1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong hợp đồng mua bán tài sản

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 34,51 MB

Nội dung

Trang 1

BAO VE QUYEN VA LỢI ICH HOP PHAP CUA VO CHONG TRONG HOP DONG MUA BAN TAI SAN

Chuyên ngành : Luật Dan sự

Mã só : 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ LAN

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận

văn này là trung thực Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai côngbô trong các công trình khác.

Tac gia luận van

Trang 3

Chương 1 KHÁI QUAT CHUNG VE HOP DONG MUA BAN TAI SAN DO VO CHONG THUC HIEN

-1.1 Khdi niém vé hop dong mua ban tài san do vợ chong thuc

1.1.1 Khái niệm tai san, tai san chung, tài sản riêng của vợ

CHONG 2-52 2x21 2E9E12157151121571111112111111211111111 111.111 E11 re.

1.1.2 Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán tài sản

do vợ chồng thực hiện - 1.2 Sơ lược pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bản tài sản do vợ chong thực WIEN cece ccc ccc eee e eee e ee eeeeeeeeeeueseeecsscesseeeseeees

1.2.1 Pháp luật thời kỳ Phong kiến Việt Nam về hop đồng mua ban

Chương 2 PHAP LUAT VE BẢO VỆ QUYEN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHAP CUA VO CHONG TRONG HỢP DONG MUA BAN TÀI SAN VA THỰC TIEN ÁP DUNG -ccccss2 2.1 Pháp luật về bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của vợ chong trong hợp dong mua bán tài sản thuộc quyên sở hữu chung hợp nhất

Trang 4

mua bán tài sản thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng do

một bên vợ hoặc chồng thực hiện 2.1.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong hợp đồng

mua bán tài sản thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng do VỢ chồng cùng thực hiện -.-ccSS<<ccsssess 2.2 Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong hợp dong mua bán tài sản thuộc quyên sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chẳng và thực tin áp AUNG oe cece ccccccccceccceccccueccceeceeueeecuuecceeneeeene ens 2.2.1 Bảo vệ quyền va lợi ich hợp pháp của vo chồng trong hợp đồng mua bán tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng dé đáp ứng nhu cầu đời sống chung - 5-2552 +eeE+Eererereee 2.2.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong hợp đồng mua bán tài sản thuộc quyên sở hữu riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình cee eccccstesestsasssstsssstsetsestsseseentanes Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHAP LUẬT NHẰM BẢO VỆ QUYEN VÀ LỢI ICH HOP PHAP CUA VO CHONG TRONG HOP DONG MUA BAN TÀI

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của vợ chong trong hợp dong mua bán tài sản 3.1.1 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ich của các chủ thé, của

Mo Vd, FT, "Wik: PEL HỘ, scence cease mt ces te ct

3.1.2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán tai san do vợ chồng

Trang 5

3.1.3 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng

thực hiện phải phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, điều kiện kinh tế xã hội hiện nay -c c2 1221111221122 ee

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của vợ chong trong hợp dong mua ban tài sản

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật HN&GD năm 2000 và các văn bản hướng

3.2.2 Hoàn thiện các van bản pháp luật khác có liên quan

Trang 6

BLDS Bộ luật Dân sự

CNXH Chủ nghĩa xã hội DLBK Dân luật Bắc Kỳ DLTK Dân luật Trung Kỳ

DLGYNK Dân luật giản yêu Nam Kỳ

FHXTPT4WTITE Hội dong thâm phán tòa án nhân dân tôi cao

Luật HN&GD Luật Hôn nhân và gia đình

Nxb Nhà xuất bản

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tôi cao

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mua bán là quan hệ phố biến nhất, diễn ra thường xuyên nhất trong

xã hội, là một phương thức pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể tham gia thực

hiện được việc chuyên quyền sở hữu tài sản dé đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh trong đời sống hàng ngày Ngày nay, hoạt

động mua bán ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp vì đối

tượng mua bán được mở rộng hơn Đối tượng của hợp đồng mua bán thé hiện dưới dạng là vật, tài sản thể hiện dưới dạng quyên, tài sản mua bán thé

hiện dưới dạng giấy tờ có giá, là tài sản có giá trị rất nhỏ đến những tài sản

có giá trị rất lớn

Hiện tại, hợp đồng mua bán tài sản được quy định trong rất nhiều

văn bản pháp luật như BLDS năm 2005, luật Thương mại 2005, luật Chứng

khoán, luật Nhà ở, luật Đất đai 2003, với nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng mua bán Về cơ bản các quy định đã đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống

hàng ngày, tạo ra nền tảng pháp lý để hoạt động mua bán diễn ra, đặc biệt

là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, các quy định pháp luật về Hợp đồng mua bán tài sản vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu được quy định mang tính định hướng chưa đáp ứng được sự đa dạng, phong phú của thực tế Mục đích của hợp đồng mua bán tài sản là chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác và cũng từ đó,

các tranh chấp từ việc mua bán xảy ra ngày càng nhiều đối với tài sản có

giá trị lớn và đã trở thành một vấn đề nóng bỏng.

Các giao dịch tài sản do vợ chồng thực hiện không những ảnh hưởng

Trang 8

của riêng vợ, chồng là quyền lợi cá nhân nhưng nó anh hưởng đến đời sông chung của vợ chồng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con cái Vì

vậy làm thế nào để dung hòa lợi ích chung của gia đình với tự do cá nhân

của vợ chồng là một vấn đề không chi đặt ra cho pháp luật HN&GD mà

còn liên quan đên nhiêu ngành luật khác.

Hiện nay, luật HN&GD điều chỉnh các vẫn đề về tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản là tương đối cụ thể và phù hợp với

điều kiện kinh tế xã hội Song, xét về tổng thé trong mối liên hệ với các ngành luật khác thì việc điều chỉnh hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng

thực hiện chưa có sự gắn kết, thống nhất giữa luật HN&GD với các văn bản pháp luật khác nên đã tạo ra những bất cập trong việc áp dụng pháp

luật cũng như ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của

người thứ ba khi tham gia vào hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực

hiện Vì vậy, việc nghiên cứu van đề này là cần thiết dé xây dựng một hành

lang pháp lý thống nhất giữa các ngành luật, khắc phục những vướng mac trong quy định của pháp luật và hạn chế những khó khăn khi áp dụng pháp

luật Thông qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả điều

chỉnh trong việc giải quyết tranh chấp về loại hợp đồng này.

