1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị học Có quan điểm cho rằng các lý thuyết quản trị cổ điển có nhiều hạn chế do vậy không nên sử dụng trong thực tiễn quản trị hiện nay tại Việt nam? Nhận định của bạn về quan điểm này? Giải thích và lấy ví dụ minh hoạ cho nhận định của

4 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 409,99 KB

Nội dung

Có quan điểm cho rằng các lý thuyết quản trị cổ điển có nhiều hạn chế do vậy không nên sử dụng trong thực tiễn quản trị hiện nay tại Việt nam? Nhận định của bạn về quan điểm này? Giải thích và lấy ví dụ minh hoạ cho nhận định của bạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn thi: Quản trị học

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Khôi Nguyên

MSSV: 050609212077 Lớp học phần: MAG322_2111_9_GE25

THÔNG TIN BÀI THI

Bài thi có: (bằng số): …4… trang

(bằng chữ): …bốn… trang

YÊU CẦU

Đề thi: Có quan điểm cho rằng các lý thuyết quản trị cổ điển có nhiều hạn chế do vậy không nên sử dụng trong thực tiễn quản trị hiện nay tại Việt nam? Nhận định của bạn về quan điểm này? Giải thích và lấy ví dụ minh hoạ cho nhận định của bạn?

Yêu cầu: Bài viết dài từ 3 đến 4 trang A4 tiêu chuẩn

BÀI LÀM

Bối cảnh ra đời của lý thuyết quản trị Vào thế kỷ 16 những ý kiến về kỹ thuật quản trị xuất hiện Vào thời điểm đó hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình Đến đầu thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ làm chuyển đổi hoạt động sản xuất từ gia đình qua một hình thức lớn hơn là nhà máy Sự phát triển mạnh của sản xuất dẫn đến yêu cầu lớn về vốn Đến giữa thế kỉ 19, Châu Âu chính thức cho phép sử dụng hình thức công ty cổ phần, các nhà nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản trị Năm 1832, nhiều nhà khoa học và những người trực tiếp quản trị sản xuất đã bắt đầu

nghiên cứu về hiệu quả của công tác quản trị còn mới mẻ, bất thường và không có một công trình tổng hợp đầy đủ, chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật sản xuất

1 Thuyết quản trị cổ điển

Quan điểm cổ điển gồm 2 phần chính đó là

- Quản trị khoa học (quản trị công việc)

- Quản trị hành chính (quản trị cách tổ chức)

Trang 2

Những học giả theo quan điểm này tập trung vào 4 lĩnh vực chính: quản trị công việc, đơn giản hóa công việc, lập tiến độ lịch trình công việc và sản xuất

• Federick Winslow Taylor: Ông được xem là “cha đẻ” của thuyết quản trị khoa học Ông cùng với những người cùng chí hướng đã góp công tạo nên thời kỳ hoàng kim của quản trị tại Mỹ Các phương pháp của đó còn được lan rộng ra các nước khác và sử dụng tới ngày nay

Để đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của mình Taylor đã tiến hành: Nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân, điều chỉnh và loại bỏ những động tác không phù hợp từ nghiên cứu các thao tác trong công việc của công nhân, khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công theo lao động để tăng năng suất

• Lilian Gilbreth và Frank Gilbreth: những người tiên phong về quản lý thời gian và động tác Bằng những nghiên cứu của mình về cử động của người thợ xây tường

họ đã rút ra được tương quan giữa loại động tác và tần số mệt nhọc trong lao động

từ đó loại bỏ những động tác thừa, giảm sự mệt mỏi và tăng năng suất lao động

• Herny L Gantt: Trên cơ sở lý thuyết của Taylor, ông phát triển lý thuyết của mình theo hướng nhân đạo hơn khi mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người

hoạch của công việc bằng cách phân tích thời gian của từng công đoạn Cho đến ngày nay phương pháp GANTT vẫn là công cụ quan trọng trong quản trị tác nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm của quan điểm quản trị khoa học

- Ưu điểm:

+ Phát triển kỹ năng quản trị qua phân công, chuyên môn hóa lao động, hình thành sản xuất theo dây chuyền

+ Đề cao công tác tuyển chọn, huấn luyện

Trang 3

+ Dùng đãi ngộ kích thích người lao động nâng cao năng suất

+ Sử dụng nhiều phương pháp hợp lý để giải quyết vấ đề quản trị

+ Coi quản trị là đối tượng nghiên cứu khoa học

- Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng cho môi trường ổn định

+ Đề cao nhu cầu kinh tế, chú trọng yếu tố kỹ thuật, coi con người như một bộ phận trong cỗ máy mà chưa chú ý những nh cầu xã hội tâm lý con người

Trường phái quản trị hành chính đã phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả tổ chức Hai đóng góp quan trọng và có ý nghĩa nhất cho các lý thuyết

là những nguyên tắc quản trị và những nguyên tắc tổ chức hay nguyên tắc quản trị chung cho tổ chức

• Henry Fayol: Ông trình bày lý thuyết bản trị của mình một cách có hệ thống Theo quan điểm của ông năng suất lao động mọi người trong một tập thể tùy thuộc vào sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị.Fayol đã đưa ra và yêu cầu các nhà quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong quản trị để có thể làm tốt hơn việc quản trị

• Max Webber: Có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát

cấu chặt chẽ Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc, hệ thống thứ bậc, sự phân công lao động rõ ràng và những quy trình hoạt động của doanh nghiệp

• Chester Barnard: Ông cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều người và ba yếu tố cơ bản: sự sẵng sàng hợp tác, có mục tiêu chung, sự thông đạt

Ưu điểm và nhược điểm của thuyết quản trị hành chính

- Ưu điểm

+ Năng suất lao động cao nếu được tổ chức sắp xếp hợp lí

+ Nguyên tắc quản trị được áp dụng tới ngày nay

+ Hình thức tổ chức, phân công, phân quyền vẫn được sử dụng trong các

trường phái quản trị hiện đại

- Nhược điểm

+ Chỉ quản trị tốt trong môi trường ổn định

+ Ít chú ý đến con người và xã hội, một số nguyên tắc xa rời thực tế

2 Nhận định và giải thích về quan điểm các lý thuyết quản trị cổ điển có nhiều hạn chế do vậy không nên sử dụng trong thực tiễn quản trị hiện nay tại Việt Nam

Trang 4

Tôi không đồng ý với quan điểm trên bởi vì những lý thuyết của quan trị cổ điển này tuy không hoàn toàn phù hợp với quan điểm quản trị ngày nay nhưng nó được coi

là nền móng đầu tiên cho việc quản trị, là những viên gạch lót đường để sau này việc quản trị trở nên hoàn thiện hơn Những giá trị mà lý thuyết quản trị cổ điển mang lại như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đã trở thành một phần chủ yếu của quản trị ngày ngay và góp phần giáo dục nhiều người tài trong lĩnh vực quản trị Thế nên có thể thấy thuyết quản trị cổ điển vẫn có thể sử dụng nếu chúng ta biết phân tích

và vận dụng linh hoạt thay đổi Và quan trọng hơn là chúng ta biết điều chỉnh những nhược điểm những mặt thiếu sót của thuyết quản trị cổ điển để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất

3 Ví dụ minh họa cho nhận định

Ở Việt Nam hiện nay tập đoàn Vingroup vẫn sử dụng quan điểm này trong hình thức tổ chức, phân công, phân quyền thể hiện qua kết cấu tổ chức, quyền hạn, nhiệm

vụ của các cấp

Hiện nay các lý thuyết của quản trị cổ điển vẫn còn được áp dụng trong sản xuất như áp dụng dây chuyền sản xuất, quản lý theo cấp bậc hay đang được các tổ chức công ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và đánh giá thực hiện công tác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Quản trị học – Trường ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

2 Frederick Winslow Taylor - người tiên phong của trào lưu Quản lý Khoa học

3 Lý thuyết quản trị cổ điển | Quantri.vn (2022) Retrieved 18 January 2022, from

http://quantri.vn/dict/details/36-ly-thuyet-quan-tri-co-dien

4 Phương pháp quản trị của Vingroup (2022) Retrieved 18 January 2022, from

https://prezi.com/t27okwegevou/phuong-phap-quan-tri-cua-vingroup/

Ngày đăng: 16/03/2022, 10:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w