1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay - Phùng Trung Tập

271 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 271
Dung lượng 72,59 MB

Nội dung

nhằm minh chứng tính đặc thù của thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn khoa học luật trong lĩnh vực thừa kế nói riêng và trong lĩn

Trang 1

CỦA CONG DAN VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 DEN NAY

Trang 2

TS PHÙNG TRUNG TẬP

THỪA KE THEO PHAP LUAT

CUA CONG DAN VIET NAM TU NAM 1945 BEN NAY

(SACH CHUYEN KHAO)

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

HÀ NỘI - 2004

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền

sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ

chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sởhữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật(đối với đất đai chỉ thừa kế quyền sử dụng) Với ý nghĩaquan trọng như vậy nên trong bat kỳ chế độ xã hội có giaIcấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong cácchế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánhphần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh

được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của

một chế độ xã hội nói riêng

Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được

xây dựng và hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xãhội chủ nghĩa (XHCN), theo đó quyền và lợi ích về tài sảncủa công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước Lịch sử đã cho thấy rằng,

quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói

riêng của công dân Việt Nam có su biến đổi theo hướng ngàycàng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triển

kinh tế - xã hội qua các thời kỳ Xét riêng về diện thừa kế thìquyền thừa kế của công dân Việt Nam được mở rộng tương

ứng với quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn đối với mối

quan hệ giữa người có tài sản để lại và những người thừa kế.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và

Trang 5

thức sở hữu được thừa nhận như một quy luật tất yếu trong đóhình thức sở hữu tư nhân đã có được vi trí quan trọng Việcthực hiện tốt các chủ trương, đường lối đó đã tạo thêm cơ sở

cho sự phát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam.

Các đạo luật cơ bản (Hiến pháp) từ năm 1946 đến nayđều thể hiện nguyên tác Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp

pháp và quyền thừa kế của công dân Pháp luật về thừa kế từ

năm 1945 đến nay đã nhất quán trên nguyên tắc cơ bản này

và đã điều chỉnh kip thời các quan hệ trong lĩnh vực thừa kếcũng như tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giải quyết nhữngtranh chấp phát sinh từ quan hệ thừa kế Hiện nay, ở nước ta

tuy đã có Bộ luật dân sự (BLDS) và những quy định về thừa

kế đã chiếm số lượng điều luật đáng kể nhưng việc áp dụng

những quy định này trong thực tiễn cũng như trong việc giải

quyết những tranh chấp về thừa kế , vẫn tồn tại không ít

khó khăn, vướng mác Hàng năm có hàng ngàn vụ án kiện về

thừa kế mà tòa án nhân dân các cấp phải giải quyết nhưngpháp luật về thừa kế và những quy định pháp luật khác liênquan đến thừa kế chưa thật sự đồng bộ và thống nhất, vì thế

nhiều vụ tranh chấp thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính

thuyết phục không cao Nhiều bản án, quyết định của Tòa ánvẫn bị coi là chưa "thấu tình đạt ly" Từ thực trạng này, việc

nghiên cứu vấn dé "Thừa kế theo pháp luật của công dan

Việt Nam từ năm 1945 đến nay" là đáp ứng được yêu cầu về

tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiên thi hành, áp

dụng pháp luật.

Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, cũng từ việc

nghiên cứu vấn dé này nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề về

Trang 6

hiệu lực điều chỉnh cũng như về việc hoàn thiện các quy

phạm pháp luật về thừa kế ở nước ta

Việc nghiên cứu vấn dé "Thừa kế theo pháp luật cua

công dan Việt Nam từ năm 1945 đến nay" nhằm làm rõ loại hình thừa kế di sản tuân theo các nguyên tac, điều kiện, trình

tự và thủ tục do pháp luật quy định mà không phụ thuộc vào

sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại Đó chính là việc

vừa hệ thống hóa các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Namtheo quá trình hình thành và phát triển từ năm 1945 đến nay,vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định

pháp luật này qua các thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam,

từ đó một mat góp phan hoàn chỉnh lý luận khoa học đối vớichê dinh pháp luật quan trọng nay, mặt khác, giải quyết tốtvấn đề lý luận cũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như

hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật, nâng caohiệu quả điều chỉnh của chúng Việc nghiên cứu vấn đề này

được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật ViệtNam về thừa kế theo pháp luật và thừa kế nói chung từ năm

1945 đến nay Trong nội dung cuốn sách không đề cập và giải

quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

Việc nghiên cứu vấn dé thừa kế theo pháp luật cua côngdán Việt Nam từ năm 1945 đến nay liên quan đến chế địnhpháp luật dân sự quan trong mang đậm ban chất giai cấp và

có tác động đến chế độ kinh tế - xã hội, đồng thời có liên

quan đến một giai đoạn lịch sử dài và có nhiều biến đổi hơn

50 năm qua, do đó việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề đặt raphải dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lénin với phép biện chứng lịch sử và biện chứng duy vật gan

với thực tiễn Việt Nam trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và

các quan điểm, đường lối của Đảng về Nhà nước và pháp

Trang 7

nhằm giải quyết những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Xây dựng và hoàn thiện các khái niệm như: Thừa kế,

quan hệ pháp luật thừa kế, quyền thừa kế, thừa kế theo phápluật nhằm minh chứng tính đặc thù của thừa kế nói chung

và thừa kế theo pháp luật nói riêng, từ đó góp phần vào việc

hoàn thiện hơn khoa học luật trong lĩnh vực thừa kế nói riêng

và trong lĩnh vực dân sự nói chung;

- Hệ thống hóa những quy định thừa kế theo pháp luật về

từng vấn đề lớn cụ thể qua các giai đoạn lịch sử để phân tích

và đưa ra những nhận định làm sáng tỏ quá trình hình thành

và phát triển pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế theo

pháp luật nói riêng ở nước ta từ năm 1945 đến nay;

- Phân tích, làm sáng tỏ quyền thừa kế theo pháp luật của

công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay được củng cố, mở

rộng và bảo vệ trong mối liên hệ hữu cơ với quá trình phát

triển kinh tế - xã hội ở nước ta qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ

lịch sử nhất định, từ đó xác định được tầm quan trọng của chếđịnh pháp luật này trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta;

Từ lý luận và phân tích hiệu quả điều chỉnh các quy địnhthừa kế theo pháp luật trong thực tiên, có phát hiện nhữngquy định thiếu tính khái quát, tính đồng bộ, toàn diện đang

tồn tại, kể cả một số quy định trong BLDS; đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung và một số vấn đề

khác chưa được quy định cần được bổ sung trong BLDS cho

phù hợp có hiệu lực cao và lâu dài trong đời sống xã hội.

Hà Nội, tháng 4 năm 2004

TÁC GIÁ

Trang 8

THỪA KẾ THEO PHÁP LUAT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TỪNÄM 1945 ĐẾN NAY

PHẦN THỨNHẤT

THỪA KẾ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC

PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

1 THỪA KẾ VÀ QUYỀN THỪA KẾ

1 Thừa kế

Thừa kế đi sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự

chuyển địch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người

đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người

thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hướng theo di

chúc hoặc theo pháp luật (đối với đất đai là thừa kế quyền sử

dung) Cho dù tài sản do người chết để lại thuộc về cá nhân hay tổ chức được hưởng thừa kế thì nó vẫn tồn tại chung

cho xã hội, vì khi tài sản này lại được sử dụng, khai thác hợp

lý cũng mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ đối với người

được hưởng thừa kế mà còn có lợi chung cho toàn xã hội

Thừa kế là một quan hệ xã hội có mầm mống và xuấthiện từ thời sơ khai của xã hội loài người Cũng chính từ thời

kỳ sơ khai đó, sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như mot tấtyếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế,

giữa chúng có mối liên quan ràng buộc, qua lại với nhau.