Với những ly do trên, chúng tôi chọn đề tài “Bao vệ quyên và lợi ích

hợp pháp của vợ chong trong hợp đồng mua bán tài sản” đề làm Luận

văn thạc sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ, đề cập trực tiếp hoặc có liên quan tới vẫn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

vợ chồng trong hợp đồng mua bán tài sản như công trình của TS Nguyễn

Trang 9

trung nghiên cứu các hợp đồng dân sự thông dụng như hợp đồng mua bán

tài sản, hợp đồng thuê tài sản theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995; Công trình của TS Trần Thị Huệ, “Hop dong mua ban tai san —

những van dé cấp thiết can nghiên cứu”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp

trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011 chủ yeu tập trung nghiên cứu sâu

về đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản; Công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Phương Lan, “Tời sản vợ chong trong hoạt động sản xuất kinh doanh” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008 và một số bài báo như bài báo của TS Nguyễn Thị Lan, “M6t số vấn dé về Hop đông mua bán tài sản thuộc quyên sở hữu của vợ chồng”, Tạp chí Luật học số 8/2012, Lê Thị Man, “7ực tiễn giải quyết tranh chấp hop dong liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chong: vướng mắc và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 12/2011

Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu vô cùng quý báu giúp chúng tôi có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, nhưng các công trình trên không nghiên cứu riêng và toàn diện về

hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện theo quy định của pháp

luật Việt Nam Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyên và lợi ích hợp

pháp của vợ chong trong Hợp đồng mua bán tài sản” dé làm luận văn thạc sĩ là không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bồ.

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác — Lênin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp ly dé giải quyết van dé ly luận và pháp lý liên quan Trong đó, chú trọng sử dụng

phương pháp logic pháp lý và một số phương pháp khác cụ thể sau:

Trang 10

- Phương pháp tổng hợp: Được sử đụng để khái quát hóa các nội dung nghiên cứu một cách có hệ thông, ngăn gọn, súc tích.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng so sánh quy định của phápluật về tài sản của vợ chông trong lịch sử.

4 Mục đích nghiên cứu dé tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán tài sản nói chung và hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện Qua đó, đối chiếu, so sánh một số khía cạnh

pháp lý trong quy định của pháp luật để có sự đánh giá một cách khoa học

khách quan, rút ra những nội dung tích cực cần tham khảo trong quá trình xây dựng pháp luật tại Việt Nam Từ đó có những khuyến nghị liên quan

đến việc tìm hiểu, vận dụng pháp luật cũng như hướng hoàn thiện các quy

định về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện trong pháp luật

Việt Nam.

5 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán tài sản nói chung và hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện nói riêng Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về một số yếu tô pháp lý trong hợp đồng mua

bán tài sản do vợ chông thực hiện.

Tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự và luật HN&GD đối với các van dé cần thiết phải nghiên cứu Đối chiếu các quy định của pháp luật với việc áp dụng trong thực tiễn dé tìm ra những bat cập trong quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện Đưa ra một số kiến nghị nhăm hoàn thiện theo quy định của pháp luật về vấn đề trên

Trang 11

Việt Nam.

6 Kết cấu của luận van

Luận văn được kết câu thành ba chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng mua bán tài sản do vợ

chồng thực hiện.

- Chương 2: Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong hợp đồng mua bán tài sản và thực tiễn áp dụng.

- Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong hợp đồng mua

bán tài sản.

Trang 12

KHÁI QUAT CHUNG VE HỢP DONG MUA BAN TÀI SAN DO VO CHONG THUC HIEN

1.1 KHÁI NIỆM VE HOP DONG MUA BAN TAI SAN DO VO

CHONG THUC HIEN

1.1.1 Khái niệm tài sản, tai sản chung, tai sản riêng của vợ chồng

11.1.1 Khái niệm tài sản

Tài sản là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ ai, bởi đơn giản tài sản là công cụ của đời sống con người Theo từ điển tiếng Việt thì “Tai sản” là: Của cải vật chất dùng dé sản xuất hoặc tiêu đùng.

Tuy nhiên, quan niệm pháp lý và quan niệm đời thường về tài sản lại có đôi chút khác biệt Về mặt pháp lý, nhận thức đúng về tài sản và phân

loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp

luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý Dưới thời Pháp thuộc, các quy

định về tài sản trong ba bộ dân luật của Việt Nam đều mô phỏng lại cách

quan niệm về tài sản như trong Bộ luật Dân sự Pháp Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883 (GYNK), Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 (DLBK) và Bộ Dân luật

Trung Kỳ 1936 (DLTK) đều thừa nhận tài sản chia thành hai loại: Bất động

sản và động sản Mỗi loại có một quy chế pháp lý khác nhau Tiếp đó các bộ luật cũng liệt kê các loại tài sản vào hai nhóm (là bất động sản theo tính chất, theo mục đích và theo quyền sử dụng - Điều 450, 452, 453 DLBK và Điều 461, 462, 464 DLTK; là động sản theo tính chất và do pháp luật quy

định - Điều 454 Bộ DLBK, Điều 466, 469 DLTK) Bộ Dân luật Sài Gòn

1972 cũng lẫy nguyên mẫu các tiêu chí phân loại bất động sản và động sản

của Bộ luật Dân sự Pháp.

Trang 13

BLDS năm 1995 nhìn chung là một điểm tiến bộ, đã đáp ứng được phan

nào những đòi hỏi của thực tiễn Tuy nhiên khi xã hội phát triển, nhiều yêu cầu mới đặt ra, đòi hỏi phải có những sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Điều 163 BLDS năm 2005 quy định lại về tài sản như sau: “Tài sản

bao gém vat, tiền, giấy tờ có giá và các quyên tài sản” Như vậy, BLDS năm 2005 đã bỏ cụm từ “có thuc” trong quy định về vật trong BLDS năm 1995 “Vat được hiểu theo Điều 163 rộng hơn, không chỉ là những vật có thực mà cả những vật chắc chắn được hình thành trong tương lai (nhà sẽ xây, tàu thuyền sẽ đóng, hoa màu sẽ thu hoạch ) cũng có thể là đối tượng của giao dịch dân sự Quy định này phù hợp hơn với đời sống thực tế và

các giao lưu dân sự trong cơ chế kinh tế thị trường Cum từ “giấy to tri giá

được bằng tiền” cũng được đổi thành “giấy to có giá” Tuy nhiên, cũng

giống như BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 mới chỉ liệt kê ra các loại tài

sản mà chưa có khái niệm về tài sản Trong bốn loại tài sản được liệt kê thì

chỉ có duy nhất quyền tài sản là có khái niệm trong BLDS năm 2005.

