1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học; Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Đổi Doanh Nghiệp Nhà Nước, Doanh Nghiệp Của Các Tổ Chức Chính Trị, Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Pham Thi Thuy Hong
Người hướng dẫn TS. Duong Dang Hue
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 45,88 MB

Nội dung

Khái quát chung về chuyển đổi doanh nghiệpYêu cầu của việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên Tính tất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM THỊ THUÝ HỒNG

CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC

CHÍNH TRI -XÃ HỘI THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIEM

HỮU HAN MỘT THÀNH VIÊN - NHUNG VẤN DE

LUẬT VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS DƯƠNG ĐĂNG HUỆ

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

da tin tinh your t đồi hoan thank tan tuiin wine nay!

Ore , t

Tac yeaPham Thi This, Hing

Trang 3

nao khae.

ác gia

Trang 4

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

TNHH Trách nhiệm hữu hạnUBND Uỷ ban nhân dân

HĐQT Hội đồng quản trị

HDTV Hội đồng thành viên

TGĐ Tổng Giám đốc

Trang 5

Khái quát chung về chuyển đổi doanh nghiệp

Yêu cầu của việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của

các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành

công ty TNHH một thành viên

Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi DNNN,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội thành công ty TNHH một thành viên

Pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp củacác tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thànhcông ty TNHH một thành viên

Đối tượng chuyển đổi

Điều kiện chuyển đổiTrình tự, thủ tục chuyển đổi

Hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển đổiDNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một

thành viên

Về thực tiễn triển khai chuyển đổi của các doanh nghiệp

- những vướng mắc và hướng giải quyết

Về pháp luật

Về tổ chức chỉ đạo thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO

19

"23

38

38 45 56

68

68

73 79

Trang 6

Kinh tế Nhà nước với vị trí là một thành phần kinh tế có vai trò đặc biệt

quan trọng được ghi nhận và khẳng định trong đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước ta từ trước tới nay Có những thời kỳ, DNNN ởnước ta phát triển 6 ạt về số lượng, nhưng về hiệu quả lại là vấn đề đáng nói

Từ giai đoạn 1986 trở đi, DNNN vẫn còn tồn tại rất nhiều nhưng cũng bat đầubước vào thoái trào DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội đã bắt đầu bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế như khả năng cạnh

tranh, hiệu quả kinh doanh nhưng đáng quan tâm hơn cả là tình trạng thất

thoát tiền của Nhà nước do đại diện chủ sở hữu thì rất nhiều; thế nhưng vấn đề

ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả hoạt động của doanhnghiệp lại không xác định được Vấn đề cải cách đối với các doanh nghiệpcũng đã được đặt ra từ rất sớm.

Tuy nhiên, trước đây, vì nhiều lý do, chúng ta chưa dám động tới thựcchất của vấn đê Cũng đã có những chủ trương cải cách động chạm tới cơ cấu

tổ chức, cơ chế quản lý, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng tất cảđều không mang lại gì, chúng ta đều không thành công trong cải cách kinh tế

Nhà nước vì chúng ta chưa đi vào vấn đề Vấn đề chính là “sở hữu” Cổ phần

hoá, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp chính là một hướng đi đúng Đối vớiDNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,chúng ta không còn con đường nào khác là phai cai cách Và cải cách không

có con đường nào khác là phải động chạm tới vấn đề sở hữu của nó Phải tìm

để làm sao các DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội này có chủ đích thực của nó Chuyển đổi các doanh nghiệp này

thành công ty TNHH mot thành viên là giải pháp tốt hơn ca.

Trang 7

tháng 9 năm 2001 Hội nghị lần thứ Wi Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá

IX thì đây được “xem là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việcnâng cao hiệu quả DNNN” Thực tiễn cho thấy, hoạt động chuyển đổi DNNN,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công

ty TNHH mot thành viên ở Việt nam là vấn dé mới mẻ, chưa từng có tiền lệ;pháp luật quy định về vấn đề này chưa từng được trải nghiệm trong thực tế

một cách toàn vẹn để có sự sửa đổi, bổ sung kip thời cho phù hợp, hoàn thiện;hoạt động triển khai việc chuyển đổi đối với các doanh nghiệp đang trong giai

đoạn tiến hành chỉ đạo điểm; còn rất chậm chạp, thiếu tính chủ động từ phíadoanh nghiệp Trước tình hình đó, nghiên cứu lý luận về cải cách kinh tế

Nhà nước nói chung cũng như nghiên cứu “chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp

của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH mộtthành viên - những vấn đề lý luận và thực tiễn” nói riêng là yêu cầu cấp thiếtđáp ứng được đòi hỏi đối với Luận văn thạc sĩ khoa học Luật và phần nào giảiquyết được những vấn đề còn trống vắng, khúc mắc trong khoa học luật nói

chung và pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên nói riêng

2 Mục đích, đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu đề tài

* Mục đích nghiên cứu đề tài:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn điện vấn dé chuyểnđổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Trang 8

- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, trình tự, thủ tục vàcác vấn đề liên quan của việc chuyển đổi các đoanh nghiệp đó với vai trò là

yêu câu tất yếu, khách quan trong công cuộc cải cách kinh tế;

- Nghiên cứu những thiếu sót, bất cập của pháp luật và những vướng

mắc trong thực tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi, phát hiện một số mâuthuẫn, thiếu tính thông nhất và đồng bộ giữa pháp luật về chuyển đổi DNNN,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội với các vănbản pháp luật liên quan và một số vấn đề có thể nảy sinh cần khắc phục, giảiquyết trong quá trình triển khai hoạt động chuyển đổi;

- Từ đó đưa ra những kiến nghị về việc bổ sung, hoàn thiện những vấn

đề còn thiếu sót hoặc bất hợp lý; đưa ra hướng giải quyết đối với những vấn đềvướng mắc, hạn chế có thể nảy sinh trong quá trình chuyển đổi

* Đối tượng và phạm vì nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là:

- Tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Kinh tế Việt nam

về doanh nghiệp và đặc biệt đi sâu nghiên cứu các quy định cũng như thực

tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên trongquá trình cải cách, đổi mới thành phần kinh tế Nhà nước;

- Nghiên cứu mot số ý kiến đóng góp thu thập được trong các cuộc hội thao, toa đàm cũng như ý kiến bình luận của các chuyên gia trong và ngoàinước về vấn đề này nhàm so sánh và tham khảo;

Trang 9

nước khuyến khích hoạt động này; đồng thời tăng cường hơn ý thức của nhữngchủ thể có liên quan.

3 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên là vấn đề còn hết sứcmới mẻ đối với chúng ta Vấn đề này cũng đã được đề cập khá nhiều trong các

bài tham luận, kỷ yếu của các buổi toạ đàm, ý kiến bình luận của các chuyêngia trong và ngoài nước Thế nhưng, những tác phẩm đó chỉ là những chuyên

đề; những chuyên đề đó mới chỉ dừng lại nghiên cứu, đề cập trên bình diện

chung, khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể của pháp luật

và thực tiễn chuyển đổi các doanh nghiệp này Cho đến nay, chưa có một công

trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về

vấn dé chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên nhằm mục đích đưa ra

những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát và tạo

điều kiện tốt cho hoạt động thực tiễn nhằm mục tiêu đổi mới, cải cách và nângcao hiệu quả của kinh tế Nhà nước.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta về quản lý, phát triển kinh tế cũng như chủ trương, quanđiểm về việc cải cách các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước vàxây dựng chính sách, pháp luật về lĩnh vực này.

Trang 10

trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp traođổi nhằm tham khảo ý kiến của nhiều cán bộ có bề dày kinh nghiệm trong

công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo để luận văn cókết quả nghiên cứu tốt hơn

5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về vấn đề chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên, một vấn dé còn hết sức mới mẻ Cu thể

lầ;

Thứ nhất, lần đầu tiên pháp luật và thực tiễn chuyển đổi DNNN, doanhnghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công tyTNHH một thành viên được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện ca

về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn Đây là lần đầu tiên vấn đề được nghiên

cứu ở quy mô luận văn thạc sỹ luật học.

Thứ hai, quá trình nghiên cứu đề tài tìm ra được những tồn tại trong xây

dựng và thi hành pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên;

từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện phápluật trong cả hai phương diện.

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có thể sửdụng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học pháp luật kinh tế, trongmột chừng mực nhất định cũng có thể giúp ích phần nào cho những người làm

Trang 11

6 Bố cục của luận văn:

Luan văn gốm: Phần mở đầu, Ba chương, Phần kết luận và Danh mụctài liệu tham khảo.

Chương I: Những vấn dé chung về chuyển đổi doanh nghiệp vàchuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xd hoi thành cong ty TNHH một thành viên;

Chương II: Pháp luật về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành

Trang 12

NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ

HỘI THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại

doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Điều 3 Luật Doanhnghiệp có quy định: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất,

sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp” Như vậy, Luật Doanh nghiệp mới chỉdừng lại ở cách phát biểu dựa trên hình thức thể hiện của vấn dé mà chưa đưa

ra được một khái niệm pháp lý cụ thể thế nào là chuyển đổi doanh nghiệp

Tuy nhiên qua các quy định pháp luật cũng như qua việc tìm hiểu quá

trình chuyến đổi doanh nghiệp, có thể đưa ra một khái niệm như sau:

“Chuyển đối doanh nghiệp là một biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp

mà kết quả là sau quá trình thực hiện, các doanh nghiệp tham gia chuyển doimang một điện mạo mới khác biệt với loại hình tổ chức vốn có, tức là tạo ra

một doanh nghiệp khác loạt.”

Khái niệm này cũng cho thấy rõ thêm chuyển đổi doanh nghiệp được

hiểu là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa vì trong thực

tế còn có sự chuyển đổi về chủ sở hữu, chuyển đổi tên gọi, chuyển đổi trụ sở

mà không thay đổi loại hình tổ chức doanh nghiệp Từ mét loại hình doanhnghiệp này, doanh nghiệp sau quá trình chuyển đổi sẽ có một cơ cấu theo loại

Trang 13

1.1.2 Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp

Pháp luật các nước trên thế giới phân chia chuyển đổi doanh nghiệpthành hai loại là chuyển đổi tự nguyện và chuyển đổi bắt buộc Sự phân chia

đó dựa trên các quy định của pháp luật nội dung (chẳng hạn như, pháp luậtcủa Pháp quy định khi số thành viên của công ty TNHH lên tới quá 50 thànhviên thì bat buộc phải chuyển đổi thành công ty cổ phần; hay khi số vốn của

công ty cổ phần mà hạ xuống thấp hơn 50.000 FF thì phải chuyển đổi thành

công ty TNHH ) Su phân chia các hình thức chuyển đổi trong pháp luậtViệt Nam lai được nhìn nhận từ một phương diện khác - phương điện thủ tục.

Theo quy định pháp luật hiện hành, chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các

trường hợp sau:

- Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại (Điều

109 Luật Doanh nghiệp);

- Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành doanh nghiệp tư

nhân (Điều 110 Luật Doanh nghiệp);

- Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH có từhai thành viên trở lên (Điều 110 Luật Doanh nghiệp);

- Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức

chính trị, chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên (Nghị định 63/2001/ND - CP).

Trang 14

buộc Irong đó:

Chuyển doi mang tính tự nguyện là việc chuyển đổi doanh nghiệp theo

quyết định trực tiếp của các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp.Bao gồm các trường hợp chuyển đổi được quy định tại Điều 109 Luật Doanhnghiệp (chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại) và

Nghị định số 63/2001/ND- CP của Chính phủ ngày 14/9/2001 (chuyển đổi

DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộithành công ty TNHH một thành viên).

Chuyển đổi mang tính bắt buộc là việc chuyển đổi do chuyển nhượng.

Việc chuyển đối đó diễn ra như một hệ quả tất yếu sau hành vi chuyển nhượngtài sản của chủ sở hữu (chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công

ty TNHH có từ hai thành viên trở lên và chuyển đổi công ty TNHH một thành

viên thành doanh nghiệp tư nhân).

1.1.3 Các doanh nghiệp được chuyển đổi

Xuất phát từ sự chủ động khi thành lập, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể

thay đổi sự lựa chọn ban đầu Sẽ là cứng nhắc và rất vô lý khi buộc người kinhdoanh phải vĩnh viễn theo đuổi mô hình tổ chức mà họ đã lựa chọn lúc đầu,không cho họ thay đổi mô hình tổ chức Trong kinh doanh, nhà đầu tư luôn

phải tìm cách thích ứng với những đòi hỏi của thị trường Một trong những

cách thích ứng hữu hiệu là thay đổi mô hình cho phù hợp Thế nhưng chủđộng chuyển đổi mô hình tổ chức không phải là quyền tuyệt đối mà nó cần

phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Nhà nước đã quy định những loại hình

doanh nghiệp nhất dinh được chuyển đổi, trình tự, thủ tục chuyển đổi Cácloại hình doanh nghiệp được chuyển đổi được quy định cụ thể như sau:

Trang 15

- Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội.

Không giống như hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi không bao gồm công

ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân Sự hạn chế này có lẽ xuất phát từ cơ chế

trách nhiệm tài sản và do mức độ phổ biến của các loại hình tổ chức đó trong

xã hội Hiện tại, Luật Doanh nghiệp chỉ cho phép các doanh nghiệp có chế độtrách nhiệm hữu hạn và đã khá phổ biến, quen thuộc trong đời sống được phép

chuyển đổi Còn các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn thì

không được chuyển đổi

Thực ra, công ty hợp danh cũng có thể chuyển đổi thành các loại hìnhdoanh nghiệp khác và ngược lại Sự chuyển đổi này không làm mất đi quy chế

trách nhiệm đặc thù của những doanh nghiệp không phải là pháp nhân Tuynhiên, do pháp luật Việt nam đã không quy định nên các loại doanh nghiệp

này sẽ không được chuyển đổi

Trở lại những doanh nghiệp được phép chuyển đổi theo quy định của

pháp luật hiện hành, chúng ta thấy tất cả đều là những pháp nhân mang tính

trách nhiệm hữu han về tài sản: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công tyTNHH mội thành viên, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị, chính trị - xã hội Qua đó có thể thấy quan điểm lý luận được cácnhà soạn thảo luật sử dụng ở đây là “chỉ có pháp nhân mới có thể được chuyểnđổi”

