1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Ý Thức Pháp Luật Của Cán Bộ, Công Chức Chính Quyền Cơ Sở Ở Tỉnh Hà Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Nguyén Thi Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Doan
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 38,66 MB

Nội dung

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội muốn thành công thì bên cạnh việc phải xây dựng một hệ thống pháp luậtđầy đủ, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phải xây dựng một xãhội

Trang 1

NANG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CUA CÁN BO, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYEN CƠ SỞ Ở TINH HÀ NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN MINH DOAN

HA NOI - 2006

Trang 2

Chương 1

Một số vấn đề lý luận cơ ban về ý thức pháp luật của cán bộ,

công chức chính quyền cơ sở1.1 Chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

1.1.1 Chính quyền cơ sở ở Việt Nam

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

1.2 Khái niệm ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Cấu trúc ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyển cơ sở

1.2.3 Phân loại ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

1.3 Đặc điểm và vai trò ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính

quyền cơ sở

1.3.1 Đặc điểm ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

1.3.2 Vai trò ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

Chương 2

Thực trạng và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức

chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay

2.1 Một số đặc điểm về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và về cán

bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Nam ảnh hưởng đến ý

thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

2.1.2 Một số đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyên cơ sở ở tỉnh Hà Nam

2.2 Thực trạng ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

ở tỉnh Hà Nam

2.2.1 Tình hình hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của đội ngũ

cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam

2.2.2 Nhận xét chung

2.3 Những giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức

chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam nói riêng và của cả nước nói chung

KẾT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15 15 16 18 21

21 27

30

30

32 35

3D

44 53

66 68

Trang 3

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài

Công cuộc đổi mới những năm qua đã tạo ra những cơ hội phát triểncho đất nước ta và đã thu được những thành tựu lớn trên các lĩnh vực của đờisống xã hội, đồng thời cũng đặt ra hàng loạt những thách thức, trong đó cóviệc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật Bước sang thế kỷ 21, sựnghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi phải giải quyếtnhiều nhiệm vụ lớn, trong đó có một nhiệm vụ hết sức cấp bách, đó là nâng

cao ý thức pháp luật.

Nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân là một nhu cầu vừamang tính quy luật vừa mang tính cấp thiết Quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội muốn thành công thì bên cạnh việc phải xây dựng một hệ thống pháp luậtđầy đủ, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phải xây dựng một xãhội công dân trong đó mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ,công chức phải có một trình độ hiểu biết pháp luật nhất định, đều có ý thứctôn trọng pháp luật, tự nguyện chấp hành pháp luật, có tinh than bảo vệ phápluật, tích cực tham gia quản lý Nhà nước và xã hội Trong tình hình hiện nay,

việc nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, thì trong đó chú

trọng hơn cả là cán bộ, công chức chính quyền cơ sở vì những lý do sau đây:

Thứ nhát, chính quyền cơ sở là cấp trực tiếp đưa đường lối, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước đến thực tiễn đời sống xã hội Vì vậy,nếu chính quyền cơ sở không vững mạnh thì mọi sự cố gắng của chính quyềncấp trên sẽ bị vô hiệu hoá, quyền dân chủ của nhân dân sẽ không được đảm bảo

Thứ hai, “là người sâu sát với nhân dân, cùng chung sống hàng ngàyvới nhân dân, những người đại diện Nhà nước ở cấp cơ sở - đội ngũ cán bộ,công chức phải giải quyết các công việc da dạng, phức tạp của dân sao cho

Trang 4

thức pháp luật và hành động thực hiện pháp luật của họ có tác động, ảnhhưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến nhiều tập thể, cá nhân khác trong xã hội Nângcao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là khâu quantrọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo diéu kiện, thúc đẩy việcphát triển, nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội, củng cố các quan hệ xã hộidựa trên cơ sở pháp luật.

Thứ ba, Trong những năm qua, cùng với sự tiến bộ chung về mọi mặttrong quá trình đổi mới, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến phápluật; hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, nhiều văn bản pháp luậtđược Nhà nước ban hành Tuy nhiên, trước đòi hỏi thực tế của cuộc sống cókhông ít những vấn đề pháp luật mới nảy sinh Tình trạng vi phạm pháp luật,biểu hiện thái độ coi thường, bất chấp pháp luật; nhiều hành vi phạm tội, nhiềuloại tội phạm liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Đảng

và Nhà nước có xu hướng phát triển và diễn biến phức tạp (như tham ô, hối lộ,

cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm ) Tình hình trên do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân do ý thức pháp luật còn thấp, kém, thái độ coithường pháp luật của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ,công chức chính quyền cơ sở và điều đó đã làm ảnh hưởng xấu đến sự trongsạch, uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, đến hiệu lực, hiệu quảquản lý Nhà nước và duy trì trật tự kỷ cương xã hội

Thứ tư, từ thực tiễn của tỉnh Hà Nam nói riêng và của cả nước nóichung, trong những năm qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nângcao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tuyđược Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm nhưng do chưa được tiến hành liêntục, thường xuyên, chưa có trọng tâm, kế hoạch cụ thể, chưa có sự phối kếthợp chặt chẽ của toàn xã hội nên vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình

Trang 5

tiêu cực như : mua bán đất đai trái pháp luật, bao che cho các hoạt động xâydựng nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm đất công, tham ô

Bước vào giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, có sự hộinhập quốc tế, ý thức pháp luật thấp kém, đặc biệt là ý thức pháp luật của độingũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở trong cả nước nói chung, ở tỉnh HàNam nói riêng là một khó khăn rất lớn cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêuphát triển của tỉnh nhà và mục tiêu phát triển đất nước mà Đảng, Nhà nước đã

đề ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên mà đề tài: “Ndng cao ý thứcpháp luật của cán bộ, công chúc chính quyển cơ sở ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạnhiện nay” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội ta nói chung, của đội ngũcán bộ, công chức nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiềucông trình khoa học được công bố như : “Nâng cao y thức pháp luật cua độingũ cán bộ quản ly hành chính” của TS Lê Đình Khiên; “Tăng cường côngtác giáo duc va nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức TP Hồ ChiMinh” của Nguyễn Thanh Binh; “Nảng cao ý thức pháp luật của bộ độiphòng không - không quân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” - Luận án thạc

sỹ luật học của Lê Phương Đông; “Gido duc ý thức pháp luật cho nhân dân vàvấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm dn” của Dinh Văn Quế; “Y thức phápluật và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thứcpháp luật cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay” - Luận văn tốt nghiệpcủa Nguyễn thị Thuý; “Bàn về ý thức pháp luật” của TS Hoàng thị Quế

Ngoài ra, còn có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu khác về ý thứcpháp luật Các tác phẩm, các bài viết của các nhà khoa học đó đề cập tới ý

Trang 6

pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở hiện nay Do vậy, vấn đềnâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói chung,

ở tinh Hà Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay cần được tiếp tục nghiêncứu làm rõ Nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần làm phong phú,sinh động vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật trong chuyên ngành

lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của cán bộ,công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Ha Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đóđưa ra một số giải pháp thiết thực để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, côngchức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam nói riêng và của cả nước nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bảncủa Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, kết hợp các phươngpháp biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, giải thích,

phương hướng cho công tác này trong giai đoạn tới.

Trang 7

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của cán

bộ, công chức chính quyền cơ sở;

- Đánh giá khái quát về thực trạng ý thức pháp luật của cán bộ, côngchức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay;

- Đề xuất một số giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm nâng cao ý thứcpháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam nói riêng,của cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,

luận văn được trình bày thành 2 chương với 6 mục.

