Qua màn ảnh nhỏ, qua nghệ thuật biểu diễn ta như bước vào một thế giới mà ta là nhân vật trong đó, một thế giới được hình thành bởi cái nhìn nghệ thuật của tác giả - đó chính là Thế giới
Trang 1Cái tôi cá nhân
Cái tôi – Dân tộc – Nhân loại
Truyền thống hay
đương đại ?
Tính truyền thống và đương đại của Phù Thế
T R Ầ N T H U H Ư Ơ N G 2 1 0 3 0 0 4 0
Trang 2một thế giới sống động mà cảm xúc của ta đôi khi lại là tâm trạng của người khác Qua màn ảnh nhỏ, qua nghệ thuật biểu diễn ta như bước vào một thế giới mà ta là nhân vật trong đó, một thế giới được hình thành bởi cái nhìn nghệ thuật của tác giả - đó chính là Thế giới nghệ thuật (Art World)
Thế giới nghệ thuật là một thế giới kép khi vừa là thế giới miêu tả lại là thế giới được miêu tả Thế giới được miêu tả ở đây là cảnh vật, thiên nhiên, con người, nhân vật, sự kiện,… Còn thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, của chính tác giả Hai thế giới này như hai mặt đồng xu gắn kết không thể tách rời
Gọi nó là thế giới thế giới bởi vì nó mang trong mình kết cấu đặc biệt, nó có sự thống nhất, vừa là sự phản ánh thực tại nhưng cũng là sự sáng tạo, phản ánh trí tưởng tượng qua góc nhìn của tác giả
Các nhà triết học trước C.Mác thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng tính “tự thân tồn tại” của chúng Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng quá trình nhận thức của con người chẳng qua chính là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân
mình dưới hình thức khác Giống như cách hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức đem lại trong Phù Thế
“Phù Thế” mang một nét rất riêng không pha trộn, không chạy đua với bất kỳ một triển lãm nào Thế giới nghệ thuật mang tên “Phù Thế” chưa đựng trong mình bối cảnh, tư tưởng,
sự tri ân và sự đối thoại với chính mình của hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức
Trang 3T Á C G I Ả
N g u y ễ n M ạ n h Đ ứ c
Nguồn: Người đô thị
Trang 4Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức sinh năm
1953, là con trai thứ hai của cố nhà văn
Kim Lân Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ
Thuật Việt Nam năm 1981 và trải qua
chiến trường những năm 1970 - 1975
Là họa sĩ thiết kế bối cảnh cho nhiều bộ
phim cổ trang như: Long Thành cầm giả
ca, Đinh Tiên Hoàng, Phật hoàng Trần
Nhân Tông, Lều chõng…
Năm 2011, ông được trao giải Hoạ sĩ xuất sắc nhất phim Long Thành Cầm Giả Ca tại Giải Cánh Diều Vàng 2010 ở
TP Hồ Chí Minh
Trang 5P H Ù T H Ế 2 0 2 2
trong làng hoạ sĩ Việt
Đức “nhà sàn” là cái tên tiên phong
thực hành các hoạt động của nghệ
thuật đương đại tại Việt Nam Ông có
chia sẻ mình đã có một khoảng thời
gian “bất mãn với bản thân” và suốt
30 năm qua ông không vẽ tranh để đi
làm những công việc khác Ông sinh
ra trong một gia đình truyền thống
nghệ thuật và điều đó khiến hoạ sĩ
lúng túng, tự ti khi sợ rằng sản phẩm
không thể mang dấu ấn riêng và
không thể vượt lên được những người
tự mình truyền cảm hứng cho giới trẻ rằng chẳng cần nhiều cọ màu cao xa, chỉ cần một chiếc điện thoại cũng đủ
để truyền tải ý niệm của bản thân một cách đẹp nhất Ông đã vượt lên được cái bóng quá lớn của gia đình mình và bây giờ việc vẽ đã không còn quá quan trọng với ông nữa
Trang 6niệm bi quan, nó có nghĩa là đời người vô định và ngắn ngủi không có nghĩa lý gì (Phù Sinh) Phù Thế của Nguyễn Mạnh Đức chính là những tác phẩm được vẽ theo tinh thần
cá nhân Vẽ như nào thì tinh thần là thế đó Phù Thế là quan niệm sống theo tinh thần của Đạo Lão, từ chối đi những thực tiễn để lựa chọn tự nhiên, sự phù du Theo Lão tử, mọi sự vật trên thế gian này được sinh ra và biến đổi đều nhờ có Đạo Mọi sự vật hiện tượng đều không bất biến và trong quá trình biến đổi nó sẽ chuyển thành mặt đối lập của nó Con người phải noi theo tính tự nhiên của sự vật Đạo Gia phản đối sự thống trị
và áp bức, kêu gọi cuộc sống công bằng, thuận theo tự nhiên, làm cho con người “giữ được trọn vẹn bản tính của mình”
Tranh ở Phù Thế chính là như vậy Những tác phẩm mang tính chất bồng bềnh, không chắc chắn, không cố định Nguyễn Mạnh Đức đã dựng lên ngôi nhà của chính mình, nơi treo tranh đúng tinh thần “phù thế” Sự từ chối hiện thực, thuận theo tự nhiên dần hình thành nên lối sống Và lối sống ấy dần hình thành nên tinh thần sống, quan niệm sống của con người
“Không mất bản tính là sống lâu dài Chết mà không mất là sống lâu”
Phù Thế mang đậm những triết lý của Đạo Lão qua từng tác phẩm, từng góc nhìn, từng cách sắp đặt Mở ra một thế giới nghệ thuật cho khán giả
Trang 7P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Các tác phẩm được tác giả đặt một cách rất tuỳ hứng nhưng lại đem đến sự hài hoà, hợp lý
Cách sắp đặt tự
nhiên không cứng
nhắc thể hiện dụng
ý của tác giả
Trang 8Cách sắp đặt khác biệt so với những triển lãm
thông thường
Trang 9Hình ảnh nhà sàn gắn liền với tên tuổi Nguyễn Mạnh Đức được
tạo nên từ rất nhiều bức tranh
Đến với Phù Thế hai lần, cả hai lần đều đem đến cho tôi và những người xem khác sự choáng ngợp Trong hàng chục những triển lãm lớn nhỏ khác nhau, Phù Thế vẫn là sự khác biệt và độc đáo bậc nhất từ trong cách bài trí, sắp xếp và những ý niệm nó truyền tải
Là một người làm trong lĩnh vực điện ảnh, các tác phẩm của Nguyễn Mạnh Đức bị chi phối rất mạng bởi không gian và cách sắp đặt tác phẩm Trong không gian ấy, ông đặt các tác phẩm không theo bất cứ những quy tắc nào, đặt một cách phóng khoáng và tự nhiên đem đến sự độc đáo và thân thuộc cho khán giả xem triển lãm như đang được đứng trong chính căn nhà của mình Ông sắp xếp nhiều những bức tranh thành hình ngôi nhà, mái nhà, cổng vào, đường đi, ghế ngồi, những bức tường, tủ và thậm chí cả giường ngủ Nghệ thuật xâm lấn vào chính cuộc sống hàng ngày Thế giới hiện thực và nghệ thuật như hoà quyện
Trang 10CỔNG PHÙ THẾ
Phần cổng bước vào triển lãm ngăn cách giữa thế giới nghệ thuật và thế giới hiện thực
Trang 110 - ngụ ý khi ra khỏi không gian này, chúng ta cũng bình thản, không phải suy nghĩ hay bị chi phối bởi quan điểm của
ai, chúng ta vẫn là chúng ta” Con số 0 - thông điệp của vũ trụ đang gửi
gắm tới khán giả
P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Tính Không thể trong triển lãm này tưởng chừng là chi tiết nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng Tôi đã đến đây hai lần, ở trong đây rất lâu nhưng phải tới tận ngày triển lãm gần kết thúc tôi mới phát hiện ra cánh cổng số Không và chụp lại
nó Số Không làm hoàn thiện hơn cảm quan, niềm tin, tư tưởng, ý niệm và quan điểm cho khán giả Hút khán giả vào vũ trụ nghệ thuật riêng của Nguyễn Mạnh Đức nhưng cũng đưa khán giả trở lại với thế giới bên ngoài Art World ấy Điều thú vị chính là bên ngoài của Art World là một siêu thị ồn ào, tuy không nhộn nhịp nhưng vẫn tạo cảm giác mệt mỏi thì bước qua cánh cổng, các giác quan của
ta phát huy hết tác dụng của nó, đưa ta vào sự thanh thản, yên bình, êm ái
Trang 12Điều đặc biệt của Phù Thế chính là không gian nghệ thuật mới lạ
Giống như cái cách sống, triết lý của Đạo Lão – “Sống khiêm nhường, lập công nhưng không tranh công” Phù Thế toạ vị tại địa thế rất đẹp và giàu ý nghĩa lịch sử
Trong khi có hàng chục những triển lãm nghệ thuật khác được tổ chức khắp những nơi to lớn, có tiếng tăm trên mảnh đất thủ đô như Toả IV của VCCA, The Way của Exhibition, Ego – Người của Nguyễn Xuân Bính, Echo – Ego của Nguyễn Sơn, Map
2022 hay Path 25+ đều diễn ra ở các trung tâm thương mại lớn, Bảo tàng
Hà Nội, bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Trung tâm tinh hoa làng nghề hay là
Hanoi Studio thì Phù Thế lại thu mình dưới chân cây cầu đã 120 tuổi – bắc qua 3 thế kỉ
Phù Thế chính là không gian lịch sử, mang đậm bản sắc Việt với cổng làng quê Bắc Bộ Điều thú vị chính là bước qua cánh cổng ấy thế giới Phù Thế hiện ra không chỉ thuần tuý là một triển lãm tranh thông thường mà nó còn là triển lãm đương đại, sự sắp đặt bài trí không gian và nghệ thuật sân khấu, điện ảnh Mở cổng ra là con đường làng quê thân thuộc, xa xa là ngôi nhà gỗ nhỏ, với bàn trà, chiếc phản ngồi, bộ bàn ghế, chiếc giường, tủ quần áo, chiếc sập
gụ mang đậm chất Kinh Bắc và cả âm thanh nhạc xưa thổi vọng về
Trang 13P H Ù T H Ế 2 0 2 2
VĂN HOÁ BẮC BỘ
Trang 14lần gặp ông đều là khi ông đang ngồi trong căn nhà nho nhỏ của mình, nhâm nhi chén trà quê trên chiếc bàn nhỏ cùng với âm nhạc đồng quê nhẹ nhàng, tiếng gõ mõ của chùa chiền Nhìn ông, người xem triển lãm một cảm giác rất quen thuộc giống
như đang nhìn thấy hình ảnh Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày
ấy của cố nhà văn Kim Lân.
Nguồn: Ticket Go
Trang 15Để mà nói về nghệ thuật sắp đặt của Phù Thế thì không thể nào mà kể hết được Có lẽ đó cũng là lý do cái danh
“thầy phù thuỷ” của giới mỹ thuật được đặt cho ông bởi những cách xây dựng thế giới nghệ thuật gắn liền với những không gian cổ, đồ cổ, trang phục, sân khấu, hội hoạ đến âm thanh,… đều cực kỳ tinh tế
Không gian Phù Thế mở rộng với nhiều dụng ý Chỗ này trên con đường đi khắc toàn tranh của hoạ sĩ, hay chỗ kia lại
là hình ảnh của một nàng thơ hay những cặp tình nhân với vẻ đẹp vượt thời gian, hay phía trên cao là bức tranh tự hoạ chính bản thân mình
Đôi tình nhân “e ấp”
P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Trang 16Nàng thơ nào đó
Trang 17Hay với hai chiếc tủ quần áo được ông để ở trong góc rất nhỏ và sâu bên trong cũng chứa đựng ý nghĩa của nó Nó là sự tưởng niệm của tác giả về người cha của mình Là cách ông lưu trữ những cột mốc những kỷ niệm cá nhân Có những bộ trang phục được bạn bè, người thân tặng ông cũng để trong đó thậm chí còn có cả bộ trang phụ khi ông bị ngã trên cầu Long Biên Tất cả những vật dụng ấy đều được ông lồng ghép trong âm thanh cổ xưa như tiếng kẽo kẹt của cửa, tiếng cha ông trong vai Lão Hạc đầy dư âm và ám ảnh Và nhắc tới ám ảnh thì có lẽ chính là chi tiết chiếc giường ngủ với chiếc âm thanh như có người đang nằm trên đó khiến người xem triển lãm rùng mình rợn tóc gáy
Nguyễn Mạnh Đức không áp đặt những bức tranh phải treo theo chiều nào như thế nào cả, ông để khán giả tự mình quyết định số phận cho những bức tranh đó Đây cũng là cách hoạ sĩ làm mới chính mình, bước ra khỏi những lối mòn xưa cũ, khiến cho tính đa diện của các tác phẩm được phô bày, được phát triển trong không gian rộng mở và đầy mơ mộng, gần gũi
P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Trang 18Với tôi nghệ thuật là những gì người nghệ sĩ muốn truyền đạt qua tác phẩm của mình tới cộng đồng Có người cho rằng nghệ thuật thì phải luyện mỗi ngày, phải chờ cảm xúc thì vẽ nhưng ở Phù Thế thì không như thế Nguyễn Mạnh Đức là vẽ để tìm sự cân bằng, vẽ để tìm sự giải thoát cho tâm hồn và cho chính cuộc sống của mình Ông vẽ khi mọi điều là vô nghĩa, vẽ khi thấy hoang mang, vẽ để nhận ra con người là cao cả Giống như cái cách tôi tìm đến Phù Thế Đi rất nhiều những triển lãm ở Hà Nội nhưng chỉ có Phù Thế có thể tác động đến cảm xúc, tâm hồn của tôi Tôi tìm nghệ thuật để giải thoát, để tìm hướng đi, tìm nghệ thuật khi thấy mọi thứ hoang mang nhất, tìm nghệ thuật để tìm lại chính mình Đó là cách Nguyễn Mạnh Đức tìm ra cảm xúc và ý tưởng, mọi thứ cứ kéo mình đi một cách tự nhiên nhất
Hơn 100 bức tranh tại Phù Thế được Nguyễn Mạnh Đức vẽ vào khoảng thời gian năm 2018, 2019, khoảng thời gian dịch Covid diễn ra căng thẳng nhất Ông dành thời gian suy nghĩa về con người, về sự ích kỷ, thờ ơ, vô nghĩa Ông muốn trở về với con số không, không còn là gì sau tất cả
Trang 19Bức tranh tâm đắc
Giống như một trong những bức tranh mà ông tâm đắc nhất cũng là bức tranh tôi ấn tượng nhất Con người chạy đua với thời đại, vượt lên tất cả bằng sự ích kỷ của mình Bức tranh với khát khao mãnh liệt giữa màu của máu và cái chết đang ôm chặt lấy con người Họ vượt lên tất thảy bằng khát khao sự sống, họ chi phối tất thảy những điều xung quanh họ, nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đen ngòm và vụ lợi Bức tranh là sự phá băng tất thảy máu và cái chết, thản nhiên đón lấy những thương đau, bình thản bước qua mọi xung đột Bức tranh này ấn tượng khi sử dụng hai gam màu đặc trưng của sự chết chóc Con người như nhìn thấy bản chất, khuôn mặt, điểm yếu của chính họ trong bức tranh ấy, như đang bị hút vào nó, bị gặm nhấm từng nỗi đau trong tiềm thức Và một ý nghĩa khác của bức tranh có lẽ chính là nhắc tới sự vô cảm, thờ ơ hay ích kỷ của giới trẻ trong thời đại số Điều thú
vị là tác giả có thể chia sẻ rất nhiều nhưng sẽ không giải thích về ý nghĩa của những bức tranh được trưng bày vì ông muốn người xem tự cảm nhận nó
P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Trang 20Bức tranh tác giả tâm đắc
Trang 21ta Cái mà nghệ thuật cần đó chính là những ý niệm, những ý tưởng, thông điệp, tinh thần, là cái muốn nói, là vấn đề muốn giải quyết Do đó ông chẳng thuê bất cứ một người hỗ trợ kỹ thuật giỏi hay làm ra tác phẩm giống
y bản thảo Ông có chia sẻ “Có rất nhiều sai số trong những phiên bản cuối cùng Nhiều bức làm lỗi nhưng hầu hết tôi không bỏ đi, mà tìm lỗi nhân lên hoặc tạo thêm tình huống khác để lỗi cân bằng Quá trình vẽ của tôi cũng không theo đề tài mục tiêu có sẵn, nó là quá trình ứng tác” Nghệ thuật vốn là vậy chẳng có cái khuôn nào cả, chỉ là sự thể hiện ý niệm và việc cảm nhận nghệ thuật cũng thế Tôi rất thích việc thể hiện góc nhìn nghệ thuật của bản thân và thể hiện cực kỳ rõ ràng Với tôi nghệ thuật là ý niệm, là tư tưởng là quan niệm sống của mỗi người do vậy tôi tôn trọng tất
cả những góc nhìn nghệ thuật và trân trọng nó Dù người khác có phủ nhận,
có phản biện, có chê bai thì với tư tưởng riêng tôi vẫn công nhận nó
-P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Trang 22nếu như họ cảm thấy thoải mái, họ thấy rằng đẹp thì tôi rất vui Thậm chí chỉ cần họ nhìn nó một cách ngỡ ngàng, hay nó gợi cho họ một cảm giác buồn cười, ngộ nghĩnh, vui vẻ thì tôi cũng đã thích rồi Tôi muốn nghệ thuật của mình được ứng dụng rộng rãi”
Nguyễn Mạnh Đức vượt thoát ra khỏi cái bóng, cái “áp lực” của gia đình truyền thông để trở thành”hạt bụi vàng” sáng rực lên và lấp lánh trong
vũ trụ nghệ thuật riêng của mình “Người ta vẽ tranh để thể hiện cái Tôi cá nhân, còn tôi vẽ tranh để tìm kiếm chính mình” Với người nghệ sĩ, mỗi tác phẩm đều là tính cách, cái tôi riêng của tác giả nhưng người hoạ sĩ này lại ngược lại Ông cho rằng việc “che giấu” cái tôi dưới mặt tranh để người trong tranh “yêu” và “cảm nhận” mới đáng chú ý Vẽ tranh cũng giống như ông đang tìm kiếm mình trong đó, một tiếng lòng thầm lặng đang tìm hướng vượt thoát ra ngoài Nghệ thuật là để cho người xem suy nghĩ và cảm nhận, đào sâu và tự ngẫm những thông điệp được gửi đến bản thân chứ không phải sự bày sẵn “món ăn” và “dâng tận miệng” để bản thưởng thức Đó không phải là nghệ thuật, đó chỉ là sự giải trí bằng tranh vẽ thôi
Trang 23Nói về Phù Thế của Nguyễn Mạnh Đức, ấn tượng của người xem chính là sự khó hiểu nhưng lại cuốn hút và quen thuộc Tại sao triển lãm này lại có tên gọi như vậy Phù Thế này có phải là sự thay đổi bất biến của cuộc đời hay không? “Phù Thế” ở đây có nghĩa là sự biến chuyển, mềm mại biến đổi giống như cách nghệ sĩ biến hoá linh hoạt, đa chiều trong nghệ thuật
P H Ù T H Ế 2 0 2 2
Góc những bức tranh ấn tượng
Trang 24Đức “Nhà sàn” tự vẽ chính mình
Trang 25Người hoạ sĩ này vắng bóng trên thị trường ngót nghét cũng ba chục năm Ông luôn đặt ra cho mình câu hỏi tạo sao, như thế nào và luôn “thôi thúc” trở mình Loại bỏ cái tôi nặng nề để phù hợp, hội nhập với cái mới, ông mang trong mình tư duy nghệ thuật đổi mới, mang tính khích lệ và đi trước thời đại
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong triển lãm này chính là cái Tôi cá nhân Nói về cái tôi cá nhân thì các triển lãm quanh Hà Nội có quá nhiều điển hình như Ego – Người, Echo – Ego Tuy nhiên cái Tôi khác biệt của Nguyễn Mạnh Đức chính là cái Tôi của người nghệ sĩ nói riêng và của mỗi cá thể trong xã hội nói chung “Trong nghệ thuật, cái Tôi và tính cá nhân của người nghệ sĩ cần được đề cao nhưng phải dựa trên ham muốn và cống hiến để cái Tôi đó không hoàn toàn bị triệt đi, ngược lại còn được dung dưỡng, trưởng thành một cách vững chắc” Theo người nghệ sĩ, mỗi người đều là một con số 0 tượng trưng cho sự cân bằng Do đó mà mỗi người cần phải gạt đi cái tôi cá nhân - The Ego nặng nề của mình để hoà nhập đến với người khác như cách mà Phù Thế ôm lấy người người xem như “những người con” vào lòng làng quê Bắc Bộ Ham muốn cá nhân, muốn thoát ra khỏi chiếc bóng, khám phá chính bản thân, tìm kiếm lấy ánh sáng đã định hướng cho Đức “nhà sàn”, trở thành bệ phóng vững chắc để ông bồi đắp tính
cá nhân của người nghệ sĩ, giúp tính cá nhân đó được vượt thoát, bay cao và
xa hơn trên bầu trời
-CÁI TÔI CÁ NHÂN