MỤC LỤC
Trách nhiệm pháp lý. "Trách nhiệm là khái niệm xuất hiện phổ biến trong đời sống của người. dân, trong mối quan hệ giữa con người với con người. Ví dụ cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, ngược lại con cái có bổn phận kính trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ; mọi công dân có trách nhiệm tôn trọng. pháp luật) Theo Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa “7. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa nêu bật những đặc điểm của trách. nhiệm pháp lý và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý. Dựa trên những khái niệm và định nghĩa nêu trên, có thể thấy trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm cơ bản như sau:. Dấu hiệu điển hình của trách nhiệm pháp lý là chế tài. Việc áp dụng chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước tác động đến các hành vi vi phạm pháp luật vì được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Hệ thống các biện pháp. trừng trị và tính khôi phục tương ứng với phần hậu quả mà người có trách nhiệm phải gánh chịu do không thực hiện nghĩa vụ của mình. Dấu hiệu thứ hai của trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm pháp lý nhất thiết phải được quy định bằng các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Chỉ Nhà nước mới có quyền xác định hành vi nào là vi pham pháp luật và những chế tài tương ứng. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý chi được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi trái pháp luật được thực hiện trong các trường hợp: ¡) chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý, ii) do sự kiện bất kha kháng, iii) do phòng vệ chính đáng, iv) được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết.
- Về cơ sở tồn tại: Trong BLDS hiện hành, TNDS trong hợp đồng được chi phối bởi các quy tắc được thiết lập trong khuôn khổ xây dựng chế độ pháp lý về hợp đồng hay nói cách khác, TNDS trong hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự hiện diện của một hợp đồng, còn TNDS ngoài hợp đồng là đối tượng của một chương riêng biệt. - Xét về yếu tố lỗi: TNDS trong hợp đồng phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp 'có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, còn trong TNDS ngoài hợp đồng thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định (Khoản 2 Điều 604 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định do”).
Trong trường hợp này, pháp luật quy định bên có nghĩa vụ vẫn phải chuyển giao vật bảo đảm phẩm chất theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 2 Điều 430 BLDS năm 2005) hoặc bảo đảm phẩm chất trung bình của vật cùng loại, theo mục đích sử dụng vật nếu pháp luật không quy định (khoản 3 Điều 430 BLDS năm 2005). Khi xảy ra trường hợp nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện không đúng, trước hết bên có quyền thường áp dụng chế tài buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng bởi việc thực hiện hợp đồng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, đảm bảo cho các bên đạt được các lợi ích mà họ mong muốn từ việc thực hiện hợp đồng.
Trong hợp đồng dịch vụ, trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 521 BLDS năm 2005). Tương tự như nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 525 BLDS năm 2005).
Đến thời hạn trả tiền theo quy định hoặc theo thoả thuận của các bên, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận (đối với hợp đồng vay tài sản không có lãi) (khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005). Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam mới chỉ quy định về nghĩa vụ thông báo của bên chậm thực hiện nghĩa vụ và quyền gia hạn của bên có quyền, mà không hề có một quy định nào về sự đốc thúc của bên có quyền khi đến thời hạn quy định, bên có nghĩa vụ chưa thực hiện được nghĩa vụ.
Các nhà lập pháp Việt Nam có quan điểm tương đối giống với quan điểm thứ hai của các nhà khoa học Nhật Bản khi quy định: “Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phái sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ vẫn phải có các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý phát sinh đối với việc bảo quản đó (khoản 2 Điều 288 BLDS năm 2005).
Theo ý kiến của ông Lacabarats, Chánh Toà, Toà phúc thẩm Paris Cộng hoà Pháp, thì quy định về việc thoả thuận trách nhiệm do vi phạm hợp đồng “có lế sẽ nguy hiểm, bởi vì về nguyên tắc, chúng ta chấp nhận cho các bên trong quan hệ hợp đồng được tự do thoả thuận về trách nhiệm trong hợp đồng, nhất là về những điều khoản hạn chế và miễn trừ trách nhiệm, nhưng những thoả thuận này có thé dẫn đến những nguy cơ” [16, tr. Sự kiện bất kha kháng cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2005, theo đó để trở thành căn cứ miễn trừ TNDS trong trường hợp vi phạm hợp đồng, thì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện khách quan ngoài ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng, dù các bên có muốn hay không thì sự kiện đó vẫn xảy ra, các bên không thể tác động vào được và đều đã tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục nhưng không thể khắc phục được.
Ví dụ như: trường hợp sau khi nghĩa vụ của người bán nhà và đất không thể thực hiện được do đối tượng nghĩa vụ bị người có nghĩa vụ định đoạt cho người khác trái pháp luật mà xảy ra hoàn cảnh đặc biệt, cụ thể là giá của đối tượng nghĩa vụ tăng cao hoặc người có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ đã biết hoặc phải biết về việc tồn tại hoàn cảnh này, thì chủ nợ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là khoản tiền tính từ giá cao nhất của vat đã có trên thi trường [S, tr. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tính toán các khoản thiệt hại về tài sản phải bồi thường, cần lưu ý rằng pháp luật quy định bên vi phạm chỉ phải bồi thường đối với những tổn thất thực tế, tính được thành tiền từ đó suy ra rằng các thiệt hại khác về tinh thần, danh du, uy tín do việc vi phạm hợp đồng gây ra sẽ không được bồi thường thiệt hại.
Nếu như các bên coi khoản tiền PVP là mức bồi thường thiệt hại dự tính trước, thì các bên phải tính toán rất cẩn thận các hậu quả về tài chính của bên vi phạm hợp đồng như việc chậm giao hàng, chậm thanh toán hay không thực hiện đúng nghĩa vụ chuyển giao vật cũng như các chi phí khác phát sinh từ hành vi vi phạm đó để đưa ra một khoản tiền PVP phù hợp. Điều này đảm bảo cho các bên, đặc biệt là bên có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình đúng với tính chất của vi phạm và sẽ không phải lo lắng bị áp dụng một khoản phạt quá cao so với thiệt hại thực tế, hoặc bên có quyền cũng không lo chỉ được nhận một khoản tiền bù đắp quá nhỏ so với thiệt hai do hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ gây ra.
Toà án: Trước khi có BLTTDS năm 2004 và BLDS năm 2005, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuộc thẩm quyền của Toà dân sự hay Toà kinh tế, áp dụng thủ tục quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 còn phụ thuộc vào loại hợp đồng đó là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế theo quy định tại BLDS năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Từ thực tiễn xét xử của Toà án cho thấy, hợp đồng mua bán nhà có đủ điều kiện thực hiện, song vì các lý do nêu trên, có cấp Toà án xử công nhận hợp đồng buộc các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, có Toà án xử huỷ hợp đồng, có trường hợp Toà án chỉ buộc các bên hoàn trả nhà, tiền đã nhận mà không xác định lỗi của bên xin huỷ hợp đồng để buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, có trường hợp Toà án xác định lỗi và buộc bên có lỗi xin huỷ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Theo tinh thần của Nghị quyết 48 nêu trên, việc xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ đòi hỏi phải liên kết, phối hợp điều chỉnh, thống nhất nội tại giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý ngang nhau, cũng như trong các văn bản có hiệu lực cao hơn với văn bản có hiệu lực thấp hơn về hợp đồng cũng như về TNDS do vi phạm hợp đồng, cụ thể là giữa BLDS với Luật Thương mại, giữa BLDS, Luật Thương mại với các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn. Như BLDS chỉ quy định cứng hai căn cứ miễn trách là sự kiện bất khả kháng và lỗi của bên bị vi phạm, ngoài ra để mở về vấn dé miễn trách nhiệm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, trong khi đó, Luật Thương mại lại thừa nhận bốn trường hợp là căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại Điều 294 bao gồm: các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thoả thuận, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà.
Lê Mai Anh: Luận án nghiên cứu toàn diện và tương đối có hệ thống những vấn đề pháp lý chủ yếu của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra bằng việc tiếp cận theo ba phương diện: Là một chế định đặc thù của luật dân sự mang tính chất của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; là loại hình trách nhiệm nhà nước do thực thi quyền tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng; là nghĩa vụ của nhà nước bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền tư pháp, gây oan sai dẫn đến thiệt hại về vật chất, tinh thần cho công dân trong hoạt đồng điều tra, truy tố, xột xử. Luận ỏn đó xõy dựng được lý thuyết và làm rừ được những vấn dé pháp lý cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, cũng như làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề điều chỉnh pháp lý việc Nhà nước giải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân bị oan, sai trong hoạt đồng điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng và các biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm nhà nước đối với việc bồi thường thiệt hai cho công dân do bị oan, sai.