1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam

187 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam
Tác giả Ts. Nguyễn Minh Doan, Ths. Nguyễn Thị Phương, Ths. Nguyễn Văn Thái, Ths. Phạm Thị Tình, Ts. Nguyễn Minh Tuân
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Minh Doan, Ths. Phạm Thị Tình
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 53,88 MB

Nội dung

Việc nhà nước ghi nhận băng pháp luật địa vị của các công dân trong xã hội cómột ý nghĩa hết sức quan trọng, nó góp phan củng cé địa vị thực tế của công dân, đồngthời nó buộc các cá nhân

Trang 1

QUY CHE PHÁP LY CUA CÔNG DAN VIỆT NAM

DE TAI KHOA HỌC CAP TRUONG

MA SO: LH-09-07/DHL-HN

CHU NHIEM DE TAI

TS NGUYEN MINH DOAN -ThS PHAM THI TINH

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN.

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI!

PHÒNG ĐỌC —jAf | NHUNG NGUOI THUC HIEN

1 TS NGUYEN MINH DOAN, Chuyén dé: 1, 2, 3, 10

2 ThS NGUYEN THỊ PHƯƠNG, Chuyên đề: 5, 7

3 ThS NGUYEN VĂN THÁI, Chuyên đề: 8, 9

4 ThS PHẠM THỊ TÌNH, Chuyên đề: 4

5 TS NGUYEN MINH TUAN, Chuyên dé: 6

HA NOI - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN | TONG QUAN NGHIEN CUU DE TAI 2 PHAN II CAC CHUYEN DE 53 CHUYEN DE 1 | Khái niệm quy chế pháp lý của công dân 54 CHUYÊN ĐÈ2_ | Nội dung quy chế pháp lý của công dân 65 CHUYEN ĐÈ3_ | Những nguyên tắc cơ bản của quy chế pháp ly của công dân 74 CHUYEN DE4 | Quá trình hình thành và phát triển quy chế pháp lý của công dân| 86

Việt Nam

CHUYEN ĐÈ 5 | Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực chính trị 101 CHUYEN DE 6 | Quy chế pháp ly của công dân Việt Nam trong lĩnh vực dân sự 115 CHUYÊN DE7 | Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế 122 CHUYEN DE 8 | Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá 134 CHUYÊN DE9 | Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực xã hội 152 CHUYEN DE 10 | Hoàn thiện quy chế pháp lý của công dân Việt Nam 172

Trang 3

+ Phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý của công

dân như khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản của quy chế pháp lý công dân

+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

liên quan đên quy chê pháp lý của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

6 Các chuyên đề nghiên cứu trong đề tài

1 Khái niệm quy chế pháp lý của công dân

2 Nội dung quy chế pháp lý của công dân

3 Những nguyên tắc cơ bản của quy chế pháp lý của công dân

4 Quá trình hình thành và phát triển quy chế pháp lý của công dân Việt Nam

5 Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực chính trị

6 Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực dân sự

7 Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế

8 Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá

9 Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực xã hội

10 Hoàn thiện quy chế pháp lý của công dân Việt Nam

Trang 4

TONG QUAN DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

A PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Lịch sử phát triển của nhân loại là lịch sử phát triển tự do của con người, đưa conngười từ vương quốc của tất yếu Vào vương quốc của tự do, khăng định địa vị làm chủcủa con người Những năm qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam

đã và đang diễn ra quá trình đổi mới sâu sắc từ tư duy đến hành động, trong đó có việcxây dựng nhà nước pháp quyên, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Sự đổimới đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là địa vị của người dân ngày càng được củng cô vàphát triển Điều này được thể hiện không chỉ về mặt thực tế mà còn được phản ánhtrong quy chế pháp lý của công dân, các cá nhân

Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam luôn phải được củng cố, hoàn thiện vàphát triển trên cơ sở có sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồngthời cần tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa trí tuệ nhân loại và kinh nghiệm quý báucủa các nước khác, các dân tộc khác trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, đáp ứngnhững nhu cầu đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thịtrường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế tạo điều kiện để đất nước

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam đã và đang được nhiều nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Một số công trình như: Giáo trình lý

luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư Pháp 2005;

Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam của Trường Dai học Luật Ha Nội; Nguyễn VănĐộng “Hoàn thiện mỗi quan hệ pháp lý cơ bản giữa Nhà nước và công dân trong điềukiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay” Nxb Chính trị quốc gia 1997; sách chuyên khảo

“Một số van đề về quyền kinh tế- xã hội” do Hoàng Văn Hảo va Chu Hồng Thanh chủ

Trang 5

biên, Nxb Lao động 1996; sách chuyên khảo “Một số van đề về quyền dân sự và chínhtrị” do Hoàng Văn Hảo và Chu Hồng Thanh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia 1997;sách tham khảo “Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước” của TrầnNgọc Đường và Chu Văn Thành, Nxb Chính trị quốc gia 1994; sách chuyên khảo

“Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay” của TS NguyễnVăn Động, Nxb Tư pháp 2004, sách chuyên khảo “Xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật Việt Nam - Những van đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Công an nhân dân2003; PGS TS Nguyễn Văn Động “Quan niệm về quyền con người trong thời đạingày nay” tạp chí Dân chủ & pháp luật, 12/2009 và nhiều công trình khác nữa đãnghiên cứu, dé cập tới van đề này Các công trình nói trên đã tiếp cận và nghiên cứu vềcác quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam, mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và

công dân ở những khía cạnh và mức độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình

nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về quy chế pháp lý của công dân Việt Nam về mặt

lý luận cũng như thực tiễn thể hiện của quy chế trong thời kỳ déi mới, hội nhập quốc

tế, xây dựng nên kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân Vì vậy, quy chế pháp lý của công dân Việt Nam vẫn cầntiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện trong hiện tại và tương lai

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hỗ ChíMinh về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế Các phương pháp nghiên cứu được

chú ý hơn là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh

4 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một cách khách quan, khoa học vàtương đối đầy đủ về quy chế pháp lý của công dân Việt Nam

Kết quả nghiên cứu dé tài góp phần hoàn thiện và phát triển hơn lý luận về quychế pháp lý của công dân, giúp cho việc giảng dạy về bản chất mối quan hệ pháp lýgiữa nhà nước và cong dân được chính xác, khoa học và phù hợp hơn Kết quả nghiêncứu cũng đồng thời góp phần để hoạt động thực tiễn xây dựng, thực hiện và bảo vệpháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của công dân ở nước ta đúng dan và có hiệu quảcao hơn trong điều kiện hiện nay

5 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường nên các tác giả

tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:

Trang 6

B PHAN NỘI DUNG

1 Khái niệm quy chế pháp lý công dân

Trong đời sống xã hội hiện đại con người luôn ở trong rất nhiều những mối quan

hệ khác nhau, những quan hệ xã hội đó do chính con người tạo ra, nhưng trong quá

trình tồn tại, vận động chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đối với con người, chúng xácđịnh vị trí, địa vị của mỗi con người trong đời sống xã hội Giữ vai trò quan trọng

trong những quan hệ xã hội đó là quan hệ qua lại giữa nhà nước, xã hội và cá nhân, bởi

chúng có liên quan tới các quyền, tự do dân chủ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cánhân Các quan hệ đó được thể hiện rõ hơn cả trong quy chế pháp lý của cá nhân, nóicách khác, vai trò và địa vị của mỗi cá nhân trong xã hội hiện nay thể hiện tập trunghơn cả trong quy chế pháp lý của họ

Quy chế pháp lý của công dân là sự ghi nhận, củng cố của nhà nước về mặt pháp

lý địa vị của công dân trong nhà nước và xã hội, nói cách khác, địa vị mà công dân có

được trong nhà nước và xã hội được quy định bằng pháp luật tạo nên quy chế pháp lýcủa công dân Quy chế pháp lý của công dân được nhà nước thiết lập băng pháp luật,

nó thể hiện ý chí của nhà nước Nội dung của quy chế pháp lý có thể thay đổi tùythuộc ý chí nhà nước, tuy nhiên ý chí nhà nước thì phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội của đất nước ở mỗi thời kỳ phát triển Quy chế pháp lý của công dân

là sự ghi nhận và củng cố địa vị thực tế của con người trong hệ thống các quan hệ xã

hội bằng pháp luật Nó xác định về mặt pháp lý phạm vi hoạt động của công đân, hệ

thống các quyển và nghĩa vụ pháp lý của họ, những biện pháp bảo đảm thực hiện cácquyền và nghĩa vụ pháp lý đó, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, nhà nước

và xã hội

Quy chế pháp lý của công dân là một bộ phận của pháp luật, trong đó gồm nhữngquy phạm pháp luật quy định về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của côngdân, các bảo đảm cho việc thực hiện chúng Quy chế pháp lý của công dân luôn thể

hiện ý chí, thái độ của nhà nước với công dân, do nhà nước xác lập và bảo đảm thực

hiện Việc nhà nước ghi nhận băng pháp luật địa vị của các công dân trong xã hội cómột ý nghĩa hết sức quan trọng, nó góp phan củng cé địa vị thực tế của công dân, đồngthời nó buộc các cá nhân và tổ chức khác phải thừa nhận các quyền, nghĩa vụ, tráchnhiệm pháp lý của công dân và không được phép can thiệp hoặc xâm hại.

Tất cả mọi công dân đều có quy chế pháp ly chung, nhưng phụ thuộc vào độ tuổi,giới tính, nghề nghiệp và những điều kiện khác nữa mỗi người sẽ có quy chế pháp lýriêng Việc thay đổi, lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân trong xã hội không có ảnh

Trang 7

hưởng gì đến nội dung quy chế pháp lý chung hoặc riêng của họ, không tạo ra quy chếpháp lý đặc biệt cho họ mà chỉ xảy ra sự thay đổi mối tương quan giữa quy chế pháp

lý chung và quy chế pháp lý riêng mà công dân đó có mà thôi, bởi nội dung quy chế

pháp lý của công dân là phụ thuộc vào ý chí nhà nước.

Còn đối với những cá nhân không phải là công dân (người mang quốc tịch nướcngoài, người không quốc tịch) nhà nước thường quy định quy chế pháp lý đối với họ

có những điểm khác biệt nhất định so với công dân Thông thường họ có thể khôngđược hưởng một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý nhất định.Đối với những cá nhân mang quốc tịch nước ngoài còn có thể có những thỏa thuậngiữa các nhà nước với nhau về quy chế pháp lý của họ

Nội dung của quy chế pháp lý công dân bao gồm:

+ Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công dân Giữ vai trò thiết yếutrong quy chế pháp lý của công dân là các quyền, tự do thuộc các lĩnh vực quan trọng

của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Nghĩa vụ pháp lý của côngdân là những đòi hỏi của nhà nước và xã hội đối với công dân, nhằm thỏa mãn nhữngquyền lợi chung của cộng đồng và những cá nhân khác Trách nhiệm pháp lý của côngdân là trách nhiệm của cá nhân phải thực hiện đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụpháp lý của mình Trong đó bao gồm: a Phải gánh chịu những hậu quả bat lợi nếu

không thực hiện đúng những đòi hỏi của các quy định pháp luật (trách nhiệm pháp lý

tiêu cực); ö Có ý thức thực hiện một cach tự giác những chi dẫn, mệnh lệnh của pháp

luật vì lợi ích của xã hội và những chủ thể khác, trong đó có việc tự giác sử dụng day

đủ các quyển và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vu pháp ly của mình (trách nhiệm

lý chung của công dân.

+ Các bảo đảm quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của công dân Théng quacác quy định pháp luật nhà nước không chỉ tuyên bố các quyền và nghĩa vụ cho côngdân mà còn đưa ra các biện pháp để bảo vệ và đảm bảo cho chúng được thực hiện trênthực tế Chúng thường bao gồm các bảo đảm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vàpháp ly Những bao đảm quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân thể hiện ở những

Trang 8

điều kiện khách quan như bản chất của chế độ xã hội, các điều kiện kinh tế và ởnhững điều kiện chủ quan như mong muốn, sự cố gắng trong việc thực hiện quyền,

nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân từ phía cá nhân công dân và cả từ phía nhà

nước Là một thành phần của quy chế pháp lý công dân các bảo đảm quyền và nghĩa

vụ pháp lý của công dân cho phép công dân không chỉ sử dụng để thực hiện các

quyền, tự do của minh mà còn có thé “đấu tranh vi quyền của mình” Đương nhiên,

không phải khi nào những khả năng pháp lý của công dân cũng có thé trở thành hiện

thực Điều này có thể là do các điều kiện thực tế khách quan đã không cho phép các cánhân thực hiện được chúng hoặc bản thân cá nhân không có các điều kiện dé thực hiện

chúng.

