1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay

209 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Tác giả Phùng Trung Tập
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 209
Dung lượng 55,83 MB

Nội dung

- Hệ thống hóa những quy định thừa kế theo pháp luật về từng vấn đềlớn cụ thể qua các giai đoạn lịch sử để phân tích và đưa ra những nhận địnhlàm sáng tỏ quá trình hình thành và phát tri

Trang 1

1Liàt Vy UR ON: TAP

HA NỘI- 2902

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được ai

công bế trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Phùng Trung Tập

Trang 3

Chương 1: THỪA KẾ VÀ NHỮNG NGUYÊN TAC PHÁP LUẬT

THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế

Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam

/Téng quan về các quy định thừa kế theo pháp luật ở nước ta

| từ năm 1945 đến nay

Chương 2: THỪA KE THEO PHAP LUẬT CUA CONG DAN

VIET NAM Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật

Di sản thừa kế và việc xác định di sản thừa kế theo pháp luật

Những người không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật

Thừa kế thế vị

Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHAP

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆNCÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬTThực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo

pháp luật

Những vướng mắc trong việc thi hành và áp dụng các quy

định thừa kế thec pháp luật trong Bộ luật Dân sự

Những đề xuất về hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế

201

Trang 4

NHỮNG TỪ VIET TAT TRONG LUẬN AN

: Xã hội chủ nghĩa: Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân tối cao

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thừa kế di sản chính là sự chuyển dich tài sản và quyền sở hữu tài sảncủa cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế;mgười thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc

theo pháp luật Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất kỳ chế

độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trong trong cácchế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất

chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trongquá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng

Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và

hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), theo đó

quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình

hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lịch sử đã cho thấy rằng, quyền

thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dân Việt

Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vàothành quả phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ Xét riêng về diện thừa

kế, thì quyền thừa kế của công dân Việt Nam được mở rộng tương ứng với

quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn đối với mối quan hệ giữa người cótài sản để lại và những người thừa kế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều

chủ trương, đường lối nhằm đổi mới toàn điện đất nước, phát triển nền kinh tế

nhiều thành phần; nhiều hình thức sở hữu được thừa nhận như một quy luật tất

yếu, trong đó hình thức sở hữu tư nhân đã có được vi trí quan trọng Việc thựchiện tốt các chủ trương, đường lối đó đã tạo thêm cơ sở cho sự phát triểnquyền thừa kế của công dân Việt Nam

Trang 6

Các đạo luật cơ bản (Hiến pháp) từ năm 1946 đến nay đều thể hiện

nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công

‹dân Pháp luật về thừa kế từ năm 1945 đến nay đã nhất quán trên nguyên tắc

‘co bản này va đã điều chỉnh kịp thời các quan hệ trong lĩnh vực thừa kế, cũng

¡như tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giải quyết những tranh chấp phát sinh từ quan hệ thừa kế Hiện nay ở nước ta tuy đã có Bộ luật Dân sự (BLDS) và những

quy định về thừa kế đã chiếm số lượng điều luật đáng kể, nhưng trong quá trình

áp dụng những quy định này trong thực tiễn cũng như trong việc giải quyết

những tranh chấp về thừa kế , vẫn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc Hàngnăm có hàng ngàn vụ án kiện về thừa kế mà Tòa án nhân dân (TAND) các cấp

phải giải quyết, nhưng pháp luật về thừa kế và những quy định pháp luật khác

liên quan đến thừa kế chưa thật sự đồng bộ và thống nhất, vì thế nhiều vụ tranhchấp thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao Nhiều bản

án, quyết định của Tòa án vẫn bi coi là chưa "thấu tình đạt ly" Từ thực trạng

này, việc lựa chọn vấn đề "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ

năm 1945 đến nay" để nghiên cứu và thực hiện dé tài luận án tiến sĩ luật là

đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi_ hành, áp dụng pháp luật -

Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, cũng từ việc nghiên cứu đềtài này nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề về hiệu lực điều chỉnh cũng như về việchoàn thiện các quy phạm pháp luật về thừa kế ở nước ta

2 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt

Nam từ năm 1945 đến nay" nhằm làm rõ loại hình thừa kế di sản tuân theocác nguyên tắc, điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, mà không

Trang 7

hình thành và phát triển từ năm 1945 đến nay, vừa phân tích và đánh giá hiệuquả điều chỉnh của chế định pháp luật này qua các thời kỳ phát triển của xã

hội Việt Nam, từ đó một mặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối vớichế định pháp luật quan trọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luậncũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các qui định về thừa

kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Xây dựng các khái niệm thừa kế, khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế,

khái niệm quyền thừa kế và khái niệm thừa kế theo pháp luật Phân tích, lập

luận để làm rõ quá trình xây dựng và phát triển những qui định pháp luật thừa

kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay để đánh giá nội dung những qui định vềthừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam qua từng giai đoạn phát triểntrong hơn 5Ö năm qua.

2.3 Pham vi nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm

pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật và thừa kế nói chung từ năm

1945 đến nay Do mức độ phức tạp trong lĩnh vực thừa kế nói chung và vấn đề

thực tiễn của nước ta nói riêng, trong bản luận án này không thể đề cập và giải

quyết được vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài Cùng với việc

nghiên cứu các quy phạm pháp luật, trong bản luận án cũng dé cập va phân

tích thực tiễn thi hành và áp dụng các quy phạm thừa kế theo pháp luật, nhất làthực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế trong ngành TAND Ngoài ra, khiphân tích các quy định cụ thể, cũng đề cập đến một số quy định tương ứng

trong pháp luật một số nước để so sánh và đưa ra những kết luận, kiến nghị có

tính tham khảo nhất định

Trang 8

3 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thừa kế theo pháp luật vừa là vấn đề rộng và phức tạp, vừa có lịch sử

hình thành và phát triển khá phong phú Chế định thừa kế nói chung và thừa

kế theo pháp luật nói riêng được qui định trong Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ

ngày 01-7-1996) đã hoàn thiện hơn Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu

khoa học về thừa kế theo pháp luật cũng không nhiều Một số bài nghiên cứuđăng trên các tạp chí, trên các báo mới chỉ dừng ở mức độ trả lời các câu hỏi

về áp dụng pháp luật vào quan hệ thừa kế cụ thể hoặc mới chỉ tập trung vàomột số khía cạnh như: Về thời điểm mở thừa kế, về điều kiện của những ngườiđược hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của đi chúc, về quyền thừa

kế của người con nuôi hay phân tích một tranh chấp để xác định chủ thể

hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, vấn đề thừa kế thế vị hoặc xác định người

không được thừa kế theo pháp luật

Vấn đề thừa kế nói chung còn được nghiên cứu khái quát ở một sốsách chuyên khảo có tính chất phổ thông, như: "Câu hởi và giải đáp pháp luật

về thừa kế” của Luật sư Lê Kim Quế; “Hỏi đáp về pháp luật thừa kế” của Tiến

sĩ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biển Ngoài ra, trong thời gian qua

đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc sau đại học, các luận văn thạc sĩ củatác giả Nguyễn Thị Vĩnh về "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự

Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Bắc về "Vấn đề thừa kế theopháp luật ở Việt Nam", luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Tuấn về "Những

qui định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", luận văn

thạc sĩ của Dinh Thị Duy Thanh về "Chế định thừa kế trong Bộ luật Dan sựViệt Nam", luận văn thạc sĩ của Chế Mỹ Phương Đài về "Thừa kế theo pháp

luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" Nhìn chung, những công trình nghiêncứu của các tác giả nói trên chủ yếu mới dừng ở phạm vi phân tích các quyđịnh trong Pháp lệnh thừa kế (PLTK) năm 1990 hay phân tích các quy định

trong BLDS.

Trang 9

với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Với dé tài liên quan đến một chế định pháp luật dan sự quan trọngmang đậm bản chất giai cấp và có tác động đến chế độ kinh tế - xã hội, đồng

thời có liên quan đến một giai đoạn lịch sử dài và có nhiều biến đổi hơn

50 năm qua, do đó việc tiếp cận nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án này

phải dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép

biện chứng lịch sử và biện chứng duy vật gắn với thực tiến Việt Nam trên co

sở tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về Nhà nước

và pháp luật.

Một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành cũng đã được

sử dụng hợp lý trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, như phương

pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích, phương pháp sosánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê để làm sáng tỏ các vấn

đề được đặt ra và giải quyết trong luận án

5 Những đóng góp mới của luận án

Việc nghiên cứu đề tài: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt

Nam từ năm 1945 đến nay" trong bản luận án này có được những điểm mới

Sau đây:

- Xây dựng và hoàn thiện các khái niệm như: Thừa kế, quan hệ pháp

luật thừa kế, quyền thừa kế, thừa kế theo pháp luật nhằm minh chứng tính

đặc thù của thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng, từ đó góp

phần vào việc hoàn thiện hơn khoa học luật trong lĩnh vực thừa kế nói riêng vàtrong lĩnh vực dân sự nói chung;

Trang 10

- Hệ thống hóa những quy định thừa kế theo pháp luật về từng vấn đề

lớn cụ thể qua các giai đoạn lịch sử để phân tích và đưa ra những nhận địnhlàm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế nói chung và

thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta từ năm 1945 đến nay;

- Phân tích, làm sáng tỏ quyền thừa kế theo pháp luật của công dân

Việt Nam từ năm 1945 đến nay được củng cố, mở rộng và bảo vệ trong mối

liên hệ hữu cơ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta qua mỗi giaiđoạn, mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, từ đó xác định được tầm quan trọng của

chế định pháp luật này trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta;

- Từ lý luận và phân tích hiệu quả điều chỉnh các quy định thừa kếtheo pháp luật trong thực tiễn, có phát hiện những quy định thiếu tính khái

quát, tính đồng bộ, toàn diện đang tồn tại, kể cả một số quy định trong BLDS;

đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung một số điều (các Điều

645; 673; 680; 682 ) và một số vấn đề khác chưa được qui định cần được bổ

sung như: Quyền của các chủ nợ của người để lại đi sản và của người thừa kế

di san ) trong BLDS cho phù hợp, có hiệu lực cao và lâu dai trong đời sống

xã hội.

- Đây là công trình đầu tiên trong lý luận khoa học luật giải quyết vấn

đề thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay

6 Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm

có 3 chương, 11 mục.

Trang 11

Ở VIỆT NAM

1.1 KHÁI NIỆM THỪA KẾ VÀ QUYỀN THỪA KẾ

1.1.1 Khái niệm thừa kế

| Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dich

tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức

có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được

hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật Cho dù tài sản do người chết để lại

thuộc về cá nhân hay tổ chức được hưởng thừa kế , thì nó vẫn tồn tại chung

cho xã hội, vì khi tài sản này lại được sử dụng, khai thác hợp lý cũng mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ đối với người được hưởng thừa kế, mà còn có lợi chung cho toàn xã hội.

Thừa kế là một quan hệ xã hội có mầm mống và xuất hiện từ thời sơ

khai của xã hội loài người Cũng chính từ thời kỳ sơ khai đó, sở hữu và thừa kế

đã xuất hiện như một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù

kinh tế, giữa chúng có mối liên quan ràng buộc, qua lại với nhau

Ngay từ thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, chế độ thị tộc,

bộ lạc đã hình thành và tài sản có được thuộc về quyền chung của thị tộc, bộlạc thì thừa kế cũng đã manh nha hình thành theo tập tục Trong giai đoạn đầu

của chế độ thị tộc, bộ lạc, vai trò của người phụ nữ có tầm quan trọng đáng kể,

dia vi chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, bộ lạc chi phối mọi vấn dé vềkinh tế, xã hội, hôn nhân Chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã tạo ra tiền đề

cho việc thừa kế tài sản của các con và những người thân thuộc trong thị tộc,

bộ lạc của người mẹ Ph.Ăngghen đã nhận xét: "Theo chế độ mẫu quyền,nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế

nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết

Trang 12

Tài sản phải để lại trong thị tộc, nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao cho

những người cùng huyết tộc với người mẹ” [1, tr 79]

Sự kế thừa tài sản trong thị tộc, bộ lạc theo chế độ mẫu hệ đã đặt nềnmóng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của việc thừa kế tài

sản theo huyết thống Hiện nay, ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới vẫncòn tồn tại một bộ phận dân cư (tuy rất nhỏ) vẫn duy trì việc thừa kế tài sảntheo huyết thống của người mẹ

Theo tiến trình phát triển của xã hội, cùng với sự phân công lao độngtrong xã hội và gia đình, người đàn ông đã tạo ra nhiều của cải nuôi sống cácthành viên trong thị tộc, bộ lạc đã làm thay đổi quan hệ xã hội Sự thiết lập địa

vị của người đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc đã là căn cứ

sắp xếp lại trật tự của thị tộc, bộ lạc Khi người đàn ông đã chiếm vị trí chủđạo trong đời sống xã hội, thì chế độ mẫu hệ đã bị thay thế bằng chế độ phụ

hệ Cũng từ căn cứ đó, các con trong gia đình có quan hệ huyết thống với

người cha, mang họ của cha theo chế độ phụ hệ và thừa kế tài sản của người

cha được xác lập Như vậy, tương ứng với từng giai đoạn lịch sử phát triểnnhất định là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình , của

sự thay đổi quan hệ sở hữu và theo đó việc thừa kế tài sản cũng thay đổi.

Tóm lại, trong thời kỳ đầu của xã hội loài người - thời kỳ Nhà nước

chưa xuất hiện và pháp luật chưa ra đời, thì sở hữu và thừa kế tài sản đã xuấthiện như một tất yếu khách quan và nó thuộc về phạm trù kinh tế Mối quan

hệ giữa sở hữu và thừa kế phát sinh trong xã hội rất mật thiết và được thể hiện

ở chỗ: Nếu sở hữu là yếu tố tiền đẻ để thừa kế phát sinh, thì ngược lại, thừa kế lại là phương tiện để duy trì, củng cố và phát triển sở hữu tài sản Thừa kế là

một thực tế xã hội được thể hiện ở sự chuyển dich tài sản của người chết chongười còn sống, nó gắn chặt với lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng dònghọ , vì thế trong bất kỳ chế độ xã hội nào cũng có sự tác động của các quy

tắc xã hội Quy tắc đó được biểu hiện ở những yếu tố như phong tục, tập quán

và cao hơn nữa là quy phạm pháp luật.

Trang 13

cộng đồng thị tộc, bộ lạc, mà còn có dư thừa Từ khi có của cải dư thừa, đời

sống trong mỗi gia đình và trong xã hội đã có nhiều sự thay đổi và theo đótrong mỗi thị tộc, bộ lạc người có địa vị đã lợi dụng chức phận để chiếm đoạt

một phần sản phẩm của thị tộc, bộ lạc cùng với sự nắm quyển điều hành thị

tộc, bộ lạc Những người nắm quyền đó đã trở thành những người giàu cótrong xã hội và xã hội nguyên thủy đã bắt đầu tan rã, nhường chỗ cho xã hộimới - xã hội có giai cấp đã xuất hiện Sự phân hóa này về cơ bản dựa theo mức

độ, giá trị tài sản, tư liệu sản xuất mà các tầng lớp người trong xã hội chiếm hữuđược khác nhau, từ đó hình thành nên chế độ tư hữu về tài sản, mà chủ yếu đối

với tư liệu sản xuất Hình thức thừa kế phù hợp với chế độ tư hữu tài sản được

hình thành Hình thức thừa kế tư hữu tài sản đã xuất hiện như một tất yếu, nó

đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế tài sản

Khi giai cấp đã xuất hiện, có giai cấp thống trị và có giai cấp bị trị,đương nhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi Những

trật tự trong quan hệ sở hữu tài sản nói chung và trong quan hệ thừa kế nói

riêng được Nhà nước của chế độ tư hữu thiết lập trong giai đoạn này nhằm

mục đích bảo vệ những lợi ích của giai cấp thống trị Thông qua những quyphạm pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế trong việc xác địnhphạm vi chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện chuyển dịch tài sản thừa kế vànhững vấn đề khác có liên quan đến việc thừa kế tài sản

Cùng với sự hình thành và phát triển nhà nước và pháp luật của chế độ

tư hữu thì sở hữu và thừa kế đều là những phạm trù pháp luật và giữa chúng có

mối liên hệ mật thiết với nhau Chế độ tư hữu tài sản là tiền đề của chế định

thừa kế, ngược lại chế định thừa kế là cơ sở để củng cố chế độ tư hữu tài sản Như vậy, giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc theo những chuẩn mực pháp

luật nhất định và mang bản chất giai cấp sâu sắc

Trang 14

Thừa kế là phạm trù pháp luật có tính khả biến Tính khả biến được thể

hiện bằng các quy phạm pháp luật mà các quy phạm này không những phụthuộc vào mức độ phát triển trong một chế độ xã hội nhất định, nghĩa là cũng

có quy định khác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ về thừa kế Thừa kế

khi đó không những là phạm trù kinh tế, phạm trù pháp luật, mà còn mangtính lịch sử, bởi vì nó thể hiện rõ nét quá trình phát triển kinh tế - xã hội củacác chế độ xã hội khác nhau và của một chế độ xã hội theo từng giai đoạnphát triển nhất định

Với những phân tích trên đây, có thể xác định rằng, thừa kế tài sản là

phạm trù pháp luật phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội nói chung và lịch sử pháttriển kinh tế - xã hội nói riêng, nó xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện vàphát triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu về tài sản (từ

chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại ngày nay) được thể hiện ở sự

chuyển địch tài sản của người chết cho người còn sống (bao gồm cá nhân, tổ

chức) theo các nguyên tắc, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định

1.1.2 Khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế

Việc chuyển dịch tài sản của cá nhân người đã chết cho những người

còn sống luôn tồn tại quan hệ giữa người với người Khi thừa kế tài sản chưa

có sự can thiệp của Nhà nước (trong xã hội cộng sản nguyên thủy), thì đó chỉ

đơn thuần là quan hệ xã hội mang tính kinh tế Quan hệ thừa kế xuất hiện

cùng với sự xuất hiện của quan hệ sở hữu và cùng phát triển theo sự phát triển

của xã hội loài người Nhưng khi quan hệ thừa kế tài sản đã do Nhà nước điềuchỉnh bằng pháp luật, thì quan hệ giữa người với người trên cơ sở tài sản của

người chết để lại là những mối quan hệ pháp luật và là mối quan hệ pháp luậtdân sự.

Trong lý luận khoa học pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật dân sự

được xác định là nhóm các quan hệ xã hội do pháp luật dân sự điều chỉnh

Như vậy, theo phương pháp suy diễn lôgíc, có thể hiểu: Quan hệ pháp luật

Trang 15

thừa kế là nhóm các quan hệ xã hội phat sinh trên cơ sở chuyển giao tài san

của người chết để lại cho những người còn sống do pháp luật thừa kế (hay

rộng hơn là pháp luật dân sự) điều chỉnh.

Ở nước ta, sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ thừa kế có

những diễn biến, thay đổi phức tạp vì chính quá trình hình thành và phát triển

pháp luật dân sự phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội qua từngthời kỳ Tuy nhiên, dù khi quan hệ thừa kế được điều chỉnh bằng văn bản dướiluật (Sắc lệnh, Thông tư, Pháp lệnh ) hay bằng văn bản pháp luật chính thức

(Bộ luật Dân sự), thì quan hệ pháp luật thừa kế vẫn giữ nguyên được nội hàm

của nó Điều đó thể hiện ở căn cứ phát sinh (sự kiện chết của một cá nhân);điều kiện phát sinh (người chết có tài sản để lại, có người thuộc diện thừa kếhay có cá nhân, tổ chức được chỉ định hưởng di sản theo di chúc) và điều kiệnxác lập quan hệ thừa kế tài sản (tài sản của người chết để lại phải còn vào thời

điểm mở thừa kế, người thừa kế phải thực hiện quyền thừa kế của ho )

Khi nghiên cứu để đưa ra khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế, cóquan điểm cho rằng: "Thừa kế là một loại quan hệ sở hữu" [67, tr 8] Để có

thể thống nhất trong lý luận khoa học khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế,thiết nghĩ cũng cần phân tích thêm để làm sáng tỏ vấn đề này

Trong khoa học cũng như trong pháp luật đã xác định, thừa kế là sựchuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống, do đó quan hệ pháp

luật thừa kế chỉ phát sinh từ thời điểm người để lại di sản chết hoặc được xác

định là đã chết theo một bản án của Tòa án tuyên bố một người là đã chết cóhiệu lực pháp luật (thời điểm mở thừa kế) Quyền của người có tài sản để lại

(kể cả trong trường hợp có di chúc) và quyền của người thừa kế (nhận hay

không nhận di sản) chỉ có giá trị pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế Quyền

nhận di sản của người thừa kế chỉ là căn cứ phát sinh quyền sở hữu đối với di

sản mà người đó được hưởng, nếu họ quyết định nhận di sản Đặc biệt, xét

trong trường hợp người chết không có tài sản để lại hoặc tài sản của người

Trang 16

chết để lại đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người đó không còn lại gì,

dù người thừa kế có thực hiện quyền thừa kế do pháp luật quy định (nhận thừakế) chăng nữa, thì cũng không phát sinh quan hệ thừa kế nào Vậy, thừa kế

không phải là một loại quan hệ sở hữu, mà nó chỉ là một loại quan hệ phápluật dân sự độc lập với quan hệ sở hữu tài sản

Khi quan hệ pháp luật thừa kế đã được xác định là nhóm các quan hệ

xã hội phát sinh trên cơ sở chuyển giao tài sản của người chết để lại cho

những người còn sống do pháp luật về thừa kế (hay rộng hơn là pháp luật dân

sự) điều chỉnh, thì cũng theo phép suy diễn lôgíc có thể xác định quan hệ thừa

kế theo pháp luật là nhóm các quan hệ thừa kế được xác lập trên cơ sở chuyểngiao tài sản của người chết để lại cho những người còn sống theo hàng thừa kế

do pháp luật quy định Như vậy, quan hệ thừa kế theo pháp luật xác định rõ

thành phần chủ thể (phía người nhận di sản thừa kế) là những người còn sống

được pháp luật về thừa kế quy định (theo diện và hàng thừa kế)

1.1.3 Khái niệm quyền thừa kế

Khi chế độ tư hữu xuất hiện, cùng với nó xã hội phân chia thành giai

cấp, Nhà nước và pháp luật ra đời Nhà nước đã điều chỉnh các quan hệ xã hộitheo ý chí của giai cấp thống trị, trong đó quan hệ thừa kế không nằm ngoài

phạm vi điều chỉnh của pháp luật Như vậy, để phát sinh quan hệ pháp luật

thừa kế, khái niệm quyền thừa kế mới xuất hiện

Nếu thừa kế là nhóm những quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trongmột xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có Nhà nước và nó mang tính kinh tế -

tài sản, thì quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có Nhà nước vàpháp luật.

Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định thừa kế, do vậy

nó chứa đựng những yếu tố, tính chất, đặc điểm của một chế định pháp luật

Nếu chế định thừa kế điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực thừa kế, thìquyền thừa kế là chế định pháp luật bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài sản

Trang 17

thuộc quyền sở hữu của họ trong việc chuyển dịch tài sản để lại sau khi họchết cho những người còn sống có quyền hưởng thừa kế theo hình thức nhấtđịnh (theo di chúc hoặc theo pháp luật) Chế định quyền thừa kế không những

điều chỉnh phạm vi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc để lại di sản

và nhận di sản thừa kế, mà còn là phương thức bảo vệ quyền của những người

thừa kế hợp pháp khi bị xâm phạm Các hình thức dịch chuyển di sản của một

người đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật là

những cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người được hưởng thừa kếhợp pháp Như vậy, giữa quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế có mối liên hệ

hữu cơ với nhau, mối liên hệ hữu cơ đó được biểu hiện ở những đặc điểm sau:

- Quyền thừa kế là phương thức kế thừa quyền sở hữu tài sản của mộtngười sau khi chết để lại (tài sản và quyền sở hữu tài sản đó được chuyển giaocho người thừa kế hợp pháp theo một trong các hình thức thừa kế) do phápluật đã quy định Và theo đó, quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lậpquyền sở hữu đối với tài sản của người được thừa kế hợp pháp;

- Quyền thừa kế chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di sản chết và tài

sản của người đó vẫn còn;

- Quyền sở hữu tài sản chi phối trực tiếp đến quyền thừa kế

Những đặc điểm của mối liên hệ giữa quyền sở hữu và quyền thừa kếkhông những phản ánh bản chất giai cấp, mà còn phản ánh hình thức sở hữucủa cá nhân do chế định sở hữu điều chỉnh Như vậy, quyền sở hữu và quyền

thừa kế đều thuộc phạm trù pháp lý và có cùng bản chất cơ bản là:

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là công cụ duy trì và bảo vệ chế

độ tư hữu về tài sản;

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều phản ánh trình độ phát triển kinh

tế - xã hội của chế độ xã hội có giai cấp

Do có sự quan niệm khác nhau về gia đình, lễ giáo, văn hóa truyền thống,

đạo đức , quyền thừa kế cũng được pháp luật của mỗi quốc gia quy định khác

Trang 18

nhau Thậm chí, trong cùng một chế độ - xã hội của một nhà nước, ở mỗi giaiđoạn lịch sử khác nhau, thì quyền thừa kế cũng được quy định khác nhau cho

phù hợp với sự phát triển đó Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng đó

Trong các triều đại phong kiến trước đây ở Việt Nam, pháp luật thừa

kế đã được hình thành và được dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến Nhìn chung,

pháp luật trong thời kỳ phong kiến đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ nhữngtruyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trongđòng tộc Những quan niệm về gia đình, lễ giáo, tín ngưỡng và chuẩn mực đạo

đức đương thời đã có sự tác động mạnh mé lên các quan hệ xã hội, trong đó có

quyền sở hữu và quyền thừa kế Gia đình của người Việt Nam thời phong kiếntheo truyền thống là gia đình phụ hệ, do vậy khối tài sản do các thành viên

trong một gia đình tạo ra không những để bảo đảm cuộc sống hàng ngày, màcòn có thể tích lũy và khối tài sản đó được dịch chuyển cho các thế hệ sau(cùng huyết thống) khi thế hệ trước qua đời Sự mất bình đẳng trong quan hệ

thừa kế phong kiến đã diễn ra do mục đích bảo tồn những quan niệm về chuẩn

mực đạo đức như thờ cúng tổ tiên, quyển và nghĩa vụ của người con trưởng và

người cháu đích tôn trong nội tộc Địa vị của người vợ trong gia đình khôngnhững bị pháp luật phong kiến trói buộc theo thuyết "tam tong”, mà còn bị các

quan hệ nội tộc phía người chồng làm cho mờ nhạt Quyền thừa kế của người

vợ góa trong gia đình phong kiến chưa khi nào được ngang bằng với các con,các cháu và những người thân thích khác thuộc nội tộc bên nhà chồng

Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày 2-9-1945), chế

độ phong kiến ở Việt Nam bị sụp đổ cùng với chế độ thực dân Pháp, những

quan niệm lạc hậu về gia đình và chế độ phụ quyền cũng dần dần bị xóa bo

Quyền bình đẳng về sở hữu và trong lĩnh vực thừa kế dưới chế độ mới đã được

pháp luật bảo vệ theo nguyên tắc: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi

A "

phương diện" va đã được cu thể hóa bằng quy định pháp luật: "Trong lúc sinh

thời, người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin

Trang 19

chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản

chung" [51, D 11] Kể từ năm 1945 đến nay, pháp luật thừa kế ở nước ta đã

có giai đoạn còn thiếu vắng những văn bản pháp luật điều chỉnh kịp thời quan

hệ thừa kế; nhưng nhìn chung quyền thừa kế của cá nhân vẫn được thực hiện

theo những định hướng nhất quán như:

- Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản thuộc quyển sởhữu của mình cho người khác sau khi chết;

- Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật;

- Cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu

của mình, cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo

pháp luật (trường hợp cá nhân không để lại di chúc )

Căn cứ vào nội dung pháp luật thừa kế của nước ta từ năm 1945 đến

nay, các nhà khoa học luật đều cho rằng, quyền thừa kế được hiểu dưới hai

phương diện sau:

+ Về phương diện khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quy

phạm pháp luật điều chỉnh trình tự, điều kiện, hình thức chuyển dịch tài sản,

quyền tài sản (gồm cả quyền sử dụng đất) của một người đã chết cho nhữngngười còn sống, đồng thời bảo vệ quyền của người để lại tài sản và quyền của

người hưởng thừa kế di sản

Mặc dù theo các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

pháp luật thừa kế của nước ta có những quy định khác nhau, nhưng pháp luậtthừa kế của nước ta từ năm 1945 đến nay đã phản ánh bản chất của Nhà nướcdân chủ nhân dân (Nhà nước của dân, do dân và vì dân) Các quy định pháp

luật thừa kế của nước ta không những bảo đảm quyền tự do cá nhân trong việcthể hiện ý chí của mình, mà còn kết hợp hài hòa với những truyền thống tốt

đẹp trong nhân dân được thể hiện trong quan hệ gia đình, trong dòng tộc và

quan niệm về đạo đức mang nội dung mới Tất cả những đặc điểm đó được thể

hiện tập trung trong Phần thứ tư BLDS

Trang 20

Cùng với việc tôn trọng ý chi của cá nhân người có tài sản trong việclập di chúc để định đoạt tài sản của họ sau khi họ chết, chế định thừa kế trong

BLDS còn ghi nhận quyền của vợ chồng trong việc lập di chúc để định đoạt tài

sản chung của họ và các quy định có liên quan đến di chúc chung đó, như vấn

đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung và hiệu lực pháp luật

của di chúc chung của vợ chồng [6, Ð 666; Ð 667; Ð 671] Đây là điểm mới

trong chế định thừa kế mà BLDS quy định so với chế định thừa kế quy định

trong PLTK và cũng là điểm khác biệt của pháp luật thừa kế Việt Nam so với

pháp luật thừa kế của các nước khác Nó phản ánh đầy đủ quyền bình đẳng

của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân XHCN mà Luật Hôn nhân va Gia đình

(Luật HN & GD) nước ta đã quy định.

Ngoài việc mở rộng quyền lập di chúc để cá nhân định đoạt tài sản của

mình sau khi chết, thừa kế theo quan hệ huyết thống vẫn được duy trì và theo

đó số người thuộc diện thừa kế theo pháp luật cũng được mở rộng theo từng

thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từ PLTK, pháp luật đã thừa

nhận hàng thừa kế thứ ba, những tư tưởng bảo vệ quyền thừa kế của những

người có quan hệ huyết thống theo quan niệm đích tử, đích tôn, đồng tông,

đồng tộc không còn được ưu tiên tuyệt đối như trong pháp luật thừa kế dướithời thực dân, phong kiến trước đây Pháp luật thừa kế của chế độ mới đã kết

hợp hài hòa việc bảo vệ quyền lợi của những người có quan hệ huyết thống,

quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại đi sản trong việc xácđịnh người thừa kế theo diện và các hàng thừa kế Quan hệ hôn nhân và quan

hệ nuôi dưỡng được đặt ngang hàng với quan hệ huyết thống trong việc Xácđịnh các hàng thừa kế trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật

Đây là điểm khác biệt cơ bản của pháp luật thừa kế dưới chế độ mới ở nước ta

so với các quy định thừa kế dưới chế độ thực dân, phong kiến, theo đó quyền

thừa kế của vợ (hoặc chồng) của người quá cố chỉ được xét đến khi không có

những người thuộc quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản

Trang 21

Dưới chế độ mới, quan hệ hôn nhân được coi trọng theo nguyên tắc vợ

chồng bình đẳng trong việc để lại di sản và quyền thừa kế tài sản của nhau khi

một bên chết trước Người vợ góa hoặc người chồng góa có quyền thừa kế

theo pháp luật cùng hàng với cha, mẹ và các con của người để lại di sản Đây

là một nét khác biệt cơ bản của pháp luật thừa kế Việt Nam so với pháp luậtthừa kế của một số nước trong khu vực và trên thế giới Theo pháp luật thừa kế

của một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Cộng hòa Pháp , người vợ góa,người chồng góa, cha, mẹ của người để lại di sản không được ở cùng một hàngthừa kế theo pháp luật với các con, các cháu của người có tài sản để lại, mà chỉthuộc hàng thừa kế sau các con, các cháu của người có tài sản để lại

Quyền thừa kế về phương diện khách quan còn được thể hiện ở việcpháp luật bảo đảm cho công dân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản

thừa kế, không phân biệt giới tính, già trẻ, có năng lực hành vi dân sự hay

không có năng lực hành vi dân sự (nếu cùng hàng thừa kế thì đều được hưởng

ky phần di sản ngang nhau)

Pháp luật thừa kế của Nhà nước ta luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kếhợp pháp của công dan trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước Kể từnăm 1945 đến nay, pháp luật thừa kế ở nước ta không ngừng được bổ sung, sửa

đổi và ngày một hoàn thiện về nội dung và phù hợp với những đòi hỏi của xã hội

+ Theo phương điện chủ quan, thì quyền thừa kế được hiểu là quyền

dân sự cơ bản của mỗi công dân được pháp luật bảo vệ Theo phương diện này

thì mọi công dân đều có quyền như nhau trong việc để lại tài sản của mình

cho những người thừa kế và đều có quyền như nhau trong việc nhận di sản

thừa kế do người khác để lại Tuy nhiên, quyền thừa kế của công dân do pháp

luật quy định chỉ là khả năng khách quan để công dân thực hiện quyền để lại

di sản và hưởng di sản thừa kế phù hợp với những qui định của pháp luật Hay

nói cách khác, pháp luật qui định về quyền thừa kế là mở ra một khả năng

trong khuôn khổ pháp luật để cong đan thực hiện quyền dân sự của mình phù

Trang 22

hợp với những chuẩn mực do pháp luật cho phép Quyền thừa kế được bảođảm khi một người được xác định có quyền thừa kế hợp pháp hoặc theo di

chúc hoặc theo pháp luật, nhưng trên thực tế, quyền của người thừa kế hoặc

không được thực hiện day đủ hoặc không thực hiện được do di san không còn

đầy đủ hay hoàn toàn không còn để chia cho những người thừa kế

Phân tích từ góc độ quyền để lại tài sản của công dan sau khi chết,nhận thấy pháp luật của hầu hết các nước và của nước ta đều cho phép người

có tài sản thực hiện quyền này bang hai phương thức, hoặc họ lập di chúc,

hoặc không lập di chúc.

Quyền định đoạt tài sản bằng di chúc của cá nhân được pháp luật ưutiên bảo vệ thực hiện Khi cá nhân thực hiện quyền thừa kế của mình bằng

việc lập di chúc, thì quyền định đoạt ý chí của người lập di chúc phải phù hợp

với pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Theo qui định của pháp luật thừa kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay, cá

nhân có quyền định đoạt tài sản của mình bằng việc lập di chúc để lại tài sản chonhững người thừa kế theo ý chí của họ ý chí của người định đoạt tài sản bằng di

chúc được pháp luật bảo hộ, nhưng không phải được bảo hộ một cách tuyệt đối.Bằng việc quy định và bảo vệ quyền của những người thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung của di chúc (bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng, các con vị thành niên của

người để lại di sản và các con tuy đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao

động), pháp luật nước ta đã thể hiện rõ bản chất nhân đạo của pháp luật XHCN,

không thể chấp nhận việc người lập di chúc tự do định đoạt tài sản của họ mà

truất quyền thừa kế của những người mà theo quy định của pháp luật họ phải đượcngười lập di chúc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật HN & GD

Phân tích từ góc độ quyền của người hưởng di sản cũng thấy những

đặc thù riêng của pháp luật thừa kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay Quyền của

người hưởng di sản được bảo đảm khi "người thừa kế là cá nhân phải là ngườicòn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết" [6, D 638].

Trang 23

Quyền thừa kế của công dân còn được pháp luật bảo vệ trong nhữngtrường hợp riêng biệt khác như thừa kế thế vị, thừa kế giữa con riêng với cha

kế, mẹ kế khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều có quyền hưởng disản và quyền từ chối hưởng di sản Người thừa kế hưởng di sản là những người

có quyền và nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế và trong phạm vi giá trị di

sản thừa kế Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo thời hạn, hình

thức pháp luật đã qui định [6, D 645].

Trước đây, theo qui định của PLTK, người thừa kế không những cóquyền từ chối hưởng di sản, mà còn có thể nhường quyền hưởng di sản chongười thừa kế khác [46, Ð 31].

Qui định của PLTK về vấn đề này đã làm phức tạp hóa quan hệ thừa

kế và không tránh khỏi sự suy đoán chủ quan của cơ quan bảo vệ pháp luật khigiải quyết các vụ việc có liên quan BLDS đã loại bỏ qui định nhường kỷ phần

di sản giữa những người thừa kế với nhau

Quyền định đoạt của người thừa kế được pháp luật bảo hộ trong việc từchối hưởng di sản, nếu việc từ chối đó không nhằm mục đích trốn tránh việc

thực hiện nghĩa vụ tài sản của người đó đối với người khác [6, Ð 645]

Quyền thừa kế của công dân không những chịu sự hạn chế như đã phân

tích ở trên, mà còn bị pháp luật loại trừ trong những trường hợp nhất định Pháp

luật thừa kế Việt Nam qui định những người thừa kế (kể cả thừa kế theo di

chúc và thừa kế theo pháp luật) không được hưởng di sản do đã có hành vi trái

pháp luật mà hành vi đó là nguyên nhân làm triệt tiêu quyền thừa kế Những

người bị pháp luật tước quyền thừa kế chỉ được thừa kế trong trường hợp người

để lại di sản đã biết hành vi trái pháp luật của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng

đi sản theo di chúc [6, Ð 646] Quyền thừa kế còn bị triệt tiêu trong trườnghợp những người có quyền thừa kế của nhau cùng chết vào một thời điểm.

Tóm lại, quyền thừa kế của công dân được hiểu theo hai phương diện

khách quan và chủ quan là hai phương diện có tính thống nhất, phương diện

Trang 24

này chi phối phương diện kia và có mối quan hệ hữu cơ với nhau Nếu thiếumột trong hai phương diện thì quyền thừa kế của công dân không thể bảo đảmthực hiện được, mà trong trường hợp cụ thể quyền thừa kế có thể bị xâmphạm Quyền thừa kế của công dân do pháp luật quy định và chỉ có thể thực

hiện được khi có sự kiện chết của cá nhân, có di sản thừa kế, những người thừa:

kế có quyền hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật thể hiện ý chí nhận di sản

Với những phân tích trên đây, có thể xác định rằng: Quyền thừa kế là

một phạm trù pháp luật phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội nói chung và lịch sử

phát triển kinh tế xã hội nói riêng, nó xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuấthiện và phát triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu về tài

sản (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến xã hội hiện đại ngày nay) Với tư cách là

một phạm trù pháp luật, thừa kế chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở

hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho những người còn sống theo điều

kiện, hình thức, trình tự và thủ tục đo pháp luật quy định

1.1.4 Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Pháp luật thừa kế của Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế của các nước

trên thế giới đều qui định hai hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa

kế theo pháp luật Việc chuyển dich di sản cho những người thừa kế theo di chúc

là dựa trên cơ sở ý chí định đoạt của người lập di chúc khi còn sống Di chúc cóthể được pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận hoặc chỉ thừa nhận mộtphần phụ thuộc những điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật qui định

Vào thời La Mã cổ đại, pháp luật cũng qui định hai hình thức thừa kếtheo di chúc và thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc được thực hiện

trong trường hợp người chết có để lại di chúc định đoạt tài sản hợp pháp Một

di chúc vào thời La Mã chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn điều kiện: Chủthể lập di chúc và ý chí tự do tự nguyện của chủ thể, nội dung và hình thức của

di chúc phù hợp với qui định của pháp luật La Mã thời bấy giờ (thế kỷ thứ VItrước Công nguyên đến thé ky thứ VI - VII sau Công nguyên)

Trang 25

Tuy luật La Mã qui định hai hình thức thừa kế, nhưng lai tuyệt đối hóa

sự độc lập của các hình thức đó với nhau, không thể áp dụng cả hai hình thứcthừa kế đó dé chia khối di san của người chết để lại, có nghĩa là pháp luật La

Mã không cho phép một phần di sản chia theo đi chúc, một phần di sản chia theo pháp luật [30, tr 169-170].

Trong thời kỳ hiện đại, pháp luật thừa kế của các nước trên thế giới

cũng như của Việt Nam đều quy định và cho phép áp dụng hai hình thức thừa

kế để chia di sản trong trường hợp cụ thể, nghĩa là được đồng thời áp dụngtrong việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Như vậy,việc áp dụng hai hình thức thừa kế có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây:

- Hoặc di sản được chia hoàn toàn theo di chúc;

- Hoặc di sản được chia hoàn toàn theo pháp luật;

- Hoặc di sản đồng thời được chia theo di chúc và theo pháp luật X

Pháp luật thừa kế của nước ta từ năm 1945 đến nay đều qui định haihình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Nghiên cứu pháp luật nước ta và pháp luật của một số nước khác đều

thấy có những điểm chung và những điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức

thừa kế này Dưới đây là bảng so sánh những khác biệt đó

Trang 26

Theo bản so sánh trên thì người được thừa kế theo di chúc là bất kỳ ai

(hoặc cá nhân hoặc tổ chức) được chỉ định bằng di chúc Người được thừa kế

theo di chúc không bị giới hạn trong phạm vi các mối quan hệ hôn nhân, quan

hệ huyết thống va quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản (có thể là người

đồng thời hoặc là người không đồng thời thuộc diện thừa kế theo pháp luật của

người để lại di sản) Pháp luật thừa kế ở nước ta không ấn định trước phạm vingười được thừa kế theo di chúc, mà phụ thuộc vào sự định đoạt của người để

lại di sản Người được thừa kế theo di chúc được hưởng các phần di sản hoặc

nhiều hoặc ít tùy thuộc vào việc phân định di sản của người lập di chúc Người

được chỉ định là người thừa kế theo di chúc có thể là người được hưởng toàn bộkhối di sản của người chết để lại, nếu quyền định đoạt của người để lại di sảnkhông bị hạn chế vì có sự liên quan đến người được thừa kế không phụ thuộc

vào nội dung của di chúc Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân

thuộc diện thừa kế mà pháp luật quy định, những người thừa kế theo pháp luật

trong cùng một hàng thừa kế, thì họ được hưởng các phần di sản ngang nhau

Ngoài ra, theo pháp luật thừa kế của nước ta, người lập di chúc có quyềnđịnh đoạt một phần di sản để di tặng cho người khác va phần di sản dùng vàoviệc thờ cúng Quyền thừa hưởng phần tài sản di tặng và quyền quản lý phần tàisản dùng vào việc thờ cúng không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật

Như vậy, thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật đều là cáchình thức thừa kế do pháp luật qui định Hay nói cách khác, thừa kế theo dichúc và thừa kế theo pháp luật là các hình thức thừa kế do chế định thừa kếđiều chỉnh Việc phân biệt các hình thức thừa kế theo chế định thừa kế đãđược BLDS của nước ta qui định như những khái niệm cơ bản:

- "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của

mình cho người khác sau khi chết" [6, D 649]

- "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và

trình tự thừa kế do pháp luật qui định" [6, D 677].

Trang 27

Tóm lai, giữa hình thức thừa kế theo di chúc va thừa kế theo pháp luật

có sự khác nhau về chủ thể được thừa kế, căn cứ để chia di sản, cách thức

phân chia di sản và phần di sản người thừa kế được hưởng.

Thừa kế di sản theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp

người chết không để lại di chúc hoặc tuy có để lại di chúc nhưng di chúckhông hợp pháp, di chúc không thể thực hiện được và những trường hợp khác

- Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời

điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc

không còn vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không

có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng

họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc

chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức

được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế

Như vậy, giữa hai hình thức thừa kế có mối quan hệ nhất định, đó là

các mối quan hệ mang tính loại trừ thể hiện ở các trường hợp sau:

- Không có hình thức thừa kế theo di chúc, nghĩa là không có đi chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoàn toàn;

- Có hình thức thừa kế theo di chúc, nhưng người có tài sản lập đi chúc

chi định đoạt một phần tài san của họ hoặc tuy họ định đoạt toàn bộ tài sản thuộc

Trang 28

quyền sở hữu của họ, nhưng một phần di chúc không hợp pháp (kể cả trường hợp

có những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc);

- Có hình thức thừa kế theo di chúc, nhưng di chúc không thực hiện

được (trong các trường hợp người được thừa kế theo di chúc không có quyền

hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểmvới người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng

không còn vào thời điểm mở thừa kế)

Nếu thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của một người theo ý

chí của người đó khi còn sống cho người được chỉ định bằng di chúc (là bất kỳ ai,

kể cả tổ chức), thì người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và được pháp luật

quy định trong số những người có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và

quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản Những người thuộc điện thừa kế theo

pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên là theo

hàng thừa kế Hưởng di sản theo trật tự hàng thừa kế tuân theo nguyên tắc pháp

luật, hàng trước loại trừ hàng sau trong việc hưởng di sản Tuy nhiên, người thuộchàng thừa kế phải là người có quyền hưởng di sản; những người bị loại trừ khỏihàng thừa kế là người hoặc đã chết trước người để lại di sản hoặc từ chối quyền

hưởng di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật

Thừa kế theo pháp luật vừa bảo đảm quyền đương nhiên của người có

tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của nhữngngười có quan hệ huyết thống, gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thânthuộc với người có tài sản để lại Như vậy, hình thức thừa kế theo pháp luật là

hình thức thừa kế truyền thống được bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát

triển của xã hội loài người nhằm củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ huyết

thống, gia đình - nền tảng của mọi xã hội

Vậy, thừa kế theo pháp luật, nhìn từ phương diện chủ quan, là quyền

của cá nhân để lại tài sản của mình cho những người có quan hệ huyết thống,

gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tài sản để

Trang 29

lại và là quyền tự định đoạt của người thừa kế theo pháp luật (nhận hay từ chối

nhận di sản) cùng quyền được bảo vệ được hưởng di sản một cách bình đẳng,ngang nhau giữa những người thừa kế cùng hàng khi có sự kiện chết của một

cá nhân có để lại di sản nhưng không có di chúc hoặc tuy có di chúc, nhưngngười lập di chúc chỉ định đoạt một phần tài sản để lại, di chúc không hợp

pháp, di chúc (hoặc một phần di chúc) không có hiệu lực pháp luật hoặc ngườithừa kế theo di chúc không có quyền hưởng, từ chối quyền hưởng di sản (toàn

bộ hay một phần) hoặc khi có những người được thừa kế di sản của người chết

để lại không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Nếu nhìn từ phương diện khách quan, pháp luật thừa kế của Nhà nước

ta luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của công dân trong suốt quá

trình xây dựng và phát triển đất nước Sự thật là trong suốt quá trình phát triển

pháp luật thừa kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay, quyền thừa kế nói chung và

thừa kế theo pháp luật của công dân nói riêng ngày càng được qui định cụ thểhơn và quyền đó được pháp luật bảo đảm thực hiện ngày một hiệu quả hơn.Đặc biệt, diện những người thừa kế theo pháp luật đã được mở rộng phạm vitrên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản

với những người thừa kế Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật không

những bao gồm những người có nghĩa vụ giám hộ đương nhiên của nhau, màcòn bao gồm những người theo qui định của pháp luật họ không có nghĩa vụgiám hộ đương nhiên của nhau [6, D.70; Ð 71] Tuy nhiên, quyền thừa kế theo

pháp luật của công dân chỉ là khả năng khách quan để công dân thực hiện

quyền dân sự của mình Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân có được thựchiện hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có sự định đoạt

ý chí của người thừa kế theo pháp luật nhận di sản hay từ chối nhận di sản

1.2 NHỮNG NGUYEN TAC PHAP LUẬT THỪA KẾ 6 VIỆT NAM

Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam được áp dụng chung

cho hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật và chúng đã

Trang 30

xuất hiện ngay từ khi có những văn bản pháp luật đầu tiên của nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa Tuy nhiên, xét cho cùng thì các nguyên tắc này (nếu xemxét từ góc độ quyền hưởng di sản) áp dụng chủ yếu đối với hình thức thừa kế

theo pháp luật.

Dựa trên những nguyên tắc của Hiến pháp năm 1946 quy định về quyềndân sự cơ bản của công dân, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 đã quy địnhnhững nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông

về mọi phương diện” Nguyên tắc này được coi như một định hướng chủ đạo

trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự nóichung và quan hệ thừa kế tài sản nói riêng trong các văn bản pháp luật sau này

Những nguyên tắc pháp luật thừa kế đã thể hiện rõ bản chất và những

đặc trưng pháp luật về thừa kế ở nước ta, vì vậy từ năm 1945 đến nay, nhìn

chung, những nguyên tắc đó không thay đổi Những nguyên tắc pháp luật vẻthừa kế ở Việt Nam có thể kể đến cụ thể như sau:

1.2.1 Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế

Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là côngdân, tổ chức Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản và chủ thể hưởng thừa kế di sản Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ

thể hưởng thừa kế di sản (chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc)

Trên cơ sở của nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận đượcquy định tại Điều 7 BLDS, pháp luật thừa kế hiện hành vẫn kế thừa việc tôntrọng ý chí của người có quyền thừa kế của các văn bản pháp luật thừa kếtrước đó (Thông tư 81-TANDTC, Pháp lệnh thừa kế) và bao đảm một cách

nhất quán nguyên tắc này với các quy định cụ thể về quyền của cá nhân để lạitài sản và quyền của cá nhân hưởng thừa kế di sản

+ Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợppháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực

Trang 31

hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết Di chúc là hình

thức xác định ý chí của một người trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở

hữu của họ trước khi chết Quyền định đoạt đó được khẳng định tại Điều 651

BLDS Quyền của người lập di chúc bao gồm:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quan lý di sản, người phân chia di sản

Quyền định đoạt của người có tài sản lập di chúc chỉ có hiệu lực khiviệc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp đượcquy định tại Điều 655 BLDS Nếu người lập di chúc không tuân theo những

điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp pháp

Tuy ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng,

nhưng quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối Trong một

số trường hợp, pháp luật có quy định quyền của những người thừa kế có liên

quan tới người lập di chúc, đó là quyền của những người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung của di chúc [6, Ð 672] Như vậy, quyền định đoạt tài sảncủa người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế

Quyền tự do ý chí của cá nhân được thể hiện không những trong việc

lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà còn thể hiện ngay cả trong việc ho

không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết Đây cũng là một

cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản của họ cho những người

có quyền thừa kế theo pháp luật

+ Đối với cá nhân có quyền nhận di sản, pháp luật thừa kế của nước taquy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ

chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp

Trang 32

luật đã quy định Về vấn đề này, trước năm 1945 ở nước ta, theo Điều 376 Dân

luật Bắc kỳ và Điều 308 Dân luật Trung Kỳ, những người thừa kế thuộc diện là

con, cháu, vợ hay chồng của người quá cố không có quyền khước từ di sản Dân

luật Trung Kỳ chỉ bó buộc vợ hay chồng và con, cháu trai phải nhận di sản Ở

miền Nam, theo án lệ đã định con không có quyền khước từ di sản của người cha

để lại Con, cháu của người khước từ không được hưởng di sản do cha, mẹ của

mình đã khước từ Hình thức khước từ phải thực hiện ở phòng lục sự Tòa sơ thẩmtại địa điểm mở thừa kế có di sản trong hạn 1 năm từ ngày người thừa kế biết thờiđiểm mở thừa kế của người chết Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa

kế đã được quy định tại Điều 645 BLDS Điều luật nói trên quy định thời hạn có

hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền-hưởng và trường

hợp không có quyền từ chối quyền hưởng "Người thừa kế có quyền từ chối nhận

di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản

của mình đối với người khác" "Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành

văn bản, người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao

nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã,

phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di san", "thờihạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế” [6, D 645]

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp

với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 645 BLDS Nhưng nếungười được thừa kế từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của

bản thân cá nhân họ với người khác thì pháp luật không chấp nhận Điều kiện

kinh tế của người có quyền hưởng thừa kế trước khi nhận di sản là không thỏa

mãn cho việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người đó với người khác, nhưng

do muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó, mà đã thể hiện quyền tự

do ý chí của mình bằng việc không nhận di sản, thì không được pháp luật thừa

nhận, người thừa kế này buộc phải nhận di sản theo quy định của pháp luật để lấy

tài sản thừa kế đó thực hiện nghĩa vụ tài sản với người có quyền [6, D 645]

Trang 33

định đoạt của người để lại đi sản.

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc

hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản, thì việc thể hiện ý chí củangười đó có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Chi từ chối hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyềnhưởng thừa kế theo pháp luật, nếu di sản chia theo pháp luật, người này vẫnthể hiện ý chí nhận ky phần thừa kế theo pháp luật được hưởng

- Chỉ từ chối hưởng thừa kế theo pháp luật, mà không từ chối quyền

hưởng thừa kế theo di chúc;

- Từ chối cả việc hưởng thừa kế di sản theo di chúc và từ chối việchưởng thừa kế di sản theo pháp luật

1.2.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kếSắc lệnh số 97-SL có quy định quyền tự định đoạt của những người cóquyền thừa kế trong việc hưởng di sản Theo quy định tại Điều 11 Sắc lệnh

này thì: “Trong lúc sinh thời, người chồng góa hay người vợ góa, các con đãthành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau

khi đã thanh toán tài sản chung”

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, "vợ và chồng có địa vị bình đẳng trong

gia đình" và "người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” [44, D.5, D.6]

Với tư cách đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung của vợ chồng,

trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, thì: "Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang

nhau đối với tài sản chung" [34, Ð 15] Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng

trong việc để lại di sản thừa kế theo pháp luật quy định đã loại trừ được ý thức

hệ phong kiến luôn coi người chồng là gia trưởng, còn người vợ không có

quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nếu khê- , được người chồngcho phép [4, D 321]; [5, D 313].

Trang 34

Theo các quy định trên thì luật của chế độ thực dân, phong kiến luôn

bảo vệ quan điểm trọng nam, khinh nữ và người vợ được coi là người ngoạitộc Thân phận người phụ nữ không những bị hủ tục phong kiến hà khắc tróibuộc, mà còn bị pháp luật thất chặt thêm

Trong chế độ XHCN ưu việt của nước ta, quyền của người vợ luôn

được tôn trọng bảo vệ Trong trường hợp chồng chết trước, người vợ dù đã kếthôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của chồng: "Khi một bên chếttrước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi Phần tài sản của

người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế Vợ chồng có

quyền thừa kế tài sản của nhau" [41, D 17] Những quy định trên của pháp

luật nước ta đã bảo đảm quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc để lại di sảnthừa kế và nhận di sản thừa kế.

- Các con trong gia đình không phân biệt nam, nữ, độ tuổi, có năng lực

hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự đều được thừa kế những

phần ngang nhau, nếu được hưởng thừa kế theo pháp luật

- Pháp luật còn quy định con nuôi có các quyền và nghĩa vụ như con

đẻ trong việc nhận di sản thừa kế Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể

trong việc để lại di sản và nhận di sản thừa kế nhằm bảo vệ những quyền, lợi

ích chính đáng của công dân trong quan hệ tài sản, nhằm củng cố tình đoàn

kết trong gia đình, dòng họ và phủ định tư tưởng trọng nam, khinh nữ, phân

biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình và xã hội.

1.2.3 Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời

điểm mở thừa kế

Quan hệ thừa kế hình thành với những đặc thù riêng của nó Đặc thù đó

được ghi nhận ngay trong các quy định của pháp luật như là một nguyên tắc

Nguyên tac nay đã được quy định ở Điều 11 Sắc lệnh số 97-SL: "Trong lúc sinhthời, người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia

tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung”

Trang 35

Pháp luật không quy định về độ tuổi và năng lực nhận di sản thừa kế,

mà chỉ quy định quyền của cá nhân được hưởng di sản Do vậy, người có năng

lực hành vi hay không có năng lực hành vi dân sự đều được nhận di sản thừa

kế theo pháp luật phần ngang nhau nếu họ cùng thuộc hàng thừa kế được hưởng

Đối với người đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì chưa có năng lực pháp luật dân sự Bởi vì, theo qui định của pháp luật thì: "Năng lực pháp luật dân sự

của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" [6, Ð 16].Pháp luật cũng có quy định bảo vệ quyền thừa kế của người con ra đời sau khi

người bố chết, mà người con đó còn sống thì được hưởng di sản của bố Quy định

tại khoản 1 Điều 638 BLDS phù hợp và thống nhất với Điều 63 Luật HN & GD:

“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó

là con chung của vợ chồng" Cũng theo nguyên tắc trên, tại Điều 688 BLDS có

quy định: "Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai

nhưng chưa sinh ra, thì phải đành lại một phần di sản bằng phần mà ngườithừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, thì

được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra, thì những người thừa kế khác đượchưởng” Pháp luật còn qui định: “Trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mớichết, thì cũng phải đăng ký khai sinh theo qui định của Nghị định này, nếu chết

trước khi khai sinh (chết lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ, thì không

phải đăng ký khai sinh" [17, D 20] Như vay, trong trường hợp đứa trẻ sinh rađược 24 giờ trở lên rồi sau đó chết, thì đứa trẻ đó vẫn là người được thừa kế

Người thừa kế là người có khả năng được hưởng theo quy định của

pháp luật và là người phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế để được hưởng

di sản Nguyên tắc này đã loại trừ những người có quyền thừa kế di sản của

nhau nhưng đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong

cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước, thì

họ không được thừa kế di sản của nhau [6, Ð 644] Những người theo quy

định tại khoản 1 Điều 646 BLDS, cũng không phải là người thừa kế theo

Trang 36

pháp luật do đã bị tước quyền thừa kế Những người từ chối nhận di sản

thừa kế hợp pháp cũng không được hưởng thừa kế di san [6, D 645] Ngườithừa kế theo quy định của BLDS không thể nhường quyền hưởng di sản cho

người thừa kế khác, như đã từng được quy định tại Điều 31 PLTK

1.2.4 Nguyên tắc người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài

sản do người chết để lại

Người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để

lại: "Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người

chết để lại" [6, Ð 640] Theo quy định trên, việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản

do người chết để lại thuộc về người hưởng di sản Nghĩa vụ về tài sản do ngườichết để lại mà người hưởng di sản thực hiện được hiểu là người thừa kế kếquyển tài sản, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để

lại trong phạm vi kế quyền đó

Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại không phải là đi sản thừa kế

Di sản thừa kế chỉ là những tài sản và quyền vẻ tài sản do người chết để lại

được đem chia thừa kế Sự thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lạichính là xác định di sản để chia thừa kế hoặc không còn di sản để chia Di sảnthừa kế là những tài sản và quyền về tài sản của người chết để lại được chia

cho những người có quyền hưởng theo đi chúc hoặc theo pháp luật Tuy nhiên,

phải xác định những quyển tài sản và nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân

thân người chết thì không phải là di sản thừa kế, vì nghĩa vụ gắn liền với nhân

thân người chết chấm dứt cùng thời điểm mở thừa kế Do vậy, người hưởng di

sản theo quy định của pháp luật chỉ phải thanh toán nghĩa vụ về tài sản của

người chết để lại trong phạm vi di sản của người đó Nguyên tắc này cũng đã

được quy định: "Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không

có quyền đòi nợ quá số di sản để lại" [51, Ð 10] Và: "Người thừa kế có tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại" [46, Ð 8]

Trang 37

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định di sản thừa kế của ngườichết để lại Có quan điểm cho rằng, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản, quyền vềtài sản và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại được chuyển cho người thừa

kế Vì người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người chết để

lại trong phạm vi di sản nhận được; nên nghĩa vụ về tài sản của người chết

nằm trong phạm vi di sản của người đó Quan điểm khác cho rằng, di sản thừa

kế là tài sản và quyền về tài sản do người chết để lại để chia thừa kế, cònnghĩa vụ về tài sản của người chết để lại đối với người khác không phải là di

sản thừa kế của người đó, mà chỉ đơn thuần là nghĩa vụ chưa được thực hiện

Nó sẽ được thực hiện bởi những người thừa kế, nhưng phải bằng tài sản của

người để lại nghĩa vụ đó - người đã chết

Người thừa kế được xác định có quyền hưởng di sản thừa kế của người

chết, nhưng nếu di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản

của chính người đó, thì quyền hưởng di sản thừa kế của người được thừa kế cũng

không phát sinh Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết đểlại bang chính tài sản của người đã chết đó và chỉ trong phạm vi giá trị tài sản đã

nhận được Người thừa kế không phải là người thứ ba thực hiện nghĩa vụ, mà là

người thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại bằng chính tài sản của người chết

đó Người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ vẻ tài sản của người chết để lại,nếu người đó chối từ quyền hưởng di sản theo đúng quy định của pháp luật

Người thứ ba thực hiện nghĩa vụ thì phải thực hiện bằng tài sản của mình hoặc

công sức của mình và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền Còn nguyên

tắc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, mà người thừa kế tiến hànhchỉ thuộc phạm vi tài sản và quyền về tài sản do người chết để lại

1.3 TONG QUAN VE CÁC QUY ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHAP LUẬT Ở

NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Pháp luật thừa kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay đã có một lịch sử hìnhthành, phát triển và có những đặc thù riêng của nó Phân tích, đánh giá quá trình

Trang 38

hình thành và phát triển của pháp luật thừa kế nói chung, thừa kế theo pháp luật

của công dân nói riêng phải căn cứ trên co sở các quy định của của pháp luật

qua các thời kỳ Sự phân chia giai đoạn phát triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam

dưới đây dựa trên các văn bản pháp luật được ban hành và các văn bản hướngdẫn giải quyết những tranh chấp về thừa kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay

1.3.1 Vài nét về quyền thừa kế theo pháp luật của công dân Việt

Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc

địa nửa phong kiến Hệ thống pháp luật trong giai đoạn này chỉ là công cụ của

thực dân Pháp nhằm thực hiện triệt để chính sách khai thác thuộc địa Bản chất

của chế độ nô dịch thuộc địa được bộc lộ công khai không những trong những

chính sách cai trị của thực dân Pháp, mà cả trong các qui phạm pháp luật Mặc

dù hệ thống pháp luật của Cộng hòa Pháp thời kỳ đó được xem là hệ thống phápluật tiến bộ, dân chủ, nhưng với bản chất của chủ nghĩa thực dân, Pháp đã tậndụng những hủ tục phong kiến lạc hậu của xã hội phong kiến nước ta thời kỳ đó

để xây dựng hệ thống pháp luật làm công cụ của kẻ xâm lược tại thuộc địa, do

đó pháp luật dân sự ở Việt Nam ra đời trong giai đoạn này cũng chứa đựng bản

chất thực dân - phong kiến khá rõ nét; đặc biệt trong Bộ dân luật giản yếu 1883,Dân luật Bắc kỳ năm 1931 (DLB), Dân luật Trung Kỳ năm 1936 (DLT) Tưtưởng trọng nam, khinh nữ của ý thức hệ phong kiến vẫn được bảo tồn trongquan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình và cả trong các điều khoản pháp luật.Trong lĩnh vực thừa kế di sản, quyền bình đẳng về thừa kế không được bảo

đảm, quyền thừa kế của người vợ bị hạn chế Người vợ không có quyền lập dichúc để định đoạt tài sản của riêng mình, nếu không được chồng cho phép Khi

người vợ chết trước, người chồng được thừa nhận là chủ sở hữu duy nhất đối vớitoàn bộ tài sản riêng của vợ [4, Ð 346], [5, Ð 314] Ngược lại, nếu ngườichồng chết trước, theo qui định tại Điều 346 DLB và Điều 314 DLT, thì người

vợ chỉ có quyền hưởng dụng tài sản riêng của bản thân Gia đình và dòng họ

Trang 39

vẫn là cơ sở chính để xác định vấn đề thừa kế, còn quan hệ hôn nhân chỉ được

coi là thứ yếu [4, Ð 360], [5, Ð 359] Do coi trọng quan hệ huyết thống, phápluật thừa kế thời kỳ này đã chú ý đến quyền bình đẳng của các con trong việchưởng di sản thừa kế của bố, mẹ Thừa kế theo pháp luật trong giai đoạn này đãluôn thể hiện quan điểm bảo vệ gia đình huyết thống trong thừa kế [4, Ð 337]

Luật về thừa kế đã bảo vệ những quyền chính đáng của các con trong

gia đình theo nguyên tắc tài sản của cha, mẹ sẽ thuộc về các con khi cha, mẹqua đời Đây chính là điểm quan trọng trong quan hệ thừa kế theo pháp luật -

thừa kế theo huyết thống xuôi.

Theo trật tự của chế độ phong kiến, tư tưởng tôn ti, thế thứ được bảo tồn

và được qui định bởi pháp luật, theo đó vị trí của người con trai trưởng hoặccháu đích tôn luôn được coi trọng Nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ

trước hết do người con trai trưởng hoặc người cháu trai đích tôn đảm nhiệm,

do vậy việc để lai di sản dùng vào việc thờ cúng tổ tiên (hương hỏa) do trưởngnam hoặc cháu đích tôn của người để lại hương hỏa đó quản lý để thờ cúng;

các con gái của người để lại hương hỏa không có quyền quản lý di sản dùng vào

việc thờ cúng đó Qui định trên của pháp luật thực dân - phong kiến vẫn bảo

vệ quan niệm cũ: "Nữ nhi ngoại tộc” (con gái không thuộc dòng họ nội tộc)

Như vậy, dưới chế độ thực dân - phong kiến trước năm 1945, quyềnthừa kế theo pháp luật của người dân Việt Nam tuy đã được thể chế hóa bằngcác qui định trong các Bộ luật, song do bản chất giai cấp, nên những vấn đề vềbình đẳng trong quan hệ thừa kế chưa được giải quyết, đặc biệt là quyền bình

đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong lĩnh vực thừa kế theo pháp luật.

1.3.2 Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước

ngày có Pháp lệnh thừa kế

Trong giai đoạn 1945 - 1990, kể từ khi nước ta giành được độc lập,pháp luật thừa kế của chế độ mới được xây dựng, củng cố và bổ sung theohướng từng bước được hoàn thiện.

Trang 40

Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đã

bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội Nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đã ra đời vào ngày 2-9-1945, là Nhà nước dân chủ nhân

dân đầu tiên ở Đông Nam Á Song song với việc củng cố chính quyền, Đảng vàNhà nước ta đã rất chú trọng đến việc củng cố và phát triển nền kinh tế từ mức độthấp nửa thực dân - phong kiến nhằm mục đích nâng cao dần mức sống của nhân

dân Các mối quan hệ trong xã hội đã dân dan được đổi mới theo những chủ trươngđúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển tất yếu, khách quan của dân tộc và thời

đại Cùng với sự ra đời của Nhà nước non trẻ, pháp luật của chế độ mới cũng được

hình thành và phát triển, trong đó quyền thừa kế của công dân cũng được coi trọng

Pháp luật thừa kế của Nhà nước ta đã xóa bỏ những tàn tích của chế độ

phong kiến trong quan hệ thừa kế và thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam

và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình Loại bỏ tư tưởng giatrưởng, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ quyền thừa kế của người vợ góa

và người con gái đã kết hôn , người vợ góa dù đã kết hôn với người khác vẫnđược thừa kế di sản của người chồng

Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế

độ cũ, trong đó có những qui định về quyền thừa kế, ngoại trừ những điều

khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,

do điều kiện thời điểm lịch sử lúc đó chưa cho phép chúng ta xây dựng và banhành kip thời các văn bản pháp luật Đặc biệt, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22tháng 5 năm 1950 sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật (do Chủtịch Hồ Chí Minh ký, chiéu theo Sắc lệnh ngày 10-10-1945 tạm giữ các luật lệhiện hành ở Việt Nam) để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mớicho toàn cõi Việt Nam Sắc lệnh số 97-SL đã qui định những nguyên tắc cơ

bản được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật dân sự sau này, trong đó

có luật về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản Các nguyên tắc cơ bản đã được

ghi nhận đó là: Quyền bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình, vợ chồng có

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w