1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kì việt ngữ học với việc nghiên cứu,giảng dạy văn học, văn hóa

49 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Giữa Kì Việt Ngữ Học Với Việc Nghiên Cứu, Giảng Dạy Văn Học, Văn Hóa
Tác giả Đặng Phương Anh, Nguyễn Thị Ngân, Quách Thị Cúc
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Phương Thùy
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 366,27 KB

Nội dung

Phương ngữ tiếng ViệtCó nhiều định nghĩa về phương ngữ: Nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, NguyễnQuang, Vương Toàn quan niệm: “Phương ngữ là hình thứcngôn ngữ có hệ thống từ vựn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -Tiểu luận giữa kì

VIỆT NGỮ HỌC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU,

GIẢNG DẠY VĂN HỌC, VĂN HÓA

Nhóm sinh viên: Đặng Phương Anh – 19031080

Nguyễn Thị Ngân – 19030041 Quách Thị Cúc - 19031095 Lớp: LIN3095

Khoa: K64 Ngôn Ngữ Học

Giảng viên: PGS TS Nguyễn Thị Phương Thùy

Hà Nội, 11 - 2022

Trang 2

YÊU CẦU

Đề 3: Anh/chị hãy chọn 10 tác phẩm văn học (thơ, truyện

ngắn, tiểu thuyết, ), lấy tư liệu từ những tác phẩm đó để thiết kếmột số bài tập về ngữ âm hoặc phương ngữ (hoặc cả bài tập vềngữ âm và phương ngữ) cho người Việt Nam hoặc người nướcngoài Anh/chị hãy phân tích các bước (tháo tác) để giải quyếttừng loại bài tập đó Anh/chị hãy đề xuất một số ý kiến về kĩ năngthiết kế bài tập có vận dựng kiến thức về Ngữ âm học tiếng Việt

và Phương ngữ học tiếng Việt

Trang 3

 Phần I.2: Sơ lược lịch

sử nghiên cứu ngữ

âm và phương ngữtiếng Việt

 Phần II.2: Thiết kế bàitập ngữ âm tiếng Việt

 Phần II.3: Nhận xét và

đề xuất ý kiến về kĩ

Trang 4

năng thiết kế bài tập

3 Quách Thị Cúc 19031095

 Thảo luận, thống nhất nội dung tiểu luận Tìm tư liệu

 Phần I.1: Khái niệm ngữ âm và phương ngữ tiếng Việt

 Phần II.1: Thiết kế bài tập phương ngữ tiếng Việt

MỤC LỤC

I NỘI DUNG LÍ THUYẾT 1

1 Khái niệm phương ngữ và ngữ âm tiếng Việt 1

1.1 Phương ngữ tiếng Việt 1

1.2 Ngữ âm tiếng Việt 2

2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu phương ngữ và ngữ âm tiếng Việt 3

3 Sự cần thiết của việc thiết kế bài tập về phương ngữ và ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt 6

II THIẾT KẾ BÀI TẬP 7

1 Thiết kế bài tập phương ngữ tiếng Việt 7

2 Thiết kế bài tập ngữ âm tiếng Việt 19

III NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VỀ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI

Trang 5

2 Đề xuất 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ LỤC (tư liệu sưu tầm) 30

Trang 6

I NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1 Khái niệm phương ngữ và ngữ âm tiếng Việt

1.1 Phương ngữ tiếng Việt

Có nhiều định nghĩa về phương ngữ:

Nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, NguyễnQuang, Vương Toàn quan niệm: “Phương ngữ là hình thứcngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm tiếngViệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹphơn là ngôn ngữ, Là hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp cónguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ(cho toàn dân tộc), các phương ngữ (có người gọi là tiếng địaphương, phương ngôn) Khác nhau trước hết ở cách phát âm,

sau đó là vốn từ vựng [ tr.223 Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý ,1996, NXB Giáo dục Hà Nội]

Hoàng Thị Châu định nghĩa ngắn gọn hơn : “Phươngngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện củangôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nétkhác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một

phương ngữ khác” [tr29 Phương ngữ học tiếng Việt Hoàng Thị Châu,2004, NXB ĐHQG Hà Nội]

Phương ngữ học: Là một bộ môn của ngôn ngữ học đểnghiên cứu một hay nhiều phương ngữ (dialect)

Phương ngữ học không phải chỉ nghiên cứu một mặtnào đó của một phương ngữ mà nghiên cứu mọi mặt (ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp) của một phương ngữ hệt như người

ta nghiên cứu một ngôn ngữ [tr.30 Phương ngữ học tiếng

Trang 7

Một phương ngữ được xác định bằng một tập hợpnhững đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,ngữ nghĩa đối lập với các phương ngữ khác Phân vùngphương ngữ là vấn đề phức tạp, nhưng chủ yếu các tác giảphân chia tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ lớn: phươngngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam [tr.91

Phương ngữ học tiếng Việt Hoàng Thị Châu,2004, NXB

ĐHQG Hà Nội]

 Phương ngữ Bắc (PNB) dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ;

 Phương ngữ Trung (PNT) gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, từThanh Hoá đến đèo Hải Vân, là phương ngữ bảo lưu nhiềuyếu tố cổ của tiếng Việt;

 Phương ngữ Nam (PNN) trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cựcnam của tổ quốc, một phương ngữ mới hình thành trongvòng 5 thế kỉ gần đây

Các nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào thanh điệu màcăn cứ vào nhiều tiêu chí khác về ngữ âm, từ vựng để phânbiệt vùng phương ngữ, kết quả cũng trùng với 3 vùng trên.Chỉ có sự khác nhau vị trí của các phương ngữ Thanh Hoá (cóngười đưa tiếng Thanh Hoá vào nhóm phương ngữ Bắc Bộ, có

ý kiến lại ghép nó vào phương ngữ miền Trung) [88-89]

Ngoài ra còn có ý kiến chia tiếng Việt ra thành bốn vànăm vùng phương ngữ

1.2 Ngữ âm tiếng Việt

Ngữ âm là mặt âm thanh của ngôn ngữ.

Ngữ âm học (phonetics) là chuyên ngành ngôn ngữ học

nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ (phân tích và miêu tảnhững âm thanh thực sự với những đặc trưng âm học và những

Trang 8

nguyên lý cấu tạo nên chúng), tức là nghiên cứu các âm thanh từgóc độ vật lý-hay âm học và sinh lý-hay cấu âm Hiểu theo nghĩahẹp, có thể xem như nghiên cứu mặt tự nhiên của Ngữ âm (Tr.15-Ngữ âm học TV )

Các khái niệm liên quan:

Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm, biểu đạt

thành tiếng của một ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thểnhững nét khu biệt được thể hiện đồng thời

Âm vị học (phonology, phonemics) là nghiên cứu tìm ra

những ước định, tức xác định những giá trị mà cộng đồng người sửdụng một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh, và tìm ranhững đơn vị của hệ thống biểu đạt của ngôn ngữ Hiểu theonghĩa hẹp, có thể xem như nghiên cứu mặt xã hội của cùng mộtđối tượng [Tr.15-Ngữ âm học TV ]

Cách hiểu rộng:

Không tách bạch rạch ròi Ngữ âm học và Âm vị học

Ngữ âm học bao hàm cả Âm vị học

Âm tố: là đơn vị âm thanh của lời nói, bao gồm cả những nét

khu biệt và không khu biệt, đồng chất trong 1 khoảng thời gian vàhoàn cảnh phát âm nhất định Đây là một âm thanh cụ thể, gắnvới cá nhân Người ta phát âm âm tố nhưng tri nhận âm vị

Chữ viết ghi âm: là phương thức ghi lại bằng đồ hình hình

thức biểu đạt bằng âm thanh của ngôn ngữ Chỉ âm vị được phảnánh trên chữ viết, âm tố không được phản ánh trên chữ viết.[tr.40]

Phiên âm:

Kí hiệu phiên âm: Là hình thức đồ hình căn bản dựa trên hiện

trạng chữ cái của một hệ thống chữ viết nhất định những nội dung

Trang 9

của chữ viết và đáp ứng yêu cầu ghi chép tỉ mỉ các âm tố, hay đểghi lại những sắc thái khác nhau, có một loạt các dấu phụ [tr41-42]

Âm tiết: là đơn vị phát âm nhỏ nhất, một kết thúc đoạn của

lời nói Âm tiết được xác định như một đợt căng của cơ thịt bộmáy Phát âm, cứ mỗi lần có Phát âm căng lên tới đỉnh cao nhấtrồi trùng dần xuống để lại sắp căng lên là ta có một âm tiết.[tr.18, Ngữ âm học TV Đoàn Thiện Thuật NXB ĐHQGHN.2016]

Trong tiếng Việt, âm tiết là điểm xuất phát của việc phân tích

đã có từ lâu Thời cận đại đã có những công trình nghiên cứu vềngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,

… nhưng nhìn chung còn lẻ tẻ, phải sau khi đất nước giành đượcđộc lập, Việt ngữ học mới phát triển vượt bậc, đi sâu, mở rộngnghiên cứu những vấn đề đặt ra ở giai đoạn trước

Ngữ âm và phương ngữ nằm trong phạm vi nghiên cứu củaViệt ngữ học Ở thời hiện đại, về ngữ âm, không chỉ quan sát,miêu tả như giai đoạn trước mà còn áp dụng ngôn ngữ học thựcnghiệm vào miêu tả chính xác ngữ âm tiếng Việt; về phương ngữ,

Trang 10

không chỉ miêu tả tiếng nói của làng này, làng kia, mà còn tiếnhành phân vùng tiếng nói của cả nước.

Tuy không phải đối tượng đầu tiên của các nhà Việt ngữ họcnhư ngữ pháp nhưng việc nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt cũng

đã được quan tâm từ những năm đầu thế kỉ XX Nửa sau thế kỉ XX,tức là khi nước ta trở thành một quốc gia độc lập, vị thế của tiếngViệt được nâng cao, vấn đề phương ngữ được quan tâm nghiêncứu ở trong và ngoài nước với đối tượng và thủ pháp nghiên cứungày càng mở rộng và đa dạng hơn

Vấn đề phân vùng phương ngữ, vốn đã được nêu ra từ sớmnhưng vẫn xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau Có ý kiến chialàm 3 vùng phương ngữ (Hoàng Thị Châu, 1989; Võ Xuân Trang,1997; ), có ý kiến lại chia thành 2 vùng phương ngữ (M Gordina

và các đồng sự, 1970; Hoàng Phê; ), có ý kiến chia thành 4 vùngphương ngữ (Nguyễn Kim Thản, 1982), có ý kiến chia thành 5vùng phương ngữ (Nguyễn Bạt Tụy, 1950; Huỳnh Công Tín, 1999)thậm chí là ý kiến không nên phân vùng phương ngữ vì sự khácbiệt giữa chúng là không rõ ràng (L.C.Thompson, 1959)

Khác với việc phân chia vùng phương ngữ, xu hướng mô tảcác thổ ngữ hay một vùng phương ngữ thu được kết quả nhiềuhơn Tuy nhiên, trong nội bộ các công trình này lại có sự phân biệtnhất định, đó là phân biệt giữa những nghiên cứu coi đối tượngmiêu tả là một vùng phương ngữ và những nghiên cứu coi đốitượng miêu tả là một thổ ngữ

Đối với những những nghiên cứu coi đối tượng miêu tả là mộtvùng phương ngữ, trước hết mô tả đặc điểm ngữ âm của vùngphương ngữ đó, sau đó định vị nó trong bức tranh tiếng Việt nóichung hay một vùng khác rộng hơn và cuối cùng tùy từng điều

Trang 11

kiện gắn vùng phương ngữ đó với một vài giải thích về lịch sửtiếng Việt.

Đối với những nghiên cứu coi đối tượng miêu tả là một thổngữ, tuy cũng chỉ là xác định đặc điểm của một thổ ngữ cụ thểnhưng nhờ phân biệt được những hiện tượng tuần tự lịch sử vànhững hiện tượng “phi lịch sử” mà các mô tả này làm nổi bật bảnchất phương ngữ của nó

Nửa sau thế kỉ XX, một nội dung khác về nghiên cứu phươngngữ tiếng Việt cũng rất được quan tâm là “hướng tiếp cận mặtvăn hóa xã hội của phương ngữ”, xem xét theo hai khía cạnh khácnhau Một là, nhìn nhận vấn đề phương ngữ gắn liền với vấn đềlịch sử dân tộc theo hướng lấy tư liệu ngôn ngữ góp phần giảithích một hiện tượng nào đó của đời sống xã hội người Việt Hai

là, xem xét những vấn đề phương ngữ có liên quan đến chuẩn hóatiếng Việt nói chung, vấn đề dùng tiếng Việt địa phương trong nhàtrường phổ thông và vai trò của tiếng địa phương trong sáng tácvăn học

Ngoài ba vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu thì ởnửa sau thế kỉ XX, không thể không nhắc tới một nét mới của cácnghiên cứu thuộc lĩnh vực phương ngữ là kĩ thuật xử lí vấn đề, đó

là những nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng máy móc trợ giúp,làm sáng tỏ thêm những nhận xét về một hiện tượng phương ngữnào đó

Hầu như các nghiên cứu về phương ngữ phần lớn là xem xét

nó ở mặt ngữ âm, điều này phản ánh nét khác biệt nổi bật nhấtgiữa phương ngữu và tiếng toàn dân Tuy nhiên trong những nămgần đây, khiếm khuyết đã được bổ sung theo hướng lập từ điểntiếng địa phương, cung cấp nguồn tư liệu quan trọng ở một vùnglãnh thổ nào đó trong công việc tìm hiểu lịch sử văn hóa địa

Trang 12

phương, một công việc mà những nghiên cứu thuần về ngữ âmchưa làm được nhiều.

Ban đầu người Pháp chỉ chú tâm biên soạn tài liệu để họctiếng Việt cho bản thân, sau đó bước đầu tìm hiểu sâu về tiếngViệt, trong đó có một số phương ngữ và ngữ âm lịch sử tiếng Việt

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, có một số học giả nướcngoài hay ở vùng tạm chiếm đã đi vào nghiên cứu sâu về tiếngViệt song số lượng còn lẻ tẻ, chỉ tăng lên gấp bội sau chiến thắngĐiện Biên Phủ Đi đầu trong việc nghiên cứu theo chiều hướngĐông phương học là các nhà khoa học Nga, kế đến là người Việt

và số ít học giả Mĩ Kết quả tìm ra nét đặc thù của tiếng Việt Cácnhà khoa học Việt đã tiến thêm một bước khi thay đổi quan điểm

cố hữu về âm vị, thậm chí có người đã đi đến khẳng định một nềnngữ âm học tuyến tính

Về lịch sử ngữ âm tiếng Việt, các nhà khoa học nước ngoàitham gia với lực lượng khá đông đảo Họ đặt ra vấn đề hình thànhthanh điệu, nghiên cứu sâu hoặc hệ nguyên âm, hoặc hệ phụ âmlên tới giai đoạn Proto – Việt Mường Song chính người Việt đãcung cấp các dữ kiện quan trọng về tiếng địa phương, ngôn ngữcác dân tộc thiểu số cũng như những thành tựu về chữ Nôm cổ đểcuối cùng một nhà khoa học Việt Nam đã tổng kết, hệ thống hóatiến trình thay đổi ngữ âm tiếng Việt từ thời sơ kì đến giai đoạnhiện nay về từng yếu tố, hoàn thành một sứ mệnh mà lịch sửnghiên cứu khoa học về tiếng Việt đặt ra và đòi hỏi phải thực hiện.Thành tựu đó thuộc người Viết chứ không phải ai khác

3 Sự cần thiết của việc thiết kế bài tập về phương ngữ

và ngữ âm trong giảng dạy tiếng Việt

Trang 13

Hiện nay, tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu và phươngtiện thiết yếu của con người Việt Nam Đến nay, việc học tiếngViệt đã trở nên quan trong với người Theo đó, nhu cầu và mụcđích học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng không ngừng mở rộng

và phát triển Việc nghiên cứu “Tiếng Việt như một ngoại ngữ” đãtrở thành một vấn đề hết sức cần thiết với những yêu cầu ngàycàng cao về mối liên hệ tổng thể trên nhiều lĩnh vực khoa học cóliên quan như ngôn ngữ học, đối chiếu ngôn ngữ, phương phápdạy tiếng,

Việc dạy tiếng và học tiếng nói chung có thể được hình dung như một quátrình truyền và nhận thông tin giữa một bên là người phát (giáo viên) với một bên

là người nhận (học viên) và đối tượng được đưa ra trao nhận là ngôn ngữ, một thứtiếng cụ thể mà người học cần Như vậy, việc dạy tiếng và học tiếng cũng có thểđược xem như một hoạt động giao tiếp, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫnngười học hiểu, làm chủ được một ngôn ngữ mới, còn người học đóng vai tròngười tìm hiểu, lĩnh hội một ngôn ngữ mới

Nếu ngôn ngữ là một chỉnh thể được cấu thành từ ba bộ phận: ngữ âm, từvựng, ngữ pháp thì cái mà người học cần lĩnh hội cũng chính là ba nội dung này

Và chỉ khi lĩnh hội đầy đủ, làm chủ được cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp củamột ngôn ngữ nào đó thì người học mới đạt mục đích của mình Việc lựa chọn vàgiải thích các hiện tượng ngữ pháp luôn là một vấn đề thường trực đối với ngườidạy tiếng bên cạnh một đòi hỏi tương tự với việc xử lý các vấn đề thuộc về ngữ âm, phương ngữ, từ vựng

Mục đích của tiểu luận là từ cái nhìn khái quát về nội dung ngữ âm vàphương ngữ của tiếng Việt đang được giảng dạy trong trường học hiện nay có thểnhận ra được những mặt được và thiếu trong nội dung kĩ năng tiếp cận cũng nhưtiếp nhận ngữ pháp ở học sinh Từ đó đề xuất một số dạng bài tập nhằm năng cao

kỹ năng cũng như tạo điều kiện tiếp cận về mặt ngữ âm,phương ngữ cho học sinh,

bổ sung một số nội dung mà các em chưa được tiếp nhận hoặc chưa được hiểusâu.Mặt khác vừa tạo nên nội dung giảng dạy phù hợp cho các bạn học sinh, hành

Trang 14

trang cho các bạn những kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất, tạo điều kiện cho các bạn

có cơ hội được tiếp xúc những vấn đề có bề sâu, làm giảm khoảng cách bỡ ngỡgiữa người giảng dạy và người lĩnh hội và khoảng cách giữa học sinh với ngữ phápTiếng Việt

II THIẾT KẾ BÀI TẬP

1 Thiết kế bài tập phương ngữ tiếng Việt

Bài tập 1 : Cho đoạn thơ sau:

Nạm chạc ná mẹ mi hay bó lóMới bựa qua tau để đó mô rồiBay khi mô cụng cứ đòi hông xôi

Mà công buổi nhác như troi ra rứa?

Trừ nhốt rằng hắn lại đang có chửaBay nốt bứt cho được bựa cỏ môChoa trước sau chi rồi cụng xuống mồMần ăn rứa nỏ có đồ mô chứa

Tra trốc cả mà công chi cụng lựaQuét cấy nhà cụng bựa có bựa khôngMai mốt rồi bay cụng đi lấy chồng

Về hắn chưởi tại choa không biết dạy

(Long Nguyên - Tiếng quê tôi)

a Hãy nhận diện và cho biết ngôn ngữ của bài thơ trên thuộcvùng phương ngữ nào? Đặc điểm của vùng phương ngữ đó làgì?

Trang 15

b Chọn một khổ thơ rồi sửa lỗi chính tả phương ngữ thànhngôn ngữ toàn dân.

Cách giải:

a Ngôn ngữ của bài thơ trên thuộc vùng phương ngữ Trung.Đặc điểm của vùng phương ngữ Trung đó là:

˗ Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung :

 Hệ thống thanh điệu gồm 5 thanh điệu, khác với hệthống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫnchất lượng

 Hệ thống phụ âm đầu gồm 23 phụ âm Trong số 23phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốnlưỡi /ş, z, tr/ (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr) Trongnhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giốngnhư chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/trong phương ngữ Bắc

 Hệ thống âm cuối: Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợpđược với nguyên âm ở cả 3 hàng Tuy vậy, trongnhững từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn

có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp]

˗ Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữnhỏ hơn Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau vềthành điệu giữa 3 khu vực

 Phương ngữ Thanh Hoá + Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm khôngphân biệt)

+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc

˗ Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

Trang 16

+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng.

+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệukhác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn

˗ Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên

+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã

+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu NghệTĩnh Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và

âm cuối giống phương ngữ Nam Điều này có nguồngốc lịch sử -xã hội Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữTrung và phương ngữ Nam trong pưhơng ngữ ThừaThiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng Tiêubiểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từNghệ Tĩnh đến sông Bến Hải

 Bài thơ trên thuộc phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

b Chọn một khổ thơ rồi dịch tiếng phương ngữ thành ngôn ngữtoàn dân

Ví dụ chọn khổ thơ đầu:

Nạm chạc ná mẹ mi hay bó ló

Mới bựa qua tau để đó mô rồi

Bay khi mô cụng cứ đòi hông xôi

Mà công buổi nhác như troi ra rứa?

Dịch thành như sau:

Bó dây ná mẹ mày hay buộc lúa

Mới hôm qua tao để đó đâu rồi

Chúng mày lúc nào cũng cứ đòi hông xôi

Mà công buổi lười như ranh thế hả?

Trang 17

Bài tập 2:

a Thống kê và phân loại các từ chứa phương ngữ trong chương

3 và chương 4 của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” , tácgiả Đoàn Giỏi

b Phân tích mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ văn

học thông qua tác phẩm trên

Cách giải:

a Đọc chương đề bài yêu cầu và thống kê các từ chứa phươngngữ:

Chương 3 – 4 có các từ chứa phương ngữ đó là:

˗ Đánh chuyền chuyền (đánh chuyền, đánh thẻ - trò chơidân gian), chén (ly, cốc), sút xiềng (xiềng = dây xích, ýnói thoát khỏi), vô (vào), mậy (mày), ná (khờ), xì dầu(nước tương), tía (bố, ba), tụi bay (tụi mày), ổng (ôngấy), tàu bay (máy bay)

˗ Mặc (kệ), nom (nhìn, trông), bắc (nấu, nhấc), tèng xí (đồ

bỏ, đồ vứt đi), dè (trong câu “cháu đâu có dè thím rầy”,

là nghĩ/ngờ), rầy (trách, mắng), ảnh (trong câu “mà ảnhchẳng rầy la gì” là anh ấy), đôi hài (đôi giày), trở vào (đivào), chiêm bao (mơ, giấc mơ)

Phân loại:

˗ Tiêu chí cấu tạo:

 Từ đơn: mậy, ổng, ảnh, vô, mặc, nom, dè, rầy, bắc,chén, ná

Trang 18

 Từ ghép phụ nghĩa: tụi bay, đánh chuyền chuyền, sútxiềng, tàu bay, đôi hài.

 Từ ghép láy nghĩa: trở vào, xì dầu, chiêm bao, tèngxí

˗ Trường nghĩa:

 Trường nghĩa đại từ xưng hô: mậy, tụi bay, ổng, ảnh

 Trường nghĩa gia đình: tía

 Trường nghĩa hành động: đánh chuyền chuyền, sútxiềng, vô, mặc, nom, dè, rầy, bắc, trở vào

 Trường nghĩa đồ vật: chén, xì dầu, tàu bay, tèng xí,đôi hài

 Trường nghĩa đặc điểm, tính chất: ná

 Trường nghĩa ngủ: chiêm bao

b Dựa trên kiến thư đã học ở môn phương ngữ học để chỉ ra vàphân tích mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ vănhọc thông qua tác phẩm

Gợi ý:

Mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ văn học

˗ Ngôn ngữ trong văn học trước hết thực hiện chức nănggiao tiếp Cần phải lựa chọn, môt là sử dụng ngôn ngữtoàn dân, hai là sử dụng phương ngữ sao cho thỏađáng, thích hợp, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp

˗ Đối với văn học: việc sử dụng ngôn ngữ toàn dân nhằmđảm bảo được hiệu quả giao tiếp, không gây khó hiểucho bạn đọc Việc sử dụng phương ngữ làm tạo sắc tháibiểu cảm, làm bật lên đặc trưng vùng miền, làm bật lêntính cách nhân vật… è Như vậy, vấn đề mối quan hệ

Trang 19

văn học lựa chọn sử dụng phương ngữ như thế nào,trong bối cảnh nào, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ caonhất mà không gây khó hiểu cho người đọc.

˗ Đối với tác phẩm tự sự: cần có sự phân biệt giữa ngônngữ nhà văn và ngôn ngữ nhân vật

 Ngôn ngữ nhà văn: Cần sử dụng ngôn ngữ toàn dânlàm cơ sở Nếu ngôn ngữ tác giả sử dụng phươngngữ, thì phải có mục đích, chứ không phải vì khôngcòn cách nào dễ hiểu hơn Phương ngữ được sử dụngphải làm cho người đọc hiểu ngay lập tức (tác giả giảithích, hoặc đặt vào ngữ cảnh có thể hiểu ngay được).Tần suất từ địa phương cần hợp lý để đảo bảo hiệuquả thẩm mỹ

 Ngôn ngữ nhân vật: Nguyên tắc “thời đại nào-tiếngnói ấy, tính cách nào-giọng điệu ấy” è Sử dụng từ địaphương để làm bật lên tính cách địa phương, tâmhồn địa phương è Việc sử dụng từ địa phương cũngcần chắt lọc để đạt hiệu quả cao nhất

˗ Đối với kịch bản văn học: có ngôn ngữ tác giả (lời chỉdẫn về diễn xuất, bối cảnh), chủ yếu là ngôn ngữ nhânvật

 Lời chỉ dẫn của tác giả: cần sử dụng ngôn ngữ toàndân Lời chỉ dẫn không xuất hiện khi trình diễn, nêncần đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất để người đạodiễn, diễn viên có thể thẩm thấu tốt nhất

 Ngôn ngữ nhân vật: Sử dụng tương tự với ngôn ngữnhân vật trong văn tự sự

˗ Đối với thơ trữ tình: Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ cô đọng,hàm súc, chủ yếu là tâm trạng của chủ thể trữ tình è

Trang 20

Việc sử dụng phương ngữ để tạo sắc thái địa phương vàlàm bật lên được cảm xúc của chủ thể chữ tình (Mốiquan hệ giữa phương ngữ và tâm lý) Việc sử dụng cũngcần chọn lọc để tạo hiệu quả cao nhất.

Bài tập 3:

a Chỉ ra các từ chứa phương ngữ trong chương 1 của tác phẩm

“Cánh đồng bất tận”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư và sửa lỗichính tả phương ngữ

b Từ câu 1, Chỉ ra đặc điểm của vùng phương ngữ đó so với

Con kinh: con kênh

- Cặm cọc (khi nó trầm mình bơi đi cặm cọc, giăng lướirào bầy vịt lại.)

Cặm cọc: cặm cụi

- Cà ràng (Tôi bưng cái cà ràng lên bờ, nhóm củi.)

Cà ràng: bếp lò

- Hoi hót (Rồi ngọn lửa hoi hót thở dưới nồi cơm đã lên

tim, người đàn bà vẫn còn nằm trên ghe.)Hoi hót: hoi hóp

˗ Cấu nhéo ( những mảng thịt người ta cấu nhéo tímngắt.)

Trang 21

˗ Lòn tay (Người ta đã lòn tay, ngoay chúng để kéo chị lêlết hết một quãng đường xóm )

Lòn tay: lên tay, ra tay

˗ Chà gạo ( trước khi dừng chân một chút ở nhà máychà gạo.)

Chà gạo: xay gạo

˗ Chung quanh (Nhưng đám đông rạo rực chung quanh

đã vực tinh thần chị ta dậy…)

Chung quanh: xung quanh

˗ Đá vói ( họ dùng chân đá vói vào cái thân xác tả tơikia bằng vẻ hằn học…)

Buồn xo: buồn thiu

˗ Hối (nó hối tôi nấu cơm mau.)

Trang 22

˗ Chan, chén, lua (Điền chan nước vào chén, lua vội vàngrồi men theo con đường đất…)

Chan: trộn nước vào bát cơm

b Từ câu 1, chỉ ra đặc điểm của vùng phương ngữ đó so với

ngôn ngữ chuẩn Đề cập đến tác phẩm trên có chứa các từ làphương ngữ Nam Bộ

Đặc điểm của vùng phương ngữ Nam Bộ khác so với ngônngữ chuẩn đó là:

Sự khác nhau về Phần vần:

- “i” trong phương ngữ Nam Bộ và “ê” trong Tiếng Việt

toàn dân : con kinh-> con kênh

- “u” trong phương ngữ Nam Bộ và “ô” trong Tiếng Việt

toàn dân: thúi—> thối, lú —> ló, tui —> tôi,…

- “â”trong phương ngữ Nam Bộ và “a” trong Tiếng Việt

toàn dân: nầy—> này, mầy—> mày,…

- “ơ” trong phương ngữ Nam Bộ và “ư” trong Tiếng Việt

Trang 23

- “ơ” trong phương ngữ Nam Bộ và “â” trong Tiếng Việt

toàn dân: ơn—> ân, chơn—> chân,

Cũng có thể chỉ ra sự khác nhau trong phụ âm đầu như:

- d/q: ví dụ “day/ quay”

- d/ nh: ví dụ dỏm/nhiệm

- d/đ: ví dụ dĩa/ đĩa

- nh/ l : ví dụ nhanh/ lanh

Bài tập 4: Đọc tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”của Duy Khán

a Thống kê các từ ngữ chứa phương ngữ Bắc trong chương 8

a Trong chương 8 có các từ ngữ chứa phương ngữ Bắc là:

˗ chú – u, chú – thím, cậu – mợ, thầy – u: cách gọi bố - mẹcủa phương ngữ Huế

Anh em tôi gọi cha là "chú", mẹ là "u" Con nhà bácTuyên cũng gọi như vậy Nhà thằng Diễn, trẻ con lại gọicha mẹ là "chú, thím" Tôi thấy hình như gọi như vậykhông đúng đâu Gọi cha mẹ là "giời" cũng chưa xứng

Đã đành là "chú như cha, thím như mẹ" "Sảy cha cònchú" Nhưng cha mẹ phải là cha mẹ chứ Mấy thằng ởtỉnh theo cha mẹ về làng tôi chơi Tôi rất lạ: Nó gọi cha

mẹ là "cậu, mợ" Nghe rất sang trọng nhưng mà tôi vẫnthấy không thể được!

Trang 24

Tôi đánh bạo, tôi gọi cha, mẹ là "thầy, u" Không ngờ, vềsau, tất cả anh em tôi, cả con nhà bác Ký Hồ cũng gọinhư vậy, gọi quen rồi? "Thầy ơi!", "u ơi"

˗ (cá) chõn, (cá) sộp: ý chỉ loại cá quả giống nhỏ

Những con cá sộp cá chuối, cá chõn quẫy tóe nước, mắtthao láo

˗ (con) muỗm: giống với con châu chấu theo phương ngữ

Hà Nội

Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế gian trên đất: Con sậpsành, con muỗm, con bọ bầu to xụ, mốc thếch, ngóngoáy

˗ và (cơm) = xới, múc: động từ chỉ hành động lấy cơmvào bát

Tôi và cơm cho nó Bát cơm chan nước mắt Nước mũi,nước dãi cũng thi nhau rỏ vào cơm

˗ pha (tre non để chẻ lạt) = chặt: động từ chỉ hành độngcắt, xẻ một khối nguyên ra thành từng phần để tiện sửdụng

Một chiều, anh pha tre non để chẻ lạt, nhỡ tay, con daobập một nhát chéo qua bàn chân phải, máu chảy đầmđìa

˗ (Dế của thầy anh bắt) mà lị = mà lại: đứng ở cuối câucảm thán, ý chỉ sự tự hào, khoe về một việc diễn ra

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w