Những người lao động nhập cư từ khắp các vùng miền trên cả nước đến Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống đã được tuyển dụng vào làm việc trong các khu công nghiệ
T Ổ NG QUAN V Ề LAO ĐỘ NG NH ẬP CƯ Ở ĐÔ THỊ
Cơ sở lý luậ n v ề đô thị
1.1.1 Một sốkhái niệm vềđô thị Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp 1 Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo theo kiểu thành thành thị 2 Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện 3
Tóm lại, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp, là trung tâm tổng hợp các chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của cả nước, cả một miền đô thị
1.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội của đô thị
Thứ nhất, đô thịlà nơi tập trung nhiều vấn đềmang tính toàn cầu như:
Vấn đề về môi trường: Tốc độ tăng trưởng quá nhanh về công nghiệp hóa đến phá hủy hệ sinh thái của bầu khí quyển gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí, nước…trong khi các phương pháp khắc phục các sự cố rất trì trệ, chậm chạp không đầy đủ do nhiều nguyên
1 Từ điển Bách Khoa, Nhà xuất bản Hà Nội, 1995
2 Từ Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa tốt
Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số quá lớn trong khi trình độ quản lý thì có hạn dẫn đến việc khó điều tiết gây ra bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị
Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai hướng dịch chuyển dân cư là chuyển theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra song song
Thứ hai, đô thị như một nền kinh tế quốc dân vì đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của đô thị có tính độc lập tương đối
Thứ ba, đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ về cơ sở vật chất, kinh tế và văn hóa, nền văn hóa được kế thừa và phát triển với bản sắc dân tộc Việt Nam
Thứtư, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt như:
Thị trường đô thị là hệ thống, ở đó diễn ra việc mua - bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ
Thị trường chủ yếu tập trung ởđô thị bao gồm: thịtrường lao động, thị trường bất động sản và đất đai, thị trường giao thông, thị trường hạ tầng đô thị, thị trường tài chính và thị trường dịch vụ.
Cơ sở lý luậ n v ề lao độ ng nh ập cư
Khái niệm: Người nhập cư là một người từ một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổ này di chuyển đến một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổ khác để sinh sống, làm việc Lao động nhập cư là những lao động từ các tỉnh, thành khác, địa phương, một nước khác đến một một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổkhác để làm việc lâu dài hoặc tạm thời gồm có đăng ký hoặc không đăng ký hộ khẩu thường
1.2.2 Phân loại lao động nhập cư
Có nhiều cách phân loại lao động nhập cư theo các góc độ khác nhau Vì vậy, phân loại lao động nhập cư chỉmang tính chất tương đối và không tách biệt với nhau:
Theo mục đích nhập cư: Nhập cư để làm việc, học tập và mục đích khác
Theo tính chất tổ chức, quản lý lao động nhập cư: Nhập cư có tổ chức, lao động nhập cư tự do
Theo địa bàn nhập cư: Nhập cư trong nước, lao động nhập cư quốc tế
1.2.3 Đặc điểm của lao động nhập cư Đặc điểm vềnhân khẩu học: Đặc điểm phản ánh những đặc trưng về dân số của lao động nhập cư như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân Đó là những yếu tố quan quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của lao động nhập nhập di chuyển hay không, di chuyển đến đâu, nơi nào Đặc điểm vềvăn hóa - xã hội: Phần lớn lao động nhập cư có quê quán từ nông thôn, có tính cách cần cù, chịu khó, tiết kiệm, tính cộng đồng, làng xã…những phẩm chất rất cần thiết cho quá trình phát triển nhưng cũng là yếu tố tố không nhỏ tới chất lượng lao động như thiếu kỹ năng làm việc tổ chức, tác phong công việc, tự do, thiếu kỷ luật…ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống văn hóa văn minh đô thị Đặc điểm về học vấn, chuyên môn: Trình độ học vấn, chuyên môn tùy thuộc vào nơi xuất cư, nhu cầu lao động nơi nhập cư Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngày nay, những người nhập cư thường là những người có trình độ học vấn thấp và có sự khác nhau giữa nam và nữ Đặc điểm về việc làm, thu nhập và điều kiện sống: Những lao động nhập nhập cư tạm thời và mùa vụ thường là những người không có việc làm hoặc có nhưng không ổn định Phần lớn, quá khứ nghề nghiệp của họ là lao động chân tay nên trình độ tay nghề ở mức hạn chế Do đó, khi nhập cư vào thành phố thì họ phải làm rất nhiều nghề hoặc những công việc nặng nhọc, độc hại với trình trình độ lao động phổ thông Điều kiện sống khó khăn, nhất là vấn đềnhà ở, y tếvà giáo dục
1.2.4 Nguyên nhân làm xuất hiện lao động nhập cư
Nguyên nhân về kinh tế: Nguyên nhân bao gồm “lực đẩy” ở nơi đi như thiếu việc làm, thu nhập thấp, thiếu đất đai canh tác và “lực hút’ ở nơi đến như thu nhập cao, cơ hội việc làm mở rộng
Nguyên nhân về chất lượng cuộc sống: Sự chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội (giao thông, y tế, trường học, nước sinh hoạt, ) là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư Lao động nhập cư sẽ di chuyển từ nơi bất ổn chính trị, nghèo, công việc khan hiếm, dịch vụ cung cấp thực phẩm nghèo nàn đến nơi giàu có hơn, thịnh vượng hơn
Quá trình đô thịhóa: Quá trình đô thị hóa làm thay đổi không gian địa lý và không gian kinh tế từđó tạo sức hấp dẫn lớn, thu hút lao động từnơi khác đến nhập cư
1.2.5 Tác động của lao động nhập cư đến đô thịnói chung
Bổ sung lực lượng lao động cho đô thị: Người lao động nhập cư sẽ đóng góp nguồn cung lao động cho các đô thị là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
V.I Lênin từng nói: “Dân cư nông thôn đi vềthành phố là một hiện tượng tiến bộ” Lấy trong bối cảnh ngày này, trong quá trình phát triển, hội nhập hóa các thành phốkhông chỉcó nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động đã qua đào tạo có trình độ cao mà bên cạnh đó, các thành phố cũng có như cầu về lao động phổ thông, giản đơn và người lao động nhập cư sẽ đáp ứng nhu cầu này Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Sựđóng góp được xem xét xét trên hai góc độ: tổng cung và tổng cầu Người lao động nhập cư với tư cách là nhân tố lao động tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế dưới góc độ tổng cung
Sự đóng góp của lao động nhập cư thông qua chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân như: ăn uống, thuê nhà ở, dịch vụ như y tế, giáo dục, dưới góc độ tổng cầu
Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động: V.I Lênin viết: “Thành phố tất yếu kéotheo nông thôn, nông thôn tất yếu phải đi theo thành phố” Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự di chuyển nguồn lao động từ nông thôn ra thành thị, chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ là điều tất yếu phải có và cần thiết
Góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế: Khi lao động nhập cư đến thành phố sinh sống đồng thời họ cũng sẽ đem đến thành phố các ngành nghề như nghề thủ công truyền thống, nghề làm bún, chế biến lương thực thực phẩm, nghề mộc, hàn xì, ngoài ra thêm những việc làm mang tính chất dịch vụ như xe ôm, nội trợ, giúp việc, và điều này làm góp phần đa dạng hóa ngành nghềởcác đô thị
Góp phần mở rộng và phát triển không gian đô thị: Sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế và đô thị hóa là nguyên nhân thúc đẩy người lao động nhập cư và góp phần đẩy mạnh nhanh quá trình đô thị hóa, làm tăng nhanh dân số đô thị Điều này tạo cơ hội để các đô thị mở rộng không gian nhằm giảm áp lực về mật độ dân số, giao thông, trong quá trình phát triển
Làm phong phú đời sống văn hóa của đô thị: Nhập cư không đơn thuần là dịch chuyển lao động mà còn là quá trình giao lưu văn hóa, bởi những người nhập cư đến từ nhiều địa phương khác nhau và mang theo những nét văn hóa riêng của vùng, miền, quê hương, những văn hóa đó được hòa nhập làm phong phú thêm đời sống văn hóa cho đô thị
Làm cho giá sức lao động có xu hướng giảm: Khi số lao động nhập cư tăng lên, chính quyền đô thị chưa thể giải quyết được vấn đến về việc làm lúc này cung hàng hóa lao động sẽ nhiều hơn cầu hàng hóa sức lao động, cuộc đua đểtìm việc làm giữa người lao động ở thành phố và người lao động nhập cư càng thêm gay gắt Theo quy luật cung nhiều cầu thì giá cả hàng hóa sức lao động sẽ thấp hơn giá trị của nó trong một thời gian nhất định
Tạo sức ép về dân số, lao động và việc làm: Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở nhiều thành phố lớn trên thực tế đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm thêm do tình trạng di dân ngoại thành, điều đó làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh gây nên sức ép về việc làm tại các thành phố càng tăng
CÁC YẾ U T Ố TÁC ĐỘNG ĐẾN LAO ĐỘ NG NH ẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ H Ồ CHÍ MINH
B ố i c ả nh kinh t ế - xã hộ i
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận nguyên liệu, hàng hóa từ các nơi khác ở trong và ngoài nước chuyển đến để tiêu thụ, và gia công chế biến với số lượng lớn
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cung ứng hàng tiêu dùng, gia dụng, cũng như hàng vật tư, dụng cụ sản xuất,.v.v đến các vùng miền trong cả nước
Chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành phố an tâm đầu tư, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở rộng trang trại phát triển hệ thống phân phối, xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thịtrường cho Thành phố HồChí Minh và cả khu vực
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sau đại dịch COVID-19, kinh tế thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm ước tăng 9,71% so với cùng kỳ Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 350 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 90% dự toán năm và tăng gần 28% so với cùng kỳ Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt gần 105 ngàn tỷ đồng, đạt gần 90% dự toán, tăng gần 20% so cùng kỳ
Theo tính toán của Tổng Cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn thành phố ước tính lần 1 tăng 9,44% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6-6,5%) Dự kiến có khoảng 15/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2022
Công nghiệp: Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố tăng 19,6% so với cùng kỳ Chia ra, ngành khai khoáng tăng 77,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 10,2%
Hình 2 1 Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nông nghiệp: Trong 9 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp thành phố tiếp tục thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển du lịch mang nét đặc trưng riêng của thành phố Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã dần được khắc phục, giá xăng, dầu có nhiều đợt điều chỉnh giảm; giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, phân bón, giá lợn giống dần ổn định giúp cho ngành chăn nuôi có xu hướng khởi sắc trở lại
Hình 2.2 Sản xuất nông nghiệp tính đến ngày 15/09 năm 2022
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Dịch vụ: Ước tính 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 804.728 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ
Hình 2.3 Tổng mức bán lẻhàng hoá, doanh thu của dịch vụtháng 9 và 9 tháng năm 2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Xuất nhập khẩu hàng hóa: Trong 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine kéo dài và chính sách Zero COVID-19 tại Trung Quốc đã tác động mạnh đến thương mại toàn cầu Mặc dù, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có độ mở lớn nhưng vẫn đạt được những bước tăng trưởng ấn tượng
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình giải quyết việc làm của thành phố năm 2021 như sau: trong tháng 10, Thành phố đã giải quyết việc làm 25.995 lượt lao động; số việc làm mới tạo ra là 14.121 chỗ việc làm Lũy kế từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 203.432 lượt đạt 67,8% kế hoạch năm, 95.703 chỗ việc làm mới, đạt 68,36% so với kế hoạch năm
Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Tính từ đầu năm đến nay, đã có 90.479 người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp và tư vấn các chế độ cho người lao động theo quy định và đã có 89.911 người có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp Tiếp tục tăng cường rà soát dữ liệu báo tăng của Bảo hiểm Xã hội, dữ liệu báo cáo lao động, biến động lao động tại các doanh nghiệp để hạn chế việc người lao động đã có việc làm nhưng vẫn nộp hồ sơ đểhưởng trợ cấp thất nghiệp.
Th ự c tr ạng lao độ ng nh ập cư của Thành phố H ồ Chí Minh trong giai đoạ n 2019-2022
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, lao động di cư là một xu thế tất yếu Những khó khăn hoặc cơ hội kinh tế, sinh kế được coi là động lực trực tiếp dẫn đến tình trạng di cư của lực lượng lao động Với Thành phố Hồ Chí Minh, lao động nhập cư là động lực quan trọng giải quyết vấn đề nhân lực, góp phần tăng cường, phát triển kinh tế thành phố
Hai nguyên nhân chính của hiện tượng di cư là kinh tế (nhiều cơ hội có việc làm và việc làm ổn định; dễ kiếm tiền và có cơ hội cho thu nhập cao, khả năng có việc làm, dễdàng thay đổi công việc, mức độ thu nhập…) và phi kinh tế (chất lượng cuộc sống, bao gồm hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển, các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển khả năng cá nhân ) Tình trạng nhập cư ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 2 nguyên nhân này không tách rời mà luôn đan xen với nhau Từ nguyên nhân kinh tế kéo theo nguyên nhân phi kinh tế: nhu cầu và khả năng tập hợp gia đình, tương lai học hành của con em, rồi khi gia đình ra thành phố lại có thêm nhu cầu việc làm, cư trú
Từ các vùng miền khắp cả nước, người di cư, nhập cư đến Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia thị trường lao động đa dạng: hàng trăm ngàn người được tuyển dụng vào làm việc trong các khu công nghiệp – khu chế xuất, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; một số vào các cơ quan nhà nước Hàng chục ngàn người khác cũng tìm được những công việc lao động tự do rất đa dạng mà khu vực thành thịluôn có nhu cầu cao, như thu mua phế liệu, buôn bán vỉa hè, dịch vụ nhỏ, giúp việc gia đình, lái xe taxi, xe ôm, thợ xây dựng và nhiều việc làm khác Tất cả đã đóng góp một phần đáng kể vào sựphát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Tuy nhiên, rất khó tìm được con số chính xác về số người di chuyển đến thành phố hàng năm Và cũng khó mà biết được họ là những ai Bởi nhiều lẽ: họ vào thành phố với rất nhiều lý do khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau; họ thuộc đủ mọi tầng lớp, đi làm ở vô số cơ sở ngành nghề đa dạng trên khắp hang cùng ngõ hẻm; và rất nhiều người đến mà không hề đăng ký
Theo Tổng cục thống kê, tính đến ngày 01/04 năm 2019, chỉ với 4 tháng đầu năm 2019, số người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh là 772.009 người Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minhđứng thứ 2 về tỷ lệ nhập cư với 91,448%
B ả ng 2.1 Sốngười nhập cư, xuất cư, tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư và tỷ suất di cư thuần theo giới tính, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 01/04/2019
((Nguồn: Tổng cục Thống kê)
B ả ng 2.2 Tỷ suất nhập cư, xuất cư tại Thành phố HồChí Minh
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Độ tuổi, giới tính : đa số người nhập cư đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ Đa số người nhập cư trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho thành phố Trong đó, sinh viên các tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng muốn ở lại thành phố tìm việc làm Đây là một bộ phận dân nhập cư thường xuyên, là nguồn bổsung hàng năm.
B ả ng 2.3 Tỷ lệ luồng di cư theo giới tính, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Vấn đềnhà ở của người nhập cư: Theo Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sở hữu nhà ở của người lao động nhập cư rất thấp, chỉ chiếm 40%
Theo khảo sát, năm 2020, mức thu nhập bình quân của lao động nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10 triệu đồng/tháng (tiền gửi về gia đình chiếm 44,8%, nuôi con ăn học chiếm 15,6% ); 19,3% không có thẻ bảo hiểm y tế Tỷ lệ người di cư phải đi thuê/mượn nhà của tư nhân là từ 40-50%
Vấn đề việc làm: Tỷ lệ người nhập cư có việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ cao Năm 2020, số lượng và phân bố di cư tham gia lực lượng lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 73.7% Tuy nhiên, theo khảo sát của đề tài “Sự hòa nhập lối sống đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh”, trung bình người lao động nhập cư thay đổi việc làm khoảng 3,2 lần/năm Năm 2022, tỷ lệ lao động di cư làm việc trong khu vực I chỉ chiếm 0,6% Số lao động di cư ở Thành phố Hồ Chí Minh làm việc trong khu vực II chiếm 49,8% Số lao động di cư làm việc trong khu vực III chỉ thấp hơn khu vực II một chút – 49,6%
B ả ng 2.4 Sốlượng và phân bốdi cư tham gia lực lượng lao động, năm 2020
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
B ả ng 2.5 Sốlượng và phân bốngười di cư có việc làm năm 2020
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trình độ học vấn: Bình quân mỗi năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm 200.000 người có đăng ký chính thức, trong đó có 2/3 là dân nhập cư và có từ rất nhiều nguồn như lao động tự do với trình độ thấp, người các tỉnh đến TPHCM học hành rồi ở lại lập nghiệp… Tuy nhiên, người dân nhập cư Thành phố Hồ Chí Minh có trình độ Trung học phổ thông và Đại học thấp hơn người dân thường trú (Đại học dân nhập cư đạt 6,3% so với 15,9% của dân thường trú, Trung học phổ thông dân thường trú là 21,9% trong khi dân nhập cư 19,2%) Số năm đi học của người dân thường trú xấp xỉ 9 năm trong khi người nhập cư chỉ hơn 7,5 Trong đó, năm 2019, tỷ lệ về chuyên môn của lao động di cư nước ngoài là: 12,0% giữ vị trí quản lý; 9,0% giám đốc điều hành; 56,0% chuyên gia kỹ thuật; 21,7% công việc khác.
Nguyên nhân lao độ ng nh ập cư vào Thành phố H ồ Chí Minh
Theo lý thuyết di dân, thì các yếu tố trên đóng vai trò quyết định, áp dụng thực tế thông qua số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thì lý do di chuyển chính là do nhân tố kinh tế, học tập, gia đình là những nhân tố chính quyết định di cư Trong đó lý do kinh tế nên di cư đến Thành phố Hồ Chí Minhchiếm đến 79,7% Động lực nhập cư vì lý do kinh tế ngày càng được khẳng định vì người nhập cư tìm việc làm ở thành phố tương đối dễ dàng Vấn đề thất nghiệp ở nông thôn, việc làm với thu nhập thấp là nguyên nhân chính thúc đẩy người di cư đến các thành phố lớn Hơn 80% có thể tìm việc làm trong tháng đầu tiên đến thành phố [Lê Văn Thành, 2008], chấp nhận làm việc khó khăn hơn, thu nhập ít hơn người dân tại chỗ Điều tra về việc làm trong khu vực không chính thức của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chứng minh vấn đề này khi có 44,4% lao động hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% hoạt động trên vỉa hè và 55% buôn bán lưu động là người nhập cư Đây là loại ngành nghề có yêu cầu tay nghề thấp, vốn thấp, dễ kiếm tiền nên thu hút người lao động nhập cư Số lượng người di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh làm việc chủ yếu trong các loại hình kinh tế cá thể, các doanh nghiệp nhỏ (tiểu chủ) chiếm 35,1% và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30,9% còn lại 27,4% làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ở khu vực nhà nước chỉ 5,7%
Với nền kinh tế tăng trưởng đều, điều đó đã làm cho Thành phố Hồ Chí Minh thu hút người di cư So sánh mức thu nhập so với trước khi di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy cao hơn so với trước khi di cư đến là 69,6%, cao hơn nhiều chiếm đến 16,5%, trong khi đó số người trả lời không thay đổi 12,2% Tất cả đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2 Nguyên nhân về phi kinh tế
Nơi đây khí hậu điều hòa quanh năm, mối quan hệ giữa người với người trong làm ăn buôn bán, trong sinh hoạt khá thoải mái, dễ chịu Hầu như không có sự phân biệt hay định kiến với người nhập cư, vì vậy phần lớn những người đến đây làm ăn sinh sống khi có điều kiện cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác như một lẽ tự nhiên Điều kiện sinh hoạt của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phố như điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông…Ngoài ra người dân tại các vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có số lượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung Môi trường tự nhiên đang là tác nhân đã và đang tác động đến xu thế di cư
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân nhập cư đến Thành phố HồChí Minh như sau:
Yếu tố về môi trường tự nhiên và xã hội gồm: Môi trường xung quanh, tình hình vệ sinh, cảnh quan, sự giúp đỡ của người dân địa phương
Yếu tố về sức khỏe và chăm sóc y tế gồm: Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế, thủ tục đăng ký nhanh gọn, tình trạng tâm lý nói chung
Yếu tố về những hỗ trợ của chính quyền địa phương gồm: Đăng ký hộ khẩu, tư vấn thủ tục hành chính - pháp lý, hỗ trợ thông tin về việc làm, chỗ ở
Yếu tố về điều kiện nhà ở - công việc gồm: Vật dụng sinh hoạt trong nhà đa dạng, công việc phù hợp, tính ổn định công việc, điều kiện làm việc
Yếu tố về điều kiện giao thông đi lại gồm: Phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng, trật tự giao thông, hệ thống đường sá
Yếu tố về môi trường an ninh gồm: Tình hình an ninh trật tự, nếp sống của người dân, các tệ nạn xã hội, khả năng đảm bảo an ninh của chính quyền địa phương
Yếu tố về đời sống gồm: Phương tiện giải trí tại nhà, các phương tiện giải trí bên ngoài, vệsinh an toàn thực phẩm, nước sạch Đánh giá chất lượng cuộc sống so với nơi cũ và so với trước đây vào năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh có gần 45% người lao động cho rằng chất lượng cuộc sống không có gì thay đổi so với nơi cũ, nhưng có gần 43% cho rằng chất lượng cuộc sống đã tốt hơn so với trước, trong khi đó chỉ có 12,8% cho rằng xấu đi, nhìn chung sau khi chuyển đến thành phố người lao động đánh giá chất lượng cuộc sống của mình có biến đổi tốt hơn song tình hình không cải thiện nhiều
Tuy sẽ có những yếu tố không cải thiện được đối với lao động nhập cư nhưng đó vẫn sẽ là những nguyên nhân chính khiến việc lao động nhập cư trở nên phổ biến ởđịa bàn Thành phố HồChí Minh.
2.3.3 Quá trình đô thịhóa của Thành phố HồChí Minh
Trên thế giới, đối với các nước trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, dẫn đến việc chênh lệch tiền lương và cơ hội việc làm ngày càng lớn Những vùng có cơ hội việc làm cao, thiếu lao động, có mức lương cao sẽ thu hút dân lao động nhập cư từvùng có thu nhập thấp hơn đến Do sựgia tăng dân sốvà sức ép về lao động việc làm ở khu vực nông thôn ngày càng gia tăng Tỷ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay có mức 1,5%/năm Trong khu vực nông thôn tăng trên 1,8%/năm Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn và thu hút của các ngành thêm và kèm theo đó là đất đai nông nghiệp bị thu hẹp cho phát triển công nghiệp và đô thị Vì nguồn lực và dòng tiền đầu tư từ Nhà nước và xã hội chủ yếu đổ vào thành phố lớn, kéo theo là tăng việc làm, tiện ích đô thị và cơ hội thăng tiến, làm giàu rất lớn Quá trình đô thị hóa đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm biến đổi cơ cấu ngành nghề và một bộ phận người dân không có việc làm mới Người nông dân mất đất phải tự tìm việc làm tự phát, không ổn định và khó khăn khi chuyển qua các ngành nghề mới do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc trình độ tay nghề yếu dẫn đến nhiều hệ lụy
Cùng với sự màu hồng của đô thịhóa khiến nhiều lao động nhập cư bị ảo tưởng về bức tranh màu sắc này
2.4 Thực trạng tác động của lao động nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố HồChí Minhtrong giai đoạn 2019 - 2022 như thếnào?
Các vấn đề xoay quanh di cư nói chung và nhập cư nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Theo số liệu của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở cho thấy, trong vòng 10 năm từ 2009 đến 2019, số hộ khẩu tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 926.495 hộ với 3.150.664 nhân khẩu Trung bình mỗi năm có 10.544 người di cư từ các quận/huyện khác được nhập hộ khẩu, chính thức là công dân Thành phố Hồ Chí Minh Qua thống kê trên cho thấy dân nhập cư có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, những tác động trên bao gồm cả những vấn đề tích cực và tiêu cực
2.4.1 Mặt tích cực: kinh tế, xã hội Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, lượng người dân nhập cư đóng góp cho Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30% GDP mỗi năm, cho thấy mức độ tác động không hề nhỏ của lực lượng lao động này vào quá trình phát triển kinh tế của thành phố
Nhìn chung, dòng người nhập cư cung cấp một lực lượng lao động rất quan trọng cho thành phố, chủ yếu người di cư đến là từ nông thôn, một số là từ đô thị Với số lượng nhập cư lớn và tăng đều mỗi năm đã góp phần tạo ra nguồn lao động dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố, đồng thời bổ sung, hình thành thị trường nhân lực thích hợp với một số ngành nghề đặc thù, chuyên môn cao
Một số người cho rằng đa số “dân nhập cư” là những người lao động phổ thông, có trình độ học vấn thấp nên sẽ không phù hợp với tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tuy nhiên nhận định này đã bị bác bỏ hoàn toàn, quả thật lao động phổ thông đã từng chiếm phần đông trong số những người di dân tự do vào thành phố, thế nhưng từ đầu thế kỷ XXI, Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận một lượng lớn người nhập cư đến với mục đích học tập, rèn luyện và phát triển kiến thức Nếu xét về trình độ học vấn, một số cuộc khảo sát, thống kê cho thấy rõ trình độ đại học của học sinh, sinh viên hay dân di cư từ các đô thị, vùng, miền khác lại cao hơn so với người dân đang sống tại thành phố Ngay từ “năm 2003, theo Cục Thống kê, tỷ lệ đại học và cao đẳng chiếm 9,15 % nơi những người đang tạm trú tại thành phố” (Tuổi trẻ, 9-12-2004) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, “hàng năm thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cần có thêm khoảng 200.000 người, trong khi số người trong độ tuổi lao động của thành phố chỉ đạt khoảng 160.000 người, chỗ thiếu hụt này do lực lượng di dân tự do đáp ứng” Riêng đối với lao động trí thức, chỉ tính riêng trong lĩnh vực doanh nghiệp, một cuộc điều tra, khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5-2004 về văn hóa doanh nghiệp (ở cả khu vực nhà nước và tư nhân) cho thấy “chỉ có 39 % giám đốc hoặc phó giám đốc sinh trưởng tại thành phố từ nhỏ
Còn lại 61 % đều sinh ra và lớn lên từ các nơi khác chuyển về, trong đó 25 % từ miền Bắc, 15 % từ miền Trung và Tây Nguyên, 18 % từ các tỉnh Nam bộ, và 3 % là Việt kiều từ nước ngoài về” Những con số trên đến năm 2022, dự đoán đã tăng ít nhất 20- 30% do các chính sách của chính phủ, tạo điều kiện cho dân nhập cư phát triển và định cư tại thành phố
CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘ NG NH ẬP CƯ TRÊN ĐỊ A BÀN THÀNH PHỐ H Ồ CHÍ MINH
Các chủ trương, chính sách liên quan đế n qu ản lý lao độ ng nh ập cư tạ i Thành phố H ồ Chí Minh
Phát triển và duy trì sinh kế bền vững đối với lao động di cư luôn là một nội dung quan trọng trong chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Theo Tổng cục Thống kê, lao động di cư nội địa hiện nay chiếm 8,4% tổng số lao động trong cả nước, trong đó Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ lao động di cư cao nhất (35,8%), tiếp đến là TP Hồ Chí Minh (22,6%), Hà Nội (16%) Theo PGS,TS Lê Thanh Sang, Viện trưởng Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, sự dịch chuyển nơi ở để tìm kiếm việc làm khiến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo hộ khẩu không đạt hiệu quả Trong khi đó người lao động không chỉ mất đi sự hỗ trợ ở quê hương, họ còn khó có thể tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tại nơi đến
Nhận thức được xu hướng dịch chuyển lao động từ địa phương này đến địa phương khác cũng như là một tất yếu trong việc phát triển kinh tế của địa phương
Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, đề ra chính sách và biện pháp quản lý, hỗ trợ phù hợp, đảm bảo các quyền, nghĩa vụ của người lao động Các chính sách an sinh xã hội thành phố không có sự phân biệt giữa các đối tượng có hộ khẩu thường trú hay đối tượng thường trú tại các tỉnh thành khác đến thành phố làm việc, có đăng ký tạm trú Các chính sách như vay vốn, tạo việc làm, giải quyết việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó chính sách bảo hiểm xã hội thất nghiệp được thực hiện đảm bảo đúng các quy định của nhà nước Từ những chính sách an sinh xã hội, chính quyền thành phố đã tạo ra sự ổn định, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Bên cạnh những tác động tích cực mà lao động nhập cư mang lại cho thành phố thì họ cũng đã gây ra nhiều hệ lụy Để giải quyết những vấn đề đó, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách cụ thểnhư: chính sách vềnhà ở, hộ khẩu, giải quyết việc làm
V ề nhà ở : Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước với nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao…, nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, nhất là ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân Tuy nhiên, hiện mức cung của phân khúc này còn hạn chế do chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư dẫn đến việc giải quyết nhà ở cho người lao động nhập cư tại các khu công nghiệp và khu chiết xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn Giá nhà tăng cũng một phần do nhập cư quá đông, từ đó số lượng nhà thuê không đủ đáp ứng Trong đó, ở TPHCM tại các quận 9, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn… chỉ trong 10 năm trở lại đây gia tăng dân số một cách chóng mặt
B ả ng 3 Khảo sát tình hình nhà ở của người lao động di cư đến các khu công nghiệp làm việc theo địa phương (Đơn vịtính:%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Và để bảo vệ người lao động thuê nhà ở tại Thành phố, từ năm 2006, ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND ngày 17/5/2006 về ban hành quy chế quản lý nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, quy định cụ thể điều kiện cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở nhằm đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người thuê nhà, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường
Trên thực tế, theo thống kê của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2020, nhà lưu trú cho công nhân, người lao động tại doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn đáp ứng chưa đến 17% nhu cầu Như vậy, hơn 83% người lao động phải cư trú trong nhà trọ ngoài khu công nghiệp với tiêu chuẩn nhà ở chưa đảm bảo Trước tình hình đó Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, dự kiến tăng ít nhất 50 triệu m² diện tích sàn nhà ở Trong đó, nhà ở xã hội tăng khoảng 2,5 triệu m², diện tích nhà ở xã hội cho thuê phấn đấu đạt tối thiểu 500.000m² sàn, chiếm 20% diện tích nhà ở xã hội Diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội khoảng 173,5ha Riêng năm 2022, nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố tăng 46.300m² sàn xây dựng với nhu cầu đầu tư 698 tỷ đồng Bên cạnh xem xét điều chỉnh quy hoạch, tạo quỹ đất phục vụ xây dựng nhà ởxã hội, thành phố cũng đang xem xét tháo gỡ các vướng mắc, đơn giản hoá thủ tục để thu hút thêm nhà đầu tư Trong đợt dịch vừa qua, thành phố cũng đã quan tâm đến lực lượng lao động nhập cư trong thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch tại địa phương, qua quá trình thăm hỏi người bị nhiễm COVID-19, thành phố hết sức chia sẻ với đời sống những người lao động tại các khu nhà trọ Nhiều hộ gia đình sinh hoạt trong diện tích chật hẹp, điều kiện sống chưa đảm bảo, tác động lớn đến đời sống vật chất, tinh thần người dân
V ề gi ả i quy ế t vi ệc làm: Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy người lao động di cư là lý do kinh tế Người lao động nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh, làm việc ở các khu công nghiệp là do các lực đẩy từ nông thôn; đó là thiếu đất canh tác, năng suất lao động trong nông nghiệp, nông thôn thấp dẫn tới thu nhập của người lao động thấp và bấp bênh Nếu giảm lực đẩy kinh tế ở nơi xuất cư lao động thì dẫn tới giảm sức ép di cư lao động Đứng trước tình hình trên, thống kê đã cho thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp của người di cư cao gần gấp 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên 15-24 tuổi Thực tế cho thấy, sang năm 2021, nhất là từ khi đợt đại dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4, thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế Cơ hội kiếm được việc làm của người lao động di cư trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý III- 2021, tỷ lệ và số người thiếu việc làm tăng cao bất thường; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh là 8,50%
Hình 3 1 Sốngười và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, các quý năm 2020 và năm 2021 (Theo báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình hình lao động, việc làm, quý III năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đứng trước tình huống khó khăn trên, những năm qua chính quyền thành phố đã cho ra mắt nhiều chương trình hỗ trợ người lao động, đáng kể đến như: 31 phiên sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm theo hình thức trực tuyến, trực tiếp, qua đó tư vấn việc làm cho hơn 250.900 lượt người, giới thiệu việc làm cho gần 55.300 lượt người và đã có 22.567 người nhận được việc làm mới (năm 2020) Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đã được xây dựng và phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm
Quý I năm 2020 Quý II năm 2020 Quý III năm 2020 Quý IV năm 2020 Quý I năm 2021 Quý II năm 2021 Quý III năm 2021Số người (nghìn người) Tỷ lệ (%)
Hình 3.2 Sinh viên, học sinh và người lao động tham gia chương trình “Tiếp sức người lao động và sàn giao dịch việc làm.”(Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
V ề h ộ kh ẩ u: Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay mà người lao động di cư phải vượt qua để được bình đẳng như người dân địa phương là hộ khẩu thường trú Như đã chia sẻ ở phía trên, chính quyền thành phố hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn không phân biệt trường hợp thường trú, tạm trú hay chưa có hộ khẩu Chính quyền quản lý người nhập cư chủ yếu dựa vào phương pháp hành chính là chủ yếu
Phương pháp hành chính được thực hiện thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu Người nhập cư được phân loại theo 2 diện KT3 và KT4 Trường hợp đến Thành phố từ 1 năm trởlên và có ý định cư trú dài hạn, có nhà ở hợp pháp (hoặc thuê nhà do chủnhà hợp pháp bảo lãnh) sẽ được đăng ký KT3 và hằng năm phải đăng ký tạm trú lại Nhân khẩu KT3 không phải trở về quê lấy giấy tạm vắng hằng năm, chỉ cần lấy giấy tạm vắng một lần đầu tiên Còn diện KT4 là những người tạm trú với thời gian 6 tháng trở lên, phải ở nhà thuê hay nhà trọ, hiện có việc làm ở thành phố, nhóm này phải đăng ký lại 6 tháng/lần Đa số nhân khẩu KT4 là công nhân khu công nghiệp và lao động ngoại tỉnh, thường tập trung ở các nhà trọ, nhà tạm Để khắc phục các vấn đề trên, hiện nay KT3 đang đẩy mạnh thực hiện 2 dự án của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân Khi 2 dự án này khi đi vào hoạt động, công dân, doanh nghiệp, thực hiện thủ tục hành chính sẽ được giảm bớt các loại giấy tờ, thủ tục góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
V ề an sinh xã hộ i: Đảm bảo an sinh xã hội là khâu then chốt đối với người lao động di cư và thực sự hữu ích cho người nghèo và các nhóm yếu thế khác, không phân biệt vị thế cư trú Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay mà người lao động di cư phải vượt qua để được bình đẳng như người dân địa phương là hộ khẩu thường trú Những năm qua nhóm lao động di cư nội địa này đã trở thành đối tượng điều chỉnh của một số luật như Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm… nhằm giúp họ có thể tiếp cận một số dịch vụ an sinh thiết yếu Song theo ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), nhóm lao động di cư tham gia bảo hiểm rất ít, do hiệu quả tổ chức triển khai thực hiện không cao Do các điều kiện để nhập hộ khẩu hạn chế, lao động di cư phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tham gia các dịch vụ y tế công tại nơi tạm trú và rất khó xin cho con em đi học, nhất là cấp mầm non và tiểu học 99% lao động di cư khu vực phi chính thức không có bảo hiểm xã hội để hỗ trợ họ giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già, và chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro đó Để đáp ứng nhu cầu cũng như tháo gỡ khó khăn cho người dân, chính quyền KT3 đã từng bước cải thiện theo hướng đơn giản, nhanh gọn và hiệu quả các thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu, bảo hiểm y tế, trường học công…, Ngành Lao động thương binh xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tập trung, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức, vận động doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội nghiêm túc kết hợp xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên tất cả mọi lĩnh vực theo luật quy định
Sau thời gian dài chiến đấu với dịch COVID-19, chính quyền thành phố nhận thấy rằng, đểthu hút được nguồn lao động nhập cư gắn bó với thành phốlâu dài hơn thì bên cạnh chính sách ngắn hạn, thành phố cần có chính sách dài hạn, căn cơ hơn
Trong đó chính sách bảo đảm đời sống, chỗ ở cho người lao động phải được đặt lên hàng đầu Chính quyền cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, giúp họ chuyển đổi nghề thích ứng với nhu cầu, đồng thời tái cấu trúc lại lực lượng lao động, ưu tiên cho lao động có tay nghề cao, lao động sử dụng công nghệ…
Với những chính sách đó, thành phố đã phần nào hạn chế được những tác động tiêu cực mà người nhập cư đem lại như: áp lực về việc làm, nhà ở, các dịch vụ xã hội, vấn đề an ninh trật tự…
T ổ ch ứ c, b ộ máy quản lý lao độ ng nh ập cư tại Thành phố H ồ Chí
Lao động nhập cư không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó còn là vấn đề chính sách xã hội, vấn đề bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ ̣của người dân Đảm bảo quyền lợi của người lao động nhập ̣ cư và khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ sở hạ tầng của thành phố có người nhập ̣ cư sẽ ngày càng phức tạp ̣ nếu không sớm có chính sách phù hợp mang tính định hướng lâu dài Do vậy để quản lý tốt lao động nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của thành phố, nhưng thực tế hiện nay do không có một cơ quan nào tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc xây dựng chính sách, quản lý người di cư nên các cách làm, các quyết định riêng rẽ của thành phố có phần kém hiệu quả, chưa nghiên cứu, ban hành đầy đủ hệ thống chính sách để quản lý thống nhất đối với lao động nhập cư, do vậy việc quản lý lao động nhập cư liên quan đến tất cả các cấp, các ngành gồm Công an, Tư pháp, Thống kê, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Xây dựng, Giao thông… Chỉ khi có một đầu mối chuyên nghiệp, vấn đề lao động nhập cư mới được quan tâm đúng mức và có cách nhìn cân bằng, thỏa đáng cho cả công tác quản lý, phát triển đô thị lẫn người di cư.
Phân tích mặt tích cự c và hạ n ch ế trong công tác quản lý lao độ ng nh ậ p cư
Việc ban hành các chính sách, biện pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực mà người nhập cư đem lại Một hệ thống chính sách, biện pháp hợp lý sẽ tranh thủđược những lợi ích do người nhập cư đem đến và ngược lại, một chính sách quản lý buông lỏng hay thả nổi thì những tác động tiêu cực người nhập cư đem lại có thể không kiểm soát được và sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị
Với chính sách nhập cư hiện nay của thành phố, dân nhập cư có thể mơ về một công việc ổn định, mức thu nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, và đặc biệt giấc mơ thoát nghèo là điều hoàn toàn mà họ sẽ làm được Bên cạnh những lợi ích đó, việc sống và làm việc ở thành phố, dân nhập cư có cơ hội được sống trong một đô thị có chất lượng sống cao, cập nhật thông tin đa dạng, liên tục, được cung ứng đầy đủ các dịch vụ về y tế, giáo dục, giải trí… Đối với sinh viên tỉnh lẻ, việc rời quê vào Thành phố Hồ Chí Minh để học tập sẽ có rất nhiều cơ hội cho tương lai của bản thân Với một môi trường giáo dục đa dạng, chất lượng như Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên tỉnh lẻ sẽ có rất nhiều cơ hội trong việc lựa chọn ngành nghề, trường học Đồng thời, lĩnh hội và bổ sung các kỹ năng cần thiết về tin học, tiếng anh, kỹnăng mềm trong một môi trường kinh tế-xã hội năng động như Thành phố Hồ Chí Minh Với một thị trường lao động màu mỡ nơi đây, sinh viên tỉnh thành sẽ rất thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm trong các công ty, Doanh nghiệp, hơn thế nữa là các công ty nước ngoài, đa quốc gia với thu nhập cao
Với sự ra đời của Luật cư trú ngày 01/07/2007, đã góp phần giúp cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và chính quyền các tỉnh thành trong cả nước nói chung quản lý có hiệu quả hơn vấn đề dân số và đặc biệt là dân nhập cư, mở ra điều kiện thoáng hơn cho người dân về đăng ký hộ khẩu vào các đô thị lớn Đặc biệt, vấn đề quản lý và cấp giấy phép tạm trú cho người dân được tiến hành rất nhanh chóng, thủ tục đơn giản
Thứ nhất, thành phố chưa phát huy hết những tác động tích cực của người nhập cư đến sựphát triển kinh tế - xã hội Điều này thể hiện ở mức độđóng góp của người nhập cư vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố còn thấp (số liệu) Chính quyền thành phố chưa phát huy tối đa những phẩm chất tốt đẹp của người nhập cư (cần cù, chất phác…) và chưa hỗ trợ kịp thời để khắc phục những nhược điểm và khó khăn mà họ gặp phải
Thứ hai, những tác động tiêu cực của người nhập cư vẫn chưa được ngăn chặn và hạn chế Minh chứng cho hạn chế này là áp lực giải quyết việc làm đối với chính quyền thành phố vì phần lớn người nhập cư tạm thời và mùa vụ có trình độ học vấn không cao, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật Chính vì vậy, người nhập cư chưa đóng góp nhiều trong tăng trưởng kinh tế mà ngược lại làm tăng thêm tỷ lệ nghèo đô thị của thành phố Ngoài ra, số lượng người nhập cư ồ ạt vào các quận nội thành đã gây tình trạng quá tải và suy giảm về hạ tầng giao thông.
Thứ ba, tỷ lệ người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu đăng ký tạm trú, trong đó có một bộ phận không đăng ký, nhất là người nhập cư làm việc mùa vụ Điều này gây khó khăn cho chính quyền thành phố trong quản lý nhân khẩu, hộ khẩu dẫn đến nhiều vấn đề về trật tự an toàn xã hội nảy sinh
Thứtư, vai trò quản lý của chính quyền thành phố, các doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể còn hạn chế Điều này thể hiện thông qua việc ban hành một số chính sách chưa phù hợp, việc quản lý tình hình tạm trú của người nhập cư còn nhiều vấn đề bất cập, chưa giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội, an sinh xã hội cho người nhập cư, chưa kiểm soát chặt chẽ khu vực kinh tế không chính thức… Các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội chưa phát huy hết vai trò trong việc hỗ trợ người nhập cư, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến vấn đề nhà ở cho công nhân Việc đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động cũng chưa được các doanh nghiệp chú trọng Việc trang bị kiến thức về pháp luật, hôn nhân, kỹ năng sống, những nét văn hóa nổi bật để người nhập cư có thể nắm bắt được thông tin vẫn chưa được các tổ chức quan tâm.
Gi ải pháp và kiế n ngh ị
Căn cứ vào số liệu về dân số đang gia tăng theo tỷ lệ gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên gần đây cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, có thể dự báo rằng quy mô số lượng người nhập cư với mục đích lao động tiếp tục tăng hơn nữa trong nhiều năm tiếp theo Với những mặt tích cực nhờ có lao động nhập cư mang lại thì vẫn còn tồn tại những hạn chế chính quyền thành phố chưa khắc phục được Song, với những chính sách quản lý chưa thật sự chặt chẽ sẽ không thể giải quyết được các khó khăn về lâu về dài đối với cuộc sống của lao động nhập cư và với cả thành phố Từ việc nghiên cứu thực trạng cũng như đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của công tác quản lý lao động nhập cư trên địa bàn thành phố, nhóm tác giả kế thừa những giải pháp của chính quyền và các tác giả đi trước để tổng hợp đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý lao động nhập cư trên địa bàn đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
3.4.1.1 Nhóm giải pháp vềchính sách tổ chức, quản lý và điều tiết lao động nhập cư
Thứ nhất, việc quy hoạch hoặc phát triển thành phố cần tính đến người nhập cư
Cụ thể, để kéo dãn dòng lao động di chuyển vào trung tâm thành phố thì cần có chính sách giãn dân ở trung tâm đô thị Cụ thể là xây dựng và phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh đô thị như các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Long An, Vũng Tàu, ) hay các huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó thu hút các ngành công nghiệp nặng, các ngành cần nhiều nhân lực lao động giản đơn ra khỏi trung tâm, làm giảm sức ép dân số cho thành phố đồng thời hạn chế sức ép cho cơ sở hạ tầng đô thị
Ngoài ra, việc phát triển các làng nghề địa phương ở các khu vệ tinh sẽ thu hút lao động tại chỗ, hạn chế di cư tự phát của lao động vào trung tâm thành phố, mang tính chất dài hạn Mối liên kết kinh tế giữa các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp trong và ngoài đô thịcũng trởnên bền chặt hơn, mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức lương phù hợp với nhu cầu của người lao động Không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế, chính quyền cần có chính sách phát triển toàn diện về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an ninh, để người lao động yên tâm sinh sống, làm việc và chăm lo cho gia đình mà không có một trở ngại nào cả Tuy nhiên, để đạt được đến mục tiêu đó, đòi hỏi chính quyền các cấp cần đầu tư thời gian và công sức hơn rất nhiều lần để phối hợp với các địa phương nhỏ lẻ
Thứ hai, tiếp tục phát huy quản lý chặt chẽ số người nhập cư trên từng phường, quận nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung Vì phần lớn lao động nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh là người dân có dân trí chưa cao, kiếm sống bằng các ngành nghề lao động giản đơn, nên dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi các vấn đề về tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, Để thực hiện triệt đểcông tác kiểm tra số lượng lao động nhập cư, cần xác định rõ cơ quan nào có chức năng quyền hạn trong công tác này để cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan ấy thay vì để chính quyền địa phương thực hiện quản lý chung chung như trước đây Song, công tác kiểm tra, tình hình sử dụng lao động được thực hiện kỹ càng gắn liền với biện pháp xử lý các trường hợp sai phạm
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý đối với khu vực kinh tế không chính thức và việc làm không chính thức Trước tiên, chính quyền cần nhận thức đúng về sự tồn tại của khu vực kinh tế không chính thức và tầm quan trọng của các việc làm không chính thức đối với người dân hiện nay Đối với người lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực vực làm không chính thức đem đến rất nhiều cơ hội việc làm cho họ Tuy nhiên, nhà nước không thể quản lý tất cả vì tính hạn chế của nó, thay vì gắt gao bài trừ một cách vô bổ, nhà nước cần tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế không chính thức có cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng đểcó mặt bằng và địa điểm kinh doanh ổn định và phát triển hơn Theo đó, việc đào tạo nghề nghiệp cần chuyển đổi theo hướng phù hợp hơn, đảm bảo người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp để họcó thể học và làm với mức lương đảm bảo những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống
3.4.1.2 Nhóm giải pháp vềchính sách kinh tếvà hỗ trợđời sống của lao động nhập cư Đối với nhà nước, chính quyền thành phố, để hỗ trợ lao động nhập cư về kinh tế và đời sống, cần hoàn thiện các chính sách xã hội đối với lao động nhập cư về nhà ở, việc làm, các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm nghèo,
Theo website World Population Review, tính đến tháng 7/2021 thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh đạt 9.077.158 người So với năm 2009 dân số của thành phố đã tăng 1.800.000 người Với mật độ dân số hơn 4000 người/km2, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang trong tình trạng quá tải về rất nhiều mặt
Theo cán bộ chuyên trách Hội Phụ nữ Công an Thành phố Hồ Chí Minh, “hiện nay, thành phố chỉ có thể giải quyết được 15% nhu cầu về chỗở cho công nhân, lao động còn hơn 80% công nhân nhập cư phải thuê phòng trọ để ở Vì vậy, việc giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ có một số tiện ích cơ bản và an toàn nên được thành phốquan tâm.”
Với diễn biến gia tăng dân số, đặc biệt là dân nhập cư thì vấn đề thiếu nhà ở là điều không thể tránh khỏi Hiện tượng các khu nhà tồi tàn, các khu ổ chuột, tạm bợ, tự phát với tình trạng an ninh trật tự rất kém mọc lên như “núi” gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đô thị thành phố Vì vậy, chính quyền thành phố cần đẩy mạnh xây dựng các khu nhà xã hội hoặc chung cư nhỏ cho thuê hoặc bán trả góp trong khoảng thời gian dài hạn, tạo điều kiện cho lao động nhập cư (nhất là người có thu nhập thấp) có thể mua được nhà xã hội với chi phí thấp và cung cấp cho họ nhu cầu về điện, nước cơ bản Tuy nhiên, việc xây dựng nhà đô thị phải có số lượng và tốc độ xây dựng phù hợp với kế hoạch, mục tiêu của đô thị, tránh trường hợp xây dựng tràn lan nhưng không đạt hiệu quả gây tác dụng ngược
Việc làm, thu nhập: lao động nhập cư phần lớn xuất phát từ nông thôn, những nơi thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp hoặc yêu cầu quá cao so với trình độ dân trí cũng như trình độ chuyên môn của họ
Vì vậy, chính quyền thành phố nên lưu tâm vấn đề mở rộng đào tạo và cơ hội việc làm các khu vệtinh ngoài thành phố để vừa thực hiện chính sách kéo giãn lao động ra khỏi trung tâm, vừa đáp ứng được nhu cầu thu nhập của dân nhập cư
Giảm nghèo: Ngoài các lĩnh vực tín dụng xã hội như Quỹ xóa đói giảm nghèo thì lao động nhập cư rất khó khăn trong việc tiếp cận để vay vốn từ ngân hàng, vì yêu cầu các điều kiện thế chấp như nhà, đất, hộ khẩu, trong khi họ không thể đáp ứng được các yếu tố đó Chính quyền thành phố cần quan tâm sát sao hơn nhu cầu vay vốn của lao động nhập cư để có những hỗ trợ kịp thời giúp quá trình vay trả của họ diễn ra nhanh chóng và hợp pháp, tránh những tình trạng vay lậu, vay nóng phát sinh các tệ nạn xã hội
Cần có biện pháp hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, văn hóa, Cần cởi mởhơn giáo dục, có nghĩa là dù hộ khẩu của người dân ở trong hay ở ngoài thành phố thì con cái của họ vẫn được theo học các trường trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho con em đi học gần nơi làm việc của cha mẹ hoặc trợ cấp phí sinh hoạt cho học sinh tạm trú có bố mẹlà lao động thu nhập thấp
Về y tế, ngành y tế thành phố nên mở rộng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện Khác với những người lao động có thu nhập ổn định, cuộc sống của lao động nhập cư thu nhập thấp sẽ rất khó khăn khi họ mất sức lao động hoặc gặp rủi ro, bệnh tật Vì vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện chính là điểm tựa, là “cứu cánh” cho những người không có lương hoặc thu nhập thấp Mặc dù nhu cầu về bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tự do thực sự rất cao nhưng họ lại chưa có điều kiện tìm hiểu rõ do thiếu thông tin Điều cần thiết nhất hiện nay là làm sao kết nối cung - cầu, giải quyết cơ chế thông tin đến lao động nhập cư để họ có khả năng tham gia, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động tự do khi hết tuổi lao động hoặc gặp rủi ro
Về văn hóa, nâng cao nhận thức của lao động nhập cư với các vấn đề, chính sách nhập cư thông qua những chương trình quan tâm thực tế của họ Ngoài ra, tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, sinh sản, kỹ năng sinh tồn, Song song với quản lý chặt chẽ, sát sao hơn để có biện pháp kịp thời Đối với doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, cần chủ động kết hợp chặt chẽ với địa phương hoặc các doanh nghiệp có lao động phần lớn là dân nhập cư hỗ trợ thuê nhà giá rẻ cho họ Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tạo cơ hội bình đẳng cho lao động nhập cư có cơ hội phát triển, không phân biệt đối xử với họ và chi trả theo chính sách tiền lương phù hợp với công sức cống hiến và hoàn cảnh của từng lao động, đặc biệt đối với những lao động có hoàn cảnh khó khăn Luôn phát huy vai trò và thế mạnh trong việc hỗ trợlao động nhập cư tiếp cận bảo hiểm xã hội bằng cách nâng cao nhận thức lao động nhập cư về sự cần thiết của bảo hiểm xã hội tự nguyện và đảm bảo hỗ trợ kịp thời, giải đáp những thắc mắc trong quá trình họ tham gia bảo hiểm xã hội