhân trong một xã hội có tổ chức, thì quyền của từng cá nhân phải luôn gắn vớitrách nhiệm và nghĩa vụ xã hội của chính người đó Khuôn khổ tự do và việc

hưởng cũng như thực hiện quyền của mỗi cá nhân được giới hạn bởi một hành

lang pháp lý để cá nhân vừa có thể thực hiện những hoạt động thỏa mãn nhu cầu

của mình, vừa không xâm phạm đến lợi ích của người khác, lợi ích của quốc gia

Điểm lại sự phát triển của lịch sử quyền con người trong xã hội để thấyrằng, các quyền của mỗi con người là sự kết tỉnh của các mối quan hệ xã hội giữa

người với người Đối với các mối quan hệ đó, Nhà nước và pháp luật đóng vai trò

trung gian trong việc điều chỉnh, để cho tất cả các chủ thể khi tham gia vào quá

trình hoạt động vì mục đích cá nhân có tự do, đồng thời hạn chế các hành vi tiếm

quyền hay lạm dụng, vi phạm quyền; từ đó bảo đảm "sự phát triển tự do của mỗingười là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [42, tr 628]

Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận và phương diện

pháp lý, vì đi đôi với việc thực hiện các quyền của từng cá nhân luôn tiém ẩnnguy cơ gây ảnh hưởng, tổn thất, nhất là gay thiệt hại cho người khác

Những điều này cho thấy một thực tế, nếu việc hưởng và thực hiện

quyền tự do của cá nhân con người là nhu cầu khách quan thì sự tồn tại của

kha năng xâm phạm quyền va gây thiệt hại cho người khác cũng luôn là khả

năng có tính khách quan Vì thế, vấn đề thiệt hại và BTTH tất yếu được đặt ra trong khoa học pháp lý cũng như trong hệ thống pháp luật ở từng quốc gia.

Trang 14

chỉ nhìn nhận thiệt hại theo nghĩa là một trong số căn cứ để xác định trách

nhiệm dân sự (TNDS) về bồi thường Lam rõ về mặt lý luận cũng như về nội

dung pháp lý của thiệt hại và BTTH sé là cơ sở làm sáng tỏ yêu cầu của việc

đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dan, tổ chức, Nhà nước, gópphần ngăn ngừa, loại bỏ, khắc phục thiệt hại cho con người từ những hoạtđộng của các cá nhân, tổ chức hoặc từ chính hoạt động của Nhà nước

Nhìn từ góc độ chính trị, thiệt hại thường là mặt trái của nhu cầu lợi ích

xã hội Ảnh hưởng bởi thiệt hại có thể rất nặng nề, vì nó không chỉ là sự mất mát,

thiếu hụt về vật chất, không chỉ động chạm đến quyền của cá nhân hay tổ chức

mà trong nhiều trường hợp, nó còn ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường

của xã hội, đặc biệt khi chủ thể gây thiệt hại lại là các cơ quan công quyền

Sức mạnh của một Nhà nước được khẳng định trước hết bằng việc bảođảm và chăm lo đến lợi ích của công dân và của toàn xã hội Vậy, điều gì sẽxảy ra khi bản thân người có nghĩa vụ phải chăm lo quyền lợi cho người dân

sống trong xã hội lại có hành động gây thiệt hại cho chính những người cần

được bảo vệ đó Vì vậy, nếu chỉ xét vấn đề thiệt hại qua lăng kính của mối quan

hệ pháp luật dân sự thì yêu cầu một sự phát triển tiến bộ của xã hội dân chủ,

văn minh đặt ra cho Nhà nước sẽ không được đề cao, nghĩa vụ của Nhà nước đốivới công dân không được bảo đảm thực hiện Nghiên cứu khía cạnh chính trị của

vấn đề thiệt hại là trên cơ sở coi "chính trị là biểu hiện của những lợi ích căn

bản giữa các giai cấp va của quan hệ lẫn nhau giữa các giai cấp đó" [34, tr 62]

và muốn nhận thức rõ vai trò tích cực của chính trị thì phải thấy rằng "nếukhông có chính trị đúng, thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ vữngđược nền thống trị của mình và do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ kinh tế

của mình" [34, tr 62-63] Cho nên, nghiên cứu vấn đề thiệt hại không phải chi

xét đến sự kiện xảy ra đơn lẻ từ các vụ việc cụ thể phát sinh hàng ngày trong

Trang 15

các hoạt động xã hội, mà phải quan niệm rằng, đằng sau thiệt hại và vấn đề

giải quyết, khắc phục hậu quả của thiệt hại là cả vấn đề chính sách, pháp luậtnhà nước, quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, là vấn đề quản lý của Nhà

nước và của các cấp chính quyền Có như vậy, việc giải quyết vấn đề thiệt hại

và BTTH mới dần đi đến mục đích ngăn chặn, loại bỏ nguyên nhân gây ra thiệt

hại, góp phần ổn định và giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, để

tạo lòng tin thực sự của nhân dân đối với kỷ cương, pháp luật của Nhà nước.

Từ góc độ kinh tế - xã hội, thiệt hại đang trở thành vấn đề có tính thời

sự Khó có thể tổng kết được các giá trị vật chất và tinh thần bị mất đi do thiệt

hại xảy ra bởi các nguyên nhân khách quan hay từ các nguồn hoạt động khác

nhau của cá nhân, tổ chức, Nhà nước Không những thế, chi phí khắc phục hậu

quả của thiệt hại lớn không kém gì các giá trị vật chất và tinh thần đã mất,

chưa kể nhiều khi tốn kém to lớn nhưng vẫn không bù đắp được các tổn thất

mà nền kinh tế - xã hội phải gánh chịu

Đối với xã hội, sự hiện hữu của vấn đề thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại gây

ra bởi hoạt động của các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức luôn gây tác động tiêu cực, gây bănkhoăn, lo lắng, thậm chí gây bức xúc, xáo trộn trong nhân dân và dư luận xã

hội Ở góc độ chính tri, kinh tế - xã hội, thiệt hại không còn là sự cố luôn có

khả năng xảy ra (mặc dù khả năng đó là tất yếu) mà phải đánh giá nó và các hậu

quả kèm theo nó là vấn đề cần có sự quan tâm chung của toàn xã hội

Từ góc độ pháp luật, vấn đề thiệt hại là giải quyết trực diện các quan

hệ giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại theo các tiêu chí, khuôn khổ nhấtđịnh Nguyên tắc pháp luật chung của việc giải quyết vấn đề thiệt hại thể hiện

ở chỗ, bất luận thiệt hại do nguyên nhân nào, nhưng một chủ thể trong hoạtđộng của mình mà gây thiệt hại cho chủ thể khác, nhất là lại có lỗi khi gây

thiệt hại thì đều phải bồi thường Đây là nghĩa vụ trước hết xuất phát từ lẽcông bang, tồn tai trong quy định của hệ thống pháp luật quốc gia cũng như

Trang 16

luật pháp quốc tế Hơn nữa, sự chế ước quyền của một cá nhân bởi những

quyền và lợi ích của cá nhân khác một mặt loại bỏ sự tuyệt đối hóa quyền tu

do của cá nhân, mặt khác xác định trách nhiệm của cá nhân đối với hoạt động của chính mình và trước quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người Trách

nhiệm và nghĩa vụ xác định này không thể do các chủ thể tùy ý thỏa thuận Nó

phải được quy định trong các chế định pháp luật quốc gia cụ thể

* Khái niệm thiệt hai

Theo nghĩa thông thường, thiệt hại là "mất mát, hư hỏng nặng nề về người va của" [8§2, tr 1571].