Trang 8

CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

1.1 Chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyên cơ sở1.1.1 Chính quyền cơ sở ở Việt Nam

* Ở nước ta, chính quyền cơ sở (hay chính quyền xã, phường, thị trấn)

luôn được coi là thực thể tồn tại khách quan, cần thiết trong hệ thống bộ máychính quyền Nhà nước Nó tồn tại như một tất yếu lịch sử, là cơ sở cho sự pháttriển Nhà nước, là nơi cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho phát triển mọimặt của đất nước Vì vậy, chính quyền cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng,đảm bảo cho sự phát triển bên vững của quốc gia

Cấp cơ sở chiếm khoảng 85% đơn vị hành chính của cả nước, là nơigiao lưu trực tiếp giữa chính quyền Nhà nước với đại đa số cư dân đất nước.Trong hệ thống chính quyền địa phương của Nhà nước ta, chính quyền cơ sở

là tế bào hạt nhân nhỏ nhất tạo nên mạng lưới tổ chức Nhà nước, dưới cấp xã,phường, thi trấn không còn cấp hành chính lãnh thổ nào Chính quyền cơ sở làchính quyền Nhà nước thấp nhất, nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Quyền lực Nhà nước đượcchính quyền cơ sở tổ chức thực hiện đưa vào đời sống thực tế, tác động vàocác quan hệ xã hội ở cơ sở, điều chỉnh hoạt động của mỗi tổ chức, cá nhânsinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Chính quyền cơ sở (bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

xã, phường, thi trấn) trực tiếp quản lý các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội,môi trường ở địa phương, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân Tronghoạt động quản lý hành chính Nhà nước, sự hoạt động có hiệu quả của chínhquyền cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quản lý và cung cấp dịch vụ, phục

vụ cho nhân dân của bộ máy Nhà nước Từ kết quả hoạt động đó, chínhquyền Nhà nước ở Trung ương điều chỉnh đúng, sát thực tế trong quản lý vĩ

mô và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 9

quyền xã Chính quyền xã quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất, đời sốngdan cư trên dia bàn, không có nhiệm vụ quản lý đô thị Chính quyền phường,thị trấn không quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất, đời sống dân cư trênđịa bàn Nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng trong quản lý đô thị trên các mặt:quản lý thực hiện quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môitrường, trật tự đô thị nhưng mặt khác, ở đô thị, quản lý Nhà nước được thựchiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất cao, quản lý theo ngành dọc, xuyênsuốt địa bàn toàn thành phố, thị xã, thị trấn Chính quyền phường chỉ tham giacộng quản và thực hiện những gì được phân cấp, được uỷ quyền, do đó cầnphân biệt rõ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, giữa các cơ quanquản lý theo ngành và chính quyển phường, thị trấn để khắc phục tình trạng lẫn

lộn, không ai chịu trách nhiệm.

Và lực lượng có trọng trách lớn để thực hiện được những nhiệm vụ đócủa chính quyền cơ sở chính là đội ngũ cán bộ, công chức Chính quyền cơ

sở hoạt động như thế nào phụ thuộc vào chính năng lực, trình độ, phẩm chấtđạo đức của đội ngũ này

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở

* Khái niệm

Cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức đượcsửa đổi bổ sung năm 2003 là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ởtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

Trang 10

trung ương, cấp tinh, cấp huyện;

c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nóc ở trunguong, cấp tinh, cấp huyện;

d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà

không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong cơ quan, đơn vi thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

9) Những người do bầu cu để dam nhiệm chức vu theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, phó bí thư Đảnguỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã);

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã

(Khoản 1 Điêu 1- Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi bổ sung năm 2003).Trong đó, cán bộ, công chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1Điều 1 của Pháp lệnh là cán bộ, công chức cấp xã bao gồm tất cả các cán bộ,công chức làm việc tại HĐND, UBND, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xãhội của cấp xã Tuy nhiên, do giới hạn của luận văn chỉ nghiên cứu ý thứcpháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tức là chỉ nghiên cứu ýthức pháp luật của cán bộ, công chức làm việc tại HĐND và UBND của cấp cơ

Trang 11

sở; loại trừ cán bộ, công chức làm việc tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

-xã hội Cụ thể, theo Điều 2 Nghị định số 114/2003/ND - CP về cán bộ, côngchức xã, phường, thị trấn quy định cán bộ, công chức chính quyền cơ sở baogồm những đối tượng sau:

- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (gọi làcán bộ chuyên trách cấp xã) gôm có các chức vụ: Bí thư, phó bí thu Đảng uy,Thường trực Dang uy (nơi không có phó bí thu chuyên trách công tác Đảng),

Bí thư, phó bí thư chỉ bộ (nơi chưa thành lập Đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch, phóchủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch Uy ban nhân dân;

- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã) gồm

có các chức danh: Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chínhquy); Chỉ huy trưởng quân su; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dung;Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hoá - Xã hội

Tóm lại: Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở bao gồm những ngườisau: Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ (nơi không có phó bíthư chuyên trách công tác Đảng); Bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chưa thành lậpĐảng uỷ cấp Xã); Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp cơ sở; Chủtịch, phó chủ tịch Uy ban nhân dân cấp cơ sở; Trưởng công an; Trưởng quânsự; Văn phòng - Thống kê; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Địa chính -Xây dựng; Văn hoá - thông tin

* Đặc điểm:

Bên cạnh những đặc điểm chung của cán bộ, công chức như: là côngdân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thìcán bộ, công chức chính quyền cơ sở có những đặc điểm riêng Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cán bộ chính quyền co sở là cán bộ dân bầu, không thoát lysản xuất Người cán bộ chính quyén cơ sở không những là đại biểu của nhândân trong xã, phường, thị trấn mà còn là đại biểu của chính quyền dân chủ

Trang 12

nhân dân Nếu có cán bộ nào trong chính quyền cơ sở không làm tròn tráchnhiệm của mình, không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì nhân dânbãi miễn Do bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ tình cảm chi phối nên cán

bộ, công chức chính quyền cơ sở rất khó khách quan và không quyết trong khigiải quyết công việc vì nếu họ làm mất lòng dân thì khoá sau dân sẽ khôngbầu Chính vì vậy, họ phải chịu rất nhiều sức ép của nhân dân địa phương,trong khi đó thì cấp trên liên tục yêu cầu, thúc giục họ thực hiện những nhiệm

vụ được giao Qua là không sai khi nói họ là những người “trén đe, dưới búa”,

“trăm dâu đổ đâu tằm”; làm mạnh, làm kiên quyết thì sợ mất lòng nhân dân,nhưng nếu không làm mạnh, làm kiên quyết thì bị cấp trên phê bình vì khônghoàn thành nhiệm vụ nên dẫn đến tình trạng “đối trén, lừa dưới ” để lấy thànhtích Mặt khác, do dân bầu, người nào lấy được nhiều tình cảm của nhân dânthì người đó trở thành cán bộ chuyên trách mà không có một yêu cầu nào cảnên xảy ra tình trạng cán bộ chuyên trách trình độ thấp, chưa được đào tạo bàibản, thậm chí có nhiều người mới chỉ có trình độ văn hoá cấp 2 mà vẫn đượcbầu, trong khi trình độ của quần chúng nhân dân ngày càng cao dẫn đến hậuquả: là những người như vậy thường gặp nhiều khúc mắc, hạn chế, lúng túng,sai lầm khi giải quyết công việc

Thứ hai, Về trình độ văn hoá, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyênmôn và kiến thức quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở ở mức độ tương đối thấp so với cán bộ, công chức chính quyềncấp trên và so với yêu cầu của thời đại ngày nay Theo thống kê của Bộ Nội

Vụ năm 2004: Đa số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có trình độ văn hoácấp 2 và cấp 3 (trong đó: cấp 2: chiếm 41,45%; cấp 3: chiếm 51,41%), còn lạivẫn có một số không nhỏ (7,11%) ở trình độ văn hoá cấp 1 chủ yếu phân bố ởmiền núi, vùng sâu, vùng xa Về lý luận chính trị: 22,79% có trình độ sơ cấp;27,41% trình độ trung cấp; 1,69% có trình độ cao cấp; còn lại 48,10% chưađược đào tạo, bồi dưỡng hoặc chỉ được bồi dưỡng ngắn ngày Về trình độ

Trang 13

chuyên môn, có tới 66,98% chưa được đào tạo, chỉ có 3,78% có trình độ đạihọc, còn lại là trung cấp và sơ cấp Về kiến thức quản lý Nhà nước, đội ngũcán bộ, công chức chính quyền cơ sở chưa được bồi dưỡng nhiều, có 58,10%chưa được bồi dưỡng, số được bồi dưỡng thì chủ yếu là các lớp ngắn hạn(1tháng) có 29,75%; lớp bồi dưỡng 6 tháng chỉ có 3,56%.

Trình độ các mặt trên đây của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở cũng có sự chênh lệch giữa các tỉnh, thành phố, đặc biệt là giữa các vùngnhư thành phố với thị xã; giữa đồng bằng với miền núi, vùng sâu, vùng xa;giữa chính quyền xã với chính quyền phường, thị trấn Cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở ở thành phố có trình độ cao hơn ở tỉnh lẻ; ở đồng bằng caohơn miền núi, vùng sâu, vùng xa; ở phường và thị trấn cao hơn ở xã

Trước sự bất cập, hãng hụt về trình độ và năng lực quản lý do chuyểnđổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đội ngũ cán bộ, côngchức chính quyền cơ sở đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, học tậpnâng cao trình độ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đã trở thành nhu cầu bứcthiết và nguyện vọng của mỗi cán bộ, công chức Nhà nước Trong vài nămgần đây, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được nâng cao mộtbước rõ rệt về trình độ lý luận chính trị, văn hoá, kiến thức về kinh tế thịtrường, quản lý Nhà nước, pháp luật - pháp chế, đặc biệt là được nâng cao vềnghiệp vụ hành chính, ngoại ngữ, tin học Vì vậy, đội ngũ này đã điều hànhcông việc nhanh nhạy, có hiệu quả cao hơn trước Tuy nhiên, năng lực vànghiệp vụ quản lý của đội ngũ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chếmới, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và yêu cầu của sựphát triển đất nước, do đó còn nhiều lúng túng và sơ hở trong quản lý, nhất làquan lý Nhà nước Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội vẫn còn không ít nhữngtrường hợp cán bộ, công chức chính quyền cơ sở xử lý, giải quyết công việctheo ý muốn chủ quan hoặc vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà

nước một cách vô ý thức Ở một số nơi, chính quyền cơ sở tự đặt ra những quy

Trang 14

định về xử phạt, về su đóng góp của nhân dân và chi tiêu tuỳ tiện, không đúng

nguyên tắc, luật lệ của Nhà nước Ở một số nơi, đội ngũ này rơi vào tình trạng

thiếu ổn định Thậm chí qua mỗi lần bầu cử số được tái cử có nơi chỉ có 20%

Thứ ba, trong một thời gian dài, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở chưa có được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước Trong một thời gianđài, Nhà nước chỉ chú ý đến các chức danh chủ chốt như: Chủ tịch, Phó chủtịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chưa quan tâm đến cácchức danh khác như: kế toán - thống kê, tư pháp - hộ tịch, văn hoá - xã hội

Sự chưa quan tâm thể hiện ở chỗ: Nhà nước chưa xây dựng được các tiêuchuẩn cụ thể, đồng bộ và ổn định cho các chức danh của cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở Mặt khác chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho độingũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở chưa thoả đáng với tầm quan trọngcủa họ ở cơ sở thể hiện ở tiên lương, phụ cấp thấp nên chưa thu hút đượcnhững người có trình độ cao về xã công tác và làm giảm sự nhiệt tình trongcông việc của họ, thậm chí có nhiều người muốn bỏ việc, số còn lại chỉ muốnyên vị, không muốn đi học, đi bồi dưỡng để nâng cao trình độ

Nghị định số 114/2003/ND - CP về cán bộ, công chức xã, phường, thitrấn quy định về chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc khôngđược làm, chế độ chính sách và quản lý cán bộ, công chức cấp xã ra đời đã thểhiện sự quan tâm của Nhà nước sau một thời gian dài bỏ ngỏ Tuy nhiên, chế

độ, chính sách của cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiệnhành xuất hiện khá nhiều bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền lương chưatương xứng với chức trách, nhiệm vụ của họ

Thứ tư, Về công tác quy hoạch cán bộ ở cơ sở có nhiều bất cập hơn ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thể hiện: Nhiều cán bộ được bố trí sử dụng lạikhông phải là cán bộ trong diện được quy hoạch Tình trạng cán bộ được đềbạt rồi mới đi đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn nhiều dẫn đến hậu quả hạn chế kếtquả làm việc và chất lượng học tập của cán bộ, gây lãng phí tiền của của nhân

Trang 15

dân Nhiều cán bộ được đưa vào danh sách quy hoạch nhưng không được đàotạo, bồi dưỡng đến nơi đến chốn, không được quản lý chặt chẽ Không ít cán

bộ được đưa vào danh sách quy hoạch và có đủ tiêu chuẩn nhưng vì nhiều lý

do lại không được đề bạt Những hiện tượng trên không hiếm dẫn đến hiệuquả công tác quy hoạch kém

Thứ năm, Về luân chuyển cán bộ: Vấn đề này lần đầu tiên được đề cậpđến một cách rõ ràng trong Quyết định số 55 QD/Trung ương của Ban bí thưtrung ương ngày 26/5/1988 Quyết định nêu rõ: “Cdn thực hiện luân chuyểncán bộ dự bị một cách có kế hoạch bằng cách đưa cán bộ từ địa phương nàysang địa phương khác, từ cơ quan trung ương, tỉnh, thành về công tác ở địaphương, ở huyện, quận, cơ sở và dua cán bộ từ cơ sở, dia phương lên công tác

ở các ngành và cơ quan trung ương” Tuy nhiên việc luân chuyển cán bộ,công chức chính quyền cơ sở có một đặc trưng là: việc luân chuyển cán bộ,công chức chỉ được tiến hành trong địa phương, không ra ngoài địa phươngkhác; việc luân chuyển chỉ được tiến hành từ chức danh này sang chức danhkhác vì cán bộ chuyên trách cấp cơ sở là do dân bầu Việc làm như vậy có ưuđiểm: do họ là người của địa phương đó nên họ nắm rõ tình hình kinh tế - xãhội của địa phương, từ đó giải quyết công việc hiệu quả hơn Bên cạnh đó, còn

có những hạn chế như: do luân chuyển trong phạm vi địa phương nên tạo ramột vòng khép kín dễ dẫn đến tư tưởng bảo thủ, cục bộ dòng họ, trì trệ, không

mở mang học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm từ các địa phương khác

Thứ sáu, Khác với cán bộ, công chức ở trung ương, ở tỉnh, ở huyện, cán

bộ, công chức chính quyền cơ sở ở sát dân, trực tiếp giải quyết các công việc

đa dạng, phức tạp, nóng bỏng nhất của nhân dân, trực tiếp lắng nghe mọi ýkiến, nguyện vọng của nhân dân, không thông qua một khâu trung gian nào

cả Hiện nay, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcnhằm phục vụ sản xuất, đời sống đều do cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

tổ chức thực hiện Thực tiễn sản xuất và đời sống vô cùng phức tạp và phong

Trang 16

phú Nó đòi hỏi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải đượckhông ngừng bổ sung Chỉ có cán bộ, công chức chính quyển cơ sở - ngườisống sát nhân dân - đem thể hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ấyvào cuộc sống của nhân dân trong địa phương mới phát hiện được cho các

cơ quan nhà nước cấp trên, bổ sung hay sửa đổi cho phù hợp Từ đó có thểthấy rằng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở giữ một vị trí hết sức quantrọng và trách nhiệm của người cán bộ, công chức cơ sở là rất to lớn

* Từ những đặc điểm trên đây có thể rút ra nhận xét sau:

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở nước ta cótrình độ thấp, một số nơi còn phải nói là rất thấp so với cấp huyện, cấp tinh,trung ương Hơn nữa, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ

sở cũng có sự chênh lệch giữa các tỉnh, thành phố, đặc biệt là giữa các vùngnhư thành phố với thị xã; giữa đồng bằng với miền núi, vùng sâu, vùng xa;giữa chính quyền xã với chính quyền phường, thị trấn Cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở ở thành phố có trình độ cao hơn ở tỉnh lẻ; ở đồng bằng caohơn miền núi, vùng sâu, vùng xa; ở phường và thị trấn cao hơn ở xã

Mặt khác, chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho họ trong một thờigian dài còn chưa thoả đáng, trong khi đó đây lại là lực lượng gần dân, trựctiếp thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trênthực tế Vì vậy, hiệu quả giải quyết công việc còn hạn chế, kết quả công táckhông cao Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước, đếnhoạt động của toàn bộ máy Nhà nước Từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến ý thứcpháp luật của đội ngũ này

1.2 Khái niệm ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

1.2.1 Khái niệm

Ý thức pháp luật là một hình thức độc lập tương đối của ý thức xã hội

được quyết định bởi các nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội Nó baogồm hệ thống các tư tưởng, quan điểm và các quan niệm của cá nhân hoặc của

Trang 17

các giai cấp về pháp luật, pháp chế, trật tự pháp luật và vai trò của chúng trongđời sống xã hội Khái niệm ý thức pháp luật cũng bao gồm cả những cảm giácpháp lý, những tình cảm, xúc cảm và việc đánh giá của con người về các hành

vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật và sự cần thiết hoàn thiện hoặc thay đổi

pháp luật hiện hành.

Nội dung của ý thức pháp luật là những hiểu biết pháp luật và thái độđối với pháp luật của con người trước đời sống pháp luật bao gồm các hiệntượng pháp luật chủ yếu như: Hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ hay chốngđối pháp luật, nhận thức về địa vị của con người do pháp luật thừa nhận và bảo

vệ, tính công bằng, dân chủ trong các đạo luật, công tác tổ chức thi hành, ápdụng pháp luật, bảo vệ pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội,tình trạng pháp chế

Ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, của chính

quyền cơ sở nói riêng là nhận thức của họ, tình cảm của họ đối với pháp luật,pháp chế, trật tự pháp luật và vai trò của chúng trong đời sống xã hội Nộidung của ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là trình độhiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của họ trước đời sống pháp luật

xã hội, mà trước hết là đối với hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ hay chốngđối pháp luật, công tác tổ chức thi hành, áp dụng pháp luật Sự hiểu biết phápluật và ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng này có ý nghĩa hết sức quantrọng bởi vì họ không chỉ là những người trực tiếp tiếp nhận, xử lý và vận

dụng pháp luật vào công việc hàng ngày mà họ còn có nghĩa vụ và trách

nhiệm phổ biến, truyền đạt pháp luật cho các đối tượng khác dưới các hìnhthức khác nhau Đây là đội ngũ trực tiếp đưa pháp luật vào cuộc sống, trực tiếp

thực hiện, áp dụng pháp luật.

1.2.2 Cấu trúc ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền

CƠ SỞ

Ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật của cán bộ, công chức

chính quyền cơ sở nói riêng có cấu trúc khá phức tạp Có nhiều cách tiếp cận

để xác định cấu trúc và phân loại ý thức pháp luật

Trang 18

Cũng như ý thức pháp luật nói chung, ý thức pháp luật của cán bộ, côngchức chính quyền cơ sở được cấu trúc từ hai bộ phận là: hệ tư tưởng pháp luật

và tâm lý pháp luật.

- Hệ tư tưởng pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở: là toàn

bộ những tư tưởng, quan điểm của họ về pháp luật, phản ánh đời sống pháp luậtmột cách tự giác Các tư tưởng, quan điểm đó chủ yếu nói về bản chất, vai tròcủa Nhà nước và pháp luật, về mối tương quan giữa các giai cấp, về sáng tạo vàthực hiện pháp luật, về mối quan hệ giữa pháp luật với dân chủ, về sự bìnhđẳng, công bằng, tự do của con người trong xã hội có giai cấp Những tưtưởng, quan điểm đó phản ánh có thể trực diện, sâu sắc hoặc phiến diện, hời hợtđời sống pháp luật

Hệ tư tưởng pháp luật của đội ngũ này không phải là sản phẩm phảnánh đời sống pháp luật ở mức độ cảm giác, trực giác của họ mà nó là kết quảcủa sự phản ánh tự giác, có mục đích rõ ràng, có tính tổ chức cao của các hoạt

động tư duy lý luận.

- Nếu như là hệ tư tưởng pháp luật mang tính tự giác, hệ thống, khoahọc, thì tâm lý pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở hình thànhmột cách tự phát Tâm lý pháp luật của đội ngũ này phản ánh những tâmtrạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm của họ đối với pháp luật, thể hiện ở tinh thần

xã hội nhằm hình thành trong họ tình cảm pháp luật đúng đắn, có ý nghĩa

quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật.

Trang 19

+ Tâm trạng pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở thểhiện thái độ quan tâm hay thờ ơ, lãnh đạm của họ với pháp luật, nhất là với

các vi phạm pháp luật.

+ Tự đánh giá cá nhân của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở làthái độ của họ đối với hành vi của mình, biểu hiện dưới dạng cảm xúc như:

Tự hào, buồn lo, xấu hổ

+ Xúc động: cũng là một yếu tố tâm lý pháp luật, đó là biểu hiện cao củalương tâm con người Những xúc động đúng đắn của của cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở đối với pháp luật nhiều lúc có ý nghĩa phòng ngừa nhữnghành vi không phù hợp, đi lệch với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực pháp luật

Giữa hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật của cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng, chúng có tác độngqua lại lẫn nhau Tâm lý pháp luật của họ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm vàtrình độ lý luận của họ và ngược lại Ví dụ: Thái độ tôn trọng, tuân thủ phápluật của đội ngũ này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luậtcủa họ cao hay thấp và ngược lại

1.2.3 Phan loại ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở

Ý thức pháp luật hình thành và phát triển là cả một quá trình từ nông

đến sâu, từ đơn giản đến phong phú, từ cảm tính đến lý tính, từ những tư duy

đơn lẻ đến những học thuyết, quan điểm Ý thức pháp luật không phải là

những gì thoáng đến rồi thoáng đi khỏi đầu óc con người, mà thông qua tưduy pháp lý nó được bổ sung, hoàn thiện không ngừng, được tích luỹ và hằnsâu trong bộ nhớ của con người Tuỳ theo sự rèn luyện của mỗi người, tuỳtheo sự ảnh hưởng và tác động của môi trường sống, ý thức pháp luật củamỗi người có phạm vi rộng hẹp khác nhau

* Cũng như ý thức pháp luật nói chung, dựa vào mức độ và giới hạnnhận thức, có thể chia ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyén cơ

sở thành hai loại: ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận

Trang 20

- Ý thức pháp luật thông thường của cán bộ, công chức chính quyền cơ

sở thể hiện mức độ phản ánh phổ biến, giản đơn, trực tiếp các hiện tượng pháp

luật trong xã hội Ý thức pháp luật thông thường của đội ngũ này có được nhờ

thường ngày va chạm các sự kiện pháp lý, tham gia trực tiếp vào nhiều quan

hệ pháp luật, tham gia vào các hoạt động chính trị - pháp lý như bầu cử, đónggóp ý kiến vào các dự án luật, khiếu kiện, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tốcáo bị tác động bởi các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật của Nhànước, của tập thể xã hội Sự tác động ảnh hưởng qua lại phức tạp của nhiềumức độ, nhiều hình thức thông tin pháp luật nêu trên giúp cho họ có trình độhiểu biết nhất định về pháp luật, chủ yếu là ở mức độ kinh nghiệm thôngthường Những hiểu biết thông thường, phổ biến về pháp luật giúp cho đội ngũnày xử lý nhanh nhậy, kịp thời, có hành vi phù hợp với những đòi hỏi củanhững quy định pháp luật ở mức độ chung nhất Ý thức pháp luật thông thườngcủa cán bộ, công chức chính quyền cơ sở làm phong phú ý thức pháp luật, làđiều kiện, môi trường cho sự phát triển ý thức pháp luật lý luận của họ

- Ý thức pháp luật lý luận của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là

mức độ nhận thức pháp luật ở mức độ sâu sắc, có hệ thống, vạch ra được bảnchất các hiện tượng pháp luật xã hội, thể hiện trình độ ý thức cao, đó là những

tư tưởng pháp luật có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Có được mức độ nhậnthức lý luận, ngoài những điều kiện giáo dục chung như đối với ý thức phápluật thông thường, đội ngũ này phải trải qua quá trình học tập, đào tạo có hệthống, phải có quá trình hoạt động lý luận (hoạt động tư duy với phương pháp

khoa học) và công tác thực tiễn nhất định Ý thức pháp luật lý luận của họ là

yếu tố quyết định tốc độ, phương hướng phát triển của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật lý luận của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở giúp cho họ

thực hiện các hành vi pháp lý một cách chủ động, tự tin; nó có vai trò rất quantrọng trong công tác dự báo, lập kế hoạch, công tác xây dựng pháp luật, tổchức thi hành pháp luật và công tác giáo dục, đào tạo kiến thức pháp luật

Trang 21

* Dựa vào chủ thể, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở được chia thành: ý thức pháp luật bộ phận và ý thức pháp luật cá nhân

- Ý thức pháp luật bộ phận Xã hội thường có nhiều bộ phận con người

có đặc điểm giống nhau về điều kiện sống, địa vị xã hội, nhu cầu, lợi ích cơbản, tính chất lao động Vì vậy, ở họ thường có những tình cảm, những suynghĩ về pháp luật gần gũi, thống nhất với nhau ở những mức độ nhất định Việcphân chia các bộ phận trong xã hội có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau,chẳng hạn: về phương diện tổ chức chính trị xã hội và đặc điểm công việc

có thể phân chia thành các bộ phận như: đội ngũ đảng viên; cán bộ, nhân viênNhà nước; đoàn thể quần chúng; tổ chức xã hội trong mỗi bộ phận trên lại cócác bộ phận nhỏ hơn

Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức là một bộ phận của xã hội vàcán bộ, công chức chính quyền cơ sở là bộ phận của đội ngũ cán bộ, côngchức Vì vậy, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là ýthức pháp luật bộ phận của ý thức pháp luật của cán bộ, công chức; ý thứcpháp luật của cán bộ, công chức là bộ phận của ý thức pháp luật xã hội

Do đó, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức của chính quyền cơ sở cũng

là một bộ phận của ý thức pháp luật xã hội

- Ý thức pháp luật cá nhân của mỗi cán bộ, công chức chính quyền cơ

sở là những tâm lý, tư tưởng pháp luật của bản thân họ trong xã hội Ý thức

pháp luật của mỗi cán bộ, công chức chính quyền cơ sở được hình thành vàphát triển ngoài các điều kiện kinh - tế xã hội chung còn phụ thuộc vào cácyếu tố của bản thân như: ý thức chính trị, đạo đức, hoàn cảnh sống riêng, sứckhoẻ, vốn sống, học vấn, sở trường, tâm trạng, quá trình rèn luyện Mỗi cán

bộ, công chức của chính quyền cơ sở đều có tư tưởng, tâm lý pháp luật riêng

phù hợp với khả năng và điều kiện của họ Ý thức pháp luật của mỗi cán bộ,

công chức chính quyền cơ sở là tế bào hợp thành ý thức pháp luật bộ phận và ý

Trang 22

thức pháp luật xã hội, làm cho ý thức pháp luật bộ phan, ý thức pháp luật xã hộiphong phú, sinh động Ý thức pháp luật của mỗi cán bộ, công chức chính

quyền cơ sở chỉ có xu hướng tiến dần tới trình độ ý thức pháp luật bộ phận và

ý thức pháp luật xã hội Ý thức pháp luật của mỗi cán bộ, công chức chính

quyền cơ sở là “tài sản” riêng của mỗi người

Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói riêng, ý

thức pháp luật của cán bộ, công chức nói chung là bộ phận của ý thức phápluật xã hội Vì vậy, muốn nâng cao ý thức pháp luật xã hội, cần nâng cao ýthức pháp luật của mỗi loại chủ thể, trong đó có nâng cao ý thức pháp luật củacán bộ, công chức nói chung, của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nóiriêng, trên cơ sở phân tích đặc điểm, tính chất của mỗi loại chủ thể đó để xác

định phương hướng, biện pháp, mức độ và bước đi thích hợp.

1.3 Đặc điểm và vai trò ý thức pháp luật của cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở

1.3.1 Đặc điểm ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở

“Đặc điểm là khái niệm nhằm miêu tả tính chất, mức độ của nhữngmặt, những yếu tố nào đó của sự vật, hiện tượng mà những mặt, những yếu tốnày có những điểm khác với những mặt, những yếu tố ở sự vật hiện tượngkhác” [14, tr 50 — 51] Thông qua việc phân tích đặc điểm có thể thấy rõhơn vị trí, vai trò, những mối liên hệ cơ bản giữa ý thức pháp luật của cán bộ,công chức chính quyền cơ sở với đời sống pháp luật xã hội và với ý thức phápluật của các bộ phận không phải là cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ởtrong cùng một môi trường xã hội, cùng một điều kiện kinh tế, chính trị, xã

hội.

Đặc điểm ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở bắtnguồn từ đặc điểm, tính chất công việc, từ vị trí vai trò của họ trong tập thể và

Trang 23

trong xã hội Với tư cách là một bộ phận trong xã hội, ý thức pháp luật của độingũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có những đặc điểm cơ bản sau:

- Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là một trongnhững bộ phận có ¥ thức pháp luật ở trình độ trung bình, thấp hơn nhiều sovới đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương

Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở nước ta

không thể nói là ở trình độ cao được vì: tiêu chí để xem xét, đánh giá ýthức pháp luật của họ là thông qua tình hình hiểu biết pháp luật và thái độchấp hành pháp luật của họ Trong đó, sự hiểu biết pháp luật của họ cònnhiều hạn chế Muốn hiểu pháp luật toàn diện, có hệ thống, tất nhiên, tốtnhất là thông qua giáo dục, đào tạo của các trường đại học, cao đẳng,trung học pháp lý Do đặc điểm của quá trình hình thành đội ngũ cán bộ,công chức ở nước ta thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau Kiến thức pháp luật,kiến thức quản lý Nhà nước được tích luỹ chủ yếu qua học tập ở trườngchính trị và phần lớn qua kinh nghiệm thực tiễn công tác Vì vậy, đánh giátình hình hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sởkhông thể tách rời việc đánh giá học vấn pháp luật với trình độ văn hoá,chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà Nước và kinh nghiệm công tác của họ

Trong những năm đổi mới với chủ trương từng bước tiêu chuẩn hoá độingũ cán bộ, công chức, việc đào tạo kiến thức về mọi mặt cho cán bộ, côngchức đã được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn Đội ngũ cán bộ,công chức chính quyền cơ sở cũng đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn, kiến thức pháp luật và trình độ quản lý Nhà nước Tuy nhiên, sựchênh lệch về trình độ học vấn giữa các cấp, nhất là giữa trung ương với địaphương; giữa tỉnh, huyện với cơ sở, giữa cán bộ ở đô thị, vùng đồng bằng vớivùng sâu, vùng xa là trở ngại rất lớn cho việc thống nhất nhận thức pháp luật

và duy trì pháp chế Hiện nay, ở nhiều địa phương cấp cơ sở hầu như chưa có

Trang 24

cán bộ có trình độ đại học, số cán bộ, công chức ở trình độ cấp 2, cấp 3 cònnhiều, trong khi số cán bộ, công chức cơ sở chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng sốcán bộ, công chức cả nước Kiến thức pháp luật của đội ngũ này cũng rất ítỎ1, số người có trình độ trung cấp luật rất hiếm, chưa nói gì đến trình độ Daihọc luật và chủ yếu họ làm công tác tư pháp - hộ tịch, số còn lại hầu hết

không có trình độ trung cấp luật Ở nhiều nơi, cán bộ hộ tịch - tư pháp không

có trình độ trung cấp luật Vì vậy, khi giải quyết công việc liên quan đếnpháp luật đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng, sai phạm nhiều, thường có tưtưởng thụ động, chờ sự hướng dẫn của cấp trên

Xét trong cơ cấu ý thức pháp luật thì thái độ tôn trọng, chấp hành phápluật là khâu yếu nhất Tình trạng cố tình vi phạm pháp luật xảy ra còn nhiềuthể hiện thái độ coi thường pháp luật, bất chấp pháp luật ở bộ phận không nhỏtrong đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, gây hậu qua thiệt hạinhiều mặt cho Nhà nước và xã hội

Tư tưởng, tâm lý pháp luật của đội ngũ này còn thiếu tính đồng bộ,thiếu hệ thống Tình trạng này thể hiện ở nhiều khía cạnh như: học vấn,chuyên môn pháp luật, trình độ kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức phápluật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở thấp, không ít cán bộ ban hànhvăn bản quản lý, giải quyết công việc còn không dựa trên cơ sở pháp luật, hoạtđộng thực hiện pháp luật không phù hợp với trình độ hiểu biết pháp luật, hiểumột đường, làm một nẻo, biết sai nhưng vẫn cứ làm

Tuy nhiên, so với ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân thì ý thứcpháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở vẫn cao hơn vì họ không chỉhiểu biết pháp luật để bản thân tuân thủ thi hành pháp luật đúng đắn như vớitrách nhiệm của mọi công dân, họ còn có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thựchiện pháp luật, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, do đó, trình độhiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật của họ đòi hỏi phải cao hơnquần chúng Mặt khác, phương tiện quản lý chủ yếu của hoạt động hành chính

là pháp luật, việc xác định tổ chức, nhiệm vụ và phạm vi các hoạt động quản lý

Trang 25

cũng phải trên cơ sở pháp luật, do đó, cán bộ, công chức chính quyền cơ sở phải

có kiến thức pháp luật ở mức độ nhất định mới có thể thực hiện được nhiệm vụ

- Thứ hai, ý thức pháp luật cua đội ngũ cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở có sự chênh lệch tương đối lớn giữa ving đông bằng với vùngnui, vung sâu, vùng xa; giữa thành phố, thị xã với với huyện ly; giữaphường, thị trấn với xa

Theo số liệu của Bộ Nội Vụ năm 2004 cho thấy: Trình độ văn hoá,trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ trung cấp lý luận chính trị và quản

lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở vùng núi,vùng sâu, vùng xa thấp hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng Biểu hiện:

Số lượng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa

ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở còn nhiều (chiếm 60,27%, trong khi đó

ở đồng bằng là 45,3%); về trình độ chuyên môn: 84,5% cán bộ, công chứcchính quyền cấp cơ sở chưa được đào tạo ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa,14,5% có trình độ sơ cấp và trung cấp, 1% có trình độ đại học; trong khi đó ởđồng bằng là 60,5% chưa được đào tạo, hơn 30% có trình độ sơ cấp và trungcấp, 4,75% có trình độ đại học; về trình độ lý luận chính trị và quản lýNhà nước: ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa: hơn 70% chưa được đào tạo, ởđồng bằng: hơn 50% chưa được đào tạo

Cán bộ, công chức chính quyền xã, nhìn chung, có trình độ văn hoá,trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nướcthấp hơn so với cán bộ, công chức chính quyền phường, thị trấn Chẳng hạnnhư: Về trình độ văn hoá: Số lượng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở cótrình độ trung học phổ thông chiếm hơn 50% ở phường, thị trấn, trong khi đó

ở xã là dưới 50% Về trình độ chuyên môn : ở phường, thị trấn: trình độ sơ cấp

và trung cấp chiếm khoảng hơn 30%, trình độ đại học chiếm khoảng 6,9%,còn lại là chưa được đào tạo chiếm khoảng hơn 60%; ở xã: trình độ sơ cấp vàtrung cấp chiếm khoảng 17,5%, trình độ đại học chiếm 2,37%, còn lại là chưađược đào tạo chiếm khoảng hơn 80%

Trang 26

Các trình độ nói trên của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở làđiều rất cơ bản để có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nào, từ đó phần nàođánh giá được ý thức pháp luật của họ Qua đó chúng ta thấy rằng, trình độ hiểubiết pháp luật nói riêng, ý thức pháp luật nói chung của đội ngũ cán bộ, côngchức chính quyền cơ sở có sự chênh lệch khá lớn giữa đồng bằng với vùng núi,vùng sâu, vùng xa; giữa chính quyền xã với chính quyền phường, thị trấn.

- Thứ ba, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở có tác động ảnh hưởng sâu, rộng đến ý thức pháp luật của quần chúngnhân dân ở cấp cơ sở

Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở chiếm một số lượng khálớn trong đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta Hơn nữa, vị trí của đội ngũnày rất quan trọng, có nhiều thẩm quyền Phạm vi thẩm quyền của đội ngũnày thường rất rộng, liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật và với nhiều tổchức cá nhân khác nhau Một trong những thẩm quyền quan trọng nhất củacán bộ, công chức chính quyền cơ sở là ra các Nghị quyết, Quyết định liênquan đến những vấn đề quan trọng của địa phương như: kinh tế, văn hoá, xãhội ; các quyết định hành chính (dưới hình thức văn bản hoặc lệnh miệng).Nội dung của các Nghị quyết, Quyết định là hình thức thể hiện trình độ ý thứcpháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, nó có thể làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật, có thể đưa lại lợi íchhoặc thiệt hại về vật chất, tinh thần cho các đối tượng khác Vì vậy, ý thức phápluật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có thé làm phát sinh, chi phối tưtưởng, tình cảm pháp luật thậm chí cả hành vi pháp luật của nhiều người có liênquan Hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật, giáo dục, tuyên truyềnpháp luật của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hay kìm hãm

sự phát triển ý thức pháp luật của nhiều bộ phận dân cư, cá nhân khác trong xãhội, trước hết là đối tượng quản lý trực tiếp của họ

Trang 27

So với quần chúng nhân dân ở cơ sở, cán bộ, công chức chính quyền cơ

sở có nhiều cơ hội để tiếp cận chính xác, đầy đủ, kịp thời những thông tin nhiềuchiều, nhiều kênh về kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội

Họ thường là những người có kinh nghiệm giải quyết, xử lý các hiện tượng, cácmối quan hệ xã hội hợp pháp, hợp lý, có hiệu quả Vì vậy, cách nghĩ, cách làm của

họ thường được quần chúng nhân dân nơi họ sống và công tác bắt chước, noi theo

- Thứ tu, ý thúc tổ chức thực hiện pháp luật được đội ngũ cán bộ, côngchức chính quyền cơ sở quan tâm hơn ý thức xây dựng và bảo vệ pháp luật

Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tham gia rất tích cực vào công tácxây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ có nhiều ý kiến tham gia vào những dự

án pháp luật Mặc dầu vậy, ý thức tổ chức thi hành pháp luật vẫn là đặc điểmnổi trội nhất do tính chất, đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở lànhững người trực tiếp đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước vào cuộc sống Nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của họ là tổ chức thựchiện pháp luật Vì vậy, đối tượng nhận thức cơ bản, chủ yếu nhất về phươngdiện ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là các chínhsách pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật thực định như: Hiến pháp, luật,pháp lệnh nhất là các văn bản, các quy định có nội dung liên quan đến hoạtđộng hành chính Nhà nước như các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động,chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của họ Việc ban hành các Nghị quyết, Quyếtđịnh của đội ngũ này phải dựa trên cơ sở pháp luật và nhằm tổ chức thi hành

pháp luật Ý thức chủ yếu của những cán bộ, công chức ra văn bản vẫn là ý thứcthực hiện, thi hành pháp luật.

- Thứ năm, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở có ảnh hưởng tích cực đối với đời sống pháp luật xã hội, xâydựng, phát triển ý thức pháp luật xã hội

Qua hoạt động thực hiện chức năng điều hành, quản lý, từ tổng kết thựctiễn tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, cán bộ, công chức chính quyền cơ

Trang 28

sở có điều kiện thấy rõ các nhu cầu xã hội về mặt pháp luật kể cả phạm vi,tính chất, mức độ, hình thức cần điều chỉnh để kiến nghị các cơ quan cóthẩm quyền của Dang va Nhà nước về chủ trương, chính sách pháp luật, dénghị bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng văn bản pháp luật mới kịp thời đáp ứngnhu cầu cuộc sống Điều đó thể hiện mức độ ảnh hưởng sâu sắc từ ý thức phápluật xã hội đến với ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở;vừa thể hiện sự năng động, mức độ tham gia đóng góp tích cực, nhiều mặt ýthức pháp luật của đội ngũ này đối với ý thức pháp luật xã hội và đối với đờisống pháp luật xã hội.

So với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương thì

ý thức pháp luật của cán bộ, công chức cấp cơ sở thấp hơn khá nhiều nên sựtham gia đóng góp vào đời sống pháp luật xã hội, xây dựng và phát triển ýthức pháp luật xã hội hạn chế hơn rất nhiều Ví dụ: việc xây dựng dự án luật,pháp lệnh , để trình Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội chủ yếu đượcgiao cho đội ngũ cán bộ, công chức ở trung ương Nhưng thực tế việc pháthiện ra những bất cập trong những quy định pháp luật chủ yếu lại do chínhcán bộ, công chức cấp cơ sở vì họ là những người trực tiếp đưa pháp luật vàocuộc sống Vì vậy, nếu ý thức pháp luật của họ được nâng cao ngang tầm vớinhiệm vụ được giao thì sự đóng góp của họ vào đời sống pháp luật xã hội, vàoviệc xây dựng và phát triển ý thức pháp luật xã hội còn lớn hơn rất nhiều Vấn

đề nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sởtrở thành cấp thiết và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý, thúc đẩy việc phát triển, nâng cao ý thức pháp luật trong xãhội, củng cố các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở pháp luật

1.3.2 Vai trò ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

- Thứ nhất, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

CÓ vai tro quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trang 29

Chính quyền cơ sở là cấp trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, không thông qua một khâu trunggian nào cả, mà lực lượng có trọng trách lớn để thực hiện những nhiệm vụ đó

là đội ngũ cán bộ, công chức Vi vậy, ho sẽ là người phát hiện ra những sai

sót, bất cập, không hợp lý trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ đókiến nghị sửa đổi, bổ sung hay đình chỉ thi hành đối với một quyết định haymột văn bản pháp luật nào đó Những kiến nghị của đội ngũ này là rất đánggiá, rất quan trọng vì nó được xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn áp dụng phápluật, chứ không phải từ lý thuyết đơn thuần Mặt khác, ý thức pháp luật củađội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là biểu hiện khả năng nhận thứccủa họ trong lĩnh vực pháp luật Nếu ý thức pháp luật của họ tích cực và caothì họ sẽ là những người góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoànthiện pháp luật Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của họ còn ở trình độ thấp thì

họ sẽ không thể phát hiện những sai sót, bất cập và không thể đóng góp gìnhiều cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Thứ hai, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở có vai trò thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội

Hoạt động thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chínhquyền cơ sở là một quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quyđịnh của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của

họ Có thể có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quá trình thực hiện phápluật của đội ngũ này, song ý thức pháp luật của họ là nhân tố rất quan trọng Sựtuân thủ và tôn trọng pháp luật của họ phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức

pháp luật và các trạng thái tâm lý pháp luật của họ Ý thức pháp luật của đội

ngũ này càng được nâng cao thì sự tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấphành pháp luật của họ càng đúng đắn Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của độingũ này thấp thì việc tổ chức thực hiện pháp luật sẽ kém hiệu quả, ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lợi của quần chúng nhân dân Chính vì vậy, việc bồi dưỡng

Trang 30

kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cơ sở để nâng cao trình

độ nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng

trong việc thực hiện pháp luật.

- Thứ ba, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở là cơ sở đảm bảo cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật

Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là những người đượcNhà nước trao quyền nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào cáctrường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể ở cơ sở Vì vậy, nếu ýthức pháp luật của đội ngũ này cao, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật vàthái độ tôn trọng pháp luật ở mức độ cao sẽ đảm bảo cho việc áp dụng đúngđắn pháp luật Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của họ thấp, thể hiện trình độhiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật của họ thấp sẽ dẫn đến tìnhtrạng hiểu sai và áp dụng sai các quy phạm pháp luật Vì vậy, nâng cao ý thứcpháp luật cho đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc áp dụngđúng đắn các quy phạm pháp luật

Trang 31

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 6 TINH HÀ NAM

TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

2.1 Một số đặc điểm về các điều kiện tu nhiên, kinh tế - xã hội va

về cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tinh Hà Nam anh hưởngđến ý thức pháp luật cua đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

* Vị trí, địa hình, điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý từ20,41 vi bắc và 105,31 Kinh Đông Phía Nam giáp Thành phố Nam Định, phíaBắc giáp tỉnh Hà Tây, phía đông qua sông Hồng là các tỉnh Hưng Yên và TháiBình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình Như vậy,tỉnh Hà Nam nằm ở trung điểm giao thông, có Quốc lộ 1A chạy qua, có đườngsắt Bắc — Nam, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, do đó Hà Nam có một

vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về kinh tế văn hoá - xã hội của khu vực đồng bằng sông Hồng Địa hình của Hà Nam tươngđối đa dạng, phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi,núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình đốc, xuôi về phía Đông là những dảiđồi thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng rộng, đất đai của vùng này thíchhợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn qua và cây công nghiệp

-Phía Đông của tỉnh giáp sông Hồng là vùng đồng bằng phù sa được bồi

tụ bởi các dòng sông (sông Day, sông Châu Giang, sông Nhué), đất đai khámàu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu và rau đậu thực phẩm

Sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng của Hà Nam khá thuận lợicho phát triển nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Về dân số và các đơn vị hành chính:

Trang 32

Đến cuối nam 2004, dân số toàn tinh là 817.557 người, trong đó dân sốsống ở thành thị là: 76.895 người = 10%, ở nông thôn là 740.662 người = 90%.Nam giới là 395.656 người chiếm tỷ lệ 48,5%, nữ giới là: 421.901 người chiếm51,5% Trong tổng số dân kể trên (817.557) người thì số người trong độ tuổi laođộng có khả nang lao động là: 465.242 người, chiếm tỷ lệ 58%.

Các đơn vị hành chính của tỉnh: Đến nay toàn tỉnh có 5 huyện, 01 thị

xã, với 116 xã, phường, thị trấn, có 89 xã đồng bằng, 15 xã miền núi và 12phường, thị trấn Tổng số các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh được phân

bổ như sau: Thị xã Phủ Lý có 12 xã, phường, trong đó có 6 xã và 6 phường;Huyện Bình Luc có 21 xã, thị trấn, trong đó có 20 xã và 01 thị trấn; Huyện LyNhân có 23 xã và thị trấn, trong đó có 22 xã và 01 thị trấn; Huyện Duy Tiên

có 21 xã và thị trấn, trong đó có 19 xã và 02 thị trấn; Huyện Kim Bảng có 19

xã và thị trấn, trong đó có 18 xã và 01 thị trấn; Huyện Thanh Liêm có 20 xã vàthị trấn, trong đó có 19 xã và O01 thị trấn

* Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam

- Các yếu tố xã hội:

Hà Nam là một vùng đất cổ, có lịch sử phát triển kinh tế - xã hội sớm

Từ hàng ngàn năm trước công nguyên trên địa bàn Hà Nam đã có người Việt

cổ đến tụ cư, sinh sống Đó là những bộ tộc người Việt di cư từ các vùng núixuống đồng bằng theo các triển sông và các dải đất bồi màu mỡ Quá trình di

cư và định cư này đã diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ với sự hình thành và pháttriển của các làng, trại, bộ tộc, các điểm tụ cư, các làng trại, xóm ấp Các tổchức và thiết chế xã hội, cộng đồng trong dân cư cũng dần dần hình thành.Mặc dù quá trình biến đổi xã hội diễn ra chậm chạp, song cùng với sự pháttriển sản xuất, sự gia tăng dân số và mở rộng các quan hệ xã hội, cộng đồng(từ công xã nguyên thuỷ, công xã nông thôn đến làng, xã thời phong kiến ),dân cư nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác đã tạo dựng một cuộc sống vănhoá, xã hội hết sức phong phú, đặc sắc trên mảnh đất Hà Nam

Trang 33

- Tôn giáo tín ngưỡng:

Tinh Hà Nam hiện có số dân hơn 80 vạn người, bên cạnh một bộ phậndân cư có tín ngưỡng dân gian, phần còn lại theo ba tôn giáo lớn là: Thiênchúa giáo, phật giáo và tin lành Tất cả 116 xã, phường, thị trấn đều có tôngiáo Trong đó 96/1 16 xã, phường, thi trấn có người theo đạo thiên chúa Có 3

xã có người theo đạo tin lành Trong số tín đồ trong toàn tỉnh khoảng gần 17vạn người (chiếm 20% dân số) thì có hơn 10 vạn giáo dân thiên chúa giáochiếm khoảng 60% dân số có tín ngưỡng tôn giáo (như vậy, so với dân số thì

số tín đồ theo đạo thiên chúa ở Hà Nam có tỷ lệ cao hơn 2 lần so với tỷ lệ trongtoàn quốc), nhiều làng xã ở đây là những làng công giáo thực sự với đặc trưng

là xứ đạo, là những làng công giáo toàn tòng với số người theo đạo thiên chúa

chiếm từ 60% đến 90% dân số trong làng Ở những làng công giáo, sinh hoạt

tôn giáo chiếm vai trò chủ đạo, về thiết chế ngoài tổ chức hành chính và tự trịthì còn có tổ chức Ban hành giáo của xứ họ đạo Làng công giáo họ đạo do linhmục chánh xứ và có thể do linh mục phó xứ cai quản Trong xứ họ đạo có nhàthờ xứ có thể gọi là trung tâm thiên chúa giáo ở địa phương thu hút đông đảogiáo dân của các địa phương khác Giáo dân Hà Nam tuân theo những giáo luật,giáo lý và các quy định nghiêm ngặt của giáo hội thiên chúa giáo

Như vậy, với những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội kể trên tạo nên nhữngđặc điểm riêng biệt của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam.2.1.2 Một số đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở

ở tinh Hà Nam

Cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam là một bộ phậncủa cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở nước ta nên nó cũng có nhữngđặc điểm chung của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở trong cả nước Tuynhiên, ngoài những đặc điểm chung thì cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ởtỉnh Hà Nam có những đặc điểm riêng do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa tỉnh Hà Nam quy định

Trang 34

Thứ nhát, do Hà Nam nằm ở trung điểm giao thông, có quốc lộ 1Achạy qua, có đường sắt Bắc - Nam, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nộinên cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam có điều kiện tiếpxúc với văn minh thành thị, văn hoá của nhiều tỉnh Mặt khác, Hà Nam làmột vùng đất cổ, có lịch sử phát triển kinh tế - xã hội sớm Những yếu tố đó

có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ văn hoá, chuyên môn của đội ngũ nàycũng như kinh nghiệm thực tiễn của họ

Thứ hai, do những đặc điểm đa dạng về địa lý, nên tỉnh Hà Nam vừa làmột đại điện tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Hồng, vừa mang dáng dấpcủa một đô thị đang trong đà phát triển, vừa là một tỉnh có đặc điểm của mộttỉnh miền núi (trong tổng số 116 xã, phường, thị trấn của Hà Nam có 15 xãmiền núi, 12 phường và thị trấn, 89 xã đồng bằng) Vì vậy, tại tinh Hà Nam về

số lượng các phó chủ tịch và thành viên Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấntrong toàn tỉnh là không giống nhau, mà căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội,vào đặc điểm địa lý của các xã, phường, thị trấn để có sự bố trí, sắp xếp chophù hợp Bởi vì theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân năm 2003, theo hướng dẫn tại Nghị Định số 107/2004/NĐ-CP ngày

01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng chủ tịch, phó chủ tịch và cơ cấu thànhviên Uy ban nhân dân cấp xã như sau:

- Uỷ ban nhân dân xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5.000 người trởlên; xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên và xã biên giới có

5 thành viên gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 uỷ viên

- Uy ban nhân dân xã không thuộc diện trên có 3 thành viên gồm có 1chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 1 uỷ viên Trong nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân xã

có thể ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân cấp mình nhưngkhông được vượt quá 5 thành viên và phải được chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấptrên trực tiếp phê chuẩn

Trang 35

- Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn có 5 thành viên, gồm có 1 chủ tịch,

2 phó chủ tịch, 2 uỷ viên

Nhìn chung, việc bố trí sắp xếp các phó chủ tịch và thành viên uỷ bannhân dân cấp xã tại tỉnh Hà Nam đều theo đúng các quy định của Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, tuân thủ đúng các quy định tại Nghịđịnh số 107/2004/ND - CP

Giúp việc cho Uy ban nhân dân là các chức danh chuyên môn như:Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Văn phòng -Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn

hoá - Xã hội

Với các chức danh chuyên môn kể trên, tại các xã của Hà Nam hầu hếtđều có các cán bộ chuyên trách thực hiện

Thứ ba, tinh Hà Nam có 116 xã, trong đó có 15 xã miền núi, 6 thị trấn,

6 phường nên trình độ các mặt của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có sựchênh lệch giữa xã, thị trấn miền núi (ở Hà Nam không có phường miền núi) với

xã, phường, thị trấn đồng bằng: sự chênh lệch giữa xã với phường, thị trấn

Thứ tư, Số lượng dân theo tôn giáo ở Hà Nam chiếm tỷ lệ hơn 20% dân

số trong toàn tỉnh, trong khi đó số lượng cán bộ, công chức chính quyền cơ sởtheo tôn giáo là rất ít (chỉ có 3 người) Đây cũng là một trong những nguyênnhân làm cho đội ngũ này gặp khó khăn khi đưa đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước vào quần chúng nhân dân địa phương vì họ đôikhi tin Chúa hơn tin Chính quyền

Thứ năm, Hà Nam là một vùng đất cổ, có lịch sử phát triển kinh tế - xã hội

sớm Từ hàng ngàn năm trước công nguyên trên địa bàn Hà Nam đã có người

Việt cổ đến tụ cư, sinh sống Chính vì vậy, một bộ phận cán bộ, công chứcchính quyền cơ sở tỉnh Hà Nam vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạchậu, bao thủ, cục bộ, gia trưởng, địa phương chủ nghĩa

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bang so sánh về trình độ cua cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam so với toàn quốc - Luận văn thạc sĩ Luật học: Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.1 Bang so sánh về trình độ cua cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Nam so với toàn quốc (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w