Có rất nhiều cách phân loại tài sản khác nhau như: Căn cứ vào chủ

sở hữu (tài sản chung, tài sản công, tài sản tư), căn cứ vào việc có haykhông có đặc tính vật lý (tài sản hữu hình và tài sản vô hình), căn cứ vào đặc tính di dời hay không di đời được của tài sản hữu hình và các quyền được thiết lập trên đó hay không được thiết lập trên đó (động sản và bất

động sản) Mỗi cách phân loại tài sản đều có những quy chế pháp lý tương

ứng Điều 174 BLDS năm 2005 chỉ cho ta thấy, pháp luật Việt Nam đã lựa

chọn cách phân loại tài sản thành động sản và bât động sản như sau:

- Bat động sản là các tài sản bao gém: Dat dai; Nhà, công trình xây

dung gan liên với dat đai, kê cả các tài san gan liên với nhà, công trình xây

Trang 14

- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản 1.1.1.2 Khái niệm tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chong

Việc quy định tài sản của vợ chồng trong luật HN&GD là một yêu

cầu khách quan, nhăm cụ thé hóa các quy định về sở hữu trong BLDS và

chế độ tài sản của vợ chồng trong luật HN&GD Vì thế, căn cứ xác định tài sản của vợ chồng không mang tính chủ quan của nhà làm luật, mà nó được

gắn liền với sự vận động phát triển của gia đình, trình độ phát triển kinh tế

-xã hội, các giá trị truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người Việt Nam Quy định về tài sản vợ chồng tạo cơ sở

pháp ly dé vợ chồng thực hiện sự dân chủ và bình dang trong các quan hệ

về tài sản, khuyến khích vợ chồng có trách nhiệm đối với gia đình khi xây dựng cơ sở vật chất cho cuộc sống chung Đồng thời đảm bảo tính độc lập

của vợ, chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế với tư cách cá

nhân Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ

chồng phù với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, tuyên thống và nguyện

vọng của các cặp vợ chồng Trong đó thê hiện rõ ý chí của Nhà nước khi điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng Tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điều kiện vật chất của xã hội đó, bảo đảm phù hợp với ý chí, quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội Bên cạnh việc quy định về căn cứ, nguồn gốc các loại tai sản của vo chồng, luật quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các lại tài sản đó; cũng như các nguyên tắc phân chia và

quyên lợi được hưởng từ tài sản đó của vợ, chông.

Theo nguyên lý của học thuyết Mác — Lênin, trong xã hội còn duy trì đối kháng giai cấp, duy trì quan hệ người bóc lột người, khó có thé có được

Trang 15

người chồng định liệu, người chồng là gia trưởng, là chủ gia đình theo luật định thì bắt buộc người vợ phải phụ thuộc chồng về vấn đề tài sản trong gia đình Ngược lại, khi mỗi quan hệ bình đăng về mọi mặt giữa vo chồng được xác lập, thì quyền lợi và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng được bảo

đảm, không những về mặt pháp luật mà còn được thực hiện trong đời sông

xã hội Tài sản của vợ chồng là một chế định không chỉ liên quan đến quyền sở hữu, có ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn phản ánh các yếu tố chính tri, van hóa, xã hội, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, tâm lý,

nguyện vọng của nhân dân Do vậy, pháp luật HN&GD của Việt Nam luôn

găn liền với thực tiễn kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển, đã có những quy định khác nhau về tài sản của vợ chồng cụ thể là về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó, cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ và chồng với người

thứ ba.

Pháp luật HN&GD không đưa ra khái niệm về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng mà chỉ liệt kê các loại tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chông và tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chông.

Pháp luật HN&GD Việt Nam đã phân loại tài sản của vợ chồng

thành: Tài sản chung của vợ, chồng (Điều 27 luật HN&GD năm 2000) và tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 32 luật HN&GD năm 2000).

* Tài sản chung của vợ chồng:

Cuộc sống chung giữa vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập

đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống của gia

đình Thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm

sóc lân nhau giữa vợ chông; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các con Kê

Trang 16

thừa và phát triển quy định của luật HN&GD qua từng thời kỳ, luật

HN&GD năm 2000 đã quy định rất cụ thé về tài sản chung của vợ chồng

tại Điều 27 như sau:

- Tài sản chung của vợ chong gôm tài sản do vợ, chong tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chong được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chong thỏa thuận là tài sản chung.

- Quyên sử dung dat mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sảnchung của vợ chong Quyên su dụng dat ma vợ hoặc chông có được trước khi

kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận - Tài sản chung của vợ chong thuộc sở hữu chung hợp nhất.

- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kỷ quyên sở hữu thì trong giấy chứng nhận

quyên sở hữu phải ghi tên của ca vợ chong.

- Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ

chong dang có tranh chấp là tài sản riêng của môi bên thì tài sản đó là tài

san chung.

Pháp luật HN&GD không dua ra khái niệm tài sản chung của vợ

chồng mà chỉ liệt kê những tài sản được coi là tài sản chung, tài sản riêng.

Dựa trên quy định của pháp luật, chúng tôi đưa ra khái niệm tài sản chung

của vợ chông như sau:

Tài sản chung cua vợ chong là vat, tiên, giáy tờ có giả, các quyên tàisan thuộc quyên sở hữu cua vợ chong.

Tài sản chung của vợ chong có một sô đặc diém sau:

Trang 17

- Tài sản chung của vợ chồng phát sinh chủ yếu trên cơ sở luật định mà không phụ thuộc vào ý chi của vợ chong: Pháp luật HN&GD Việt Nam chỉ thừa nhận duy nhất chế độ tài sản pháp định mà không cho phép vợ

chồng thỏa thuận về tài sản như pháp luật một số quốc gia khác Do đó, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trước hết dựa vào

các căn cứ luật định Trong một chừng mực nhất định, khi vợ chồng được

phép chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì nguyên tắc xác định tài

sản chung có thê bị ảnh hưởng, nhưng cũng không hoàn toàn làm mất đi tính đương nhiên mặc định theo quy định của pháp luật về xác định tài sản

chung của vợ chông.

- Tài sản chung của vợ chéng chỉ được hình thành trong thời kỳ hôn nhán: Tài sản chung của vợ chồng được xác định căn cứ vào nguồn gốc tài

sản và thời kỳ hôn nhân Thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc được bắt đầu từ

thời điểm đăng ký kết hôn đến thời điểm chấm dứt hôn nhân bằng một bản

án hoặc một quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực của pháp luật; do một

bên vợ, chồng chết Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành vẫn thừa nhận một

trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý đó là trường hợp nam nữ chung sống từ trước ngày 03/01/1987 Vì vậy,

thời kỳ hôn nhân trong trường hợp này được tính từ thời điểm họ bắt đầu chung sống trong quan hệ vợ chồng chứ không phải từ thời điểm đăng ký kết hôn Do đó, tài sản chung cũng được xác định từ thời điểm bắt đầu chung sống đối với trường hợp đặc biệt trên Mọi giao dịch liên quan đến

tài sản chung trong khoảng thời gian này đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật HN&GD hiện hành.

Ngoài việc dự liệu căn cứ nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nhà làm luật đã sử dụng cả nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản giữa vợ chồng đang có tranh chấp

Trang 18

nhưng không đủ cơ sở xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì được coi

là khối tài sản chung của vợ chồng (Khoản 3 Điều 27 luật HN&GD năm

2000) Day là quy định của luật HN&GD năm 2000, xuất phát từ thực tế

tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, cuộc sông chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau nhiều năm tháng, các loại tài sản được sử dụng nhằm

bảo đảm lợi ích chung của gia đình, khi có tranh chấp, có loại tài sản khó

chứng minh được là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng Nguyên tắc suy

đoán này bảo đảm được sự công bằng trên cơ sở vì lợi ích chung của gia

đình và của vợ chông.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: Theo quy định tại Điều 219 BLDS năm 2005 và Điều 27 luật

HN&GD năm 2000 thi tài sản chung vo chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thé phân chia Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung

mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung Do vậy, bình thường chúng ta không thể xác định phần tài sản nào là tài sản của vợ, phần tài sản nào là tài sản của chồng

trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung

của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó như: Phát triển kinh tế gia đình vững mạnh, tạo điều kiện tốt cho việc

nuôi dạy con, vì vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ

chồng chỉ căn cứ vào nguồn góc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn

cứ vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển

khối tài sản đó Có thé do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề

nghiệp nên sự đóng góp công sức của vợ chông vào việc xây dựng khôi tài

Trang 19

sản chung không ngang bằng nhau nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài

sản chung vẫn ngang bằng nhau Tài sản chung của vợ chồng không nhất

thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ

hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân Do vậy, vợ chong có quyền và

nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản chung; tài sản chung được chi dùng để bảo dam nhu cẩu gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chong; Việc xác lập, thực hiện va cham dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguôn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để dau tư kinh doanh phải được vợ chong ban bạc thỏa thuận, trừ tai san chung đã được chia để dau tư kinh doanh riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 luật

HN&GD năm 2000).

* Tài sản riêng của vợ, chồng:

Mỗi cá nhân trong xã hội không chỉ gan bó với gia đình của mình bởi

tính chất cộng đồng dựa trên tình cảm gắn bó hai vợ chồng trong hôn nhân,

mà còn bằng tính độc lập của mỗi người với tư cách là thành viên của xã

hội Do đó, trong đời sống gia đình, ngoài các quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng, còn có những quan hệ xã hội gắn bó với người vợ, người chồng với

thân thuộc, bạn bè và đồng nghiệp của mình Những quan hệ này về mặt

nào đó phải dựa trên những điều kiện vật chất nhất định Do đó, luật HN&GD năm 1986 và luật HN&GD năm 2000 bên cạnh quy định quyền

sở hữu chung hợp nhât còn thừa nhận quyên có tài sản riêng của vợ, chông.

Quy định trên nham tôn trọng quyền sở hữu của cá nhân công dân

(trong đó có vợ, chồng) được ghi nhận trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992; tôn trọng sự độc lập của vợ, chồng trong việc tham

gia vào các quan hệ xã hội khác ngoài quan hệ gia đình, đặc biệt trong việc tham gia các giao dịch dân sự hoặc kinh tế; tôn trọng quyền tự định đoạt về

Trang 20

tài sản của sở hữu chủ trong pháp luật dân sự, trong trường hợp người dé

lại di sản hoặc người tặng cho tài sản chỉ cho một bên vợ, chồng được

hưởng Mặt khác, việc thừa nhận quyên có tài sản riêng của vợ, chồng cũng

góp phần hạn chế các quan hệ hôn nhân được thiết lập không dựa trên yếu tô tình cảm mà được dựa trên yeu tô vật chất — hôn nhân thực dụng.

Luật HN&GD năm 1986 được ban hành vào thời kỳ đầu của sự

nghiệp đôi mới, lần dau tiên ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng (Điều 16):

Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế

riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản

có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng Trước đây luật HN&GD năm 1959 (Điều 15) quy định chế độ tài sản của VỢ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản — toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra

từ trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của

vợ chồng Luật HN&GD năm 1959 được thực hiện trong thời gian dài nên

các quy định này đã dần trở thành tập quán trong đời sống xã hội và ý thức

của nhân dân Do vậy, khi quy định vợ chồng có tài sản riêng, các nhà làm

luật HN&GD năm 1986 đã phải rất thận trọng và tế nhị nhằm tránh sự mất ôn định về vân đê tài sản trong gia đình.

Mười bốn năm thực hiện và áp dụng việc ghi nhận quyền sở hữu

riêng của vợ chồng theo luật HN&GD năm 1986 đã tạo được trong nhân dân sự nhận thức và ý thức tôn trọng tài sản riêng của vợ, chồng Vì vậy,

Khoản 1 Điều 32 luật HN&GD năm 2000 đã ghi nhận tính chắc chắn và

khang định “Vo chỗng có quyển có tài sản riêng” Đồng thời, luật cũng quy định cụ thể căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng theo Khoản I Điều

32 luật HN&GD năm 2000: Tài sản riêng của vợ, chong bao gém tài sản

mà moi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng

cho riêng trong thời ky hôn nhán, tai san được chia riêng cho vo, chong

Trang 21

theo quy định tại khoản 1 Điêu 29 và Diéu 30 luật HN&GD; đồ dùng, tư

trang ca nhân So với luật HN&GD năm 1986, luật HN&GD năm 2000 đã

có những nội dung mới về căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng đó là:

Sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và xác định

những đô dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chông.

Moi cá nhân cũng như vợ, chồng trong đời sống hàng ngày va công

việc theo tính chất nghề nghiệp, chuyên môn của mình đều cần đến những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân hoặc cho công việc, nghề nghiệp của mình Do vậy, quy định đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng là quy định cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư CỦa VỢ chồng Trong điều kiện kinh tẾ - xã hội phát triển, nhu cầu cuộc

sống sinh hoạt của công dân này càng cao, những tài sản là đồ dùng, tư

trang cá nhân của mỗi người cũng rất phong phú và có giá trị Có những đồ

dùng, tư trang cá nhân thực sự cần thiết cho công việc, nhu cầu sinh hoạt

của vợ, chồng và có giá trị nhỏ so với khối tài sản chung của vợ chồng (như đồ dùng học tập, quan áo, giày dép ), nhưng cũng có những đồ dùng, tư

trang cá nhân được vợ, chồng mua bằng tài sản chung của gia đình và có

giá trị lớn so với khối tài sản chung của vợ chồng (như chiếc điện thoại,

chiếc máy tính xách tay hàng chục triệu đồng hoặc một chiếc nhẫn kim

cương tri giá hàng trăm triệu đồng ) Tuy nhiên, ké từ khi luật HN&GD năm 2000 có hiệu lực đến nay, các văn bản hướng dẫn và áp dụng thi hành luật của các cơ quan nhà nước có thâm quyền chưa giải thích và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này Chính vì vậy đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về mặt học lý và thực tiễn áp dụng luật liên quan đến quy định này khi giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng.

