1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC VÀ GIÁO SƯ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN HOÀNG NHƯ MAI

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh Lời nói đầu Cuốn sách này – “Nghiên cứu, giảng dạy văn học và Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai” – được thực hiện trước hết như một ấn phẩm phục vụ Hội thảo khoa học, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Nhà giáo Nhân dân - Nhà văn - Nhà giáo dục - Nhà nghiên cứu văn học - nghệ thuật Hoàng Như Mai. Các bài tham gia Hội thảo được sử dụng trong tập sách (xếp theo thứ tự alphabet tên tác giả) xoay quanh ba nội dung chính: 1 2 3 ) Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường ) Về các công trình nghiên cứu, sáng tác của GS. NGND. Hoàng Như Mai ) Những hồi ức, cảm nhận về GS NGND Hoàng Như Mai Ngoài ra, sách cũng in kèm một số tư liệu quý như các bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, một số hồi ức, kỷ niệm của các đồng nghiệp, môn sinh về Giáo sư,… Do thời gian chuẩn bị bản thảo khá hạn hẹp, chúng tôi chưa thể tập hợp hết được các bài viết có giá trị về Giáo sư Hoàng Như Mai; chưa liên hệ được với một số tác giả tham luận, cập nhật những thông tin cần thiết về tác giả để đưa vào sách. Mặc dù Ban biên tập đã cố gắng trong việc biên tập và in ấn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các nhà khoa học để ấn phẩm này sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện khi được tái bản. Trân trọng. TM Ban Biên tập Nguyễn Thành Thi Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức.  PGS. TS, Hội Nghiên cứu Giảng dạy Văn học Tp. Hồ Chí Minh GS. NGND HOÀNG NHƯ MAI: “NGƯỜI GIEO HẠT” Trần Văn Thiện Thay mặt Ban lãnh đạo trường Đại học Văn Hiến, tôi xin gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất và lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các Giáo sư, nhà giáo, nhà khoa học; các học giả cùng các nhà hoạt động văn hóa, xã hội; các anh chị học viên và sinh viên đã dành thời gian quý báu của mình để đến tham dự Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS. NGND Hoàng Như Mai”. Kính thưa quý vị, Giáo sư Hoàng Như Mai sinh năm 1919 ở Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình quan lại cao cấp (thân phụ là Tuần phủ). Thuở nhỏ học tiểu học ở Bắc Giang, rồi học Trường Bưởi (Trung học Bảo Hộ) ở Hà Nội. Đỗ tú tài năm 20 tuổi, sau đó vào học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương. Một thời gian sau, ông chuyển sang học Trường Cao đẳng Luật khoa, rồi bị bệnh phải nghỉ học. Tình cờ, theo lời mời của một người bạn, ông chuyển sang làm giáo viên cho Trường Trung học Tư thục Đông Hải (thị xã Hải Dương) và gắn bó với ngành giáo dục từ đó cho đến cuối đời. Năm 1958 ông về công tác tại khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980, ông chuyển công tác vào khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh (nay là khoa Văn học, Trường Đại học KHXHNV, Đại học Quốc gia TP.HCM). Năm 1982 ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư, và năm 1990 được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Thầy mất năm 2013. Với hành trình gần 100 năm nơi dương thế của một trí thức giàu nhân đức, yêu nghề và đa tài. GS. Hoàng Như Mai: một đời làm Thầy, một nhà giáo có nhân cách đặc biệt: GS. NGND Hoàng Như Mai, trước hết là một người Thầy lớn. Thầy là một “sư biểu”. Là nhà trí thức tân học chịu sự ảnh hưởng của các bậc hiền triết phương Đông, ở vấn đề nào Thầy cũng có thể giảng giải một cách tường tận cho các môn sinh. Thầy nói tiếng Pháp hay hơn cả người bản địa và viết tiếng Pháp một cách thuần thục. Các thế hệ học trò vẫn mãi ấn tượng với biệt tài giảng bài đầy hào sảng, hào hùng của Thầy. PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên PGĐ ĐHQGHN, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhớ lại: “Những năm 1970, rất nhiều sinh viên các khoa Sử, Triết, Kinh tế trên đường đến nhà ăn phải đi qua giảng đường có giờ Thầy dạy lại đứng chen chân quanh cửa sổ để nghe Thầy giảng, quên cả chuyện ăn uống. Làm nghề như thế, hỏi có niềm hạnh phúc nào hơn?”. Quả vậy, Thầy có cách dẫn dắt câu chuyện rất hấp dẫn – vừa có cái khúc chiết, minh bạch của lý lẽ lập luận, lại vừa có sự truyền cảm, hứng khởi, gây xúc động lòng người. Người nghe bị cuốn hút bởi cách phân tích sắc sảo, bởi tinh thần học thuật tự do và nhất là bởi cái tình với văn chương. PGS. TS. Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến Thầy đến với nghề sư phạm như một sự tình cờ nhưng lại gắn bó như một cái nghiệp. Một đời gắn bó với nghề giáo, trải qua không ít khó khăn của thời cuộc, nhưng chưa bao giờ người ta thấy Thầy than thở. Mọi người yêu quý Thầy Mai bởi tư duy trẻ trung và tấm lòng chân thành nâng đỡ cho lớp trẻ. Thầy trẻ trung vì luôn ủng hộ cho cái mới, kể cả cái mới còn đang dang dở, chông chênh. Thầy không bao giờ dùng kinh nghiệm quá khứ, dẫu là của một người từng trải và hiểu biết rất rộng, để làm tiêu chuẩn đánh giá hiện tại và định hướng cho tương lai. Yêu nghề, có tài năng nhưng điều mà mọi người kính quý Thầy nhất là cách sống, thái độ quan hệ ứng xử với đồng nghiệp và học trò. Ở Thầy chúng ta cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, một thái độ ứng xử rất mẫu mực, một phong cách rất tài hoa, lịch lãm, từng trải đậm chất văn hoá Hà thành. PGS. Trần Hữu Tá cho rằng “Một người Thầy giỏi, trò nhớ lâu. Nhưng rồi theo thời gian, nỗi nhớ đó cũng phôi pha. Nhưng nếu Thầy giỏi mà có nhân cách lớn, trò sẽ nhớ mãi… GS Hoàng Như Mai là người Thầy có được nỗi nhớ mãi mãi của các thế hệ học trò”. Quả vậy, năm 2008, nhân dịp tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi, Thầy được học trò cũ là ông Nguyễn Phú Trọng – nay là Tổng Bí thư – Chủ tịch nước viết thư với những dòng đầy tâm tình như “Em giữ mãi những ấn tượng tốt đẹp về Thầy Hoàng Như Mai – GS. NGND. Hoàng Như Mai – một người Thầy đức độ, tài hoa, tâm huyết, chân tình”. GS. Hoàng Như Mai: Nhà nghiên cứu – nhà khoa học. Tố chất của một nhà nghiên cứu – nhà khoa học được Thầy thể hiện từ rất sớm. Từ trước Cách mạng tháng Tám, Thầy bắt đầu viết sách, viết báo và được NXB Hàn Thuyên in hàng loạt sách như: Thặng dư giá trị, Đời sống thợ thuyền trong xã hội tư bản, Lê-nin và Cách mạng tháng 10… Là một trí thức đa tài, Thầy từng thử bút ở nhiều lĩnh vực khác nhau và lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn sâu sắc. Về lĩnh vực sân khấu, Thầy là tác giả của một số công trình nghiên cứu như: Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1968), Nhận định về cải lương (1986), Giới thiệu sân khấu cải lương (1986),… Thầy đã tập hợp các bài viết về văn hóa – giáo dục để in công trình: Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa – giáo dục (1998). Thầy cũng là người đầu tiên biên soạn giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Văn học Việt Nam 1945 - 1960)…. Thầy được xem là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Năm 1990, trong vai trò là Chủ tịch Hội NCGDVH Tp. HCM, GS. Hoàng Như Mai làm tổng chủ biên bộ sách giáo khoa thứ hai về Văn học, tiếng Việt và Làm văn bậc trung học phổ thông, ghi một dấu ấn quan trọng trong công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Ngoài các công trình nêu trên, qua các bài giảng, học trò còn cảm nhận, lãnh nhận nhiều tri thức mới, nhiều nhận định mang tính gợi mở về các vấn đề mang tính chuyên sâu về văn học. Qua các nhận định này, chúng ta thấy rằng: Thầy rất nhạy bén với cái mới. GS Hoàng Như Mai đã có những ý tưởng, những quan niệm đi trước thời gian, vượt qua nhiều tình thế khó khắn, phức tạp (như những ý kiến, quan điểm về thơ Quang Dũng, Chính Hữu, Hữu Loan,... hay văn của Nhất Linh, Khai Hưng, Thạch Lam,...). GS. Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động văn nghệ. Học trò yêu quý GS Hoàng Như Mai bởi tính cách nghệ sĩ của Thầy. Thầy nghệ sĩ trong giờ giảng, nghệ sĩ trong những trang viết, nghệ sĩ trong cả những bài, những công trình nghiên cứu. Người ta thấy ở Hoàng Như Mai một tâm hồn nghệ sĩ đích thực và một người tri kỷ của văn chương, nghệ thuật. Sau Cách mạng tháng Tám, ông cùng người bạn đời yêu quý của mình – cô Kim Trang, khóa cửa nhà gửi lại hàng xóm, xách va ly lên đường “Nam tiến” cùng với một nhóm kịch, vừa đi vừa diễn kịch cổ động kháng chiến. Không chỉ có thế, Thầy cũng bắt tay vào việc sáng tác, và là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng như Tiếng trống Hà Hồi (1948), Dòng sông biên giới (1957), Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (1982)…Về thơ, bạn bè, học trò và những người yêu quý ông thuộc khá nhiều bài thơ của ông, những bài ấy đăng rải rác, đến năm 1993 tập hợp lại, in thành tập thơ “Trao cho nhau cuộc đời”. GS. Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động xã hội. Từ thuở thiếu thời và thậm chí cả đến lúc về hưu, Thầy thường xuyên tham gia các tổ chức đoàn hội như: tổ chức Thanh niên yêu nước Phan Anh và tham gia hoạt động phong trào Truyền bá quốc ngữ, rồi tham gia phong trào nghệ sĩ Nam tiến, hội Văn hóa cứu quốc,… Thầy là con người quảng giao, lại có nhiều ưu tư về giáo dục. Do vậy, năm 1988, Thầy đã đứng ra thành lập Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh. Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm mục đích tập hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thầy Hoàng Như Mai đã đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng nhiều trường thuộc Thái Bình, Việt Bắc… Năm 1953 ông làm Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, đưa học sinh sang học ở Trung Quốc. Những năm cuối đời, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục của nước nhà, với danh nghĩa là nhà giáo lão thành, Giáo sư đã làm Hiệu trưởng trường Phổ thông Trung học Trương Vĩnh Ký. Giáo sư cũng là người tham gia sáng lập Trường Đại học Văn Hiến và làm Hiệu trưởng danh dự của Trường. Kính thưa quí vị, Trong một bài phỏng vấn trước đây, khi được hỏi về những ưu tư của nền giáo dục nước nhà, GS đã thể hiện bộc bạch nỗi niềm rằng: Ông muốn là người gieo hạt. Và quả thực, đến nay khi nhìn lại những thành quả, những cống hiến của GS, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: mong ước đó của GS đã thành hiện thực, và cần nói thêm rằng trong số đó Thầy và xã hội đã bội thu trong nhiều mùa vụ. Thầy gieo hạt cả trên lĩnh vực giáo dục, cả trên lĩnh vực nghiên cứu, và đặc biệt là trong lĩnh vực trồng người. Chúng ta tự hào vì được làm học trò, đồng nghiệp của một GS. NGND Hoàng Như Mai như vậy. Với tất cả tình cảm chân thành, lòng ngưỡng mộ và kính trọng lớn lao, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – Kỷ niệm 100 ngày sinh GS. NGND. Hoàng Như Mai”. VĂN HỌC VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG DẠY HỌC CÁC GIÁ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG QUA CON ĐƯỜNG VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU VÀ HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG Trần Thế Lữ Huỳnh Thị Bích Ngân 1. Đặt vấn đề Dạy học môn đạo đức và lịch sử địa phương (LSĐP) là hai nội dung góp phần giáo dục các giá trị địa phương quan trọng. Cộng hưởng cùng nhiều giá trị khác để cùng xây dựng, hoàn thiện nhân cách cho học sinh tiểu học (HSTH). Nói rộng hơn nó còn là những vấn đề cơ bản để hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Đề cập vấn đề giáo dục thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định các quan điểm “đào tạo thế hệ cách mạng vừa hồng vừa chuyên” hay “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Từ đó cho thấy, vai trò của dạy học các giá trị như đạo đức hay lịch sử địa phương trong trường tiểu học thực ra là hai mặt của một vấn đề mà cho đến nay có lúc, có nơi, sự quan tâm là chưa đồng bộ và hợp lí. Thực tiễn dạy học các giá trị địa phương hiện nay đang nảy sinh những bất cập nhất định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh về giá trị sống. Nhìn vào cách tổ chức các nội dung trên của nhiều trường, có thể nhận thấy rất rõ sự đơn điệu trong tổ chức. Nó thể hiện ở hình thức hoạt động còn nặng tính lối mòn, chưa có sự đổi mới căn bản. Học sinh (HS) thụ động trong mỗi hoạt động học nên hiệu quả dạy học thấp. Thậm chí, một số nơi còn xem nhẹ khâu tổ chức dạy học và tiến hành theo kiểu giới thiệu qua loa, đại khái. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu trước khi đi vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của nhiều trường là cần xác định đúng nguyên nhân dẫn đến thực trạng này để nhằm tổ chức lại tốt hơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ưu thế của việc tích hợp các giá trị địa phương trong dạy học Lịch sử và Đạo đức ở trường tiểu học Nhiều giáo viên (GV) đúc kết từ thực tiễn địa phương đã thống nhất nhận định chung Dạy học môn Đạo đức là quá trình truyền thụ giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm“ tin, tình cảm, hành vi đạo đức của mỗi HS. Điều đó chỉ có kết quả tốt khi học sinh hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Do đó, giáo viên cần tận dụng mọi phương pháp, hình thức dạy học để HS được bày tỏ ý kiến, biểu hiện thái độ, hành vi của bản thân đối với các tình huống, chuẩn mực đạo đức được học tập”(Hải Bình, 2015: tr.1). Trong các môn học ở tiểu học, dạy đạo đức cũng tức là giáo dục ý thức trách nhiệm công dân. Và các giá trị sống là nội dung không thể thiếu. Do vậy khi tổ chức dạy học, GV cần phải kết hợp giáo dục đạo đức thông qua dạy học các môn học khác, các sinh hoạt tập thể khác nhau. Đồng thời phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng tạo nên hiệu quả nhằm giúp HS được rèn luyện và thực hành những hành vi đạo đức một cách tích cực nhất. Chẳng hạn: Khi học bài có nội dung về mối quan hệ đạo đức “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, có thể HS nhận thức được, biết xử lí tình huống và luyện tập thực hành những hành vi đạo đức. Tuy nhiên, giá trị sống gắn với nó là khi thấy được lợi ích của các loài hoa, HS biết nên làm gì trước những lợi ích đó cho bản thân mình, gia đình mình hay thôn, làng nơi mình sinh sống. Đó mới là bài học CN, Trường tiểu học Nguyễn Văn Hài, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.  CN, Trường tiểu học A Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang về đạo đức mang giá trị sống đậm nét. Nội dung đạo đức (các tình huống, chuẩn mực, câu chuyện, ví dụ…) cần phải gần gũi với cuộc sống thực của HS, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em. Vấn đề tồn tại lớn về hiệu quả dạy học hiện nay nằm ở sự thiếu đa dạng về hình thức dạy học. Việc phối hợp nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng trong dạy Đạo đức tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang hiện nay còn đang gặp chính ở rào cản này. Nên sự đơn điệu trong từng tiết học trên lớp là điều khó tránh khỏi. Nó tạo ra một hiệu ứng không mấy tích cực đến từ phía HS. Nhìn thời khóa biểu, không khó để nhận thấy đa số các em tỏ ra không hứng thú với môn học Đạo đức. Trong khi đó thời gian bỏ trống bị lãng phí, chưa liên hệ thực tế đời sống trong mỗi tiết là tương đối nhiều. Có thể tổng kết như sau: Bảng 1: Bảng thực trang dạy học môn đạo đức(tiến hành bằng phiếu hỏi) Số GV được hỏitiết 1(2) Các dạng hoạt động thường tổ chức Kể chuyện đạo đức Bài tập tình huống Đóng vai nhân vật Thực hành rèn luyện hành vi >3 phúttiết 1 155 GV tiết 2 155 GV > 5 phút > 10 phút >3 phút > 5 phút > 5 phút> 5 phút > 5 phút Trong bài viết phản ánh về thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở Cà Mau, tác giả Phạm Nguyên đã phân tích : Năm 2016, chỉ có hơn 2.6007.700 thí sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Sử. Ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Môn Lịch sử đang bị xã hội và cả chính những thầy, cô giáo dạy sử chưa thật sự quan tâm”. Ðiều này nằm trong guồng quay chung của nền giáo dục cả nước: môn Sử trở thành môn học ít thu hút, ít người lựa chọn và dần bị đánh giá sai lệch về tầm quan trọng. Ông Cường chia sẻ: “Bây giờ ít người theo học vì học ngành này ra trường rất khó xin việc. Hơn nữa, việc dạy và học Sử trở nên khô khan, thiếu hấp dẫn, chủ yếu là để đối phó thi cử, vị thế của môn Sử đã bị hạ xuống từ chính trong những ngôi trường, những người dạy Sử”.Thế nên mảng sử địa phương - những hiểu biết về nguồn cội, quá trình hình thành, phát triển, những mốc son, những con người kiệt xuất của nơi mình sinh ra, lớn lên bị xem nhẹ là điều khó tránh khỏi. Toàn tỉnh Cà Mau có 547 trường học, thì hầu hết tên của các trường gắn liền với những anh hùng, những địa danh lịch sử. Một việc mà các trường làm được đó là giới thiệu cho HS biết sơ lược về địa danh lịch sử hoặc tiểu sử mà ngôi trường mang tên, còn lại những kiến thức về vùng đất, con người và lịch sử của Cà Mau đều chưa được giảng dạy có hệ thống”. “Người Cà Mau biết rất mơ hồ về chính mảnh đất, con người của Cà Mau là một thực tế rất đáng suy ngẫm”, ông Nguyễn Thế Cường chia sẻ. Có một điều dễ nhận thấy, Sử địa phương gần như đã bị bỏ quên ở các trường học tại Cà Mau. Về điều kiện dạy học thiếu những công trình, đầu sách Khoa học Lịch sử chất lượng của địa phương, thiếu đội ngũ những GV tâm huyết với Lịch sử và không thể trách học sinh, thế hệ trẻ dần nguội lạnh và thiếu hiểu biết về lĩnh vực này. Mã Thị Xuân Thu, một GV gắn bó và tâm huyết trọn đời với môn Sử, đã rất bức xúc khi bàn về sự quan tâm của người dạy Sử với môn Sử. Cô Thu cho rằng: “Phải đặt môn Sử ngang hàng với các môn học khác”. Ðiều cốt lõi là xã hội, ngành giáo dục phải có cơ chế tác động để môn Sử thật sự được quan tâm đúng mức. Người dạy Sử phải truyền được tình yêu, niềm đam mê, có những hình thức phong phú, linh hoạt để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Người dạy Sử phải “không hổ thẹn với lương tâm người thầy và dư luận xã hội về chất lượng sản phẩm của mình tạo ra”, cô Thu nhấn mạnh. Ông Nguyễn Rô Be, Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau thì cho rằng: “Không nên đặt vấn đề xây dựng một khoá trình hoặc sách riêng lẻ về lịch sử địa phương mà nên tổ chức một số tiết học riêng phản ánh nét đặc sắc của địa phương. Lồng ghép sử địa phương với tiến tꢀnh lịch sử dân tộc và liên hệ các sự kiện, nhân vật… của địa phương với toàn cục của lịch sử dân tộc”. Cốt lõi vấn đề là để học sinh thích thú tìm hiểu, chủ động thảo luận và tiếp nhận kiến thức sử địa phương. Tựu trung lại vẫn là vấn đề về phương pháp giảng dạy. Cũng theo ông Nguyễn Thế Cường, tỉnh Cà Mau cần tổ chức thường xuyên những hội thảo khoa học hoặc các hội nghị chuyên đề về Lịch sử nhằm bồi dưỡng kiến thức cho GV, cho người làm sử và góp phần thay đổi nhận thức xã hội. Phải có cơ chế để quan tâm, động viên những GV, HS có thành tích và có niềm đam mê với môn Khoa học Lịch sử, vinh danh xứng đáng những cá nhân tiêu biểu. Cà Mau cũng nên có những cuộc thi xứng tầm của lĩnh vực Lịch sử, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng (Phạm Nguyên, 2016: tr.1-3) . Từ những thực tế đó, ngành giáo dục Cà Mau hiện nay không thể không đặt câu hỏi: liệu có bao nhiêu cơ sở giáo dục không vướng vào tình trạng này? Thời gian qua, trên rất nhiều phương tiện thông tin đều có nhận định hết sức bi quan về vấn đề dạy học lịch sử. Cả người dạy lẫn người học đều không có được sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề dạy học lịch sử nói chung và LSĐP. Trong đó, vai trò của các trường tiểu học cũng chiếm phần quan trọng dẫn đến nguyên nhân này. Bởi vì lứa tuổi tiểu học các em rất thích tìm hiểu, khám phá. Tuy nhiên thực tế trên lớp mà các em tương tác lại là môi trường dạy học đơn điệu của bản thân môn học và của người dạy. Nếu tình hình vẫn không được cải thiện, cảm giác ngán ngẩm sẽ đeo bám các em suốt thời gian học tập tiếp theo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như trên nhưng chủ yếu vẫn nằm ở chính các trường học. Điểm qua danh mục sách tham khảo từ thư viện các trường tiểu học, có thể nhận thấy nguồn sách tham khảo về đạo đức và LSĐP của mỗi trường có khối lượng sách tương đối lớn. Trong 1.944 đầu sách đã có 88 bản sách tham khảo dành cho môn đạo đức và LSĐP. Đó là các dạng như bài tập tình huống, sách tham khảo dùng chung cho học sinh phổ thông. Từ đó cho thấy, về mặt tài liệu phục vụ dạy học là không quá thiếu thốn. Tuy nhiên cách sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả mới là quan trọng. Thời gian đã qua, các trường chỉ khai thác chủ yếu trên sách giáo khoa đối với môn đạo đức. Đối với LSĐP, phổ biến chỉ giới thiệu các câu chuyện lịch sử, những chiến công gắn với địa danh. Việc phối hợp khai thác tất cả tài liệu vào dạy học ở những nội dung này là tương đối ít. Bên cạnh đó, ở góc độ bồi dưỡng chuyên môn cũng không có nhiều sự khác biệt. Từ khi bắt đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa (SGK) năm 2000, trong tập huấn chuyên môn cấp sở của các tỉnh thành cũng chưa đưa môn Đạo đức vào chương trình bồi dưỡng đổi mới PPDH (ĐMPPDH) cho GV. Riêng đối với nội dung LSĐP, chỉ có hè năm 2015, các trường trong khuôn khổ chương trình đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP) mới đưa vào bồi dưỡng chuyên đề “Giáo dục địa phương trong trường dạy học cả ngày”. Tuy nhiên, đối với đại trà các trường thì vẫn chưa tiếp cận được với nội dung bồi dưỡng. Bảng 2: Thống kê các hoạt động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học giai đoạn 2008 – 2018(nguồn từ Sở giáo dục và Đào tạo Cà Mau) Cấp tổ chức Số lần tham gia các nội dung bồi dưỡng theo môn học Số giáo viên tham gia 5985 Môn Đạo đức 1 Khoa học 5 Lịch sử và Hoạt động giáo Tiếng Việt Địa lí dục 5Cấp huyện Cấp tỉnh 5 5 5 5342 1 5 5 Tuy nhiên, đó chỉ là tập huấn theo môn, chưa gắn các giá trị địa phương. Một thực tế từ những năm 2000 đến nay chưa được cải thiện đó là trong từng bài Lịch sử HS chưa được dẫn ra những kiến thức lịch sử tại địa phương để kiểm chứng. Dễ thấy nhất là trong phần lịch sử Việt Nam các giai đoạn 1858-1945; 1945-1954; 1954 -1975 của lớp 5 tại Cà Mau : Bảng 3: Thống kê các vấn đề địa phương chưa khai thác trong môn lịch sử ở Cà Mau Giai đoạn Nhân vật lịch sử Địa danh lịch sử Hiện vật lịch sử Tổng số bài 1858-1945 Đỗ Thừa Luông, Tắc Thủ, Cái Tàu, sông Ông Tàu của giặc Đốc, Rạch Hàn, Hồng Anh Pháp bị chìm Thư Quán, Cà phê Đồng 06 Đỗ Thừa Tự, Lâm Thành Mậu Trần Văn Thời, Tâm Phan Ngọc Hiển, Bông Văn Dĩa 1 1 945-1954 Châu Văn Đặng, Đền Tân Hưng, kinh Rạch Các bài báo, 03 15 Phạm Hồng Thám Rập, rừng U Minh, Quân hìn...

Trang 2

Lời nói đầu Cuốn sách này – “Nghiên cứu, giảng dạy văn học và Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai” – được thực hiện trước hết như một ấn phẩm phục vụ Hội thảo khoa học*, nhân kỉ niệm

1 00 năm ngày sinh Giáo sư Nhà giáo Nhân dân - Nhà văn - Nhà giáo dục - Nhà nghiên cứu văn học

- nghệ thuật Hoàng Như Mai

Các bài tham gia Hội thảo được sử dụng trong tập sách (xếp theo thứ tự alphabet tên tác giả) xoay quanh ba nội dung chính:

1

2

3

) Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường ) Về các công trình nghiên cứu, sáng tác của GS NGND Hoàng Như Mai ) Những hồi ức, cảm nhận về GS NGND Hoàng Như Mai

Ngoài ra, sách cũng in kèm một số tư liệu quý như các bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, một số hồi ức, kỷ niệm của các đồng nghiệp, môn sinh về Giáo sư,…

Do thời gian chuẩn bị bản thảo khá hạn hẹp, chúng tôi chưa thể tập hợp hết được các bài viết

có giá trị về Giáo sư Hoàng Như Mai; chưa liên hệ được với một số tác giả tham luận, cập nhật những thông tin cần thiết về tác giả để đưa vào sách

Mặc dù Ban biên tập đã cố gắng trong việc biên tập và in ấn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các nhà khoa học để ấn phẩm này sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện khi được tái bản

Trân trọng

TM Ban Biên tập Nguyễn Thành Thi

* Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức

Trang 3

GS NGND HOÀNG NHƯ MAI: “NGƯỜI GIEO HẠT”

Trần Văn Thiện*

Thay mặt Ban lãnh đạo trường Đại học Văn Hiến, tôi xin gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất và lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các Giáo sư, nhà giáo, nhà khoa học; các học giả cùng các nhà hoạt động văn hóa, xã hội; các anh chị học viên và sinh viên đã dành thời gian quý báu của mình để đến tham dự Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS NGND Hoàng Như Mai”

Kính thưa quý vị, Giáo sư Hoàng Như Mai sinh năm 1919 ở Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình quan lại cao cấp (thân phụ là Tuần phủ) Thuở nhỏ học tiểu học ở Bắc Giang, rồi học Trường Bưởi (Trung học Bảo Hộ) ở Hà Nội Đỗ tú tài năm 20 tuổi, sau đó vào học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương Một thời gian sau, ông chuyển sang học Trường Cao đẳng Luật khoa, rồi bị bệnh phải nghỉ học Tình cờ, theo lời mời của một người bạn, ông chuyển sang làm giáo viên cho Trường Trung học Tư thục Đông Hải (thị xã Hải Dương) và gắn bó với ngành giáo dục

từ đó cho đến cuối đời Năm 1958 ông về công tác tại khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Năm 1980, ông chuyển công tác vào khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh (nay là khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) Năm

1 982 ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư, và năm 1990 được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân Thầy mất năm 2013

Với hành trình gần 100 năm nơi dương thế của một trí thức giàu nhân đức, yêu nghề và

đa tài GS Hoàng Như Mai: một đời làm Thầy, một nhà giáo có nhân cách đặc biệt:

GS NGND Hoàng Như Mai, trước hết là một người Thầy lớn Thầy là một “sư biểu”

Là nhà trí thức tân học chịu sự ảnh hưởng của các bậc hiền triết phương Đông, ở vấn đề nào Thầy cũng có thể giảng giải một cách tường tận cho các môn sinh Thầy nói tiếng Pháp hay hơn

cả người bản địa và viết tiếng Pháp một cách thuần thục Các thế hệ học trò vẫn mãi ấn tượng với biệt tài giảng bài đầy hào sảng, hào hùng của Thầy PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên PGĐ ĐHQGHN, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhớ lại: “Những năm 1970, rất nhiều sinh viên các khoa Sử, Triết, Kinh tế trên đường đến nhà ăn phải đi qua giảng đường có giờ Thầy dạy lại đứng chen chân quanh cửa sổ để nghe Thầy giảng, quên cả chuyện ăn uống Làm nghề như thế, hỏi có niềm hạnh phúc nào hơn?” Quả vậy, Thầy có cách dẫn dắt câu chuyện rất hấp dẫn – vừa có cái khúc chiết, minh bạch của lý lẽ lập luận, lại vừa có sự truyền cảm, hứng khởi, gây xúc động lòng người Người nghe bị cuốn hút bởi cách phân tích sắc sảo, bởi tinh thần học thuật tự do và nhất là bởi cái tình với văn chương

Trang 4

Thầy đến với nghề sư phạm như một sự tình cờ nhưng lại gắn bó như một cái nghiệp Một đời gắn bó với nghề giáo, trải qua không ít khó khăn của thời cuộc, nhưng chưa bao giờ người ta thấy Thầy than thở Mọi người yêu quý Thầy Mai bởi tư duy trẻ trung và tấm lòng chân thành nâng đỡ cho lớp trẻ Thầy trẻ trung vì luôn ủng hộ cho cái mới, kể cả cái mới còn đang dang dở, chông chênh Thầy không bao giờ dùng kinh nghiệm quá khứ, dẫu là của một người từng trải và hiểu biết rất rộng, để làm tiêu chuẩn đánh giá hiện tại và định hướng cho tương lai

Yêu nghề, có tài năng nhưng điều mà mọi người kính quý Thầy nhất là cách sống, thái

độ quan hệ ứng xử với đồng nghiệp và học trò Ở Thầy chúng ta cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, một thái độ ứng xử rất mẫu mực, một phong cách rất tài hoa, lịch lãm, từng trải đậm chất văn hoá Hà thành

PGS Trần Hữu Tá cho rằng “Một người Thầy giỏi, trò nhớ lâu Nhưng rồi theo thời gian, nỗi nhớ đó cũng phôi pha Nhưng nếu Thầy giỏi mà có nhân cách lớn, trò sẽ nhớ mãi… GS Hoàng Như Mai là người Thầy có được nỗi nhớ mãi mãi của các thế hệ học trò” Quả vậy, năm

2 008, nhân dịp tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi, Thầy được học trò cũ là ông Nguyễn Phú Trọng – nay là Tổng Bí thư – Chủ tịch nước viết thư với những dòng đầy tâm tình như “Em giữ mãi những ấn tượng tốt đẹp về Thầy Hoàng Như Mai – GS NGND Hoàng Như Mai – một người Thầy đức độ, tài hoa, tâm huyết, chân tình!”

GS Hoàng Như Mai: Nhà nghiên cứu – nhà khoa học Tố chất của một nhà nghiên cứu – nhà khoa học được Thầy thể hiện từ rất sớm Từ trước Cách mạng tháng Tám, Thầy bắt đầu viết sách, viết báo và được NXB Hàn Thuyên in hàng loạt sách như: Thặng dư giá trị, Đời sống thợ thuyền trong xã hội tư bản, Lê-nin và Cách mạng tháng 10…

Là một trí thức đa tài, Thầy từng thử bút ở nhiều lĩnh vực khác nhau và lĩnh vực nào cũng

để lại dấu ấn sâu sắc Về lĩnh vực sân khấu, Thầy là tác giả của một số công trình nghiên cứu như: Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1968), Nhận định về cải lương (1986), Giới thiệu sân khấu cải lương (1986),… Thầy đã tập hợp các bài viết về văn hóa – giáo dục để in công trình: Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa – giáo dục (1998) Thầy cũng là người đầu tiên biên soạn giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Văn học Việt Nam 1945 - 1960)… Thầy được xem

là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám Năm 1990, trong vai trò là Chủ tịch Hội NC&GDVH Tp HCM, GS Hoàng Như Mai làm tổng chủ biên bộ sách giáo khoa thứ hai về Văn học, tiếng Việt và Làm văn bậc trung học phổ thông, ghi một dấu ấn quan trọng trong công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà

Ngoài các công trình nêu trên, qua các bài giảng, học trò còn cảm nhận, lãnh nhận nhiều tri thức mới, nhiều nhận định mang tính gợi mở về các vấn đề mang tính chuyên sâu về văn học Qua các nhận định này, chúng ta thấy rằng: Thầy rất nhạy bén với cái mới GS Hoàng Như Mai

đã có những ý tưởng, những quan niệm đi trước thời gian, vượt qua nhiều tình thế khó khắn, phức tạp (như những ý kiến, quan điểm về thơ Quang Dũng, Chính Hữu, Hữu Loan, hay văn của Nhất Linh, Khai Hưng, Thạch Lam, )

Trang 5

GS Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động văn nghệ Học trò yêu quý GS Hoàng Như Mai bởi tính cách nghệ sĩ của Thầy Thầy nghệ sĩ trong giờ giảng, nghệ sĩ trong những trang viết, nghệ sĩ trong cả những bài, những công trình nghiên cứu Người ta thấy ở Hoàng Như Mai một tâm hồn nghệ sĩ đích thực và một người tri kỷ của văn chương, nghệ thuật Sau Cách mạng tháng Tám, ông cùng người bạn đời yêu quý của mình – cô Kim Trang, khóa cửa nhà gửi lại hàng xóm, xách va ly lên đường “Nam tiến” cùng với một nhóm kịch, vừa đi vừa diễn kịch cổ động kháng chiến Không chỉ có thế, Thầy cũng bắt tay vào việc sáng tác, và là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng như Tiếng trống Hà Hồi (1948), Dòng sông biên giới (1957), Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (1982)…Về thơ, bạn bè, học trò và những người yêu quý ông thuộc khá nhiều bài thơ của ông, những bài ấy đăng rải rác, đến năm 1993 tập hợp lại, in thành tập thơ “Trao cho nhau cuộc đời”

GS Hoàng Như Mai: Nhà hoạt động xã hội Từ thuở thiếu thời và thậm chí cả đến lúc

về hưu, Thầy thường xuyên tham gia các tổ chức đoàn hội như: tổ chức Thanh niên yêu nước Phan Anh và tham gia hoạt động phong trào Truyền bá quốc ngữ, rồi tham gia phong trào nghệ

sĩ Nam tiến, hội Văn hóa cứu quốc,… Thầy là con người quảng giao, lại có nhiều ưu tư về giáo dục Do vậy, năm 1988, Thầy đã đứng ra thành lập Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP

Hồ Chí Minh Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm mục đích tập hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước

Thầy Hoàng Như Mai đã đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng nhiều trường thuộc Thái Bình, Việt Bắc… Năm 1953 ông làm Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, đưa học sinh sang học ở Trung Quốc Những năm cuối đời, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục của nước nhà, với danh nghĩa là nhà giáo lão thành, Giáo sư đã làm Hiệu trưởng trường Phổ thông Trung học Trương Vĩnh Ký Giáo sư cũng là người tham gia sáng lập Trường Đại học Văn Hiến và làm Hiệu trưởng danh dự của Trường

Kính thưa quí vị, Trong một bài phỏng vấn trước đây, khi được hỏi về những ưu tư của nền giáo dục nước nhà, GS đã thể hiện bộc bạch nỗi niềm rằng: Ông muốn là người gieo hạt Và quả thực, đến nay khi nhìn lại những thành quả, những cống hiến của GS, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: mong ước đó của GS đã thành hiện thực, và cần nói thêm rằng trong số đó Thầy và xã hội

đã bội thu trong nhiều mùa vụ Thầy gieo hạt cả trên lĩnh vực giáo dục, cả trên lĩnh vực nghiên cứu, và đặc biệt là trong lĩnh vực trồng người Chúng ta tự hào vì được làm học trò, đồng nghiệp của một GS NGND Hoàng Như Mai như vậy

Với tất cả tình cảm chân thành, lòng ngưỡng mộ và kính trọng lớn lao, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo “Văn học và giảng dạy Văn học trong nhà trường – Kỷ niệm 100 ngày sinh GS NGND Hoàng Như Mai”

Trang 6

VĂN HỌC VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC

TRONG NHÀ TRƯỜNG

Trang 7

DẠY HỌC CÁC GIÁ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG QUA CON ĐƯỜNG VĂN HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

VÀ HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG

Trần Thế Lữ*

Huỳnh Thị Bích Ngân

1 Đặt vấn đề Dạy học môn đạo đức và lịch sử địa phương (LSĐP) là hai nội dung góp phần giáo dục các giá trị địa phương quan trọng Cộng hưởng cùng nhiều giá trị khác để cùng xây dựng, hoàn thiện nhân cách cho học sinh tiểu học (HSTH) Nói rộng hơn nó còn là những vấn đề cơ bản để hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa trong tương lai Đề cập vấn đề giáo dục thế

hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định các quan điểm “đào tạo thế hệ cách mạng vừa hồng vừa chuyên” hay “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” Từ đó cho thấy, vai trò của dạy học các giá trị như đạo đức hay lịch sử địa phương trong trường tiểu học thực ra là hai mặt của một vấn đề mà cho đến nay có lúc, có nơi, sự quan tâm là chưa đồng bộ và hợp lí Thực tiễn dạy học các giá trị địa phương hiện nay đang nảy sinh những bất cập nhất định Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh về giá trị sống Nhìn vào cách tổ chức các nội dung trên của nhiều trường, có thể nhận thấy rất rõ sự đơn điệu trong tổ chức Nó thể hiện ở hình thức hoạt động còn nặng tính lối mòn, chưa có sự đổi mới căn bản Học sinh (HS) thụ động trong mỗi hoạt động học nên hiệu quả dạy học thấp Thậm chí, một số nơi còn xem nhẹ khâu tổ chức dạy học và tiến hành theo kiểu giới thiệu qua loa, đại khái Do vậy, mối quan tâm hàng đầu trước khi đi vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của nhiều trường là cần xác định đúng nguyên nhân dẫn đến thực trạng này để nhằm tổ chức lại tốt hơn

2 Nội dung nghiên cứu

2 1 Ưu thế của việc tích hợp các giá trị địa phương trong dạy học Lịch sử và Đạo đức

ở trường tiểu học

Nhiều giáo viên (GV) đúc kết từ thực tiễn địa phương đã thống nhất nhận định chung Dạy học môn Đạo đức là quá trình truyền thụ giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm

“ tin, tình cảm, hành vi đạo đức của mỗi HS Điều đó chỉ có kết quả tốt khi học sinh hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học Do đó, giáo viên cần tận dụng mọi phương pháp, hình thức dạy học để HS được bày tỏ ý kiến, biểu hiện thái độ, hành vi của bản thân đối với các tình huống, chuẩn mực đạo đức được học tập”(Hải Bình, 2015: tr.1)

Trong các môn học ở tiểu học, dạy đạo đức cũng tức là giáo dục ý thức trách nhiệm công dân Và các giá trị sống là nội dung không thể thiếu Do vậy khi tổ chức dạy học, GV cần phải kết hợp giáo dục đạo đức thông qua dạy học các môn học khác, các sinh hoạt tập thể khác nhau Đồng thời phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng tạo nên hiệu quả nhằm giúp

HS được rèn luyện và thực hành những hành vi đạo đức một cách tích cực nhất Chẳng hạn: Khi học bài có nội dung về mối quan hệ đạo đức “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, có thể HS nhận thức được, biết xử lí tình huống và luyện tập thực hành những hành vi đạo đức Tuy nhiên, giá trị sống gắn với nó là khi thấy được lợi ích của các loài hoa, HS biết nên làm gì trước những lợi ích đó cho bản thân mình, gia đình mình hay thôn, làng nơi mình sinh sống Đó mới là bài học

Trang 8

về đạo đức mang giá trị sống đậm nét Nội dung đạo đức (các tình huống, chuẩn mực, câu chuyện,

ví dụ…) cần phải gần gũi với cuộc sống thực của HS, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em

Vấn đề tồn tại lớn về hiệu quả dạy học hiện nay nằm ở sự thiếu đa dạng về hình thức dạy học Việc phối hợp nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng trong dạy Đạo đức tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang hiện nay còn đang gặp chính ở rào cản này Nên sự đơn điệu trong từng tiết học trên lớp là điều khó tránh khỏi Nó tạo ra một hiệu ứng không mấy tích cực đến từ phía HS Nhìn thời khóa biểu, không khó để nhận thấy đa số các em tỏ ra không hứng thú với môn học Đạo đức Trong khi đó thời gian bỏ trống bị lãng phí, chưa liên hệ thực tế đời sống trong mỗi tiết là tương đối nhiều Có thể tổng kết như sau:

Bảng 1: Bảng thực trang dạy học môn đạo đức(tiến hành bằng phiếu hỏi)

Số GV được hỏi/tiết 1(2)

Các dạng hoạt động thường tổ chức

Kể chuyện đạo đức

Bài tập tình huống

Đóng vai nhân vật

Thực hành rèn luyện hành vi

>3 phút tiết 1 /155 GV

tiết 2 /155 GV

> 5 phút

> 10 phút

>3 phút > 5 phút

> 5 phút

Trong bài viết phản ánh về thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở Cà Mau, tác giả Phạm Nguyên đã phân tích : Năm 2016, chỉ có hơn 2.600/7.700 thí sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Sử Ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Môn Lịch sử đang bị xã hội và cả chính những thầy, cô giáo dạy sử chưa thật sự quan tâm” Ðiều này nằm trong guồng quay chung của nền giáo dục cả nước: môn Sử trở thành môn học ít thu hút, ít người lựa chọn và dần bị đánh giá sai lệch về tầm quan trọng Ông Cường chia sẻ: “Bây giờ ít người theo học vì học ngành này ra trường rất khó xin việc Hơn nữa, việc dạy và học Sử trở nên khô khan, thiếu hấp dẫn, chủ yếu là để đối phó thi cử, vị thế của môn Sử đã bị hạ xuống từ chính trong những ngôi trường, những người dạy Sử”.Thế nên mảng sử địa phương - những hiểu biết

về nguồn cội, quá trình hình thành, phát triển, những mốc son, những con người kiệt xuất của nơi mình sinh ra, lớn lên bị xem nhẹ là điều khó tránh khỏi Toàn tỉnh Cà Mau có 547 trường học, thì hầu hết tên của các trường gắn liền với những anh hùng, những địa danh lịch sử Một việc mà các trường làm được đó là giới thiệu cho HS biết sơ lược về địa danh lịch sử hoặc tiểu

sử mà ngôi trường mang tên, còn lại những kiến thức về vùng đất, con người và lịch sử của Cà Mau đều chưa được giảng dạy có hệ thống”

“Người Cà Mau biết rất mơ hồ về chính mảnh đất, con người của Cà Mau là một thực tế rất đáng suy ngẫm”, ông Nguyễn Thế Cường chia sẻ Có một điều dễ nhận thấy, Sử địa phương gần như đã bị bỏ quên ở các trường học tại Cà Mau Về điều kiện dạy học thiếu những công trình, đầu sách Khoa học Lịch sử chất lượng của địa phương, thiếu đội ngũ những GV tâm huyết với Lịch sử và không thể trách học sinh, thế hệ trẻ dần nguội lạnh và thiếu hiểu biết về lĩnh vực này

Mã Thị Xuân Thu, một GV gắn bó và tâm huyết trọn đời với môn Sử, đã rất bức xúc khi bàn về sự quan tâm của người dạy Sử với môn Sử Cô Thu cho rằng: “Phải đặt môn Sử ngang hàng với các môn học khác” Ðiều cốt lõi là xã hội, ngành giáo dục phải có cơ chế tác động để môn Sử thật sự được quan tâm đúng mức Người dạy Sử phải truyền được tình yêu, niềm đam

mê, có những hình thức phong phú, linh hoạt để truyền đạt kiến thức cho học sinh Người dạy

Trang 9

Sử phải “không hổ thẹn với lương tâm người thầy và dư luận xã hội về chất lượng sản phẩm của mình tạo ra”, cô Thu nhấn mạnh

Ông Nguyễn Rô Be, Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau thì cho rằng: “Không nên đặt vấn đề xây dựng một khoá trình hoặc sách riêng lẻ về lịch sử địa phương mà nên tổ chức một số tiết học riêng phản ánh nét đặc sắc của địa phương Lồng ghép sử địa phương với tiến t ꢀnh lịch

sử dân tộc và liên hệ các sự kiện, nhân vật… của địa phương với toàn cục của lịch sử dân tộc” Cốt lõi vấn đề là để học sinh thích thú tìm hiểu, chủ động thảo luận và tiếp nhận kiến thức sử địa phương Tựu trung lại vẫn là vấn đề về phương pháp giảng dạy

Cũng theo ông Nguyễn Thế Cường, tỉnh Cà Mau cần tổ chức thường xuyên những hội thảo khoa học hoặc các hội nghị chuyên đề về Lịch sử nhằm bồi dưỡng kiến thức cho GV, cho người làm sử và góp phần thay đổi nhận thức xã hội Phải có cơ chế để quan tâm, động viên những GV, HS có thành tích và có niềm đam mê với môn Khoa học Lịch sử, vinh danh xứng đáng những cá nhân tiêu biểu Cà Mau cũng nên có những cuộc thi xứng tầm của lĩnh vực Lịch

sử, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng (Phạm Nguyên, 2016: tr.1-3)

Từ những thực tế đó, ngành giáo dục Cà Mau hiện nay không thể không đặt câu hỏi: liệu

có bao nhiêu cơ sở giáo dục không vướng vào tình trạng này? Thời gian qua, trên rất nhiều phương tiện thông tin đều có nhận định hết sức bi quan về vấn đề dạy học lịch sử Cả người dạy lẫn người học đều không có được sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề dạy học lịch sử nói chung và LSĐP Trong đó, vai trò của các trường tiểu học cũng chiếm phần quan trọng dẫn đến nguyên nhân này Bởi vì lứa tuổi tiểu học các em rất thích tìm hiểu, khám phá Tuy nhiên thực

tế trên lớp mà các em tương tác lại là môi trường dạy học đơn điệu của bản thân môn học và của người dạy Nếu tình hình vẫn không được cải thiện, cảm giác ngán ngẩm sẽ đeo bám các em suốt thời gian học tập tiếp theo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như trên nhưng chủ yếu vẫn nằm ở chính các trường học Điểm qua danh mục sách tham khảo từ thư viện các trường tiểu học, có thể nhận thấy nguồn sách tham khảo về đạo đức và LSĐP của mỗi trường có khối lượng sách tương đối lớn Trong 1.944 đầu sách đã có 88 bản sách tham khảo dành cho môn đạo đức và LSĐP Đó là các dạng như bài tập tình huống, sách tham khảo dùng chung cho học sinh phổ thông Từ đó cho thấy, về mặt tài liệu phục vụ dạy học là không quá thiếu thốn Tuy nhiên cách sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả mới là quan trọng Thời gian đã qua, các trường chỉ khai thác chủ yếu trên sách giáo khoa đối với môn đạo đức Đối với LSĐP, phổ biến chỉ giới thiệu các câu chuyện lịch sử, những chiến công gắn với địa danh Việc phối hợp khai thác tất cả tài liệu vào dạy học ở những nội dung này là tương đối ít Bên cạnh đó, ở góc độ bồi dưỡng chuyên môn cũng không có nhiều sự khác biệt Từ khi bắt đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa (SGK) năm 2000, trong tập huấn chuyên môn cấp sở của các tỉnh thành cũng chưa đưa môn Đạo đức vào chương trình bồi dưỡng đổi mới PPDH (ĐMPPDH) cho GV Riêng đối với nội dung LSĐP, chỉ có hè năm 2015, các trường trong khuôn khổ chương trình đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP) mới đưa vào bồi dưỡng chuyên đề “Giáo dục địa phương trong trường dạy học cả ngày” Tuy nhiên, đối với đại trà các trường thì vẫn chưa tiếp cận được với nội dung bồi dưỡng Bảng 2: Thống kê các hoạt động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học giai đoạn 2008 – 2018(nguồn từ Sở giáo dục và Đào tạo Cà Mau)

Cấp tổ chức Số lần tham gia các nội dung bồi dưỡng theo môn học

Trang 10

Số giáo viên tham gia

5985

đức

1

Khoa học

5

Lịch sử và Hoạt động giáo

5 Cấp huyện

Cấp tỉnh

5

5

5

5

Tuy nhiên, đó chỉ là tập huấn theo môn, chưa gắn các giá trị địa phương Một thực tế từ những năm 2000 đến nay chưa được cải thiện đó là trong từng bài Lịch sử HS chưa được dẫn ra những kiến thức lịch sử tại địa phương để kiểm chứng Dễ thấy nhất là trong phần lịch sử Việt Nam các giai đoạn 1858-1945; 1945-1954; 1954 -1975 của lớp 5 tại Cà Mau :

Bảng 3: Thống kê các vấn đề địa phương chưa khai thác trong môn lịch sử ở Cà Mau

Giai đoạn Nhân vật

lịch sử

Địa danh lịch sử

Hiện vật lịch sử

Tổng số bài

1 858-1945 Đỗ Thừa Luông, Tắc Thủ, Cái Tàu, sông Ông Tàu của giặc

Đốc, Rạch Hàn, Hồng Anh Pháp bị chìm Thư Quán, Cà phê Đồng

06

Đỗ Thừa Tự, Lâm Thành Mậu Trần Văn Thời, Tâm Phan Ngọc Hiển, Bông Văn Dĩa

1

1

945-1954 Châu Văn Đặng, Đền Tân Hưng, kinh Rạch Các bài báo, 03

15

Phạm Hồng Thám Rập, rừng U Minh, Quân hình ảnh còn lưu

khu Cái Tàu, kinh Mương giữ Điều, Ao Kho -Gành Hào

954-1975 Lý Văn Lâm Bến Vàm Lũng, Đài tưởng niệm

thắng

Hồ Thị Kỷ, Khu quân giới Tây nam Bộ, chiến Quách Văn Phẩm, Trường trung học kháng Đầm Dơi – Cái Dương Thị Cẩm chiến Nguyễn Văn Tố, Nước – Chà Là, Vân, Nguyễn Việt Biệt khu Bình Hưng, chi khu Hình ảnh, hiện Khái, Phạm Thị Cái Nước vật tại Đình Tân

Nước)

Tất cả những vấn đề trên đã đặt ra cho các trường một yêu cầu cấp bách cần phải có sự thay đổi cơ bản về phương án tổ chức dạy học Trong đó ưu thế của việc tích hợp dạy học các các giá trị địa phương qua môn Lịch sử và Đạo đức thực sự rất lớn Nó góp phần giải quyết khá

cơ bản những tồn tại từ thực tiễn mang lại Hiệu quả nằm ở hai yếu tố Thứ nhất là cải thiện tối

đa thời gian tiếp thu kiến thức thụ động, cho HS giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều hơn Thứ hai

là tạo sự phong phú, cuốn hút hơn cho bản thân hai môn Lịch sử và Đạo đức trên lớp

2 2 Thành công và hạn chế của việc tích hợp kiến thức địa phương trong dạy học Lịch

sử và Đạo đức ở tiểu học

Dạy học tích hợp là một chủ đề được thảo luận khá sôi nổi trong suốt một hành trình dài Theo nghiên cứu của tác giả Đào Thị Hồng (Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội), ở Việt Nam,

từ thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn ở trường tiểu học như

Ngày đăng: 04/06/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w