Trang 16

1.1.4 Trình tự chuyển đổi

Như trên đã nêu, có hai hình thức chuyển đổi: chuyển đổi mang tính tựnguyện và chuyển doi mang tính bắt buộc Mỗi hình thức chuyển đổi có nộidung và trình tự riêng của nó Chúng ta sẽ xem xét để thấy được sự khác biệt

là khâu đầu tiên của hoạt động chuyển đổi doanh nghiệp Có rất nhiều lý do

có thể tác động để làm nên ý tưởng ban đầu Có thể là do nhu cầu tổ chức điềuhành, do tìm kiếm thêm chức năng hoạt động Việc dé xuất ý tưởng chuyểnđổi được thực hiện bởi các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp

- Chuẩn bi chỉ tiết phương án chuyển đổi, điều lê doanh nghiệp đượcchuyển đổi: Nhìn bên ngoài, chuyển đổi doanh nghiệp dường như chỉ là việcthay đổi hình thức biểu hiện của nó mà thôi Nhưng thực chất, sự thay đổi loạihình tổ chức dẫn đến hàng loạt những thay đổi bên trong của doanh nghiệpnhư thay đổi cơ cau phòng ban, các vi trí, chức danh quản lý, thay đổi phươngthức tổ chức, quản lý doanh nghiệp ; thay đổi cơ cấu vốn, tài sản, thay đổibiện pháp huy động vốn Tất cả những thay đổi đó cần được dự liệu và đề cậptrong phương án chỉ tiết chuyển đổi doanh nghiệp, chẳng hạn như: phương án

Trang 17

tổ chức bộ máy doanh nghiệp, phương án sử dụng lao động, quy trình làm

việc Song song với việc chuẩn bị phương án đó, doanh nghiệp được chuyểnđổi cũng cần chuẩn bị một bản dự thảo điều lệ mới Xuất phát từ việc thay đổiloại hình tổ chức, điều lệ cũ sẽ không còn phù hợp với một doanh nghiệp mớikhác loại sau chuyển đổi, cho nên một bản điều lệ mới là rất cần thiết

- Thông qua quyét định chuyển đổi, dự thảo điều lê: Bước tiếp theo củaquá trình chuyển đổi doanh nghiệp là việc khẳng định ý chí chuyển đổi và đặt

cơ sở thiết kế ban đầu cho việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp trong

tương lai Việc biểu quyết thông qua quyết định chuyển đổi được thực hiệntheo những quy định tại điều lệ của doanh nghiệp cũ hoặc theo quy định của

và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thôngqua quyết định”.

- Thực hiện quyết định chuyển đổi: Day là bước trọng yếu thể hiện rõ sự

chuyển động bên trong của quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Tại khâu này,

doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi các nội dung cần thiết để “chuyển hoá”doanh nghiệp; như: chuyển đổi vốn góp của thành viên thành cổ phần của cổ

đông hoặc ngược lại

Trong quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thông thường đã có sự tínhtoán và xác định cách thức chuyển đổi các nội dung cần thiết Trên thực tế,

thành viên, cổ đông chí phải thực hiện một số hành vi mang tính thủ tục như

Trang 18

đổi giấy xác nhận phần vốn góp lấy giấy xác nhận cổ phần, cổ phiếu hoặc thay

đổi tên trong các xác nhận về tài sản Thực hiện nội dung này đồng thời còn

đưa ra kết luận chính xác về số thành viên, cổ đông đã thống nhất thực hiệnbiện pháp chuyển đổi Về việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, bầu, bổ nhiệm cácchức danh quản lý doanh nghiệp được chuyển đổi thì mặc dù luật không quyđịnh như là một trình tự bat buộc nhưng việc thực hiện nội dung này là mộtyêu cầu cần thiết để thực hiện đầy đủ việc chuyển đổi Doanh nghiệp được

chuyển đổi khi tiến hành đăng ký kinh doanh phải nộp hồ sơ trong đó có cácgiấy tờ yêu cầu ghi rõ các chức danh quản ly doanh nghiệp, danh sách thànhviên, danh sách cổ đông, người đại diện doanh nghiệp Nếu không đặt vấn đềbầu chức đanh quản lý sẽ không thoả mãn được điều này Do loại hình doanh

nghiệp thay đổi nên cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp cũng thay đổi Về lýthuyết, trong quyết định chuyển đổi đã có thể xác định việc chuyển đổi cơ cấu

tổ chức cũ thành cơ cấu tổ chức doanh nghiệp mới Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức

và vị trí quản lý doanh nghiệp không đơn giản chỉ là cách biểu đạt tên gọi mà

do điều kiện loại hình tổ chức, cơ cấu tổ chức có nhiều sự khác biệt Việcthay đổi loại hình có thể làm tăng thêm hay giảm bớt các bộ phận tổ chức

Trong khi đó, yếu tố con người luôn là vấn đề đáng được quan tâm hơn cả Vìvậy, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu tổ chức và bầu các chức danh quản lý là

một trong những nội dung quan trọng cần thực hiện khi chuyển đổi doanh

nghiệp.

- Dane ky kinh doanh - môt khâu quan trong và cũng là khâu tiến hành

` ⁄ ^ ? ae ~ ae + Aa: `

sau cùng trong quá trinh chuyển đổi: Những nội dung chuyển đổi mà doanh

nghiệp đã thực hiện chỉ thực sự có giá trị pháp lý sau khi doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Day được coi như là một sự công nhận của Nhà nước về các hành vi đã thực hiện của doanh nghiệp.

Trang 19

Doanh nghiệp được chuyển đổi phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hiện nay, đó là Phòng Đăng ký kinh doanh

thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi

doanh nghiệp có trụ sở chính Ngoài những hồ sơ thông thường như khi thành

lập doanh nghiệp, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chuyển

đổi cần phải có thêm quyết định chuyển đổi doanh nghiệp Sau khi được cấpGiấy chứng nhận đàng ký kinh đoanh, quá trình chuyển đổi coi như đã hoàn

Trong trường hợp chủ doanh nghiệp chuyển nhượng một phần vốn điều

lệ cho một hoặc một số chủ thể khác, sau khi chuyển nhượng, chủ sở hữu

doanh nghiệp và các chủ thể nhận chuyển nhượng chỉ cần đăng ký thay đổi số

lượng thành viên của doanh nghiệp Nếu không kể đến những nội dung, trình

tự đã thực hiện khi chuyển nhượng, việc chuyển đổi doanh nghiệp trongtrường hợp này chỉ cần thông qua một bước là tiến hành đăng ký thay đổi sốlượng thành viên.

Một trường hợp tiếp theo mà việc chuyển đổi mang tính bắt buộc là

chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành doanh nghiệp tư nhân Đó là

khi tổ chức là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng toàn

bộ vốn điều lệ cho một cá nhân Lúc này các bước thực hiện việc chuyển đổicũng hết sức đơn giản Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, chủ sở hữu

công ty TNHH mot thành viên phải thực hiện việc yêu cầu cơ quan đăng ký

kinh doanh xoá tên công ty trong số đăng ký kinh doanh Bước tiếp theo là

Trang 20

người nhận chuyển nhượng tiến hành đăng ký kinh doanh theo hình thứcdoanh nghiệp tư nhan - thủ tục nay (theo quy dmh của Luật Doanh nghiệp vàđược cụ thể hoá tại Nghị định 02/2000/NĐ-CP) rõ ràng hết sức giản đơn và

nhanh gọn.

1.1.5 Nội dung của quyết định chuyển đổi

Quyết định chuyển đổi là văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳquá trình chuyển đổi nào Theo quy định pháp luật hiện hành, quyết địnhchuyển đổi doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Quyết dinh phẩi ghi rõ tên, tru sở của doanh nghiép được chuyển đổi;

tên, tru sở của doanh nghiép chuyển đổi Tên, địa chỉ là một yếu tố cấu thànhdoanh nghiệp Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, tên, trụ sở là yếu tố mà qua

đó biểu hiện các yếu tố tổ chức bên trong, nó là cơ sở để xã hội nhận biết sựtồn tại của một doanh nghiệp Đây cũng là một yếu tố thể hiện sự minh bạch

về tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp Tên và trụ sở của doanhnghiệp được chuyển đổi phải được ghi rõ trong quyết định chuyển đối vì điềunày có ý nghĩa rất quan trọng đối với những chủ thể khác, đặc biệt là đối vớinhững chủ thể đã có quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và hoạtđộng trước khi chuyển đổi Đó sẽ là sự chỉ dẫn cần thiết khi phải tìm hiểu, giảiquyết những vấn đê có liên quan đến doanh nghiệp cũ Đồng thời, việc xácđịnh rõ ràng tên, trụ sở của doanh nghiệp được chuyển đổi còn chỉ ra chính

xác chủ thể đã tham gia chuyển đổi; phân biệt với tên gọi, trụ sở của chủ thể

thay thế; tránh tình trạng nhầm lẫn, không minh bạch xảy ra do việc chuyểnđổi

Tên gọi, trụ sở của doanh nghiệp mới cũng là vấn dé cần nêu rõ trongquyết định chuyển doi Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến sự thay

đổi về tên gọi của doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải cứ có sự chuyển đổi

Trang 21

doanh nghiệp là phải có sự thay đổi tên Một công ty có thể vẫn giữ nguyêntên gọi sau quá trình chuyển đổi nếu việc giữ nguyên đó vẫn đảm bảo những

yêu cầu của pháp luật đối với tên gọi của doanh nghiệp Tên gọi của doanh

nghiệp có thể phải thay đổi nếu không thoả mãn các điều kiện quy định tạikhoản | Điều 24 Luật Doanh nghiệp Việc ghi rõ tên doanh nghiệp chuyển đổitrong quyết định chuyển đổi là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận

hoặc yêu cầu phải lựa chọn tên khác cho doanh nghiệp

Ngoài ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước, tên gọi của doanh nghiệp được

chuyển đổi và doanh nghiệp chuyển đổi có ý nghĩa khẳng định sự chuyển tiếp

giữa doanh nghiệp cũ và doanh nghiệp mới Điêu này có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng đối với những chủ thể mang quyền với doanh nghiệp cũ Rõ ràng, đây làyếu tố không thể thiếu trong quyết định chuyển đổi

- Quyết định phải nêu rõ thời han và điều kiên chuyển tài sản, phần vốn gdp, cổ phần Day là nội dung hết sức quan trọng trong quyết định chuyển đổi

doanh nghiệp Chính nội dung này thể hiện bản chất quá trình chuyển đổi Nóchính là sự xác định rõ các nguyên tắc chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, thủtục chuyển đổi tài sản, vốn điều lệ và được ghi trong quyết định chuyển đổi

- Quyết đình chuyển đổi phải dua ra duoc phương án sử dung lao đông.Việc thay đổi loại hình doanh nghiệp thường kéo theo sự thay đổi về cơ cấu

nhân sự, lao động của doanh nghiệp Trong điều kiện đó, việc đưa ra mộtphương án bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động trong doanh nghiệp

2 meas ^⁄“ z ^ nw

được chuyến đổi là hết sức cần thiết.

- Xúc định thời han thực hiên chuyển đổi là nội dung cơ ban cudi cùng

mà guyết định chuyển đổi phải có Nếu không xác định thời hạn thì có thể sẽxảy ra trường hợp doanh nghiệp lợi dụng để trốn tránh hoặc thực hiện những

vấn đề khác Đồng thời nó cũng cho thấy tính quyết tâm, dứt khoát trong việc

Trang 22

chuyển đổi của doanh nghiệp Xác định thời hạn giống như việc chi ra thờiđiểm có hiệu lực của quyết định chuyển đổi Việc đảm bảo thời hạn không chỉ

có ý nghĩa về mặt thủ tục, trình tự thực hiện mà còn có ý nghĩa đối với những

vấn đề xã hội khác khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi; như: phong toả các

tài khoản để bảo toàn giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi Chính vì vậy, việc

xác định và thực hiện chuyển đổi đúng thời hạn là nội dung rất cần thiết

1.1.6 Hệ quả pháp lý của việc chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đối doanh nghiệp là một biện pháp tổ chức lại nhằm thay đổi

loại hình tổ chức của một doanh nghiệp Chính vì vậy, hệ quả rõ rệt nhất sauquá trình chuyển đổi là việc tạo ra một doanh nghiệp khác loại với doanhnghiệp nguyên phát Có thể từ chỗ là một công ty TNHH với các yếu tố cấuthành bên trong bao gồm các thành viên, hội đồng thành viên, phần vốn gópcủa thành viên trở thành một công ty cổ phần với các cổ đông, HĐQT, các

cổ phan, cổ phiếu Cơ cấu tổ chức quan lý của các loại doanh nghiệp luônluôn có sự khác biệt Việc thay đổi tên gọi người sở hữu công ty từ thành viêngóp vốn thành cổ đông, từ phần vốn góp thành cổ phần hay ngược lại đã tạo

ra việc hình thành một doanh nghiệp mới với cơ cấu tổ chức khác biệt hoàn

toàn.

Một hệ quả khác có thể dễ dàng nhận thấy sau quá trình chuyển đổi là

có sự thay đổi cơ ban về tên gọi và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trước vasau chuyển đổi Do có sự khác biệt về loại hình tổ chức nên sự thay đổi này rất

rõ nét Có thể từ một công ty với các bộ phận tổ chức gồm Hội đồng thànhviên, Chủ tịch HDTV, Giám đốc (TGD) chuyển thành một công ty khác loạivới các bộ phận gồm Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Giám đốc (TGD) Giữa

các cơ quan đó có sự khác biệt căn bản về nhiệm vụ và quyền hạn cũng như vềthể thực nhóm họp, thể thức henry định; nên có thé thấy rằng việc

Vịœ?

TRƯỜNG Ð AT tiPHONG G$ b92 |

Trang 23

chuyển đổi luôn kéo theo những thay đổi sâu sắc về cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp.

Điều nhận thấy tiếp theo sau quá trình chuyển đổi doanh nghiệp là việcthay đổi một cách cơ bản các quyền năng của chủ thể Theo quy định của

pháp luật, công ty TNHH là loại doanh nghiệp không có quyền phát hành cổ

phiếu, tức là loại công ty này không được sử dụng biện pháp gọi vốn từ côngchúng Vốn góp của công ty TNHH là tổng số vốn góp của các thành viên.Trong khi đó công ty cổ phần được quyền huy động vốn điều lệ từ côngchúng qua việc phát hành các loại chứng khoán Các thành viên sáng lập chỉphải bảo đảm nắm giữ 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán trong

3 năm đầu Có thể sau khi chuyển đổi, công ty đương nhiên được quyền chàobán cổ phần để kêu gọi vốn từ những chủ thể khác trong trường hợp công tyTNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc quyền này lại bị mất đi trongtrường hợp chuyển đổi ngược lại

Một vấn đề quan trọng nữa cũng được xác định sau chuyển đổi là việcchấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp được chuyển đổi và chuyển giao cácnghĩa vụ cho doanh nghiệp chuyển đổi Như đã nói trên, việc chuyển đổi cóthể làm thay đổi các quyền của chủ thể; thế nhưng quá trình này lại không làmthay đổi các nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi Các nghĩa vụ đóđược bảo lưu và chuyển giao nguyên vẹn cho doanh nghiệp mới được tạothành sau chuyển đổi Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp đã đặt ra quyđịnh này vì việc chuyển đổi chỉ là thay đổi về hình thức tổ chức còn các thànhviên, cổ đông chủ sở hữu doanh nghiệp dường như vẫn tồn tại sau chuyển đổi.Chính vì thế, việc chuyển giao nghĩa vụ được coi như một lẽ đương nhiên Vàcũng bởi lẽ tal cả các yếu tố của doanh nghiệp được chuyển đổi đã được

chuyển giao để tạo ra một doanh nghiệp mới khác loại nên doanh nghiệp cũ

đương nhiên châm dứt tồn tại Thời điểm xác định sự chấm dứt tồn tại của

Trang 24

doanh nghiệp cũ bat đầu từ khi doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh.

Trên đây là những vấn đề khái quát nhất về chuyển đổi doanh nghiệp

Qua đó có thể thấy pháp luật hiện hành cũng đã đặt ra những quy định pháp lý

cần thiết cho các doanh nghiệp có thêm quyền chủ động lựa chọn và thay đổi

cơ cấu tổ chức của mình Mặc dù còn chưa hoàn toàn đầy đủ, hoàn thiện (vì

đây là lần đầu tiên những quy định về chuyển đổi doanh nghiệp được ghi nhận

trong luật) nhưng những quy định mới này sé là cơ sở pháp lý đặt nền tang chohàng loạt sự vận động, thay đổi của các doanh nghiệp, khuyến khích hơn nữa

sự chủ động sản xuất kinh doanh và bảo đảm quyền tự do, bình đắng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

I.2 YÊU CẦU CUA VIỆC CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ -

XÃ HỘI THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận hình thức công ty TNHH một thành viên trong Luật Doanh nghiệp Đây là loại hình doanh nghiệp còn hết

sức mới mẻ Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thànhviên sẽ là một loại hình công ty TNHH đặc biệt, được tổ chức, quản lý, đăng

ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước

hoặc của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và chỉ do một tổ chức làm

chủ sở hữu.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công ty TNHH mội thành viên

có những đặc điểm cơ bản sau:

Trang 25

Một là, công ty do một tổ chức làm chủ sở hữu (được gọi là chủ sở hữucông ty), không có quyền phát hành cổ phiếu; chủ sở hữu công ty không đượctrực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty mà chỉ có

quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ

chức, cá nhân khác; chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi công ty không

thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả; chịu

trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi sốvốn điêu lệ của công ty.

Hai là, cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo một trong hai môhình sau tuỳ thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh:

- Mô hình HĐỢT và Giám đốc (TGĐ);

- Mô hình Chủ tịch công ty và Giám đốc (TGĐ)

Quyền han của HĐQT, Chủ tịch công ty, Giám đốc (TGD) do Điều lệcông ty quy định căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và các quy định khác có liên

quan.

Ba là, quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên tương tự

như các loại hình doanh nghiệp khác là đối tượng điều chỉnh của Luật Doanhnghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư

nhân) Nhìn chung, các quyền của công ty được mở rộng hơn so với doanhnghiệp Nhà nước, nhất là về quyền sử dụng, định đoạt tài sản của công ty,

quyền quyết định các dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị dưới 50% tổnggiá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty

Cuốt cùng đặc điểm quan trọng và là điểm khác biệt về chủ sở hữu củacông ty TNHH mot thành viên so với DNNN, doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội là công ty này chỉ có một tổ chức làm chủ

Trang 26

sở hữu đối với nó thay vì nhiều cơ quan, tổ chức cùng thực hiện chức nang đạiđiện sở hữu.

Công ty TNHH một thành viên mang những đặc điểm như vậy nên việcchuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -

xã hội thành công ty TNHH mot thành viên chính là thực hiện tổng thé cácbiện pháp nhằm tạo môi trường và điều kiện để các doanh nghiệp chuyển đổi

có được các đặc điểm đó Đây sẽ là quá trình thực hiện gồm những nội dungtheo một trình tự, thủ tục nhất định trong đó không chỉ bao gồm những thủ tụchành chính - pháp lý mà còn gồm cả các bước chuyển về nội dung kinh tế,chuyến về tổ chức quản lý nội bộ bên trong công ty và xác định lại tố chứclàm chủ sở hữu công ty; chuyển đổi cơ chế, chính sách, quan hệ giữa chủ sởhữu với công ty để chuyển doanh nghiệp sang mô hình công ty với các đặcđiểm nêu trên

Do đó, việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội bao gồm các nội dung và yêu cầu sau:

Thứ nhất, chuyển đổi về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, từ hình

thức là DNNN (đăng ký và hoạt động theo Luật DNNN) sang hình thức công

ty TNHH mội thành viên (đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) Đốivới các doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hiệnnay đang vận dụng Luật DNNN để hoạt động cũng được chuyển đổi về hình

Trang 27

Đối với mô hình HĐQT phải khác phục những hạn chế của cơ cấu tổ

chức của HDQT, quan hệ giữa HĐQT và TGD hiện nay đang áp dụng đối vớiTổng công ty Đối với mô hình Chủ tịch công ty thì đây là cơ cấu quản lýhoàn toàn mới mẻ, chưa từng áp dụng ở Việt nam nên cần phân định rõ nhiệm

vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty, Giám đốc (TGD) hoặc quy định

điều kiện để Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc nhằm tránh cồng kênh,chồng chéo

Thứ ba, xác định rõ một tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu đối vớicông ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp; khắc phục tình trạng hiện hành

về phân công, phân cấp cho nhiều cơ quan, bộ phận thực hiện các quyền củachủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhưng lại thiếu sự thống nhất và kết hợp các

chức năng của chủ sở hữu giữa các đại diện sở hữu

Thứ tu, chuyển đổi, điều chỉnh lại quan hệ giữa công ty với chủ sở hữunhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

trong hoạt động kinh doanh, bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng

cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ TNHH củaNhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Ngoài ra, khi chuyển đổi cần làm rõ về tài sản, công nợ, xác định rõ vốnđiều lệ của công ty Các đoanh nghiệp trước chuyển đổi nói chung ở trong tìnhtrạng có nhiều lao động dôi dư, đảm nhận các nghĩa vụ xã hội; hạch toán, kế

toán không rõ Vì vậy cũng cần tách riêng các hoạt động phi kinh tế, có tính

xã hội ra khỏi doanh nghiệp trong xử lý vốn, tài sản, tài chính, lao động

Các doanh nghiệp khi chuyển đổi sẽ có thay đổi sâu sắc trong quan hệvới Nhà nước, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, như: giảm sự

can thiệp, giam bao cấp, loại bỏ nghĩa vu xã hội phi kinh tế của Nhà nước, của

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cho doanh nghiệp hoặc doanh

Trang 28

nghiệp phải được hạch toán kinh doanh theo giá thị trường đối với những

nghĩa vụ này trên cơ sở có sự cấp bù của chủ sở hữu; Nhà nước và các tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối xử với doanh nghiệp với tư cách là chủ

đầu tư vốn vào doanh nghiệp; giới hạn trách nhiệm tài chính của Nhà nước, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi số vốn đầu tư vào

doanh nghiệp.

Do tính chất sở hữu của doanh nghiệp không đổi, vẫn là sở hữu chungcủa Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nên quá trìnhchuyển đổi cần phải quan tâm các vấn đề đặc trưng đối với doanh nghiệp

thuộc sở hữu chung, như: ngoài việc xác định một to chức duy nhat được uy

quyền là chủ sở hữu đối với một doanh nghiệp cần phân định quyền của tổ

chức này và quyền của công ty; quyền, trách nhiệm của HĐỌT với bộ máy

điều hành; động lực không phải chỉ với người lao động mà cả với tổ chức được

uỷ quyền là chủ sở hữu (vì những người thuộc tổ chức này cũng không phải làchủ đích thực) Bên cạnh tăng quyền tự chủ cần quy định thêm các chế tàiđối với doanh nghiệp, bộ máy quản lý, điều hành trong trường hợp công ty viphạm chế độ tự chịu trách nhiệm (như thua lỗ, được xoá nợ, khoanh nợ hoặc

cho hưởng chế độ bao cấp dưới nhiều hình thức)

I.3 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CUA VIỆC CHUYỂN ĐỔI DNNN, DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ -

XÃ HỘI THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

1.3.1 Cơ so lý luận

Đối với Việt nam, từ trước tới nay, khu vực kinh tế Nhà nước luôn luôn

giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là trụ cột của nền kinh tế quốcdan, đặc biệt là trong thời kỳ tồn tại cơ chế kế hoạch hoá tập trung Chuyểnsang cơ chế kinh te thị trường, việc làm thế nào để các doanh nghiệp Nhà

Trang 29

nước vốn hình thành trong nền kinh tế kế hoạch trước kia có thể tiếp tục tồn

tại và phát triển đã trở thành một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết Bước

sang thời kỳ mới, kinh tế ngoài quốc doanh trong nước phát triển mạnh mẽ,các DNNN dần dần mất vị trí độc quyền trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực

Các DNNN lúc này không những phải đương đầu với các thành phần kinh tếkhác trong nước mà còn phải đương đầu với sự cạnh tranh của hàng hoá và kỹthuật nước ngoài Cải cách DNNN trong bối cảnh đó được coi là khâu trung

tâm để xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước.

Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ

trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN.DNNN đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếucủa nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủđạo DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tốngthu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu ; là lực lượng quan trọng trong thựchiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sảnphẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh DNNN

ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lực sản xuất tiếp tục phát

triển, cơ cấu ngày càng hợp lý, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ;

hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên.

Những kết quả nói trên đạt được là nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn

của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo thực hiện kiên trì của Chính phủ và các cấp,

các ngành, sự cố gang khác phục khó khăn, vượt qua thử thách của các doanh

nghiệp Nha nước Tuy nhiên, các DNNN van còn tồn tại những mặt hạn chế,yếu kém nhất định: như : quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưathật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản

Trang 30

xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn

lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh cònthấp Có thể nói, các DNNN hiện nay hoạt động và phát triển chưa tương

xứng với vị trí, vai trò mà Đảng và Nhà nước ta xác định cho chúng, chưa thểvững vàng vượt qua những thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển

và chủ động hội nhập kinh tế.

Những hạn chế đó phần nhiều là do nguyên nhân chủ quan Có thể dẫn

ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh

tế Nhà nước, DNNN; về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả của DNNN;

+ Quản lý Nhà nước đối với DNNN còn yếu kém, vướng mắc, cải cách

hành chính chậm;

+ Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn những vấn

đề chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN;

+ Chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao độngtrong DNNN nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

Xuất phát từ việc nhận định tình hình như trên, trong Nghị quyết Hội

nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp,đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, Đảng ta đã đưa ra một sốquan điểm chi đạo làm cơ sở cho hoạt động chỉ đạo thực hiện cải cách DNNNcủa Chính phủ Cụ thể:

Kinh tế Nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế,

chính trị, xã hội của đất nước DNNN (gồm doanh nghiệp

Trang 31

Nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp Nhà nước giữ cổphần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển va

nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm

công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điềutiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh

tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hộinhập kinh tế quốc tế ( Trích Nghị quyết)

Như vậy, vai trò chủ đạo, vi trí then chốt của kinh tế Nhà nước, DNNNđối với nền kinh tế quốc dân đã được khẳng định một lần nữa Chính vì thế,việc cải cách, đổi mới các DNNN cần được coi là nhiệm vụ quan trọng, to lớn,

là khâu trung tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết còn nhấn mạnh:

Kiên quyết điều chỉnh để DNNN có cơ cấu hợp lý, tập trung

vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng,

chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ

yếu; không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các

ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền kinh tế Đại bộ phận

DNNN phải có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến; một

bộ phận cần thiết có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản

phẩm, dịch vụ thiết yếu, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng

sâu, vùng xa Chuyển DNNN sang hoạt động theo chế độ

công ty, đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà

nước không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng đểtạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN

Trang 32

Tiếp tục đối mới cơ chế quản lý để DNNN kinh doanh tự chủ,

tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với

doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp

luật Xoá bao cấp, đồng thời có chính sách đầu tư đúng đắn

và hô trợ phù hợp đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm

cần ưu tiên phát triển (Trích Nghị quyết)Đây là quan điểm hết sức tiến bộ Để xây dựng cơ chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề then chốt là cải cách DNNN, đặc biệt làcác DNNN cỡ lớn và vừa phải thu được tiến bộ thực sự Mặt khác, doanh

nghiệp là chủ thể cạnh tranh trong thị trường, là nền tảng vĩ mô của nền kinh

tế thị trường, nếu vận hành kinh tế của các DNNN không phối hợp thống nhất

với phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì không thể xây dựng đượcthể chế kinh tế thị trường Có thể nói, việc xác lập cơ sở của nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa sẽ do sự tiến triển và thành công của công cuộc cảicách DNNN quyết định.

Chính từ quan điểm chỉ đạo như vậy, một trong những nhiệm vụ quantrọng của "Nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005” đã được Đảng đề ra là "Thực hiệnchế độ công ty trách nhiệm hữu hạn đối với DNNN giữ 100% vốn Sửa đổi, bổsung cơ chế, chính sách, hình thành khung pháp lý đồng bộ bảo đảm quyền tự

chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh của DNNN." Và giải

pháp để thực hiện nhiệm vụ này là "Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước

giữ 100% vốn sang hình thức công ty TNHH một chủ sở hữu là Nhà nước

hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các DNNN."

Qua những tư tưởng, quan điểm đó của Đảng, có thể thấy, vi trí và vaitrò to lớn của thành phần kinh tế Nhà nước, của DNNN vân được khẳng định

và duy trì Định hướng của Đảng là phải đẩy nhanh việc tiến hành cải cáchDNNN, tiến hành một cách đồng bộ, triệt để với nhận thức: cải cách không

Trang 33

phải và cũng không thé chi là làm sống động từng doanh nghiệp, mà là phải

vực dậy toàn bộ khu vực kinh tế Nhà nước, phải "làm tốt cái lớn, làm sống cáinhỏ" Dé thực hiện được điều này phải tiến hành nhiều hoạt động, nhiều biện

pháp kết hợp trong đó chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành

viên là một giải pháp lớn được Đảng đề ra.

1.3.2 Cơ sở thực tiễn

Như đã nói ở phần trên, qua một thời gian cải cách, DNNN cũng đã có

những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên,

trong cơ chế kinh tế thị trường, với sự phát triển của thành phần kinh tế dândoanh, của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì DNNN cũng gặp những khó khăn nhất định và do vậy, những hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đã bộc lộ rõ Việc cải cách nó, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn,

khẳng định được vai tò, vị trí của mình trong nền kinh tế, hướng tới xây dung

nó theo mô hình doanh nghiệp hiện đại là vấn đề hết sức cần thiết

1.3.2.1 Xu hướng xảy dựng mô hình doanh nghiệp hiện đại

Xem xét nền kinh tế của các nước phát triển phương Tây, về đại thể,chế độ doanh nghiệp hiện đại đã được quan tâm xây dựng và phát triển từ rấtsớm Các nước trong khu vực và các nước đang phát triển khác cũng vậy, hiệnnay họ đều coi xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại là mục tiêu và mô hình của cải cách doanh nghiệp Họ đều cho rằng, xây dựng mô hình doanh nghiệphiện đại là yêu cầu khách quan đặt ra cho công cuộc đi sâu phát triển cải cáchDNNN cai cách thành phần kinh tế quốc doanh.

Mô hình doanh nghiệp hiện đại là mô hình tổ chức doanh nghiệp phùhợp với đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển sản xuất xã hội hoá

cao Đặc trưng cơ bản của nó là:

Trang 34

- Chế độ tài sản pháp nhân doanh nghiệp độc lập

Các pháp nhân doanh nghiệp có tài sản độc lập được pháp luật xác

nhận, từ đó các doanh nghiệp vừa có khả năng chịu trách nhiệm về tài sản đốivới hoạt động kinh tế của mình, lại vừa tránh được sự can thiệp trực tiếp củangười sở hữu tài sản cuối cùng đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Đồng thời, người đầu tư có quyền thu lợi từ tài sản Điều này đáp ứng

đầy đủ yêu cầu của người được coi là người sở hữu tài sản cuối cùng

- Có sự tách bạch rạch roi về quyền sở hữu

Giữa người sở hữu cuối cùng, người sở hữu pháp nhân, người kinhdoanh và người sản xuất hình thành mối quan hệ kinh tế và quan hệ tráchnhiệm pháp luật dựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau coi đó là cơ sở hình thành

cơ cấu quyết sách và cơ cấu giám sát của doanh nghiệp đối với hình thái đặctrưng là công ty TNHH hiện đại.

Đặc trưng đó của mô hình doanh nghiệp hiện đại được biểu hiện dưới 5

khía cạnh:

¡) Quan hệ tài sản rõ ràng, tài san Nhà nước trong doanh nghiệp thuộc

về Nhà nước, doanh nghiệp có quyền tài sản pháp nhân toàn diện, trở thànhthực thể pháp nhân độc lập

ii) Doanh nghiệp với toàn bộ tài sản pháp nhân của nó tự chủ kinhdoanh theo pháp luật, tự chịu lỗ lãi, nộp thuế theo quy định, có trách nhiệmbảo toàn và tăng giá trị tài sản trước người bỏ vốn

ii) Người bỏ vốn dựa trên việc đầu tư vào doanh nghiệp được hưởng cácquyền hợp pháp như: quyền lựa chọn người quản lý, quyền thu lợi từ tài sản,quyền ra những quyết sách quan trọng; khi doanh nghiệp phá sản, người bỏ

Trang 35

vốn chi chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn của mình đã đưa

vào doanh nghiệp.

iv) Nhà nước được coi là người bỏ vốn, không được can thiệp vào hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ có thể quản lý gián tiếpdoanh nghiệp Doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị

trường, tồn tại và đào thải trong cạnh tranh thị trường Các doanh nghiệp thua

lỗ liên tục, nợ nhiều hơn vốn phải phá sản theo pháp luật

v) Xây dựng hệ thống lãnh đạo và chế độ tổ chức quản lý doanh nghiệp

khoa học; điều tiết mối quan hệ giữa người sở hữu, người kinh doanh và người lao động; xây dựng cơ chế kinh doanh kết hợp khuyến khích với ràng buộc.

Như vậy, có thể thấy, khung cơ bản của chế độ doanh nghiệp hiện đại làcải cách quyền tài sản và đổi mới quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước,

thực hiện chế độ pháp nhân hoàn thiện, chủ thể đầu tư rõ ràng, cơ cấu quản lýnội bộ khoa học, quy củ Muốn xây dựng thành công mô hình đó, phải tiến hành tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn thiện chế độ pháp nhân doanh nghiệp Để thâm nhậpvào thị trường, tham gia cạnh tranh, thu được lợi nhuận, người đầu tư cần bỏvốn để thành lập một tổ chức kinh doanh và làm cho nó đủ tư cách, có địa vịpháp luật độc lập, hưởng quyền lợi và nghĩa vụ dân sự, đó chính là pháp nhândoanh nghiệp Nền tang khả năng hoạt động thị trường của pháp nhân doanhnghiệp là nó có quyền tài sản pháp nhân, làm cho doanh nghiệp trở thành thựcthể pháp nhân có khả năng chịu trách nhiệm trong hoạt động thị trường Nhànước là người bỏ vốn trong DNNN, được hưởng quyền lợi của người sở hữu;doanh nghiệp có quyền tài sản pháp nhân toàn bộ được hình thành từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước Điều này sẽ giải quyết được mối quan hệ về quyền

Trang 36

Thứ hai, xác lập chế độ trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp với quyền

tài sản pháp nhân toàn bộ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ; khidoanh nghiệp bị phá sản, người bỏ vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm

vi phần vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp Lợi nhuận và giá tri gia tang của tàisản thu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián

tiếp thuộc về người bỏ vốn; khi doanh nghiệp phá sản, tổn thất lớn nhất của

người bỏ vốn là khoản tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việc thực hiện chế

độ trách nhiệm hữu hạn đã giảm bớt rủi ro, tăng cơ hội thu lợi cho người bỏvốn, giải quyết tình trạng doanh nghiệp chỉ thu lãi mà không chịu lỗ và Nhà

nước chịu trách nhiệm vô hạn như trước kia

Thứ ba, vây dựng chế độ tổ chức khoa học Chế độ doanh nghiệp hiện

đại có một cơ cấu tổ chức khoa học, hoàn chỉnh, thông qua chế độ tổ chức quy

củ để phân rõ trách nhiệm đồng thời hình thành mối quan hệ ràng buộc giữacác bộ phận, cơ quan Từ đó, tính tích cực của người sở hữu, người kinh doanh

và người sản xuất được phát huy, hoạt động bị ràng buộc và lợi ích được đảmbảo Làm cho người sở hữu an tâm, người kinh doanh tận tâm và người sảnxuất cố gắng hết mình, đảm bảo về tổ chức cho các DNNN bước vào thịtrường độc lập kinh doanh.

Tóm lại, để đi sâu cải cách DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chínhtrị, t6 chức chính trị - xã hội thì việc xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại làbiện pháp tốt, thậm chí có thể coi là mục tiêu của cải cách Nó là phương cách

hiệu nghiệm nhất de giải quyết sự giảm sút hiệu quả kinh tế trong các DNNN,

doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Chuyển đổicác doanh nghiệp này sang mô hình công ty TNHH một thành viên chính là một nội dung quan trọng của việc xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại.

Trang 37

1.3.2.2 Vai trò của chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH mot thành viên

i) Những tổn tại của DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính tri,

tổ chức chính trị - xã hội

Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, xã hội của khốiDNNN thì thực trạng của DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hỏi (kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả và thiếutính cạnh tranh ) vân chậm được khắc phục Quá trình sắp xếp lại các doanhnghiệp này tuy đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định.

Thứ nhất, DNNN chưa có đủ quyền hạn và trách nhiệm, chưa thực sự năng động và nhanh nhạy trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy được xácđịnh là có tư cách pháp nhân và được giao vốn nhng pháp nhân DNNN vẫn

chưa có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo có được tư cách pháp nhân thực sự

(chưa có quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, chưa có đủ các quyền đối với tài sản do mình sở hữu và vẫn bị chủ sở hữu Nhà nước can thiệp dưới nhiềuhình thức như: điều chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp; quyết định chothuê, thế chấp, cầm cố tài sản quan trọng của doanh nghiệp ) DNNN chưa

có quyền tự chủ nhân danh mình (pháp nhân độc lập) để tham gia vào cácquan hệ kinh tế và quyết định các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp nhưquyết định đầu tư, chuyển nhượng các tài sản quan trọng Bản chất pháp lý

về trách nhiệm hữu hạn của loại hình doanh nghiệp này, do vậy, chưa rõ ràng; Nhà nước còn can thiệp sâu vào quản lý doanh nghiệp.

Trang 38

Vẫn còn những quy định pháp luật chưa phù hợp, áp đặt nhiều thủ tục phiền

hà đối với doanh nghiệp Mat khác, cơ chế trách nhiệm cá nhân và các chế tàiđối với những sai phạm trong quản lý kinh doanh chưa nghiêm minh, chưa đủmạnh để hạn chế tiêu cực Nói cách khác, trách nhiệm cá nhân trong quản lýNhà nước chưa rõ ràng.

Thứ ba, chưa phân định rõ được quyền quản lý của Nhà nước đối với tất

cả các doanh nghiệp nói chung với quyền của các cơ quan Nhà nước với tưcách là chủ sở hữu đối với DNNN Việc phân công, phân cấp và quy định mốiquan hệ giữa các cơ quan, bộ phận thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối vớiDNNN chưa phù hợp Nhiều cơ quan cùng thực hiện quyền hạn, trách nhiệm

đại diện chủ so hữu Nhà nước nhưng chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ

và mỗi quan hệ giữa các cơ quan này, nên dẫn tới tình trạng vừa buông lỏng

quản lý, vừa can thiệp quá sâu, chồng chéo vào hoạt động của doanh nghiệp

Thứ tu, chưa thực hiện chế độ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp;nhiều doanh nghiệp vẫn được Nhà nước xoá nợ, khoanh nợ hoặc cho hưởngchế độ bao cấp dưới nhiều hình thức Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp

đã được chuyển giao một phần cho Nhà nước; đồng thời, DNNN không thựchiện được nghĩa vu, trách nhiệm của pháp nhân là tự chịu trách nhiệm trongphạm vi tài sản của minh

Thứ năm, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, cán bộ quản lýdoanh nghiệp không theo quy trình hoặc theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, không

có thời hạn nên không phát huy được trách nhiệm cũng như nang lực của cán

bộ Nhìn chung, các quy định về cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc,

thành viên HDQT và quan hệ giữa Giám đốc với HĐQT chưa hợp lý.

Trang 39

các thành phan kinh tế khác) nên việc quan lý các doanh nghiệp này chưa có

khung khổ pháp luật rõ ràng, thống nhất Hơn nữa, ngoài phần đóng góp cho

ngân sách Nhà nước theo luật định, các doanh nghiệp này còn phải đóng góp

cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Đồng thời, do không đượckiểm toán nên hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp này không rõ ràng

Do những hạn chế đó, hiệu quả kinh doanh của DNNN, doanh nghiệp

của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa cao, doanh nghiệp

chưa có đủ quyền hạn và không hoàn toàn chịu trách nhiệm về những yếu kémtrong kinh doanh Nếu không được khắc phục thì các doanh nghiệp này sẽ gặprất nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh trong nước và quốc tế, trong hội nhập kinh tế.

ii) Vai trò của việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là một loại hình doanh nghiệp mới được

thừa nhận ở Việt Nam Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công ty TNHHmột thành viên là một loại hình công ty TNHH chi do một tổ chức làm chủ sởhữu Loại hình doanh nghiệp này có nhiều đặc trưng ưu việt, như:

- Công ty do một tổ chức duy nhất làm chủ sở hữu và mọi quyền hạn,trách nhiệm của chủ sở hữu tập trung vào tổ chức đó

- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

Trang 40

- Có su tách bạch rõ ràng giữa chu sở hữu va người quan lý doanhnghiệp Chủ sở hữu không có quyền can thiệp sâu vào hoạt động quản lý kinhdoanh của doanh nghiệp; loại bỏ một số nghĩa vụ xã hội không mang tính

kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Hạn chế được sự tuỳ tiện của chủ sở hữu đối với việc rút vốn, điều

chuyển vốn, thu hồi lợi nhuận so với DNNN, doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội

- Quyền hạn của HĐQT, Giám đốc công ty TNHH một thành viên được

mở rộng hơn, cụ thể hơn và gắn liền với trách nhiệm

Chính nhờ những điểm ưu việt ấy mà việc chuyển đổi DNNN, doanhnghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công tyTNHH một thành viên sẽ có nhiều tác dụng tích cực, khắc phục được những

điểm hạn chế còn tồn tại của các đoanh nghiệp này

Một là, sự chuyển đổi sẽ hạn chế được một cách đáng kể sự can thiệpcủa chủ sở hữu vào hoạt động của doanh nghiệp Nếu như trước đây, theo LuậtDNNN, các cơ quan Nhà nước có quyền cấp phát vốn, do đó cũng có quyềnrút vốn (điều chuyển vốn) của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết Vì pháp

luật không quy định cụ thể trình tự, điều kiện của việc rút vốn này nên trên

thực tế, sự rút vốn thường xảy ra một cách tuỳ tiện, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Đến nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không được trực tiếp, mà

chỉ có quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn

đã góp vào công ty cho tổ chức, cá nhân khác; chủ sở hữu cũng không được

rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụtài sản khác đến hạn phải trả (Điều 48) Quyền của công ty TNHH một thànhviên trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản được giao cũng

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w