Ngay từ thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy,chế độ thị tộc, bộ lạc đã hình thành và tài sản có được thuộc

Trang 9

về quyền chung của thị tộc, bộ lạc thì thừa kế cũng đã manhnha hình thành theo tập tục Trong giai đoạn đầu của chế độthị toc, bộ lạc, vai trò của người phụ nữ có tam quan trọng

đáng kể; địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, bộ

lạc chi phối mọi vấn đề về kinh tế, xã hội hôn nhân Chế

độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã tạo ra tiền đề cho việc thừa

kế tài sản của các con và những người thân thuộc trong thịtộc, bộ lạc của người mẹ Ph.Angghen đã nhận xét: "Theochế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể

về bên me và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộcmới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản

phải để lại trong thị tộc, nay trong thực tiễn có lẽ người ta

van trao cho những người cùng huyết tộc với người me" “”

Sự kế thừa tài sản trong thị tộc, bộ lạc theo chế độ mẫu

hệ đã đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánhtính tất yếu của việc thừa kế tài sản theo huyết thống Hiệnnay, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vẫn còn tồn tại

bộ phận dân cư (tuy rất nhỏ) van duy trì việc thừa kế tài san

theo huyết thống của người me

Theo tiến trình phát triển của xã hội, cùng với sự phân

công lao động trong xã hội và gia đình, người đàn ông đã tạo

ra nhiều của cải nuôi sống các thành viên trong thị tộc, bộlạc đã làm thay đổi quan hệ xã hội Sự thiết lập địa vị của

người đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc đã

là căn cứ sắp xếp lại trật tự của thị tộc, bộ lạc Khi người đàn

ông đã chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội thì chế độmẫu hệ đã bị thay thế bảng chế độ phụ hệ Cũng từ căn cứ

(1).Xem: Ph Angghen, Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hitu và của

nhà nước, Nxb Su that, H, 1961, tr.79.

Trang 10

THỪA KẾ THEO PHÁP LUAT CUA CÔNG DÂN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

đó các con trong gia đình có quan hệ huyết thống với ngườicha, mang họ của cha theo chế độ phụ hệ và thừa kế tài sảncủa người cha được xác lập Như vậy, tương ứng với từng

giai đoạn lịch sử phát triển nhất định là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình , của sự thay đổi quan hệ sở hữu và theo đó việc thừa kế tài sản cũng thay đổi.

Tóm lại, trong thời kỳ đầu của xã hội loài người - thời kỳNhà nước chưa xuất hiện và pháp luật chưa ra đời thì sở hữu

và thừa kế tài sản đã xuất hiện như một tất yếu khách quan

và nó thuộc về pham trù kinh tế Mối quan hệ giữa sở hữu và

thừa kế phát sinh trong xã hội rất mật thiết và được thể hiện

ở chỗ: Nếu sở hữu là yếu tố tiền dé để thừa kế phát sinh thì ngược lại, thừa kế lại là phương tiện để duy trì, củng cố và

phát triển sở hữu tài sản Thừa kế là một thực tế xã hội được

thể hiện ở sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người

còn sống, nó gán chặt với lợi ích của cá nhân, gia đình, cộngđồng dòng họ , vì thế trong bất kỳ chế độ xã hội nào cũng

có sự tác động của các quy tác xã hội Quy tắc đó được biểu

hiện ở những yếu tố như phong tục, tập quán và cao hơn nữa

là quy phạm pháp luật

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cải xãhội ngày càng được làm ra nhiều hơn không những bảo đảmcho sinh hoạt và đời sống của cộng đồng thị tộc bộ lạc màcòn có dư thừa Từ khi có của cải dư thừa, đời sống trong

mỗi gia đình và xã hội đã có nhiều sự thay đổi và theo đó

trong môi thị tộc, bộ lạc người có địa vị đã lợi dụng chức

phận để chiếm đoạt một phần sản phẩm của thị tộc, bộ lạc

cùng với sự nám quyền điều hành thị tộc, bộ lạc Những

người nắm quyền đó đã trở thành những người giàu có trong

Trang 11

xã hội và xã hội nguyên thủy đã bát đầu tan rã nhường chỗ

cho xã hội mới - xã hội có giai cấp đã xuất hiện Sự phân hóa

này về cơ bản dựa theo mức độ giá trị tài sản, tư liệu sảnxuất mà các tầng lớp người trong xã hội chiếm hữu đượckhác nhau, từ đó hình thành nên chế độ tư hữu về tài sản màchủ yếu đối với tư liệu sản xuất Hình thức thừa kế phù hợp

với chế độ tư hữu tài sản được hình thành nó xuất hiện như

một tất yếu, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ tài sản

và quan hệ thừa kế tài sản.

Khi giai cấp xuất hiện thì có giai cấp thống tri và có giai cấp bị trị, đương nhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là

điều không tránh khỏi Những trật tự trong quan hệ sở hữutài sản nói chung và trong quan hệ thừa kế nói riêng đượcNhà nước của chế độ tư hữu thiết lập trong giai đoạn nàynhằm mục đích bảo vệ những lợi ích của giai cấp thống trị.Thông qua những quy phạm pháp luật, Nhà nước điều chỉnh

quan hệ thừa kế trong việc xác định phạm vi chủ thể, nội

dung, hình thức, điều kiện chuyển dịch tài sản thừa kế vànhững vấn đề khác có liên quan đến việc thừa kế tài sản

Cùng với sự hình thành và phát triển nhà nước và pháp

luật của chế độ tư hữu thì sở hữu và thừa kế đều là những

phạm trà pháp luật và giữa chúng có mối hên hệ mật thiết

với nhau Chế độ tư hữu tài sản là tiền đề của chế định thừa

kế, ngược lại, chế định thừa kế là cơ sở để củng cố chế độ tưhữu tài sản Như vậy, giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc

theo những chuẩn mực pháp luật nhất định và mang bản chất

gial cấp sâu sac

Thừa kế là phạm trù pháp luật có tính khả biến Tính kha

biến được thể hiện bằng các quy phạm pháp luật mà các quy

Trang 12

THỪA KẾ THEO PHÁP LUAT CUA CÔNG DÂN VIỆT NAM TUNAM 1945 DEN NAY

pham này không những phụ thuộc vào mức độ phát triển

trong một chế độ xã hội nhất định, nghĩa là cũng có quy địnhkhác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ về thừa kế.Thừa kế khi đó không những là phạm trù kinh tế, phạm trù

pháp luật mà còn mang tính lịch sử, bởi vì nó thể hiện rõ nét

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các chế độ xã hộikhác nhau và của một chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát

triển nhất định.