Chúng tôi xin đưa ra khái niệm tài sản riêng của vợ chông như sau:

Trang 22

Tai sản riêng của vợ, chong là những vật, tiên, giấy tờ có gid vàquyên tài sản thuộc quyên sở hữu của vợ hoặc của chông.

1.1.2 Khái niệm hop đồng mua bán tài sản, hợp đông mua ban tài san

do vợ chồng thực hiện

1.1.2.1 Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng thông dụng và phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự Nó là công cụ pháp lý không thê thiếu để các

chủ thê đạt được lợi ích của mình thông qua việc thỏa thuận về việc chuyên

quyền sở hữu tài sản và chuyền giao tiền Mối quan hệ hàng - tiền được thé

hiện rõ nét trong quan hệ mua bán.

Điều 428, BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán tài

sản như sau: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiễn, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” Ngoài ra, Hợp đồng mua bán tài sản còn được quy định trong nhiều loại văn bản pháp luật

khác nhau như: Luật Thương mại năm 2005, luật Chứng khoán, luật Nhà ở,

luật Dat đai năm 2003 với nhiều tên gọi khác nhau VỀ co bản, các quy định này đã đáp ứng duoc nhu cau điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong đời sống hàng ngày, tạo ra nền tảng pháp lý để hoạt động mua bán

diễn ra, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay Tuy nhiên, cho

đến thời điểm hiện tại, các quy định pháp luật về Hợp đồng mua bán tài sản

vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu được quy định mang tính định hướng chưa đáp ứng được sự đa dạng, phong phú của thực tế khi hầu hết các giao dịch

này đêu có sự xuât hiện của chủ thê là vợ chông.

Trang 23

1.1.2.2 Hợp đồng mua bán tài sản do vợ chong thực hiện

Điều 28, luật HN&GD năm 2000 có quy định: Vợ chồng có quyên và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản chung; tài sản chung được chỉ dùng để bảo đảm nhu cầu gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chong; Việc xác lập, thực hiện va cham dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguôn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để dau tư kinh doanh phải được vợ chong ban bạc thỏa thuận, trừ tai san chung đã được chia dé dau tư kinh doanh riêng theo quy định của pháp luật Về mặt pháp ly, đây là van đề không chỉ đặt ra cho pháp luật HN&GD mà còn là van đề liên quan đến nhiều ngành luật khác như pháp luật dân sự, thương mại, đất đai,

tài chính Tuy nhiên, ngoài luật HN&GD quy định về quyền và nghĩa vu

của vợ chồng khi tham gia giao dịch dân sự nói chung hay hợp đồng mua

bán tài sản nói riêng thì các văn bản pháp luật chuyên ngành khác đã chưa

có những quy định cụ thể, thống nhất đối với những giao dịch tài sản liên

quan đên vo, chong.

Về mặt pháp lý, khái niệm hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện chưa được đề cập đến một cách rõ ràng, cụ thể Chủ yếu vẫn áp

dụng theo khái niệm chung về hợp đồng mua bán tài sản do pháp luật dân sự

quy định Từ khái niệm chung về hợp đồng mua bán tài sản, chúng tôi xây

dựng khái niệm hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện như sau:

Hop dong mua ban tài san do vợ chong thực hiện là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó một bên chủ thể là vợ (chông) hoặc cả hai vợ chong tham gia giao dich với tư cách la bên bán hoặc bên mua tài san nhằm chuyển giao

(hoặc nhán) quyên sở hữu tài sản và nhận (hoặc chuyên giao) tiên.

Các Hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện đều có những

đặc diém sau:

Trang 24

- Chu thê tham gia hop đồng là một bên vợ (chồng) hoặc cả hai vợ chồng - Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản chung vợ chồng hoặc

tài sản riêng của một bên vợ, chông.

Từ đó, hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện có thé được

phân loại như sau:

- Hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng cùng thực hiện liên quan

đên tài sản thuộc sở hữu chung.

- Hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng cùng thực hiện liên quan

đên tài sản riêng của vợ hoặc chông.

- Hợp đồng mua bán tài sản do một bên vợ hoặc chồng thực hiện liên

quan đền tai sản chung của vợ, chong.

- Hợp đồng mua bán tài sản do một bên vợ hoặc chồng thực hiện liên

quan dén tai sản riêng của vợ hoặc chong.

1.2 SƠ LUQC PHAP LUAT VIỆT NAM VE HỢP DONG MUA

BAN TAI SAN DO VO CHONG THUC HIEN

1.2.1 Pháp luật thời ky Phong kiến Việt Nam về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện

Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đây mạnh và thé hiện trên

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Các hoạt động lập pháp của nhà Lê

nhằm xác định ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ, bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến Thế kỷ XV được coi là cái mốc hết sức quan

trọng trong lich sử pháp quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những nhu cầu

phát triển trong giai đoạn xác lập và phát trién mạnh mẽ của chế độ phong kiến Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật thời kỳ này được bắt đầu từ Lê

Trang 25

Thái Tổ đến thời Lê Thánh Tông và đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ luật

Hồng Đức (1470-1497) Bộ luật Hồng Đức là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam, là đỉnh cao trong thành tựu lập pháp phong kiến.

Bộ luật Hồng Đức gồm 722 điều chia thành 6 quyên Điểm đáng lưu

ý trong bộ luật Hong Đức là van dé dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình đã có

một vị trí quan trọng trong bộ luật Các quy định về: Hộ, hôn, điền sản đều

ghi nhận trong quyên ba đã phản ánh khá chính xác phong tục tập quán của người Việt Nam trong giao lưu dân sự Quan điểm thể hiện trong bộ luật

Hồng Đức rất tiễn bộ, nó không phải là bộ luật hướng nho với tư tưởng tam tòng, tứ đức như pháp luật nhà Minh, nhà Đường Bộ luật Hồng Đức cho phép con cái có quyên tài sản riêng mặc dù vẫn đang chung sống cùng cha mẹ Các quan hệ trong lĩnh vực hợp đồng được quy định đầy đủ và chi tiết hơn pháp luật triều đại trước Cùng với việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản

của giao lưu dân sự thì những điều kiện đảm bảo hiệu lực của khế ước (hợp

đồng) cũng đã được thể hiện trong các quy định của pháp luật Luật nhà Lê tập trung bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyên, chế độ hôn nhân không tự do,

nhiều vợ Xuất phát từ những quan niệm của tư tưởng Nho giáo nên các

điều khoản trong Bộ luật Hồng Đức đều đề cao vai trò của người đàn ông, người cha, người chồng, người vợ cả và con trưởng Tư tưởng dé cao chế độ gia tộc phụ quyền đã được cụ thê hóa trong những quy định về quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái Trong gia đình, người đàn ông

có nhiều quyền, còn phụ nữ lại phải gánh trên vai quá nhiều nghĩa vụ Theo

những quy định trong Bộ luật Hồng Đức, người cha, người chồng có quyền quyết định cao nhất đối với những công việc quan trọng của gia đình Những quy định này đã thể hiện sự bất bình đăng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng Về cơ bản người phụ nữ bị đặt vào địa vị thấp kém hơn chồng.

