NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC VÀ GIÁO SƯ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN HOÀNG NHƯ MAI

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC VÀ GIÁO SƯ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN HOÀNG NHƯ MAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh Lời nói đầu Cuốn sách này – “Nghiên cứu, giảng dạy văn học và Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai” – được thực hiện trước hết như một ấn phẩm phục vụ Hội thảo khoa học, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Nhà giáo Nhân dân - Nhà văn - Nhà giáo dục - Nhà nghiên cứu văn học - nghệ thuật Hoàng Như Mai. Các bài tham gia Hội thảo được sử dụng trong tập sách (xếp theo thứ tự alphabet tên tác giả) xoay quanh ba nội dung chính: 1 2 3 ) Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường ) Về các công trình nghiên cứu, sáng tác của GS. NGND. Hoàng Như Mai ) Những hồi ức, cảm nhận về GS NGND Hoàng Như Mai Ngoài ra, sách cũng in kèm một số tư liệu quý như các bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, một số hồi ức, kỷ niệm của các đồng nghiệp, môn sinh về Giáo sư,… Do thời gian chuẩn bị bản thảo khá hạn hẹp, chúng tôi chưa thể tập hợp hết được các bài viết có giá trị về Giáo sư Hoàng Như Mai; chưa liên hệ được với một số tác giả tham luận, cập nhật những thông tin cần thiết về tác giả để đưa vào sách. Mặc dù Ban biên tập đã cố gắng trong việc biên tập và in ấn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các nhà khoa học để ấn phẩm này sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện khi được tái bản. Trân trọng. TM Ban Biên tập Nguyễn Thành Thi Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức.  PGS. TS, Hội Nghiên cứu Giảng dạy Văn học Tp. Hồ Chí Minh GS. NGND HOÀNG NHƯ MAI: “NGƯỜI GIEO HẠT” Trần Văn Thiện Thay mặt Ban lãnh đạo trường Đại học Văn Hiến, tôi xin gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất và lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các Giáo sư, nhà giáo, nhà khoa học; các học giả cùng các nhà hoạt động văn hóa, xã hội; các anh chị học viên và sinh viên đã dành thời gian quý báu của mình để đến tham dự Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS. NGND Hoàng Như Mai”. Kính thưa quý vị, Giáo sư Hoàng Như Mai sinh năm 1919 ở Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình quan lại cao cấp (thân phụ là Tuần phủ). Thuở nhỏ học tiểu học ở Bắc Giang, rồi học Trường Bưởi (Trung học Bảo Hộ) ở Hà Nội. Đỗ tú tài năm 20 tuổi, sau đó vào học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương. Một thời gian sau, ông chuyển sang học Trường Cao đẳng Luật khoa, rồi bị bệnh phải nghỉ học. Tình cờ, theo lời mời của một người bạn, ông chuyển sang làm giáo viên cho Trường Trung học Tư thục Đông Hải (thị xã Hải Dương) và gắn bó với ngành giáo dục từ đó cho đến cuối đời. Năm 1958 ông về công tác tại khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980, ông chuyển công tác vào khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh (nay là khoa Văn học, Trường Đại học KHXHNV, Đại học Quốc gia TP.HCM). Năm 1982 ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư, và năm 1990 được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Thầy mất năm 2013. Với hành trình gần 100 năm nơi dương thế của một trí thức giàu nhân đức, yêu nghề và đa tài. GS. Hoàng Như Mai: một đời làm Thầy, một nhà giáo có nhân cách đặc biệt: GS. NGND Hoàng Như Mai, trước hết là một người Thầy lớn. Thầy là một “sư biểu”. Là nhà trí thức tân học chịu sự ảnh hưởng của các bậc hiền triết phương Đông, ở vấn đề nào Thầy cũng có thể giảng giải một cách tường tận cho các môn sinh. Thầy nói tiếng Pháp hay hơn cả người bản địa và viết tiếng Pháp một cách thuần thục. Các thế hệ học trò vẫn mãi ấn tượng với biệt tài giảng bài đầy hào sảng, hào hùng của Thầy. PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên PGĐ ĐHQGHN, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhớ lại: “Những năm 1970, rất nhiều sinh viên các khoa Sử, Triết, Kinh tế trên đường đến nhà ăn phải đi qua giảng đường có giờ Thầy dạy lại đứng chen chân quanh cửa sổ để nghe Thầy giảng, quên cả chuyện ăn uống. Làm nghề như thế, hỏi có niềm hạnh phúc nào hơn?”. Quả vậy, Thầy có cách dẫn dắt câu chuyện rất hấp dẫn – vừa có cái khúc chiết, minh bạch của lý lẽ lập luận, lại vừa có sự truyền cảm, hứng khởi, gây xúc động lòng người. Người nghe bị cuốn hút bởi cách phân tích sắc sảo, bởi tinh thần học thuật tự do và nhất là bởi cái tình với văn chương. PGS. TS. Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến Thầy đến với nghề sư phạm như một sự tình cờ nhưng lại gắn bó như một cái nghiệp. Một đời gắn bó với nghề giáo, trải qua không ít khó khăn của thời cuộc, nhưng chưa bao giờ người ta thấy Thầy than thở. Mọi người yêu quý Thầy Mai bởi tư duy trẻ trung và tấm lòng chân thành nâng đỡ cho lớp trẻ. Thầy trẻ trung vì luôn ủng hộ cho cái mới, kể cả cái mới còn đang dang dở, chông chênh. Thầy không bao giờ dùng kinh nghiệm quá khứ, dẫu là của một người từng trải và hiểu biết rất rộng, để làm tiêu chuẩn đánh giá hiện tại và định hướng cho tương lai. Yêu nghề, có tài năng nhưng điều mà mọi người kính quý Thầy nhất là cách sống, thái độ quan hệ ứng xử với đồng nghiệp và học trò. Ở Thầy chúng ta cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, một thái độ ứng xử rất mẫu mực, một phong cách rất tài hoa, lịch lãm, từng trải đậm chất văn hoá Hà thành. PGS. Trần Hữu Tá cho rằng “Một người Thầy giỏi, trò nhớ lâu. Nhưng rồi theo thời gian, nỗi nhớ đó cũng phôi pha. Nhưng nếu Thầy giỏi mà có nhân cách lớn, trò sẽ nhớ mãi… GS Hoàng Như Mai là người Thầy có được nỗi nhớ mãi mãi của các thế hệ học trò”. Quả vậy, năm 2008, nhân dịp tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi, Thầy được học trò cũ là ông Nguyễn Phú Trọng – nay là Tổng Bí thư – Chủ tịch nước viết thư với những dòng đầy tâm tình như “Em giữ mãi những ấn tượng tốt đẹp về Thầy Hoàng Như Mai – GS. NGND. Hoàng Như Mai – một người Thầy đức độ, tài hoa, tâm huyết, chân tình”. GS. Hoàng Như Mai: Nhà nghiên cứu – nhà khoa học. Tố chất của một nhà nghiên cứu – nhà khoa học được Thầy thể hiện từ rất sớm. Từ trước Cách mạng tháng Tám, Thầy bắt đầu viết sách, viết báo và được NXB Hàn Thuyên in hàng loạt sách như: Thặng dư giá trị, Đời sống thợ thuyền trong xã hội tư bản, Lê-nin và Cách mạng tháng 10… Là một trí thức đa tài, Thầy từng thử bút ở nhiều lĩnh vực khác nhau và lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn sâu sắc. Về lĩnh vực sân khấu, Thầy là tác giả của một số công trình nghiên cứu như: Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1968), Nhận định về cải lương (1986), Giới thiệu sân khấu cải lương (1986),… Thầy đã tập hợp các bài viết về văn hóa – giáo dục để in công trình: Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa – giáo dục (1998). Thầy cũng là người đầu tiên biên soạn giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Văn học Việt Nam 1945 - 1960)…. Thầy được xem là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Năm 1990, trong vai trò là Chủ tịch Hội NCGDVH Tp. HCM, GS. Hoàng Như Mai làm tổng chủ biên bộ sách giáo khoa thứ hai về Văn học, tiếng Việt và Làm văn bậc trung học phổ thông, ghi một dấu ấn quan trọng trong công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Ngoài các công trình nêu trên, qua các bài giảng, học trò còn cảm nhận, lãnh nhận nhiều tri thức mới, nhiều nhận định mang tính gợi mở về các vấn đề mang tính chuyên sâu về văn học. Qua các nhận định này, chúng ta thấy rằng: Thầy rất nhạy bén với cái mới. GS Hoàng Như Mai đã có những ý tưởng, những quan niệm đi trước thời gian, vượt qua nhiều tình thế khó khắn, phức tạp (như những ý kiến, quan điểm về thơ Quang Dũng, Chính Hữu, Hữu Loan,... hay văn của Nhất Linh, Khai Hưng, Thạch Lam,...). GS. Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động văn nghệ. Học trò yêu quý GS Hoàng Như Mai bởi tính cách nghệ sĩ của Thầy. Thầy nghệ sĩ trong giờ giảng, nghệ sĩ trong những trang viết, nghệ sĩ trong cả những bài, những công trình nghiên cứu. Người ta thấy ở Hoàng Như Mai một tâm hồn nghệ sĩ đích thực và một người tri kỷ của văn chương, nghệ thuật. Sau Cách mạng tháng Tám, ông cùng người bạn đời yêu quý của mình – cô Kim Trang, khóa cửa nhà gửi lại hàng xóm, xách va ly lên đường “Nam tiến” cùng với một nhóm kịch, vừa đi vừa diễn kịch cổ động kháng chiến. Không chỉ có thế, Thầy cũng bắt tay vào việc sáng tác, và là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng như Tiếng trống Hà Hồi (1948), Dòng sông biên giới (1957), Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (1982)…Về thơ, bạn bè, học trò và những người yêu quý ông thuộc khá nhiều bài thơ của ông, những bài ấy đăng rải rác, đến năm 1993 tập hợp lại, in thành tập thơ “Trao cho nhau cuộc đời”. GS. Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động xã hội. Từ thuở thiếu thời và thậm chí cả đến lúc về hưu, Thầy thường xuyên tham gia các tổ chức đoàn hội như: tổ chức Thanh niên yêu nước Phan Anh và tham gia hoạt động phong trào Truyền bá quốc ngữ, rồi tham gia phong trào nghệ sĩ Nam tiến, hội Văn hóa cứu quốc,… Thầy là con người quảng giao, lại có nhiều ưu tư về giáo dục. Do vậy, năm 1988, Thầy đã đứng ra thành lập Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh. Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm mục đích tập hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thầy Hoàng Như Mai đã đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng nhiều trường thuộc Thái Bình, Việt Bắc… Năm 1953 ông làm Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, đưa học sinh sang học ở Trung Quốc. Những năm cuối đời, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục của nước nhà, với danh nghĩa là nhà giáo lão thành, Giáo sư đã làm Hiệu trưởng trường Phổ thông Trung học Trương Vĩnh Ký. Giáo sư cũng là người tham gia sáng lập Trường Đại học Văn Hiến và làm Hiệu trưởng danh dự của Trường. Kính thưa quí vị, Trong một bài phỏng vấn trước đây, khi được hỏi về những ưu tư của nền giáo dục nước nhà, GS đã thể hiện bộc bạch nỗi niềm rằng: Ông muốn là người gieo hạt. Và quả thực, đến nay khi nhìn lại những thành quả, những cống hiến của GS, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: mong ước đó của GS đã thành hiện thực, và cần nói thêm rằng trong số đó Thầy và xã hội đã bội thu trong nhiều mùa vụ. Thầy gieo hạt cả trên lĩnh vực giáo dục, cả trên lĩnh vực nghiên cứu, và đặc biệt là trong lĩnh vực trồng người. Chúng ta tự hào vì được làm học trò, đồng nghiệp của một GS. NGND Hoàng Như Mai như vậy. Với tất cả tình cảm chân thành, lòng ngưỡng mộ và kính trọng lớn lao, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – Kỷ niệm 100 ngày sinh GS. NGND. Hoàng Như Mai”. VĂN HỌC VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG SUY XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO LÝ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI TRONG MẤY BÀI THƠ TRÀO PHÚNG TRUNG ĐẠI Nguyễn Hữu Sơn 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, các vấn đề lý thuyết tiếp nhận và việc vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào đời sống nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học tiếp tục được quan tâm sâu sắc 7; tr.36-58, 8; tr.3-24... Không chỉ hoạt động sáng tác chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ của qui luật tiếp nhận mà ngay với từng tác giả, tác phẩm cũng chịu sự chi phối của các quan điểm, phương thức tiếp nhận. Rõ ràng với cùng một đơn vị tác phẩm cụ thể nhưng có thể diễn ra nhiều khả năng tiếp nhận, đánh giá tương đồng, thống nhất, hoặc khác biệt, khơi gợi trao đổi, tranh luận, thậm chí đến mâu thuẫn, trái ngược nhau. Ngay với đối tượng tác phẩm văn học trung đại vốn được xem là những giá trị cổ điển, ổn định vẫn tiềm tàng năng lượng ngữ nghĩa, tiếp tục mở ra những cách tiếp cận và tiếp nhận mới, những trường văn hóa và chiều sâu chất lượng thẩm mỹ, tất cả tùy thuộc vào chính ý nghĩa khách quan của hình tượng nghệ thuật cũng như năng lực của chủ thể tiếp nhận. Thực tế cho thấy, chính tinh thần Đổi mới toàn diện đất nước ba mươi năm qua đã góp phần quan trọng vào quá trình vận động, chuyển biến, chuyển hóa của hệ hình tư duy tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca trung đại, cụ thể là các tác phẩm thơ ca trào phúng tiêu biểu của các tác giả như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… 2 2 . Nội dung .1. Trước hết cần nhấn mạnh rằng việc trích tuyển, cố định hóa văn bản các tác phẩm văn thơ trong các bộ giáo trình và sách giáo khoa thực chất đã là công việc “làm tắt”, bỏ qua nhiều công đoạn quan trọng khác như xác định tác giả, niên đại, khảo chứng văn bản, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải. Đứng trước tình hình một văn bản như thế, người giảng dạy, tiếp nhận văn học trung đại phải lý giải nhiều vấn đề chuyên sâu liên quan đến văn bản học trước khi tiến hành phân tích, bình giảng, tìm hiểu các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một tác gia hay một giai đoạn văn học 3; tr.20… Nói riêng với dòng thơ trào phúng trung đại lại cần xem xét vị thế tác giả trong tương quan với thời đại, nguồn cảm hứng trong tương quan với đời sống xã hội, xác định hệ qui chiếu đạo lý trong tương quan với nội dung trữ tình, nhận diện đặc điểm xu thế tiến bộ xã hội so với các giới hạn lịch sử cụ thể. Cơ sở của các khả năng tiếp nhận, luận bình, giảng dạy này phụ thuộc cả vào năng lực chủ thể tiếp nhận cũng như điều kiện khách quan của thực tại đời sống tinh thần, môi trường và hoàn cảnh xã hội cụ thể. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích, minh chứng qua một số hiện tượng tác gia, tác phẩm thơ trào phúng trung đại tiêu biểu được giảng dạy trong nhà trường và phổ biến rộng rãi trong công chúng bạn đọc. 2.2. Đọc thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) có thể thấy rằng ông hết sức đề cao đạo lý con người theo cái nhìn Nho giáo, coi trọng đạo đức, lấy việc giữ gìn đạo đức làm phẩm giá trên hết, trước hết. Khả năng bảo toàn đạo đức ấy gắn liền với lối sống thanh bạch, “an bần lạc đạo”, “độc thiện kỳ thân”, “dĩ hòa vi quý”, từ đó thường lược quy cái nghèo, cái thanh bạch, khí tiết, sự tiết tháo, giữ mình trong lẽ “tri chỉ”, “tri túc”... vào phẩm chất đạo đức. Còn bên kia, tất cả những sự giàu sang, con đường công danh, sự khôn khéo, lối sống thành thị... đều bị coi PGS. TS, Viện Văn học như một sự tha hóa. Nếu đặt hai hướng lược quy quan niệm về đạo đức bên cạnh nhau có thể thấy rõ rằng nhà nho Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thường hướng về khuôn mẫu cũ, giới hạn vấn đề đạo đức trong lối sống Nho giáo, phê phán mạnh mẽ lối sống cạnh tranh, đời sống vật chất Làm cho đo đắn nhọc đua tranh (Thơ Nôm, bài 20), mà kỳ thực đó lại là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm bàng hoàng trước một thực tại mới. Ông đau đời, phê phán thế thái nhân tình, đạo lý suy vi: Đạo nọ, nghĩa này, trăm tiếng bướm, Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền (Thơ Nôm, bài 5); Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời… Người, của lấy cân ta thử nhắc, Mới hay rằng của nặng hơn người (Thơ Nôm - bài 74) 5; tr.7-30… Cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có phần cách biệt với thường nhân, đứng trên tầm cao của một nhà tư tưởng, một triết nhân mà soi rọi, phê phán con người hám lợi giàu sang, khinh miệt đồng tiền... Phần nhiều những suy tưởng triết lý được ông đúc kết, lược qui về thước đo thế sự, hệ qui chiếu kinh nghiệm thế sự. Đã nhiều lần ông lên tiếng phê phán, chối bỏ lối sống đô hội thị thành trên các phương diện thế sự, đạo lý, lối sống: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao (Thơ Nôm - bài 73); Bạc vàng là của trữ tiêu dùng, Thành thị vốn đua tranh giành giật (Thơ Nôm - bài 79); Vật vờ thành thị làm chi nữa, Ít tiếng khen thì vắng tiếng chê (Thơ Nôm - bài 61); Đường lợi há theo thị tỉnh, Cảnh thanh chiếm hết giang sơn (Thơ Nôm - bài 142)… Tóm lại, việc Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu cao yêu cầu “tu thân”, tu dưỡng đạo đức cá nhân, hướng về bảo toàn khí tiết lối đồ nho hơn là vươn tới hành động; bảo vệ các quan hệ đạo đức lễ nghĩa Nho giáo hơn là đi tìm lối thoát mới cho cuộc mưu sinh; bày tỏ thái độ bảo vệ các tín điều đạo đức cũ, hoặc có phê phán cũng là nhằm để sửa chữa v...

Trang 2

Lời nói đầu

Cuốn sách này – “Nghiên cứu, giảng dạy văn học và Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai” – được thực hiện trước hết như một ấn phẩm phục vụ Hội thảo khoa học*, nhân kỉ niệm 1 00 năm ngày sinh Giáo sư Nhà giáo Nhân dân - Nhà văn - Nhà giáo dục - Nhà nghiên cứu văn học - nghệ thuật Hoàng Như Mai

Các bài tham gia Hội thảo được sử dụng trong tập sách (xếp theo thứ tự alphabet tên tác giả) xoay quanh ba nội dung chính:

1 2 3

) Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường

) Về các công trình nghiên cứu, sáng tác của GS NGND Hoàng Như Mai ) Những hồi ức, cảm nhận về GS NGND Hoàng Như Mai

Ngoài ra, sách cũng in kèm một số tư liệu quý như các bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, một số hồi ức, kỷ niệm của các đồng nghiệp, môn sinh về Giáo sư,…

Do thời gian chuẩn bị bản thảo khá hạn hẹp, chúng tôi chưa thể tập hợp hết được các bài viết có giá trị về Giáo sư Hoàng Như Mai; chưa liên hệ được với một số tác giả tham luận, cập nhật những thông tin cần thiết về tác giả để đưa vào sách

Mặc dù Ban biên tập đã cố gắng trong việc biên tập và in ấn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các nhà khoa học để ấn phẩm này sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện khi được tái bản

Trân trọng

TM Ban Biên tập Nguyễn Thành Thi

* Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức

Trang 3

GS NGND HOÀNG NHƯ MAI: “NGƯỜI GIEO HẠT”

Trần Văn Thiện*

Thay mặt Ban lãnh đạo trường Đại học Văn Hiến, tôi xin gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất và lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các Giáo sư, nhà giáo, nhà khoa học; các học giả cùng các nhà hoạt động văn hóa, xã hội; các anh chị học viên và sinh viên đã dành thời gian quý báu của mình để đến tham dự Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS NGND Hoàng Như Mai”

Kính thưa quý vị,

Giáo sư Hoàng Như Mai sinh năm 1919 ở Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình quan lại cao cấp (thân phụ là Tuần phủ) Thuở nhỏ học tiểu học ở Bắc Giang, rồi học Trường Bưởi (Trung học Bảo Hộ) ở Hà Nội Đỗ tú tài năm 20 tuổi, sau đó vào học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương Một thời gian sau, ông chuyển sang học Trường Cao đẳng Luật khoa, rồi bị bệnh phải nghỉ học Tình cờ, theo lời mời của một người bạn, ông chuyển sang làm giáo viên cho Trường Trung học Tư thục Đông Hải (thị xã Hải Dương) và gắn bó với ngành giáo dục từ đó cho đến cuối đời Năm 1958 ông về công tác tại khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Năm 1980, ông chuyển công tác vào khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh (nay là khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) Năm 1 982 ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư, và năm 1990 được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân Thầy mất năm 2013

Với hành trình gần 100 năm nơi dương thế của một trí thức giàu nhân đức, yêu nghề và đa tài GS Hoàng Như Mai: một đời làm Thầy, một nhà giáo có nhân cách đặc biệt:

GS NGND Hoàng Như Mai, trước hết là một người Thầy lớn Thầy là một “sư biểu” Là nhà trí thức tân học chịu sự ảnh hưởng của các bậc hiền triết phương Đông, ở vấn đề nào Thầy cũng có thể giảng giải một cách tường tận cho các môn sinh Thầy nói tiếng Pháp hay hơn cả người bản địa và viết tiếng Pháp một cách thuần thục Các thế hệ học trò vẫn mãi ấn tượng với biệt tài giảng bài đầy hào sảng, hào hùng của Thầy PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên PGĐ ĐHQGHN, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhớ lại: “Những năm 1970, rất nhiều sinh viên các khoa Sử, Triết, Kinh tế trên đường đến nhà ăn phải đi qua giảng đường có giờ Thầy dạy lại đứng chen chân quanh cửa sổ để nghe Thầy giảng, quên cả chuyện ăn uống Làm nghề như thế, hỏi có niềm hạnh phúc nào hơn?” Quả vậy, Thầy có cách dẫn dắt câu chuyện rất hấp dẫn – vừa có cái khúc chiết, minh bạch của lý lẽ lập luận, lại vừa có sự truyền cảm, hứng khởi, gây xúc động lòng người Người nghe bị cuốn hút bởi cách phân tích sắc sảo, bởi tinh thần học thuật tự do và nhất là bởi cái tình với văn chương

Trang 4

Thầy đến với nghề sư phạm như một sự tình cờ nhưng lại gắn bó như một cái nghiệp Một đời gắn bó với nghề giáo, trải qua không ít khó khăn của thời cuộc, nhưng chưa bao giờ người ta thấy Thầy than thở Mọi người yêu quý Thầy Mai bởi tư duy trẻ trung và tấm lòng chân thành nâng đỡ cho lớp trẻ Thầy trẻ trung vì luôn ủng hộ cho cái mới, kể cả cái mới còn đang dang dở, chông chênh Thầy không bao giờ dùng kinh nghiệm quá khứ, dẫu là của một người từng trải và hiểu biết rất rộng, để làm tiêu chuẩn đánh giá hiện tại và định hướng cho tương lai

Yêu nghề, có tài năng nhưng điều mà mọi người kính quý Thầy nhất là cách sống, thái độ quan hệ ứng xử với đồng nghiệp và học trò Ở Thầy chúng ta cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, một thái độ ứng xử rất mẫu mực, một phong cách rất tài hoa, lịch lãm, từng trải đậm chất văn hoá Hà thành

PGS Trần Hữu Tá cho rằng “Một người Thầy giỏi, trò nhớ lâu Nhưng rồi theo thời gian, nỗi nhớ đó cũng phôi pha Nhưng nếu Thầy giỏi mà có nhân cách lớn, trò sẽ nhớ mãi… GS Hoàng Như Mai là người Thầy có được nỗi nhớ mãi mãi của các thế hệ học trò” Quả vậy, năm 2 008, nhân dịp tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi, Thầy được học trò cũ là ông Nguyễn Phú Trọng – nay là Tổng Bí thư – Chủ tịch nước viết thư với những dòng đầy tâm tình như “Em giữ mãi những ấn tượng tốt đẹp về Thầy Hoàng Như Mai – GS NGND Hoàng Như Mai – một người Thầy đức độ, tài hoa, tâm huyết, chân tình!”

GS Hoàng Như Mai: Nhà nghiên cứu – nhà khoa học Tố chất của một nhà nghiên cứu – nhà khoa học được Thầy thể hiện từ rất sớm Từ trước Cách mạng tháng Tám, Thầy bắt đầu viết sách, viết báo và được NXB Hàn Thuyên in hàng loạt sách như: Thặng dư giá trị, Đời sống thợ thuyền trong xã hội tư bản, Lê-nin và Cách mạng tháng 10…

Là một trí thức đa tài, Thầy từng thử bút ở nhiều lĩnh vực khác nhau và lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn sâu sắc Về lĩnh vực sân khấu, Thầy là tác giả của một số công trình nghiên cứu như: Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1968), Nhận định về cải lương (1986), Giới thiệu sân khấu cải lương (1986),… Thầy đã tập hợp các bài viết về văn hóa – giáo dục để in công trình: Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa – giáo dục (1998) Thầy cũng là người đầu tiên biên soạn giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Văn học Việt Nam 1945 - 1960)… Thầy được xem là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám Năm 1990, trong vai trò là Chủ tịch Hội NC&GDVH Tp HCM, GS Hoàng Như Mai làm tổng chủ biên bộ sách giáo khoa thứ hai về Văn học, tiếng Việt và Làm văn bậc trung học phổ thông, ghi một dấu ấn quan trọng trong công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà

Ngoài các công trình nêu trên, qua các bài giảng, học trò còn cảm nhận, lãnh nhận nhiều tri thức mới, nhiều nhận định mang tính gợi mở về các vấn đề mang tính chuyên sâu về văn học Qua các nhận định này, chúng ta thấy rằng: Thầy rất nhạy bén với cái mới GS Hoàng Như Mai đã có những ý tưởng, những quan niệm đi trước thời gian, vượt qua nhiều tình thế khó khắn, phức tạp (như những ý kiến, quan điểm về thơ Quang Dũng, Chính Hữu, Hữu Loan, hay văn của Nhất Linh, Khai Hưng, Thạch Lam, )

Trang 5

GS Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động văn nghệ Học trò yêu quý GS Hoàng Như Mai bởi tính cách nghệ sĩ của Thầy Thầy nghệ sĩ trong giờ giảng, nghệ sĩ trong những trang viết, nghệ sĩ trong cả những bài, những công trình nghiên cứu Người ta thấy ở Hoàng Như Mai một tâm hồn nghệ sĩ đích thực và một người tri kỷ của văn chương, nghệ thuật Sau Cách mạng tháng Tám, ông cùng người bạn đời yêu quý của mình – cô Kim Trang, khóa cửa nhà gửi lại hàng xóm, xách va ly lên đường “Nam tiến” cùng với một nhóm kịch, vừa đi vừa diễn kịch cổ động kháng chiến Không chỉ có thế, Thầy cũng bắt tay vào việc sáng tác, và là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng như Tiếng trống Hà Hồi (1948), Dòng sông biên giới (1957), Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (1982)…Về thơ, bạn bè, học trò và những người yêu quý ông thuộc khá nhiều bài thơ của ông, những bài ấy đăng rải rác, đến năm 1993 tập hợp lại, in thành tập thơ “Trao cho nhau cuộc đời” GS Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động xã hội Từ thuở thiếu thời và thậm chí cả đến lúc về hưu, Thầy thường xuyên tham gia các tổ chức đoàn hội như: tổ chức Thanh niên yêu nước Phan Anh và tham gia hoạt động phong trào Truyền bá quốc ngữ, rồi tham gia phong trào nghệ sĩ Nam tiến, hội Văn hóa cứu quốc,… Thầy là con người quảng giao, lại có nhiều ưu tư về giáo dục Do vậy, năm 1988, Thầy đã đứng ra thành lập Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm mục đích tập hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thầy Hoàng Như Mai đã đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng nhiều trường thuộc Thái Bình, Việt Bắc… Năm 1953 ông làm Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, đưa học sinh sang học ở Trung Quốc Những năm cuối đời, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục của nước nhà, với danh nghĩa là nhà giáo lão thành, Giáo sư đã làm Hiệu trưởng trường Phổ thông Trung học Trương Vĩnh Ký Giáo sư cũng là người tham gia sáng lập Trường Đại học Văn Hiến và làm Hiệu trưởng danh dự của Trường

Kính thưa quí vị,

Trong một bài phỏng vấn trước đây, khi được hỏi về những ưu tư của nền giáo dục nước nhà, GS đã thể hiện bộc bạch nỗi niềm rằng: Ông muốn là người gieo hạt Và quả thực, đến nay khi nhìn lại những thành quả, những cống hiến của GS, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: mong ước đó của GS đã thành hiện thực, và cần nói thêm rằng trong số đó Thầy và xã hội đã bội thu trong nhiều mùa vụ Thầy gieo hạt cả trên lĩnh vực giáo dục, cả trên lĩnh vực nghiên cứu, và đặc biệt là trong lĩnh vực trồng người Chúng ta tự hào vì được làm học trò, đồng nghiệp của một GS NGND Hoàng Như Mai như vậy

Với tất cả tình cảm chân thành, lòng ngưỡng mộ và kính trọng lớn lao, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – Kỷ niệm 100 ngày sinh GS NGND Hoàng Như Mai”

Trang 6

VĂN HỌC VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG

Trang 7

SUY XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO LÝ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI TRONG MẤY BÀI THƠ TRÀO PHÚNG TRUNG ĐẠI

Nguyễn Hữu Sơn*

1 Mở đầu

Trong những năm gần đây, các vấn đề lý thuyết tiếp nhận và việc vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào đời sống nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học tiếp tục được quan tâm sâu sắc [7; tr.36-58], [8; tr.3-24] Không chỉ hoạt động sáng tác chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ của qui luật tiếp nhận mà ngay với từng tác giả, tác phẩm cũng chịu sự chi phối của các quan điểm, phương thức tiếp nhận Rõ ràng với cùng một đơn vị tác phẩm cụ thể nhưng có thể diễn ra nhiều khả năng tiếp nhận, đánh giá tương đồng, thống nhất, hoặc khác biệt, khơi gợi trao đổi, tranh luận, thậm chí đến mâu thuẫn, trái ngược nhau Ngay với đối tượng tác phẩm văn học trung đại vốn được xem là những giá trị cổ điển, ổn định vẫn tiềm tàng năng lượng ngữ nghĩa, tiếp tục mở ra những cách tiếp cận và tiếp nhận mới, những trường văn hóa và chiều sâu chất lượng thẩm mỹ, tất cả tùy thuộc vào chính ý nghĩa khách quan của hình tượng nghệ thuật cũng như năng lực của chủ thể tiếp nhận Thực tế cho thấy, chính tinh thần Đổi mới toàn diện đất nước ba mươi năm qua đã góp phần quan trọng vào quá trình vận động, chuyển biến, chuyển hóa của hệ hình tư duy tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca trung đại, cụ thể là các tác phẩm thơ ca trào phúng tiêu biểu của các tác giả như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

2 2

Nội dung

.1 Trước hết cần nhấn mạnh rằng việc trích tuyển, cố định hóa văn bản các tác phẩm văn thơ trong các bộ giáo trình và sách giáo khoa thực chất đã là công việc “làm tắt”, bỏ qua nhiều công đoạn quan trọng khác như xác định tác giả, niên đại, khảo chứng văn bản, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải Đứng trước tình hình một văn bản như thế, người giảng dạy, tiếp nhận văn học trung đại phải lý giải nhiều vấn đề chuyên sâu liên quan đến văn bản học trước khi tiến hành phân tích, bình giảng, tìm hiểu các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một tác gia hay một giai đoạn văn học [3; tr.20]… Nói riêng với dòng thơ trào phúng trung đại lại cần xem xét vị thế tác giả trong tương quan với thời đại, nguồn cảm hứng trong tương quan với đời sống xã hội, xác định hệ qui chiếu đạo lý trong tương quan với nội dung trữ tình, nhận diện đặc điểm xu thế tiến bộ xã hội so với các giới hạn lịch sử cụ thể Cơ sở của các khả năng tiếp nhận, luận bình, giảng dạy này phụ thuộc cả vào năng lực chủ thể tiếp nhận cũng như điều kiện khách quan của thực tại đời sống tinh thần, môi trường và hoàn cảnh xã hội cụ thể Sau đây chúng tôi sẽ phân tích, minh chứng qua một số hiện tượng tác gia, tác phẩm thơ trào phúng trung đại tiêu biểu được giảng dạy trong nhà trường và phổ biến rộng rãi trong công chúng bạn đọc

2 2 Đọc thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) có thể thấy rằng ông hết sức đề cao đạo lý con người theo cái nhìn Nho giáo, coi trọng đạo đức, lấy việc giữ gìn đạo đức làm phẩm giá trên hết, trước hết Khả năng bảo toàn đạo đức ấy gắn liền với lối sống thanh bạch, “an bần lạc đạo”, “độc thiện kỳ thân”, “dĩ hòa vi quý”, từ đó thường lược quy cái nghèo, cái thanh bạch, khí tiết, sự tiết tháo, giữ mình trong lẽ “tri chỉ”, “tri túc” vào phẩm chất đạo đức Còn bên kia, tất cả những sự giàu sang, con đường công danh, sự khôn khéo, lối sống thành thị đều bị coi

Trang 8

như một sự tha hóa Nếu đặt hai hướng lược quy quan niệm về đạo đức bên cạnh nhau có thể thấy rõ rằng nhà nho Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thường hướng về khuôn mẫu cũ, giới hạn vấn đề đạo đức trong lối sống Nho giáo, phê phán mạnh mẽ lối sống cạnh tranh, đời sống vật chất Làm cho đo đắn nhọc đua tranh (Thơ Nôm, bài 20), mà kỳ thực đó lại là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm bàng hoàng trước một thực tại mới Ông đau đời, phê phán thế thái nhân tình, đạo lý suy vi: Đạo nọ, nghĩa này, trăm tiếng bướm,/ Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền (Thơ Nôm, bài 5); Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,/ Có của thì hơn hết mọi lời…/ Người, của lấy cân ta thử nhắc,/ Mới hay rằng của nặng hơn người (Thơ Nôm - bài 7 4) [5; tr.7-30]…

Cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có phần cách biệt với thường nhân, đứng trên tầm cao của một nhà tư tưởng, một triết nhân mà soi rọi, phê phán con người hám lợi giàu sang, khinh miệt đồng tiền Phần nhiều những suy tưởng triết lý được ông đúc kết, lược qui về thước đo thế sự, hệ qui chiếu kinh nghiệm thế sự Đã nhiều lần ông lên tiếng phê phán, chối bỏ lối sống đô hội thị thành trên các phương diện thế sự, đạo lý, lối sống: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, /Người khôn người đến chốn lao xao (Thơ Nôm - bài 73); Bạc vàng là của trữ tiêu dùng,/ Thành thị vốn đua tranh giành giật (Thơ Nôm - bài 79); Vật vờ thành thị làm chi nữa,/ Ít tiếng khen thì vắng tiếng chê (Thơ Nôm - bài 61); Đường lợi há theo thị tỉnh,/ Cảnh thanh chiếm hết giang sơn (Thơ Nôm - bài 142)…

Tóm lại, việc Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu cao yêu cầu “tu thân”, tu dưỡng đạo đức cá nhân, hướng về bảo toàn khí tiết lối đồ nho hơn là vươn tới hành động; bảo vệ các quan hệ đạo đức lễ nghĩa Nho giáo hơn là đi tìm lối thoát mới cho cuộc mưu sinh; bày tỏ thái độ bảo vệ các tín điều đạo đức cũ, hoặc có phê phán cũng là nhằm để sửa chữa và khẳng định trật tự cũ, không nhằm phân tích khám phá bản chất các quan hệ xã hội, không nhằm phê phán để thay đổi; đồng thời cự tuyệt lối sống thành thị, chối bỏ mọi sự nhập cuộc, phê phán đồng tiền “tanh hôi”, phê phán mọi biểu hiện có tính xu thế của xã hội mà ông quy vào cái gọi là “thói đời” Việc khinh mạn lối sống giàu sang, phú quý, công danh, tự mình rút lui và bằng lòng với thái độ cầu an, bằng lòng với giá trị thanh cao tưởng tượng, một sự thanh cao “không làm gì cả”, đó là những phương diện đạo đức Nho giáo căn bản ở Nguyễn Bỉnh Khiêm Tuy nó có sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp đạo lý, song thực chất là cái nhìn không tưởng, tự kỷ cao đạo, cách biệt với “thói đời” - khác hẳn với cái nhìn phân tích của dòng văn học hiện thực phê phán sau này - và bộc lộ thái độ kẻ cả, đo nhìn cuộc sống theo quan niệm đạo đức nhà nho một chiều, không dễ chấp nhận những mầm mống lối sống mới, sự phát triển và đổi mới của đời sống xã hội [6; tr.13], v.v Như thế, việc tiếp nhận sắc thái trào phúng phê phán xã hội của nhà thơ nho sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhất thiết cần đặt trong nhiều tương quan khác nhau, từ đó xác định rõ hơn ý nghĩa tiếng thơ triết lý thế sự đặt trong tương quan mối quan hệ giữa đạo lý và tiến bộ xã hội [2; tr.69-74]…

2 3 Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú Lấy chồng chung (còn có tên Chồng chung, Làm lẽ) của Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII-XIX) thuộc dòng thơ Nôm truyền tụng, thơ trào phúng Thi phẩm đã được khảo sát, bình luận từ nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật khác nhau Tuy nhiên, dường như xu thế nhấn mạnh nội dung đấu tranh giai cấp, ý thức phản kháng chống chế độ đa thê với nhiều cung bậc nhận thức và sắc thái tình cảm (“Xuân Hương lên tiếng chỉ trích chế độ đa thê”, “nạn nhân của chế độ đa thê”, “Hồ Xuân Hương đã mạnh mẽ lên án chế độ đa thê vô nhân đạo”, “Hồ Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công, ngang trái của việc lấy chồng chung”, “than khóc cái duyên phận hẩm hiu”, “Cảnh chồng chung là tiếng nói phẫn uất

Trang 9

chua xót đối với chế độ đa thê bất công”, “phủ nhận triệt để chế độ đa thê”, “niềm phẫn uất với chế độ đa thê”, “phủ định triệt để đối với việc làm lẽ”, v.v…) đã đi đến hiện đại hóa thơ Hồ Xuân Hương, khiến cái phần nhân tính đời thường và nỗi niềm sâu kín trong thơ nữ sĩ ít nhiều bị khuất lấp, nhạt nhòa

Đúng là Hồ Xuân Hương đã nhìn ra nỗi khổ cực, thiệt thòi, bất công của người phụ nữ trong cảnh ngộ vợ hờ, thê thiếp, “chồng chung” Nhưng chuyện “chồng chung” kia cũng có ba bảy đường Có người vợ cả về già bị chồng hắt hủi, vợ bé chèn ép Có bà cả lấy thêm người thiếp cho chồng nhưng lại ganh ghét, khống chế, ép buộc người vợ trẻ Đôi khi cũng có người vợ trẻ lọt cửa nhà quan, tuy chỉ là phận thê thiếp nhưng cũng vui vẻ chấp nhận lấy chỗ nương tựa, ấm thân cho cả một đời Với những gia đình quý tộc gia giáo vẫn tạo nên tôn ti, thứ bậc và sự hòa hợp “chị ngã em nâng”, “Bao nhiêu trai gái ấy con ta” (Khuyên vợ cả - Nguyễn Khuyến)… Trong trường hợp bài thơ của Hồ Xuân Hương, người phụ nữ này rõ ràng là kẻ đến sau, chịu cảnh thê thiếp, chấp nhận thực tế “Cố đấm ăn xôi…” Câu thơ mở đầu tạo nên một nghịch cảnh, một sự đối sánh, đối lập: Kẻ đắp chăn bông/ kẻ lạnh lùng, và bày tỏ thái độ kết án: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Không được một mình lấy riêng một suất chồng, nữ sĩ Hồ Xuân Hương hóa thân trong tâm trạng người vợ bé coi việc “lấy chồng chung” là một cái kiếp (kiếp đời, kiếp người, kiếp nạn) và đòi “chém cha” cái kiếp nghiệp tàn tệ ấy Nhưng nữ sĩ bất bình nỗi gì trước cái kiếp nghiệp kia? Bà giận vì: Năm thì mười họa hay chăng chớ,/ Một tháng đôi lần có cũng không… Ấy là vì quyền lợi không được đảm bảo! Giá như giải quyết tốt chế độ, đảm bảo “Hai thì ba họa” hay là “Một tháng tám lần” thì bà đã không có ý kiến gì Nữ sĩ chấp nhận chuyện thê thiếp song lại kiên quyết “chém cha” cái kiếp “lấy chồng chung” một khi không được chung chồng, không đảm bảo đầy đủ điều kiện kèm theo Trước sau bà chỉ phàn nàn về sự bất bình đẳng và chế độ nhập nhèm “chăng hay chớ”, “có cũng không”, đâu có chống gì chế độ đa thê Vấn đề bản chất cốt lõi ở đây là Hồ Xuân Hương chống cái gì và mức độ chống đối đến đâu? Xét trong thực tế xã hội thì ngay đến Cánh mạng tháng Tám 1945, tình trạng năm thê bảy thiếp vẫn còn diễn ra rất phổ biến ở khắp các vùng nông thôn Hầu hết các vị chức sắc giàu có, từ chánh tổng xuống đến hội đồng hàng xã và ông lý ông cựu trong thôn đều có bà hai, bà ba Xét theo câu chữ văn bản bài thơ thì thấy người phụ nữ này đã biết trước, hoàn toàn tự nguyện và chấp nhận thực tế “Cố đấm ăn xôi…” Thành ngữ Cố đấm ăn xôi có nghĩa đành chịu đấm, chịu đau để tranh giành lấy được nắm xôi giữa khi đói, giữa đám hội làng Điều này cũng có nghĩa người phụ nữ đã biết trước thân phận mình, chấp nhận “cố đấm” chịu thân lẽ mọn để được “ăn xôi”, còn chẳng may gặp xôi hẩm xôi hiu lại là chuyện khác, nằm ngoài ý nguyện chủ quan Người phụ nữ biết rằng số kiếp mình “Cầm bằng làm mướn” nhưng không chấp nhận “mướn không công”, nghĩa là làm mướn cũng phải được “trả công” thế nào kia!

Rõ ràng người phụ nữ ở đây đã chấp thuận đời làm lẽ, kiếp “chồng chung” và hoàn toàn không chống lại chế độ đa thê, càng không có ý thức biết đến quan niệm hôn nhân bình đẳng, bình quyền, nữ quyền, không nhằm đấu tranh cho chế độ hôn nhân một vợ một chồng Trong giới hạn thời đại cụ thể và cũng phù hợp với phong cách thơ của mình, Hồ Xuân Hương chỉ khai thác khía cạnh đòi hỏi quyền lợi và đảm bảo quyền lợi “chung chi” tối thiểu mà thôi Cho đến đôi câu kết, người phụ nữ đành buông một tiếng thở dài chua chát trước canh bạc cuộc đời và hụt hẫng bởi một lần dấn thân, nhắm mắt “Cố đấm ăn xôi” bất thành: Thân này ví biết dường này nhỉ,/ Thà trước thôi đành ở vậy xong… Hồ Xuân Hương rút ra bài học, thân này ví biết chịu

Trang 10

cảnh làm lẽ mà cũng phải "năm thì mười họa", "có cũng không", "xôi lại hẩm", "mướn không công" thì thà "ở vậy", ở một mình, buông xuôi cho xong!

Trước sau Hồ Xuân Hương vẫn không phê phán, động chạm gì đến chế độ đa thê, chỉ căm giận cái “kiếp lấy chồng chung” bởi không được “chung chồng”, không được hưởng đầy đủ quyền lợi hợp pháp “chồng chung” như lẽ thường phải thế Với Hồ Xuân Hương và ở thời đại Hồ Xuân Hương, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ là tiếng nói tranh đấu, phản ánh khát vọng nhân văn, khát vọng giải phóng tình cảm con người cá nhân mạnh mẽ lắm rồi (Nguyễn Hữu Sơn, 2 012: tr.11)… Rõ ràng khi tiếp nhận, giảng dạy bài thơ Lấy chồng chung cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa đạo lý và tiến bộ xã hội trong đặc tính phong cách trào lộng Hồ Xuân Hương và các giới hạn lịch sử cụ thể, tránh việc hiện đại hóa tư tưởng người xưa và hiện tượng vụ lợi “lấy xưa phục vụ nay” theo lối xã hội học đơn giản Còn lại câu chuyện chống chế độ đa thê có lẽ phải đợi đến sau ngày Cách mạng thành công, các đường lối, chính sách tiến bộ của Đảng và Nhà nước của chúng ta mới từng bước đi vào cuộc sống!!!…

2 4 Bài thơ Vịnh khoa thi Hương (còn có tên Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) là một trong số 13 tác phẩm của Tú Xương (1870-1907) viết về đề tài thi cử Trong bản chất, việc thi cử bao giờ cũng cần thiết Có thể khẳng định rằng phần lớn những người đỗ đạt (kể cả những người đỗ vào chính các khoa thi mà Tú Xương từng phê phán) đều là những người tài giỏi, có đóng góp quan trọng với đất nước Với Tú Xương, ông triệt để khai thác đề tài thi cử, những điều mắt thấy tai nghe, chủ yếu là những việc liên quan đến lề lối, cung cách thi cử, lối thi cũ cũng như khi đổi sang lối thi mới, cả người đỗ đạt cũng như người hỏng thi Vì thế, việc đọc hiểu bài thơ Vịnh khoa thi Hương cần phân biệt rõ thủ pháp biếm họa, cực tả (bao gồm cả việc châm biếm những phương diện trong bản chất vốn là sự cải cách, đổi mới, tiến bộ xã hội) và cần được đặt trong tương quan với nhiều thi phẩm của chính Tú Xương (Đổi thi, Than sự thi, Đi thi nói ngông, Ông tiến sĩ mới ) cũng như so với thơ ca cùng dạng đề tài khoa cử của nhiều tác giả khác đương thời

Trong tầm quan sát của Tú Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế Nói cách khác, thơ Tú Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài Mở đầu bài thơ Vịnh khoa thi Hương, việc nhà nước mở khoa thi theo lối mới và thay đổi cách thức tổ chức thi cử - trường Hà Nội thi chung với trường Nam Định - cũng trở thành vấn đề: Nhà nước ba năm mở một khoa,/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà…

Trong hai câu ở phần thực, nhà thơ thực hiện thủ pháp cực tả, nói quá và biếm họa hình ảnh sĩ tử cũng như các quan coi thi: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, / Ậm oẹ quan trường miệng thét loa… Với hình thức đảo ngữ, đặt tính từ “Lôi thôi…” lên đầu câu, nhân vật sĩ tử “vai đeo lọ” bỗng trở thành kẻ nhếch nhác, luộm thuộm, được chăng hay chớ Tiếp theo, việc đảo tính từ đồng thời là từ láy “Ạm ọe…” lên trước cũng biếm họa ông quan coi thi “miệng thét loa” thành người ngu ngơ, ấm ớ, dớ dẩn Trên thực tế, việc quan trường “miệng thét loa” là hành động đúng – đúng cả về mục đích và ý thức trách nhiệm – nhằm vãn hồi trật tự, xác lập sự nghiêm túc nơi trường thi, có gì là sai đâu? Hai câu thơ giới thiệu hai kiểu nhân vật vốn là chủ nhân nơi trường thi nhưng đã bị biếm họa thành hình ảnh những người thô kệch, thiếu tư cách, không phù hợp với khung cảnh thi cử Ở đây, kiểu nhân vật sĩ tử và quan trường từ muôn năm xưa vốn được coi trọng mà nay mất thiêng, hóa thành loại người nhếch nhác, láo nháo, đáng bị chê cười Tác giả

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:18

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan