1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Việt Nam và cộng hoà Pháp

137 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP PANTHÉONHÀ NỘI ASSAS (PARIS II)

ĐẶNG THỊ THU HUYỀN

PHÁP LUẬT VỀ NHẪN HIỆU HÀNG HOA THEO

QUY ĐỊNH CUA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOA PHAP

LUẬN VĂN THAC SY LUẬT HOC@Chuyéin nganh: LUẬT DAN SỰ

Trang 2

LOI CAM ON

Lời đầu tiên của bản Luận văn, tôi xin dành để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới Phó giáo sư, Tiến sỹ Đinh Trung Tụng, Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự Kinh

tế Bộ Tư pháp và Giáo su Julien Canlorbe Trường Đại học tổng hợp PanthéonAssas (Paris Il) - Người hướng dẫn khoa học cho dé tài đã tận tình giúp đỡ tôi

trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà Pháp luật Việt Pháp, Trung tâm Luật Thành

Đạt - Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng bạn bè, đồngnghiệp tại Tổng cục II - Bộ Quốc phòng và Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đàotạo đã tận tình cung cấp các tư liệu tham khảo, tạo điều kiện thuận lợi cũng như

đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.

Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã thường

xuyên động viên, cổ vũ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

cũng như hoàn thiện luận văn.

Đặng Thị Thu Huyền

Trang 3

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VỀ NHAN HIỆU HANG HOA

Khai niém Nhan hiéu hang hoa

1.1.1 Khái niệm Nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của

pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp

1.1.2 Các dấu hiệu cấu thành Nhãn hiệu hàng hoá1„1,3 Các tiêu chí để được bảo hộ

1.1.4 Các dấu hiệu không được bao hộ

(Les signes déceptifs)

Phan loai Nhan hiéu hang hoa

1.2.1 Các loại Nhãn hiệu hàng hoá cơ bản| in: Các loại Nhãn hiệu hàng hóa đặc thù

Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá với một số dấu hiêu thường gắnvới hàng hoá, dịch vụ

1.3.1 Phân biệt Nhãn hiệu hang hoá với Thuong hiệu1.3.2 Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá với Nhãn hàng hoá

1.3.3 Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá với Tên thương mại1.3.4 Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá với Chỉ dẫn địa lý

và Tên gọi xuất xứ hàng hoá

Quá trình hình thành, phát triển của Nhãn hiệu hàng hoá vàpháp luật về Nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam và Cộng hoàPháp

1.4.1 Sự phát triển của pháp luật Việt Nam1.4.2 Sự phát triển của pháp luật Pháp

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CUA QUYỀN SỞ HỮU NHAN HIỆU

HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CỘNGHOÀ PHÁP

2.1 Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu

hàng hoá

2.2 _ Xác lập và huỷ bỏ quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu hàng hóa2.2.1 Xác lập quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu hàng hoá2.2.2 Các trường hợp huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ2.3 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu Nhãn hiệu hàng hoá

„3 Quyền cơ bản của chủ sở hữu2.3.2 Nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu

Co Cf co

6972

Trang 4

24 Bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá chống cạnh tranh không lành

CHUONG 3: THỰC TIEN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU NHAN HIỆU HÀNGHOÁ Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HOÀ PHÁP PHƯƠNG

HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU

HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

3.1 Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu Nhãn hiệu hàng hoá ở Việt

3.1.1 Thực trạng xâm phạm quyền Sở hữu Nhãn hiệu

hàng hoá

3, 1.2 Nguyên nhân cua tình trạng xâm phạm quyền

3.2 Xác định các hành vi xâm phạm và các biện pháp bảo vệ quyền

sở hữu Nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam

33°) Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam

apie Một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện

pháp luật Việt Nam

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC Bản dịch Bộ luật Sở hữu trí tuệ Pháp, phần quy địnhvề Nhãn hiệu hàng hoá, Nhãn hiệu dịch vụ và các

dấu hiệu phân biệt khác

119120[22

Trang 5

CO MND 010.

SHCN

Bo luat SHTTND 63/CP

CAC THUAT NGU VIET TAT

Bộ luật Dân su Việt Nam 1995

Bộ luật Sở hữu trí tuệ của Cộng hoà Pháp

Sở hữu công nghiệpNhãn hiệu hàng hoá

Nhãn hiệu dịch vụ

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhậnNhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu nổi tiếng

Sở hữu công nghiệp

Sở hữu trí tuệĐiều ước quốc tế

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến

thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ có hiệu lực

từ ngày 01/01/1995

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giớiTổ chức thương mại thế giới

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong đời sống quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốctế là xu thế khách quan diễn ra với tốc độ ngày càng cao, bao trùm hầu hết các

lĩnh vực của đời sống xã hội Toàn cầu hoá và những thách thức về phương

diện pháp luật nảy sinh từ quá trình toàn cầu hoá đã và đang đặt ra cho ViệtNam không ít bài toán cần phải giải trong mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp

luật quốc gia Nghị quyết của đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đãnhận định: "Chu động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tỉnh than pháthuy tối da nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo dam độc lập tự chủvà định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốcgia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc " đồng thời khẳng định: "Tiếp tục mở

rộng kinh tế đối ngoại theo hướng da phương hoá, da dang hoá, chi động hộinhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện nước ta và bảo đảmthực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và da phương như AFTA,APEC, tiến tới hội nhập WTO "

Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trong thời gian qua đãđạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo lập được các cơ sở pháp lý quan trọngcho việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên cần nhận thấy rằng so với các yêu cầu, đòi hỏi và thách thức về

phương diện lập pháp trong bối cảnh quốc tế hiện nay với các không gianpháp lý mới đang được xác lập thì hệ thống pháp luật nước ta hiện tại vẫn còn

khá bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Với một

lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu, hệ thống các văn bản pháp luật chưa

đầy đủ, các quy định về bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) nói chung vabảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) nói riêng chỉ chiếm một phần “khiêmtốn” trong Bộ luật Dân sự (BLDS) nên việc bảo hộ trên thực tiễn chủ yếu chỉ

dựa vào các văn bản dưới luật do Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về

Trang 7

lĩnh vực đó ban hành Các văn bản này thường không đầy đủ, không có hiệulực như luật và tính ổn định không cao, dễ bị cơ quan ban hành thay đổi dẫnđến tuỳ tiện Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế bảo hộ cũng chưa phù hợp, cóquá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhưngnhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này chưa được phân định rõ ràng Việt

Nam đã ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Hoa Kỳ và việc thực hiện cácnội dung đã cam kết trong Hiệp định cũng như một trong những điều kiện décó thể trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi hệ

thống pháp luật về bảo hộ SHTT nói chung và NHHH nói riêng cần phải được

bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy phạm phù hợp và xây dựng một thiết

chế đảm bảo thực thi có hiệu quả Vì vậy, việc nghiên cứu để tim ra nhữngđiểm chưa phù hợp trong các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đểsửa đổi bổ sung cho phù hợp là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam có thể sớm

đáp ứng các yêu cầu ra nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế |

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp(SHCN) đặc biệt là đối với NHHH diễn ra ngày càng phức tạp, đã và đang trởthành một vấn đề mang tính thời sự Các phương tiện thông tin đại chúng đềuthông tin về việc các NHHH của Việt Nam đã bị “đánh cắp” ở nước ngoài và

các sản phẩm có uy tín trên thị trường như cà phê Trung Nguyên, thuốc láVinataba, bia Sài Gòn không thể xuất khẩu đến những thị trường đầy tiềm

năng như Châu Âu, Mỹ, Inđônêxia vì các nhãn hiệu này đã được những

người khác đăng ký trước Việt Nam đang trên đà hội nhập vào hệ thốngthương mại đa phương, khi Việt Nam trở thành thành viên của AFTA và WTO

vào năm 2006 Cạnh tranh sẽ trở nên sống còn trên tất cả các thị trường, tìnhtrạng xâm phạm quyền sở hữu đối với NHHH và nguy cơ bị mất các NHHH

có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ ngày càng lớn.

Nhận thức được tầm quan trọng của NHHH đối với sự phát triển và hội

nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai Là một

học viên lớp cao học Việt - Pháp, được nghiên cứu song hành pháp luật của

Trang 8

Việt Nam với pháp luật Cộng hoà Pháp - một quốc gia có nền kinh tế pháttriển, có bé day lịch sử về kinh nghiệm lập pháp với một khung pháp lý vềSHTT tương đối hoàn thiện Đặc biệt trong việc xây dựng và bảo hộ các

NHHH nổi tiếng trong các lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng như thời trang, hoá

mỹ phẩm, dược phẩm có tên tuổi như: COCO Chanel, Chiristian Dio, Yves

Saint Lauren Với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật

của Việt Nam và Cộng hoà Pháp trên cơ sở đó nhằm tìm ra những điểm tiếnbộ, những điểm hạn chế và chưa phù hợp của pháp luật hiện hành của Việt

Nam về NHHH nhằm đề xuất phương hướng sửa đổi, bổ sung trong thời giantới, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về NHHH theo quy định của Việt Nam và Cộng

hoà Pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu dé tài

Sở hữu trí tuệ nói chung và NHHH nói riêng là một lĩnh vực phức tạp và

rất mới ở Việt Nam, mặc dù đã tham gia các Công ước quốc tế trong lĩnh vựcnày từ rất sớm nhưng mãi đến đầu những năm 80 Việt Nam mới thực sự xây

dựng được những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quyền SHCN Khichuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các văn bản pháp

quy về lĩnh vực SHCN đã lần lượt ra đời Đầu tiên là Pháp lệnh bảo hộ quyền

SHCN và sau đó được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là

Bộ luật Dân sự 1995 Từ khi BLDS có hiệu lực, vấn đề bảo hộ quyền SHCN đãthu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan, ban ngành, các nhà

khoa học cũng như các cơ sở đào tạo Luật Da có nhiều hội thảo liên quan đến

quyền SHTT được tổ chức như Hội thảo thực thi quyền SHTT (tháng 3/1998),Hội thảo về các đối tượng SHCN mới ở Việt Nam (9/1998), Hội thảo về thực

thi quyền SHTT trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (tháng11/2001), Hội thảo SHTT Châu A và định hướng cho tương lai (tháng 5/2002).Một số công trình khoa học như Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của

Trang 9

Viện Khoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao về “Nâng cao vai tro và năng

lực của Toà án trong việc thực thi quyền sở hitu trí tuệ ở Việt Nam - Những

vấn đề lý luận và thực tiễn”, “Bình luận khoa học các quy định của Bộ Luật

đân sự” của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; Tập bài giảng“Sở hữu trí tuệ” của khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật Ha Nội Đồng

thời có nhiều bài viết của nhiều tác giả trong nước về SHTT Tuy nhiên, cáccông trình khoa học này chỉ đề cập tới các vấn đề liên quan đến SHTT nóichung chứ không đi sâu nghiên cứu riêng về vấn đề bảo hộ NHHH Có haicông trình đáng chú ý là luận văn của tác giả Vũ Thị Hải Yến “Một số vấn dé

về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với NHHH tại Việt Nam theo quy

định cua Bộ Luật Dân sự" thực hiện năm 2001- Đây là công trình nghiên cứuchuyên biệt đầu tiên về NHHH, song những nghiên cứu của công trình nàychủ yếu tập trung vào vấn đề bảo hộ NHHH theo quy định của pháp luật Việt

Nam Công trình thứ hai là luận văn của tác giả Vũ Thi Phương Lan “So sánhpháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam với các Điều ước quốc

tế và pháp luật một số nước công nghiệp phái triển” thực hiện năm 2002 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề so sánh pháp luật bảo hộ

-NHHH, nhưng phạm vi so sánh rộng nên chỉ đi vào các vấn đề chung có tinh

chất khái quát Vì vậy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về NHHHtheo quy định của Việt Nam và Cộng hoà Pháp” là một đề tài độc lập, không cósự lặp lại Tuy nhiên, để hoàn thành đề tài này, người viết phải tham khảo, sưutầm, học hỏi các kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các công trình khoa

học có liên quan đến vấn đề SHTT đã được công bố, các bài viết trên tạp chíchuyên ngành của Việt Nam và Pháp cũng như các nghiên cứu khoa học

3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền SHCN đốivới NHHH trên cơ sở phân tích một cách hệ thống các quy định về NHHH,

Trang 10

đối chiếu, so sánh các quy định về NHHH trong Bộ luật Dân sự Việt Nam với

các quy định trong Bộ luật SHTT của Cộng hoà Pháp và các quy định có liên

quan để từ đó thấy được các điểm tương đồng, điểm mới, tiến bộ và khác biệt

trong pháp luật về NHHH của Pháp so với pháp luật Việt Nam.