Quy chế pháp lý của công dân phản ánh trình độ phát triển của xã hội, thông qua

nội dung của nó có thể đánh giá được mức độ dân chủ, nhân đạo, tiền bộ và xu hướngphát triển của một xã hội cũng như mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân Bảnchất của chế độ chính trị - xã hội, mục đích, nhiệm vụ, những lý tưởng và nguyên lý cơban của chế độ chính trị - xã hội là những yếu tố quyết định giá trị, vị trí, vai trò thật

sự của các cá nhân trong xã hội Ở Việt Nam từ khi nhân dân lao động dưới sự lãnhđạo của Dang mà đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chi Minh kính yêu, tiến hành cuộc cách

mạng Tháng Tám thành công, xoá bỏ Nhà nước và pháp luật thực dân phong kiến, lập

nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, thì địa vị của người dân lao động đã thực sự thay đổi Từ địa vị lệ thuộc, bị ápbức, bóc lột nhân dân Việt Nam trở thành người thông trị, người chủ thực sự của đất

nước, người tự quyết định vận mệnh của mình

Hình thành và phát triển cùng với hệ thống pháp luật tiến bộ, quy chế pháp lý củacông dân Việt Nam luôn có sự thay đổi về nội dung và tính chất Giai đoạn đầu khi mớithiết lập quy chế pháp lý của công dân Việt Nam mới chi thé hiện tinh thần hạn chế việcbóc lột, đoàn kết dân tộc rộng rãi chống giặc ngoại xâm vì độc lập dân tộc và tiến bộ xãhội, vì lợi ích nhân dân rồi sau đó là chống phong kiến Khi cách mạng Việt Nam chuyến

sang giai đoạn mới, đi đôi với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc, dân

chủ chúng ta từng bước chuyên dần sang thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hộichủ nghĩa, thì tính chất dan chủ nhân dân trong quy chế pháp lý của công dân Việt Nam

chuyên dan sang tính chất xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dé ra là chống áp bức, chống bóc

lột và mọi sự bất công, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Những tưtưởng đó đã được ghi nhận, củng cố và phát triển bằng hệ thống pháp luật của Nhà nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Trong quá trình sự phát triển đi lên của đất nước ta quy chế

Trang 9

xã hội mà chúng ta đã đạt được Điều này được thé hiện rất rõ trong việc ban hành Hiếnpháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và những văn bản luật quan trọng được banhành sửa đổi trong thời gian qua trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội nhưkinh tế, dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội theo tỉnh thần con người được xem là giá trị caonhất, mang lại hạnh phúc cho người là mục tiêu của việc quy định, phát triển quy chế

pháp lý của công dân.

2 Các nguyên tắc cơ bản của quy chế pháp lý công dân Việt Nam

Nguyên tắc quy chế pháp lý của công dân là những tư tưởng chỉ đạo có tính chấtxuất phát điểm, thể hiện sự thống nhất bên trong và có ý nghĩa bao quát, quyết định sựđúng đăn về nội dung cũng như phương hướng phát triển của quy chế pháp lý công

dân trong xã hội.

Các nguyên tắc của quy chế pháp lý công dân vừa mang tính chủ quan vừa mangtính khách quan, chúng có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng xây dựng nộidung, quá trình thực hiện và phát triển quy chế pháp lý của công dân Về mặt chủ quancác nguyên tắc quy chế pháp lý công dân luôn phụ thuộc vào ý chí nhà nước Nhà nướcluôn quan tâm tới việc đặt ra hoặc thừa nhận những nguyên tắc quy chế pháp lý côngdân sao cho phù hợp với chế độ xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển Về khách quan cácnguyên tắc quy chế pháp lý công dân thể hiện ở chỗ chúng luôn phản ánh những quyluật chung của đời sống xã hội, nội dung và khả năng thực hiện chúng là do các điềukiện kinh tế, chính trị, xã hội quyết định Sự phát triển va thay đổi của xã hội sẽ dẫnđến sự thay đổi nội dung các nguyên tắc của quy chế pháp lý công dân Các nguyêntắc của quy chế pháp lý công dân có tính bao quát, ôn định, bền vững, it thay đổi hơn

so với các quy định pháp luật Bởi chúng gan liền với bản chất của chế độ xã hội, bảnchất của pháp luật và những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cơ bản của đất nước.Nguyên tắc quy chế pháp lý công dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng

mang tính khoa học, chúng phản ánh những quy luật khách quan của công cuộc xây dựng

chú nghĩa xã hội, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và những điều kiện khác của đấtnước liên quan đến các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân cần được điều chỉnhbằng pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định Các nguyên tắc quy chế pháp lý côngdân Việt Nam được thể hiện ở nội dung đường lối chính sách của Đảng Cộng sản, nộidung, tinh thần các chính sách pháp luật, trong các học thuyết chính trị - pháp lý, cácvăn bản pháp luật mà Nhà nước ban hành, trong đó tập trung nhất là hiến pháp và các

văn bản luật quan trọng.

Sự hình thành và phát triển của các nguyên tắc quy chế pháp lý công dân Việt

Trang 10

Nam có sự kế thừa, phát triển những nguyên tắc quy chế pháp lý công dân tiễn bộ mà

loài người đã đạt được trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật ở các thời đại trước, đặc

biệt là những nguyên tac quy chế pháp lý công dân tiến bộ Các nguyên tắc quy chếpháp lý công dân Việt Nam được xây dựng với những đặc điểm cơ bản là: Ghi nhậnngười cau thực sự của đất nước là nhân dân, dé cao chủ quyén nhân dân; thực hiệnviệc giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công và những lệ thuộc khác; củng

cố khối đại đoàn kết toàn dân vi hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản; không ngừng phát triển, hoàn thiện vì các mục tiêu dân

chủ, nhén đạo, vì hạnh phúc của con người.

+ Nguyên tắc không ngừng mở rộng các quyên, tự do pháp ly và nâng cao diéukiện sỗrg cho công dân

Lich sử loài người là lịch sử phát triển tự do của con người, từ lệ thuộc vào thiên

nhiên, vào các giai cấp bóc lột, người lao động đã và đang từng bước làm chủ thiên

nhiên, lam chủ xã hội và làm chủ bản thân mình Quy luật phát triển này được đặc biệtchứng ninh bằng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở các nước xãhội chủ nghĩa khác Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của Việt Nam là xây dựng đấtnước gầu mạnh để có thé đáp ứng tốt hơn những nhu cau vật chất và tinh thần ngàycàng ca› của toàn xã hội, xây dựng một xã hội có đủ khả năng mang lại cuộc sống ấm

no, tự éo, hạnh phúc và điều kiện phát triển toàn diện cho mỗi người dân Có thểkhang đnh rang, chỉ khi nào đầy đủ về vật chất và tinh thần thì nhân dân mới thoát

khỏi những sự lệ thuộc, mới chuyển dan được từ "vương quốc của tat yếu sang vương

quốc cử tự do" Sự đầy đủ về vật chất và tỉnh thần luôn là mơ ước và mục tiêu phấnđấu của nhân loại, cũng như của mỗi con người Do vậy, trong quy chế pháp lý côngdân Vié Nam phải có những quy định để tạo điều kiện cho công dân trong nhữnghoàn cảnh điều kiện hiện tại của bản thân có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầuvật chất và tinh thần cho bản thân

Tong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hệ thống các quyền, tự

do phar lý của công dân luôn không ngừng được củng cé và phát triển, đời sống củanhân di không ngừng được nâng cao phù hợp với sự phát triển của đất nước Có thé

khang dnh rang, mỗi khi sửa đổi hay ban hành một hiến pháp mới ở Việt Nam là một

bước gli nhận, củng cố hệ thống các quyền, tự do pháp lý của công dân, một bướcphát trin mới của nhà nước, một giai đoạn mới mở rộng nền dân chủ xã hội, một lầncủng cế hoàn thiện quy chế pháp lý của công dân theo hướng không ngừng nâng caođời sốn: vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân

phát trim về mọi mặt

Trang 11

+ Nguyên tắc bình đăng giữa các công dân

Đây là nguyên tắc cơ bản của quy chế pháp lý công dân của Nhà nước Việt Nam xã

hội chủ nghĩa Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xã hội của những người lao động bình

đăng với nhau về quyền và nghĩa vụ, do vậy, pháp luật Việt Nam luôn quy định là mọicông dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, tôn giáo, địa vị xã hội, đều bình

đẳng trước pháp luật, không ai được hưởng những đặc quyền, đặc lợi Khác với sự công

bằng xã hội, bình đăng là một phạm trù pháp lý, nghĩa là, sự ngang nhau về khả năngpháp lý (ngang bang nhau cả về quyền và nghĩa vụ pháp lý) được pháp luật ghi nhận.Trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có một sự hạn chế nào hoặcmột sự đặc ân (đặc quyền) nào đối với một loại công dân nào phụ thuộc vào những đặctính cá nhân hay dấu hiệu xã hội của họ Thực chất nguyên tắc bình đẳng giữa các công

dân thể hiện ở sự bằng nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các công dân (ở đây chỉ đề

cập đến sự bằng nhau về quyền và nghĩa vụ trong quy chế pháp lý chung của công dân).Nguyên tắc bình dang không chỉ dừng lại ở sự bình dang giữa các công dân, macòn là sự bình đẳng giữa nam và nữ: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau vềmọi mặt chính tri, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; sự bình dang giữa các dân tộc:

Nhà nước thực hiện chính sách bình dang, doan két, tương trợ giữa các dân tộc,

nghiêm cắm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữviết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn

hoá tốt đẹp của minh; sự bình đẳng giữa các tôn giáo: Công dân có quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng

trước pháp luật.

Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi đảm bảo sự công bằng trong khen thưởng và trừngphạt, tất cả những ai có thành tích, có công thì đều được khen thưởng, bất kỳ ai viphạm pháp luật cũng đều bị trừng phạt theo pháp luật, không làm oan người ngay,không bỏ sót người vi phạm Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật

có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự

Không chỉ quy định về sự bình đẳng giữa các công dân, pháp luật còn quy định

các biện pháp để bảo vệ và bao đảm sự bình dang thực sự giữa các công dân về mặt

thực tế, tạo ra cho mỗi người cơ hội và khả năng phát triển như nhau, thực hiện một

quá trình chuyên hoá dan từ sự bình dang về mặt pháp lý sang công bằng xã hội, nghĩa

là, bằng nhau về khả năng thực tế để đáp ứng những lợi ích hợp pháp chính đáng của

mỗi người

+ Nguyên tắc thong nhất giữa quyền và nghĩa vụ

Quy chế pháp lý của công dân trong xã hội không chỉ được xác định băng quyền

Trang 12

mà bằng cả nghĩa vụ của họ nữa Từ đó nảy sinh nguyên tắc vô cùng quan trọng củaquy chế pháp lý công dân Việt Nam là nguyên tắc thống nhất giữa quyên và nghĩa vucông dân Công dân không có quyên, thì không phải chịu nghĩa vu, công dân khônglàm nghĩa vu, thì không được hưởng quyền Quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dânthể hiện mối liên hệ pháp lý qua lại giữa nhà nước và công dân nói chung: Quyền pháp

lý của công dân được xem như nghĩa vụ của nhà nước phải đáp ứng để các quyển đó

được thực hiện, ngược lại nghĩa vụ pháp lý của công dân được xem là những đòi hỏi

của nhà nước đối với công dân Do vậy, các quyền của công dân chỉ có thể đảm bảo

trên cơ sở công dân nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình Việc các chủ

thé thực hiện nghĩa vụ pháp lý của minh chính là điều kiện tiên quyết để tạo ra các tiền

dé vật chất bảo đảm cho việc thực hiện các quyền của họ Quyền của công dân khôngtách rời nghĩa vụ của công dân Nhà nước bảo đảm các quyên của công dân, công dân

phải làm tròn nghĩa vụ của mình với nhà nước và xã hội Như vậy, giữa nhà nước và

công dân, và các tổ chức khác trong xã hội, mỗi bên đều có quyền đòi hỏi và đều cónghĩa vụ đối với bên kia Quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia kia vàngược lại, vì vậy, quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân là hai hiện tượng pháp lýkhông thê thiếu nhau Chúng luôn thống nhất, phù hợp với nhau, nội dung, số lượng vàcác biện pháp bảo đảm thực hiện chúng đều do nhà nước quy định và đảm bảo thực

hiện Sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân còn được thé hiện ở

chỗ: thie nhất, việc được hưởng một số quyền nhất định không thể hoặc rất khó khăn

nếu không thi hành một số nghĩa vụ tương ứng nhất định; thir hai, trong một số trường

hợp thì quyền cũng đồng thời là nghĩa vụ của công dân Sự thống nhất giữa quyền vànghĩa vụ còn nói lên sự thống nhất về chính trị, xã hội của xã hội ta, sự thống nhất vềnhiệm vụ, mục đích của xã hội và công dân, sự đảm bảo cần thiết từ phía nhà nước, sự

cùng quan tâm như nhau của nhà nước và công dân trong việc thực hiện chúng.

+ Nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà giữa lợi ích nhà nước, xã hội và cá nhân

Nguyên tắc bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước, xã hội và cá nhân có liênquan chặt chế với nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ công dân Chúng

phản ánh vi trí, địa vi lịch sử của công dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi mà giữa

nhà nước và cá nhân không còn đối lập với nhau nữa Điều này cũng nói lên sự đổi

mới về bản chất quy chế pháp lý của công dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa Sự kết

hợp hài hòa giữa lợi ích nhà nước, xã hội và công dân là điều kiện tạo nên sự thốngnhất giữa lợi ích nhà nước, xã hội và công dân, sự đoàn kết nhất trí giữa các chủ thể

này Day là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và`là nhân tố có ý nghĩa quyết định

bảo đảm sự thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 13

Quy chế pháp ly của công dân Việt Nam luôn thâm nhuan nguyên tắc kết hợp hàihoà giữa lợi ích nhà nước với công dân, tập thể, xã hội với cá nhân để phát huy sứcmạnh của cả cộng đồng dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc vì mụctiêu độc lập, thống nhất đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ,văn minh Trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta cần có nhữngchính sách cụ thể đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, cácdoanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc, đồng bảocác tôn giáo khác nhau, đồng bào định cư ở nước ngoài Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với

lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai

cấp, thành phan, nghề nghiệp, vị trí xã hội, xây dung tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau,

hướng tới tương lai.

+ Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội đó là xã hội thực sự nhân đạo, gia tri cao nhất của nó là conngười lao động Phù hợp với tư tưởng “Tất cả cho con người, vì lợi ích của conngười”, trong quy chế pháp lý của công dân Việt Nam luôn có những quy định về cácquyên, tự do của công dân, các quy định bảo đảm nhân cách, phẩm hạnh của công dân,tạo điều kiện cho sự phát triển hợp lý tất cả những khả năng về thể lực và tâm hồn của

họ, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của họ

Tinh chất nhân đạo trong quy chế pháp lý công dân thé hiện ở chế độ nhà nước

và chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, ở sự công bằng xã hội, ở sự quan tâm của nhà nước

và xã hội đến việc phát triển nhân cách mỗi người, trong sự giúp đỡ thiết thực đối vớinhững công dân mà vì một lý do nào đó họ cần đến nó Chẳng hạn, quy định một sốchính sách ưu đãi đối với một số đối tượng nhất định phụ thuộc vào lứa tuổi, giống,giới, tình trạng sức khỏe của họ và những điều kiện khác nữa Phát huy truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, pháp luật của nhà nước ta qui định nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước

và xã hội trong việc giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, những ngườigặp khó khăn, hoạn nạn Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa được biểu hiện tậptrung ở khẩu hiệu: “Tự do phát triển của mỗi người là điều kiện phát triển tự do cho tất

cả mọi người” Với tư tưởng chỉ đạo trên nên mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước Việt

Nam đều hướng tới việc bảo đảm một số lượng rộng lớn các quyền, tự do dân chủ chocông dân, tạo mọi điều kiện để mỗi công dân có đủ khả năng thực tế sử dụng và pháttriển sức mạnh sáng tạo, tài năng trí tuệ của mình

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa có nội dung rộng lớn, triệt để, sâu sắc vàcao cả đồng thời lại rất hiện thực, thể hiện ở sự thương yêu, quí trọng con người, tôn

Trang 14

trọng và bảo vệ con người, đem lại tự do và hạnh phúc cho con người Nguyên tắcnhân đạo trong quy chế pháp lý công dân trước hết biểu hiện ở các quy định pháp luậtnhằm giải phóng con người khỏi mọi sự bóc lột, áp bức và bất công, đưa con người từ

địa vị phụ thuộc lên địa vị chủ nhân của xã hội Pháp luật quy định cho công dân hệ

thống rộng lớn các quyền tự do dân chủ trong đó có quyền không bị áp bức, bóc lột,đồng thời có cơ chế phù hợp dé người dân thực hiện được các quyền đó, không ngừngphát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự đo,

hạnh phúc có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện

Nguyên tắc nhân đạo còn thể hiện ở sự tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm conngười, những giá trị của con người, coi con người là giá trị cao nhất, mọi cố gắng củanhà nước và xã hội đều nhằm phục vụ cho lợi ích con người Tính chất nhân đạo trongquy chế pháp lý của công dân còn biểu hiện ở việc tôn trọng quyền con người từ phíanhà nước và xã hội Tất cả các hoạt động từ hoạch định chính sách đến ban hành vănbản qui phạm pháp luật đều phải thấm nhuan tư tưởng của dân, do dân, vì dân.Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, trà đạp lên phẩm giá con người, trừng trị nghiêmkhắc những hành vi xâm phạm tới lợi ích, tính mạng con người, chống lại loài người Nguyên tắc nhân đạo còn thé hiện ở lòng vị tha cao thượng không cố chấp vớingười có lỗi lầm biết hối hận sửa chữa; đối xử khoan hồng đối với người vi phạm phápluật Việc xử lí vi phạm pháp luật được tiễn hành trên co sở bảo đảm danh dự, nhân

phẩm của con người, nghiêm cắm mọi hình thức truy bức, dùng nhục hình, xúc phạm

danh dự, nhân phẩm của con người Quá trình xử lí vi phạm pháp luật luôn lưu ý đếnhoàn cảnh, điều kiện cụ thể của người vi phạm Xoá bỏ dần hình phạt tử hình trongpháp luật hình sự, giảm bớt các hành vi bị coi là tội phạm, bỏ bớt một số hình phạt.Tiến hành bảo vệ quyền công dân, giải quyết các tranh chấp bằng con đường tư pháp.Giảm bớt các thủ tục, đặc biệt là thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc củacông dân và các tổ chức kinh tế Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tự

do sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Hoàn thiện pháp luật cho phùhợp hơn với đạo đức, văn hoá và truyền thống dân tộc, thể hiện tính nhân văn, nhân

bản trong các quy định pháp luật.

3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển quy chế pháp lý của công

dân Việt Nam

Xuất phát từ nguyên tắc: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nềntảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”,Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện qui chế pháp lý công dân

Trang 15

Mặc dù được ban hành ở những thời điểm khác nhau, song qui chế pháp lý công dânđều thé hiện ý chí, bản chất giai cap nhà nước và mục tiêu đảm bảo quyền con người.Tuy nhiên, cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật, qui chế pháp lý công dân

không khỏi bị chỉ phối bởi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, nhiệm vụ chính trị của

nhà nước trong mỗi thời kỳ.

a Qui chế pháp lý công dân theo Hiễn pháp 1946

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa

phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên chưa có hiến pháp, người Việt

Nam là dân bảo hộ Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa ra đời, trong bộn bé công việc của nha nước non trẻ, nhiệm vu xây dựng hiến

pháp được đặt lên hàng đầu Năm 1946 Quốc hội thông qua bản hiến pháp đầu tiên củanhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với ba nguyên tắc cơ bản:

- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo

- Dam bảo các quyền tự do dân chủ

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân

Các nguyên tắc này được xem như là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong việc xâydựng toàn bộ các chế định của Hiến pháp 1946 nói chung và qui chế pháp lý công dânnói riêng Hiến pháp 1946 là văn bản pháp lý quan trọng lần đầu tiên xác lập quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, vănhóa, giáo dục, tự do cá nhân Đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân, qui chế pháp

lý công dân thể hiện quan điểm loại bỏ hoàn toàn sự phân biệt đối xử, đặc quyền, đặc

lợi giữa những cá nhân trong xã hội Mặc dù lần đầu tiên ghi nhận, song qui chế pháp

lý công dân đã thể hiện sâu sắc quan điểm về tự do, dân chủ, về vấn đề quyền conngười Có thể nói ở Việt Nam, xuất pháp từ truyền thống nhân đạo từ ngàn xưa và điềukiện cụ thể của đất nước, nên tư tưởng quyền con người và quyền công dân đã “thắmsâu” vào quá trình cách mạng Tư tưởng về nền pháp lý vì con người đã được hình từrất sớm trong quan điểm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

Hiến pháp 1946 đặc biệt chú trọng đến các qui định về nghĩa vụ của công dân,

nghĩa vi hàng đầu là bảo vệ tổ quốc, nghĩa vu di lính Bên cạnh các nghĩa vụ, Hiến

pháp 1916 qui định hàng loạt các quyền của công dân Việt nam như: Quyền bầu cử;quyền tr hữu tài sản; quyền bình đăng về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội; quyền tham gia chính quyền và công việc kiến quốc tùy theo tài đức của mình;quyên tinh dang nam nữ; bình đẳng các dân tộc; quyền tự do ngôn luận, tự do xuấtbản, tự io tổ chức và hội hop; tự do tín ngưỡng, tự do cư trú và di lại trong nước và ranước ngoài; quyền tư hữu tài sản, quyén bat khả xâm phạm chỗ ở, thư tín

Trang 16

Giá trị nhân đạo trong qui chế pháp lý công dân theo Hiến pháp 1946 là hướngtới sự phát triển toàn diện của con người Vì vậy, Hiến pháp không chi đặt nền móngđầu tiên cho việc xây dựng các qui định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà

còn đưa ra những bảo đảm cho việc thực hiện các qui định đó Được xây dựng trên

nguyên tắc đoàn kết các dân tộc, Hiến pháp 1946 thể hiện sự quan tâm của nhà nước

với mọi cá nhân trong xã hội.

Hiến pháp 1946 ra đời trong điều kiện vô cùng khó khăn về tất cả các mặt, trong

đó đặc biệt là nền tài chính suy kiệt song Nhà nước cũng đã cố gắng ghi nhận nhữngbảo đảm về mặt kinh tế cho việc thực hiện qui chế pháp lý công dân Những đảm bảo

về mặt vật chất bao gồm: nhà nước giúp các quốc dân thiểu số về mọi phương diện,giúp đỡ người già, người tàn tật, trẻ em; nền sơ học không phải trả học phí, học trònghèo được chính phủ giúp đỡ Về khía cạnh pháp lý, nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, chế độbau cử, về lao động, giảm tô, về các quyền tự do dân chủ

Hiến pháp 1946 ra đời cũng ghi nhận trách nhiệm của các cơ quan nhà nước nhưNghị viện, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính và cơ quan Tư pháptrong việc dam bảo thực hiện qui chế pháp lý công dân Dé đảm bảo quyển công dân,Hiến pháp qui định bộ máy tư pháp tuân thủ nguyên tắc: Khi xét xử có phụ thẩm tham

gia; quốc dân thiểu số được quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa; xét xử công khai

trừ trường hợp luật định; đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo và cấm tra tan, đánh đập

ngược đãi bị cáo, tội nhân

Có thể nói, những qui định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến

pháp 1946 làm thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, làm nền

tảng cho việc xây dựng qui chế pháp lý công dân trong các hiến pháp sau Đúng như

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc ViệtNam đã có đủ mọi quyên tự do”

b Qui chế pháp lý công dân theo Hiễn pháp 1959

Với chiến thắng Điện Biên phủ và Hiệp nghị Gio ne vo, miền Bắc được hoàn

toàn giải phóng, nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Cách mạng ViệtNam chuyển sang giai đoạn mới với 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc đi lên xây dựng

va cải tạo XHCN, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ Trong tình hình

nhiệm vụ mới, Hiến pháp 1959 đã được ban hành

Hiến pháp 1959 được xây dựng theo mô hình của hiến pháp xã hội chủ nghĩa, tưtưởng này được thể hiện thông qua toàn bộ nội dung của Hiến pháp bao gồm: Chế độchính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tổ chức bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa

Trang 17

nhà nước và công dân Khang định sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946, quichế pháp lý công dân được củng cố mở rộng hơn.

Xuất phát từ bản chất dân chủ, mục tiêu phát triển của Nhà nước là vì con người,nên Hiến pháp 1959 không chỉ kế thừa các quyền tự do dân chủ mà còn ghi nhận thànhtựu của Nhà nước trong việc hoàn thiện qui chế pháp lý công dân Ngoài những quyềnnhư: bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,quyển bất khả xâm phạm thân thể, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, tự do cư trú đilại Hiến pháp 1959 còn qui định thêm những quyền mới, sửa đổi một số quyền cơ

bản của công dân và tăng cường những bảo đảm cho việc thực hiện qui chế pháp lý

công dân.

Về lĩnh vực kinh tế - xã hội, một trong những quyền quan trọng nhất của qui chế

pháp lý công dân thời kỳ này là ghi nhận quyền lao động Xuất phát từ vai trò của laođộng trong tiến trình phát triển của xã hội, lao động không chỉ là nhân tố quan trọngcho sự phát triển của đất nước mà còn góp phần trực tiếp nâng cao đời sống mỗi cánhân, do đó cần xem lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân Cùngvới quyền làm việc, công dân có quyền được nghỉ ngơi, an dưỡng, Nhà nước qui địnhthời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi cho công dân và bảo đảm cho họ được thực hiệnquyền đó

Trong lĩnh vực chính trị, một bổ sung quan trong của qui chế pháp lý công dân

theo Hiến pháp 1959 là qui định quyền khiếu nại, tổ cáo Công dân có quyền khiếu

nại, tố các bất cứ hành vi trái pháp luật của các nhân viên nhà nước, cơ quan nhà nước;

những khiếu nại tố cáo của công dân phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng,người bị thiệt hại được bồi thường Ngoài ra, Hiến pháp 1959 còn bổ sung thêm quyềnnghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuat va tiến hành các hoạt động văn hóakhác Nh¿ nước không chỉ ghi nhận quyền học tập mà còn có trách nhiệm trong việcđảm bảo quyền học tập của công dân: công dân có quyền học tập, nhà nước thực hiệnchế độ giáo dục cưỡng bách, đa dạng hóa các hình thức giáo dục

Khaag định bản chất nhân dao của Nhà nước, qui chế pháp lý công dân theoHiến pháp 1959 không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước với công dân Việt Nam

- người co quốc tịch Việt nam, mà còn quan tâm đến quyền lợi của người nước ngoàidau tranh vì chính nghĩa và bảo hộ “quyền lợi chính đáng của Việt kiều”

Sự n đời của Hiến pháp 1959 đã khang định qui chế pháp lý công dân được ghinhận có sy kế thừa và phát triển quan trọng so với Hiến pháp 1946 Khang định banchất nhà rước dân chủ và tính nhân đạo trong xây dựng mối quan hệ nhà nước và côngdân, Hiến pháp 1959 đã kế thừa nhiều quyền cơ bản của công dân trên các lĩnh vực,

Trang 18

đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều qui định mới, điều này không chi phản ánh sự pháttriển một giai đoạn cách mạng mới, mà còn thể hiện sự phát triển trong tư duy nhậnthức về đảm bảo quyền con người và việc hoàn thiện qui chế pháp lý công dân trong

lịch sử lập pháp Việt Nam.

c Qui chế pháp lý công dân theo Hién pháp 1980

Sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử, miền Nam được hoàn

toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, cả nước cùng di lên xây

dựng CNXH Hiến pháp 1980 ra đời, qui chế pháp lý công dân đã có bước phát triển

mới trong điều kiện đất nước hòa bình cùng đi lên CNXH Hiến pháp 1980 trước khiqui định nội dung của các quyền và nghĩa vụ, đã đưa ra định nghĩa công dân, theoĐiều 53: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịchViệt Nam” Nếu như qui định này chưa được ghi nhận trong 2 hiến pháp trước thì đãđược Hiến pháp 1980 chính thức hóa bằng một điều khoản Quốc tịch là mối quan hệpháp lý đặc biệt, én định lâu dài giữa một cá nhân với một chính quyền nhà nước nhấtđịnh, làm tiền đề, cơ sở pháp lý duy nhất xác định địa vị pháp lý công dân Sự bổ sungnày không chỉ khăng định sự quan tâm của Nhà nước trong việc hoàn thiện qui chếpháp lý công dân mà còn làm tiền đề cho sự ra đời của Luật Quốc tịch Việt Nam vào

năm 1988.

Với Hiến pháp 1980, việc ghi nhận qui chế pháp lý công dân trước hết là sự kế

thừa các quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong 2 hiến pháp trước, đồng

thời bd sung các quyền mới, mở rộng hoặc sửa đổi các quyền đã ghi nhận So với Hiếnpháp 1959, Hiến pháp 1980 đã qui định thêm một số quyền và nghĩa vụ mới của côngdân như quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước và xã hội, quyền học tập,khám chữa bệnh không phải trả tiền, công dân có quyền có nhà ở Bên cạnh bổ sungcác quyền mới, Hiến pháp 1980 cũng xác định thêm các nghĩa vụ mới: nghĩa vụ trung

thành với tổ quốc, ngoài nghĩa vụ quân sự, công dân phải có nghĩa vụ xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, ngoài nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động,

qui tắc sinh hoạt công cộng, công dân còn phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, ngoài nghĩa vụ đóng thuế, công dân phải tham gia lao độngcông ích Sự bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là minhchứng cho sự hoàn thiện quan trọng về qui chế pháp lý công dân theo Hiến pháp 1980,nhằm đảm bảo xu hướng mở rộng dân chủ Hiến pháp 1980 đã tạo ra căn cứ pháp lý

quan trọng để mỗi người dân thể hiện vai trò làm chủ của mình trong đời sông xã hội

Có thể nói, toàn bộ nội dung của Hiến pháp 1980 thể chế hóa sâu sắc cơ chế

kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Quan điểm này cũng thé hiện trong việc xây dựng

Trang 19

chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Do đó, trong quá trình thực hiện quichế pháp lý công dân, những qui định “duy ý chí” trong chế định này đã bộc lộ nhữnghạn chế nhất định Theo Hiến pháp 1980: Nhà nước thực hiện chế độ học tập khôngphải trả tiền và chính sách cấp học bổng; công dân có quyền bảo vệ sức khỏe; nhànước thực hiện chế độ khám và chữa bệnh không phải trả tiền; công dân có quyền cónhà ở Đây thực sự là những quyền quan trọng, nhằm nâng cao đời sống của ngườilao động nói chung, song trong thực tế nền kinh tế Việt Nam vừa bước qua chiếntranh, còn rất nhiều khó khăn, nên việc đảm bảo thực hiện các quyền trên là điềukhông thể Có thể nói trong thời kỳ thực hiện Hiến pháp 1980, các qui định thiếu tínhkhả thi ít nhiều gây hậu quả tiêu cực trong xã hội Những qui định đó thực sự khôngcòn phù hợp với bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Thiếutính hiện thực trong việc xây dựng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã phầnnào làm ảnh hưởng đến hiệu lực thực tế của Hiến pháp 1980 Những qui định mangtính hình thức, thực chất đã làm mắt lòng tin của người dân vào Nhà nước, pháp luật,

từ đó ảnh hưởng xấu đến ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng Đây được xem làhạn chế lớn của Hiến pháp 1980 khi xây dựng qui chế pháp lý công dân, đồng đặt rayêu cầu khi xây dựng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp mới

- Hiến pháp 1992

d Qui chế pháp lý công dân theo Hiễn pháp 1992

Hiến pháp 1992 ra đời là hệ quả của công cuộc đổi mới toàn diện, mặc dù không

có sự thay đổi về số lượng chương và điều, nhưng các chế định của Hiến pháp đã có

sự thay đổi sâu sắc về “chất”, phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN.

Sự phat triển của quy chế pháp ly của công dân Việt Nam diễn ra theo hai hướng:Một mặt, nó được củng cố, làm phong phú thêm nội dung và những biện pháp đảm bảo

hiện thực hoá các quyền, tự do dân chủ của công dân đã được pháp luật ghi nhận; mi

khác, trong các văn bản pháp luật mà đặc biệt là trong Hiến pháp tiếp tục ghi nhận, bổsung thêm các quyên, tự do mới cho công dân

Lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp 1992 đã công khai ghi nhậnnguyên tắc tôn trọng quyền con người - một nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xâydựng qui chế pháp lý công dân Xuất phát từ bản chất nhà nước Cộng hòa XHCN ViệtNam, nên từ khi thành lập cho đến nay Nhà nước ta luôn tôn trọng các quyền conngười, coi đó là nguyên tắc nền tang trong cả xây dựng và thực hiện pháp luật Sự bổ

sung Điều 50 của Hién pháp 1992 đã “đưa chế định quyền công dân của hiến pháp này

lên ngang bằng với hiến pháp của nhiều nước” và điều này “hoàn toàn không đối lập,

Trang 20

mâu thuẫn với các quyền cơ bản của công dân Bởi lẽ, qui chế pháp lý công dân luônđược các hiến pháp Việt Nam ghi nhận, củng cố, mở rộng và nâng cao”.

Hiến pháp 1992 đã bd sung một số quyền cơ bản của công dân như: quyền tự dokinh doanh theo qui định của pháp luật, quyền được thông tin Hiến pháp 1992

không chỉ bổ sung các quyền mới của công dân mà còn mở rộng các quyền đã được

ghi nhận trong Hiến pháp 1980 cho phù hợp với tình hình mới Bên cạnh bổ sung, mởrộng các quyền cơ bản của công dân, Hiến pháp 1992 còn sửa đồi một số quyền cơ bảncủa công dân nhằm đảm bảo tính thống nhất trong chế định này

Về nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 1992 kế thừa các qui định củacác hiến pháp trước đây, đồng thời bổ sung và hoàn thiện một bước Theo Hiến pháp

1992, công dân có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng nềnquốc phòng toàn dân; công dân phải tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi

ích công cộng, tuân theo pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ

gin bí mật quốc gia; công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích Bên cạnhviệc bảo hộ quyển lợi chính đáng của người Việt Nam tại nước ngoài, Hiến pháp 1992

bổ sung một điều mới dành cho người nước ngoài Theo đó Nhà nước có trách nhiệm “bảo hộ tính mang, tài sản và các quyền lợi chính đáng” của người nước ngoài cư trú tạiViệt nam, đồng thời Nhà nước qui định họ phải có trách nhiệm “ tuân theo Hiến pháp

và pháp luật Việt Nam”.

Nhìn nhận một cách khách quan có thé nói qui chế pháp lý công dân trong Hiến

pháp 1992 thể hiện tính hiện thực sâu sắc Nguyên tắc tính hiện thực đòi hỏi các quyền

và nghĩa vụ ghi trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu

thực tiễn của đời sống xã hội và mang tính khả thi Nếu các quyền và nghĩa vụ đượcghi trong Hiến pháp không thực hiện được trong thực tiễn thì chúng không những

không phát huy tác dụng mà còn ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm lòng tin của người dân

vào nhà nước, pháp luật Khắc phục hạn chế của Hiến pháp 1980, qui chế pháp lý côngdân Hiến pháp 1992 bảo đảm tính hiện thực của quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân bằng nhiều qui định mới phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước như:quyền xây dựng nhà ở, quyền học tập, quyền khám chữa bệnh Đồng thời ghi nhậnmột hệ thống các bảo đảm cho việc thực hiện qui chế pháp lý công dân bao gồm: bảo

đảm về chính trị, tổ chức, kinh tế và pháp lý

4 Qui chế pháp lí của công dân Việt Nam trong lĩnh vực chính trị

a Các quy định pháp luật về quyên tham gia quản lí nhà nước và xã hội của

công dán.

Trang 21

Sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng 8/1945

đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và con người Việt nam Kể từ đâyViệt Nam đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyên Nhân dân Việt Nam có quyềnđược hưởng các quyền con người như nhân dân các quốc gia khác Hiến pháp 1946 đãtrịnh trong tuyên bố: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyềnbính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gáitrai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Như vậy, vai trò chủ thể quyền lực nhà nước củanhân dân Việt nam đã được thừa nhận trong đạo luật cơ bản, đầu tiên của Nhà nướcViệt Nam Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam, Nhànước thừa nhận “Tất cả công dân Việt nam đều ngang quyền về mọi phương diện:chính trị, kinh tế, văn hóa” và “ Tất cả công dân Việt Nam đều bình đăng trước phápluật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức

hạnh của mình”.

Hiến pháp 1992 và các văn ban pháp luật kèm theo đã kế thừa những ưu điểm vakhắc phục những hạn chế ké cả về kỹ thuật lập pháp của các văn bản pháp luật trứoc

đó, đáp ứng yêu cầu sự phát triển kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa Điều

53 qui định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảoluận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước,biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” Quyền tham gia quản lý nhà nước

và xã hội của công dân được thể hiện dưới 2 hình thức:trực tiếp và gián tiếp

- Hình thức trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội gồm các hoạt động:

~ Biểu quyết khi nhà nước tô chức trưng cầu dân ý Trưng cầu dân ý về bản chất

là nhân dân có quyền trực tiếp tham gia quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọngcủa dat nước liên quan đến lợi ích công dân, xã hội mà không phải thông qua bat cứ cơquan, tổ chức hoặc cá nhân nào Ý chí của nhân dân phải được nhà nước tôn trọng vàquyết định của nhân dân là quyết định cuối cùng, quyết định chung thâm Nhà nướcthay mặt nhân dân ban hành quyết định về vấn đề này trên cơ sở ý chí, nguyện vọngcủa nhân dân Trưng cầu dân ý là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phù hợp với bảnchất phân dân của nhà nước Tuy nhiên, ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay thìđây là vẫn đề chưa có tiền lệ

~ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Dân chủ xã hội là vẫn đề luôn được Đảng

và nha nước quan tâm, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trần 2007 đã quyđịnh rhững nội dung cụ thể chính quyền phải công khai để nhân dân biết: những nộidung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi

cơ quan có thâm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát Trách nhiệm

Trang 22

của chính quyền cấp xã về việc tổ chức thực hiện những nội dung trên; những hình

thức thực hiện

+ Thực hiện quyên bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dan Theo quy

định pháp luật, công dân không chỉ có quyền bầu ra các đại biểu Quốc hội, Hội đồngnhân dân các cấp, mà còn có quyền giám sát hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhândân, các đại biểu do nhân dân bau ra và bãi nhiệm đại biểu nếu đại biểu không cònxứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân Vì vậy, bãi nhiệm đại biểu là hình thức trựctiếp giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, là biểu hiện của

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Hình thức gián tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội Ngoài hình thức trựctiếp, công dân còn gián tiếp thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của

mình thông qua người trung gian, cấp trung gian, khâu trung gian Đây là hình thức

tham gia phong phú, đa dạng va phổ biến nhất của công dân hiện nay Hình thức này

được thé hiện thông qua việc thực hiện các quyền công dân như quyền bau cử, ứng cửngười đại điện của mình vào cơ quan nhà nước Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định:

“Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân”.Quốc hội và Hội đồng nhân dân được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước, thaymặt nhân dân quyết định những vấn dé cơ bản quan trọng của nhà nước và ở dia

phương như bầu ra các chức danh trong bộ máy nhà nước, giám sát hoạt động các cơ

quan nhà nước

Các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trước khi ban hành nói

chung đều được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau Đóchính là quyền tham gia thảo luận các van dé chung của cả nước và địa phương, kiếnnghị với các cơ quan nhà nước Phải chăng đó là hình thức phản biện xã hội mà rấtnhiều nhà khoa học và nhân dân hiện nay quan tâm Nếu chúng ta làm tốt và có hiệuqủa vấn đề này chắc chắn sẽ hạn chế tối đa những sai lầm, chủ quan, duy ý chí màchúng ta đã mắc phải thời gian qua

Tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức,

viên chức nhà nước khi thực thi nhiệm vụ quyền hạn của mình là quyền công dân đượcthể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thực hiện quyền khiếu nại, tổ cáo vềnhững việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,

đơn vị vù trang hoặc bất cứ cá nhân nào; tham gia Ban thanh tra nhân dân theo quy

định của luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kiểm tra giám sát hoạt động các cơ quannhà nước với tư cách là người đại biểu của nhân dân (quyền chất van, yêu cầu, kiến

nghi ).

Trang 23

b Các quy định pháp luật vê quyền bau cử, tng cử của công dân.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (hay xuất phát từ nhân dân) chỉ có thể làhiện thực khi nhân dân có quyền tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước vàkiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Nhà nước

Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được ghi nhận trong các bản Hiến pháp

1959, 1980, 1992 và cụ thể hóa trong các Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng

nhân dân các cấp Qui chế pháp ly về quyền bầu cử, ứng cử của công dân mỗi giai

đoạn có khác nhau nhưng về cơ bản đều thé hiện:

- Cơ quan đại diện của nhân dân và đồng thời là cơ quan quyền lực Nhà nướcđều do cử tri trực tiếp bầu ra theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trựctiếp và bỏ phiếu kín

- Quyền bầu cử, ứng cử thuộc về các công dân Việt Nam mà không có sự phânbiệt về giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ

- Bầu cử, ứng cử không chỉ được nhà nước thừa nhận là quyền cơ bản của công

dân (ghi nhận trong đạo luật cơ bản của nhà nước) mà còn được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Tính chất đại diện của Quốc hội, Hội đồng nhân dân được thể hiện ở cơ sởhình thành, cơ cấu thành phần đại biểu, hiệu quả hoạt động, chế độ trách nhiệm trước

cử tri của người đại biểu Ki họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của cơ quan

đại diện phải công khai (trừ trường hợp đặc biệt) và có sự tham gia giám sát của nhân

dân.

- Các văn bản pháp luật liên quan đến bầu cử như Hiến pháp, Luật bầu cử, Nghị

quyết về qui trình hiệp thương ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân được

đảm bảo tính thống nhất nhằm hạn chế tối đa sự vi phạm quyền công dân về bầu cử doqui định pháp luật không thống nhất Dân chủ trong việc thực hiện quyền bầu cử, ứng

cử của công dân ngày càng được mở rộng Bước đâu thé hiện chủ trương về thực hiện

phản biện xã hội trong bầu cử, pháp luật đã đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam trong bau cử thông qua quyền hiệp thương để lập danh sách chính thức người

ứng cử.

c Các quy định pháp luật về quyên khiến nại, tổ cáo của công dân

Công dân với tư cách là thành viên của cộng đồng xã hội đều có quyền tham

gia vào việc hình thành bộ máy Nhà nước, đều bình đăng trước pháp luật nên được tạokhả năng trực tiếp đảm nhiệm mọi chức vụ, địa vị, công vụ theo năng lực và không cóbất kì sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người Luật pháp phải

là sự biểu thị ý chí chung Luật pháp phải là như nhau đối với mọi người, khi bảo hộ

Trang 24

cũng như khi trừng phạt Quyền công dân được nhà nước tôn trọng, thừa nhận và camkết bảo đảm thực hiện Khi có sai phạm từ phía công chức, viên chức nhà nước liênquan đền việc thực hiện quyền công dân về nguyên tắc công dân được quyền yêu cầunhà nước phải xử lí nghiêm minh- đó cũng là trách nhiệm của nhà nước Về vấn dé

này, Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 khang định: “Mọi người đều có quyền

khiếu nại có kết quả tới các cơ quan pháp lí quốc gia có thâm quyền, chống lại cáchành vi vi phạm các quyền căn ban mà hiến pháp và pháp luật đã thừa nhận” (Điều 8).Quyển khiếu nại, tổ cáo là một trong những đặc trưng của chế độ dân chủ nhândân Công dân sử dụng quyền này như một biện pháp để tham gia xây dựng chínhquyên, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ngược lại, việc giải quyếtkịp thời, khách quan các khiếu nại tố cáo là một phương thức hữu hiệu để cơ quan nhànước, công chức viên chức nhà nước thực thi quyền lực nhà nước vì mục tiêu đảm bảo

tự do dân chủ cho nhân dân Các quy định pháp luật về quyền khiếu nại tố cáo của

công dân bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

- Khiếu nại tố cáo là quyền cơ bản của công dân Việt nam Chủ thể của quyềnkhiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức Chủ thể của quyền tố cáo

là công dân Moi chủ thể đều bình đăng trong việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo

- Đối tượng bị khiếu nại tố cáo ngày càng được mở rộng Hiến pháp 1992 quyđịnh: “Công dân có quyên khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thâm quyền về

những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,

đơn vi vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào” Luật khiếu nại, tổ cáo đã cụ thé

hóa đối tượng bị khiếu nại, tố cáo Người bị khiếu nại ở đây bao gồm co quan, tổ chức,

cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.Người bị tô cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo (Điều 2)

- Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhà nước Trong thể chế nhà nướcdân chủ nhân dân thì mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong xã hội là bình đăng

về mặt pháp lí Khi nhà nước thừa nhận khiếu nại, tố cáo là quyền công dân điều đóđồng nghĩa với việc nhà nước phải đảm bảo cho công dân thực hiện quyền đó trênthực tế thông qua cơ chế chính sách Vấn đề này đã được đề cập đến trong mỗi bảnhién pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật

Cùng với sự phát triển của nhà nước, quyền công dân trong lĩnh vực chính trị

được sửa đối theo hướng mở rộng quyền công dân và dé cao trách nhiệm nhà nướctrong việc bảo đảm thực hiện quyền công dân Với xu hướng đó, qui chế pháp lí côngdân trong lĩnh vực chính trị không ngừng được hoàn thiện cả về mặt pháp lí và thựctiễn Điều đó càng khang định mục tiêu và chân lí mà Đảng, nhà nước và nhân dân

Trang 25

Việt nam kiên trì phan đầu thực hiện theo Tuyên ngôn độc lập 1945 của Nhà nướcViệtNam '*Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước

tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng.tínhmạng và của cải để giũ vững quyền tự do độc lập ấy”

5 Qui chế pháp lý công dân Việt Nam trong lĩnh vực dân sự

Các quyền dân sự của công dân Việt Nam được ghi nhận trong các Hiến pháp,

các văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên, do hoàn cảnh

đất nước nên mỗi giai đoạn lịch sử thì pháp luật qui định phạm vi quyền dân sự của

cá nhân không giống nhau và cơ chế thực hiện và bảo vệ các quyền đó cũng khác

nhau.

Trước ngày miền Nam giải phóng, nhiệm vụ chính của nhân dân miền Bắc là tậptrung sức người, sức của để chỉ viện cho đồng bào miền Nam, đấu tranh giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước, vì vậy trong thời gian này, các giao lưu dân sự déphuc vu nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như mua bán lương thực, thực phẩm và nhuyếu phẩm cần thiết khác, Nhà nước phân phối theo chỉ tiêu Thời kỳ này các quan hệdân sự chủ yếu mang tính hành chính, cho nên tranh chấp dân sự hầu như không xảy

ra Tuy nhiên, trong giao lưu dân sự có các giao dịch như mua bán nhà ở, đất đai, chovay thóc gạo Nếu có tranh chấp về những hợp đồng này thì việc giải quyết bangbiện pháp hoà giải ở hợp tác xã Đối với những tranh chấp dân sự không hoà giải đượcthì giải quyết tại Toà án

Năm 1980 Nhà nước ban hành Hiến pháp mới, qui định đất đai và các tư liệu sảnxuất chủ yếu của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân Công dan có quyền sở hữu về nha

ở, thu nhập hợp pháp của cải để dành và có quyền để lại thừa kế các tài sản đó Thời

kỳ này, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất, cho nên cá nhân,

hộ gia đình không có đất để canh tác, vì vậy các giao lưu dân sự về đất đai bị cắm.Mặt khác, do chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam là đưa cá nhân, hộ giađình làm ăn riêng lẻ vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, vì vậy tài sản của hộ gia đìnhchủ yếu là tư liệu tiêu dùng Cho nên các giao dịch dân sự thời kỳ này chủ yếu giảiquyết những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cá nhân, gia đình

Trong suốt thời kỳ bao cấp các quyền dân sự của cá nhân chưa được bảo hộ một

cách toàn diện Phạm vi tài sản của cá nhân có quyền sở hữu bị hạn chế, đa các quyềnnhân thân của cá nhân chưa được điều chỉnh trực tiếp trong các văn bản pháp luật, vìthế khi có hành vi xâm phạm, cá nhân khởi kiện đến toà án thì cũng không có căn cứ

để giải quyết

Trang 26

Thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối phát triển kinh tế đấtnước theo hướng xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướngXHCN Nền kinh tế của nước ta phát triển dựa trên các quan hệ sở hữu toàn dân, sởhữu tập thể và sở hữu tư nhân Nhà nước coi hình thức sở hữu tư nhân là cần thiếttrong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH Dé tao đà cho các giao lưu dân sự phát triển,Nhà nước ban hành hệ thống pháp lệnh về dân sự, trong đó có Pháp lệnh Thừa kế

ngày 1990, Pháp lệnh sở hữu công nghiệp 1989, Pháp lệnh nhà ở 1991 Pháp lệnh hợp

đồng dân sự 1991 Day là các văn bản pháp luật thể hiện đường lối kinh tế thịtrường định hướng XHCN đầu tiên của Nhà nước ta Cũng từ đây các quyền dân sự

của cá nhân ngày càng duoc Nhà nước quan tâm và bảo hộ.

Hiến pháp 1992 đựơc ban hành, quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản của

cá nhân được mở rộng Đặc biệt sở hữu tư nhân đã được Hiến pháp bảo hộ Điểm độtphá liên quan đến tài sản của cá nhân, hộ gia đình mà Hiến pháp mới đã điều chỉnhphù hợp với cơ chế thị trường đó là các quyền của người sử dụng đất Đối với ngườinông dân, quyền sử dụng đất là quyền tài sản quan trọng vì đất đai là tư liệu sản xuấtchủ yếu của người nông dân Khi Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiệncác quyên khai thác, sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì họ sẽ đầu tư tiềntài sản, công sức lao động để khai thác tài nguyên đất đai Nếu không còn nhu cầu sửdụng cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển nhượng, cho tặng, để lại thừa kế Vì thế

họ an tâm lao động sản xuất trên manh đất của mình được Nhà nước giao hoặc đượcchuyển nhượng.

Sau khi ban hành Hiến pháp 1992, nhiều đạo luật được sửa đổi, bé sung và xâydựng mới, trong đó có Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 đã thể hiện đường lỗi pháttriển kirh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới Trong Bộ luật Dân sự,hình thức sở hữu toàn dân được xây dựng làm nền tảng quan trọng của các quan hệdân sự 36 luật Dân sự tạo hành lang pháp lý cho sở hữu tập thể phát triển, qui định cụthể các quyền của thành viên tập thể, cho phép thành viên chuyển dịch vốn và tài sảnmột các hợp lý Cùng tồn tại với các hình thức sở hữu trên là sở hữu tư nhân, phápluật bac hộ và điều chỉnh các quan hệ sở hữu tư nhân phù hợp đường lối phát triểnkinh tế của Đảng và Nhà nước, khuyến khích các chủ thể sử dụng tài sản của Nhànước, tậo thể và của tư nhân một cách có hiệu quả

Trong các quyền tài sản của các nhân, quyền sử dụng đất đóng vai trò quan trọngnhất, làtài sản lớn nhât của đa số các hộ nông dân Nhà nước đã cho phép cá nhân, hộgia đình thực hiện các quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, để lại

Trang 27

thừa k:é quyền sử dụng đất Quyền sử đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá có giátrị kinh tế đặc biệt quan trọng của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác Khi đấtđai có giá trị, thì việc tranh chấp về quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng, do vậy khicác quyền này bị xâm phạm, thì cho phép chủ sử dụng đất có quyền khởi kiện đến toà

án yêu cầu bảo vệ

Quyển sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được qui định trong Luật đất dai

1993, tuy nhiên Luật đất đai chưa điều chỉnh điều kiện, hình thức, thủ tục, nhất làquyền, nghĩa vụ của của các bên khi thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sửdụng đất, làm cho cá nhân, hộ gia đình thiếu căn cứ pháp lý để thực hiên các quyền

đó Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình là quyền dân sự, quyên tham gia cácgiao dịch như cho thuê, cho tặng Do vậy, Bộ luật dân sự đã cụ thể hoá nội dungquyền sử dụng đất và trình tự thủ tục thực hiện các giao dịch về đất đai đã tạo điềukiện cho người nông dân đầu tư khai thác diên tích đất được Nhà nước giao để pháttriển kinh tế, làm giàu cho gia đình và cho xã hội Bộ luật dân sự 1995 đã điều chỉnhcác quyền của người sử dụng đất một cách toàn diện, nhăm tạo điều kiện cho người sửdụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình Mặt khác, các qui định trong Bộluật dân sự là cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ đất đai.Ngoài quyền sử dung đất và các quyền sở hữu về tài san, quyền tham gia các giao

dịch dân sự của cá nhân được Nhà nước bảo hộ Nhà nước cho phép cá nhân tham gia

các giao địch dân sự, thương mại và các giao dịch khác, tạo cơ chế bảo vệ quyền và lợicủa các chủ thể trong các giao dịch đó theo nguyên tắc người nào có lỗi mà gây thiêt thìphải bồi thường mà không phân biệt người gây thiệt hại là cá nhân, pháp nhân hay cơ

quan nhà nứơc.

Trong thời kỳ đổi mới, các quyên tài sản của cá nhân được Nhà nước quan tâmbảo hộ, tạo mọi điều kiện cho chủ sở hữu tự do khai thác tài sản của mình để đáp ứngnhu cầu sản, xuất kinh doanh Bên cạnh quyền tài sản, các quyền nhân thân của cá nhân

đã được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ trong Bộ luật dân sự 1995 Tuy nhiên, quyềnnhân thân là một lĩnh vực phức tạp bao gồm tất cả các quyền liên quan đến con ngườinhu quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, quyên nhập quốc tịch,thôi quốc tịch, quyền học tập, quyền danh dự, nhân phẩm, quyền chăm sóc sức khoẻ Các quyền trên là quyền nhân thân quan trong của cá nhân trong xã hội dân sự.Tuy nhiên, đây là lĩnh vu mới, lần đầu tiên duoc điều chỉnh bằng pháp luât dân sự, vithế bước đầu Nhà nước đã thận trọng điều chính những quyền nhân thân của cá nhân

phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta để đảm bảo tính khả thi của các quyền đó Vì

Trang 28

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bí mật đời tư; Quyềnđảm bảo an toàn về chỗ ở; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do kinh doanh; Quyền

tự do sáng tạo; và một sé quyén về hôn nhân gia đình Các quyên nhân hân khi bị xâmphạm, cho phép người bị vi phậm có quyền khởi kiện đến toà án Người có hành vi xâmphậm phải khắc phục hậu quả gây ra và phải bồi thiệt hại về tinh thần cho người bị viphạm Tuy thuộc vào tinh chất, múc độ vi phạm, toà án sẽ ấn định mức bồi thường phùhợp Trường hợp, hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng của cá nhân, thìnhững người thân thích có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Đây là qui định mớitrong Bộ luật dân sự nhăm khắc phục một phần tốn hại về tinh thần cho những ngườithân thích thuộc hàng thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Các qui định trên về quyền nhân thân là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho cá nhânthực hiện và bảo vệ quyền dân sự của mình, đồng thời là căn cứ pháp lý để cơ quan nhànước có thâm quyên giải quyết tranh chấp về quyền nhân thân Ngoài các quyền nhân

thân của cá nhân đựơc qui định trong Bộ luật dân sự, các ngành luật khác cúng qui định

phù hợp với đối tượng điều chỉnh cua ngành luật đó

Có thể nói, các quyền dân sự của cá nhân là công dan Viêt Nam được Nhà nướcbảo hộ tương đối day đủ Thể hiên qua nội dung của Bộ luật dân sự 1995 gồm 838 điềuqui định về các quyền tài sản và quyền nhân thân của cá nhân Những nội dung này, Bộluật dân sự của các nước khác cũng điều chỉnh Điều đó chứng tỏ Bộ luật dân sự củaViệt Nam tương thích với luật dân sự của các nước trong khu vực và trên thế gidi

Pháp luật của nước ta về các quyền dân sự rất hoàn thiện, tuy nhiên cơ chế thựcthi và bảo vệ các quyền này chưa hiệu quả thể hiện qua một số vấn đề cơ bản sau đây:Thứ nhát, Bộ luật dân sự qui định về các quyền dân sự có tính nguyên tắc, vì thếcần có hệ thông văn bản hướng dẫn đầy đủ Tuy nhiên, hiện nay văn bản hướng dẫn cònthiếu, cho nên khi xảy ra tranh chấp về các quyền dân sự thiếu qui chuẩn pháp lý để ápdụng Vi thế cùng một vụ việc dân sự tương tự nhau, toà án các dia phương, các cấp

giải quyết khác nhau Hoặc một vụ kiện kéo dài quá thời hạn luật qui định nhưng không

giải quyết triệt để, dẫn đến việc đương sự kiện tụng qua nhiều cấp, thậm chí vượt cấp,gây mat ôn định xã hội

Thứ hai, việc thực thị pháp luật dân sự của cơ quan nhà nước có thấm quyềnkhông nghiêm, nên không đảm bao được quyên lợi của người bị xâm phạm Thôngthường các cơ quan nhà nước coi các tranh chấp dân sự là của cá nhân, không xâmphạm lợi ích của Nhà nước, của xã hội, cho nên để cho các bên tranh chấp tư giải quyết

Cơ quan nhà nước có thâm quyền chỉ tham gia khi có đơn khởi kiện của đương sự.Trường hợp các bên tự giải quyết không hiệu quả mà có yêu cầu sự hộ trợ của Uỷ ban

Trang 29

nhân dân cơ sở hoặc của Công an, thì các cơ quan này không tự giác tham gia mặc dù

pháp luật qui định phải tham gia, nhưng chỉ khi nào sự việc gây mất rat tự xã hội thì các

cơ quan này mới can thiệp.

Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của bộ phận nhân dân chưa cao, nhưng Nhànước không đưa ra chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để người vi phạm phải tự giác thực

hiện nghĩa vụ dân sự của mình.

Khi có hành vi phạm quyền dân sự của cá nhân, tổ chức, người vi phạm không tựgiác khắc phục hậu quả Thậm chí còn cố tình thách thức dư luận xã hội, nhưng hành vi

đó không có chế tài xử lý, cho nên người vi phạm coi thường pháp luật, còn người bị viphạm phải chịu thiệt hai mà không có thể khắc phục được

Bộ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, quan hệ hôn nhân giađỉnh, quan hệ lao động Đây là các quyền cơ bản của công dân trong các lĩnh vực trên

Bộ luật Dân sự đã điều chỉnh các quan hệ dân sự trong kinh tế thị trường, góp phần ổnđịnh và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Tuy nhiên, quá trình áp dụng để bảo vệquyền lợi của cá nhân và các chủ thể khác còn thể hiện những bất cập và hạn chế cầnđược khắc phục và tiếp tục hoàn thiện để phát huy tác dụng hơn nữa trong thời gian tới.Mặt khác, kinh tế thị trường phát triển, các giao lưu dân sự đa dạng, phức tạp, xuất hiệnnhiều quan hệ dân sự mới, cho nên Bộ luật Dân sự cần đảm bảo cho các giao lưu dân sự

phát triển ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, góp phan hạn chế tranh

chấp, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân

Để thực hiện mục tiêu đó, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cần phải được mở

rộng, các chế tài dân sự cần nghiêm khắc và có tính khả thi, Bộ luật Dân sự phải là nềntang để xây dựng một số luật khác có liên quan Vì những lý do trên, việc sửa đổi, bdsung Bộ luật Dân sự 2005 là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hộicủa nước ta hiện nay và lâu dài, đảm bảo các quyền dân sự của cá nhân được thực thi và

duoc bảo vệ đúng pháp luật.

6 Qui chế pháp lí của công dân Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế

Quyền công dân trong lĩnh vực kinh tế- xã hội là một nội dung quan trọng trongqui chế pháp lí của công dân Việt Nam, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp ViệtNam Thực hiên tốt các quyền này sẽ tao nên tảng vật chất cho việc thực hiện cácquyền công dân nói chung

Mục đích của các cuộc cách mạng dân chủ, tiến bộ trên thế giới là giải phóngcon người và mang lại cho họ cuộc sống vat chất và tinh thần đầy đủ nhất Một xã hộidân chủ,văn minh, một nhà nước tiễn bộ, phát triển trước hết phải là một xã hội mà ở

đó con người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc Về mặt pháp lí cho dù họ sống

Trang 30

một mình hay tập thể đều có quyền sở hữu và không có thể bị tước đoạt quyền sở hữucủa mình một cách tùy tiện Vì vậy quyền sở hữu của công dân phải được nhà nướctôn trọng, thừa nhận băng pháp luật.

Trước hết, việc xác định lại các nguyên tac làm cơ sở, tư tưởng chỉ đạo cho việc

xác lập mỗi quan hệ pháp lí giữa Nha nước và cá nhân trong xã hội là cần thiết, bảo

đảm thực hiện hai yếu tố tính chủ quan và khách quan của pháp luật Ngoài nhữngnguyên tắc mang tính kế thừa các bản hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1992 bổ sungđiều 50: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chínhtrị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân vàđược qui định trong Hiến pháp và luật”

a Các quy định pháp luật về quyên và nghĩa vụ lao động của công dân

Hiến pháp tiếp tục khang định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân điều

đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà nước và xã hội về vấn đề lao động, việc làmcũng như vai trò, tác dụng của lao động trong xã hội Tuy nhiên qui định của hiếnpháp về quyền lao động được sửa đổi Nếu như hiến pháp 1980 qui định công dân cóquyền có việc làm thì hiến pháp 1992 sửa đổi theo hướng dé cao trách nhiệm công dânđối với việc làm của bản thân Lao động vẫn được thừa nhận là quyền của công dân cónghĩa là công dân được tạo khả năng tham gia lao động Mọi công dân đều có cơ hộinhư nhau, bình đăng trong lao động Khi tham gia vào quá trình lao động, mọi côngdân đều được hưởng chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội

Lao động là quyền của công dân nhưng không đồng nghĩa với quyền có việc làm

Quyền lao động chỉ là khả năng mà nhà nước tạo cơ hội cho công dân Còn khả năngnăm bát cơ hội phụ thuộc vào năng lực, trình độ, trí tiễn thủ của mỗi người Còn quyền

có việc làm của công dân không còn là khả năng nữa mà đã xác định rõ trách nhiệm

nhà nước trong việc bảo đảm việc làm cho người lao động Hiến pháp 1992 qui định:

“ Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”(điều 5‘) Với bản chất là nhà nước của nhân dân, nhà nước có trách nhiệm đối vớiviệc làm của người lao động nhưng thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách để tạoviệc làm cho người lao động Điều này rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của nhànước véi nhân dân Khi nhân dân đã tin tưởng trao quyền lực của mình cho nhà nước

thì nhà ước phải có trách nhiệm với nhân dân Tuy nhiên tôn trọng nhân dân không

có nghĩ: là sẽ tạo ra sự trông chờ, y lại của nhân dân vào nhà nước vì như vậy vô tình

đã làm mắt đi tính chủ động sang tạo của nhân dân

Chi trương đổi mới kinh tế được thể hiện trong các nghị quyết Dai hội Dangtoàn quàc lần VI, VII và cụ thể hóa trong Hiến pháp 1992 là một trong những chính

Trang 31

sách, biện pháp thể hiện trách nhiệm nhà nước trong việc tạo việc làm cho người laođộng Cơ chế kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội về việc làm cũng như cơ hội đượclàm giàu của người lao động Mọi công dân có khả năng vẻ vốn, có trình độ quản lí, cótiềm lực dồi dào về sức lao động có thé thành lập doanh nghiệp, hình thức tổ chứckinh doanh phù hợp để làm giàu cho bản thân, cho xã hội và giải quyết công ăn việclàm cho nhiều người khác Chính sách mở rộng kinh tế đối ngoại nhằm thu hút vốnđầu tư, công nghệ vào Việt Nam đồng thời thông qua đó người Việt nam sẽ tiếp thunền công nghiệp hiện đại, trình độ quản lí khoa học, tiến tiến Chính sách đưa ngườiViệt Nam đi lao động ở nước ngoài Những thay đổi, điều chỉnh trong bộ luật laođộng và các văn bản pháp luật có liên quan về hợp đồng lao động, trách nhiệm củangười sử dụng lao động, quyền đình công, bãi công của người lao động, trách nhiệmcủa tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích người lao động, sự hỗ trợ từ phía nhà

nước, doanh nghiệp khi người lao động thất nghiệp, qui định về mức lương tối thiểucủa người lao động, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối

với người lao động điều đó thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công dân vềvẫn đề việc làm

Về phía công dân, lao động đồng thời là nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện.Người có sức lao động phải lao động để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình,

đóng góp nghĩa vụ với nhà nước, cộng đồng Để có việc làm và thu nhập cao, ổn định

người lao động phải không ngừng học tập, tu đưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp

đáp ứng với yêu cầu xã hội Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cộng đồng Tham

gia vào quá trình lao động, công dân phải tôn trọng pháp luật lao động, nội qui nghềnghiệp Phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập và tham gia các loại hình bảohiểm theo qui định của nhà nước

0 Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ kinh doanh của công dân

Cơ sở kinh tế là yếu tổ quan trọng xác lập mối quan hệ pháp lí giữa nhà nước

và cá nhân trong xã hội Hiến pháp 1992 cụ thể hóa chủ trương phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của nhà nước

quá độ ở Việt Nam hiện nay Sự thay đổi tư duy, nhận thức về chính sách kinh tế đòihỏi pha: có một quá trình và nhiều khi phải có sự trả giá đó là qui luật tất yếu của sự

phát triển Nhưng lợi ích của nó là điều mong mỏi của các cấp lãnh đạo và mỗi cá

nhân trong xã hội Chính sách kinh tế thị trường đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong xãhội Đờ sống nhân dân dan dan đi vào ổn định và không ngừng được nâng cao Nhândân phấn khởi, tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước

Trang 32

Với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thìviệc thừa nhận tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân là tất yếu khách quan,tạo cơ sở pháp lí thu hút sự tham gia của công dân vào các hoạt động kinh tế, khuyếnkhích công dân làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình bằng khả năng của mỗi

người và có sự tác động từ phía nhà nước và xã hội Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa

anh hùng cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc của người Việt Nam tiếp tụcđược khơi dậy, phát huy trong thời kì khôi phục và phát triển kinh tế vì một nước ViệtNam giàu mạnh, phát triển

Công dân có quyền tự do kinh doanh điều đó có nghĩa là công dân được nhànước tạo khả năng để tham gia vào các hoạt động kinh tế như được thành lập doanhnghiệp mà không bị hạn chế về qui mô và mức độ; thành lập các t6 sản xuất, tổ hợptác, xưởng, cửa hang với qui mô tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi người;được thuê mướn lao động theo hợp đồng thỏa thuận giữa chủ và người làm thuê; đượcnhà nước bảo hộ quyền sở hữu với tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn và các tài sảnkhác trong doanh nghiệp; được vay vốn ngân hàng phục vụ cho mục đích kinh doanh;được bảo hộ quyền thừa kế; được liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoàinước; được kinh doanh trong những ngành nghé, lĩnh vực mà pháp luật không cấm

Quyền tự do kinh doanh của công dân gan liền với trách nhiệm của nhà nước

trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh trên thực tế Trướchết nhà nước đã tạo cơ chế chính sách phù hợp, thông thoáng điều đó được thể hiện

trong Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật có liên quan Cơ chế kinh tế thị trường

được xác lập trong hiến pháp theo hướng ngày càng hoàn thiện, tuân thủ theo nhữngquy luật của kinh tế thị trường Vì vậy điều 16 Hiến pháp sửa đổi 2001 đã bổ sung một

số nội dung quan trọng thể hiện quan điểm nhất quán về kinh tế thị trường ở ViệtNam Đã là kinh tế thị trường đương nhiên các thành phần kinh tế cạnh tranh, bìnhđẳng trước pháp luật; tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế dược sản suất kinhdoanh trong những ngành nghề pháp luật không cắm; có các loại thị trường tôn tại và

phát triển theo đúng qui luật của nó; chống độc quyền, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng

Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại mở của và cam kết, tuyên bố từ phía nhà nước

là doanh nhiệp có vốn dau tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa, nhà nước đảm hộtính mạng tài sản và các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài tại việt Nam.Trong quản lí kinh tế, kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nướcđược xác định là nguyên tắc quản lí nền kinh tế Vì vậy, lợi ích của cá nhân, tổ chứckhi tham gia vào hoạt động kinh tế được nhà nước tôn trọng, bảo vệ băng hiến pháp-

luật cơ bản của nhà nước.

Trang 33

Cu thể hóa tinh thần của hiến pháp, nhà nước đã ban hành một loạt các văn bảnpháp luật liên quan đến quyền tự do kinh doanh của công dân như luật doanh nghiệp

2005, luật đầu tư 2005, luật thương mại 2005 Thủ tục đăng kí kinh doanh ngày càngđược đổi mới theo hướng giảm phiền hà cho công dân

Trách nhiêm công dân khi tham gia kinh doanh cũng được cụ thể hóa Trướchết công dân chỉ được chọn những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, thành lập

doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghé có lợi cho quốc kế dân sinh Về hình

thức qui định này ở một chừng mực nào đó mâu thuẫn với quyền tự do kinh doanh như

đã nêu ở trên nhưng phù hợp với tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường Phải đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thầm quyền và thực hiện đầy

đủ các nghĩa vụ trong khi kinh doanh như kinh doanh đúng ngành, nghề, lĩnh vực đãđăng kí, thực hiện nghĩa vụ về thuế, bảo vệ tài nguyên môi trường, không kinh doanhhàng giả, hàng kém chất lượng, không bóc lột, ngược đãi người lao động Thực hiệnnghĩa vụ trong kinh doanh là cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân vì

“Trong việc thực hiên các quyền và hưởng thụ tự do của mình, mọi người chỉ bị giớihạn bằng pháp luật nào nhằm bảo đảm thừa nhận và tôn trọng quyền và tự do củangười khác và nhằm thỏa mãn những yêu cầu đúng đăn của đạo đức, trật tự công cộng

và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền thế

giới).

c Các quy định pháp luật về quyền sở hữu của công dân

Kế thừa Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1992 khôi phục lại quyền sở hữu của công

dân nhưng được thể hiện ở một tinh thần mới, phù hợp với chính sách kinh tế và quiđịnh về quyền tự do kinh doanh của công dân “Công dân có quyên sở hữu vé thu nhậphợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tự liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất vốn và tài sản kháctrong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nướcgiao sử dụng thì theo qui định tại điều 17 và 18 Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợppháp và quyền thừa kế của công dân” (điều 58)

Trong mối quan hệ với quyền tự do kinh doanh, có thể coi quyền sở hữu là

quyên của công dân trong kinh doanh, là dam bảo cho quyén tự do kinh doanh Vềphạm v: của quyền sở hữu hiện nay, công dân có quyền sở hữu đối với thu nhập hợp

phap,cua cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác

trong dcanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Như vậy, phạm vi quyền sở hữu của công dânđược my rộng nhất là quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, điều mà Hiến pháp 1980

đã có tình không thừa nhận Tự do kinh doanh có nghĩa công dân có quyền tham giavào nhièu loại hình kinh doanh khác nhau, do vậy ngoài tư liệu sản xuất thì việc đóng

Trang 34

góp von dưới hình thức tiền, vàng, mua cổ phiếu, trái phiếu cũng năm trong phạm viquyền sở hữu của công dân Điều đó dẫn đến quan điểm về thu nhập hợp pháp cũngđược mở rộng Thu nhập của người lao động hiện nay không chỉ có đồng lương màcòn tiền thưởng, lợi tức thu được từ việc kinh doanh trái phiếu, cỗ phiếu, lợi nhuận

thông qua các giao dịch, hợp đồng Đối với đất đai, nhà nước thừa nhận tô chức cá

nhân có quyền sử dụng én định lâu dài Như vậy công dân có quyền sử dụng đất đai vàluật đất đai đã cụ thể hóa thành những quyên cụ thể như quyền được thừa kế, chuyểnnhượng, thể chấp quyền sử dụng đất Điều này có tính hợp lí vì mặc dù nhà nước thừanhận cơ chế kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nền kinh tếvẫn dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

Trách nhiệm Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân được cụ thê hóa trongcác văn bản có hiệu lực sau Hiến pháp Bộ luật dân sự 2005 đã dành phan thứ hai từchương X đến chương XVI qui định về Tài sản và quyền sở hữu trong đó điều 212 quiđịnh: “Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,vốn, hoa lợi, lợi tức và các tai sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình

thức sở hữu tư nhân.

Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng,giá trị” Tài sản đã thuộc sở hữu cá nhân thì pháp luật tôn trọng quyền chiếm hữu, sửdụng, định đoạt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh và

các mục đích khác phù hợp với pháp luật Quyền sở hữu được bảo vệ băng nhiều biệnpháp khác nhau như có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thâm quyền khácbuộc agười có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải tra lai tài sản và yêu cầu bồi

thường thiệt hại (Điều 255 Bộ luật dân sự)

Nghĩa vụ công dân khi thực hiện quyền sở hữu Khoản 2 điều 213 Bộ luật dân sựqui định: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhânkhông được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích côngcộng, quyển và lợi ích hợp pháp của người khác” Cá nhân không được sở hữu tai sản

mà pháp luật qui định không thuộc sở hữu tư nhân, đó là các khách thé thuộc quyền sởhữu mà nước được qui định tại điều 17 Hiến pháp 1992 Bộ luật hình sự đã cụ thể hóacác toi danh xâm phạm quyền sở hữu với các khung hình phạt nghiêm khắc

ủ Các quy định pháp luật về quyền của công dân đối với nhà ở

Như đã phân tích, quyền có nhà ở, có việc làm, khám chữa bệnh và học tậpkhông phải trả tiền ở Hiến pháp 1980 là không thực tế (mặc dù có thể đã được thựchiện ¿ một vài đối tượng trong xã hội) Hiến pháp 1992 đã sửa đổi các quyền này theo

Trang 35

hướng xóa bao cấp Nhà nước, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng

làm.

Trong lĩnh vực về nhà ở, Hiến pháp thừa nhận công dân có quyền xây dựng nhà

ở Như vậy, trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhà nước không thể đảm bảo chỗ ở chocông dân cho nên thừa nhận quyền xây dựng nhà ở và coi nó là một hình thức kinhdoanh chính thức hiện nay là cần thiết và hợp lí nhằm từng bước giải quyết van dé nhà

ở cho công dân theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, “xã hội hóa”

vấn đề về nhà ở Công dân có quyền xây dựng nhà ở và cho thuê nhà, bán nhà theo giá

cả thỏa thuận giữa các bên Quyền lợi của người thuê nhà, người có nhà cho thuê, bênmua và bên bán được bảo hộ theo pháp luật Hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợpđồng dân sự được qui định trong chương XVIII Bộ luật dân sự 2005 điều 450 qui định

“Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng

thực, trừ trường hộ pháp luật có qui định khác”.

Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà ở, công dân có nghĩa vụ tôn trọng các

qui tắc xây dựng, đảm bảo an toàn, đúng thiết kế được phê duyệt, đúng độ cao, khôngđược xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bat động sản liền kề, xungquanh Bộ luật dân sự,luật xây dựng qui định cụ thể nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối vớicông trình xây dựng liền kề như “Chủ sở hữu nhà chỉ được chỗ cửa ra vào,cửa quay

sang nhà bên cạnh,nhà đối diện và đường đi chung theo qui định của pháp luật về xâydựng Mái che trên cửa ra vào, cửa số quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5mét trở lên” (Điều 271 bộ luật dân sự)

Về phía nhà nước, bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật vừa khuyếnkhích công dân tham gia vào lĩnh vực xây dựng nhà ở để giải quyết vấn đề mà xã hộirất quan tâm hiện nay thì tăng cường trách nhiệm nhà nước trong việc quản lí xâydựng nhằm đảm bảo việc xây dựng theo đúng quy hoạch, yếu tố thâm mi, van dé môitrường, giao thông là rất cần thiết Đây là vấn đề còn nhiều tồn tại, gây bức xúc trong

dư luén, tại diễn đàn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Rồi van dé giá nhà ởkhông đúng với giá trị thực của nó, chất lượng nhà chung cư, quản lí nhà chung cư,nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp Để giải quyết tất

cả những vẫn đề đó không thể một sớm một chiều nhưng với trách nhiệm của mình,

nhà nước cấn quan tâm giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả trong thời gian tới

Xóa tao cấp về nhà ở là một chủ trương đúng nhưng thiết nghĩ với một số đối tượng,chính sách xã hội Nhà nước có thể vẫn duy trì chế độ bao cấp về nhà ở hoặc có chính

sách lỗ trợ nhưng việc thực hiện phải công khai, minh bạch, có sự tham gia giám sát

của nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thé, của nhân dân Moi qui hoạch về xây

Trang 36

dựng, nhà ở, giá cả nhà, vấn đề bồi thường khi giải phóng mặt băng, thỏa thuận với

nhân dân khi phá dỡ những ngôi nhà cũ nát không đảm bảo an toàn phải công khai,

minh bạch có như vậy mới hạn chế tối đa sự tham nhũng, tham ô trong xây dựng, thấtthoát tài sản của nhà nước Quyền lợi của người thuê nhà, mua nhà được tôn trọng.Không ai có thể phủ nhận những ưu điểm, mặt tích cực mà chính sách phát triểnnên kinh tế thị trường mang lại Tuy nhiên, mặt hạn chế, tiêu cực của nó cũng đã bộc

lộ rất rõ thời gian qua Kinh tế tăng trưởng nhưng tính 6n định chưa cao Cơ hội vềviệc làm nhiều nhưng thất nghiệp gia tăng nhất là lại rơi vào lực lượng lao động chính,chủ yếu ở vùng nông thôn Lao động là quyền, nghĩa vụ, vinh dự và trách nhiệm mỗicông dân Người có sức lao động phải lao động dé nuôi sống ban thân và đóng góp vào

xã hội Về phía nhà nước có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người laođộng thông qua việc ban hành các chính sách, biện pháp về kinh tế, chế độ bảo hộ lao

động, thời gian lao động, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội Việc thừa nhận sự tồn tại lâu

dài của chế độ sở hữu tư nhân, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân,quyên tự do kinh doanh của công dân, sự ra đời của các loại hình bảo hiểm, các loại thịtrường là các biện pháp đã góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động Vấn đề việc làm cho người lao động đã từng bước được giải

quyết khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội được thu

hẹp nhưng vẫn đảm bảo khuyến khích công dân làm giàu chính đáng

Tôn trọng quyền con người là nguyên tắc hiến định của chế định quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân Quy chế pháp lí của công dân Việt Nam về lĩnh vực kinh

tế-theo pháp luật hiện hành đã thé hiện sự tôn trọng nhân quyên Đó là biểu hiện của mục

tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001

(Điều 2) Xây dựng nhà nước pháp quyền, cơ chế bảo hiến là nhu cầu khách quan, vănminh nhân loại không phụ thuộc váo bản chất giai cấp nhà nước Để có được sự tự do,bình đăng, nhân quyền nhân loại đã phải dé bao công sức, xương máu Đấu tranh dé

có được nhân quyên, tự do, bình đăng đã khó nhưng “Điều cốt yếu là các quyền conngười quyền công dân phải được bảo vệ bởi một chế độ pháp quyền, để cho conngười không buộc phái nổi dậy chống lại sự tàn bạo và áp bức như là một phương sách

cuối cùng” (Lời nói đầu của Tuyên ngôn nhân quyền thế giới) Như vậy, điều muốn

nói đén ở đây là cơ chế bảo đảm quy chế pháp lí công dân Việt Nam hiện nay Cơ chế

đó đã được xác lập và từng bước hoàn thiện nhưng cần được thực thi có hiệu quả trênthực t8 Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật dé thay đổi những gi lạc hậu, kìm hãm

và tiếp nhận những thành quả văn minh nhân loại

Trang 37

7 Qui chế pháp lý công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá

a Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài cho đất nước Giáo dục góp phan: "Hình thành và bồi dưỡng nhân

cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề,

năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phầnlàm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc" Hiếnpháp 1992 đã khăng định học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân Với vaitrò quan trọng của giáo dục, của học tập thì việc thiết lập và từng bước hoàn thiện quychế pháp lý về quyền học tập là yêu cầu cân thiết làm cơ sở pháp lý để một mặt côngdân thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của họ, mặt khác để Nhà nước có cơ chếchính sách phù hợp, đồng thời quản lý được sự nghiệp giáo dục- đào tạo Các quy định

của Hiến pháp về học tập là cơ sở pháp lý quan trọng dé xây dung va hoàn thiện quy

chế pháp lý công dân trong lĩnh vực văn hoá Căn cứ vào hiển pháp, Nhà nước banhành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện quyển

và nghĩa vụ học tập của công dân Trong những văn bản quy phạm pháp luật thì Luật

giáo dục là văn bản quy định trực tiếp và toàn diện nhất những vấn đề về giáo dục vàquyển, nghĩa vụ học tập của công dân Về quyền và nghĩa vu học tập của công dân,

Luật giáo dục quy định: "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,

nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hộihọc tập" hoặc "Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để

ai cũng được học hành Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được họctập” Luật giáo dục đã dành hắn chương V quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền của

người học và chương VI quy định trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội,

trong đó đặc biệt nhắn mạnh trách nhiệm trước hết của gia đình, vì gia đình là nơi trựctiếp nuôi dạy con em, nơi có sự ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển toàn diện về đạo

đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ của con em mình Để quản lý sự nghiệp giáo dục, Luậtgiáo dục quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc thống nhất hệ thống quản lý

giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩngiáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ Cụ thể hoá Luật giáo dục,

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành hàng

loạt Quyết định, Thông tư, Quy chế cụ thể để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạtđộng giáo dục, quản lý và thực hiện quyên và nghĩa vụ học tập của công dân

“Thực tiễn của quá trình thực hiện quy chế pháp ly công dân về quyền và nghĩa vụ

học tao của công dân đã đạt được những thành tựu to lớn: Năm 2000, cả nước đã hoàn

Trang 38

thành kế hoạch xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đang phan đâu để thực

hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 Hệ thống giáo dục từ giáo dụcmắm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại họcvới các hình thức đào tạo chính quy, tại chức, đào tạo từ xa được phát triển rộng khắp

ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số

thành phố lớn

b Các quy định pháp luật về quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh,

sang ché, sang kién, cai tién kỹ thuật, hợp ly hoa sản xuất, sang tác, phê bình văn học,

nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.

Với vai trò to lớn của khoa học và công nghệ, Hiến pháp 1992 quy định: "Pháttriển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu" Khoa học và công nghệ giữ vaitrò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta Dé tạo điều kiện cho

công dân tham gia vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, Hiến pháp 1992quy định: "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế,

sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất" Nhăm khuyến khích và tạo điều kiện

cho công dân tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, nhà nước thực

hiện chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lí đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật nhất là những

người có trình độ cao, công nhân lành nghề, nghệ nhân, tạo điều kiện cho các nhà khoa

học sáng tạo và cống hiến Nhà nước cũng tạo điều kiện cho các nhà trường, các cơ sởnghiên cứu khoa học tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ,

cung ứng khoa học, công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển

kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia

Ngoài đời sống vật chất thì đời sống tỉnh thần cũng có vai trò là nền tảng của xãhội "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nên văn hoá Việt nam, tiêntiễn đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xãhội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội" Văn hoá là toàn

bộ những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Cụ thể hơn, văn hoá

là tổng thể các giá trị, các tiềm năng sáng tạo của một dân tộc, của một quốc gia Nóivăn hoá là nền tang tinh thần của xã hội chúng ta phải đặt văn hoá trong mối quan hệmật thiết với kinh tế là nền tảng vật chất Nền tảng vật chất và nền tảng tỉnh thần tạo

nên nền tảng của xã hội, là điều kiện cần và đủ để xã hội tén tại và phát triển Nếu

thiếu điều kiện vật chất thì con người không tồn tại được, nhưng thiếu điều kiện tinhthần thì xã hội không có tiến bộ, văn minh Một khi nền tảng tỉnh thần của xã hội bịSuy yêu thì xã hội sẽ dễ rơi vào khủng khoảng, các tệ nạn xã hội sẽ xuất hiện, kỷ

Trang 39

cương, phép nước sẽ không nghiêm và sự phát triển kinh tế- xã hội sẽ gặp khó khăn và

ngược lại.

Với vai trò to lớn của văn hoá là nền tảng tỉnh thần của xã hội mà Nhà nước đãđầu tư phát triển văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện cho nhân dân được thưởng thứcnhững tác phẩm van học, nghệ thuật có giá tri, bảo trợ và phát triển các tài năng sángtạo văn hoá, nghệ thuật Nhân dân không chỉ là chủ thể hưởng thụ những giá trị vănhoá mà còn là chủ thể sáng tạo ra văn hoá, vì vậy để nhân dân vừa hưởng thụ giá trịvăn hoa vừa tham gia sáng tạo văn hoá, Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân có quyềnsáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác" Đểcông dan thực hiện quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạtđộng văn hoá khác, Nhà nước phát triển và đa dạng hoá công tác thông tin, báo trí,phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đạichúng khác Do là hệ thống các đài phát thanh và truyền hình ở trung ương và ở địaphương: các báo của trung ương và của địa phương và hệ thống các thư viện từ trungương đến địa phương, trong đó có "Thu viện văn hoá xa"

Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tưtưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại; pháthuy mọi tiềm năng sáng tạo trong nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệpvăn hoá Nhà nước nghiêm cam truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi truy; bài trừ

mê tín hủ tục Nhà nước nghiêm cắm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại

lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lỗi sống tốt đẹp của người Việt nam.Hiến pháp 1992, ngoài việc kế thừa các Hiến pháp trước đó, còn quy định mộtnội dmg hoàn toàn mới: "Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp".Xuất phat từ quan điểm coi quyền của tác giả là một trong những quyền dân sự có liênquan én lợi ích vật chất và các quyền nhân thân của tác giả, vì vậy Bộ luật dân sự đãquy đnh một chương riêng về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền tác giả vàquyền liên quan được Nhà nước bảo hộ Từ quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự vàLuật suất bản đã cụ thé hoá van dé này trên cơ sở xem xét các quy định trong Côngước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả

Đối tượng của quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vựcvăn hoc, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bat cứ hình thức và bằng bat cứphuorg tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất cứ thủ

tục nap.

Trang 40

Như vậy, với các quy định của Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luậtkhác đã tạo lập cơ sở pháp lý để công dân tích cực thực hiện quyền công dân tronglĩnh vực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đồng thời giúp Nhà nước nam bat va quan lý

được hoạt động trên.

8 Qui chế pháp lý công dân Việt Nam trong lĩnh vực xã hội

Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực xã hội là tổng thể cácquy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực xã hội vàcác biện pháp pháp lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó Các quyền và nghĩa vụcủa công dân trong lĩnh vực xã hội luôn có mỗi quan hệ với các quyền và nghĩa vụ củacông dân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế Công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ

về chính trị, kinh tế như: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý nhànước và xã hội, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản sẽ tạo

ra cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ về xã hội Ngược lại việc thực hiện cóhiệu quả các quyền về xã hội như: quyền bình đăng nam nữ, quyền bảo vệ sức khoẻ,quyền bảo hộ hôn nhân và gia đình sẽ tạo điều kiện và động viên công dân thực hiệntốt hơn, tích cực hơn các quyền về chính trị, kinh tế

So với các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế thìcác quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực xã hội thường dễ bị xâm hại, dễ bị tốnthương hơn Vì vậy, việc xác lập và hoàn thiện quy chế pháp lý của công dân tronglĩnh vực xã hội là yêu cầu rất cần thiết dé bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụcông dân trong lĩnh vực này Quy chế pháp lý của công dân trong lĩnh vực xã hội đượcquy định và thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó hiếnpháp là đạo luật cơ bản quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Từ cácquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong hiến pháp, các luật và các vănbản quy phạm pháp luật khác sẽ thể chế hoá, chi tiết hoá thành các quyền và nghĩa vụ

cụ thể của công dân trong lĩnh vực xã hội

a Các quy định pháp luật về quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ

Sức khỏe là vốn quí giá nhất của con người, có sức khoẻ con người mới laođộng, học tập va sinh hoạt có hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ là nhu cầu tất yếu của mọingười dân Nhận thức rõ tầm quan trọng của sức khoẻ của con người, Đảng và Nhà

nước ta đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này bằng nhiều hình thức khác

nhau Điều 61 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo

vệ sức khỏe”; “Hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ”; “Công dân có nghĩa vụ vệ sinh phòngbệnh và vệ sinh công cộng” Cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp, Nhà nước đã ban

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w