Trang 26

Do vậy, việc quy định hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện

trong bộ luật này chưa rõ ràng, chưa quy định thành một chế định cụ thé.

Giải thích vấn đề này, có thể xuất phát từ quan niệm truyền thống của

người phương Đông vốn xem xét gia đình là cái gì thiêng liêng cao quý nặng về tinh than hơn là vật chất nên yếu tô về tài sản vì thé không được

lay làm trọng trong các quan hệ của gia đình Mặt khác, theo tư tưởng nho

giáo, tài sản trong gia đình đương nhiên thuộc về người chồng và được đặt

dưới sự quản lý của người chồng — chủ gia đình Tuy nhiên, theo pháp luật thời Lê, người vợ có thé được tham gia vào việc quản trị tài sản chung của VỢ chồng, người vợ được tự do hành động trong các nhu cầu gia vụ bảo đảm đời sống chung của gia đình với tu cách “ndi ứướng” sử dụng tài sản chung của vợ chồng Đặc biệt đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị của hai vợ chồng (điền sản) thì đều phải có sự thỏa thuận đồng ý của hai vợ chồng Trong các văn tự cô như mua, bán, cầm cố tái sản liên quan đến tài sản chung vợ chồng là “điền sản” thì đều phải có chữ ký của hai vợ chồng; hoặc trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung không bảo đảm quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình thì người vợ cũng có quyền phản đối Điều đó thể hiện trong chừng mực nhất định, người vợ được “binh dang” cùng chồng định đoạt tài sản chung, hoàn toàn không phải là “øgười vô năng lực” Quy định này của pháp luật nhà Lê tiến bộ hơn hắn so với pháp luật Trung Quốc cùng thời, coi người vợ hoàn toàn

là người vô năng lực, phụ thuộc người chồng một cách tuyệt đối.

Nam 1812, Gia Long cho ban hành bộ “Hoàng Việt luật lệ” Trong đó

vấn đề hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện nói riêng được quy định rất hạn chế Hoàng Việt luật lệ là văn bản

luật được sao chép nguyên văn luật nhà Thanh do vậy mọi giao dịch liên

quan đến tài sản đều do người chồng định đoạt Người vợ hoàn toàn được

Trang 27

coi là người vô năng lực, phụ thuộc vào người chong một cách tuyệt đôi nên

hâu như trong các giao dịch không có sự xuât hiện của người vợ.

Như vậy, trong một chừng mực nhất định, pháp luật thời kỳ Phong

kiến đã ghi nhận sự thỏa thuận của vợ chồng trong các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, trong đó có khế ước mua bán tài sản Ý chí của

vợ chồng là một trong những điều kiện cơ bản dé xem xét tính hiệu lực của

khế ước về tài sản Điều này đảm bảo phần nào quyền và lợi ích hợp pháp của của vợ chồng (đặc biệt là quyền lợi của người vợ) trong khế ước mua

bán tài sản.

1.2.2 Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về hợp đồng mua bán tài sản do vợ

chồng thực hiện

Năm 1858 thực dân Pháp nỗ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà

Nguyễn đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng đã đầu

hàng vô điều kiện Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài gần tám chục năm Với chính sách nham hiểm “chia để tri’, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và ở từng miền ban hành va áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh

quan hệ HN&GD, trong đó có gián tiếp ghi nhận những quy định về hợp

đồng mua ban tài sản do vợ chồng thực hiện.

- O Bắc Kỳ áp dụng Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 (DLBK);

- O Trung Kỳ áp dụng Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 (DLTK); - Ở Nam Ky ban hành Bộ Dân luật giản yêu năm 1883 (DLGYNK);

Chế độ tài sản của vợ chồng thời kỳ Pháp thuộc rất bat công đối với người vợ, đặc biệt ở Nam Kỳ khi không thừa nhận chế độ tài sản cộng đồng, người chồng có toàn quyền sở hữu tài sản trong gia đình, có thé một mình đứng ra thực hiện các giao dịch kể cả giao dịch liên quan đến bất động sản và thu nhận hoa lợi Ngược lại, người vợ không thể tham gia các giao dịch

Trang 28

một mình, người chồng có quyền khiếu nại một hợp đồng vô hiệu khi hợp đồng đó do người vợ ký kết một mình Trong DLBK và DLTK quyền của người vợ được đảm bảo tốt hơn Theo hai đạo luật này, đối với nhu cầu của

gia đình thì người vợ hoặc người chồng đều có thé đại diện cho gia đình dé giao dịch và được trích từ khối tài sản của gia đình dé chi dùng Tuy nhiên,

theo các Điều 109 DLBK và Điều 107 DLTK người chồng có quyền sử dụng các động sản, thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản là tài sản chung của vợ chồng mà không cần phải có sự đồng ý của người vợ,

miễn là việc sử dụng đó đem lại lợi ích cho gia đình; việc ưng thuận của người chồng phải được thé hiện bằng văn bản, có chữ ky của người chồng:

còn việc ưng thuận của người vợ thì chỉ cần sự ưng thuận công nhiên hoặc mặc nhiên không cần phải ghi chép hoặc giấy tờ Bên cạnh đó, pháp luật còn dự liệu về phương thức bảo vệ khối tài sản của gia đình Theo Điều

100 DLBK và Điều 98 DLTK thì trường hợp người vợ một mình thực hiện

các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà lạm dụng quyền

đó, ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình thì người chồng có quyên thu hồi

một phần hoặc toàn bộ quyền của người vợ Điều đó phản ánh sự bat bình đăng của người vợ so với người chồng về quyền sở hữu trong pháp luật

HN&GD thời ky này.

Nhìn chung, những quy định của pháp luật thời ky này nhằm điều

chỉnh các quan hệ HN&GD đã mang sắc thái mới so với pháp luật thời phong kiến Việt Nam Bên cạnh những tục lệ tồn tại trong xã hội phong

kiến từ lâu đời, nhà làm luật đã “phỏng theo” BLDS Pháp năm 1804 khi

quy định về chế độ HN&GD, trong đó gián tiếp quy định về hợp đồng mua

bán tài sản do vợ chông thực hiện.

Trang 29

1.2.3 Pháp luật thời kỳ Việt Nam cộng hòa về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện

Năm 1954-1975, Đề quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp, thiết lập chế độ Cộng hòa Ngụy quyền để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam Trong điều kiện hoàn cảnh đó, các quan hệ HN&GD ở

miền Nam đã trải qua từng giai đoạn chuyền biến khác nhau thông qua các

văn bản pháp luật như: Luật gia đình số 1-59 ngày 02/01/1959: Sắc lệnh số

15/64 ngày 23/07/1964 và Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 Pháp luật dân

sự và HN&GD dưới chế độ Sài Gòn cũ liên quan đến tài sản của vợ chồng vẫn tiếp tục phát huy tinh thần cơ bản của Dân luật thời kỳ Pháp thuộc và kết hợp đạo đức phong kiến với tư tưởng tư sản nhằm thiết lập chế độ phụ quyền để áp bức mọi tầng lớp nhân dân lao động nói chung, giới phụ nữ nói riêng dé cung cô chế độ tư hữu tu sản Luật Gia đình được xây dựng theo quan niệm nhằm đảm bảo quan hệ bình đăng giữa vợ và chồng (Điều 43), chồng và vợ có đủ năng lực về pháp lý, mỗi người không những có quyền làm những hành vi quản trị mà còn có quyền sử dụng một mình tài

sản nếu không có luật lệ hay hôn khế hạn chế quyền ấy Trong các việc do VỢ chồng làm, Điều 50 của Luật Gia đình năm 1959 đã đặt một chế độ đặc

biệt cho một số hành vi mà nhà làm luật coi là tối quan trọng cho gia đình và vì thé đòi hỏi phải có cả vợ chồng tham dự hay ưng thuận bằng giấy tờ: “Vợ hay chong không thé kết trai, dị nhượng hay thủ đắc có tính cách vô thường hay hữu thường, những bat động sản, chứng khoán và cổ phan, nếu không có sự tham dự của người hôn phối trong chứng thư hoặc không có sự ưng thuận của người ấy bằng văn thư” Vì vậy, trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng, Điều 49 ấn định răng “vợ chong cùng quản trị khối tài sản cộng đồng” Day là một giải pháp khác

biệt hắn với giải pháp đã được chấp nhận trong các văn bản pháp luật trước

Trang 30

đây Trước kia vợ chỉ có thể quản trị khi được chồng ủy nhiệm hay cho

phép, ngoại trừ trường hợp đại diện cho gia đình vì nhu cầu gia vụ Nay vợ

có quyền hành động nhân danh minh theo pháp luật Quyền pháp định dé thay mặt cho đoàn thé vợ chồng, trước kia là một ngoại lệ đối với nguoil vo,

nay thành ra thường lệ áp dụng cho cả hai vợ chồng Tuy nhiên, quan hệ

bình đăng giữa vợ chồng về tài sản này vẫn chưa được bảo đảm trong đời sống xã hội do vậy các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản do

vợ chông thực hiện vân chưa được quan tâm và xây dựng một cách cụ thê. 1.2.4 Pháp luật nhà nước ta về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng

thực hiện

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam

dân chủ Cộng hòa ra đời, đã đưa đất nước ta bước sang kỷ nguyên độc lập,

tự do và dân chủ nhân dân Trong sự vận động to lớn của xã hội, các quan

hệ HN&GD cũng đã có những bước chuyển mình quan trọng Điểm đánh dau đầu tiên là Điều 9 Hiến pháp năm 1946 “Đàn bà ngang quyên đàn ông về mọi phương điện” Trong lĩnh vực HN&GD, quyền bình đăng giữa vợ và chồng cũng lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp luật là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật: “Chồng và vợ có địa vị bình dang trong gia đình" (Điều 5) Thời kỳ này chủ yếu vẫn áp dụng theo Bộ dân luật Bắc kỳ 1931, chỉ xóa bỏ một số điều quy định tại Sắc lệnh 97 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950

của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa về ly hôn Sắc lệnh 97/SL

đã ghi nhận: vợ chồng không có tài sản riêng, mà toàn bộ tài sản vợ chồng

có trước và trong thời kỳ hôn nhân thuộc tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng bình đăng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài

sản chung đó Với quy định trên có thể hiểu pháp luật HN&GD của nhà nước ta thời kỳ này đã góp phan đáng ké vào việc xóa bỏ chế độ HN&GD

Trang 31

phong kiến, giải phóng người phụ nữ thoát khỏi sự bất bình đăng trong gia

đình cũng như trong quan hệ sở hữu Từ đó tạo cơ sở xây dựng một chế độ

dân chủ, công bằng đối với vợ chồng khi tham gia vào các hợp đồng mua

bán tài sản.

Sau khi ban hành Hiến pháp 1946 được 13 năm thì nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa đã ban hành luật Hôn nhân và Gia đình 1959 (Luật

HN&GD năm 1959), luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 thang 01 năm

1960 Là một trong những đạo luật được ban hành sớm nhất; luật HN&GĐÐ

năm 1959 ra đời đánh dấu một bước phát triển, tién bộ vượt bậc trong công

tác lập pháp của nước ta Luật HN&GD năm 1959 luôn khang định “7zong gia đình vợ chồng bình đắng về mọi mat” (Điều 12) và “Vợ và chong đều có quyên sở hữu, hưởng thu và sử dụng ngang nhau doi với tai sản có trước và sau khi cưới” (Điều 15) Rõ ràng luật HN&GD năm 1959 chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng, đó là tài sản chung hợp nhất Điều đó

nhằm xóa bỏ sự bat bình dang giữa nam và nữ, bảo vệ quyền lợi của người

phụ nữ trong gia đình Khi hôn nhân được xác lập, không kể tài sản có được từ nguồn gốc nào đều được coi là tài sản chung của vợ chồng và từ đó mỗi bên vợ hoặc chồng không còn tài sản thuộc sở hữu riêng Quyền bình đăng giữa vợ và chồng lần đầu tiên được ghi nhận chính thức Vợ chồng có

quyền ngang nhau trong mọi quyết định bao gồm cả việc định đoạt tài sản.

Việc ghi nhận này đã gián tiếp khăng định trong quan hệ hợp đồng mua

bán tài sản buộc phải thê hiện ý chí định đoạt của cả vợ và chông.