Theo các quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia,” thiệt hại là tổnthất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được

pháp luật bao vệ” [63, tr 118] Nội hàm của khái niệm thiệt hai này hướng

đến việc quan niệm về thiệt hại và giải quyết các vấn đề phát sinh từ thiệt hại

trên cơ sở quan hệ pháp luật dân sự, phù hợp với nội dung và bản chất pháp lý

của vấn đề thiệt hại Thông thường, thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt lợi íchvật chất hay tinh thần của một chủ thể do có sự kiện gây thiệt hại của một chủthể khác Dấu hiệu thiệt hại được nhận biết bằng sự tổn thất những lợi ích vậtchất hay tinh thần cụ thể, liên quan đến các đối tượng mà hành vi gây thiệt hạixâm hai tới như tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm của

cá nhân hoặc tài sản, uy tín của tổ chức

Trong luật La Mã, các luật gia cho rằng có hai thành phần để tạo nên

khát niệm thiệt hai:

- Dammun enrgens tức thiệt hại thực, là sự mất đi của một bộ phận tài

sản cụ thé;

- Luerum cessans tức bỏ mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể có

nếu hoàn cảnh diễn ra bình thường (thiệt hại phái sinh).

Cách quan niệm truyền thống về thiệt hại của luật La Mã vẫn được

gift lại trong quy định của pháp luật dân sự các nước, vì trong khái niệm thiệt

Trang 17

hai của luật pháp hiện dai hay trong luật cổ thì cốt lõi của thiệt hại vẫn là tổn

thất có liên quan đến tài sản - loại thiệt hại có thể và có cơ sở để xác định

Điều 1149 Luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp quy định: "Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền gồm những khoản mà họ mất và mức lợi

ma họ không được hưởng" [9, tr 315] Hiện nay, quan niệm thiệt hại được phát

triển thêm với nội dung mới là thiệt hại tinh thần, như quy định của Điều 310

BLDS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "1 Trách nhiệm BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vat chất và trách nhiệm BTTH về tinh thần".

Như vậy, nhìn từ góc độ nào (khoa học pháp lý hay quy định pháp luật) thì thiệt hại cũng thường gồm:

+ Thiệt hại vật chất

Thiệt hại vật chất là thiệt hại về tài sản (tài sản bị mất, bị hủy hoại, bị

hư hỏng) và chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng hoa lợi,

lợi tức không thu được mà đáng ra phải thu được.

Về pháp lý, thiệt hại vật chất vừa động chạm đến tài sản hữu hình - thiệthại trực tiếp (là vật và lợi ích vật chất khác thuộc quyền của chủ thể) như vật có

thực, tiền và các giấy tờ có giá trị bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu,chứng từ tiền gửi, phương tiện thanh toán và quyền, nghĩa vụ tài sản và tài sản

vô hình (đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ); đồng thời vừa xâm hại các lợi ích khác - thiệt hại gián tiếp (lợi tức, hoa lợi tính được thành tiền) Thiệt hại vật

chất bao hàm nhiều vấn đề, chẳng hạn như vấn đề về tài sản

Tài sản được thể hiện đưới nhiều dạng khác nhau: thu nhập hợp pháp,

của cải để đành, tư liệu sinh hoạt, nhà ở Giải quyết BTTH về tài sản thực tế

là giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể gây thiệt hại với người bị thiệt hại, giữa

người có nghĩa vụ khắc phục hậu quả xảy ra đối với người có quyền yêu cầu

theo quan hệ nghĩa vụ dân sự, qua đó ổn định và lập lại trật tự quan hệ đã bịphá vỡ Việc giải quyết đó không chỉ căn cứ duy nhất vào đặc điểm của tài sản

mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác nhằm làm rõ mối quan hệ giữa người

Trang 18

bị thiệt hại với tài sản của họ (là đối tượng bị hành vị gây thiệt hại tác động

vào), đó là dấu hiệu về quyền đối với tài sản Về pháp lý, một người có thể xác

lập quyền đối với tài sản thông qua quyền sở hữu.

Theo quan niệm phổ thông, người có quyền sở hữu là người có được một

tài sản là của riêng mình và toàn quyền định đoạt tài sản đó Trong luật La

Mã, "quyền sở hữu là một dạng vật quyền, là quyền tuyệt đối trong đó người có

quyền có thể thực hiện quyền thông qua hành vi của mình không phụ thuộc

vào hành vi của người khác” [66, tr 76] Chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năngđối với tài sản như: quyền sử dung vat (jus utendi), quyền thu nhập thành quả

và lợi nhuận (jus freuendi), quyền định đoạt số phận của vật đó (jus abutendi),quyền chiếm hữu vat (jus possidendi) và quyền đòi lại vật (jus vidieandi) Cácquyền năng này của sở hữu chủ theo luật La Mã sau này được luật thực định

của các nước quy định thành quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản như

trong Điều 173 BLDS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995:

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và

quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba

quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.Quyền sở hữu tài sản là quyền được pháp luật bảo vệ Nhưng trong thực

tế, chủ sở hữu không phải là người duy nhất có quyền đối với tài sản của mình.Trong trường hợp tài sản được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác hoặc do

pháp luật quy định thì ngoài chủ sở hữu ra, người có tài sản do được chủ sở hữu

ủy quyền quản lý tài sản, do thông qua giao dịch dân sự cũng có quyền đối vớitài sản (như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng) Vì vậy, khi thiệt hại xảy ra,người bị xâm hại là người đang chiếm hữu hoặc đang sử dụng tài sản đó

+ Thiệt hại tỉnh thần

Trong cuộc sống, sự tồn tại của yếu tố tỉnh thần nhằm toát lên "toàn bộ

hoạt động nội tâm của con người nói chung (như ý nghĩ, tinh cam )" [82, tr 1648]

Trang 19

Hoạt động này chi phối va ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của conngười, làm nên giá tri tinh thần qua phạm trù danh dự, uy tín, nhân cách, phẩm

giá của một con người hoặc danh dự, uy tín của tổ chức Đời sống nội tâm làmột trong hai mặt không thể thiếu cho sự tồn tại của mỗi cá nhân Trong hoạt

động xã hội, sự tồn tại của mặt thứ hai này trong cuộc sống con người cũng luôn

bị đc dọa bởi khả năng gây thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,

nhân phẩm của con người bị xâm phạm

Thiét hai tinh thần theo quy định của pháp luật Việt Nam là thiệt hại

về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân.Thiệt hại tinh thần trong quan niệm pháp lý của luật châu Âu và luật Anh -

Mỹ là loại thiệt hại không được biểu đạt bằng việc mất tài sản, hay vật hoặccác quyền định giá được bằng tiền Khác với thiệt hại vật chất mà việc xác định

thiệt hại không phải là khó khăn đặc biệt, thiệt hai tinh thần là thiệt hại đối với

cuộc sống tâm linh của con người mà theo học thuyết pháp lý của Pháp gọi là thiệt hại đối với "thành phần tinh cảm, tình thương yêu của sản nghiệp tinh

than" Vì thế, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung cho moi cá nhân

Trước đây, trong luật La Mã cổ chưa từng biết đến loại thiệt hại này

Hiện nay, luật pháp của nhiều quốc gia đã đề cập đến thiệt hai tinh thần

BLDS Nhật Bản quy định: "Một người chịu trách nhiệm về thiệt hại theo quyđịnh của Điều 709 phải bồi thường kể cả thiệt hại phi vật chất, bất kể thiệt hại

như vậy xảy ra đối với quyền lợi, uy tín hoặc tài sản của người khác" [8]

Hoặc như BLDS Cộng hòa Liên bang Đức quy định:

1 Trong trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe

cũng như trong trường hợp bị phạt tù giam thì người bị thiệt hại

cũng có quyền yêu cầu bồi thường bằng tiền đối với những thiệt hạikhông mang tính tài sản

2 Người phụ nữ có quyền yêu cầu tương tự, nếu người này bị

thiệt hại trong các trường hợp vi phạm đạo đức nghiêm trọng, hoặc

Trang 20

bị cưỡng bức quan hệ tình dục ngoài hôn nhân bằng âm mưu thâm

độc, bị đe dọa hoặc lạm dụng mối quan hệ phụ thuộc [7].