- Nghiên cứu thực trạng vi phạm quyền SHCN đối với NHHH và việc bảohộ quyền này trên thực tế của Việt Nam và Pháp.

- Phát hiện, tìm ra những quy định chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam

để dé xuất các kiến nghị cụ thể góp phần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phápluật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và

tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề về việc bảo hộ quyền sở hữu

nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Việt Nam và Cộng hoà Pháp Bảo hộ

quyền SHCN đối với NHHH là một lĩnh vực rất rộng, là việc Nhà nước thông

qua hệ thống pháp luật quy định từ việc xác lập quyền, thực hiện quyền SHCN

trên thực tế cho đến việc bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ xâm phạm nào.Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn, tác giả tập trung đi sâu nghiên

cứu vào các nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích khái niệm về NHHH theo quy định hiện hành, các tiêu chí để

một NHHH được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và Cộng hoà Pháp.

- Can cứ xác lập quyền SHCN đối với NHHH, quyền và nghĩa vụ cơ ban

của chủ sở hữu NHHH.

- Thực tiễn bảo hộ và xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối

với NHHH, các biện pháp bảo vệ quyền theo quy định của Việt Nam và Pháp.

- Quan điểm của tác giả về các vấn dé cần sửa đổi, bổ sung qua việc

nghiên cứu bảo hộ quyền Sở hữu NHHH theo kinh nghiệm của Cộng hoà

Pháp.

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu dé tài

Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài dựa trên phép duy vật biện

chứng và duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác - Lénin để từ đó tìm ra mối liên

hệ giữa các hiện tượng, sự việc một cách khoa học, logic nhằm tổng hợp, phântích, đánh giá các nội dung nghiên cứu Đề tài được xây dựng trên quan điểmcủa Đảng cộng sản Việt Nam về định hướng phát triển nền kinh tế thị trường

trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá Với đặc thù là đề tài nghiên cứu vềso sánh pháp luật, phương pháp so sánh được sử dụng trong hầu hết các nộidung của đề tài thông qua việc phân tích các khái niệm NHHH, các dấu hiệucấu thành một NHHH, căn cứ xác lập quyền SHCN đối với NHHH, thực trạng

vi phạm đối với NHHH, các biện pháp bảo vệ khi NHHH bị xâm phạm.

6 Những điểm mới và ý nghĩa của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu, so sánh một cách có hệ thống những mục tiêu cơ

bản, các kinh nghiệm và những điểm ưu việt trong hệ thống bảo hộ NHHHcủa Cộng hoà Pháp về NHHH, các điểm tương thích và chưa tương thích của

pháp luật Việt Nam và qua đó góp phần dé xuất các kiến nghị nhằm hoànthiện hệ thống pháp luật của Việt nam về bảo hộ NHHH Đề tài có ý nghĩathực tiễn và tính thời sự, nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận trong quá trình

soạn thảo, góp ý cho việc sửa đổi Bộ luật Dân sự hiện nay.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đề xuất thực hiện việc

thay đổi cơ bản đối với khung pháp luật về SHTT hiện hành bằng cách xâydựng Luật SHTT để quy tụ các quy định mang tính nội dung về quyền SHTTbao gồm cả quyền SHCN và NHHH trong phần VI Bộ luật Dân sự và các quy

định có liên quan trong các văn bản khác vào một luật thống nhất và có hệ

thống trên cơ sở lập luận sau: Các quy định của Bộ luật Dân sự chỉ cần giớihạn ở các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tính ổn định theo thời gian trong khiđó các quy định về SHTT với đặc thù của mình lại cần phải chi tiết, trongnhững điều kiện hoàn cảnh cụ thể cần có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp

Trang 12

ứng các bước tiến mới về công nghệ Nếu quy định chi tiết trong BLDS sẽ làm

tăng quy mô của Bộ luật còn nếu chỉ quy định chung sẽ không bao quát hết và

khó có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời dẫn đến tình trạng các văn bản hướng dẫn

luật lại chứa các quy phạm cao hơn luật như hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn

Lời nói đầu

Chương 1: Tổng quan về nhãn hiệu hàng hóa;

Chương 2: Nội dung cơ bản của quyền sở hữu Nhãn hiệu hàng hoá theo

quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp;

Chương 3: Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu Nhãn hiệu hàng hoá ở ViệtNam và kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp Phương hướng và kiến nghị hoànthiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam.

Kết luận.

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

1.1 Khái niệm Nhãn hiệu hàng hoá

Hiện nay có nhiều Điều ước quốc tế (DUQT) song phương va đa phương điều

chỉnh các lĩnh vực liên quan đến Nhãn hiệu hang hoá (NHHH) như Công ước Paris(1883), Thỏa ước Madrid (1891), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương

mại của Sở hữu trí tuệ ký trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm

1994 và có hiệu lực từ 01/01/1995 gọi tat là Hiệp định TRIPs wv Tuy nhiên cácđiều ước quốc tế này thường không đưa ra khái niệm về NHHH mà chỉ quy định cácnguyên tác, thiết lập các cơ chế đăng ký và bảo hộ NHHH trên phạm vi quốc tế.Hiệp định TRIPs là hiệp định đầu tiên có những quy định nội dung về khái niệm

cũng như đặc điểm của một đối tượng có khả năng bảo hộ quốc tế như một NHHH.

Điều 15.1 hiệp định TRIPs quy định khái nệm NHHH như sau: “Bat kỳ một đấu

hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của

các doanh nghiệp khác đều có thể lam NHHH Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ,kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc màu cũng

như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ky là NHHH '.

Có thể thấy khái niệm NHHH trong hiệp định TRIPs được quy định một cách

khái quát, việc xác định một đối tượng bất kỳ có phải là NHHH hay không thườngđược căn cứ vào mục đích sử dụng và “bdt kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệthàng hóa này với hàng hóa khác” đều có thé xem là yếu tố cấu thành của một

Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ trình bày, phan tích khái niệm

NHHH theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng hoà Pháp trên cơ sở so sánh

với hiệp định TRIPs.

1.1.1 Khái niệm Nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật ViệtNam và Cộng hoà Pháp

* Theo quy định của pháp luật Việt Nam

Khái niệm về NHHH được quy định tại Điều 785 Bộ luật Dân sự (BLDS)“NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dich vụ cùng loại của các

cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc su kết

hợp các vếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc ”.

Trang 14

Khái niệm NHHH theo quy định của Điều 785 BLDS được hiểu là bao gồmcả NHHH và nhãn hiệu dịch vụ Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy NHHH có cácđặc điểm cơ bản sau:

- NHHH phải là những dấu hiệu có khả năng phân biệt, nhãn hiệu có thể là từngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu

- NHHH được dùng để phân biệt các hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ

so sản xuất kinh doanh khác nhau.

Có thể thấy rằng khái nệm NHHH quy định tại điều 785 BLDS ngoài việcquy định về chức năng của NHHH là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ còn cụ thể hoá

các dạng dấu hiệu có khả năng thực hiện chức năng phân biệt Đó là các dấu hiệu từ

ngữ, dấu hiệu hình ảnh hoặc dấu hiệu kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh Tuy nhiên, so

với quy định tại Điều 15 Hiệp định TRIPs thì khái niệm này hạn chế hơn, không thé

hiện sự “mạnh mé” như quy phạm tương ứng của Hiệp định TRIPs là bất kỳ dấu

hiệu, tổ hợp dấu hiệu có khả năng phan biệt đều có thể làm NHHH Trên thực tế, ba

loại dấu hiệu được liệt kê trong khái niệm này chỉ là các dấu hiệu thường được sử

dụng rộng rãi nhất Việc quy định “NHHH có thể là ” như hiện nay dễ dẫn đến

nhiều cách hiểu Có thể hiểu chỉ có các dấu hiệu đã được liệt kê mới có thể được coi

là NHHH hoặc cũng có thể hiểu quy định này mang tính chất mở, ba dạng dấu hiệu

được nêu chỉ là các dạng NHHH điển hình, điều luật không liệt kê hết mà chỉ đưa ra

các dạng phổ biến nhất là tu ngữ, hình ảnh, sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh thểhiện bằng một hay nhiều màu sắc Theo người viết, khái niệm NHHH nên được hiểu

theo cách này vì trên thực tế những dấu hiệu mà con người có khả nang “tri giác”

được đều có thể sử dụng như một NHHH, ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được

(như từ ngữ, hình ảnh, mầu sắc, sự kết hợp của các yếu tố này), thì những dấu hiệu

nghe thấy được (như âm thanh) hoặc thậm chí chỉ ngửi thấy được (như mùi vị) cũng

có thể được bảo hộ và như vậy căn cứ theo mục đích sử dụng, nếu bất kỳ dấu hiệu

nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh này vớihàng hoá, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác thì đều có thể cấu thành một NHHH.

* Theo quy định của pháp luật Pháp: Khái nệm NHHH được quy định taiđiều L711-1 bộ Luật SHTT "NHHH, NHDV là các đấu hiệu có thể thể hiện đượcdưới dang chữ viết dùng để phan biệt sản phẩm, dịch vụ của một thể nhân, pháp

"hán.

Trang 15

Dấu hiệu quy định tại đoạn trên chủ yếu bao gồm:

a Tên gọi được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào như: Từ, tập hợp từ, tên

người, tên địa lý, biệt hiệu, bút danh, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt;

b Dấu hiệu âm thanh như: âm thanh, lời nhạc;

c Dấu hiệu hình ảnh như: hình về, nhấn sản phẩm, con dấu, đường viền, hình

nổi, ảnh chụp giao thoa laze, biểu tượng, hình ảnh tổng hợp, hình thức, đặc biệt là

hình thức sadn phẩm, hình thức bao bì sản phẩm, hình thức đặc trưng của dich vụ,

cách bố trí kết hợp màu sắc, sắc thái mau".

Về cơ bản, khái niệm NHHH theo quy định của Pháp cũng được định nghĩa

theo mục đích sử dụng: là các đấu hiệu nhằm phân biệt sản phẩm dịch vụ của thểnhân và pháp nhân, bên cạnh đó cũng liệt kê một cách cụ thể các loại dấu hiệu được

sử dụng làm NHHH Tuy nhiên phạm vi các dấu hiệu mở rộng hơn rất nhiều so vớiquy định của Việt Nam Nhiều dấu hiệu từ ngữ và hình ảnh đã được bảo hộ tại Pháp

mà Việt Nam chưa quy định như biệt hiệu, bút danh, chữ viết tắt, nhãn sản phẩm,

con dấu, đường viền, ảnh chụp giao thoa laze, hình thức bao bì sản phẩm, hình thức

đặc trưng của dịch vụ Ngoài các loại dấu hiệu thông thường như từ ngữ, hình ảnh,

màu sắc thì dấu hiệu âm thanh cũng có thể được sử dụng làm NHHH Mặc dù phạm

vi các dấu hiệu được sử dụng làm NHHH được liệt kê nhiều nhưng Pháp quy định

rất chặt chẽ là các dấu hiệu này phải có khả năng thể hiện được dưới dạng chữ viết

"graph/que" nghĩa là phải thể hiện được trên giấy - phải có khả năng nhìn thấy được,kể cả với dấu hiệu âm thanh Nhãn hiệu âm thanh phải được thể hiện thành nốt nhạc

và tiết tấu nhạc trên giấy và bảo hộ NHHH âm thanh là bảo hộ giai điệu nhạc gắn

lên hàng hoá dịch vụ thông qua những nốt nhạc mà người nộp đơn thể hiện trên

Có thể nói, dấu hiệu âm thanh cũng như một số dấu hiệu từ ngữ và hình ảnh

được sử dụng làm NHHH theo quy định của Pháp chưa được quy định trong phápluật hiện hành của Việt Nam nhưng cùng với việc tiếp cận và giao lưu với những hệ

thống pháp luật tiên tiến trong quá trình hội nhập, khái niệm về NHHH của ViệtNam đã được hoàn thiện và gần với chuẩn mực quốc tế hơn Điển hình là khái niêm

NHHH quy định trong Hiệp định thương mại (HDTM) Việt Nam — Hoa Kỳ tại

khoản | Điều 6: “NHHH được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hop bất kỳcủa các dấu hiện có kha năng phan biệt hàng hóa hoặc dich vụ của một người với

1Q

Trang 16

hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình anh, chữ

cái, chữ số, tổ hợp mâu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình

dang của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhấn hiệu dich vụ,

nhãn hiệu tập thể và nhấn hiệu chứng nhận” Có thé thấy, khái niệm NHHH trongHĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ đã có sự mở rộng hơn về phạm vi các yếu tố có thể được

đăng ký và bảo hộ NHHH tại Việt Nam trong thời gian tới Khái niệm này tương đối

rộng, đầy đủ thể hiện tính khái quát cao hơn so với khái nhiệm NHHH trong BLDS

Việt Nam.

Qua phân tích khái nệm NHHH theo quy định của TRIPs và điều L711-1 Bộluật SHTT Pháp, theo người viết cần có sự sửa đổi, bổ sung khái niệm NHHH tạiđiều 785 BLDS của Việt Nam Để đảm bảo cho khái niệm về NHHH của Việt Namphù hợp với sự phát triển mới của NHHH trên thế giới cũng như trình độ phát triển

trong hiện tại và tương lai, vừa tạo được một sự linh hoạt cần thiết trong quá trình áp

dụng, Điều 785 BLDS Việt Nam có thể sửa đổi như sau:

NHHH là những dấu hiệu có thể nhận biết bằng thị giác, có khả năng phân

biệt hàng hóa, dịch vụ của một người với hàng hóa, dịch vụ của người khác Dấu

hiệu được sử dụng làm NHHH bao gồm từ ngữ, hình ảnh, tổ hợp mâu sắc hoặc các

đấu hiệu khác.

1.1.2 Các dấu hiệu cấu thành Nhãn hiệu hàng hoá

Theo xu hướng quốc tế hiện nay thì các dấu hiệu có thể được đăng ký làmNHHH rất phong phú, nó có thể cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc là sự kết hợp bấtkỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt Căn cứ trên phương diện biểu hiện các

dấu hiệu được sử dụng làm NHHH có thể là:

- Dấu hiệu phát âm được: Là những dấu hiệu có thể đọc được, tác động vào

thính giác của người nghe như tên công ty (UNILEVER), tên sản phẩm (DOVE),

câu khẩu hiệu (Nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các dấu hiệuphát âm được khác.

- Dau hiệu không phat âm được: Là những dấu hiệu không đọc được mà chỉ

có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (Ví dụ như hình trăng

lưỡi liém của hãng NIKE), màu sắc (mau đỏ của Coca-Cola) kiểu dáng thiết kế, bao

bì (kiểu chai màu xanh đặc trưng của bia Heneken) và các dấu hiệu nhận biết khác.

Trang 17

- Dấu hiệu hữu hình: Là những dấu hiệu có thể nhận biết được bang thị giácđược sử dụng độc lập hoặc kết hợp tạo nên sự khác biệt đối với sản phẩm, dịch vụnhư: Con hổ vàng và nhãn hiệu bia Tiger, hình quả táo khuyết một góc quen thuộc

của máy tính Apple, 3 hình elíp lồng vào nhau của Toyota, màu đỏ sôi động củaCoca Cola hay Bông sen vàng của hãng Hàng không Việt Nam.

- Dấu hiệu vô hình: Là những dấu hiệu chỉ có thể nhận biết được bằng thính

giác hoặc khứu giác như âm thanh, mùi vi.

Từ việc phân tích các khái nệm NHHH theo quy định của Việt Nam và Phápcó thể thấy pháp luật Việt Nam và Pháp đều có các quy định tương tự về các dấuhiệu có khả năng được đăng ký là một NHHH đó là: Dấu hiệu từ ngữ, dấu hiệu hìnhảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa chúng Ngoài ra, Pháp quy định một dấu hiệu và

Việt Nam chưa bảo hộ là dấu hiệu âm thanh.

* Dấu hiệu từ ngữ:

Dấu hiệu “tw ngữ” được hiểu la các dấu hiệu chữ bao gém các chữ cái hoặc

chữ số, một hay nhiều chữ cái, một hay nhiều số hoặc sự kết hợp giữa chúng là loạiNHHH phổ biến Dấu hiệu từ ngữ được sử dụng làm NHHH có thể là một từ hoặc

mội tập hợp từ, tên họ, tên địa danh, chữ số, chữ cái vv ví dụ như:

không được bảo hộ.

12

Trang 18

oF 1.2.3

Đăng ký quốc tế 2R221.91 UN DEUX TROIS

Nhãn hiệu của công ty UNILEVER Nhãn hiệu của công ty ETAM cho sản phẩm

cho sản phẩm thuộc nhóm 30 thuộc nhóm 03, 18, 25

Theo người viết quy định về việc không bảo hộ các dấu hiệu từ ngữ do không

có khả năng phát âm, trình bày đơn giản hoặc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài khôngthông dụng như Việt Nam hiện nay là bất cập, trên thực tế trong các văn bản pháp

luật của Việt Nam chưa có điều khoản quy định về khả năng phát âm hoặc ngôn ngữ

được thừa nhận là ngôn ngữ thông dụng vv Việc xác định các dấu hiệu từ ngữkhông được bảo hộ theo các tiêu chí này hoàn toàn mang tính chất chủ quan và tuỳthuộc vào sự đánh giá của cán bộ xét nghiệm đơn của Cục SHTT.

Quy định của Pháp mang tính khái quát hơn của Việt Nam, các dấu hiệu từ

ngữ có thể thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào miễn là có khả năng phân biệt hàng

hoá dịch vụ của cá nhân hoặc pháp nhân như: Từ, tập hợp từ, từ mới, từ tượng thanh,tên họ, tên địa lý, biệt hiệu, bút danh, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt Việc xem xétmột dấu hiệu từ ngữ có khả năng được đăng ký bảo hộ hay không dựa trên cơ sở cókhả năng phân biệt và không xâm phạm các quyền đã được xác lập trước.

- Tén họ cũng là một dấu hiệu có khả năng được dang ky làm NHHH Ở Phápcũng như các nước Châu Âu, họ gia đình thường được dùng rất phổ biến làm tên

công ty hay nhãn hiệu gắn lên hàng hoá dịch vụ như mỹ phẩm ESTEE LAUDER,

xe hơi FORD, nước hoa COCO CHANEL, quần áo thời trang YVES SAINT

Số dang ky No.330 Calvin KleinNhãn hiệu dành cho các sản phẩm xe

gan máy Honda

Nhãn hiệu có thể là tên họ của chính người dang ký hoặc người thứ ba, ho tên

của một người là quyền dân sự thuộc về nhân thân người đó được pháp luật bảo vê,

không thể chuyển nhượng được và không phụ thuộc vào thời hiệu nhưng khi tên họ

được sử dụng làm NHHH, nó trở thành yếu tố vô hình, hoàn toàn mất đi tư cách cá

13

Trang 19

nhân và chịu su chi phối của các quy định về nhãn hiệu như có thể chuyển nhượng,

có thời hiệu Việt Nam cũng bảo hộ dấu hiệu thuộc loại này, tuy nhiên theo truyền

thống văn hoá của Việt Nam nhất là ở các vùng nông thôn, việc sử dụng họ tên mộtngười làm NHHH là một điều cấm ky.

- Tên địa danh cũng là một dấu hiệu thường được đăng ký làm NHHH ở ViệtNam và Pháp như nước hoa Sante Fe, Bia Hà Nội, Vang Thăng Long, Vang Đà

Lạt Trên thực tế, theo quy định của Việt Nam để được sử dụng tên một địa danh

làm NHHH, Cục SHTT yêu cầu phải có sự chấp thuận của co quan có thẩm quyền

trong trường hợp địa danh đó không phải là một Chỉ dẫn địa lý Trường hợp tranh

chấp giữa nhãn hiệu “Vang Đà Lạt” của Công ty thực phẩm Lâm Đồng và các nhãnhiệu “Vang đỏ Đà Lạt, Vang trắng Đà Lạt, Vang Dâu Đà Lạt” của nhà sản xuấtVĩnh Tiến có địa chỉ tại Đà Lạt là một ví dụ Để được bảo hộ địa danh Đà Lạt, cục

SHTT yêu cầu doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của UBND thành phố Đà Lạt.Tại công văn số 179/UB ngày 5/9/2002 Chủ tịch UBND thành phố Da Lat dã đồng ý

để Công ty thực phẩm Lâm Đồng sử dụng địa danh Đà Lạt cho nhãn hiệu Vang Đà

Lạt Cuối năm 2003, tại công văn số 3157 ngày 05/12/2003 nhà sản xuất Vĩnh Tiến,

địa chỉ 41 Phạm Ngọc Thạch, thành phố Đà Lạt cũng được UBND thành phố Đà Lạtcho phép sử dụng địa danh Đà Lạt cho sản phẩm cùng loại mang nhãn hiệu “Vangđỏ Đà Lạt” Công ty Cổ phần thực phẩm Lam Đồng cho rằng nhãn hiệu Vang Đà

Lạt mà đơn vị đăng ký bảo hộ đã bị xâm phạm, nhưng nhà sản xuất Vĩnh Tiến luôn

khẳng định là không vi phạm vì việc sử dụng địa danh Đà Lạt làm nhãn sản phẩm

của họ cũng được Chủ tịch UBND thành phố Da Lat cho phép và yêu cầu Cục SHTT

phải giám định lại mẫu nhãn hàng hoá mà phía Công ty Cổ phần thực phẩm LâmĐồng cho rằng đã bị xâm phạm [1, trang 5].

Theo người viết quy định trên của Cục SHTT Việt Nam là không hợp lý, thứnhất trong trường hợp nếu người nộp đơn lấy một tên địa danh nước ngoài làm

NHHH thì ho không thể có được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nước

ngoài nơi có tên địa danh đó như trường hợp Sôcola Bỉ hoặc Sôcola Thụy Sỹ Thứ

hai, nếu tên địa danh đó được cơ quan có thẩm quyền cho phép làm NHHH thì cũngkhông có căn cứ nào để chỉ cho phép một chủ thể được độc quyền sử dụng tên địa

danh đó Việc xác định có hay không có hành vi xâm phạm quyền trong trường hợp

này không phải là việc xem xét ai có quyền sử dụng tên địa danh “Đà Lạt” mà phảixem Xét trên cơ sở các nhãn hiệu Vang do Da Lat, Vang trắng Da Lat, Vang Dâu Đà

14

Trang 20

Lạt của cơ sở Vĩnh Tiến có được thể hiện, trình bày tương tự hay bắt chước nhãn

hiệu đã được bảo hộ là Vang Đà Lạt hay không.

Theo quy định của Pháp, việc cấp văn bằng bao hộ NHHH trong những trườnghợp có sử dụng tên địa danh cần phải được xem xét rất kỹ Sự nổi tiếng của địa danhđó có thể đem lại một lợi nhuận đặc biệt cho chủ sở hữu NHHH có sử dụng tên địadanh đó Vì thế, cần tránh trường hợp một cá nhân chiếm đoạt quyền đối với tên địadanh bằng việc nộp đơn xin đăng ký NHHH được áp dụng không chỉ trong việc bảohộ Chỉ dẫn địa lý hay Tên gọi xuất xứ hàng hoá.

* Dấu hiệu hình ảnh: Việt Nam và Pháp đều quy định tương tự về việc bảo hộcác dấu hiệu hình ảnh sử dụng làm NHHH Dấu hiệu hình ảnh được hiểu bao gồm

cả hình anh hai chiều và hình ảnh ba chiều như các hình vẽ, các nét vẽ, biểu tượngthể hiện bằng một hay nhiều màu sắc Dấu hiệu hình ảnh có tác dụng thu hút sự chúý của người tiêu dùng thông qua thị giác, các dấu hiệu hình ảnh đặc biệt là hình ảnhba chiều có xu hướng được ưa chuộng vì chúng thường tạo được ấn tượng rất mạnh,dễ tác động và in sâu vào tâm trí người tiêu dùng vì vậy chúng có kha năng phânbiệt rất cao như: Ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của Mercedes, Hình

vương miện của ROLEX, hai chữ © lồng vào nhau của COCO CHANEL, chữ Mcách điệu của MOTOROLA, ba hình thoi chụm vào giữa của MISHUBISHI, bahình Elíp của TOYOTA Tuy nhiên nhãn hiệu ba chiều là các dấu hiệu phức tạp,

nó khác với NHHH hai chiều thông thường ở chỗ những gi thể hiện trên bản vẽ chỉ

là sự miêu tả chứ hoàn toàn không phải là chính hình ảnh nhãn hiệu đó trong thực tế.

Pháp luật Việt Nam không liệt kê một cách cụ thể các dấu hiệu hình ảnh có

khả năng được sử dụng làm NHHH như Pháp, đặc biệt là chưa có các quy định về

các điều kiện cần thiết để một dấu hiệu hình ảnh ba chiều có thể được đăng ký mặc

dù trên thực tế cũng đã thừa nhận và bảo hộ các dấu hiệu thuộc loại này Theo quy

định của Pháp tại điểm c điều L711-1 Bộ luật SHTT các dấu hiệu hình ảnh bao gồm:hình vẽ, nhấn sản phẩm, con dấu, đường viền, hình nổi, ảnh chụp giao thoa laze,

biểu tượng, hình ảnh tổng hợp, hình thức, đặc biệt là hình thức sản phẩm, hình thức

bao bì sản phẩm, hình thức đặc trưng của dịch vụ, cách bố trí, kết hợp màu sắc, sắcthái màu Để được bảo hộ các dấu hiệu hình ảnh ba chiều, ngoài tính phân biệt nhãn

hiệu đó phải có khả năng mô tả được theo hình hoa 2 chiều.

15

Trang 21

* Dấu hiệu kết hợp: Là sự kết hợp của hai hoặc nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa dấu

hiệu chữ và dấu hiệu hình, trong trường hợp này sự bảo hộ của pháp luật áp dụngcho cả hai.

* Dấu hiệu âm thanh: Pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc bảo hộ các dấu

hiệu âm thanh được sử dụng làm NHHH Theo quy định của Pháp có hai dạng nhãn

hiệu âm thanh thường được bảo hộ đó là những nốt nhạc hoặc tiết tấu nhạc ngắn

được sử dụng nhằm phân biệt hàng hoá dịch vụ như nhạc hiệu của các chương trình

Radio, các kênh truyền hình cũng giống như nhãn hiệu ba chiều, để được đăng ký

bảo hộ thì nhãn hiệu âm thanh phải được thể hiện thành nốt nhạc và tiết tấu nhạctrên giấy và do đó, trên thực tế dấu hiệu được bảo hộ là giai điệu nhạc gắn lên hànghoá dịch vụ mà người nộp đơn thể hiện trên giấy.

1.1.3 Các tiêu chí để được bảo hộ

Để phân biệt các hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của ngườikhác, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại dấu hiệu khác nhau để làm NHHHcho sản phẩm của mình Đó có thể là các dấu hiệu thông thường như các chữ cái,

chữ số, hình hoạ hai chiều hoặc cũng có thể là các dấu hiệu đặc biệt như hình khốiba chiều, màu sắc hay âm thanh Tuy nhiên, để được đăng ký và bảo hộ như một

NHHH theo quy định của pháp luật Việt Nam và Pháp các dấu hiệu đó phải đáp ứngđược các yêu cầu nhất định sau:

1.1.3.1 Yêu cầu về tính phan biệt (La distinctivité)

Một NHHH có thể làm tốt chức năng của mình và được bảo hộ trước tiên

phải có tính phân biệt Pháp luật SHTT cua Việt Nam và Pháp đều quy định các đấu

hiệu không có tính phân biệt là căn cứ để từ chối ngay lập tức việc bảo hộ dấu hiệu

đó như một NHHH Trên thực tế, việc đánh giá tính phân biệt của một NHHH là

một vấn đề phức tạp, nhất là trong việc pháp điển hoá bằng pháp luật Trong các quy

định pháp luật thành văn của TRIPs, của Việt Nam và Pháp đều không định nghĩathế nào là tính phân biệt của NHHH mà chỉ quy định các dấu hiệu không có khả

năng phân biệt.

Điều 6.1 Nghị định 63/CP quy định dấu hiệu dùng làm NHHH được côngnhận là có khả năng phân biệt nếu: Dấu hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu10 độc đáo, dé nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo dénhận biết và không thuộc các trường hợp loại trừ theo quy định của pháp luật.

16

Trang 22

Theo người viết, quy định về “yếu tố độc đáo” theo quy định của Việt Namlà không cần thiết vì nó dễ dẫn đến cách hiểu NHHH phải đặc sắc, khác lạ không

giống với những dấu hiệu cùng dạng thường gặp Trên thực tế, khả năng phân biệt tựthân của dấu hiệu dùng làm NHHH không nhất thiết phải là độc đáo Trong khái

niệm về NHHH của thoả ước TRIPs, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳcũng như Bộ luật SHTT của Cộng hoà Pháp yêu cầu “độc đáo” không được đề cập.TRIPs quy định: “Bat kỳ dấu hiệu hoặc tổ hop các dấu hiệu có khả năng phanbiét ” Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ quy định: “NHHH được cấu

thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kế! hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân

biệt ” Điều L711-1 Bộ luật SHTT Pháp quy định: “NHHH, NHDV là những dấu

hiệu nhằm phân biệt sadn phẩm, dich vụ ” Có thể khang định rằng các văn bảnnày đều quy định các dấu hiệu có khả năng phân biệt đều có thể đăng ký như một

NHHH Việc xem xét một dấu hiệu bất kỳ nào đó có được bảo hộ hay không dựatrên cơ sở đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu đó và thực chất yêu cầu độc

đáo, dễ nhận biết cũng chỉ nhằm thực hiện chức năng phân biệt Vì xét về bản chất,quyền đối với NHHH không phải là quyền mang tính sáng tạo mà là quyền chiếmhữu và tính mới của NHHH chi là tương đối Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu không

có gì là độc đáo, các dấu hiệu từ ngữ được trình bày theo một phong cách thông

dụng như Rang Đông, LG, TCL nhưng chưa có ai đăng ký và có khả năng phân

biệt với những nhãn hiệu khác thi vẫn được chấp nhận bao hộ làm NHHH.

Một dấu hiệu được sử dụng làm NHHH có khả năng phân biệt khi nó giúp

cho người tiêu dùng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của một chủ thể kinh doanhnày với hàng hoá, dịch vụ của một chủ thể khác, nó được nhận ra, hoặc có khả năng

được nhận ra, bởi những người là đối tượng hướng tới của nhãn hiệu đó, nhằm xácđịnh đúng hàng hoá đó là từ một nguồn thương mại riêng biệt Điều này cho thấyđặc tính phân biệt cần phải đánh giá trong mối liên hệ với những NHHH được áp

dụng Tuy nhiên việc tổng kết và đưa ra một tiêu chí chung đánh giá một dấu hiệu

được thiết kế độc đáo tới mức nào thì được coi là có khả năng phân biệt tự thân làmot việc làm không đơn giản Ly do là để đánh giá khả năng phân biệt của một dấu

hiệu ngoài việc xem xét dấu hiệu được thiết kế người ta còn phải đánh giá hàng loạtcác yếu tố khác có liên quan mà số lượng các yếu tố được đánh giá lại không cố

định qua các trường hợp khác nhau Để xem xét khả năng phân biệt tự thân của dấu

| AWOL]

17

Trang 23

hiệu người ta phải đánh giá bản chất, thuộc tính của các sản phẩm có liên quan, điều

kiện và hoàn cảnh thương mại trong đó sản phẩm mang nhãn hiệu, trình độ và đặc

điểm của nhóm người tiêu dùng sản phẩm này và ngay cả những người có kiến

thức chuyên sâu về lĩnh vực SHCN thì cũng phải qua hàng chục vụ việc mới có kinh

nghiệm để phân tích và đánh giá dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu nào có khả năng phân

Theo Luật SHTT của Pháp các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 6Nghị định 63/CP của Việt Nam là những trường hợp rõ ràng cần phải từ chối đơnđăng ký và không dùng nó để xây dựng khái niệm về tính phân biệt Cơ sở đánh giákhả nang phân biệt theo quy định của Pháp căn cứ vào điều L711-2 Bộ luật SHTT:"Khả năng phán biệt của dấu hiệu dùng làm nhấn hiệu được đánh giá theo sản

phẩm, dịch vụ xác định Khả năng phân biệt của nhấn hiệu có thể được xác định

theo thông lệ" Trong thực tiễn bảo hộ NHHH ở Pháp, tiêu chí xác định tính phânbiệt mang tính chất chủ quan của thẩm phán và là kết quả của một phán quyết phức

tạp, được giải thích theo từng vụ việc cụ thể.

Thuộc tính phân biệt của một nhãn hiệu không phải là một nhân tố bất biến

hay tuyệt đối nó có thể tăng thêm hoặc thậm chí có thể mất đi trong quá trình sử

dụng Pháp luật của Pháp và Việt Nam đều xem xét yếu tố này khi đưa ra ý kiến

rằng nhãn hiệu đó có thiếu tính phân biệt hay không.

Để xác định tính phân biệt của một nhãn hiệu được dễ dàng, pháp luật của

Pháp và Việt Nam đều quy định một số trường hợp các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu

rõ ràng là không có tính phân biệt, có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và do

đó sẽ bị từ chối đăng ký NHHH.

1.1.3.2 Các trường hợp không được bdo hộ do thiếu tính phản biệt (les

signe non distinctifs)

* Thiếu tính phân biệt do trùng hay tương tự gây nhầm lân với một nhấn hiệu khác.

Dấu hiệu xin đăng ký phải không được trùng hoặc tương tự ở mức có thể gây

nham lẫn với một NHHH đã được bảo hộ từ trước (nhãn hiệu đối chứng) Điều kiệnnày nhằm bảo vệ quyền lợi của nhãn hiệu đã được bảo hộ, đồng thời tránh cho người

tiêu dùng có thể hiểu nhầm là những sản phẩm mang dau hiệu xin dang ký có cùng

nguồn gốc với các sản phẩm mang nhãn hiệu đã được bảo hộ Tuy nhiên, có thể thấyquy định về các trường hợp trùng hoặc tương tự dẫn tới gây nhầm lẫn theo quy định

18

Trang 24

của Việt Nam và Pháp đều là những trường hợp mà cơ sở để ra quyết định từ chối

cho đăng ký là hết sức tương đối Chủ yếu nó phụ thuộc vào sự cân nhắc, xem xétcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khoản 1, Điều 6 Nghị định 63/CP quy định các trường hợp thiếu tính phân

biệt do trùng hay tương tu tới mức gây nhầm lẫn dẫn đến thiếu tính phân biệt bao

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lần với nhấn hiệu của người khác

dang được bảo hộ tại Việt Nam kể cả các NHHH dang được bảo hộ theo các ĐƯỢT

mà Việt Nam tham gia;

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhdm lan với một NHHH đã được nêu

trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH đã nộp cho Cơ quan có thẩm quyền

với ngày uu tiên sớm hơn kể cả các đơn về NHHH được nộp theo các ĐƯỢT mà

Việt Nam tham gia;

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của người khác đã

hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lựchoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá Š năm trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của người khác đượccoi là nổi tiếng (theo điều 6 bis Công ước Paris) hoặc với NHHH của người khác đã

được sử dụng và được thừa nhận một cách rộng rãi.

Hiện nay, việc xác định một dấu hiệu trùng với một nhãn hiệu đã được bảohộ là tương đối dễ dàng Tuy nhiên, việc xác định tiêu chí tương tự đến mức gâynhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu là một vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà

cả với quốc gia có kinh nghiệm lập pháp như Pháp Ở Việt Nam chưa có văn bản

hướng dẫn chính thức về phương pháp xác định mức độ tương tự có thể gây nhầmlẫn và việc đánh giá dấu hiệu xin đăng ký có tương tự tới mức gây nhầm lẫn đối với

một nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào quá trình xét

nghiệm của nhân viên Cục SHTT.

Pháp không định nghĩa về tính phân biệt nhưng cơ quan có thẩm quyền cấpvan bang bảo hộ là Viện sở hữu Công nghiệp quốc gia Pháp - LInstitut National dela Propriété Industrielle (viết tat là INPI) cũng như Cơ quan nhãn hiệu và kiểu dáng

19

Trang 25

Chau Âu (viết tat là OHIM) thường phát hành các tài liệu hướng dẫn rất chỉ tiết,

được cập nhật thường xuyên về các nguyên tắc xác định mức độ tương tự có thể gây

nhâm lần Ngoài ra, các án lệ - phán quyết của Toà án đối với các vụ việc tương tựlà một nguồn quan trọng của pháp luật và trong đó có những phân tích rất cặn kẽ vềcác vấn đề pháp lý liên quan đến việc đánh giá một dấu hiệu cụ thể được coi là

tương tự đến mức gây nhầm lẫn Điều 8(1.b) Quy chế hội đồng Chau Âu số 40/94

quy định "Nhấn hiệu xin bảo hộ trùng hoặc tương tự với NHHH đã được đăng ký

trước nếu sản phẩm hoặc dịch vụ mang các nhấn hiệu này là trùng lặp hoặc tươngtự và dan đến khả năng gây nhầm lẫn đối với một bộ phận người tiêu dùng tại nướcnơi nhấn hiệu đã đăng ky trước duoc bảo hộ, khả năng gây nhầm lẫn bao gồm cả

khả năng tạo ra sự liên tưởng tới nhấn hiệu đăng ký trước" Theo quy định tại điềunày, nếu dấu hiệu xin đăng ký giống hệt với nhãn hiệu đối chứng sẽ bị từ chối ngaylập tức, nếu dấu hiệu đó tương tự nhãn hiệu đối chứng thì nó sé bị từ chối nếu gây ra

sự nhầm lẫn của công chúng trong phạm vi mà nhãn hiệu đôi chứng được bảo hộ.Khả năng gây nhầm lẫn là nguy cơ mà người tiêu dùng có thể tin rằng nhãn hiệu củahàng hoá hoặc dịch vụ đó đều có nguồn gốc từ cùng một cơ sở hoặc có thể từ những

cơ sở có sự liên kết về kinh tế với nhau Khả năng gây nhầm lẫn thường được các

thẩm phán đánh giá một cách tổng thể, xem xét tất cả các yếu tố liên quan trongtừng trường hợp Đánh giá tổng thể - tức là đánh giá sự tương tự của các NHHHđang tranh cãi về cách thể hiện, về cách phát âm và về ngữ nghĩa, dựa trên ấn tượngtổng thể của các nhãn hiệu trong trí nhớ người tiêu dùng, đặc biệt là các thành phầncó tính phân biệt và nổi bật của nhãn hiệu Việc đánh giá tổng thể bao gồm cả sự

tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan và đặc biệt là sự tương tự giữa các NHHHvà giữa những hang hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu này Khái niém tương tự được

giải thích trong mối quan hệ với khả năng gây nhầm lân, đặc biệt việc đánh giá về

tính tương tự phụ thuộc vào sự thừa nhận NHHH tiên thị trường cũng như mức độ

tương tự giữa nhấn hiệu và dấu hiệu, giữa các hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhấnhiệu, dấu hiệu đó dưới góc độ người tiêu dùng [8, trang635].

Ví dụ đưới đây sẽ cho thấy để đánh giá được khả năng tương tự gây nhầm lẫn

của một NHHH với một nhãn hiệu đối chứng theo quy định của Pháp và EU, thì

phải đánh giá tổng thể và các yếu tố liên quan trong từng trường hợp: Vụ việc phản

đối đơn đăng ký nhãn hiệu CODEROL của Công ty hợp danh Almirall

-Prodesfarma (Tây Ban Nha) và Công ty Mundiphama AG (Thuy Sỹ) chủ nhãn hiệu

20

Trang 26

đối chứng CODIDOL đã được giải quyết tại Cơ quan nhãn hiệu và kiểu dáng ChâuÂu - OHIM Dựa vào sự so sánh tổng thể giữa hai nhãn hiệu, OHIM kết luận nhãn

hiệu xin đăng ký CODEROL là tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước CODIDOL

với những lý do sau:

- Về mặt thể hiện: Các nhãn hiệu có sự khác nhau ở phần giữa do có các chữ

"ER" trong nhãn hiệu CODEROL và "ID" trong nhãn hiệu CODIDOL Tuy nhiên sự

khác biệt này không phải nổi bật và dễ thấy nếu chữ "R" và "D" được thể hiện ởdạng chữ hoa và chữ "E" và "I" được thể hiện ở dạng chữ thường, nghiêng hay viết

tay, hơn nữa người tiêu dùng thường chỉ tập trung vào những chữ cái hoặc phụ âm

đầu tiên của nhãn hiệu mà ở đây chúng lại giống nhau.

- Về mặt phát âm: Có sự khác nhau đáng kể trong cách phát âm của nhãn

hiệu đăng ký trước, âm tiết "DID" được phát âm ngắn và sắc còn trong nhãn hiệu

xin đăng ký âm tiết "DE" được phát âm kéo dai do phía sau là chữ "R" được đọcrung lên Tuy nhiên phải thấy sự phát âm các nhãn hiệu này giống nhau ở một loạt

các âm tiết đặc biệt là âm tiết "COL" và hậu tố "OL" Thứ hai, OHIM cho rằng các

sản phẩm đang tranh cãi hiếm khi được bán tại các quầy thuốc theo yêu cầu miệng

của người mua mà được bán theo đơn của bác sỹ thì cách phát âm ít quan trọng hơn

nhiều so với cách thể hiện của các nhãn hiệu khi đánh giá tổng thể về tính tương tựcủa chúng Không có chứng cứ cho rằng khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệucho sản phẩm dược được bán theo đơn thuốc là thấp hơn so với bán theo các hìnhthức khác Những sai lầm nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh nhân đọc nhầm tên

thuốc cần mua hoặc bác sỹ, y tá không tiếp cận đầy đủ về các thông tin y học.CODIDOL được sử dụng làm giảm cơn đau đớn kéo dài hay mãn tính và có chứathành phần giảm đau Người bệnh khi bị đau sẽ không thé nhac lại chính xác tênthuốc là CODEROL hay CODIDOL Sự nhầm lẫn này sẽ là mối nguy hiểm cho sứckhoẻ cộng đồng.

- Về mặt ngữ nghĩa, hai nhãn hiệu này giống nhau ở tiền tố "COD" và bất kểtiếp sau tiền tố đó là chữ "E" hay chữ "I" cũng làm người tiêu dùng liên tưởng đếnmột sản phẩm được biết đến thông dung là "CODEINE" là một thành phần chủ yếucủa các sản phẩm đang tranh cãi Vì hàng hoá mang hai nhãn hiệu là trùng lặp, đồngthời lại có mức độ tương tự tương đối cao trong cách thể hiện và mức độ tương tựcao về mặt ngữ nghĩa nên sẽ có tác động mạnh hơn là sự khác nhau trong cách phát

2

Trang 27

âm giữa các nhãn hiệu, do vậy người tiêu dùng các sản phẩm này có thể tin rằng

hàng hoá hoặc dịch vụ đang tranh cãi ở đây đều có nguồn gốc từ cùng một cơ sở sảnxuất hoặc có mối liên kết về kinh tế với nhau vì vậy khả năng gây nhầm lẫn giữanhãn hiệu đối chứng CODIDOL cho "Dược phẩm, thuốc giảm đau” và nhãn hiệu xin

dang ký CODEROL cho "được phẩm, thuốc giảm dau" là có thể xảy ra cho dù có sựkhác nhau trong cách phát âm và cách thể hiện đã nêu trên [3, trang 19],

Qua ví dụ trên có thể thấy, để đánh giá tiêu chí tương tự gây nhầm lẫn trong

thực tế cần phải xem xét đồng thời: (1) Các dấu hiệu có liên quan dựa trên các tiêu

chí: Tương tự về thị giác, tương tự về thính giác, tương tự về ngữ nghĩa; (2) Các sảnphẩm có liên quan dựa trên các tiêu chí: bản chất, tính năng, công dụng, kênh tiêu

thụ sản phẩm; (3) Đặc điểm về nhóm người tiêu dùng: trình độ, thói quen và (4) Cácđiều kiện thương mại khác liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm có liên quan

* Thiéu tính phân biệt do sử dụng các thuật ngữ chung hoặc thông dung (Lessignes nécessaires, usuels ou génériques) hoặc sử dụng các dấu hiệu mang tính môta đơn thuần (Descriptifs)

Việt Nam và Pháp đều thống nhất và liệt kê khá cụ thể các dấu hiệu chỉ rõtính thông dụng, chỉ rõ sự cần thiết, tính chất của sản phẩm hoặc dịch vụ là những

dấu hiệu thiếu tính phân biệt, đều xác định đó là những dấu hiệu được sử dụng

chung trong thương mại và là những dấu hiệu mà một người không thể dùng nó để

làm cho hàng hoá, dịch vụ của mình phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của người khác

được bởi vì chúng quá chung chung và chỉ được sử dụng để chỉ ra chủng loại của

hàng hoá, dịch vụ Do đó, không cho phép những nhãn hiệu này thuộc quyền sử

dụng riêng của một chủ thể Ví dụ như "Tin tức" dùng để chỉ các loại báo, tạp chí,"Xà phòng” dùng để chi các loại sản phẩm tẩy rửa, "Đồ gia dụng” dùng để chỉ cácsản phẩm gia dụng, bàn, ghế nói chung, “Đồ uống”, “Cà phê”, và “Cà phê hoà tan”

(instant coffee) wv

Điều 6.2.a Nghị định 63/CP quy định các dấu hiệu thuộc loại thuật ngữ

chung và không được bảo hộ với danh nghĩa NHHH bao gồm:

- Dấu hiệu không có khả năng phán biệt như các hình và hình học đơn giản,các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, các chữ

ae

Trang 28

nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này

dd được sử dung và thừa nhận một cách rộng rãi.

- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hànghoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên được nhiều

người biết đến.

- Các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số

lượng, chat lượng, tính chất, thành phần, công dung, giá trị mang tính mô tả hanghoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ.

Các dấu hiệu hình không có khả năng phân biệt theo quy định tại điều nàyđược hiểu là các dấu hiệu chỉ bao gồm một hình không có ý nghĩa xác định, không

thể nhận biết và ghi nhớ được Dấu hiệu là một hoặc một số hình học đơn giản đã

được sử dụng rộng rãi, khi được sử dụng làm NHHH không thực hiện được chứcnăng phân biệt như các hình: hình vuông, hình tam giác hoặc dấu hiệu là tập hợp

của quá nhiều đường nét, hình vẽ, nhiều đặc điểm quá chi tiết dẫn đến không thể

nhận biết hoặc ghi nhớ được nội dung, ý nghĩa, cấu trúc của hình vẽ đó Trên thực

tế, việc đánh giá khả năng tự phân biệt của dấu hiệu hình thường khó khăn hơn so

với dấu hiệu chữ do sự phong phú, phức tạp của dấu hiệu hình cũng như khả năng và

phương pháp nhận thức của con người với các dấu hiệu hình là rất khác nhau.

Những dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, tên gọi thông thường thuộc bất kỳ ngônngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên nhiều người biết đến theo quy định

của Việt Nam và Pháp đều không được sử dụng làm NHHH Hiện nay có nhiều dấu

hiệu, biểu tượng, quy ước đã được thừa nhận chính thức như các ký hiệu giao thông,năm vòng tròn lồng vào nhau là biểu tượng cho các thế vận hội thể thao, hình chữthập đỏ biểu tượng ngành y tế vv “Ở Việt Nam có những biểu tượng, quy ước

chưa được thừa nhận một cách chính thức nhưng đã được sử dụng thường xuyên như

cán cân công lý biểu tượng cho ngành Tư pháp, hình con rắn quấn cốc biểu tượngcho ngành Dược, quyển vở và cây bút biểu tượng cho ngành Giáo duc vw ” [19,trang 22] Các biểu tượng, quy ước này không thể được bảo hộ với danh nghĩa

NHHH Tuy nhiên, Điều 6.2.a Nghị định 63/CP quy định trường hợp ngoại lệ là một

dấu hiệu lúc đầu không có khả năng tự phân biệt nhưng do đã được sử dụng rộng rãi

với danh nghĩa là một NHHH đến mức người tiêu dùng có thé phân biệt được thì dấu

hiệu đó có thể được đăng ký như một NHHH.

23

Trang 29

Pháp không quy định các dấu hiệu dạng chữ, dấu hiệu dạng hình hoặc kết

hop một cách chi tiết như Việt Nam mà chỉ liệt kê các dấu hiệu không có khả nang

phân biệt tại điều L711-2 Bộ luật SHTT bao gồm:

a Dấu hiệu, tên gọi mà trong ngôn ngữ phổ thông hoặc chuyên ngành chỉ là

dấu hiệu, tên gọi cần thiết, chung hoặc thông thường để chỉ sadn phẩm, dịch vụ

b Dấu hiệu, tên gọi có thể dùng để chỉ đặc tính của sản phẩm, dịch vụ đặc

biệt là chung loại, chất lượng, mục dich su dụng, giá trị, nguồn gốc dia lý, thời gian

sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.

c Dấu hiệu được tạo thành chỉ bởi hình thức do tính chất hoặc tính năng,

công dung của sản phẩm quyết định hoặc mang lại giá trị cơ bản cho sản phẩm

Các dấu hiệu mang tính mô tả là những dấu hiệu sử dụng trong thương mạiđể đơn thuần chỉ ra những chủng loại, chất lượng, mục đích sử dụng, giá trị, xuất xứ,

thời gian sản xuất hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ Các dấu hiệu đơn

thuần mang tính mô tả được quy định tại Điều 6.2.a Nghị định 63/CP và khoản b

điều L711-2 Bộ luật SHTT Pháp mang tính chất của những thuật ngữ chung Có thể

dùng cho mọi hàng hoá, dịch vụ và không một loại hàng hoá, dịch vụ nào được phép

độc quyền sử dụng để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng như “tốt”, “tốt nhất”,

“đẹp nhất”, “tuyệt vời nhất”, “rẻ”, “rẻ nhất”

1.1.4 Các dấu hiệu không được bảo hộ

Ngoài những dấu hiệu không được bảo hộ do thiếu hoặc không có tính phân

biệt, có những dấu hiệu có tính phân biệt hoặc có thể hình thành tính phân biệt qua

quá trình sử dụng nhưng vẫn không được bảo hộ là NHHH Việt Nam và Pháp đềuquy định tương tự đối với các trường hợp này.

1.1.4.1 Các dấu hiệu có tính chát lừa dối

Những dấu hiệu có xu hướng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về bản chất,

chất lượng, nguồn gốc địa lý của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bản thân nó không có

thì sẽ không duoc dang ký làm NHHH.

Pháp và Việt Nam đều quy định các dấu hiệu chứa đựng các thông tin có chủý lừa dối gây nhầm lẫn sẽ không được bảo hộ Điều 6.2.d Nghị định 63/CP quy địnhcác dấu hiệu làm người tiêu dùng hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừađảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng

Trang 30

hoá, dịch vu thì không được bảo hộ với danh nghĩa NHHH Điều L.711-3 khoản C

Bộ luật SHTT Pháp quy định: "Dấu hiệu có tính chất lừa đảo người tiêu dùng, đặc

biệt về tính chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ" sẽ không

được chấp nhận là nhãn hiệu hoặc yếu tố tạo thành nhãn hiệu.

Ví dụ: Nhãn hiệu nước tinh khiết Evian - Fruité đã bị huỷ bo vì làm chongười tiêu dùng Pháp nhầm tưởng là nước khoáng của vùng Evian Nhãn hiệu

Supermint cũng không được chấp nhận vì Supermint có nghĩa là có hàm lượng bạc

hà cao lại được dùng làm nhãn hiệu cho các sản phẩm không chứa bạc hà.

1.1.4.2 Các dấu hiệu đi ngược lại giá trị đạo đức hoặc trật tự công

cộng (Les signes contraires a l'ordre public ou aux bonnes moers)

Việt Nam và Pháp không bảo hộ các dấu hiệu thuộc loại nay đó là các dấu

hiệu bằng hình ảnh hoặc từ ngữ có tính chất khiêu dâm, phân biệt chủng tộc, đingược lại với các chính sách công cộng hay các nguyên tắc đã được công nhận vềđạo đức xã hội Điều 787 BLDS Việt Nam quy định: “Nhà nước không bảo hộ cácđối tượng SHCN trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân dao ”.Điều L711-3 Bộ luật SHTT Pháp quy định: "Các dấu hiệu trái với trật tự công cộng,

thuần phong mỹ tục hoặc bị pháp luật cấm sử dụng" sẽ không được chấp nhận lànhãn hiệu hoặc yếu tố tạo thành nhãn hiệu.

1.1.4.3 Các dấu hiệu không được bao hộ theo thông lệ quốc tế

Công ước Paris quy định các nước thành viên Công ước phải từ chối đăng ký

hoặc cấm các nhãn hiệu sử dụng trái phép các biểu tượng quốc gia, huy hiệu, cờ, cácchữ viết tắt và tên của các tổ chức quốc tế Trong quan hệ quốc tế, các dấu hiệu được

các thiết chế này sử dụng mang tính độc quyền Là thành viên của Công ước này,

những dấu hiệu, biểu trưng thể hiện sự hiện diện của các Nhà nước hay các tổ chức

quốc tế đều không được Việt Nam và Pháp chấp nhận là nhãn hiệu hoặc yếu tố tạothành nhãn hiệu bao gồm:

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra bảo hành của các thiết chế nhà nước và các tổ chức quốc tế;

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình Quốc kỳ,Quốc huy, huân chương, huy chương, huy chương danh dự hình lãnh tu, Anhhùng dân tộc, danh nhân của quốc gia cũng như của nước ngoài nếu không được

các cơ quan có thấm quyền cho phép:

ie)in

Trang 31

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự các biểu tượng quốc gia khác ngoài quốc kỳ

của các nước là thành viên công ước Paris.

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với các biểu trưng, biểu tượng của các tổ chức

quốc tế.

1.1.4.4 Các dấu hiệu xâm phạm các quyền được xác lập trước

Việt Nam và Pháp đều quy định không bảo hộ các dấu hiệu xâm phạm cácquyền đã được xác lập trước nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tại cácĐiều 6 nghị định 63/CP và Điều L711- 4 Bộ luật SHTT trong các trường hợp:

- Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được đăng ký trước hoặc Nhãn hiệu nổi

tiếng theo quy định tại điều 6bis Công ước Paris;

- Trùng hoặc tương tự với Tên gọi hoặc Tên công ty, nếu có nguy cơ gâynhầm lẫn cho người tiêu dùng;

- Trùng hoặc tương tự với Tên thương mại hoặc Biển hiệu thương mại đã

được bảo hộ nếu có nguy cơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng;

- Trùng hoặc tương tự với Tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được bảo hộ- Xâm phạm quyền tác giả;

- Xâm phạm quyền phát sinh từ kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

- Xâm phạm quyền nhân thân của người khác đặc biệt là quyền đối với họ

tên, biệt hiệu, bút danh hoặc hình ảnh;

- Xâm phạm tên gọi, hình ảnh hoặc uy tín của một địa phương.

1.2 Phân loại Nhãn hiệu hàng hoá

Trong thực tiễn bảo hộ, NHHH thường được chia thành các loại khác nhau

dựa trên các tiêu chí khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại Tuy nhiên các

tiêu chí cụ thể để phân loại NHHH không được bất kỳ văn bản nào quy định Căncứ vào dấu hiệu tạo thành NHHH, có thể chia thành NHHH dạng chữ, NHHH dạng

hình, NHHH kết hợp và các dạng khác (âm thanh, mùi vị ) Căn cứ vào sự hiện

hữu có thể chia thành: NHHH hữu hình và NHHH vô hình Căn cứ vào mức độ được

biết đến bởi người tiêu dùng có thể chia các nhãn hiệu đang được bảo hộ và cam kếtbảo hộ theo các điều ước quốc tế thành nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thôngthường (không nổi tiếng) Căn cứ vào chức năng cụ thể của nhãn hiệu có thể chiathành: NHHH nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu

Trang 32

chứng nhận, nhãn hiệu liên kết Người viết can cứ vào phạm vi điều chỉnh của phápluật Việt Nam và Pháp để chia NHHH thành 2 loại: NHHH cơ bản (1.2.1) và NHHHđặc thù (1.2.2) NHHH cơ bản là những loại nhấn hiệu tồn tại trên thị trường nhiềunhất, phổ biến nhất và làm cơ sở cho những nhấn hiệu khác NHHH đặc thù lànhững loại nhãn hiệu có các đặc điểm khác biệt về tính chất sở hữu, phương thức sửdụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp trong hệ thống pháp luật quốc gia vàquốc tế.

1.2.1 Các loại Nhãn hiệu hàng hoá cơ bản

Căn cứ vào đối tượng chỉ dẫn đến có hai loại nhãn hiệu cơ bản đó là Nhãn

hiệu hàng hoá và Nhãn hiệu dịch vụ (NHDV).

NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá của các cơ sở sản xuất

kinh doanh khác nhau Ở phương diện này “hàng hoá” được hiểu theo nghĩa hẹp vìđối tượng mà nó chỉ dẫn nhằm thực hiện chức năng phân biệt ở đây là “các sản

phẩm do lao động làm ra dùng để buôn bán trên thị trường" [11, trang 115] và là

những sản phẩm hữu hình Bang phân loại quốc tế hàng hoá va dịch vụ theo Thoaước Nice (được sửa đổi bổ sung tại Giơnevơ ngày 28/9/1979) phân hàng hoá thành

` 34 nhóm, việc đăng ký NHHH ở hầu hết các nước và ở Việt Nam đều căn cứ vào

bảng phân loại này.

NHDV là dấu hiệu đi kèm theo dich vụ do một chủ thể kinh doanh thực hiện

và để lại một dấu tích vật chất về dịch vụ này Dịch vụ là một dạng “hàng hoá đặc

biệt”, người có nhu cầu sử dụng dịch vụ được hưởng một lợi ích nhất định tương ứng

với số tiền bỏ ra Sản phẩm của dịch vụ là những sản phẩm vô hình, nhưng cũnggiống như hàng hoá một loại dịch vụ có thể mang nhiều nhãn hiệu khác nhau do cáccơ sở cung cấp khác nhau Đây chính là lý do khiến các NHDV luôn gặp phải khó

khăn trong việc tạo nên hình ảnh về bản thân mình mặc dù cũng mang đầy đủ chức

năng biểu hiện nguồn gốc và phân biệt dịch vụ giống như các chức năng tương tự

của NHHH đối với hang hoá Thoa ước Nice phân loại dịch vụ thành 8 nhóm.

Việt Nam có sự phân biệt nhất định giữa NHHH và NHDV, tuy nhiên, sựkhác biệt giữa hai loại nhãn hiệu này chỉ trên phương diện: NHHH là các dấu hiệu

phan biệt được gắn lên các sản phẩm hữu hình còn NHDV là các dấu hiệu phan

biệt dành cho các sản phẩm vô hình Pháp không có các điều khoản tách biệt giữa

NHHH và NHDV từ khái niệm đến các khía cạnh điều chỉnh và mặc nhiên công

27

Trang 33

nhận đó là các dấu hiệu có khả năng phan biệt không những hàng hoá mà cả dichvu của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác Như vậy, theo quy định của

Việt Nam và Pháp NHDV được đăng ký, gia hạn, huỷ bỏ, chuyển giao hoặc cấp

phép sử dụng theo cùng những điều kiện như NHHH Vì thế, về nguyên tắc các quy

định điều chỉnh cho NHHH cũng được áp dụng tương tự cho NHDV.

1.2.2 Các loại Nhãn hiệu hàng hoá đặc thù1.2.2.1 Nhãn hiệu nổi tiếng

COCA - COLA (nước uống giải khát có ga) được xem là một Nhãn hiệu nổi

tiếng (NHNT) trên toàn cầu, nhãn hiệu này được đặt tên vào tháng 5/1886 bởi ôngFranf M.Robison - người nắm giữ công thức pha chế và tiến sỹ Jonhn S.Pembertn —một Dược sỹ Nhãn hiệu Coca-Cola được đăng ký bảo hộ độc quyền vào31/01/1893, đây là một nhãn hiệu thành công bởi dễ đọc và dễ nhớ, vừa láy âm vừa

lay van với âm tiết "K" giống như Kodak Trong danh sách 100 NHHH được xếp

hàng đầu thế giới về mặt giá trị của nhãn hiệu do tuần báo Business Week phối hợp

với Công ty tư vấn nhãn hiệu Interbrand bầu chon năm 2002 đứng đầu bảng danhsách là COCA-COLA với giá trị nhãn hiệu được định giá 69,64 tỷ USD và đạt mứctăng trưởng 1% MICROSOFT là 64,091 tỷ USD, IBM được đánh giá vào khoảng

51,188 tỷ USD Các nhãn hiệu này rất nổi tiếng, được công nhận do hàng hoá vàdịch vụ mang nhãn có mặt khắp nơi trên thế giới Danh tiếng của nhãn hiệu đã vượt

qua ranh giới một quốc gia, đã được công nhận và trở thành những NHNT.

Tuy nhiên, một NHHH cho dù đã tiến được đến vị trí nổi tiếng hoặc rất nổitiếng trên thế giới thì cũng không thể khẳng định rằng hàng hoá hoặc dịch vụ củachúng thực sự được cung cấp trên thị trường của tất cả các quốc gia và có thể đăng

ký ở tất cả các quốc gia Vì thế, tình trạng sao chép và vi phạm NHNT diễn ra ngày

càng phổ biến đã đặt ra yêu cầu bảo hộ loại nhãn hiệu này theo một cách thức đặc

biệt hơn NHHH thông thường Điều 6° Công ước Paris đã quy định các khía cạnhcơ bản nhất về việc bảo hộ các NHNT:

- Các nước thành viên phải từ chối đăng ký, huỷ bỏ đăng kỹ và cấm sử dụng

các nhấn hiệu là bản sao chép, mô phỏng hoặc dịch nghĩa có khả năng gây nhầm

hin với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đó công nhận là nhãn

hiệu nổi tiếng.

28

Trang 34

- Việc đăng ký đối với một nhấn hiệu nổi tiếng tại quốc gia nơi mà nhấn hiệu

này yêu câu được bảo hộ là không bắt buộc.

- Nếu một hàng hóa của một bên thứ ba đã được chấp nhận đăng ký thì thời

hạn việc yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu này không ít hơn 5 năm kể từ ngày

đăng ky Tuy nhiên nếu nhấn hiệu này được đăng ký hoặc sử dụng với dụng y xấu sẽ

không được hạn chế thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký hoặc ngăn cấm sử dụng, có thể

bị yêu cầu huỷ bỏ tại bất kỳ thời điểm nào.

Tuy nhiên, Công ước Paris không đưa ra các tiêu chí xác định một nhãn hiệu

phải thoả mãn điều kiện nào để được công nhận là nổi tiếng Điều 16.2 TRIPs quyđịnh: “Để xác định một NHHH có nổi tiếng hay không các thành viên phải xem xétsự nhận biết NHHH đó trong bộ phận công chúng có liên quan, bao gồm sự nhận

biết danh tiếng đạt được tại nước thành viên tương ứng nhờ quảng cáo NHHH đó".Theo đó việc xác định NHNT tuỳ thuộc vào hệ thống đánh giá (nếu có) của từng

quốc gia Việc chủ sở hữu cho rằng nhãn hiệu của mình là nổi tiếng và muốn kiện

người khác vi phạm nhãn hiệu của minh thì phải căn cứ vào pháp luật của nước mà

nhãn hiệu bị vi phạm để xem xét NHHH đó có nổi tiếng hay không.

Việt Nam tham gia Công ước Paris từ rất sớm tuy nhiên cho đến nay cơ sở

pháp lý để bảo hộ NHNT còn nhiều hạn chế BLDS không quy định về NHNT, Điều6.1.e Nghị định 63/CP đề cập tới NHNT nhưng không điều chỉnh về mặt nội dung

mà chỉ nhằm thừa nhận Điều 6°" Công ước Nghị định 06/2001/NĐ-CP quy định chi

tiết hơn tuy nhiên cũng chỉ đưa ra khái niệm chung về NHNT tại Điều 1.2: "NHNT

là NHHH được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhấnhiệu đó được biết đến mot cách rộng rai" và quy định về nguyên tắc xác định thẩmquyền quyết định nhãn hiệu NHNT tại Điều 1.5 “Quyền SHCN đối với nhấn hiệunổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩmquyền ” Theo Điều 6.1.e Nghị định 63/CP, Điều 6°° Công ước Paris sẽ được áp dụngkhi giải quyết các vấn đề liên quan đến NHNT tại Việt Nam, tuy nhiên những thoả

thuận trong Công ước Paris cũng như Hiệp định TRIPs chỉ mang tính định khung,

các quốc gia thành viên như Việt Nam cần có quy định cu thể, phù hợp trên cơ sở

các quy định định khung đó Hiện vẫn chưa xây dựng được các nguyên tắc cũng như

tiêu chí để xác định một NHHH được coi là nổi tiếng, theo Điều 6.6 Hiệp địnhthương mại Việt Nam - Hoa Kỳ “Để xác định một NHHH có phải là nổi tiếng hay

Trang 35

không phải xem xét đến sự hiểu biết về NHHH trong bộ phận công chúng có liênquan bao gồm cả sự hiểu biết đạt được trong lãnh thổ của các bên có liên quan do

kết quả của hoạt động khuyếch trương NHHH này Không bên nào được yêu cầurằng sự nối tiếng của NHHH phải vuot ra ngoài bộ phận công chúng thường tiếpxúc với hàng hoá hoặc dich vụ liên quan hoặc yêu câu hàng hoá đó phải được đăng

ký” Để đáp ứng các yêu cầu rõ ràng của Hiệp định thương mại và Hiệp định TRIPs

cần có các nguyên tắc chung về việc xác định và công nhận NHNT nhằm hoàn thiện

pháp luật NHHH của Việt Nam.

Theo quy định của Pháp, một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi được biết

đến trong đại đa số công chúng Để xác định một NHNT, Thẩm phán phải xem xét

mọi yếu tố để có thể suy ra rằng nhấn hiệu đó là nổi tiếng [8, trang 664], việc xácđịnh một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

với việc xem Xét linh hoạt các yếu tố liên quan Nguyên tắc chung dựa trên các tiêu

- Mức độ nhận biết về nhấn hiệu trong bộ phận công chúng có liên quan:NHNT là nhãn hiệu được nhiều người biết đến về đặc điểm nhãn hiệu, chất lượngsản phẩm mang nhãn, chủ sở hữu nhãn hiệu vv nghĩa là phải có danh tiếng trong

bộ phận công chúng nhất định là những người có liên quan đến nhãn hiệu - những

khách hàng tiềm năng.

- Thời gian, phạm vi và khu vực địa ly mà nhấn hiệu được sử dụng: Day là yếu

tố xác định không gian, thời gian và địa điểm mà nhãn hiệu được sử dụng NHNT

không chỉ được sử dụng tại nước đăng ký bảo hộ lần đầu tiên mà còn được sử dụng

rộng rãi trong cộng đồng Châu Âu và trên toàn thế giới Bên cạnh đó nó phải được

sử dụng lâu dài kể từ thời điểm đăng ký bảo hộ lần đầu tiên hoặc được sử dụng lần

đầu tiên Các yếu tố này tỷ lệ thuận với mức độ nổi tiếng của NHHH đó, chính phạmvi sử dụng rộng rãi và sự tồn tại, phát triển lâu dài của nhãn hiệu tạo nên uy tín, danhtiếng của nhãn hiệu và ngược lại, NHHH càng nổi tiếng thì càng được nhiều ngườibiết đến và mong muốn được sử dụng.

- Giá trị về mặt tài chính gắn với nhãn hiệu.

- Thời gian, phạm vì và khu vực địa lý của việc xúc tiến thương mại bất kỳ, bao

gồm cả việc quảng cáo hoặc giao hàng, trưng bày hàng hoá và dịch vụ mang nhãnhiệu tại hội chợ hay triển lãm.

30

Trang 36

- Thời gian, phạm vì và khu vực địa lý mà nhấn hiệu đó đã được bảo hộ phản

ánh việc sử dụng hoặc danh tiếng của nhãn hiệu.

- Hồ sơ của việc thực thi thành công Quyền sở hữu nhãn hiệu, đặc biệt là mức

độ mà nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng bởi các cơ quan có thẩm quyền [8,

trang 665].

Tuy nhiên các tiêu chí này không bắt buộc đều phải được xem xét toàn bộ

trong bất cứ trường hợp nào và cũng không xếp thứ tự ưu tiên theo tính chất quan

trọng mà vai trò của nó sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

1.2.2.2 Nhãn hiệu tap thể

Trong thực tiễn, nhiều trường hợp NHHH giúp người tiêu dùng xác định mộtnhóm các doanh nghiệp là chủ sở hữu của hàng hoá hoặc dịch vụ sản xuất cung cấptrên thị trường Công ước Paris là DUQT duy nhất dành riêng một điều khoản đểquy định về NHTT - Điều 7°* “Các nước thành viên Công ước có trách nhiệm chấpnhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhấn hiệu tập thể với chủ sở hữu là các tập thể tôntại hợp pháp theo pháp luật nước sở tại, cho dù các tập thể đó có trực tiếp sở hữu

các cơ sở công nghiệp hay thương mại - các cơ sở kinh doanh hay không” Tuy Vậy,

điều khoản này chỉ quy định về nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc bảo hộ

NHTT mà không trực tiếp quy định về khái niệm hay nội dung bảo hộ loại nhãn

hiệu này.

NHTT là một khái niệm mới trong pháp luật Việt Nam, BLDS không quy

định về loại nhãn hiệu này Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chỉ quy địnhNHTT là một loại hình của NHHH trong Điều 6.1 Theo quy định của Nghị định63/CP và Thông tư 3055/NHTT-SHCN NHTT là “NHHH được tập thể các cá nhân,

pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng một cách độc lập theo quy chế dotập thể đó quy định” Cá nhân, pháp nhân đại điện cho tập thể cùng tuân theo quy

chế sử dụng NHHH có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ NHTT Người

nộp đơn xin đăng ký NHTT phải nộp một ban dự thảo quy chế sử dụng nhãn để

điều chỉnh quá trình sử dụng nhãn của các thành viên của tập thể Quyền sở hữu

NHTT có thể được trao cho một cá nhân hoặc pháp nhân đại diện cho tập thể, NHTT

có thể được sử dụng bởi nhiều cá nhân hay pháp nhân trong tập thể hoặc chính tổ

chức dai diện cho tập thể đó như nhãn hiệu VIGLACERA, PETRO VIETNAM

Tuy nhiên, Việt Nam chưa phân định rõ sự khác biệt giữa hai cách thức sử dụng này.

3]

Trang 37

Pháp quy định khá chi tiết về NHTT, Bộ luật SHTT của Pháp dành hanchương V quy định về NHTT, Điều L715-1 quy định như sau:

- NHTT là nhấn hiệu có thể được sử dụng bởi bất kỳ người nào tuân thủ quy

chế sử dụng nhấn hiệu do người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhấn hiệu thiết lập.

Nhãn hiệu tập thể có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, NHTT luôn thuộc quyền sở hữu của một hiệp hội các pháp nhân, cá

nhân, tổ chức và chính những thành viên của hiệp hội là người sử dụng nhãn hiệu đó.

Thứ hai, mỗi thành viên được sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ

của riêng mình một cách độc lập nhưng đều phải tuân thủ quy chế do tập thể đặt ra.

Quy chế này có thể quy định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, quy trình sản xuất,

chế biến, giá cả, thị trường tiêu thụ Tập thể có trách nhiệm quản lý và yêu cầu các

thành viên khi sử dụng nhãn hiệu phải tuân thủ những quy định chung gắn liền với

lợi ích của tập thể Đặc trưng của NHTT là nhiều người cùng có quyền sử dụng nhãn

hiệu đó nhân danh mình mà không nhân danh tập thể.

Thứ ba, mục đích cao nhất của NHTT là tạo ra sự độc quyền trong việc sửdụng NHHH cho các thành viên của một hiệp hội, bất kỳ một cá nhân hay doanhnghiệp muốn được sử dung một NHTT thì trước tiên phải gia nhập hiệp hội là chủ sởhữu của nhãn hiệu đó Người nộp đơn xin đăng ký NHTT (thông thường là các hiệp

hội tập thể) sẽ phải nộp cho cơ quan đăng ký một bản quy chế về việc sử dụng

NHTT đó Quy chế này phải chỉ rõ những người nào được phép sử dụng nhãn, điềukiện trở thành thành viên của hiệp hội và các điều kiện sử dụng nhãn, các chế tài

(nếu có).

Pháp quy định NHTT có thể được phép chỉ rõ xuất xứ địa lý của hàng hoá,

dịch vụ mang nhãn tuy nhiên chủ sở hữu NHTT bị hạn chế một phần quyền đối với

nhãn hiệu của minh Theo đó chủ sở hữu NHTT không có quyền cấm người thứ basử dụng với mục đích thương mại những dấu hiệu chỉ dẫn xuất xứ địa lý tương tự

trên sản phẩm của họ và quy chế sử dụng NHTT phải chỉ rõ: Bất kỳ chủ thể nào có

hàng hoá, dịch vụ xuất xứ từ khu vực địa lý có liên quan đều có quyền trở thànhthành viên của hiệp hội là chủ sở hữu NHTT đó.

Có một điểm khác biệt lớn so với Việt Nam, quyền sở hữu NHTT theo quy

định của Pháp không được trao cho một cá nhân hoặc pháp nhân đại diện và Nhãn

hiệu chứng nhận (NHCN) được coi là một dang đặc biệt của NHTT, NHTT biểu thị

Go bo

Trang 38

sự liên minh của một số doanh nghiệp sử dụng NHHH, trong khi đó NHCN dẫn đếnnhững tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm sử dụng nhãn đó phải đáp ứng.

1.2.2.3 Nhấn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) là một loại NHHH đặc thù mới xuất hiệntrong thực tiễn thương mại và vì thế loại nhãn hiệu này chưa được đề cập đến trongcác ĐƯỢT về NHHH Khác với NHHH, NHDV chức năng phân biệt nguồn gốc

thương mại của hàng hoá, dịch vu mang nhấn của NHCN không phải là chức năng

chính Mục đích của NHCN là dam bdo chất lượng cua hàng hoá, dich vụ mang

nhấn phải đúng với yêu cầu của NHCN đã được chỉ rõ trong đơn đăng ký Người

chủ NHCN chỉ đơn thuần là người đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ nó nhằm

xác nhận mot tiêu chuẩn nhất định, thường là tiêu chuẩn về chất lượng, nếu không là

đặc điểm về quy trình sản xuất hay sử dụng nhân công lao động Chủ NHCN phảicó trách nhiệm kiểm tra chất lượng các sản phẩm gắn NHCN của mình và chủ

NHCN có thể được hưởng phí thông qua việc cho phép các nhà sản xuất khác sửdụng NHCN Phạm vi sử dụng NHCN rất rộng, bao gồm nhiều doanh nghiệp trong

cùng một hiệp hội thậm chí không cùng một hiệp hội nhưng thoả mãn day đủ cácđiều kiện sử dụng nhãn do chủ sở hữu nhãn đặt ra và được chủ nhãn đồng ý Do đặc

điểm này mà chủ NHCN thường là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh doanh

nghiệp, các cơ quan nhà nước hay chính bản thân nhà nước.

BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam chưa quy định về

NHCN mặc dù trên thực tế có nhiều các doanh nghiệp của Việt Nam đã sử dụng loại

nhãn hiệu này như các nhãn hiệu thuộc dòng ISO - International StandardOrganization (ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000), nhãn hiệu “Hàng việt Nam chấtlượng cao” của Báo Sài Gòn Giải phóng, sản phẩm được “Hội y dược học Việt Namkhuyên dùng” vv Hiệp định thương mại có đề cập tới loại NHHH này khi định

nghĩa NHHH nói chung "NHHH duoc cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết

hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một

người với hàng hoá hoặc dịch vụ của người khác NHHH bao gồm cả NHDV,NHIT và NHCN", nhưng cũng không có bất kỳ quy định nào về khái niệm cũngnhư cơ chế bao hộ đối với NHCN, điều này đòi hỏi các quy định về NHHH của Việt

Nam cần phải được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế Theo

quy định của Pháp, NHCN (được gọi là NHTT có chứng chỉ chất lượng) là mot dangđặc biệt cua NHTT “NHIT có chứng chỉ chất lượng được áp dụng đối với các sản

33

Trang 39

phẩm, dịch vụ có các đặc điểm quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu, đặc biệtlà các đặc điểm về tính chất tính chất thành phân và chất lượng của sản phẩm dịch

hiệu Tất cả những người không phải là chử sở hữu nhãn hiệu mà cung ứng các sản

phẩm dịch vụ đáp ứng các điều kiện quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu thìđược quyền sử dụng NHCN NHCN không được chuyển nhượng, cầm cố hoặc bị áp

dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành, tuy nhiên trong trường hợp pháp nhân là chủ

nhãn hiệu bị giải thể, nhãn hiệu có thể được chuyển nhượng cho một pháp nhân

khác NHCN bị từ chối đăng ký bảo hộ nếu không đáp ứng được các điều kiện dopháp luật về chứng nhận chất lượng quy định Trong trường hợp NHCN đã được sử

dụng và không còn được pháp luật bảo hộ thì trong thời hạn 10 năm nhãn hiệu nàysẽ không được đăng ký hoặc sử dụng dưới bất kỳ danh nghĩa nào Giấy chứng nhận

đăng ký NHCN có thể bị huỷ bỏ theo yêu cầu của Viện công tố hoặc bất kỳ người

nào có liên quan trong trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng một trong các quy địnhtại điều L715-2.

1.2.2.4 Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết (NHLK) là loại nhãn hiệu mới được quy định trong phápluật Việt Nam, Hiệp định Thuong mại Việt Mỹ, Bộ luật SHTT Pháp và các DUQT

không có điều khoản nào đề cập đến loại hình NHHH này.

Theo Điều 2 Nghị định 63/CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số

06/NĐ-CP “NHLK là các NHHH tương tự với nhau do càng một chủ thể đăng ký để

dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan tớinhau, và các NHHH trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ky để dùng cho các sảnphẩm, dịch vụ tương tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau ”.

“Theo đó NHLK có các đặc điểm sau:

- Các NHLK do cùng một chủ thể đăng ký bảo hộ;

34

Trang 40

- NHLK bao gồm nhiều NHHH tương tự nhau hoặc trùng nhau (Thông

thường các NHLK giống nhau phần chủ yếu của nhãn hiệu - phần có tính phân biệtcao nhất của NHHH);

- Các nhãn hiệu này dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự với

nhau hoặc có liên quan tới nhau” [19, trang 32].

NHLK có thể gọi là nhãn hiệu bảo vệ vì nó mang lại cho chủ sở hữu nhãn

hiệu nhiều lợi thế như được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt chonhiều loại hàng hóa, dịch vụ không cùng nhóm của mình nếu hàng hóa, dịch vụ đó

liên quan với nhau Tạo cho người tiêu dùng một sự liên tưởng là các hàng hóa, dịchvụ này có cùng một nguồn gốc xuất xứ Khi một trong các NHLK đã được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thì thủ tục đăng ký bảo hộ đối với

NHLK khác cũng được chấp nhận dễ dàng và thuận lợi Có hai loại NHLK, loại thứnhất là NHLK bao gồm một loạt các NHHH tương tự nhau được một chủ sở hữu

đăng ký dùng cho các hàng hoá, dịch vụ cùng loại hay tương tự nhau Ví dụ nhãn

hiệu LIOA của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Linh được coi là nhãn hiệu chính

và để bảo vệ nhãn hiệu đó công ty đã đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu tương tự nhưLÊOA, LIWA, LYWA, LYOA [18, trang 27] Loại thứ hai là NHLK bao gồm cácNHHH giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau

hoặc có liên quan với nhau Việc dang ký NHLK đem lại nhiều ưu thế cho chủ sởhữu NHNT vì “đối với NHNT lợi thế được độc quyền sử dụng một loại nhãn hiệumà không sợ người khác sao chép hay bắt chước rất có ý nghĩa bởi người thứ ba có

thể lợi dụng sự quá quen thuộc và tin tưởng của người tiêu dùng đối với nhãn hiệuđể gắn các nhãn hiệu tương tự hoặc gần giống cho các sản phẩm, dịch vụ không

cùng loại vì chỉ cần sự sao chép gần giống với những NHHH nổi tiếng cũng có thé

gây ra sự nhầm lẫn trong người tiêu dùng và làm ảnh hưởng lớn tới giá trị của nó”

[20, trang 37].

1.3 Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá với một số dấu hiệu khác thường gắnvới hàng hoá, dịch vụ

Trong thực tiễn lý luận của Pháp, vấn đề phân biệt NHHH với các chỉ dẫn

thương mại khác ít được đặt ra vì với mỗi đối tượng này đã có những quy định pháplý hết sức cụ thể, phân định rõ về mặt ranh giới cũng như mối liên hệ giữa chúng.Tuy nhiên ở Việt Nam, SHTT nói chung và NHHH nói riêng vẫn còn là một vấn đề

mới, trong khuôn khổ luận văn này người viết chỉ nghiên cứu làm rõ khái niệm

Des

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tổng số đơn NHHH nộp trực tiếp cho Cục sở hữu trí tuệ 1982 - 2002 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Việt Nam và cộng hoà Pháp
Bảng 3.1 Tổng số đơn NHHH nộp trực tiếp cho Cục sở hữu trí tuệ 1982 - 2002 (Trang 84)
Bảng 3.2: Tổng số NHHH đã đăng ký - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Việt Nam và cộng hoà Pháp
Bảng 3.2 Tổng số NHHH đã đăng ký (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w