1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài kinh tế

258 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 66,67 MB

Nội dung

Việc giải quyết thoả đáng chính sách pháp luật trong lĩnh vực công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT không những góp phần hoàn thiện chính sách của nước ta vẻ trọng tài p

Trang 1

VIEN NGHIEN CUU NHA NUGC VA PHAP LUAT

NGUYEN TRUNG TIN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHAM DUY NGHĨA

TS NGUYEN VĂN DUNG

HA NOI - 2002

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chính xác Các kếtquả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

Năm 2002 `

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Trung Tín

Trang 3

TIẾNG VIÊT

TTKT

TTTTQTVN

TIẾNG ANHICC

UCITRAL

Trong tai kinh té

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt

Nam

The International Chamber of

Commerce (Phong Thuong mai Quéc

té)

The United Nations Commission onInternational Trade Law (Uy ban ciaLiên hợp quốc về luật thương mại

quốc tế)

Trang 4

i/0100 1 .e 3

\/(olst;\SSHddddaaẳaầáÁẮẮẮ 4Chương I: Cơ sở lý luận về việc công nhận và cho thi hành

tại Việt Nam các quyết định của trọng tài kinh tế -5-scscscs se, 13.1 Khái niệm quyết định của trọng tài kinh tẾ -5 5 scsccccsccccs 13.2 Khái niệm và bản chất công nhận và cho thi hành các quyết định của

trong 408 ‹ì;:8: 01000700777 28

.3 Sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành các quyết định của

trong tai Kinh t6 00157 36 4 Trinh tự và thủ tục công nhận va cho thi hành các quyết định của

trong tad s0 nh 46

.5 Các điều kiện công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài

KH]: THẾ cueseenniennnii cosas ccasesrn cn a SRN DREINGHAHIHHIA13/20021.004088084500881L13.08001-/2835 84/acBey 56

.6 Cơ sở pháp luật về công nhận và cho thi hành các quyết định của trong

8,8 Ö , ¬ 71

Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận va cho thihành tại Việt Nam các quyết định của trong tài kinh tế 79

1.1 Cơ sở pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

các quyết định của trọng tài kinh tẾ -c s1 v.v 11511551 sex, 79

›,2 Thực trạng các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết

hoặc tham gia về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định

của trọng tài kinh tẾ 5+ tt 1.12121121011111 101p 83

1,3 Thực trạng các quy định pháp luật trong nguồn quốc nội của pháp luật

Việt Nam về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của

TONG tal KUM 0:10 105

2.4 Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyếtdinh cla trong tai kinh t€ 0P Ẻ8ne 141

Chương III: Hoan thiện pháp luật Việt Nam về công nhận va cho thi

hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài kinh tế 1483.1 Hoàn thiện các quy định trong các điều ước quốc tế về công nhận và

cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài kinh tế 148

3.2 Hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài

kinh TẾẾ - - có 9656099 050 0 0 0 0 E005 58 156Ket UG nh 187Tài liêu tham khảo - - 0 HH HH HH n0 88859 4% 193

Trang 5

Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã tác động sâu sắc tới

đời sống kinh tế, xã hội và pháp luật Trong lĩnh vực kinh tế, từ một nền kinh

tế tập trung bao cấp, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã

được xây dựng, trong đó, “quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội

nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt” [20, tr

16] Thực hiện chính sách đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế

đáng kể

Để đảm bảo cho sự chuyển hướng của nền kinh tế, pháp luật cũng đượcđổi mới trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế từ chỗ chủ yếu bằng biện

pháp hành chính, mệnh lệnh, hướng dẫn tới việc áp dụng chủ yếu các biện

pháp mang tính chất dân sự (nguyên tắc thoả thuận, tự định đoạt của các chủthể kinh doanh ) “Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống pháp luật của Việt

Nam, tuy có nhiều nỗ lực đổi mới, nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập” [50, tr

53] Trong bối cảnh đó, các tranh chấp kinh tế càng đa dạng hơn và cần đượcgiải quyết theo các phương thức mới phù hợp “Ngày nay, khi chúng ta chuyển

nền kinh tế sang thị trường thì vai trò của pháp luật như là những đại lượng

khách quan và công bằng càng được phát huy” [89, tr 26] Các tranh chấpkinh tế hiện nay ở nước ta chủ yếu bao gồm:

- Các tranh chấp về hợp đồng;

- Các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau và giữa các thành

viên công ty với công ty;

- Các tranh chấp liên quan tới việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu

Ngoài ra, các tranh chấp kinh tế còn có thể tồn tại ở nhiều dạng khác

nhau, ví dụ như:

- Các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài;

Trang 6

Các tranh chấp này có thể được giải quyết bằng thượng lượng, hoà giảigiữa các bên, bằng toà án hoặc bằng trọng tài “Phần lớn các tranh chấp

thương mại, đầu tư trên thế giới (trong đó có các tranh chấp thương mại quốc

tế và đầu tư nước ngoài) được giải quyết theo con đường trọng tài nếu các bên

thương lượng hoặc hoà giải không thành” [50, tr.26] Điều này xuất phát từ

những ưu việt của con đường trọng tài so với toà án: nhanh chóng, mềm dẻo,

đỡ tốn kém, đảm bảo uy tín và đảm bảo bí mật kinh doanh [48, tr 291-292].

Nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây không tạo ra điều kiện thuận lợicho hoạt động của trọng tài phi chính phủ Trong điều kiện nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam đa có

môi trường phù hợp để phát huy những ưu việt của mình Theo thống kê củaPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, từ giữa năm 1993 đến giữa năm

1995, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (TTTTQTVN) đã thụ lý 42 vụ tranh chấp, vào loại cao của khu vực và thế giới, và đã giúp các bên hoà giải

thành hoặc xét xử hầu như tất cả các vụ tranh chấp này (5, tr 5Š]

Tuy vậy, để trọng tài phi chính phủ phát huy được các mặt lợi đó, Nhànước cần vừa đảm bảo các điều kiện phù hợp cho việc thành lập và hoạt động

của trọng tài kinh tế (TTKT), vừa đảm bảo cho các quyết định mà nó đưa ra

đáp ứng các yêu cầu của pháp luật được công nhận và cho thi hành Có đượccác đảm bảo đó trọng tài mới thực sự là một công cụ của thương mại đảm bảo

cho việc thi hành các hợp đồng đã được ký kết Để hoàn thành được vai trò ấy,

quyết định của trọng tài cần được công nhận và thi hành (5, tr 44; 25, tr 10]

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn

bản pháp luật; ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế liên quan công nhận và

cho thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT.

Trang 7

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị quyếtcủa Quốc hội số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến

pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sau đây gọi tắt là Hiến

pháp 1992); Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002; Luật Đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam 2000; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994; Pháp

lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1990; Pháp lệnh Thi hành án Dân sự

1993; Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 Quy địnhchi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 30/CP của

Chính phủ 1993 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý

công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dan sự va chấp hanh viên;

Nghị định số 69/CP của Chính phủ 1993 quy định thủ tục thi hành án dân sự;

Nghị định số 116/CP của Chính phủ ngày 5-9-1994 Về tổ chức và hoạt độngcủa TTKT; Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ

về Tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; Quyết định số 114/TTg

ngày 16/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ Về việc mở rộng thẩm quyền giải

quyết các tranh chấp của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

- Nhóm thứ hai - nhóm chuyên về công nhận và cho thi hành tại ViệtNam quyết định của TTKT bao gồm Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại ViệtNam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995 và các văn bản

hướng dẫn thi hành

Các văn bản thuộc nhóm thứ nhất ghi nhận các quy định về thẩm quyển:

của toà án, các cơ quan nhà nước khác trong việc công nhận và cho thi hành

tại Việt Nam quyết định của TTKT Tuy nhiên, các quy định trong các văn

Trang 8

ước ngoài chỉ giải quyết các vấn dé về trình tự, thủ tục và điều kiện công

hận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT nước ngoài, chứ không

đề cập tới phán quyết của TTKT Việt Nam Ngay cả đối với quyết định của

TTKT nước ngoài, nhiều vấn đề như việc xác định quyết định trọng tài, việc

áp dụng các quy định trên trong thực tế ra sao còn chưa được làm sáng tỏ vềmặt lý luận và kiểm nghiệm đầy đủ trong thực tiễn

Liên quan đến các điều ước quốc tế về công nhận và thi hành tại ViệtNam quyết định của TTKT, Việt Nam đã ký và tham gia chủ yếu các điều ước

sau đây: a) các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự,hôn nhân gia đình và hình sự (sau đây viết tắt là các hiệp định tương trợ tư

pháp); b) các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư; c) Công ước Niu

Oóc Về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài Việc ký

kết và tham gia các điều ướẽ đó cũng đặt ra nhiều vấn dé cần được giải quyết

về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Sự chưa hoàn thiện pháp luật về vấn dé này ở nước ta có thể được giải

thích từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan Việc giải quyết thoả

đáng chính sách pháp luật trong lĩnh vực công nhận và thi hành tại Việt Nam

quyết định của TTKT không những góp phần hoàn thiện chính sách của nước

ta vẻ trọng tài phi chính phủ, mà còn góp phần xây dựng môi trường pháp lý

thuận lợi để tạo động lực cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hoá và xãhội ở nước ta hiện nay Báo cáo chính trị tại Dai hội IX đã chỉ rõ: “ nền kinh

tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, một số vấn đề

văn hoá, xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết Cơ chế, chính sách

không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển” [20, tr 17)

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 9

008 với tiêu đề “TTKT - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế của nước

ta” của Trường Đại học Luật Hà Nội; cuốn sách “Trọng tài quốc tế” của Nhà

Pháp luật Việt—Pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995; “Giải quyết các tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” của Pháiđoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội2000; các bài viết của các tác giả như Hoàng Phước Hiệp, Dương Thị Thanh

Mai, Đoàn Năng, Dương Đăng Huệ, Trần Hữu Huỳnh đề cập nhiều khía

sạnh của việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT Các

tác giả trong các công trình đó đã chỉ ra sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các

quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết

định của TTKT theo hướng thừa nhận tính chung thẩm của quyết định TTKT

và sử dụng tới sự cưỡng chế của nhà nước trong trường hợp không tự nguyện

thi hành Tuy nhiên, do các công trình đó, Hdac là không chuyên sâu về công

nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT, hoặc là có phạm vi han

chế nên chưa thể xem xét một cách tổng thể các vấn đề về mặt lý luận đối với

đề tài về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TIKT

Bởi vậy việc nghiên cứu đề tài kể trên một cách toàn điện có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn to lớn nhằm góp phần tăng cường vai trò của TTKT trong

việc giải quyết các tranh chấp kinh tế.

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Để đáp ứng những đòi hỏi của công tác nghiên cứu lý luận và hoạt độngthực tiễn trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp kinh tế, luận án hướng tới

mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam các quyết định của TTKT để góp phần phát triển pháp luật Việt Nam và

Trang 10

mu sau đây:

Lam sáng tỏ cơ sở lý luận về công nhận va cho thi hành tại Việt Nam

:ác quyết định của TTKT;

Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành

ai Việt Nam các quyết định của TTKT;

Xây dựng các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công

nhận va cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của TTKT

4 Pham vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ pháp luật về công nhận

7a cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của TTKT :

Các quan hệ pháp luật kể trên liên quan nhiều lĩnh vực luật học, vi dụ

thu: luật hành chính, luật kinh tế Luận án được giới han bởi các khía cạnh

sha chuyên ngành luật kinh tế liên quan đến công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam các quyết định của TIKT Trong lĩnh vực luật kinh tế, luận án cũng

shi tập trung xem xét các quan hệ về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

›ác quyết định cuối cùng (hay còn gọi là phán quyết) của TTKT trong trường

19p bên phải thi hành không tự nguyện thực thi quyết định trọng tai.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng trong luận án là chủ nghĩa duy vật biện

ching va chủ nghĩa duy vật lịch sử Trên nền tang của các phương pháp luận

1ó tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể của khoa học xã hội như các

›hương pháp lich sử, so sánh, hệ thống, lô gích, quy nap, dién giải

Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét quá trình hình thành vàwhat triển của trọng tài ở Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp kinh

&.

Trang 11

Khi sử dụng phương pháp so sánh, tác giả xem xét, đối chiếu các quy

định pháp luật một số quốc gia dé tìm ra các tiêu chí phổ biến trên thế giới vẻ

công nhận và cho thi hành các quyết định của TTKT.

Phương pháp hệ thống được sử dụng trong luận án nhằm mục đích đánh

giá thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành tại Việt Namcác quyết định của TTKT (bao gồm không chỉ các quy định trong các văn bản

mà Nhà nước ta ban hành, mà còn cả các quy định trong các điều ước quốc tế

mà nước ta ký kết và tham gia).

6 Cái mới của luận án

Luận án có những điểm mới sau đây:

- Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách hệ

thống và tổng quát việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định

của TTKT :

- Làm sáng to khái niệm các loại quyết định của TTKT va từ đó đưa ra nhận xét về quyết định quan trọng nhất (quyết định cuối cùng — phán quyết)

trong số các quyết định đó cần được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

- Phân tích một cách cơ bản khái niệm công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam quyết định của TTKT Đây là điểm mấu chốt quan trọng để lý giải

:ho việc trường hợp nào quyết định của TTKT chỉ cần công nhận, trường hợp

140 vừa công nhận và vừa cần cho thi hành

- Làm sáng tỏ những tiêu chí phổ biến về trình tự, thủ tục và các điều

ién công nhận và cho thi hành quyết định của TTKT Đây là cơ sở lý luận

uan trọng để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và để xây dựng các

iến nghị về phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và

no thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT.

- Phân tích một cách hệ thống nguồn pháp luật liên quan việc công nhận

ì cho thi hành quyết định của TTKT Tác giả đặc biệt đánh giá rõ vị trí của

suồn quốc nội và nguồn quốc tế trong việc điều chỉnh vấn đề trên Day là cơ

Trang 12

sở rất quan trọng để xây dựng chính sách hoàn thiện pháp luật Việt Nam vẻ

- Xây dựng các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn

đề trên (trong đó có các kiến nghị về các quy định pháp luật cụ thể liên quan

tới việc xác định khái niệm quyết định TTKT, các quy định về trình tự, thủ tục

và các điều kiện công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của TIKT).

- Việc xem xét thực trạng và việc xây dựng các kiến nghị hoàn thiện

pháp luật Việt Nam được quán triệt bởi quan điểm xuyên suốt của tác giả về

mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và văn bản pháp luật của quốc gia — quan

điểm coi các điều ước quốc tế là một nguồn của pháp luật quốc gia

7 Ý nghĩa thực tiễn

Các kiến nghị của tác giả trong luận án có ý nghĩa góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT, giúp cho các co quan áp dụng pháp luật xác định rõ hon vi trí của các quy định pháp luật khác nhau trong việc điều chỉnh vấn đề trên.

Kết quả đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề mà luận án

đề cập có giá trị trong việc pháp điển hoá pháp luật Việt Nam

Một số kết luận của tác giả có thể được sử dụng để phục vụ cho việc

nghiên cứu thuộc lĩnh vực luật hoc so sánh về công nhận và cho thi hànhquyết định của trọng tài

Các kết luận và kiến nghị của tác giả về mặt lý luận, việc đánh giá thực

trạng pháp luật liên quan đề tài nghiên cứu trên có thể được sử dụng trong việc

giảng dạy thuộc chuyên ngành luật kinh tế.

Trang 13

8 Cơ cấu

Để đạt được mục đích trên và thực hiện các nhiệm vụ đó, luận án được

¿ây dựng với cơ cấu sau: lời mở đầu, nội dung và kết luận

Nội dung bao gồm 3 chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận về việc công nhận va cho thi hành tại Việt

Nam các quyết định của TTKT;

- Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi

tành tại Việt Nam các quyết định của TIKT;

- _ Chương II: Hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về công nhận và cho

thi hành tại Việt Nam các quyết định của TTKT.

Kết luận

Trang 14

CHUONG I

CO SO LY LUAN VE VIEC CONG NHAN VA CHO THI HANH

TAI VIET NAM CAC QUYET DINH CUA TRONG TAI KINH TE 1.1 KHAI NIEM QUYET DINH CUA TRONG TAI KINH TE

Việc xác định khái niệm quyết định của TTKT có một ý nghĩa quan

trọng trong vấn dé công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của

TTKT Điều này xuất phát từ hai lý do: thứ nhất, trong thực tế có nhiều loạiquyết định của trọng tài (mỗi trọng tài có nhiều loại quyết định; có nhiều loạitrong tài); thứ hai mỗi một loại quyết định của trọng tài đặt ra vấn dé công

nhận và thi hành không giống nhau Vì quyết định của trọng tài được đề cập trọng luận án là quyết định của TTKT, cho nên trước hết cần làm sáng tỏ khái

niệm TTKT, sau đó sẽ xác định rõ các loại quyết định của trọng tài này.

TTKT là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật và trên cơ

šở thoả thuận của các bên phù hợp với trật tự pháp luật hiện hành (hoặc pháp

uật Việt Nam, hoặc pháp luật nước ngoài) và có thể có các quyết định cần

lược xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tế có nhiều loại trọng tài

thác nhau như trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của công

›háp quốc tế (trong tài trong công pháp quốc tế) [37, tr 190, 199] và trọng tài

xiải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng của các quốcnia (trọng tài phi chính phủ) [34, tr 3-9] Cơ sở pháp luật của trọng tài tronginh vực công pháp quốc tế là luật quốc tế Các tranh chấp được đưa ra trọng

ài đó là các tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là

ác quốc gia) Do vậy, luận án không đề cập loại quyết định của trọng tài này

ong cũng phải thừa nhận rằng trong một số trường hợp quyết định của trọng

ii thuộc lĩnh vực công pháp quốc tế có ảnh hưởng đáng kể tới các quan hệ

Trang 15

giữa các cá nhân và pháp nhân thuộc các quốc gia khác nhau - các quan hệ

thuộc lĩnh vực xem xét của trọng tài ngoài lĩnh vực công pháp quốc tế

Như vậy, luận án chỉ đề cập loại trọng tài hoạt động trong lĩnh vực quan

hệ kinh tế-thương mại có quyền phán quyết về tranh chấp giữa các chủ thể củapháp luật quốc gia Vấn dé dat ra là cần xác định rõ khái niệm TTKT, bởi lẽkhông phải tất cả các loại trọng tài thuộc lĩnh vực trên đều là TTKT Luận án

dé cập việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT, cho

nên các loại trọng tài đó là trọng tài được xác định theo pháp luật Việt Nam

(mặc dù chúng có thể được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc điều ước

quốc tế) Đó là các trọng tài của Việt Nam (được thành lập trên cơ sở pháp

luật Việt Nam để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh

tế-thương mại) và trọng tài nước ngoài có thể có các quyết định mà theo pháp

luật Việt Nam (theo các văn bản pháp luật của Việt Nam và các điều`ước quốc

tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia) cần được xem xét công nhận và cho thi

hành tại Việt Nam.

Các trọng tài Việt Nam hiện nay bao gồm các trung tâm TKT được

thành lập theo Nghị định số 116/CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động

của TIKT tại Việt Nam ban hành ngày 5-9-1994 (cho đến cuối năm 2000, cả

nước có 5 trung tâm TTKT: ở Hà Nội có 2, ở Bắc Giang có 1, ở TP Hồ Chí

Minh có 1, ở Cần Thơ có 1) và TTTTQTVN được thành lập theo Quyết định

số 204-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về tổ chức TITTQTVN ngày

28/4/1993 |

Trước đây, vào đầu những năm sáu mươi thế kỷ XX, ở nước ta có hai tổ

chức trọng tài là Hội đồng Trọng tài Ngoại thương được thành lập theo Nghịđịnh số 59/CP của Chính phủ ngày 30/4/1963 và Hội đồng Trọng tài Hàng hảiđược thành lập theo Nghị định số 153/CP của Chính phủ ngày 05/10/1964

Hai tổ chức trọng tài này xét về mặt tính chất đều là những tổ chức xã

hội-nghề nghiệp có trình tự tố tụng được quy định giống nhau nhưng có thẩm

Trang 16

quyền khác nhau Việc thành lập TTTTQTVN bên cạnh Phòng Công nghiệp

và Thương mại Việt Nam được tiến hành trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức trọng

tài này [61, tr 14-21; 2, tr 77]

Trong linh vực quan hệ kinh tế trong nước, từ những năm 60 (14/1/1960) ởnước ta, các hội đồng TTKT có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp

đồng kinh tế Đây là các cơ quan do Chính phủ lập ra mang tính chất quyền

lực Nhà nước cho nên chúng không có các đặc điểm vốn có của chế định

trọng tài Chúng thực chất là các cơ quan nhà nước, vừa có chức năng của cơ

quan tư pháp (như tòa án), vừa có chức năng của cơ quan hành pháp Các tổ

chức TTKT thời đó trực tiếp tham gia vào việc quản lý và tổ chức hoạt độngkinh tế Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân

dân năm 1996, các toà kinh tế được thành lập thạy thế chức năng giải quyết

tranh chấp kinh tế cho các tổ chức trọng tài trên [10, tr 99-117] Như vậy,

trước khi thành lập các trung tâm TTKT (5/9/1994), ở Việt Nam trong lĩnh vực

giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nước, không có tổ chức trọng tài nào

theỏ đúng nghĩa cuz nó Sự kết thúc vai trò lịch sử của trọng tài Nhà nước diễn

ra đồng thời với quá trình đổi mới trong chính sách kinh tế nhà nước trên tất

cả các mặt của đời sống xã hội.

Ở các quốc gia trên thế giới, ngoài các trọng tài thường trực kể trên, còn

có trọng tài sự vụ (trọng tài ad-hoc) được thành lập trên cơ sở pháp luật vàtheo thoả thuận của các bên Điều khác nhau căn bản giữa trọng tài sự vụ vàtrong tài thường trực là ở chỗ: thit nhất trọng tài thường trực có đội ngũ trọngtài viên định sẵn để các bên lựa chọn (trong khi đó trọng tài sự vụ không có);

thứ hai, nếu như trọng tài thường trực có quy tắc để hội đồng trọng tài và cácbên tuân thủ (trong một số trường hợp các bên có thể lựa chọn), thì trọng tài

sự vụ không có: các bên phải thoả thuận xây dựng trên cơ sở pháp luật (giống

như thoả thuận về hợp đồng) [45, tr 53-61] Trong một số văn bản pháp luậthiện hành như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hàng không Dân

Trang 17

jung Việt Nam và một số văn ban pháp luật khác có ghi nhận quyền của cácsên lua chọn loại trọng tài sự vụ để giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế Ví

ju, khoản 1 Điều 122 Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày

31/7/2000 quy định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy

jinh: “ Trong trường hợp hoà giải không thành các bên có thể chọn một

rong các phương thức sau đây: a) Toà án Việt Nam; b) Trọng tài Việt Nam

1oặc Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế; c) Trọng tài do các bên thoả

huận thành lập” Tuy nhiên, về mặt lý luận cũng như trong các văn bản pháp.uật chưa có lời giải đáp cho các vấn đề về quy chế loại trọng tài nay Do vậy,

rên thực tế hiện nay ở Việt Nam không có loại trọng tài sự vụ hoạt động [43,

r 101] “Có thể nói, tại Việt Nam chưa có thông lệ giải quyết tranh chấp kinh

ế trong nước bằng trọng tài vụ việc” [46, tr 59]

Trọng tài nước ngoài được coi là TIKT ở đây là các trọng tài được các

›ên thoả thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp có thể hoặc đã phát sinhrên cơ sở phù hợp với pháp luật nước ngoài về trọng tài để giải quyết cácranh chấp trong lĩnh vực kinh tế-thương mại [59, tr 56-68] Các tổ chức trọng

ài thường trực của nước ngoài như vậy rất đa dạng về thẩm quyền, về thủ tục

ố tụng, về quy mô hoạt động Ví dụ, ở Hồng Kông có Trung tâm Trọng tài

Quốc tế Hồng Kông; ở Thái Lan có Trọng tài Thương mại Thái Lan; ở sia có Trọng tài dưới sự bảo trợ của Trung tâm Trọng tài Kua-La-Lam-Po,

Ma-lai-[rung tâm Trọng tài Kua-La-Lăm-Pơ;, ở Sing-ga-po có Trung tâm Trọng tài

uốc tế Sing-ga-po; ở Trung Quốc có trọng tài hợp đồng kinh tế, Mặc dù,

:ó những điểm khác nhau nhất định, song các trọng tài thường trực của các

ước được coi là TTKT đều có các điểm chung như:

- Có bộ phận thường trực;

- Có đội ngũ trọng tài viên để các bên lựa chọn;

Trang 18

- Có quy tắc tố tụng trọng tài riêng (nhìn chung đều được xác lập dựa

-én cơ Sở áp dụng rộng rãi các quy tắc tố tung của Trọng tài UNCITRAL)

51,tr 16-17];

- Déu là các tổ chức phi chính phủ (không có tính chất quyền lực nhà

\ước).

Như vậy, khái niệm trọng tài nước ngoài cần được xác định dựa trên cơ

ở pháp luật Việt Nam, chứ không dựa trên cơ sở pháp luật nước ngoài Điều 1

?háp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước

igoai năm 1995 nêu rõ: "Quyết định của trọng tài nước ngoài được hiểu là

yuyét định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam của trong tài do các bên

hoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp

uật thương mại Quyết định của trọng tài nước ngoài còn bao gồm quyết định

cha trọng tài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam, nhưng không do trọng tài Việt

Nam tuyên" |

Theo quy định của Pháp lệnh, trọng tài nước ngoài là "trọng tài do các

bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ

-pháp luật thương mại" và đưa ra quyết định về các tranh chấp ở ngoài lãnh thổ

Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam nhưng không phải là trọng tài ViệtNam Dấu hiệu chủ yếu ở đây là "do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết

các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại” và "không phải

là trọng tài Việt Nam" Trọng tài Việt Nam bao gồm các trung tâm TTKT va

TTTTQTVN bao giờ cũng là trọng tài được thành lập theo pháp luật Việt

Nam.

Tuy nhiên việc xác định vấn đề tranh chấp gì phát sinh từ quan hệ phápluật thương mại thì không đơn giản Hiện nay, việc xác định phạm vi điều

chỉnh của pháp luật thương mại còn chưa có quan điểm thống nhất Theo Luật

Thương mại năm 1997, các quan hệ thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp,

trong khi đó Ee hệ | aeons 8 ai eb pháp luật các quốc gia nói chung lại

| Hoe THU VIEN

| WienAY SLA TS: dễ) TRƯỜNG ĐẠI học | yi HÀ NỘIPHÒNG ĐỌC _#

Trang 19

jugc hiểu theo nghĩa rộng [26, tr.32-39; 64, tr 9-18; 1, tr 21-22] Hơn thế,

¬ếu theo các quy định của pháp luật hiện nay thì không chỉ đối với các tranh

chap phát sinh từ Luật Thương mại, mà cả đối với các tranh chấp khác phátsinh từ pháp luật chuyển giao công nghệ các bên được lựa chọn trọng tài

ước ngoài Bởi vậy, việc công nhận và thi hành quyết định của trong tài nước1goài cần phải được đặt ra không chỉ với quan hệ trong lĩnh vực điều chỉnh

cua Luật Thương mại năm 1997.

Tóm lại, có thể định nghĩa TTKT có thể có các quyết định được công

nhận và cho thi hành tại Việt Nam là trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước

ngoài được các bên thoả thuận lựa chọn trên cơ sở pháp luật để giải quyết các

ranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quan hệ kinh té-thuong mai [108, tr 235].

234-Những quyết định nào của TTKT cần được công nhận va cho thi hành

‘ai Việt Nam? Trong các điều ước quốc tế về trọng tài (kể cả Công ước NiuQóc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài) không có định nghĩa

cu thể về khái niệm quyết định của trong tài Tuy nhiên, Công ước Nit Oóc &

sác quy định xác định cụ thể các loại quyết định của trọng tài Theo nghĩarộng, có thể định nghĩa quyết định của trọng tài như sau: quyết định trọng tài

là quyết định cuối cùng @idi quyết tất cả các vấn đề được các bên thoả thuận

dé trình lên trọng tài và bất kỳ một quyết định nào khác của trọng tài xác định

rõ vấn đề về của cải, vấn dé về thẩm quyền hay bất kỳ một vấn dé nào về thủ

tục giải quyết tranh chấp được các bên đệ trình Như vậy theo cách định nghĩa

đó, có hai loại quyết định của trọng tài: quyết định cuối cùng và quyết định

không phải là cuối cùng Từ đó, có một vấn đề nảy sinh là cần có sự phân biệthai loại quyết định này Trong Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế

được Uỷ ban của Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế thông qua ngày

21-6-1985 (sau đây viết tắt là "Luật Mẫu") cũng cho thấy rằng, ngoài quyếtđịnh cuối cùng, trọng tài còn đưa ra các quyết định khác trong quá trình giải

Trang 20

1uyết tranh chấp Bởi vậy thuật ngữ “quyết định cuối cùng” của trọng tài được

dùng để chỉ quyết định của uy ban trọng tài (các uỷ ban trọng tài được thành

‘Ap từ các trọng tài thường trực hoặc trọng tài sự vụ) được đưa ra nhằm giải

1uyết tranh chấp mà các bên yêu cầu Day chính là quyết định về thực chất vụviệc Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài không chỉ đưa ra một loại

1uyết định (quyết định về thực chất vụ việc), mà thường dua ra các quyết định

<hác nhau như: quyết định về ngày tổ chức phiên họp xét xử; quyết định đình

chi vụ kiện; quyết định yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm:hời nhằm bảo vệ chứng cứ, đảm bảo thi hành quyết định về thực chất vụ việcsha trọng tài; quyết định về thực chất vụ kiện (quyết định về toàn bộ vụ kiện

oặc quyết định về một phần của vụ kiện) Dé làm sáng tỏ quyết định của

rọng tài được đề cập trong luận án, trước hết, cần xem xét tất cả các loại 1uyết định trên.

Thứ nhất, quyết định về thời gian tổ chức phiên xét xử là quyết định của

Jy.ban trọng tài về ngày, giờ và địa điểm Uỷ ban trọng tài tiến hành xét xử

Ví dụ, khoản 2 Điều 21 Quy tắc Trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế

3ing-ga-po quy định: "Uỷ ban trọng tài sẽ định ngày, giờ và địa điểm các cuộc

1ọp và các phiên hop; trọng tài viên duy nhất hoặc Uy ban trọng tài sẽ thông

›áo cho các bên về địa điểm đó" Các khoản 1, 2 Điều 26 Dự thảo Pháp lệnh

/ trọng tài của Việt Nam (lần thứ 7) cũng quy định: "1/ Ngày, địa điểm của3hiên họp giải quyết tranh chấp do Chủ tịch Uy ban trọng tài ấn định, nếu các

én không có thoả thuận khác; 2/ Giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được

hư ký Uỷ ban trọng tài gửi cho các bên ít nhất 30 ngày trước khi mở phiên

10p" .

Nhu vậy, quyết định mở phiên hop giải quyết tranh chấp (hay quyết

tịnh đưa vụ việc ra giải quyết) chỉ liên quan tới các bên về vấn đề thực hiệnquyền tham dự phiên họp Trong trường hợp các bên (nguyên đơn, bị đơn)chông thực hiện theo giấy triệu tập tới giải quyết tranh chấp hay quyết định

Trang 21

của trọng tài về vấn đề mở phiên họp thì họ phải gánh chịu hậu quả mà pháp

luật đã quy định trước Về vấn đề này, Điều 42 Dự thảo Pháp lệnh về trọng tài

của Việt Nam (lần thứ 5) quy định: "Nếu nguyên đơn đã được thông báo bằng

văn bản tham dự phiên họp nhưng không tham dự mà không thông báo bằngvăn ban cho uy ban trọng tài hoặc bỏ phiên họp mà không được sự đồng ý của

uỷ ban trọng tài thì sẽ được coi là nguyên đơn đã rút đơn kiện Uỷ ban trọngtài sẽ đình chỉ việc giải quyết tranh chấp

Nếu bị đơn đã được thông báo triệu tập bằng văn bản tham dự phiênhọp nhưng không tham dự mà không có lý do chính đáng hoặc bỏ thì phiênhọp vẫn được tiến hành như trong trường hợp bị đơn tham dự phiên họp”

Từ đây xuất hiện ba vấn đề sau: 1/ Quyết định trọng tài trong trườnghợp như vậy có cần công nhận và cho thi hành hay không (?); 2/ Nếu công

nhận và thi hành (hoặc ngược lại) thì kết quả (hoặc hậu quả) xẩy rà như thế

nào (?); 3/ Ai là người có thể công nhận và cho thi hành quyết định của trọng

tài (2).

Về câu hỏi thứ nhất, quyết định đó cũng cần có sự công nhận và thi

hành Đối với câu hỏi thứ hai, có hai khả năng: trường hợp quyết định được

công nhận và thi hành thì kết quả sẽ là phiên họp được tiến hành để giải quyết

tranh chấp với sự có mặt của các bên; trường hợp ngược lại, hậu qủa sẽ xẩy ra

như dự tính trong Điều 42 trên Đối với câu hỏi thứ ba, như Điều 42 cũng đã

chỉ ra, người có thể công nhận và thi hành ở đây là các bên (nguyên đơn và bị

đơn) Như vậy, trong trường hợp đó việc công nhận và thi hành quyết định của

trọng tài không cần tới sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

(toà án hoặc các cơ quan khác) và thủ tục tố tụng về công nhận và thi hành đócũng không đặt ra những vấn đề phức tạp trong lý luận cũng như trong thực tế

Thứ hai, quyết định đình chỉ vụ kiện là quyết định của uy ban trọng tài

được đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp và được đặt ra khi nguyênđơn rút đơn kiện Ý nghĩa của quyết định này thể hiện ở chỗ, tranh chấp sẽ

Trang 22

không được giải quyết nếu như nguyên đơn lại khởi kiện như cũ Quyết định này có giá trị pháp lý khi nó được đưa ra phù hợp với yêu cầu của pháp luật,

không phụ thuộc vào việc nguyên đơn và bị đơn có công nhận và thi hành haykhông.

Thứ ba, quyết định yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm

thời nhằm bảo vệ chứng cứ, đảm bảo thi hành quyết định về thực chất vụ việc

là quyết định về áp dụng các biện pháp bảo đảm

Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọngtrong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế không chỉ bằng toà án mà cònbằng trọng tài Bởi vậy, ở nhiều nước trong những năm gần đây đã có nhữngcải tiến nhất định trong việc áp dụng biện pháp trên nhằm hỗ trợ cho hoạt

việc áp dụng biện pháp trên đang được xem xét tại trọng tài Trong việc yêt

cầu toà án thực hiện các biện pháp như vậy thường là nhằm đảm bảo lợi ict hợp pháp cho bên nguyên đơn hoặc là cho bị đơn (trong trường hợp phải

kiện) Tuy nhiên, để đi tới quyết định yêu cầu toà án áp dụng các biện phái

trên, trọng tài phải dựa vào ý kiến của nguyên đơn, bởi chính nguyên don |

người phải gánh trách nhiệm về thiệt hại đã gây ra cho bị đơn trong trườn;

hợp nguyên đơn thua kiện.

Việc xét công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong trườn

hợp như vậy là cần thiết bởi điều đó có ý nghĩa trong việc công nhận và thự

thi quyết định cuối cùng của trọng tài Việc giải quyết vụ việc bởi trọng ti

cũng như bởi tòa án đều giống nhau ở điểm là quyết định cuối cùng có thể b:

Trang 23

igi cho bị đơn và việc thực thi quyết định đó liên quan tới khối tài sản thuộc: quyền sở hữu của bị đơn, hoặc việc ra các quyết định đó phụ thuộc vào các

chim

quan nhà nước cho nên không thé áp dung các biện pháp cưỡng chế đối với

g cứ cần được bảo vệ khẩn cấp Trong khi đó, trọng tài không phải là cơ

các bên Bởi vay, điều này chỉ có thể thực hiện thông qua sự trợ giúp của toà

án Sự trợ giúp này được tiến hành dưới dạng toà án ra quyết định áp dụng cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn và trọng tài

nhằm bảo vệ chứng cứ hoặc đảm bảo thực thi quyết định cuối cùng của trọng

» Vấn đề đặt ra tiếp theo là trong trường hợp nào thì toà án công nhận và

cho thi hành quyết định của trọng tài Nếu pháp luật đã ghi nhận chế định

trọng tài thì cũng cần ghi nhận các điều kiện để phát huy hiệu quả của chế định đó Tuy nhiên, việc công nhận và cho thi hành quyết định đó`cũng cần

được tiến hành trên cơ sở những điều kiện nhất định Việc áp dụng các biện

pháp như vậy cần nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên [55, tr 3-14]

Thực tiễn điều chỉnh pháp luật của các quốc gia về vấn dé chủ thể cần

thực hiện quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp trên diễn ra rất đa dạng

Có pháp luật quốc gia quy định quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện phápđảm bảo vụ kiện thuộc về các bên Ví dụ: Điều 9 Luật U-crai-na về Trọng tàiThương mại Quốc tế ngày 24/2/1994 quy định: "Việc các bên, trước hoặc

tong thời gian trọng tài giải quyết tranh chấp, yêu cầu toà án ra quyết định áp

đụng các biện pháp đảm bảo vụ kiện và việc toà án xác định các biện pháp

như vậy không phải là việc làm trái ngược với thoả thuận trọng tai" Tuy

nhiên, Luật này của U-crai-na cũng cho phép trọng tài trong điều kiện nhất

định có thé thông qua các biện pháp như vậy Điều 17 Luật này ghi nhận:

- Nếu như các bên không thoả thuận khác, trọng tài có thể, theo yêu cầu của TMOt bên, thong qua quyết định về áp dụng các biện pháp đảm bảo liên quan

-đối tượng tranh chấp (các biện pháp mà trọng tài cho là cần thiết) Trọng tài

Trang 24

ó thể yêu cầu bất cứ bên nào thực hiện các hành vi cần thiết trong việc áp

lung các biện pháp trên” Như vậy, trong trường hợp này quyết định của trọng

ai cần được các bên liên quan công nhận và thi hành Việc các bên không:ông nhận và thi hành quyết định đó là sự vi phạm các quy định về chế địnhrọng tài

Về vấn đề này, Điều 29 Dự thảo Pháp lệnh về trọng tài (lần thứ 7) của

việt Nam cũng quy định: "1 Các bên có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định

ip dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ bằng chứng, bảo đảm việc

hi hành quyết định trọng tài Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp phải

shui trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình: nếu có lỗi bên yêu cầushai bồi thường cho người bị thiệt hại; 2 Trung tâm trọng tài phải chuyển đơn

sha đương sự đến toà án có thẩm quyền và kiến nghị của uy ban trọng tài"

Như vậy, theo Dự thảo, quyết định của trọng tài ở đây được hình thành dưới dạng "Kiến nghị của uy ban trọng tài" Kiến nghị như vậy được coi là

một cơ sở để toà án có thẩm quyền xem xét trước khi ra quyết định áp dụng

sác biér pháp khẩn cấp tạm thời

Qua hai ví dụ trên về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, cho

thấy quyết định của trọng tài không phải là duy nhất để toà xem xét, mà cơ sở

quan trọng khác ở đây là yêu cầu của một trong các bên tranh chấp (thường là

nguyên đơn) Và, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài ở đâyđược tiến hành đồng thời với việc giải quyết yêu cầu của một trong các bên

Thứ tư, quyết định về thực chất vụ kiện (quyết định về toàn bộ vụ kiện

hoặc về một phần vụ kiện) thường là phán quyết cuối cùng của uỷ ban trọng

tài được đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp Yêu cầu đối với một

trọng tài bất kỳ là khi đưa ra một quyết định như vậy, không những phải cốgắng đảm bảo sao cho quyết định dựa trên cơ sở áp dụng đúng pháp luật và sựcân nhắc chính xác, công bằng đối với nhân chứng, vật chứng, mà còn phải

Trang 25

đảm bảo cho quyết định phù hợp với yêu cầu về mặt hình thức và nội dung củabản thân một quyết định về thực chất vụ kiện.

Về mặt hình thức, các yêu cau về hình thức của quyết định trọng tài

được ghi nhận trong thoả thuận trong tài va trong pháp luật nơi trọng tài đưa ra

quyết định (có trường hợp cả nơi quyết định của trọng tài được công nhận và

thi hành) Thoả thuận về trọng tài liên quan hình thức quyết định có ý nghĩa

quan trọng không chỉ vì trọng tài đó là trọng tài sự vụ mà còn cả khi trọng tài

đó là trọng tài thường trực (khi các bên được phép chọn luật áp dụng cho hình

thức trọng tài) Bởi vì, trên thực tế, có những quy tắc trọng tài đưa ra các yêu

cầu về hình thức quyết định rất đơn giản, song có những quy tắc trọng tài đưa

ra các yêu cầu rất chi tiết và phức tạp Điều này được thể hiện cả đối với trọng

tài quốc tế cũng như cả đối với trọng tài quốc gia

Ví dụ, theo Quy tắc của trọng tài UNCITRAL (Điều 32), các đuyết địnhphải đáp ứng những yêu cầu sau đây: quyết định phải được tuyên bằng vănbản; quyết định phải chỉ rõ những cơ sở pháp luật mà quyết định đó dựa vào;quyết định phải được các trọng tài viên ký tên; quyết định phai-néu rõ ngàytháng và nơi đưa ra quyết định; nếu có một trong ba trọng tài viên không ký thì phải ghi nhận rõ lý do tại sao không ký vào quyết định.

Về trọng tài quốc gia, các quy tắc trọng tài của nhiều quốc gia về vấn

dé này dựa nhiều vào Luật Mẫu Trong khi đó các yêu cầu về vấn đề này của

Luật Mẫu (Điều 31) lại rất khát khe Cu thể: quyết định phải được lập bằngvăn bản; có tên đầy đủ các bên tranh chấp; tên các thành viên của trọng tài với

sự xác nhận quyền chỉ định của các bên (trong trường hợp các bên lựa chon);

tên luật sư của các bên tranh chấp; ngày và nơi tiến hành xét xử của trọng tài;bản tóm tắt quá trình xét xử; bản tuyên bố về các sự kiện mà trọng tài điều tra

được; bản đệ trình của các bên; quyết định của trọng tài về tất cả các vấn đề đã

được đệ trình với các lý do làm cơ sở cho quyết định đó; quyết định của trọngtài về trọng tài phí; chữ ký của các trọng tài viên đồng ý với quyết định; ngày

Trang 26

và nơi ra quyết định; ý kiến của trọng tài viên không đồng ý với quyết định

(nếu có)

Các vấn đề khác về mặt hình thức của quyết định là cơ cấu và ngôn ngữcủa quyết định Về mặt cơ cấu, quyết định trọng tài thường bao gồm ba phần:

phần mở đầu, phần nội dung và phần cuối cùng Phần mở đầu của quyết định

thường là phần giới thiệu một cách ngắn gọn, liệt kê các sự kiện liên quan tới

vụ kiện 'Trong đó có thể có sự xác nhận bản thoả thuận trọng tài, mô tả ngắn

gọn về vụ tranh chấp, cách thức thành lập trọng tài hoặc bất kỳ thoả thuận về

thủ tục cụ thể nào giữa các bên, hoặc các quyết định của trọng tài đưa tranh

chấp ra giải quyết Về phần nội dung của quyết định, chúng tôi sẽ trình bày ởphần dưới đây Phần cuối cùng của quyết định là phần chữ ký của các bên

Nếu pháp luật một quốc gia nào đó có quy định rằng tất cả các trọng tài viêncần phải ký vào quyết định để quyết định có hiệu lực thì điều đó sẽ là không

thực tế và cần thiết vì trong trường hợp có một trọng tài viên từ chối ký vào quyết định thì khi đó có nghĩa là trọng tài viên ấy có quyền phủ quyết đối với

quyết định (điều này rõ ràng mâu thuẫn với nguyên tắc quyết định của trọng

tài được thông qua trên cơ sở đa số phiếu tán thành) Bởi vậy, hiện nay, người

ta cho rằng bất kỳ quốc gia nào có quy định như vậy là không phù hợp với quyđịnh mang tính phổ biến trên thế giới [54, tr 18]

Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ được thể hiện trong quyết định, thông

thường, được ghi nhận bằng ngôn ngữ làm việc của trọng tài hoặc ngôn ngữ

phù hợp với các bên tranh chấp Bất kỳ một quy định chính thức nào của luật,

nơi có trọng tài ra quyết định, đều phải được tôn trọng Tuy nhiên, nếu quyết

định đó là quyết định của trọng tài nước ngoài thì quyết định cần phải đượcdịch ra ngôn ngữ nơi quyết định cần được công nhận và thi hành (nếu quyếtđịnh không lập bằng ngôn ngữ nơi đó) Đây là một điều kiện bắt buộc của việccông nhận và thi hành quyết định của trọng tài theo Công ước Niu Oóc 1958

Trang 27

Về mặt nội dung của quyết định, về nguyên tắc, uỷ ban trọng tài căn cứvào vụ việc và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp mà thông qua quyết

định Bởi vậy, nội dung của quyết định cũng được hình thành trên các cơ sở

đó Tuy nhiên, về mặt nội dung còn có những vấn đề khác cần phải được tuânthủ không phụ thuộc vào vấn đề trên Đó là tính thống nhất của quyết định,

tính rõ ràng và hữu hiệu của các giải pháp được nêu trong quyết định, cách

trình bày lập luận trong quyết định Những đòi hỏi như vậy không được quy

định trong pháp luật về nội dung để giải quyết tranh chấp mà được quy định

trong thoả thuận trong tài và pháp luật chi phối hoạt động của trọng tài

Về tính thống nhất của quyết định, pháp luật một số quốc gia thườngđặt ra yêu cầu rằng quyết định phải có tính rõ ràng và xác thực (ví dụ, các điềukhoản trong quyết định phải mang tính chất nhất quán)

Các giải pháp được nêu trong quyết định cần nhằm tăng tính khả thi (cóthể thực hiện được trên thực tế) của chúng Thứ nhất, các quyết định cần tránh

cách diễn đạt mập mờ Cách hành văn trong quyết định phải rõ ràng, dứt khoát

(ví dụ như, chúng tôi yêu cầu, chúng tôi quyết định , chứ không phải là:

chúng tôi cho rằng ) Trong trường hợp có hai bị đơn trở lên thì trong quyếtđịnh phải nói rõ bên bị nào phải có nghĩa vụ chỉ trả bao nhiêu Thứ hai, quyết

định không thể buộc các bên phải thực hiện một hành vi trái pháp luật Thứ

ba, quyết định cần được lập luận đối với các luận điểm được đưa ra Ví dụ,

theo Luật Mẫu (khoản 2 Điều 31), trừ khi các bên thoả thuận rằng không nêu

tý do hoặc quyết định là quyết định về điều khoản được thoả thuận theo Điều

30, quyết định phải nêu rõ lý do làm căn cứ để quyết định Các nguyên tắc của

rong tài UNCITRAL cũng quy định rang các lý lẽ cần phải được đưa ra trong

1uyết định, trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác Tính phổ biến của

juan điểm này được thể hiện trong Công ước của Liên minh châu Âu năm

!961 Theo Công ước (Điều 40), các quyết định của trọng tài phải nêu rõ các

ý lẽ trừ khi: các bên tuyên bố rõ ràng rằng các lý lẽ không phải đưa ra; hoặc

Trang 28

các bên tuyên bố chọn thủ tục trọng tài mới, theo đó lý lẽ trong quyết định là

không cần thiết

Quyết định như vậy của trọng tài bao giờ cũng được đưa ra vào thời

điểm cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp Ví dụ: khoản 1 Điều 34

Dự thảo Pháp lệnh về trong tài của nước ta (lần thứ 7) quy định: "Uy ban trọng

tài công bố Quyết định trọng tài tại phiên họp cuối cùng giải quyết tranh

chap" Đây là quyết định cuối cùng và cũng là quyết định quan trọng nhất của

trọng tài, bởi nó là sự phản ánh kết quả hoạt động của trọng tài và kết luận

cuối cùng về tranh chấp giữa các bên Việc công nhận và thi hành quyết định

đó đặt ra trước hết đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp

bên bị đơn không tự nguyện thực thi quyết định) O day, đặt ra một số vấn đề

cần giải quyết là: 1/ Trong trường hợp nào cần công nhận và cho thi hành phán

quyết; 2/ cơ quan nào có thẩm quyền công nhận và cho thi hành; 3/ Thời gian,

cách thức tiến hành các thủ tục đó Việc làm sáng tỏ các vấn đề ấy có ý nghĩa

quan trọng trong việc phát huy những mặt lợi của chế định trọng tài, đặc biệt

trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động hiện nay Bởi vậy, trong phạm vi của

luận án tác giả tập trung làm sáng tỏ các vấn dé lý luận về quyết định đó của

trọng tài (quyết định về thực chất vụ kiện)

ˆ Qua những phan tích ở trên về khái niệm quyết định của trọng tài

được đề cập trong luận án, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, trọng tài được đề cập trong luận án là tất cả các trọng tài của

Việt Nam được thành lập theo pháp luật hiện hành (TTTTQTVN, các trung

tâm TTIKT được thành lập ở các tinh và thành phố trực thuộc Trung ương) va

các trọng tài nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế-thương mại;

Thứ hai, quyết định của TTKT có nhiều loại khác nhau, mỗi loại đặt ra

sự công nhận và thi hành với những chủ thể, trật tự, thủ tục nhất định;

Trang 29

Thứ ba, trong số các quyết định trên của trọng tài, quyết định cuối cùng (hay còn gọi là phán quyết) về thực chất vụ việc là quyết định quan trọng nhất

và sẽ được tập trung làm sáng tỏ ở các phần dưới đây của luận án;

Thứ tư, quyết định về thực chất vụ việc phải đáp ứng các yêu cầu vềhình thức và nội dung của pháp luật nơi trọng tài đưa ra quyết định

1.2 KHÁI NIỆM VA BẢN CHẤT CÔNG NHAN VA CHO THI HANH CÁC QUYET DINH CUA TRONG TAI KINH TE

_ Sau khi xác định khái niệm quyết định của TTKT được công nhận va cho thi hành tại Việt Nam, khái niệm công nhận và thi hành tại Việt Nam các

quyết định của trọng tài cũng cần được làm sáng tỏ Có một số vấn đề sau cầnđược làm rõ là:

- Thế nào là công nhận tại Việt Nam quyết định của TTKT?

- Thế nào là cho thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT?

- Thế nào là công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT?

- Có quyết định TTKT chỉ cần công nhận mà khởñg cần thi hành tại Việt Nam hay không?

- Có quyết định TTKT vừa cần công nhận, vừa cần thi hành tại Việt Nam không?

- Khái niệm công nhận và thi hành quyết định của TTKT khác với khái niệm công nhận và thi hành quyết định của toà kinh tế như thế nào?

"Công nhận" theo Từ điển Tiếng Việt là sự thừa nhận trước mọi người

một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc với thể lệ, luật pháp

Trong khi đó "Thi hành" là việc làm cho điều gì đó trở thành có hiệu lực (được

thực hiện trên thực tế) điều đã được chính thức quyết định (87, tr 299, 510]

Quyết định của trọng tài trên thực tế chi liên quan tới các bên tranh chấp.Trong đó bên có nghĩa vụ phải thi hành quyết định ấy phải thực hiện nhữnghành vi nhất định mà anh ta không mong muốn trước khi đưa tranh chấp ra

`

Trang 30

trọng tài Thế nhưng vấn đề đặt ra là bên phải thi hành (thường là bị đơn) cóphải là người công nhận và thi hành quyết định đó hay không? Nếu có, thì sự

công nhận như vậy được thể hiện như thế nào? Về mặt pháp lý và thực tiễn

hoạt động của trọng tài, quyết định của trọng tài có thể được thi hành theo một

trong hai cách sau đây:

- Người có nghĩa vụ thi hành quyết định đó tự nguyện thực hiện hành vi

của mình theo yêu cầu của quyết định (ví dụ, trả một khoản tiền, làm một

công việc, trả lại tài sản, giao hàng hoá khác có chất lượng tốt hơn );

- Người đó không tự nguyện thực hiện mà chỉ thực hiện khi bị cưỡng

chế

Vậy trường hợp tự nguyện thực hiện có phải là công nhận và thi hành

quyết định của trọng tài hay không? Nếu định nghĩa "công nhận "va "thi

hành" theo nghĩa rộng như trên thì hành vi tự nguyện thực hiện như vậy cũng

là việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Việc tự nguyện thực

hiện ở đây có thể do vì bên bất lợi hoàn toàn đồng ý với quyết định trọng tài,

hoặc do bên đó bi đe doa bởi áp lực thương mại hoặc các-áp lực khác của bên

có lợi trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài hoặc các bên

thứ ba Tuy nhiên, trong các trường hợp như vậy, việc công nhận và thi hành

quyết định của trọng tài không đặt ra những vấn để nan giải, do vậy, trong

thực tiễn điều chỉnh pháp luật cũng như trong khoa học pháp lý, các trường

hợp đó ít được đề cập Bởi vậy, luận án không tập trung xem xét việc công

nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong các trường hợp mà sự công

nhận và thi hành quyết định của trọng tài là hành vi của người được thi hành

Vấn đề còn lại ở đây là trong trường hợp người đó không tự nguyện

thực hiện thì sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được hiểu nhưthế nào? Rõ ràng đây là vấn dé thuộc lĩnh vực pháp luật dân sự theo nghĩa

rộng, cho nên trong trường hợp bên phải thi hành quyết định đó của trọng tàikhông tự nguyện thực thi thì cần cưỡng chế thi hành Sự cưỡng chế này không

Trang 31

thể do bên được thi hành quyết định của trọng tài hoặc bản thân trọng tài thực

hiện, vì bên đó và trọng tài đều không phải là người thực thi quyền lực của nhànước Như vậy, việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài trongtrường hợp bên phải thi hành đó không tự nguyện thực hiện chỉ có thể do cơquan Nhà nước có thẩm quyền (thường là tòa án) thực hiện [31, tr 33-36].Như vậy, nếu xét công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nhưmột mắt xích (một khâu quan trọng) của chế định trọng tài, thi nó là tổng thể _các nguyên tắc và quy phạm pháp luật diéu chỉnh các quan hệ liên quan tới

việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài Nhưng nếu xét khái niệm

sông nhận quyết định của trọng tài theo đúng nghĩa của nó thì đó là hành vi

sua cơ quan nhà nước có thẩm quyên thừa nhận quyết định của trọng tài đã

2ó hiệu lực pháp luật Và, sự thi hành quyết định của trọng tài được hiểu là

việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cho quyết định của trọng tài được

‘huc hiện trên thực tế.

-Một vấn đề khác đặt ra là có trường hợp nào quyết định của trọng tài

chi cần tòa án có thẩm quyền công nhận mà không cần thi hành hay không?Joac ngược lại, có trường hợp nào toà án có thẩm quyền chỉ cần thi hành màchong cần công nhận quyết định của trọng tài? Thực tế cho thấy rằng đối với

›ên phải thi hành quyết định của trọng tài cũng như quyết định của toà án thì

›ó trường hợp họ vừa công nhận và vừa thi hành quyết định, còn có trường

1ợp họ thi hành dù rằng là tự nguyện (không cần tới cưỡng chế) nhưng trên

hực tế họ không công nhận rằng quyết định của trọng tài là phù hợp với pháp

uật Ngược lại, đối với toà án thì không thể chỉ thi hành quyết định của trọng

ai một cách cưỡng chế mà lại không công nhận quyết định đó Bởi vậy, việc

ho thi hành quyết định của trọng tài trước toà án có thẩm quyền chỉ đặt ra sau

chi toà án đó đã công nhận Hay nói cách khác, nếu toà không công nhậntuyết định của trong tài thì toà sẽ không cho thi hành

Trang 32

Hai thuật ngữ “công nhận" và “thi hành” quyết định của trọng tàithường được sử dụng cùng nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có thể được sử

dụng một cách riêng rẽ Điều này có nghĩa là thuật ngữ "công nhận" và thuật

ngữ "thi hành” quyết định của trọng tài mặc dù có sự gắn bó phụ thuộc lẫn

nhau nhưng cũng có thể được sử dụng với những hàm ý khác nhau Trong

trường hợp quyết định của trọng tài không được tự nguyện thi hành, thì có thể

có trường hợp nó chỉ được công nhận nhưng lại không cần thi hành Trong khi

đó nếu một quyết định của trọng tài đã được thi hành có nghĩa là nó đã được

công nhận Trong việc công nhận quyết định của trọng tài được đặt ra trước

một toà án, bên yêu cầu công nhận thường cho rằng tranh chấp đã được trọng

tài giải quyết theo quy trình của pháp luật và toà án có thẩm quyển cần ra

quyết định công nhận nó Trường hợp này thường đặt ra khi quyết định của

trọng tài đề cập tới một số vấn đề tranh chấp chứ không phải tất cả Vì vậy,bên có lợi trong việc yêu cầu toà án có thẩm quyền công nhận những vấn đề

mà trọng tài đã giải quyết và trong trường hợp không phải yêu cầu toà án ra quyết định thi hành cưỡng chế quyết định của trọng tài về những vấn đề như

vậy, để tránh tình trạng những vấn đề đó lại được xem xét lại bằng trọng tài

hoặc một phương thức giải quyết tranh chấp khác, thường chỉ yêu cầu toà án công nhận quyết định của trọng tài Như vậy, trong trường hợp này, vấn đề đặt

ra là quyết định của trọng tài chỉ cần công nhận mà không cần thi hành Về

việc này có thể lấy một giả dụ như sau: Công ty A và Công ty B ký hợp đồng

về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hai bên thoả thuận rằng các tranh

chấp về vấn đề trên sẽ được đưa ra trọng tài giải quyết; Công ty B kiện Công

ty A về các vấn đề liên quan tới liên kết sản xuất; các tranh chấp về liên kết

sản xuất đã được giải quyết bằng trọng tài và trọng tài đã ra quyết định (giả dụquyết định đó đã bác yêu cầu của nguyên đơn) Công ty A yêu cầu toà án

công nhận quyết định của trọng tài liên quan tới tranh chấp về hợp đồng liên

kết sản xuất để tránh tình trạng Công ty B lại đưa tranh chấp đó ra toà án hoặc

Trang 33

trọng tai giải quyết (gia du ở các quốc gia noi quyết định của trọng tài được

coi là chung thẩm).

Trong khi đó, việc thi hành quyết định của trọng tài không chỉ là việc

công nhận hiệu lực của quyết định trọng tài mà còn bao gồm cả việc đưa

quyết định đó vào cuộc sống (đảm bảo thực thi quyết định trên, kể cả trường

hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế) Hay nói một cách khác, thi hành làmột biện pháp cao về mức độ so với công nhận Do vậy, nếu tòa án có thẩmquyền đã ra quyết định cho thi hành quyết định của trọng tài thì có nghĩa làtoà án đã công nhận hiệu lực của quyết định trọng tài Bởi vậy, có thể nói rằngbản thân quyết định của toà án về việc cho thi hành quyết định của trọng tài

bao gồm cả việc cơ quan có thẩm quyền công nhận quyết định của trọng tài

Song, nếu toà án chỉ ra quyết định công nhận giá trị pháp lý của quyết định

trọng tài (công nhận quyết định trọng tài là phù hợp với yêu cầu của pháp luật) thì không có nghĩa là bao gồm cả quyết định của toà án về việc cho thi hành quyết định trên .

Để hiểu rõ khái niệm "công nhận và thi hành quyết định của trọng tài"

cần làm rõ mục đích và bản chất của những hoạt động đó Đối với công nhận,

mục đích ở đây thể hiện ở chỗ, sự công nhận được sử dụng nhằm ngăn ngừa

trường hợp một bên tranh chấp tiếp tục khởi kiện về chính vụ việc đã đượctrọng tài giải quyết Trong khi đó, việc cho thi hành lại đóng vai trò như một

công cụ hữu hiệu để buộc bên thua kiện phải thực hiện những hành vi bất lợi

cho mình mà bên đó đã không tự nguyện thi hành Việc cưỡng chế bên phảithực thi quyết định của trọng tài có thể bằng nhiều cách khác nhau (như tịchthu tài sản, phong toà tài khoản ngân hàng )

Thêm nữa, về mặt khái niệm, việc công nhận và cho thi hành các quyết

định của TTKT giống và khác với việc công nhận và cho thi hành các quyết

định của toà án ở các điểm sau:

Trang 34

- Các điểm giống nhau là: đều là sự thừa nhận hiệu lực pháp luật của

quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc nhà nước cho thihành quyết định một cách cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết (đối

với quyết định của toà án nước ngoài); đều là tổng thể các quy định pháp luật

thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự theo nghĩa rộng

- Các điểm khác nhau là: sự công nhận và cho thi hành các quyết định

của TTKT, theo cách hiểu là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyển,được đặt ra trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào việc quyết định đó là

của TTKT trong nước hay của TTKT nước ngoài; trong khi đó, nếu cũng theo

cách hiểu trên, công nhận và cho thi hành các quyết định của toà án chỉ đặt ra

với quyết định của toà án nước ngoài

Ngoài ra, khái niệm công nhận và thi hành quyết định của TIKT trong

nước cũng khác với khái niệm công nhận và thi hành quyết định`của TTKTnước ngoài Nếu việc công nhận và thi hành quyết định của TTKT trong nước

là hành vi của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại thì việc côngnhận và thi hành quyết định của TTKT nước ngoài còn được hiểu ở nghĩa là

hành vi của chính quốc gia sở tại (trên cơ sở hoạt động tương trợ tư pháp) [47,

tr 12-14]

Đối với việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài, nơi cầnđược công nhận và thi hành quyết định trọng tài có một ý nghĩa quan trọng.Việc thi hành quyết định của trọng tài (cũng như thi hành quyết định dân sự

của toà án) thường nhằm vào tài sản của bên thua kiện Nếu tài sản ở một quốc

gia thì sự lựa chọn có lẽ là không cần thiết, song trên thực tế có thé có trường

hợp tài sản đó ở hai hoặc nhiều quốc gia thì bên thắng kiện cần phải chọn một

trong các quốc gia trên (hoặc cả hai) để tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận

và thi hành quyết định của trọng tài Việc xác định nơi bên thua kiện có tàisản để phục vụ cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài không

chỉ đặt ra với trọng tài thương mại quốc tế mà còn đặt ra cả với các trọng tài

Trang 35

thuần tuý trong nước Song, thông thường đối với trọng tài thuần tuý trongnước (những vụ tranh chấp không mang tính quốc tế) tài sản của vụ thua kiệnthường chỉ có trên lãnh thổ quốc gia nơi quyết định trọng tài được tuyên Tất

nhiên, tài sản đó có thể cũng nằm ở nhiều nơi khác nhau nhưng đều trên lãnh

thổ một quốc gia nhất định Và, vấn đề sử dụng tài sản ở các nơi đó để thực thi

quyết định của trọng tài không đặt ra các vấn đề nan giải như việc công nhận

và thi hành quyết định của trọng tài khi liên quan tới lãnh thổ của hai haynhiều quốc gia Thông thường, các bên tranh chấp thường chọn trọng tài củaquốc gia thứ ba (quốc gia trung lập) để giải quyết tranh chấp, trong khi trênlãnh thổ quốc gia đó có thể không có tài sản cần cho công việc công nhận và

cho thi hành quyết định của trọng tài trên Khi đó, việc chọn trọng tài giải

quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thoả thuận ý chí của các bên, còn việc xác định nơi công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thì lại không thể phụ

thuộc vào sự thoả thuận ý chí của các bên được.

Để quyết định của trọng tài được công nhận và cho thi hành ở quốc gia

' nơi quyết định đó được tuyên, bên thắng kiện có thể yêu cầu một toà án có

thẩm quyền nơi đó ra quyết định công nhận và thi hành quyết định của trọng

tài Song, trong trường hợp tài sản cần được sử dụng cho mục đích công nhận

và thi hành không ở nơi trên (quốc gia nơi quyết định trọng tài được tuyên) thì

rõ ràng sự công nhận quốc tế đối với quyết định của trọng tài có ý nghĩa rất

quan trọng Để bảo vệ lợi ích của mình, bên thắng kiện cần xác định nơi có tài

sản của bên thua kiện Trong trường hợp tài sản có ở nhiều quốc gia, bên

thắng kiện có thể lựa chọn một trong số các quốc gia đó để yêu cầu công nhận

và cho thi hành quyết định của trọng tài Để giải quyết vấn đề này rõ ràng bên

thắng kiện phải quan tâm tới vấn dé quốc gia nào trong số các quốc gia đó sé

công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài một cách nhanh chóng và

có hiệu quả nhất (các vấn đề về trình tự, thủ tục và căn cứ xét công nhận và thihành sẽ được cân nhắc)

Trang 36

Việc xác định khái niệm công nhận và cho thi hành quyết định củaTIKT cho thấy bản chất của việc công nhận và cho thì hành quyết định của

TTKT là việc Nhà nước thừa nhận tính hiệu lực pháp luật của quyết định củaTTKT

Từ những điều phan tích ở trên, có thé rit ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, sự công nhận và thi hành quyết định của TTKT được đặt ra

sau khi quyết định đó có hiệu lực

Thứ hai, khái niệm công nhận và thi hành quyết định của trọng tài có

thể được hiểu theo nghĩa tổng thể (bao gồm cả công nhận và thi hành), nhưngcũng có thể được hiểu theo nghĩa tách biệt (khái niệm công nhận và khái niệm

thi hành) Điều này có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận cũng như trong thực

tiến áp dụng pháp luật

Thứ ba, sự công nhận và thi hành đó được thể hiện trong hai trường hợp:

có thể do các bên tự tiến hành (trong trường hợp bên phải thi hành tự nguyện

thực hiện, hoặc sự thực hiện của bên đó bị chi phối bởi sức ép hợp pháp của

bên có lợi trong việc công nhận và thi hành hoŠc của Ac bên thứ ba); có thể

được thực hiện với sự trợ giúp của nhà nước (ra quyết định công nhận và cho

thi hành khi trường hợp thứ nhất không thực hiện được và bên được thi hành

quyết định của trọng tài yêu cầu)

Thứ tư, trong hai trường hợp kể trên, trường hợp công nhận và thi hành

quyết định của TTKT thông qua sự trợ giúp của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng nhất Bởi vậy, với phạm viluận án, trong các phần dưới đây chúng tôi chỉ tập trung xem xét sự cần thiết,trình tự, thủ tục, các điều kiện công nhận và thi hành quyết định của TTKTtrong trường hợp đó Và, ở nghĩa này, khái niệm công nhận và thi hành quyếtđịnh cha TTKT được xác định với cả tính chất là một chế định của pháp luậtkinh tế, cũng như cả với tính chất là hành vi của cơ quan có thẩm quyền Vớitính chất là một chế định của pháp luật kinh tế, công nhận và thi hành quyết

Trang 37

định của trọng tài được hiểu là rổng thể các quy định của pháp luật tố tụngdân sự theo nghid rộng (các quy định về điêu kiện, trình tự, thủ tục) liên quan

tới công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Với tinh chất là hành vicủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công nhận và thi hành quyết định củatrọng tài là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận hiệu lực pháp

luật của quyết định trọng tài và đưa quyết định đó vào đời sống

1.3 SỰ CAN THIẾT CUA VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HANH CÁC QUYẾT

ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI KINH TẾ |

Công nhận và thi hành quyết định của TTKT là một giai đoạn cuối cùng

của quá trình giải quyết tranh chấp bằng TTKT Bởi vậy, nếu công đoạn này

không được thực hiện hoặc thực hiện không phù hợp thì nó sẽ làm cho việc xét

xử tranh chấp của trọng tài trở nên vô nghĩa nếu như bên phải thi hành quyết

định đó không tự nguyện thi hành Và, nếu để điều đó xẩy ra thì khả năng cáctrường hợp tự nguyện thi hành quyết định của trọng tài cũng sẽ ngày càng hạnchế hơn, bởi đằng sau sự tự nguyện ấy, ngoài ý thức chấp hành, tôn trọng

quyết định trọng tài, bao giờ cũng có mối e ngại về việc nếu không tự nguyện

thi hành thì sẽ bị cưỡng chế Nói cách khác, nếu việc công nhận và thi hành

quyết định của trọng tài được tiến hành một các phù hợp thì nó sẽ góp phần

không chỉ làm cho hoạt động tố tụng của trọng tài trong các giai đoạn trước đó

có hiệu quả thiết thực, mà còn làm cho các quyết định khác của trọng tài trong

tương lai được công nhận và thi hành một cách tự nguyện nhiều hơn Và, nếuhoạt động của trọng tài đạt hiệu quả mong đợi thì rõ ràng những mặt lợi của

trọng tài so với toà án mới được phát huy [42, tr 49-50]

Việc công nhận và thi hành quyết định của TTKT có ý nghĩa riêng biệt

đối với quyết định của TIKT Việt Nam và quyết định của TTKT nước ngoài

Trang 38

* Sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyé

dinh cua trọng tài kinh tế Việt Nam

Việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định cửa TTKT ViệNam trong những điều kiện phù hợp là cần thiết về mặt chính trị, kinh tế v;pháp lý [55, tr 13-14; 82, tr 37]

Về mặt chính trị, đó là việc đảm bảo hiệu qua cho một phương thức giả:

quyết tranh chấp thông dụng trong nền kinh tế thị trường Đây là việc làm phù

hợp với quan điểm của Dang và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Về mặt kinh tế, việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của

TTKT Việt Nam trong những trường hợp cần thiết sẽ có ý nghĩa thúc đẩy các

quan hệ kinh tế trong nước phát triển Trong quá trình hợp tác kinh tế giữa các

chủ thể kinh doanh, việc phát sinh các tranh chấp là có thể và tất yếu Bởi vậy,

pháp luật không chỉ quy định các hành vi mà các chủ thể có thể tiến hành

trong hoạt động kinh doanh (đối với các bên đối tác, đối với cơ quan nhà nước

có thẩm quyền) mà còn phải có những quy định liên quan tới giải quyết các

tranh chấp, trong đó có các quy định về phương thức trọng tài Nếu việc côngnhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TIKT được tiến hành một cáchphù hợp [15, tr 46], nếu như các mặt lợi của trọng tài được phát huy thì các

bên sẽ yên tâm hơn trong việc phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh (bởi cơ

hội lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp là nhiều hơn) Sự pháttriển các quan hệ hợp tác kinh tế là một điệu kiện quan trọng để phát triển nềnkinh tế của đất nước cũng như nâng cao mức sống của người dân

Về phương diện pháp luật, việc công nhận và thi hành tại Việt Nam

quyết định của TTKT Việt Nam là cần thiết trong việc khắc phục các khiếm

khuyết của pháp luật về chế định trọng tài Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật

của các nước cho thấy rằng sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài

là một vấn đề bắt buộc Điều này xuất phát từ việc đảm bảo hiệu quả hoạt

Trang 39

động của trọng tài Ví dụ, Điều 44 Quy chế Trọng tài Thương mại Quốc tếbên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga ngày 8/12/1994quy định: "Các quyết định của trọng tài được các bên thực hiện một cách tự

nguyện trong thời hạn ghi trong quyết định Nếu thời hạn không ghi trongquyết định thì nó được thực hiện ngay sau thời điểm có hiệu lực Những quyết

định không được tự nguyện thực hiện trong thời hạn quy định sẽ được thực

hiện trên cơ sở phù hợp với pháp luật và các điều ước quốc tế”

Như vậy, rõ ràng nếu pháp luật quy định việc công nhận và thi hành tại

Việt Nam quyết định của TTKT Việt Nam trong các trường hợp cần thiết sẽ

có ý nghĩa về mặt pháp luật là khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật Cáckhiếm khuyết của pháp luật ở đây thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật Việt

Nam hiện hành và điều ước quốc tế mà nước ta ký kết đã cho phép các bên có

thể chọn TTKT Việt Nam để giải quyết tranh chấp kinh tế Nếu Việt Nam

không công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTKT Việt Nam thì

rõ ràng các quyết định trên sẽ không được thực thi nếu bên phải thi hành

không tự nguyện thực hiện Và như vậy, việc cho phép chọn trọng tài sẽ không ˆ

còn là một điều mà các bên trong kinh doanh ưa chuộng Việc Nhà nước ta

công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài trong những trường hợp

cần thiết chính là Nhà nước thực hiện vai trò trong việc điều tiết nền kinh tếthị trường nhằm phát huy hiệu quả mà Nhà nước mong muốn [79, tr 11-12]

* Sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng

tài nước ngoài ở các quốc gia

Về nguyên tắc, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong luậtquốc tế, quyết định của trọng tài một nước chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh

thổ nước đó (ví dụ, quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Sing-ga-po,

về nguyên tắc, có hiệu lực thi hành tại lãnh thổ Sing-ga-po) Tuy nhiên, trongquan hệ quốc tế, các tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa các cá nhân và

Trang 40

pháp nhân của các nước được trọng tài giải quyết đặt ra nhiều trường hợp phải

công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài quốc gia này tại lãnh thổquốc gia khác Vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trong tài nướcngoài chỉ đặt ra khi các quyết định đó là các quyết định được tuyên ngoài lãnh

thổ quốc gia cần công nhận và thi hành (có trường hợp tại lãnh thổ quốc gia

đó nhưng chỉ với quyết định của trọng tài không được coi là trọng tài trong

nước) Thông thường, cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc này là các

toà án và các cơ quan thuộc về hệ thống tư pháp Sau khi toà án ra quyết địnhcông nhận quyết định của trọng tài nước ngoài thì quyết định đó được thựchiện ở giai đoạn thi hành án giống như việc thực thi các quyết định của toà ánquốc gia đó Về nguyên tắc, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng

tài nước ngoài được tiến hành trên cơ sở các quy định tố tụng dân sự của quốcgia nơi quyết định cần được công nhận và thi hành Ví dụ, một pháp nhân Việt

Nam và pháp nhân Sing-ga-po tranh chấp về hợp đồng đầu tư nước ngoài và thoả thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Sing-ga-po; pháp

nhân Sing-ga-po thắng kiện yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài Sing-ga-po Như vậy,

trước các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đặt ra một số vấn đề liên quan

đến việc công nhận và cách thức cho thi hành quyết định đó

Việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là

cần thiết, bởi vì, việc công nhận và cho thi hành quyết, định của trọng tài nói

chung và của trọng tài nước ngoài nói riêng là một trong các giai đoạn của quátrình giải quyết tranh chấp kinh tế Nếu thực hiện chính sách không công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thì có nguy cơ lợi ích chính đáng của các bên không được bảo vệ, những hành vi không tuân thủ

hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật không làm phát sinh hậu quả bất lợi cho cácchủ thể các hành vi đó Sự bất an toàn pháp lý này sẽ kìm hãm các quan hệ

mang tính chất dân sự - những quan hệ được xem xét theo trình tự trọng tài.

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết - Luận án tiến sĩ luật học: Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài kinh tế
Sơ đồ v ề việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết (Trang 181)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w