bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn , từ thực tiễn phòng chống
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
…0 0…
HOÀNG TỐNG KHÁNH QUÂN
MSV: 19031048
Bài Tiểu Luận: Anh/chị hãy phân tích bình luận về mối quan
hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn , từ thực tiễn phòng chống dịch bệnh
Covid 19.
Tiểu luận kết thúc môn học Luật Hành Chính
Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà
Trang 2
A, MỞ ĐẦU 3
B, NỘI DUNG 3
1, Các vấn đề chung về cơ quan hành chính nhà nước 3
1.1, Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước 3
1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước 4
2, Mối quan hệ giữa cơ quan Trung ương với cơ quan địa phương 4
3, Mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn 6
4, Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong bối cảnh tình hình Covid 19 hiện nay 7
C, KẾT LUẬN 8
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3A, MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang khiến thế giới chao đảo với tốc
độ lây lan nhanh khủng khiếp và sự nguy hiểm mà đại dịch mang lại, trong đó có cả Việt Nam Việt Nam tuy là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn chưa thực
sự vững chắc, xã hội, y tế mới chỉ dừng lại ở mức trung bình thế nhưng, Việt Nam lại nằm trong top những quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid 19 tốt nhất thế giới
Đó là thành quả cho việc cả dân tộc ta đã đồng long, cùng nhau đoàn kết, mỗi người một ý thức cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh Thế nhưng không thể không kể đến vai trò
to lớn, lãnh đạo tài tình của Đảng và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan
có thẩm quyền chuyên môn, … đã ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch, gồng mình hoạt động hết công suất để phục vụ và đảm bảo cho nhân dân
Vì lý do đó, sau đây em xin trình bày đề tài : “Anh/chị hãy phân tích bình luận
về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn , từ thực tiễn phòng chống dịch bệnh Covid 19”
B, NỘI DUNG
1, Các vấn đề chung về cơ quan hành chính nhà nước
1.1, Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Trang 41.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước
Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước
Thứ tư, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp Đó
là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc
Thứ sáu, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được bảo đảm trực tiếp bằng bằng ngân sách nhà nước và các cơ sở vật chất khác, vì chúng là chủ thể trực tiếp quản lí ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác, tài sản, tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của quốc gia
2, Mối quan hệ giữa cơ quan Trung ương với cơ quan địa phương
Bản chất của mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương
Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương là một vấn đề chính trị - pháp lý,
Trang 5Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền được thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lượng thẩm quyền mà cấp đó đảm nhiệm Khi thực hiện những thẩm quyền của mình, mỗi cấp chính quyền có tính độc lập tương đối, song không biệt lập với các chủ thể quản lý nhà nước khác Đồng thời, thực tiễn quản lý nhà nước không loại trừ trường hợp có nhiều chủ thể quản lý có cùng chung khách thể và đối tượng quản
lý, nhưng phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần định rõ phạm vi hoạt động của mỗi cấp chính quyền nhà nước Do đó, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, xét về bản chất, thể hiện ở việc phân cấp quản lý nhà nước, có nghĩa là phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương mà trước hết là cấp tỉnh Đối với một số trường hợp khác, phân cấp được tiến hành để giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa Trung ương và các cấp chính quyền thấp hơn - cấp huyện hoặc cấp xã
Mối quan hệ :
Được tổ chức theo nguyên tắc cơ bản , phân cấp quyền lực nhà nước , theo cơ chế tập trung dân chủ
Cơ quan trung ướng có chức năng quản lý, điều hành đất nước trên tất cả các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, kinh tế,…
Cơ quan địa phương là chính quyền cấp dưới trực tiếp tổ chức và triển khai chính sách, quyết định,… của các cơ quan ở trung ương, đảm bảo cho các quy định, chính sách của cơ quant rung ương được triển khai đúng và đầy đủ trên thực tiễn Có thể nói giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
Trong đó, cơ quan Quốc Hội có vị trí quyền lực cao nhất, là cơ quan đại diễn cho tiếng nói của nhân dân, có chức năng lập hiến, lập pháp,…
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, là cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Giúp việc cho Chính phủ là các Bộ, Ban , Ngành, cơ quan ngang bộ,…
Ở hệ thống cơ quan địa phương , gồm có HĐND các cấp và UBND các câp, thực hiện chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn do cơ qua trung ương quy định
Trang 63, Mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp
Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung thường có 5 dấu hiệu đặc trưng sau:
– Được thành lập theo Hiến pháp và theo pháp luật, có chức năng quản lý hành chính nhà nước tổng hợp đối với xã hội
– Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong chức năng hành pháp và hành chính
– Các cán bộ, công chức lãnh đạo được hình thành theo cơ chế bầu cử hoặc kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm
– Phương thức lãnh đạo theo cơ chế tập thể, quyết định theo đa số và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu
– Ký thay mặt tập thể lãnh đạo trên các văn bản hành chính nhà nước
Ở nước ta hiện nay, Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung
+ Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên môn):
Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp
Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng thường có 5 dấu hiệu:
– Được thành lập theo Hiến pháp hoặc văn bản dưới luật, có chức năng quản lý hành chính nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực
– Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định
Trang 7– Phương thức lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng
– Ký trực tiếp, không ký thay mặt trên các văn bản quản lý hành chính
Giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn có mối quan hệ chắc chẽ với nhau, cơ quan có thẩm quyền chung là cơ sở để cơ quan
có thẩm quyền chung môn thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình và ngược lại
4, Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong bối cảnh tình hình Covid 19 hiện nay
Bước vào năm 2020, dịch Covid-19 (được đánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây) bùng phát ở nhiều nước đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy
mô toàn cầu Tại nước ta, với chiến lược phù hợp và sự vào cuộc quyết liệt của các
bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế
Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23-1-2020), trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh
Đáng chú ý, khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn
Trang 8Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cấp ủy đảng với sự nỗ lực triển khai của chính quyền các cấp là một nét rất đặc trưng của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
Với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương , phối hợp giữa co quan
có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc và huy động được sự tham gia của toàn thể người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các biện pháp chống dịch một cách mạnh mẽ, huy động được các nguồn lực lớn trong thời gian ngắn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh
Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch như: hạn chế nhập cảnh, tiến tới dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng
Công tác chống dịch đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa
Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc ứng phó dịch Covid-19 Trong các hoạt động chống dịch, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ và luôn đề cao cảnh giác, triển khai cao hơn một bước
so với thực tế cần thiết
Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước
C, KẾT LUẬN
Tóm lại, bài tiểu luận tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn sau đó liên hệ từ thực tiễn phòng chống dịch bệnh Covid 19 của Việt Nam giai đoạn hiện nay Có thể nói, Việt Nam đã và đang làm
Trang 9huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình, phục vụ hết mình vì nhân dân, đúng với châm ngôn của nhà nước ta, đó là “ nhà nước của dân, do dân và vì dân”
Bài tiểu luận của em đến đây là kết thúc, hy vọng em sẽ nhận được lời phản hồi quý thầy cô để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Thư điện tử, 9/12/2014, Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương
2, Luật Dương Gia , 11/2/2021,Phân biệt cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan
có thẩm quyền chuyên môn