Ở Việt Nam, trước khi có BLDS, trong Thông tư số 173 của UBTP/TANDTC

ngày 23/3/1972 đã đề cập đến khái niệm thiệt hai tinh thần, song thực tiễn thì

ý kiến còn trái ngược nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng, thiệt hại tỉnh thầnkhông thể bồi thường vì mạng người, tình cảm con người là vô giá Quan điểmthứ hai lý giải những thiệt hại, kể cả vật chất lẫn tinh thần đều phải bồi

thường, vì mọi tính toán chỉ mang tính chất tương đối Sự tính toán chỉ là đến

mức sát thực tế nhất, vì thế mọi thiệt hại đều phải được bồi thường nhằm khắc

phục hậu quả của việc gây hại.

Sau khi BLDS Việt Nam 1995 có hiệu lực, thiệt hại tinh thần đã được

quy định bằng điều khoản cụ thể: "Người gây thiệt hại về tinh thần cho ngườikhác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của

người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công

khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hai" [6].

Quy định của pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam cho thấy,

một đặc điểm của thiệt hại tinh thần, đó là sự không định lượng được mức độtổn thất Thực tế này không phải do trình độ lập pháp và khoa học pháp lýchưa giải quyết được mà vì đặc tinh của thiệt hại tinh thần thường gắn vớidanh dự, uy tín, tình cảm của con người Nó thuộc về ý thức của con người,

mang tính chủ quan nên khó xác định hay tính toán một cách chính xác Nhưng

đa số các nhà lý luận pháp lý đều thống nhất coi thiệt hai tinh thần là thiệt haigây ra đối với tâm trạng con người và thể hiện bằng việc con người phải chịunhững đau đớn và lo lắng về tỉnh thần

Hình thức thể hiện của thiệt hai tinh thần tương đối đa dạng, có thể làđau đớn do thương tích, đau khổ về tinh thần do mất người thân (cha, mẹ, vợ,chồng, con ) hoặc là nỗi khổ tâm khi không thể tham gia vào hoạt động xãhội vì bị cách ly khỏi xã hội hay không thể hòa nhập được vào đời sống cộng

Trang 21

đồng nữa (như bị mù, bị liệt ); khổ tâm khi bị xâm hại đến những điều sâu kin

hoặc bị cộng đồng xã hội xa lánh khi bị tù, giam Những thiệt hai tinh thần đáng

kể này thường là hậu quả của những vụ án có oan, sai mà đương sự là người

phải gánh chịu Thiệt hại tinh than còn là các trường hợp khác nữa như tác gia

một công trình hay tác phẩm bị người khác sử dụng để nhạo báng, bôi nhọ, v.v

Cũng như thiệt hại vật chất, thiệt hại tỉnh thần thể hiện rõ tính xã hội

Nó liên quan đến cái gọi là "thành phần xã hội của sản nghiệp tinh than" bao

gồm danh dự, uy tín, tên tuổi, nhân phẩm nói chung đó là các tổn hại về

quyền và lợi ích liên quan đến nhân thân của con người vốn có tầm quan trọng

trong việc tạo lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân và cộngđồng Cho đến nay, thực tiễn lập pháp và xét xử hiện đại đã thừa nhận thiệt hại

tinh than cần phải được bồi thường, nếu có yêu cầu Cái khó trong xác định

thiệt hại về tỉnh thần là ở chỗ, căn cứ vào các tiêu chí nào để định lượng (vật

chất hóa) loại thiệt hại này Cơ sở giải quyết BTTH tinh thần là sự "bù đắp”

một phần hay toàn bộ thiệt hại đã xảy ra.

Mặc dù rất khó xác định tính chất, mức độ của thiệt hại tinh thần, nhưngviệc BTTH tinh thần bằng một khoản tiền nào đó có tác dụng tích cực nhấtđịnh cho sự phục hồi trạng thái tinh thần bình thường của người bị thiệt hại

Trách nhiệm BTTH tinh thần mà người gây thiệt hại phải gánh chịu có tinh chất

như một chế tài, vì sẽ không công bằng nếu một người có lỗi khi thực hiện một

hành vi gây thiệt hại cho người khác mà lại không bị trừng phạt Có áp dụng

như vậy thì mới đảm bảo nguyên tắc công bằng và góp phần gìn giữ những

tình cảm, truyền thống đạo đức tốt đẹp

Việc xem xét một cách tổng thể thiệt hại còn có thể dựa trên nhữngtiêu chí khác để xác định thiệt hại, như dựa vào đối tượng mà hành vi gây thiệthại tác động đến thì có thể xảy ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tínhmạng, danh du, uy tín, nhân phẩm Với những thiệt hại này, vấn đề bồi thường

thiệt hại là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng của pháp luật dân sự

Trang 22

1.1.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ

quan tiến hành tô tụng gây ra

* Khái niệm BITH

Trong Dai từ điển tiếng Việt, bồi thường là "dén bù những tổn thất đã

gây ra” [82, tr 191] Trong đời sống xã hội và pháp luật, việc giải quyết đền

bù những tổn thất gây ra chủ yếu thông qua mối quan hệ pháp luật dân sự.

Nhìn lại lịch sử phát triển của chế định BTTH, có thể thấy rằng, BTTH là một

dang nghĩa vu dân sự, gọi là nghĩa vụ phát sinh do gây thiệt hại Trong pháp

luật và luật tục La Mã, nghĩa vụ này phát triển theo hướng, từ bát đầu là sự trả

thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người gây thiệt hại, do người bị thiệt hại

và những người thân của người bị hại áp dụng, rồi dan chuyển sang hình thức

phạt tài sản, phạt tiền hay còn gọi là chế độ thục kim, có lợi cho người bị thiệt

hại Lúc đầu, việc phạt tài sản do người bị hại quy định với tính chất là sự

cưỡng chế cá nhân, sau dần đến phạt tiền BTTH do Pháp quan thay mặt Nhà

nước áp dụng theo quy định và trình tự tố tụng nhất định.

Điều kiện để phát sinh nghĩa vụ bồi thường trong hệ thống luật La Mã

là có thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hai, vi phạm quyền lợi của người khác Giải quyết nghĩa vụ này do Tòa án quyết định và

thường là không căn cứ vào thiệt hại thực tế Số tiền có tính chất như là mộtkhoản tiền phạt có tính chất hình sự do Tòa án quyết định

và Bộ luật Gia Long (triều Nguyễn) Điều 591 Bộ luật Hồng Đức ghi: "Người

đòi nợ không trình quan mà tự ý bắt đồ đạc, của cải của người mắc nợ, nếu

quá số tiền trong văn tự thì xử phạt 80 trượng, tính những của cải ấy trả cho

Trang 23

người có nợ, còn thừa thi trả cho người mắc no" [13] Quy định này chứng tỏ,

Bộ luật Hồng Đức cho phép bat đồ đạc để trừ nợ nếu việc trừ nợ không vượtquá số tiền cho vay Tương tự, Điều 134 của Bộ luật Gia Long cũng cấm cácchủ nợ không được tự tiện bắt gia súc hay tài sản của con nợ và không được

bat thân nhân của con nợ làm nô tì Người gây thiệt hại có thể nộp mot số tiềnchuộc để tránh sự trả thù [10]

Nghiên cứu hai bộ luật thời kỳ phong kiến của Việt Nam cho thấy, quy

định về tiền bồi thường trong Bộ luật Hồng Đức kèm theo tính chất hình phạt

Ví dụ, Điều 29 ghi rõ: Tiền đền mạng ấn định tùy theo phẩm trật của kẻ bịchết, cụ thể:

- Nhất phẩm, tòng nhất phẩm được phạt đến 15.000 quan;

- Nhị phẩm, tòng nhị phẩm phạt đến 9.000 quan;

- Tòng tam phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan cứ như vậy cho đến thấp

nhất là thứ dân trở xuống là 150 quan.

BTTH có thé là việc khắc phục những hậu quả do hành vi gây thiệt hại

trái pháp luật Trường hợp kẻ vi phạm đánh người gây thương tích thì ngoài

phải chịu hình phạt đánh roi, còn phải bồi thường cho nạn nhân như sau:

Sung phù thì đền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy ngón

tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan, nếu là đọa

thai chưa thành thì 30 quan, đã thành hình thì 50 quan, gay một chân, mội tay,

mù một mắt thì 50 quan, đứt lưỡi, hỏng âm, dương vật thì 100 quan, với ngườiquyền quý thì xử khác [13]

So với Bộ luật Hồng Đức, thì quy định về bồi thường của Bộ luật Gia

Long có khác Điều 201 Luật Gia Long có quy định về tiền bồi thường cho giađình nạn nhân trong trường hợp tội giết người, tiền chuộc để giao cho gia đình

nạn nhân lo chôn cất Qua một số quy định đã dẫn từ hai bộ luật cho thấy,

trong pháp luật phong kiến Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng "trách nhiệm

Trang 24

dân sự" va "trách nhiệm hình su" Nhưng qua quá trình phát triển, chế địnhBTTH đã hình thành, phát triển và tồn tại trong quy định của pháp luật dân sựViệt Nam Chẳng hạn, Điều 609 BLDS Việt Nam quy định: “Người nào do lôi

cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,

tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy

tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi

thường” Hoặc như trong Luật Dân sự Cộng hòa Pháp, BTTH được quy định:

“Bát cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hai cho người khác, thì người

đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải BITH" [9, tr 365]

Nhu vậy, về pháp lý, BTTH là: "Hình thức trách nhiệm dan sự nhằm

buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù dap,đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất tinh thần cho bên bị thiệt hai" [63, tr 31]

Có nhiều hình thức pháp lý theo quy định của pháp luật để buộc chủthể gây thiệt hại thực hiện nghĩa vụ bồi thường và nghĩa vụ này bao hàm cả

nghĩa của trách nhiệm pháp lý dân sự Ý nghĩa TNDS của việc BTTH xuất phát

từ bản chất của quan hệ pháp luật dân sự vốn là quan hệ tài sản và quan hệ nhân

thân có liên quan đến tài sản nên một trong những đặc điểm của TNDS trước hết

là trách nhiệm mang tính chất tài sản, thể hiện ở việc chủ thể có vi phạm phápluật gây thiệt hại cho người khác thì Tòa án sẽ buộc bên vi phạm phải bồithường bằng chính tài sản của mình Như vậy, TNDS ngoài nghĩa "!à việc bắt

buộc phải sửa chữa một thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng nghĩa vu dân sự” [54, tr 70-71] còn là việc buộc chủ thể có nghĩa vuphải gánh chịu hậu quả bất lợi về những việc đã gây ra Sự buộc gánh chịu nàythể hiện cách phản ứng của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật

đã gây ra hậu quả xấu Sự phản ứng đó tạo điều kiện tích cực cho quan hệ xã

hội phát triển, góp phần phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật

Xác định TNDS của chủ thể trong quan hệ BTTH là yêu cầu cần thiết

vì đây là trách nhiệm của một chủ thể trước một chủ thể có liên quan về những

Trang 25

nghĩa vụ mà giữa họ hoặc đã có sự cam kết (nghĩa vụ theo hợp đồng), hoặc đã được pháp luật quy định (nghĩa vụ ngoài hợp đồng) Nhưng trên thực tế, nếu khi thực hiện trách nhiệm này mà không có sự tác động bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước thì cũng khó có hiệu quả Vì vậy, bên cạnh trách nhiệm có

ý nghĩa là những nghĩa vụ mà các chủ thể đã xác định đối với nhau, còn có

một phương tiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

trong quan hệ dân sự không bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật là

trách nhiệm BTTH nhằm “buộc bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện đúng

những nghĩa vụ hoặc phải BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ cua mình gây ra cho phía bên kia” [62, tr 42] Lưu ý rằng, xác định TNDS bởi hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại phải tương xứng với tính chất, hậu quả của sự vi phạm.

Với cách xác định như vậy, BTTH có những đặc điểm sau:

Là quan hệ pháp luật dân sự dưới dang quan hệ về nghĩa vụ dân sự,

BTTH có đặc thù thể hiện rõ ở sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa bên gây thiệt

hại và bên bị thiệt hại Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết thông quaviệc BTTH, vì bản thân quá trình này có đặc điểm là để khắc phục hậu quảxấu đã gây ra đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín

của cá nhân, hoặc tài sản, danh dự, uy tín của tổ chức Trong các quy định của

điều luật đều xác định phương thức, biện pháp khắc phục hậu quả của thiệt hại

xảy ra Nội dung khắc phục được thực hiện thông qua việc đền bù những hưhỏng, mất mát về vật chất hoặc đau đớn, mất mát về tinh thần trong các trường

hợp thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm

Đặc điểm thứ nhất của BTTH là khắc phục hậu quả chỉ có ý nghĩa khi

việc bồi thường đó do chính người đã có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

thực hiện với tính chất một TNDS vì quyền lợi của chính người có quyền lợi bị

xâm phạm Can phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ việc gây thiệt hai trái pháp luật

khác cơ bản so với nhiều nghĩa vụ dân sự khác ở chỗ: nghĩa vụ này không

Trang 26

được dịch chuyển theo quan hệ pháp luật về thừa kế Người thừa kế của người

có hành vi trái pháp luật không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường (nhân danh

người này) từ các hành vi vi phạm của người để lại thừa kế Tức là, khi chủ thể

có nghĩa vụ bồi thường hoặc chủ thể có quyền yêu câu bồi thường chết thì

quyền hay nghĩa vụ đối với tài sản của những người thừa kế của người đã chết

vẫn đảm bảo được thực hiện Nhưng sự thực hiện này không phải trên cơ sở quan hệ giải quyết BITH giữa người có nghĩa vụ bồi thường với người có

quyền yêu cầu đòi bồi thường mà trên cơ sở của quan hệ thừa kế tài sản hayquyền đối với tài sản giữa những người được hưởng thừa kế với nhau

Đặc điểm thứ hai của BTTH là sự bù đắp tổn thất, mất mát về vật chấthoặc tinh thần Sở dĩ việc BTTH có nghĩa là một sự bù đắp tổn thất về tài sản,sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm vì không phải trường hợpthiệt hại nào cũng có thể xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhất là thiệt hại

về tinh thần Trong nhiều trường hợp, sự bù đắp có thể không tương xứng vớithiệt hại nhưng vẫn có ý nghĩa, vì nếu không xác định được chính xác thiệt hại

mà bỏ qua việc bồi thường thì có nghĩa là trật tự pháp luật đã bị xâm phạm,

quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức sẽ bị xâm hại và không được phápluật bảo vệ Với những tổn thất về tính thần, sự bù đắp của việc BTTH có ýnghĩa an ủi, chia sẻ nỗi đau đớn, mất mát mà người bị thiệt hại hoặc thân nhâncủa họ phải gánh chịu Và như vậy, sự bù đắp sẽ góp phần giúp cho người bịthiệt hại ổn định lại cuộc sống sau những gi đã phải chịu đựng D6 cũng là đạo

lý cần được gìn giữ thông qua sự điều chỉnh của pháp luật, và mang ý nghĩa

tinh thần của một sự bù đắp có tính vật chất, tài san

Hai đặc điểm cơ bản trên đây làm cho BTTH hoàn toàn mang tính chấtcủa quan hệ pháp luật dân sự Một chủ thể khi có hành vi xâm phạm đến tàisản hay tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, của cá nhân, tổ chức đều phảibồi thường, dù người gây thiệt hại là cá nhân, tổ chức hoặc là người có thẩm

quyền của các cơ quan nhà nước

Trang 27

* Khái niệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT (người

có thẩm quyền THTT) gây ra

Nghĩa vụ BTTH từ hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ

thể khác là nghĩa vụ pháp lý chung, không có ngoại lệ, được xác định đối với

mọi chủ thể

Sự tồn tại tất yếu của khả năng để xảy ra thiệt hại từ hoạt động của cá

nhân, tổ chức, Nhà nước đặt ra yêu cầu có sự quy định nghĩa vụ BTTH cho cácloại chủ thể khi tiến hành hoạt động của mình, nhất là khi có hành vi trái phápluật để xảy ra thiệt hại cho chủ thể khác Trên thực tế, tuy thiệt hại xảy ra có

cùng tính chất nhưng nếu do cơ quan công quyền, mà cụ thể là do cơ quan

THTT gây ra thì tổn thất bao giờ cũng nặng nề hơn về nhiều phương diện Chính

vì vậy, việc giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây

ra phải được đặc biệt quan tâm, chứ không thể xem xét và giải quyết như các

vụ BTTH dân sự thông thường.

Cơ quan THTT là co quan nhà nước hoạt động nhân danh quyền tư pháp Chức nang chủ yếu của cơ quan THTT là sử dụng công cụ pháp luật, áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định nhằm đấu tranh phòng, chống tội

phạm và giải quyết đúng đắn, kịp thời các tranh chấp xảy ra trong xã hội, bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ pháp luật

và pháp chế XHCN.

Hoạt động chức năng của cơ quan và người có thẩm quyền của cơ

quan THTT, tuy có nhiệm vu bảo vệ và thực hiện pháp luật, nhưng hoạt động nay

vẫn có thể trở thành tác nhân gây thiệt hại cho công dân từ các hành vi tố tụng

trái pháp luật Thiệt hại do cơ quan THTT gây ra và việc giải quyết bồi thường

này về bản chất phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự, tức được

nhìn nhận là một loại quan hệ pháp luật có tính chất dân sự, song không thuần túy là quan hệ dân sự thông thường Đây được xem là trường hợp BTTH có tính đặc thù của luật dân sự và chế định BTTH ngoài hợp đồng, bởi quan hệ giải

Trang 28

quyết bồi thường tuy là quan hệ có tính chất dân sự nhưng phát sinh giữa chủ

thể đặc biệt của luật dân sự là Nhà nước với công dân trong hoạt động tư pháp

Do đó, khác với BTTH dân sự thông thường, “BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra là trách nhiệm của Nhà nước phải khắc phục

hậu quả mà người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra do xâm phạmquyền tu pháp bằng cách bù đắp, dén bù những tổn thất về vật chất, tinh thần

và khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm cho công dán” BTTH do người có

thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra là bồi thường của Nhà nước cho công

dân bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng Việc bồi thường này không đơn thuần

chỉ là bù đắp, đền bù tổn thất vật chất hoặc tinh thần, mà một yêu cầu quan

trọng khác đặt ra trong các vụ xét giải quyết BTTH do người có thẩm quyềncủa cơ quan THTT gây ra là Nhà nước (cu thể là cơ quan THTT có hành vi

gây thiệt hại) phải có những biện pháp khôi phục kịp thời danh dự, uy tín cho công dân, nhất là đối với từng trường hợp bị oan, sai về hình sự.

Việc bồi thường này một mặt mang tính chất dân sự vì tổn thất mà người

có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra cho cá nhân, tổ chức trong hoạt động

điều tra, truy tố, xét xử thường là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại tinh thần do

danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc sức khỏe, tính mạng, tài sản cá nhân bị xâmphạm Về nguyên tắc, để kịp thời khắc phục hậu quả xảy ra, pháp luật buộc chủthể đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ đối với người bị thiệt hại Yêu cầu này chỉ có

thể đạt được khi việc BTTH đó được giải quyết trong khuôn khổ của trách nhiệm

pháp lý dân sự Song mặt khác, mac dù về hình thức, thiệt hại xảy ra là thiệt hại vật chất hoặc tinh thần như các thiệt hại dân sự thông thường, nhưng vì do người

có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra nên mức độ, diễn biến của tổn thất thực

tế trong nhiều trường hợp trở nên rất phức tạp, nếu không được kịp thời khắcphục bằng các giải pháp mang tính dân sự thì có thể còn dẫn đến việc phát sinh

nhiều vấn đề phức tạp, mà một trong số tác động tiêu cực của trường hợp thiệt hại

do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra đối với trật tự xã hội, đó là sự

Trang 29

xói mòn, giảm sút lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào nền pháp chế dân

chủ XHCN, vào công lý, công bang của pháp luật Các biện pháp khắc phục mangtính chất dân sự (BTTH) là giải pháp kịp thời để giảm đến mức thấp nhất tác độngtiêu cực mà hành vi gây thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây

ra Bên cạnh đó, sự đặc thù của BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT

gây ra xuất phát từ một điều kiện thực tế khác, đó là vì thiệt hại phát sinh trong

các giai đoạn, quá trình và hoạt động tố tụng phức tạp; một thiệt hại có thể do

nhiều nguyên nhân, nhiều người, nhiều cơ quan THTT khác nhau gây ra Thậm

chí thiệt hại có thể cùng do một loại cơ quan, nhưng theo thủ tục tố tụng khác

nhau thì diễn biến của thiệt hại trên thực tế lại khác nhau Vì vậy, việc đánh giá

mức độ thiệt hại, xác định phạm vi trách nhiệm và nội dung các thiệt hại được

bồi thường đặt trong điều kiện hoạt động của cơ quan THTT để giải quyết BTTHkhông thể chỉ dựa trên các quy định của Luật dân sự mà còn dựa trên quy phạmpháp luật áp dụng riêng cho trường hợp BTTH do người có thẩm quyền của cơquan THTT gây ra Điều này cho thấy, BTTH do người có thẩm quyền THTTgây ra, ngoài những đặc điểm của BTTH trong dân sự như sự bù đắp, sự đền bùtổn thất thực tế, còn có đặc điểm quan trọng khác thể hiện bản chất quyền tưpháp nhà nước, đó là để khẳng định tính đúng đắn, nghiêm minh, công bằng củapháp luật và tăng cường sự dân chủ của Nhà nước pháp quyền và pháp chếXHCN thông qua chính việc giải quyết bồi thường Đây là đặc điểm nói lên tínhđặc thù của BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra mà các cơ quan cũngnhư người có thẩm quyền THTT phải nhận thức và xác định rõ khi thực hiệntrách nhiệm BTTH cho công dân, nhất là đối với BTTH oan, sai về hình sự Điềukiện và xu thế phát triển của đất nước cũng như trên thế giới hiện nay đã khẳngđịnh, "nội dung chủ yếu của tư tưởng Nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò củapháp luật nhằm bảo vệ các giá trị xã hội lớn như tự do, công bằng, an toàn vàphát triển" [50, tr 32] Thực hiện đúng trách nhiệm của cơ quan THTT trongBTTH khi hoạt động của người có thẩm quyền THTT gây ra thiệt hai cho côngdân chính là hành động có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với công dân về việc

Trang 30

tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trước công dân Có thể nói, đặc điểm về sự

khẳng định tính pháp chế, tính dân chủ trong giải quyết BTTH do người có thẩm

quyền THTT gây ra sẽ là một trong những điểm quan trọng để lý giải đặc thù của

loại trách nhiệm này so với các trách nhiệm BTTH dân sự khác, như BTTH do người của pháp nhân gây ra hoặc do cá nhân gây ra.

1.2 TRÁCH NHIEM BOI THƯỜNG THIET HAI DO NGƯỜI CÓ THẤM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm địa vị pháp lý của cơ quan tiến hành tốtụng và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng

* Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của cơ quan THTT

Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước là hệ thống tổ

chức các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công phối

hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đó trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp Là bộ phận của quyền lực nhà nước, quyền tư pháp được trao chocác cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan THTT nói riêng để các cơ quan đó trực

tiếp thực thi quyền lực này Hoạt động của các cơ quan THTT chiếm một vị trí, vai trò rất quan trọng trong bộ máy nhà nước, bởi hoạt động đó phản ánh một

cách đầy đủ và sâu sắc bản chất của một nên công lý, biểu hiện tập trung củacác quyền tư pháp và thể hiện rõ nền tảng đạo đức xã hội XHCN Hoạt động

của cơ quan THTT là hoạt động có tính độc lập đặc thù, song không tách rời

chính trị Sự không tách rời chính trị của hoạt động tố tụng trên cơ sở xác định

"chính trị là sự tham gia vào những công việc của Nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước” [35, tr 404].

Hiện tại trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, “cơ quan THTT là cơ

quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án" [4T].Quy định của Nghị định 47/CP (3/5/1997) về cơ quan THTT căn cứ vào hoạt

động chức năng của cơ quan tư pháp Nhưng nếu xét từ khía cạnh của khoa học

Trang 31

tổ chức, khái niệm cơ quan tư pháp sẽ bao gồm nhiều cơ quan, nhiều tổ chức có

liên quan đến hoạt động tư pháp và cơ quan THTT chỉ là một loại trong số đó Nghia là, bên cạnh cơ quan THTT (với chức năng chính là giải quyết một vụ việc

cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng), trong hệ thống các cơ quan tư pháp

còn có cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hay cơ quan hoạt động

mang tính chất bổ trợ tư pháp như giám định, luật sư, công chứng

Vì vậy, quan niệm về co quan THTT như quy định của Nghị định 47/CP đã nêu thực chất mới chỉ có ý nghĩa là sự liệt kê danh sách các cơ quan

có chức năng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Tùy theo tính chất, nội dung

của vụ việc nảy sinh mà việc tham gia của từng cơ quan tố tụng cũng như vai

trò, chức năng của mỗi cơ quan đó sẽ khác nhau Để có khái niệm khoa học và

phù hợp về cơ quan THTT, phải thấy được các mối liên hệ bên ngoài cũng như

bên trong của các cơ quan THTT, chẳng hạn:

- Các mối liên hệ bên ngoài, như mối liên hệ giữa hệ thống cơ quanTHTT với hệ thống tư pháp, với các yếu tố chính tri - xã hội; với chính đối

tượng của nó là các vi phạm pháp luật và tội phạm;

- Các mối liên hệ bên trong của hệ thống cơ quan THTT được thể hiện

giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống và sự tương tác giữa các khâu tronghoạt động của hộ thống các cơ quan THTT Trong hệ thống này, Tòa án giữ vi

trí trung tâm, các cơ quan khác như cơ quan điều tra, cơ quan công tố gif vi trí

độc lập tương đối với Tòa án.

Bên cạnh đó, để hiểu được vị trí, vai trò và bản chất của quyền tư pháp theo nghĩa rộng (ở khía cạnh thể chế) là một trong số ba quyền lực (lập pháp,hành pháp, tư pháp) của Nhà nước và theo nghĩa hẹp là quyền chủ quan (củachủ thể quan hệ pháp luật tố tụng) của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử khigiải quyết vụ việc thì phải tiếp cận hệ thống cơ quan THTT từ nhiều góc độ.Chẳng hạn, coi cơ quan THTT (vốn là một loại cơ quan nằm trong hệ thống tưpháp) là một trong những yếu tố của hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội; là

Trang 32

-các khâu trong quá trình tố tụng dẫn đến xét xử và phán quyết của Tòa án; là

khâu quan trọng nằm trong hệ thống của cả quá trình áp dụng pháp luật từ

phía cơ quan quyền lực nhà nước.

Nhu vậy, “cơ quan THTT là cơ quan nhà nước, độc lập thực thi quyền

tư pháp trong giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng do luật định nhằm

bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức, Nhà nước" Tùy theo từng thủ tục tố tụng mà có những cơ quan

THTT khác nhau, ví dụ: cơ quan THTT trong xét xử hình sự gồm có cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Tòa án nhân dân (TAND) Cơquan THTT trong xét xử dân sự, hành chính, lao động gồm TAND vàVKSND Cụ thể, cơ quan THTT trong lĩnh vực hình sự bao gồm:

+ Cơ quan điều tra:

Theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự (1989), cơ quan điều tra gồm:

Cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân; cơ quan điều tra của lựclượng cảnh sát nhân dân; cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân; cơ quan

điều tra của VKSND Các cơ quan điều tra có nhiệm vụ phát hiện tội phạm,

khởi tố, điều tra thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án theo đúng quy định của

pháp luật tố tụng hình sự Hoạt động của cơ quan điều tra nhằm xác định tội

phạm và người thực hiện tội phạm, làm rõ những yếu tố liên quan đến việc

thực hiện tội phạm như nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tính chất tội phạm, mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra Từ đó phát hiện nhanh chóng, chính xác

tội phạm cũng như không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội trênnguyên tắc tôn trọng sự khách quan, đầy đủ, toàn điện để làm cơ sở cho việc

truy tố, xét xử Hoạt động của cơ quan điều tra giữ một vị trí quan trọng, vì

điều tra đúng là cơ sở đầu tiên để truy tố xét xử đúng và ngược lại, điều tra sai

có thể là tiền đề đưa đến những sai sót ngay từ đầu trong các hoạt động tố tụng

và dé dẫn đến việc truy tố, xét xu sai.

Trang 33

Với nhiệm vu và tính chất quan trong như vay, nên mọi hoạt động điều tra phải tuân theo pháp luật và chấp hành các nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự như: Tôn trọng và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, bảo đảm

pháp chế XHCN, bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền THTT, bảo đảm

quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và tôn trọng sự thật khách

quan của vụ án, dựng lại hiện trường, mô tả vụ án bằng ngôn ngữ, họa đồ, ảnhchụp (tức điều tra sự việc đã xảy ra chứ không phải sẽ xảy ra)

Nhìn chung, điều tra là để làm sáng tỏ mọi tình tiết có ý nghĩa đối

với vụ án, bởi vì "trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT Bi can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội" [13] Quá trình này nếu được tiến hành thiếu khách quan

hoặc có sự vi phạm thì hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức sẽ bị x4m phạm Vì thế, toàn bộ hoạt động điều tra đều đượcVKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khi tiến hành các hoạtđộng đó nhằm "bảo đảm hoạt động của cơ quan điều tra, của các cơ quankhác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, của đơn vị bộ đội

Biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm phải tuân thủ các quy

định của Bộ luật tố tụng hình sự" [71].

+ Viện kiểm sát:

Theo quy định của Luật tổ chức VKSND, VKSND các cấp là một trong

số cơ quan có thẩm quyền THTT Viện kiểm sát (VKS) tham gia trong cả quá

trình tố tụng với hai chức năng cơ bản là thực hiện quyền công tố và giám sát

việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình này.Điều 137 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến Pháp 1992) quy định:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phân bảo dam cho pháp luật

được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Trang 34

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các viện kiểm sátquân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tu pháp

trong phạm vi trách nhiệm do luật định [73].

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND thì hai chức

năng nổi bật của VKS là thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong các hoạt động tư pháp Quyền công tố là quyền Nhà nước giao

cho VKS thực hiện theo quy định của pháp luật Đó là quyền đại diện cho Nhà

nước để đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra trước cơ quan xét xử nhằm

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân Nội dung quyền công tố do VKS thực hiện là tổng hợp các

biện pháp pháp lý được tiến hành với sự liên kết chặt chẽ với nhau trong hoạt động của VKS Với nội dung này, thực hành quyền công tố của VKS vừa có

chức năng thay mặt Nhà nước cáo buộc, vừa có ý nghĩa là kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng (như tố tụng hình sự, tố tụng hành

chính ) Có thể nói, trong tố tụng hình sự, hoạt động của VKS thể hiện đầy

đủ hai chức năng: Thực hiện quyền công tố nhà nước và thực thi quyền kiểm

sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp Đối với các thủ tục tố

tụng khác thì chức năng chủ yếu của VKS là kiểm sát hoạt động tuân theo

pháp luật của các cơ quan tố tụng và các cơ quan tư pháp khác VKS tham gia

tố tụng dân sự, tố tụng hành chính với tư cách khởi tố vụ án theo quy định

của pháp luật Đối với cơ quan điều tra, VKS đại diện cho cơ quan nhà nước

cao nhất đánh giá căn cứ và tính hợp pháp của hoạt động điều tra, quyết định

có đưa vụ án ra xét xử ở Tòa án hay không Đối với Tòa án, không có một

công dân nào có thể bị đưa ra xét xử nếu không bị VKS truy tố

+ Tòa án

Với tư cách là một trong những chủ thể của các loại quan hệ pháp luật

tố tụng như tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, lao động Tòa án có vi trí pháp lý đặc biệt quan trọng trong hệ thống cơ quan THTT.

Trang 35

Khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự, Tòa án phải giải quyết những vấn đề cơ bản của vụ án như định tội danh và quyết định hình phạt đối với bị

cáo Việc xét xử diễn ra ở các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, Ở

từng cấp xét xử, vai trò của Tòa án không đơn giản là thực hiện quyền phán

quyết bằng việc dựa vào các căn cứ do cơ quan điều tra và VKS đưa ra để định

tội danh và quyết định hình phạt Tòa án có thẩm quyền tố tụng hình sự, thẩmquyền này thể hiện ở chỗ, chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết

định xem một người có phạm tội hay không Điều 10, Luật tố tụng hình sự đã

khẳng định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản

án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án" Vai trò của Tòa án thể hiện ở khía cạnh,

Tòa án với phán quyết của mình là nơi công lý, công bằng được thực hiện; là

nơi thực hiện sự giáo dục nghiêm khắc và sự răn đe đối với các hành vi vi phạm

pháp luật, góp phan làm cho pháp luật phải được thực hiện Về phương diện pháp

lý, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước để tuyên bố một

người đã phạm tội cùng mức hình phạt tương xứng để thể hiện sự nghiêm

minh của pháp luật va sự lên án của xã hội đối với các hành vi phạm tội.

Hoạt động của Tòa án là giai đoạn quyết định của quá trình tố tụng có vai trò quan trọng nhất trong việc định tội danh, quyết định hình phạt cho bị

cáo Nhưng Tòa án cũng là cơ quan chịu trách nhiệm về quyết định không

đúng trong các trường hợp oan, sai hoặc chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Riêng đối với cơ quan thi hành án, hiện có hai quan điểm khác nhau

về vị trí của cơ quan này có nam trong hệ thống cơ quan THTT hay không? Quan

điểm thứ nhất cho rằng, cơ quan thi hành án, ví dụ như cơ quan thi hành ándân sự là cơ quan THTT, bởi vì đó là cơ quan tổ chức việc thi hành án dân sự,thực hiện nhiệm vụ của tố tụng dân sự Quan điểm thứ hai không cho cơ quan

thi hành án là cơ quan THTT vì đây là cơ quan hành chính, được đặt trong hệ

thống cơ quan hành chính và hoạt động chủ yếu theo nguyên tắc của luật hànhchính Trong phạm vi luận án này, thi hành án là cơ quan thực thi quyền tư pháp

Trang 36

nhưng không bao hàm ý nghĩa của quyền xét xử vốn là quyền mang đặc trưng

bản chất của quyền tư pháp Đối với một số cơ quan thi hành án theo các thủ

tục tố tụng hình sự, dân sự, lao động, thì hoạt động của các cơ quan này lại có

sự độc lập nhất định đối với quá trình giải quyết vụ việc Vì vậy, cơ quan thi hành án không được xác định là cơ quan THTT mà chỉ là cơ quan tư pháp Hoạt động của cơ quan thi hành án có ý nghĩa kết thúc quá trình bảo vệ pháp

luật, công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước

Từ đây, đặt ra một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đối với hoạt độngchức năng của các cơ quan THTT là xử lý mối quan hệ giữa các co quan

THTT với nhau như thế nào Mac dù mỗi cơ quan THTT có vai trò khác nhau

trong từng giai đoạn tố tụng hoặc từng thủ tục tố tụng, nhưng về tổng thể, các

cơ quan THTT đều có một số đặc điểm về địa vị pháp lý như sau:

+ Đây là các cơ quan nhà nước được Nhà nước trao cho quyền hạn độc

lập thực thi quyền tư pháp Cũng như các cơ quan hành pháp, hoạt động của các

cơ quan THTT thực sự biểu hiện và "chuyển tải" quyền lực nhà nước vào đờisống xã hội, vì dù quyền lực của Nhà nước được thực hiện đầy đủ và đúng đắnqua hoạt động hành pháp, nhưng nếu không có sự "chuyển tải" hiệu quả quyền

luc nhà nước ấy qua các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan THTT nói rêng

thì đó sẽ là sự hạn chế không nhỏ, thậm chí còn làm suy giảm hiệu lực, hiệu quảcủa quyền lực nhà nước Điều này đồng nghĩa với việc nếu cơ quan THTT làmtốt chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ có tác động tích cực đối với hoạt động lậppháp, hành pháp và có ý nghĩa quyết định đối với việc củng cố và tăng cườngquyền lực nhà nước trong đời sống xã hội Các cơ quan THTT, thông qua hoạt

động của mình để trực tiếp thực hiện quyền tư pháp Nhà nước Khi đó, hoạt độngcủa cơ quan THTT trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân Chính vì vậy, tính công khai, dân chủ trong hoạt động tố tụng phải được thểhiện rõ nhất, yêu cầu công lý phải được đặt lên cao nhất Đây là đặc điểm quantrọng mang tính bản chất để phân biệt sự khác nhau về địa vị pháp lý giữa cơ

Trang 37

quan THTT so với các co quan nha nước khác Từ ban chất của quyền luc tư pháp là cơ sở cho hoạt động của từng cơ quan THTT (như đã nêu trên), mỗi cơ quan THTT đều có một địa vị pháp lý độc lập trong khi thực thi quyền tư pháp

nhà nước để giải quyết các vụ việc nảy sinh trong đời sống xã hội Đó là sự độc

lập giữa các cơ quan THTT với nhau, cũng như với các cơ quan nhà nước khác, như Tòa án khi xét xử độc lap với VKS, với cơ quan điều tra va chi tuân theo

pháp luật Chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định xem một

người có phạm tội hay không và đưa ra phán quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hợp pháp của công dân và cũng chỉ có Tòa án mới được Nhà nước giao

cho những quyền này Hoặc như đối với VKSND, do chức năng kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà

nước nên bất luận trong trường hợp nào cũng phải được tổ chức và hoạt động mộtcách độc lập để bảo đảm quyền năng ấy được thực hiện khách quan và có hiệu

quả Đảm bảo tính độc lập của cơ quan công tố (VKS) là vấn đề có tính thời sự

không chỉ ở Việt Nam Ngay tại Hội nghị lần thứ 8 của Liên Hợp Quốc (1990),

nhiều ý kiến của các nhà khoa học pháp lý cũng đã khẳng định "các công tố viên

phải được hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hoàn toàn tự do mà không

phải chịu bất cứ một sự đe dọa hay can thiệp nào” [80, tr 3 12].

Sự độc lập còn được duy trì ngay trong quan hệ của từng loại cơ quan

THTT, ví dụ như, nguyên tắc "khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ

tuân theo pháp luật" không phải là nguyên tắc áp dụng riêng ở cấp xét xử này

hay cấp xét xử khác mà là nguyên tắc áp dụng chung cho mọi Tòa án khi xét

xử ở các cấp khác nhau Mỗi Tòa án đều có sự độc lập trong hoạt động xét xử

và tương ứng với quyền độc lập ấy là việc phải độc lập chịu trách nhiệm vềcác phán quyết đưa ra tại tòa (như quy định của Điều 130 Hiến pháp 1992;

Điều 5 Luật tổ chức TAND)

Sự độc lập còn thể hiện ngay trong địa vị pháp lý của từng người cóthẩm quyền THTT, vì khác với công chức nhà nước khác, người có thẩm quyền

Trang 38

THTT trong hoạt động tố tụng vừa chịu sự tác động của quan hệ pháp luật hành chính, vừa chịu sự tác động của quan hệ pháp luật tố tụng Khi tiến hành

hoạt động tố tụng nhân danh quyền lực tư pháp thì về nguyên tắc, hoạt động

đó của người có thẩm quyền THTT phải độc lập với quyền lực hành chính của

cơ quan nhà nước để người có thẩm quyền THTT có đủ điều kiện thực thi

quyền lực tố tụng một cách công khai, đúng pháp luật

+ Nhưng sẽ là phiến diện và không đúng pháp luật khi cho rằng địa vị

pháp lý của cơ quan THTT có tính chất độc lập hoàn toàn với nhau và với các

cơ quan khác trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao Đây chỉ là sự độc lập

tương đối, vì đặc thù của hoạt động tố tụng là hoạt động phức tạp, bao gồm

nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ

và có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau Mặt khác, việc từng

cơ quan THTT được độc lập thực thi các quyền tư pháp cũng dễ dẫn đến tình

trạng lạm dụng để làm sai lệch, biến dạng quyền lực nhà nước, làm cho việcgiải quyết vụ việc có thể thiếu khách quan, vô tư, dẫn đến sự xâm phạm quyền

lợi hợp pháp của công dân Vì vậy, pháp luật quy định phải có sự phối hợp,chế ước giữa các cơ quan THTT Ví dụ, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,VKS nếu đồng ý với kết luận của cơ quan điều tra thì ra cáo trạng, còn không

đồng ý thì có quyền trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung Thậmchí, VKS có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án Tương tự, sự chế ước giữaTòa án và VKS thể hiện ở chỗ VKS khi tham gia tố tụng tại tòa không phải chỉ

để thực hiện chức nang công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân

theo pháp luật của hoạt động xét xử tại Tòa án.

Mối quan hệ phối hợp và chế ước nhau tồn tại hết sức khách quantrong quan hệ giữa các cơ quan THTT và đan xen nhau trong từng giai đoạn

cũng như trong suốt quá trình giải quyết vụ án Quan hệ đó tạo điều kiện hỗtrợ, thúc đẩy nhau nhằm đạt mục đích chung của tố tụng là tìm ra sự thật của

vụ việc để có phương án giải quyết đúng dan mà không để xảy ra tình trạng

Trang 39

loại trừ hoặc làm thay cho nhau Đặc điểm này về địa vị pháp lý của cơ quan

THTT có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định tính chất, phạm vi, mức độ

chịu trách nhiệm của từng cơ quan THTT cũng như từng người có thẩm quyền

THTT khi có sự kiện oan, sai xảy ra.

+ Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan THTT là bảo vệ pháp

luật và pháp chế XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,Nhà nước và cả xã hội Chức năng này thể hiện rõ thông qua nhiệm vụ cụ thể

là giải quyết đúng đắn các vụ việc phát sinh trong đời sống xã hội cũng nhưtrong thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức Việc giải quyết mỗi vụ

việc cụ thể phải tuân theo các thủ tục tố tụng nhất định và tương xứng với tính

chất của từng vụ việc, có thủ tục tố tụng riêng như tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, lao động Tùy thuộc vào tính chất của vụ việc trong thủ tục tố

tụng ấy mà sự tham gia của mỗi cơ quan tố tụng có vai trò không giống nhau

Trên bình diện chung, trong toàn bộ hệ thống cơ quan THTT, Tòa án giữ vai trò trung tâm của hoạt động tố tụng Quyết định của Tòa án là sự thay mặt và

nhân danh Nhà nước để phán quyết các tranh chấp dân sự, hành chính hay

quyết định việc một người có phạm tội hay không Phán quyết của Tòa án là

sự đánh giá kết quả của một quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng của cơquan điều tra, cơ quan công tố dé đưa ra quyết định cuối cùng mang day đủ

tính quyền lực nhà nước VỊ trí trung tâm của Tòa án được duy trì ở mọi thủtục tố tụng, từ tố tụng hình sự đến tố tụng dân sự, tố tụng hành chính Đối vớiviệc xét xử các vụ án về hình sự và dân sự, phán quyết của Tòa án trực tiếp

ảnh hưởng đến quyền lợi về vật chất, tinh than, thậm chí cả về tính mang củacông dân Kết quả xét xử của Tòa án là bản án xác định các quyền, TNDS của

công dân, pháp nhân trong vụ kiện dân sự hoặc xác định trách nhiệm hình sự

của cá nhân trong vụ án hình sự để định tội danh và khung hình phạt

Đối với hoạt động xét xử của Tòa án hành chính, kết quả xét xử của Tòa

án hành chính là phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hoặc hành vi hành

Trang 40

chính bị khiếu kiện Do đó, nội dung phán xét của Tòa án hành chính là quyết định việc hành vi hay quyết định hành chính đang bị khiếu kiện đúng hay sai, đã gây thiệt hại cho công dân chưa Một bản án sai của Tòa án hành chính đưa đến hậu quả gây thiệt hại trực tiếp cho công dân hoặc Nhà nước Đối với công dân, quyết định sai của Tòa án hành chính là sự hợp pháp hóa một quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân của cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức Quyết định sai của Tòa án hành chính luôn gây ra thiệt hại cho một trong hai bên hoặc cả hai bên đương sự (cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và công dân) Xác định trách nhiệm và giải quyết BTTH trong những trường hợp này không phải đơn giản, vì khác với quyết định, bản án của TAND, quyết

định, bản án của Tòa án hành chính về cơ bản có hiệu lực ngay sau khi tuyên án,

kể cả khi chờ kháng cáo, các bên vẫn phải thi hành Tất cả những điều này đều

phải được xem xét đến khi đặt vấn đề xác định trách nhiệm BTTH của những cơ

quan THTT có hành vi trái pháp luật x4m phạm lợi ích hợp pháp của công dân.

* Khái niệm, đặc điểm địa vị pháp lý của người có thẩm quyền của cơquan THTT (người có thẩm quyền THTT)

Về nguyên tắc, nói đến hoạt động của cơ quan THTT cũng tức là nói

đến hoạt động của những người có thẩm quyền của cơ quan đó, vì hoạt động

tư pháp đặc thù không chỉ ở mức độ và phạm vi điều chỉnh chi tiết của pháp

luật tố tụng mà còn ở địa vị cá nhân của các cán bộ tư pháp trong các hoạt

động đó Ngoại trừ việc xét xử tại phiên tòa mang tính tập thể, còn hầu hết cáchành vi tố tụng đều gắn với trách nhiệm cá nhân của từng người có thẩmquyền THTT Trong điều kiện trình tự tố tụng được tiến hành qua nhiều giaiđoạn với sự tham gia của nhiều cơ quan tố tụng khác nhau nên nhiều người cóthẩm quyền THTT cùng tham gia vào các giai đoạn tố tụng đó, như Điều traviên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa Khi tham gia

THTT, mỗi người trong số họ đều có quyền năng tố tụng riêng, phù hợp vớinhiệm vụ, quyền hạn được giao

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w