Sau gan ba mươi năm thực hiện luật HN&GD năm 1959, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì đổi mới, các quan hệ xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, đặc biệt là về mặt kinh tế Dé đảm bảo thực sự quyền tự định đoạt

của công dân, luật HN&GD mới đã được ban hành năm 1986 (có hiệu lực

ngày 3/1/1987) Luật này quy định chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm

Trang 32

chế độ tài sản chung và chế độ tài sản riêng Điều đó phù hợp với yêu cầu

khách quan cua xã hội Luật HN&GD năm 1986 đã quy định bảo đảm

quyền bình dang của vợ chồng đối với tài sản chung, quy định rõ mục đích

sử dụng tài sản chung của vợ chồng là nhăm bảo đảm những nhu cau

chung của gia đình; vợ, chong có quyên và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thỏa thuận của hai vợ chồng (Điều 15) Nghia là mọi giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng đều phải có sự trao đôi, thống nhất ý kiến giữa vợ và chồng Ngày 28/10/1995, Bộ luật Dân sự của nhà nước thống nhất được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996 đã đánh dau một bước tiến mới của pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản nói chung hay hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện nói riêng Cụ thể Điều 421 BLDS năm 1995

đã đưa ra khái niệm Hợp đồng mua bán tài sản như sau: Hop đồng mua ban tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài

sản và chuyển quyên sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận tiền, còn bên

mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiên cho bên bản.

Xuất phát từ thực trạng pháp luật và tình hình thi hành luật HN&GD

năm 1986 cho thấy cần thiết phải xây dựng luật HN&GĐ mới nhăm đáp

ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong điều kiện đó, luật HN&GD năm 2000 đã được ra đời và chính thức có hiệu lực ké từ ngày 01/01/2001 Luật HN&GD năm 2000 đã được quy

định trên cơ sở cụ thé hóa Hiến pháp năm 1992, các quy định liên quan đến

BLDS, kế thừa và phát triển những nguyên tắc cơ bản và các quy định còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, đặc biệt các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất của vợ chồng, trách nhiệm

liên đới trong thực hiện các nghĩa vụ tài sản trong gia đình, cơ chế pháp lý

Trang 33

để chứng minh hoặc suy đoán về tài sản chung, tài sản riêng tạo điều

kiện cho vợ chồng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, giúp Tòa

án có thêm căn cứ pháp lý khi xét xử các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng Đồng thời, sau 10 năm có hiệu lực, nhiều quy định của

BLDS năm 1995 cần được sửa đổi và bổ sung nhằm hoàn thiện hơn Vì vậy

Quốc hội khoá XI, tại Kỳ họp thứ VII, ngày 14/06/2005 đã thông qua Bộ

luật Dân sự mới BLDS năm 2005 cũng có kết cau gồm 7 phần như BLDS

năm 1995, tuy nhiên số lượng các điều được giảm bớt cho gọn nhẹ hơn, chỉ còn 777 Điều (BLDS năm 1995 có 838 Điều) BLDS năm 2005 được xây

dựng trên tinh thần hội nhập quốc tế, tiếp thu nhiều tư tưởng pháp luật

Châu Âu lục địa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của đời sống dân sự Việt Nam Hợp đồng mua ban tài sản tiếp tục được ghi nhận trong BLDS năm 2005 tại Điều 428: Hop đồng mua bán tài sản là sự thoả

thuận giữa các bên, theo đó bên ban có nghĩa vu giao tài sản cho bên muavà nhận tiên, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài san và trả tiên cho bên ban.

Tóm lại, hiện nay các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện vẫn chưa được xây dựng một cách thống nhất

mà nam rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Các văn bản pháp

luật này chỉ quy định một cách gián tiếp từng vấn đề nhỏ thông qua các quy định về Hợp đồng mua bán tài sản trong BLDS năm 2005, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung trong luật HN&GD năm 2000 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác Có thé khang định, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có sự gan két, thong nhat giữa luật HN&GD năm 2000 và các văn bản pháp luật khác trong việc điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện Điều này có những anh hưởng nhất định đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng

cũng như người thứ ba khi tham gia hợp đồng mua bán tài sản với vợ chồng.

Trang 34

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương này, chúng tôi đã đề cập đến các khái niệm như: khái niệm về tài sản; khái niệm về tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng: khái niệm về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm về hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện; xây dựng một số định nghĩa và đưa ra các cơ so

lý luận liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện, mối

quan hệ của van đề được nghiên cứu với các van đề khác trong hệ thông

pháp luật Việt Nam Đồng thời, chúng tôi đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển của các chế định pháp luật đề cập đến hợp đồng mua

bán tài sản do vợ chồng thực hiện qua các thời kỳ lịch sử như: Thời kỳ Phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Việt Nam Cộng hòa Đây là tiền

đề lý luận dé nghiên cứu, hoàn thiện các qui định cu thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về Hợp đồng mua bán tài sản do vợ chồng thực hiện - một

phạm trù pháp lý quan trọng, nhưng các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của

khái niệm này chưa được làm sáng tỏ, cả về lý luận cũng như thực tiễn pháp lý ở Việt Nam hiện nay.

Trang 35

Chương 2

PHÁP LUẬT VE BẢO VỆ QUYEN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHAP CUA VO CHONG TRONG HOP DONG MUA BAN TÀI SAN VA

THUC TIEN AP DUNG

2.1 PHÁP LUAT VE BAO VE QUYEN VÀ LỢI ICH HOP PHAP CUA VO CHONG TRONG HOP DONG MUA BAN TAI SAN THUOC QUYEN SO HUU CHUNG HOP NHAT CUA VO CHONG VA THUC TIEN AP DUNG

2.1.1 Bảo vệ quyền va lợi ich hợp pháp của vợ chồng trong hợp đồng

mua bán tài sản thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ

chồng do một bên vợ hoặc chồng thực hiện

2.1.1.1 Hop dong mua bán tài sản thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chong do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vợ chồng ngày càng tham gia tích cực vào nhiều các mối quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về tỉnh thần và vật chất của cá nhân và của gia đình Việc xác định

đúng đắn trách nhiệm của vợ chồng đối với những giao dịch do vợ hoặc

chồng thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình là một vấn đề quan trọng

cân được nghiên cứu một cách toàn diện và triệt đê.

Nhu câu thiệt yêu của gia đình là những nhu câu tôi thiêu cân thiệtcho cuộc sông gia đình như ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe cho các thànhviên trong gia đình, việc học hành của con trẻ

Đôi với những giao dịch dân sự có liên quan đên tài sản có giá trịkhông lớn hoặc đê phục vụ nhu câu thiệt yêu hàng ngày của gia đình thì chỉ

cân một bên vợ hoặc chong thực hiện hoặc đương nhiên coi là có sự đông ý

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN