1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”: Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 33,32 MB

Nội dung

Mục 4: Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tam giam như: Đối tượng và các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam; chủ thể có thẩm quyền áp dụng; thủ tục áp d

Trang 1

TANDTC : Toà án nhân dân tối cao

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 2

Mt„ là) = UCid

Tom tat công trình

Lời nói dau

Chương 1: Biện pháp tạm giam trong tô tụng hình sự

1.1 Sự cần thiết phải quy định biện pháp tạm giam trong TTHS Việt Nam

1.2 Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp tạm giam

1.3 Lịch sử phát triển các quy định về tạm giam trong TTHS Việt Nam

1.4 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam

2.1 Những kết quả đạt được

2.2 Những hạn chế trong tạm giam

Chương 3: Nguyên nhân của các vỉ phạm và một số giải pháp

nâng cao hiệu quả của tạm giam

3.1 Nguyên nhân của các vi phạm trong việc áp dụng biện pháp tạm giam

3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua của biện pháp tạm giam

Trang 3

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG TỔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

tội dung chính của dé tài: Gồm 3 chương

Chương 1: Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam: Gồm 4 mụcMục 1: Khang định phải quy định tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Namxuất phát từ vai trò của tạm giam trong việc điều tra, xử lý tội phạm cũng như trong

việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân

Mục 2: Phân tích các quan điểm hiện nay về khái niệm tạm giam từ đó đưa rađịnh nghĩa về biện pháp này Khẳng định ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong tố

tụng hình sự.

Mục 3: Trình bày một cách khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế

định tạm giam từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự, ngày28/6/1988

Mục 4: Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tam

giam như: Đối tượng và các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam; chủ thể có

thẩm quyền áp dụng; thủ tục áp dụng; thời hạn tạm giam; huỷ bỏ, thay thế biện

pháp tạm giam và một số vấn đề khác liên quan đến tạm giam

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam: Gồm 2 mục

Mục 1:Phân tích thực trạng tạm giam trong những năm gần đây, từ đó chỉ ranhững kết quả đạt được trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng nhưviệc bảo vệ quyền tự do dan chủ của công dân khi áp dụng biện pháp này

Mục 2: Đưa ra các hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tạm giam như: Các

vi phạm về đối tượng tạm giam, thời han tạm giam, việc chấp hành chế độ tạm giam

Chương 3: Nguyên nhân của các vi phạm trong việc áp dụng biện pháp tạm

giam và một sô giải pháp nâng cao hiệu quả của tạm giam: Gồm 2 mụcMục 1: Chi ra các nguyên nhân của các vi phạm trong việc áp dụng biện pháptạm giam từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tế tụng cũng nhưcác hạn chế trong các quy định của pháp luật về tạm giam

Mục 2: Đưa ra các giải pháp khắc phục các nguyên nhân nêu trên Đây là

phần đóng góp mới của đề tai

Trang 4

`.

LG) NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 70; 71; 72; 73 Bộ

luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) Là một trong những biện pháp cưỡng chế tố tụng

hình sự nói chung và biện pháp ngăn chặn nói riêng, tạm giam không những là công

cụ, phương tiện để các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng nhằm ngăn chặn tội phạmhoặc các hành vi gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự, mà các quy định về biện pháp này còn là bảo đảm quan trọng cho việc thực

hiện các quyền tự do, đân chủ của công dân, đảm bảo không một cá nhân nào có

thể bị tạm giam một cách tuỳ tiện và trái pháp luật

Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam ra đời ngày 28/6/1988 có hiệu lực từ ngày01/01/1989, đánh dau bước tiến mới trong việc pháp điển hoá pháp luật tố tụng hình

sự nước ta Qua ba lần sửa đổi, bổ sung ngày 30/6/1990; 22/12/1992 và 9/6/2000

các chế định của pháp luật tố tụng hình sự từng bước được hoàn thiện trong đó cóchế định tạm giam.

Trong Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS), lần đầu tiên nguyên tắc cá thể hoátrách nhiệm hình sự được thực hiện một cách toàn diện, đầy đủ Sự thay đổi của

BLHS đồi hỏi tất yếu phải thay đổi các quy định của BLTTHS cho phù hợp Đồng

thời, việc BLTTHS (sửa đổi năm 2000) bổ sung Điều 10a: “Trách nhiệm của các cơ

quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng” là cơ chế đảm bảo cho việc ápdụng biện pháp tạm giam một cách có căn cứ và không trái pháp luật, nâng caotrách nhiệm của người có thẩm quyền Do vậy, về mặt lý luận việc nghiên cứu biệnpháp tạm giam là rất cần thiết.

Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong những năm qua cho thấy tìnhhình vi phạm pháp luật trong việc áp dụng biện pháp này còn phổ biến, có lúc, có

nơi diễn ra khá nghiêm trọng nhất là tình trạng tạm giam quá hạn, tạm giam cả

những đối tượng mà pháp luật quy định không cần phải tạm giam Nguyên nhânchủ yếu của những vi phạm đó là do sự nhận thức không thống nhất giữa các cơ

quan tiến hành tố tụng Các chủ thể có thẩm quyền thực hiện không đúng, không

đầy đủ các quy định về tạm giam Ngoài ra, pháp luật về tạm giam còn chưa đồng

bộ, chưa dự liệu hết các đối tượng có thể bị áp dụng: chưa có sự giải thích cụ thể

dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau làm cho biện pháp tạm giam không được thựchiện một cách tốt nhất, không đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; chưa đảm bảo một cách hữu hiệu các quyền tự do dân chủ của

Trang 5

cing dân Thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu tạm giam một cách đồng bộ, toàndiện, có như thế tạm giam mới có cơ chế đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả

mất.

Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức đúng đầy đủ các quy định của pháp luật tố

tung hình sự về biện pháp tạm giam có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng

miu thực tiễn

Bởi những lẽ trên tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp tạm giam trong tố tụnghinh sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa hoc sinh viên năm 2001

2 Tình hình nghiên cứu

Ngay từ khi BLTTHS chưa ra đời đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, được

đì cập nhiều trong các cuốn sách, các tạp chí chuyên ngành luật Tuy vậy, chưa có16t công trình nghiên cứu riêng về chế định tạm giam, do vậy tạm giam chưa đượcgai quyết một cách sâu sắc toàn diện dưới một góc do hệ thống

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 ra đời tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc

nzhién cứu các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự cũng như các biện pháp ngăncian, trong đó có biện pháp tạm giam Biện pháp tạm giam được đề cập trong nhiềucing trình khoa học: Giáo trình luật tố tụng hình sự ở các trường dai học chuyên

nzanh luật; Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự - Viện khoa học pháp lý Bộ

tu pháp 1992; Một số công trình nghiên cứu như: “.Một số vấn dé xung quanh việctan giam Pham Thanh Bình, Tạp chí TAND số 4 năm 1996”; “* Tội phạm học, Luật

hnh sự, Luật tố tụng hình sự” GS TS Đào Trí Úc chủ biên Viện nghiên cứu Nha

nước pháp luật Nxb Chính trị quốc gia 1994; “Các biện pháp ngăn chặn và những.vín đề nâng cao hiệu quả của chúng” của tác giả Nguyễn Vạn Nguyên Nxb Công

ai nhân dân 1995 và một số bài báo, bài viết đăng trên các tap chí chuyên ngành:

