Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

MỤC LỤC

KHAI NIEM THIET HAI VA BOI THUONG THIET HAI DO NGUOI CO THAM QUYEN CUA CO QUAN TIEN HANH TO TUNG GAY RA

Song mặt khác, mac dù về hình thức, thiệt hại xảy ra là thiệt hại vật chất hoặc tinh thần như các thiệt hại dân sự thông thường, nhưng vì do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra nên mức độ, diễn biến của tổn thất thực tế trong nhiều trường hợp trở nên rất phức tạp, nếu không được kịp thời khắc phục bằng các giải pháp mang tính dân sự thì có thể còn dẫn đến việc phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, mà một trong số tác động tiêu cực của trường hợp thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra đối với trật tự xã hội, đó là sự. Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước, có thể thấy hiện nay, mô hình cơ quan được coi là cơ quan có nghĩa vụ gánh vác trách nhiệm BTTH gồm hai loại: một là loại cơ quan do Nhà nước thành lập có nghĩa vụ bồi thường chung (như quy định của pháp luật Thụy Sĩ) hoặc do VKS thực hiện (như. Hàn Quốc) và hai là cơ quan có hành vi xâm hại tức là cơ quan nơi công chức làm việc và đã có hành vi sử dụng quyền lực nhà nước trái pháp luật gây thiệt hại (như quy định của pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp, Việt Nam..).

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI Cể THẤM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ

Hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng phải hiểu theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, xuất phát từ chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà cơ quan THTT đảm nhiệm thì việc người có thẩm quyền THTT xử sự mâu thuẫn với quy định của pháp luật (khác hoặc trái pháp luật), gây thiệt hại cho công dân thì phải coi đó hành vi trái pháp luật và Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường. Quá trình thực thi quyền tư pháp, đặc biệt là quyền tư pháp hình sự xảy ra trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do hành vi thực tế có tính chất trái pháp luật mà người có thẩm quyền THTT thực hiện trong lúc thi hành công vụ, như sử dụng vũ khí, dụng cụ chuyên dùng trái pháp luật hay có hành vi mang tính chất bạo lực (tra tấn, bức cung, đánh đập), mà luật hình sự gọi là nhục hình.

THUC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN GIẢI QUYẾT BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI Cể THẤM QUYỀN CỦA

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI Cể THẤM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Khi giải quyết các vụ án cụ thể, các điều luật nêu trên mới chỉ mang tính nguyên tắc, mới định khung áp dụng chứ chưa cú sự định lượng rừ ràng và chưa cú văn bản hướng dẫn ỏp dụng cỏc điều luật đó hoặc nếu có thì lại chưa đầy đủ (ví dụ theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19.6.1997 của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính. "Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản", nhiều vấn đề liên quan đến BTTH về vật chất còn bỏ ngỏ rất nhiều), nên sai sót của quá trình xét xử do nhận thức pháp luật sai, dẫn đến áp dụng sai cũng từ đây mà phát sinh ra. Nghiên cứu vấn đề xác định trách nhiệm cá nhân trước cơ quan THTT về việc khác phục thiệt hại gây ra cho công dân từ hoạt động tố tụng cho thấy, cái khó trong việc quy trách nhiệm cá nhân cho người có thẩm quyền THTT không phải ở chỗ áp dụng điều nào trong số ba điều 622, 623 và 624 của BLDS, vì việc áp dụng điều luật nào hoàn toàn có thể xuất phát từ bản chất của loại trách nhiệm này để giải quyết, mà là ở chỗ, làm thế nào để xác định được trách nhiệm cá nhân trong mối quan hệ giữa người có thẩm quyền THTT với thủ trưởng cơ quan THTT đối với các quyết định sai pháp luật cơ quan THTT, khi các quyết định đó (như quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định truy tố, bản án oan, sai..) là kết qua của hành vi vi phạm của cả người có thẩm quyền THTT và thủ trưởng cơ quan THTT (tức cơ quan THTT).

THỰC TIEN GIẢI QUYẾT BOI THƯỜNG THIET HAI DO NGƯỜI Cể THẤM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA HIỆN NAY

Khác với những sai lầm của cơ quan tố tụng (trong đó có cả Tòa án) thể hiện ở khâu thu thập, đánh giá chứng cứ và tiến hành thủ tục tố tụng (như ở vụ án Bùi Minh Hải, Trần Văn Ch, Bùi Thị Kim Y đã nêu), sai lầm về xét xử của TAND tỉnh Ninh Bình ở vụ án liên quan đến Phạm Hồng Quang, giống với sai lầm ở vụ án Đào Thị M đều xuất phát từ việc hiểu và áp dụng quy định pháp luật thiếu căn cứ, thiếu chính xác, dẫn đến quyết định hình phạt trái pháp luật, không đúng với thực tế khách quan của vụ án. Về những trường hợp thực tế này, nhận xét của TANDTC nêu trong các báo cáo tổng kết ngành Tòa án đã cho thấy, thay vì lẽ ra VKSND cũng như Tòa án các cấp cần phải xỏc minh để làm rừ sự thật xem cú đỳng là người đi vay đang bị người khác chiếm dụng vốn của họ hay sự thực vì họ chưa có điều kiện thanh toán xong chứ không có biểu hiện chây ỳ, cố ý chiếm đoạt (đây là căn cứ quan trọng để xác định là những việc dân sự và giải quyết theo quy định của BLDS).

TIEN HANH TO TUNG GAY RA

NHUNG DINH HUGNG MANG TINH NGUYEN TAC CUA VIEC HOAN THIEN PHAP LUAT VE BOI THUONG THIET HAI DOI VOI CAC VU

Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính tri trong từng giai đoạn, đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; giữa vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân [23]. Vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan THTT khi triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo nêu trên là thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các vụ án có dấu hiệu oan, sai, cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để BTTH đối với các trường hợp bị oan, sai do các cơ quan THTT gây ra.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VỀ BOI THƯỜNG THIET HAI DO NGƯỜI Cể THẤM QUYỀN CUA CƠ QUAN TIẾN HANH TO

Điều lưu ý là trong hình sự sai luôn là tiền đề của oan và có thể vừa oan, vừa sai hoặc có sai (vì áp dụng hình phạt gồm cả hình phạt chính và phụ) nhưng không oan. Trong các chế định khác, sai là tiền đề của các quyết định không đúng với thực tế và trái luật. Vì vậy, mức bồi thường trong các chế định khác nhau. trong Luật Nhà nước bồi thường tuy cùng một nguyên tắc của luật dan sự. nhưng cần quy định khác nhau theo những tiêu chí khoa học khác nhau. Đối với chế định hỡnh sự cần phải xỏc định rừ cỏc trường hợp oan, sai nào thì Nhà nước và các cơ quan THTT nào phải bồi thường. Muốn vậy, trong việc điều chỉnh BTTH do oan, sai trong tố tụng hình sự luật này cần phải có quy định các căn cứ chủ yếu để có cơ sở xác định có oan, sai hay không. Những căn cứ này có thể là:. - Quyết định của cấp có thẩm quyền hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hoặc đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra vì lý do bị can không thực hiện tội phạm hoặc hành vi không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; Day là các căn cứ chủ yếu để xác định việc có oan, sai trong giai đoạn điều tra. Trong tố tụng hình sự, do nhiều nguyên nhân, số vụ oan, sai trong giai đoạn này chiếm một ti lệ đáng kể trong hoạt động của các cơ quan điều tra. Với tính chất của hoạt động thực thi quyền tư pháp Nhà nước thì những con số nêu trên quả là đáng báo động, đòi hỏi công tác lập pháp sớm có những quy định rừ ràng để hạn chế và cú căn cứ giải quyết khắc phục oan, sai trong hoạt động tố tụng. - Quyết định hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của VKS vì lí do bị can không thực hiện tội phạm hoặc hành vi không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Dựa vào căn cứ này có thể xác định hai vấn dé rất cơ bản của việc xét giải quyết BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra, đó là xác định yêu cầu đòi bồi thường hợp pháp của người bị oan, sai và đồng thời xác định trách nhiệm của cơ quan THTT có nghĩa vụ BTTH. - Quyết định hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, đình chỉ vụ án hoặc bản án tuyên bị cáo vô tội của Tòa án vì lý do bị cáo không thực hiện tội phạm hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Day là căn cứ vừa có ý nghĩa xác. định việc bị oan, sai của bị can, bị cáo, vừa là căn cứ để xác định trách nhiệm của các cơ quan truy tố, xét xử. Các căn cứ nêu trên là tiền dé để xem xét các trường hợp oan, sai mà Nhà nước phải bồi thường. Đó là các trường hợp người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam và bị áp dụng các biện pháp điều tra khác mà có quyết định của cơ quan THTT có thẩm quyền xác định là không có căn cứ, không phù hợp với thực tế khách quan hoặc mới chỉ là vấn đề nghi vấn; Các trường hợp người đang bị tạm giam, bị giam theo quyết định của cơ quan THTT có thẩm quyền nhưng sau đó không xác định được hành vi phạm tội hoặc không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. nhưng các cơ quan THTT không thay đổi biện pháp ngăn chặn. hợp người đã hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án hoặc đã bị thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan THTT cấp có thẩm quyền xác định bị cáo không thực hiện tội phạm hoặc hành vi không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp bản án tử hình đã được thi hành, khi phát hiện có oan, sai thì đặt vấn đề giải quyết BTTH cho người đã bị oan, sai có còn cần thiết hay không? Về pháp lý, dù bị cáo đã chết, nhưng các khoản tiền bồi thường cho người đó sẽ được coi là di sản thừa kế của người chết và theo quy định của pháp luật thừa kế, thì những di sản này sẽ được chuyển cho người thừa kế hợp pháp của người đã chết. Ngoài ra, cần nhận thức rằng, việc BTTH không phải chỉ ở ý nghĩa khắc phục tổn thất mang tính vật chất, mà điều quan trọng hơn chính là ở ý nghĩa xã hội, nhân đạo, nhân văn và tính công lý của việc trả lại danh dự, uy tín, phẩm giá cho người đã chết. Vì thế, việc BTTH ở trường hợp này còn mang ý nghĩa sâu sắc đối với gia đình, người thân của người đã bị oan, sai. Cho nên, pháp luật càng cần phải quy định việc bồi thường trong các trường hợp này. Khi xác định các trường hợp oan, sai được bồi thường, Luật cần có những quy định xác định các trường hợp Nhà nước không chịu trách nhiệm bồi thường. Đó là trường hop lỗi hoàn toàn do người bi oan, sai hoặc trường hợp bị tạm giữ, tạm giam do cố ý giả mạo lời khai, chứng cứ để tự nhận là mình có tội hay tự ý gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của chính mình trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ cũng như chấp hành hình phạt tù. Cơ quan THTT cũng không BTTH đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Quy định này là hiện tính công bằng giữa Nhà nước và công dân, vì trong thực tế, có không ít việc thiệt hại là do lỗi từ phía người bị oan, sai. + Quy định về xác định thiệt hại và mức bôi thường:. Đối với những vấn đề này, vì BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra mang tính chất của BTTH về dân sự nên hoàn toàn có thể xác định theo quy. Riêng mức bồi thường, hình thức bồi thường, luật này cần có những quy định cho phù hợp với đặc thù của việc BTTH trong trường hợp bị oan, sai. Ví dụ, ngoài bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần, bồi thường do oan, sai thường phải thực hiện quy định về phục hồi danh dự cho người bị oan, sai theo các hình thức mà luật quy định. + Quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan THTT trong việc giải quyết BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra:. Do đặc thù tính chất của các hoạt động tố tụng nên các cơ quan có thẩm quyền THTT cần có sự phối hợp chặt về công tác nghiệp vụ và trong cả việc giải quyết BTTH đối với các vụ việc oan, sai. Nếu không có sự phối hợp đồng bộ thì việc giải quyết bồi thường khó tránh khỏi sự phiến diện, chủ quan. Nhiều trường hợp không những không giải quyết mà còn phát sinh thêm kiện tụng mới. Chính vì vậy, quy định này có ý nghĩa cụ thể hóa nguyên tắc phối hợp trong hoạt động tố tụng và trong giải quyết BTTH giữa các cơ quan. Trước hết, cần có sự chủ động phối hop hoạt động giữa các co quan THTT với nhau trong việc phòng, chống tội phạm, với nguyên tắc chủ đạo là không để lọt tội phạm, nhưng cũng không để xảy ra tình trạng oan, sai, theo phương châm kẻ phạm tội đáng bắt, thì cương quyết bắt; còn bắt cũng được, không bắt cũng được, thì kiên quyết không bắt. Cần thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện các qui định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là trong các vụ án phức tạp. Thực tiễn cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến truy tố, xét xử oan, sai, trong đó một phần đáng kể là do nguyên nhân chủ quan. Việc để xảy. ra tình trang oan, sai phụ thuộc vào chất lượng điều tra của các Điều tra viên, Kiểm sát viên kiểm sát việc điều tra. Các chứng cứ buộc tội và gỡ tội cho bị cáo không được điều tra day đủ. Việc đánh giá những loại chứng cứ có tinh hai mat còn qua loa, duy ý chí và thiên về các chứng cứ buộc tội. Công tác kiểm sát điều tra không chặt, việc truy tố của cơ quan công tố thụ động theo hồ sơ của Cơ quan điều tra. Ngoài ra, trong một số vụ việc, nguyên nhân oan, sai còn do tính phức tạp từ các các vụ án cụ thể, cũng như sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người có thẩm quyền THTT. Điều này thể hiện rừ nột nhất trong việc đỏnh giỏ chứng cứ và buộc tội. Có những vụ án, vì tính chất thời sự và vì mệnh lệnh của cấp trên, khiến các Điều tra viên chỉ mới có nghi ngờ đã ép cung, bức cung, thậm chí dùng nhục hình, tạo đựng bằng được hồ so để "hoàn thành nhiệm vu", dù không đúng với thực tế khách quan. Chẳng hạn, vụ án giết chị Thuận tại Hà Nội những năm. trước đây, đã làm xôn xao dư luận. Vì kẻ gây án không phải là người hướng. dẫn chị Thuận làm khóa luận tốt nghiệp, mà là một tội phạm đã bị bắt giam sau khi gây án, lại phạm vào một tội khác. Trong khi đó, người bị bắt thì mới chỉ là nghi ngờ của Điều tra viên, nhưng Cơ quan điều tra do sức ép của công luận và mệnh lệnh của cấp trên, đã bắt người bị tình nghi và đã dùng các biện pháp nghiệp vụ trái pháp luật nhằm "hoàn tất hồ sơ" để truy tố. Chỉ đến khi. các trinh sát phát hiện được bộ khuy áo, là vật đặc định do người cha mua từ. Ấn Độ tặng con gái thì khi đó, việc điều tra mới lần ra đầu mối, tìm được kẻ. thực sự là tội phạm và người bị bắt do nghi vấn mới được minh oan. Do bị ép cung và nhục hình nên người bị giam oan đã trở thành người tàn phế. Trong giai đoạn xét xử, việc đánh giá chứng cứ của người có thẩm quyền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, phương pháp tiếp cận hồ sơ và vấn đề áp dụng pháp luật. Nếu Thẩm phán không có nhận thức đúng đắn, không xác định, xem xét, đánh giá. các chứng cứ một cách khách quan mà chi tin vào hồ sơ do Co quan điều tra, truy tố lập và thực hiện máy móc nguyên tắc "án tại hồ sơ" thì kết tội oan, sai là điều khó tránh khỏi. Từ đó cho thấy, việc tranh thủ ý kiến và trí tuệ tập thể phải kết hợp chặt chế với tinh thần trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền THTT thì công tác xét xử mới có hiệu quả và đúng pháp luật. Mat khác, cũng đang tồn tại một thực tế là các cơ quan THTT khác nhau và các cấp tố tụng khác nhau, có sự đánh giá khác nhau về cùng một chứng cứ, sự việc. Ví dụ, quan điểm của TAND tối cao đối với các vụ án loại tội danh lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của công dân khác với các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử của địa phương. cho người khác vay mượn lại mà không có ý thức chiếm đoạt), thì coi như không có hành vi lạm dụng tín nhiệm và không cấu thành tội phạm. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra đối với các vụ oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự là nhằm khắc phục các "lỗ hổng" của pháp luật dõn sự, hỡnh sự, tố tụng và nhằm làm rừ nội dung cỏc văn bản phỏp luật đó, để có căn cứ giải quyết các vấn đề đặt ra trong một vụ xét BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra được thống nhất, đầy đủ và bảo đảm tính khả thi.