1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công trình dự thi giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học'': Phát triển tính tranh tụng trong mô hình tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 55,94 MB

Nội dung

Da có một số công trình nghiên cứu, bài viết dé cập đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến ind hình tố tụng dân sự như “Tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm dân sự một số vấn đề lý luận

Trang 1

GIAI THUGNG “ SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC ”

NAM 2010

PHÁT TRIEN TÍNH TRANH TUNG TRONG MO

HINH TO TUNG DAN SU VIET NAM HIEN NAY

TAC GIA: QUACH MANH QUYET LOP : DS31B

KHOA : LUẬT DÂN SỰ

THUỘC NHÓM NGÀNH : XH 2b

Trang 2

nhất tới thạc sĩ Tran Phương Thảo giảng viên tô bộ môn luật TỔ Tụng Dán Sự đã

nhiệt tình giúp đỡ để tôi có thê hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của

QUACH MẠNH QUYẾT

mình

Trang 3

GIỚI THIỆU CHUNG

I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH TỐ TỤNG DÂN SỰ

1 MÔ HÌNH VÀ MÔ HÌNH TO TUNG DÂN SỰ -scccrreea 7

2 PHAN LOẠI MÔ HÌNH TO TUNG DAN SỰ -c.sccccccrscee2 10 2.1 MÔ HINH TO TUNG DÂN SỰTRANH TỤNG .:-c-:sccsce2 11

2.1.1 Lịch sử hình thành À À S2 v xnxx TH TH nh Hy ra lãi

2.1.2 Nội dung của mô hình tốtụng dân sự tranh tụng

2.1.2.1 Nguyên tac Due proCeSS - Ác nn nS Si rkg 12

2.1.2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự là tôi cao - 172.1.2.3 Phiên tòa mang tính tập trung, liên tục và bằng lời nói 19

2.2.2.1 Tham phán giữ vai trò quyết định trong quá trình tố tụng 252.2.2.2 Tính trung gian và thủ tục viết c5 cccssxeerseeeerre 27

2.2.2.3 Có hai cấp xét xử tách biệt nhau và đương sự tham gia

MV 0N 1809)/1(00100//06)))/ 00008 292.2.3 Đánh giá chung về mô hình tố tụng dân sự xét hỏi - 30

2 GIẢI PHAP CHO CA HAI MÔ HÌNH .cccccccciccerrrrrrre 32

3 NHẬN DIỆN MÔ HÌNH TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA VIỆT NAM 36

3.1 Duong sự phụ thuộc chặt chẽ vào thẩm phán - - 373.2 Về thực chất trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay vẫn còn bóngdáng của giai đoạn diéu tra trước đây do thẩm phán tiến

"—-ˆ B MAE HO 41

Trang 4

minh và không cần thiết phải có mặt tất cả các chủ thể tham gia tố tung

TONG KET PHẦNI

II MOT SO GIẢI PHAP NHẰM PHAT TRIEN TÍNH TRANH TUNG TRONG MO HINH TO TUNG DAN SU VIET NAM HIEN NAY

1 CƠ SỞ CUA VIỆC PHAT TRIEN TÍNH TRANH TỤNG 52

1.1 Cơ sở lý luận - Úc c1 1S * St S TY TH TH ng ng kg ngà 53

1.2 Co SO i0 0 55

1.3 CO SO phap LY 58

2 MOT SO GIAI PHAP CU THE

2.1 Nâng cao nhận thức của các chủ thé tiến hành và tham gia tố tung 612.2 Khắc phục sự bất hợp tác - 5s + S + S12 191111118118 re, 65

2.3 Những cải cách tại phiên tòa - - - Sàn HS yec 702.4 Giảm bớt sự phân hóa giữa các nhóm đương sự 75

LỜI KẾT

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

GIỚI THIỆU CHUNG

1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI

Luật tố tụng dan sự (TTDS) là một ngành luật độc lập trong hệ thống

pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để

điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ, việc về

dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi tắt

là quan hệ dân sự) Trong tình hình hội nhập quốc tế một cách hết sức mạnh

mẽ, tích cực cũng như sự phát triển không ngừng của các quan hệ dân sự trong

nước, vai trò của luật TTDS ngày càng trở lên quan trọng Khi luật nội dung

thừa nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp quyền của các chủ thể trong quan

hệ dân sự thì đồng thời phải trao cho họ một năng quyền đặc thù là quyền đi

kiện (tố quyền) để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi các quyền đó bị

xâm phạm hay phủ nhận Chính quyền đi kiện - đối tượng điều chỉnh của luậthình thức trở thành biện pháp bảo đảm cho các quan hệ thuộc đối tượng điềuchỉnh của luật nội dung Nói một cách khác, không một quan hệ dân sự nào có

thể hình thành và phát triển nếu như không được luật TTDS ghi nhận và bảo

vệ.

Trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, các chủ thể tham gia tố tụng sẽ

có những quyền và nghĩa vụ mới hoàn toàn cách biệt với quyền và nghĩa vụ

nguyên thuỷ được xác lập giữa các bên (đối tượng của tranh chấp) Tổng hợp

với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng sẽ hình thành nên một

mô hình tố tụng dân sự xác định Theo quan điểm của tác giả, các quốc gia

trên thế giới xuất phát từ trình độ phát triển, những đặc điểm đặc thù về truyền

thống pháp lý mà xây dựng cho mình một mô hình tố tụng không giống nhau,phục vụ cho những mục đích chính trị - xã hội nhất định Nhưng dù có những

đặc điểm không đồng nhất nhưng vẫn có thể xếp luật tố tụng dân sự của mộtquốc gia cụ thể vào một mô hình tố tụng với những yếu tố đặc trưng

Trang 6

Tại Việt Nam, thuật ngữ “mô hình tố tung” không còn quá xa lạ nhưngcác nghiên cứu lại tập trung chủ yếu trong lĩnh vực tố tụng hình sự - nơi màquyền lợi của nhà nước, của xã hội đối lập một cách trực tiếp với quyền lợi của

cá nhân (cá thể hoá hình phat), cuộc chiến giữa “kể cai tri” và “kẻ bị cai trị”

luôn là đề tài nóng bỏng, thu hút dư luận Mà ngược lại ít quan tâm đến mô

hình tố tụng dân sự thể hiện ở việc các công trình nghiên cứu về vấn đề này rấtkhiêm tốn Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng từ trước đến nay chưa có một

công trình nghiên cứu chính thức và quy mô về vấn đề này Có chăng cũng chỉ

là những nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của mô hình tố tụng dân sự

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm

2004 có hiệu lực thì mô hình tố tụng dân sự của Việt Nam đã dần hình thành

và có những cơ sở nhất định Vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu kháiquát một cách chung nhất về lý lận, nhận thức, đưa ra được những giải pháp cụ

thể nhằm từng bước hoàn thiện mô hình tố tụng dân sự Việc hoàn thiện phải

có cơ sở khoa học từ những định hướng của Đảng và Nhà nước nói chung, đối

với ngành tư pháp nói riêng và trình độ phát triển ngày càng cao của xã hội.

Có như vậy mới đảm bảo phát huy được hết vai trò của ngành luật đặc thù vàquan trọng này

Bên cạnh đó, trong buổi hội nghị tổng kết công tác ngành tòa án ngày

22 tháng | năm 2010, Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của ngành tòa án trong năm 2010 là hoàn thiện dự án Luật

sửa đổi bổ sung của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, tập hợp những vướng mắc đểnghiên cứu, khắc phục Đây là một công việc lớn đòi hỏi sự vào cuộc một cách

tích cực không chỉ của ngành tòa án mà còn của đông đảo những nhà nghiên

cứu và áp dụng luật tố tụng dân sự để Bộ luật này ngày càng hoàn thiện hơn,

thực tế hơn

Xuất phát từ việc nhận thức vai trò của luật tố tụng dân sự, về sự hạn

chế trong các nghiên cứu chính thức, tính cấp thiết trong việc sửa đổi, bổ sung

Trang 7

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Tác giả đã đi vào nghiên cứu công trình

“Phat triển tính tranh tụng trong mô hình tố tụng dân sự Việt Nam hiệnnay” với mục đích góp một phần công sức trong việc phát triển luật tố tụng

dân sự Việt Nam

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tình hình nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tố tụngdân sự tại Việt Nam nói chung còn tương đối thiếu vắng Đây là một trongnhững khó khăn lớn cho tác giả khi quyết định nghiên cứu vấn đề này bởi hệ

thống tài liệu tham khảo rất han hẹp Da có một số công trình nghiên cứu, bài

viết dé cập đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến ind hình tố tụng dân

sự như “Tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm dân sự một số vấn đề lý luận và thựctiễn ” - Nguyễn Thi Thu Hà, Luận văn thạc sĩ luật hoc năm 2002, “Tranh tung

trong tố tung dân sự - một số vấn đề lý luận cơ ban” của Thạc sĩ Nguyễn Thi

Thu Hà, khoa luật dân sự, trường đại học Luật Hà Nội

(www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com), “Vai frò của thẩm phán đối với

việc mở rộng tranh tụng trong các vụ án dan sự” của tác gia Tưởng Duy

Lượng và Nguyễn Văn Cường - Toà dân sự, Toà án nhân dân tối cao.(www.hcmulaw.edu.vn), “Ban chất của tranh tụng tại phiên toa” của PGS-TS

Trần Văn Độ - Toa án quân sự trung ương (lawsoft.thuvienphapluat.vn)

Mặc dù đây là những nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau về mô

hình tố tụng nhưng là nguồn tham khảo quan trọng để tác giả có thể hoàn

thành tốt nhất công trình nghiên cứu của mình, tránh được những tư tưởng chủ

quan, phiến diện

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Mô hình tố tụng dân sự là một vấn đề khó và rộng trong lĩnh vực luật tốtụng dân sự, khi nghiên cứu đòi hỏi phải có một kỹ năng chuyên sâu Chính vì

vậy, trong phạm vi hạn chế của một sinh viên, tác giả không có tham vọng giải

Trang 8

quyết một cách triệt để, toàn diện tất cả những vấn đề liên quan mà chỉ mongmuốn làm rõ được những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất Vì vậy tác giả

đã quyết định giải quyết hai vấn đề chính:

Vấn đề thứ nhất là những lý luận cơ bản về mô hình tố tụng dân sự vớimục đích đưa ra được những nhận thức cơ bản về mô hình tố tụng dân sự, phânloại mô hình tố tụng dân sự thông qua việc dẫn chiếu những quy định về luật

tố tụng dân sự trong hai hệ thống pháp luật của Mỹ và Pháp, chỉ rõ những đặc

điểm nổi bật nhất của mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng dân sựxét hỏi (thẩm xét) Từ những đặc điểm nổi bật này có thể đánh giá được những

ưu, nhược điểm của hai mô hình tố tụng dân sự Thông qua những đặc điểm

đặc trưng của tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng, tác giả nhận diện mô hình

tố tụng dân sự của Việt Nam hiện nay mang nặng tính xét hỏi với những luận

cứ về lý luận và thực tiễn

Vấn đề thứ hai, xuất phát từ việc nhận diện mô hình tố tụng dân sự của

Việt Nam mang tính xét hỏi rất đậm nét nên tác giả đưa ra những giải pháp

nhằm phát triển hơn nữa tính tranh tụng trong mô hình tố tụng dân sự dựa trên những cơ sở đã hình thành tại Việt Nam Có thể khẳng định một cách chắcchắn rằng việc mang hệ thống pháp luật hay một ngành luật của quốc gia này

áp đặt nên một quốc gia khác là hoàn toàn sai lầm Nhưng việc nghiên cứu sẽmang lại hiệu quả cao khi người nghiên cứu biết khái quát, tiếp thu những ưu

điểm, khắc phục những nhược điểm nội tại làm cho những giải pháp mang tính

hiệu quả Những giải pháp được đưa ra dựa trên sự định hướng của Đảng vàNhà nước, những căn cứ pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam và trên tất

cả là sự tương thích đối với thực tế phát triển của nền kinh tế - xã hội của nước

ta trong giai đoạn hiện nay

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Công trình nghiên cứu được hoàn thành dựa trên phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm duy vật biện chứng,

Trang 9

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển của xã hội nói

chung và đối với ngành tư pháp nói riêng

Bên cạnh đó, công trình còn sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên

cứu chuyên ngành như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,phương pháp xã hội học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Có thể nói, đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên, khái quát các vấn đề

lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến các mô hình tố tụng dân sự, đưa ra

được những nhận xét cụ thể về nội dung cũng như ưu, nhược điểm của từng

mô hình tố tụng

Thông qua việc đánh giá những tác động khách quan, tác giả đi vào làm

rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý để có thể phát triển tính

tranh tụng trong mô hình tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay Đưa ra một số

giải pháp cơ bản ban đầu làm nền tảng cho việc nghiên cứu, mở rộng sau này

Đặc tính của tố tụng tranh tụng là xác định nguồn động lực từ phía các

đương sự, họ sẽ phải có sự độc lập và năng động thật sự, tính chất pháp lý

được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên, trong một thời gian dài tại Việt Nam đương

sự có thói quen lệ thuộc vào tòa án cũng như hệ thống pháp luật nội dung phát

triển vừa thiếu lại vừa yếu Dẫn đến ngày nay, khi tranh chấp phát sinh các cán

bộ xét xử giải quyết theo hướng “có tinh, có ly” mà đôi khi thiếu đi những căn

cứ pháp lý cụ thể Đây là một thói quen nguy hiểm bởi những quyết định phân

bua đúng - sai ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên phải được ban

hành dựa trên sự vận động của chính đương sự với những căn cứ pháp lý và

chứng cứ cụ thể Vì vậy, thông qua những giải pháp tác động mạnh vào tố

tụng, tác giả mong muốn tăng cường vai trò của đương sự cũng như sự cảnhgiác của các bên khi tham gia xác lập quan hệ pháp luật dân sự, tăng cường

tính pháp chế của nhà nước - đây sẽ là đóng góp lớn nhất của đề tài

Trang 10

6 CƠ CẤU CỦA ĐỀ TÀI TÀI

Ngoài mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, công trình đượcchia thành hai phần lớn:

Phần thứ nhất là những vấn đề lý luận chung về mô hình tố tụng dân sự.Trong phần này tác giả đưa ra định nghĩa về mô hình tố tụng dân sự, phân loại

mô hình tố tụng dân sự, nhận diện mô hình tố tụng dân sự của Việt Nam hiện

nay.

Phần thứ hai là những giải pháp nhằm phát triển tính tranh tụng trong

mô hình tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay Trong phần này sẽ làm rõ những

cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý tại Việt Nam hiện nay để phát triển tính tranh tụng Sau đó tác giả đưa ra một số những giải pháp cụ thểnhằm thực tế hoá các cơ sở trên

Trang 11

I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH TỐ TỤNG DÂN SỰ

1 MO HÌNH VÀ MÔ HÌNH TO TUNG DÂN SỰ

Trong hoạt động thực tiễn của con người, trong nhiều tình huống khácnhau, chúng ta bat gặp nhiều lần danh từ “m6 hình”, đơn giản như mô hình

nha, mô hình tau bay, tàu biển phức tạp hơn như là mo hình giáo dục, mô

hình kinh tế, mô hình chính trị Đã có một số cách giải thích khác nhau được

đưa ra như “nô hình dùng để chỉ khuôn mẫu đã sẵn có theo đó tạo ra cáitương tự”, hoặc là “vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô

phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày nghiên cứu ” hay

mô hình là “hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó có đặc

trưng chủ yếu của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy”° Từ các giảithích này có thể nhận thấy một điểm chung khi nhắc đến mô hình, đó là nhắc

đến một tập hợp những yếu tố khác nhau cấu thành một vật hay một quá trình

nhằm phục vụ những mục đích nhất định Mô hình thông thường chỉ nhữngđặc điểm cơ bản nhất, đặc trưng nhất của một đối tượng để có thể nhận diện,

nghiên cứu Đặc biệt là từ mô hình tới thực tiễn luôn là một khoảng cách xa

đòi hỏi con người phải liên tục hoàn thiện mới có thể đạt được mục đích đã đặt

' Đại từ điển tiếng Việt Nxb Van Hoá Thông Tin, Nguyễn Như ý (chủ biên), tr 1¡31

? Từ điển tiếng Việt www.tlnet.com

Trang 12

Liên quan đến việc định danh “mô hình tố tung dân sự” cần thiết phải

nhac lại khái niệm về tố tung dân sự Tố tụng dân sự là một trình tự do phápluật quy định buộc các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng phải tuân theotrong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, đặt ra các chế tài nhằm bảo vệquyền lợi của cá nhân, nhà nước và xã hội Mục đích cuối cùng của tố tụng là

các chế tài, phân định rõ đúng sai trong các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và

gia đình, kinh doanh thương mại, lao động” Qua đây có thể định nghĩa:

Mô hình tố tụng dân sự là tổng hợp các tư tưởng, nguyên tắc, biệnpháp giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động của một quốc gia, phù hợp với hoàn cảnh thực tế vànhằm phục vụ những mục tiêu chung của quốc gia đó

Mô hình tố tụng dân sự được cụ thể hoá thông qua các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự mang tính chất cưỡng chế, buộc các chủ thể tham gia và

tiến hành tố tụng phải tuân thủ Luật tố tụng dân sự cũng là một ngành luật

trong hệ thống pháp luật được nhà nước ban hành nhằm thiết lập một trật tự

công cộng Nhưng trật tự công cộng lại “là một khái niệm không ranh giới rõ

rệt, có tính chất tương đối, tuy theo thời gian, địa điểm, trường hợp mà thaydoi’ nên đòi hỏi hệ thống các quy phạm pháp luật TTDS mô hình tố tụng dân

sự cũng phải luôn vận động, loại bỏ những yếu tố lạc hậu không còn phù hợp,

thay vào đó là những quy định mang tính chất thực tế hơn, phù hợp hơn với sựvận động của xã hội

Bên cạnh đó, khi các chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung cầu viện

đến tòa án (cơ quan tài phán) xác lập tư cách của mình và mong muốn một sự

phân định rạch ròi đúng - sai có nghĩa là mâu thuẫn giữa họ đã không thể điều

hoà được nữa, tài phán là giải pháp cuối cùng mà các bên đã lựa chọn áp dụng

3 Xem thêm: Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009: Vai trò chứng minh của đương sự trong tố

tụng dân sự - vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay

* Nguyễn Huy Dau - Luật dân sự tố tụng Việt Nam Nxb Khai Trí, tr 14

Trang 13

Hàng ngày liên quan đến lĩnh vực dân sự, trên một đất nước có thể có hàng

trăm, thậm chí là hàng ngàn phán quyết được toà án ban hành Có nhiều người

vui mừng khi đón nhận phán quyết nhưng không ít người tỏ ra thiếu tin tưởng,

bất mãn khi đón nhận các bản án bất lợi về mình Chính vì vậy, muốn đạt được

sự “tâm phục khẩu phục ” cha các bên thì ngoài hoàn thiện các quy phạm nội

dung thì cần thiết phải xây dựng một quy trình tố tụng công bằng và kháchquan, bảo đảm cho tất cả các bên tham gia tố tụng phát huy được hết khả năng

bảo vệ quyền lợi của mình Có như vậy thì mới ổn định được dư luận xã hộicũng như phát huy được hết vai trò điều tiết xã hội của một ngành luật cụ thể.

Trong chuyến thăm và làm việc của đoàn giáo sư Mỹ tại trường đại họcLuật Hà Nội từ ngày 9 - 17/11/1993, giáo sư James Clauuse trong phần trìnhbày của mình đã dẫn dẫn lời của giáo sư Patric Đoàn “sẽ không đúng nếu ápđặt hệ thống pháp luật nước này vào một nước khác, bởi lế một hệ thống phápluật là phải bản thân nó tự có ” Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn đối

với cả một hệ thống pháp luật nói chung và một ngành luật cụ thể nói riêng

Do đó, khi nghiên cứu về mô hình tố tụng dân sự cần thiết phải xuất phát từtình hình phát triển cụ thể của quốc gia mình mà đưa ra những giải pháp, lựa

chọn những mô hình cho thích hợp Không được phép “bê nguyên ” một mô

hình cụ thể của một nước này vào nước khác Điều đó sẽ mang lại sự phản tác

dụng cho đù tại nước đó, mô hình tố tụng tỏ ra rất hiệu quả Điều này được

minh chứng một cách hết sức cu thể qua ví dụ của ITALIA “Italia đã chuyển

từ tố tụng xét hỏi sang tố tụng tranh tụng vào năm 1989 Nhung từ đó đến nay,pháp luật Italia cũng như án lệ của toà phá án ltalia thường xuyên phải chấn

chỉnh lai hệ thống tố tụng của nước này để xác lập lại thủ tục xét hỏi”” Thực

tế này cho thấy, nếu “bê nguyên” sẽ vừa mất thời gian áp dụng lại vừa gây bất

ổn cho hệ thống tư pháp mà không mang lại hiệu quả gì Chính vì vậy, việc

3 Nhà pháp luật Việt - Pháp Một số nội dung về nguyên tac tố tụng xét hỏi và tranh tụng kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý thẩm phán tr 4

Trang 14

nghiên cứu, xây dựng và áp dụng một mô hình tố tụng, thủ tục tố tụng hợp lý

là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với đông đảo các nhà nghiên cứu, xâydựng pháp luật tố tụng dân sự

2 PHAN LOẠI MÔ HÌNH TO TUNG DÂN SỰ

Việc phân loại các mô hình tố tụng dân sự là hết sức khó khăn bởi lẽ

trong quá trình giao lưu và hội nhập khu vực cũng như quốc tế hết sức mạnh

mẽ như ngày nay thì một quốc gia muốn phát triển không thể bó mình hạn hẹptrong phạm vi lãnh thổ mà phải tăng cường hợp tác với nước ngoài Quá trình

hợp tác sẽ dẫn đến những bất đồng nhất định mà đặc biệt là trong lĩnh vực

pháp luật Vì vậy mà các quốc gia đã từng bước cải thiện hệ thống pháp luật

nước mình sao cho tương đồng, thuận lợi với nhau Ranh giới khác biệt đã mờdan, trong đó có linh vực Luật tố tụng dân sự, mô hình tố tụng dân sự Trong

nội dung nghiên cứu của mình, tác giả đi vào phân loại theo các cách thức

truyền thống đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, dẫn giải các

quy định về tổ tụng trong pháp luật của Mỹ - đất nước theo truyền thống thôngluật (common law) có sự phát triển mạnh về tố tụng tranh tụng và pháp luậtcủa Pháp - đất nước theo dòng họ pháp luật lục địa (civil law) có sự phát triểnlâu đời về tố tụng xét hỏi (thẩm xét) để làm rõ bởi “các truyền thống luật

thông pháp Common law và truyền thống luật dân sự khác nhau nhiều nhất về

các vấn đề thủ tục ”° Thực tế cho thấy, một vụ kiện tương tự nhau nhưng nếu

áp dụng hai thủ tục khác nhau có thể dẫn đến kết quả không giống nhau

Việc phân loại còn có cơ sở trên những đặc điểm đặc trưng nhất của quá

trình tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án dân sự vì “đặc thà của tố tụngdan sự là những người tham gia và tiến hành tố tung cùng nhau lập lại bứctranh toàn cảnh về quan hệ pháp luật dân sự một cách trung thực, khách

5 Dự án VIE/95/017 - Tăng cường nang lực xét xử tại Việt Nam Về pháp luật tố tụng dân sự tr 58

Trang 15

quan, toàn diện ”” Quyền va nghĩa vụ của chủ thé tiến hành tố tụng sẽ là giớihạn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng Đây chính là cơ sở

quan trọng nhất của việc phân loại

2.1 MÔ HÌNH TO TUNG DAN SỰ TRANH TUNG (Case system/ oral

argument hay còn được gọi là chế độ cáo tố - système accusatoire)

2.1.1 Lịch sử hình thành

Tố tụng tranh tụng là loại hình tố tụng xuất hiện đầu tiên trong xã hội và

được áp dụng đưới thời Hy Lạp cổ đại, sau đó được đưa vào La Mã với tên gọi

“thủ tục hỏi đáp liên tuc’* (procédure des questions perpétuelles) Điều này lý

giải tại sao ngày nay tại các trường đại học nghiên cứu về mô hình tố tụng

tranh tụng thì phương pháp nghiên cứu được gọi là phương pháp đối đáp(socratic method) Pháp luật La Mã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước

phương Tây trong đó có Pháp và Anh Tại Pháp “Tố rụng tranh tụng cũng đãxuất hiện tại Pháp trong giai đoạn từ khi quân Bác Ba xâm lược cho đến trước

thời kỳ Trung cổ (476-1453)? nhưng sau đó bi thay thế bởi tố tụng xét hỏi của

các nhà thờ thiên chúa giáo Đối với nước Anh, do có sự phát triển mạnh mẽ

về mọi mặt nên các giao lưu dân sự ngày càng phát triển đặc biệt là các giao

lưu liên quan đến đất đai Do vậy, “nhu cầu thực tiễn trong việc giải quyết cáctranh chấp đất đai ở Anh từ xa xưa đã làm nền tảng cho hình thức tố tụng đối

kháng hình thành và phát triển ở đất nước này ””” Anh đã trở thành nơi pháttriển mạnh mẽ nhất của hình thức tố tụng tranh tụng (tố tụng đối kháng) Bêncạnh đó, nước Anh áp dụng nguồn pháp luật phổ biến trong các toà án là án lệ

Mà án lệ thì đã có trước, việc của các luật sư, đương sự là chứng minh tínhtrùng khớp trong vụ việc đã được giải quyết trước đây với vụ việc hiện tại nên

” Nguyễn Thị Thu Hà - Tranh tụng tại phiên toà sơ thấm dân sự một số vấn dé lý luận và thực tiễn, tr 12

*° Ky yếu hội thảo nhà pháp luật Việt - Pháp Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng

kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi đưỡng, bổ nhiệm quản lý thẩm phán, tr 2,3

!® Giáo trình Luật so sánh - Trường đại học Luật Hà Nội Nxb Công An Nhân Dân, tr 249

Trang 16

“trong lục địa, các luật gia chú ý đến việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ của

chủ thể (quy phạm pháp luật thực chất) Các luật gia Anh lại tập trung vàonhững vấn đề về trình tự tố tụng ”““ Tiếp theo đó là cuộc cách mạng tư sản (thế

kỷ 17) công cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến bảo vệ

các quyền dân chủ cá nhân nên hình thức tố tụng tranh tụng lại ngày càng phát

triển mạnh mẽ Đây là sự lý giải hợp lý nhất cho việc hình thành và phát triển

của mô hình tố tụng dân sự tranh tụng tại Anh

Ngày nay, bên cạnh Anh quốc thì Mỹ nổi lên như là một biểu tượng

của tố tụng tranh tụng mà nguyên nhân là trong một thời gian dài Mỹ là thuộc

địa của Anh Cùng với sự truyền bá văn hoá Anh vào Mỹ, khi 13 bang thuộcđịa của Anh mà sau này cùng nhau thành lập nên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

tuyên bố độc lập năm 1776 thì một trong 4 truyền thống của pháp luật Anh đểlại trên đất Mỹ là hệ thống đối nghịch:

“Lý thuyết về hệ thống đối nghịch được cụ thể như sau: ví dụ nhưbên trái là nguyên đơn, bên phải là bị đơn và mỗi bên này

(nguyên don và bị đơn) đều có luật sự của họ đại điện, như vậy

trong sự tranh luận cua luật sư giữa nguyên đơn và bị don thì sự

thật sẽ nảy sinh qua sự tranh luận này Đó là ly thuyết chung,trên thực tế thì đôi khi không phải như vậy Khía cạnh trong hệthống đốt nghịch đóng vai trò quan trọng là mỗi bên có nhiệm vụđưa ra bằng chứng xây dựng những tranh luận pháp lý của mình

Nếu nhìn khía cạnh khác thì chính các bên sẽ kiểm soát lấy vụ

kiện ấy Kết quả của việc đó thẩm phán sẽ là người thứ ba đứng

trung gian và ra quyết định và có thái độ vô tu, họ là trọng tài ”?

Đây là hình thức tố tụng tranh tụng, tố tụng đối kháng Quá trình tiếp

thu, mở rộng hệ thống đối nghịch kết hợp với sự phát triển vượt bậc kinh tế, xã

'' Réne David _ Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại Nxb TP Hồ Chi Minh, tr 229

!? Dự án VIE/95/017 - Tăng cường nang lực xét xử tại Việt Nam Về pháp luật tố tụng dân sự tr 5

Trang 17

hội đã đưa Mỹ trở thành quốc gia phát triển nhất về mô hình tố tụng tranh

tụng.

2.1.2 Nội dung của mô hình tố tụng dân sự tranh tụng

2.1.2.1 Nguyên tắc Due process

Nội dung của nguyên tắc due process được viện dẫn trong tu chính án

Hiến Pháp thứ 5 và 14 của Hoa Kỳ: “không ai bị tước đoạt sự sống, sự tu do

hay quyền sở hữu nếu thủ tục triển khai của pháp luật không được tôn trong”

Đối với lĩnh vực tố tụng dân sự thì nguyên tắc này bao gồm 2 nội dung chính:

- Các đương sự bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ trước

toà án (equal footing)

Theo quy định của tố tụng dân sự Mỹ, các bên bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ trước cơ quan xét xử mà cụ thể là thẩm phán của toà án

và bồi thẩm đoàn Sự bình đẳng này còn được thể hiện trong thủ tục tiết lộ tàiliệu “hệ thống pháp lý Hoa Kỳ quy định thủ tục tiết lộ tài liệu; có nghĩa là mỗibên déu có quyền được biết các thông tin thuộc sở hữu của bên kia”.'“ Các hình thức tiết lộ tài liệu bao gồm việc cung cấp bản khai của những nhân

chứng đã được tuyên thệ ngoài toà án, trả lời trực tiếp các câu hỏi sau khituyên thé, được quyền xem xét các tài liệu chứng cứ do bên kia cung cấp baogồm cả văn bản, hình vẽ, các loại sơ đồ đôi khi nếu có nghi ngờ về tình hình

thể trạng của nhân chứng, của đương sự thì bên được yêu cầu phải cung cấp cả

những chứng nhận liên quan đến sức khoẻ của người đó Vì được công nhận là

một “thi tuc” nên quy trình này được đảm bảo một cách tối đa thông qua các

biện pháp khác nhau như các câu hỏi đặt ra và câu trả lời được nhân viên toà

án ghi chép lại sử dụng là các chứng cứ “nguyên đơn hay bị đơn được yêu cầutrả lời câu hỏi của phía đương sự bên kia thì họ có nghĩa vụ phải trả lời,

' Tu chính án là một văn bản sửa đổi, bổ xung cho một khế ước luật hoặc đạo luật Tu chính án Hiến Pháp là một văn bản sửa đổi, bổ xung Hiến Pháp.

'4 Chuyên dé giới thiệu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: Thủ tục tại toà án dân sự Trình tự tố tụng dân sự

(www.tinkinhte.com).

Trang 18

không được từ chết”, áp dụng chế tài nếu như không thực hiện như bắt giam

về tội năng mạ hay phi bang toà án (vì những hành vi này bị coi là không tôn

trọng toà án).

Để làm rõ về nội tình của vụ án, tại phiên toà các bên đương sự được

quyền đề xuất một lượng nhân chứng không hạn chế, bên cạnh đó còn cóquyền chất vấn nhân chứng “khi một nhân chứng được gọi, ônglbà ta sẽ bị

thẩm vấn trực tiếp bởi các luật sư của bên nguyên Tiếp đó luật su của bên bị

sẽ có cơ hội hỏi các câu hỏi hoặc đối chất nhân chứng ”'" việc đối chất được

thực hiện tuần tự từ nhân chứng đầu tiên đến cuối cùng (trừ trường hợp khôngcần đặt câu hỏi) Những tác động trực tiếp, nhiều chiều từ phía các luật sư,

đương sự, thẩm phán và cả bồi thẩm đoàn (pháp luật tố tụng của Mỹ hiện tại

đã cho phép bồi thẩm đoàn được đặt câu hỏi cho nhân chứng thông qua thẩmphán) sẽ khiến cho sự thật được sáng tỏ Nhân chứng khó có thể làm sai lệch

những gì đã được nhìn thấy, nghe thấy (cũng cần chú ý rằng nhân chứng cũngchỉ được phép trả lời ngắn gọn nhất những gì được hỏi chứ không có quyền

phát biểu ý kiến của mình).

- Quy trình xét xử được tiến hành bởi một thẩm phán có chuyên môncling một đoàn bôi thẩm vô tư, khách quan (fair trial and impartial jury)

Tính trung lập một cách tuyệt đối của thẩm phán chính là một yếu tốđặc thù trong mô hình tố tụng dân sự tranh tụng tại Mỹ Các thẩm phán của toà

án được lựa chọn từ những luật sư giỏi có quá trình hành nghề lâu năm, được

bổ nhiệm suốt đời và có chế độ lương bổng hết sức ưu đãi đảm bảo cho việc

xét xử được minh bạch, tránh những ràng buộc bởi yếu tố chính trị, kinh tế

Trong thủ tục tố tụng dân sự, thẩm phán chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt quátrình tố tụng “Trong hệ thống luật án lệ, các thẩm phán không biết một cái gi

'S Dự án VIE/95/017 - Tang cường nang lực xét xử tại Việt Nam Về pháp luật tố tụng dân sự Tr 21

'* Chuyên đề giới thiệu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: Thủ tục tại toà án dan sự Trình tự tố tụng dan sự

(www.tinkinhte.com).

Trang 19

hết Ho chỉ biết mỗi tên thôi Không có hồ sơ cho các vị thẩm phán ””” Thậmchí thẩm phán còn không hướng dẫn đương sự về vấn đề thủ tục mà đương sựphải tự tìm hiểu lấy thông qua các luật sư của mình “tại Mỹ, đơn kiện chỉ cóthể chấp nhận hoặc không chấp nhận chứ không có trường hợp bị trả lạt”.

Trường hợp ngoại lệ là đối với trẻ em hay người không đủ năng lực tham gia

vào vụ kiện hoặc khi có quyền lợi chung rõ ràng là các bên không có đại diện

một cách đầy đủ Tuy nhiên, những trường hợp này là hết sức hãn hữu vì tại

Mỹ hệ thống luật sư cũng như trợ giúp pháp lý từ phía xã hội hết sức phát triển

nên các đối tượng này đã được quan tâm ngay từ đầu

Hệ quả kéo theo của việc thẩm phán giữ vai trò trung lập trong tố tụng

dân sự tại Mỹ là hoàn toàn không có giai đoạn điều tra Giai đoạn điều tratrong tố tụng dân sự tồn tại ở một số nước chủ yếu theo hệ thống luật dân sự,

các thẩm phán vừa có nghĩa vu thu lý, xác minh vụ án vừa tiến hành các hoạt

động khác nhằm làm sáng tỏ nội dung tranh chấp và đưa ra phán quyết tại

phiên toà Các thẩm phán Mỹ thì không như vậy, ho chỉ thực hiện các hành vi

tố tụng mang tính chất thủ tục thông thường như gửi yêu cầu của nguyên đơn

cho bị đơn, yêu cầu bị đơn trả lời, yêu cầu các bên trả lời câu hỏi, chất vấn của

nhau, không tham gia vào quá trình thẩm vấn các bên cũng như thẩm vấn nhân

chứng Họ chỉ nghe và làm rõ thêm

Việc lựa chọn bồi thẩm đoàn hết sức ngẫu nhiên, đảm bảo sự đại diệncho số đông dân cư trong xã hội bao gồm cả nam và nữ, cả da trắng và da màu.Điều này không có nghĩa là trong mọi vụ việc đều phải đảm bảo nguyên tắctrên mà nó được áp dụng trong mỗi vụ việc cụ thể Ví dụ như khi xét xử một

vụ việc mà bị don là người da màu thì bồi thẩm đoàn phải có | số người là người da mầu để đảm bảo người đó không bị thiệt thoi do vấn dé kỳ thị sắc

'7 Viên nghiên cứu khoa học pháp lý Chuyên dé: Phân tích so sánh hệ thống pháp luật Mỹ và Pháp, tr 8 '§ Dự án VIE/95/017 - Tang cường nang lực xét xử tại Việt Nam Về pháp luật tố tụng dân su, tr 13

Trang 20

tộc Bồi thẩm đoàn không bị anh hưởng bởi chính trị, tin tức Họ phải hoàn

toàn không hay biết gì về vụ kiện

“Tất cả những người dân của cộng đồng đêu có thể trở thànhthành viên của hội đông bôi thẩm Trong quá trình bầu cử người

ta có danh sách cứ tri Người ta nhặt trong danh sách cứ trì mộtcách hết sức tình cờ ra người nào thì người đó trở thành thành

viên của Hội đông bồi thẩm Chỉ khi nào thẩm phán xác địnhchắc chắn rằng hội đồng bồi thẩm mà ông ta sắp thành lập gôm

12 vị mà trong đầu họ chưa có một ý kiến gì về vụ án này, ai đã

biết và có định kiến về vụ án thì họ không được phép làm thành

viên của hội đồng bồi thẩm, khi thẩm phán đảm bảo chắc chắnrang các thành viên của hội đồng bôi thẩm dai diện cho toàn bộcộng đông thì lúc đó thành phần hội đông bôi thẩm mới được lựa chọn xong ”"?

Thẩm phán trung lập, bồi thẩm đoàn vô tư, khách quan sé là nền tảng vô cùng quan trọng cho các đương sự và người đại diện của họ thực hiện quyền và

nghĩa vụ chứng minh, bảo vệ quyền lợi Chứng cứ và lý lẽ sẽ được xem xét cụ

thể tại phiên toà để bồi thẩm đoàn có thể đưa ra được phán quyết Các bên sẽhoàn toàn phục tùng quyết định ấy Mặc dù vậy, có một số điểm trong lĩnh vực

tố tụng dân sự vẫn được coi là khác biệt tương đối so với tố tụng hình sự được

xét xử bởi bồi thẩm đoàn: trong lnh vực tố tụng hình sự, quyền năng của bồi thẩm đoàn là cao nhất, họ có thể đưa ra phán quyết có tội hay không mà thẩm phán không thể can thiệp Nhưng trong lĩnh vực tố tụng dân sự, phán quyết củabồi thẩm đoàn được đưa ra sau giai đoạn thẩm phán hướng dẫn bồi thẩm đoàn

ra phán quyết với mục đích khắc phục việc các thành viên của bồi thẩm đoàn

có hạn chế nhất định về pháp luật Đây có thể được xem là yếu tố bổ khuyết

' Viên nghiên cứu khoa học pháp lý Chuyên dé: Phân tích so sánh hệ thống pháp luật Mỹ và pháp, tr 15, 16

Trang 21

cho mô hình tranh tụng tại các nước theo hệ thống thông luật nói chung và tại

Mỹ nói riêng

Nói chung, nguyên tắc due process là nguyên tắc cơ bản làm nền tang

cho mô hình tố tụng dân sự tranh tụng tại Mỹ, các nội dung của nguyên tắcnày từng bước được hoàn thiện hơn cho phù hợp với thực tế phát triển mạnh

mẽ của nước Mỹ.”

2.1.2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự là tối cao

Trong mô hình tố tụng dân sự tranh tụng tại Mỹ, đương sự thật sự đã

được đưa vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình tố tụng, họ tự chèo lái lấy

vụ án, quyền và lợi ích của mỗi bên nằm ngay trong chính hành động của họ.Điều này, theo quan điểm của tác giả là phù hợp nhất với bản chất của tố tụngdân sự vì đây là một ngành luật mang tính chất tổng hợp nhưng là tổng hợp

của các ngành luật tư: dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng Điều chỉnh những lĩnh vực tư đòi hỏi một phương pháp tác động tương

tự, lợi ích ràng buộc các bên bình đẳng đòi hỏi phải để các bên tự mình bảo vệ.Đây là sự khác biệt rất cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự vì trong tốtụng hình sự bên buộc tội là Viện công tố (Viện kiểm sát), cơ quan đại diệnquyền lực nhà nước, thể hiện tính không ngang bằng về địa vị nên trách nhiệm

chứng minh thuộc về cơ quan buộc tội

Quyền định đoạt tối cao của đương sự trong tố tụng tranh tụng được thể

sẽ làm rõ thêm những vấn đề cần thiết để có thể giải quyết được vụ kiện Do

?° Trong nguyên tắc này còn có một nội dung khác thuộc về lĩnh vực hình sự đó là: yêu cầu pháp luật được quy định sao cho một người bình thường cũng có thể hiểu được hành vi phạm tội (laws must be written so that

a reasonable person can understand what is criminal behavior).

AG

Trang 22

vậy, các bên phải tự mình lèo lái lấy vụ kiện, tiến hành thu thập chứng cứ, tìm

kiếm lý lẽ, pháp luật, án lệ để có thể đạt được quyền lợi cho mình, phản bác ý

kiến của đối phương

Các bên có quyền thoả thuận cách thức tổ chức phiên toà

“Sau khi các đương sự kết thúc việc thu thập chứng cứ của vụ

kiện, thẩm phán chủ toạ phiên toà xét xử vụ kiện đó sẽ triệu tập

họ đến để xem xét kế hoạch tổ chức phiên toà Đây cũng là thờiđiểm các đương sự có thể thoả thuận với nhau về cách thức giải

quyết vụ kiện mà không cần xét xứ, hoặc quyết định những nộidung nào là nội dung chủ yếu của tranh chap, thời gian dự định

bắt đầu và kết thúc phiên toà, những người khác cần được triệutập (nhân chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan)” *' Đương sự tự thoả thuận với nhau về cách thức tổ chức phiên toà là một

điều lạ lùng đối với các nước theo hệ thống luật dân sự cũng như đối với Việt

Nam Ngoài ra, đương sự còn có quyền yêu cầu thay đổi địa điểm xét xử, thay

đổi thành viên bồi thẩm đoàn trong một số trường hợp

“Các vấn đề về nơi xét xử cũng có thể liên quan đến thiên kiếnđược nhận thấy hoặc e ngại sẽ sảy ra của thẩm phán hoặc bồithẩm đoàn tương lai đôi khi, các luật sư phản đối các phiên toàđược tổ chức tại một khu vực cụ thể vì lý do này và có thể đề nghịchuyển vụ tố tung cho tòa án tại nơi khác Mặc dù hình thức phản

đốt này có lẽ thường xuất hiện nhiều hơn ở các phiên toà hình sựđược công khai rộng rãi, song nó cũng không phải là không có tại

các phiên toà dân su’?

*! Dự án VIE/95/017 - Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam Về pháp luật tố tụng dân sự, tr 23

?2 Chuyên dé giới thiệu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: Thủ tục tại toà án dan sự Trình tự tố tụng dân sự

(www.tinkinhte.com).

Trang 23

Một trong những tranh luận lớn nhất xung quanh vấn đề tố tụng dân sựthuộc ngành luật công hay luật tư chính bởi yếu tố quyền lực nhà nước chi

phối trong việc tổ chức phiên toà và quản lý thẩm phán Nếu đương sự được quyền tự mình :hoả thuận tổ chức phiên toà, có thể yêu cầu thay đổi địa điểm xét xử, có thể yêu cầu có hay không xét xử với bồi thẩm đoàn, thậm chí cóquyền yêu cầu cụ thể thẩm phán nào sẽ giải quyết vụ kiện thì ý kiến về luật

tố tụng dân sự mang tính cách lưỡng hợp cần thiết phải xem xét lại một cách

thật sự kỹ lưỡng tại Mỹ.” _

2.1.2.3 Phiên tòa mang tính tập trung, liên tục và bằng lời nói

Trong tố tụng tranh tụng, mọi hoạt động tố tụng tại phiên tòa được diễn

ra hết sức nhanh chóng, ngắn gọn và thường bằng lời nói ví dụ như khi luật sư

của bên nguyên đang phát biểu, luật sư bên bị đứng lên phản đối và đưa ra lý

do của mình, thẩm phán sẽ nghe và ngay lập tức đưa ra quyết định của mình

chấp nhận hay không chấp nhận và luật sư của bên bị sẽ tiếp tục nói về vấn đề

đó hay dừng lại tuỳ theo quyết định của thẩm phán Phiên tòa được ghi lạibằng băng video nên không có nhiều các văn bản ghi nhận Các câu hỏi được

đưa ra, những lập luận, chính kiến được đưa ra bằng lời nói và quyết địnhcũng bằng lời nói

Trình tự tố tụng tại phiên toà theo mô hình tranh tụng được diễn ra: Đầu

tiên sẽ là những tuyên bố mở đầu của bên nguyên và bên bị Trong những

tuyên bố này, các luật sư sẽ khái quát một cách chung nhất về nội dung của vụ

kiện Sau đó, bên nguyên và bên bị sẽ trình bày những ý kiến, lập luận của

mình để cố gắng thuyết phục bồi thẩm đoàn Trong quá trình này sẽ có cácnhân chứng được gọi vào theo yêu cầu của hai bên, họ sẽ cùng nhau thẩm vấn

nhân chứng của mình và của đối phương (quy trình này được gọi là đối chất

chéo) để cố gắng lập luận cho quan điểm của mình Hai bên cùng nhau đưa ra

?3 Liên quan đến vấn đề tố tung dan sự thuộc ngành luật công hay luật tư xem thêm: Nguyễn Huy Dau - Luật

dan sự tố tụng Việt Nam Nxb Khai Trí, tr 7 - 10: Vi trí của luật tố tụng trong ngănh luật hoc.

Trang 24

ý kiến cũng như những kiến nghị bác bỏ lập luận của phía bên kia Nhiệm vụ

cuối cùng của hai bên là đưa ra các lập luận kết thúc Lập luận này sẽ là một

bản tổng kết các bằng chứng, lý lẽ đã được đưa ra để bồi thẩm đoàn có thểnhận định được, trong quá trình lập luận thì luật sư của các bên có quyền chen

ngang, bác bỏ hay công kích ý kiến của bên kia Quá trình này sẽ giúp cho sự

thật được tái hiện Tiếp theo là nhiệm vụ của thẩm phán và bồi thẩm đoàn.Thẩm phán sẽ hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn cách thức áp dụng pháp luật như

dẫn luật, nhận định các chứng cứ, giải thích những khái niệm liên quan Dựatrên những chứng cứ, lập luận đã được tranh luận tại phiên toà, sự hướng dẫn

của thẩm phán mà bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định có lợi hay không cho bênnguyên Cuộc thảo luận của bồi thẩm đoàn có thể diễn ra khá dài “trong một

số trường hợp, cuộc thảo luận có thể kéo dài và chỉ tiết tới mức các bồi thẩmđoàn phải được cung cấp đồ ăn và chỗ ngủ cho tới tận khi họ đưa ra đượcphán quyết ”?“ Quy trình này thể hiện tinh tập trung, liên tục hết sức khắt khe

trong tố tụng tranh tụng

2.1.2.4 Chỉ có một cấp xét xử theo đúng nghĩa, cấp phúc thẩm không xét

xử lại toàn bộ nội dung vụ án

Trong một vụ án dân sự của, có thể chia thành 2 phần rất rõ nét: phầnthứ nhất là nội dung của vụ án được tổng hợp từ các tình tiết, sự kiện các vấn

đề pháp lý được kiến nghị áp dụng để giải quyết tranh chấp Phần thứ hai sẽ là

các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng Tố tụng mang nặng tính hình thức (nệthức) nên đòi hỏi thủ tục phải được áp dụng một cách rất nghiêm ngặt đây là

quy định chung của tất cả các nước dù là thuộc hệ thống common law hay

civil law Những vi phạm về tố tụng sẽ là căn cứ để huỷ bản án Tuy nhiên còn

vấn đề về nội dung của vụ án thì khác, nội dung vụ án được các bên từng bước

*4 Chuyên đề giới thiệu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: Thủ tục tại toà án dân sự Trình tự tố tụng dân sự

(www.tinkinhte.com).

Trang 25

hình thành thông qua việc cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của các

bên đương sự.

Trong quá trình tố tụng, toà án sẽ căn cứ vào các tình tiết của vụ án do

các bên cung cấp, đối chiếu với các quy phạm pháp luật đã có để ra phán

quyết nên những khiếm khuyết về nội dung sẽ hoàn toàn do các bên tự chịu

trách nhiệm Có thể hình dung như trong pháp luật Việt Nam, bản án bao gồm

có 3 phần chính (không kể phần xác minh lý lịch của các bên) là nhận thấy,

xét thấy và quyết định Phần nhận thấy sẽ là phần các bên đương sự trình bày ý

kiến của mình, phần xét thấy sẽ là những nhận định, đánh giá của toà án rồi raquyết định giải quyết ở phần quyết định Như vậy, cấp phúc thẩm chỉ cần xem

xét hai vấn đề là có vi phạm về thủ tục tố tụng hay không? và quyết định củatoà án có đúng với phần nhận thấy (các tình tiết khách quan) hay không? ngoài

ra không xem xét các vấn đề khác Day chính là căn cứ để xem xét phúc thẩm.

Tính chất của việc xem xét phúc thẩm là không xem xét lại nội dung

của vụ án là hệ quả kéo theo của tính tập trung, bằng lời nói và xét xử với bồi

thấm đoàn tại Mỹ Vì tập trung và bằng lời nói nên hoàn toàn không có hồ sơ

vụ án “khi đề nghị chuyển lên xử phúc thẩm không có hồ sơ, chỉ có quay video

và các vị thẩm phán xem lại băng video mà thôi Như vậy, khi xét xử phúcthẩm toà án cấp cao hơn chỉ quyết định luật nào là luật áp dụng chứ khôngxem xét lại nội dung vụ án ” ®.

Do sự khác biệt về tính chất nên phiên toà phúc thẩm cũng không diễn

ra như phiên toà sơ thẩm: không có việc gọi thêm nhân chứng, chứng cứ mới,không tranh luận giữa các bên đương sự mà phiên toà phúc thẩm đơn giảnchỉ là sự bày tỏ quan điểm của các luật sư trước Hội đồng phúc thẩm về việc

áp dụng pháp luật.

*° Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Chuyên dé: Phân tích so sánh hệ thống pháp luật Mỹ và pháp, tr 13

Trang 26

“Luật su của các bên sẽ trình bày quan điểm của họ về việc ápdụng pháp luật để giải quyết vụ kiện, lý do tại sao toà phúc thẩmnên chấp nhận quan điểm áp dụng luật mà họ đưa ra Trong quátrình luật sư của mỗi bên trình bày quan điểm của họ, thẩm phán

có thể hỏi luật sư bất cứ lúc nào và bất cứ vấn đề gì liên quan đến

vụ kiện Luật sư phải trả lời những câu hỏi của các thẩm phán do Đây là đặc điểm quan trọng nhất của quá trình tố tụng phúc thẩm

theo bộ luật tố tụng của Mỹ Bản chất của nó là sự tranh luận về

áp dụng pháp luật giữa luật sư đại điện cho các bên với toà án

(hội dong xét xử gôm ba thẩm phan)” “

2.1.3 Đánh giá chung về mô hình tố tụng dân sự tranh tụng

Từ những đặc trưng nổi bật như đã phân tích ở trên, có thể đánh giáđược ưu điểm và nhược điểm của mô hình tố tụng dân sự tranh tụng:

Mô hình tố tụng dân sự tranh tụng xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xãhội loài người, trải qua nhiều năm áp dụng và từng bước hoàn thiện ở các nước

khác nhau nhưng ưu điểm lớn nhất của nó là tính tích cực của đương sự vẫn

được giữ nguyên cho tới ngày nay Đương sự tự mình thực hiện quyền khởikiện (Viện kiểm sát, Viện công tố không khởi tố vụ án dân sự như các nước

theo truyền thống luật dân sự), tự mình thực hiện các hoạt động thu thập, cung

cấp, nghiên cứu và cả đánh giá chứng cứ Tại phiên toà, đương sự được trực

tiếp đối chất với nhau để làm rõ những tranh chấp nên sẽ giải quyết được cả

hai vấn đề về sự thật của vụ án cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bên.Thông qua những quy định này sẽ giảm gánh nặng công việc cho toà án trong

điều kiện các tranh chấp về dân sự ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạptăng lên, ổn định dư luận xã hội

? Dự án VỊE/95/017 - Tăng cường nang lực xét xử tại Việt Nam Về pháp luật tố tụng dân sự, tr 25

Trang 27

Bên cạnh đó, do đương sự là người tự chèo lái lấy vụ kiện, tự mình thựchiện các công việc chứng minh nên tính chất tiêu cực cũng thường ít sảy ra.

Tham phán không làm thay công việc của đương sự mà chỉ dẫn dat quá trình

tố tụng đi đúng hướng, bồi thẩm đoàn được lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫunhiên Tất cả những điều đó làm cho việc giải quyết vụ kiện không thể có

tiêu cực.

Xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp dân sự tăng lên, công việcphải làm của đương sự là rất nhiều mà không phải đương sự nào cũng hiểu biết

tường tận về pháp luật (cả luật nội dung và luật tố tụng) Chính thực tế này sẽ

tạo công ăn việc làm một cách thường xuyên, liên tục cho đội ngũ luật sư tư

vấn cũng như tranh tụng Qua con mắt đánh giá của luật sư - những người am

hiểu pháp luật nhất trong xã hội thì luật pháp sẽ ngày càng tốt hơn, hoàn thiện

hơn.

Tuy nhiên, không thể bàn tán quá nhiều về những ưu điểm của mô hìnhtranh tụng mà bỏ qua những nhược điểm nội tại của hình thức tố tụng này Tố

tụng tranh tụng không bảo vệ những người yếu thế “Toà án đóng vai trò là

nguoi trọng tài và qua phiên toà xác định xem “sự thật” của ai (bên nguyên

hay bên bị) thuyết phục hơn để qua đó phán xét Quyết định của toà án đường

như được thực hiện không phải trên cơ sở sự thật khách quan cua vụ án mà

trên cơ sở sự thật được các bên chứng mình tại phiên toà có tính thuyết phục

cao hon”? Nếu như đương su không thể viện dẫn được đầy đủ những căn cứ,bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của mình thì quyền lợi đó có cũng như không.

Chính vì vậy mà không ngạc nhiên khi có những hoc gia đã đánh giá “td tungxét hỏi cho phép tìm ra sự thật còn tố tụng tranh tụng chỉ cho phép tìm ra một

?” Bản chất của tranh tụng tại phiên toa PGS - TS Trần Van Độ Toà án quân sự trung ương

(www.lawsoft.thuvienphapluat.vn)

Trang 28

sự thật mà thôi ”.”” Sự thật trong một vụ tranh chấp chỉ thuộc về bên nào thuyết phục được hội đồng xét xử, nếu các bên không bình đẳng với nhau về địa vị

kinh tế thì sẽ rất khó khăn khi bảo vệ lợi ích của mình Đây chính là nhược

điểm lớn nhất của tố tụng tranh tụng Chúng ta hãy làm một phép tính nhỏ có

thể thấy ngay điều này: Thu nhập trung bình của tầng lớp lao động tại Mỹ là

khoảng 8-10 USD/I giờ làm việc, đối với thợ kỹ thuật là từ 10-13 USD/1 giờ

làm việc Nhưng chi phí đơn thuần cho | luật sư tư vấn là khoảng 200-300USD/1 giờ tư vấn Nếu luật sư tham gia đầy đủ các công đoạn cua quá trình tốtụng từ khi khởi kiện, thu thập chứng cứ đến tranh tụng tại toà án thì mức phí

so với thu nhập của những người lao động sẽ là một điều không tưởng Chính

vì nguyên nhân này mà những vụ tranh tụng sôi nổi, hấp dẫn nhất chỉ thuộc về

những vụ kiện mà hai bên đương sự có tiềm lực kinh tế hùng hậu tương đương

nhau.

Tính chất tập trung của phiên toà sơ thẩm và cấp phúc thẩm không xét

xử lại nội dung vụ án sẽ dẫn đến tính rủi ro rất cao nếu các bên không chuẩn bị

thật kỹ lưỡng những nội dung đã được thông báo Những trường hợp bất ngờ

sẽ dẫn đến sự bôi bỏ quyền lợi của các bên Chính vì vậy mà những phiên toà

sơ thẩm luôn được công luận chờ đón, sự tài giỏi của các luật sư phải được thể

hiện một cách nhanh chóng và đúng lúc Xuất phát từ tính tập trung cao độ của

phiên toà mà giai đoạn trước phiên toà trở nên nhộn nhịp, các bên tích cực tìm

hiểu lẫn nhau, chuẩn bị cho mình lý lẽ, nhân chứng, vật chứng Các vấn đềtrong vụ án phải được đối đáp bằng hết, sự im lặng sẽ bị coi là chấp nhận, toà

án không can thiệp vào sự tranh luận giữa các bên mà còn hỏi thêm những vấn

đề cần làm rõ sẽ khiến cho một phiên toà trở nên dài hơn bình thường dẫn đến

sự tốn kém về vật chất (như chi phí của luật sư, bồi thẩm đoàn, người làm

chứng ) và thời gian của các bên cũng như hội đồng xét xử Đôi khi còn gây

** Kỷ yếu hội thảo nhà pháp luật Việt — Pháp Một số nội dung về nguyên tac tố tụng xét hỏi và tranh tụng kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quản lý thẩm phán, tr 4

Trang 29

rac rối đối với lịch xét xử của các toà án có phương tiện vật chất không được

tốt

2.2 MÔ HÌNH TỐ TỤNG DÂN SỰXÉT HỎI (THẤM XÉT)

2.2.1 Lịch sử hình thành

“Tố tụng xét hỏi xuất hiện lần đâu tiên trong pháp luật La Mã”””, mặc

dù sau đó đế chế La Mã đã sụp đổ nhưng pháp luật của họ cũng như hình thức

tố tụng xét hỏi vẫn còn tồn tại Nguyên nhân là do sau khi những bộ tộc Đức

(Germanic) xâm lăng các đế quốc Tây Âu cùng với sự thay đổi về chính quyền

là sự thay đổi về pháp luật, pháp luật của Đức được đưa vào các nước Tây Âu.Nhưng nguyên tắc chung của luật Đức là căn cứ vào yếu tố nhân thân mà

không phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ nên dân chúng của các bộ tộc Đức sử

dụng luật Đức còn dân chúng của La Mã cũng như con cháu họ vẫn được duy

trì và sử dụng luật La Mã (điều này lý giải thuật ngữ civil law - luật thành văn

có xuất xứ từ tiếng Latinh là ius civilis có nghĩa là luật của công dân La Mã)

Giáo hội công giáo La Mã đã có công trong việc duy trì và phát triển luật La

Mã, hình thành một khái niệm là Luật giáo hội (canon law) chỉ sự duy trì luật

La Mã của các giáo hội Hệ thống pháp luật nay đã phát triển tại thế ki thứ 11,

12 đánh dấu sự hồi sinh của luật La Mã Các nhà nghiên cứu đã hệ thống hoálại các quy phạm cũ, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, mở các trường

đào tạo luật tại Paris, Oxford, Prague đi làm luật sư cho các vua chúa và các

vùng lãnh thổ khắp Châu Âu Cùng với sự duy trì và phát triển chung của luật

La Mã, đến thế ky 13 thuật ngữ tố tụng xét hỏi (inquisitios) xuất hiện lại tại

Pháp “được sử dụng để chỉ việc thẩm tra, thẩm vấn của các toà án thiên chúa

930

giáo ”” chủ yếu trong lĩnh vực hình sự đối với các toà dị giáo, nơi xét xử

những kẻ có quan điểm trái ngược với giáo hội Nhưng “về sau mô hình này

2° K yếu hội thảo nhà pháp luật Việt - Pháp Một số nội dung về nguyên tác tố tụng xét hỏi và tranh tụng kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi đưỡng, bổ nhiệm quản lý thẩm phán, tr 3

Trang 30

được mở rộng ra xã hội dân sự thành mô hình hoạt động của Toà án của Nha

nước ””' Vì vậy, có thể coi La Mã là nơi khởi nguồn và Pháp là quê hương của

mô hình tố tụng xét hỏi mới mà ngày nay các học giả đề cập, nghiên cứu

2.2.2 Nội dung mô hình tố tụng xét hỏi

2.2.2.1 Thẩm phán giữ vai trò quyết định trong quá trình tố tụng

Tại Pháp có một câu châm ngôn rằng “pháp luật tốt hay xấu chính bởi

người áp dụng nó” (les lois bons ou mauvais par la fancons dont ton les

applique) Luật dan sự là trung tam của các ngành luật khác theo quan điểm

của các nước này và do vậy tố tụng dân sự - trình tự giải quyết các tranh chấp

về dân sự “1à trung tâm và nên tang, và các hệ thống thủ tục đặc biệt khác

-thậm chi cả tố tụng hình sự - cũng phát triển theo hướng như là một biến đổitrên hình thức của thủ tục tố tung dân sự” Vì vậy những người quyết định

đến bản chất của tranh chấp, quyết định tới đúng - sai trong những vụ kiện vềdân sự phải là những người uyên thâm, có trình độ và được đào tạo một cách

bai bản Đây chính là các thẩm phán Thẩm phán tại Pháp nói riêng và các

nước theo hệ thống luật dân sự nói chung có vi tri rất cao và quan trọng trong

việc giải quyết các tranh chấp dân sự Thủ tục tố tụng tại các toà án dân sựđược chia thành 3 giai đoạn rõ rệt với sự xuất hiện một cách thường xuyên và

tích cực của các thẩm phán Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn mở đầu với nhữngthủ tục ngắn gọn để khởi động vụ kiện như nộp đơn khởi kiện, giao nhận

những chứng cứ ban đầu do các bên cung cấp Kết thúc giai đoạn thứ nhất

thẩm phán thụ lý sẽ ra một quyết định điều tra với nhưng vấn dé cần chứngminh, làm rõ, lịch trình điều tra, thẩm phán sẽ tiến hành việc điều tra (Điều

225 BLTTDSCHP - Sau đây viết tắt là Điều) Giai đoạn thứ hai là giai đoạn thu

thập chứng cứ được thực hiện bởi một thẩm phán “Đây là một thẩm phán độc

*! Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam những vấn dé lý luận và thực tiễn PGS — TS Nguyễn Thái Phúc trường

đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hemulaw.edu.vn)

® John Henry Merryman, truyền thống luật dân sự: giới thiệu về các hệ thống luật Tây Âu và Mỹ Latinh

111-23 (tái bản lần thứ 2 1985)

Trang 31

lập, không tham gia vào giai đoạn điều tra sơ bộ ban dau và có nhiệm vụ xác

định sự thật của vụ dn’? kết thúc giai đoạn này thẩm phán phụ trách sẽ đưa ra

một báo cáo mang tính chất tóm tắt sự việc Đây được coi là sự kế tục của thủ

tục tố tụng thời kỳ trung cổ tại các toà án của giáo hội khi có một thư ký riêngphụ trách toàn bộ quá trình điều tra vụ án sau đó tổng hợp lại để cho nhữngchủ thể có thẩm quyền giải quyết xem xét và ra quyết định, dần dần do có sự

đòi hỏi cao về nghiệp vụ, nghề nghiệp nên giai đoạn điều tra này được giao lại

cho một thẩm phán độc lập có trình độ chuyên môn cao Trong giai đoạn điềutra này, thẩm phán sẽ tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, các hoạtđộng thẩm cứu “khử không có đầy đủ các yếu tố để xét xử” (Điều 144), tìmhiểu kỹ các sự việc tranh chấp, tìm hiểu về các bên đương sự hiện có hoặc sẽ

gọi đến, xác nhận, ước lượng, đánh giá hoặc dựng lại hiện trường, xuống hiện

trường khi cần thiết (Điều 179), thẩm vấn các bên đương sự, ấn định địa điểm,

ngày giờ điều tra (Điều 180), trực tiếp nghe lời khai của nhân chứng hoặc bất

kỳ ai (Điều 181) Những câu hỏi do đương sự đề xuất chỉ được đưa ra sau khi

thẩm phán đã tiến hành “hởi cung” và cảm thấy cần thiết phải hỏi thêm (Điều193) Giai đoạn thứ ba là giai đoạn xét xử được thực hiện bởi một hoặc một số

thẩm phán khác, vị thẩm phán này sẽ nghe các bên trình bày lại, lập luận dựatrên những chứng cứ có trong hồ sơ và đưa ra quyết định của mình Có thể

nhận thấy vai trò của các bên đương sự giường như quá mờ nhạt và thay vào

đó là sự chủ động của các thẩm phán Thẩm phán là người chỉ đạo toàn bộ quá

trình tố tụng, có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án thông qua giai đoạn điều

tra Thậm chí thẩm phán còn có quyền rút lại phán quyết của mình khi có đơnkháng án hoặc khi có don xin tái thẩm (Điều 481)

2.2.2.2 Tính trung gian và thủ tục viết

** Kỷ yếu hội thảo nhà pháp luật Việt - Pháp Một số nội dung về nguyên tac tố tụng xét hỏi và tranh tụng kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng bổ nhiệm quan lý thẩm phán, tr 4

Trang 32

Mô hình xét hỏi mang tính trung gian rất cao, mọi quyết định, hành

động được đưa ra đều phải thông qua thẩm phán Khi luật sư, người bảo vệ

quyền lợi cho đương sự muốn hỏi đối phương hay những nhân chứng tham giaphiên toà thì họ phải viết câu hỏi của mình ra giấy (trước hoặc trong phiên toà)

rồi gửi cho thẩm phán Nếu được chấp nhận, thẩm phán sẽ chuyển câu hỏi đó

tới đối tượng cần hỏi và yêu cầu trả lời Đôi khi, trước khi phiên toà điễn ra các

bên đã chuẩn bị hết những câu trả lời của mình Chính điều này làm cho tính

bất ngờ của vụ kiện bị giảm đi và rất khó khăn trong việc xác định chân lý

khách quan của vụ án

“ví du trong hệ thống luật dân sự vị luật sư muốn hỏi nhân chứng

điều gì thì phải yêu cầu hoặc nhờ thẩm phán hỏi nhân chứng về

điều đó Khác với các nước theo hệ thống luật án lệ là các luật sư

có thể hỏi thẳng các nhân chứng.”

Tính trung gian còn được thể hiện rõ nét nhất trong sự liên lạc giữa haithẩm phán điều tra và xét xử - họ thực hiện hai giai đoạn tách biệt nhau và traođổi thông qua hồ sơ của vụ kiện Không có nhiều những hành vi mang tínhchất trực tiếp tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia và tiến hành tố tụng

trong mô hình tố tụng dân sự xét hỏi

Cũng giống như hệ quả của tính tập trung trong tố tụng tranh tụng là thủ

tục được tiến hành bằng lời nói thì tính trung gian trong tố tụng xét hỏi mang

lại một hệ quả là thủ tục tố tụng được tiến hành theo hướng viết đặc biệt là các

chứng cứ Chứng cứ là phần quan trọng nhất trong một vụ án dân sự, tổng hợp các chứng cứ tạo nên nội dung của vụ kiện và nó là cơ sở để các bên bảo vệ quyền lợi cho mình và để thẩm phán giải quyết tranh chấp Khác với mô hình

tranh tụng khi tất cả vấn đề đều được đối đáp trực tiếp tại phiên toà, thực hiệnviệc đối chất chéo, bản thân phiên toà được ghi nhận lại bằng băng video chứ

* Viên nghiên cứu khoa học pháp lý Chuyên dé: Phân tích so sánh hệ thống pháp luật Mỹ và pháp, tr 11,12

Trang 33

không phải bằng văn bản thì các nước theo quyền thống luật dân sự với môhình xét hỏi, toàn bộ chứng cứ sẽ nằm trong hồ sơ vụ kiện do các bên cung cấp

hay thẩm phán điều tra thu thập Những chứng cứ này tồn tại dưới dạng viết

trong một văn bản cụ thể theo quy định của pháp luật (những mẫu văn bản ghinhận chứng cứ) như lời khai của đương sự, của nhân chứng (đối với những vụ

án xét xử chung thẩm thì những lời khai này có thể ghi ngay vào trong biên

bản phiên tòa (Điều 219)), các biên bản hành chính - xác minh Những lập

luận, đối đáp qua lại giữa các bên tại phiên tòa được ghi nhận vào một biên

bản sau khi đã được thư ký tòa án gạn lọc đảm bảo tính thống nhất khiến cho

thủ tục tố tụng dân sự phát triển đơn thuần trở thành việc viết

2.2.2.3 Có hai cấp xét xử tách biệt nhau và đương sự tham gia vào hai

trình tự tố tụng

Như giáo sư James Clauuse đã nhận xét: “rong hệ thống luật dân sự thì

các bạn có thể kháng án lên cấp cao hơn cả nội dung xét xử và luật áp dụng Khi kháng án trong hệ thống luật dân sự, người ta tiếp tục chuyển hồ sơ lên tòa án cấp cao hơn ở các nước theo hệ thống luật dân sự khi xử phúc thẩmngười ta có thể triệu thêm nhân chứng và thật ra là xét xử lại hoàn toàn” Mộttrong những dấu hiệu để nhận biết về mô hình tố tụng dân sự xét hỏi chính làvấn đề xét xử phúc thẩm vụ án dân sự Nếu như cấp phúc thẩm tại các nướctheo mô hình tranh tụng cấp phúc thẩm không xét xử lại toàn bộ vụ án mà chỉxem xét lại vấn đề áp dụng pháp luật của bản án do cấp sơ thẩm ban hành khiđương sự có yêu cầu, với mong muốn sửa chữa những sai sót về việc áp dụng

pháp luật Hay nói cách khác là xem xét xem phán quyết được đưa ra có tươngthích với những gì mà đương sự đã trình bày hay không Thì ngược lại, tại các

nước theo mô hình xét hỏi đơn kháng cáo của đương sự, kháng nghị lại làm

Trang 34

phát sinh thêm một thủ tục tố tụng tiếp theo giữa các bên tại một tòa án cấp

cao hơn - tòa án cấp phúc thẩm như định nghĩa tại Điều 561 BLTTDSCHP:

“kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là đưa vụ kiện đã xét xử ra tòa phúc thẩm

để xét xử lại” Việc xét xử lại này bao gồm cả vấn đề nội dung và vấn đề vềpháp lý, có thể là một phần hoặc toàn bộ bản án tùy theo yêu cầu của đương

sự.

Cấp phúc thẩm sẽ tiến hành việc xác định sự thật khách quan của vụ ánnhư cấp sơ thẩm với việc gọi những nhân chứng có liên quan hoặc những nhân

chứng mới, các bên đương sự có quyền xuất trình thêm các chứng cứ mới chưa

đưa ra tại cấp sơ thẩm (Điều 563), có quyển đưa ra những lời bào chữa mới, có

quyền đưa ra các yêu cầu phản tố của mình tới đối phương Như vậy là đương

sự có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như khi tham gia tố tụng lần đầu tại tòa án

cấp sơ thẩm Các tác vụ cũng tuần tự từ việc nghiên cứu hồ sơ tố tụng, xem Xét

đánh giá chứng cứ, nghe đương sự trình bày lý lẽ, lập luận của mình, mở phiên

tÒa với sự góp mặt của các bên và ra phán quyết Có chăng sự khác biệt giữa

phán quyết của cấp sơ thẩm và phúc thẩm là phán quyết của cấp phúc thẩm có

hiệu lực thi hành ngay.

Nói chung, mô hình tố tụng dân sự xét hỏi tại các nước theo truyềnthống luật dân sự có những đặc điểm hết sức đặc thù có thể nhận diện được 6

sự tích cực, chủ động của thẩm phán trong toàn bộ quá trình tố tụng, vai tròlàm rõ sự thật không phải của đương sự mà của thẩm phán, tính trung gian và

sử dụng rộng rãi các loại văn bản viết và phạm vi quyền hạn của cấp phúc

thẩm là xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án khi có yêu cầu

2.2.3 Đánh giá chung về mô hình tố tung dân sự xét hỏi

Nhiều học giả đã nhận xét tố tụng dân sự tại các nước theo truyền thống

dân sự là tố tụng trung gian Tính trung gian như trên đã phân tích nằm ở chỗmọi hành vi, sự tiếp xúc giữa các đương sự đều phải thông qua thẩm phán Córất ít các hành vi mang tính chất trực tiếp giữa các bên và thậm chí là cả thẩm

Trang 35

phán xét xử và thẩm phán điều tra cũng chi liên lac với nhau thông qua các

chứng cứ, tài liệu được cung cấp Chúng ta thử hình dung như trong mot trận

đấu quyền anh giữa hai đối thủ, các bên không trực tiếp tấn công vào nhau mà

ra đòn thông qua vi trọng tài đáng kính Vi trọng tài này sẽ quyết định xemcác bên có được ra đòn như vậy hay không? và bên còn lạ: sẽ có một thời gian

dài để xem xét mình sẽ đáp trả như thế nào? tính bất ngờ của vụ kiện sẽ mất

di, toàn bộ quá trình tố tụng sẽ tẻ nhạt và theo một kịch ban đã được giàn dựng:

từ trước Mặt khác, chính tính trung gian này sẽ mang lại sự hạn chế lớn là tạo

điều kiện cho các hành vi tiêu cực xuất hiện, không ai có thể chắc chăn trongmọi vụ kiện thẩm phán đều công minh, khách quan trong khi ho “ciing là

những con người ” Những giàng buộc về chính trị, tình cảm, tiền bạc đôi khi

luật pháp không thể dự liệu hết, vai trò của dư luận xã hội sẽ không có cơ hội

lên tiếng

Lat lại vấn dé, nếu như các thẩm phán hoàn toàn vô tư, khách quan thì

mô hình tố tụng xét hỏi vẫn có nhược điểm trong việc quá coi trọng các thẩm phán và vai trò của đương sự là mờ nhạt Bởi lẽ, do được sắp xếp ngay từ khikhởi đầu vụ kiện, thẩm phán giữ vai trò điều tra vụ kiện nên những phát kiếnban đầu rất dé ảnh hưởng đến phán quyết cuối cùng của thẩm phán Đôi khithẩm phán đã có sẵn trong đầu phán quyết của mình trước khi mở phiên tòa

nên phiên tòa dân sự trở nên vô nghĩa, chỉ mang tính chất hình thức với mụcđích hợp thức hóa quyết định đã được ấn định, sự tin tưởng của quần chúngnhân dân vào nền công lý quốc gia sẽ bị suy giảm mạnh mẽ Tính trung giantrong tố tụng xét hỏi và việc sử dụng rộng rãi các loại văn bản tố tụng, hai giai

đoạn tố tụng được thực hiện bởi hai thẩm phán khác nhau sẽ mang đến mộthậu quả ái ngại là nó tước đoạt đi lợi thế quan sát của thẩm phán xét xử

Những lời khai của bên nguyên và bên bị, của người làm chứng được ghi chép

trong văn bản chứ không phải bằng cách đối chất trực tiếp trước thẩm phán

Trang 36

khiến họ không thể đánh giá được tâm lý, thái độ của người khai báo cũng như

gây khó khăn cho việc xác định tính chính xác.

Bên cạnh đó, trong mô hình tố tụng xét hỏi, toàn bộ quá trình tố tụng

thường bị kéo dài và nặng nề do có giai đoạn điều tra và phạm vi phúc thẩm.Thẩm phán chỉ ra quyết định mở phiên tòa giải quyết tranh chấp khi đã thu

thập được đây đủ các chứng cứ chứng minh quyền lợi của các bên, quá trình

này được thực hiện với chỉ một thẩm phán trong điều kiện bộn bề công việc sẽtạo ra sự chậm chạp Cấp phúc thẩm thực hiện tất cả các tác vụ như cấp sơthẩm nên thời gian giải quyết chắc chắn sẽ bị kéo dài.

Ma dù vậy, mô hình tố tụng dân sự xét hỏi cũng có những ưu điểm nhấtđịnh như thẩm phán giữ vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình tố tụng,

thông qua nhiệm vụ “đốc xuất xét xử” sẽ giúp cho vụ án được giải quyết theo

đúng thời gian và trình tự, đảm bảo được tính ổn định của hệ thống tòa án khicác tranh chấp dân sự còn ít, ưu điểm này khác hẳn so với các nước theo hệthống tranh tụng khi mà các thẩm phán “chỉ việc ngồi đợi 5,7 tháng có khi hai,

ba năm cho các bên đương sự tranh biện hết lời lế””” rồi mới ra phán quyết.Thông qua vai trò của thẩm phán - đại diện quyền lực nhà nước tiến hành các

hoạt động chứng minh sẽ góp phần bảo vệ những đương sự yếu thế trong xãhội

2 GIẢI PHAP CHO CA HAI MÔ HÌNH TO TUNG DAN SỰ

Nhu đã phân tích ở trên, ca hai mô hình tố tụng dân su tranh tụng và tố

tụng dân sự xét hỏi đều có những ưu, nhược điểm riêng Hai mô hình khôngcòn tính nguyên bản như ban đầu mà đã được cải biến đi cho phù hợp với mỗiquốc gia Các học giả nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau đểmiêu tả về cách thức du nhập này như “mô hình hỗn hợp”, “mô hình pha

trộn” Nguyên nhân là do sự giao thoa mạnh mẽ trên thế giới hiện nay doi

3 Nguyễn Huy Dau - Luật dan sự tố tụng Việt Nam Nxb Khai Trí, tr 380

Trang 37

hỏi các quốc gia phải tạo cho mình sự tương thích nhất định về pháp luật nói

chung và về cách thức giải quyết các tranh chấp dân sự - tố tụng dân sự nói

riêng Nguyên nhân nữa là do yếu tố lịch sử để lại, các mô hình tố tụng dân sựđều ra đời trong một điều kiện lịch sử đặc thù như sự bành chướng thế lực của

toà án giáo hội - đối với mô hình xét hỏi hay sự đấu tranh dành quyền lợi của

giai cấp tư sản trong các cuộc cách mạng tư sản chống giai cấp phong kiến

-mô hình tranh tụng Tới ngày nay khi yếu tố lịch sử giai cấp đã lùi xa thì các

mô hình này đã bộc lộ rõ những khiếm khuyết nhất định đòi hỏi phải có sự cân

nhắc, bổ xung cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế cũng như mục tiêu

của các quốc gia

Theo quan điểm của tác giả, không thể định danh một cách rõ ràng hay

khái quát nhất về mô hình hỗn hợp, pha trộn mà thực chất đây chỉ là sự tiếp

thu có trọn lọc các yếu tố tiến bộ, phù hợp của các mô hình với mục tiêu giải

quyết nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất các tranh chấp về dân sự trong xã hội

của mỗi quốc gia cụ thể Vì vậy, đây chỉ có thể gọi là những giải pháp, những

sự tiếp thu mà không thể nhận định chắc chắn, phân loại thành một mô hình tố

tụng dân sự.

Sự tiếp thu có trọn lọc này có thể lấy ví dụ cụ thể tại các nước vốn được

coi là quê hương của các mô hình tố tụng dân sự tranh tụng và xét hỏi Như tại

Mỹ, việc xét xử có bồi thẩm đoàn được coi là một trong những yếu tố tiêu biểu

trong mô hình tranh tụng bởi phán quyết được đưa ra một cách khách quan

nhất trên sự nhận định của những người hoàn toàn xa lạ, tạo điều kiện để cácbên đương sự có thể thể hiện hết khả năng của mình trong việc bảo vệ quyềnlợi Vai trò của thẩm phán bị mờ nhạt Nhưng tới nay, yếu tố này đã được cảibiến đi rất nhiều vai trò của thẩm phán đã được nâng cao hơn trong các phán

quyết và thậm chí được nhận định rang “ trong totụng dân sự phiên toà có bồi

Trang 38

thẩm đoàn chỉ mang tính dân chủ hình thức ” Vai trò của thẩm phán đượcthể hiện thông qua việc hướng dẫn bồi thẩm đoàn áp dụng pháp luật:

“Sau khi nghe thẩm phán chủ toa phiên toà hướng dẫn về các quy

định của pháp luật can được tham khảo dé đưa ra phán quyết về

vụ kiện, bồi thẩm đoàn sẽ lựa chọn ra một bồi thẩm am hiểu phápluật nhất trong bồi thẩm đoàn đó để làm người hướng dẫn bồithẩm đoàn đưa ra phán quyết Phán quyết này sẽ được thể hiệnbằng văn bản viết để trình lên thẩm phán chủ toa phiên toa.” *” Đôi khi, mặc dù phán quyết đã được bồi thẩm đoàn đưa ra nhưng thẩmphán vẫn có quyền không chấp nhận phán quyết đó và đưa ra quyết định về

một phiên xét xử mới trên cơ sở đề nghị của đương sự:

“Khi phán quyết đã được công bố, bên không hài lòng với phán

quyết có thể tiếp tục tiến hành rất nhiều chiến thuật Bên thua kiện có thể đệ trình một kiến nghị về bản án bất chấp phán quyết

đã được đưa ra Hình thức này được cho phép khi thẩm phánquyết định rằng phán quyết mà bồi thẩm đoàn đã đưa ra là khônghợp lý Bên thua kiện cũng có thể đệ trình kiến nghị về việc mởphiên toà mới Thẩm phán sẽ chấp nhận kiến nghị trên cơ sở đónếu Ong/ bà ta đồng tình rằng các bằng chứng được đưa ra đơngiản là không hỗ trợ cho phán quyết mà bôi thẩm đoàn đã tuyên

bố ”

Mặc dù vai trò của các bên đương sự vẫn còn nguyên giá trị nhưng vai

trò của bồi thẩm đoàn và thẩm phán đã có những sự thay đổi đáng kể chắc hannguyên nhân xuất phát từ việc bồi thẩm đoàn là những người không am hiểu

6.37 Dự án VIE/95/017 - Tang cường nang lực xét xử tại Việt Nam Vẻ pháp luật tố tụng dan sự, tr 12, 24

* Chuyên đề giới thiệu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: Thủ tục tại toà án dân sự Trình tự tố tung dan sự

(www.tinkinhte.com).

Trang 39

pháp luật như thẩm phán nên rất có thể đưa ra những phán quyết không thực

sự chuẩn xác Việc đưa vai trò của thẩm phán nên cao hơn cũng là góp phầntạo ra tính ổn định cho các bản án

Còn tại Pháp - nơi được coi là quê hương của mô hình xét hỏi thì những

yếu tố tranh tụng đã được đưa vào Nguyên tắc trang tụng đã được đề cập đầy

đủ ngay tại phần đầu của Bộ luật tố tụng dân sự đồ sộ:

“Trong mọi trường hợp, thẩm phán phải đảm bảo tôn trọng vàbản thân tôn trọng nguyên tắc tranh tụng Trong quyết định củamình, thẩm phán chỉ có thể dựa trên những căn cứ, văn bản giải

trình và tài liệu do các bên viện dẫn hoặc xuất trình nếu những

căn cứ, văn bản giải trình và tài liệu đó đã được đưa ra theo

những thể thức tranh tụng Thẩm phán không thể dựa trên cáccăn cứ pháp luật mà mình tự viện dẫn để dua ra quyết định nếu

trước đó không yêu cầu các bên trình bày ý kiến” (Điều 16

BLTTDSCHP').

Khi đã được quy định thành một nguyên tắc thì nguyên tắc tranh tụng sẽ

có giá trị chỉ đạo suyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng tố tụng

dân sự, đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên được coi trọng và giảm thiểu

đi sự lạm quyền từ phía các thẩm phán

Ngoài ra, thẩm quyền xét xử lại toàn bộ vụ kiện trước kia được giao chotất cả các toà phúc thẩm, toa phá án thi nay cũng đã được thu hẹp lại din Mặc

dù không thể như các nước theo mô hình tranh tụng là cấp phúc thẩm cũng

không xét xử lại vụ kiện nhưng các nước dân luật đã từng bước tiếp thu và bắtđầu với cấp cao nhất - cấp phá án Nguyên nhân là do các khiếu kiện dân sự

ngày càng nhiều nếu giao thẩm quyền xét xử lại cho cả cấp cao nhất thi vôhình chung đã tạo ra một lượng công việc khổng lồ và đôi khi là không cần

thiết nên các toà án cấp cao nhất cũng chỉ xem xét lại việc áp dụng pháp luật:

Trang 40

“Tương tự như toà phá án ở Pháp, toà án của Cộng hoà liên bang

Đức cũng chỉ xem xét các vấn đề về pháp luật, có nghĩa là chỉxem xét thú tục mà toà án đã xét xử có đúng như các quy định củapháp luật hay không chứ không xem xét các tình tiết, sự kiện, các

chứng cứ của vụ án và không tự mình xét xử lại vụ an”?

Đây được coi là một bước chuyển lớn trong việc xét xử các tranh chấpdân sự tại các nước theo truyền thống dân luật bởi từ xa xưa các chủ thể có thẩm quyền cao hơn luôn được phép xét xử lại toàn bộ vụ kiện và có thể quyết

định theo nhận định của mình Một ý nghĩa lớn mang lại là sự tôn trọng các

toà án cấp dưới vì trình độ của các thẩm phán ngày càng được nâng cao hơn

Ngoài ra, các yếu tố tranh tụng đã được đưa vào một cách đầy trọn lọc trong cả

quy trình tố tụng dân sự và tố tụng hình sự tại Pháp như việc các bên đương sự

được quyền đề xuất một lượng nhân chứng không giới hạn, trình tự phát biểubảo vệ quan điểm của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cũng đượcthay đổi sao cho đảm bảo được tốt nhất nguyên tắc tranh tụng, thẩm quyền của

toà án, của thẩm phán đã được thu hẹp và nhường lại cho các đương sự

Trên đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình nhất về sự giao thoa

mạnh mẽ giữa hai mô hình tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi, nếu đi vào

khai thác đầy đủ có thể nhận thấy những yếu tố khác cũng không kém phần

quan trọng đã được các nước theo truyền thống dân luật và thông luật tiếp thu

có hiệu quả Day là một trong những minh chứng quan trọng mà các nhà xây

dựng và áp dụng pháp luật tại Việt Nam cần thiết phải quan tâm để từng bước

cải tiến trình tự tố tụng dân sự tại Việt Nam sao cho an tcàn nhất và hiệu quả

nhất

3 NHẬN DIỆN MÔ HÌNH TO TUNG DAN SỰ CUA VIỆT NAM

? Giáo trình Luật so sánh - Trường đại học Luật Hà Nội Nxb Công An Nhân Dan, tr 189, 190

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng số 1: Số liệu vụ việc dân sự toàn ngành toà án đã thu lý, giải quyết, số lượng án huỷ, sửa của một số năm gân đây - Công trình dự thi giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học'': Phát triển tính tranh tụng trong mô hình tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay
1. Bảng số 1: Số liệu vụ việc dân sự toàn ngành toà án đã thu lý, giải quyết, số lượng án huỷ, sửa của một số năm gân đây (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w