Cơ sở lý luận của quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác
Khi nghiên cứu một vấn đề nhất định, chúng ta luôn phải tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề đó, tại sao lại quy định nó, quy định nó nhằm mục dích gì và về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết được pháp luật quy định và thừa nhận nó cũng dựa trên cơ sở lý luận của nó Đó là:
- Con người sinh ra đã có quyền sống, quyền tự do Đó là quyền con người khi họ sống trong một Nhà nước nhất định thì quyền con người của họ luôn được bảo đảm thừa nhận và quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết cũng là một bộ phận của quyền con người Do đó lẽ tất nhiên nó cũng được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
- Con người có quyền quyết định đối với những gì thuộc về mình như Quyền nhân thân, con người có quyền được bảo vệ về tên tuổi, danh dự, nhân phẩm, uy tín, sức khỏe Có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình và quyền đối với bộ phận cơ thể người, đối với xác sau khi chết nó cũng là một bộ phận của Quyền nhân thân Do đó, con người cũng có quyền được hiến, nhận bộ phận cơ thể người Hiến xác sau khi chết.
- Về mặt sinh học con người là một cơ thể thống nhất gồm nhiều bộ phận hợp lại để hoạt động các bộ phận đấy, các cơ quan đấy phải thực hiện quá trình trao đổi chất Tuy nhiên không phải ai sinh ra các bộ phận cơ thể cũng hoàn thiện mà có những người họ bị khuyết thiếu một bộ phận nào đó hoặc có những người sinh ra họ phát triển bình thường nhưng vì một lý do nào đó họ phải cắt bỏ một phần bộ phận cơ thể của mình và bộ phận cơ thể đó có thể cần cho mục đích nghiên cứu khoa hoc.tMat khác trên thực tế có những người do tai nạn hoặc vì tình thương vì sự nhân đạo họ tự nguyện hiến bộ phận cơ thể mình cho người khác hoặc họ có thể tự nguyện hiến xác, hiến bộ phận cơ thể mình sau khi chết để cứu chữa bệnh cho người khác hoặc nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học mà thực tế cũng cho thấy khi sinh ra cũng như trong quá trình trao đổi chất con người có những bộ phận cơ thể mà cho đi nó cũng không hề ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sinh hoạt bình thường của họ VD: Một người có 2 quả thận họ hiến một quả thận thì quá trình trao đổi chất và sinh hoạt của họ vẫn điễn ra bình thường.
- Về mặt pháp lý Quyền bảo vệ về sức khoẻ, tính mạng của con người đã được quy định trong Hiến pháp 1992 và Bộ luật Dân sự 1995 và lần đầu tiên Quyền hiến bộ phận cơ thể người; hiến xác sau khi chết được thừa nhận và quy định ở Điều 33 Quyền hiến bộ phận cơ thể; Điều 34 Qyén hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; Điều 35 Quyền nhận bộ phận cơ thể người
- Những thành tựu về kinh tế sau 20 năm đổi mới đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng nâng cao Đội ngũ y bác sĩ ngày càng được đào tạo chuyên sâu về việc lấy, phép mô, bộ phận cơ thể người, đồng thời những trang thiết bị y tế phục vụ cho vấn đề này ngày càng được quan tâm đầu tư mạnh do đó khả năng thành công trong việc cấy ghép bộ phận cơ thể người là rất cao Đồng thời đảm bảo cho quá trình nghiên cứu khoa học tìm ra được cách ngăn chặn và từ đó bào chế ra những loại thuốc để chữa những bệnh hiểm nghèo đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người trong xã hội hiện đại ngày nay Bên cạnh những cơ sở lý luận về quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết chúng ta không thể quên đến cơ sở thực tiễn của vấn đề này
Cơ sở thực tiễn của quyền hiến bộ phận cơ thể người; hiến xác sau
- Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều trường hợp con người do tai nạn, do sự kiện bất ngờ dẫn đến nhiều trường hợp chết lâm sàng hoặc chết thực sự T uy nhiên một số bộ phận cơ thể của họ vẫn còn sống và vẫn có thể ding để cứu chữa người bệnh hoặc dùng để nghiên cứu khoa học
- Thực tế cũng cho thấy rất nhiều người còn sống họ cũng tình nguyện hiến các bộ phận cơ thể của mình để cứu người bệnh trong cơn nguy kịch Đặc biệt ta có thể thấy rõ hơn cả vấn đề này ở nước ta là việc cha, mẹ hiến để chữa trị cho con cái hoặc giữa những người thân thích với nhau Nhưng nếu có quy định pháp luật rõ hơn, cụ thể hơn về vấn đề này thì số người hiến sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp như trên mà sẽ có nhiều người hiến hơn nữa và đương nhiên là sẽ có nhiều người bệnh được cứu sống
Bên cạnh đó cũng có một số người muốn sau khi mình chết thi thể của họ sẽ không phải chôn vùi một cách vô ích lãng quên cùng với cát bụi mà họ muốn hiến cho các Trung tâm nghiên cứu y học hoặc cho người bệnh nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học
- Sự nghiệp đổi mới mở cửa phát triển kinh tế nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời cùng với đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện nhưng bên cạnh đó là mặt trái của quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, ngày càng nhiều loại bệnh tật phát sinh như bệnh viêm gan A, viêm gan B, teo thận, tim mạch do đó trên Thế giới nhu cầu về ghép gan, ghép thận ngày càng tăng trong khi đó số người hiến tạng lại không nhiều Đó là một thực tế của nước ta cũng như trên thế giới, mà thực tế này cần được thay đổi trong thời gian tới.
- Thực tế nước ta cũng cho thấy những người chết vì rủi ro bão lũ, tai nạn giao thông hàng năm là rất lớn Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2006 đã có trên 6000 người chết do tai nạn giao thông cứ bình quân mỗi tháng là 1000 người chết D6 là một việc không may nhưng một người có thể cứu được ít nhất 7 người: 2 quả thận cho hai người, 2 phổi cho hai người, tim cho một người, gan có thể chia làm hai hoặc làm ba chưa kể giác mạc và ruột cũng có thể cứu sống được người bệnh.
- Thực tế cho thấy một số nước trên thế giới như Pháp, Mỹ đã cho phép hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết và đã đem lại những kết quả rất ấn tượng, mỗi người bệnh sau khi được ghép thận, gan có khả năng sống cao hơn, lâu đài hơn và chi phí ít tốn kém hơn so với chạy thận nhân tạo Việc pháp luật thừa nhận quy định quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau
Xem bài Có luật mới tính đến "Chết là cho” Báo Tuổi Trẻ, trang 6 ngày 10/8/2006
Những yếu tố ảnh hưởng đến Quyền hiến bộ phận cơ thể người; hiển xác sau Khi Chế Lễ nan se khnnidnD that th 0L00185000151658603015-9088610150568 08 I- KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH LICH SỬ PHÁT TRIỀN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI; HIẾN XÁC SAU KHI CHET -ee°s©9Se£ SE €EESe#€ESStESS9EESzEESStESSSESsEvsscEssevvsszee 13 1- Khái niệm Chung oo- so << s s95 699 95999 9998955998995699.55895966958656 13 x2- Tiến trình lịch sử, phát triển và những quy định của pháp luật về Quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết 15 II THỰC TRẠNG LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI HOẶC HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ VẤN ĐỀ NÀY 1 Vai trò và ý nghĩa của của việc thừa nhận Quyền hiến bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết -.5-5- 5 -s<s<<cs2 27 2- Thực trang của thực hiện quyền hiến bộ phan co thé người hoặc WiéN XAC 4000.100227 _ 28 IV- NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HIẾN BO PHAN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT
hiến xác sau khi chết. a- Yếu tố kinh tế xã hội:
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyền hiến bộ phận cơ thể người; hiến xác sau khi chết là yếu tố kinh tế xã hội, nhìn vào pháp luật nước ta trong những giai đoạn khác nhau của nên kinh tế, thời kỳ bao cấp cũng như hội nhập thì Nhà nước ta có sự điều chỉnh quy định nhiều lĩnh vực khác nhau nhiều quy định cũ bị loại bỏ, nhiều quy định mới được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới Mặt khác như ta đã biết một đất nước có nền kinh tế phát triển đời sống của nhân dân ngày càng cao đương nhiên quyền lợi của con người ngày càng được bảo đảm, bảo vệ Kinh tế phát triển sẽ có điều kiện đầu tư nghiên cứu khoa học trong đó có khoa học về giải phẫu nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu chữa trị bệnh của con người từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mặt khác kinh tế phát triển phúc lợi xã hội ngày càng cao việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sẽ được Nhà nước đài thọ hoặc nhà nước lập quỹ để hỗ trợ giúp đỡ người bệnh đồng thời Nhà nước sẽ cho phép thu hút nhiều loại hình bảo hiểm hơn nữa đưa bảo hiểm thành công cụ hữu hiệu để hỗ trợ người bệnh trong quá trình hiến, cấy ghép bộ phận cơ thể người.
- Kinh tế phát triển thì sẽ có điều kiện đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật phục vu cho việc cấy ghép bộ phận cơ thể sẽ ngày càng đầy đủ hơn, quy mô hơn đồng thời đội ngũ chuyên gia y tế nói chung và chuyên gia, bác sĩ về giải phẫu học sẽ có cơ hội được tiếp thu nhiều hơn nữa thành tựu y học của thế giới nó đảm bảo quá trình cho ghép bộ phận cơ thể người khả năng thành công cao hơn.
Những nước có nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định như: Mỹ, Pháp, Đức thì việc thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết rất phát triển và hiệu quả rất cao Qua đó ta thấy được yếu tố kinh tế ảnh hưởng cũng không nhỏ đến quá trình quy định và thực hiện quyền trên. b-Yếu tố tôn giáo và tâm lý:
Yếu tố tôn giáo và tâm lý có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với việc hiến xác và bộ phận cơ thể người kể cả khi người đó còn sống cũng như khi người đó chết Vậy tại sao tôn giáo nó lại ảnh hưởng đến quyền hiến xác và bộ phận cơ thể người, muốn lý giải được điều này trước tiên chúng ta phải hiểu được nguồn gốc của tôn giáo Tôn giáo ra đời do tầm hiểu biết của con người về nhiều hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội còn có những hạn chế, từ nhiều hiện tượng rất khó lý giải như vậy, con người cho rằng những hiện tượng đó là do một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra và dần con người đúc kết thành tư tưởng, thành những cơ sở để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người không thể giải thích nó một cách khoa học và từ đó tôn giáo ra đời.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trí tuệ nhưng tôn giáo nó vẫn không mất đi mà vẫn còn tồn tại do nhiều vấn đề con người vẫn chưa tìm ra lời giải Mặt khác do yếu tố tâm lý con
10 người vẫn chưa thoát khỏi ý thức hệ tư tưởng tôn giáo Việc thừa nhận, quy định và thực hiện Quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết ở mỗi Quốc gia có sự khác nhau do ảnh hưởng bởi những tôn giáo khác nhau Mỗi một tôn giáo khác nhau thì có những triết lý khác nhau do đó nó cũng có tác động khác nhau đến vấn đề này.
Những triết lý của đạo Thiên chúa, đạo Hồi cho rằng con người không phải tự nhiên mà có con người do Chúa trời, do Thượng đế sinh ra Do đó thể xác của họ không thuộc về họ mà thuộc về Chúa , về Thượng đế, họ chỉ sống nhờ trên thể xác đó mà thôi Từ đó mà nó tác động đến tâm lý của những người sùng đạo họ sẽ không giám hiến xác hoặc bộ phận cơ thể người vì đó là những cái thuộc về Chúa, họ không thể làm trái đức tin với tư cách là con chiên ngoan đạo do vậy họ sẽ phản đối Nhà nước cho phép việc Hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết hoặc nếu Nhà nước có quy định chăng nữa họ cũng thờ ơ không quan tâm và đương nhiên họ sẽ không tham gia vào việc cho hiến tạng dẫn tới ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quy định này.
