1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng
Tác giả Đinh Hồng Ngân
Người hướng dẫn TS. Bùi Đăng Hiếu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 53,85 MB

Nội dung

TRONG HỢP ĐỒNGKhái niệm trách nhiệm pháp lý, TNDS và TNDS trong hợp đồngTNDS do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản TNDS do không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản TNDS do không

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐINH HONG NGÂN

TRÁCH NHIỆM DAN SU TRONG HỢP ĐỒNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự

Mã số: 60.38.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS BÙI ĐĂNG HIẾU

THU VIÊN

TRUONG ĐẠI HOC | UẬT HÀ NỘIPHÒNG DOC _/ZđØ$ _ —

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn thạc sỹ luật chuyên ngành luật dân sự và tố tụngdan sự, tôi vô cùng cam ơn Thầy giáo, Tiến sỹ Bui Đăng Hiếu, người đã hướng

dan tôi nhiệt tình, tận tâm và khoa học

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đố của thây, cô giáo trong TrườngĐại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Khoa sau đại học, các nhà khoa học.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan Toà án nhân dân tối

cao, lãnh đạo Viện khoa học xét xu, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã ung

hộ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 12 năm 2006

Trang 3

TAND Toà án nhân dân

TANDTC Toà án nhân dân tối cao

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 4

TRONG HỢP ĐỒNGKhái niệm trách nhiệm pháp lý, TNDS và TNDS trong hợp đồng

TNDS do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản

TNDS do không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản

TNDS do không thực hiện một công việc phải thực hiện hoặc do

không được thực hiện một công việc

TNDS do chậm thực hiện nghĩa vụ

TNDS do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vu dân sự

ác trường hợp miễn trừ TNDS

2.6.1 Miễn trừ TNDS do sự kiện bất khả kháng

2.6.2 Miễn trừ TNDS do lỗi của bên có quyền

2.6.3 Miễn trừ TNDS do thoả thuận trong hợp đồng

Chương 3

CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG HỢP ĐỒNG

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

20 21 25

263d 30 36 39 40 42

42 44

Trang 5

THUC TIEN ÁP DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT

VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SUTRONG HỢP ĐỒNG

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về TNDS trong hợp

đồng

Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

4.2.1 Hoàn thiện một cách đồng bộ các văn bản pháp luật Việt

Nam về hợp đồng

4.2.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về TNDS

đo vi phạm hợp đồng

Kiến nghị nhằm nâng cao năng lực áp dụng các quy định của pháp

luật về TNDS trong hợp đồng trong hoạt động xét xử của toà án

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC TÌNH HÌNH NGHIÊN CÚU ĐỀ TÀI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

51 535357

57

676769 73

7677 81

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, thực tế đã đặt ra cho Việt Nam yêu cầu cấpthiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh được đầy

đủ hơn các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế(Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO)

Vì vậy, trong thời gian 10 năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiềuvăn bản pháp luật trong đó có các Bộ luật, các luật quan trọng và cũng đã sửađổi nhiều luật cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế `

Bộ luật dân sự (BLDS) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđầu tiên được ban hành vào năm 1995, đã điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn

các quan hệ trong đời sống xã hội, đó là các giao lưu dân sự của các chủ thể.BLDS cũng góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ dân sự và hạn chế cáctiêu cực của các giao lưu dân sự, nhất là trong lĩnh vực hợp đồng bằng cách đưa

ra các quy định về trách nhiệm dân sự (TNDS) như trách nhiệm bồi thường thiệt

hại (TNBTTH), trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự hay trách

nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, v.v Những quy định này nhằmmục đích tạo ra cơ chế hữu hiệu nhất để các chủ thể có đủ cơ sở pháp lý đểbảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, cũng như có quyền yêu cầu Toà

án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền bị xâm phạm Mộttrong số những quyền đó là quyền được bảo đảm thực hiện hợp đồng

“Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện, BLDS năm 1995 cũng đã bộc lộ

những hạn chế, thiếu sót cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời

BLDS năm 2005 ra đời đánh dấu kết quả của việc tiếp thu ý kiến đóng góp

xây dựng luật qua nhiều năm của nhiều tầng lớp xã hội, thể hiện đầy đủ nhất

việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa BLDS năm 2005 đã có những sửa

đổi, bổ sung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà chủ yếu là hợp

Trang 7

cho bên tham gia hợp đồng có hành vi vi phạm pháp luật và có ý nghĩa trongviệc giáo dục về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của các bên tham gia ký kết hợp đồng Ì

Do mới được ban hành năm 2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006

nên BLDS năm 2005 vẫn còn mang tính mới, việc áp dụng còn có nhiều lúngtúng Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ các quy định của pháp luậtdân sự nói chung và của BLDS năm 2005 nói riêng về TNDS trong hợp đồng

là việc cần thiết, kịp thời Chính những đòi hỏi cấp thiết đó đã đặt ra cho tácgiả lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ” làm dé

tài luận văn thạc sỹ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề TNDS trong hợp đồng là một nội dung quan trọng của pháp luậtViệt Nam cũng như thế giới Việc bồi thường thiệt hại do hành vi gây thiệt hạitrong khi thực hiện hợp đồng hay phạt vi phạm (PVP) do có hành vi trái phápluật liên quan đến việc thực hiện hợp đồng không chỉ được các bên ký kết hợpđồng quan tâm mà còn được quan tâm, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp

lý Thời gian vừa qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chế định hợpđồng dân sự, TNDS như:

* “Hoàn thiện chế định hợp đồng trong Bộ luật dan sự”, dé tài khoa học

cấp bộ của Viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2005

do TS Nguyễn Ngọc Khánh làm chủ nhiệm: Đề tài chủ yếu nghiên cứu chếđịnh hợp đồng, trong đó cũng có khái quát về trách nhiệm thực hiện hợp đồng;

* “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín ”, Luận án thạc sỹ luật học năm

1999 của ThS Lê Thị Bích Lan: Luận án làm rõ vấn đề bồi thường thiệt haingoài hợp đồng, đề cập phần nào đến TNDS nói chung

Trang 8

* “Một số vấn dé áp dụng quy định cua Bộ luật dân sự về bôi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng trong công tác xét xử của Toà án nhân dân”, dé tài3

cấp cơ sở của Viện khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao năm 2000 do cử

nhân Nguyễn Thị Tú làm chủ nhiệm đề tài: Điểm đáng lưu ý của đề tài là đã

có sự so sánh giữa trách nhiệm ngoài hợp đồng và TNDS trong hợp đồng

Ngoài ra, vấn đề TNDS còn được trình bày khái quát tại giáo trình Luật dân

sự của trường Đại học luật Hà Nội, Khoa Luật trường Đại học quốc gia Hà Nội

Tuy nhiên, các đề tài, bài viết nêu trên chỉ mới đề cập một cách kháiquát những vấn đề liên quan đến TNDS trong hợp đồng Do đó, tình hình đặt

ra cho luận văn này phải là một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống

về TNDS trong hợp đồng

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến pháp luật dân

sự về hợp đồng, đặc biệt là về TNDS trong hợp đồng Trong đó, đề tài cũng cónhắc đến các lĩnh vực pháp luật khác nhưng chỉ nhằm mục đích so sánh đểlàm sáng tỏ vấn đề mà luận văn cần giải quyết

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

C Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là dựa

trên cơ sở phương pháp luận nền tảng lý luận triết học duy vật biện chứng Mác- Lênin

và những quan điểm của Đảng, đường lối của Nhà nước liên quan đến đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp, phương

pháp thống kê, phương pháp hệ thống kê kết hợp lôgic và lịch sử và một số

phương pháp có tính ứng dụng cụ thể như phương pháp so sánh luật, trên cơ sở

xem xét tính phổ biến của pháp luật trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vựcTNDS từ đó rút ra được những tiến bộ, sự phù hop và những hạn chế về vấn dé

hợp đồng dân sự và trách nhiệm trong hợp đồng theo pháp luật ở Việt Nam và

đưa ra một số đề xuất thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện chế định TNDS

trong hợp đồng

Trang 9

Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ khái niệm TNDS, các loạiTNDS trong hợp đồng, phân biệt TNDS trong hợp đồng và TNDS ngoài hợp

đồng, phân tích, đánh giá những quy định của hiện hành về TNDS trong hopđồng Ngoài ra, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng cũng như kinh nghiệm của

các quốc gia trên thế giới và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật vềTNDS trong hợp đồng, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp

luật dân sự nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng để pháp luật về dân

sự thực sự là một công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc thúc đẩy giao lưu dân sự

và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Làm rõ khái niệm và nội hàm của TNDS và TNDS trong hợp đồng;

- Phân tích pháp luật thực định của Việt Nam về TNDS và các loại TNDS;

- Lầm rõ thực trạng và đánh giá những quy định pháp luật hiện hành vềTNDS trong hợp đồng;

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

về TNDS trong hợp đồng

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

- Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống và khá toàn

diện về vấn đề TNDS trong hợp đồng; làm sáng tỏ khái niệm và các hình thứcTNDS trong hợp đồng;

- Luận văn góp phần chỉ ra các bất cập trong pháp luật hiện hành điềuchỉnh chế định TNDS trong hợp đồng;

- Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện phápluật về TNDS trong hợp đồng nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủnghĩa vụ hợp đồng trong giao dịch dân sự

Trang 10

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu mà luận văn góp phần phát triển lý luận về TNDStrong hợp đồng;

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho

những người làm công tác xây dựng pháp luật, thực thi và áp dụng pháp luật,nghiên cứu khoa học pháp lý, giảng dạy pháp luật

§ Cơ cấu của luận văn

Luận văn được thực hiện với nội dung và kết cấu gồm lời nói đầu, 4

chương, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1: Những vấn đề chung về trách nhiệm dân sự trong hợp đồngChương 2: Các trường hợp phát sinh trách nhiệm dân sự trong hợp đồngChương 3: Các loại trách nhiệm dân sự trong hợp đồng

Chương 4: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệmdan su trong hợp đồng và một số kiến nghị

Trang 11

TRONG HỢP ĐỒNG

1.1 KHÁI NIEM TRÁCH NHIỆM PHAP LÝ, TRÁCH NHIEM DÂN SỰ

VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG HỢP ĐỒNG

1.1.1 Trách nhiệm pháp lý

"Trách nhiệm là khái niệm xuất hiện phổ biến trong đời sống của người

dân, trong mối quan hệ giữa con người với con người Ví dụ cha mẹ có trách

nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, ngược lại con cái có bổn phận

kính trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ; mọi công dân có trách nhiệm tôn trọng

pháp luật) Theo Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa “7.Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn,nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả, 2 Sự ràng buộc đối vớilời nói, hành vi của mình, bảo dam đúng dan, nếu sai trái thì phải gánh chịu

phần hậu quả ”[32 Từ đó có thể thấy trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa, tích cực và tiêu cực Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm là bổn phận, là điều phải làm Theo nghĩa tiêu cực; trách nhiệm là hậu quả bất lợi phải gánh chịu về

mình Việc thực hiện hoặc không thực hiện công việc đó không nhất thiết cầnphải có sự bảo đảm của Nhà nước bằng pháp luật Nhưng khi các loại tráchnhiệm đó được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật thì tráchnhiệm đó trở thành bắt buộc, hay còn gọi là trách nhiệm pháp lý Trên thực tế,vai trò tác động của pháp luật ngày càng cao, nó không còn đóng khung ở chức

năng bảo vệ các quan hệ xã hội mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của

xã hội theo hướng khách quan Do vậy, các quan hệ trách nhiệm không chỉ

dừng lại ở việc hoàn thiện các chế tài xử lý các hành vi vi phạm, mà còn có tác

động đến việc hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong xã hội

thông qua những quy định trách nhiệm phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó

Trang 12

Dưới góc độ pháp luật, trách nhiệm được hiểu là trách nhiệm pháp lý.

Trách nhiệm pháp lý là một chế định rất quan trọng trong mọi hệ thống luật

Từ điển bách khoa toàn thư của Pháp (Le Petit Larousse) giải thích khái niệm

“trách nhiệm” hiểu dưới góc độ pháp lý là bổn phận sửa chữa lỗi, thực hiệnmột nghĩa vụ hay một điều ràng buộc [35, tr 46] Trách nhiệm pháp lý chỉ

xuất hiện khi có vi phạm pháp luật, hay nói cách khác trách nhiệm pháp lý là

“hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật” Trách nhiệm pháp lý là biện phápcưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạmpháp luật Nó thể hiện thái độ phê phán của Nhà nước đối với hành vi vi phạm

và được bảo vệ bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước Trong lý luận chung về

pháp luật, chúng ta đã quen với việc phân định trách nhiệm pháp lý theo

phương pháp truyền thống, theo đó có các loại trách nhiệm pháp lý là tráchnhiệm hình sự, TNDS, trách nhiệm ky luật và trách nhiệm hành chính

È Theo định nghĩa trong giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của

Trường Đại học Luật Hà Nội:

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải

chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy

định ở chế tài các quy phạm pháp luật [12, tr 508].+

Tuy nhiên, định nghĩa này chưa nêu bật những đặc điểm của trách

nhiệm pháp lý và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý.

Dựa trên những khái niệm và định nghĩa nêu trên, có thể thấy trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm cơ bản như sau:

Dấu hiệu điển hình của trách nhiệm pháp lý là chế tài Việc áp dụng chếtài thể hiện thái độ của Nhà nước tác động đến các hành vi vi phạm pháp luật

vì được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Hệ thống các biện pháp

Trang 13

trừng trị và tính khôi phục tương ứng với phần hậu quả mà người có tráchnhiệm phải gánh chịu do không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Dấu hiệu thứ hai của trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm pháp lý nhất

thiết phải được quy định bằng các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền Chỉ Nhà nước mới có quyền xác định hành vi nào là vi

pham pháp luật và những chế tài tương ứng

Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý chi được phép áp dụng đối với các chủ

thể vi phạm pháp luật Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi trái pháp luật được thực hiện trong các trường hợp: ¡) chủ thể không có năng

lực trách nhiệm pháp lý, ii) do sự kiện bất kha kháng, iii) do phòng vệ chínhđáng, iv) được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết

Dựa trên những đặc điểm phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm pháp lý như sau: ứrách nhiệm pháp lý là hậu qua bất loi mà chủ thể vi phạm pháp luật (vì có hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác) phải gánh chịu với tính chất là biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

chủ thể bị vi phạm

1.1.2 Trách nhiệm dân sự

L TNDS là một trong các loại trách nhiệm pháp lý Nếu dựa trên tiêu chí

chủ thể được phép áp dụng, thì TNDS là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án

hoặc các chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vì phạm pháp

luật dân sự.

TNDS cũng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo nghĩa

rộng, TNDS được hiểu là bổn phận xác định của các chủ thể pháp luật dân sự

trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật dân sự

nói riêng, vì lợi ích của Nhà nước, xã hội và chủ thể khác Theo nghĩa hẹp,

Trang 14

TNDS là hậu quả pháp ly bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật

dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục tổn thất đã gây ra

Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà

Nội, thi “7NDS là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản duoc áp dụng đốivới người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh

than cho người bị thiệt hại (9) Nhu vậy, hiểu theo nghĩa trên, thì TNDS đượcgắn với việc có vi phạm pháp luật, tức là TNDS được đặt ra nếu có sự vi phạmpháp luật dân sự (TNDS được hiểu theo nghĩa hẹp)

Trong Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp, số chuyên đề vềBLDS Việt Nam năm 2005, tại phần thuật ngữ pháp luật dân sự lại đưa ra khái

niệm khác về TNDS như sau:

“TNDS (theo nghĩa rộng) là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp

dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị

vi phạm TNDS (theo nghĩa hep) là các biện pháp có tính cưỡng chế ápdụng đối với người có hành vi vị phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho

người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có spat

thường thiệt hại trong hop đồng hoặc ngoài hợp đồng)' [6, tr 249]

Dựa trên những khái niệm nêu trên, ngoài những đặc điểm chung của

trách nhiệm pháp lý, TNDS còn mang những đặc điểm riêng như sau:

- Căn cứ phát sinh TNDS là hành vi vi phạm pháp luật dân sự hoặc vi

phạm hợp đồng, đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy

đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự |

- TNDS bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến tài sản Lợi ích mà các bênhướng tới trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản

Do đó, TNDS của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên bị vi

phạm những lợi ích vật chất nhất định.

- Chủ thể chịu TNDS có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là

Trang 15

người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên,

pháp nhân, cơ quan, tổ chức

- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải tiếptục thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắcphục những hậu quả vật chất cho bên bị vi phạm

Căn cứ vào nghĩa vụ được tạo lập mà các bên vi phạm trách nhiệm được phân chia thành TNDS do vi phạm các nghĩa vụ được pháp luật quy địnhchung (trách nhiệm ngoài hợp đồng) và TNDS do vi phạm nghĩa vụ từ nhữngcam kết, thoả thuận (TNDS trong hợp đồng)

Qua sự phân biệt hai loại hình TNDS trên, xuất hiện một khái niệm kháccủa khái niệm “TNDS”, đó là khái niệm “trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân

sự” Về nguyên tắc, mọi nghĩa vụ dân sự đều phải được các chủ thể mang nghĩa

vụ thực hiện đúng và đầy đủ Do đó, nếu một bên không thực hiện, thực hiện

không đúng, không đầy đủ nội dung của nghĩa vụ thì phải chịu TNDS đối với

người có quyền TNDS do vi phạm nghĩa vụ dân sự là điều bắt buộc đối với bên

vi phạm nghĩa vu, chỉ hình thành giữa các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa

vụ đang tồn tại và đương nhiên, nó chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ.Chính vi vậy, nghĩa vụ dân sự là cái có trước, còn TNDS do vi phạm nghĩa vụ làcái có sau Mặt khác, nếu các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn

đã được xác định và các bên tự giác thực hiện nghĩa vụ đó thì quan hệ pháp luậtphát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan

hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm

Như vậy, có thể hiểu TNDS do vi phạm hợp đồng hoặc do không thựchiện một nghĩa vụ khác đã có giữa các bên chủ thể được gọi là “TNDS do vi

phạm nghĩa vu” [37] “Trách nhiệm cua bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệnghĩa vụ dân sự phải tiếp tục thực hiện đúng hoặc phải bồi thường thiệt hại dohành vi vi phạm nghĩa vụ của họ gây ra TNDS do vi phạm nghĩa vụ bao gồm trách nhiệm do không thực hiện, thực hiện không đúng, không đây đủ nghĩa

vụ, TNBTTH ” [9].

Trang 16

1.1.3 TNDS trong hợp đồng

Trong Từ điển thuật ngữ luật học hay trong giáo trình, cũng như trong

các bài viết, đề tài nghiên cứu hiện nay, không thấy xuất hiện khái niệm vềTNDS trong hợp đồng Tuy nhiên, trước đây, trong Pháp lệnh hợp đồng dân sựnăm 1991 đã xuất hiện khái niệm “trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự”

và có hẳn một chương quy định về vấn đề này (Chương 4 Pháp lệnh hợp đồng

dân sự năm 1991) BLDS năm 1995 và 2005 hiện hành quy định về TNDS nóichung bao gồm cả những quy định về TNDS ngoài hợp đồng và TNDS do vi

phạm nghĩa vụ Có thể hiểu TNDS trong hợp đồng như là TNDS do khôngthực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và áp dụng các quy định về TNDS do viphạm nghĩa vụ để điều chỉnh các trường hợp vi phạm hợp đồng

0 TNDS trong hợp đồng thực chất là một dạng của TNDS nói chung Nómang những đặc điểm chung của TNDS, ngoài ra, TNDS trong hợp đồng còn

có các đặc điểm riêng biệt không giống các hình thức TNDS khác

Một trong những đặc trưng cơ bản của TNDS trong hợp đồng, đó là sựtồn tại của TNDS trong hợp đồng luôn gắn liền với sự hiện diện của một hợpđồng cụ thể giữa hai bên giao kết (mà sau này là bên vi phạm hợp đồng và bên

bị vi phạm) và hợp đồng đó phải có hiệu lực Nếu hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu,thì TNDS chỉ có thể được quy kết ngoài hợp đồng Trên thực tế, hợp đồng đó cóthể tồn tại dưới dang một hợp đồng đơn nhất hoặc một chuỗi hợp đồng, ví dụnhư chủ công trình giao kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính, nhà thầuchính lại giao kết việc xây dựng với nhà thầu phụ, và cuối cùng nhà thầu phụ đã

vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho chủ công trình thì ai sẽ là người phải chịu

trách nhiệm? Hay trường hợp hợp đồng được giao kết vì lợi ích của người thứ

ba, người vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho lợi ích của người thứ ba, thì khi

đó, trách nhiệm được quy kết cũng là trách nhiệm trong hợp đồng, dù rằnggiữa người gây thiệt hại và người thứ ba không có quan hệ hợp đồng -:

Hai là, TNDS trong hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự vị phạm nghĩa vụ

Trang 17

theo hợp đồng đó Khi xuất hiện các vi phạm hợp đồng, các bên có thể phảichịu các chế tài như: buộc thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng, đơn phương

đình chỉ thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm Mỗi loạichế tài đều nhằm mục đích buộc bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện đúngnghĩa vụ hợp đồng hoặc phải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền nhằm phục hồi

và đền bù quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng

Tham khảo pháp luật dân sự một số nước trên thế giới như Pháp hay

Nhật Bản, có thể thấy rằng không có sự phân biệt rạch ròi về TNDS trong hợpđồng hay ngoài hợp đồng BLDS Pháp chỉ có quy định về bồi thường thiệt hại

do không thực hiện nghĩa vụ tại Mục IV, Chương III, Thiên II Điều 1147 củaBLDS Pháp quy định về TNBTTH do không thực hiện nghĩa vụ Theo quyđịnh này, người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại nếu không thực hiệnhoặc chậm thực hiện nghĩa vụ, trừ phi chứng minh được rằng việc không thực

hiện nghĩa vụ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ là do một nguyên nhân khách

quan không thuộc trách nhiệm của mình mà không có ác ý [4]

Pháp luật dan sự Nhật Bản cũng không quy định rõ ràng về TNDS trong

hợp đồng mà chỉ phân ra hai trường hợp chịu trách nhiệm, đó là trách nhiệm

do không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do vi phạm Trong đó, tráchnhiệm do không thực hiện nghĩa vụ là trách nhiệm do bên thực hiện chậm,

thực hiện không đầy đủ và không thể thực hiện nghĩa vụ phải gánh chịu.

Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Trách nhiệm do viphạm là trách nhiệm phát sinh do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho

người khác Chế định trách nhiệm vi phạm theo luật dân sự Nhật Bản nhằm

điều chỉnh quan hệ giữa những người không liên quan đến những quan hệ hợp

đồng và quy định việc người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người

bị thiệt hại trong những điều kiện nhất định (hay nói cách khác, quy định của

pháp luật dân sự Nhật Bản về trách nhiệm do vi phạm tương ứng với cách hiểu

về TNBTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật Việt Nam) [Š] Việc gây thiệt hại

Trang 18

do một bên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo các quy

định về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ và các điều khoản cụ thể về tráchnhiệm trong từng hợp đồng cụ thể

Việc quy định TNDS trong hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc

điều chỉnh các quan hệ hợp đồng TNDS trong hợp đồng ngoài ý nghĩa là đem

lại hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm hợp đồng, còn có ý nghĩa là

phục hồi quyền lợi của bên bị vi phạm hợp đồng và bảo đảm trật tự kỷ cương

chung trong lĩnh vực hợp đồng, góp phần củng cố kỷ luật hợp đồng Việc ápdụng các hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với những người vi phạm hợp

đồng nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội do luật dân sự điều chỉnh, thông qua đókhắc phục những hậu quả xấu về mặt tài sản cho người bị vi phạm hợp đồng

Tuy nhiên, khi áp dụng TNDS trong hợp đồng cần lưu ý rằng, trước đây,chế định hợp đồng trong BLDS năm 1995 chủ yếu điều chỉnh các vấn đề vềhợp đồng dân sự Hạn chế này xuất phát từ việc phân biệt hai loại hợp đồng làhợp đồng dân sự (do BLDS điều chỉnh) và hợp đồng kinh tế (do Pháp lệnh hợpđồng kinh tế và Luật thương mại điều chỉnh) Việc phân biệt này đã làm chocác quy định của pháp luật về hợp đồng chồng chéo, trùng lắp, nhiều khi mâuthuẫn nhau, gây ra rất nhiều khó khăn trong thực tế áp dụng ảnh hưởng đến lợiích của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

BLDS năm 2005 đã sửa đổi BLDS năm 1995 theo hướng xây dựng mộtchế định hợp đồng chung, thành các quy định gốc về hợp đồng, điều chỉnh cácquan hệ hợp đồng Các quy định của hợp đồng được áp dụng chung cho tất cả

các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng trong hoạt

động kinh doanh thương mại hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động Nghị

quyết số 45/2005-QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam về việc thi hành BLDS đã quyết nghị về hiệu lực thi hành của BLDS năm

2005 BLDS này thay thế BLDS năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết

hiệu lực kể từ ngày BLDS có hiệu lực [18] Đối với các quy định riêng về hợp

Trang 19

đồng trong các luật chuyên ngành thì áp dụng các luật chuyên ngành đó Ví

dụ đối với các quy định về hợp đồng trong Luật thương mại năm 2005, thì áp

dụng các quy định của Luật thương mại, nếu Luật thương mại không có quyđịnh thì áp dụng các quy định tương ứng của BLDS năm 2005 về hợp đồng

Í Tóm lại, có thể xây dựng khái niệm về TNDS trong hợp đồng như sau:

TNDS trong hợp đồng là những hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản dopháp luật hoặc hợp đồng quy định áp dụng đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợpđồng nhằm bao đảm quyền lợi của bên bị vi phạm và trật tự, kỷ cương chung

trong lĩnh vực hợp đồng _ 2

Theo Từ điển luật học của Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp

lý, TNDS bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụdân sự, buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (PVP) Tác giả cho rằngphân loại TNDS ra thành bốn loại như vậy là chưa hợp lý Bởi ngay từ kháiniệm TNDS đã thể hiện đó phải là những hậu quả bất lợi mang tính chất tàisản Do đó, theo tác giả, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai và buộc

thực hiện nghĩa vụ dân sự không thể coi là TNDS vì hai biện pháp này không

mang tính tài sản Tác giả phân ra hai loại TNDS trong hợp đồng: TNBTTH và

PVP Những vấn đề cụ thể về hai loại TNDS trong hợp đồng này được tác giả trình bày cụ thể tại Chương 3 của Luận văn.

1.2 PHÂN BIỆT TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG HỢP ĐỒNG VÀ

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG

Khi nghiên cứu về TNDS trong pháp luật cổ, có thể thấy rằng pháp luật

trước đây không có sự phân biệt rành mạch hai loại TNDS trong hợp đồng vàTNDS ngoài hợp đồng, cũng như chưa có sự tách bạch giữa hình thức tráchnhiệm là dân sự hay hình sự Trong Quốc triều hình luật, TNDS được quy địnhmang tính chất chung cho các trường hợp, bất kể giữa các đương sự có mộtquan hệ khế ước với ñhau hay không Điều 579 Quốc triều hình luật quy định:

“Những người nhận cua ai gửi súc vật và của cải mà đem dùng hay tiêu di thi

Trang 20

xu phạt 80 trượng và đền tiên theo như số tổn thất; nói dối là chết hay mất, thì

biém một tu, và dén tiền gấp đôi; nếu mà đánh mất thì xử phat 80 trượng vàđền theo giá tién súc vật làm mất” Hay như Điều 383 Quốc triều hình luật

quy định: “Một người đã cầm ruộng đất cho người khác chưa đem tiền chuộctrả cho người chủ cam mà lại dem bán dit ruộng đất đó cho người khác thìphải chịu phạt 50 roi và chịu biếm một tu, truy hồi tiền trả người chủ cầm ”

Dưới thời Pháp thuộc, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt trung kỳ hộ

luật cũng chỉ quy định chung chung về TNDS là: Người nào làm bất cứ việc gìgây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại

(Điều 712 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 761 Hoàng Việt trung kỳ hộ luật)

Theo pháp luật hiện đại, TNDS được phân chia thành hai hình thức:

TNDS trong hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng Do đó, hai hình thức tráchnhiệm này đều mang các đặc điểm chung nhất của TNDS, đó là:

- Chi được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối

lý về hợp đồng hay nói cách khác, TNDS trong hợp đồng chỉ phát sinh khi có

sự hiện diện của một hợp đồng, còn TNDS ngoài hợp đồng là đối tượng của

một chương riêng biệt TNDS trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từviệc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, còn TNDS ngoài

hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ một hành vi, cố ý hay vô ý, gây thiệt

Trang 21

hai cho người khác và hành vi đó không liên quan đến bất ky một hợp đồng

nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại

- Về căn cứ xác định trách nhiệm: Đối với trách nhiệm trong hợp đồng,

thì khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nhữngcam kết đã thoả thuận trong hợp đồng Nếu một bên không thực hiện, thực

hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng Hai bên có thể dự liệu

và thoả thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng vàcách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay PVP Trong khi đó,đối với TNBTTH ngoài hợp đồng, căn cứ xác định trách nhiệm là hành vi vi

phạm pháp luật gây thiệt hại.

Thiệt hại là tiền đề, là điều kiện bắt buộc của TNBTTH ngoài hợp đồng,thiệt hại này bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần, trong khi đó thiệt haikhông phải là điều kiện bắt buộc trong việc xác định TNDS trong hợp đồng và

khi xét đến vấn đề thiệt hại trong hợp đồng, chỉ xét đến những tổn thất về vật chất Khi một bên vi phạm hợp đồng, thì dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra,

bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm

Mặt khác, khi xem xét đến hành vi vi phạm, thì đối với TNDS trong hợp

đồng, hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể trong hợp đồng

còn đối với TNDS ngoài hợp đồng, hành vi này là hành vi vi phạm những quy

định của pháp luật nói chung dẫn đến thiệt hại, đó có thể là hành vi vi phạm

những quy định của pháp luật hình sự, hành chính, kinh tế, lao động

- Xét về yếu tố lỗi: TNDS trong hợp đồng phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ýcủa người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp'có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, còn trong TNDS ngoài hợp

đồng thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không

có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định (Khoản 2 Điều 604 BLDS năm

2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phảibồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định do”)

Trang 22

- Về cách thức thực hiện trách nhiệm: Đối với TNDS ngoài hợp đồng thì

bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời, cả thiệt hại trực tiếp vàthiệt hại gián tiếp Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ Các bên có thể thoả thuận vẻ mức bồi

thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện mộtcông việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợppháp luật có quy định khác Trong trường hợp có nhiều người cùng gây thiệthại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của

pháp luật dân sự

Đối với TNDS trong hợp đồng, các bên có thể thoả thuận mức bồi

thường hay PVP ngay từ khi giao kết hợp đồng Trường hợp nhiều người cùnggây thiệt hại thì họ liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kết hợp đồng họ cóthoả thuận trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới

- Về thời điểm xác định trách nhiệm: Xác định thời điểm chịu TNDS là một trong những nội dung quan trọng để có thể xác định được đúng mức bồi thường thiệt hại của bên vi phạm TNDS sẽ phát sinh tại thời điểm xảy ra thiệt hại hay tại thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bi vi phạm? TNDS trong hợp đồng phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi

phạm nghĩa vụ hợp đồng, còn TNDS ngoài hợp đồng phát sinh kể từ thời điểm

xây ra hành vi gây thiệt hai

- THỰ VIÊN

NG ĐA: HỌC LUAT HÀ NỘI

PHONG ĐỌ(

Trang 23

Chuong 2CAC TRUONG HOP PHAT SINH TRACH NHIEM DAN SU

TRONG HOP DONG

BLDS năm 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2006 đã quán triệt quandiém về việc xây dựng một bộ luật xác định rõ tầm quan trọng của chế địnhhợ› đồng, thể hiện được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phùhợ› với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế-

quốc tế Vì vậy, chế định hợp đồng đã được xây dựng theo hướng trở thành

chế định nền tảng cho pháp luật về hợp đồng nói chung, điều chỉnh các quan

hệ hợp đồng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự thoả thuận và tự chịu

trách nhiệm Hơn nữa, ngày 7-11-2006 vừa qua, nước ta đã trải qua một thờikhác trọng đại, đó là việc Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viênchính thức của Tổ chức này vào ngày 11-01-2007 Điều đó đồng nghĩa với

việc các quan hệ dân sự ngày càng đa dạng và phức tạp, Việt Nam phải thực hiện đúng các cam kết của mình với Tổ chức thương mại thế giới, các hiệp

định đa phương cũng như song phương khác nói riêng mà Việt Nam là thànhviên Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự cũng phải đượcthay đổi để phù hợp với các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh

thương mại, trong đó tập trung thể hiện hai quan điểm: tăng cường quyền tự

do hợp đồng thông qua việc các bên được quyết định về đối tác tham gia kýkết hợp đồng, hình thức, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm khi có vi

phạm hợp đồng Qua đó, có thể thấy trách nhiệm của các bên giao kết khi có

vi phạm hợp đồng là một trong hai mối quan tâm lớn của các nhà lập pháp khixây dung các quy định về hợp đồng Vấn dé đặt ra là TNDS trong hợp đồngphát sinh khi nào và các hình thức của trách nhiệm

Một thực tế hiển nhiên là khi giao kết hợp đồng, điều mà các bên hướng

tới là việc thực hiện hợp đồng, chứ không phải là mong muốn được bồi thườnghay được nhận một khoản tiền phạt từ việc vi phạm hợp đồng Các bên giao

Trang 24

kết hợp đồng không những chịu sự điều chỉnh trực tiếp của những quy định

chung tại mục 7 Chương XVII BLDS năm 2005 về thực hiện hợp đồng mà còn

chịu sự điều chỉnh của những quy định tại mục 2 Chương XVII BLDS năm

2005 về thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và những quy định riêng về thựchiện hợp đồng trong các loại hợp đồng thông dụng Thực hiện hợp đồng haythực hiện nghĩa vụ hợp đồng là thực hiện việc chuyển giao vật, chuyển giaoquyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thựchiện một công việc Thực hiện hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc là thực hiệnđúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức

va các thoả thuận khác Các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách

“trung thực, theo tinh thân hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật và daođức xã hội” (Điều 283 BLDS năm 2005) Mọi hành vi vi phạm những nội dung

cụ thể của nguyên tắc này đều có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý không

mong muốn cho bên bị vi phạm Khoản 1 Điều 302 BLDS năm 2005 cũng da

thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng “bên

có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với người có quyền” Việc thực hiện hợp đồng không đúng, không đầy đủ hay không thực hiện đều là các trường hợp làm phát

sinh TNDS trong hợp đồng

Tham khảo bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT),

Điều 7.1.1 định nghĩa việc không thực hiện hợp đồng như sau: không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực hiện hợp đồng không đúng quy cách

hoặc thực hiện chậm [39] Do đó, khi xảy ra các trường hợp bên có nghĩa vụ

không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, thực hiện

không đúng, không day đủ nghĩa vụ hợp đồng, thì theo pháp luật quốc tế cũngnhư pháp luật Việt Nam, bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả

pháp lý bất lợi nhất định

Trang 25

2.1 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

CHUYỂN GIAO TÀI SẢN

‘Thue hiện hop đồng là hệ quả tất yếu của việc giao kết hop đồng, là

việc triển khai tất cả các nội dung mà các bên đã cam kết trong hợp đồng Cácbên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để bảo đảm quyền lợi cho phía bênkia Trong các hợp đồng thông dụng, nghĩa vụ chuyển giao tài sản là nghĩa vụphổ biến, tồn tại ở đa số các loại hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hoá,

hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê khoán, hợp đồng vay tài sản Bên có

nghĩa vụ chuyển giao tài sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình Việc khôngthực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản là một trong các trường hợp làm phátsinh TNDS trong hợp đồng3

Tài sản mà bên có nghĩa vụ phải chuyển giao có thể là vật, tiền, giấy tờ

có giá và các quyền tài sản theo quy định tại Điều 163 của BLDS năm 2005.BLDS năm 1995 sử dụng cụm từ “vật có thực” là nhằm nhấn mạnh đến tính hữu

hình của tài sản và xác định vật đang “tồn tại” ở thời điểm giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, BLDS năm 2005 đã bỏ cụm từ “có thực” này vì lý do, trên thực tế đối

tượng của hợp đồng rất rộng, có rất nhiều đối tượng của hợp đồng không tồn tại

ngay tại thời điểm giao kết mà được hình thành trong tương lai (trong quá trình

thực hiện hợp đồng) Khi thực hiện nghĩa vụ giao vật, bên có nghĩa vụ cần phảichú ý đối tượng của hợp đồng là vật đặc định và vật cùng loại Vật đặc địnhluôn có những đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với các vật khác, vì vậy khivật đặc định không còn tồn tại, bên vi phạm nghĩa vụ giao vật luôn luôn phảichịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện nghĩa vụ giao vật Khoản 1 Điều

303 BLDS năm 2005 quy định bắt buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải giao đúng

vật đặc định, nếu vật không còn hoặc hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật

Ở đây pháp luật không quy định bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Toà án cưỡng

chế bên vi phạm phải thi hành nghĩa vụ trên thực tế Bởi trên thực tế nghĩa vụ

đó đã trở nên không thể thực hiện được, nếu vật đặc định đã bị mất hoặc hưhỏng (Ví dụ như lọ hoa cổ bị vỡ hoặc bức tranh của hoa sĩ nổi tiếng bị cháy)

Trang 26

Đối với các nghĩa vụ gắn liền với nhân than và liên quan đến các quyền

tự do cá nhân, thì khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ chuyển giaovật, bên có quyền cũng không thể yêu cầu Toà án cưỡng chế thi hành nghĩa vụ

hợp đồng được Chẳng hạn, không thể căn cứ vào hợp đồng đã giao kết màbuộc nhạc sỹ phải chuyển giao bản nhạc cho ca sĩ, cũng không thể buộc mộtnhà văn phải hoàn thành một cuốn tiểu thuyết Trong những trường hợp đó, bên

bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm thanh toán giá trị của tài sản phải

chuyển giao và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng `

Nếu đó là vật cùng loại, do có những tính chất chung về đặc điểm, bên

vi phạm nghĩa vụ có thể khắc phục bằng việc thay thế vật đã bị hư hỏng bằngvật khác Do đó, nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ chuyển giao vật chưathực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại, thì bên có nghĩa vụ có thể xin giahạn thực hiện nghĩa vụ, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó và bồi thường thiệt hạinếu có thiệt hại xảy ra Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng lúc đó có thể

chuyển từ trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ sang trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ |

2.2 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO THỰC HIỆN KHÔNG ĐÚNG NGHĨA

VỤ CHUYỂN GIAO TÀI SAN

Thực hiện đúng hợp đồng là một trong các nguyên tắc khi các bên thựchiện hợp đồng Theo nguyên tắc này, đối tượng của hợp đồng (vật, tiền, giấy

tờ có giá, công việc hoặc dịch vụ ) do bên có nghĩa vụ chuyển giao hoặc thực

hiện phải bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thoả thuận

của các bên về chất lượng, số lượng cũng như các tiêu chuẩn khác Đối tượng

của hợp đồng phải là đối tượng có thể thực hiện được Nếu đối tượng của hợp

đồng không thể thực hiện được ngay từ khi ký kết thì hợp đồng sẽ vô hiệu, và

việc xác định có thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng hay không không còn

ý nghĩa đối với các bên giao kết

Thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản là việc chuyển giaotài sản không đúng số lượng, không đúng phương thức, không đúng địa điểm,

Trang 27

do chuyển giao vật không đồng bộ, không đúng chủng loại Việc thực hiệnkhông đầy đủ nghĩa vụ cũng được coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ.Nghĩa vụ vẫn được thực hiện trong thời hạn do các bên thoả thuận, tuy nhiên,

nghĩa vụ đó đã không được thực hiện một cách hoàn chỉnh, ví dụ như: bên có

quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ chuyển giao 2000 tấn xi măng loại A, nhưngbên có nghĩa vụ mới chuyển giao được 1500 tấn xi măng loại A, và 500 tấn xi

mang loại B Như vậy là nghĩa vụ chưa được thực hiện một cách day đủ Tuy

nhiên, cần phải phân biệt giữa chậm nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ không đầy

đủ Như trong ví dụ nêu trên, 500 tấn xi măng còn lại sẽ bị coi là phần nghĩa

vụ chậm thực hiện hay phần nghĩa vụ bị thực hiện không đầy đủ? Nếu như

trong ví dụ nêu trên, số lượng không được chuyển giao đúng thời hạn theo yêucầu sẽ bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ Còn chất lượng của vật không đúngyêu cầu, thì được coi là việc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, việc thực hiện không đúng nghĩa vụ

chuyển giao vật thể hiện ở việc bên có nghĩa vụ chuyển giao vật đã chuyển

giao vật không đúng số lượng, không đúng chất lượng, không đồng bộ, không

đúng chủng loại Trong trường hợp bên bán giao vật không đúng số lượng chỉ được hiểu với nghĩa chuyển giao nhiều hơn so với số lượng đã thoả thuận Với

trường hợp này, thì bên mua có quyền không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì

việc thanh toán được thực hiện theo thoả thuận đối với phần dôi ra (Điều 435 BLDS năm 2005) Còn đối với trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã

thoả thuận, thì đây có thể coi là trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ (bên bánmới thực hiện một phần nghĩa vụ đã thoả thuận), bên mua có quyền yêu cầubên bán giao tiếp số lượng và bồi thường thiệt hại Nếu bên mua không muốnnhận tiếp số lượng hàng còn thiếu, thì bên bán bị coi là không thực hiện đúng_nghĩa vụ giao vật và phải bồi thường thiệt hại `

Đối với nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ cũng như vậy, nếu như bên

có nghĩa vụ không chuyển giao đúng vật đồng bộ dẫn đến mục đích sử dụng

Trang 28

của vật không đạt được thi bên có nghĩa vụ đó cũng phải chịu trách nhiệm về

hành vi vi phạm nghĩa vụ chuyển giao vật

Khoản 1 Điều 436 BLDS năm 2005 quy định về trách nhiệm dogiao vật không đồng bộ: “Trong trường hợp vật được giao không

đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên

mua có một trong các quyền sau đây:

a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu,

yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận

đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;

b) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”

Thông thường các bên sẽ thoa thuận về chất lượng của tài sản được

chuyển giao trong hợp đồng Tuy nhiên, không phải trong hợp đồng nào cácbên cũng thoả thuận trước về chất lượng của đối tượng hợp đồng Trongtrường hợp này, pháp luật quy định bên có nghĩa vụ vẫn phải chuyển giao vật

bảo đảm phẩm chất theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 2 Điều 430 BLDS năm 2005) hoặc bảo

đảm phẩm chất trung bình của vật cùng loại, theo mục đích sử dụng vật nếu

pháp luật không quy định (khoản 3 Điều 430 BLDS năm 2005) Nếu bên cónghĩa vụ chuyển giao vật không đúng chất lượng đã thoả thuận hoặc đã được

pháp luật quy định, thì bị coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ

Việc thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản còn thể hiện ởviệc chuyển giao vật không đúng chủng loại Bên có nghĩa vụ giao vật không

được lấy vật khác thay thế cho vật đã thoả thuận Ví dụ: bên bán có nghĩa vụ

chuyển giao chiếc ti vi Samsung thì khi thực hiện hợp đồng phải chuyển giaođúng chiếc ti vi Samsung đó chứ không thể chuyển giao chiếc ti vi LG được

Khi bên bán giao vật không đúng chủng loại mà các bên đã thoả thuận, thì bênmua có quyền yêu cầu bên bán giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại

Bên mua cũng có thể nhận và thanh toán theo giá mà các bên đã thoả thuận,

huy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 437 BLDS năm 2005)

Trang 29

Đối với các trường hợp thực hiện nghĩa vụ không đúng thời gian thoả

thuận, như thực hiện trước thời hạn hoặc thực hiện muộn nghĩa vụ chuyền giao

tài sản, thì việc chậm thực hiện nghĩa vụ lại là một căn cứ khác làm phát sinhtrách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ Tuy nhiên, đối với việc thực hiện sớmnghĩa vụ thì sao? Có được coi là một trong các trường hợp phát sinh tráchnhiệm do thực hiện không đúng nghĩa vụ hay không? Xét thấy trong việc thực

hiện sớm nghĩa vụ, bên có quyền có thể tiếp nhận hoặc không tiếp nhận việcthực hiện nghĩa vụ đó Nếu bên có quyền chấp nhận việc thực hiện sớm nghĩa

vụ, thì được coi là trường hợp các bên có thoả thuận lại về thời hạn thực hiệnhợp đồng và sẽ không đặt ra vấn đề trách nhiệm của bên có nghĩa vụ Trongtrường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn mà không có sựđồng ý của bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ khi

đến hạn Việc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn mà xảy ra thiệt hại là lỗi hoàn

toàn thuộc về bên có nghĩa vụ Những rủi ro do thực hiện nghĩa vụ trước thời

hạn do bên có nghĩa vụ phải gánh chịu Bên có quyền cũng không được quyền

yêu cầu bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại hay cũng không có quyền chấm dứt hợp đồng, bởi thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà các bên cam kết chưa tới Như vậy, khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, thì

theo tác giả không đặt ra vấn đề TNDS của bên có nghĩa vụ

Khi xảy ra trường hợp nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện không

đúng, trước hết bên có quyền thường áp dụng chế tài buộc bên vi phạm thực

hiện đúng hợp đồng bởi việc thực hiện hợp đồng vẫn là mối quan tâm hàng

đầu của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, đảm bảo cho các bên đạt được

các lợi ích mà họ mong muốn từ việc thực hiện hợp đồng Trong nhiều trường hợp tiền phạt vi phạm hay tiền bồi thường thiệt hại không thể thay thế được các lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng Chỉ khi không khắc phục được vi phạm, bên có quyền mới áp dụng các biện pháp chế tài khác như huỷ bỏ hợp đồng,phạt vi phạm hay yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra

Trang 30

2.3 TRÁCH NHIEM DAN SỰ DO KHÔNG THUC HIỆN MOT CÔNG VIỆC

PHAI THỰC HIỆN HOẶC DO KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC

Đây là trường hợp TNDS trong hợp đồng phát sinh khi đối tượng củahợp đồng là công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện Nếu các bênthoả thuận bên có nghĩa vụ phải làm một việc hay không được làm một việc,thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thoả thuận đó Đối tượng là côngviệc phải thực hiện hoặc không được thực hiện thường xuất hiện trong các hợp

đồng gia công hoặc dịch vụ

Công việc phải được làm được coi là đối tượng của nghĩa vụ hợp đồng,

nếu từ một công việc được nhiều người xác lập với nhau một quan hệ nghĩa vụ

mà theo đó, người có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo đúng nội dung đã

được xác định Công việc phải làm có thể được hoàn thành với một kết quả

nhất định, nhưng cũng có thể không gắn liền với một kết quả nào, có thể được biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể, cũng có thể không thể hiện dưới dạng vật

chất Ví dụ: Bên A thuê ca sĩ B hát trong một chương trình ca nhạc Hoặc công

ty du lịch H thuê hướng dẫn viên du lịch cho một chương trình du lịch nội địa

Công việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ hợp đồng trongnhững trường hợp, các bên thoả thuận mà theo đó, người có nghĩa vụ không

được thực hiện một công việc theo nội dung mà các bên đã xác định Lúc này,

hành vi “bất tác vi” lại là đối tượng của nghĩa vụ hợp đồng, tức là nếu như bên

có nghĩa vụ thực hiện công việc đó là vi phạm hợp đồng Ví dụ: A là ca sĩ độcquyền của công ty Bến Thành Audio Trong hợp đồng A cam kết không được

đi hát cho các chương trình không phải do công ty tổ chức Nếu A không thực

đúng hiện nghĩa vụ đã cam kết trên, thi A vi phạm hop đồng.

Khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng về việc phải thực hiện hay

không được thực hiện, mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết đó thì bên cónghĩa vụ phải chịu TNDS

Khoản 1 Điều 304 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp

Trang 31

bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực

hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực

hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiệncông việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý

và bồi thường thiệt hại”

Trong hợp đồng dịch vụ, trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ viphạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm

dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 521

BLDS năm 2005) Tương tự như nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, trongtrường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thựchiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn

phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2Điều 525 BLDS năm 2005)

Khoản 2 Điều 304 BLDS năm 2005 quy định: “Khi bên có nghĩa vụ

không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có

quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ chấm dứt việc thực hiện, khôiphục tình trang ban đầu và bồi thường thiệt hại ”

TNBTTH trong việc vi phạm này thường đi kèm với biện pháp tiếp tục

thực hiện hoặc chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ Đối với việc áp dụng biện pháptiếp tục thực hiện một công việc phải làm hay chấm dứt một công việc không

được làm mới chỉ là biện pháp nhằm ngăn chặn hậu quả xấu đã hoặc có thể xảy

ra cho bên bị vi phạm hợp đồng Biện pháp chế tài bồi thường thiệt hại đi kèmnhằm đền bù, khắc phục những thiệt hại về mặt vật chất cho bên bị vi phạm

2.4 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO CHẬM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn cam kết là yếu tố quan trọng giúp các

bên thực hiện hợp đồng đúng tiến độ và bảo vệ quyền lợi của các bên trongquan hệ hợp đồng Thời gian thực hiện nghĩa vụ có thể là một thời hạn hoặcmột thời điểm tuỳ theo sự thoả thuận của các bên Các bên có thể thoả thuận

Trang 32

thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời

gian đó, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ bất kỳ lúc nào và bên cóquyền phải tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó Hoặc các bên cũng có thể thoảthuận với nhau một ngày, giờ xác định để thực hiện nghĩa vụ của mình Nếu

không thực hiện đúng ngày, giờ đó là vi phạm nghĩa vụ Ví dụ: các bên giao kết

hợp đồng mua bán có thể thoả thuận thời hạn giao hàng vào một ngày cụ thể làvào ngày 1/3/2006, cũng có thể thoả thuận là trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi

ký kết hợp đồng bên bán có nghĩa vụ giao hàng Nếu việc giao hàng được thựchiện sau thời điểm hoặc thời hạn trên, thì bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ

Theo Từ điển Tiếng Việt, chậm là “sau thời điểm quy định hoặc thờiđiểm thường lệ” [30] Theo nghĩa này, việc chậm thực hiện nghĩa vụ có nghĩa

là nghĩa vụ được thực hiện sau thời điểm mà các bên đã thoả thuận, cam kết

Từ điển giải thích thuật ngữ luật học lại cho rằng chậm thực hiện nghĩa

vụ là “thực hiện không đúng, không đây du hay không thực hiện nghĩa vụ khi

thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết ” [9] Theo quan điểm của tác giả, hiểu theo cách này là không chính xác khi cho rằng việc chậm thực hiện nghĩa vụ lại là

việc không thực hiện nghĩa vụ Vậy vấn đề chậm và không thực hiện nghĩa vụ

được hiểu như thế nào? Chậm thực hiện nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ phải có hành động cụ thể hướng tới bên có quyền, thông báo cho bên có quyền biết về

việc mình không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng thời hạn Bên có quyền chấp

nhận việc gia hạn cho bên có nghĩa vụ để hoàn thành nghĩa vụ Bản thân bên

có nghĩa vụ phải có các biện pháp, hành động chứng tỏ việc thực hiện nghĩa

vụ của mình vẫn diễn ra và vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ Bên có nghĩa vụ

phải thông báo ngay về việc chậm thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền về

việc không thực hiện nghĩa vụ đúng hạn Còn việc không thực hiện nghĩa vụ làtrường hợp bên có nghĩa vụ hoàn toàn không có ý thức muốn thực hiện nghia

vụ, khi đến thời hạn thựẻ hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không hoàn thành

nghĩa vụ của mình và cũng không hề có hành động thông báo cho bên có

Trang 33

quyền biết Trường hợp trong hợp đồng có quy định thời hạn thực hiện nghĩa

vụ cụ thể, bên có nghĩa vụ không hoàn thành nghĩa vụ đúng thời hạn và xin

gia hạn, bên có quyền không chấp nhận gia hạn và từ chối việc tiếp nhậnnghĩa vụ thì cũng được coi là trường hợp không thực hiện nghĩa vụ

Xét về mặt bản chất, chậm thực hiện nghĩa vụ và không thực hiện nghĩa

vụ là hai trường hợp phát sinh trách nhiệm khác hẳn nhau Việc chậm thựchiện nghĩa vụ vẫn khiến bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nốt nghĩa vụ

của mình, trừ trường hợp bên có quyền yêu cầu không tiếp tục thực hiện nghĩa

vụ Còn đối với việc không thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ đó nữa, vì việc thực hiện tiếp nghĩa vụ không còn ý nghĩa

đối với bên có quyền BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm “chậm thực hiệnnghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiệnmột phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết ” (khoản | Điều 286) Đối với

loại nghĩa vụ được thực hiện theo kỳ thì “việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự” (Điều 292)

Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ

đúng thời hạn là do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên có quyền thì

họ không phải chịu TNDS và việc chậm thực hiện đó cũng không bị coi là

vi phạm nghĩa vụ Việc kết thúc thời hạn thực hiện không làm tiêu huỷ

quyền của bên có quyền yêu cầu cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ Việc tựnguyện thực hiện nghĩa vụ sau khi thời hạn kết thúc cũng thuộc khái niệm

chậm thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, việc chậm thực hiện sẽ gây thiệt hại

cho bên có quyền, đôi khi làm cho nghĩa vụ sẽ không còn giá trị đối với bên

có quyền Trong tất cả các trường hợp đó, người có nghĩa vụ phải bồi thườngthiệt hại cho người có quyền

Điều 305 BLDS năm 2005 quy định: “1 Khi nghĩa vụ dân sự chậm

được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ

hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa

Trang 34

được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vuvẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thựchiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này

có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi

thường thiệt hại.

2 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải

trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàngNhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm

thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác”

Khi xem xét vấn đề chậm thực hiện nghĩa vụ, có thể thấy rằng đối vớiloại hợp đồng vay tiền, chỉ xảy ra trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ màkhông có trường hợp không thực hiện nghĩa vụ Điều này cũng xuất phát từđặc điểm, tính chất của loại hợp đồng vay tiền Đến thời hạn trả tiền theo quyđịnh hoặc theo thoả thuận của các bên, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện

nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối

với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bốtại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận (đối với hợp đồng vay tài sản không cólãi) (khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005) Trong trường hợp vay có lãi mà khiđến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên

nợ gốc và lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước

công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005) Việc trả lãi đối với khoản tiền chậm trả không được coi như

đã thực hiện nghĩa vụ và cũng không làm chấm dứt nghĩa vụ của bên vay tài

sản Bên vay tiền vẫn phải trả số tiền đã vay cộng thêm phần lãi suất chậm trảtheo quy định của pháp luật Vấn đề đặt ra ở đây là quy định như khoản 4 vàkhoản 5 Điều 474 nêu trên có mâu thuẫn với nguyên tắc tự do, tự nguyện thoảthuận hợp đồng hay không khi mà bản thân các bên giao kết hợp đồng không

Trang 35

thoả thuận, bên bị vi phạm không yêu cầu bên vi phạm phải trả lãi nợ quá hạn,

trong khi điều luật lại buộc bên vi phạm phải trả lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ

ban do Ngân hang nhà nước công bố?

Trong hợp đồng mua bán nhà ở, bên mua nhà ở có quyền “yêu cầu bênbán nhà giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải

bồi thường thiệt hai” (khoản 3 Điều 454 BLDS năm 2005)

Trong trường hợp nghĩa vụ hợp đồng bị chậm thực hiện, bên chậm thực

hiện phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên có quyền được biết về việckhông thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (khoản 2 Điều 286 BLDS năm 2005).Việc thông báo này phải nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo cho bên cóquyền có các biện pháp xử lý như cho phép gia hạn thực hiện hợp đồng hay

giảm thiểu những rủi ro do việc chậm thực hiện hợp đồng của bên có nghĩa vụ

gây ra Đây là quy định mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995.Quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế Cũng tương ứng với quyđịnh về việc bên có nghĩa vụ phải thông báo về việc chậm thực hiện nghĩa vụ,bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ thực hiện tiếp nghĩa vụ đã

cam kết Việc gia hạn này giúp cho các bên có thể hoàn thành hợp đồng theo

như mong muốn, nguyện vọng ban đầu

Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam mới chỉ quy định về nghĩa vụthông báo của bên chậm thực hiện nghĩa vụ và quyền gia hạn của bên có

quyền, mà không hề có một quy định nào về sự đốc thúc của bên có quyền

khi đến thời hạn quy định, bên có nghĩa vụ chưa thực hiện được nghĩa vụ Tới

thời hạn nghĩa vụ phải được thực hiện, mà bên có nghĩa vụ chưa thực hiện

nghĩa vụ đó, bên có quyền bao giờ cũng có một sự đốc thúc đến bên có nghĩa

vụ, chỉ sau khi có sự đốc thúc của bên có quyền, mà bên có nghĩa vụ vẫnkhông thi hành, thì sự chậm trễ đó mới khiến cho bên có nghĩa vụ phải chịuTNDS Trong BLDS của Cộng hoà Pháp, Điều 1146 quy định “người có nghĩa

vụ chỉ phải bôi thường thiệt hại nếu bị đốc thúc mà vẫn không thực hiện nghĩa

Trang 36

vụ ” Việc đốc thúc ấy có thể được thé hiện qua một bức thu với lời lẽ coi

như một sự đốc thúc Nhưng, pháp luật Việt Nam không quy định buộc bên có

quyền phải có sự đốc thúc nào đối với bên có nghĩa vụ Chỉ cần không thực

hiện nghĩa vụ khi đến hạn, bên bị vi phạm hợp đồng có quyền kiện người thựchiện chậm nghĩa vụ ra Toà, Toà án vẫn có trách nhiệm giải quyết mà không

cần phải có sự đốc thúc của bên có quyền

2.5 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO CHẬM TIẾP NHẬN VIỆC THỰC

HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Trong quan hệ pháp luật, quyền của chủ thể này thường tương ứng vớinghĩa vụ của chủ thể khác Như vậy, nếu nói việc phải thực hiện một nghĩa vụdân sự là nghĩa vụ của một bên chủ thể, thì việc tiếp nhận thực hiện nghĩa vụlại là nghĩa vụ của chủ thể kia Đặc biệt, trong quan hệ hợp đồng, các bên tự

do giao kết dựa trên sự tin cậy, tự nguyện và bình đẳng Việc thực hiện đúng

cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng cần phải có sự thiện chí và nỗ lực củatất cả các bên Bên có nghĩa vụ đã tận tình thực hiện nghĩa vụ cam kết, thì bên

có quyền cũng phải thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đãcam kết đó Nếu bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì cóthể xem xét vấn đề miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ và công nhận tráchnhiệm của bên có quyền Do đó, nếu đã coi việc chậm tiếp nhận thực hiệnnghĩa vụ là một trong các dạng của việc thực hiện nghĩa vụ không đúng thờihạn từ phía bên có quyền, thì cũng cần đặt ra TNBTTH đối với người có quyền

do đã không thực hiện đúng thời hạn nghĩa vụ của mình Hơn nữa, nếu như

người có nghĩa vụ phải chiụ trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ mà

người có quyền không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp chậm tiếp nhậnnghĩa vụ là không công bằng

Cham tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu là “tiép nhận

việc thực hiện nghĩa vụ muộn hơn thời han đã cam kết, thoả thuận ”[9] Bên có

quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc bên có quyền tiếp

Trang 37

nhận việc thực hiện nghĩa vụ muộn hơn thời hạn đã cam kết, thoả thuận vớibên có nghĩa vụ Điều kiện đặt ra ở đây là bên có nghĩa vụ đã hoàn tất nghĩa

vụ và thông báo cho bên có quyền biết để tiếp nhận

Theo quy định tại Điều 288 BLDS năm 2005 thì “chậm tiếp nhận việc

thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có

nghĩa vụ đã thực hiện theo thoả thuận nhưng bên có quyền không tiếp nhận

việc thực hiện nghĩa vụ đó `

Theo ý kiến của các nhà khoa học pháp lý Nhật Bản, có hai quan điểmchính về việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ Một loại quan điểm

(quan điểm chính thống), cho rằng bên có quyền có thể được miễn mọi trách

nhiệm về việc mình chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ nếu chứng minh

được mình không có lỗi Nói cách khác lỗi của bên có quyền là căn cứ để xác

định trách nhiệm Nếu bên có quyền có lỗi, thì chỉ phải trả chi phí cho việc

thực hiện nghĩa vụ và bảo quản đối tượng của nghĩa vụ mà không phải bồi thường bất kỳ thiệt hại nào khác Ngoài ra, bên có quyền chưa tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ không được quyền huỷ bỏ hợp đồng Quan điểm thứ hai cho rằng việc chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ là một dạng của việc không thực hiện nghĩa vụ Vì vậy, bên có quyền chậm tiếp nhận

nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc không thực hiện nghĩa

vụ của mình Theo quan điểm này, người có nghĩa vụ có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại do việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ gây ra và có

quyền huỷ bỏ hợp đồng sau khi đã thông báo đúng quy cách về yêu cầu tiếp

nhận thực hiện nghĩa vụ [5, tr 397, 398, 399]

Các nhà lập pháp Việt Nam có quan điểm tương đối giống với quan

điểm thứ hai của các nhà khoa học Nhật Bản khi quy định: “Bên có quyền

chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phái sinh thiệt hại cho bên

có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu mọi rủi roxảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Trang 38

hoặc pháp luật có quy định khác ” (Điều 306 BLDS năm 2005) Khi xem xét

vấn đề trách nhiệm của các bên trong việc chậm tiếp nhận việc thực hiệnnghĩa vụ, tác giả thấy có một số điểm đáng lưu ý như sau:

- Người có nghĩa vụ không được miễn việc thực hiện nghĩa vụ nhưng

được miễn mọi điều bất lợi gắn liền với việc không thực hiện nghĩa vụ Khibên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ vẫnphải có các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh

toán chi phí hợp lý phát sinh đối với việc bảo quản đó (khoản 2 Điều 288BLDS năm 2005)

- Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có nguy cơ bị hư hỏng, thì bên

có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và trả cho bên có quyền khoản tiền thuđược từ việc bán tài san sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán tàisản đó Bên có nghĩa vụ không phải chờ sự đồng ý của bên có quyền về việcbán tài sản của mình (khoản 3 Điều 288 BLDS năm 2005)

- Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ chỉ phải bồithường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ nếu việc chậm tiếp nhận đó làm phát sinh

thiệt hại cho bên có nghĩa vụ

2.6 CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRU TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

-Miễn trừ trách nhiệm là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọngtrong lĩnh vực hợp đồng, đặc biệt trong việc vừa bảo đảm quyền lợi của cácbên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thoả thuận của các bên vừa hạnchế việc một bên lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm Bảo vệ quyền

tự do hợp đồng là định hướng quan trọng nhất trong việc sửa đổi các quy định

về hợp đồng Nhà nước tôn trọng mọi thoả thuận và chỉ không bảo hộ đối vớicác thoả thuận có mục đích, nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

BLDS năm 2005 quy định các bên có thể thoả thuận với nhau về trách

nhiệm do vi phạm hợp đồng tại khoản 6 Điều 402, điều đó có nghĩa là các bên

cũng hoàn toàn có thể thoả thuận với nhau về việc miễn trừ trách nhiệm của

Trang 39

bên vi phạm hợp đồng Theo ý kiến của ông Lacabarats, Chánh Toà, Toà phúc

thẩm Paris Cộng hoà Pháp, thì quy định về việc thoả thuận trách nhiệm do viphạm hợp đồng “có lế sẽ nguy hiểm, bởi vì về nguyên tắc, chúng ta chấp nhận

cho các bên trong quan hệ hợp đồng được tự do thoả thuận về trách nhiệmtrong hợp đồng, nhất là về những điều khoản hạn chế và miễn trừ trách nhiệm,

nhưng những thoả thuận này có thé dẫn đến những nguy cơ” [16, tr 80].Những nguy cơ đó rất có thể là việc bên vi phạm tìm cách trốn tránh trách

nhiệm hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm vì những lý do không chính đáng

Bộ luật dân sự Pháp không có quy định nào về điều khoản miễn trừ tráchnhiệm do vi phạm hợp đồng, tuy nhiên, án lệ Pháp cho phép có những thoảthuận như vậy, các thoả thuận về miễn trừ được coi là có giá trị pháp lý song ởmức độ hạn chế hơn, giới hạn hơn như là sẽ không công nhận thoả thuận miễntrừ trách nhiệm nếu như bên giao kết phạm lỗi cố ý hay vô ý nghiêm trọng Pháp

luật của Anh không công nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận về miễn trừ

trách nhiệm, nếu thoả thuận đó liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vu

hợp đồng Trong pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức, Điều 276 BLDS của Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương

lai nếu cố ý vi phạm hợp đồng Quy định này có ý nghĩa là các thoả thuận hạnchế hay miễn trừ trách nhiệm, nếu liên quan đến trách nhiệm do vi phạm cố ýthì không có giá trị pháp lý Pháp luật của Cộng hoà liên bang Nga cũng quy

định tương tự như pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức, khoản 4 Điều 401

quy định các thoả thuận trước về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm

nghĩa vụ một cách cố ý được coi là không có giá trị pháp lý [8, tr 44, 45] Như vậy, nhìn chung, ở một vài quốc gia điển hình trên thế giới, việc miễn trừ

trách nhiệm hoặc hạn chế trách nhiệm vi phạm hợp đồng do lỗi nghiêm trọng

hoặc cố ý sẽ không được pháp luật thừa nhận

Tuy có quy định về sự thoả thuận của các bên trong vấn đề trách nhiệm

do vi phạm hợp đồng, song BLDS năm 2005 cũng hạn chế thoả thuận nay

Trang 40

trong hợp đồng có điều khoản về miễn trừ trách nhiệm theo quy định tại khoản

3 Điều 407 về hợp đồng theo mẫu, theo đó “rong trường hợp hợp đồng theomẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên dua ra hợp đông theo mẫu, tăng

trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản nàykhông có hiệu luc thi hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác ” Điều này có

ý nghĩa tương tự như những quy định của pháp luật một số nước nêu trên,

nhằm ngăn chặn việc trốn tránh trách nhiệm của một bên và ngăn chặn sự bất

bình đẳng trong quan hệ hợp đồng khi một bên có lợi thế hơn So với quy định

cũ tại Điều 406 của BLDS năm 1995 thì quy định này của BLDS năm 2005 đã

có một bước phát triển đáng kể trong việc tìm ra những công cụ pháp lý đểbảo vệ bên yếu thế hơn khi tham gia quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, điều luật

lại được thiết kế theo hướng mở khi quy định “trừ trường hợp có thoả thuận

khác” Vậy thoả thuận khác ở đây là gì? liệu khi hai bên tham gia hợp đồngđều thể hiện ý chí về việc cam kết hạn chế, miễn trừ hay tăng trách nhiệm thì

thoả thuận đó có hiệu lực hay không? Theo tác giả, không nên thiết kế điều

luật theo hướng mở rộng như vậy, vì vẫn dễ dẫn đến nguy cơ các bên có thểsoạn thảo những điều khoản hạn chế trách nhiệm của mình mà vẫn phù hợpvới quy định của pháp luật Thực tế cho thấy, trong các hợp đồng theo mẫu docác doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bảo hiểm, điện lực, viễn thông soạnthảo, hiếm khi thấy điều khoản nào miễn trách nhiệm hoàn toàn cho doanhnghiệp hoặc loại bỏ hoàn toàn quyền lợi chính đáng của bên khách hàng mộtcách lộ liễu Do đó, việc cho phép bên có lợi thế được quyền đưa vào hợpđồng điều khoản hạn chế trách nhiệm của mình, thì pháp luật đã phần nào làmmất đi một công cụ hữu hiệu để bảo vệ bên yếu thế

BLDS năm 2005 chỉ quy định hai trường hợp miễn trừ TNDS cụ thểtrong Điều 302: do trường hợp bất khả kháng và do lỗi hoàn toàn của bên cóquyền Tuy nhiên, trong điều khoản của hợp đồng, các bên có quyền thoảthuận về TNDS do vi phạm hợp đồng, do đó có thể suy ra rằng, các bên có thể

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w