Về mặt thực tiên: Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật vẻ tổ chức và hoạt động công chứng được áp dụng trong thực tiễn hoạt động củacác phòng công chứng cũng như hoạt động của
Trang 1B} iIÁ0 DUC VÀ BÀ0 TẠO TRUNG TÂM KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
VIỆN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VẢ PHÁP LUẬT
DƯƠNG KHÁNH
TO CHỨC VÀ HOAT DONG CONG CHUNG NHÀ NƯỚC
Ữ NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luàt Nhà nước
Mad số : 5.05.05
LUẬN AN TIEN SI LUAT HỌC
Nguoi hướng dan khoa học: 1 PGS.TS Bùi Xuan Duc
2 TS Nguyễn Van Tuân
HA NOI - 2002
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực Những kết luận
khoa học cua luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Dương Khánh
4417
Trang 3Khái quát chung về công chứng nhà nước
Nguyên tac về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước
Sự phát triển về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở
nước ta
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG
CHỨNG NHÀ NƯỚC
Cơ quan thực hiện công chứng nhà nước:
Nội dung hoạt động công chứng `
Thủ tục thực hiện công chứng
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG DOI MỚI TỔ CHỨC VA HOẠT ĐỘNG
CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC
Yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước
Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay
Hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh tổ chức và hoạt động công
chứng, quy chế hoạt động của công chứng viên.
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài
Công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp theo nghĩa rộng và cung cấp
chứng cứ cho hoạt động của tòa án theo nghĩa hẹp, nhằm góp phần bảo đảm
quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế
tổ chức xã hội; có tác dụng góp phần chủ động phòng ngừa các tranh chấp và
vi phạm pháp luật, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, đồng thời góp phần vào việc duy trì kỷ cương pháp luật
trong xã hội.
Việc tăng cường công tác công chứng trong tình hình hiện nay là yêu
cầu bức xúc của quản lý kinh tế, quản lý xã hội, hình thành một bước quan
trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn
định chính trị và trật tự an toàn xã hội [107, tr 262] Để phát huy hiệu quả
của hoạt động công chứng, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và giúp
đỡ pháp lý cho công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế Với một thời gian ngắn trong vòng 10 năm, Nhà nước ta đã ban hành ba Nghị
định về tổ chức và hoạt động công chứng (Nghị định 45/HĐBT ngày 27/2/1991
Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996; Nghị định 75/2000 ngày 8/12/2000), điều
đó chứng tỏ tổ chức và hoạt động công chứng là một lĩnh vực không nhữngđược xã hội chú ý mà còn được Nhà nước luôn quan tâm để hoàn thiện phápluật về công chứng ở nước ta
Thực tiễn hoạt động công chứng ở nước ta trong những năm vừa quacho thấy, hoạt động công chứng là "hàn thử biểu” của sự phát triển kinh tế xã
hội [23 tr 3] Nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa ngày càng cao, các
quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại ngày càng trở nên phức tap, đòi hỏi to
chức và hoạt động công chứng can phải đáp ứng kịp thời những nội dung cua
quá trình đổi mới mà Dang và Nhà nước ta dé ra là "cai cách nẻn hành chính
Trang 5nhà nước là trung tâm của việc xây dựng hoàn thiện nhà nước trong những năm
trước mắt" [67, tr 31] Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
và các cơ quan bổ tạo tư pháp, tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức
sự nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận
mà vì nhu cầu lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng [107, tr 217].
Hoạt động công chứng ở nước ta trong những năm vừa qua, chừng mực nào đó đã đóng sóp một phần tích cực vào việc lập lại trật tự trong lĩnh vực
giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, đã đi vào cuộc sống và có ý nghĩa thiết
thực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước Song, tình hình hiện
nay đang đặt ra cho tổ chức và hoạt động công chứng nhiều vấn đề cần phải được giải quyết bằng việc tổ chức lại hệ thống công chứng theo hướng thực
hiện dich vụ cộng với sự giám sát của cộng đồng, kiện toàn bộ máy và tinh
giảm biên chế một cách cơ bản [107, tr 217] Chuyên môn hóa các hoạt động
hỗ trợ tư pháp nói chung và công chúng nói riêng nhằm giải quyết kịp thời
khách quan, chính xác các việc công chứng mà nhân dân và tổ chức yêu cầu.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thể chế công chứng là nội dung quan trọng và cần thiết trong đời
sống kinh tế và xã hội của tất cả các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển
O nước ta, thể chế này còn rất mới, mặc dù thời Pháp thuộc đã có cơ
quan quản lý văn khế, nhưng những năm sau đó chúng ta không triển khai,
đến nay mới bắt đầu thiết lập lại, do đó việc nghiên cứu về công chứng có thẻ
nói là đang ở giai đoạn bắt đầu, còn thiếu nhiều cả lý luận và thực tiễn
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về công chứng Các tác giả chủ yếu nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau, một số công trình nghiên cứu một cách khái quát hoậc mang tính chất giới thiệu pháp luật vẻ
công chứng ở Việt Nam và của các nước trên thế giới, cụ thể là: Nguyễn Văn
Trang 6luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở
Việt Nam" (Mã số 92-98-224 của Bộ Tư pháp, 1993); Giới thiệu vài nét về xảy dựng và hoàn thiện công chứng nhà nước ở Thanh phố Hà Nột (Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 1995); "Công chứng nhà nước và những van
đề đặt ra hiện nay" của TS Trần Thất (Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 1995), "Công chứng nhà nước Thành phố Hà Nội những vấn đề cần
quan tâm" của tác giả Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số
11, tháng 6 năm 1995; "Tinh hình công chứng hiện nay và những vấn dé đặt ra" Cua tác giả Trần Kiên, dang trên Tap chí Pháp luật, số chuyên dé tháng 7 năm 1995; “Công chứng nhà nước công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dan và các tổ chức" của tác giả Dương Đình Thanh, đăng trên Tạp chí Pháp luật, số chuyên đề tháng 7 năm 1995; “Một số vấn đề công
chứng các giao dịch về tài sản ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp", Luận
van Thạc sĩ Luật hoc của tác giả Đỗ Xuân Hòa, hoàn thành nim 1998; "Moe
số vấn đề về công chứng nhà nước của TS Nguyễn Ngọc Hiến” (tài liệu
nghiệp vụ về công chứng - Bộ Tư pháp phát hành tháng 10/1996); "Tập bài
giảng công chứng, luật su, giám định tư pháp, hộ tịch" của Trường Dai học
Luật Hà Nội, 1997; "Những vấn đề lý luận và thực tiên trong việc xác địnhphạm vi nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp ly cua văn ban côngchứng ở nước ta hiện nay", (Luận án Tiến sĩ Luật học của Đặng Văn Khanh,
Hà Nội 2000).
Các đề tài nghiên cứu nói trên đã có những giải quyết nhất định về các
[nh vực công chứng ở nước ta trong những năm trước day, song các nội dungnghiên cứu chưa cập nhật đầy đủ và chưa đảm bảo tính hệ thống về tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta trong những năm vừa qua và tình hình doi
mới theo tinh thần Nghị quyết của Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ [X hiện
Trang 7nay Tong các quy định của pháp luật về công chứng trong dư luận xã hội
cũng rhu quan điểm của các tác giả thì lĩnh vực công chứng dường như văn
còn là nột lính vực thiếu nhất quán và còn nhiều mâu thuẫn.
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được một phần hạn
chế nó trên Chúng tôi có những thuận lợi hơn các tác giả trước đây là: Bản
thân di có 10 năm trực tiếp thực hiện các việc công chứng va làm quản lý tổ
chức vì hoạt động công chứng ở một Phòng công chứng nhà nước Đã nghiên
cứu cụ thể đề tài của các tác giả về các vấn đề có liên quan đến tổ chức và
hoạt đóng công chứng, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn Các giáo
viên giing dạy và hướng dẫn khoa học là những người có kiến thức sâu rộng,
trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học và quản lý tổ chức hoạt độngcông citing trên phạm vi toàn quốc, đã từng hướng dẫn nhiều dé tài về lĩnh
vực nay Song, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn là: Nguồn tài liệu tham
khảo c›n hạn chế, pháp luật về công chứng nước ta vừa thiếu, vừa không ổn
định, nhận thức chung về công chứng không được thống nhất Với tinh thần
say mé nghiên cứu chúng tôi đã cố gắng để luận án đạt được kết quả như
án Mu: đích của luận án là làm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có hệ thống
và toàn diện những vấn đề về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước
để từ đó góp phần giải quyết các vướng mắc vé tổ chức và hoạt động côngchứng ¢ nước ta hiện nay.
Trang 8công chứng trong quá trình lịch sử lập pháp hành chính - nhà nước Việt Nam,
đồng thời so sánh với pháp luật công chứng của một số nước trên thế giới
Về mặt thực tiên: Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật vẻ
tổ chức và hoạt động công chứng được áp dụng trong thực tiễn hoạt động củacác phòng công chứng cũng như hoạt động của các cơ quan khác có thẩm
quyền thực hiện công chứng, đồng thời trên cơ sở những vướng mắc, thiếu sót
mà thực tiễn hoạt động công chứng đặt ra để phân tích về mặt lý luận và dẻxuất những giải pháp nhằm kiện toàn lại tổ chức công chứng ở nước ta
- Đốt tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu về khái niệm công chứng nói chung và khát niém
công chứng theo mô hình tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta hiệnnay; nghiên cứu về tổ chức công chứng, hoạt động công chứng; nghiên cứu vẻ
cơ quan quản lý công chứng; đặc biệt là nghiên cứu về công chứng viên - chủ
thể của hoạt động công chứng; nghiên cứu về các cơ quan có liên quan dén
hoạt động công chứng ở nước ta.
- Pham vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu việc tổ chức va hoạt động công chứng ở nước ta
gồm các vấn đề về khái niệm công chứng, việc tổ chức các cơ quan thực hiện
công chứng.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu đựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về Nhà nước và pháp
luật Trên cơ sở phương pháp luật duy vật biện chứng và quan điểm lịch sử dé khẳng định vị trí vai trò chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động
công chứng.
Trang 9- Tác giả dựa vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về kinh
tế, về quan lý nhà nước, vẻ cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp và dõi
mới hoạt động của các cơ quan tư pháp, hỗ trợ tư pháp Nghiên cứu các ché
định về công chứng nói chung, trong đó đáng chú ý là các quy định về tỏchức công chứng trong các thời kỳ lịch sử cụ thể ở nước ta và của các trường
phái công chứng trên thế giới.
- Trong quá trình nghiên cứu tác gia đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sử dụng phương pháp điều tra, phântích thực tiễn tổ chức và hoạt động của các Phòng công chứng trong toàn quốc
thời gian từ năm 1992 đến nam 2000 Tac giả đặc biệt chú ý đến hoạt động
của các phòng công chứng số 2, số 3 và ở các địa bàn khác để so sánh và tìm
ra giải pháp xác định mô hình tổ chức công chứng trên địa bàn cả nước
- Luận án đặc biệt chú ý đến nguyên lý đời sống kinh tế, xã hội, quá
trình giao lưu dân sự, kinh tế ở các vùng, miền trong cả nước đề xác định mỏhình tổ chức và phân bổ lực lượng công chứng viên
5 Những đóng góp mới của luận án
Để góp phan thiết thực vào việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cáchnền hành chính quốc gia, cải cách hệ thống các cơ quan hỗ trợ tư pháp, nhữngnội dung sau đây là những vấn đề có ý nghĩa của luận án
- Day là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống vẻ lý
luận và thực tiên về tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta, một loại hìnhhoạt động có tính đặc thù và còn mới ở Việt Nam
- Luận án đã đưa ra được khái niệm mới về công chứng trên cơ sở phân tích và chứng minh dé làm rõ những hạn chế trong việc xác dinh khái
niệm về công chứng nhà nước trước đây Tác giả đã nghiên cứu, phân tích, sosánh vói các loại hình công chứng của các nước trên thế giới Khái nệm mới
về công chứng đảm bảo các yêu cầu về mặt pháp lý, phù hợp với tình hình,
Trang 10đặc điểm về tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta cũng như phù hợp vớithông lệ quốc tế về công chứng.
- Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt
động công chứng ở nước ta trong những năm vừa qua và chỉ ra được nhữngbất cập về tổ chức bộ máy, về phạm vi thẩm quyền hoạt động, về thủ tục thực
hiện công chứng Đặc biệt, tác giả đã phân biệt được sự khác nhau cơ bản
giữa hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thực hiện công chứng với hoạiđộng của công chứng viên và những người có thẩm quyền thực hiện hành vi
công chứng.
- Luận án đã đưa ra được mô hình tổ chức và quản lý công chứng trên
cơ sở nghiên cứu về lịch sử phát triển công chứng, chứng thực ở nước ta qua các thời kỳ, dựa trên nền tảng của văn hóa dân tộc, thói quen ứng xử trong
giao lưu dân sự, quá trình phát triển của quan hệ sở hữu, kết hợp với việc
nghiên cứu có chọn lọc không áp đặt, rập khuôn máy móc, giáo điều mô hình
công chứng của bất cứ quốc gia nào Cơ cấu tổ chức bộ máy công chứng mà
tác giả đưa ra là phù hợp, hoạt động có hiệu quả phù hợp với tiến trình cải
cách nền hành chính quốc gia, phù hop với tình hình đặc điểm của nước ta kẻ
cả hiện tại và trong tương lai.
- Luận án đã có những đề xuất cụ thể để sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện những văn bản pháp luật về công chứng, chứng thực, về chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý công chứng, về quy chế hoạt động
của công chứng viên.
6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống đầu tiên về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện
nay Với những đóng góp mới về mặt khoa học đã được nêu trên, trong quátrình viết luận án, tác giả đã công bố những kết quả nghiên cứu trong các tạp
chí chuyền ngành.
Trang 11- Về thực tiến: Luận án góp phần vào việc xác định khái niệm côngchứng, chủ thể thực hiện hành vi công chứng cũng như việc nang cao hiệuquả trong việc hạn chế bớt các tranh chấp xảy ra trong giao dịch dân sự, kinh
tế, thương mại, lao động
Ngoài ra, với những đóng góp mới của luận án sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiếp tục nghiên cứu về tổ chức và hoạt động công chứng cũng nhưlàm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường đại học, nhất là phục
vụ cho việc đào tạo chức danh công chứng ở nước ta hiện nay.
7 Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác gia và danh mục tài liệu tham khảo; luận án chia làm 3 chương, 9 tiết.
Trang 12CONG CHUNG NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái niệm công chứng nhà nước
Lịch sử công chứng hay nói chính xác hơn là yêu cầu chứng nhận.
xác nhận, làm chứng đã có từ hàng nghìn năm, đã trải qua những biến đổi cùng với những quan điểm, quan niệm về chứng cứ Các chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội khác nhau thì tổ chức và hoạt động công chứng cũng được quy
định khác nhau.
Hoạt động công chứng, chứng thực, làm chứng gắn liền với sự phát
triển của xã hội Suốt từ thời kỳ cổ đại đến trung cổ, giữa người làm công
chứng (công chứng viên) và người lập văn tự thuê, chưa được phân biệt rõ
ràng, Ở thời kỳ cổ đại người ta đã thấy những viên thư lại tiến hành soạn thảosác khế ước (hợp đồng) theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, khó có thể bị thay
đổi về sau, khác hẳn với những khế ước không thành văn theo truyền thống
(giao kết miệng) [24, tr 21].
Lịch sử Nhà nước đã có thời kỳ chưa có khái niệm công chứng, một
36 tác giả nghiên cứu về công chứng cho rằng có hai loại hình thực hiện cong
chứng là ne chứng thư và công chứng thu’ Các tác gia đã dua ra các khái niệm “công” và "tr", giữa cá nhân tự do làm chứng với các chức danh được
Nhà nước giao cho nhiệm vụ thực hiện hành vi công chứng hoặc Nhà nướctrực tiếp thực hiện các việc công chứng [7], (98, tr 95] Vấn dé này phải được
lý giải một cách cụ thể như sau:
- Tu chứng thư (người làm chứng tự do): Trong nhân dân ta tồn tatmột truyền thống là mỗi khi có các giao dịch quan trọng đều phải nhờ những
Trang 13người Có uy tin trong gia tộc, trong thôn xóm đứng ra làm chứng để xác nhân
Khi có tranh chấp xảy ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào hình
thức chứng nhận trên để chứng minh sự thật, lấy đó làm cơ sở để giải quyét
vụ việc tranh chấp Những văn tự được lập ra do các cá nhân công dân thực hiện
và có người thứ ba làm chứng với tư cách cá nhân nên được gọi là "tư chứng thư” (54, tr 31] Day là một dạng chứng nhận của bất ky một cá nhân nào thực hiện một cách tự do, làm chứng không phải là nghề chuyên môn mà họ được giao, Nhà nước không những không cấm mà còn có phần khuyến khích nhân dân tham gia cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu Loại hoạt động này
chúng ta thấy xuất hiện từ thời cổ đại và tồn tại cho đến tận ngày nay Ở Viet
Nam trong Quốc triều thư khế (Thể thức giấy tờ, khế ước dùng trong triều) như
chúc thư, van khế bán ruộng đất, văn khế cầm cố ruộng đất, văn ước vay nợ, giấy giao kèo, văn ước bán trâu, bò đều quy định người chứng kiến, người bảo lãnh.
người viết thay phải điểm chi vào văn tu (54, tr 61], (69], [78] Day là những
quy định nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý, hạn chế tranh chấp kiện tụng.
Trong xã hội phong kiến ở Việt Nam chính vì có những bảo
đảm trong quan hệ giao dịch nên nhân dân đã tìm đến với Quốctriều hình luật, Quốc triều thư kế vốn có chứa đựng những chuẩnmực sinh hoạt đời thường Một điều lý thú trong đời sống hàng
ngày từ xa xưa ở Việt Nam đã có câu "Nói có sách, mach có chứng”
phần nào như một luật tục Cho đến nhà Nguyễn Gia Long ban
hành Hoàng Việt luật lệ vẫn tiếp tục được nhân dân và quan lạ!chính quyền nhà Nguyễn vận dụng [53, tr 21]
Bộ luật dân sự của nước ta hiện nay vẫn quy định trong quan hệ dân
sự các bên phải thiện chí, trung thực Nếu một bên cho rằng bên kia khôngtrung thực thì phải có chứng cứ [1], [11], chứng cứ ở đây bao hàm cả nhữngchứng cứ do cơ quan chuyên trách cung cấp và cả chứng cứ do bất kỳ tô chức,
cá nhân nào cung cấp.
Trang 14mối lién hệ giữa tục và luật, niềm tin trong giao tiếp cư xử hàng ngày; cảtrong mua, bán tài sản có giá trị lớn Nghiên cứu đặc điểm của tư tưởng chínhtri, pháp lý cổ truyền của mỗi quốc gia Một số quốc gia thuộc hệ thống pháp
luật Ang-l6 Sác-xông, "công chứng" là một nghề tự do hoàn toàn, Nhà nướckhông thừa nhận thể chế công chứng có nghĩa là không thừa nhận thể chếngười lập văn bản hoạt động chuyên nghiệp, không có sự can thiệp của quyền
lực hành pháp, hoạt động công chứng này chi thuần túy là hoạt động dịch vụ,
tư vấn, thảo văn bản kiện tụng do các luật sư làm dịch vụ Người soạn thảo
van bản không phải là công chứng viên chuyên nghiệp, hoạt động chứng nhận
có tính chất linh hoạt và mềm dẻo hơn, giá trị pháp lý của văn bản do người làm chứng lập ra chi có giá trị chứng cứ {7, tr 62], [35, tr 183].
Như vậy, cho đến nay vẫn tồn tại một loại hoạt động chứng nhận, xác
nhận, cung cấp chứng cứ của bất kỳ một cá nhân tổ chức nào, nhằm phản ánh
một sự kiện, hiện tượng mà họ cho là có thật, ví dụ: Cung cấp chứng cứ choTòa án, xác nhận thời gian công tác, xác nhận ngày mất, làm chứng cho việc
giao tiền mua bán nhà Day là một loại chứng nhận vẫn tồn tại và có ý nghiathiết thực trong đời sống xã hội, nhưng không phải là hoạt động công chức với
danh nghĩa là một tổ chức được Nhà nước công nhận hoặc cho phép hoạt động
Hoạt động tư chứng thư là một hình thức hoạt động phong phú và đadạng, dù ở giai đoạn lịch sử hay điều kiện xã hội nào cũng phải cần đến như
một nhu cầu tất yếu cho xã hội Thiết nghĩ, pháp luật về công chứng ở nước ta
phải nghiên cứu để thực hiện đa dạng hóa các loại hình hoạt động chứng nhận
và cung cấp chứng cứ.
- Công chứng thư (Nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền): Đây là hoạtđộng chứng nhận, chứng thực, xác nhận có tính chất công, phục vụ lợi ích
Trang 15công, do Nha nước trực tiếp hoặc gián tiếp quan lý Vi vậy, được gọi là congchứng Tổ chức công chứng và người thực hiện hành vi công chứng được Nhà
nước ra quyết định công nhận và cho phép hoạt động nhằm bảo đảm tính xác
thực trong hoạt động giao dịch và các quan hệ khác theo quy định của pháp
luật hoậc theo yêu cầu của công dân, tổ chức, được thể hiện bằng các hình
thức Nhà nước trực tiếp thực hiện (công chứng nhà nước) hoặc Nhà nước ủy
quyền (công chứng tự do)
Hiên tại có những quan điểm cho rằng, công chứng có nghĩa là lấy công
quyền mà làm chứng (Attestation), sự chứng nhận cua Nhà nước, sự chứng nhận
của quyền lực công (1, tr 102] Công chứng ở nước ta được hình thành (hiểu theo
aghia hình thành một tổ chức) từ thời Pháp thuộc, lúc đó gọi là chưởng khế, hoạtđộng theo quy chế chưởng khế của người Pháp [7, tr 63] Thuật ngữ chưởng khếđược hiểu như sau: Chưởng có nghĩa là chức vụ, chức tước mà mình dang nam
giữ (chức mình giữ), một người được Nha nước giao cho một chức vụ nào đó.Khế có nghĩa là khế ước, hợp đồng, sự thể hiện ý chí với nhau, ý chí này phùhợp với các chủ thể (bày tỏ, tự nguyện) Thuật ngữ chưởng khế có nghĩa là:
Các việc công chứng do người có chức vụ hoặc được Nhà nước giao nhiệm vụ
chứng nhận các hợp đồng (khế ước, van khẻ) hoặc lầ người lập hoặc giữ các
khế ước, cấp bản sao khế ước cho các đương sự [97], (102, tr 99] Chứngnhận là cái dựa vào đó, để đảm bảo những sự kiện, hiện tượng diễn ra là cóthật, là đúng sự thật.
Có một số tài liệu nghiên cứu về công chứng cho rang, thuật ngữ Notariat (tiếng Pháp), Notary (tiéng Anh), Notanat (tiếng Đức), Hotapiat (tiếng Nga) đều có gốc La tinh là Notarius, có nghĩa là ghi chép lập van ban (8, tr 20] Có quan điểm cho rằng, ban thân thuật ngữ cong chứng đã mang ý nghĩa là sự làm chứng cong khai, có dấu ấn của công quyền, công chứng viên
tà người được Nhà nước bổ nhiệm thực hiện một cong vụ Thuật ngữ cong vụ
ở đây được hiểu là không hoàn toàn lệ thuộc vào những quy định của pháp
Trang 16luật về nền hành chính công Công chứng là một hoạt động hành chính công,
lấy lẽ công để làm chứng, là sự nhận thực, xác thực hoặc xác nhận một sựkiện, một hiện tượng đúng như là như thế
Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động công chứng thể hiện vai trò của quần chúng (công chúng, dân chúng), hoạt động phục vụ lợi ích
công cộng, thể hiện tính công khai do Nhà nước cho phép và thừa nhận
(Public hoặc Notary public) Hoạt động công chứng không phải là hoạt động thực thi công quyền, không phải lấy quyền công, lẽ công mà chứng như quan
điểm vừa nêu trên, chúng tôi tán thành với quan điểm này
Quan niệm công chứng ở nước ta hiện nay là Nhà nước chứng nhận.
thể hiện khá đậm nét về dấu ấn của quyền lực nhà nước Vấn đề này sẽ được
trình bày rõ hơn ở chương 3, phần nói về đổi mới quan niệm về công chứng
Nhà nước ủy quyền thực hiện công chứng: Đây là thể chế công chứngcủa người La Mã Được gọi là thể chế công chứng phỏng theo luật La Mã havcòn gọi là hệ thống công chứng La tinh (UINL) mà điển hình là công chứngcủa Cộng hòa Pháp Theo thể chế này thi công chứng viên do Nhà nước bònhiệm (Tổng thống hoặc Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Được Nhà nước ủy quyền
thực hiện chức nang trong khuôn khổ một nghề tự do
Đặc điểm nổi bật của loại hình hoạt động này là công chứng viênngười lập hợp đồng, là chuyên gia pháp lý tinh thông về nghiệp vụ, hoạt độngbằng nguồn tài chính của riêng mình, tự quản và chịu trách nhiệm về mọihành vi công chứng công chứng viên là người được Nhà nước ủy quyền dem
lại tính đích thực cho hoạt động của các bên và bảo đảm cho nó có hiệu lực
thi hành [91, tr 20] Văn bản công chứng có giá trị pháp lý rất cao, là bằngchứng không thể chối cãi được, buộc Tòa án phải thừa nhận và nhiều khi nó
có giá trị như một bản án Ở các nước thuộc hệ thống công chứng theo luật
Ni 1:8 3: Ba |
Pell b I , # a— a 19
Trang 17động sau ngày tuyên thé, trước khi hoạt động công chứng công chứng viên
phải đăng ký chữ ký tại Tòa rộng quyền, nơi đặt trụ sở của văn phòng Nhược
điểm của thể chế công chứng này là trong chừng mực nào đó bị chi phối bởi
yếu tố dịch vụ, thiếu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước Tính chất "công”
trong hoạt động chứng thực bị chi phối [88, tr 92].
Tương tự như loại hình này còn có một số quốc gia thuộc hệ thống
pháp luật Ang-lé Sắc-xông quan niệm công chứng là một nghé tự do hoàntoàn, Nhà nước không thừa nhận thể chế công chứng [7], [34]
Nhà nước thực hiện công chứng: Đây là loại hình công chứng nhà
nước, Nhà nước trực tiếp tổ chức và thực hiện công chứng chứ không ủyquyền cho tổ chức hay cá nhân thực hiện Là mô hình công chứng được tổchức chặt chế hoạt động chuyên nghiệp bằng kinh phí của Nhà nước Tổ chức
công chứng là cơ quan nhà nước nam trong bộ máy hành pháp [108] Công
chứng viên là công chức hưởng lương từ ngân sách của Nhà nước Điển hình
của hệ thống này được áp dụng ở nước ta và các nước trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa trước đây, công chứng nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây tuy có những nét riêng biệt, phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỏi
quốc gia Song, có những nét nổi bật là hoạt động mang tính chất nhà nước.Công chứng viên là viên chức nằm trong bộ máy nhà nước Cơ quan côngchứng được thành lập theo lãnh thổ hành chính, những nơi chưa có Phòng
công chứng nhà nước thì giao cho Ủy ban nhân dân chứng nhận, ý nghĩa cua
văn bản công chứng chưa được coi trọng Vai trò của công chứng viên không
| ~ 4 T Ls
HIj
Ề ¿+
Trang 18được đề cao, trách nhiệm bồi thường dân sự trong hoạt động công chứng hau
như không được nhắc đến [87] Công chứng ở nước ta hiện nay được tổ chứctheo loại hình này, công chứng đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1930, do
đặc điểm lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trongmột thời gian đài nước ta không thành lập tổ chức công chứng Ngày
27/2/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định45/HDBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước Đây là văn bản phápluật đầu tiên của nước ta sử dụng thuật ngữ công chứng nhà nước Văn bản
quy phạm pháp luật này đã thừa nhận thể chế công chứng nhà nước và đưa ra
khái niệm về công chứng nhà nước như sau:
Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực của
hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật
tảng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các hợp đồng và giấy tờ đã
được công chứng có giá trị chứng cứ [63].
Sau 5 năm hoạt động, Nghị định 45/HDBT (27/2/1991) đã dược sửa
đổi bổ sung bằng Nghị định 31/CP (18/5/1996) của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động công chứng nhà nước Tại Điều 1 của Nghị định này cũng đưa ra
khái niệm về công chứng:
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp
đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tô
chức xã hội góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa
Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng
nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trịchứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu [65]
Trang 19Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức về công
chứng, chứng thực, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng
thực, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng
thực Ngày 08/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP
về công chứng, chứng thực Nghị định này đã quy định về tổ chức của Phòngcông chứng và công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Khác với Nghị định 31/CP/1996 (18/5/1996), Nghị định 75/2000/NĐ-CP
(8/12/2000) lần này xác định khái niệm công chứng và khái niệm chứng thực:
Công chứng là việc Phòng công chứng chứng nhận tính xác
thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập
trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác
(sau đây gọi là hợp đồng và giao dịch) và các việc khác theo quy định của nghị định này.
Chứng thực là việc Uy ban nhân dan cấp huyện, cấp xã xác
nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trongcác giây tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo
quy định của nghị định này [66].
Như vậy, cả ba nghị định về tổ chức và hoạt động công chứng đều xác
định công chứng ở nước ta là Nhà nước thực hiện công chứng, mặc dù Nghị
định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) có thay đổi tên gọi và tách bạch phạm vi
công chứng và chứng thực song, nghị định nay vẫn điều chỉnh các lĩnh vực
hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công chứng, chứng
thực, chứ không điều chỉnh riêng về hành vi công chứng, chứng thực hoặc
hành vi yêu cầu công chứng, chứng thực của cá nhân và tổ chức như pháp luat
về công chứng của các nước thuộc hệ thống pháp luật Ang-l6 Sắc-xông
Dựa trên những quy định của Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000)
về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay thì khái niệm công chứng theo
Trang 20Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 đã được sửa đổi và phân định rõ trên cả hai
phương diện về tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực Những việc
chứng nhận hợp đồng, giao dịch và các quan hệ xã hội khác do công chứngviên của Phòng công chứng thực hiện thì được gọi là các việc công chứng
Những việc chứng nhận bản sao văn bản giấy tờ, chứng nhận chũ ký của cá
nhân và một số việc khác do những người có thẩm quyền của Ủy ban nhândân cấp huyện, cấp xã thực hiện thì gọi là chứng thực Phòng công chứng và
cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước giao cho nhiệm vụ thực hiện các việc công chứng Để tránh tình trạng nhầm lẫn
giữa hoạt động của Phòng công chứng và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã không phải là cơ quan có chức năng công chứng, văn bản
chứng nhận của cơ quan công chứng khác với văn bản chứng thực của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã Ranh giới để phân biệt sự khác nhau giữa công chứng va chứng thực là tiêu chí chủ thé thực hiện các loại công việc công
chứng, chứng thực; chủ thể thực hiện hành vi công chứng là công chứng viên
của Phòng công chứng hoạt động chuyên trách và các chuyên viên của cơ
quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoạt động kiêm nhiệm.
chủ thể thực hiện hành vi chứng thực là những người có thẩm quyền chứng
thực ở Ủy ban nhân dan cấp huyện, cấp xã.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
ngh1a, các hoạt động giao dịch và yêu cầu chứng nhận các việc công chứng
khác ngày một nhiều, để đáp ứng được yêu cầu nói trên việc giao cho các
cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công chứng
và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các việc chứng thực là cầnthiết Mat khác, như một tiền lệ ở nước ta từ năm 1945 đến nay các việc côngchứng, chứng thực đều do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện làchủ yếu Bên cạnh những ưu thế thuận lợi nói trên là những bất cập cần phải
được giải quyết là phân định cụ thể các việc công chứng và các việc chứng thực
Trang 21Nội hàm của khái niệm công chứng và chứng thực là sự khác nhau của các
loại việc về công chứng và chứng thực chứ không phải chỉ phân định về thẩm
quyền thực hiện cùng một loại công việc Không thể tách bạch một cách
thuần túy là cùng một việc nếu phòng công chứng hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thì gọi là công chứng, nếucũng việc ấy mà do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện thì gọi làchứng thực.
Như vậy, công chứng và chứng thực là hai khái niệm khác nhau cả về
phương diện tổ chức, phạm vi hoạt động, chủ thể thực hiện hành vi công
chứng, chứng thực Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) trong chừng mực
nào đó đã khắc phục được những thiếu sót về đồng nhất khái niệm công
chứng và chứng thực, khác phục được sự nhầm lẫn giữa văn bản của côngchứng và văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã mà các nghị định
về công chứng trước đây chưa giải quyết được.
Tuy nhiên, hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, song việc xác định thẩm
quyền, phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực, giá trị pháp lý của van bản công chứng, chứng thực có mối quan hệ với nhau và nhiều vấn đề cần phải làm rõ, chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của công chứng nhà nước
Đặc điểm hoạt động công chứng nhà nước: Hoạt động công chứng ở
nước ta do Nhà nước quản ly về tổ chức, hoạt động công chứng là hoạt động
dịch vụ công, công chứng có nhiệm vụ giúp công dân, tổ chức thực hiện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ bằng các biện pháp pháp lý Hoạt độngnày khác hoàn toàn với hoạt động của cơ quan tư pháp (Tòa án) là nhằm thựcthi công quyền, lập lại trật tự pháp luật khi đã bị rối loạn Hoạt động công
chứng là hoạt động hỗ trợ tư pháp, cung cấp chứng cứ cho hoạt động tư pháp
Trang 22Công chứng ở nước ta có đặc điểm khác biệt so với công chứng của
các quốc gia trên thế giới, là do các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước
thực hiện, hoạt động công chứng được xem là một nghề trong số các nghề tư
pháp [22, tr 3], công chứng viên là một chức danh do Nhà nước quy định vẻtiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức Văn bản công chứng thể hiện khá đậm nét
vẻ dấu ấn của quyền lực công, đó là con dấu của công chứng nhà nước mang
hình Quốc huy, một biểu tượng đặc trưng của các cơ quan quyền lực Công
chứng viên là người được giao nhiệm vụ chứng nhận các giao dịch và nhữngyêu cầu của công dân và tổ chức, nhằm tạo ra một loại chứng cứ bất khả phản
bác loại trừ có phán quyết của Tòa án, đem lại niềm tin chắc chắn cho các bên
đương su.
Công chứng viên là công chức nhà nước, được hưởng lương do Nhà nước đài thọ theo ngạch bậc công chứng viên Lệ phí thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước Khi công chứng viên gây ra thiệt hại đối với đương sự thì Nhà nước chịu trách nhiệm dân sự đối với đương sự, công chứng viên chịu trách nhiệm vật chất đối với Nhà nước theo quan hệ Luật lao động.
Nghị định 31/CP (27/2/1991) quy định công chứng viên là công chức
nhà nước hoạt động chuyên trách, không được hành nghé tự do Đến Nghị
định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2001) không có điều nào cấm công chứng viên
hành nghề tự do, song cũng không có quy định nào cho phép công chứng viên hành nghề tự do Day là một bước phát triển mới trong tổ chức hoạt động công chứng ở nước ta.
Với những đặc điểm trên, công chứng ở nước ta là hoạt động dịch vụ
mang tính công, không hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán hoặc theo
nguyên tắc tự trang trải Công chứng còn là một khâu trong quá trình quản lý
của Nhà nước đối với các hoạt động giao dịch Hoạt động công chứng ở nước
ta hiện nay là hoạt động nghẻ nghiệp, do công chứng viên là công chức nhànước thực hiện, đồng thời là hoạt động của các chức danh không chuyén
Trang 23nghiệp Mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dan, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật, ngăn ngừa các tranh chấp và vi phạm pháp luật, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ khi cầnthiết để phục vụ việc giải quyết các tranh chấp.
Vai trò của công chứng nhà nước: Đối với nước ta việc thiết lập lai
hệ thống công chứng trong những năm gần đây là phù hợp với điều kiện phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường,
dưới sự quản lý của Nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, mở rộng kinh tế đối ngoại, thực hiện đổi mới kinh tế, xã hội
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VII và lần thứ IX của Đảng; phù
hợp với chủ trương của Nhà nước phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
với các hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó sở hữu toàn dân và
tập thể là nền tảng, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Chính cơ sở kinh
tế này đã quyết định tới việc xây dựng hệ thống công chứng và xác định vị trí
vai trò chức năng nhiệm vu của công chứng ở nước ta [2], [93], [107], [135].
Phòng công chứng với tính cách là cơ quan bổ trợ tư pháp, đã có một vị thẻmới, hoạt động công chứng lần đầu tiên trong văn bản của Chính phủ được
thừa nhận là một nghề tư pháp (Nghị định 75/2000 ND-CP ngày 8/12/2000
của Chính phủ) Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động công chứng ở nước ta đang chứng tỏ là
một công cụ đắc lực phục vụ quản lý Nhà nước có hiệu quả, góp phần tích
cực phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự an toàn pháp lý cho các quan hệ giao
dịch trong xã hội [22].
Hoạt động chứng nhận của các cơ quan thực hiện công chứng nhằm
bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ xã hội
khác, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, có tác dụng chủ động phòng ngừa cáctranh chấp va vi phạm pháp luật, cung cấp các tài liệu có giá tn chứng cứ phục
Trang 24vụ cho viéc giải quyết các tranh chấp Mot nội dung hết sức quan trọng vượt
ra khỏi vai trò hỗ trợ và phòng ngừa là giá trị thi hành đối với các bên giao
kết, sự hiện diện của công chứng viên, người có trình độ chuyên môn hiểu bit! pháp luật chứng nhận các bên đưa ra những điều khoản cam kết dung pháp
luật đã làm cho hiệu lực thi hành của văn bản công chứng có giá tri tuyệt đối.
Su dang tin cậy và không thể phản bác của văn bản công chứng buộc
tổ chức, công dân phải tự nguyện thi hành những nghĩa vụ và giúp họ đương
nhiên được hưởng những quyền lợi mà văn bản công chứng đã xác nhận mà
không phải nhờ đến phán xét của Tòa án Ở những nước có hoạt động công
chứng phát triển, những vụ tranh chấp, kiện cáo về dân sự giảm đi đáng kể Ỡ
nước ta, qua Xem xét nguyên nhân dẫn tới các vụ tranh chấp dân sự cho thấy hầu hết các bên tham gia ký kết hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật, nội dung hợp đồng quá sơ sài, đa số các hợp đồng không có chứng nhận của cơ quan công chứng Điều này gây rất nhiều khó khăn, tốn kém thời gian cho Tòa án khi xem xét, giải quyết tranh chấp [5].
Hoạt động công chứng là hoạt động dịch vụ công, tuy không phải là hoạt động quản lý Nhà nước, nhưng nó góp phần hỗ trợ tích cực để Nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động giao dịch Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ sở hữu được mở rộng, nhất là sở hữu bất động sản thì vai trò của công chứng trở nên đặc biệt quan trọng Việc đổi mới công chứng hiện nay thực sự là một yêu cầu cấp bách Bất cứ ai, cho dù hiểu biết rất ít về công chứng hoặc có những ý kiến chê trách công chứng ở góc độ này hay góc độ
Khác, cũng phải thừa nhận rằng, nếu không có sự tồn tại của công chứng thi Không ai có thể hình dung được giá trị pháp lý hay nói cách khác là "đời sống” của các hợp đồng, giao dịch sẽ như thế nào [44, tr 32].
Với những vai trò nêu trên, công chứng được coi là một trong các hoạt động bổ trợ tư pháp, với nghĩa hẹp là bổ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án, với
nghĩa rộng là hỗ trợ (góp phần) vào việc duy trì kỷ cương pháp luật trong xã hội.
Trang 25Trong một thế giới ngày càng văn minh, khi mà các quan hệ xã hỏi
được pháp luật bảo hộ bằng những quy định rất chi tiết, trong một xã hội dân
chủ nơi mà cá nhân luôn luôn có nhu cầu cần được Nhà nước bảo vệ, trong
một môi trường luôn biến động, nơi mà an toàn pháp lý trở thành vấn đề cần thiết thì ngành công chứng thực sự có vai trò trọng yếu trong đời sống xã hội.
Mục dich của hoạt động công chứng: Mục đích của hoạt động công
chứng hay nói cách khác là việc công chứng nhằm đạt được cái gì? Điều I
Nghị định 45/HDBT (27/2/1991), Điều 1 Nghị định 31/CP (18/5/1996) và
Điều 2 Nghị định 75/2000 ND-CP (8/12/2000) đều xác định mục đích củahoạt động công chứng là chứng nhận "tính xác thực của các hợp đồng được
giao kết hoặc giao dịch khác và giấy tờ theo quy định của pháp luật”.
Vấn đề tranh luận nhiều hiện nay là hiểu như thế nào về tính xác thực ban chất của vấn đề xác thực là như thế nao?
Nội dung của Điều 2 Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) đã đề
cập tới khái niệm về công chứng Mat khác, dé cập tới mục đích của hành vi
công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng và giấy tờ và nhằm bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần phòng ngừa vi
phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Cái mà pháp luật công chứng nhằm vào là bảo vệ lợi ích của các chủ
thể, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tang cường pháp chế xã hội chunghĩa [92, tr 6] Một số quan điểm cho rằng đây là mục đích của hành vi
công chứng Song mục đích của hành vi công chứng không phải là như vậy vi
nó chưa phản ánh đúng đặc thù của hoạt động công chứng Bảo vệ lợi ích của
các chủ thể, phòng ngừa vi phạm pháp luật là mục đích quan trọng và thểhiện chung cho tất cả các hoạt động khác của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội đều hướng tới chứ không riêng gì công chứng nhà nước Vì vậy chúng tôi đồng ý cho đây là yêu cầu của việc thực hiện công chứng.
Trang 26Tính xác thực có nghĩa là, người được Nhà nước giao nhiệm wu làm chứng phải phản ánh đúng sự thật khách quan diễn ra trong một không gian,
thời gian nhất định Sự vật hiện tượng luôn diễn ra một cách khách quan đòi hỏi công chứng viên phải đủ các điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, hiểubiết xã hội, để phản ánh một cách chính xác [91, 5].
Nói đến hoạt động công chứng là nói đến việc yêu cầu chứng nhận và
việc chứng nhận Quá trình chứng nhận là quá trình diễn ra giữa các chủ thể
yêu cầu chứng nhận và chủ thể chứng nhận cùng hoạt động chung, cùng phối
hợp hài hòa với mục đích là phản ánh chính xác nội dung sự việc diễn ra.
Công chứng nhà nước, nói chính xác hơn là công chứng viên - chủ thể
của hoạt động công chứng là người chủ động tổ chức hoạt động chứng nhận.Mục đích của hành vi công chứng ngoài việc bảo đảm tính xác thực, còn hướng
cho các hoạt động giao dịch phù hợp pháp luật, bảo đảm cho quyền và lợi ích
hợp pháp của bên không bị xâm phạm Điều 6 Nghị định 75/2000/NĐ-CP
(8/12/2000) tại khoản 2 có quy định:
Khi thực hiện công chứng, chứng thực người thực hiện công chứng, chứng thực phải thực sự khách quan trung thực và phải chịu
trách nhiệm về việc công chứng, chứng thực do mình thực hiện;
trong trường hợp biết hoặc phải biết việc công chứng, chứng thực là trái pháp luật, đạo đức xã hội thì không được thực hiện công chứng, chứng thực [66].
Tuy nhiên, để xác định cụ thể trường hợp nào người thực hiện công
chứng, chứng thực biết và phải biết là vấn dé hết sức phức tạp Trên thực tế
chúng ta chỉ có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như trình độ hiểu
biết pháp luật, kinh nghiệm hoạt động của người thực hiện công chứng, chứng
thực để xem xét vấn đề biết hoặc phải biết khi họ thực hiện hành vi công chứng
Dé đảm bao tính xác thực mà hoạt động công chứng nhảm vào, nội
dung của vấn đề này hoàn toàn không đơn giản Cho đến nay, chúng ta chưa
Trang 27có mot CƠ sở pháp lý nào để nói rằng người thực hiện hành vi công chứng xác
thực nội dung hay xác thực hình thức của hợp đồng và giấy tờ Như thế nào là
xác thực về nội dung và như thế nào là xác thực về hình thức cũng chưa được
quy định Hiện nay có nhiều tác giả cho rằng:
- Chứng nhận mang tính hình thức (công chứng hình thức): Là loại công
việc mà công chứng viên chỉ chứng nhận năng lực hành vi và sự hiện diện, chữ
ký của đương sự vào văn bản trước mắt mình Còn nội dung, tính hợp pháp củavăn bản, ý chí của đương sự thể hiện trong việc thỏa thuận, công chứng viênkhông cần kiểm tra Văn bản loại này có giá trị chứng minh việc đương sự đã kýtên vào văn bản, giấy tờ là có that Chữ ký trong văn bản đúng là của đương su
còn ý chí của đương sự có đúng với sự thực khách quan và có phù hợp với đánh
giá của cơ quan có thẩm quyền hay không thì công chứng viên không quan tâm
- Chứng nhận về nội dung: Là loại công việc mà công chứng viên tiến
hành kiểm tra, xác minh để xác định nang lực hành vi, năng lực pháp luật trong
việc ký kết văn bản Công chứng viên tiến hành kiểm tra nội dung của văn
bản, kiểm tra sự việc xem có đúng với ý chí của đương sự hay không, các quyền
và nghĩa vụ cua các bên có phù hợp với quyền nang pháp lý của ho hay không.
Trong hai loại công chứng trên thì công chứng về mat hình thức don
giản hơn, đây là loại công việc đặc trưng của các nước dựa vào chế độ pháp luật theo án lệ của Tòa án (Ang-l6 Sác-xông) Còn công chứng nội dung là
đặc trưng của các nước theo trường phái công chứng "theo luật viết” hình
thành từng bước qua hoạt động công chứng của người La Mã Các nước lục
dia châu Âu, châu Phi đều theo hệ thống thể chế công chứng này Liên Xo(cũ) và các nước Dong Âu trước đây cũng áp dụng theo trường phái công
chứng “theo luật viết” Tuy nhiên, vì trước đây nền kinh tế của Liên Xô và các
nước Đông Âu không chấp nhận chế độ sở hữu của các thành phần kinh têngoài quốc doanh và tập thể, nên hoạt động công chứng không phát triển,
hoạt động tương đối đơn giản vì ít phải chứng thực các quan hệ thuộc sở hữu
Trang 28tư nhân Trường phái công chứng theo luật viết cũng tồn tại chứng nhận hình
thức, chẳng hạn như chứng nhận chữ ký của người dịch giấy tờ tài liệu
Như vậy, theo quy định của pháp luật về công chứng ở nước ta hiện nay,
chúng tôi nhận thấy rằng, pháp luật về công chứng của nước ta chịu ảnhhưởng của các trường phái công chứng trên thế giới Về cơ bản là thiên về
trường phái công chứng của hệ thống luật La Mã, đó là chứng nhận về nội dung.
Công chứng hình thức có ảnh hưởng đến hoạt động công chứng nước ta, đó làchứng nhận các văn bản giấy tờ Mặt khác, pháp luật của nước ta hiện nay
không quy định trường hợp nào thì chứng nhận nội dung và trường nào thì chứng nhận hình thức.
Song, nếu nói rằng công chứng của nước ta là công chứng mang tính
chất nội dung, các văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao, các giấy tờ có
chứng nhận của công chứng có giá trị pháp lý không thể phản bác trước Tòa
án thì không hoàn toàn đúng Ngược lại, nếu nói công chứng nước ta chỉ chứng nhận hình thức thì lại không đầy đủ.
Vấn đề cần phải xác định là, pháp luật về công chứng của ta phải quy
định rõ loại việc nào thì công chứng hình thức hoặc chỉ chứng nhận theo yêu cầu, ý chí của đương sự.
Tính xác thực trong chứng nhận hợp đồng: Theo quan niệm truyền thống
về công chứng, việc chứng nhận hợp đồng do công chứng viên thực hiện theo ý
muốn lời khai của đương sự họ đã tự nguyện cùng với công chứng viên ký vào văn bản công chứng Lời khai của họ có đúng hay không, công chứng viên không
thể xác minh được Do đó, không chịu trách nhiệm về nội dung lời khai, lời trình
bày hoặc nội dung thỏa thuận trong hợp đồng có đúng sự thật hay không Nếu sau này phát hiện ra nội dung thỏa thuận trong hợp đồng mà đương sự đã khai
hoặc trình bày trong chứng thư hợp đồng sai sự thật thì chính đương sự sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Và khi đó văn bản công chứng sẽ là
một bằng chứng không thể chối cãi về sự khai man của đương sự
Trang 29Vừa qua đã có những vụ kiện về hợp đồng mua bán nhà và quy trách nhiệm đối với công chứng viên trong những trường hợp: Mua phải nhà nằm trong diện quy hoạch; chất lượng công trình không đảm bảo; diện tích không đúng như trong giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nha và quyền sử dụng đất:
giá cả không hợp lý Hiện nay, chúng ta chưa có văn bản pháp luật nào quy dinh công chứng viên chứng nhận về nội dung (xác thực về nội dung của hop
đồng) Vì vậy, dan đến các quan điểm khác nhau trong việc xem xét trách
nhiệm của công chứng viên
Quan điểm thứ nhất cho rằng, công chứng viên chỉ kiểm tra năng lựchành vi, năng lực pháp lý, các giấy tờ hợp pháp, còn việc nhà có nằm trongkhu vực quy hoạch hay không, chất lượng công trình, diện tích cụ thể, giá cả
là do các bên phải trực tiếp kiểm tra, công chứng viên không cần biết và
không buộc phải biết các tình tiết nói trên Tại Thông tư số: 01/TTB liên bộ
Tư pháp - Tài chính - Ngân hàng ngày 3/7/1996 quy định thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, quy định: Việc làm thủ tục công chứng được tiến hành sau khi bên cho vay đồng ý duyệt cho vay và thỏa thuận ký hợp đồng Chứng nhận của công chứng nhà nước là-xác thực việc ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của hai bên, tính hợp pháp của các giấy tờ
kèm theo việc kiểm tra tài sản, định giá tài sản do các bên chịu trách nhiệm
Tương tự như vậy, việc chứng nhận hợp đồng mua bán nhà công
chứng viên chỉ tiến hành kiểm tra giấy tờ sở hữu, còn việc kiểm tra chất lượng
nhà cửa, thỏa thuận giá cả không thuộc trách nhiệm của công chứng viên.Chứng nhận của công chứng viên là xác nhận tính hợp pháp của giấy tờ,chứng nhận sự tự nguyện của các bên thể hiện trong nội dung hợp đồng, để
làm cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp trước Tòa án Như vậy, trong
trường hợp này công chứng viên chỉ chịu trách nhiệm về việc xác định năng
lực hành vi, năng lực pháp lý và tính hợp pháp của giấy tờ [39], [62].
Trang 30Quan điểm thứ hai cho rằng, khi chứng nhận hop đồng, công chứngviên phải trực tiếp kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến việc mua bán nhà như:Chất lượng của nhà, diện tích đất, giá trị ngôi nhà, các tình trạng pháp lý khácnhư: Các vấn đề tranh chấp, khiếu nại Tóm lại, công chứng viên phải chịutrách nhiệm toàn bộ những gi liên quan đến hợp đồng mua bán nhà, nếu cótranh chấp xảy ra Thực tế xảy ra, rất nhiều trường hợp không thể xác định được
tình trạng pháp lý của tài sản Chẳng hạn, khi chứng nhận hợp đồng mua bán,thế chấp tàu biển, công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ đăng ký, biênbản kiểm tra tình trạng kỹ thuật, kiểm tra năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của các bên, sau đó tiến hành viết lời chứng Nếu trong thời gian dang bảo
đảm để thanh toán nợ mà tàu bị chìm do tình trạng kỹ thuật không bảo đảm
thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm, có nghĩa là phải xác thực về nội dung
Pháp luật phải quy định cụ thể, phải căn cứ vào yêu cầu của các bên
cũng như căn cứ vào nội dung lời chứng của công chứng viên để xác định tính
xác thực của hợp đồng (phạm vi xác thực, phạm vi bảo đảm của lời chứng)
Có thể pháp luật không liệt kê hết được loại hợp đồng nào thì chứng nhận nộidung và loại hợp đồng nào thì chứng nhận hình thức Để đảm bảo giá trị
chứng cứ cho Tòa án xem xét, chúng tôi nghĩ rằng, việc yêu cầu chứng nhận
nội dung hay hình thức thuộc quyền của người yêu cầu công chứng Giá trị
chứng cứ được thể hiện rõ trong nội dung của lời chứng mà công chứng viên
ghi trong hợp đồng Vì vậy, pháp luật phải quy định cụ thể cho công chứngviên khi tiếp nhận và giải quyết phải giải thích rõ cho người yêu cầu biết để
họ đề xuất yêu cầu và dựa trên cơ sở này để quy định mức thu lệ phí khác
nhau giữa chứng nhận nội dung và chứng nhận hình thức Đây là cơ sở khách
quan nhất để xác định trách nhiệm pháp lý đối với công chứng viên
GO một số nước tư bản, xác định sự tồn tại của nghề công chứng bao
hàm một số nghĩa vụ của công chứng viên đối với thân chủ của họ Côngchứng viên phải lập một chứng thư có giá trị cả vẻ hình thức và nội dung
Trang 31Chứng thu đó tạo thành một công cụ chứng cứ có hiệu quả cho những hợp
đồng mà công chứng viên đảm trách xác nhận và đi đến kết quả pháp lý mà
các bên mong muốn với phí tổn ít nhất và trong những điều kiện tốt nhất
Công chứng viên có nghĩa vụ bảo đảm hiệu quả trọn vẹn của nhữngbản hợp đồng, bằng cách thực hiện đầy đủ các thể thức tiếp theo sau khi lậpchứng thư vào bảo vệ cho các bên cho đến khi đạt được hiệu quả đó [37].Chúng tôi tán thành quan điểm trên đây, song việc áp dụng quan điểm này
đối với công chứng ở Việt Nam chỉ có thể thực hiện được trong tương lai sau
khi chúng ta đã hoàn thành công việc đào tạo, bổ nhiệm công chứng viên phảithực sự chính quy và khi đã có luật về công chứng
Tuy nhiên, giao dịch dân sự là hành vi pháp ly đơn phương hoặc songphương của cá nhân, pháp nhân va của các chủ thể khác, nhằm phat sinh thayđổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Vì vậy, khi chứng nhận hợp
đồng, công chứng viên phải chịu trách nhiệm khi hợp đồng bị vô hiệu Nghĩa
là chứng nhận hợp đồng dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại
Điều 131 của Bộ luật dân sự chẳng hạn: Chứng nhận người tham gia giao dịch
không có nang lực hành vi dân sự Mục dich và nội dung của giao dịch tráipháp luật và đạo đức xã hội, người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự
nguyện, hình thức giao dịch trái với quy định của pháp luật.
Việc chứng nhận các giao dịch dân sự vô hiệu giả tạo (Điều 138 Bộ
luật dân sự), giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 141 Bộ luật dân sự), giao
dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 142 Bộ luật dân sự), giao dịchdân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình(Điều 143 Bộ luật dân sự) công chứng viên phải chịu trách nhiệm, tùy theotính chất mức độ của thiệt hại gây ra
Tính xác thực đối với các loại giấy tờ: Hiện nay pháp luật của ta quy
định: Phòng công chứng, chứng nhận tính xác thuc của giấy tờ, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã xác nhận giấy tờ Ở phần đầu chúng tôi đã phân tích để
Trang 32làm rõ bản chất của vấn đề, song có quan niệm việc xác thực giấy tờ có phải
thuộc phạm vi của phòng công chứng hay không là vấn dé cần phải xem xét,
vì đây chỉ là công việc thị thực hành chính đơn thuần của Ủy ban nhân dân và
cơ quan nhà nước các cấp thực hiện.
Tình thần chung của các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động
công chứng là chứng nhận về nội dung của văn bản giấy tờ (xác thực nội
dung) không được công chứng, chứng thực bản sao, văn bản giấy tờ trong các
trường hợp sau đây: Người thực hiện công chứng, chứng thực biết hoặc phải
biết bản chính được cấp là sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ, bản chính giả.Văn bản giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nátkhông thể xác định rõ nội dung; văn bản giấy tờ có xác định độ mật của cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; văn bản giấy tờ khôngphổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; đơn thư và các giấy tờ tự
lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan tổ chức có
thẩm quyền; các giấy tờ và văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quy định không được sao [66].
Công chứng viên không thể bảo đảm chắc chắn rằng văn bản mình
chứng nhận bản sao là văn bản thật, chữ ký và con dấu thật của cơ quan nhà
nước và người có thẩm quyền ký Vì vậy, pháp luật cũng không nên buộc
công chứng viên phải chứng nhận xác thực về mặt nội dung bởi lẽ: công
chứng viên không thể biết hết và phân biệt được trên toàn quốc có bao nhiêu
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ và nhận biết chínhxác được tất cả các chữ ký và con dấu của cơ quan và người có thầm quyền ky
để phân biệt đâu là chữ ký thật, dấu thật và đâu là chữ ký gia, dấu gia Công
chứng viên đang làm một việc không thể biết và đúng hơn là không phải biết,
công chứng viên không phải là giám định viên, công chứng viên không phải
Trang 33la đối tượng được thông báo những bí mật của con dấu va bí mật của chữ ký
của những người ky văn bản Mat khác, trên thực tế ngoài giấy tờ giả, chữ ký giả
con dấu giả còn có cả những loại giấy tờ chữ ký thật, dấu thật nhưng nội dung
không thật, ví dụ: Giám đốc Sở Giáo dục cấp bằng phổ thông trung học cho
người mới học văn hóa lớp 4 Trường hợp này công chứng viên không thể biết
văn bảng giả về nội dung nên rất dễ nhầm lẫn Như vậy, tính xác thực của việc
chứng nhận giấy tờ tài liệu chỉ nên và chỉ có thể quy định xác thực về hình thức
Xác thực chữ ký của người dịch: Đa số các ý kiến cho rằng: Chứng
nhận chữ ký của người dịch là xác thực về hình thức Vì công chứng viênkhông biết rõ nội dung trong bản dịch có chính xác không (nếu công chứng
viên không thành thạo thứ tiếng này) Pháp luật của ta chi quy định côngchứng viên chứng nhận chữ ký của người dịch; người dịch phải chịu trách
nhiệm về nội dung, tính chính xác của bản dịch [42]
Quan điểm khác cho rằng, công chứng viên phải chịu trách nhiệm vẻ
nội dung của bản dịch, nếu không chịu trách nhiệm về nội dung thì việc chứng
nhận của công chứng viên sẽ không có giá trị Bởi vì, mục đích của việc xác
thực bản dịch là xác thực độ chính xác của việc dịch thuật Người yêu cầu dịch thuật yêu cầu bản dịch phải đúng chứ không quan tâm đến chữ ký của người dịch, do đó yêu cầu công chứng viên phải chịu trách nhiệm về mặt nội dung.
Chúng tôi tán thành quan điểm thứ nhất, chứng nhận chữ ký của người
dịch là xác thực vẻ hình thức Người dịch chịu trách nhiệm về nội dung của
bản dịch.
Song, dù sao chăng nữa tính xác thực trong việc chứng nhận bản dịch
mà lại quy định chứng nhận chữ ký của người dịch giấy tờ tài liệu thì cũng
không có day du Bởi vì, mục đích của hành vi công chứng là nhằm vào tính xác thực của việc chuyển hóa ngôn ngữ chứ không phải tính xác thực chữ ký
của người dịch [92]
Trang 34Văn ban công chứng và hiệu lực chấp hành: Nhiệm vụ của công chứng viên là đem lại tính xác thực cho các văn bản và các hợp đồng của các
bên Nhiệm vụ này là yếu tố quyết định sự tồn tại của nghề công chứng Văn bản công chứng là cơ sở bảo đảm cho các giao dịch một sự an toàn pháp lý,
tạo nên một phương tiện làm bằng chứng có hiệu quả Một văn bản công
chứng bao giờ cũng phải thể hiện hai yếu tố cơ bản: Sự chính xác về ngày.tháng, địa điểm; có giá trị chứng cứ và hiệu lực chấp hành
Sự chính xác về ngày, tháng: Ngoài việc đòi hỏi công chứng viên phảituân thủ các quy định về thể thức của văn bản Sự chính xác về ngày tháng thể
luận trong văn bản công chứng đem lại niềm tin chắc chắn đối với các bênđương sự, đối với những người được hưởng quyền lợi và ngay cả đối vớingười thứ ba, về các văn bản sau khi ký nhận đều được xác định đúng thờigian, địa điểm được ghi vào sé cập nhật va số lưu danh mục công chứng Do
vậy, không thể đánh tráo hoặc thay đổi được ngày tháng
Chúng ta đều phải thừa nhận rằng, đối với các loại giấy tờ do cá nhân
tự lập ra (chứng thư tư) thì không bao giờ có thể tin ngay được về ngày, thang
đã ghi trong văn bản, vì người ta có thể tự ý ghi sớm hơn hoặc lùi lại so với
ngày lập giao kết hoặc có sự tẩy xóa, ghi thêm hoặc sửa chữa mà không có
một loại sổ sách ghi chép déu lưu lại Ví dụ: người ta có thể lập một hợp đồng
bán nhà và đề ngày, tháng trước thời gian ký hợp đồng thế chấp với ngân
hàng nhằm mục đích tránh việc phát mại của ngân hàng
Giá trị chứng cứ và hiệu lực chấp hành của văn bản công chứng:
Ngay sau khi thực hiện công chứng van bản cong chứng đã có giá trị pháp lý
(hiệu lực thi hành) Đó là vấn đề cốt lõi của tính xác thực, mà chi có văn bản
do công chứng viên lập ra mới có hiệu lực thi hành gần như tuyệt đối Da sôcác quốc gia quan niệm khác hản với một văn bản tư chứng thư, văn bản docông chứng viên lập ra không cần phải điều tra xác minh hoặc không thé chấpnhận, ván bản công chứng được coi là phán quyết của Tòa án (loại trừ những
Trang 35trường hợp gia mạo, sai sót ở những điểm cơ bản hoặc van bản bị hoãn thi
hành, tùy theo từng tình huống cụ thể)
Nhìn chung, một văn bản công chứng của bất cứ quốc gia nào đều có
ý nghĩa, trước Tòa án, văn bản công chứng là những chứng cứ hoàn toàn được
tin cậy về những điều mà các đương sự đã thỏa thuận được ghi trong văn bản
Tuy vậy, các trường phái công chứng khác nhau có quan niệm khác nhau về
mức độ giá trị của văn bản công chứng:
- Trường phái công chứng theo hệ thống pháp luật La tinh (luật viết)
thì cho rằng: Văn bản công chứng có giá trị như văn bản của chính quyền
Văn bản công chứng hợp đồng có hiệu lực thực hiện đốt với các bên ngang
với phán quyết của Tòa án.
- Các nước theo hệ thống luật tập quán thì cho rằng văn bản công
chứng chỉ đơn thuần có giá trị chứng cứ ở mức độ cao.
Những quan điểm trên cho thấy rõ về giá trị pháp lý của văn bản công
chứng và ý nghĩa của việc công chứng Văn bản công chứng mang giá trị
chứng cứ, một loại chứng cứ cao hơn chứng cứ thông thường ở chỗ không thể phản bác trừ khi Tòa án chứng minh được sự gian dối của chính bản thân
công chứng viên trong việc lập văn bản đó.
Cần phân biệt rõ giá trị của văn bản công chứng với văn bản do chính
quyền cấp hoặc ban hành Quyết định của các cấp chính quyền có hiệu lực
bắt buộc thi hành đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan, nếu không thi
hành sẽ bi áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước Van bản của công chứng không có hiệu lực như vậy Hiệu lực pháp lý của các loại hợp đồng do pháp luật dân sự quy định Hiệu lực thi hành của văn bản công chứng có giá
tị bắt buộc đối với các bên phải thi hành vô điều kiện sau khi đã thỏa thuận
Quan niệm truyền thống về công chứng rất được đề cao, công chứng
viên đóng vai trò của một người đã tuyên thệ với những lời thề thiêng liêng,
Trang 36cao thượng nên không thể có những nghỉ ngờ về sự thiếu trung thực hoặc có
những sai lệch Để có thể chứng nhận được một điều khoản của một giao kết,
công chứng viên đã phải lao vào làm việc hết sức căng thẳng, nặng nề để
tránh những sai sót dù là nhỏ nhất Do vậy, chứng thư do công chứng viên lậpkhó có thể bị phản bác.
Chính từ đặc tính cơ bản này của văn bản công chứng mà ngành công
chứng của Pháp mang biểu tượng là GNMN (Hình mat trời theo tiếng Hy
Lạp) có nghia là văn bản công chứng chứa đựng một ý chí thực sự của cácbên, chẳng khác nào một cái đồng hồ mặt trời đem lại cho con người ta nhữnggiờ phút chính xác Biểu tượng của ngành công chứng được kèm theo hàng
chữ La Tinh: "IEX EST QUO ACUMQUE NOTAMU" (khẳng định rằng nội dung
của văn bản công chứng có sức mạnh như một đạo luật) [34, tr 112].
Để hiểu hết giá trị của văn bản công chứng cần phải nghiên cứu vượt
ra ngoài phạm vi những tính chất pháp lý của nó và nhấn mạnh một vấn đề tat yếu là, nó được chính công chứng viên lập ra và ký nhận Sự hiện diện của công chứng viên và chữ ký của họ trước mặt các đương sự đã làm tăng thêm giá trị vật chất của văn bản.
Tất cả những điều trên đây đã chứng tỏ rằng, công chứng viên không
phải là người hỗ trợ tư pháp theo nghĩa đơn giản mà họ còn chịu trách nhiệm
trước Nhà nước trong việc chứng nhận hợp đồng và bảo đảm cho nó có hiệu
lực thực hiện Điều này khác han với công việc của luật sư tư vấn và các tổ
chức hỗ trợ tư pháp khác.
Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 31/CP (18/5/1996) quy định " Cáchợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị
Tòa án nhân dân tuyên là vô hiệu " (65], Điều 14 Nghị định 75/2000 ND-CP (8/12/2000) quy định: "Văn bản công chứng, văn bản chứng thực có giá trị
chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thẩm quyền, hoặc không
Trang 37tuân theo quy định của Nghị định này hoặc bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.Hợp đồng đã được công chứng, chứng thực có giá trị thi hành đối với các bên
giao kết” [66] Chứng cứ là những gì đã xảy ra mà qua đó người ta có thể xác
lập sự tồn tại của một quyền hoặc một sự phỏng đoán mang tính pháp lý;
chứng cứ là những gì người ta nhận thấy là có thật, xảy ra khách quan khiến
thẩm phán không thể bác bỏ; chứng cứ là vấn đề mấu chốt, nhiều khi Tòa ánthiếu những căn cứ để xác định quyền hoặc tình trạng của một người, để
khang định quyền hoặc tình trạng cần phải có một bằng chứng để chứng minh.
Trong lĩnh vực dân sự, thẩm phán là người trung lập, vai trò chủ yếuthuộc về các bên Vì vậy, pháp luật của ta xác định giá trị pháp lý của văn bản
công chứng là giá trị chứng cứ Điều 9 Bộ luật dân sự quy định:
Trong quan hệ dân sự các bên phải thiện chí trung thực,
không chỉ chăm lo đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn phải tôn trọng quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không bên nào được lừa dối bên nào, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực thìphải có chứng cứ [11] |
Chứng cứ là cái cụ thể (như lời nói việc làm, vật làm chứng tài liệu
tỏ rõ điều gì đó là có thật [103, tr 212] Một văn bản giấy tờ có giá trị chứng
cứ tức là văn bản giấy tờ đó chỉ có giá trị chứng minh rằng nó là có thật còn
nó có được thực hiện hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Chứng cứ trong tố dụng dan su là những tài liệu thực tế được rút ra từ
nguồn (các phương tiện chứng minh) do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Trên cơ sở đó Tòa án làm căn cứ theo trình tự luật định, để xác định có hay
không có những tình tiết lập luận cho những yêu cầu và phản bác của đương
sự; cũng như xác định những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ kiện dân sự Những tài liệu này được xác định qua những lời
Trang 38khai trình của đương sự và người thứ ba, lời khai của nhãn chứng, qua vật chứng và kết luận của giám định viên Tính xác thực của chứng cứ được
thẩm tra tại Tòa Việc kiểm tra thu thập chứng cứ phải tuân theo những quy
định của Luật Tố tụng dân sự.
Theo quy trình chung thì các bên đương sự phải chứng minh những tình
tiết làm căn cứ cho những yêu cầu hoặc phản bác của mình, nghĩa là cần phải
xuất trình chứng cứ trước Tòa án, hoặc chỉ rõ những tài liệu thực tế được rút ra từ
nguồn nào Tòa án có thể yêu cầu các bên đương sự và những người khác thamgia vụ kiện xuất trình thêm chứng cứ để xác định về sự thật của vụ kiện [59]
Mục đích của hành vi công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp
đồng và giấy tờ Giá trị pháp lý của văn bản công chứng là giá trị chứng cứ
Hai vấn dé này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất.
Văn bản hợp đồng, giao dịch muốn có giá trị chứng cứ thì phải thông qua hoạt động công chứng Nói như vậy không có nghĩa là chỉ những văn bản có
chứng nhận của Phòng công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có giá trị chứng cứ Tính xác thực không phải là yếu tố quyết định tính chứng cứ [90, tr 18] Song, cũng không thể tùy tiện hủy bỏ van bancông chứng, việc đó chi có thể thực hiện trong những trường hợp có căn cứ vàphải do Tòa án tuyên bằng bản án có hiệu lực pháp luật Vấn đề cần được làm
rõ là: Có phải tất cả các nội dung do công chứng viên chứng nhận đều có giá
trị chứng cứ và có giá trị chứng cứ ngang nhau hay không? Có phải mọi
trường hợp chính xác thực đều được công nhận là chứng cứ, trong trường hợp
nào tính xác thực là chứng cứ bất khả phản bác? Trong khoa học pháp lý có xác
định nhiều loại chứng cứ, vậy chứng cứ do công chứng viên và những người
có thẩm quyền thực hiện hành vi công chứng lập ra là loại chứng cứ gi, vanbản công chứng có giá trị thi hành không, hay chỉ dừng lại ở giá trị chứng cứ?
Trước hết, việc có xem chứng nhận của công chứng nhà nước và
chứng nhận của Ủy ban nhân dân và cơ quan có thẩm quyền chứng nhận các
Trang 39việc công chứng là chứng cứ hay không và giá trị đến đâu là do Toà án quyết
định Và có thể khẳng định rằng, không phải mọi trường hợp tính xác thực
đều được công nhận là chứng cứ và không phải tất cả mọi vấn đề được công chứng chứng nhận đều có giá trị chứng cứ ngang nhau Ví dụ: Chứng nhận giao dịch dân sự có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xãhội (Điều 137 Bộ luật dân sự).
- Chứng nhận của công chứng nhà nước là loại chứng cứ gì? Theochúng tôi, trong một vụ án cụ thể, việc chứng nhận của công chứng chỉ là
nguồn chứng cứ để cho Tòa án xem xét và quyết định Việc chứng nhận ấykhông hoàn toàn là chứng cứ trực tiếp và cũng không hoàn toàn là chứng cứgián tiếp, mà nó tùy thuộc vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể để Tòa ánxem xét Chẳng hạn, trong trường hợp công chứng chứng nhận hợp đồng muabán nhà giữa các bên, nếu đương sự nói rằng: Không có việc mua bán nhà, thì
việc hợp đồng được ký kết giữa hai bên có chứng nhận của công chứng nhà nước thì phần hình thức của hợp đồng là chứng cứ trực tiếp; nghĩa là có sự
Kiện mua bán nhà còn việc mua bán nhà có đúng pháp luật hay không thì Tòa án
còn phải xem xét cùng với các yếu tố khác Như vậy, việc công chứng chứng
nhận hợp đồng là chứng cứ trực tiếp, còn quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch là vấn đề Tòa án cần xem xét nếu có tranh chấp Tương tự như vậy,
trường hợp công chứng chứng nhận di chúc nếu có khiếu nại về thừa kế, thìviệc chứng nhận có sự kiện lập di chúc là chứng cứ trực tiếp, còn việc lập dichúc để lại tài sản có đúng hay không thì Tòa án phải xem xét và quyết định
- Văn bản công chứng có giá trị thi hành, giá trị thực hiện đối vớt tất
cả các cơ quan nhà nước và công dân có liên quan không? Chúng tôi choTang, theo yêu cầu của đương sự, khi chứng nhận nội dung của công việccông chứng viên không chỉ dừng lại ở công việc kiểm tra xem đương sự có
nang lực hành vi, nang lực pháp lý hay không, mà công chứng viên còn phải
kiểm tra được nội dung của văn bản giấy tờ khi lập ra có phù hợp với ý chí
Trang 40nguyện vọng của đương sự, có phù hợp với pháp luật của Nhà nước hay
không? Đương sự có đủ quyền năng pháp lý để thực hiện các quyền đã đượcghi trong văn bản, giấy tờ đó không Như vậy, chứng nhận của công chứngviên không dừng lại ở việc chứng nhận chữ ký của đương sự trên văn bản, mà
còn chứng nhận nội dung pháp lý của văn bản Vì vậy, nếu chứng nhận ở dạng này là chứng nhận về nội dung Chứng nhận của công chứng không
những có giá trị chứng minh văn bản giấy tờ đó là có thật, chữ ký trên vănbản giấy tờ đó đích thực là của đương sự mà nó còn có giá trị nói lên rằng:Văn bản giấy tờ ấy được lập ra trên cơ sở ý chí nguyện vọng của đương sựđồng thời ý chí nguyện vọng ấy cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế khách
quan cũng như phù hợp với những quy định của pháp luật Chính vì những lẽ
ấy, van bản giấy tờ do công chứng viên xác lập theo hình thức này không những có giá trị chứng cứ mà còn có giá trị thi hành, giá trị thực hiện đối với
các đương sự, các tổ chức và.cá nhân có liên quan
1.1.3 Phạm vi hoạt động công chứng
Việc xác định phạm vi, ranh giới các việc công chứng, hay nói cách
khác là xác định thẩm quyền của cơ quan công chứng được làm những gì,
công chứng khác với thị thực hành chính như thế nào, có ý nghĩa rất quan trọng Muốn xác định được thế nào là việc công chứng cần phải căn cứ vào
các yếu tố sau đây:
- Căn cứ vào quy định của pháp luật.
- Can cứ vào người được giao thực hiện và ký van bản công chứng [101].Hai yếu tố trên là điều kiện cần và đủ cho việc xác định một văn bản
a z
công chứng.
Vấn đề xác định phạm vi công chứng ở các nước có sự khác nhau, tùy
theo điều kiện, hoàn cảnh của từng nước và do Nhà nước lựa chọn, thông
thường có hai cách như sau: