Định hướng hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền củacá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.... Giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
VƯƠNG THỊ HUỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
VƯƠNG THỊ HUỆ
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc doi với PGS.TS Nguyễn Thi Qué Anh
là giảng viên hướng dân đã tận tình chi bảo trong quá trình tôi thực hiệnLuận văn Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô, bạn bè, và gia đình đã động viên,khuyến khích, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý giá để tôi hoàn thành
luận văn nay.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Vương Thị Huệ
Trang 4LOT CAM ĐO A|N << << 9 Sự 999 96g52 iDANH MỤC TU VIET TAT cccsscssessesssssssessessessessssessessessessssssssssessesseessenseees v
MO DAU G9 9 99 9g ve se se 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT CHUNG VE QUYEN CUA CÁ NHÂN DOI VOI HINH ANH TRONG PHAP LUAT DAN SU VA BAO VE QUYEN CUA CA NHAN DOI VOI HINH ANH TRONG BOI CANH CACH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ccssscssssssssscssssssccsscssecsscssccsscsoccssccasessccancescesseess 11
1.1 Khái quát chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp
luật Ân Sự d G5 6 %9 9.999 99 99.99.809.004 099804 0909.08091 80948690650 11
1.1.1 Khái niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh -. - 5+ 111.1.2 Đặc điểm quyền của cá nhân đối với hình anhe eee eee 161.1.3 Giới hạn quyền cá nhân đối với hình ảnh - 2-2-2 szs+zs+: 23 1.2 Khái quát chung về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trongbối cảnhcách mạng công nghiệp 4.() . -° s2 5° se sessessesssssssess 301.2.1 Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tới pháp luật
NOL ChU G3 01111810 E91 91 tt 30
1.2.2.Khái niệm bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh
cách mạng công nghiỆp 4/.Ẩ - - - c 3 E191 1 91119 1181111 1 ng ng ng ệc 37
1.2.3 Đặc điểm bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh
cách mạng công nghiỆp 4 Ẩ - - - c2 3c 12119911 91119 11 111 1 ng ng rệt 39
1.2.4 Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnhtrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 -: 2-©227x25++cxzzssres 411.3 Pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hìnhảnh trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - ° 5ssc<< 43
il
Trang 51.3.1 Pháp luật ĐỨC - ¿+ 6 11k E1 TH TH Hư 43 1.3.2 Pháp luật dân sự Pháp - 2 + ++++Ext£EE#EEEEEEEEEEEkrrkkrrkrrrrrree 45 1.3.3 xi li 0y 47
KET LUẬN CHƯNG l e 2- 2s s£ se ssssEssEssesserserserserssssse 50 CHƯƠNG 2: PHAP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM VE BẢO VỆ QUYÈN
CỦA CÁ NHÂN ĐÓI VỚI HÌNH ÁNH VÀ SỰ TƯƠNG THÍCH ĐÓI VỚI NHU CAU BẢO VE QUYEN CUA CÁ NHÂN DOI VỚI HÌNH
ANH TRONG BOI CÁNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 51 2.1 Quy định pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh - << s<s©s£sseEssS+seEsseEseExserservserserrssrsserssre 512.1.1 Lich sử phát triển pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền của cánhân đối với hình ảnh -2- 2 £©5£+S£+S£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkerkeee 512.1.2 Các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh 2 2-2 2 +£+E£+££££+£++£++zxzzxzse+ 572.2 Sự tương thích của pháp luật dân sự Việt Nam đối với nhu cầu
bảo vệ quyên của cá nhân đôi với hình ảnh trong bôi cảnh cách mạng công nghiệp 4.Í) - << G Họ nọ 0 0 85
2.2.1 Sự phù hợp của pháp luật dân sự Việt Nam đối với nhu cầu bảo vệ quyềncủa cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 852.2.2 Su không phù hợp của pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền của
cá nhân đối với hình anh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 87KET LUẬN CHƯNG 2 - 2-2 << se ©ssSssEssEssexsexsetserserssrsscsee 92
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ
THONG PHÁP LUẬT DÂN SU VIET NAM VE BẢO VỆ QUYEN CUA
CA NHAN DOI VOI HINH ANH TRONG BOI CANH CACH MANG
CÔNG NGHIỆP 4.0 w ccccsssssssssssessssscessssssessssscsssssssnsssessnssscsssssssessssessssesesssees 94
11
Trang 63.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền của
cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 943.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền của
cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 97
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật dân sự trong bảo
vệ quyên của cá nhân đôi với hình ảnh trong bôi cảnh cách mạng công
NHCP 4(.( - G ỌỌ Ọ ị ọ TH TT 0.00000006006009 08990 104
KET LUẬN CHƯNG 3 5-5 s se se ssEssessexsetsersersersersses 106 5000/9075 = 108 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO .5 s- 5c s2 ss©sses 110
IV
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
Al Artifical Intelligence
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTDS Bộ Luật tô tụng dân sự
IOT Internet of thing
ICCPR Công ước quốc tế về các quyên dân sự và
chính trị
TAND Toà án nhân dân
WTO Tổ chức thương mại Thê giới
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, giữa pháp luật và khoa học - công nghệ cónhiều tác động qua lại Một trong những lý do dẫn đến cần phải cải cách pháp
luật là sự ra đời của công nghệ mới mà pháp luật hiện hành không đủ khả
năng điều tiết Hiện nay, chúng ta đang sống giữa thời điểm cao trào của cuộccách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm xuất hiệnnhững chủ thể mới, quan hệ mới, làm gia tăng và phức tạp các hoạt động xã
hội.
Lịch sử loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn với
những phát minh then chốt làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của toàn nhân
loại như: phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ điện, điện tử, máy tính kỹ
thuật số Dau thé kỷ XXI, cuộc cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng to lớn
và toàn diện đến nhiều mặt của cuộc song, đó là cuộc cách mang công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất các công nghiệp, làm mờ diranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học Cuộc cách mạngnày đã phát triển thành các xu hướng công nghiệp lớn và ngày càng trở nênphổ biến trong đời sống xã hội hiện nay như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,người máy, điện toán dam mây, dir liệu lớn, công nghệ in 3D, thiết bị tự lái,công nghệ chuỗi khối
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi phương thức sống củacon người Những thay đổi đột phá về khoa học và công nghệ trong cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cau, mô hình kinh tế,
hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như hệ thống pháp luật ở mỗi quốcgia Hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật theo các phương thức truyềnthong đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trang 9La một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, LuậtDân sự bao gồm tổng thé các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệnhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể được hình thành trên cơ sở bìnhđăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm Với các côngnghệ mang tính đột phá, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đềpháp lý mới, vừa là cơ hội, vừa là thách thức liên quan đến ngành Luật Dân
sự, gây sự quan tâm, chú ý của giới luật học như: Quyền của cá nhân đối vớihình ảnh, quyền về đời song riêng tu, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bao hộquyền sở hữu trí tuệ, tiền điện tử, tài sản ảo, tiền ảo (tiền mã hóa), hợp đồngđiện tử, hợp đồng thông minh, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đòi hỏiphải có sự nghiên cứu dé làm rõ khung nhận thức lý luận, đồng thời đánh giáthực trạng Luật Dân sự Việt Nam hiện hành đã đáp ứng được các yêu cầu của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở mức độ nào, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp.
Ngay từ khi ra đời Nhà nước ta đã công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Điều này đã được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, tại thời điểm này hiến pháp đã khang địnhquyền làm chủ và các quyền cơ bản của nhân dân ta Sau này trong các bảnHiến pháp tiếp theo lần lượt là hiến pháp 1959, hiến pháp năm 1980 và hiếnpháp năm 1992, hiến pháp 2013 Nội dung các hiến pháp đã quy định cácquyền cơ bản của công dân, sau này đã được phát triển và mở rộng thành chế định quyền và nghĩa vụ của công dân Trong các quyền của công dân thìkhông thê không nhắc đến “Quyền cá nhân về hình ảnh”
Việc sử dụng hình ảnh như thế nào có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ dang bùng nỗ mạnh mẽ khi các thiết
bị quay phim, chụp ảnh ngày cảng hiện đại hơn: có khả năng ghi hình từ xa,
ghi hình trong bóng đêm, được thiết kế nhỏ, gọn để dễ ngụy trang, cất giấu
Trang 10Hơn nữa, với sự trợ giúp của Internet thì những hình ảnh, những đoạn clip đó
đã được phát tán với một tốc độ nhanh chóng Vì vậy mà việc ngăn chặn vàtìm người xâm phạm trở nên khó khăn hon bao giờ hết Có thé nói chưa bao
giờ nguy cơ bị xâm phạm hình ảnh cá nhân lại cao như hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, bat cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâmphạm về quyền hình ảnh Đối với van đề quyền cá nhân đối với hình ảnh củamình thì Bộ luật Dan sự năm 2015 cũng đã quy định khá cụ thé Tuy vậy,những quy định chưa thực sự chặt chẽ dé có thé bảo vệ quyền của cá nhân đốivới hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Bởi những lý do trên, học viên lựa chon đề tài “Bảo vệ quyền của cánhân đối với hình ảnh theo pháp luật dân sự trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp 4.0” để nghiên cứu, tìm hiểu, với mong muốn làm rõ thêm vềquyền cá nhân về hình ảnh, cũng như thực trạng phương pháp bảo vệ quyền
cá nhân về hình ảnh trong xu thế phát triển hội nhập ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của cá nhân đối với hình ảnhnói riêng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là đề tài đã được thảo luậntrên thế giới và Việt Nam Nghiên cứu về vấn đề này, có nhiều công trình nghiêncứu trong và ngoài nước, trong đó phải kề đến các công trình tiêu biểu sau:
Tại nước ngoài:
- Tác phẩm: “Industrial revolution 4.0 and its impact on theprotection of
constitutional human rights: a reflection from Vietnamese context”, năm 2020
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hai [26] Tác phẩm đã dé cập đến bối cảnh va những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc bảo vệ quyền
con người tại Việt Nam;
- Tác phẩm “A human rights approach to industrialization in the context
of the sustainable development goals”, năm 2015 của Học Viện khoa học Hoa
Trang 11Kỳ [27] đã đưa ra những cách tiếp cận, quan điểm về quyền con người trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tác phẩm pham “The Fourth Industrial Revolution, Human labor and
Human Rights” của tac gia Changrok soh, Minwoo Kim va Daniel Connolly
đăng trên tập 27 số 2 năm 2020 Tạp chí Nghiên cứu khu vực va Quốc tế củaViện Quan hệ Quốc tẾ, Trường cao học nghiên cứu Quốc tế, Đại học quốc giaSeoul [20] Tác phẩm đã nêu nên bối cảnh, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lao động và quyền con người và đưa ra các định hướng pháttriển của chính sách lao động và quyền con người nhằm phù hợp với nhữngthay đổi của xã hội
Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hìnhảnh còn nhiều hạn chế Da phan các công trình nghiên cứu là nghiên cứu vềquyền nhân thân, trong đó có nhắc đến quyền nhân thân của cá nhân đối vớihình ảnh như một chương của bài nghiên cứu Các bài viết, công trình nghiêncứu cụ thé về quyền của cá nhân đối với hình anh còn rất ít, song chưa di sâu một cách toàn diện và có hệ thống.
Sách tham khảo, chuyên khảo:
Cuốn “Luật dân sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” củatác giả Trần Văn Biên, xuất bản năm 2021, Nhà xuất bản Khoa học xã hội[19] Tác phẩm đã nêu ra bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; sựtác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến các nội dung của luật dân sự như luật nhân thân trong đó bao gồm quyền của cá nhân đối với hình ảnh Tác phẩm cũng đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật để đáp ứng với yêu cầu của của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trongbảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Bài nghiên cứu:
Trang 12Trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 sự ra đời, có thê kế đến một số côngtrình nghiên cứu về quyền nhân thân nói chung như:Bài nghiên cứu củaPGS.TS Nguyễn Thị Qué Anh “Một số vấn dé về ghi nhận và bảo vệ các giá
trị nhân thân trong pháp luật dân sự” đăng trong Tạp chí Khoa học Dai học
Quốc gia Hà Nội, Luật hoc 27 (2011) [18], một số bài nghiên cứu ngắn đượcđăng trong Tạp chí Luật học như “Khái niệm và phân loại quyền nhânthân "của PGS.TS Bùi Đăng Hiếu trong Luật học, số 7/2009 [30] đã phân tíchkhái niệm quyên nhân thân và phân loại các quyền nhân thân thành các nhómquyền khác nhau; Đề tài nghiên cứu cấp trường “Quyên nhân thân của cánhân và bảo vệ quyên nhân thân trong pháp luật dân sự” do ThS Lê ĐìnhNghị làm chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008 [32]
Cho đến khi Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời, trong bối cảnh người dân
đã quan tâm hơn về vấn đề bảo vệ hình ảnh cá nhân, do vậy, các nhà nghiên cứu Luật học cũng cho ra những bài viết, những công trình nghiên cứu sát với van đề nhằm làm rõ hơn về quyền bảo vệ hình ảnh của mỗi cá nhân Có thể kể đến các nghiên cứu như: Bài viết “Quyên của cá nhân đối với hình anh” do tác giả Lê Văn Sua viết, được đăng trong Luật sư Việt Nam, số 10/2017 [36]
về phân tích quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh theo Điều 32 Bộ luật
Dân sự năm 2015: Tiêu chí xác định hình ảnh cá nhân, hình ảnh sinh hoạt tập
thé, quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong trường hợp xung độtvới quyền lợi chung, quyền lợi của bên thứ ba;
Luận án, luận văn:
Đề tài nghiên cứu “Phương thức bảo vệ quyên nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam - Một số vấn dé lý luận và thực tiên ” luận văn của thạc
sĩ Trần Thi Ha, năm 2014 [25] Dé tài nghiên cứu luận văn “Một số van dé lýluận và thực tiễn về quyền nhân thân của cả nhân đối với hình ảnh trong
pháp luật dan sự Việt Nam” của thạc sĩ Phùng Bích Ngoc, năm 2011 [33]
Trang 13Các đề tài nghiên cứu trên đã giải quyết được các vấn đề lý luận liên quan đếnkhái niệm quyền nhân thân, phân loại quyền nhân thân, các phương thức bảo
vệ quyền nhân thân
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên được tác giả kế thừa, tiếp tụcnghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực trạng pháp luật dân sự vềbảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình liên quan, tác giả nhận thấy phần lớn các công trìnhnghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích các vấn đề lý luận, quy định củapháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệquyền của cá nhân đối với hình ảnh mà chưa đặt vấn đề quyền của cá nhânđối với hình ảnh vào bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Có thê thấyrằng, đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về vấn đề bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp lần thứ tư Như vậy, đề tài “Báo vệ quyên của cá nhân đối vớihình ảnh theo pháp luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0” là công trình nghiên cứu không trùng lặp với những công trình
nghiên cứu khoa học đã được công bồ từ trước
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của việc bảo vệ
quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0;Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật dân sự về bảo vệ quyền của cá nhân đốivới hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Từ đó, đề xuất nhữngđịnh hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiệnnay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 14Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần đạt được những
nội dung sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền của cá nhân đối với hình ảnhtrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ quyền của cá nhân đốivới hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- Thực trạng áp dụng pháp luật và các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyềncủa cá nhân đối với hình ảnh bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Namhiện nay Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam trong việc điềuchỉnh các quy định về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong thời
đại công nghiệp 4.0
- Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của cánhân đối với hình ảnh trong thời đại công nghiệp 4.0
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền cá nhân đối với hình ảnh Tìm hiểu thựctiễn áp dụng pháp luật và sự tương thích của pháp luật dân sự Việt Nam vềbảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0 Qua đó, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh
Trang 15- Phạm vi về không gian: Pháp luật của một số nước và của nước ViệtNam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
- Phạm vi về thời gian: Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay
- Phạm vi về đối tượng: Các quy định về bảo vệ quyền của cá nhân đối
với hình ảnh trong Pháp luật dân sự.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; đường lỗi, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền của
cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thé dé nghiên cứu, làm rõ các vấn đề của luận văn bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích, đánh giá các quy địnhpháp luật, nội dung pháp lý về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam hiện hành và tình hình bảo vệ quyền của cá nhân đối với hìnhảnh trong thực tiễn.
- Phương pháp so sánh, tham chiếu so sánh quy định về quyền của cánhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam hiện hành và trước đây
6 Những điểm mới của luận văn
Thứ nhất, luận văn là công trình mới nghiên cứu một cách toàn diện,chuyên sâu dưới góc độ lý luận về quyền của cá nhân đối với hình ảnh Luận văn đã xây dựng khái niệm khoa học về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh và phân tích nội hàm các kháiniệm này thông qua phân tích những đặc điểm, phân loại, nguyên tắc, ý nghĩa
bảo vệ quyên của cá nhân đôi với hình ảnh.
Trang 16Thứ hai, luận văn nêu được những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ quyềncủa cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ
tư Qua đó, phản ánh thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay vềbảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh, hậu quả của hành vi xâm phạmquyền của cá nhân đối với hình ảnh Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những tồn tại, vướng mac trong các quy định cua pháp luật dân sự Việt Nam va thực tiễn
áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ ba, luận văn đã nêu ra những định hướng và kiến nghị các giải phápmang tính toàn diện hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của cá nhân đối vớihình ảnh, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi pháp luật về bảo vệquyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệplần thứ tư Những giải pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cấp trong thực tiễn bảo về quyền của cá nhân đối với hình
ảnh ở Việt Nam hiện nay.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
7.1 Y nghia khoa hoc
Luận văn là công trình nghiên cứu riêng biệt và chuyên sâu về bảo vệquyền cá nhân đối với hình anh trong thời đại công nghiệp 4.0 Y nghĩa khoahọc và thực tiễn của luận văn thể hiện ở những điểm sau đây:
- Luận văn làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền của
cá nhân đối với hình ảnh,
- Luận văn đánh giá được sự tương thích, đáp ứng của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong thời đại công nghiệp 4.0 và đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện pháp luậttrong những năm gần đây
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 17- Luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luậtViệt Nam hiện hành về bảo vệ quyền cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn thực hiện chung trong những nămgần đây, đề xuất một số kiến nghị có giá trị khắc phục.
- Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
học tập, nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện các quy định pháp luật Việt
Nam.
8 Kết cầu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cau thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trongpháp luật dân sự và bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 2: Pháp luật dân sự Việt Nam về bảo vệ quyền của cá nhân đốivới hình ảnh và sự tương thích đối với nhu cầu bảo vệ quyền của cá nhân đốivới hình ảnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật dân
sự Việt Nam về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0
10
Trang 18CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE QUYEN CUA CÁ NHÂN DOI
VỚI HÌNH ANH TRONG PHAP LUAT DAN SU VA BAO VỆ QUYEN
CUA CÁ NHÂN DOI VỚI HÌNH ANH TRONG BOI CANH CÁCH
MANG CONG NGHIEP 4.0
1.1 Khái quát chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp
luật dân sự
Mỗi một cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền con người “Mọi người đều
có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” [Điều 3, 37] và quyền conngười của họ luôn được pháp luật bảo vệ Các quyền nhân thân nói chunghiện nay được quy định trong pháp luật dân sự, trong đó quyên nhân thân đối
với hình ảnh ngày được quy định theo hướng hoàn thiện hơn Trong đó,
quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền mà hiện nay bị xâm hại rất nhiều,nhất là việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh của cá nhân, của người khác lên
mạng xã hội.
Chính vì vậy, việc xác định được quyền của cá nhân đối với hình ảnh vàbảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh là vô cùng quan trọng
1.1.1 Khái niệm quyền của cá nhân doi với hình ảnh
1.1.1.1 Khải niệm hình ảnh, hình ảnh của cá nhân
Hình ảnh trong mọi lĩnh vực đều có một khái niệm khác nhau Tùy thuộc
ở các lĩnh vực khác nhau thì có thé hiểu khái niệm “hình ảnh” theo một cáchriêng.Trong lĩnh vực truyền hình, hình ảnh “/d những gì chúng ta thấy đượcthông qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận được hình ảnh
đó một cách chân thực nhất, từ đó đưa ra những phản xạ cảm nhận về hình
anh mà ta vừa thu nhận ”[3Š].
11
Trang 19Hình ảnh có nghĩa là hình hoặc đại diện trực quan của một cái gì đó hoặc
ai đó Nó xuất phát từ inago Latin, fantini, có nghĩa là chân dung Theo nghĩanày, nó có thể là một bức tranh, một bức vẽ, một bức chân dung, một bức ảnh
hoặc một video.
Một hình ảnh có thé chi đơn giản là tìm cách đại diện cho thực tế hoặc,đúng hơn, có chức năng tượng trưng, với một tải trọng đáng kê trong bối cảnh văn hóa của nó Đây là trường hợp của hình ảnh như biển báo giao thông, cờ hoặc bién báo, liên quan đến giao tiếp trực quan
Trong lĩnh vực mỹ thuật, “hình ảnh” được hiểu là “sự diễn tả và tái hiệnmột vật, một người trong nghệ thuật tạo hình (hội họa đô họa, điêu khắc)
Hình ảnh trong nghệ thuật không phải là sự sao chụp thụ động vẻ ngoài của
mẫu thuật, mà còn nhằm lột tả tinh than của mau”
Trong triết học, hình ảnh được xem “Jd kết quả của sự phản ánh kháchthể, đối tượng vào ý thức của con người Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm phản đoản và suy luận Về mặt nguồn góc, hình ảnh là khách quan, về cách nhận thức tôn tại, hình ảnh là chủ quan Hình thức thể hiện vật chất củahình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ các mô hình ký hiệu khác
nhau ”[21].
Theo từ điển Tiếng Việt, hình ảnh được giải thích là “Hinh người, vật,cảnh tượng được thu bằng khí cụ quang học nh máy ảnh hoặc để lại ấntượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống độngtrong cách diễn đạt ”[39]
Có thé hiểu răng hình ảnh của cá nhân là những ảnh mang tính chất riêng
tư chứ không như hình ảnh ở những nơi sinh hoạt công cộng, ở nơi đông
người Ví dụ như hình ảnh của một người đứng ở công viên nếu trong ảnh
chỉ có riêng người đó thì có thê xem là ảnh riêng tư, ảnh của cá nhân Nhưng
12
Trang 20nếu là một tắm ảnh chụp quang cảnh chung ở công viên đông người đó, cómặt của nhiều người trong ảnh thì có thể được hiểu đó là ảnh sinh hoạt tập thé
nơi công cộng và đó không phải anh cá nhân nữa.
Theo “quyền sở hữu trí tuệ” thì bức anh, tắm hình, pho tượng đều là loạihình tác phẩm nghệ thuật, người sử dung tác pham nghệ thuật trước tiên phảixin phép người chủ bản quyền (chủ sở hữu quyền tác giả) và phải trả cho họmột khoản lợi ích vật chất, trả nhuận bút, thù lao cho người sáng tác (người
chụp, sao chép, họa hình ).
Việc sử dụng hình ảnh để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín củangười có ảnh bị nghiêm cắm Nếu đối chiếu với luật của nước ngoài thì cơ chếpháp luật Việt Nam về vấn đề quyền đối với hình ảnh của cá nhân khá hoànchỉnh Cá nhân được bảo vệ hình ảnh dưới nhiều hình thức dù là tranh vẽ, ảnhchụp hoặc quay phim Điều quan trọng là hình ảnh đó lấy từ một người vàgiống với người đó Giống như quy định của một số nước, quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam chỉ bảo vệ hình ảnh của cá nhân mà người trong ảnh có
thể nhận dạng, không phụ thuộc vào ảnh có khuôn mặt hay có ghi tên của cá
nhân đó, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, thì việc sử
dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó Thực tế, hầunhư mọi cá nhân chưa thực sự nhận thức được đầy đủ, rõ ràng về quyền đốivới hình ảnh của chính bản thân mình đồng thời chưa triệt dé bảo vệ hình anhcủa cá nhân khi có hành vi xâm phạm của chủ thê khác
Can lưu ý rằng: hình anh của cá nhân có thé được hiểu theo một nghĩa rộng hơn: các thuộc tính đặc trưng chính của những con người thực bao gồmkhông chỉ có hình anh được thé hiện bằng những phương tiện kỹ thuật khácnhau như đã nói ở trên, mà còn có thể là giọng nói, điệu bộ, cử chỉ hoặcnhững dấu hiệu đặc trưng khác (nói một cách khác đó là những đặc điểm nhândạng thực sự của một cá nhân) Ví dụ: điệu bộ, cử chỉ của các diễn viên hài
13
Trang 21nổi tiếng trong các màn trình diễn; thói quen đặc trưng của các nhân vật nồitiéng [18]
Hình anh không chi đơn thuần là sự phản chiếu của sự vật, hiện tượng
mà trong mỗi bức ảnh còn ân chứa nét riêng của chủ thé trong từng bức ảnh
giúp phân biệt hình ảnh đó và các hình ảnh khác Hình ảnh của cá nhân không
chỉ là những gì có thé được nhìn thấy thông qua thị giác, đó còn là danh dự,nhân phẩm của cá nhân đó
Từ những phân tích trên, có thé rút ra khái niệm về hình ảnh như sau
“Hình ảnh của cá nhân là sự tái hiện vẻ bê ngoài của một người thông quathị giác, qua đó ghi lại và gây ấn tượng bang dau ấn riêng cho người khác vàngười xem ảnh có thể nhận diện được cả nhân đang được tái hiện là ai"
1.1.1.2 Khái niệm về quyên của cá nhân doi với hình ảnh
Hình ảnh của cá nhân thuộc sở hữu của mỗi cá nhân bất cứ ai muốn sửdụng hình ảnh của người khác đều phải có sự chấp thuận của người đó vớimục đích nhất định Hình ảnh của cá nhân gan liền với uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân khi nhận được sự đồng ý là bảo vệ quyền nhân thân của con người.
Hình ảnh của cá nhân có thê được thể hiện bằng rất nhiều phương tiện kỹthuật khác nhau: từ ảnh chụp, ảnh vẽ, quay phim cho đến nặn tượng Cũnggiống như họ, tên, hình ảnh của cá nhân là một yếu tố quan trọng tạo nên bảnsắc riêng và là yếu tố tồn tại gắn liền với nhân thân của của cá nhân đó Do
vậy, cho dù được tạo ra dưới hình thức nào đi chăng nữa thì hình ảnh của một
cá nhân luôn là đối tượng thuộc quyền nhân thân của người có hình ảnh đó.
Như khái niệm đã nêu trên, hình ảnh của cá nhân là tái hiện vẻ bên ngoài
của ai đó nên khi nhìn vào hình ảnh đó, mọi người có thê nhận biết được đó là
ai dù không cần có sự xuất hiện của người đó Vì vậy, pháp luật đã đưa ranhững quy định cụ thé về quyền nhân thân đối với hình ảnh
14
Trang 22Hình ảnh của cá nhân bao gồm các đặc điểm nhận dạng của người đónhư đáng người, khuôn mặt, cử chỉ, hành động, ké cả kiểu tóc, điệu bộ hay tưthé của người đó nếu qua đó mọi người có thé nhận ra người này Đối vớinhững người nổi tiếng thì hình ảnh này cũng là sự công nhận của côngchting,quyén của cá nhân đối với hình ảnh chính là quyền của cá nhân đối vớinhững đặc điểm nêu trên.
Chỉ riêng cá nhân đó có mới có quyền đối với hình ảnh của mình Dù người đó thay đôi hình anh bằng cách cắt tóc, phẫu thuật thẩm mỹ thì quyền
về hình ảnh vẫn thuộc về cá nhân đó và sự thay đôi đó là sự lựa chọn của
chính họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong các quy định pháp luật dân sự Việt Nam trước đây, dù đã nói đếnkhía cạnh cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, tuy nhiên chưa đưa rađược khái niệm rõ ràng về quyền cá nhân đối với hình ảnh Quyền của cánhân đối với hình ảnh là các quyền thuộc về giá trị tinh thần được pháp luậtbảo vệ Về bản chất, quyền của cá nhân đối với hình ảnh phản ánh đúng đặc điểm của quyền nhân thân Đối tượng được pháp luật bảo vệ ở đây là giá trịtinh thần chứ không phải là giá trị vật chất
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thânnhân của người đó đồng ý Da phan, khi một người sử dụng hình ảnh cá nhâncủa người khác đều vì một mục đích nhất định Phần lớn trong số đó là vì mục
đích thương mại Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân thông qua việc tự khai
thác giá trị thương mại hình ảnh của bản thân bằng việc bán hình ảnh củamình cho người khác sử dụng và nhận tiền Ví dụ: Người mẫu ký hợp đồngvới các nhiếp ảnh gia, theo đó các nhiếp ảnh gia phải trả tiền để được chụp
ảnh họ.
Từ những phân tích ở trên, có thé hiểu: “Quyển của cá nhân doi với hìnhảnh là quyền nhân thân gắn liên với cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo
15
Trang 23vệ, theo đó ca nhân được phép tạo lập, sử dụng và cho phép người khác sử dụng hình anh theo ý chí cua ca nhân do”.
1.1.2 Đặc điểm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh mang các đặc trưng chung củaquyền nhân thân, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt với các quyền
Thứ nhất, quyên của cá nhân đối với hình ảnh là một quyển dân sự cơ bản của cá nhân.Ngay khi một người được sinh ra, cá nhân đã sở hữu quyềnnhân thân đối với hình ảnh, được mọi người công nhận và bảo vệ Quyền của
cá nhân đối với hình ảnh là quyền công dân, mọi người đều bình đẳng vớinhau trước pháp luật, không phụ thuộc vào địa vị xã hội, xuất thân hay hoàncảnh kinh tế Cá nhân có quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ khi thấy quyềnlợi của mình bị xâm phạm cho dù họ là ai và đến từ đâu Pháp luật dân sự cóđặt ra những vấn đề về việc bảo hộ về uy tín, danh dự, nhân phẩm cho các chủthê khác như pháp nhân, hộ gia đình, tô hợp tác Tuy nhiên chỉ có cá nhânmới có quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Thứ hai, quyển của cá nhân đối với hình anh không thể chuyển giao cho người khác Mỗi người sinh ra là một cá thê riêng biệt và duy nhất, gắn với mỗi cánhân là hình anh của người đó, mang tính nhận diện cao, không ai có thé thay thé.Chính vì vậy, hình ảnh cá nhân không thé chuyền giao cho người khác Trong các
16
Trang 24giấy tờ cá nhân như căn cước công dân hay hộ chiếu, ngoài thông tin cá nhân thìluôn có hình ảnh chụp chân dung đề phân biệt cá nhân này với cá nhân khác.
Ngoài những đặc điểm chung của một quyền nhân thân thì quyền cánhân đối với hình ảnh còn mang những đặc điểm nồi bật như:
Thứ nhất, quyên của cá nhân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền cá biệt hóa chủ thể Xem xét những đặc trưng của quyền nhân thân với tư cách là những quyền chủ thể, trước hết cần ghi nhận rằng: những quyền này mang tính chất cá nhân tuyệt đối Đối với quyền nhân thân, chủ thể quyền thực hiệnquyền băng những hành vi riêng của mình, trong đó những hành vi này nămngoài sự điều chỉnh cụ thé của pháp luật Ví du: một cá nhân thực hiện nhữnghành vi nhất định dé tạo uy tín đối với những người xung quanh Liên quanđến van đề này, đối với quyền nhân thân, dường như tôn tại hai quyền năng:thứ nhất, khả năng của người có quyền đòi hỏi một phạm vi không xác địnhnhững những người có nghĩa vụ không được xâm phạm quyền nhân thân củachủ thê; thứ hai, khả năng yêu cầu những biện pháp bảo vệ do pháp luật quyđịnh trong trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm [18]
Quyền cá nhân đối với hình ảnh là quyền mang ý nghĩa cả biệt hóa chủ thể.Cùng với các quyền nhân thân gắn liền với họ tên và dân tộc thì quyền cá nhân đốivới hình ảnh thuộc quyên cá biệt hóa cá nhân Nó mang những đặc điểm giúpnhận diện mỗi cá nhân đối với người khác trong quan hệ xã hội nói chung vàtrong quan hệ dân sự nói riêng Đây là quyền nhân thân tuyệt đối, gắn liền với bảnthân cá nhân đó Quyền cá biệt hóa chủ thể được thể hiện dưới hình thức các công
cụ cá biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể Tập hợp các công cụ cá biệt hóa đó ở mỗi chủ thé sẽ cho ra sự hình dung bên ngoài về chu thé đó khác biệt với các chủ thé
khác.
Thứ hai, quyên cá nhân đổi với hình ảnh được bảo hộ vô thời hạn Hình
ảnh gan liên với môi cá nhân,việc cá nhân được bảo hộ ve hình ảnh khi còn
17
Trang 25sống là điều đương nhiên, giống như với các quyền nhân thân khác Nhữnghình ảnh đó không chỉ gắn liền với cá nhân khi còn sống mà ké cả khi đã chết.Hình ảnh của một người có thể lưu lại dưới dạng tranh, ảnh, tượng Vì vậy,khi một cá nhân chết thì quyền cá nhân đối với hình ảnh của người đó vẫntiếp tục được pháp luật bảo hộ Những người có liên quan sẽ yêu cầu đượcbảo hộ khi có người khác xâm phạm Cụ thể “Việc sử dụng hình ảnh của cảnhân phải được người đó đồng ý trong trường hợp người đó đã chết, mat năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lam tuổi thì phải được cha mẹ vợchong con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó động ý trừ
trường họp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy
định khác ”[Điều 2, 5] Như vậy, khi còn sống nếu như việc công bố hình ảnh
mà không được sự đồng ý của họ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họthì pháp luật vẫn bảo vệ quyền đối với hình ảnh cho cá nhân đã chết Tuynhiên trường hợp nếu muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân khi cá nhân đó đãchết thì phải được sự đồng ý của cha, me, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc
người đại diện
Thứ ba, quyên cá nhân đối với hình ảnh được bảo vệ khi có yêucầu Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc chia sẻ hình ảnh của ngườikhác trên mạng xã hội là một việc làm diễn ra rất thường xuyên Da phan, ngườichia sẻ những hình ảnh đó có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp của người có hình anh và việc sử dụng hình ảnh đó không gay thiệt hại gi
cho người có hình ảnh Vậy nên, nhà nước và pháp luật không thé kiểm soát hếtđược hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của tất cả mọi người Do đó, mỗi cá nhân cần phải yêu cầu nhà nước và pháp luật bảo vệ ngay khi nhận thấy hình ảnh của
mình bị xâm phạm.
Đặc điểm riêng của quyền của cá nhân doi với hình anh.
18
Trang 26Thứ nhất, Quyên nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vixâm phạm tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền Nêu dựa vào đặc điềmcủa hành vi xâm phạm có thé phân loại quyền nhân thân thành ba nhóm: (i)Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào chính chủ thé quyền; (ii) Nhómcác hành vi xâm phạm tác động vào các chủ thê khác (không phải là chủ thê quyên); (ii) Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm liên quanđến quyên Đối với nhóm thứ nhất đó là hành vi xâm phạm tác động trực tiếpvào chủ thé quyền gây ra những hậu quả là những tốn thất liên quan đến tínhmang, sức khỏe, thân thé, cho chính chủ thé quyền Nhóm thứ hai thì hành
vi xâm phạm tác động vào các chủ thể khác làm ảnh hưởng đến sự đánh giá,nhìn nhận của các chủ thể khác đối với chính chủ thé quyền như tung tin sai
sự thật nhằm xâm phạm danh dự, uy tín của cá nhân; Nhóm thứ ba đượchiểu là hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm liên quan tới chính chủ thể
có quyền như thư tín, chỗ ở, sách báo, Chúng ta thấy rằng, việc sử dụnghình ảnh của cá nhân gián tiếp đã xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhânđối với hình ảnh Khi quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâmphạm dẫn tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm Đồngnghĩa với việc cá nhân đó phải gánh chịu những tổn thất trực tiếp do hành vixâm phạm đó gây ra Khắc phục những hậu quả này, chủ thể có hành vi bịxâm phạm tác động tới quyền được yêu cầu buộc cham dứt hành vi xâmphạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường một khoản tiền nhằm bù dap một phần nào đó thiệt hại về tinh thần của mình.
Thứ hai, quyên cá nhân về hình ảnh được pháp luật bảo hộ đối với hành
vỉ sử dụng, phát tán hình ảnh Hiện nay, việc sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích thương mại đang ngày càng phổ biến đặc biệt là sử dụng hình ảnhcủa người nỗi tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa, sử dụng hình ảnh củangười nổi tiếng dé quang cao dich vu (dac biét trong linh vuc tham my )
19
Trang 27hoặc gắn hình ảnh với bất kỳ hành vi phát sinh lợi nhuận một cách hợp phápnào khác Đối với những trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục
đích thương mại thì người sử dụng hình ảnh có nghĩa vụ trả thù lao cho cá
nhân có hình ảnh Mức thù lao phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên sử dụng và
cá nhân có hình ảnh Bên sử dụng hình ảnh chỉ không phải trả thù lao khi giữa
các bên có thỏa thuận tự nguyện ngay từ ban đầu về việc sử dụng hình ảnh mà
không trả thù lao hoặc giữa các bên thỏa thuận có phải trả thù lao nhưng sau
đó cá nhân có hình ảnh miễn nghĩa vụ trả thù lao cho bên sử dụng.
Thông qua việc cho phép sử dụng hình ảnh cá nhân và cho phép sử dụng
hình ảnh cá nhân vì mục đích thương mại có trả thù lao thì có thể nhận thấyrằng quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền cá nhân đối với từng hình ảnh
cụ thê là riêng biệt Ví dụ: một người mẫu cho ký với công ty A một hợp đồngchụp hình ảnh quảng cáo Điều đó có nghĩa công ty A sẽ được sử dụng hìnhảnh của người mẫu này trong việc quảng cáo và chỉ được sử dụng những hìnhảnh có trong buổi chụp hình đó Sở dĩ, quyền đối với từng hình ảnh có thé chuyền giao, nhưng quyền nhân thân đối với hình ảnh nói chung thì không thêchuyền giao Hình ảnh cá nhân mang tính chat cá biệt hóa chủ thé và luôn ganliền với chủ thể nên không thể là đối tượng của các giao dịch giữa các chủthé Vì vậy, khi xuất hiện những hành vi xâm phạm thì phương thức dé bảo vệquyên nhân thân về hình ảnh của mỗi trường hợp là khác nhau
Như vậy, quyền nhân thân trong luật dân sự là một một dạng quyền chủthể độc lập, thực hiện vai trò của một công cụ pháp luật bảo vệ đời sông cá nhân trước sự can thiệp từ bên ngoài bằng việc áp dụng những biện pháp dân
sự [18].
Thứ ba, trong một số trường hop, quyên nhân thân đối với hình ảnh cóquan hệ chặt chẽ với quyền bí mật đời tư Cũng như quyền nhân thân đối vớihình ảnh, hiện nay chưa có quy định như thế nào là quyền bí mật đời tư trong
20
Trang 28BLSD 2015 Quyền bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung làthông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khácliên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luậtbảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà phápluật thừa nhận Tuy nhiên, nếu đối tượng trong ảnh chụp là một cá nhân, dùngười đó không nổi tiếng thì người nay cũng có đủ mọi quyền dé phản đốiviệc sử dụng hình ảnh của mình Lúc này, quyền nhân thân đối với hình ảnh xuất phát từ quyền bí mật đời tư Trước khi có thé sử dụng hình ảnh liên quanphải đảm bảo rằng người được ghi hình không bị tổn hại đến đời sống cánhân, hình tượng riêng và bản thân họ không phản đối việc sử dụng hình ảnh
đó Ngược lại, với những bức ảnh vượt khỏi khuôn khổ đời tư, người có hìnhảnh được chụp khi họ tham gia các buổi biểu tình, lễ hội công khai thì cá nhân
đó có thé yêu cầu xử lý sao cho mình không thé bị nhận dạng trong bức ảnh
đó Điều này thé hiện sự tôn trọng với cá nhân đó Quyền nhân thân đối vớihình ảnh có đối tượng hep hơn quyền bí mật đời tư, đó là: quyền nhân thânđối với hình ảnh có đối tượng cụ thể - hình ảnh của chính cá nhân đó còn quyền bí mật đời tư có đối tượng là những thông tin, tài liệu về quá khứ liênquan đến cá nhân đó Một đặc điểm khác biệt nữa, tính bí mật đời tư chỉ mangtính tương đối vì đứng dưới góc độ này đối với cá nhân đó thì thông tin đócần phải che đậy, giữ kín nhưng đứng dưới góc độ khác, đối với chủ thé khácthì những thông tin trên không cần che dấu Vì vậy bí mật đời tư chỉ có cánhân đó hoặc một số người hạn chế được biết Quan điểm xác định như thế
nào là bí mật đời tư là do từng cá nhân trong xã hội Như có người không
muốn tiết lộ thông tin đã từng có mối tình đẹp trong quá khứ, họ muốn giữcho riêng bản thân nhưng có người nghĩ răng việc nói với người bạn đời là
không sao cả miền là không ảnh hưởng đên cuộc sông hiện tại của họ Do đó,
21
Trang 29quyên bí mật đời tư được xác định phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưthói quen sống, phong tục tập quán, công việc,
Thứ tư, quyên đối với hình ảnh còn có mối quan hệ mật thiết với quyénđược bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Bộ luật dân sự đề cập đến quyền nhân thân đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng cũng không nêu thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín Vì vậy, cần xác định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và hành vi nào được coi là xúc phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín và hành vi nào coi là xâm phạm hình anh Theo chúng tôi,danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức,phẩm chất chính trị và năng lực của người đó Danh dự của một con người
được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao
và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và
được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủnghĩa Uy tín chính là giá trị về mặt đạo đức và tải năng được công nhận ởmột cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi ngườitrong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính, tin tưởng và tự nguyện
nghe theo Trong danh dự có uy tín, phá hoại uy tín cũng chính là phá hoại
danh dự Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cánhân với tính cách là một con người Chà đạp lên nhân phẩm của người kháccũng là xúc phạm đến danh dự người đó Vì vậy, danh dự là một khái niệmrộng bao gồm uy tín và nhân phẩm Song giữa danh dự và nhân phẩm cũng cónhững điểm khác nhau đó là: danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa ngược lại nhân phẩm lại có từ khi con người mới sinh ra Danh dự có thé của một cá nhân hay tổ chức, nhưng nhân phẩm chỉ làmột khái niệm được áp dụng đối với cá nhân Điểm khác biệt đầu tiên giữaquyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền nhân thân đối với hình
22
Trang 30ảnh đó là quyền nhân thân đối với hình ảnh trong trường hợp người đó đãchết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha,
mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý,
trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có
quy định khác Còn quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín phải do chính
cá nhân đó thực hiện, không ai có thể thực hiện thay họ Thứ hai, khác biệtvới quyền nhân thân đối với hình ảnh, quyền bảo vệ danh dự, uy tín có thécủa một cá nhân hoặc tổ chức còn quyền bảo vệ nhân phâm giống quyền nhânthân đối với hình ảnh chỉ được áp dụng đối với cá nhân Thứ ba, hành vi xúcphạm tới quyền nhân thân đối với hình anh chi là đăng tai, quay phim, vềhình ảnh của cá nhân đó còn hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩmthường thé hiện băng cách dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thoá
mạ, khinh bi, thiếu văn hoá dé làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu
xa cho người khác khiến xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về cá nhân
đó Tuy nhiên, tính chất nghiêm trong của những tin tức đưa ra có thé khácnhau tùy theo nhân thân của người bị hại Quyền nhân thân đối với hình ảnh
và quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có một số điểm khácnhưng hai quyền nhân thân này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngay
cả trong pháp luật dân sự cũng đã có một quy định riêng cho vấn đề này tạiKhoản 2 Điều 32 BLDS 2015 việc sử dụng hình ảnh “không làm tồn hại đếndanh dự, nhân pham, uy tín của người có hình ảnh”
1.1.3 Giới hạn quyền cá nhân doi với hình ảnh
Thực tế, nhiều văn bản luật dù chặt chẽ đến mấy cũng không thê giải quyết thỏa đáng được tất cả những vấn đề rắc rối phát sinh hàng ngày trong cuộc sông Bởi vậy, quyền cá nhân đối với hình ảnh không nam ngoài ngoại
lệ này Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân hướng tới việc bảo đảmcho khả năng bất khả xâm phạm của cá nhân Quy định này dẫn đến cách hiểu
23
Trang 31là cá nhân hoàn toàn được phép định đoạt những gì mình muốn với hình ảnhcủa mình, không một ai được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm Đặctrưng của quyền nhân thân nói chung và quyền cá nhân đối với hình ảnh nóiriêng đó là pháp luật không quy định giới hạn hành vi của người thứ ba đối
với nhân thân của cá nhân Tuy nhiên cũng có những ngoại lỆ xảy ra trong
Quyền lợi chung ở đây là lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, theo
đó quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong những trường hợpnhư đăng hình tội phạm bị truy nã để phục vụ truy bắt tội phạm, các cơ quannhà nước có thâm quyền được phép công khai hình ảnh của cá nhân mà khôngcần sự đồng ý của người đó vì lý do bảo vệ pháp luật, vì lợi ích công cộng,hay việc dán ảnh kẻ gian ở những nơi công cộng nhằm cảnh báo mọi người đềphòng trộm cap, lừa đảo, Quy định đăng hình truy nã tội phạm chỉ cơ quan
có thâm quyền mới được ra quyết định đối với những tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội Pháp luật các nước đều cho phép chia sẻ hình ảnh tội phạm bị truy
nã dé bắt tội phạm,quy định này được đặt ra dé việc truy bắt tội phạm đượcthực hiện kịp thời Tuy nhiên, vẫn có những cách hiểu sai lệch về vẫn đề này.
24
Trang 32Nhiều người cho răng, bất cứ ai có hành vi tội phạm thì cơ quan hay cá nhânđều được phép chia sẻ hình ảnh Có một vài trường hợp thường thấy trênmạng xã hội như việc chia sẻ hình ảnh căn cước công dân của người lấy trộm
hàng hóa trong quá trình làm việc tai cua hàng hoặc đăng ảnh và thông tin cá
nhân của một người có hành vi ngoại tình Thực chất, việc làm trên là hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác Đăng hình
truy nã là việc của cơ quan hành pháp, tội phạm bị truy nã là những người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người khác Hành vi trộmcắp giá trị nhỏ hay ngoại tình là những hành vi vi phạm phạm luật nhưngnhững hành vi này không đặc biệt nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho xã hội,không thể cấu thành tội phạm và khởi tố Do vậy, cơ quan có thâm quyềncũng không thể đăng hình truy nã những cá nhân này và các cơ quan, cá nhânkhác có liên quan càng không thé đăng hình những cá nhân này lên bất cứ
đâu.
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có quy định về việc cắm quay phim, chụp
hình người khác Vì vậy việc bị một người khác chụp ảnh mà không xin phép là
chuyện thường xuyên diễn ra Có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của một ai đóxuất hiện trên một bài báo Hình ảnh cá nhân đó được đăng lên dù không được che
mặt Việc báo chí đăng tin tức kèm với những hình ảnh của người khác không che
mờ là hành vi thiếu cân thận Bởi lẽ, việc các báo đưa tin về một ai đó hay một vụviệc dé kip thời cập nhật tin tức cho người dân là không sai, tuy nhiên việc đưahình ảnh người khác lên báo nhưng không che mờ, không có sự đồng ý của chínhchủ cũng gây ra những phiền toái cho chính bản thân và gia đình người đó Cụ thể như các trường hợp một người chỉ mới bị cơ quan điều tra bắt tạm giam nhưng
vì các báo đưa tin kèm với việc công nhiên sử dụng bức ảnh người khác dù cho
người đó chưa đồng ý và cũng chưa có bất kỳ kết luận nào của cơ quan điều tra,gián tiếp khiến cho người dân lầm tưởng và vội kết luận người này là tội phạm
25
Trang 33Đây không chỉ là hành vì thiếu sót của người đưa tin mà còn là hành vi vi phạmhai nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 2013 và của Bộ luật hình sự 2015, cụ thểnguyên tắc bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, nguyên tắc suy
đoán vô tội Theo đó, việc sử dụng hình ảnh người khác không che mờ của báo
chí khi chưa được sự cho phép của người đó là hành vi xâm phạm quyền bất khảxâm phạm về đời sống riêng tư, bi mật cá nhân của mỗi người Cụ thé ở đây, mỗi
cá nhân có quyền được tôn trọng hình ảnh của bản thân và người nào muốn dùnghình ảnh thì phải có sự chấp nhận của người đó
Tại Nhật Bản, quyền riêng tư của cá nhân rất được đề cao Không chỉ
nhà nước, pháp luật mà còn là sự tôn trọng của các công dân với nhau Tại
Nhật Bản, người dân có lối sống khá khép kín Vì vậy, việc ghi hình, chụpảnh mọi người cần được sự đồng ý Ở nơi công cộng, đông đúc người qua lại,việc chụp ảnh có thể chấp nhận Tuy vậy, nếu ai đó cảm thấy bị xâm phạmhình ảnh, họ có thê yêu cầu kiểm tra camera và xóa bức ảnh có mặt họ ỞNhật, mọi người có quyền được ở một mình, quyền riêng tư, ấn dat và quyền bảo vệ hình anh cá nhân Mọi người có thé chụp ảnh ở nơi công cộng, quán ăn nhưng nếu trong bức ảnh có chụp người và người đó không cho phép, ngườichụp sẽ buộc phải dừng quay chụp và xóa ảnh Năm 2008, khi lần đầu tiênIPhone 3GS ra mắt ở thị trường Nhật Bản, nhà sản xuất đã phải bổ sung tínhnăng chống chụp trộm dé đủ điều kiện ban [Phone ở thị trường này Sở di cóchuyện này vì đồng phục của nữ sinh Nhật Bản thường là váy ngắn nênthường bị chụp những hình ảnh nhạy cảm và lan truyền Vì vậy, điện thoại được bán ra trên thị trường Nhật phải có tính năng chống chụp trộm để hạn chế việc này Tuy nhiên, việc làm này cũng không làm giảm đi lượng tội
phạm xâm hại hình ảnh.
Thứ hai, giới hạn quyên cá nhân doi với hình ảnh của cá nhân trong moiquan hệ với quyên được thông tin
26
Trang 34Quyên tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.Quyên tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếpnhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xãhội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bảnđiện tử (email, facebook, zalo ) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật ) Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in
và phát hành báo in Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiệnquyền tự do ngôn luận của mình Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của côngdân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổpháp luật quy định Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo
vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.
Nhà nước ta đã thể chế hóa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyđịnh tại Điều 10 Luật báo chí năm 2016 như sau:Quyền tự do báo chí củacông dân bao gồm: Sáng tạo tác phâm báo chí; Cung cấp thông tin cho báochí;Phản hồi thông tin trên báo chí; Tiếp cận thông tin báo chí; Liên kết với
cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; In phát hành báo Nhà nước tạođiều kiện thuận lợi dé công dân thực hiện quyền tự do báo chi, dé báo chí phát
huy đúng vai trò của mình, báo chí, nhà báo được Nhà nước bảo hộ Trong
hoạt động báo chí, báo chí cung cấp rất nhiều thông tin, hình ảnh mọi mặt của đời sống, các bản tin truyền hình thường tập trung chủ yếu vào hình ảnh Quyền tự do báo chí vì vậy rất dé xung đột với quyền của cá nhân đối với hình ảnh, có thê thấy quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình đã bị giớihạn bởi quyền tự do báo chí
27
Trang 35Dé khắc phục những xung đột đó quy định của pháp luật đã loại bỏ yêucầu phải có sự đồng ý chủ nhân hoặc người đại diện được giao sử dụng hìnhảnh Như vậy có thê thấy trong hoạt động báo chí, quyền được thông tin củacông chúng đã hạn chế quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh củamình, hình ảnh của cá nhân được sử dụng mà không cần có sự đồng ý củangười đó trong những trường hợp nhất định theo quy định của luật báo chí Sựgiới hạn đó chỉ là tôn trọng quyền được biết thông tin của người dân trong sựcân đối với quyền nhân thân của cá nhân, và chỉ trong một chừng mực nhấtđịnh phục vụ cho lợi ích hợp pháp của toàn thé cộng đồng, còn nhất thiết làphải bảo vệ chặt chẽ quyền đối với hình ảnh của cá nhân Để khắc phụcnhững xung đột đó quy định của pháp luật đã loại bỏ yêu cầu phải có sự đồng
ý chủ nhân hoặc người đại diện được giao sử dụng hình ảnh Như vậy có thêthấy trong hoạt động báo chí, quyền được thông tin của công chúng đã hạn chế quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh của mình, hình ảnh của cá nhân được sử dụng mà không cần có sự đồng ý của người đó trong những trường hợp nhất định theo quy định của luật báo chí.
Đề báo chí có thé đăng ảnh của một cá nhân cũng cần phải có sự quyđịnh chặt chẽ vì không phải báo chí có thể đăng hình bất kỳ ai Báo chí đăngảnh về hoạt động xét xử một vụ án hình sự có thể xem là hình ảnh được sử dụng
vì lợi ích quốc gia Trong trường hợp này, theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc
báo chí sử dụng hình ảnh phiên tòa nói chung, hình ảnh bị cáo trước tòa nói riêng,
không cần phải có sự đồng ý của bị cáo Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với phiên
tòa hình sự, và việc chụp ảnh tại phiên tòa phải tuân thủ quy định của ngành Tòa
án Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra công bố sai phạm của cá nhân nhưng cá nhân
đó chưa bị truy tô thìnhững cá nhân này vẫn có quyền nhân thân đối với hình ảnhcủa mình Căn cứ vào Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định “Người bị buộc tội đượccoi là không có tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự luật định và có bản
28
Trang 36án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" Như vậy, néu đăng ảnh một cánhân bị buộc tội mà không có sự đồng ý cũng là một hành vi vi phạm quyền conngười, cụ thê là quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Trong xã hội hiện nay, có một khái niệm thường xuyên được nhắc tới, đó
»
là “người của công chúng” hay “nhân vật công chúng” “Người của công
chúng” là cách gọi tương ứng với từ “celebrity” trong tiếng Anh Mặc dù đây không phải một thuật ngữ khó hiểu, nhưng việc chọn từ tiếng Việt tương ứng với nó lại không dễ Nhân vật của công chúng là một người, chăng hạn nhưmột chính tri gia, người noi tiéng, nhan vat truyén thông xã hội hoặc lãnh đạodoanh nghiệp, có vị trí xã hội nhất định trong một phạm vi nhất định và cóảnh hưởng đáng ké và do đó thường được công chúng quan tâm rộng rãi, cóthê thu được lợi ích to lớn từ xã hội, và có liên quan mật thiết đến lợi ích côngcộng trong xã hội” Chính vì sự ảnh hưởng rộng khắp đến công chúng nênmọi người thường có những sự quan tâm đến những hoạt động, đời sống haylịch trình làm việc của những nhân vật của công chúng này Danh tiếng dựatrên sự tạo chế của truyền thông đại chúng đã được nghiên cứu từ nhiều thập
ky nay tại các nước có nền công nghiệp đại chúng phát triển Thế nhưng, tớiđầu thế kỷ 21, hiện tượng này mới đột ngột trở nên rõ nét trên bề mặt văn hóaViệt Nam, trong khi những nghiên cứu về nó ở nước ta vẫn hết sức nôngmỏng Một điểm khá thú vị khi xem xét tới các văn bản truyền thông về ngườinổi tiếng là khi cánh cửa xoay qua lại giữa một bên là sự công cộng, và mộtbên là tính riêng tư Cả nhà báo lẫn công chúng đều ưa sự riêng tư, sự bí mật,
sự bất ngờ (một cuộc tình lén lút, một sự hở hang vô ý, một bức ảnhpaparazzi) nhưng sự chấp nhận mang tính công cộng (một giải thưởng, một
bộ phim hay, một cuộc trình diễn tốt) lại có vai trò riêng trong diễn ngôn vềdanh tiếng
29
Trang 37Vậy nên, để xét tới việc xâm phạm hình ảnh cá nhân của nhân vật côngchúng sẽ khác nhiều so với những người công dân bình thường Trên thế giới
đã chia việc bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh thành bốn mức độ
(1) Cam chụp ảnh, ghi hình người khác;
(2) Không cấm chụp ảnh, ghi hình người khác, không được phép sử
dụng hình ảnh người khác khi chưa được cho phép;
(3) Không cam chụp anh, ghi hình người khác, được phép sử dung hình
ảnh người khác, không được phép sử dụng hình ảnh người khác với mục đích thương mại;
(4) Không cắm chụp ảnh, ghi hình người khác, được phép sử dụng hình
ảnh người khác, được phép sử dụng hình ảnh người khác với mục đích thương
mại, không được phép sử dụng hình ảnh người khác gây xúc phạm đến uy tín,danh dự, nhân phâm của người đó
Hiện tại, pháp luật dân sự Việt Nam dành cho người dân sự bảo hộ từ
mức độ 2 Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự do báo chí và quyền được biết của công chúng thì mức độ bảo hộ quyền nhân thân về hình ảnh của nhân vật công chúng có thể đang ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 bởi vì nhân vật côngchúng được trả tiền để xuất hiện trong các sự kiện, tạo dáng chụp hình trướctên thương hiệu, rồi sau đó, cả người lẫn thương hiệu cùng xuất hiện trên mặtbao Dé tránh quảng cáo không công, nhiều tờ báo điện tử hiện nay xóa mờtên thương hiệu trong các bức ảnh kiều này
1.2 Khái quát chung về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.1 Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tới pháp luật
nói chung
Theo nhận định của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhân loại hiện nay
đang bước vào một giai đoạn phát triên mới có sự thay đôi toàn diện vê nên tảng
30
Trang 38công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, phương thức sinh hoạt và quảntrị xã hội Giai đoạn phát triển này được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) như cách nói của Giáo sư Klaus Schwab (Chủ
tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới) trong cuốn sách cùng tên phát hành ngay trướcthềm Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Kinh tế thế giới vào năm 2016
Theo Klaus Schwab và nhiều chuyên gia, cho đến nay, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp: Cuộc cách mạng về sản xuất cơ khí vàonhững năm cuối thé ky XVIII, cuộc cách mạng về sản xuất hàng loạt vào cuốithé kỷ XIX và cuộc cách mạng số hóa vào những năm 1960 của thé ky XX
Các cuộc cách mạng công nghiệp đều là sản phẩm của quá trình pháttriển tự nhiên của xã hội loài người (nhất là trước áp lực cạnh tranh thị trường
và sự hiện diện ngày càng rõ hơn giới hạn của nguồn lực sẵn có trong việcđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người), nhưng đều gắn với những bước phát triển mang tính đột phá về nền tảng công nghệ Cách mạng côngnghiệp 1.0 diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào cuối thé ky XVIII và kéo dài suốtđầu thế kỷ XIX dựa trên nền tảng cơ khí hóa (gắn với sự phát minh và phôbiến ngày càng rộng rãi của đầu máy hơi nước và hệ thống đường sắt) Cuộccách mạng này đã giúp cho các doanh nghiệp sử dụng sức máy thay thế sứcngười trong nhiều công đoạn sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 cũnggắn liền với việc xuất hiện các nhà máy sản xuất công nghiệp dạng giản đơn.Cách mạng công nghiệp 2.0 dựa trên nền tảng các công nghệ sử dụng điện (điệnkhí hóa) và việc phát minh ra dây chuyền sản xuất hàng loạt diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 gắn liền với nhiều phát minh quan trọng như máy phát điện, đập thủy điện, bóng đèn điện, máy hút bụi, hệ thống truyền tải điện năng, xe hơi, máy bay, điện thoại cốđịnh, máy thu thanh, máy thu hình và sự hình thành các nhà máy sản xuất công
nghiệp quy mô lớn Trong lĩnh vực thương mại, các hoạt động quảng cáo mang
31
Trang 39tính chuyên nghiệp cũng bắt đầu nở rộ Đây cũng là thời kỳ hệ thống tài chínhhiện đại được hình thành một cách đồng bộ ở Mỹ, Tây Âu với các tô chức chính
là các ngân hàng thương mại và sở giao dich chứng khoán dé huy động va tài trợvốn cho các hoạt động công nghiệp và thương mại quy mô lớn Cũng trong cuộc
cách mạng công nghiệp 2.0, phương pháp quản trị khoa học của Taylor ra đời và
áp dụng thành công đầu tiên vào năm 1913 tại dây chuyền sản xuất ô tô của hãng
xe hơi Ford Cách mạng công nghiệp 3.0 dựa trên nền tảng các công nghệ số vàmạng kết nối Internet toàn cầu bắt đầu vào khoảng giữa thập kỷ 60 của thế kỷ
XX cho tới đầu thế kỷ XXI Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 hình thành nênkhông gian Internet - không gian kết nối mạng, đồng thời thúc day mạnh mẽ việc
sử dụng robot trong sản xuất công nghiệp đề gia tăng quá trình tự động hóa trongsản xuất
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kế thừa toàn bộ thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, nhưng dựa trên nền tang là các công nghệmới - công nghệ thông minh nhằm giúp cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sinh hoạt, quản tri được thực hiện theo những cách thức mới vượt trội,
hơn hắn về sự hiệu quả và mức độ tối ưu Cụ thể, cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 dựa trên những nên tảng công nghệ chủ đạo đáng chú ý bao gồm
công nghệ Internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (Artifcial
Intelligence — Al), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Điện toán đám mây(Cloud computing) Trong đó công nghệ Internet có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Internet vạn vật (Internet of Thing - IoT) trong cuộc cách mạng công
nghiệp 3.0 (còn gọi là cuộc cách mạng số hóa), với việc phát minh ra hệ thống mạng toàn cầu Internet, sự kết nối giữa người với người thông qua hệ thốngmáy tính và các phương tiện truyền thông (nhất là điện thoại thông minh haycác sản phâm tương tự), con người đã tạo ra không gian giao tiếp mới - đó là
32
Trang 40không gian mạng Các số liệu thống kê cho thấy, ngày càng nhiều người dân,doanh nghiệp, tổ chức tham gia kết nối, sử dụng Internet và không gian mạng.
Ở Việt Nam, tính đến tháng 01/2020, đã có tới 68,7 triệu người sử dụng
Internet thường xuyên, trong đó, có khoảng 65 triệu người hiện đang sử dụng
các phương tiện truyền thông xã hội đề giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và ké cả quảng cáo bán hàng Một con số đáng kinh ngạc tại Việt Nam khi chúng ta có tới hơn 145,8 triệu kết nối mang dir liệu diđộng tính tới tháng 01/2020 (trong khi dân số là hon 97 triệu người) Điều đó
có nghĩa là mỗi người có thé sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau dé luânphiên làm một số điều như: giải trí, công việc
Trong cuộc cách mang công nghiệp 4.0, sự kết nối ké trên sẽ được mởrộng ở quy mô mới dé hình thành nên Internet kết nối vạn vật Ở đây, sự kếtnối không chỉ đơn thuần là giữa người với người, giữa người với máy tínhhoặc giữa các máy tính với nhau như cách thức mà hệ thống Internet truyềnthống vận hành mà các thiết bị kết nối sẽ ngày càng mở rộng và có thê là bất
cứ vật nào miễn là vật thé ấy được cài đặt các thiết bị kết ni.
Sau nhiều cuộc thử nghiệm và phát triển, Internet được chính thức cho
phép hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997 Lich sử Internet Việt Nam ghi
nhận ngày 19/11/1997 là ngày mà nước ta kết nối với xa lộ thông tin của thếgiới Khoảng một thập kỷ vừa qua là khoảng thời gian bùng nỗ về mạng xã
hội Sự ra đời của các trang web và dịch vụ mới cho phép người dùng Internet
có thể tạo và chia sẻ những điều về bản thân họ với những người dùng khác trên Internet theo một cách chưa từng có Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người chia sẻ và phô biến hình ảnh cá nhân trong môi trường trực tuyến Điều này tạo nên nhiều vấn đề, đặc biệt là khi hình ảnh được sử dụng
mà không có sự cho phép hoặc bị chỉnh sửa và sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau.
33