Theo triết lý của đạo Phật quan niệm con người sinh ra là khổ “Đời là bể khổ” họ cho rằng con người ngay từ khi sinh ra đã dần đi vào cõi chết và nguyên nhân của nỗi khổ là do ham muốn quá nhiều do đó để giải thoát khỏi nỗi khổ thì phải giảm bớt sự ham muốn Bên cạnh đó Triết lý Đạo Phật đề cao lối sống giản di, thanh cao, dé cao sự giúp đỡ người khác “Cứu khổ cứu nan”,
"Cứu một người bằng xây bảy tầng phù đồ " việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể để cứu người đó là việc tốt nhằm tích cái thiện Do đó đạo Phật nó có những tác động tích cực đến việc thực hiện Quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết để cứu chữa người bệnh, người có hoàn cảnh khó khăn gặp cơn nguy kịch Ngoài một số tôn giáo nêu trên còn có những tôn giáo khác nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này như Đạo Lão, Đạo Ấn
Qua đó ta thấy mỗi một Tôn giáo khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến việc hiến xác, hiến mô tạng và ở mỗi Quốc gia một phần là do tôn giáo
11 khác nhau phan khác là do mức độ anh hưởng của tôn giáo đó đối với từng quốc gia là cũng khác nhau mặc dù hai nước có thể cùng theo một tôn giáo Ví dụ cùng theo đạo Hồi nhưng mức độ ảnh hưởng của đạo hồi đối với IRAN khác với Thổ Nhĩ Kỳ hay Ma Lai Xi A Do đó mỗi Quốc gia khi quy định vấn đề này họ luôn thận trọng để xem xét sự ảnh hưởng của Tôn giáo đến quyền này từ đó đưa ra những quyết định cho phù hợp với thực tế nước mình. c-Yếu tố văn hoá truyền thống
Theo Phó Giáo sư, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm “Văn hoá là một hệ thống hitu cơ các giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi tr- wong tự nhiên và xã hội ” Do đó yếu tố văn hoá truyền thống là cơ sở nền tảng của đời sống xã hội của một Quốc gia nó có tác động không nhỏ đến quá trình xây dựng, tạo lập nội dung của các văn bản pháp luật của mỗi nước Đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm trong đó có Quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết
Trong truyền thống văn hoá của người Việt, đặc biệt trong phong tục ma chay người Việt luôn coi trọng và quan niệm “Nghia tử là nghĩa tận”, "Chết là phải toàn thây " chết là hết việc tang ma là xót thương khi một người chết là cả họ hàng gần xa đều đến chia buồn tỏ sự xót thương nghĩa tử là nghĩa tận nhưng người Việt ta cũng quan niệm chết là phải toàn thây, việc một người chết mà không toàn thay được coi là bất hạnh đối với gia đình người chết, họ sẽ vô cùng đau buồn vì điều đó Vi dụ trường hợp chết mất xác, mất tích sở di có những quan niệm này là người Việt dựa trên tinh thần triết lý Âm đương Ngũ hành và văn hoá truyền thống vé sự sống và cái chết do vậy việc cho bộ phận cơ thể người, hiến xác chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm này Từ quan niệm này ta thấy việc quy định hiến, nhận xác như thế nào là một vấn đề vô cùng nhạy cảm do
0) Xem cơ sở văn hoá Việt Nam của Phó giáo su, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm NXBGD- 1999
12 đó các nhà lập pháp cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc để đưa ra những quy định phù hợp thực tế không trái với truyền thống văn hoá dân tộc và đạo đức xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người vào cuối năm nay Bên cạnh sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá là yếu tố tri thức. d- Yếu t6 trình độ dân trí Đây là yếu tố quan trọng nó tác động và sâu chuỗi hầu hết các vấn đề đảm bảo quyền hiến xác và bộ phận cơ thể người được quy định và đáp ứng được thực tế cuộc sống phù hợp với quy luật của cuộc sống Việc phát triển đội ngũ tri thức nó sẽ giúp xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết và có thể đảm bảo cho việc thực thi quyền này hiệu quả hơn Khi tri thức được coi trọng trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, vấn đề này hiện nay đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thừa nhận và quy định trong Hiến pháp Như ta đã biết triết lý của tôn giáo ảnh hưởng đến tâm lý của con người nó có thể tác động mạnh đến việc thực hiện quyền hiến, nhận xác, bộ phận cơ thể người vì con người đứng trước hai sự suy nghĩ giữa niềm tin tôn giáo và lý trí bản thân giữa vấn đề hiến hay không hiến xác, bộ phận cơ thể của mình như theo đạo Thiên chúa con người là do Chúa tạo ra và con người không được quyết định cho bộ phận cơ thể mình vì nó sẽ trái với niềm tin tôn giáo, trái với đức tin Tuy nhiên con người khi có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa của việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết lý trí của họ sẽ chiến thắng được tâm lý của họ và họ sẽ tham gia tích cực vào việc thực hiện quyền đó để cứu sống người khác hoặc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học Qua đó ta thấy được sự tác động sâu sắc của tri thức đến vấn đề này.