Giải pháp quản lý lao động nhập cư trên địa bàn đô thị Thành phố Hồ Chí Minh để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường

MỤC LỤC

Gi ải pháp và kiế n ngh ị

Ki ế n ngh ị

Lưu lượng lưu thông trên đường ngày càng dày đặc không chỉ khiến nạn kẹt xe trở nên nghiêm trọng hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, đường sá ngày càng cũ kĩ và có nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố,. Để giảm thiểu tình trạng kẹt xe và ô nhiễm, cần đưa ra chính sách xây dựng nhiều cầu vượt, tăng tuyến xe bus cho công nhân, góp phần giảm thiểu số lượng xe cá nhân, giảm tai nạn, giảm ô nhiễm môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí đi lại cho lao động nhập cư có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, song hành với diễn biến dân sốgia tăng, rác thải cũng vậy, chính quyền thành phố cần cải thiện khu cư trú của lao động nhập cư sạch sẽ hơn, thúc đẩy quá trình vận chuyển và xử lý rác thải triệt để.

Ngoài những vấn đềxã hội ảnh hưởng đến đời sống xã hội, chính quyền thành phố cần chủ động xây dựng các chính sách dự phòng về thiên tai, dịch bệnh cho lao động nhập cư để kịp thời hỗ trợ họ ổn định cuộc sống, đặc biệt là lao động nhập cư nghèo. Thừa nhận hiện tượng lao động nhập cư là hiện tượng mang tính quy luật, khách quan trong quá trình phát triển nên hãy coi lao động nhập cư là động lực tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, nâng cao chất lượng sống. Phương pháp kinh tế có nhiều hình thức tác động, trong đó quan trọng nhất là sử dụng các đòn bẩy kinh tế (như thuế, lãi suất, tiền lương, thu nhập, tiền thưởng…) và các biện pháp kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp phát triển theo hướng chủđộng đảm.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, phương án khả thi là hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư cần nhiều lao động phổthông ở đô thị nhằm tạo ra hàng rào kỹ thuật và công nghệđể gián tiếp hạn chế di cư lao động phổ thông vào thành phố. Vùng đô thị trung tâm cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm, sử dụng ít đất, sử dụng lao động có lựa chọn và gắn với các trung tâm nghiên cứu. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của thành phố trong tương lai với tỉ lệ lao động cho từng ngành, từng lĩnh vực mũi nhọn,…từ đó, có những biện pháp cụ thể hơn nhằm khuyến khích hoặc hạn chế số lượng lao động lĩnh vực đó ở lại hoặc rời khỏi thành phố.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh, giảm dần các yếu tố thuộc “lực đẩy” người lao động di chuyển khỏi nơi cư trú như đã trình bày ở phần Giải pháp. Trên tinh thần xem đây là một lực lượng đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, vì con người là lực lượng cơ bản trong lực lượng sản xuất, nếu được quản lý và điều tiết hiệu quả sẽ trở thành cánh tay đắc lực cho nền kinh tế thành phố. Chính quyền thành phố có vai trò to lớn trong việc khai thác những mặt tích cực do lao động nhập cư mang lại và khắc phục khó khăn mà lao động nhập cư gặp phải nhằm hạn chế những tiêu cực không đáng có.

Ở Việt Nam, vấn đề di dân, sự biến đổi trong cơ cấu dân số không phải là một hiện tượng mới trong xã hội, tuy nhiên vấn đềlao động nhập cư vàocác đô thị vẫn là vấn đề kinh tế - xã hội vô cùng phức tạp. Người lao động từ các khu vực nông thôn nhập cư vào các đô thị không hẳn là một thách thức đối với các đô thị mà là một phần tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Để góp phần giải quyết vấn đề này, thành phố cần chú trọng đến các giải pháp vừa phát huy tác động tích cực vừa hạn chế những tác động tiêu cực do người nhập cư đem lại nhưng cũng không quên giải quyết những khó khăn của lao động nhập cư để họ có cuộc sống chất lượng hơn.

Sách; Luận văn; Luận án

Nhập cư ở vùng Đông Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ XXI và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá chất lượng cuộc sống của lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Website

Dòng di cư từnông thôn đổ về, đô thị lớn gánh áp lực quá tải.