Với những phân tích trên đây, có thể xác định rằng, thừa

kế tài sản là phạm trù pháp luật phản ánh quan hệ kinh tế

-xã hội nói chung và lịch sử phát triển kinh tế - -xã hội nói

riêng, nó xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và pháttriển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu

về tài sản (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại

ngày nay) được thể hiện ở sự chuyển dịch tài sản của người

chết cho người còn sống (bao gồm cá nhân, tổ chức) theo cácnguyên tắc, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định

2 Quan hệ pháp luật thừa kế

Việc chuyển dịch tài sản của cá nhân người đã chết chonhững người còn sống luôn tồn tại quan hệ giữa người vớingười Khi thừa kế tài sản chưa có sự can thiệp của Nhà nước(trong xã hội cộng sản nguyên thủy) thì đó chỉ đơn thuần làquan hệ xã hội mang tính kinh tế Quan hệ thừa kế xuất hiệncùng với sự xuất hiện của quan hệ sở hữu và cùng phát triểntheo sự phát triển của xã hội loài người Nhưng khi quan hệthừa kế tài sản đã do Nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật thì

quan hệ giữa người với người trên cơ sở tài sản của người

chết để lại là những mối quan hệ pháp luật và là mối quan hệ

pháp luật dân sư

Trang 13

Trong lý luận khoa học pháp luật dân sự, quan hệ phápluật dân sự được xác định là nhóm các quan hệ xã hội dopháp luật dân sự điều chính Như vậy, theo phương pháp suy

diễn lôgíc, có thể hiểu: Quan hệ pháp luật thừa kế là nhóm

các quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở chuyển giao tài sản

của người chết để lại cho những người còn sống do pháp luật

thừa kế (hay rộng hơn là pháp luật dân sự) điều chỉnh

ở nước ta, sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ

thừa kế có những diễn biến, thay đối phức tap vì chính qua trình hình thành và phát triển pháp luật dân sự phụ thuộc vào

quá trình phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ Tuynhiên dù khi quan hệ thừa kế được điều chỉnh bằng văn bảndưới luật (sắc lệnh, thông tư, pháp lệnh ) hay bằng Bộ luật

dân sự thì quan hệ pháp luật thừa kế van gift nguyên được

nội hàm của nó Điều đó thể hiện ở căn cứ phát sinh (sự kiện

chết của một cá nhân), điều kiện phát sinh (người chết có tài

sản để lại, có người thuộc diện thừa kế hay có cá nhân, tổ

chức được chỉ định hưởng di sản theo di chúc) và điều kiện

xác lập quan hệ thừa kế tài sản (tài sản của người chết để lại

phải còn vào thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải thực

hiện quyền thừa kế của họ

Khi nghiên cứu để đưa ra khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế, có quan điểm cho rằng: "Thừa kế là một loại quan

hệ sở hữu" Dé có thé thống nhất trong lý luận khoa học

khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế, thiết nghĩ cũng cần

phân tích thêm để làm sáng tỏ vấn đề này.

(1).Xem: Nguyễn Thị Vĩnh, 7 hừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dan sự

Việt Nam, Luận văn thạc si, Trường đại học luật Ha Nội, H, 1996, tr 8.

Trang 14

THỪA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CONG DAN VIỆT NAM TUNAM, 1945 ĐẾN NAY

Trong khoa học cũng như trong pháp luật đã xác định.

thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người

còn sống, do đó quan hệ pháp luật thừa kế chỉ phát sinh từ

thời điểm người để lại di sản chết hoặc được xác định là đã

chết theo một bản án của tòa án tuyên bố một người là đã

chết có hiệu lực pháp luật (thời điểm mở thừa kế) Quyềncủa người có tài san để lại (kể cả trong trường hợp có di

chúc) và quyền của người thừa kế (nhận hay không nhận disản) chỉ có giá trị pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế.Quyền nhận di sản của người thừa kế chỉ là căn cứ phát sinhquyền sở hữu đối với di sản mà người đó được hưởng nếu họquyết định nhận di sản Đặc biệt, xét trong trường hợp người

chết không có tài sản để lại hoặc tài sản của người chết để lại

đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người đó không cònlại gì, dù người thừa kế có thực hiện quyền thừa kế do phápluật quy định (nhận thừa kế) chăng nữa thì cũng không phátsinh quan hệ thừa kế nào Vậy, thừa kế không phải là mộtloại quan hệ sở hữu mà nó chỉ là một loại quan hệ pháp luậtdan sự độc lập với quan hệ sở hữu tài sản

khi quan hệ pháp luật thừa kế đã được xác định là nhóm

các quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở chuyển giao tài sản

của người chết để lại cho những người còn sống do pháp luật

về thừa kế (hay rộng hơn là pháp luật dân sự) điều chỉnh thì

cũng theo phép suy diễn lôgíc có thể xác định quan hệ thừa

kế theo pháp luật là nhóm các quan hệ thừa kế được xác lập

trên cơ sở chuyển giao tài sản của người chết để lại cho

những người còn sống theo hàng thừa kế do pháp luật quyđịnh Như vậy, quan hệ thừa kế theo pháp luật xác định rõ

thành phần chủ thể (phía người nhận di sản thừa kế) là những

người còn sống được pháp luật về thừa kế quy định (theo

điện và hàng thừa kế).

Trang 15

3 Quyền thừa kế

Khi chế độ tư hữu xuất hiện, cùng với nó xã hội phânchia thành giai cấp, nhà nước và pháp luật ra đời Nhà nước

đã điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp

thống trị, trong đó quan hệ thừa kế không nằm ngoài phạm

vị điều chỉnh của pháp luật Nhu vay, để phát sinh quan hệ

pháp luật thừa kế, khái niệm quyền thừa kế mới xuất hiện

Nếu thừa kế là nhóm những quan hệ xã hội phát sinh ngay

cả trong một xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhànước và nó mang tính kinh tế - tài sản thì quyền thừa kế chỉ

có thể phát sinh trong một xã hội có nhà nước và pháp luật Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định

thừa kế, do vậy nó chứa đựng những yếu tố, tính chất, đặc

điểm của một chế định pháp luật Nếu chế định thừa kế điềuchỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực thừa kế thì quyền thừa

kế là chế định pháp luật bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài

sản thuộc quyền sở hữu của họ trong việc chuyển dịch tài

sản để lại sau khi họ chết cho những người còn sống có

quyền hưởng thừa kế theo hình thức nhất định (theo di chúc

hoặc theo pháp luật) Chế định quyền thừa kế không những

điều chỉnh phạm vi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong

việc dé lại di sản và nhận di sản thừa kế mà còn là phương

thức bảo vệ quyền của những người thừa kế hợp pháp khi bị

xâm phạm Các hình thức dịch chuyển di sản của một người

đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo

pháp luật là những cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản

của người được hưởng thừa kế hợp pháp Như vậy, giữaquyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế có mối liên hệ hữu cơ

với nhau, mối liên hệ hữu cơ đó được biểu hiện ở những đặc

điểm sau:

Trang 16

THỪA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

- Quyền thừa kế là phương thức kế thừa quyền sở hữu tài

sản của một người sau khi chết để lại (tài sản và quyền sở

hữu tài sản đó được chuyển giao cho người thừa kế hợp pháptheo một trong các hình thức thừa kế) do pháp luật đã quyđịnh Và theo đó, quyền thừa kế là một trong những căn cứxác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người được thừa kếhợp pháp;

- Quyền thừa kế chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di

sản chết và tài sản của người đó vẫn còn;

- Quyền sở hữu tài sản chi phối trực tiếp đến quyền thừa kế

Những đặc điểm của mối liên hệ giữa quyền sở hữu và

quyền thừa kế không những phản ánh bản chất giai cấp màcòn phản ánh hình thức sở hữu của cá nhân do chế định sởhữu điều chỉnh Như vậy, quyền sở hữu và quyền thừa kế đềuthuộc phạm trù pháp lý và có cùng bản chất cơ bản là:

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là công cụ duy trì

và bao vệ chế độ tư hữu về tài san;

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều phản ánh trình độ

phát triển kinh tế - xã hội của chế độ xã hội có giai cấp

Do có sự quan niệm khác nhau về gia đình lễ giáo, văn

hóa truyền thống, đạo đức , quyền thừa kế cũng được pháp

luật của môi quốc gia quy định khác nhau Thậm chí, trongcùng một chế độ - xã hội của một nhà nước, ở mỗi giai đoạnlịch sử khác nhau thì quyền thừa kế cũng được quy địnhkhác nhau cho phù hợp với sự phát triển đó Việt Nam cũngkhông năm ngoài tình trạng đó