Tip chí toà án, Tạp chí kiểm sát, Tạp chí luật học

Nhìn chung tình hình nghiên cứu đối với vấn đề này còn những hạn chế nhấtdnh, mục đích và phạm vi nghiên cứu của các dé tài được tiếp cận ở các góc độ

piáp lý khác nhau Do vậy chưa đề cập và phân tích một cách đầy đủ có hệ thống

ve biện pháp tạm giam Trong phạm vi dé tài nghiên cứu khoa học sinh viên củaminh chúng tôi không có tham vọng giải quyết một cách triệt để trên phương điệnrng những vấn đề nêu trên mà chỉ nghiên cứu tạm giam dưới góc độ là một chế

dnh của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; chỉ ra một số vấn đề vướng mắc trong

thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định củapiáp luật về tạm giam

Trang 6

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài: Tìm hiểu sự cần thiết phải quy định tạm giam trong tốtụng hình sự; xây dựng khái niệm tạm giam; trình bày một cách khái quát lịch sử

mát triển của biện pháp tạm giam từ năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Tố tung

Hình sự 1988; nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam

Pian tích thực trạng trong việc áp dụng biện pháp tạm giam Từ đó đưa ra các

nguyên nhân và các giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong việc áp

ding biện pháp tạm giam.

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chế định tạm giam mà cụ thể là

khái niệm tạm giam; các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện

pidp tạm giam và việc áp dụngcác quy phạm của chế định tạm giam trong thực tiễn

đều tra, truy tố, xét xử,

Phạm vỉ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề nêu trên của chế định tạmgam dưới góc độ luật tố tụng hình sự đúng như tên gọi của đề tài

4 Cơ sở lý luận vàphương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối chính sách của Đẳng ta về nhà nước và pháp luật Đề tài đượctrnh bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật tố tụng hình sự của nhà nước,cec văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, các tài liệu pháp lý khác.Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, đề tài đặc biệt coi trọng các phương pháp tổng hợp, hệ thống,

lich sử, so sánh, phân tích, trừu tượng hoá khoa học tác giả đã giải quyết các vấn dé

dit ra.

5 Những đóng góp mới của đề tài

La một công trình nghiên cứu khoa hoc sinh viên, do vậy đề tài chỉ phân tíchmột số vấn đề về chế định tạm giam, cũng như thực tiễn áp dung các quy phạmpháp luật tố tụng hình sự của chế định này Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các luận

đểm khoa học về chế định tạm giam và một số quy định có liên quan đến chế định

my Trong đề tài, lần đầu tiên:

| - Trình bày sự cần thiết phải quy định tạm giam trong tố tụng hình sự ViệtNim; Dua ra khái niệm tạm giam một cách có căn cứ, khoa học va đầy đủ; phân

tich nội dung cu thể của chế định này

Trang 7

2 - Phân tích thực trang áp dung biện pháp tam giam từ 1996 đến nay, chi ramệt số vi phạm pháp luật trong việc áp dụng chế định nay, đưa ra các nguyên nhân

và dc giải pháp khắc phục

3- Dưới góc độ khoa học luật tố tụng hình sự, làm sáng tỏ sự cần thiết phải sửa

đổi, bổ sung: Đối tượng và trường hợp áp dụng; thẩm quyền ra lệnh tạm giam; thủ

tục tạm giam Sự cần thiết phải bổ sung: Thời hạn tạm giam người bị bắt theo lệnhtruy nã; thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành hình phạt tù; thời hạn tạm giam

trong trường hợp huỷ bản án, quyết định để điều tra lại, xét xử lại; thời hạn tạmgiam để chuẩn bị xét xử Giám đốc thẩm, Tái thẩm trong trường hợp án có hiệu lực

phep luật tuyên bị cáo vô tội nhưng có kháng nghị theo hướng tuyên có tội và cócar cứ chứng tỏ người bị kết án có thể trốn hoặc can trở cho việc xét xử; dé nghị sửađổi một số quy định của pháp luật có liên quan

6 BO cục của đề tài

Đề tài có 49 trang, ngoài phần lời nói đầu, kết luận, đanh mục tài liệu tham

kh¿o đề tài gồm ba chương với 8 mục

Chương]: Biện pháp tạm giam trong tố tung hình sự Việt Nam

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam

Chương 3:Nguyên nhân của các vi phạm trong việc áp dụng biện pháp tạm giam

va một số vấn đề nâng cao liệu qua của tạm giam

Trang 8

6CrUONG 1

BIEN PHÁP TẠM GAM TRONG TO TUNG HÌNH SỰ

VIỆT NAM

1.1 Sự cán thiệt phải qry địm biện pháp tạm giam trong TTHS Việt Nam

Thorg hệ thống céc ›iện piáp cưỡng chế tố tụng hình sự, tạm giam chiếm vi

trí daz biệt cuen trong Ay dụng 5iện pháp tạm giam cĩ ảmh hưởng lớn đến việc giải quyết cý 1iéu quả nhiệm vụ củ: tố tụng hình sự, cũng mhu kết quả của cuộc đấu

tranh phịng chống té phan nĩichung Tuy vậy, việc áp «dung biện pháp tạm giam

luơn sắn iển vớ những han chê các quyền và lợi ích hop) pháp cua cơng dan được

ghi mận và bảo fam tron: hiến ›háp đặc biệt là quyền batt khả xâm phạm thân thể.Vấn lề tư co cé rhén vi bảo aim các quyền cơng đâm: là mơi quan tâm khơng

những; cle Dang ve nhà nước ta nà cịn là sự quan tâm của cả cộng đồng quốc té

Theo Diéu © khear Í Cơig ước quốc tế về các quyền dâm sự chính trị: “Mọi người

đều © quyền hưởng tự dovà an tình cá nhân, khơng ai hii bắt hoặc giam giữ vị cớ

khơng at of tước quyên tudo cánhân trừ trường hợp cĩ llý do chính đáng và phải

theo những thu tục mà phá? ludtquy định"

Hiến pháp 1992 tại Điều 4) ghi nhận: “Ở nước Comg hồ xã hội chủ nghĩa

Việt Nam cic quyên conngHời về chính trị, dân sự, kinky tế, văn hố xã hội được

tơn tong, thể hiện o các quyển cơng dân và được quy (định trong hiến pháp và

luật” Cũng ‘ai Hiến pháp [992 Biểu 71 ghi nhận: “Cơng didn cĩ quyền bất khả xâm

phạm về tada thé, Kháng d cĩ th bị bắt nếu khơng cĩ quyeét định của Tồ án, quyếtđịnh aộc phê chuẻn cra “lên kẽm sát trừ trường hop phiam tội qud tang Nghiêm

cấm mọi hình thức truy bic, nhịc hình” Day là một nguyyên tắc Hiến pháp trọngyếu Nĩ đi het đảm bảo :ho cơng dan khơng bị áp dụng biện pháp tạm giam một

cách thiếu cơ sở và bất hg) pháp

Dé giả: quyết một vi án hình sự, các cơ quan tiến hànnh tố tụng phải tiến hành

thu thap chứng cứ chứng ninh ta phạm và người phạm trộn Tạm giam là một trong

những cơng ›u pháp lý dan bảo :iệc thu thập chứng cứ đạtt hiệu quả cao nhất, đồng

thời cũng china là shưcn; tiện lữu hiệu nhất bảo vệ các (quyền tự do dân chủ của

Trang 9

Nhà nước ta luôn coi phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính của cuộcđấu tranh phòng chống tội phạm Trong cuộc đấu tranh này hệ thống các cơ quan

lập pháp, hành pháp giữ vai trò quan trọng Mác khẳng định: “Người làm luật thôngthái cân phải phòng ngừa tội phạm sao để khỏi bị trừng phạt ching"

Việc điều tra, xử lý người phạm tội đảm báo không một tội phạm nào không

bị phát hiện; không người phạm tội nào tránh khỏi sự trừng phat Đứng trên bìnhdiện rộng có thể nói trừng phạt người phạm tội cũng có tác dụng phòng ngừa tộiphạm Nó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với người phạm tội từ đó răn

đe những người có ý định phạm tội hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội Vấn đềnày Lê nin đã chỉ rõ: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn không phổi ở

chỗ hình phạt đó phải nặng mà là ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng

phạt Điều quan trọng không phải là ở chỗ đã phạm tội thì bị trừng phạt nặng mà là

ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hién’® Trong việc điều tra và xử lý tội

phạm phải có sự hoạt động tích cực của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời

cũng không thể thiếu sự hiện diện của những người tham gia tố tụng hình sự Trong

thực tiễn điều tra nhiều khi người tham gia tố tụng không thực hiện nghĩa vụ theogiấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng Do vậy, để ngăn chặn và phòngngừa việc không thực hiện các nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, phápluật cho phép các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án quyền áp đụng với nhữngngười đó các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự Tạm giam là một trong nhữngbiện pháp cưỡng chế đó Khi áp dụng biện pháp tạm giam không thể loại trừ hoàntoàn kha năng tiếp tục thực hiện tội phạm, trốn tránh việc điều tra, xét xử, can trởviệc xác định sự thật về vụ án Tuy nhiên, nó có thể hạn chế một cách có hiệu quảkhả năng thực hiện các hành vi nêu trên của bị can, bị cáo Do vậy mà tạm giamđược các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong cuộcđấu tranh phòng chống tội pham

Xuất phat từ sự cần thiết đó ngay từ khi ra đời cho đến nay nhà nước ta da sử

dụng tạm giam một cách có hiệu quả Chế định tạm giam từng bước được hoàn

thiện và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chốngcác loại tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

1.2 Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp tạm giam:

1.2.1 Khái niệm

Xung quanh khái niệm về biện pháp tạm giam hiện nay có nhiều quan điểmkhác nhau Mỗi quan niệm nhìn nhận tạm giam dưới một góc độ nhất định Có thénêu ra một số quan điểm sau:

(1) Mác -Anghen Tuyển tập Tap | Nxb Chính trị quốc gia H 1994 Trang15

= # LẺ

2! Lê min:Bau vỆ plug chế Hers Mx SƯ hÄÊ(4fo Teas +33:

Trang 10

Quan điểm 1: “Tạm giam đó là biện pháp can thiết để tiến hành điều tra thuthập đầy đủ tài liệu, bằng chứng, tội trạng để đi đến kết luận miễn tố hay không

miễn to)

Quan điểm 2: “ Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khác nhất để cách

ly người bị tạm giam với vĩ hội trong một thoi gian nhất định, hạn chế một số quyền

công dan, do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáophạm tội trong những trường hop nghiêm trọng hoặc bị can, bi cáo phạm tội mà Bộluật hình sự quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ cho rằng người đó có

thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, vét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội"

Quan điểm 3: “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất được áp

dung doi với bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tn trên

một năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét

xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội." ©

Quan điểm 4: “Tạm giam là biện pháp tước bỏ tự do có thời hạn do cơ quan

Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong

trường hop nghiêm trọng hoặc về tội có hình phạt t trên một năm và có căn cứ để

cho rằng nếu bị can, bị cáo duoc trả tự do họ có thể trốn hoặc can trở việc điều tra,truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội" 6)

Quan điểm 5: “Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội

trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc bị can bị cáo về tội mà Bộ luật hình sựquy định hình phạt ti trên một năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốnhoặc cản trở việc điều tra, truy tố, vét xử hoặc có thể tiép tục phạm toi”?

Quan điểm 6: “ Tạm giam là biện pháp cách lv bị can, bị cáo với xã hội trongthời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, can trở việc điều

tra, truy tố, xét xứ, thi hành án được thuận loi”

(1) Luật bao đảm quyền tự do và bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân Tài liệu

học tập Thái bình 1960

(2) Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng-Nguyễn Duy Lam chủ biên Nxb Giáo Duc 1998 trang 323

(3) Các biện pháp ngăn chặn và những vấn để nâng cao hiệu quả của chúng Nguyễn Vạn Nguyên Nxb Công an nhân dân 1995 trang 110

(4).Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Viện nghiên cứu Nhà nước pháp luật

GS TS Đào Trí Úc chủ biên Nxb Chính trị Quốc gia H 1994 trang 5 13

(5).Giáo trình Luật tố tung hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Van Huyện chủ biên

Nxb Công tự nhân dan H 1998 trang 135

(6) Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự trường đại học Luật Hà nội

PGS/TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên Nxb Công an nhân dan H 1999 trang 224

Trang 11

Trên day là 6 quan điểm khác nhau về cùng khái niệm “Tam giam” Sở di cócác quan điểm khác nhau đó là vì BLTTHS cũng như các văn bản hướng dẫn thi

hành BLTTHS chưa giải thích cụ thể khái niệm “tam giam” Tuy nhiên ở góc độ

_ nào đó một số quan điểm cho rằng tạm giam là một “biện pháp ngăn chặn” (quan

điểm 2, 3, 5) Một số quan điểm lại cho rằng tạm giam là một biện pháp “cần rhiế?”(quan điểm 1); Tạm giam là “biện pháp tước bỏ tự do có thời han” (quan điểm 4);

Tam giam là “biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời hạn nhất định”(quan điểm 6) Thế nhưng nội hàm của khái niệm biện pháp ngăn chặn hiện naycũng chưa hề có một sự hướng dẫn giải thích của nhà làm luật và trong giới khoahọc cũng chưa có sự thống nhất chung về khái niệm đó; Con khái niệm “cẩn thiế?”thì rất chung chung trừu tượng, không thể định tính và định lượng được do đó hiểutheo nghĩa nào cũng được Quan điểm 4 và quan điểm 6 thì có chỉ rõ hơn về nội

ham của nó: “Biện pháp tước bỏ tự do có thời hạn", “Biện pháp cách ly bị can, bi

cáo với xã hội trong thời hạn nhất định” Hầu hết các quan điểm đều chỉ ra đốitượng áp dụng biện pháp này là bị can, bị cáo (quan điểm 2, 3, 4, 5, 6); Thẩm quyền

áp dụng là cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (quan điểm 2, 4, 5); Các trườnghợp áp dụng (quan điểm 2, 3, 4, 5) Cá biệt có một số quan điểm chỉ ra mục đích ápdụng (quan điểm 1, 6)

Tuy nhiên nếu nhìn trên phương diện khái quát nhất ta thấy các quan điểmtrên ở một phương diện nào đó đã chỉ ra được nội hàm của khái niệm tạm giam Thếnhưng đi vào phân tích cụ thể từng quan điểm một ta thấy có những hạn chế nhấtđịnh Quan điểm | mới chỉ ra được nó là một “biện pháp cần thiết”; Chỉ được mục

đích áp dụng là: “Nham tiến hành điều tra, thu thập đẩy đủ tài liệu, bằng chứng, tội

trạng dé di đến kết luận miễn tố hay không miễn fở” Thế nhưng lại chưa chỉ rađược chủ thể có thẩm quyền áp dụng là ai? Đối tượng áp dụng là những người nào?

Áp dụng dựa trên căn cứ nào? Thủ tục áp dụng ra sao? Ngoài ra quan điểm này mới

chỉ thấy được tạm giam như một hiện tượng, một hoạt động mà chưa chỉ ra đượcbản chất của tạm giam là gì Tương tự như vậy quan điểm 6 cũng mới chỉ ra đượcbản chất của tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong mot thờigian nhất định; đối tượng áp dụng là: “hi can, bị cáo” và mục đích áp dụng: “Nhằmngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cẩn trở việc điều tra, truy tố, vét xv, thihành án được thuận lợi" Quan điểm này cũng chưa chỉ được chủ thể có thẩmquyền: thủ tục; tăn cứ; các trường hợp áp dụng Không những thế quan điểm 3 cũngchưa chỉ được chủ thể có thẩm quyền áp dụng là ai? Việc quan điểm 2, 4, 5 chorằng chủ thể có thẩm quyền áp dụng là cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án làchưa chính xác bởi vì tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều thực hiện các nhiệm

vụ cụ thể do luật định thông qua các chủ thể có thẩm quyền chứ bản thân cơ quan

Trang 12

sau này đù nhà làm luật có sửa đổi bổ, sung các trường hợp áp dụng thì tính ổn định

của khái niệm tạm giam sẽ được dam bao

Hầu hết các quan điểm đều cho rằng đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là

bị can, bị cáo nhưng theo chúng tôi ghi nhận như vậy là chưa đây đủ vì trong thựctiễn các cơ quan có thẩm quyền vẫn áp dụng biện pháp tạm giam với người bị kết

án Theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng thì đối tượng trên cũng có thể

bị áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp: “Người bị kết án trong thời giandang chờ chap hành hành phạt tt hoặc dang chap hành hình phat tù thì bổ trốn, cơ

quan có thẩm quyền đã ra lệnh truy nã sau đó họ bị bắt và bị áp dụng biện pháptam giam V2, Hơn nữa tại Điều 256 BLTTHS ghi nhận: Hội đồng giám đốc thẩm có

quyền ra lệnh tạm giam trong trường hợp: “Huy bản án để điều tra lại, xét xử lại vàxét thấy can tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết" Phải hiểu rằng trong trường hợpnày là tạm giam người “bị kế? dn” chứ không phải là “Tam giam bị cáo” So di nhưvậy vì trong trường hợp này bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, và họ tham gia tố tụng với tư cách là người bị kết án chứ không phải là bị cáo Do vậy trong khái niệm

về tạm giam cũng cần phải ghi nhận đối tượng trên

Như vậy từ những phân tích trên, để xây dựng được một khái niệm về tạmgiam thì phải trả lời được các câu hỏi: Bản chất của tạm giam là gì? Chủ thể nào có

thẩm quyền áp dụng? Đối tượng bị áp dụng là những ai? Thủ tục áp dụng như thếnào? Dựa trên căn cứ nào? Và mục đích của việc áp dụng là gì? Theo chúng tôi :

1 Xét về bẩn chất: Là biện pháp mà khi áp dụng người bi áp dụng sẽ bị cách likhối xã hội trong một thời gian nhất định Trong thời gian đó họ bị hạn chế một sốquyền công dân

2 Chủ thể có thẩm quyền áp dụng: Đó là các chủ thể có thẩm quyền của các cơ

quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án

3 Đối trợng bị áp dụng: Là bị can, bị cáo, người bị kết án

4 Thủ tục áp dụng: Phải có lệnh viết của người có thẩm quyền Lệnh đó phảiđược giao cho người bị tạm giam một ban( bản sao).

5 Căn cứ áp dụng: Dua trên một số căn cứ được quy định tại Điều 61 BLTTHS

(1) Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 07/01/1995 của Toà ấn nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dan tối cao, Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Trang 13

6 Mục đích áp dụng: Nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, can trở việc

điều tra truy tố xét xử và dam bảo việc thi hành án

Từ nhận thức trên, theo chúng tôi có thể đưa ra khái niệm tạm giam như sau:

“Tam giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo người bị kết án với xã hội trongmột thời gian nhất định, do chủ thể có thẩm quyền của cơ quan Điều tra, Viện

kiểm sát, Toà án, áp dụng theo đúng trình tự, thủ tục, căn cứ luật định, nhằm

ngăn chan hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tô,xét xử hoặc dam bao việc thi hành an”

1.2.2 Ý nghĩa của biện pháp tạm giam

Tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng

như bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tạm giam góp phần nâng cao hiệu lực quản ly.nha nước, củng cố

tăng cường pháp chế XHCN Là biện pháp thể hiện sự kiên quyết của Nhà nước

trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm: Với việc áp dụng biện pháp tạm giam

sẽ bảo dam cho xã hội được ổn định; trật tự pháp luật được giữ vững; chế độ XHCN

được bảo vệ; các quyền lợi hợp pháp của công dân được tôn trọng Tạo điều kiện

cho việc đấu tranh khám phá tội phạm được nhanh chóng đảm bảo không để lọt tội

phạm không làm oan người vô tội, tiến tới loại trừ tội phạm khỏi đời sống xã hộiThứ hai: Tạm giam là phương tiện hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án đạt hiệu quả cao nhất Cụ thể đây là biện pháp nhằmđảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tốtụng Đảm bao tính chính xác, khách quan cua hoạt động tố tụng; đảm bảo bí mậtđiều tra, ngăn ngừa việc thông cung của những người vi phạm với nhau và với ngườikhác Ngăn ngừa đối tượng tiếp tục phạm tội mới hoặc tìm cách xoá bỏ dấu vết,chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cũng như loại trừ ý định phạm tội của nhữngngười xung quanh Ngoài ra tạm giam còn là biện pháp bảo đảm cho bản án khi Toà

án tuyên được thi hành nghiêm chỉnh khi chúng có hiệu lực pháp luật

Thứ ba: Tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm tôn trọng các quyền

cơ bản của công dân được hiến pháp và luật ghi nhận Dam bảo cho không một

công dân nào có thể bị tạm giam khi không có căn cứ và trái pháp luật

Thứ tư: Tạm giam còn thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta: Là biện pháp

dam bao cho mọi người dân được sống trong một xã hội an toàn, các quyền và lợiích của mỗi người được tôn trọng và bảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hai từ phía

Trang 14

các đối tượng nhất định đảm bảo cho mọi người dân yên tâm sinh sống học tập, làm

việc, tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất

1.3 Lịch sử phát triển của các qui định về tạm giam trong TTHS Việt NamTạm giam là một trong những biện pháp cưỡng chế tố tụng nghiêm khắc Khi

Ap dụng, biện pháp này trực tiếp hạn chế quyền bất khả xâm phạm thân thể của

công dân Do vậy tạm giam phải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có giátrị pháp lý cao nhất của nhà nước Nhận thức được vai trò đó tạm giam luôn được sử

dụng như một công cụ, phương tiện sắc bén để đấu tranh chống các thế lực thù địch

và các tội phạm nguy hiểm khác

Ngay từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời ngày 02/09/1945 nhà

làm luật ban hành khá nhiều văn bản qui định về tạm giam Điều 11 Hiến pháp

1946 qui định: "Tu pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm côngdân Việt Nam" Đã đặt nên móng cho sự ra đời và phát triển của chế định tạm giam

Tuy nhiên qui định đó chỉ mang tính nguyên tắc, tạm giam trong giai đoạn đó chưađược quy định trong một văn bản pháp luật riêng biệt mà chỉ thấy trong các văn bản

pháp luật về tổ chức như Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Toà án và

ngạch thẩm phán; Sac lệnh 131/SL ngày 07/11/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và

công an; Sắc lệnh 85/SL ngày 07/11/1950 về cải cách bộ máy tư pháp; Sắc lệnh số76/ SLngày 20/05/1950 về công chức phạm pháp Ngoài ra thẩm quyền ra lệnh tạm

giam, thủ tục tạm giam cũng bước đầu được ghi nhận

Như vậy ngay từ khi mới giành được chính quyền nhà nước ta đã rất chú trọngđến việc xây dựng các qui định về tạm giam, đảm bảo cho không một công dân, cánhân nào bị hạn chế quyền tự do thân thể khi không thuộc các trường hợp qui địnhcủa pháp luật Các qui định về đối tượng bị áp dụng, chủ thể có thẩm quyền ápdụng, thủ tục áp dụng đã manh nha hình thành Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước

ta trong việc bảo vệ quyền tự do đân chủ của công dân nhưng cũng thể hiện sựcương quyết của Nhà nước đối với các phần tử chống đối xã hội Tuy nhiên do hoàn

cảnh lúc đó, nhà nước ta chưa thể xây dựng chế định tạm giam một cách đồng bộ,thống nhất.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mở ra một trang sử mới của dân tộc Để

đáp ứng kịp thời công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là các tội hoạt

động chống phá chính quyền cách mạng, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật đáp ứng với tình hình mới trong đó có nhiều văn bản pháp luật có quyđịnh về tạm giam như: Sắc lệnh số 102/SL - LOOS ngày 20/05/1957 quy định về việcbảo đảm sự tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín

Trang 15

của nhân dan; Sắc luật số 002/SL ngày 18/06/1957 quy định về những trường hợpphạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp; Nghị định 301/TTg ngày 10/7/1957của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật số 103/SL- L005 và Sắclệnh 002/SL ngày 18/6/1957; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (1960); Thông

tư số 427 TT/LB 28/06/1963 của VKSNDTC và Bộ Công an quy định tạm thời một

số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát và Công an Các văn bản luậttrên đã ghi nhận về tạm giam khá đây đủ: Về chủ thể có thẩm quyền ra lệnh tạm

giam; thời hạn tạm giam; gia hạn tạm giam; thủ tục tạm giam Tuy nhiên các quy

định đó còn có rất nhiều hạn chế, không rõ ràng, khó áp dụng Đối tượng xác định

là "cam phạm” con nhiều chung chung Các chủ thể có thẩm quyền áp dung còn rất

chồng chéo, chưa mang tính khái quát v v

Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đi đến sự thống nhất cả nước vềmặt Nhà nước: Hệ thống pháp luật của cả hai miền được thống nhất và có hiệu lựctrên phạm vi toàn lãnh thổ Trong thời kỳ này Nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn

bản từng bước hoàn thiện các chế định pháp luật trong đó có chế định tạm giam Cụ

thể là các Sac luật số 02/SL ngày 15/03/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời

cộng hoà Miền Nam Việt Nam quy định một số biện pháp ngăn chặn như bắt bình

thường, bắt khẩn cấp, bat phạm tội qua tang, tạm giam Chính những quy định này

đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả pháp lý của chế định tạm giam trong thựctiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm

Đại hội Dang cộng sản Việt Nam lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã dé ra

đường lối đổi mới toàn diện dat nước, mở rộng dân chủ tăng cường pháp chế XHCN

tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dan, vì dân Trong tình hìnhmới đó Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều Bộ luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực khácnhau trong đó có tố tụng hình sự Ngày 28/06/1988 Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự đầu tiên trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, đánh dấubước tiến mới trong việc pháp điển hoá pháp luật tố tụng hình sự Chế định tamgiam được quy định tại chương V BLTTHS cùng với các biện pháp ngăn chặn khácnhư: Bắt, tạm giữ, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đâmtạo thành chương: “Các biện pháp ngăn chặn” Các biện pháp ngăn chặn ngày càng được hoàn thiện trong đó có chế định tạm giam Trong tình hình mới hiện này qua 3lần sửa đổi bổ sung ngày 30/6/1990; 22/12/1992; 09/6/2000 chế định tạm giam

ngày càng được hoàn thiện dap ứng kip thời đòi hỏi của tình hình mới Day là bước

phát triển rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các biện ngănchặn nói chung và tạm giam nói riêng: Xây dựng tạm giam ngày càng chặt chẽ, đầy

đủ, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn.

Trang 16

1.4 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam

1.4.1 Đối tượng và các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam

1.4.1.1 Đôi trợng ap dụng:

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngănchăn của tố tụng hình sự Do vậy chỉ có những đối tượng nhất định mới bị áp dụng

biện pháp ngăn chặn này Theo khoản 1, Điều 70 BLTTHS thì đối tượng áp dụng

biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo

* Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự ( khoản 1, Điều 34 BLTTHS)

* Bi cáo là người bị Toà án quyết định đưa ra xét xử ( khoản I, Điều 34 BLTTHS)

Như vậy những người chưa có quyết định khởi tố về hình sự hoặc chưa bị Toà

án quyết định đưa ra xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì trong mọitrường hợp họ không thể bị áp dụng biện pháp tạm giam

Tuy nhiên không phải bất kỳ bị can, bị cáo nào cũng có thể bị áp dụng biệnpháp tạm giam, mà chỉ trong các trường hợp nhất định thì mới có thể áp dụng biện

pháp tạm giam đối với họ

1.4.1.2 Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam

Theo khoản 1 Điều 70 BLTTHS tạm giam có thé được áp dụng đối với bị can,

bị cáo trong các trường hợp sau:

1 Bi can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trong; phạm tôi rất nghiêm trọng

(Điểm a khoản I Điều 7U BLTTHS)

2 Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luậthình sự quy định hình phat ta trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trấn hoặc cản trở cho việc điêu tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (Điểm b

khoản I Điều 70 BLTTHS)

Nghiên cứu các quy định của BLHS thấy: Khi bị can, bị cáo thực hiện hành viphạm tội được quy định tại các Điều: 94; 125; 126; 128; 130; 148; 149; 152; 159;265; 270; 271; 274; 308; 340 và tại khoản | các Điều 102; 105; 106; 108; 110; 121;122; 123; 124; 127; 129; 131; 141; 142; 145; 147; 154; 161; 163; 169; 171; 177;

178; 199; 228; 223; 245; 246; 259; 262; 268; 287; 307; 321; 328 BLHS 1999 thì

» ` ` + ^ nx “4 > "A , :

trong mọi trường hợp bị can, bi cáo không thể bị áp dung biện pháp tạm giam “°

(1) Xem: BLHS 1999 Nxb Chính trị quốc gia H 2000

Trang 17

1.4, 2 Những trường hop không áp dung biện pháp tam giam.

Theo khoản 2 Điều 70 BLTTHS “ thì các trường hợp sau đây không áp dung

biện pháp tạm giam đối với họ mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (trừ trườnghợp đặc biệt).

đủ cơ sở như người đã thành niên, chỉ tạm giam người chưa thành niên khi:

* Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; khi có đủ căn cứ chỉ tạm giam khi

họ phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

* Đối với người từ đủ !6 tuổi đến dưới 18 tuổi; khi có đủ căn cứ chỉ tạm giam khi

họ phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Do đó nếu người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu có đầy

đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam, nhưng tội phạm mà họ thực hiện là tội ít

nghiêm trọng, nghiêm trọng; rất nghiêm trọng do vô ý thì họ cũng không thể bị ándụng biện pháp này Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18

tuổi, nếu họ thực hiện tội phạm mà tội phạm đó là tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm

trọng do vô ý thì trong mọi trường hợp cũng không thể áp đụng biện pháp tạm giam

đối với họ mặc dù có đầy đủ các căn cứ để áp dụng.

1.4.3 Thẩm quyền ra lệnh tạm giam

* Tham quyền ra lệnh tạm giam là khả năng của một chủ thể được nhà nước

trao cho quyền được quyết định việc tạm giam một đối tượng nhất định

Thẩm quyền ra lệnh tạm giam được quy định tại khoản3 Điều 70 trong mối

quan hệ với Khoản | Điều 62 BLTTHS theo đó các chủ thể sau đây có quyền ralệnh tạm giam:

1 Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dan và Viện kiểm sátquân sự các cấp.

2 Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp.

(1) Xem: Điều 70 BI/PƑFHS Nxb Chính trị quốc gia HỆ 2200

Trang 18

3 Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở

nên chủ toạ phiên toà

4 Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng

cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các

cấp trong quân đội nhân dân

Lệnh tạm giam của các chủ thể được quy định tại điểm 4 nêu trên phải được

Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành

Trong trường hợp bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo trình tự Giám

đốc thẩm thì Hội đồng Giám đốc thẩm cũng có quyền ra lệnh tạm giam."

1.4.4 Thủ tục tạm giam

* Thủ tục tạm giam là trình tự luật định mà người có thẩm quyền khi áp dụng

biện pháp tạm giam phải tuân thủ một cách triệt để

Thủ tục tạm giam được quy định tại Điều 70 BLTTHS cụ thể là: Khi áp dụng

biện pháp tạm giam phải có lệnh viết của người có thẩm quyền Lệnh tạm giam phảighi rõ: Ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, ngày, tháng,năm sinh, địa chỉ của người bị tạm giam và lý do để tạm giam trong đó chỉ rõ tộiphạm mà bị can, bị cáo thực hiện; căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam Lệnh tạmgiam phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu Đối với các chủ thể đượcquy định tại điểm d khoản | Điều 62 thì lệnh tạm giam phải có sự phê chuẩn củaViện kiểm sát cùng cấp: Mục phê chuẩn của Viện kiểm sát phải ghi rõ ngày thángnăm phê chuẩn, chữ ký, họ tên, chức vụ của người phê chuẩn và có đóng dấu Người

bị tạm giam phải được giao nhận bản sao lệnh tạm giam Cơ quan ra lệnh tạm giam

phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và phải thông báo ngay cho gia đình

người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi

người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết?

1.4.5 Thời han tam giam

Bộ luật Tố tụng Hình sự không có mot điều luật cụ thể nào quy định về thờihạn tạm giam trong tất ca các giai đoạn của quá trình tố tụng Tuy nhiên nó lại đượcquy định cụ thể tại các chương của BLTTHS Nghiên cứu các quy định cụ thể tathấy có các thời hạn sau:

1.4.5.1, Thời hạn tạm giam để điều tra; phục hồi điều tra; điều tra bổ sung; điềutra lại.

(1) Xem Điều 256 BLTTHS Nxb Chính trị quốc gia H 2000.

(2) Xem: Điều 70 BLTTHS Nxb Chính trị quốc gia H 2000.

Trang 19

* Thời hạn tạm giam để điều tra: Là khoảng thời gian do luật quy định cho phép

cơ quan điều tra được tạm giam bị can để tiến hành các hoạt động điều tra

Thời hạn điều tra được quy định tại Điều 71 BLTTHS ° Theo Điều 71 BLTTHS thì:

al Về thời han tam giam:

Phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạmtội, BLTTHS quy định:

* Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội ít nghiêm trọng không quá 3 tháng

*Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá

16 tháng (kể cả gia han tạm giam lần 1; gia hạn tạm giam lần 2 và gia hạn tạm giam

lần 3)

* Riêng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể kéo dài hơn 16tháng, nhưng việc gia hạn tạm giam có tính chất đặc biệt như vậy phải do Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định

b/ Về thấm quyển gia hạn tam giam để điều tra: Các chủ thể sau được quyền giahạn:

* Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sátquân sự cấp quân khu trở lên có quyền gia han tạm giam lần thứ nhất (không quá |

tháng đốt với tội ít nghiêm trọng; không quá 2 tháng đối với tội nghiêm trong;không quá 3 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và không quá 4 tháng đối với tội đặc

biệt nghiêm trọng); Có thé gia hạn tạm giam lần 2 không quá | tháng đối với tộinghiêm trọng.

* Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sátquân sự trung ương có thể gia hạn tạm giam lần 2 (không quá 2 tháng đối với tội rấtnghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng).

(1) Xem: BLTTHS Nxb Chính trị quốc gia H 2000.

Trang 20

Việc gia han tam giam lần thứ 3 đối với các tội đặc biệt nghiêm trong cũng

như gia han tạm giam lần cuối cùng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì thẩmquyền gia hạn tạm giam chỉ thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

I Thời hạn tạm giam trong trường hợp phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lạiThời han tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung, điều tra lại đượcquy định cụ thể tại Điều 98 BLTTHS (1) Theo khoản 4 Điều 98 trong mối quan hệ

với khoản 1, 2 Điều 98 thì:

al Thời han tam giam trong trường hop phuc hồi điều tra

* Đối với tội ít nghiêm trong không quá 2 tháng

* Đối với tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng không quá 4 tháng kể cả gia

hạn tạm giam | lần (không quá 2 tháng)

* Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 3 tháng Nếu vụ án có nhiềutình tiết phức tạp thì có thể gia hạn tạm giam | lần không quá 3 tháng

bỊ._ Thời han tam giam trong trường hop điều tra bổ sung:

nw 4° ⁄ ° sở x “A + a Zs

* Đối với vu án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung, nếu có áp dungbiện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giam không quá 2 tháng.

* Đối với vụ án do Toà án trả lại để điều tra bổ sung; nếu có áp dụng biện

pháp tạm giam thì thời han tạm giam không quá | tháng

Tuy nhiên Luật cũng quy định Viện kiểm sát và Toà án khi trả lại hồ sơ để

điều tra bổ sung thì chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá 2 lần; mỗilần trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nếu có áp đụng biện pháp tạm giam thì thời hạntạm giam cũng không được quá thời hạn đã nêu tiên.

c¡ Thời han tam giam trong trường hợp điều tra lại:

Khi vụ án được điều tra lại, nếu áp đụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạmgiam sẽ tuân theo quy định tại Điều 71 BLTTHS nghĩa là sẽ tính thời hạn tạm giamnhư đối với các trường hợp bình thường khác

1.4.5.2 Thời hạn tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng

* Thời hạn tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng là khoảng thời gian do luậtquy định cho phép Viện kiểm sát được tạm giam bị can, để đảm bảo cho hoạt độngtruy tố được thuận lợi.

a) Xem Pieu 3g BLITHS Nxb Chah tri qua gq M2000

Trang 21

Thời han tạm giam trong trường hợp này không được quy định cu thể tại

chương V: “Các biện pháp ngăn chặn” của BLTTHS 1988 cũng như các luật sửađổi bổ sung Tuy nhiên nó được quy định tại Điều 142 chương XIV: “Kiểm sát điềutra quyết định truy té” Theo khoản | và khoản 2 Điều 142 ta thấy: Thời hạn tạm

giam để hoàn thành cáo trạng được quy định như sau:

* Đối với tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng không quá 20 ngày (Trong

trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày)

* Đối với tội rất nghiêm trọng không quá 30 ngày (Trong trường hợp cần thiết

có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày)

* Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 30 ngày (Trong trường hợp

cần thiết có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày)

1.4.5.3 Thời han tạm giam để xét xử (

* Thời hạn tạm giam để xét xử là khoảng thời gian đo luật quy định cho phép

Toa án được tam giam bị can, bị cáo dé đảm bảo cho hoạt động xét xử được thuận

lợi Gồm các thời hạn sau:

x

al Thời han tam giam dé chuẩn bỉ vét xử

Được quy định tại Điều 152 BLTTHS theo đó thời han tạm giam để chuẩn bị

xét xử không được quá thời hạn quy định tại Điều I5! BLTTHS Theo khoản 2

Điều 151 ta thấy: Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử được quy định như sau:

* Đối với tội ít nghiêm trọng không quá 30 ngày Nếu vụ án phức tạp thì

Chánh án Toà án có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không

quá l5 ngày.

* Đối với tội nghiêm trọng không quá 45 ngày nếu vụ án phức tạp thì Chánh

án Toà án có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15

ngày

* Đối với tội rất nghiêm trọng không quá 2 tháng Nếu vụ án phức tạp thì

Chánh án Toà án có thể ra quyết định kéo đài thời hạn chuẩn bị xét xử những khôngquá 15 ngày.

* Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 3 tháng Nếu vụ án phức tạp thì

Chánh án Toà án có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng khôngquá 15 ngày.

Trang 22

b/ Thời han tam giam dé dam bdo cho việc xét xu:

Khi kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử Toà án phải mở phiên toà trong vòng l5ngày Trong trường hợp có lý do chính đáng thì có thể mở phiên toà trong thời hạn

30 ngày Trong thời gian đó bị cáo có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam, thời hạn

tạm giam trong trường hợp này không quá thời hạn nêu trên: Ngoài ra đến khi mở

phiên toà nếu thời hạn tạm giam đã hết mà xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn

thành việc xét xử thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toa" Do

vậy thời hạn tạm giam trong trường hợp này không được quy định cụ thể, nó còn

phụ thuộc vào diễn biến của phiên toà cũng như thời gian xét xử của toà án

c/ Thời han tam giam sau khi vét xu sợ thẩm:

Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được quy định tại Điều 202

BLTTHS cũng như các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạitheo đó thì: Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm phạt

tù giam với thời hạn tù dài hơn thời gian đã tạm giam thì Toà án phải tuyên trong

bản án sơ thẩm là tiếp tục tạm giam bị cáo để dam bảo cho việc thi hành án !? Nhưvậy thời hạn tạm giam trong trường hợp này có thể kéo dài đến khi Toà cấp phúcthẩm thụ lý lại vụ án (nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc kéo dàiđến khi Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án đối với bản án

đã có hiệu lực pháp luật.

d/ Thời han tam giam đẻ chuẩn bi vét xử phúc thẩm:

Đối với các vụ án bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì trongthời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm bị cáo có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam.Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 215a

BLTTHS trong mối liên hệ với Điều 215 Theo đó ta thấy: Thời hạn tạm giam cho

đến khi mở phiên toà phúc thẩm không quá 60 ngày đối với cấp phúc thẩm là Toà

án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp quân khu Thời hạn tạm giam cho đến khi

mở phiên toà phúc thẩm không quá 90 ngày đối với cấp phúc thẩm là Toà án quân

sự Trung ương; Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.Ta có thể thấy thời hạn tạmgiam trong trường hợp này không còn phụ thuộc vào loại tội mà bị cáo đã thực hiệntheo BLHS mà căn cứ vào cấp phúc thẩm xét xử vụ án

Ngoài ra Điều 215a còn quy định việc tạm giam để đảm bảo cho việc xét xử

phúc thẩm Theo Điều 215a ta thấy thời hạn tạm giam trong trường hợp này phụthuộc vào thời gian xét xử cuả phiên toà phúc thẩm

(1) Xem: Điều 152 BLTTHS Nxb Chính trị quốc gia H 2000.

(2) Xem: Phần HI Thông tư liên ngành Số 02/TTLN ngày 28/01/1989 của TANDTC, VKSNDTC, BTP, BNV hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS

Trang 23

e/ Thời han tam giam trong trường hop Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm

để điều tra lại, xét xử lại

Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được quy định tại khoản 4 Điều 222BLTTHS: Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ ban án sơ thẩm để điều tra

lại, xét xử lại nếu cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị cáo mà thời hạn tạm giam đã

hết thì Toà án cấp phúc thẩm ra lệnh tạm giam Thời hạn tạm giam trong trường hợp

này không quá l5 ngày Nó chính là khoảng thời gian được tính từ khi Toà phúc

thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi cơ quan Điều tra hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý

thẩm ra lệnh tạm giam và kết thúc khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án

Nhưng theo chúng tôi thời hạn tạm giam không được quá 5 ngày vì theo Điều 259

BLTTHS: “Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định phải điều tra lại thì trong thờihạn 5 ngày hồ sơ vụ án phải được trả lại cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lạitheo thủ tục chung hoặc cho đến khi Toà án cấp đưới thụ lý lại vụ án”

1.4.6 Huy bo, thay thế biện pháp tạm giam: ¢ (

Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp tam giam không được quy định tại một điềuluật riêng biệt của BLTTHS Tuy nhiên nó được ghi nhận tại khoản 4 Điều 71; Điều

77 BLTTHS

1.4 6 1 Huy bỏ biện pháp tạm giam

* Huỷ bỏ biện pháp tạm giam là việc các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định

chấm dứt giá trị pháp ly của lệnh tạm giam Kể từ thời điểm đó đối tượng bị áp

dụng biện pháp tạm giam được trả tự do Theo Điều 74 và khoan! Điều 7]BLTTHS: Các cơ quan tiến hành tố tụng huỷ bỏ biện pháp tạm giam khi:

| Khi vụ án bị đình chỉ theo Điều 139, Điều 143b, Điều 155 của BLTTHS: Trongtrường hợp này cơ quan tiến hành tô tụng được quyền ra quyết định huỷ bỏ biệnpháp tạm giam sau khi dã ra quyết định đình chỉ vụ án.

(1) Xem: Điều 256 BLTTHS Nxb Chính trị quốc gia H 2000

Trang 24

2 Khi xét thấy việc tiếp tục tạm giam bi can, bị cáo là không còn cần thiết: Khi

đó cơ quan tiến hành tố tụng được quyền ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam

3 Khi xét thay việc tạm giam bị can, bị cáo là khong có căn cứ và trái pháp luật:

thì chủ thể có thẩm quyền phải ra quyết định trả tự do ngay cho người bi áp dung

4 Đôi với những vụ án duoc khởi tố theo yêu cầu của người bị hai, có áp dung

biện pháp tạm giam, sau đó người bị hại rút yêu cầu khởi tố và được cơ quan có thẩmquyền chấp nhận: thì người ra lệnh tạm giam phải ra quyết định huỷ bỏ biện pháptạm giam đối với họ.

1.4.6.2 Thay thế biện pháp tạm giam:

* Thay thế biện pháp tạm giam là việc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn

khác thay cho biện pháp tạm giam đang được áp dụng Do vậy có thể bị thay thếbiện pháp tạm giam khi:

1 Bị can, bi cáo dang bị tạm giam, có người nhận bao lĩnh và là người chưa thànhniên, có nơi cư trú rõ ràng, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi condưới 36 tháng tuổi, người bệnh nặng đồng thời có đủ căn cứ cho thay họ sẽ không bỏ

trốn hoặc tiếp tục phạm tội: thì có thể thay đổi biện pháp tạm giam bằng việc áp

dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú đối với họ

2 Bị can, bi cáo đang bị tam giam ma cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không canthiết phải tiếp tục tạm giam: thì có thể thay thế biện pháp tạm giam bằng một biệnpháp ngăn chặn khác.

1.4.7 Các quy định về chế độ tạm giam

Tạm giam không phải là hình phạt đối với người thực hiện hành vị phạm tội

Do đó: “Chế độ tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành hình phạt tà Nơitạm giam, tạm giữ, chế độ sinh hoạt nhận quà, liên hệ với gia đình được thực hiện

theo quy định của Chính phu?- Điều 72 BLTTHS

Chế độ tạm giam được quy định tại Nghị định 89/CP gồm: Những quy định

chung; tổ chức nha tạm giữ, trai tạm giam; chế độ quản lý tam giữ, tạm giam; chế

độ đối với người bị tạm giam Theo đó đảm bảo không một trường hợp tạm giamnào không có lệnh; không người bị tạm giam nào bị xâm phạm tính mạng, sứckhoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm; dam bảo trật tự, trị an các nhà tạm giữ, trai tạm

giam cũng như điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người bị tạm giam: tiêu chuẩn dn

uống, nhận quà của người thân, khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật”) Ngoàiviệc quy định chế độ tạm giam như trên tại Điều 73 BLTTHS còn quy định những

(1) Xem: Nghị định 89/CP 1998 ngày 07/11/1998 của Chính phủ về việc bạn hành quy chế tạm giữ, tam

giam.

Trang 25

biện pháp để chăm nom thân nhân và bảo quản tài sản của người bị tạm giam.Ngoài ra vấn đề khấu trừ thời hạn tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt tùđược quy định tại Điều 31; Điều 33 BLHS 1999: Nếu họ bị kết án phat tù thì thời

hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: Đối với hình phạt tùchung thân là hình phạt tù không có thời hạn Tuy nhiên thời hạn tạm giam vẫn sẽ

được tính khi người bị kết án được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt ti.”

(1) Xem: Diéu 31; Điều 33; Khoản! Điều 58 BLHS 1999 Nxb chính trị quốc gia H 2000.

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN