Nhà nước pháp quyền có các yếu tô sau: Nhà nước pháp quyền dựatrên nền tảng của chủ nghĩa lập hiến; pháp luật giữ vi tri chi phối có hiệu lực pháp lýtối thượng trong xã hội, nhà nước cũn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI DIỄN ĐÀN LUẬT HỌC & PHÁT TRIỂN
CHẤT LUGNG CAO TẠO NÊN GIÁ TRỊ BỀN VỮNG:
DIỄN DAN LUẬT HOC VÀ PHÁT TRIEN (LSDF) NAM 2022
HỘI THẢO TRỌNG ĐIỂM
TRONG GIA! DOAN HIEN NAY
Ha NGi, thang 5 nam 2022
Trang 2BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
DIEN ĐÀN LUẬT HỌC VÀ PHÁT TRIEN (LSDF)
NĂM 2022
KỶ YEU HỘI THẢO TRỌNG DIEM
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2022
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chất lượng cao tạo nên giá trị bén vững
ie —— i
a
a
DIEN DAN LUAT HOC VA PHAT TRIEN
Luật học vì sw phat triển
CHUONG TRÌNH HỘI THÁO TRỌNG DIEM
“NHỮNG VAN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”
Hà Nội, ngày 18 thang 5 năm 2022 Thời gian Nội dung Người thực hiện
9h00 - 9h05 | Giới thiệu đại biểu Ban Tổ chức
9h05 - 9h15 | Phát biểu khai mạc Hội thảo TS Đoàn Trung Kiên
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Phiên 1
9h15 - 9h30 | Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong | TS Trần Thị Hồng Thúy
lịch sử triệt học trước Mac và ý nghĩa | Trường Đại học Luật Hà Nội hiện thời
9h30 - 9h45 | Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền và | GS.TS Nguyễn Đăng Dung
chủ nghĩa hiến pháp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội9h45 - 10h00 | Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt | PGS.TS Đỗ Đức Minh
Nam xã hội chủ nghĩa: Nhận diện những
tác động từ truyện thông và hiện tại
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội10h00 - 11h00 Thảo luận
Phiên 2
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
TS Ngọ Văn Nhân Truong Dai học Luật Hà Nội
đặt ra trong quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay
TS Trương Hồng QuangViện Khoa học pháp lý
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
TS Chu Mạnh Hùng Truong Dai học Luật Hà Nội
14h45 - 15h15 Thao luận
15h15 - 15h30 Nghỉ giải lao
Trang 4Phiên 3
bảo hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành
pháp luật ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
GS.TS Hoàng Thị Kim QuếKhoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
TS Hoàng Ly Anh Truong Dai học Luật Hà Nội 16h00 - 16h30 Thao luận
Bí thư Đảng uyChủ tịch Hội đồng trườngTrường Đại học Luật Hà Nội
Trang 511
MUC LUC
Tư tưởng về nha nước pháp quyền trong lich sử triết học trước Mác va ý
nghĩa hiện thời
TS Tran Thị Hong Thuý
Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp
GS.TS Nguyên Dang Dung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu lực
pháp lý mạnh mẽ - Lý luận và thực tiên vận dụng ở Việt Nam
1S Trịnh Thị Phương Oanh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật trong quản lý nhà nước và vận dụng
trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ThS Nguyễn Thị LiênĐường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp trong xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam đên
năm 2030, định hướng đên năm 2045
TS Nguyễn Văn KhoaChủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và những nhiệm vụ cải cách tư
pháp trong giai đoạn mới
PGS.TS Nguyễn Tat ViễnNhững đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh
Xử lý mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong vai trò kiến tạo phát
triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ThS Đậu Công HiệpXây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Nhận diện
những tác động từ truyên thông và hiện tại
PGS.TS Đỗ Đức MinhCác yếu tô ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
ThS Nguyễn Thị YếnVấn đề giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu
TS Ngo Văn Nhân
Trang 6Vấn dé dân chủ và thực hành dân chủ trong xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
PGS.TS Lê Thanh ThậpHoàn thiện chế độ bầu cử đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong các
thiết chế đại diện trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
TS Mai Thị MaiVấn đề bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong xây dựng, hoàn thiện
Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
TS Phí Thị Thanh TuyểnBảo đảm phát triển bền vững trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
TS Ngo Văn NhânVấn đề phân cấp, phân quyền trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1S Chu Mạnh HùngGiới hạn của pháp luật và những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
TS Trương Hong QuangHoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi
hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay
GS.TS Hoàng Thị Kim Qué
TS Lé Thi Phuong NgaVan dé bảo đảm quyền quyết định số con của vo chồng trong pháp luật
Việt Nam
TS Phan Thị LuyệnBình đẳng giới trong tham chính ở Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
TS Hoang Ly Anh
TS Luong Van TuanXây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh gọn, chuyên nghiệp,
hiệu quả trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay
ThS Nguyễn Thanh Hương
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam
ThS Nguyên Thanh Quyên
Trang 7TƯ TƯỞNG VE NHÀ NƯỚC PHÁP QUYENTRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
TS Tran Thị Hong ThúyTóm tắt: Trong dòng chảy lịch sử triết hoc trước Mác, ngay từ thời kỳ Hy Lạp
cổ dai, tư tưởng vé nhà nước pháp quyển đã xuất hiện trong trước tác của các nhàtriết học noi tiếng, như Xôcrát, Platôn, Arixtốt Cho đến thé ky XVII - XVII, cùng vớiphong trào cách mạng dân chủ tu sản, tư tưởng về nhà nước pháp quyên mới được cácnhà triết học tiêu biểu, như J Locke, S.L Montesquieu, J.J Rousseau, I Kant, F.Héghen nâng lên tam hoc thuyết về nhà nước pháp quyên Nội dung bài viết luậnbàn về tư tưởng nhà nước pháp quyên của một số nhà triết học trong lịch sử triết họctrước Mác; từ đó, rút ra ý nghĩa đối với việc khảo cứu về nhà nước pháp quyên tronggiai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Nhà nước pháp quyển, Platôn, Aridôt, S/L/ Montesquieu, J.J.Rousseau, I Kant, F Hêghen
1 Khái niệm nhà nước pháp quyền
Ngày nay, trong các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyên, các tác giảđều tập trung tìm hiểu mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật, coi pháp luật làcông cụ, phương tiện dé giới hạn quyền lực nhà nước, nhà nước phải lệ thuộc vào phápluật và phương thức tô chức thực hiện quyền lực trong nhà nước pháp quyền; nghiêncứu mỗi quan hệ giữa nhà nước với công dân, trong đó, nhà nước pháp quyền thừanhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do của công dân Dĩ nhiên, có nhiều quan điểm,quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền, nhưng trên bình diện chung, các họcgiả, các nhà nghiên cứu thường thừa nhận, thống nhất về ba điểm cơ bản sau:
Một là, cần phải nhận thấy rằng, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểunhà nước trong lịch sử, mà nó là một phương thức tổ chức quyền lực xã hội Tronglịch sử xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị và luật pháp đồng nghĩa với nhau, luậtpháp đơn giản chỉ là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị Bước đầu tiên để thoátkhỏi chế độ chuyên chế là khái niệm pháp quyền, kể cả những kẻ thống trị cũng phảituân theo pháp luật và cai trị xã hội bằng các công cụ pháp luật Các nền dân chủ đi xahơn bằng cách xây dựng nhà nước pháp quyền Ứng dụng quan trọng nhất của nhànước pháp quyền hiện nay là nguyên tắc chính quyền nhà nước chỉ thực thi quyềnhành một cách hợp pháp theo những quy định của các đạo luật đã được soạn thảo, phêchuẩn và phát hành rộng rãi Những đạo luật đó được thực thi theo đúng trình tự các
Ÿ Trường Dai học Luật Hà Nội
Trang 8bước mà người ta gọi là thủ tục pháp lý Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sựcai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo.
Hai là, trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, khái niệm nhà nướcpháp quyền được các nhà nghiên cứu dùng theo nghĩa đối lập với các thể chế chính trịchuyên quyền, độc đoán hay thần quyên đã từng tồn tại và hiện giờ vẫn còn tôn tại.Nhà nước pháp quyền là: “Một loại hình nhà nước được xây dựng trên cơ sở dân chủ,đối lập với nhà nước độc tài, chuyên chế toàn trị Nhà nước pháp quyên là loại hìnhnhà nước có nhiều khả năng nhất trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyềnlực và xu hướng quan liêu hóa bộ máy quyền lực”' Hiện nay, trong hơn 200 quốc giatrên thế giới, hàng loạt các quốc gia đều khăng định nhà nước của mình là nhà nướcpháp quyền hay định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền với những đặc thù về môitrường chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội riêng có của mình; không có một hình mẫunhà nước pháp quyền chung nào cho mọi quốc gia, mọi nhà nước Những nét đặc thùriêng có đó là do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống và cả điềukiện tự nhiên của mỗi quốc gia quyết định Một trong những nhà nước được mệnh danh
là có nhiều đặc tính của nhà nước pháp quyền nhất là nhà nước Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ Theo “Các nguyên tắc của nhà nước pháp quyên” của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thìpháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, dù tổng thống hay công dân, đượcđứng trên pháp luật Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng pháp luật và bảnthân chính phủ cũng phải chịu những hạn chế của pháp luật
Ba là, xét trên phương diện ngữ nghĩa, cụm từ “nhà nước pháp quyền” bắtnguồn từ tiếng Đức là “Reichstag” - dùng dé chỉ hội đồng lập pháp Đức Thuật ngữReichstag được ghép bởi hai từ: Reich - có nghĩa là dé chế hay vương quốc; và Tag cónghĩa là nghị viện hay hội đồng lập pháp Như vậy, theo nghĩa gốc của thuật ngữ, nhànước pháp quyén là khái niệm chính trị - pháp ly dùng dé chi bat cứ quốc gia lập hiếnnào, nghĩa là quốc gia xây dựng thé chế chính trị bằng con đường dân chủ trên cơ sở
có một hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân, bảo đảm các quyền bình dang, quyền tự
do, dân chủ của công dân Theo nghĩa này, hiến pháp là dấu hiệu cơ bản dé nhận biếtnha nước pháp quyền Với nội dung này, nhà nước pháp quyền là giá trị phố biến đốivới nhiều kiểu nhà nước tiến bộ và do đó, có thể hiện diện trong các kiểu nhà nướckhác nhau (di nhiên, sẽ bị biến đổi ít nhiều cho phù hợp với các đặc điểm lịch sử, vănhóa, truyền thống của mỗi nước) Không có nhà nước pháp quyền chung chung haytrừu tượng, mà có sự tồn tại của nhà nước pháp quyền tu sản và nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Với ý nghĩa này, các hình thức phát triển lịch sử - cụ thể của nhànước pháp quyền được diễn đạt như những tầng bậc kế tiếp nhau, cái nọ dẫn xuất sangcái kia theo cách thức: cái sau bao hàm cả cái trước dưới dạng lột bỏ và nội dung sau
' Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Tir điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1994, tr 207-208.
Trang 9này đã được nâng lên một bước mới về chất, phong phú hơn, tiễn bộ hơn và hoàn thiệnhơn so với cái ban đầu.
Cho đến nay, khó có thê có một định nghĩa về nhà nước pháp quyền được tất cảmọi người tán thành Thay vào đó, người ta thường dùng các bộ phận cấu thành củanhà nước pháp quyền để mô tả nó một cách chỉ tiết Tuy có nhiều quan điểm khácnhau, nhưng một trong những thành tô không thể thiếu của nhà nước pháp quyền mànhiều học giả đồng ý nhất hiện nay là: nhà nước pháp quyên là nhà nước bị hạn chếquyền lực, mà phương tiện hạn chế quyền lực của nhà nước chính là các văn bản quyphạm pháp luật, đứng đầu là hiến pháp Nhà nước pháp quyền có các đặc tính: tính tốicao của hiến pháp, pháp luật; quyền tối thượng của hiến pháp; nhà nước pháp quyền làmột nhà nước bị hạn chế quyền lực; các cành quyền lực đều bị hạn chế quyền lực; nhànước pháp quyền là nhà nước của pháp luật, không phải là nhà nước của cá nhân”.Thành tổ cơ bản này của nhà nước pháp quyền là bất biến, còn các nhà nước khi thiết
kế mô hình và bắt tay vào xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền sẽ áp dụng sao chophù hợp với đặc điểm của nước mình về lịch sử, văn hóa và bối cảnh chính trị của từngnước Đó là những “biến thể” của nhà nước pháp quyền do bốn lý do chính: sự khácbiệt về cơ chế tổ chức quyên lực nhà nước, sự khác biệt về tính chất của nên kinh tế thịtrường, sự khác biệt của văn hóa, đạo đực, truyền thong và sự khác biệt về truyềnthống pháp luật Nhà nước pháp quyền có các yếu tô sau: Nhà nước pháp quyền dựatrên nền tảng của chủ nghĩa lập hiến; pháp luật giữ vi tri chi phối có hiệu lực pháp lýtối thượng trong xã hội, nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật; bảo đảmnguyên tắc phân quyền và yêu cầu về sự độc lập của tư pháp; pháp luật phải được ápdụng công bằng, nhất quán, phải bảo đảm tính công khai, sự minh bạch, dễ tiếp cận, ápdụng kịp thời; tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người”
Từ sự luận giải trên đây, có thé đi đến kết luận: Nhà nước pháp quyên là mộthình thức (phương thức) tổ chức và vận hành quyển lực - mà quyên lực đó thuộc vềnhân dân, dựa trên các nguyên tắc phục tùng tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật,phân công quyên lực, dân chủ, công bằng nhằm mục dich bảo vệ tối da chủ quyểncủa nhân dân.
2 Tư tưởng nhà nước pháp quyền của một số nhà triết học tiêu biểu tronglịch sử triết học trước Mác
Như đã đề cập ở trên, khái niệm nhà nước pháp quyền là một khái niệm rất rộng
và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và ngoài nước bàn
về nhà nước pháp quyên Mỗi học giả lại có những quan điểm khác nhau, tập trung
? Nguyễn Dang Dung, Sự hạn chế của quyên lực, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 98-107.
> Đào Trí Úc, M6 hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, 2006, tr 160.
Trang 10khai thác trên hai khía cạnh chính: thir nhát, khái niệm nhà nước pháp quyền với tínhcách là học thuyết, là tư tưởng; /# hai, nhà nước pháp quyền với tinh cách là thực tiễn
tô chức thực hiện quyền lực nhà nước dựa trên sự đề cao vai trò của pháp luật và việcthực thi nền dân chủ
Nếu xét theo khía cạnh thứ hai thì bản thân tư tưởng về nhà nước pháp quyềnkhông phải mới xuất hiện từ khi nhà nước tư sản ra đời, mà nó đã có một lịch sử pháttriển rất lâu dài cùng với nguồn gốc, lich sử hình thành, phát triển của các học thuyếtchính tri - pháp ly và các trào lưu tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức Tư tưởng nhà nướcpháp quyền phản ánh mơ ước từ ngàn đời của con người về sự chiến thắng của “công lý”đối với “bạo lực”, của “chính nghĩa” đối với “gian tà” và cua “cái thiện” đối với “cáiác” , về sự ngự trị ở vị trí tối thượng của pháp luật trong mối quan hệ với nhà nước.Xét từ chức năng xã hội thì nhà nước là hiện thân của quyền lực công cộng.Việc sử dụng quyền lực công cộng như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu trong quản
lý xã hội, nâng cao phúc lợi công cộng và nhân danh các giá trị con người là vấn đềkhông dé gì giải quyết trong một sớm, một chiều Do đó, lịch sử tiến bộ của bộ máynhà nước cũng là lịch sử của nghệ thuật và kỹ năng cai trị trên cơ sở tối ưu hóa dầndần bộ máy nhà nước Nhìn từ góc độ này, nhà nước pháp quyền là một sự tông kếtcủa lịch sử Ngay từ đầu, các ý tưởng rời rạc hợp thành cái gọi là nhà nước pháp quyền
sau này đã có cội rễ từ cơ sở hiện thực chính trị - xã hội riêng có của nó là sự phân
quyền đa cực và mối tương tác giữa các cực đó Nhìn vào chiều dài lịch sử triết học, nơihội tụ được sớm nhất các điều kiện vật chất - xã hội nói trên chính là Hy Lạp cô đại.Ngay từ thời cô đại, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đưa ra những ý niệm về mốiquan hệ giữa nhà nước và xã hội, giữa hai phạm trù quyền lực và pháp luật Họ phêphán tinh trạng không chịu trách nhiệm của giới cầm quyền về quyền lực nhà nước Tưtưởng nhà nước pháp quyền ra đời ngay trong lòng của nhà nước chuyên chế - sự bạohành của quyền lực - như là sự đối lập với chế độ nhà nước đó, gắn liền với việc xáclập và phát triển dân chủ Động lực đưa tới sự ra đời của tư tưởng về nhà nước phápquyền bắt nguồn từ quan điểm của người xưa về sự công bằng, công lý vốn có từ ngànxưa nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của những người nắm quyền lực tốicao trong xã hội thời bấy giờ
- Xôlông (683 - 559 Tr.CN) là nhà triết học, nhà lập pháp, cũng là nhà cải cáchnổi tiếng của Aphin Ong được coi là người sáng lập ra nền dân chủ Hy Lạp cổ đại Tưtưởng kết hợp giữa sức mạnh và pháp luật trong tô chức và xây dựng nhà nước Ai Cập
đã được ông vận dụng trong các chương trình cải cách của mình và đưa vào đó các nộidung dan chủ Ông đã khái quát bản chất của các chương trình cải cách bằng lời tuyên
bố rằng: Ta giải phóng tất cả mọi người Điều đó đạt được nhờ vào quyền lực của phápluật, bằng sự kết hợp giữa quyền lực và pháp luật Trong tư tưởng này của Xôlông có
Trang 11thể nhận thay hai điều: Mr /à, ông đặt quyền lực ngang bằng với pháp luật, coi đó lànhững công cụ, phương tiện dé giải phóng con người; Hai /à, pháp luật được coi là công
- Xôcrát (469 - 399 Tr.CN) là một trong những nhà triết học nổi tiếng thời kỳ
Hy Lạp cô đại - người ma theo nhận xét của Héghen - “là một bước ngoặt lịch sử vĩđại” trong triết học cô đại Hy Lạp Xôcrát không để lại cho hậu thế một tác phẩm triếthọc nào bởi ông thương chỉ đàm thoại chứ không viết Ông cho rằng chỉ có văn nóimới sống động, còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng, mat hết tính sinhđộng rồi Hậu thế biêt về Xôcrát chủ yếu qua các học trò của ông, như Platón và một
số nhà tư tưởng cô đại khác Ban đầu ông là học trò của các nhà ngụy biện, về sau lạitrở thành người phê phán họ Xôcrát là người đã ủng hộ triệt dé nguyên tắc tuân thủpháp luật Ông cho răng, công lý nằm ở trong sự tuân thủ pháp luật hiện hành Sự côngminh và sự hợp pháp chỉ là một; nêu như mọi người sống trong xã hội mà không tuânthủ pháp luật thì cũng không thê có nhà nước và trật tự pháp luật; nếu như các côngdân của nhà nước nao tuân thủ pháp luật thì nhà nước đó sẽ vững mạnh và phôn vinh
- Platôn (427 - 374 Tr.CN) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất củathời sơ cổ cũng như trong toàn bộ lịch sử triết học, các học thuyết chính trị và phápluật Ông là tác giả của nhiều công trình khoa học có giá trị, như “Nước lý tưởng”,
“Pháp luật thiên
Chủ dé nổi bật của “Nước jý ưởng” là bàn luận về chính nghĩa quốc gia Platôncho rằng một quốc gia tốt phải có đầy đủ bôn đức tính: trí tuệ, đũng cảm, tự kiềm chế,chính nghĩa “Trí tuệ của quốc gia yêu cầu nó có những tri thức quản lý toàn bộ quốcgia, chỉ có sô ít nhân tài có trí tuệ như thê Dũng cảm của quôc gia thuộc các vệ sỹ bảo
Trang 12vệ nó Tự kiềm chế của quốc gia là một sự hai hòa, khi kẻ thống trị và kẻ bị trị có théhài hòa nhất trí, quốc gia này đạt được sự tự kiềm chế Nếu một quốc gia có ba đứctính này thì cũng là có chính nghĩa Chính nghĩa là những người không cùng giai tầngdựa vào đức tính mà minh có dé cống hiến tốt nhất cho quốc gia, cũng tức là ai làm hếtchức trách của người nây mà không can thiệp người khác, đây chính là nguyên tắc củachính nghĩa””.
Platôn là người có tư tưởng đề cao vị trí, vai trò của pháp luật và có tư tưởngpháp chế, tư tưởng về sự lệ thuộc của chính quyền vào pháp luật Ông khang định:
“Tôi nhìn thấy sự sụp đồ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không cóhiệu lực và năm dưới quyền của một ai đó Còn ở nơi nào mà pháp luật đứng trên cácnhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chi là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sựcứu thoát của nhà nước”.
Trong tác phẩm “Pháp luật thiên” viết lúc cuỗi đời, Platôn khang định: “Chỉ khinào quyền lực của pháp luật cao hơn quyền lực của kẻ thống trị, sự quản lý quốc giamới có thé đi đến quỹ đạo chính xác”Ẻ
- Arixttốt (384 - 322 Tr.CN) là nhà triết học vĩ đại, được mệnh danh là “Báchkhoa toàn thư” của thời kỳ Hy Lạp cô đại Ông là người đã tiếp tục phát triển và làmsâu sắc thêm các tư tưởng chính trị, pháp luật của Platôn Theo ông, yếu tô cấu thành
cơ bản của phẩm chất chính trị trong pháp luật là sự phù hợp của tính đúng đắn vềchính trị của nó với tính pháp quyền; không thé có pháp luật nếu như việc cầm quyềnkhông những không tuân theo pháp luật mà còn chà đạp lên pháp luật; những mưutoan thống trị bằng bạo lực dĩ nhiên luôn mâu thuẫn với tư tưởng pháp quyền TheoArixtốt, trong bat cứ chế độ nhà nước nào cũng đều tồn tại ba bộ phận cau thành quyềnlực là cơ quan lập pháp, cơ quan điều hành và cơ quan toà án Đó là yếu tố sơ khai,tiền đề cho sự phát triển của học thuyết tam quyền phân lập sau này
Trong tác phẩm “Chính trị học”, Arixtét cho rằng, trong xã hội có nhiều cộngđồng, nhưng nhà nước là cộng đồng cao nhất và bao trùm mọi cộng đồng khác Ôngcho răng, hai cộng đồng đầu tiên của loài người là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữangười cai trị tự nhiên và người nô lệ tự nhiên Sự kết hợp giữa người đàn ông và ngườiđàn bà tạo nên gia đình và nhiều gia đình tạo thành các làng Nhà nước được hìnhthành khi các làng tập hợp lại dé tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cung cấp các nhucầu của cuộc sống, dé con người không những được sống mà còn có thé được sống tốthơn Dé đạt được điều này thì phải lay pháp luật làm trị, pháp luật là kẻ thống trị tốtnhất Pháp luật ở đây có ba yêu tố: thi? nhất, nó là sự thống trị vi lợi ích công chúng;
* “Nước lý tưởng của Platôn”, bài viết đăng trong: Mét tram cuốn sách anh hưởng khắp thế giới, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội, 2002, tr 9.
> “Nước lý tưởng của Platôn”, bài viết đăng trong: Mét tram cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, Nxb Hội nha
văn, Hà Nội, 2002, tr 12.
Trang 13thứ hai, việc thực thi thống trị phải căn cứ vào các pháp quy phố biến chứ không căn
cứ vào các mệnh lệnh độc đoán; thir ba, pháp trị là sự thống trị đối với thần dân tựnguyện (khác với chuyên chế dựa vào vũ lực) Pháp luật là điều kiện không thé thiếucủa cuộc song văn minh và có dao đức”
- Xixêrôn (106 - 46 Tr.CN) là nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng, tác giả củahàng loạt các công trình, như “Vé Nhà nước”, “Về những đạo luật”, “ Về các nghĩa vụ”
- đã đưa ra nhiều quan điểm tiến bộ về nhà nước và pháp luật Chăng hạn, Xixêrôn chorằng người điều hành các công việc của nhà nước cần phải sáng suốt, công minh, cókhả năng hùng biện và hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, nếu thiếu cáckiến thức đó thì không ai có thể công minh được; các đạo luật do con người quy địnhphải phù hợp với tính công minh và quyền tự nhiên vì sự phù hợp là tiêu chuẩn đểđánh giá tính công minh của chúng Đặc biệt, Xixêrôn đã nêu lên nguyên tắc có tínhchất bắt buộc về tính tối cao của pháp luật trong nhà nước, răng tất cả mọi người đềuphải ở dưới hiệu lực của pháp luật Tư tưởng này ngày nay được xem như là một trongnhững nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của nhà nước pháp quyên Bên cạnh
đó, ông còn quan niệm pháp luật là cuội nguồn tất yếu của nhà nước Pháp luật đó làpháp luật tự nhiên, một thứ pháp luật được hình thành từ tính hợp lý của bản ngã loàingười và thế giới mà con người đang sống Pháp luật đó là sự kết tinh từ những điềuthánh thiện nhất của trời đất Nguồn gốc và cơ sở của nhà nước chính là pháp luật tựnhiên của nhân dân.
Những tư tưởng tiến bộ đó mãi đến thé kỷ XVII - XVIII, cùng với phong trào cáchmạng dân chủ tư sản, mới được các nhà tư tưởng như J Locke, S.L Montesquieu, J.J.Rousseau, I Kant, F Hegel nâng tầm lên thành học thuyết về nhà nước pháp quyền
- J Locke (1632 - 1704) là nhà triét hoc, nha hoat động chính tri người Anh Lanhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thứcluận Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng vànguồn gốc nhà nước Qua các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủnghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thểchế Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí, trải nghiệm dé đi tìm chân lý thay vìchấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng Về mặt thé chế, cụ thé lànhà nước và nhà thờ, ông tách biệt các chức năng chính đáng và không chính đáng củacác thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các théchế này tương ứng với đúng các chức năng của nó Chính những khái niệm về quyềncủa tự nhiên, khế ước xa hội và nhiều đóng góp khác da khiến ông trở thành một nhà
tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng
® «Chính tri học của Arixtốt”, bài viết đăng trong: Một tram cuốn sách ảnh hưởng khắp thé giới, Nxb Hội nha
văn, Hà Nội, 2002, tr 17.
Trang 14Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hiến pháp củacuộc cách mạng Pháp.
Các tư tưởng về nhà nước và pháp luật được J Locke (1632 - 1704) trình bàytrong tác pham “Hai bài giảng về lãnh đạo nhà nước” (1690) Theo ông, các quyềncon người, bao gồm tự do, bình đăng và sở hữu là những quyền tự nhiên và không thé
bị tước đoạt; nhà nước được thành lập ra là để bảo vệ các quyền con người, bảo vệpháp luật và không được xâm phạm đến chúng J Locke cho rằng, ở đâu không cópháp luật thì ở đó không có tự do vì pháp luật là công cụ cơ bản cho cá nhân tránhkhỏi sự tuỳ tiện và ý chí độc đoán của quyền lực Như vậy, pháp luật là đại lượng, làcông cụ dé bảo vệ quyền con người và dé hạn chế quyền lực Mối nguy hiểm chínhcủa sự tùy tiện và xâm phạm từ phía quyền lực nhà nước đối với các quyền tự do củacon người và pháp luật là xuất phát từ các đặc quyền của những người cam quyền; bởivậy, trong bộ máy nhà nước tuyệt đối không thể để một người nào hay một cơ quannào được nắm toàn bộ quyền lực va lân tránh việc phục tùng pháp luật Khang dinhchủ quyền của nhân dân như là nền tang, đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước, J.Locke cho rằng, việc điều hành nhà nước phải dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên
bố và biết rõ về chúng; chủ quyền của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn chủ quyềncủa nhà nước do họ thành lập, và do đó, nếu những người cầm quyền thi hành chínhsách chuyên chế và độc tài với nhân dân mình thì việc nhân dân khởi nghĩa vũ trangbuộc nhà nước phải trở lại con đường của tự do và pháp luật, vì lợi ích chung là hoàntoàn hợp pháp Các quan điểm tiến bộ và nhân đạo của J Locke đã được khang địnhtrong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyềncủa Pháp năm 1789 và các hiến pháp của phần lớn các nước theo chủ nghĩa tự do; sangđến thế kỷ XX tư tưởng đó tiếp tục được thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền củaLiên hợp quốc ngày 10/12/1948 và một loạt các văn bản pháp luật quốc tế khác về cácquyền con người
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong quá trình vận dụng học thuyết nhà nướcpháp quyền vào tô chức thực hiện quyền lực ở nhà nước tư sản, tư tưởng về nhà nướcpháp quyền đã dần dần đóng vai trò như là một học thuyết chính trị - pháp lý quantrong trong thời kỳ cách mạng tư sản ở Tây Âu thé kỷ XVII - XVIIL Tư tưởng nhanước pháp quyền với những giá trị tiễn bộ và nhân văn đã có tác động quan trọngmạnh mẽ đến quá trình đấu tranh vì dân chủ, vì quyền con người, từng là mục tiêu tậphợp lực lượng của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Mỹ và châu Âu thế ky XVIIInhằm lật đồ chế độ phong kiến chuyên chế Có thé thấy, tư tưởng về nhà nước phápquyền - cái tư tưởng dé cao vai trò của pháp luật và ý chí công cộng - chỉ có thé nảysinh được ở mảnh đất - nơi có sự giao lưu, tương tác, nơi mà mối liên hệ phổ biến và
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể, các cộng đồng và các quốc gia khác nhau Bởi
Trang 15lẽ, chỉ trong môi trường như vậy mới xuất hiện cái nhu cầu bàn bạc, thương lượng,thỏa hiệp và giám sát sự thỏa hiệp giữa các bên, tức là nhu cầu về khế ước xã hội.Với mục đích chống lại sự chuyên quyên, độc đoán của nhà nước phong kiến vatạo cơ sở lý luận cho giai cấp tư sản tham gia nắm giữ quyền lực nhà nước, nhiều họcgiả tư sản cho rằng nhà nước ra đời là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kếtgiữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước và pháp luật.Các học giả tiêu biểu của thuyét Khé ước xã hội là S.L Montesqieu va J.J Rousseau.
- S.L Montesqieu (1698 - 1755) là nhà triết học, nhà luật học nổi tiếng ngườiPháp, là tác giả của nhiều tác giả của cuốn sách, trong đó, nỗi tiếng nhất là cuốn “Tinhthân pháp luật° Trong các tác pham của minh, Montesquieu phân chia xã hội Phápthành ba tang lớp: vua chúa, quý tộc và dan thường Ông cũng quan sát thấy có hai loạiquyền lực nhà nước là chuyên chế và hành chính Quyền lực của nhà nước hành chínhđược chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp Các quyền này được phân lập và phụthuộc vào nhau dé ảnh hưởng sao cho không một quyền nào có thé vượt quá hai quyềncòn lại và ba quyền này được giao cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ Đây là quanđiểm cấp tiến vì đã hoàn toàn loại bỏ ba đăng cấp thời bấy giờ là tăng lữ, quý tộc vànhững người dân còn lại được gọi là dang cấp thứ ba, tức là đã loại bỏ tàn tích của chế
độ phong kiến Tương tự, ông cũng thấy có ba dạng nhà nước tồn tại dựa trên ba
Kp”?
“nguyên tắc” xã hội là quân chú (chính quyền được tự do do một người đứng đầu đượcthừa kế tức là vua hay nữ hoàng) dựa trên nguyên tắc danh dự; cô»g hoa (chính quyềnđược tự do do người đứng đầu được bầu ra lãnh đạo) dựa trên nguyên tắc đức hạnh; vàđộc tài (chính quyền bị kiểm soát bởi các nhà độc tài) dựa trên sự sợ hãi Ông cũngcho rằng thé chế chính quyền tốt nhất là quân chủ mà dién hình là nước Anh - nơi cónhà nước tự do ôn hòa, được duy trì bởi cán cân những quyền lực
Montesquieu mở đầu cuốn sách nỗi tiếng “Tinh than pháp luật” bang cách timmối quan hệ giữa quy luật tự nhiên với pháp luật của xã hội Phát kiến lớn của ông làvạch ra bốn quy luật tự nhiên của loài người “Quy luật đầu tiên là Ada bình, theo sau
là quy luật tr mình kiếm sống, tiếp đến là quy luật nam nữ yêu đương và cudi cùng làquy luật con người phải sống thành xã hoi” Nhưng một khi được tô chức thành xã hộithì con người mat cảm giác yếu đuối và cảm giác về bình dang trước đây cũng mat,cạnh tranh và chiến tranh xảy ra khiến con người phải vận dụng /udt quốc tế giữa cáccộng đồng người, rồi /udt chính trị dé xác định quan hệ giữa cơ quan cai trị với người
bị cai trị, và /uậ dan sự dé xác định quan hệ giữa các công dân với nhau Montesqieu
dé cao chính thé dân chủ đưới quyền của một ông vua sáng biết tôn trọng hiến pháp,
Trang 16tôn trọng tự do, bình dang của nhân dân Nếu ông vua cai tri tốt thì “nha nước được cốđịnh, Hiến pháp khó lung lay, nhân cách của những người cầm quyền khá 6n định””.
- J.J Rousseau (1712 - 1778) là nhà tư tưởng vĩ đại của triết học Khai sáng.Các quan điểm của Rousseau về nhà nước và pháp luật cấp tiến hơn nhiêu so vớiMontesqieu, Nếu như Montesqieu bảo vệ tư tưởng quân chủ lập hiến, tư tưởng daidiện nhân dân thì Rousseau còn tiến xa hơn, coi nguyên tắc cơ bản trong học thuyếtcủa minh là tư tưởng chú quyên nhân dân Cac quan điềm chính trị - xã hội của ôngnổi bật ở tư tưởng dân chủ thi dân, thấm nhuần sự quan tâm đến người dân bìnhthường, những người bị chế độ chuyên chế đè nén hơn cả Rousseau không chỉ đơnthuần phê phán các thiết chế phong kiến nào đó, mà bác bỏ hoàn toàn cả hệ thông chế
độ chính trị pháp quyền áp bức nhân dân Các tác phẩm của ông, trpng đó có cuốnsách nổi tiếng “Bàn về khé ước xã hội”, hay những nguyên tắc của quyền chính trị,đêu thắm nhuan sự căm thù chế độ chuyên chế và bè lũ áp bức, tình yêu nhân dân bị ápbức và đòi hỏi thay đôi hoàn cảnh tốt hơn cho họ
Trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, Rousseau cho rằng, một lúc nào đó,các trở lực gây hại cho sự sinh tồn của con nguoi CÓ thé lan at sự kháng cự của các cánhân, lúc đó tình trạng nguyên thủy sẽ không còn, loài người sẽ bị diét vong nếu họkhông thay đổi cách sống Con người không thé tạo ra lực mới mà chỉ có thé kết hợplại và điều khiển những lực sẵn có Phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệmình là họ phải kết hợp lại với nhau dé dùng sức mạnh chung mà bảo vệ các thànhviên “Phải có những công ước và những đạo luật dé gắn liền quyền hạn và nghĩa vụ,đưa công lý trở về với đối tượng của nó Khi toàn dân quy định một điều gì cho toàndân thì họ chỉ xem xét đến toàn thể, nếu hình thành mối quan hệ thì phải là mối quan
hệ giữa toàn thể trên một cách nhìn này với toàn thể trên một cách nhìn khác, cái toànthé không hề bị chia tách ra Như vậy, chất liệu dé xây dung là chất liệu chung, cũng
”Š Ong phân chia luật thànhnhư ý chí xây dựng là ý chí chung Cái đó tôi gọi là luật
luật chính tri (còn gọi là luật cơ bản), luật dan sự, luật hình sự và “Gắn liền với ba loạiluật nói trên, có một loại thứ tư quan trọng hơn cả Luật này không khắc lên đá, lênđồng mà khắc vào lòng công dân, tạo nên hiến pháp chân chính của một quốc gia Luậtnày mỗi ngày lại có thêm sức mạnh mới; khi các thứ luật khác đã già cỗi hoặc tấtngắm thì luật này thắp cho nó lại sáng lên, hoặc bổ sung, thay thế nó, duy trì cả dân tộctrong thể chế, lăng lặng đưa sức mạnh của thói quen thay vào sức mạnh của quyền uy.Luật thứ tư này chính là phong tục, tục quán, nói chung là dir luận nhân dân”
Rousseau đưa ra tư tưởng chủ quyền thuộc vê nhân dân Thực ra tư tưởng chủquyền nhân dân đã có từ trước, song ông đã phát triển tư tưởng này lên một tầm cao
ˆ§.L Montesqieu, Tinh than pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
8 J.J Rousseau, Bàn về khê ước xã hội, Nxb Ly luận chính trị, Hà Nội, 2004, tr 94-96.
? J.J Rousseau, Bàn về khé ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004, tr 119.
Trang 17mới khi khang định rang, chủ quyền nhân dân là một thực thé tập thể, nó không théđược đại diện bỏi cá nhân nào đó, mà là quyền lực được tiễn hành bỏi ý chí chung hay
ý chi của đa số không thé phân chia Chủ quyén không thể chuyền giao cho cá nhân,
nó phải luôn luôn thuộc về nhân dân và không thể bị hạn chế bỏi bất kỳ một đạo luậtnào Ông đưa ra kết luận về sự không thé chấp nhận đại diện nhân dân cản trở nhândân thực hiện các quyền của mình Tư tưởng dân chủ xuyên suốt toàn bộ học thuyếtcủa Rousseau vê chủ quyền nhân dân Quyền lực thuộc vê nhân dân - những ngườitrực tiếp lựa chọn người toàn quyén đại diện cho mình và tham gia vào việc thực hiệnpháp luật.
Không đồng tình với tư tưởng phân quyền của Montesqieu, Rousseau cho rang,quyền hành phải hợp nhất trong tay chủ thể nhân dân; nếu có phân ra các cơ quan nắmgiữ các nhiệm vụ khác nhau thì cũng phải xem cơ quan đó là công cụ của chủ thể nhândân và lệ thuộc vào chủ quyền nhân dân
Trong nhà nước, Rousseau phân biệt quyền lập pháp và quyền hành pháp.Quyền lực thứ nhất là ý chí của tố” chức chính trị, còn quyền lực thư hai là sức mạnhcủa nó Vì quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, cho nên nhân dân có quyềnquyết định hình thức chính phủ Về hình thức cầm quyền, Rousseau cho rằng, hìnhthức cam quyền phụ thuộc vào quy mô lãnh thé Quân chủ hay quý tộc, tùy theo ai sẽnắm quyền hành pháp; song quyền lập pháp phải luôn luôn thuộc vê nhân dân.Rousseau khẳng định, trong điều kiện như vậy, nền quân chủ trở thành cộng hòa Thểchế cộng hòa là hình thức cầm quyền tốt nhất, trong đó các quan chức do nhân dân bầu
ra Nhân dân sai lầm ít hơn rất nhiêu so với nhà vua Việc thành lập chính quyền hànhpháp khác han việc thành lập chính quyền lập pháp Chính quyền lập pháp được thiếtlập do khế ước xã hội; còn chỉnh quyền hành pháp được thành lập bỏi văn bản củaquyền lực lập pháp có chủ quyền - đó là chủ quyền nhân dân
- I Kant (1724 - 1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử
tư tưởng phương Tây trước Mác Triết học Kant là nền tảng và điểm xuất phát của nềntriết học Đức hiện đại; những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ cônglao đó của triết học Kant Một trong những đóng góp nỗi bật của triết học Kant là tưtưởng về đạo đức và pháp quyền
Kant đưa ra nguyên tắc cơ bản của đạo đức là tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối,khuyên mỗi người “hành động tới mức toi da sao cho diéu đó trở thành quy luật phổquát, nghĩa là điều đó được dua vào cơ sở lập pháp phổ biến” Chi có hành động nàocủa con người phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối trên đây mới được coi là có đạo đức
Cụ thể mệnh lệnh tuyệt đối trên đòi hỏi hoạt động con người phải tuân theo các quytắc sau: (i) Mỗi người đều có quyền và cần phải hành động theo điều kiện và ý muốnsao cho ai cũng làm được như thế; (ii) Mỗi người đều có quyền và cần phải cho phép
Trang 18những người khác có được quyền như thế và tạo điều kiện dé họ thực hiện nó; (iii)Mỗi người đều có quyền và cần phải ngăn chặn những người khác hành động trái vớimệnh lệnh tuyệt đối trên trong chừng mực có thé làm được Mệnh lệnh tuyệt đối củaKant hướng mọi người tới hoạt động cộng đồng, đòi hỏi họ sống phù hợp với tự nhiên,tôn trọng mình và mọi người khác, bỏ “thói hà tiện và nhún nhường gia dối” Người cóđạo đức là người sống theo lẽ phải và tồn trong sự thật Thước đo “lập pháp phô biến”
là cơ hội cho xã hội, trong đó bao hàm cả mỗi công dân Mệnh lệnh tuyệt đối trên đâycòn là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với xã hội “Mỗi người cần phải biến phúc lợicao nhất mà thế giới có thể có thành mục đích cuối cùng” Mọi cái đều phải được làm
vì con người, bởi vì sự ton tại của con người là cái cao quý nhất trên thế gian Mệnhlệnh tuyệt đối của Kant là quy luật đạo đức chung đòi hỏi mọi người ở mọi lứa tuổi,tầng lớp xã hội phải thực hiện Tất cả các công dân đều bình đăng trước các quy luật
Ở đây, tự do được coi là tính tất yếu đã được nhận thức; Thi? ba, tự do là cái thuộc lĩnh
Dưới góc nhìn của Kant, lịch sử được hiểu là phương thức ton tại của con ngườinhư là một chủ thé Mét mat, đó là quá trình trong đó bằng hoạt động của minh, conngười ngày càng phát triển những khả năng và bản chất của minh Mat khác, đây làlĩnh vực dé con người thực hiện các mục đích và ly tưởng đạo đức, Vi thế, tiến trìnhlịch sử nhân loại là sự tiếp tục quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên, nó diễn ra theo
xu hướng ngày càng tiên bộ và hoàn thiện Nó sẽ dần dần loại bỏ những gi đi ngược lạiđiều đó Cách mạng tư sản Pháp, theo Kant, là một sự kiện lịch sử điển hình tiêu diệtchế độ chuyên chế đầy bất công và thối nát, mở đường cho xã hội phát triển Bản thân
Trang 19lịch sử là một quá trình thống nhất, phát triển theo một quy luật nội tại và tất yếu của
nó, chứ không phải do Chúa trời hay những lực lượng siêu nhiên nào tạo nên.
Kant đã luận chứng những cơ sở triết học cho học thuyết về nhà nước phápquyền khi ông cho rằng, lý trí thực tế hoặc ý chí tự do của mỗi người chính là nguồngốc của các đạo luật có tính pháp quyền và hợp đạo đức; pháp luật là phương tiện đểbảo đảm các quan hệ văn minh giữa mọi người Nhà nước là sự hợp nhất của nhiềungười biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự pháp luật vàđược xây dựng trên các nguyên tắc chủ quyền, bản thân nhà nước trong toàn bộ hoạtđộng của mình đều phải dựa trên pháp luật; nếu không, nhà nước sẽ bị mất sự tínnhiệm của các công dân - những người đã hợp thành nó Kant đã căn cứ vào sự ton tại(hay không) chế định phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) dé phân loạihai hình thức cầm quyền: nhà nước pháp quyền và nhà nước độc tài Như vậy, chínhông là người đã tiếp tục kế thừa tư tưởng phân quyền thời cổ đại và đã nhìn rõ cơ chế
tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền Thực tiễn đã chi ra rằng, sựphối hợp và cân bang của ba nhánh quyền lực này có kha năng ngăn ngừa được chế độchuyên chế, độc tài và đảm bảo sự phén thịnh cua nhà nước Quan điểm khoa họcnhân đạo của con người là: chủ quyền của nhân dân chỉ có thé được thé hiện trên thực
tế thông qua sự phân công quyền lực như là nguyên tắc nhà nước quan trọng nhất, vìtối cao của chủ quyền nhân dân là điều kiện cơ bản, quan trọng nhất cho tự do và bìnhđăng của tất cả các công dân trong một nhà nước, phải là của nhân dân chứ không phải
là của cá nhân hay tập đoàn riêng biệt nao
- G.V F Hêghen (1770 - 1831) là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triếthọc mácxít; là người - theo nhận xét của Ph.Ăngghen: “không những chỉ là một thiêntài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu củaông tạo thành thời đại” Một trong những đóng góp quan trọng của triết học Héghentrong lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý nhân loại là hệ thống cácquan điểm chính trị - pháp lý của ông, được trình bày một cách hệ thống trong tácphẩm “Triết học pháp quyên” (1821); trong đó, Héghen đã luận chứng cho cấu trúc củanhà nước pháp quyền với đặc trưng là xã hội công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật
có tính pháp quyền nhằm chống lại nhà nước cực quyền với xã hội khép kín, bộ máyquyền lực - chính trị quan liêu và hệ thống pháp luật có tính chất tùy tiện - mệnh lệnh.Heghen xây dựng hệ thống quan điểm triết học của mình về nhà nước và phápluật xuất phát từ luận điểm về sự đồng nhất giữa cái thực tại và sự hợp lí Ông hoàntoàn phủ định nguyên tắc cơ bản của học thuyết pháp quyền tự nhiên, đối lập phápquyền tự nhiên với pháp luật thực định Pháp luật, theo Hêghen, là đời sống hiện thựccủa ý chí tự do được thực hiện trong quá trình phát triển thông qua một loạt nắc thangtheo hướng di lên Nac thang đâu tiên thê hiện ỏ sự chiêm hữu vat của cá nhân va
Trang 20trong mỗi quan hệ với các cá nhân khác liên quan đến số hữu (khế ước) cũng như quancác quan hệ pháp luật Nắc thang này được êghen gọi là pháp luật trừu tượng Nộidung cơ ban của pháp luật trừu tượng là tổng thé các mối quan hệ giữa các cá thé vớitính cách là các chủ sở hữu Pháp luật là mối quan hệ của con người, bỏi lẽ họ là các
“nhân cách trừu tượng” Héghen tuyên bố: “Hay là nhân cach và tôn trọng người khácnhư các nhân cách” Quan điểm này thé hiện một ý nghĩa phản phong sâu sắc trướctình trạng nhân cách con người bị chà đạp trong chế độ nông nô chuyên chế Hêghencũng chỉ rõ cốt lõi của pháp luật trừu tượng là sở hữu Sở hữu ở đây chỉ có giá trị khi
nó là tư hữu Sở hữu được Hêghen coi chỉ là quan hệ của con người đối với đồ vật, nảysinh từ sự cần thiết của mỗi cá nhân đối với việc xác định tự do của mình với thế giới bênngoài Nhờ có sở hữu, con người trở thành nhân cách “chỉ có trong sở hữu cá nhân mớitrỏ thành lí tính” Theo Héghen, tự do tư hữu là thành quả vi đại nhất của thời đại mới.Trong phan trình bày triết học pháp quyên liên quan đến xã hội dân sự, Héghenkhẳng định nhà nước không phải là một cái gì khác ngoài là một sản phẩm của kinh tế.Ông đã chỉ ra những mâu thuẫn của xã hội tư sản, nhưng không đưa ra được một sựđánh giá đúng đắn mà còn cho răng sự tồn tại của những mâu thuẫn đó là hoàn toànhợp lí, sự bất bình đăng về tài sản là hoàn toàn tự nhiên và đưa đến sự phân tầng xãhội, hậu quả của những đặc điểm về thé lực và tinh thần khác nhau, thé hiện ở sự phân
tầng về lợi ích và phân chia lao động khác nhau của xã hội dân sự!?,
Nếu như gia đình là hạ tầng thứ nhất thì các đăng cấp xã hội là hạ tầng thứ haicủa nhà nước và vì pháp luật được ban hành là nhằm tới cái phúc lợi chung, cái phổbiến trong hệ thống phúc lợi chung có phúc lợi riêng (tức là cái của tôi) là cái cũng rấtquan trọng và rất cần được bảo vệ; việc bảo vệ cái quyền của xã hội dân sự là do cảnhsát thực hiện và cùng với cảnh sát là các tập đoàn thực hiện Cảnh sát thực hiện nhiệm
vụ duy trì trật tự bên ngoài còn các tập đoàn - những liên minh xã hội, chăm lo hoạt
động và khả năng lao động Các tập đoàn bảo đảm sự an toàn cho mỗi thành viên của
xã hội dân sự quan tâm đến anh ta, tạo ra giá tri trong xã hội niềm vinh dự đăng cấp.Nhà nước đưa lại sự thống nhất bậc cao của tất cả các bộ phận nói trên nhưngnhà nước không phải là kết quả, mà là cơ sở của gia đình cũng như của xã hội dân sự.Nhà nước có trước các thành tố đó và là cơ sở của chúng tương tự như cái toàn thể làcái có trước các bộ phận của nó Hêghen kịch liệt chống lại thuyết pháp quyền tự nhiên
về nhà nước Ông cho rằng, nhà nước hoàn toàn không phải là một thiết chế bảo hiểm
và được dựng lên hoàn toàn không phải để cung cấp một sự bảo vệ cái quyền tự do cánhân và sở hữu Nhà nước không phải là phương tiện phục vụ lợi ích của các cá nhânriêng lẻ Nhà nước không phải là phương tiện Theo Hêghen hiểu như thế là hạ thấp ý
!9 G.V F Hegel, Triết học pháp quyên, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr 555-558.
Trang 21nghĩa hiện thực của nhà nước Nhà nước không phục vụ mà thống trị Nhà nước khôngphải là phương tiện mà là mục đích tự thân, mục đích cao nhất trong tất cả các mụcđích Nhà nước tôn tại là cuộc diễu hành của thượng dé ở thế gian
Đối với nhà nước Đức đương thời, Hêghen tỏ rõ sự đồng tình với chế độ quânchủ; cho rằng chế độ nhà nước đó cần phải được duy trì, vì không phải là điều quantrọng khi quốc vương ngự trị trong chế độ đó là một vị vua có sáng suốt hay không, vìsức mạnh của nhà nước đó nằm ở tính hợp lí của nó
Tác phẩm “Triết học pháp quyền” được xem là tuyên bố rõ ràng nhất, “nhấtquán nhất, phong phú nhất và hoàn chỉnh nhất” của Hêghen về triết học pháp quyền,triết học xã hội và triết học chính trị Như chính tác giả khẳng định: “Sự thôi thúc trựctiếp khiến tôi xuất bản công trình này là mong muốn cung cấp cho thính giả sự dẫn dắtđến các bài giảng về triết học pháp quyền mà tôi có trách nhiệm trình bày Cuốn sách
là sự phát triển rộng hơn và có hệ thống hơn về các khái niệm căn bản của phần triếthọc này, các khái niệm đã được đề cập đến trong Bách khoa thư các khoa học triết học,cũng do tôi xuất bản và cũng có công dụng như là giáo trình về các bài giảng của tôi””".Học thuyết của Hêghen về nhà nước và pháp luật có nhiều điểm hạn chế, bảothủ, thậm chí phản động nhìn từ góc độ khoa học pháp lý hiện đại Tuy nhiên, khi nóiđến các luận điểm bảo thủ, phản động trong học thuyết của Hêghen về nhà nước vàpháp luật thì đồng thời không được quên rang, cũng như cả nền triết học cô điển Đức,
hệ thống triết học Hêghen, trong đó có triết học pháp quyền, đóng vai trò là một cốnghiến lớn lao, có giá trị vào di sản văn hoá của nhân loại
Như vậy, theo quan niệm của các nhà tư tưởng qua các thời đại thì nhà nướcpháp quyền là nhà nước lệ thuộc vào pháp luật và tuân theo pháp luật; nhà nước phápquyền là sự đối lập với nhà nước cực quyền Pháp luật trong nhà nước pháp quyền làpháp luật vì con người, phục vụ con người Nhà nước pháp quyền là nhà nước màquyền lực nhà nước được tô chức thực hiện trên cơ sở có sự phân quyền rành mạchgiữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyền lực nhà nước được hạn chế bởi
cơ chế phân quyền
3 Ý nghĩa của việc tìm hiểu tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sửtriết học trước Mác đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện nay
Trong công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việcxác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được xây dựng, tô chức
và vận hành theo thể chế nhà nước pháp quyền đã được Đảng và Nhà nước ta đề cậpđến từ Hội nghị đại biéu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994), trong đó,
!hG.V F Hegel, Triét học pháp quyên, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr 39.
Trang 22Dang ta đã sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, đã khang định
sự cần thiết xây dựng Nhà nước pháp quyền như là điều kiện không thể thiếu dé pháttriển nền dân chủ thực sự vì nhân dân
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Bồ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khang định: “Nhà nước ta là Nhà „ước phápquyên xã hội chủ nghĩa của nhân dan, do nhân dan, vì nhân dân Tat cả quyền lực Nhanước thuộc về nhân dân mà nên tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực Nhànước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”'” Văn kiện Đại hội XIII củaĐảng đã đề ra một trong những yêu cầu, nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: “Nghiên cứu, ban hành Chiến lượcxây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm
2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư
Thứ nhất sự khảo cứu lịch sử triết học trước Mác cho thấy, ngay từ thời ký HyLạp Cô đại, mặc dù trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, triết học nói riêng cònchưa xuất hiện khái niệm nhà nước pháp quyền, song những tư tưởng của các nhà triếthọc như Xôlông, Xôcrát, Platôn, Arixtốt, Xixêrôn đã thể hiện một cách sâu sắc mộttrong những nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền là tinh đối cao của pháp luật vàquyển lực công cộng, Dén thời kỳ triết học Khai sáng, các học giả nghiên cứu về nhànước pháp quyền đã chỉ ra rang, tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của S.L Montesqieu
và tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của J.J Rousseau là bộ đôi khai sáng về quanđiểm pháp quyền, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân và nhà nước phápquyền, đề cao chủ quyền nhân dân trong xây dựng nhà nước Nhu vậy, có thé khang
!? Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011, tr 85-86.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự that,
Hà Nội, 2021, tap I, tr 177.
Trang 23định rang, nhìn từ phương diện lịch sử, tr ưởng về nhà nước pháp quyên đã xuất hiện
từ lâu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thể hiện tập trung trong lịch sử triết học.Thứ hai, sự khảo cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết họccho phép khang định rang, Nhà „ước pháp quyên không phải là sản phẩm riêng có của
xã hội tu sản, mà là một nhu cầu tất yếu, khách quan và phổ biến của bat kỳ một xã hộinào khi đã phát triển đến trình độ lay sự phụ thuộc lẫn nhau làm phương thức tồn tại.Thứ ba, mỗi nhà nước lại có cách thức xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền
khác nhau phu thuộc vào các điều kiện đặc thù về lịch sử, văn hóa, truyền thong, kinh
tế hay chính trị của nó Do đó, nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm của riêng
xã hội tư bản chủ nghĩa, mà nó hoàn toàn có thé được xây dựng trong xã hội xã hộichủ nghĩa.
Thứ tw, về nguyên lý, nhà nước pháp quyền gồm có nha „ước pháp quyên tưbản chủ nghĩa và nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Hai nhà nước này khác nhau
ở mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và điều đó được quy định bởi cơ sở kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hoá và truyền thong dân chủ của mỗi chế độ nha nước Thực tiễn xây dựngnhà nước pháp quyền ở các nước khác nhau trên thế giới cho thấy sự kết hợp chặt chẽgiữa tính phổ biến và tính đặc thù của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn các hình thức nhà nước khác nhau là do, trong khivẫn theo đuôi những /iêu chí phổ biến của nhà nước pháp quyền, mỗi quốc gia lại phảixuất phát từ tinh đặc thù về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nướcmình Cũng như vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,bên canh sự kế thừa, tiếp thu những giá trị phố biến của nhà nước pháp quyền trên thếgiới, chúng ta đồng thời phải tính đến những nét đặc thù về điều kiện của tiến trình này
ở Việt Nam.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc Đảng, Nhà nước ta tập trung đây mạnhxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướngđến năm 2045 là hoàn toàn có cơ sở lý luận, thực tiễn và phù hợp với xư thế phát triểntất yêu của Việt Nam./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế của quyên tực, Nxb Đại học quốc gia, HàNội, 2005.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 201 1
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII,tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021
Trang 244 G.V F Hegel, 7riế học pháp quyên, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, HaNội, 2020.
5 Một trăm cuốn sách ảnh hưởng khắp thé giới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2002
6 S.L Montesqieu, Tinh than pháp luật, Nxb Giáo duc, Ha Nội
7 J.J Rousseau, Bàn về khé ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004
8 Đào Trí Úc, Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.
9 Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Tir điển xã hội học, Nxb Thé giới, Hà Nội, 1994
Trang 25TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE PHÁP QUYEN VÀ CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP
GS.TS Nguyễn Dang Dung”Tóm tắt: Những năm gân đây trong lĩnh vực lý luận về nhà nước và pháp luậtxuất hiện 2 thuật ngữ: Nhà nước pháp quyển (The Rule of Law) và chủ nghĩa hiénpháp (Costitutionalism) Mặc dù có những đặc điểm đòi hỏi rất giống nhau, nhưng lạikhác nhau về phạm vi và cách tiếp cận Nếu như Nhà nước pháp quyên được biếnthành phổ biến, thì Chủ nghĩa hiến pháp rất ít được nhắc tới Rất lạ thường thay 2thuật ngữ này đã được nhắc đến cùng một trong tám yêu cau ca dé hun đúc tinh thancách mạng cho người Việt Nam của Hỗ Chí Minh cách đây đúng hơn 100 năm trước.Xây dung và hoàn thiện pháp quyền, bên cạnh việc học hỏi các kinh nghiệm củaphương Tây, can thiết phải ôn lại những tư tưởng của Hồ Chi Minh về pháp quyền vàchủ nghĩa hiến pháp
Từ khóa: Nhà nước pháp quyên; pháp quyên; chủ nghĩa hiến pháp; Hồ Chi Minh.Nghiên cứu về tu tưởng Hồ Chí Minh phải gắn chặt chẽ với sự phân kỳ hoạtđộng cách mạng của Người Căn cứ và các hình thức hoạt động Cách mạng của Người
có thể phân chia thành 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 từ 1911 — đến 1959, từ khi ra
đi cứu nước đến khi thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tư tưởng của HồChí Minh trong giai đoạn đầu tiên này thuần khiết tư tưởng của dân chủ tư sản Pháp:
Tự do, bình đăng, pháp quyền và tinh thần pháp luật
Giai đoạn thứ 2 — Tư tưởng của Hồ Chí Minh từ 1959 — đến 1969 Hồ Chí Minhvừa là nhà tư tưởng của người đứng đầu Chính phủ có trách nhiệm xây dựng và thựcthi Hiến pháp và pháp luật Tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng trong khuôn khổ lý thuyếtcủa chủ nghĩa xã hội Trong khuôn khổ của lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội vớinền kinh tế tập trung kế hoạch hóa theo mô hình của Liên xô cũ và của hệ thống xã hộichủ nghĩa Đông Âu
Giống như người Thay vĩ đại là K Marx của mình, tư tưởng chính trị của HồChí Minh thời trẻ, giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Hiến phápnăm 1946 rất có giá trị Những tư tưởng được chứa đựng trong những yêu sách củangười với Chính phủ thuộc địa Pháp quốc, sau đó được chứa đựng trọng nội dung củaHiến pháp năm 1946 và những Sắc luật mà Hồ Chí Minh ký sau ngày thành lập Chínhphủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhũng tư tưởng này phan lớn là nội dung tư tưởngdân chủ tư sản Suy đến cùng nội dung này chứa đựng tư tưởng về nhà nước phápquyền và chủ nghĩa Hiến pháp mà chúng ta hiện nay đang xây dựng
“ Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội
Trang 261 Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền
Trong các ngôn ngữ của phường Tây người ta dùng chữ Nhà nước pháp quyền
mà chúng ta thường nói hiện nay rất khác nhau Người Anh và người Mỹ với hệ thốngpháp luật Anh Mỹ (Common Law), chúng ta không thấy có chữ Nhà nước ở trong đóvới thuật ngữ của họ là The Rule of Law Người Châu Âu với các đại diện của hệthống pháp luật văn bản (Civile Law) có thêm bóng giáng của chữ “nhà nước”:
“Rechtstaat” khởi nguồn từ những nhà hiến pháp hoc và những nhà triết học phápquyền của Đức va Áo vào thế kỷ XIX” ; “Etat de droit” trong tiếng Pháp Mặc dùkhông nằm trong hệ thống pháp luật của Civile law, người Nga và hệ thóng pháp luậtcua họ cũng dùng “state based on the principle of the supremacy of the laws” mớiđược dé cập ở các nước hậu Xô-Viết, dé phân biệt với mô hình cũ là “socialist law-based state”.
Pháp quyền là một lý thuyết của phương Tây Pháp quyền thực chất là một môthức tổ chức xã hội mà trong đó nhà nước cũng như mọi chủ thé khác trong xã hội phảichịu sự cương tỏa quyền lực của pháp luật
Vẫn đề đặt ra ở đây là tại sao pháp luật lại có công năng kiểm soát nhà nước và
xã hội? Câu trả lời chính là ở chữ “thần linh' trong câu ca của Hồ Chí Minh “Thầnlinh làm cho pháp luật có quyền lực ràng buộc mọi chủ thể trong xã hội Dẫn lại Yêucầu ca của Hồ Chí Minh, Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng “pháp quyền” về bản chấtgan liền với “thần linh.” Nhưng “ thần linh” ở đây nghĩa là gi? Dẫn chiếu đến Tuyénngôn độc lập, ông Dũng quan niệm “thần linh” ở đây chính là “ pháp luật của tạo hoá”(còn được gọi là pháp luật tự nhiên) Pháp quyền gắn với pháp luật của tạo hoá lànguyên nhân sâu xa dẫn đến cái gọi là “ thần linh pháp quyền” !
Pháp luật nhân định có quyền lực ràng buộc nhà nước và xã hội vì nó hấp thụsức mạnh từ luật tự nhiên Chỉ khi nào pháp luật của con người gần với luật tự nhiênthì mới là một thứ pháp luật cần thiết cho pháp quyền và mới có công năng kiểm soát
xã hội Trong tư duy pháp lý của phương Tây, luật tự nhiên được hiểu là hệ thốngquyền lợi và chính nghĩa chung của loài người Một nhà luật học đương đại người Anhnói: “Luật tu nhiên sinh ra đông thời với loài người va do thượng dé chỉ phối có hiệulực cao hơn bắt cứ loại luật nào Bat kề loại luật nào nếu đối trọi với luật tự nhiên déu
vô hiệu; và các loại pháp luật được coi là có hiệu lực trong pháp luật loài người cũngdéu trực tiếp hoặc gián tiếp hấp thu sức mạnh và quyền uy trong loại luật nguyên thuỷ
x 29 Š
này”.
7 Có người dịch thuật ngữ này là “pháp trị”.
' Nguyễn Sĩ Dũng: Thần linh pháp quyên, in trong “Một góc nhìn của trí thức”, tập 4, Nxb Trẻ va Tạp chí Tia
Sáng, 2004, tr 368-371.
? Dẫn lại từ: Du Vinh Căn, Tổng quan pháp luật Nho gia, Bản dịch của Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội,
2002, tr 61.
Trang 27Luật tự nhiên là mô thức tự nhiên của xã hội loài người, nguyên hình trật tự tự nhiên của xã hội mà ước vong của loài người hướng tới.
Điều đáng bàn thêm là Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu nhà nước phảitheo chế độ pháp quyền Người yêu cầu pháp quyền đối với “tram điểu”- tức là mọithứ, toàn xã hội Thực ra, Người yêu cầu về một nền pháp quyền đối với toàn xã hội.Pháp quyền không đơn thuần chỉ là mô thức tổ chức nhà nước mà còn là mô thức tổchức xã hội Tinh thần pháp quyền có thể được ứng dụng đối với cả đối với đời sốngcông quyền lẫn trong xã hội công dân (tư quyền) Pháp quyền trong xã hội công dân cóthé hiểu là quyền lực của pháp luật trong xã hội công dân Đối với pháp quyền củacông quyền thì công quyền là đối tượng chịu sự kiểm soát của pháp luật, còn đối vớipháp quyền của xã hội công dân thì công dân là chủ thé sử dụng quyền lực của phápluật dé bảo vệ các quyền, và tự do các nhân của mình Hồ Chí Minh yêu cầu về “phápquyền” chứ không phải chỉ đơn giản là “nhà nước pháp quyền” Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã rất chính xác khi dùng chữ “pháp quyền”
Cái mà chúng ta cần hướng tới là một nền pháp quyền chung cho toàn xã hộihay chỉ là chỉ một “nhà nước pháp quyền”.” Hiện nay, theo nhận thức của đa số nhiềungười trong xã hội chúng ta, nhà nước pháp quyền chỉ là nhà nước quản lý xã hội đơngiản bằng pháp luật So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, các hiểunày là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt Tuy nhiên, pháp quyền
là một cái gì đó khác hơn Tư duy “quản lý xã hội bằng pháp luật” là tư duy pháp chếhơn là tư duy pháp quyền Có lẽ vì thế người ta mới coi một trong những đặc trưng của
mô hình tổng thé nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “quản ly xã hộibằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.` Có nghĩa là chúng ta đã laynội dụng của pháp chế để định nghĩa pháp quyền Đây đơn thuần chỉ là pháp trị -TheRule by Law, mà không phải là The Rule of Law Luật của pháp quyền phải là luật théhiện nguyên tắc công bằng, thể hiện quyền con người, Nếu chỉ là pháp luật đơn thuần,thì chỉ là pháp trị, cho dù có được thì hành nghiêm chỉnh đi chăng nữa thì cũng là pháptrị của Hàn Phi Tử thời Trung quốc cô đại với việc áp dụng của Tần Thủy Hoàng vớikết cục thảm hại của công cuộc đốt sách chôn nho mà thôi
Thực ra pháp quyền và pháp chế là những triết lý pháp luật có nội dung khácnhau, mặc dù đều đề cao vai trò của pháp luật Trong khi pháp chế coi pháp luật làcông cụ quản lý của nhà nước thì pháp luật trong pháp quyền lại coi pháp luật, là công
cụ của công dân dé kiểm soát công quyền Pháp chế coi pháp luật khởi nguồn từ nha
Š Hoàng Văn Hảo, Vấn dé dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thé nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2003, tr 17-18.
Trang 28nước nên chỉ chấp nhận luật thành văn trong khi pháp quyền coi pháp luật khởi nguồn
từ luật tự nhiên nên ngoài luật thành văn, án lệ, tập quán, công lý, lương tâm cũng lànguồn của pháp luật Do đó trong khi pháp chế buộc người dân phải tuân theo phápluật của nhà nước thì pháp quyền cho phép người dân có thể viện dẫn đến lẽ phải, lý trí
dé bảo vệ mình trước những đạo luật bat hop ly của nha nước.
Kế thừa tư tưởng của Hồ Chi Minh, chúng ta cần thực thi một nền pháp quyềnchứ không chỉ là pháp chế xã hội chủ nghĩa, mà thời kỳ trước đây của nền kinh tế tậptrung Tinh thần pháp quyền có thé được ứng dụng đối với cả công quyền lẫn trong xãhội công dân Pháp quyên trong xã hội công dân có thé hiểu là quyền lực của pháp luậttrong xã hội công dân Đối với pháp quyền thì công quyền thì công quyền là đối tượngchịu sự kiểm soát của pháp luật, còn đối với pháp quyền của xã hội công dân thì côngdân là chủ thé sử dụng quyền lực của pháp luật dé bảo vệ các quyền và tự do của mình.Như đã nói, pháp quyền có nghĩa là pháp luật giữ vai trò thống trị trong xã hội
và nguồn gốc quyền lực này của pháp luật chính là luật tự nhiên Luật tự nhiên ở đâychính là đạo lý, chính nghĩa, các quyền và lợi ích chính đánh của con người được HỗChí Minh đánh giá là cao quý và thiêng liêng nên người gọi là “thần linh.” Nói cáchkhác, pháp luật chỉ có quyền lực đối với xã hội khi nào phản ánh các quyền tự nhiênchính đáng của con người.
Triết lý về “than linh pháp quyền” của Hồ Chi Minh có thé được coi là triết lýlập pháp của Việt Nam hiện nay Muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền,chúng ta phải làm cho pháp luật phản ánh được những cái cao quý của con người: cácquyền và lợi ích chính đánh của con người
Bay xin Hiến pháp ban hành trăm điều phải có than linh pháp quyên Chínhđây là chỗ Hồ Chí Minh gắn pháp quyền với hiến pháp Hiến pháp với tư cách là đạoluật cơ bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, thé hiện mối quan hệ giữa pháp quyền và chủnghĩa Hiến pháp
Khi chúng ta đặt các yêu cầu trên và cùng với bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2tháng 9 năm 1945, thì thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh phán chiếu đầy đủ tưởng phápquyền và chủ nghĩa hiến pháp, mà ngày nay ngay cả trong giới lý thuyết chúng ta đangthiếu hụt hoặc chí ít là chưa thống nhất được nội hàm và mối quan giữa chúng
Ở Việt Nam, thuật ngữ “pháp quyền” thường được đồng nhất với “nhà nướcpháp quyền” vốn là bản dịch từ tiếng Đức (rechtsstat), tiếng Pháp (état de droit) haytiếng Nga (pravovoegosudarstvo) Xét về truyền thông văn hóa của thuật ngữ “phápquyền” được hình thành ở nước Anh bat đầu từ thé ky XII thì pháp quyền (rule of law)được hiểu là tinh thần “/hợng tôn pháp luật” Trong xã hội của phương Tây nơi xuấtphát ra pháp quyén- The Rule of Law, nhà nước chi là một chủ thé trong đó mặc dù là
Trang 29rất quan trọng nhưng cũng cần phải tuân thủ pháp luật, mà còn cả một xã hội cần phảituân thủ pháp luật Vì vậy ở đây nói đến pháp quyền (Rule of Law) không có thuật ngữ
“nhà nước” kèm theo, tức là không chỉ giản đơn nói đến nhà nước tuân thủ pháp luật,
mà còn cả các chủ thé khác ngoài nhà nước, xã hội dân sự/xã hội công dân phải tuânthủ pháp luật Xã hội đó hoàn toàn khác về chất so với xã hội trước đó của họ là xã hộithần dân, với xã hội nhân trị/đức trị của các nước châu Á — phương Đông, hoạt động
cơ bản của xã hội này không theo pháp luật, mà theo đạo đức, luân lý- một khuân mẫu
không rõ ràng chính xác, dé thay đổi theo ý chí của những thé lực cam quyền
Pháp quyền (Rule of Law) được Aristotle đề cập lần đầu trong tác pham kinhđiển Chính tri (Politics) khi ông đặt ra câu hỏi luật hoàn chỉnh nhất hay cá nhân xuấtsắc nhất cai trị thì sẽ tốt hơn” Câu hỏi còn xem xét tính chất của luật và đặc tính củachính quyền ban hành và thực thi luật Điều này có điểm tương đồng với học giả saunày người Pháp Jacques Chevallier khi nhận định “luật pháp không chỉ là công cụ hoạtđộng của nhà nước mà còn là phương tiện giới han sức mạnh của chính quyền”.Aristotle cũng đặt van đề về epieikeia (thường được dich sang tiếng Anh là equity — lẽcông bằng) — một trong những ý niệm sơ khởi có ảnh hưởng lớn đến việc hình thànhnhận thức về pháp quyền sau này Từ Plato đến Aristotle và sau đó là Thomas Aquinas
đã tạo ra trường phái pháp quyền truyền thống cho rằng quyền công dân là gốc củamọi quyền khác Quyền tự nhiên chỉ là quyền phái sinh của quyền công dân vì chỉ khi
là công dân, con người mới được hưởng các quyền đó Những quyền đó không tôn tạitrong trạng thái dã man, nơi con người không được bảo vệ và vì vậy các quyền đókhông tồn tại
Sang đến thời cận đại, John Locke trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chínhquyên khi nhân mạnh “cho dù là ai, khi có quyền lập pháp hay quyền lực tối cao củamột công quốc, cũng luôn bị ràng buộc vào việc phải cai quản bằng các luật đã đượcthiết lập một cách ổn định, đã ban hành chính thức và được nhân dân biết đến”? Ôngcho rằng các quyền tự nhiên là nguồn gốc của mọi quyền Con người tham gia vàocộng đồng để bảo vệ các quyền đó Sau đó Hugo Grotius đã hợp lý hóa pháp quyềncăn cứ vào các nguyên tắc của lý trí, khế ước và trở thành người sáng lập ra thuyếtpháp quyền tự nhiên hiện đại'°
Montesquieu đặt nền móng cho tư duy phân chia quyền lực — đặc biệt nhánh tưpháp phải độc lập với nhành hành pháp và lập phap'' Những người làm ra luật khôngthể tự mình thực thi pháp luật bởi như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, xấu
° Aristotle, Politics, 2d ed, translated by Carnes Lord, University of Chicago Press, 2013.
Ỷ Jacques Chevallier, Ù 'as/a đe droit, 5th ed, Montchrestien, 2010, at 18.
8 John Inglis, ed, Thomas Aquinas, Routledge, 2016.
? John Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyễn, translated by Tuấn Huy Lê, Nxb Tri thức, 2019, tr 178.
'° Adam B Selligman, The Idea of Civil Society, Princeton University Press, 1995, tr 17.
a Montesquieu, De /’esprit des lois, Gallimard, 1995.
Trang 30nhất có thé như là bạo chúa (tyranny) Tư tưởng về tư pháp độc lập của Montesquieuđặc biệt đúng đắn nếu đặt vào bối cảnh của nước My Trên thực tế, nhánh lập pháp vàhành pháp có những tác động qua lại khi có sự xuất hiện của đảng phái Tổng thống cóthể có những lợi thế nhất định khi đảng chiếm đa số ở Nghị viện là đảng của mình vàpháp quyền vẫn được duy trì nhờ vào tính độc lập của nhánh tư pháp.
Tát cả những điều trên đều hòa quyện trong nhau và cùng thể hiện những yêucầu của nhà nước pháp quyên va của chủ nghĩa hiến pháp Cả hai học thuyết nói trênkhông có một chủ thé nao là tác giả chính yếu của nhà nước pháp quyền, cũng như củachủ nghĩa hiến pháp, chúng đều bắt nguồn từ thời cô Hy Lạp của Plato, của Aristotle,rồi qua thời kỳ Trung cổ của Augustine, rồi đến cả thời cận hiện đại của Locke, củaMontesquieu , mà trong tâm là sự tuân thủ hiến pháp và pháp luật bảo vệ quyền chínhđáng của người dân Bên cạnh có những yêu cầu chung giữa hai học thuyết vẫn có đặcđiểm riêng Nếu chủ nghĩa hiến pháp chỉ tập trung vào yêu cầu tập trung vào các cơquan nhà nước trung ương, thì pháp quyền lại tập trung vào yêu cầu của toàn xã hội,nhất là từ phía xã hội công dân
Trong khi đó hiện nay chúng ta dùng chữ “The Rule of Law” ra thành Nhànước pháp quyền với chữ “Nhà nước” viết hoa Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, nếukhông triết tự kỹ lưỡng rat dé lầm tưởng Nhà nước pháp quyền là một thứ đòi hỏi phảităng cường, hoàn thiện nhà nước bằng công cụ pháp luật Hay nói một cách đơn giảnnhư là biện pháp bằng pháp luật dé tăng cường hoàn thiện nhà nước
Trong khi đó ngay từ đầu Hồ Chí Minh không có sự nhầm lẫn như vậy Trong 8yêu cầu ca của Người không dùng như chúng ta “Nhà nước pháp quyền”, mà chỉ dùngthuật ngữ “pháp quyền” không có chữ “nhà nước” kèm theo Hồ Chí Minh dùng đúnghơn chúng ta hiện nay.
Dù có hay không có chữ “nhà nước” thì các yếu số của pháp quyên hay nhànước pháp quyên đều phải gôm: i Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, du
là tổng thống hay công dân, được đứng trên luật pháp Các chính phủ thực thi quyềnlực bằng luật pháp va bản thân họ cũng phải chịu những hạn chế của luật pháp; ii Luậtpháp phải thể hiện ý chí của nhân dân, chứ không phải ý muốn của các vị hoàng dé,những nhà độc tài, các tướng lĩnh, chức sắc tôn giáo hay các đảng phái chính trị tựphong; 777 Hệ thống toà án độc lập, vững mạnh có sức mạnh, quyền lực, các nguồn lực
và uy tín, để buộc các quan chức chính phủ, kế cả những nhà lãnh đạo cao nhất phảichịu trách nhiệm trước các quy định và luật pháp của quốc gia; iv.Luat pháp có nhiềunguồn: hiến pháp thành văn, các bộ luật và quy định; các giáo huấn tôn giáo và sắc tộc;
z ^ ^ as or h 3 A 7 xX ` 2 ^ a 12
các thông lệ, nhưng phải có mục đích bảo vệ các quyên và sự tự do của công dân.
" Principles of The Rule of Law, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chương trình thông tin Quốc tế, 2004
Trang 31Mặc dù có sự khác nhau nhất định như về những yếu tô biểu hiện, nhưng cảpháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp đều có chung mục đích là vì con người, cũng là sựgiới hạn quyền lực nhà nước và cùng phải dựa trên hiến pháp Pháp quyền trong thời
kỳ hiện đại được thé hiện rõ nét các quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa hiến pháp.Chính quyền được chia ra thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp Mỗi nhánhquyền lực đều có cơ quan thực hiện tương ứng là Quốc hội, Chính phủ và Toà án, đểthực hiện chức năng của mình và đặc biệt là sự kiềm chế đối trọng lẫn nhau Ví dụ nhưquy định của Hiến pháp 1946 có quy định: Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội/Nghi viện xem xét lai dự thảo luật đã được thông qua (Điều 31) Phân quyền là mộtnội hàm cốt yêu của Hiến pháp Ở đâu không có phân quyền thì ở đó không có Hiếnpháp Thành tựu lớn nhất của học thuyết phân quyền dé thúc day pháp quyền là tưpháp độc lập Học thuyết phân quyền trong nhiều trường hợp hoặc có thể nói một cáchchính xác là ở đa phan thời gian, chỉ có hai quyền tồn tại chứ không phải ba quyền ”
Đó là lập pháp — hành pháp và tư pháp Lập pháp và hành pháp luôn đòi hỏi có sựthống nhất với nhau Cho dù nhà nước có được tổ chức theo kiêu này hay kiểu kia thì
tư pháp bao giờ cũng phải độc lập Tư pháp chỉ được độc lập khi quyền nhà nướckhông được tập trung, tức phải được phân ra Mục đích của sự độc lập này mới đảmbảo chức năng xét xử vô tu và công bang của Toà án — lâu đài bảo vệ tự do và quyềncon người, chính là mục đích của nhà nước pháp quyền
Cái hay nữa thê hiện pháp quyền của Hồ Chí Minh còn nằm ở Hiến pháp năm
1946 còn nằm chỗ các quy định về quyền con người, quyền công dân mặc dù rất ítđiều khoản — chỉ có 10 điều, nhưng có nội hàm và hình thức của chúng gần tươngđương với quyền hiện nay của nhân quyền quốc tế, như các quyền sống, quyền được
tự do, quyền tư hữu Sau nhiều lần sửa đổi đến nay quyền của người dân vẫn cònchưa đầy đủ bằng
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa hiến pháp
Trong câu đầu của câu ca: Bay xin Hiển pháp ban hành trăm điều phải có thanlinh pháp quyên, Hồ Chi Minh còn gieo chữ “Hiến pháp” như là đạo luật cơ bản khởinguyên cho cho câu “Tram điều phải có thần linh pháp quyền” Thật là hài hòa và thật
là lô gic ở đây Hồ Chí Minh đã nói đến một thứ quan điểm học thuyết, mà chưa từng
có trong học thuật lý luận của Việt Nam Đó là chủ nghĩa hiến pháp
Chủ nghĩa hiến pháp trong tiếng Anh là Constitutionalism, có người dịch là chủnghĩa hợp hiến, có người dịch là “chủ nghĩa hợp hiến”, có người dịch là “chủ nghiệplập hiến” Theo tác giả bài viết nên dịch là “chủ nghĩa hiến pháp” thì sự chuyền tải baoquát và đầy đủ hơn Các thuật ngữ hiến pháp trị, hay chủ nghĩa hiến pháp hầu như
3 Nguyễn Đăng Dung, “Học thuyết tam quyền hay là "nhị quyền" phân lập”, Tap chi Luật học, số 10/2009, tr.
18- 22.
Trang 32cũng có một nội hàm gần tương tự Nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa” đang là mộttrong những vấn đề rất lớn trong lý luận của khoa học pháp lý hiện nay ở Việt Nam.
Từ điển tiếng Việt có định nghĩa: Chu nghĩa là hệ thong các quan niệm, đạo đức, văn
học, nghệ thuật, được coi là lý luận cơ bản hướng dẫn mọi mặt hoạt động ''.
Từ điển chính quyên và chính trị Hoa Kỳ của Jay M Shafritz ghi nhận:
Chủ nghĩa hiến pháp là sự phát triển của những tư tưởng hợp hiến qua nhiễuthời đại Trong khi lý luận cô điển về hiến pháp thường phải quay về với những tưtưởng của Aristotle, thì của lý luận hiến pháp hiện dai lại xuất phát từ những tư tưởngkhé ước xã hội thé kỷ XVII Những biểu hiện đặc trưng của Hién pháp là khái niệm vềmột chỉnh phủ hữu han mà thẩm quyên toi hậu của nó luôn luôn phải tuân thi sự dong
ý của người bị cai tri 's
Các yếu tố của Chủ nghĩa Hiến pháp — Chính quyền bị giới han quyền lực gồm:
i Chính quyền phù hợp với Hiến pháp; ii Phân quyên; iii Chủ quyền thuộc về nhândân, iv Tư pháp độc lập và có tòa án Hiến pháp; v Luật dân quyén/quyén con người;
vi Kiểm soát cảnh sát; vii Quân đội nam dưới điều khiển của dân su; viii Không mộtthé lực nào có quyền đình chỉ hoạt động một phan hoặc toàn thé hiến pháp '
Chủ nghĩa Hiến pháp phải có hiến pháp Hién pháp thủa mới ra đời cũng nhưcác đạo luật khác, là một đạo luật của nhà vua ban hành nhưng với tác dụng hạn chếquyền lực của nhà vua, và dan dần chuyền sang khang định quyền của tat cả người dântrong thời đại của dan chủ Lẽ đương nhiên những quyền này mới ban đầu chỉ dànhcho tang lớp quý tộc, và càng ngày càng mở rộng cho các chủ thé khác, ngay cả củathần dân, mà trước đó họ chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền lợi Đó là những thời
kỳ của chế độ phong kiến, thực dân Sang tới chế độ dân chủ, chủ quyền thuộc về nhândân thì Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội của nhân dân do nhân dân thực hiệnquyền chủ quyền của mình làm ra, cam kết với nhau cùng thành lập ra nhà nước vớimục tiêu duy trì hạnh phúc của mình, mà không phải thành lập ra nhà nước đề áp bứcnhân dân, đúng như nguyện vọng của họ Trong trường hợp nhà nước không thực hiệnđược nguyện vọng đó, nhân dân có thể trông chờ vào Hiến pháp dé thay đổi nhà nước
Lý tưởng này được các nhà tư tưởng của thời kỳ Phục hưng và Khai sáng khắng địnhnhư J Locke, S Montesquieu Đó là mục tiêu và chủ thé của Hiến pháp đều phải đượcnói nên trong đoạn văn đầu tiên của Hiến pháp - Lời nói đầu của mỗi bản Hiến pháp.Hiện nay nhiều học giả người Mỹ cho rang chủ nghĩa hiến pháp là nhà nướcpháp quyền: Ngay từ đầu của bài viết về Chủ nghĩa hién pháp, Greg Russell, phó giáo
'4 Viện Ngôn ngữ học, Tờ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000, tr 174.
'S Jay M Shafritz, The HarperCollins dictionary of American government and politics, 4th ed, HarperCollins,
1996.
'© Henkin, Elements of Consittutionalism Unpublished Manuscript, 2000, tr 203.
Trang 33sư Khoa Chính trị học Đại học Oklahoma Norman đã viết: Chủ nghĩa hiến pháp haypháp trị (The Rule of Law) có nghĩa là quyền lực của những người lãnh đạo và của các
cơ quan chính quyền phải được hạn chế Chủ nghĩa hiến pháp như một chủ thuyết vềchính trị hay về pháp luật nói về một chính quyền mà nhiệm vụ trước hết là nhằm phục
vụ cho toàn thé mọi người và bảo vệ quyền cá nhân '” Không ít những đặc điểm củachủ nghĩa hiến pháp đều là đặc điểm của pháp quyền: không một cá nhân nào, dù làtổng thống hay công dân, được đứng trên luật pháp, trong khi đó Hiến pháp là đạo cóhiệu lực tối cao của hệ thống pháp luật; sự phân quyền và hệ thống tòa án độc lập Xét cho cùng mục tiêu của cả hai học thuyết này đều bảo vệ quyền cá nhân
Ké từ khi đổi mới ở Việt Nam thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” (The Rule ofLaw) trở nên rất quen thuộc và xuất hiện rất nhiều lần trên các diễn dàn khoa học lẫncác diễn đàn công cộng Sau đó, đặc biệt là trước và trong công cuộc xây dựng và sửađổi Hiến pháp năm 1992 xuất hiện một thuật ngữ khoa học mới là “Chủ nghĩa Hiếnpháp”, có người còn dịch là Chủ nghĩa Hợp hiến (Constitituonalism) Thiết nghĩ rằngday là 2 học thuyết luật học hiện đại có liên quan đến phát triển khoa học pháp lý của
cả thé giới, mà không riêng chi ở Việt Nam Nhưng điểm rất lạ ở đây: Nếu nhà nướcpháp quyền được xuất hiện rất nhiều trong các văn kiện chính trị — pháp lí và trên tất
cả các diễn đàn khoa học, thì chủ nghĩa hiến pháp rất ít được nhắc đến, thậm chí lạichưa bao giờ được nhắc đến trong các văn kiện chính trị pháp lý chính thức của Cộnghòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Một khi không được các văn kiện chính thức nhắcđến thì khó có sự phát triển ở Việt Nam
Chủ nghĩa hiến pháp có mối quan hệ qua lại với hién pháp với 2 điều kiện cơbản: i Hiến pháp phải có phân quyền và có nhân quyền; ii Hiến pháp phải được thựcthi trên thực tế Điều ngược lại là nhiều quốc gia có hiến pháp, nhưng không có chủnghĩa hiến pháp, vì hai điều kiện trên không đảm bảo Chủ thể nào có trách nhiệm thựcthi hién pháp; khác các chủ thé thi hành các đạo luật thường khác, không ai khác ngoàicác cơ quan nhà nước Càng có thắm quyền cao bao nhiêu cơ quan nhà nước càng phải
có trách nhiệm thi hành hiến pháp bấy nhiêu Đó là Quốc hội, là chính phủ và các cơquan chính quyền địa phương Mà trước hết đó là Chính và người đứng đầu Chính phủ.Ngay từ đầu với việc thành lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với tưcách là người đứng đầu chính phủ lâm thời, và sau đó là chính thức, Chủ tịch Hồ ChíMinh, rất lo lắng cho việc xây dựng, thông qua hiến pháp và thực thi hiến pháp Mụcđích của Chính phủ được thành lập là để đem lại lợi ích cho nhân dân Trong trườnghợp không đem được lợi ich cho nhân dân, thì nhân dân có thé đuổi Chính phủ, Chủtịch Hồ Chí Minh nói: “Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì ? Là đây tớ chung của dân,' Greg Rusell, Chú nghĩa Hiến pháp Trích trong Luận thuyết về Chính quyên đân sự, T 2 Chương 4.
Dai học Quốc gia Hà Nội, về pháp quyền và Chủ nghĩa hợp hién- Một số tài liệu của các học giả nước ngoài , Nxb Lao động xã hội 2012 tr 56
Trang 34từ Chủ tịch toàn quốc đến làng Dân là chủ thì Chính phủ phải là day tớ Làm việcngày nay không phải dé thăng quan phát tài Nếu Chính phủ làm hại đến dân thì dân
có quyên đuổi Chính phú” Người nói: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan củaChính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, déu là công bộc của dân, nghĩa là đẻ gánhviệc chung cho dân, chứ không phải dé đè dau dân như thời kỳ dưới quyền thống trịcủa Pháp, Nhật”."”
Nhận thức rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giải phóngdân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước dodân Điều đó có nghĩa là dân không chỉ lập ra Nhà nước mà còn phải tham gia vàocông việc quan lý nhà nước, Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, dia vi cao nhất làdân, vì dân là chủ ” “Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân tô chứcnên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Với địa vị là công bộc của dân, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở người cán bộ, côngchức phải yêu dân, kính dân Người nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mớiyêu ta, kính ta.””” Hồ Chí minh kịch liệt phê phán những cán bộ, công chức “miệng thìnói dân chủ, nhưng làm việc theo lối “quan chu” miệng thi nói phụng sự quần chúng,nhưng họ lại làm trái ngược với lợi ích của quần chúng””! Hồ Chí minh cũng chỉ ra “nguyên nhân của căn bệnh ấy là: xa nhân dân , khinh nhân dân không hiểu biết nhândân không thương nhân dân”.”“ Hồ Chí Minh quan niệm Chính phủ do Quốc hộithành lập nên phải báo cáo công tác trước Quốc hội và phải được Quốc hội tín nhiệm.Nhiều bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh cho thấy rằng Người rất quan tâm đến vấn đềtín nhiệm của Quốc hội đối với chính phủ Tại phiên họp bế mạc Quốc hội khoá I, kìhọp thứ 4, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Quốc hội đã thông qua những chínhsách và công việc chính phủ đã lam và sẽ làm Quốc hội đã chỉ thêm những điều can
bồ sung vào các chính sách Quốc hội đã tỏ lời hoàn toàn tín nhiệm chính phử”.”Người cũng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự tín nhiệm đó: “Sự nhất trí giữaQuốc hội với chính phủ, sự tín nhiệm của Quốc hội đối với Chính phủ có một ý nghĩarất quan trọng Nó phản ánh sự đoàn kết nhất trí từ Bắc tới Nam Nó phản ánh lòng tintưởng của toàn dân ta đối với chính quyền dân chủ nhân dân của chúng ta”; “chúng ta
có thé nói rang: sự nhất trí va sự tín nhiệm của Quốc hội chứng tỏ đường lối và chínhsách của Dang và Chính phủ trên các công tác lớn, căn bản là đúng”.”” Chế độ tínnhiệm của Quoc hội đôi với Chính phủ được áp dụng phô biên trong nhà nước tư sản.
'8 Hồ Chí Minh, Todn tdp, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 60.
'° Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr 56.
?° Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr 57
?! Hồ Chí Minh, Sdd, tập 6, tr 292.
? Hồ Chí Minh, Toàn tdp, tap 6, tr 292.
® Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 499.
4 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 301, 302.
Trang 35Tính đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về sự tín nhiệm của Quốc hội đối vớichính phủ là ở chỗ tín nhiệm đó để đảm bảo sự đoàn kết nhất trí của nhân dân, đảmbảo tính đúng đắn trong đường lối, chính sách của chính phủ còn đối với Nhà nước tưsản, chế độ tín nhiệm của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp trên thực tiễn làthủ đoạn chính trị để tranh giành quyền lực Nhà nước hoặc duy trì quyền lực Nhà nướcgiữa các thế lực tư sản.
Chính phủ của Việt Nam dân chủ cộng hòa theo định nghĩa của Hồ Chí Minh làngười đầy tớ của nhân dân Từ Chủ tịch nước đến Chủ tịch Ủy ban hành chính làngphải là người day tớ trung thành của nhân dan.” Nhân dân ủy thác cho Chính phủ thaymặt nhân dân điều hành và quản lý đất nước Trong bài “Chính phủ là công bộc củadân” của Báo Cứu quốc số 46 ngày 19 tháng 9 Hồ Chí Minh viết: “Người xưa nóiquan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: “Chính phủ là công bộc của dân vậy.Các công việc của Chính phủ phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu cau tự dohạnh phúc cho mọi người Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng đặt quyên lợicủa nhân dân lên trên hết thay Việc gì có lợi cho dan thì làm Việc gì có hại cho danthì phải tránh ”.ˆ5
Muốn có một Chính phủ mạnh, thì phải có một nền hành chính trong sạch vàvững mạnh Nề hành chính này phải do các kỹ năng và kỹ thuật hành chính tạo nên.Ngay từ những ngay đầu tiên của việc lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến về vấn đề kỹ thuật hành chính của độ ngũ cán bộ côngchức lúc bay giờ Người van an lỗi lo lắng của đông đảo cán bộ công chức nhà nướcnhư sau: “Sau tam mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân cuathực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta déu chưa quen với kỹ thuật hành chính.Nhưng điều đó không lo ngại Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm Chắc rằngchúng ta sẽ phạm khuyết điểm Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắcchúng ta sẽ thành công ”.ˆ”
Cán bộ, công chức nhà nước phải là những người có hiểu biết quản ý và nhànước và hiểu biết về pháp luật Từ thận phận là những người nô le dưới ach thóng trịcủa thực dân, nhân dân chúng ta lúc bấy giờ rất thiếu những người quản lý đất nước
mà lại am hiểu pháp luật Hồ Chí Minh biết rất rõ van đề này, Người quyết định Mởtrường huấn luyện cán bộ Việt Nam, ký Sắc lệnh số 197 thành lập Khoa Pháp lý tạiTrường Đại học Việt Nam Mặt khác Người kêu gọi người tài hiến đứng ra giúp nước.Người nói: “ Nhân tài nước ta du chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo chọnlựa, khéo phân phối, khéo dùng, thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều”
? Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Sdd, tr 60.
? Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr 22.
?? Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr 7.
? Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr 99
Trang 36Để nhân dân có thể kiểm tra, kiểm soát, Hồ Chí Minh yêu cầu cơ quan nhànước phải có cách tô chức thuận tiện cho nhân dân thực hiện quyền của mình, tránh
“cửa quyền”, hách dịch, chống “lạm quyền”, “đứng trên dan”, “đè đầu cưỡi cô, ức hiếpdân”, thực hiện quyền khiếu tố của nhân dân, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhândân Người thường nhắc nhở: Nạn lãng phí, tham 6, là do bệnh quan liêu, mệnh lệnhtrong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước gây ra Vì vậy, cần có cơquan thanh tra nhà nước, chang những chống lãng phí tham 6 mà còn chống bệnh quanliêu, mệnh lệnh để giúp đỡ các cơ quan nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật,thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà nước “Đồng bào có oan ức, có thắcmắc mới khiếu nại Ta giải quyết tốt các khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủquan tâm lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng vàChính phủ được củng có tốt hon.”
Hiện nay đã có tới 5 bản hiến pháp đã được thông qua nhưng so với thời của HồChí Minh không chú ý đến việc phải thực hiện các quy định của hiến pháp, thì hiếnpháp của chúng ta sẽ khó có thể đưa vào trong cuộc sống của người dân Điều này córất nhiều nguyên nhân Trước hết phải kể đến nhận thức Không ít người trong đó có
cả các nhà khoa học cho rang, vi quá cao, vì quá thiêng liêng nên Hiến pháp của Việt
Nam được ví như cái bàn thờ của mỗi gia đình, vật dụng thờ cúng thường xuyên, phải
được lau chùi sạch sẽ bóng lộn, để chiêm ngưỡng, mọi người phải chắp tay cúng lạy,
mà không nên và không bao giờ được đem ra sử dụng trong cuộc song thường nhậtcủa mỗi con người và mỗi một gia đình /
Thay cho lời kết
Thật là lạ lùng và kỳ diệu thay khi chỉ bang một câu ca lục bát 2 thứ hoc thuậtphức tạp pháp quyền (The Rule of Law) và chủ nghĩa hiến pháp (Constitutionalism) đãxuất hiện đồng thời không những trong suy nghĩ, mà còn đến mức nhuần nhuyễn đượcbiến thành lời ca, với mục đích dé dé dàng cho việc tuyên truyền cho mọi người dâncùng hiểu của Hồ Chí Minh, mà hơn 100 năm sau giới học thuật của chúng ta vẫn cònphải luận mãi, mà chưa có được sự thống nhất được cách hiểu và cách sử dụng cả 2thuật ngữ nay: Có hay không có chữ “nhà nước” trong việc dịch thuật “The Rule ofLaw” sang tiếng Việt và khi nói đến nhà nước pháp quyền nhưng không may ngườiliên hệ đến chủ nghĩa hiến pháp, mà ngược lại khi nói đến chủ nghĩa hiến pháp thìkhông thấy nói đến pháp quyền Đó là hai học thuyết quan trọng bậc nhất cho sự xâydựng và thực thi pháp luật hiện nay của chúng ta đang trên con đường xây dựng vàhoàn thiện pháp quyền xã hội chủ nghĩa./
Trang 37DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aristotle, Politics, 2d ed, translated by Carnes Lord, University of Chicago
Press, 2013.
2 Jacques Chevallier, L’astat de droit, 5th ed, Montchrestien, 2010.
3 Du Vinh Căn, Tổng quan pháp luật Nho gia, Ban dịch của Viện thông tinkhoa học xã hội, Hà Nội, 2002.
4 John Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyên, translated by Tuân Huy Lê,Nxb Tri thức, 2019.
5 Nguyễn Sĩ Dũng, Thần linh pháp quyền, In trong “Một góc nhìn của tríthức ”, tập 4, Nxb Trẻ và Tap chí Tia Sang, 2004.
6 Hoàng Văn Hảo, “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thé nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Tạp chí Nhà nước và pháp luật, sô2/2003.
7 Nguyễn Dang Dung, “Học thuyết tam quyền hay là “nhị quyền” phân lập,”Tạp chí Luật học, số 10/2009
8 Henkin, Elements of Consittutionalism Unpublished Manuscript, 2000.
9 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 4, 6, 7, 8, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2000
10 Montesquieu, De /’esprit des lois, Gallimard, 1995.
11 John Inglis, ed, Thomas Aquinas, Routledge, 2016.
12 Principles of The Rule of Law, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chương trình thôngtin Quéc té, 2004
13 Greg Rusell, Chủ nghĩa Hiến pháp, trong cuỗn Về Pháp quyền va Chủ nghĩahợp hiến, Một số tài liệu của các học giả nước ngoài, Nxb Lao động xã hội 2012
14 Adam B Selligman, The Idea of Civil Society, Princeton University Press, 1995.
15 Jay M Shafritz, The HarperCollins dictionary of American government and politics, 4th ed, HarperCollins, 1996.
Trang 38TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN
CÓ HIỆU LỰC PHAP LÝ MANH ME - LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN
VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
TS Trịnh Thi Phương Oanh”Tóm tat: Tư tưởng Hô Chí Minh về Nhà nước pháp quyên được hình thành từrat sớm, ngắn gọn, súc tích mà đây đủ những nội dung cốt loi mang tính định hướng,dan đường cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiệnnay Những tư tưởng của Người là sự kế thừa tỉnh hoa về tư tưởng và kinh nghiệmdung nước của dân tộc, của nhân loại, nhưng rất phù hop, thiết thực đáp ứng nhu cauthực tiễn Việt Nam về một Nhà nước kiểu mới Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
để xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một minhchứng rõ ràng về giá trị tư trởng Hồ Chi Minh trong thời kì mới
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyên, pháp quyên, phápquyên xã hội chủ nghĩa, pháp luật, dân chủ
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Tiép tuc xây dung và hoànthiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị atMột nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp ly mạnh mẽ là mục tiêu mà các nhà tưtưởng, các nhà lập hiến, lập pháp đều hướng đến Ngay từ hành trình tìm đường cứunước, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc tìm kiếm mô hình Nhà nước phù hợp vớithực tiễn Việt Nam, một Nhà nước đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, song phải làNhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ Xây dựng một Nhà nước phápquyền từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế tiểu nông, quen sống theo
“luật tục” thực không phải dé dàng gi, nhưng đã thé hiện quyết tâm của Đảng, Chínhphủ, Nhân dân và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong xu thế hội nhập quốc tế;trước những thách thức của mặt trái nền kinh tế thị trường; từ quyết tâm của Đảng,Nhà nước và Nhân dân về xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trongsạch, vững mạnh; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền có hiệulực pháp lí mạnh mẽ để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là vấn đề
có tính chiến lược
1 Quá trình Hồ Chí Minh lựa chọn mô hình nhà nước phù hợp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước được hình thành từ khá sớm Khi rời bếncảng Nhà Rồng, Người vừa đi theo tiếng gọi thôi thúc của tình yêu quê hương, đất
ˆ Trường Đại học Luật Hà Nội ; ;
: Dang Cộng sản Việt Nan, Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính tri quôc gia-Sự thật,
Hà Nội, 2021, tập 1, tr 174.
Trang 39nước, nỗi xót xa với đồng bào trong cơn bị đọa đày, đau khổ; đồng thời còn bởi sự hap
dẫn của những lí tưởng mới mẻ: Tự do, Binh dang, Bac ái của tư tưởng va văn hóaPháp mà Người đã được nghiên cứu trong tủ sách Tân Thư của nhà yêu nước NguyễnThông ở “Ngọa du sào”.
Năm 1917, Người từ Anh sang Pháp, đây là cơ hội đối với người thanh niênNguyễn Tất Thành trong việc thực hiện mục tiêu cứu nước, cứu dân và những hoài bãođang ấp ủ, nung nau Ngay trên quê hương của lí tưởng Tự do, Bình dang, Bác ái (baygiờ cũng là trung tâm văn hóa, chính trị và nghệ thuật của cả Châu Âu), người thanhniên Nguyễn Tất Thành đã được nghiên cứu trực tiếp những tác phâm của các nhàKhai sáng Pháp Những tác phẩm của Voltaire, Montesquieu, Rousseau đã khai sáng,
mở mang cho Nguyễn Tất Thành nhiều điều, trong đó vấn đề xây dựng Nhà nước Tưtưởng về Nhà nước vì dan, một Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật của Hồ ChíMinh chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật” củaMontesquieu, “Bàn về Khế ước xã hội” của Rousseau
Trong quá trình dựng nước, dân tộc Việt Nam cũng sớm hình thành nên những
tư tưởng về xây dựng Nhà nước quản lý đất nước băng pháp luật Những tư tưởng nàyđược thé hiện trong những bộ luật nổi tiếng như: Hình thư (đời Lý), Quốc triều Hìnhluật (đời Trần), Bộ luật Hồng Đức (đời Lê) Sự kết hợp giữa tinh hoa dân tộc, tư tưởng
và văn hóa của phương Đông (đặc biệt là tư tưởng “pháp trị” của Hàn Phi Tử), phươngTây đã tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vừa sâu sắc, vừa hiện đại
Khi tìm kiếm mô hình Nhà nước cho cách mạng Việt Nam, điều Hồ Chí Minhquan tâm không chỉ là tính mới mẻ, tiến bộ, mà còn phải phù hợp và hiệu quả Khôngphải mô hình Nhà nước tiến bộ nào áp dụng vào Việt Nam cũng phát huy tác dụng dù
đó là mô hình tiên tiến nhất, đang thịnh hành nhất nếu nó không phù hợp Điều này théhiện tầm nhìn của một nhà tư tưởng lớn
Năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt”, lần đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc nêumục tiêu “Dựng ra Chính phủ công nông binh” Tuy nhiên, ý tưởng này chỉ thấyNgười đề cập đến một lần Năm 1941, sau khi về Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trươngxây dựng Nhà nước toàn dân, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc Người giải thích
lí do vì sao không chủ trương xây dựng Nhà nước công — nông — binh nữa Trong Hộinghị Trung ương 8 (5/1941) do Người chủ trì, về van đề chính quyền đã chủ trương:
“không nên nói công nông liên hợp và lập chính quyền Xô viết, mà phải nói toàn thểnhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”? Đồng thời, Người cũng nhanhchóng chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Nhà nước tiêu biểu cho khối đạiđoàn kết dân tộc
ˆ Hồ Chí Minh: 7oàn tap, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, 2011, tập 3, tr 1.
š Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr 127.
Trang 40Khi thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần, trong “Thư gửi đồng bào toànquốc” (10/1944), Hồ Chí Minh nói rõ: trước hết cần có một chính thé quốc dân, gồmtất cả các đảng phái cách mệnh, các đoàn thé ái quốc trong nước cử ra Hội nghị toànquốc của Đảng họp tại Tân Trào đã đi đến quyết định lịch sử là phát động tổng khởinghĩa, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, ra mắt Quốc dân Đại hội, làmchức năng của Chính phủ lâm thời ngay sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi.
Từ mô hình nhà nước công — nông — binh chuyên sang mô hình Nhà nước tiêubiểu cho khối đại đoàn kết của toàn thé quốc dân là một bước chuyền sáng suốt của HồChí Minh, thể hiện sự khảo nghiệm kĩ lưỡng và sự vận dụng sáng tạo các vấn đề lýluận vào thực tiễn Việt Nam Việc lựa chọn mô hình Nhà nước phù hợp vừa phản ánhnét đặc thù của thực tiễn dân tộc, phù hợp với sự chuyền hướng chiến lược và sách lượccủa cách mạng Việt Nam; vừa thể hiện sự tinh tế, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lựcpháp lý mạnh mẽ ở Việt Nam
2.1 Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”, nhưngtrên thực tế, những điều kiện để hình thành Nhà nước pháp quyền đã được Ngườichuẩn bị từ rất sớm và rất đầy đủ Ngay từ hành trình đi tìm đường cứu nước cho đếnkhi là người đứng đầu Nhà nước, Người đã tìm tòi, hoàn thiện và phát triển tư tưởng
về Nhà nước pháp quyền vào thực tiễn Việt Nam
Một Nhà nước hợp pháp, hợp hiếnlà vấn đề Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu.Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa, bằng những lí lẽ chắc chắn, thuyết phục, Người đã trịnh trọng tuyên bố trướcquốc dân đồng bào và toàn thê thế giới về sự hiện diện của Nhà nước độc lập, khăngđịnh địa vị hợp pháp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Không dừng lại ở đó,ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(3/9/1945), nhiệm vụ thứ 3 trong 6 nhiệm vụ cấp bách được Hồ Chí Minh nêu ra là:
“Chung ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi dé nghị Chính phủ tổ chức càng sớmcàng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ pho thông dau phiếu Tat cả công dân traigái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bau cử, không phân biệt giàu nghèo, tôngiáo, dòng giống, v.v ”? Ngày 17/9/1945, Người kí Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổngtuyên cử Ngày 20/9/1945, Người kí Sắc lệnh số 34 thành lập Ủy ban dự thảo Hiếnpháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dé chuẩn bị đệ trình Quốc hội Sự khantrương của Hồ Chí Minh đã chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của một Nhà nước hợppháp, hợp hiến
* Hồ Chí Minh: Toàn tap, sdd, tập 4, tr 7.