Trong các triều đại phong kiến trước đây ở Việt Nam,

pháp luật thừa kế đã được hình thành và được dựa trên cơ sở

— =

Trang 17

lé giáo phong kiến Nhìn chung, pháp luật trong thời kỳphong kiến đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyềnthống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháutrong dòng tộc Những quan niệm về gia đình, lễ giáo, tínngưỡng và chuẩn mực đạo đức đương thời đã có sự tác độngmạnh mẽ lên các quan hệ xã hội, trong đó có quyền sở hữu

và quyền thừa kế Gia đình của người Việt Nam thời phongkiến theo truyền thống là gia đình phụ hệ, do vậy khối tàisản do các thành viên trong một gia đình tạo ra không

những để bảo đảm cuộc sống hàng ngày mà còn có thể tíchlũy và khối tài sản đó được dịch chuyển cho các thế hệ sau

(cùng huyết thống) khi thế hệ trước qua đời Sự mất bìnhdang trong quan hệ thừa kế phong kiến đã diễn ra do mục

đích bảo tồn những quan niệm về chuẩn mực đạo đức như

thờ cúng tổ tiên, quyền và nghĩa vụ của người con trưởng và

người cháu đích tôn trong nội tộc Địa vị của người vợ

trong gia đình không những bị pháp luật phong kiến trói

buộc theo thuyết “tam tong" mà còn bị các quan hệ nội tộc

phía người chồng làm cho mờ nhạt Quyền thừa kế của

người vợ góa trong gia đình phong kiến chưa khi nào được

ngang bàng với các con, các cháu và những người thân thích

khác thuộc nội tộc bên nhà chồng

Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày

2-9-1945), chế độ phong kiến ở Việt Nam bị sụp đổ cùng với

chế độ thực dân Pháp, những quan niệm lạc hậu về gia đình

và chế độ phụ quyền cũng dần dân bị xóa bỏ Quyền bình

dang về sở hữu và trong lĩnh vực thừa kế dưới chế độ mới đã

được pháp luật bảo vệ theo nguyên tác: "Đàn bà ngangquyền với đàn ông về mọi phương diện" và đã được cụ thể

hóa bằng quy định pháp luật: "Trong lúc sinh thời, người

Trang 18

THUA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên có quyềnxin chia tài san thuộc quyển sở hữu của người chết, sau khi

đá thanh toán tài sản chung") Kế từ năm 1945 đến nay,

pháp luật thừa kế ở nước ta đã có giai đoạn còn thiếu vắngnhững van ban pháp luật điều chính kip thời quan hệ thừa kế;nhưng nhìn chung quyền thừa kế của cá nhân vẫn được thực

hiện theo những định hướng nhất quán như:

- Mọi cá nhân đều bình dang về quyền để lại tài sản

thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết;

- Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo

pháp luật;

- Cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản thuộc

quyền sở hữu của mình, cá nhân có quyền để lại tài sản củamình cho người thừa kế theo pháp luật (trường hợp cá nhân

không để lại di chúc ).

Căn cứ vào nội dung pháp luật thừa kế của nước ta từnam 1945 đến nay, các nhà khoa học luật đều cho rằng,

quyền thừa kế được hiểu dưới hai phương diện sau:

+ Về phương diện khách quan: Quyền thừa kế là tổnghợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh trình tự điều kiện,

hình thức chuyển dịch tài sản, quyền tài sản (gồm cả quyền

sử dụng đất) của một người đã chết cho những người cònsống đồng thời bảo vệ quyền của người để lại tài sản vàquyền của người hưởng thừa kế di sản

Mặc dù theo các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, pháp luật thừa kế của nước ta có những quy định

(1).Xem: Điều 11 Sắc lénh số 97/SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ

và chế định trong dân luật.

Trang 19

khác nhau nhưng pháp luật thừa kế của nước ta từ năm 1945đến nay da phan ánh ban chất của Nhà nước dân chủ nhândan (Nhà nước của dân, do dân và vì dân) Các quy địnhpháp luật thừa kế của nước ta không những bảo đảm quyền

tự do cá nhân trong việc thể hiện ý chí của mình mà còn kết

hợp hài hòa với những truyền thống tốt đẹp trong nhân dân

được thể hiện trong quan hệ gia đình, trong dòng tộc và quan

niệm về đạo đức mang nội dung mới Tất cả những đặc điểm

đó được thể hiện tập trung trong Phần thứ tư BLDS

Cùng với việc tôn trọng ý chí của cá nhân người có tài

sản trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ sau khi

họ chết, chế định thừa kế trong BLDS còn ghi nhận quyền

của vợ chồng trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản

chung của họ và các quy định có liên quan đến di chúc

chung đó, như vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ

di chúc chung và hiệu lực pháp luật của di chúc chung của

vợ chong.‘ Đây là điểm mới trong chế định thừa kế được

BLDS quy định so với chế định thừa kế quy định trong Pháp

lệnh thừa kế và cũng là điểm khác biệt của pháp luật thừa

kế Việt Nam so với pháp luật thừa kế của các nước khác

Nó phản ánh đầy đủ quyền bình đẳng của vợ chồng trong

quan hệ hôn nhân XHCN mà Luật hôn nhân và gia đình nước ta đã quy định.

Ngoài việc mở rộng quyền lập di chúc để cá nhân định

đoạt tài sản của mình sau khi chết, thừa kế theo quan hệhuyết thống vẫn được duy trì và theo đó số người thuộc diệnthừa kế theo pháp luật cũng được mở rộng theo từng thời kỳ

(1).Xem: Điều 666, 667, 671 Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 19935,

Trang 20

THỪA KE THEO PHAP LUẬT CUA CONG DÂN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từ Pháp lệnh thừa

kế, pháp luật đã thừa nhận hàng thừa kế thứ ba, những tưtưởng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệhuyết thống theo quan niệm đích tử, đích tôn, đồng tông,đồng tộc không còn được ưu tiên tuyệt đối như trong phápluật thừa kế dưới thời thực dân, phong kiến trước đây Phápluật thừa kế của chế độ mới đã kết hợp hài hòa việc bảo vệquyền lợi của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ

hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản

trong việc xác định người thừa kế theo điện và các hàng thừa

kế Quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng được đặtngang hàng với quan hệ huyết thống trong việc xác định các

hàng thừa kế trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật Đây là điểm khác biệt cơ bản của pháp luật thừa

kế dưới chế độ mới ở nước ta so với các quy định thừa kế

dưới chế độ thực dân, phong kiến, theo đó quyền thừa kế của

vợ (hoặc chồng) của người quá cố chỉ được xét đến khikhông có những người thuộc quan hệ huyết thống nội tộc với

người để lại di sản.

Dưới chế độ mới, quan hệ hôn nhân được coi trọng theonguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc để lại di sản vàquyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước

Người vợ góa hoặc người chồng góa có quyền thừa kế theo

pháp luật cùng hàng với cha, mẹ và các con của người để lại

đi sản Đây là một nét khác biệt cơ bản của pháp luật thừa kếViệt Nam so với pháp luật thừa kế của một số nước trong

khu vực và trên thế giới Theo pháp luật thừa kế của một số

nước như Nhật Bản, Thái Lan, Cộng hòa Pháp , người vợ

góa người chồng góa, cha, me của người để lại di sản không

được ở cùng một hàng thừa kế theo pháp luật với các con,

Trang 21

các cháu của người có tài sản để lại mà chỉ thuộc hàng thừa

kế sau các con, các cháu của người có tài sản để lại

Quyền thừa kế về phương diện khách quan còn được thểhiện ở việc pháp luật bảo đảm cho công dân có quyền bình

đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế, không phân biệt giới

tính, già trẻ, có năng lực hành vi dân sự hay không có nănglực hành vi dân sự (nếu cùng hàng thừa kế thì đều đượchưởng ky phan di sản ngang nhau)

Pháp luật thừa kế của Nhà nước ta luôn chú trọng bảo vệquyền thừa kế hợp pháp của công dân trong suốt quá trình

xây dựng và phát triển đất nước Kể từ nam 1945 đến nay,pháp luật thừa kế ở nước ta không ngừng được bổ sung, sửađổi và ngày một hoàn thiện về nội dung và phù hợp với

những đòi hỏi của xã hội

+ Về phương diện chủ quan: Quyên thừa kế được hiểu là

quyền dân sự cơ bản của mỗi công dân được pháp luật bảo

vệ Theo phương diện này thì mọi công dân đều có quyềnnhư nhau trong việc để lại tài sản của mình cho những ngườithừa kế và đều có quyền như nhau trong việc nhận di sản

thừa kế do người khác để lại Tuy nhiên, quyền thừa kế của

công dân do pháp luật quy định chỉ là khả năng khách quan

để công dân thực hiện quyền để lại di sản và hưởng di sản

thừa kế phù hợp với những quy định của pháp luật Hay nóicách khác, pháp luật quy định về quyền thừa kế là mở ra một

khả năng trong khuôn khổ pháp luật để công dân thực hiệnquyền dân su của mình phù hợp với những chuẩn mực do

pháp luật cho phép Quyền thừa kế được bảo đảm khi mộtngười được xác định có quyền thừa kế hợp pháp hoặc theo dichúc hoặc theo pháp luật nhưng trên thực tế, quyền của

Trang 22

THÙA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TỪNĂM 1945 DEN NAY

người thừa kế hoặc không được thực hiện đầy đủ hoặc khôngthực hiện được do di sản không còn đầy đủ hay hoàn toàn

không còn để chia cho những người thừa kế

Phân tích từ góc độ quyền để lại tài sản của công đân

sau khi chết, nhận thấy pháp luật của hầu hết các nước và

của nước ta đều cho phép người có tài sản thực hiện quyền

nay bảng hai phương thức hoặc họ lập di chúc hoặc không

lập di chúc.

Quyền định đoạt tài sản bảng di chúc của cá nhân đượcpháp luật ưu tiên bảo vệ thực hiện Khi cá nhân thực hiện

quyền thừa kế của mình băng việc lập di chúc thì quyền định

đoạt ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với pháp luật

và không trái đạo đức xã hội

Theo quy định của pháp luật thừa kế ở nước ta từ năm

1945 đến nay, cá nhân có quyền định đoạt tài san của mình

bang việc lập di chúc để lại tài sản cho những người thừa kế

theo ý chí của họ ý chí của người định đoạt tài sản bằng di

chúc được pháp luật bảo hộ nhưng không phải được bảo hộ

một cách tuyệt đối Bằng việc quy định và bảo vệ quyền của

những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của dichúc (bao gồm cha, me, vợ, chồng, các con vị thành niên cua

người để lại di sản và các con tuy đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao động), pháp luật nước ta đã thể hiện

rõ bản chất nhân đạo của pháp luật XHCN, không thể chấp

nhận việc người lập di chúc tự do định đoạt tài sản của họ

mà truất quyền thừa kế của những người mà theo quy địnhcủa pháp luật họ phải được người lập di chúc thực hiện nghĩa

vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.Phân tích từ góc độ quyền của người hưởng di sản cũng

Trang 23

thấy những đặc thù riêng của pháp luật thừa kế ở nước ta từnăm 1945 đến nay Quyền của người hưởng di sản được bảođảm khi “người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống

vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thờiđiểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại

di san chét"

Quyền thừa kế của công dan còn được pháp luật bao vệ

trong những trường hợp riêng biệt khác như thừa kế thé vi,

thừa kế giữa con riêng với cha kế, mẹ kế khi thỏa mãn cácđiều kiện do pháp luật quy định

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều cóquyền hưởng di sản và quyền từ chối hưởng di sản Ngườithừa kế hưởng di sản là những người có quyền và nghĩa vụliên quan đến di sản thừa kế va trong phạm vi giá trị di sảnthừa kế Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theothời hạn, hình thức pháp luật đã quy định.)

Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh thừa kế, ngườithừa kế không những có quyền từ chối hưởng di sản mà còn

có thể nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác.”

Quy định của Pháp lệnh thừa kế về vấn đề này đã làm

phức tạp hóa quan hệ thừa kế và không tránh khỏi sự suy

đoán chủ quan của cơ quan bảo vệ pháp luật khi giải quyết

các vụ việc có liên quan BLDS đã loại bỏ quy định nhường

kỷ phần di sản giữa những người thừa kế với nhau

(1), (2).Xem: Điều 638, 645 Bộ luật dan sự của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 1995S.

(3).Xem: Điều 31 Pháp lệnh thừa kế, 30-8-1990.

Trang 24

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CUA CONG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

Quyền định đoạt của người thừa kế được pháp luật bảo

hộ trong việc từ chối hưởng di sản nếu việc từ chối đó không

nhàm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vu tài san của người đó đối với người khác.'')

Quyên thừa kế của công dân không những chịu sự hạnchế như đã phân tích ở trên mà còn bị pháp luật loại trừ trongnhững trường hợp nhất định Pháp luật thừa kế Việt Nam quy

định những người thừa kế (kể cả thừa kế theo di chúc và thừa

kế theo pháp luật) không được hưởng di sản do đã có hành vị

trái pháp luật mà hành vi đó là nguyên nhân làm triệt tiêuquyền thừa kế Những người bị pháp luật tước quyền thừa kế

chỉ được thừa kế trong trường hợp người để lại di sản đã biết

hành vi trái pháp luật của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng

di sản theo di chic.” Quyền thừa kế còn bị triệt tiêu trong

trường hợp những người có quyền thừa kế của nhau cùng

chết vào một thời điểm.

Tóm lại, quyền thừa kế của công dân được hiểu theo hai

phương diện khách quan và chủ quan là hai phương diện cótính thống nhất, phương điện này chị phối phương diện kia

và có mối quan hệ hữu cơ với nhau Nếu thiếu mot trong hai

phương diện thì quyền thừa kế của công dân không thể bảo đảm thực hiện được mà trong trường hợp cụ thể quyền thừa

kế có thể bị xâm phạm Quyền thừa kế của công dân do pháp luật quy định và chỉ có thể thực hiện được khi có sự kiện

chết của cá nhân, có di sản thừa kế những người thừa kế có

quyền hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật thể hiện ý chí

(1) (2).Xem: Điều 645, 646 Bộ luật dan sự của nước Công hòa xd hội chủ

nghĩa Viet Nam năm 1995.

Trang 25

nhận di sản.

Với những phân tích trên đây có thể xác định rằng:

Quyền thừa kế là phạm trù pháp luật phản ánh quan hệ kinh

tế - xã hội nói chung và lịch sử phát triển kinh tế xã hội nói

riêng, nó xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát

triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu

về tài sản (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại

ngày nay) Với tư cách là phạm trù pháp luật, thừa kế chính

là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân

người đã chết cho những người còn sống theo điều kiện, hìnhthức, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định

4 Thừa kế theo pháp luật

Pháp luật thừa kế của Việt Nam cũng như pháp luật thừa

kế của các nước trên thế giới đều quy định hai hình thức thừa

kế, đó là thừa kế theo dị chúc và thừa kế theo pháp luật Việc

chuyển dịch di sản cho những người thừa kế theo di chúc là

dựa trên cơ sở ý chí định đoạt của người lập di chúc khi còn

sống Di chúc có thể được pháp luật thừa nhận hay không

thừa nhận hoặc chi thừa nhận một phần phụ thuộc nhữngđiều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật quy định

Vào thời La Mã cổ đại, pháp luật cũng quy định hai hình

thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Thừa kế

theo di chúc được thực hiện trong trường hợp người chết có

để lại di chúc định đoạt tài sản hợp pháp Một đi chúc vào

thời La Mã chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn điều kiện:

Chủ thể lập đi chúc và ý chí tự do tự nguyện của chủ thể, nội

dung và hình thức của di chúc phù hợp với quy định của

Trang 26

THUA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

pháp luật La Mã thời bấy giờ (thế ky thứ VI trước Côngnguyên đến thế ky thứ VI - VII sau Công nguyên)

Tuy luật La Mã quy định hai hình thức thừa kế nhưng lại

tuyệt đối hóa sự độc lập của các hình thức đó với nhau,

không thể áp dụng cả hai hình thức thừa kế đó để chia khối

di sản của người chết để lại, có nghĩa là pháp luật La Mã

không cho phép mot phần di sản chia theo di chúc, một phần

di sản chia theo pháp ]uat."”

Trong thời kỳ hiện đại, pháp luật thừa kế của các nướctrên thế giới cũng như của Việt Nam đều quy định và cho

phép áp dụng hai hình thức thừa kế để chia di sản trong

trường hợp cụ thể, nghĩa là được đồng thời áp dụng tronp

việc phan chia di sản thừa kế theo di chúc va theo pháp luật.

Như vậy, việc áp dụng hai hình thức thừa kế có thể xảy ra

trong các trường hợp sau đây:

- Hoặc di sản được chia hoàn toàn theo di chúc;

- Hoặc di sản được chia hoàn toàn theo pháp luật;

- Hoặc di sản đồng thời được chia theo di chúc va theo

pháp luật.

Pháp luật thừa kế của nước ta từ năm 1945 đến nay đềuquy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theopháp luật

Nghiên cứu pháp luật nước ta và pháp luật của một số

nước khác đều thấy có những điểm chung và những điểm

khác biệt cơ bản giữa hai hình thức thừa kế này Dưới đây làbảng so sánh những khác biệt đó

(D.Xem: Giáo trình Luật La Ma, Nxb Công an nhân dan, H, 2001, tr 169-170.

Trang 27

TTỊ Nội dung | Thừa kế theo di | Thừa kế theo pháp luật

so sánh chúc

Ý chí của Dinh đoạt Định đoạt đương nhiên

I |người để lại bằng di chúc theo pháp luật

wd cn re

Bat ky ai (hoặc cá Cá nhân thuộc diện

2 | Người hưởng| nhân hoặc tổ chức) | thừa kế mà pháp luật

di sản được chỉ định bằng quy định

"¬¬ ` dc |

Ký phần Tùy thuộc vào việc | Những người cùng một

3 đi sản phân định di sản hàng thừa kế thì được

được chia | của người lập di chúc | hưởng ky phần di san

ngang nhau

Theo bản so sánh trên thì người được thừa kế theo dichúc là bất kỳ ai (hoặc cá nhân hoặc tổ chức) được chỉ địnhbằng di chúc Người được thừa kế theo đi chúc không bị giới

hạn trong phạm vi các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết

thống va quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản (có

thể là người đồng thời hoặc là người không đồng thời thuộc

diện thừa kế theo pháp luật của người để lại đi sản) Phápluật thừa kế ở nước ta không ấn định trước phạm vi ngườiđược thừa kế theo di chúc mà phụ thuộc vào sự định đoạt của

người để lại di sản Người được thừa kế theo di chúc được

hưởng các phần di sản hoặc nhiều hoặc ít tùy thuộc vào việcphân định di sản của người lập di chúc Người được chỉ định

là người thừa kế theo di chúc có thể là người được hưởngtoàn bộ khối di sản của người chết để lại nếu quyền định

đoạt của người để lại di san không bị han chế vì có sự liên

quan đến người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung

Trang 28

THUA KẾ THEO PHÁP LUAT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

của di chúc Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá

nhân thuộc diện thừa kế mà pháp luật quy định, những người

thừa kế theo pháp luật trong cùng một hàng thừa kế thì họ

được hưởng các phần di sản ngang nhau

Ngoài ra theo pháp luật thừa kế của nước ta người lập di

chúc có quyền định đoạt một phần di sản để di tang cho

người khác và phần đi sản dùng vào việc thờ cúng Quyềnthừa hưởng phần tài sản di tặng và quyền quản lý phần tàisan dùng vào việc thờ cúng không phát sinh trên cơ sở thừa

kế theo pháp luật

Như vậy, thừa kế theo dị chúc hay thừa kế theo pháp luậtđều là các hình thức thừa kế do pháp luật quy định Hay nóicách khác thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật làcác hình thức thừa kế do chế định thừa kế điều chỉnh Việcphân biệt các hình thức thừa kế theo chế định thừa kế đã đượcBL.DS của nước ta quy định như những khái niệm cơ ban:

- "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển

tài san của mình cho người khác sau khi chết".°)

- "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế,

điềm kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định'".°

Tóm lại, giữa hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế

theo pháp luật có sự khác nhau về chủ thể được thừa kế, căn

cứ để chia di sản, cách thức phân chia di sản và phần di sảnngười thừa kế được hưởng

Thừa kế di sản theo pháp luật chi được thực hiện trongtrường hợp người chết không dé lại di chúc hoặc tuy có để lại

/(1) (2).Xem: Điều 649, 677 Bo luật dán sự của nước Cong hòa xã hội chủ

nghĩa Viet Nam năm 1995,

Trang 29

di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, di chúc không thể thực

hiện được và những trường hợp khác do pháp luật quy định.

Điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp luật được BLDSquy định tại Điều 678 như sau:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc

chết cùng thời điểm với người lập di chúc; co quan, tổ chứcđược hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm

mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo dichúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyềnhưởng di san

- Phần di san không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có

hiệu lực;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo dichúc nhưng ho không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền

hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người

lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, giữa hai hình thức thừa kế có mối quan hệ nhất

định, đó là các mối quan hệ mang tính loại trừ thể hiện ở các

Trang 30

THỪA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TỪNAM 1945 ĐẾN NAY

sản lập di chúc chỉ định đoạt một phân tài sản của họ hoặctuy họ định đoạt toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của họ

nhưng một phần di chúc không hợp pháp (kể cả trường hợp

có những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội

lập di chúc; cơ quan, t6 chức được hưởng di sản theo di chúc

nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế)

Nếu thừa kế theo di chúc là sự dich chuyển tài sản của

một người theo ý chí của người đó khi còn sống cho người

được chỉ định bang di chúc (là bất kỳ ai ké cả tổ chức) thì

người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và được pháp luậtquy định trong số những người có mối quan hệ hôn nhân,quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại

dị sản Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật đượcpháp luật chỉ định hướng di san theo trật tự ưu tiên là hàngthừa kế Hưởng di sản theo trật tự hàng thừa kế tuân theo

nguyên tác pháp luật, hàng trước loại trừ hàng sau trong việc

hưởng di sản Tuy nhiên, người thuộc hàng thừa kế phải là

người có quyền hưởng di sản; những người bị loại trừ khỏi

hàng thừa kế là người hoặc đã chết trước người để lại di sảnhoặc từ chối quyền hưởng di sản hoặc bị tước quyền hưởng

di sản theo quy định của pháp luật

Thừa kế theo pháp luật vừa bao dam quyền đương nhiên

của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết,vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống,

Trang 31

gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc với

người có tài sản để lại Như vậy, hình thức thừa kế theo pháp

luật là hình thức thừa kế truyền thống được bảo tồn trong

suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người nhàm

củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ huyết thống, gia đình

- nền tảng của mọi xã hội

Vay thừa kế theo pháp luật, nhìn từ phương diện chủquan, là quyền của cá nhân để lại tài sản của mình chonhững người có quan hệ huyết thống, gia đình, quan hệ nuôi

dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tài sản để lại và

là quyền tự định đoạt của người thừa kế theo pháp luật (nhận

hay từ chối nhận di sản) cùng quyền được bảo vệ được

hưởng di sản một cách bình đảng, ngang nhau giữa những

người thừa kế cùng hàng khi có sự kiện chết của một cá nhân

có để lại di sản nhưng không có di chúc hoặc tuy có di chúc

nhưng người lập di chúc chỉ định đoạt một phần tài sản để

lai, di chúc không hợp pháp, di chúc (hoặc một phan di

chúc) không có hiệu lực pháp luật hoặc người thừa kế theo di

chúc không có quyền hưởng, từ chối quyền hưởng di sản

(toàn bộ hay một phần) hoặc khi có những người được thừa

kế di sản của người chết để lại không phụ thuộc vào nộidung của di chúc,

Nếu nhìn từ phương diện khách quan, pháp luật thừa kế

của Nhà nước ta luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế hợp

pháp của công dân trong suốt quá trình xây dựng và pháttriển đất nước Trong suốt quá trình phát triển pháp luật thừa

kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay, quyền thừa kế nói chung

và thừa kế theo pháp luật của công dân nói riêng ngày càng

được quy định cụ thể hơn và quyền đó được pháp luật bảo

Trang 32

THỪA KẾ THEO PHÁP LUAT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TỪNĂM 1945 ĐẾN NAY

đảm thực hiện ngày một hiệu quả hơn Đặc biệt, diện những

người thừa kế theo pháp luật đã được mở rộng phạm vi trên

cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng g1ữa người

để lại di sản với những người thừa kế Người thuộc diện thừa

kế theo pháp luật không những bao gồm những người có nghĩa vụ giám hộ đương nhiên của nhau mà còn bao gồm

những người theo quy định của pháp luật họ không có nghĩa

vụ giám hộ đương nhiên của nhau.“) Tuy nhiên, quyền thừa

kế theo pháp luật của công dân chỉ là khả năng khách quan

để công dân thực hiện quyền dân sự của mình Quyền thừa

kế theo pháp luật của công dân có được thực hiện hay khôngcòn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có sự định

đoạt ý chí của người thừa kế theo pháp luật nhận di san hay

chủ cộng hòa Tuy nhiên, xét cho cùng thì các nguyên tắc

này (nếu xem xét từ góc độ quyền hưởng di sản) áp dụng chủ

yếu đối với hình thức thừa kế theo pháp luật

Dựa trên những nguyên tac của Hiến pháp nam 1946 quy

định về quyền dân sự cơ ban của công dân, Sac lệnh số 97-SL

ngày 22-5-1950 đã quy định những nguyên tac bình dang

(1).Xem: Điều 70, 71 Bộ luật dan sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1995.

Trang 33

giữa nam va nữ: "Đàn bà ngang quyển với đàn ông về moi

phương điện" Nguyên tắc này được coi như định hướng chủ

đạo trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ thừa kế tài sản nói

riêng trong các văn bản pháp luật sau này

Những nguyên tắc pháp luật thừa kế đã thể hiện rõ bản

chất và những đặc trưng pháp luật về thừa kế ở nước ta, vì

vậy từ năm 1945 đến nay, nhìn chung, những nguyên tắc đó

không thay đổi Cụ thể là những nguyên tắc sau:

1 Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kếNgười có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt

Nam là công dân, tổ chức Quyền thừa kế thuộc về cá nhân

được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lạitài sản và chủ thể hưởng thừa kế di sản Quyền thừa kế thuộc

về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là

chủ thể hưởng thừa kế di sản (chỉ trong trường hợp thừa kế

theo di chúc).

Trên cơ sở của nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa

thuận được quy định tại Điều 7 BLDS, pháp luật thừa kế hiệnhành vẫn kế thừa việc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa

kế của các văn bản pháp luật thừa kế trước đó (Thông tư TANDTC, Pháp lệnh thừa kế) và bảo đâm một cách nhất quán

81-nguyên tắc này với các quy định cụ thể về quyền của cá nhân

để lại tài sản và quyền của cá nhân hưởng thừa kế di sản

+ Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ

sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có

quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của

ban than sau khi họ chết Di chúc là hình thức xác định ý chí

Trang 34

THUA KE THEO PHAP LUẬT CUA CÔNG DÂN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

của một người trong việc định đoạt tai sản thuộc quyền sở

hữu của họ trước khi chết Quyền định đoạt đó được khẳng địnhtại Điều 651 BLDS Quyền của người lập di chúc bao gồm:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản củangười thừa kế;

- Phân định phan di san cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, ngườiphân chia di sản

Quyền định đoạt của người có tài sản lập di chúc chỉ có

hiệu lực khi việc định đoạt bang di chúc thỏa mãn các điềukiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 655 BLDS.Nếu người lập di chúc không tuân theo những điều kiện của

di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp pháp.Tuy ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ vàtôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có di sản khôngphải là tuyệt đối Trong một số trường hợp pháp luật có quy

định quyền của những người thừa kế có liên quan tới ngườilập di chúc, đó là quyền của những người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc.” Như vậy, quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ

của pháp luật thừa kế

Quyền tự do ý chí của cá nhân được thể hiện không

những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản mà còn thể hiện ngay cả trong việc không lập di chúc để định đoạt tài

(1).Xem: Điều 672 Bộ luật dan sự của nước Cộng hòa xã hội chỉ nghĩa

Việt Nam năm 1995.

Trang 35

san để lại sau khi chết Day là cách thể hiện ý chí của cá

nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ

mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản cho những người có

quyền thừa kế theo pháp luật

+ Đối với cá nhân có quyền nhận di sản, pháp luật thừa

kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sảnhoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sảncủa người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật

đã quy định Về vấn đề này, trước năm 1945 ở nước ta, theo

Điều 376 Dân luật Bắc kỳ và Điều 308 Dân luật Trung kỳ,

những người thừa kế thuộc diện con, cháu, vợ hay chồng củangười quá cố không có quyền khước từ di sản Dân luật

Trung kỳ chỉ bó buộc vợ hay chồng, con, cháu trai phải nhận

di sản ở miền Nam, theo án lệ đã định, con không có quyền

khước từ di sản của người cha để lại Con, cháu của người

khước từ không được hưởng di sản do cha, mẹ của mình đãkhước từ Hình thức khước từ phải thực hiện ở phòng lục sự

Tòa sơ thẩm tai địa điểm mở thừa kế có di sản trong han 1

năm từ ngày người thừa kế biết thời điểm mở thừa kế của

người chết Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế

đã được quy định tại Điều 645 BLDS Điều luật nói trên quyđịnh thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủtục khước từ quyền hưởng và trường hợp không có quyền từchối quyền hưởng "Người thừa kế có quyền từ chối nhận disản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thựchiện nghĩa vụ tài san cua mình đổi với người khác" "Việc

từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, người từchối phải báo cho những người thừa kế khác, người được

giao nhiệm vụ phan chia di san, công chứng Nhà nước hoặc

uy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở

Trang 36

THUA KE THEO PHÁP LUAT CUA CÔNG DÂN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

thừa kế về việc từ chối nhận di sản", "thời hạn từ chối nhận

di san là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế".°)

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật chophép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tác, thời hạn theo

quy định tại Điều 645 BLDS Nhưng nếu người được thừa kế

từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của

bản thân cá nhân họ với người khác thì pháp luật không chấp

nhận Điều kiện kinh tế của người có quyền hưởng thừa kế

trước khi nhận di sản là không thỏa mãn cho việc thực hiện

nghĩa vụ về tài sản của người đó với người khác nhưng domuốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó mà họ đã

thể hiện quyền tự do ý chí của mình bằng việc không nhận di sản thì không được pháp luật thừa nhận, người thừa kế này

buộc phải nhận di sản theo quy định của pháp luật để lấy tài sản thừa kế đó thực hiện nghĩa vụ tài sản với người có quyén.”

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể

hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đãkhông nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản.Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là

người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản

thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường

hợp sau:

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không

từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật;

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà

không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc;

(1), (2).Xem: Điều 645 Bo luật dan sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1995.

Trang 37

- Từ chối cả quyền hướng thừa kế theo di chúc và quyềnhướng thừa kế theo pháp luật.

2 Nguyên tac bảo đảm quyền bình đẳng của công

dân về thừa kế

Sac lệnh số 97-SL có quy định quyền tự định đoạt của

những người có quyền thừa kế trong việc hưởng di sản Theoquy định tại Điều 11 Sắc lệnh này thì: "Trong lúc sinh thời,người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên cóquyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chếtsau khi đã thanh toán tài sản chung"

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, "vợ và chồng có địa

vị bình đẳng trong gia đình" và "người đàn bà có chồng cótoàn năng lực về mặt hộ".°) Với tư cách đồng sở hữu chunghợp nhất đối với tài sản chung của vợ chồng, trong thời kỳhôn nhân hợp pháp thì: "Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ

ngang nhau đối với tài sản chung" Nguyên tắc bình dang

giữa vợ và chồng trong việc để lại di sản thừa kế theo pháp

luật quy định đã loại trừ được ý thức hệ phong kiến luôn coi

người chồng là gia trưởng, còn người vợ không có quyền lập

di chúc để định đoạt tài sản của mình nếu không được người chồng cho phép.

Theo các quy định trên thì luật của chế độ thực dân,

phong kiến luôn bảo vệ quan điểm trọng nam, khinh nữ và

(1).Xem: Điều 5, 6 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ

và chế định trong dân luật.

(2).Xem: Điều 15 Hiến pháp năm 1992.

(3).Xem: Điều 321 Bộ đán luật Bắc Kỳ 1931; Điều 313 Bộ dân luật Trung

Kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật).

Trang 38

THỪA KE THEO PHAP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 DEN NAY

người vợ duoc coi là người ngoại tộc Than phan người phụ

nữ không những bị hủ tục phong kiến hà khác trói buộc mà còn bị pháp luật thát chặt thêm.

Trong chế độ XHCN ưu việt của nước ta, quyền của

người vợ luôn được tôn trọng bảo vệ Trong trường hợp

chồng chết trước, người vợ dù đã kết hôn với người khác van được thừa kế di sản của chồng: "Khi một bên chết trước néu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi Phan tài

san của người chết được chia theo quy định cua pháp luật về

thừa kế Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau"

Những quy định trên của pháp luật nước ta đã bảo đảm

quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc để lại di sản thừa

kế và nhận di sản thừa kế

Các con trong gia đình không phân biệt nam, nữ, độ tuổi,

có nang lực hành vi dân sự hay không có nang lực hành vịdan sự đều được thừa kế những phần ngang nhau nếu đượchưởng thừa kế theo pháp luật Pháp luật còn quy định connuôi có các quyền và nghĩa vụ như con đẻ trong việc nhận disản thừa kế Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trong

việc để lại di sản và nhận di sản thừa kế nhằm bảo vệ những

quyền, lợi ích chính đáng của công dân trong quan hệ tàisản, nhằm củng cố tình đoàn kết trong gia đình, dòng họ vàphủ định tư tưởng trong nam, khinh nữ, phân biệt đối xử giữacác thành viên trong gia đình và xã hội

3 Nguyên tac cá nhân người thừa ké phải còn sống

vào thời điểm mở thừa kế

Quan hệ thừa kế hình thành với những đặc thù riêng của

(1).Xem: Điều 17 Luát hôn nhân và gia đình năm 2000.

Trang 39

nó Đặc thù đó được ghi nhận ngay trong các quy định của

pháp luật như là một nguyên tắc Nguyên tắc này đã đượcquy định ở Điều 11 Sac lệnh số 97-SL: "Trong lúc sinh thời,người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên cóquyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chếtsau khi đã thanh toán tài san chung"

Pháp luật không quy định về độ tuổi và năng lực nhận di

sản thừa kế mà chỉ quy định quyền của cá nhân được hưởng

di sản Do vậy, theo pháp luật thì người có nang lực hành vihay không có nang lực hành vi dân sự đều được nhận phan disản thừa kế ngang nhau nếu họ cùng thuộc hàng thừa kếđược hưởng

Đối với người đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì chưa

có nang lực pháp luật dân sự Bởi vì, theo quy định của phápluật thì: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi

người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết".”) Pháp luật

cũng có quy định bảo vệ quyền thừa kế của người con ra đờisau khi người bố chết mà người con đó còn sống thì đượchưởng di sản của bố Quy định tại khoản 1 Điều 638 BLDSphi hợp và thống nhất với Điều 63 Luật hôn nhân và gia

đình: "Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do nguoi vợ

có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng" Cũngtheo nguyên tắc trên, tại Điều 688 BLDS có quy định: "Khiphan chia di san nếu có người thừa kế cùng hàng đã thànhthai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản

(1).Xem: Điều 16 Bộ luật dân sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 1995.

Trang 40

THỪA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÔNG DAN VIỆT NAM TUNAM 1945 ĐẾN NAY

băng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người

thừa kế đó còn sống khi sinh ra thì được hưởng; nếu chếttrước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng"

Pháp luật còn quy định: "Tré em sinh ra sống được 24 giờ

trở lên rồi mới chết thì cĩng phái đăng ký khai sinh theo quy

định của Nghị định này; nếu chết trước khi khai sinh (chết

lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ thì không phải

đăng ký khai sinh") Như vay, trong trường hợp đứa trẻ sinh

ra được 24 giờ trở lên rồi sau đó chết thì đứa trẻ đó vẫn là

người được thừa kế

Người thừa kế là người có khả năng được hưởng di sảntheo quy định của pháp luật và là người phải còn sống vào

thời điểm mở thừa kế Nguyên tắc này đã loại trừ những

người có quyền thừa kế di sản của nhau nhưng đều chết

trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thi họ không được thừa kế di san của nhau.” Những

người theo quy định tại khoản 1 Điều 646 BLDS, cũng

không phải là người thừa kế theo pháp luật do đã bị tướcquyền thừa kế Những người từ chối nhận di sản thừa kế hợp

pháp cũng không được hưởng thừa kế di sản.” Người thừa

kế theo quy định của BLDS không thể nhường quyền hưởng

di sản cho người thừa kế khác như quy định tại Điều 31 Pháplenh thừa kế

(1).Xem: Điều 20 Mehi định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của

Chính phủ về đăng ký hộ tịch.

(2) (3).Xem: Điều 644, 645 Bộ luát dan sự của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 1995.

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w